Dân Việt đang bị bức tử. Người Việt không thể ngồi khoanh tay cúi đầu chờ chết. Hãy cùng nhau can đảm đứng lên tiêu diệt bè lũ cộng sản bán nước vô nhân vô liêm sĩ và đánh đuổi bọn giặc Tàu độc ác ra khỏi lãnh thổ VN để tìm sinh lộ cho dân tộc.


Cảm nhận về cuộc biểu tình chống văn công

cộng sản của người Việt tị nạn CS tại Pháp


Ca Dao

Pháp thường được coi là cái nôi của Nhân quyền, nơi mà Bản Tuyên ngôn Nhân Quyền đầu tiên được Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948 tại Palais de Chaillot, Paris. Chính vì tính nhân bản đó nên chính quyền Pháp tôn trọng mọi sự khác biệt, chấp nhận mọi hình thức văn hoá. Và, đó cũng là cơ hội để các sinh hoạt mang màu sắc thiên tả, cộng sản có nơi để tuyên truyền. Nhiều sinh hoạt văn hoá của toà đại sứ cộng sản Việt Nam hay các tổ chức trực thuộc toà đại sứ cũng được tổ chức khá thường xuyên tại Pháp. Nhưng buổi hoà nhạc ngày 3/12/2016 mang tên” Tổ Quốc Yêu Thương” vừa qua tại Espace Reuilly là một thách thức lộ liễu đối với người Việt tị nạn CS tại Pháp.

Trên trang facebook của Ban Hợp ca Quê hương đăng một tấm hình của ban hoà nhạc với tất cả các nhạc viên mặc áo thun đỏ với hình sao vàng trước ngực, biểu tượng của lá cờ CSVN. Và buổi hoà nhạc “Tổ Quốc Yêu Thương” được quảng cáo là sẽ hát những bài ca cách mạng và biển đảo.
Nếu chỉ là một buổi hoà nhạc với trang phục nghiêm chỉnh, lịch sự để hát những bản nhạc phản đối Trung cộng chiếm biển đảo Việt Nam thì sẽ không có gì xảy ra. Nhưng với nội dung và hình thức trình diễn như quảng cáo thì quả đó là một sự khiêu khích đối với cộng đồng người Việt tị nạn CS tại đây.

Mặc dù nhận được thông báo về buổi hoà nhạc này rất trể: ngày 28/11. Khi thông báo này được truyền đi, một số tổ chức tại Paris đã họp lại và đồng ý cần phải lên tiếng chống lại nghị quyết 36 được nguỵ trang dưới buổi hoà nhạc này. Ngay sau đó, TTĐH/ TTCS/VNCH/ÂC, Văn Phòng Liên Lạc, Phong trào Dân tộc Tự quyết VN và rất nhiều cá nhân đã lên tiếng kêu gọi biểu tình. Một số nhân sĩ đã tự động in trac, in hình ảnh tố cáo tội ác Cộng sản để phát trong buổi biểu tình.

