Phật giáo Việt Nam đang ở đâu?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Ngẫm lại mà buồn cho Phật giáo và Phật tử trước 1975 trong thể chế Tự do Nhân bản của 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, vì ngày xưa các sư tăng, các Phật tử đã hùng dũng xuống đường mặc áo cà sa mạnh dạn phản đối "Diệm Thiệu" đã đàn áp Phật giáo. Các bậc tu hành như Thượng tọa Thích Trí Quang, Sư cô Huỳnh Liên đã lao đầu vào sinh hoạt chính trị một cách nhiệt tình, Huề thượng Thích Quảng Đức "bảo" các sư khác "giúp" đổ xăng lên người cũng như giúp châm lửa để "tử" vì đạo" một cách uy nghi lẫm liệt. Các bậc sinh viên, học sinh hò hét xuống đường chống đối chính quyền VNCH một cách vô cùng hoành tráng. Ôi khí thế của một thời oanh oanh liệt liệt, nay còn chăng?.

Tôi vẫn biết, có 4 đề tài cấm kỵ trong tranh luận, 4 vấn đề đó là: Tôn giáo, Sắc tộc, Niềm tin và Chính trị. Riêng vấn đề chính trị thì hôm nay với hiện tình của đất nước, điều này không còn xem là "cấm kỵ" trong tranh luận nữa. Bài viết hôm nay, tôi đặt trọng tâm vào vấn đề: Vị thế cùng phản ứng của Phật giáo trong những vụ việc nghiêm trọng gần đây, đó là sự kiện Formosa.

Như hầu hết chúng ta ai cũng biết rằng nguyên nhân chính của thảm họa cá chết, rong tảo và môi sinh biển bị tàn phá hủy diệt là do Formosa xả thải vô số tấn hóa học, chất thải cực độc vào lòng biển ở Vũng Áng - Hà tỉnh cũng như lan rộng đến Quảng Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế ở 4 tỉnh miền Trung cũng như các vùng biển khác của cả nước.
Năm 2008, Tập đoàn Formosa (Đài Loan, Trung Quốc) công bố việc rót vốn đầu tư dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng thông qua việc thành một công ty con - Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa (FHS - Formosa Hà Tĩnh).
Với mô hình sản xuất - xuất khẩu liên hợp, dự án được lên kế hoạch với tổng đầu tư 28,5 tỷ USD (giai đoạn I trên 10,5 tỷ USD) trên diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm. Khi hoàn thành, công trình dự kiến tạo việc làm cho trên 35.000 lao động. (1)
Sự việc xảy ra từ tháng Tư 2016, tính đến hôm nay cũng đã hơn nửa năm trong sự im lặng của đảng và nhà nước CSVN với chủ đích là bao che cho tập đoàn sản xuất gang thép này mà Trung Cộng là nhà đầu tư chính, đó là về phía nhà cầm quyền CSVN, còn về phía người dân thì ai là những người đại diện thay dân có những hành động dẫn dắt, cứu giúp, gióng lên tiếng nói một cách thiết thực cụ thể?.
Tin tức và hình ảnh của quí Cha như Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Lm Antôn Đặng Hữu Nam đã huy động, dẫn dắt và trợ lực cho hơn 10.000 người dân của 4 tỉnh miền Trung gồm ngư dân và giáo dân tụ tập tại Kỳ Anh Hà Tĩnh vào sáng ngày 2 - 10. 2016 để phản đối công ty Vũng Áng đã gây ra những thiệt hại vô cùng lớn lao, Cũng như những cuộc biểu tình trước đó với số người tham gia lên đến hàng chục ngàn người.

Hàng ngàn giáo dân Vinh tuần hành phản đối nhà cầm quyền
“Dung túng Formosa là một tội ác”
Biểu tình tại Hà Tĩnh sáng 7/ 8 /2016 -Formosa cút khỏi Việt Nam

Dòng người tuy đông nhưng rất có tổ chức và tuân thủ kỷ cương nghiêm chỉnh, để cuối cùng là Formosa thất thủ. Sao sự thành công của dân chúng ấy, nhà cầm quyền đã tập hợp những lực lượng vũ trang (mà xuất xứ của lực lượng này thì chưa rõ lắm) gồm côn an, CSCĐ đông như quân Nguyên để trấn thủ cũng như sẵn sàng đàn áp người dân cho những lần xuống đường, khiếu kiện kế tiếp của những người dân bị thảm họa.
Phía giáo dân Thiên Chúa giáo cùng ngư dân là vậy nhưng đã hơn nửa năm rồi, các nhà lãnh đạo Phật giáo vẫn trong trạng thái im lặng một cách lạnh nhạt đáng buồn.



Sư vc nằm vùng Nguyễn Công Hoan đang tưới xăng lên khắp người Hòa thượng Thích Quảng Đức rồi sau đó châm lửa đốt trước sự chứng kiến của các Tăng Ni Phật tử và các nhà báo...

Vẫn biết dưới sự đàn áp của bạo lực từ nhà cầm quyền là đáng ngại nhưng các linh mục và giáo dân của Thiên Chúa giáo, họ không ngại sao? Và họ đã vượt qua sự sợ hãi bằng những hành động cụ thể, giương cờ tôn giáo và rầm rộ xuống đường để đòi quyền sống, quyền tín ngưỡng cũng như sự trường tồn của dân tộc. Trong khi đó, thiển nghĩ các vị lãnh đạo Phật giáo cùng Phật tử không phải là khối người đứng bên lề cuộc sống, quay lưng ngoảnh mặt trước sự an nguy của cả dân tộc. Trong khi Phật giáo ở Việt Nam luôn được xem là một tôn giáo có khá đông tín hữu.
Ngẫm lại mà buồn cho Phật giáo và Phật tử trước 1975 trong thể chế Tự do Nhân bản của 2 nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, vì ngày xưa các sư tăng, các Phật tử đã hùng dũng xuống đường mặc áo cà sa mạnh dạn phản đối "Diệm Thiệu" đã đàn áp Phật giáo. Các bậc tu hành như Thượng tọa Thích Trí Quang, Ni cô Huỳnh Liên đã lao đầu vào sinh hoạt chính trị một cách nhiệt tình, Huề thượng Thích Quảng Đức "bảo" các sư khác "giúp" đổ xăng lên người cũng như giúp châm lửa để "tử" vì đạo" một cách uy nghi lẫm liệt. Các bậc sinh viên, học sinh hò hét xuống đường chống đối chính quyền VNCH một các vô cùng hoành tráng. Ôi khí thế của một thời oanh oanh liệt liệt, nay còn chăng?.
Nhà tan mới biết con hiếu, Quốc phá mới rõ tôi trung.
02.11.2026

Nguyên Thạch
danlambaovn.blogspot.com

Ghi chú:
(1) Formosa đã đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như thế nào - VnExpress Kinh Doanh



Xóa thần tượng

Hồ Chí Minh & đảng Việt gian CSVN

Tai hoạ lớn nhất cho nhân dân VN!

Kẻ thù lớn nhất của dân tộc VN!


Ls. Nguyễn Văn Chức
 
Đêm nay, tóc bạc và xa quê hương, tôi viết tập sách nhỏ bé này, để lột mặt nạ Hồ Chí Minh và đảng CSVN của y. Đồng thời nói lên chính nghĩa đấu tranh của dân tộc Việt Nam, trước đây cũng như bây giờ.
Tôi viết tặng những thế hệ mai sau. Và tri ân thầy mẹ tôi: Phêrô Nguyễn Thiều Quang, Maria Nguyễn Thị Sinh.
Sách vở về Hồ Chí Minh có nhiều lắm. Do Việt Cộng viết. Dốt nát, bịp bợm, và làm trò hề.
Một số học giả ngoại quốc cũng viết, nhưng hầu hết viết sai, viết gian, và đầy mặc cảm.
Dưới đây là tiểu sử Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam, do tôi viết. Ngắn, và dựa trên tài liệu, sự việc.
Tôi viết tặng những thế hệ mai sau. Và tri ân thầy mẹ tôi: Phêrô Nguyễn Thiều Quang, Maria Nguyễn Thị Sinh.

Chương một
Nguyễn Sinh Cung; Thời Thơ Ấu & Niên Thiếu; Đói Khổ, Thất Học
Hồ Chí Minh sinh năm nào? Sử sách Việt Cộng viết: 1890.
Hồ Chí Minh sinh ngày nào? Sử sách Việt Cộng viết: ngày 19/05.
Chúng ta hãy nghe:
"Tháng 05/1941, Hồ Chí Minh chủ trì Hội Nghị Trung Ương đảng CS Đông Dương lần thứ Tám. Theo quyết định của hội nghị này, thì ngày 19/05/1941 Mặt Trận Việt Minh chính thức được thành lập. Như vậy là ngày sinh và tháng sinh của Chủ Tịch Hồ Chí Minh trùng với ngày thành lập của Mặt Trận Việt Minh". (Hồ Chí Minh, Giải Phóng Dân Tộc Và Đổi Mới. Nxb Hà Nội,1977, trang 40).
Đúng là logic Việt Cộng. Thứ logic đồng hóa bệnh ỉa chảy với cái lỗ đít.
Rất may, lịch sử còn đó.
Ngày 06/03/1946, Hồ Chí Minh ký Hiệp Ước Sơ Bộ, chấp nhận cho Pháp mang quân ra đóng ở Bắc Việt.
Chủ Nhật 19/05/1946 Đô Đốc D’Argenlieu của Pháp đến Hà Nội. D’Argenlieu đã được đón rước cực kỳ long trọng. Hà Nội hôm đó tràn ngập cờ đỏ sao vàng.
Tại sao Hà Nội lại treo cờ đỏ sao vàng để đón rước giặc Pháp? Xin thưa: Hà Nội treo cờ đỏ sao vàng không phải để đón rước giặc Pháp, mà để mừng sinh nhật của Bác. Bởi vì: trước đó hai ngày, ngày 17/05, đài phát thanh Hà Nội đã chính thức công bố ngày 19/05 là sinh nhật của Bác, đồng thời kêu gọi dân chúng hãy treo cờ trong ba ngày (từ ngày 17 đến ngày 20), để mừng sinh nhật của Bác.
Bác đây là Hồ Chí Minh.
Nói tóm lại, ngày 19/05 là ngày Hồ Chí Minh rước giặc Pháp vào Hà Nội. Và để lừa bịp dân chúng cũng như giữ thể diện cho đảng và nhà nước, Việt Cộng đã phải tuyên bố ngày 19/05 là sinh nhật của Hồ Chí Minh.
Như vậy: 19/05 là ngày sinh của Hồ chí Minh, chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Chứ không phải ngày sinh của Nguyễn Sinh Cung, con ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng thị Loan.
Xuân Diệu đã viết bài thơ ghi nhớ ngày sinh của Hồ chí Minh:
Hôm nay Mười Chín tháng Năm
Lòng con vui sướng reo trăm tiếng cười
Lỗi lầm đã nói được vơi
Hồn như mở rộng dưới trời Chí Minh
Ngày sinh nhật Bác quang vinh
Là ngày sinh nhật hồn xanh muôn người

* Hồ Chí Minh sinh tại đâu?
Về điểm này, sách vở Việt Cộng đều viết: tại thôn Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Tố Hữu đã viết:
"Nhất vui là thôn Kim Liên
Cảnh tiên có cảnh, nguời tiên có Người".

Người viết chữ hoa, là Hồ Chí Minh.
* Ông bà Sắc có mấy người con?
Thưa: có bốn nguời con. Người con cả là Nguyễn Thị Thanh, người con thứ là Nguyễn Sinh Khiêm. Nguyễn Sinh Cung (tức Hồ Chí Minh sau này) là người con thứ ba.
Còn người con thứ tư?
Sách vở Việt Cộng viết: người con thứ tư này tên là Nguyễn Sinh Xin.
Tại sao ông bà Sắc lại đặt tên con là Xin? Chúng ta hãy nghe:"... bà Hoàng Thi Loan sinh thêm người con thứ tư. Sinh trong cảnh túng quẫn, phải nhờ bà con lao động láng giềng giúp đỡ, bà Loan lấy cảnh ngộ ấy đặt tên cho con là Nguyễn Sinh Xin" (Những Người Thân Trong Gia Đình Bác Hồ, Nxb Nghệ An 1995, tr. 18).

Quyển "Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ", (Nxb.Trẻ, 161B Lý Chính Thắng, Quận 3, Sài Gòn, tr. 21) và cả trăm sách vở Việt Cộng đều viết về đứa bé tên Xin này. Đặc biệt, quyển "Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường Cách mạng Việt Nam" (Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 1997), của Võ Nguyên Giáp cũng viết về đứa bé tên Xin này. Viết rằng: "Đó là nỗi khổ đau của Người phải bế em đi xin sữa" (sđd, tr. 230).
Người đây là Hồ Chí Minh.
Đứa bé tên Xin này – đứa bé mà Nguyễn Sinh Cung đã phải lê lết bế đi hàng xóm xin sữa thừa xin gạo thừa, xin cám thừa, xin cơm thừa, xin cháo thừa, xin khoai thừa, xin sắn thừa, xin ngô thừa để bú mớm – đã chết yểu.
Sự kiện nói trên xác nhận một thực tế: Hồ Chí Minh đã sinh ra trong một gia đình hạ cấp đói rách. Thực tế ấy suốt đời ám ảnh y.
Sau khi vợ chết, ông Sắc đổi tên hai người con trai thành những tên đầy hứa hẹn. Nguyễn Sinh Khiêm đổi là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung đổi là Nguyễn Tất Thành.

