banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Dạo:
Xưng danh tỵ nạn với đời,
Mà ngày Quốc Hận sao người muốn quên?
Cóc cuối tuần

 

Đừng hỏi tao muốn gì

(Thay lời một người công dân VNCH còn bị kẹt lại trong địa ngục trần gian)

Hỡi thằng bạn xưa cùng tao chung lối,
Sớm vượt biên, giờ trôi nổi phương nao,
Cám ơn mày vẫn còn nhớ đến tao,
Và gửi tới cho nhau lời thăm hỏi.

Trong thư mày có nói,
Mày biết tao nghèo đói bấy lâu nay,
Nên muốn gì thì cứ bảo mày hay,
Chuyến về tới, mày "ra tay tế độ".

Nhưng tao đã quen sống đời gian khổ,
Như những người cùng cảnh ngộ quanh tao.
Đừng hỏi tao chuyện mong muốn ước ao,
Tao lết được bữa nào hay bữa nấy.

Tuy nhiên nếu mày chí tình muốn vậy,
Tao đành xin tạm quấy quá đôi lời,
Dẫu biết rằng chỉ nói để mà chơi,
Còn triển vọng, có chăng Trời mới biết.

Điều tao muốn cũng là điều dân Việt
Bấy lâu nay vẫn tha thiết mong cầu,
Kể từ khi tai ách giáng lên đầu,
Cả đất nước chìm sâu trong khổ hạn.

Tao muốn thấy lũ cầm quyền khốn nạn
Cùng tập đoàn Cộng sản chóng tiêu tan.
Chỉ thế này thì dân tộc Việt Nam
Mới cứu được giang san từ tay Chệt.

Tao không muốn người mang dòng máu Việt,
Khi đi xa bị khinh miệt coi thường,
Cũng chỉ vì thói trộm cắp bất lương,
Sau mấy chục năm trường quen gian dối.

Tao không muốn phải đau lòng mà nói,
Dân mình không còn biết tới lương tri,
Sống tham lam, xảo trá với bất nghì,
Nhác thấy lợi, hè thi nhau giành giật.

Tao không muốn thấy người dân chân chất,
Bị bạo quyền cướp mất chỗ dung thân,
Từ quê xa lê lết đến mòn chân,
Lầm hy vọng nhờ ác nhân phân xử.

Tao không muốn thấy hàng ngàn thiếu nữ,
Tuổi thanh xuân vừa nở nụ đơm hoa,
Phải bán thân làm nô lệ phương xa,
Để cứu vớt cả nhà đang đói rách.

Tao không muốn trẻ thơ còn cắp sách,
Phải ranh ma luồn lách tựa yêu tinh,
Xoay từng trăm từng chục giúp gia đình,
Mũi chưa sạch đà linh đinh khó nhọc.

Tao không muốn nơi Trung và Đại học,
Chỉ thấy toàn lừa lọc với hư danh,
Bằng cấp ma, chẳng mấy kẻ học hành,
Thầy bà cũng gian manh đồng một hạng.

Tao không muốn nhìn thanh niên trai tráng,
Chốn trà đình tửu quán rúc triền miên,
Chẳng biết gì đến công sức tổ tiên,
Hoặc lo lắng cho tiền đồ đất mẹ.

Tao không muốn thấy người già rơi lệ,
Trên vỉa hè ngồi kể lể kiếm ăn.
Xiết bao nỗi nhọc nhằn
Đang chồng chất lên tấm thân hành khất.

Tao không muốn dân mình mang ác tật,
Vì quanh năm nhiễm độc chất của Tàu,
Để rồi chẳng trước thì sau,
Đường thiên cổ dìu nhau đi lũ lượt.

Tao không muốn nhìn những người yêu nước,
Bị bắt giam, bị tước đoạt nhân quyền,
Bị đồng bào cùng thế giới bỏ quên,
Trong ngục tối ngày đêm ôm uất hận.

Tao mong ước thấy toàn dân nổi giận,
Trẻ dẫn đầu, già chầm chậm theo chân,
Cờ Vàng bay khắp các nẻo xa gần,
Quét sạch hết bầy sát nhân vô loại.

Mày chắc nghĩ ước mơ tao rồ dại,
E rằng Trời nghe cũng phải bó tay,
Nên tao xin mày chỉ một điều này,
Dù biết nó sẽ làm mày khóc dở.