Đúng 18 giờ, lá cờ vàng ba sọc đỏ đã tung bay phất phới trước số 21, rue Hénard, quận 12 Paris. Đông đảo người Việt đã có mặt trước Espace Reuilly với khăn quàng, nón và cờ VNCH choàng trên vai. Lác đác đã có vài khách tham dự đến sớm. Các biểu tình viên chia nhau phát trac cho khách tham dự và luôn cả những người đi đường hiếu kỳ dừng lại hỏi chuyện. Các anh chị em cũng đã giải thích cặn kẽ lý do phản đối buổi hoà nhạc này: Là một dân tộc hiếu hoà, sống và làm việc cần cù trên nước Pháp, nhưng người Việt tị nạn CS không chấp nhận văn hoá tuyên truyền của CS lấn sân tị nạn. Không thể làm ngơ trước việc nhà cầm quyền CSVN bán đất, bán biển cho Trung cộng, đàn áp những người lên tiếng bảo vệ quê hương và nhất là gần đây, nhà cầm quyền CS VN đã làm ngơ để thảm hoạ Formosa huỷ hoại môi trường biển VN và hàng trăm ngàn ngư dân phải lâm vào cảnh lầm than mà bây giờ lại hát những bản nhạc gọi là “yêu thương Tổ quốc”
Có những người Pháp chăm chú lắng nghe và tỏ vẻ đồng cảm, có những người cho vội tờ trac vào túi. Sau buổi hoà nhạc về, nếu có tình cờ tìm thấy tờ trac, hy vọng họ sẽ có thì giờ đọc kỹ hơn để hiểu rõ những gì đang được che dấu sau buổi hoà nhạc mang cái tên mỹ miều “Tổ Quốc Yêu Thương” đó.
Từng loạt tiếng hô “đả đảo CS, à bas le communisme” vang vọng trong ánh đèn vàng trên đường Hénard. Những người bảo vệ có vẻ như bất lực trước đoàn biểu tình đầy khí thế. Nhiều cuộc đối đầu giữa những người bảo vệ và người biểu tình xảy ra. Cuộc xung đột đạt đến đỉnh điểm khi một người bảo vệ cho rằng có một người biểu tình đánh anh ta. Nhưng người biểu tình (anh Răn) thì cho biết chính hắn đã chạm vào anh trước. Cuộc xung đột đã suýt trở thành cuộc ấu đả khi tên bảo vệ thách thức đoàn biểu tình. Cũng may, mọi việc đã dịu xuống và đoàn biểu tình lại tiếp tục hô khẩu hiệu và phát trac.

Khoảng hơn 19.30 h thì một chiếc xe mang bản số xanh của ngoại giao đoàn đến, có tiếng ai la to: “ thằng đại sứ đến kìa… !” . Như một que diêm chợt vất vào đống rơm, cơn phẩn nộ oà vỡ. Cả đoàn biểu tình nhốn nháo hẳn lên. một số người vây quanh chiếc xe, trong khi đó những anh chị em còn lại thét vang “đả đảo, đả đảo CS”. Những người trong xe được bảo vệ hộ tống vào bên trong cùng với tiếng hô vang “đả đảo VC” của đoàn người biểu tình. Có lẽ nhân vật này chưa bao giờ được chào đón trọng thể như thế khi đi xem một buổi hoà nhạc. Một kỷ niệm nhớ đời !!!
Xen lẫn trong những tiếng hô hào tố cáo tội ác CS là những bài hùng ca được hát vang vang trong trời đêm Paris “…Việt Nam còn hay đã mất ? mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta ……Việt Nam tôi đâu …Việt Nam tôi đâu…..” giọng chị Trang ngân dài như xé nát cái lạnh của mùa đông. Những tiếng hát cất lên từ trái tim, nghẹn ngào, phẩn uất như những giọt nước mắt chực rơi của những tấm lòng vì quê hương, dân tộc.
Người Giám đốc của Espace Reuilly được thông báo về cuộc biểu tình nên đã ra ngoài để hỏi lý do. Anh Nam giải thích cặn kẽ lý do của cuộc biểu tình và cho ông ta xem trac. Ông giám đốc có vẻ ngạc nhiên, ông bảo: “tôi cho mướn khán trường này, họ nói với tôi đây là buổi hoà nhạc với mục tiêu nhân đạo (humanitaire) để quyên tiền cho lũ lụt ở VN". Anh Nam cho biết là ông ta đã bị lừa dối, cả dân tộc VN cũng đã bị CS lừa dối. Nếu buổi hoà nhạc để giúp lũ lụt tại VN tại sao họ cho vào cửa miễn phí ? Khi đó, ông Giám đốc gật gù có vẻ hiểu ra câu chuyện.