* Hồ Chí Minh có bao nhiêu bí danh và bút hiệu? Sách vở VC và sách vở ngoại quốc kê khai khoảng hơn 30 bí danh và bút hiệu. Chưa kể bút hiệu Trần Dân Tiên, tác giả quyển "Những mẩu chuyện về Hồ Chí Minh", trong đó chính Hồ Chí Minh ca tụng Hồ Chí Minh.
Trần Dân Tiên nghe hao hao như Tôn Dật Tiên. Chế Lan Viên đã viết:
"Bác sinh ra làm người hiền
Dân Tiên cùng với Dật Tiên một vần"
.


Tôi sẽ thiếu sót, nếu không nói thêm về ông Nguyễn Sinh Sắc, bố của Nguyễn sinh Cung, tức bố của Hồ Chí Minh.
Mãi cho đến năm 1990, tất cả tài liệu VC đều ca một luận điệu: thân sinh của Bác, cụ Nguyễn Sinh Sắc, là một vị quan thanh liêm của triều đình Huế. Vì chống thực dân Pháp, cụ đã treo ấn từ quan về sống với dân nghèo.
Sự thật không phải thế. Sự thật là: Nguyễn Sinh Sắc – một thư lại của Bộ Lễ – đã bị án "truyền nọc đánh trăm trượng trước công đường" vì tội ăn hối lộ. Vì biết hèn hạ lậy lục, Nguyễn Sinh Sắc đã không bị nọc đánh trăm roi, mà chỉ bị cách chức đuổi về làng.
Việt Cộng đã tìm mọi cách phi tang vụ này. Nhưng tài liệu còn đó:
"Ngày 19/05/1910, Hội Đồng Nhiếp Chánh làm xong bản án số 140. Ngày 27/08/1910, bản án mang số 140 được duyệt y, Nguyễn Sinh Sắc bị kết án nọc ra đánh 100 trượng, rồi sau đổi thành giáng cấp 4 chức và bị triệt hồi" (Trần Minh Siêu, Những Người Thân Trong Gia Đình Bác Hồ, Nxb Trẻ, 161 B Lý Chánh Thắng, quận 3, Sài Gòn, 1996, trang 41).
Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. Vụ Nguyễn Sinh Sắc được loan truyền khắp nơi, cả Nghệ An không ai là không biết.
Riêng Nguyễn Sinh Cung, tức Hồ Chí Minh, suốt đời không quên vụ của bố, cũng như không quên cảnh nghèo đói của gia đình, với đứa em tên Xin.

Chương hai
Đói, phải đi kiếm ăn. Cực khổ và không tương lai, nạp đơn xin học trường Thuộc Địa.
Ngày 05/06/1911, Nguyễn Tất Thành (lúc đó 20 tuổi) xin được một chân phụ bếp trên chiếc tầu buôn của hãng Chargeurs Réunis Amiral Latouche Tréville.
Theo quyển "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Bác Hồ", do Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết ca tụng Hồ Chí Minh, thì Bác, lúc đó tên là Ba, "làm đủ mọi việc, từ rửa chén đĩa, đến nhặt rau mổ cá, chặt thịt, đến bày bàn, bưng bê các món ăn, rót rượu..."
Và, tất cả kho tàng sử liệu Việt Cộng đều viết: "Bác đi tìm đường cứu nước".
Sự thực không phải thế. Bác không đi tìm đường cứu nưóc, mà tìm đường cứu đói cho đời bác.
Lúc đó gia cảnh Nguyễn Tất Thành vô cùng quẫn bách. Bố thì bị đuổi việc. Nguyễn Tất Thành thì mồ côi mẹ, đói khổ và thất học. Hai mươi tuổi mà không có được cái bằng tiểu học "primaire", cái bằng mà thời ấy nhiều học sinh VN đã có, lúc chưa đầy 12 tuổi.
Cho nên, vụ Nguyễn Tất Thành đi làm bồi trên tầu Amiral La Touche Tréville của Pháp phải được hiểu là đi tìm kế sinh nhai, đồng thời thực hiện giấc mơ mà giai cấp nghèo mạt thời đó hằng ấp ủ. Được đi Pháp, được sống ở Pháp một thời gian, rồi về nước, biết nói tiếng Tây, dù là tiếng Tây bồi. Cái gì, chứ kiếm một chân thông ngôn hay thông phán thì không khó.
Đó chính là chí lớn và quyết tâm của Nguyễn Tất Thành khi bỏ nước ra đi. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y. Cho nên, y phải vươn lên cho bằng được. Vươn lên bằng cách đi Pháp. Đi Pháp với bất cứ giá nào. Điều này, sách vở Việt Cộng cũng đã viết:
"Khi đã có chí, đã quyết tâm, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mà nhất định phải vượt được. Phải sang tới Pháp. Quyết không vì một sơ sểnh nào mà bị đuổi lên một bến bờ không định trước. Mục tiêu là nước Pháp kia" (Thy Ngọc, Việt Nam Đẹp Nhất Có Tên Bác Hồ, Nxb Trẻ, Hà Nội 1997, trang 48).
Đó chính là giấc mơ của Nguyễn Tất Thành, lúc đó 20 tuổi, thất học và con nhà nghèo. Giấc mơ được đi Pháp, được học trường Pháp, rồi về nước làm quan cho Pháp. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụï của bố ám ảnh y.
Nhưng, Việt Cộng thì viết khác.
Mãi cho đến cuối năm 1982, tất cả sách vở Việt Cộng đều ca một luận điệu: vì căm thù thực dân Pháp, và vì quyết tâm đi theo tiếng gọi của non sông, Bác đã bỏ con đường học vấn, bôn ba tìm đuờng cứu nước.
Trong cuốn Hồ Chủ Tịch, Trường Chinh còn khẳng định: "vì Người phát giác trường học của Pháp chỉ nhằm đào tạo tay sai cho đế quốc, cho nên Người đã bỏ ra đi tìm đường cứu nước".
Võ Nguyên Giáp cũng viết thế. Phạm Văn Đồng viết thế. Tố Hữu viết thế. Tất cả văn nô Việt Cộng từ trên xuống dưới đều viết thế.
Chúng nó đã bị Người lừa.
Người đây, là Hồ Chí Minh.
Sự thật là: sau một thời gian làm bồi tầu, Nguyễn Tất Thành lâm vào cảnh cực kỳ quẫn bách, và gần như tuyệt vọng. Chẳng lẽ suốt đời làm bồi tầu, bị bạc đãi, bị chửi bới và không tương lai. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.
Y bèn nạp đơn xin vào học Trường Thuộc Địa (Ecole Coloniale) của Pháp.
Vụ này, y giấu tất cả mọi người. Giấu cả bọn Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn... Mãi cho đến năm 1983.
Năm 1983, một học giả Người Quốc Gia VN (Tiến sĩ Nguyển Thế Anh) tìm thấy tại Thư Khố Đông Dương ở Aix En Provence bên Pháp một tài liệu vô cùng quý giá: lá đơn viết tay của Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc điạ của Pháp. Lá đơn đề ngày 15/09/1911.

Marseille le 15 Septembre 1911
Monsieur le Président de la République
J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’Ecole Coloniale comme interne.
Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis "Amiral Latouche Trévile" pour ma substance.Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’instruire. Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’Instruction.
Je suis originaire de la province de Nghê An, en Annam.
En attendant une réponse que j’espère favorable, agréez, Monsieur Le Président, l’assurance de ma reconnaissance anticipée.
Nguyễn Tất Thành, né à Vinh en 1892, fils de Mr. Nguyễn Sinh Huy (sous docteur ès- lettres). Etudiant Francais, quốc ngư, caractère chinois.

Lá đơn nổ như một trái bom. Đảng CSVN nhìn nhau, ngơ ngác. Họ đã bị Bác lừa.
Bác đây là Hồ Chí Minh.
Dưới đây tôi xin tạm dịch ra tiếng Việt:
Marseille ngày 15 tháng 9, 1911
Kính gửi Tổng Thống Cộng Hoà Pháp
Tôi hân hạnh thỉnh cầu Ngài vui lòng cho tôi đặc ân được vào theo học Trường Thuộc Điạ với tư cách nội trú.
Hiện nay, tôi làm công cho hãng Chargeurs Réunis Amiral Latouche Tréville để sinh sống.
Tôi hoàn toàn túng quẫn và ham muốn được học hành. Tôi ước ao trở nên hữu ích cho nước Pháp trong tương quan đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể giúp đồng bào tôi hưởng những lợi ích của học vấn.
Tôi sinh đẻ tại Nghệ An, Trung Kỳ.
Trong khi chờ đợi một sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi cho tôi, Tổng Thống hãy nhận nơi đây lòng biết ơn trước của tôi.
Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892, con trai ông Nguyễn Sinh Huy (phó bảng văn chương), học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ Nho.

Có nhiều điểm đáng nói:
Điểm 1: Tiếng Pháp trong lá đơn xin học của Nguyễn Tất Thành quá kém.
Điểm này cần được nêu ra, để chứng minh một sự thực vô cùng quan trọng: những tài liệu viết bằng tiếng Pháp ký tên Le Patriot hay Nguyen Le Patriot tại Paris sau này, như "Mêmorandum Des Reven-dications du Peuple Annamite", "Le Paria", "Le Procès Contre La Colonisation Francaise", v.v... đã không do Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) viết, mà do nguời khác viết.
Điểm 2: Trong đơn, Nguyễn Tất Thành xin được làm học sinh nội trú, nghĩa là được ăn ở ngay trong trường.
Nguời ta thấy rõ: Nguyễn Tất Thành nạp đơn xin vào học nội trú, là để đỡ đói rét, ngoài giấc mơ sau này được làm quan cho Tây. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.
Điểm 3: Trong đơn xin học, Nguyễn Tất Thành khai y sinh năm 1892. Y khai gian. Sự thực, y sinh năm 1890.
Điểm 4: Trong đơn xin học, y khai đã học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ nho. Chỉ có vậy.
Nói tóm lại: Nguyễn Tất Thành nạp đơn xin vào học nội trú Trường Thuộc Đia Pháp, là để có chỗ ăn chỗ ở, đỡ đói rét, và để sau này được về làm quan cho Tây. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.
Nhưng đơn của y đã bị bác.

Lời bàn Mao Tôn Cương rất sáng suốt của Cụ Víp KK, Chánh Án Tư Quốc Tế Pháp Viện Đình Tân Kiểng cạnh đống rác đường Trần Hưng Đạo Sàigòn ngày xưa:
Lời bàn 1: Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, vì đói rách và không tương lai, đã nạp đơn xin học nội trú trường thuộc điạ của Pháp và đơn đã bị bác. Vụ này, y giấu tất cả mọi người. Bọn Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng không biết, cho nên cứ mồm loa mép giải rằng: vì ghét cái học của Pháp, Bác đã bỏ học, đi tìm đường cứu nước.
Lời bàn 2: Tất cả sách vở của đảng đều viết rằng hồi nhỏ Bác đã từng học trường Quốc Học Huế và từng dậy học tại trường Dục Thanh, Phan Rang. Đây là những thành tích văn hóa tốt. Nếu có thật, Nguyễn Tất Thành đã không dại gì mà không kê khai trong lá đơn xin học. Nhưng, trong đơn xin học, y chỉ dám khai là đã "học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ nho". Y không dám khai gian, vì sợ người Pháp có hồ sơ của trường Quốc Học Huế và trường Dục Thanh.
Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười của Đảng CSVN, tức Nguyễn Cống ngày xưa làm nghề hoạn lợn từng bị người ta vác dao rượt vì hoạn chết lợn của người ta, rất hoan nghênh những nhận định rất sáng suốt của cụ VIPKK.
Cựu Tổng bí thư Đỗ Mười còn nói: tất cả đảng CSVN bọn tôi, đứa nhớn đứa nhỏ, nhất là những đứa đã vào được Chính Trị Bộ, đều gian manh bịp bợm. Nhưng, so với Bác Hồ, bọn tôi còn kém xa.
Về vụ án cụ Nguyễn Sinh Sắc, cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười cho biết: vụ đó có thiệt. Sở dĩ Trần Minh Siêu có được tài liệu và dám in trong cuốn "Những người thân trong gia đình Bác Hồ" là do sự bảo trợ ngầm của Võ Văn Kiệt, lúc đó đứng thứ 3 trong chính trị bộ.
Vẫn theo Cựu tổng bí thư Đỗ Mười, thì tài liệu ấy đã do bọn phản đảng miền Nam (Bẩy Trấn, Trần Văn Giầu và Nguyễn Hộ) ngầm phổ biến trong cuộc hội thảo của Câu lạc bộ "Những người kháng chiến cũ Sài Gòn". Cuộc hội thảo này đã diễn ra ngày 07/01/1990, tại Nhà Văn hoá Lao động Sài Gòn, tức trụ sở quốc hội cũ thời Mỹ Nguỵ. Cuộc hội thảo ấy mang tên:
"Công cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới ở các nước Xã hội chủ nghĩa anh em và ở Việt Nam". Diễn văn khai mạc là của Trần Văn Giầu. Diễn văn bế mạc là của Nguyễn Hộ.
Vẫn theo cựu tổng bí thư Đỗ Mười, thì cuốn sách của Trần Minh Siêu đã in xong và phân tán trong một đêm tại Hà-nội, dưới sự bảo trợ ngầm của phe cánh Võ Văn Kiệt. Sau đó, nhà nước đã cho cán bộ đi tịch thu, nhưng không kịp. Trong Nam cũng như ngoài Bắc, bọn phản động chuyền tay nhau in lén ra hàng trăm ngàn cuốn và bán chợ đen rất chạy.