Ngày Quốc Hận, tao muốn mày phải nhớ,
Đừng bày trò, viện cớ để ăn chơi,
Ngày đau buồn của dân Việt nơi nơi,
Không phải dịp để vui cười, buôn bán.

Mày vượt biển, trốn bạo quyền Cộng sản,
Thì đừng quên gốc tỵ nạn của mày,
Đừng quay về hưởng thụ với múa may,
Khi đất nước còn trong tay giặc Đỏ.

Quốc Hận luôn còn đó,
Dù lòng người theo gió đổi thay.

Trần Văn Lương
Cali, mùa Quốc Hận 2017


Quảng Trị: Học sinh bất chấp nguy hiểm

lội qua sông đến trường học


Học sinh tiểu học Tà Rụt huyện Dakrông tỉnh Quảng Trị hàng ngày lội sông đến trường. (Hình: Báo Dân Việt)

QUẢNG TRỊ 6-3 (NV) – Để có thể đến trường, học sinh của một trường tiểu học ở miền núi tỉnh Quảng Trị hàng ngày phải lội qua sông, bất kể thời tiết và dòng nước cuốn trôi nguy hiểm.
Theo một bản tin của tờ Dân Việt, hàng ngày, hơn 80 em học sinh thuộc hai điểm trường A Vương và A Đăng, Trường Tiểu học Tà Rụt tại xã Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị, phải lội qua sông Đakrông rộng chừng 100 mét. Nhiều học sinh lội sông đến trường bị té ngã, nước cuốn trôi và vô vàn nguy hiểm khác.
Theo bản tin của tờ Dân Việt, trường Tiểu học Tà Rụt có 3 điểm trường nằm ven đường mòn Hồ Chí Minh, tổng số 490 học sinh. Trong đó, hai điểm trường A Vương và A Đăng có hơn 80 học sinh sống ở bên kia con sông Đakrông. Để đến lớp học, hàng ngày các em phải liều mình lội qua sông, đối diện với việc bị té ngã ướt hết quần áo, sách vở, thậm chí là nguy cơ bị nước cuốn trôi.
Vào mùa nắng, mực nước sông hạ xuống cũng ngập ngang lưng quần các học sinh nhỏ bé. Vào mùa mưa, đặc biệt những ngày lũ lụt kéo dài, nước sông dâng cao, chảy siết các em phải nghỉ học kéo dài cả tuần.
Thường từ tháng Chín đến tháng 12 mưa lớn, nước sông chảy mạnh, phụ huynh học sinh phải bơm lốp xe hơi làm phao, cho con ngồi lên rồi kéo qua sông đến trường. Các em bỏ quần áo đi học vào bao nilong, qua được sông mới mặc vào. (T.N - NV)


Quảng Trị: Đói ăn cháo cá lẫn trứng cóc,

hai học sinh chết tức tưởi


Bạn bè đến viếng cháu Nam và cháu Ngọc. (Hình: Báo Thanh Niên)

QUẢNG TRỊ (NV) – Ba đứa trẻ nghèo khó, mồ côi ở huyện Đakrông rủ nhau đi bắt cá về nấu cháo ăn đỡ đói, nào ngờ trong mớ cá suối lẫn nhiều trứng cóc nên khi ăn vào hai học sinh thiệt mạng, một em khác đang trong tình trạng nguy kịch.
Ông Hồ Văn Cường, chủ tịch xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông xác nhận với phóng viên báo Thanh Niên vào trưa 6 Tháng Ba.
Ông Cường cho biết, vào chiều 5 Tháng Ba, các em Hồ Văn Cười, Hồ Văn Ngọc, cùng 14 tuổi, học lớp 8 và em Hồ Văn Nam,12 tuổi, học lớp 6, trú thôn Ra Lu, xã Hướng Hiệp rủ nhau ra suối bắt cá về nấu cháo ăn đỡ đói. Không ngờ trong mớ cá lẫn rất nhiều trứng cóc nhưng cả ba lại cho hết vào nồi.
“Mỗi đứa ăn một tô rồi bị ngộ độc. Khi người nhà phát hiện đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện thì cháu Nam và cháu Ngọc đã chết, trong khi cháu Cười thì nguy kịch được chuyển lên bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị chữa trị”, ông Cường nói.
Theo ông Cường, cả ba đứa trẻ đều thuộc những gia đình nghèo khó bậc nhất của xã và có những hoàn cảnh đặc biệt. Cháu Nam mồ côi cha, mẹ sống với bà nội. Còn cháu Cười thì cha chết, ở với mẹ cùng với năm anh chị em.
Ông Trần Vĩnh Hoàng, Quyền trưởng khoa Nhi bệnh việnh Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, em Cười nhập viện trong tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc” khi nhịp tim chỉ là 40 lần/phút, huyết áp còn 80/60, người lịm đi. Hiện đã qua cơn nguy kịch nhưng do đây là một ca ngộ độc nặng, độc tố còn tồn tại lâu nên cần tiếp tục theo dõi, điều trị tích cực.
Nằm lả người trên giường bệnh, Cười thều thào nói với phóng viên báo Thanh Niên: “Bọn cháu không biết trong mớ cá đó có trứng cóc, bọn cháu đói bụng quá mà không có gì ăn nên cứ thế mà ăn thôi”.
Còn bà Hồ Thị Thúy, 38 tuổi, mẹ Cười nói như tự trách mình: “Cũng vì nghèo, vì đói cơm ăn không đủ mà mấy đứa nhỏ mới mần dại như ri”. ( Tr.N - NV)