Hơn 20 giờ, gần như không còn khách vào nghe nhạc nữa. Đoàn biểu tình đứng vòng quanh hát Quốc ca VNCH. Trong khi bên trong, những chiếc áo đỏ sao vàng đang trình diễn những bài ca cách mạng thì bên ngoài, ngay trước cổng, đoàn người hiên ngang hát vang bài quốc ca với rừng rực khí thế. Cảm giác thật khó tả khi bài quốc ca VNCH được cất vang lên ngay trước sân diễn của kẻ thù. Cuộc chiến trực diện với chế độ độc tài từ VN đã sang đến tận Paris và hứa hẹn sẽ còn tiếp tục.
Cuộc biểu tình ngày 3/12 tại Espace Reuilly là một cuộc biểu tình hoàn toàn không có sự chuẩn bị chu đáo: không có ban Tổ chức, không cần lãnh đạo, không cả diễn văn, nhưng đã rất thành công và ấm tình người.

Dù thông báo rất trể nhưng nhiều người từ các tỉnh xa Paris hàng trăm cây số như Troyes, Clermont Ferrand, Bỉ, Hoà Lan… cũng đã tới mặc dù trời Paris lúc đó chỉ khoảng 1°C, hầu như mọi người đều ở lại đến phút cuối. Nhiều anh chị lớn tuổi khăn quàng quấn nhiều lớp, lưng khòm xuống để tránh cái lạnh, anh Thiện chống gậy đứng một góc cầm hai lá cờ Pháp Việt; có anh, chị nước mắt, nước mủi chảy ra vì lạnh, thế mà họ vẫn hiên ngang đối diện với bọn bảo vệ. Tôi và có lẽ rất nhiều người đã hãnh diện được là một trong những nhân chứng của tinh thần liên kết chống độc tài CS trong cuộc biểu tình này.
Cuối cùng, anh Ngọc (TTCS/VNCH/ÂC) và anh Hà (VPLL) cám ơn mọi người đến tham dự. Anh Khoa (Troyes) tặng hai câu thơ để kết thúc cuộc biểu tình trong tràng pháo tay của mọi người:
“Đông Paris ta phất cờ xung trận,
Tuổi lục tuần nhưng chí khí tựa ánh dương”

Cuộc biểu tình có thể được coi là tự phát này là một chứng minh hùng hồn rằng người Việt tị nạn CS tại Pháp có thể ngồi lại với nhau khi cần thiết. Không cần những diễn văn hùng hồn đầy sáo ngữ, không cần những ngôn từ cao cả, không cần kèn cựa nhau từng chức vụ. Mỗi người làm những gì có được trong khả năng của mình, dù rất nhỏ. Chỉ cần đừng nhìn nhau nghi ngại, bỏ qua tất cả những dị biệt nhỏ nhặt, đừng soi mói những sai sót vô tình của nhau.
Bởi, chúng ta chỉ có một kẻ thù trước mặt: độc tài CSVN.
Bởi, chúng ta chỉ có một mục tiêu duy nhất: đấu tranh để giải thoát cho người dân trong nước khỏi chế độ toàn trị của CSVN.
Thay vì chỉ trích lẫn nhau, thay vì mất thì giờ ngồi chẻ ra câu, chữ; Chỉ cần cùng ngồi lại làm chung một cái gì đó, dù chỉ là một công tác rất nhỏ. Mọi người cùng nhau cầm một viên sỏi quăng xuống mặt hồ sẽ tạo lên cơn sóng lớn.
Ai đó đã nói “đừng sợ những gì CS làm, hãy làm những gì CS sợ”. Vậy thì chúng ta hãy làm cái mà CS sợ: Đoàn kết. Hay thực tế hơn, dễ dàng hơn, gần gủi hơn: Bỏ qua những khác biệt. Cùng ngồi lại để làm chung những công việc cụ thể (mà cuộc biểu tình này là một thí dụ)
Đó cũng là những hạt giống đấu tranh gieo xuống mảnh đất tình người để mọc lên cây xanh đoàn kết.
Chỉ cần thế, có khó lắm không ?