Chương ba
Lại đi kiếm ăn; đánh cắp danh xưng Nguyễn Ái Quốc.
Sau khi đơn xin vào học Trường Thuộc Điạ bị bác, Nguyễn Tất Thành vô cùng chán nản.
Tài liệu của đảng viết: "Bác lại đi tìm đường cứu nước".
Bác lại đi làm bồi tầu.
Vì phải làm việc quá nặng nhọc, Nguyễn Tất Thành mắc bệnh ho lao, sức khỏe trở nên suy nhược, và bị đuổi khỏi hãng.
Y về sống tại Anh, số 10 Orchard Place, Southampton, England. Tại đây, y làm đủ nghề: quét tuyết, bồi khách sạn, bồi ổ điếm, rửa phim ảnh; đời sống cô đơn và cơ cực. Vì vậy y quyết định rời Luân Đôn để về sống ở Paris.
Y viết thư cho cụ Phan Chu Trinh lúc đó ở Paris. Trong thư, y gọi cụ Phan là Hy Bá Nghi Mã Đại Nhơn, và xưng cháu. "Cháu muốn biết như cháu có thể gặp Bác trước lúc Bác đi hay không và cháu rất cần một lời..." Bức thư này do y viết tay, hiện lưu trữ tại thư khố Luân Đôn.
Năm Đinh Tỵ (1917), y rời Luân Đôn, về định cư tại Paris, làm nghề thợ ảnh, đời sống vẫn cơ cực và không tương lai.
Lúc đó, Paris có đông người Việt Nam lưu vong, và là trung tâm của nhiều tổ chức chính trị Pháp thiên tả, đặc biệt Đảng Xã Hội Pháp SFIO (Section Francaise de l’Internationale Ouvrière), một chi nhánh của Đệ Nhị Quốc Tế.
Lúc đó, phong trào Việt Nam chống Pháp dành độc lập lan rộng. Hai nhóm chính được sử sách ghi nhận. Một nhóm, do cụ Phan Chu Trinh lãnh đạo, nhắm vào văn minh Âu Châu. Một nhóm, do cụ Phan Bội Châu lãnh đạo, tức Việt Nam Quang Phục Hội, nhắm vào Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên. Nhóm thứ nhất hoạt động tại Pháp. Nhóm thứ hai hoạt động tại Trung Hoa.
Sách vở Việt Cộng đã triệt để khai thác sự kiện này, khi viết "Bác đi tìm đường cứu nước", với thâm ý đặt bác Hồ của họ ngang hàng với những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, của người quốc gia Việt Nam.
Lúc đó, tại Paris có nhóm nhân sĩ Việt Nam của cụ Phan Chu Trinh, luật sư Phan Văn Trường, và kỹ sư Nguyễn Thế Truyền. Nhóm nhân sĩ này rất đươc kính nể, vì là tác giả nhiều bài tham luận chính trị có tầm vóc, như "Le Procès Contre La Colonisation Francaise" (Bản Án Chống Thực Dân Pháp), Le Paria (Việt Cộng dịch là Người Cùng Khổ) và "Mémorandum des Revendications du Peuple Annamite" (Những Yêu Sách Của Nhân Dân Annam) gửi Hội Nghị Versailles năm 1919.
Những tài liệu này được viết bằng một tiếng Pháp trình độ hàn lâm, và được ký dưới một tên chung: Le Patriote, hoặc Nguyen Le Patriot.
Kẻ được thuê mướn đi phân phát những tài liệu đó tại Paris, là Nguyễn Tất Thành.
Nguyễn Tất Thành đã không bỏ lỡ cơ hội. Y tự nhận là Nguyen Le Patriot. Y trở thành Nguyễn Ái Quốc. Và y đã vào được đảng Xã Hội Pháp (SFIO). Một vinh dự lớn cho y.

Lời bàn Mao Tôn Cương rất sáng suốt của cụ Vip KK Chánh Án Tư Tối Cao Pháp Viện đình Tân Kiểng cạnh đống rác đường Trần Hưng Đạo Sàigòn ngày xưa:
Ngày xưa tôi tập sự luật sư tại văn phòng Luật sư Bùi Tường Chiểu, số 148 Pasteur, Sàigòn. Ls Chiểu đã dậy dỗ tôi nhiều về văn chương Pháp, và về khoa hùng biện.
Luật sư Chiểu từng quen thân Ls Nguyễn Mạnh Tường. Theo Ls Chiểu kể lại, thì Ls Nguyễn Mạnh Tường quả quyết: Nguyễn Tất Thành chỉ nói đuợc thứ tiếng Pháp của anh em lính thợ Annam không chuyên nghiệp ONS (Ouvrier Non Spécialisé) được tuyển mộ sang Pháp thời đó. Nguyễn Tất Thành không đủ trình độ để hiểu, chứ chưa nói viết, những bài tham luận có tầm vóc như "Le Procès Contre La Colonisation Francaise", và nhất là bản "Memorandum des Révendications du Peuple Annamite" gửi Hội Nghị Hoà Bình tại Versailles năm 1919.
Mới đây, bạn tôi, Chủ nhiệm Lê Hồng Long của tờ Thế Giới Ngày Nay, gửi cho tôi tuyển tập "Une Histoire de Conspirateurs Annamites à Paris" của Ls Phan Văn Trường. Tôi đã đọc.
Trong bài tựa của tuyển tập, trang 6, học giả Ngo Van viết: "En 1919, il rédige le ‘Mémorandum des Revendications du Peuple Annamite’ adressé à la Conférence de Paix à Versailles, dont Nguyen Ai Quoc – le futur Ho Chi Minh – revendiquera la paternité. (Tạm hiểu: "Năm 1919, [Phan văn Trường viết] ‘bản văn ngoại giao về những yêu sách của nhân dân Annam’ gửi Hội Nghị Hoà Bình tại Versailles. Bản văn đó, Nguyễn Ai Quốc, tức Hồ Chí Minh sau này, đã mạo nhận là tác giả).
Tôi muốn kết luận gì đây? Tôi muốn kết luận: tất cả những bản văn chính trị viết bằng tiếng Pháp tại Paris từ 1910 đến 1940 và ký tên Nguyễn Ái Quốc, đã do người khác viết, Nguyễn Ái Quôc chỉ là kẻ mạo danh.
Năm 1960, cụ Nguyễn Thế Truyền ra tranh cử tổng thống tại miền Nam Việt Nam. Tôi có đi theo anh em báo chí đến nghe Cụ nói chuyện.
Khi đuợc hỏi về những tài liệu viết bằng tiếng Pháp tại Paris ký tên Nguyễn Ái Quốc, nhất là bản Mémorandum gửi Hội Nghị Hoà Bình Versailles 1919, cụ Truyền nói: Nguyễn Tất Thành chưa học hết tiểu học Pháp. Lúc đó ở Paris, nhóm chúng tôi mướn anh ta đi phân phát những tài liệu đấu tranh bằng tiếng Pháp do chúng tôi viết. Anh ta đã nhận xằng mình là Nguyễn Le Patriot và nhận xằng mình là tác giả những tài liệu đó.
Đó là Nguyễn Ái Quốc, tức Bác Hồ của đảng CSVN.

Chương bốn
Đói ăn và thèm danh vọng; trở thành tay sai Đệ Tam Quốc Tế.
Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc trở thành tay sai của Đệ Tam Quốc Tế.
Đệ Tam Quốc Tế là gì?
Là Cộng Sản Quốc Tế (Komintern) do Lê Nin sáng lập năm 1919, nhằm tách ra khỏi Đệ Nhị Quốc Tế.
Đệ Tam Quốc Tế chủ trương liên minh giai cấp vô sản trên thế giới với các dân tộc bị đàn áp trên thế giới để tiến hành một cuộc cách mạng toàn thế giới do Liên Sô lãnh đạo. Tiến hành bằng đấu tranh giai cấp và bạo lực.
Đệ Tam Quốc Tế – do Liên Sô sáng lập, và lãnh đạo – bao trùm tất cả các đảng CS điạ phương trên thế giới. Những đảng CS điạ phương này chỉ là lũ tôi tớ nằm trong kỷ luật sắt của Liên Sô, và có bổn phận phải đóng góp cho sự lớn mạnh của Liên Sô. Đóng góp bằng tiền bạc cướp được của nhân dân, và đóng góp bằng xương máu, nếu tình thế đòi hỏi.
Đệ Tam Quốc Tế là bản thân Liên Sô, một đế quốc thực dân, bóc lột, tàn bạo và đểu cáng như chưa hề có trong lịch sử nhân loại.
Nguyễn Ái Quốc đã đi theo Đệ Tam Quốc Tế. Và y đã trở thành một cán bộ đắc lực của Đệ Tam Quốc Tế. Y không còn con đường nào khác để giải quyết cái hiện tại "đói rách" của y lúc đó. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.
Y được Mạc Tư Khoa trợ cấp hàng tháng một số tiền khá lớn, và được Mạc Tư Khoa xử dụng như một cán bộ nòng cốt trong chiến lược nhuộm đỏ Đông Dương.
Lúc đó là tháng 07/1920. Theo tài liệu Việt Cộng, lúc đó y 30 tuổi.
Tháng 12/1920 Đảng Xã Hội Pháp (SFIO) họp đại hội tại Tours (Pháp quốc), Nguyễn Ái Quốc đứng lên đả kích SFIO. Sau đó, y bỏ SFIO, công khai gia nhâp đảng Cộng Sản Pháp, và trở thành cán bộ chính thức của Liên Sô. Nguyễn Ái Quốc nổi danh từ đó.
Tất cả sách vở Việt Cộng đều viết: con đường giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản thế giới, và vì lòng nhân ái muốn cứu dân cứu nước, Bác đã đi theo con đường cách mạng vô sản.
Sách vở Việt Cộng còn nhắc lại bài ca rất mùi của Nguyễn Ái Quốc, cái đêm y đọc "Bản Luận Cương Lê Nin". Chúng ta hãy nghe Nguyễn Ái Quốc ca sáu câu vọng cổ:
"Luận cương của Lê Nin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, tin tưởng biết bao ! Tôi vui mừng đến phát khóc. Ngồi một mình trong buồng, tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ: đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta" (Hồ Chí Minh Toàn Tập. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 127).
Người ta không khỏi lắc đầu.
Thứ nhất: Hồ Chí Minh vô cùng lưu manh. Lưu manh ngay cả đối với những tay chân thân tín nhất của y. Vụ y nạp đơn xin vào học nội trú trường Thuộc Điạ của Pháp, là bằng cớ. Vụ này, cho đến lúc chết, y vẫn giấu. Giấu Đảng, giấu cả Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh. Vì vậy tất cả đảng CS Việt Nam đã mắc lỡm khi ca tụng Bác "vì căm thù giặc Pháp, nên đã bỏ học rất sớm".
Rồi quyển "Những mẩu truyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch", do Trần Dân Tiên ( tức Hồ Chí Minh) viết ca tụng chính Hồ Chí Minh, là bằng cớ thứ hai ,về cái lưu manh của Hồ Chí Minh.
Tôi vừa đưa ra hai sự việc, để chứng minh một sự thực: Hồ Chí Minh là một tên lưu manh, và có tài đóng kịch.
Bên cạnh cái lưu manh và tài đóng kịch, còn một thực tế phũ phàng: cái nghèo khổ đói rách của y lúc đó. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.
Cho nên: sự kiện y trở thành tay sai Đệ Tam Quốc Tế là điều dễ hiểu.
Đó là con đường duy nhất giúp y thoát khỏi cảnh nghèo đói lúc đó tại Paris. Và đó cũng là con đường có thể đưa y tới danh vọng.
Nói tóm lại, Nguyễn Ái Quốc đi theo Đệ Tam Quốc Tế, vì không còn đường tiến thân nào khác. Và nhất là vì nhu cầu cấp bách của y lúc đó tại Paris, nhu cầu có miếng ăn hàng ngày và đỡ đói rách. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.