Tiếng Việt phát triển ra thế giới

một cách... đáng xấu hổ!

Gần đây, ngoài tiếng Anh và tiếng bản địa, tiếng Việt đã được "sử dụng" và phát triển tại khá nhiều nước trên thế giới như Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc... tại các siêu thị, nhà hàng một số bảng lưu ý đã viết bằng tiếng Việt nhằm mục đích phụ vụ riêng cho người Việt Nam. Tuy nhiên, sự "phát triển" này là đáng xấu hổ và chúng ta, những người Việt, cần tự hỏi vì sao và vì sao?

Ảnh: Cảnh báo ăn cắp của người Việt ở Đài Loan.

Tiếng Việt được sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới, nhưng nội dung thì thật đáng xấu hổ cho người Việt Nam.
Không ít người Việt Nam khi ra nước ngoài (du lịch, học tập...) đã có những hành động xấu như trộm cắp trong chợ, siêu thị, khi ăn buffet thì tham lam lấy thức ăn quá nhiều rồi bỏ phí...v.v... khiến hình ảnh Việt Nam đang dần trở nên xấu xí. Một số nước thậm chí đã trưng biển cảnh báo bằng tiếng Việt về tình trạng này.
Mới đây, tờ Sankei Shimbun Nhật Bản đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo ăn cắp và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật. Tình trạng người Việt Nam ăn cắp đồ tại Nhật cũng có xu hướng gia tăng.
Những câu chuyện về người Việt ăn cắp, như giám đốc một công ty tên tuổi ở TP.HCM, vẫn lấy trộm ô dù trong siêu thị tại Nhật, lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người cũng cảm thấy xấu hổ.

Biển cánh báo tại một siêu thị ở Nhật Bản

Nhiều siêu thị ở Nhật vì thế đã ghi biển "nhắc nhở", cảnh báo bằng tiếng Việt. Hồi tháng 6/2013, bức ảnh chụp biển cảnh báo hành vi ăn cắp vặt, cụ thể: “Ăn cắp vặt là phạm tội. Nếu ăn cắp vặt thì bị phạt tù dưới 10 năm. Ngay khi phát hiện ăn cắp vặt thì chúng tôi sẽ thông báo cho cảnh sát ngay lập tức. Camera phòng chống tội phạm đang hoạt động. Tăng cường điều tra”, đã được đưa lên mạng.
Không chỉ ở Nhật Bản, mà các nước và vùng lãnh thổ khác như Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt.
Ngoài ra, một thói quen xấu khác của người Việt Nam trước đây đã từng được cảnh báo qua một bức ảnh chụp tại một nhà hàng buffet (ăn uống tự chọn) ở Thái Lan. Bức ảnh dưới đây ghi lại hình ảnh một tấm biển có dòng chữ Việt nội dung cho thấy người Việt Nam bị đánh giá là tham ăn và phung phí: “Xin vui lòng ăn bấy nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ phạt từ 200 bath đến 500 bath. Xin cám ơn”.

Biển tiếng Việt cảnh báo việc lấy thức ăn thừa ở một nhà hàng buffet Thái Lan.