Paris, 7/12/2016
Ca Dao


 

Vấn đề ô nhiễm ở VN tại hội nghị môi sinh

khu vực Á châu-Thái Bình dương

  • Đại diện từ Hà Tĩnh và Tây Nguyên tham gia hội nghị

  • Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ bày tỏ mối quan tâm

Mạch Sống -  ngày 7 tháng 12, 2016

Các vấn đề Formosa ở Hà Tĩnh và quặng Bauxite ở Tây Nguyên được nêu lên tại hội nghị về môi sinh và nhân quyền toàn vùng Á Châu – Thái Bình Dương diễn ra từ ngày 4 đến 7 tháng 12 ở Quezon City, Philippines. Hội nghị này, do tổ chức Ban Toxics phối hợp, có chủ đề: quản lý các chất hoá học và chất xả thải để bảo vệ quyền con người.

Một giáo dân thuộc Giáo Xứ Đông Yên, nằm sát nhà máy gang thép Formosa ở Hà Tĩnh, được BPSOS đề cử và tài trợ để tham gia hội nghị cùng với một đại diện của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Họ đã phân phát đến mọi người tham dự tài liệu về vụ nhiễm độc do Formosa gây nên và những tác hại lên người dân trong vùng ảnh hưởng về sức khoẻ, sinh kế, ngư nghiệp và môi sinh.

Giáo Xứ Đông Yên ở ngay tuyến đầu của cuộc đấu tranh chống Formosa kể từ năm 2008, khi chính quyền ký hợp đồng cho công ty Đài Loan này thuê đất 70 năm. Cuộc biểu của toàn thể xứ đạo Đông Yên vào tháng 3 năm 2011 là cuộc biểu tình đầu tiên ở Việt Nam chống dự án xây nhà máy gang thép Formosa. Để trả thù, năm 2012 chính quyền Huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh ra lệnh cưỡng chế và di dời toàn bộ xứ đạo này.


Ls. Baskut Tuncak, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ, phát biểu tại hội nghị về môi sinh, Quezon City, Philippines, ngày 05/12/2016 (ảnh Ban Toxics)

Luật Sư Baskut Tuncak, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về Nhân Quyền và Các Chất Hoá Học và là người phát biểu chính ở hội nghị, đã gặp riêng tham dự viên Việt Nam để hỏi han và xin thêm thông tin. Ông tỏ ra rất ngạc nhiên vì trước đây đã không biết đến các vụ ô nhiễm môi sinh trầm trọng ở Việt Nam và các vụ đàn áp đối với những người dân đòi công lý hay đòi chính quyền minh bạch.
“Chúng tôi sẽ sắp xếp buổi họp với Ông ấy ở Washington DC để đưa thêm thông tin và bàn việc phối hợp hành động trong thời gian tới,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, cho biết.
Liền sau khi xảy ra tai hoạ cá chết hàng loạt ở Việt Nam, BSPOS đã thảo ra kế hoạch trường kỳ để giúp người dân đối phó tình trạng nhiễm độc biển. Kế hoạch này được xây dựng trên trên 6 năm kinh nghiệm của BPSOS khi giúp các ngư dân Việt Nam ở vùng Vịnh Duyên Hải Hoa Kỳ đối phó với tai nạn dầu tràn gây ra bởi giàn khoan dầu của công ty BP ngoài khơi tiểu bang Louisiana vào tháng 4 năm 2010.
Khoảng 2 tuần sau khi hiện tượng "cá chết" được phát hiện ở Hà Tĩnh, BPSOS đề nghị chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam ở ba cấp độ: đối phó khẩn cấp, hồi phục lâu dài và tăng khả năng phòng ngừa tai hoạ trong tương lai; ở cả 3 cấp độ phải có sự tham gia của người dân bị ảnh hưởng và của xã hội dân sự nói chung. Phái đoàn tiền trạm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đến Việt Nam để chuẩn bị chuyến công du Việt Nam của Tổng Thống Barrack Obama đã nêu vấn đề này với giới lãnh đạo Việt Nam.
Tuy nhiên, phía Việt Nam đã khước từ đề nghị trợ giúp của Hoa Kỳ.
“Đề nghị của chúng tôi là phép thử dành cho Việt Nam về những cam kết bảo vệ môi sinh trong Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà họ đã ký,” Ts. Thắng giải thích. “Khi từ khước sự trợ giúp của Hoa Kỳ, giới lãnh đạo Việt Nam cho thấy họ không thực tâm tuân thủ các cam kết ấy; điều này còn tạo sự ngờ vực rằng có những điều khuất tất ở đằng sau tai hoạ môi sinh do Formosa gây ra.”
Ngày 20 tháng 5, BPSOS cùng với nhóm VietNextGen và nhiều đồng hương trong vùng thủ đô và phụ cận đã tổ chức phái đoàn tiếp xúc một số dân biểu hay nhân viên lập pháp của họ để trình bày tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng trong cách ứng xử của chính quyền Việt Nam đối với người dân bị ảnh hưởng và những ai lên tiếng đòi hỏi sự minh bạch.