Lời bàn Mao Tôn Cương rất sáng suốt của cụ Vip KK Chánh Án Tư Tối Cao Pháp Viện đình Tân Kiểng cạnh đống rác đường Trần Hưng Đạo Sàigòn ngày xưa:
Nguyễn Ái Quốc đi theo Đệ Tam Quốc Tế, vì đói, vì tiền. Y không mất mát gì. Y không xuất thân từ một dòng họ danh vọng. Y xuất thân từ một gia đình hạ cấp đói rách, như hầu hết những cán bộ đầu sỏ Việt Cộng sau này. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.
Bài ca Luận Cương Lê Nin của Hồ Chí Minh chỉ là sáu câu vọng cổ rẻ tiền nhằm biện minh cho sự bán thân và vong thân của y. Bán thân vì đói, vong thân vì tiền.
Cựu Tổng Bí Thư đảng CSVN Đỗ Mười, tức Nguyễn Cống ngày xưa làm nghề hoạn lợn và từng bị người ta vác dao rượt vì hoạn chết lợn của người ta, hoàn toàn đồng ý với lời bàn rất sáng suốt này của cụ Vip KK.

Chương năm
Tay sai Đệ Tam Quốc Tế; Thời kỳ huấn luyện tại Nga Sô.
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đuợc CS Pháp thuê mướn đi rải truyền đơn. Bị mật thám Pháp truy nã, y được đảng CS Pháp bố trí cho sang Đức, rồi từ Đức đáp xe lửa đi Mạc Tư Khoa. Giấy thông hành của y (số 1829, đề ngày 16/06/1925 đóng dấu toà đại sứ Nga tại Bá Linh) ghi: Chen Wang, sinh ngày 15/01/1895 tại Đông Dương, làm nghề thợ ảnh. (Nguyên văn: Chen Wang né le 15 Janvier 1895 à Indochine, profession: photographe).
Nguyễn Ái Quốc được ở lại Mạc Tư Khoa, học tập lý thuyết Marx, học tập chủ nghĩa Marx - Lenin, và học tập sách lược đấu tranh của Lê Nin.
Y được tham dự đại hội đảng Cộng Sản Quốc Tế tại Mạc Tư Khoa, trên tư thế một đảng viên CSQT đại diện nhân dân Viêt Nam. Trước đại hội, y đã lớn tiếng tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Ngoài ra, y cũng được dự một vài hội nghị khác tại Mạc Tư Khoa. Cũng vẫn bài bản cũ: tố cáo thực dân Pháp và bày tỏ lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Liên Sô trong sự nghiệp giải phóng nhân loại khỏi áp bức.
Và y đã trở thành một cán bộ thuần thành của Mạc Tư Khoa.
Nhưng y không thể trở lại Pháp. Vì vậy, Mạc Tư Khoa đã xử dụng y trong tổ chức mang tên Cục Đông Phương CSQT.

Chương sáu
Tay sai đê tam quốc tế; Thời Kỳ Hoạt Động tại Trung Hoa Cục Đông Phưong Cộng Sản Quốc Tế (CĐP/ CSQT) là gì?
Là một phân bộ quan yếu của Mạc Tư Khoa tại Đông Phương lúc đó, với nhiệm vụ lũng đọan Trung Hoa Quốc Gia (Trung Hoa Quốc Gia của Tôn Dật Tiên, và sau này của Tưởng Giới Thạch), đồng thời giúp đỡ đảng CS Trung Quốc của Mao Trạch Đông còn đang trong thời kỳ phôi thai.
Riêng đối với Nguyễn Ái Quốc, CĐP / CSQT còn là chặng đường lý tưởng giúp y du nhập chủ nghĩa CS vào Việt Nam.
Lúc đó, y lấy tên là Lý Thụy.
Năm Quý Hợi (1923) Lý Thụy được Mạc Tư Khoa phái sang Quảng Châu, phục vụ trong phòng thông tin của Borodin (sách Tầu ghi là Pháo La Đình), môt cán bộ của Mạc Tư Khoa.
Võ Nguyên Giáp đã viết rất rõ "Lý Thuỵ được phái sang Quảng Châu để chỉ đạo phong trào cách mạng và phong trào nông dân ở Trung Quốc và một số nước châu Á".
Ngoài ra, tất cả sách vở Việt Cộng đều viết: Quảng Châu, Miền Nam Trung Quốc, là nơi nhiều nhà cách mạng VN yêu nước đang hoạt động, cho nên Người rất quan tâm.
Người đây là Lý Thụy, tức Hồ Chí Minh. Theo sử gia Trung Hoa Tưởng Vĩnh Kính trong quyển Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc, thì lúc đó "Quảng Châu không những là một trung tâm cách mạng của Trung Quốc, mà còn là thánh địa của Á Châu chống đế quốc chủ nghĩa".
Và Mạc Tư Khoa đã gửi Lý Thụy đến thánh địa đó.
Tại Quảng Châu, Lý Thụy có dịp tiếp xúc một số thanh niên VN của Phong Trào Đông Du, thuộc Tâm Tâm Xã, một tổ chức chống Pháp dành độc lập.
Tâm Tâm Xã do cụ Phan Bội Châu thành lập tại Quảng Châu năm Giáp Dần (1914). Tổ chức này đuợc giới cách mạng Trung Hoa Quốc Gia cũng như giới cách mạng Việt Nam Quốc Gia ngưỡng mộ, nhất là sau vụ liệt sĩ Phạm Hồng Thái.
Chúng ta nên ôn lại lịch sử:
Năm Quý Hợi (tháng 06/1923) Toàn Quyền Đông Dương Merlin ghé qua Sa Diện (Quảng Châu) trên đường sang Nhật Bổn. Phạm Hồng Thái ám sát Merlin, nhưng ám sát hụt. Bị cảnh sát truy nã, họ Phạm gieo mình xuống đầm Bạch Nga. Thi hài họ Phạm đuợc anh em cách mạng Việt Nam tại Trung Hoa vớt lên chôn ở chân đồi Bạch Vân. Năm Ất Sửu (1925), để tôn vinh nhà cách mạng VN, tỉnh truởng Quảng Châu là Hồ Hán Dân đã truyền đưa hài cốt họ Phạm vào an táng tại Hoàng Hoa Cương, thánh địa của những vị anh hùng cách mạng Trung Hoa Dân Quốc.
Phạm Hồng Thái được coi là linh hồn của Tâm Tâm Xã.
Lý Thuỵ, tức Hồ Chí Minh, đã xâm nhập đuợc Tâm Tâm Xã, nhân danh cách mạng Việt Nam, và nhân danh tinh thần Phạm Hồng Thái bất diệt. Y đã lừa bịp được tổ chức này và được tổ chức này nhiệt tình ủng hộ. Một vài thành viên ưu tú của Tâm Tâm Xã đã được y móc nối gửi sang học tập tại Mạc Tư Khoa, và trở thành cán bộ CS sau này.
Năm Ất Sửu (1925), trong mưu đồ nắm trọn quyền lãnh đạo Tâm Tâm Xã, và để kiếm một món tiền thưởng rất lớn của thực dân Pháp, Lý Thụy đã cùng với Lâm Đức Thụ (tức Nguyễn Công Viễn) lập mưu bắt cụ Phan Bội Châu trao cho Pháp.
Cụ Phan bị bắt tại Thượng Hải, bị đưa về Hương Cảng, rồi từ đó bị giải về Hải Phòng. Ngày 8 tháng 10 năm Ất Sữu (23/11/1925) , cụ bị đưa ra trước Đại Hội Đồng Đề Hình của Pháp (tại Hải Phòng) và bị lên án tử hình. Sau đó, để trấn an dư luận, toàn quyền Varenne của Pháp đã ra lệnh ân xá, và an trí cụ tại Huế. Cũng năm Ất Sửu (1925), tại Quảng Châu, tổ chức "Việt Nam Thanh Niên Cách Mệnh Đồng Chí Hội’ ra đời, gồm phần lớn thành viên của Tâm Tâm Xã. Tổ chức nói trên cũng đã bị Lý Thụy xâm nhập, và trở thành đội ngũ tiền phong của đảng CSVN sau này.
Theo Hoàng Văn Hoan tác giả "Giọt Nước Trong Biển Cả" xuất bản thâp niên 1980, thì suốt thời kỳ hoạt động tại Trung Hoa, Bác đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của cụ Hồ Học Lãm, một nhà cách mạng VN có uy tín lớn tại Trung Hoa Dân Quốc lúc đó.
Bác đây là Lý Thụy, tức Hồ Chí Minh.
Cũng theo Hoàng Văn Hoan thì cụ Hồ Học Lãm lúc đó vẫn coi Bác là một nhà cách mạng Việt Nam trong truyền thống Phạm Hồng Thái- Nguyễn Thái Học.
(Chú thích của tôi, Nguyễn Văn Chức: Hoàng văn Hoan là Đại sứ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đầu tiên tại Bắc Kinh năm 1950; Uỷ Viên Trung Ương Đảng năm 1951; Uỷ Viên Chính Trị Bộ 1956 về Cải Cách Ruộng Đất, Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký Uỷ Ban Thường Vụ Quốc Hội Khoá 1 năm 1958, khoá 2 năm 1960, khoá 3 năm 1964, khoá 4 năm 1971; Uỷ Viên Chính Trị Bộ đảng CSVN năm 1960, Bí Thư Thành Uỷ Hà-nội năm 1961).
Theo tất cả sách vở và tài liệu của Việt Cộng, đặc biệt quyển "Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam" của Võ Nguyên Giáp, thì năm Canh Ngọ (tháng 2 năm 1930), Trần Phú sáng lập Việt Nam Cộng Sản Đảng . Vẫn theo Võ Nguyên Giáp, thì tháng 10 năm đó, thi hành lệnh của Mạc Tư Khoa, Bác đã đổi tên Việt Nam Cộng Sản Đảng thành Đông Dương Cộng Sản Đảng.
Bác đây là Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh.
Sáu tháng sau, ngày 19/04/1931 Trần Phú, – từng được huấn luyện tại Mạc Tư Khoa, có tầm vóc hơn Hồ Chí Minh, và là lãnh tụ đầu tiên của phong trào CS tại Đông Dương – đã bị Pháp bắt tại Sàigòn. Dư luận lúc đó quả quyết: Nguyễn Ái Quốc đã chủ mưu vụ này, nhằm loại trừ một đối thủ có tầm vóc.

Lời bàn Mao Tôn Cương rất sáng suốt của cụ Vip KK Chánh Án Tư Tối Cao Pháp Viện đình Tân Kiểng cạnh đống rác đường Trần Hưng Đạo Sàigòn ngày xưa:
Nguyễn Tât Thành, tức Nguyễn Ái Quốc, tức Hồ Chí Minh, là một tên đại lưu manh. Nhờ vậy, y đã thành công rực rỡ. Từ một tên bồi tầu đói rách, y đã trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cờ đỏ sao vàng, và vị lãnh đạo tối cao của đảng CSVN.
Đại hội X (tức đại hội 10, nhân dân trong nước đọc là đại hội Ếch) của đảng CSVN hồi tháng Tư 2006 vừa qua đã khiến cả nước phải lắc đầu. Ngay cả bọn Phan Văn Khải CSVN cũng đã phải ngượng mồm khi lên tiếng tôn vinh Hồ Chí Minh.
Cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN Đỗ Mười, tức Nguyễn Cống ngày xưa làm nghề hoạn lợn từng bị người ta vác dao rượt vì hoạn chết lợn của người ta, rất đồng ý với lời bàn rất sáng suốt nói trên của cụ Vip KK.
Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười cho biết: Phan văn Khải, tức tên thủ tướng của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa VN trong chuyến Úc du tháng 04/2005 và Mỹ du tháng 06/2005 đã bị Người Việt Tỵ Nạn vác cờ vàng ba sọc đuổi chạy vãi cả ra quần, cũng rất đồng ý với lời bàn rất sáng suốt của cụ Vip KK.
Tổng Bí Thư Đỗ Mười còn cho biết: hai tên Nguyễn Minh Triết, Nguyẽn Tấn Dũng – bây giờ có trong tay cả trăm triệu Mỹ kim nhờ tham nhũng, trộm cắp buôn lậu – cũng rất đồng ý với lời bàn rất sáng suốt của cụ Vip KK vô vàn mến yêu.
Cựu tổng bí thư Đỗ Mười cũng cho biết: hai tên Nguyễn Minh Triết, Nguyễn tấn Dũng dự định sang Mỹ vận động cho nhà nước và đảng ta, nhưng sợ bị lũ ngụy hải ngoại đánh đuổi như đã đánh đuổi Phan văn Khải trước đây năm 2005.
Cựu tổng bí thư Đỗ Mười còn chửi địt mẹ cái Nghị Quyết chó đẻ 36-NQ/TU ngày 26/03/2004. Theo cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười, thì Phan Văn Văn Khai phàn nàn rằng: chính vì cái nghị quyết chó đẻ 36-NQ/TU ấy, mày đã bị Người Việt Hải Ngoại cầm cờ vàng ba sọc đánh đuổi như con chó, trong chuyến Úc du và Mỹ du của y năm 2005.