Một tấm bảng khác cảnh báo người Việt



Bức ảnh tại một nhà hàng ở Singapore là minh chứng đáng buồn cho thói quen ăn uống thiếu văn minh của người Việt.

Bức hình bên dưới chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung ghi: "Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (khoảng 19 triệu đồng)". Bên dưới tấm biển ghi danh tính người đứng đầu quận Chilgok (tỉnh Gyeongsang, Hàn Quốc) cùng số điện thoại liên lạc.

Những tấm biển cảnh cáo được viết bằng tiếng Việt như trên đang ngày càng "phát triển" tại nhiều quốc gia cho thấy một cách rõ ràng là hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam đã trở nên xấu xí trong mắt người nước ngoài.
Còn nhớ cách nay khoảng vài năm, khi có một vị linh mục ở Hà Nội nói đại ý rằng khi ông ra nước ngoài, ông cảm thấy xấu hổ vì thấy người Việt Nam luôn có những hành vi trộm cắp, gian dối và bị người nước ngoài xem thường - thì liền bị dư luận cả nước bức xúc, phản đối. Báo chí đăng nhiều bài chê bai vị linh mục này và nói ông không có lòng tự tôn, tự hào dân tộc, đáng xấu hổ.
Tuy nhiên, tới nay và qua những tấm bảng ở trên, thực tế cho thấy vị linh mục nọ nói không sai. Thiết nghĩ nếu chúng ta nói tới lòng tự hào, tự tôn dân tộc, thì trước hết chúng ta phải biết tự xấu hổ về những hành vi của người Việt mà người nước ngoài đã viết trên những tấm biển cảnh báo.

* Cần nói rõ những vụ tai tiếng này là do tụi "Việt Nam cộng sản" chứ không phải Người Việt Nam từng sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
Điều này là sự thật. Tánh căn cắp và tật xấu ngày càng gia tăng là sau 30-4-75.
Ở VN có đủ mọi tên rất kêu nhất là các xã ấp gọi "văn hóa" nhưng thực chất thì "cực kỳ thiếu văn hóa" (từ VC).
Huỳnh Quốc Bình


Lương tâm, lương y và lươn(g)...lẹo

Một câu chuyện có thực, nhân vật chính là Giáo sư, hiệu phó một trường Đại học Y khoa lớn của VN, xin đổi tên ông là “Võ Như Lành” cho nó … lành. Một câu chuyện xúc động. Câu chuyện này có lẽ đủ tư cách giải thích rất nhiều những chuyện vui buồn của ngành y tế, từ chuyện tiêm vacxin chết người, đến chuyện dịch sởi v.v… Đọc xong câu chuyện này, thiết nghĩ nếu bây giờ có thay ”n” bộ trưởng nhậm chức, thì cũng rứa cả thôi. Câu chuyện nói lên cái “code” của sự thể.

Câu chuyện GS Lành như sau:
” Một lần tôi về phép đúng vào dịp người em tôi bị đau vùng bụng cấp, rất nguy kịch, phải đi bệnh viện ngay ban đêm. Là nhà nghề, nên tôi leo lên xe đi cùng. Vào khu vực phòng cấp cứu, tôi vui mừng nhận ra vị trưởng phòng cấp cứu là BS Huy, một học trò giỏi của tôi trong trường y.

11013562_1548239622082185_671605488037834294_nKhi khiêng băng ca vào phòng, hai lần tôi giáp mặt với BS Huy nhưng tôi chợt nhận thấy hình như anh ta không muốn chào tôi.
Anh đeo khẩu trang nhưng làm sao tôi quên được vầng trán, ánh mắt, dáng đi của một SV đặc biệt đã học tôi 6 năm trời. Và đêm ấy, theo gợi ý của cô y tá và sự chỉ dẫn của một người lạ, người nhà tôi phải chi ra 2 triệu bôi trơn cho kíp mổ.