Ts. Nguyễn Đình Thắng và các vị Dân Biểu Alan Lowenthal, Christopher Smith và Barbara Comstock, Quốc Hội Hoa Kỳ, ngày 24/05/2016 (ảnh Getty Images)

Ngay sau chuyến công du Việt Nam của TT Obama, ngày 24 tháng 5, BPSOS phối hợp cùng với DB Christopher Smith để tổ chức buổi họp báo tại Quốc Hội Hoa Kỳ. Tại đây nhiều người phát biểu đã mạnh mẽ lên các vụ đàn áp thô bạo những người biểu tình ôn hoà chỉ vì họ đòi chính quyền Việt Nam phải minh bạch trong vụ Formosa Hà Tĩnh.
Một tháng sau đó, tại buổi điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ ngày 22 tháng 6, BPSOS lại nêu vấn đề Formosa Hà Tĩnh và các vụ đàn áp người biểu tình ôn hoà chỉ vì họ đòi công lý và sự minh bạch từ phía chính quyền.

Sau buổi điều trần ở Quốc Hội Hoa Kỳ, cô Mã Tiểu Linh cùng với DB Smith trưng hình ảnh những người biểu tình vì môi sinh đã bị công an đàn áp đổ máu, ngày 22/06/2016 (ảnh MTL)

Đầu tháng 8, vấn đề nhiễm độc biển do Formosa gây nên là một trong những chủ đề chính được nêu lên bởi phái đoàn xã hội dân sự độc lập Việt Nam, do BPSOS phối hợp, tại Diễn Đàn Người Dân ASEAN được tổ chức ở thủ đô Dili của Đông Timor.
“Một trọng tâm từ đầu của chúng tôi là quốc tế hoá vấn đề ô nhiễm môi sinh ở Việt Nam theo lăng kính bảo vệ nhân quyền,” Ts. Thắng giải thích. “Việc cử người thuộc xã hội dân sự Việt Nam tham gia hội nghị vừa diễn ra ở Philippines thể hiện trọng tâm này.”
Theo Ts. Thắng, kế hoạch của BPSOS để giúp người dân trong nước đối phó với vụ nhiễm độc môi sinh do Formosa gây nên sẽ được công bố trong nay mai.

Cô Lê Thị Kim Thu với áo T-shirt với biểu tượng "cá chết", tại diễn đàn Người Dân ASEAN, Đông Timor, ngày 05/08/2106 (ảnh LN)

Cũng hiện diện tại hội nghị là đại diện của 2 tổ chức quốc doanh do chính phủ Việt Nam dựng lên: Trung Tâm Nghiên Cứu Nguồn Tài Nguyên Môi Trường và Trung Tâm Phát Triển Nông Thôn Bền Vững. Khi vấn đề ô nhiễm môi sinh ở Việt Nam được nêu lên, họ lái sang vấn đề khác và đổ thừa là người dân thiếu ý thức nên đã dùng các chất hoá độc hại trong các hoạt động nông và ngư nghiệp.

Hình chụp lưu niệm của một số tham dự viên tại hội nghị về môi sinh ở Philippines, ngày 07/12/2016 (ảnh Ban Toxics)

http://www.machsongmedia.com

 

 Đăng ngày 08 tháng 12.2016