Chương bảy
Trốn khỏi Trung Hoa; sang hoạt động bên Xiêm La.
Năm 1927, chính quyền Trung Hoa Quốc Gia mở chiến dịch lùng bắt cộng sản.
Borodin bỏ chạy về Mạc Tư Khoa. Nguyễn Ái Quốc bị bắt giam. Nhờ uy tín của cụ Hồ Học Lãm, y đã được phóng thích. Y trốn về Mạc Tư Khoa, và được Mạc Tư Khoa phái sang Hương Cảng, làm việc dưới quyền một tên CS Pháp: Hilaire Noulens (sách Tầu ghi là Ngưu Lan).
Nguyễn Ái Quốc được Ngưu Lan giao phó công tác vùng Đông Bắc Thái Lan, nơi có đông nguời Việt lưu vong. Chỉ trong mấy năm, y gặt hái đuợc nhiều kết quả, nhờ tài tổ chức và bịp bợm.
Và cũng nhờ thời cuộc.
Ngày 10/02/1930, cuộc khởi nghĩa Yên Báy thất bại. Nhiều anh em VN Quốc Dân Đảng bị Pháp bắt, tra tấn, thủ tiêu. Đảng trưởng Nguyễn Thái Học bị bắt tại ấp Cồ Việt tỉnh Hải Dương. Ngày 17/07/1930 ông và một số đồng chí bị đưa lên máy chém tại Yên Báy. Trước khi chết, ông đã hô to "Không thành thân thì thành nhân. Việt Nam muôn năm".
Theo quyển "Hồ Chí Minh Tại Trung Quốc" của Tưởng Vĩnh Kính, thì Nguyễn Ái Quôc đã vô cùng hoan hỉ truớc tai họa của Việt Nam Quốc Dân Đảng, coi đó là cơ hội ngàn vàng. Y đem đảng CS của y trám vào chỗ trống. Trong thư luân lưu gửi đảng viên, y viết:
"Lần khởi nghĩa Yên Báy giai cấp tư sản đã mất hết ảnh hưởng trong việc vận động giải phóng dân tộc; đảng ta được tha hồ tổ chức giai cấp công nhân và quần chúng nông dân lao động vào đảng, và đảng ta trở thành lực lượng duy nhất thi hành lãnh đạo cách mạng chống đế quốc chủ nghĩa".

Chương tám
Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của Người Quốc Gia Trở Thành Mặt Trận Việt Minh.
Ngày 20/06/1940, Pháp bị Đức đánh bại ở Âu Châu, Nguyễãn Ái Quốc triệu tập đại hội đảng tại Côn Minh, sửa soạn về nước cướp chính quyền.
Tưởng cũng nên nhắc lại: tại Trung Hoa lúc đó, có những tổ chức cách mạng sau đây của người Việt quốc gia lưu vong:
1. Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội do cụ Hồ Học Lãm chủ trì.
2. Việt Nam Giải Phóng Đồng Minh Hội do cụ Trương Bội Công chủ trì.
3. Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, do cụ Nguyễn Hải Thần chủ trì.
Mượn danh nghĩa chống Pháp dành độc lập, Nguyễn Ái Quốc đã xâm nhập được những tổ chức nói trên. Thành công ngoạn mục nhất của y là đã cướp danh xưng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội (của cụ Hồ Học Lãm) để đặt tên cho một tổ chức cộng sản của y.
Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội của cụ Hồ Học Lãm đã bị bỏ mất chữ Hội, để trở thành Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt Việt Minh, một tổ chức võ trang tuyên truyền với võ khí do Trung Cộng cấp phát và cán bộ do Trung Cộng đào tạo.
Về vụ thành lập mặt trận Việt Minh, Võ Nguyên Giáp viết như sau:
"Tháng 05/1941, Người chủ trì Hội Nghị Trung Ương lần thứ 8 [...] Hội Nghị đề ra chủ trương thành lập mặt trận rộng rãi lấy tên là Mặt Trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Mặt Trận Việt Minh" (Tư Tưởng Hồ Chí Minh Và Con Đuờng Cách Mạng VN, tr. 32).
Người đây, là Hồ Chí Minh.
Trước và sau Võ Nguyên Giáp, cả trăm sách vở Viêt Cộng đều cùng một luận điệu đó.

Lời bàn Mao Tôn Cương rất sáng suốt của cụ Vip KK Chánh Án Tư Tối Cao Pháp Viện đình Tân Kiểng cạnh đống rác đường Trần Hưng Đạo Sàigòn ngày xưa:
Trong đảng CSVN, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thái Mai (bố vợ của y), và Hoàng Minh Giám, là những người có học nhất.
Cả ba từng là cựu giáo sư trường trung học Thăng Long Hà Nội ngày xưa. Cả ba đã đi theo cộng sản. Và cả ba rất hèn. Nhất là Võ Nguyên Giáp.
Trong vụ tên tướng VC Hoàng Văn Thái, người được Võ Nguyên Giáp che chở và cất nhắc (nghe nói còn là thông gia với Võ Nguyên Giáp), bị bọn Lê Đức Thọ Lê Duẩn ám hại, Võ Nguyên Giáp đã không dám hé răng. Năm 2002, bản thân y bị bọn Lê Khả Phiêu công khai hạ nhục. Y cũng không dám hé răng.
Cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN Đỗ Muời, tức Nguyễn Cống ngày xưa làm nghề hoạn lợn từng bị người ta vác dao ruợt vì hoạn chết lợn của nguời ta, rất hoan nghênh nhận định rất sáng suốt này của cụ VIP KK.
Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười cho biết: giữa thập niên 1990, Võ Nguyên Giáp bị bọn Lê Khả Phiêu làm nhục. Để vớt vát uy tín, Võ Nguyên Giáp đã viết quyển "Tư Tưởng Hồ Chí Minh Và Con Đường Cách Mệnh". Trong quyển sách ấy (xuất bản năm 1997), Võ Nguyên Giáp kể truyện bác Hồ lúc bé phải bế em đi hàng xóm xin sữa xin ăn, tuởng rằng viết như vậy là đề cao Bác. Võ Nguyên Giáp đã bị cả đảng chửi như con chó. Bọn Lê Khả Phiêu đã xuýt tát vào mặt y.
Cũng trong cuốn sách đó, trang 247, Võ Nguyên Giáp còn viết rằng các nhà văn hoá của đảng đã phát hiện khoảng 600 (sáu trăm) gương tốt của bác Hồ. Địt mẹ, cả đảng phải bịt mũi. Nịnh Bác, mà nịnh quá, chỉ làm trò hề.
Cũng trong cuốn sách đó, trang 249, Võ Nguyên Giáp còn viết:
"Năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ Chí Minh, Tổ Chức Văn Hoá Và Giáo Dục Thế Giới (UNESCO) đã tôn vinh Người là Vị Anh Hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn hoá kiệt xuất..."
Theo Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười, thì Võ Nguyên Giáp lại viết láo. Năm đó (1990), quả thật UNESCO dự định tôn vinh Bác là nhà văn hoá kiệt xuất, nhưng bị lũ nguỵ hải ngoại chống đối. Lũ Nguỵ hải ngoại kéo nhau đến biểu tình la hét trước Hội Nghị UNESCO tại Giơ Ne Vơ, và hô to đả đảo Hồ Chí Minh. Sau đó, UNESCO đã nhìn thấy sự thật, rút lại ý định tôn vinh Bác, và xin lỗi lũ nguỵ.
Thế mà Võ Nguyên Giáp dám viết rằng bác đã đuợc UNESCO tôn vinh.
Ngoài ra, tủ sách giáo khoa của đảng và nhà nước có quyển sách mang tên "Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh, Những tác phẩm tiêu biểu (Nxb Giáo Dục, xuất bản ngày 01/01/2000, Sài Gòn). Quyển sách giáo khoa này cũng trích dẫn lời của Võ Nguyễn Giáp, và lớn tiếng ca tụng Bác đã được UNESCO vinh danh là nhà văn hoá kiệt xuất của thế kỷ 20. Trang 14 của quyển sách đó viết như sau (nguyên văn):
"Năm 1990, Tổ Chức Văn Hoá Giáo Dục Khoa Học Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã trao tặng Chủ Tịch Hồ Chí Minh danh hiệu danh nhân văn hoá thế giới, và đã long trọng kỉ niệm 100 năm sinh của Người".
Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười còn nói: toàn bộ sách giáo khoa và nền giáo dục của đảng CSVN chúng tôi từ hơn 50 năm nay đều là gian manh lừa lọc. Tội nghiệp cho bao nhiêu thế hệ học sinh con em chúng ta.
Vẫn theo Cựu Tổng Bí Thư Hoạn Lợn Đỗ Mười, thì đã đi theo Bác, thằng đéo nào cũng hèn, cũng lưu manh bịp bợm. Càng có học, lại càng hèn, càng lưu manh bịp bợm. Võ nguyên Giáp là điển hình.
Cựu Tổng Bí Thư Hoạn Lợn Đỗ Mười gửi biếu cụ Vip KK quyển "Tư tưởng Hồ Chí Minh" của Võ Nguyên Giáp, kèm hai câu ca dao đuợc truyền tụng trong dân gian khi Võ Nguyên Giáp bị bọn Lê Đức Thọ hạ tầng công tác xuống làm Chủ Tịch Uỷ Ban Hạn Chế Sanh Đẻ Nhà Nưóc:
"Ngày xưa đại tướng công đồn
Bây giờ đại tướng canh l. cản c.

và:
"Ngày xưa đại tướng cầm quân
Bây giờ đại tướng cầm quần chị em"

Chương chín
Bản chúc thư số hai; Hồ Chí Minh chạy tội trước lịch sử.
Hồ Chí Minh chết ngày 02/09/1969, và được phát tang ngày 03/09/1969. Y để lại một bản chúc thư trong đó y kể công lao của y và của đảng CSVN đối với dân tộc. Y vui mừng sắp được về với thánh tổ Các Mác. Y căn dặn đảng viên các cấp phải "giữ gìn đảng như giữ gìn con ngươi của mắt".
Bản chúc thư nói trên – gọi là bản chúc thư số I – được Việt Cộng trân quý như thánh kinh của đảng.
Ngoài bản chúc thư số I nói trên, cuối thập niên 1980, người ta thấy xuất hiện ở Pháp một bản chúc thư số 2, đề ngày 14-8-1969, nói là do Hồ Chí Minh viết để lại cho đúa con gái lai tại Pháp.
Trong bản chúc thư số 2 này, Hồ Chí Minh phủ nhận bản chúc thư số I. Chẳng những thế, y còn viết rõ: y hối hận đã đi theo cộng sản làm hại đất nước.
Năm 1986, một ngưòi Pháp từ Paris gửi biếu tôi – Nguyễn văn Chức – bản chụp chúc thư số 2 này, kèm bản chụp bút tự của Hồ Chí Minh.
Nếu tôi không lầm, thì bản chúc thư số 2 này cũng đã được phổ biến trên nhiều báo tiếng Việt ở hải ngoại, hồi cuối thập niên 1980.