Một tuần sau em tôi ra viện.
Tôi cầm tiền lên thanh toán viện phí và chủ trương đối diện với tay sinh viên xưa, nay đã trở thành kẻ “bất trị.”
Khi tôi vào phòng y vụ, vừa chìa giấy tờ ra thì cô nhân viên chừng 30 tuổi đứng bật dậy, giọng nói trầm ấm, thân tình:
– Mời thầy đi theo em.
Mặc dù tôi chưa dạy cô này ngày nào nhưng nghe giọng nói thân thiện, tác phong rất chân tình, tôi vô thức bước theo cô.
Cô đưa tôi lên thẳng phòng… cấp cứu. Đến cửa, cô nói:
– Mời thầy vào, Sếp em đang chờ thầy!.
Cô mở cửa ấn tôi vào căn phòng mát rượi và đi ra.
Khi chỉ còn hai người, BS Huy ôm chầm lấy tôi. Anh nói ngay:
– Thầy ngồi đi, em biết là thầy giận em lắm. Rồi em sẽ giải thích ngay để thầy hiểu.
Tôi lắng nghe. Vẫn con người ấy, thông minh, lanh lợi, tin cậy và thân tình. Anh ta nói:
“...Và nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy… chết!
Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca “không phong bì” thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu “không phong bì” thầy ạ.
Bởi vậy, khi gặp thầy, em làm lơ, tính sau kíp mổ sẽ gặp lại thì Thầy đã về rồi.
Hôm nay, em xin tạ tội cùng thầy và em phải nói rằng, em có được như ngày hôm nay là nhờ thầy, xin thầy đừng từ chối món quà này của em, coi như vài thang thuốc bổ để chăm sóc thầy khi không được gần thầy” .
Huy nói rồi lấy một gói giấy mỏng, gói ghém chu đáo sẵn nhanh tay nhét vào túi trong áo veston của tôi. Tôi hoàn toàn mất tự chủ. Sự thể diễn ra hoàn toàn ngoài suy đoán, dự cảm của tôi. Huy vẫn như cậu sinh viên hiếu hạnh, chu đáo và giỏi giang năm xưa.
Cuối cùng, tôi hỏi:
– Tôi có dạy các anh làm thế không?
– Dạ, thưa thầy, cái lỗi chính nằm ở chỗ ấy ạ. Cái chính là vì các thầy đã không dạy những cái đó, những cái Cần – Phải – Dạy.
Tôi ớ ra, hỏi cho rõ thì BS Huy nhẹ nhàng:
– Ngày làm luận văn tốt nghiệp, các thầy cho một câu hỏi: Người BS chế độ XHCN11889445_1548239638748850_3932773991006222355_n khác với người BS tư bản ở chỗ nào?
Nếu ai trả lời rằng, điểm khác biệt đó là người BS XHCN không cần tiền bạc vẫn làm tốt chức phận của mình thì được điểm cao. Thực tế không phải thế.
Tôi bắt đầu hiểu ra vấn đề. Hình như toàn bộ bi kịch là ở đây. Hình như chúng tôi có lỗi. Không có BS nào là không cần tiền cả. Tôi ngậm ngùi thăm hỏi hoàn cảnh BS Huy. Anh nói:
“ Sau khi ra trường, con về phục vụ tại một bệnh viện chuyên ngành chăm sóc cán bộ tại Hà Nội. Bệnh nhân của BV này toàn CÁN BỘ VIP. Đến bữa trưa, con đem cặp lồng cơm đã nguội ngắt có vài cọng rau muống đen xì và nửa quả trứng kho mặn vợ chuẩn bị ra ăn trong khi những bệnh nhân kia chơi gà luộc nửa con, giò chả ngập chân răng và họ luôn có quyền bắt ne bắt nẹt chúng con. Đến một lúc, con nghĩ: tại sao cùng là người sao họ sướng thế. Sao mình ra sức phục vụ, ăn học từng ấy năm, tận tụy, hiểm nguy mà khổ thế. Phải ”chặt”! Lần đầu con chặt, cầm cái phong bì hơi cũng run tay nhưng về sau quen dần, càng chặt càng bén, chặt nhát nào ra nhát ấy. Về sau con cũng đứng lớp, cũng dạy học trò nghề y cao quý này, ra trường chúng cũng biết chặt, chúng chặt giỏi hơn con, chặt nhát nào ra nhát ấy”.
Tôi không biết nói gì lúc này nữa. Trong không gian này, tôi không biết ai là thầy, ai là trò nữa. Hình như BS Huy đang dạy cho tôi bài học vỡ lòng về sự bất hợp lý trong những vận động xã hội đã xảy ra, đang xảy ra.
Trên đường về, tôi giở phong bì ra, đếm được mười triệu. Tôi lẩm cẩm nghĩ: Lãi 8 triệu và một bài học quý vô cùng từ cuộc sống, thôi thì….”
Chẳng biết bình luận gì thêm, phải chăng XH đã tạo ra một không gian để phát triển một loại mâu thuẫn XH đằng đẵng nhiều năm và rồi hôm nay ta đắm mình trong bi kịch đó, bi kịch mà một nhà văn đã nói: “Cái lò xo bị nén xuống ba tấc, khi bật lên, nó sẽ bật lên chín tấc”.

(source from lương y csVN)


Bỏ mặc dân nghèo,

Quảng Ngãi quyết xây học viện… golf


Newsletter
February 27, 2017
Quảng Ngãi vừa yêu cầu các ngành chức năng "nghiên cứu, khảo sát và lập phúc trình đề xuất xây dựng dự án sân golf và học viện golf"...


"Đi, Về – Về, Đi!"

Tạp Ghi Huy Phương

“Đi, về – Về, đi” là tên một bài thơ của Tạ Duy Bình, đăng trên Tiền Vệ, viết lẫn lộn cả hai thứ tiếng Anh-Việt sau đây, xin trích một đoạn cuối:
“Đi, về – Về, đi
Đi, về -Trắng cơn mưa xóa con đường mòn quen lối cỏ mọc phủ vết chân cũ.
Đi, về – Về, đi.
Don’t force it. Please! Don’t force it.
I just feel something… something… when I say: Đi, về – Về, đi.
Oh! How wonderful…!”
(Sydney – Hanoi, March/April 2009)
Thôi thì cứ “Đi, về – Về, đi!”
Rõ ràng là ngày xưa, không ai bắt đi, mà ngày nay cũng không ai bắt về. Ngày xưa không ai kề dao vào cổ bắt mình phải xuống ghe, ngày nay cũng không ai dí súng sau lưng để áp đảo mình phải lên xe lái đi để xin một cái visa!
Cho nên đi hay về là tự nguyện. Chẳng cần phải kêu lên: “Don’t force it! Please don’t force it!”
Ngày mới bước chân lên đất liền, mừng như được sống lại, nhảy cẫng lên mà la to: “Oh! Freedom! how wonderful!” Ngày nay về, cũng ứa lệ, phải hét lên: “Oh! Fatherland! how wonderful!” Ôi chốn quê hương đẹp hơn cả!
Phải có một điều gì đó vô hình ép buộc (force) khiến cho chúng ta nhất định không muốn trở về hay thôi thúc ta về. Chẳng qua là thời thế đổi thay, lòng mình thay đổi!
Thay đổi như thế nào?
Ngày mới tan hàng, mọi nhà hỏi nhau, có ai lâm vào cảnh phải đi “học tập cải tạo” không?
Chỉ ít lâu sau, phong trào bỏ nước ra đi bùng phát, người ta lại hỏi nhau rằng nhà có ai vượt biên được không?
Chỉ trong vòng năm năm sau, câu hỏi đã thay đổi, có phần hân hoan, hãnh diện: “Đã về Việt Nam lần nào chưa?”
Người trở về có lý do của mình, đó là quê hương, mồ mả, bà con ruột thịt, có người còn cha mẹ già, hay nấm mồ cha ông cần nhang khói. Cũng có người nêu ra những lý do để về như xây lại nhà thờ họ, đám cưới cô cháu vợ, hay dự lễ bát tuần của ông bác.
Không ai là không hãnh diện làm một người ở ngoại quốc ở các nước giàu có trở về cái xứ sở thực chất là còn nghèo nàn, không kể đến cảnh nhà cao cửa rộng, xe cộ đắt tiền lộng lẫy và lối sống xa xỉ, vương giả của một tầng lớp thống trị hay vin nhờ vào thế lực của sự thống trị.
Phần lớn người về bắt đầu đến lúc thấy khó khăn trong sinh hoạt ở nước ngoài, nhất là tại Hoa Kỳ, do vậy người thì muốn về nước kiếm vợ, ca hát, đóng phim, diễn kịch, người thì muốn về mua bán, kinh doanh kiếm lời. Qua lời phát biểu với báo chí trong nước đối với loại người này, họ thường phát biểu rằng, chuyện bỏ nước ra đi ngày trước là một chuyện lỡ lầm, nay đã biết thế nào là quê hương, cội nguồn, ruột thịt! Đây là lúc những đứa con lưu lạc trở về.