Dưới đây, tôi xin đăng lại nguyên văn bản chúc thư số 2 ấy, như một tài liệu:
"Thời xưa, ở bên Trung Quốc, người ta thường nói con chim trước khi chết thì tiếng kêu thương, con người trước khi chết thì lời nói phải. Tôi tự xét mình chẳng còn sống bao lâu nữa, nên cố gắng viết di chúc này, mong rằng những điều viết ra không phải là những điều sai quấy.
Vừa mới đây, Lê Duẩn có đi với Trần Quốc Hoàn tới gặp tôi, buộc tôi phải viết bản di chúc theo ý họ. Tôi đã viết, mà trong bụng thì tấm tức vô cùng. Nay tôi viết thêm di chúc này, xin coi là chính thức. Ngoài ra tôi không nhận bất cứ di chúc nào khác là của mình. Tôi ước mong một ngày nào đó di chúc tôi đang viết đây sẽ được mọi người biết tới, thì ở thế giới bên kia tôi mới đuợc thoả lòng.
Tôi vốn con nhà nghèo, nhưng từ bé đã nuôi mộng đảo lộn sơn hà, mà đem lại vẻ vang cho nòi giống, nên tôi bôn ba hải ngoại bao nhiêu năm không hề quản ngại khó khăn gian khổ, vào tù ra khám, chỉ mong có ngày Tổ Quốc ta độc lập giầu mạnh, dân tộc ta hạnh phúc tự do.
Tôi thường đọc lịch sử nước Việt Nam ta, thấy ông Trần Thủ Độ là một tay hào kiệt hiếm có trên đời, đã không quản ngại làm việc ác, làm phản mà gây nên cơ nghiệp hiển hách của nhà Trần, đuổi giặc Nguyên, đem lại vinh quang cho cả dân tộc về cả hai mặt văn minh và đời sống. Không lượng sức mình, không đo tài mình, tôi đã hành động như ông Trần Thủ Độ, nên đất nước mới tan nát, nhân dân ta mới điêu linh mà đầu mình thì nặng nề không biết bao nhiêu tội ác không thể nào tha thứ được.
Cái nhầm tai hại nhất của tôi là đi theo cộng sản Mác Xít mà không biết là chủ nghĩa này dần dần trở thành lạc hậu và phản động, những người theo Mác Xít chỉ là giả bộ, để đánh lưà giai câp nghèo mà cướp lấy chánh quyền cho nước Nga.
Tôi cũng ngay tình mà dùng những người hợp tác với mình. Tôi cứ tưởng những người đó quý yêu tôi, đầu ngờ họ đều là mật thám của Nga, vây quanh tôi chỉ là để kiểm soát tôi, khéo léo hướng dẫn tôi đi theo con đường nước Nga đã vạch sẵn. Họ đề cao và tâng bốc tôi để khi nào tôi làm điều gì độc ác thì tôi phải chiụ hết trách nhiệm với dân tộc. Nhiều khi họ quyết định mà không hề cho tôi hay biết gì, như vụ Cải Cách Điền Điạ ở Bắc Việt bây giờ nhân dân còn nguyền rủa oán trách tôi không biết để đâu cho hết. Dù sao thì tôi vẫn là người có tội, tôi không dám chối cãi, chỉ dám mong lịch sử sau này xét kỹ cho tôi mà đừng lên án tôi quá nặng nề.
Đầu nàm 1963, hồi đó tôi còn chưa bị bao vây chặt chẽ quá, tôi có nhờ mấy ông thuộc Uỷ Hội Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến chuyển vào Nam Bộ hai cành đào lớn rất đẹp để tặng cụ Ngô Đình Diệm, kèm theo một bức thư. Trong bức thư, tôi chân tình yêu cầu cụ Ngô cùng tôi thảo luận trong tình anh em, để hai bên cùng lo cho dân hai miền, trên căn bản thi đua làm cho dân giầu nước mạnh, theo đường lối riêng của từng người.
Truyện này vỡ lở ra, cụ Ngô bị giết ở trong Nam, còn ở ngoài Bắc tôi bị kiểm soát rất khắt khe, không có quyền quyết định gì nữa cả. Đáng lẽ ra thì tôi bị giết ngay từ hồi đó rồi, nhưng tên tôi còn được thế giới biết đến, nên họ còn phải lợi dụng mà để cho tôi sống thêm. Tôi đã già, râu tóc đã bạc mà còn phải sống trong cảnh ngục tù, cứ nghĩ đến điều này là tôi ứa nước mắt. Họ không giết tôi nhưng sai ông bác sĩ Tôn Thất Tùng cho uống thuốc độc, để tôi không thể đi đâu nữa, mà cũng không thể tiếp xúc với những người mà tôi muốn tiếp xúc. Tôi chưa chết ngay, nhưng là chết lần chết mòn, ở biệt lập một nơi để đợi ngày tắt thở.
Thật cũng tiếc, khi về già, biết mình sai lầm, muốn chuộc lỗi mà không được nữa.
Trước khi viết phần cuối di chúc, tôi xin thú nhận tôi không phải thần thánh gì, nên khi còn sống cũng đủ bẩy tình như kinh nhà Phật đã đề cập. Tôi không có vợ, nhưng cũng có được một đưá con gái lai Pháp. Tôi ước mong con gái tôi khi đọc được tờ di chúc này sẽ tha thứ cho tôi không đủ bổn phận làm cha, nhưng phụ tử tình thâm, tôi luôn luôn nhớ tới con gái tôi với muôn vàn âu yếm.
Ai cũng tưởng tôi là con người vô thần, nhưng riêng Đức Cha Lê Hữu Từ thì biết tôi rất tin có Đấng Tạo Hoá. Vì tin có ông Trời nên tôi xin khẩn cầu cho nước ta và các nước Cộng Sản khác trên thế giới sớm thoát ách Cộng Sản. Tôi cũng xin ông Trời cho tờ di chúc này có ngày được phổ biến khắp nơi.
Cuối cùng, tôi xin lẩy Kiều mượn tạm hai câu thơ của cụ Nguyễn Du để tỏ lòng hối hận trước đấng Cao Xanh:
"Rằng con biết tội đã nhiều
Dẫu rằng sấm sét búa rìu cũng cam".

Ngày 14/08/1969
Hồ Chí Minh

Lời bàn Mao Tôn Cương rất sáng suốt của cụ Vip KK Chánh Án Tư Tối Cao Pháp Viện đình Tân Kiểng cạnh đống rác đường Trần Hưng Đạo Sàigòn ngày xưa:
Lời bàn một
Trong bản chúc thư số 2 nói trên, Hồ Chí Minh viết: "tôi vốn con nhà nghèo, nhưng từ bé đã nuôi mộng đảo lộn sơn hà, mà đem lại vẻ vang cho nòi giống, nên tôi bôn ba hải ngoại bao nhiêu năm không hề quản ngại khó khăn gian khổ, vào tù ra khám, chỉ mong có ngày tổ quốc ta độc lập giầu mạnh, dân tộc ta hạnh phúc tự do".
Hồ Chí Minh viết bản chúc thư đó năm 1969. Nhưng y vẫn dấu nhẹm vụ y nạp đơn xin vào học trường Thuộc Điạ Pháp năm 1911.
Lời bàn hai
Hầu hết – nếu không muốn nói là tất cả – những tên đầu sỏ Việt Cộng cao cấp đều thất học cu ly cu leo, và con nhà khố rách áo ôm. Chúng nó đi theo cộng sản vì không còn con đường tiến thân nào khác. Nhưng trong tiểu sử hoặc chúc thư thì thằng chó nào cũng phét lác rằng mình đi theo cách mạng là để mưu tìm độc lập tự do cho Tổ Quốc. Đó chính là trường hợp Hồ Chí Minh.
Lời bàn ba
Những trại cải tạo rùng rợn Đầm Đùn, Lý Bá Sơ, cuộc tiêu thổ kháng chiến 1945, cuộc đấu tố rưộng đất 1953-1956, cuộc đàn áp văn nghệ sĩ năm 1956, vụ dâng đảo Hoàng Sa cho Bắc Kinh, cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam VN, vụ giết và chôn sống đồng bào hồi Tết Mậu Thân Huế, v. v... Tất cả những tội ác đó cũng như muôn vàn tội ác khác, đều do bàn tay Hồ Chí Minh.
Trong bản chúc thư số 2, Hồ Chí Minh đổ lỗi cho người khác.
Cựu Tổng Bí Thư đảng CSVN Đỗ Mười – tức đồng chí Nguyễn Cống ngày xưa làm nghề hoạn lợn từng bị người ta vác dao rượt vì hoạn chết lợn của người ta – rất đồng ý với những lời bàn rất sáng suốt của cụ VIP KK.
Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười không dám quả quyết vụ Bác Sĩ Tùng cho bác Hồ uống thuốc độc là có thật. Nhưng cựu tổng bí thư quả quyết chữ viết và luận điệu trong chúc thư là của Bác Hồ. Vụ Lê Duẩn, Lê Đức Thọ đàn áp bác Hồ 2 năm trước khi bác chết, cũng có thật. Cựu tổng bí thư Đỗ Mười còn cho biết: Lê Duẩn đã có lần nói hỗn với Bác, xô Bác té trên giường. Tội nghiệp cho Bác.
Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười còn nói: trong bản chúc thứ số 2 này, Bác tạ lỗi với đứa con gái lai Pháp, vì đã không làm bổn phận một người cha. Địt mẹ, làm như Bác chỉ có môt đứa con hoang. Theo cựu tổng bí thư Đỗ Mười, thì con rơi con rụng của bác, trắng đen, vừa trắng vừa đen, bạch tạng, rỗ chằng rỗ chịt, mắt toét mắt lồi, Marốc, Mễ, Tiêm La, Tầu, Việt Nam, Kampuchia, đếm đuợc cả trung đội.
Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười cũng nhắc đến chuyến đi Phát Diệm của Bác thăm Giám Mục Lê Hữu Từ năm 1946. Năm đó, Võ Nguyên Giáp có đi theo Bác, khi về đã kể chuyện lại.
Võ Nguyên Giáp kể rằng: giữa đám đông tụ tập trước Phương Đình Phát Diệm, Bác giơ cao tay hô to "Hoan Hô Đức Chúa". Đồng bào công giáo Phát Diệm ôm bụng cười. Thật là vô lễ với Bác. Bác còn lớn tiếng xin Giám Mục Lê Hữu Từ làm phép rửa tội ngay cho Bác, để Bác trở thành người của đạo Chúa. Nhưng Giám Mục Lê Hữu Từ bảo Bác phải học đạo 6 tháng mới được chịu phép rửa. Đồng bào có mặt đã vỗ tay hoan hô Giám Mục. Thật là vô lễ.
Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười còn kể: Tết Giáp Ngọ (1954) Bác Hồ gửi biếu Giám Mục Lê Hữu Từ một cành đào và khuyên Giám Mục nên ở lại Phát Diệm, đừng di cư vào Nam. Nhờ Đức Chúa chuẩn bị tư tưởng, Giám Mục Lê đã lãnh đạo con chiên bổn đạo di cư vào Nam. Cựu Tổng Bí Thư Đỗ Mười quả quyết: Giám Mục Lê mà ở lại Phát Diệm thì thế nào cũng bị Bác cho đi trại cải tạo Lý Bá Sơ hoặc Đầm Đùn, để trả thù về vụ đồng bào Công Giáo Phát Diệm làm nhục Bác năm 1946.
Cự Tổng Bí Thư Đỗ Mười còn nói: chúng tôi đã đi theo Bác thì thằng đéo nào mà chả gian ác lưu manh cu ly cu leo tổ mẹ. Nhưng so với Bác thì vẫn còn thua xa.

Chương mười
Kết luận
Quyển tiểu sử Hồ Chí Minh của tôi, đến đây là hết. Nhưng cần một kết luận.
Trước khi kết luận, tôi thấy cần phải minh xác với bạn đọc, nhất là các bạn trẻ.
Tôi không phải là sử gia. Sử gia phải khách quan, không được viết theo cái chủ quan của mình.
Riêng tôi, tôi đã viết theo lập trường chủ quan của tôi, lập trường của một cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, cộng với lập trường của một kẻ suốt đời ôm hoài bão được bước theo gót người xưa: Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu...
Viết về Hồ Chí Minh, tôi dựa trên hai loại tài liệu.
Tài liệu của LỊCH SỬ VIẾT HOA, tức tài liệu của ngoại quốc.
Và tài liệu của LỊCH SỬ KHÔNG VIẾT HOA, tức tài liệu của Việt Cộng. Phần lớn những tài liệu hiếm có này đã do người bạn trẻ của tôi, nhà văn Nguyễn Thế Khanh, cung cấp.
Bây giờ, tôi xin trở lại cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh của tôi.
Một kẻ xuất thân từ gia đình nghèo mạt, đi ăn xin, thất học cu ly cu leo lưu manh đểu cáng, đã trở thành chủ tịch một nước và được nhiều sách vở Tây Phương ca tụng.
Đó là Hồ Chí Minh.
Phải nhìn nhận: Hồ Chí Minh thông minh và mưu lược. Rất tiếc: y là một tên vô lại, lưu manh, và cuối cùng phản bội dân tộc.
Quyển Le Prince của Machiavel và quyển Sử Ký Tư Mã Thiên ám ảnh tôi. Lưu manh, vô lại, đểu cáng tàn bạo là phương tiện. Và cứu cánh biện minh cho phương tiện.
Quyển Les Mains Sales của J. P. Sartre cũng một triết lý đó. Muốn thành công trong chính trị – nghĩa là muốn cướp được chính quyền – phải biết để cho bàn tay mình nhơ bẩn.
Quyển Les Mains Sales nói về trí thức trong hành động. Tôi nghĩ: Les Mains Sales có thể áp dụng cho bất cứ ai bước vào chính trị quyền lực, thứ chính trị bất chấp luân lý đạo đức. Có học cũng như vô học.
Hồ Chí Minh là một kẻ vô học, có lẽ vô học nhất trong hàng ngũ lãnh tụ trên thế giới. Nhưng lưu manh, đểu cáng tàn bạo, có lẽ cũng vào bậc nhất trên thế giới. Y đã chấp nhận để cho bàn tay của mình nhơ bẩn. Chẳng những nhơ bẩn, mà còn đẫm máu đồng bào ruột thịt. Mục đích: để đạt cứu cánh.
Câu hỏi đựợc đặt ra: y và đảng CSVN của y đã đem lại đuợc gì cho đất nước?
Ba cuộc chiến tranh Đông Dương không cần thiết – đánh Pháp dành độc lập 1947-1954, chống Mỹ cứu nước 1969-1975, đánh Pol Pot 1979 – với hàng triệu người Việt Nam chết thê thảm và bị tàn phế. Hai cuộc đấu tố ruộng đất cực kỳ dã man, và một chế độ cai trị tàn bạo nhất trong lịch sử Việt Nam từ ngày lập quốc. Chưa kể cả một giang sơn gấm vóc bị tàn phá khủng khiếp. Chưa kể đời sống dân Việt Nam nghèo khổ nhất thế giới. Chưa kể con người Việt Nam bị xuất cảng làm lao nô ở nuớc ngoài. Chưa kể hàng trăm phụ nữ và em bé gái Việt Nam được xuất cảng đi làm nô lệ tình dục ở nuớc ngoài. Chưa kể cắt đất dâng biển cho Trung Cộng. Chưa kể một chế độ cai trị vô cùng tàn bạo đểu cáng trộm cắp mang tên Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Và chưa kể: hiện nay, Việt Nam vẫn là mảnh đất nghèo khổ nhất trên thế giới, với bọn cu ly cu leo Nông Đức Mạnh, Phan Văn Khải, Phạm Thế Duyệt Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, giầu có vào bậc nhất Đông Nam Á. Nhờ tham nhũng bóc lột.
Đó là công nghiệp của Hồ Chí Minh và đảng CSVN của y đối với Tổ Quôc VN.
Hồ Chí Minh là một tên đại lưu manh, đại bịp, đại đểu cáng. Và có bàn tay nhơ bẩn.
Ngoài ra, y còn là một tên hề mặt trơ trán bóng, cái mặt trơ trán bóng không tìm thấy nơi bất cứ một lãnh tụ nào trên thế giới, kể cả những tên tồi tệ nhất.
Quyển "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch" của Trần Dân Tiên làm cho người đọc buồn nôn. Trần Dân Tiên là y, Hồ Chủ Tịch là y. Y kể chuyện Hồ Chủ Tịch, tức y kể truyện chính y. Y ca ngợi Hồ Chủ Tịch, tức y ca ngợi chính y. Sao trên đời lại có đưá vô liêm sỉ đến thế. Câu trả lời là: y là một tên vô học.
Tôi đã đọc tiểu sử Gandhi, Nehru, Tôn Dật Tiên, Ngô Đình Diệm... Tôi cũng đã đọc tiểu sử Lenine, Staline, Hitler, Mao Trạch Đông.
Chính hay tà, đạo đức hay vô đạo đức, những tên tuổi nói trên không làm trò hề như Hồ Chí Minh. Dù sao họ cũng có học. Đang khi đó, Hồ Chí Minh là một đứa vô học.
Từ vô học đến đểu cáng vô nhân đạo vô ơn bạc tình bạc nghĩa, không xa. Tôi muốn nói đến vụ y đối xử với những người đàn bà đã hiến thân cho y, hoặc đã cưu mang y.
Vụ nàng Nguyễn Thị Xuân – hiến trinh cho y, và có con với y, bị Trần Quốc Hoàn hãm hiếp cực kỳ dã man nhiều lần, rồi sau đó bị giết thê thảm – đã không thể xẩy ra, nếu không có sự đồng tình mặc nhiên của Hồ Chí Minh.
Rồi vụ cụ Vũ Đình Huỳnh. Và vụ nhà văn Vũ Thư Hiên, tác giả "Đêm Giữa Ban Ngày – quyển sách gối đầu giừơng của tôi từ nhiều năm nay, cùng với quyển "Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của Trí tuệ" của Hà Sĩ Phu.
Thời Pháp thuộc, cụ ông và cụ bà Vũ Đình Huỳnh đã nuôi Hồ Chí Minh trong nhà, bất chấp những hiểm nguy có thể xẩy ra. Riêng nhà văn Vũ Thư Hiên lúc bé từng được ngủ chung giuờng với Bác.
Và Hồ Chí Minh đã trả ơn như thế nào?
Năm 1967, cụ ông Vũ Đình Huỳnh và nhà văn Vũ Thư Hiên bị còng tay đưa vào khám Hỏa Lò, người cha đi trước người con đi sau. Hồ Chí Minh đã không có được một lời hoặc một cử chỉ, can thiệp.
Cụ bà Vũ Đình Huỳnh đã không thèm đến kêu oan với Hồ Chí Minh, vì biết rằng kêu oan với một đứa vô ơn cũng vô ích.
Lịch sử nằm ở đó. Cái đẹp nằm ở đó. Và cũng nằm ở đó, cái tồi tệ đểu cáng mất dậy vô học mang tên Hồ Chí Minh.
Rất tiếc, Hồ chí Minh đã được một số chính khách tên tuổi ngoại quốc tiếp tay.
Tôi muốn nói: TT Hoa Kỳ John F. Kennedy, kẻ đã chủ mưu cuộc tạo phản ngày 01/11/1963 của bọn Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim. Cuộc tạo phản ấy đã giết Tổng thống Ngô Đình Diệm và dọn đường cho Việt Cộng thôn tính Miền Nam.
Và tôi muốn nói: cựu tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon, kẻ đã cùng với tên lưu manh Kissinger trao Miền Nam VN cho cộng sản Bắc Việt năm 1975. Phản bội, gian manh, lá mặt lá trái, phải chăng đó là truyền thống của chính trị Mỹ?
Riêng tôi, cũng đã học bài học thấm thía. Trong bức điện tín 25/04/1969 gửi về Toà Bạch Ốc, đại sứ Mỹ Bunker đã viết về tôi như sau:
"Những nhà lãnh đạo như Trần Văn Hương và vị trưởng khối Độc Lập tại Thượng Nghị Viện, Nghị sĩ Nguyễn Văn Chức, tuần này đã công khai bầy tỏ lòng tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ không bỏ rơi Việt Nam" Nguyên văn: Leaders such as Tran Van Huong and the Head of the Senate’s Independance Bloc, Senator Nguyen van Chuc, this week publickly expressed confidence that the US would not abandon Vietnam. (The Bunker Papers, Reports to the President from Vietnam, vol. 2, page 419).
Bunker đã hoàn toàn bịa đặt. Tôi, Nguyễn Văn Chức, không hề tuyên bố như vậy. Có cần phải nói thêm? Thời Saigon, Bunker nhiều lần mời tôi đến tư dinh, nhưng tôi đã cáo lỗi.
Ngoài những tên tuổi chính trị nói trên, những kẻ đã phản bội Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, và tiếp tay cho Hồ Chí Minh thôn tính Miền Nam Viêt Nam, còn những kẻ tự nhận là nhà văn hoá, là nhà viết sử. Họ cũng ca tụng và tiếp tay cho Hồ Chí Minh.
Tôi muốn nói: những Jean Lacouture, William J. Duiker, Bernard Fall, David Hamberstam, Stanley Karnow, William Burchett ...
Tôi đã đọc họ. Họ ca tụng Hồ Chí Minh. Tôi không trách họ. Nhưng tôi trách họ sau này không đủ trí tuệ để thấy mình sai và nhất là không đủ liêm sỉ để nhìn nhận mình sai.
Họ không đáng xách dép cho Nguyễn Mạnh Tường của "Un Excommunié", cho những Arthur Koesler, Ignazio Silone, Louis Fisher của "The God That Failed", cho Trần Dần của "Tôi bước đi, không thấy phố, không thấy nhà, chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ", cho Hà Sĩ Phu của "Dắt Tay Nhau Đi Dưới Những Tấm Biển Chỉ Đường Của Trí Tuệ", v.v...
Riêng Jean Paul Sartre, một thời đã cùng với Merleau Ponty, Raymond Aaron và Simone de Beauvoir hết lời ca tụng con đường cứu rỗi nhân loại của Liên Sô. Sau vụ Budapest (Hungary) 23/11/1956, Sartre đã tỉnh ngộ. Câu nói để đời của ông "Un anticommuniste est un chien" (thằng nào chống cộng sản, thằng đó là con chó) đã mặc nhiên trở thành "Un pro communiste est un chien". (Thằng nào đi theo cộng sản, thằng đó là con chó). Trí thức là ở đó.
Tôi đã từng tranh luận tại nhiều diễn đàn Liên Hiệp Nghị Sĩ Quốc Tế (Union Interparlemen- taire), trên thế giới. Tôi đã từng lớn tiếng nói lên chính nghĩa đấu tranh của Người Quốc Gia Việt Nam, đồng thời vạch mặt bọn chó đẻ cộng sản quốc tế và tay sai, trong đó có bè lũ Hồ Chí Minh.

Đêm nay, tóc bạc và xa quê hương, tôi viết tập sách nhỏ bé này, để lột mặt nạ Hồ Chí Minh và đảng CSVN của y. Đồng thời nói lên chính nghĩa đấu tranh của dân tộc Việt Nam, trước đây cũng như bây giờ.
Chính nghĩa đó, là: thiết lập một chính quyền mà cựu tổng thống Liên Sô Gorbachev đã định nghĩa là: "nảy sinh từ một cuộc tổng tuyển cử hợp pháp (legal) chánh đáng (legitimate) và lương thiện (honest)". Dĩ nhiên, cuộc tổng tuyển cử ấy phải được đặt dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc, với sự hiện diện của báo chí quốc tế.
Đó là giải pháp duy nhất và cũng là điều kiện tiên quyết để đem dân tộc vào ổn định và đưa đất nước tiến lên.

tt ngo dinh diem

dai ta ho ngoc can
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn bị vc xử tử ngày 14/08/1975 tại Cần Thơ

Tôi viết xong tập sách nhỏ này đêm nay. Mái tóc bạc đối diện với lịch sử.
Trước mặt tôi là hai tấm ảnh đã cũ.
Tấm ảnh Tổng Thống Ngô Đình Diệm bên cạnh ba người chiến sĩ QLVNCH hải lục không quân. Với lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Và tấm ảnh các vị anh hùng đã tuẫn tiết cuối tháng Tư 1975: tướng Lê Văn Hưng, tướng Phạm Văn Phú, tướng Trần Văn Hai, tướng Nguyễn Khoa Nam, tuớng Lê Nguyên Vỹ. Và đại tá Hồ Ngọc Cẩn. Với lá cờ vàng ba sọc.
(Riêng đại tá Cẩn, theo tôi được biết, đã bị Việt cộng đem ra xử bắn trước công chúng, vì bất khuất và nặng lời thoá mạ Việt Cộng).

Houston tháng 05/2006
Tháng kính Đức Mẹ Maria
Nguyễn Văn Chức

Nguồn: www.vietnamexodus.org
www.geocities.ws/xoathantuong


LỜI PHÂN TRẦN CỦA "HÀNG" TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH

Nguyễn Văn Chức
 
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã trôi qua được trên 31 năm.  Thường thì thời gian là yếu tố xóa nhòa mọi nỗi đau của quá khứ, nhưng đối với đa số người miền Nam, vết đau 30 tháng 4 còn tươi rói vì những đau đớn, mất mát xảy ra cho họ và gia đình do Cộng sản gây ra sau ngày 30 tháng 4.
Hàng ngàn người bỏ mình trong những trại tù cải tạo độc ác, tàn bạo của Cộng sản, hàng trăm ngàn người bỏ mình trên biển cả khi vượt biển tìm tự do. Nghĩ đến ngày 30 tháng 4, đa số người dân miền Nam oán trách Tổng Thống Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng để đưa đến cảnh ‘ nước mất nhà tan “ sau này. Từ trước đến nay đã có nhiều dư luận phê phán chuyện đầu hàng ô nhục của tướng Minh nhưng tâm tư và suy nghĩ của tướng Minh khi quyết định đầu hàng Cộng sản là chuyện không ai suy đoán nổi. Ôâng Minh không viết sách và tránh trả lời phỏng vấn của báo chí nên khó ai đoán biết tâm tư , suy nghĩ của ông khi đầu hàng như thế nào. Sau này mới biết tướng Minh đã bộc bạch tâm tư suy nghĩ của ông về quyết định đầu hàng trong biến cố 30 tháng 4 trong một lá thư gửi cho một người đàn em cũ là Trung tướng Nguyễn chánh Thi vào năm 1987 khi tướng Minh ở Pháp. Xin cám ơn Trung tướng Thi đã cho phép người viết bài này công bố bức thư của tướng Minh để soi sáng phần nào lịch sử Việt Nam cận đại.
Toàn bộ bức thư của Tướng Dương văn Minh viết cho Tướng Nguyễn chánh Thi có nội dung như sau:
"15-4-87
Thi,
Ðược tin Thi tôi rất mừng. Lúc nào tôi cũng nhớ anh em thuở xưa, mà tôi còn lưu lại rất nhiều kỷ niệm.
 Từ khi tôi đến nước Pháp tới nay, lật bật đã gần sáu năm rồi, sống với một cuộc đời réfugié tuy có thong thả nhưng lúc nào cũng bận tâm. Thoát được chế độ Cộng sản với hai bàn tay không – Pháp chẳng giúp đỡ gì – mình sống ẩn thân trong một đô thị thật nhỏ, kể ra cũng tạm yên.
Nghe Thi kể chuyện các anh em quân nhân, tôi rất khổ tâm. Lúc đó tôi bị đày ở Bangkok cho nên có nhiều việc tôi không được rõ hết.
Anh em có đọc sách của anh Ðỗ Mậu kể chuyện lại cho tôi nghe; tôi phải công nhận anh Ðỗ Mậu kể chuyện như vậy là rất can đảm. Lên án Cần-lao và Công-giáo đến mức đó là cùng. Ngoài ra, anh Ðỗ Mậu có trách tôi không biết tự tử như các bực tiền bối, cũng có phần đúng. Nhưng đây chỉ là một vấn đề quan niệm mà thôi.Theo tôi, tự tử không phải lúc nào cũng là đúng. Ðôi khi mình phải dám sống để hứng nhận những hậu quả cho sự quyết định của mình gây ra. Có lẽ anh Ðỗ Mậu (cũng như nhiều người) không rõ là tôi lấy quyết định cuối cùng sau khi đã tham khảo ý kiến với một số những vị dân biểu và nghị sĩ còn lại, với những anh em quân nhân đến gặp tôi vào giờ chót, với các thầy mà trong đó thầy Trí Quang và Trí Thủ đã nói và đã nhắn nhủ để cứu dân.
Riêng tôi, tôi không tự tử không phải vì thiếu can đảm, nhưng vì những lý do rất đơn sơ:
- Tôi không tự sát vì thân thể mình do Trời Ðất (Ân trên) kết tạo, cha mẹ sanh dưỡng, mình không có quyền hy sinh.
- Mình có quyền hy sinh : tên tuổi, uy tín, tài sản, công nghiệp v…v Tóm tắt mình chỉ có quyền hy sinh những gì mình tạo ra mà thôi.
Ðây là một lý thuyết tôi đã hấp thụ từ khi biết khôn và áp dụng suốt đời, đối với tôi cũng như đối với tất cả người khác. Hôm nay tôi nói ra để cho Thi hiểu, vì lúc nào tôi cũng xem Thi như một người em trên mọi mặt, chớ không phải nói ra để phân trần chi chi. Tôi đã dám làm thì tôi cũng dám chấp nhận những búa rìu bất cứ từ đâu tới. Không có gì thắc mắc cả, và tôi coi đây chỉ là một giai đoạn thôi. Cầu xin dân ta và anh em giữ vững tinh thần thì có ngày xum họp trên quê cha đất tổ.
Tôi đã nói nhiều quá ! Lúc nào tôi cũng nhớ anh em, nhờ Thi gởi lời thăm tất cả. Tôi không mong gì hơn được gặp lại các bạn.
Thân mến
Dương văn Minh”
 