Có cha mẹ lấy lý do luôn luôn nhớ đến quê hương, cội nguồn đã tổ chức một hôn lễ rềnh rang cho con gái mình, với người chồng ngoại quốc, tại ngôi làng nghèo nàn ở miền Trung của họ. Ở đó, có lũ trẻ chân đất, áo quần rách rưới, mũi chảy thò lò chạy theo xem đoàn xe lộng lẫy, xem cô dâu mặc áo dạ hội màu trắng, quàng tay ông Tây. Đó là tiếng gọi của quê hương hay là một sự thôi thúc muốn khoe áo gấm về làng, cho nở mặt nở mày họ hàng, tông môn.
Người trở về có trăm nghìn lý do để bày tỏ, thật ra cũng không cần phải nói với ai.
Về! Phải chăng đó cũng một lời réo gọi!
Còn gì thú vị hơn nghe giọng nói thân quen, đi lại trên con đường làng thời thơ ấu, tìm lại chút hương vị của những ngày tháng đã qua.
Ai mà không thương làng nhớ nước, nâng niu từng kỷ niệm:
“… Chạm vào đâu cũng thấy mình ngày cũ. Sờ vào cây khế già trước sân, một bầy keo sà xuống, kêu inh ỏi. Gõ vào cột nhà, thấy đèn khuya, bút mực và những đêm học bài. Gõ vào cửa sổ, thấy mẹ ngồi đăm chiêu đắm đuối nỗi nhọc nhằn nuôi nấng. Ra vườn, nghe tiếng vạt sành, tiếng dế, sợ hãi những con ễnh ương hót vào cổ. Đêm về, nhớ những con ma: ma rà, ma le, ma trơi, ma trứng lộn, ma Mậu Thân…” (Trần Doãn Nho).
Cái cảm giác đó thú vị, ấm cùng biết bao! Nhưng rồi cái cảm giác “đi, về” đó làm cho con người phân vân giữa hai nơi chốn, đâu là đi và đâu là về. Phải chăng đôi lúc, về cũng là một nỗi xót xa:
“… Sau hàng chục tiếng trên máy bay, khi đáp xuống phi trường Houston, tôi cảm thấy mình vừa về nhà. Và yên tâm. Ô hay! Sao lại về? Sao lại nhà? Tôi đã chẳng vừa về thăm nhà ở Việt Nam sao!"
đi
về
đi
về
Rốt cuộc, tôi treo tôi giữa hai sợi đi về.
Lơ lửng.”
Nhưng không phải ai ra đi cũng muốn trở về khi họ luôn nhớ đến, vì sao họ phải ra đi.
Đám tang cha ruột và anh ruột của mình phải chăng là một lý do quá chính đáng, nhưng bà Juanita Castro, em gái của Fidel Castro, cũng như Alina Fernadez, con gái của Fidel Castro, đã không về Havana dự đám tang của cha và anh mình.
Bà cũng như nhiều người cùng hoàn cảnh chung dưới chế độ Cộng Sản, đã chạy trốn khỏi chế độ của Fidel Castro, người đã biến đảo quốc Cuba thành một nhà giam khổng lồ giữa vùng biển Caribbean.
Hiện nay chỉ ở Florida thôi, đã có 1172899 người Cuba sống lưu vong như số phận của hai bà. Phải có một điều gì thôi thúc họ làm vậy!
Trong chế độ Cộng Sản Liên Xô, Trung Cộng, Cuba và Việt Cộng đã có những nhà văn, những nghệ sĩ lưu vong sống ở nước ngoài, họ không bao giờ trở lại quê hương khi còn chế độ áp bức, toàn trị, chứ đừng nói gì đến chuyện trở lại nơi đó để trình diễn, in sách, “may thuê viết mướn kiếm ăn lần hồi…” Đó chính là thái độ của những nhà văn, những nghệ sĩ có liêm sỉ.
“Đi, về – Về, đi.
Don’t force it. Please! Don’t force it.”
Thôi về thì cứ về đi, nhưng đừng bao giờ phản bội lại chính mình và đừng làm tổn thương đến người khác!
Huy Phương

 https://baovecovang2012.wordpress.com

 

Đăng ngày 09 tháng 05.2017