Có đọc lá thư trên mới thấy Dương văn Minh là con người hiền hòa, nhưng rõ ràng ông không có cái Dũng của một người làm tướng. Về điểm này ông giống Ðại tướng Võ nguyên Giáp của miền Bắc, cúi đầu nhận chức Cai đẻ mà không dám hó hé phản đối. Trong phạm vi gia đình, sai lầm của người chủ gia đình có thể dẫn tới chuyện gia đình ấy suy sụp, tan vỡ. Còn nếu làm tới chức vụ nguyên thủ quốc gia như tướng Dương văn Minh mà “tham sinh úy tử”, nhu nhược, thiếu khôn ngoan quyền biến thì chỉ đưa quốc gia đến chỗ suy tàn, thảm bại. Bài học Dương văn Minh dành cho những người làm chính trị là phải luôn tự lượng sức mình, nếu mình “tài hèn, trí đoản”, tham sống sợ chết mà cứ nhắm tới những chức vụ to tát lãnh đạo quốc gia thì chức vụ cao trọng này không mang lại vinh quang mà chỉ mang lại cho mình những sự nhục nhã ê chề và bị bia miệng ngàn đời chê trách.
Một cái nhìn về Dương Văn Minh
Ngày 30-4-1975, một quân lực đứng vào hàng thiện chiến và dũng cảm nhất thế giới đã bị trói tay và phải buông súng trước quân thù. Vì sự hèn nhát của lãnh đạo và sự phản bội của đồng minh.
Ngày 30-4-1975, VC đã dùng võ lực, xé nát hiệp định Ba Lê, bản văn mà chúng nó đã long trọng ký kết trước mặt thế giới.
Ngày hôm đó, nước Mỹ đã ôm đầu bỏ chạy, trước sự vi phạm thô bạo một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Mỹ đã khởi xướng và long trọng ký kết trước mặt thế giới. Ngày hôm đó, Tây Phương đã cúi mặt trước sự vi phạm một hiệp định quốc tế, bản văn mà chính Tây Phương đã cổ võ, ca ngợi, trước mặt thế giới, nhân danh những lý tưởng nhân đạo tự do và hòa bình.
Ngày 30-4-1975, khi xác của người sĩ quan QLVNCH tự sát dưới chân đài chiến sĩ đường Lê Lợi chưa kịp lạnh thì Dương Văn Minh mũ mãng “bàn giao” miền Nam cho VC. Đúng là một trò hề, một trò hề lơ láo của một tên hề lơ láo. Bọn VC nón cối dép râu mang xe tăng húc sập cánh cửa Dinh Độc Lập, tiến vào chiếm hữu ngôi nhà biểu tượng cho chủ quyền Quốc Gia của miền Nam, chứ đâu có vào để nhận bàn giao. Đối với VC, buổi lễ “bàn giao” hôm đó chỉ là một hành vi quỳ lậy và khiếp nhược của một tên tướng Nguỵ. Đối với người Quốc Gia nói chung và Quân Lực VNCH nói riêng, thì ngoài phong cách hèn hạ và khiếp nhược của một quân nhân, Dương Văn Minh còn là một đứa đần độn và háo danh.
Ngày 28-4-75, khi cụ Trần Văn Hương từ chức Tổng Thống VNCH, thì định chế hành pháp không còn nữa. Định chế lập pháp, tức quốc hội, thì lại không có quyền bầu tổng thống, hoặc chỉ định tổng thống, hoặc cho phép ai trao chức vụ tổng thống cho ai. Bởi lẽ: quốc hội không phải là sở hữu chủ quyền nhân dân. Với tư cách thụ ủy đó, quốc hội chỉ được làm những điều mà nhân dân đã mịnh thị giao phó, qua những điều khoản được ghi trong hiến pháp. Mà hiến pháp thì không có điều khoản nào cho phép quốc hội được trao chức vụ tổng thống cho ai.
Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho ai. Tổng thống đương nhiệm lúc đó, cụ Trần Văn Hương, cũng không có quyền trao lại chức vụ tổng thống cho người khác. Vì vậy, trong những ngày tháng chót của Quốc Gia miền Nam, khi Dương Văn Minh nằng nặc đòi cụ Hương trao quyền tổng thống VNCH cho y, thì mọi người đã nhìn thấy rõ cái hèn, cáo háo danh và nhất là cái đần độn của y. Y nằng nặc đòi được làm tổng thống, để mũ mãng đi đầu hàng.
Cái hèn và háo danh đần độn ấy đã chẳng giúp cho CS Bắc Việt ngụy tạo được hào quang cho cái gọi là đại thắng mùa Xuân. Cũng chẳng giúp cho các nhà làm lịch sử sau này có dữ kiện để viết rằng: chính quyền hợp pháp của Quốc Gia Miền Nam đã đầu hàng.
Ngày 30-4-1975, Quốc Gia Miền Nam chỉ còn là đống hoang tàn. Trên đống hoang tàn ấy, Văn Tiến Dũng và đoàn quân của y đã nhặt được một cái túi phong lưu (capote, condom), món trang sức của đêm giao hoan giữa thằng điếm tư bản quốc tế với con đĩ vô sản quốc tế. Văn Tiến Dũng ngậm cái túi phong lưu ấy vào mồm, thổi cho căng lên, gọi đó là đại thắng mùa Xuân.
Trước khi cái túi phong lưu được thổi căng lên, nó được lau chùi cho hết nhờn nhớt. Người lau chùi, là Dương Văn Minh.
Tôi không quen, nhưng biết Dương Văn Minh , hồi chưa mất nước, tôi từng nói chuyện với y nhiều lần. Hồi đó, câu lạc bộ thể thao Saigon có 4 sân quần vợt danh dự. Hội viên câu lạc bộ muốn có sân để chơi, phải ghi tên trước. Riêng Dương Văn Minh, vì là cựu quốc trưởng, y được câu lạc bộ dành cho sân số 4 (sát hàng rào, gần hồ tắm), mỗi buổi sáng thứ hai, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Vì vậy, những sáng thứ hai, trừ ngày mưa gió, người ta thường thấy Dương Văn Minh trên sân số 4. Y chơi quần vợt với bạn bè, với người con gái, hoặc với người con rể tên là Đài. Có khi y không chơi, chỉ ngồi trò chuyện.
Tôi thường gặp y ở chỗ này, và nói chuyện với y ở chỗ này.
Tôi muốn tìm hiểu về ba khuôn mặt nổi của chính biến 1963. Hai khuôn mặt nổi khác, ông Trần Văn Đôn và ông Tôn Thất Đính, tôi đã biết khá nhiều. Chúng tôi cùng là thượng nghị sĩ.
Dương Văn Minh có cái bề ngoài đôn hậu, ăn nói chậm rãi. Người ta đã dùng nhiều tĩnh từ để nói về y, như nham hiểm, kỳ thị Nam Bắc, háo danh, v.v… Riêng tôi,tôi thấy tội nghiệp. Không ai có thể ngờ rằng một người từng làm quốc trưởng, và được kỳ vọng như là một lá bài chính trị cho tương lai, lại có trình độ văn hóa thấp đến như vậy. Những ý niệm về lãnh đạo, như quyền uy (autorité), quyền lực (puissance), và quyền bính (pouvoir), rất xa lạ với y. Tôi đã mất khá nhiều thì giờ, và đưa ra trường hợp Nã Phá Luân, Nguyễn Huệ, để giải thích cho y hiểu rõ những thành tố của lãnh đạo, cũng như sự khác biệt sâu xa giữa quyền uy, quyền lực và quyền bính. Nhưng nhìn mặt, tôi biết y không hiểu lắm. Về CSVN và chính sách mặt trận thống nhất (politique du front uni) của CS trên thế giới, y cũng rất lờ mờ.
Y có mời tôi đến dinh hoa lan để “họp mặt” chính trị. Tôi đến một lần, để giữ lễ, và để y có dịp – nếu tôi không lầm – cảm ơn tôi đã giúp đỡ một vài đàn em của y trong vấn đề luật pháp. Những lần sau, tôi cáo lỗi. Tôi không muốn làm người khác lạ ngồi nghe những Dương Văn Ba, Lý Quý Chung, Kiều Mộng Thu, Hồ Ngọc Nhuận giảng chính trị. Họ là những quần thần của Dương Văn Minh. Họ là những bộ óc lớn của Dương Văn Minh. Và khi những bộ óc lớn gặp nhau…
Có lẽ ông Vũ Văn Mẫu cũng một cảm nghĩ như tôi. Ông cũng từng là khách bất đắc dĩ của dinh hoa lan.
Trình độ học vấn của Dương Văn Minh đã thấp, nhân cách của y còn thấp hơn. Liêm sỉ của một tướng lãnh, thì lại quá tệ. Ai cũng biết: trong vụ đảo chánh 1963, y đã ra lệnh ám sát Tổng Thống Diệm trên chiếc xe tăng từ nhà thờ Cha Tam về Tổng Tham Mưu rạng ngày mùng 2 tháng 11. Nhưng sau này y chối. Chẳng những chối, mà còn đổ lỗi cho người khác. Trong cuốn “Our Endless War”, tướng Trần Văn Đôn – linh hồn của cuộc đảo chánh – đã phải bực mình và viết như sau: “Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm và đổ lỗi cho người khác. Mỗi khi vấn đề được đặt ra, ông ta lại tìm cách lôi kéo tôi vào. Trong thời gian bị lưu đầy ở Vọng Các, Big Minh đã thanh minh với một linh mục Công giáo rằng ông không có trách nhiệm gì về vụ giết ông Diệm, Big Minh còn khuyên linh mục, nếu muốn biết rõ câu chuyện, thì nên đến hỏi tôi (“Our Endless War”, trang 314).
Trong những lần nói chuyện, tôi có hỏi Dương Văn Minh về vụ giết ông Diệm. Theo tôi, đảo chánh nào mà không đổ máu, và giết ông Diệm thì đã sao, nếu mình có chính nghĩa, hoặc tin rằng mình có chính nghĩa? Cần gì phải chối. Nhưng y vẫn chối. Cái hèn của Dương Văn Minh là ở đó. Và y đã sống suốt cuộc đời còn lại với cái hèn ấy.
Ngày 30-4-1975, sau khi được cụ Trần Văn Hương trao quyền tổng thống, y đã ra lệnh cho QLVNCH buông súng, “vì chủ trương hòa hợp hòa giải dân tộc” và “để cứu sinh mạng đồng bào”. Chúng ta hãy tạm cho y được hưởng lợi ích của sự nghi vấn. Chúng ta hãy tạm chấp nhận rằng: y kêu gọi và ra lệnh cho anh em QLVNCH buông súng, vì chủ trương hòa hợp hoà giải và để cứu mạng đồng bào. Nhưng khi VC vi phạm hiệp định Ba lê, trả thù man rợ các anh em QLVNCH, thì y không có được một lời để bênh vực các anh em đó. Chỉ cần một lời thôi. Chỉ cần một hành động thôi. Một lời và một hành động của chính cái kẻ đã kêu gọi anh em buông súng, nhân danh hiệp định Ba Lê, và nhân danh hòa giải hòa hợp dân tộc. Nhưng Dương Văn Minh đã im lặng. Vì hèn.
Ba năm sau khi đầu hàng, năm 1978 Dương Văn Minh được VC cho sang Pháp. Sang tới Pháp và suốt 19 năm sống bên Pháp, y cũng không có được một lời về số phận đau xót của các anh em QLVNCH trong các trại cải tạo và cho thân phận cùng cực của nhân dân miền Nam dưới ách bạo quyền CS. Vì hèn.
Y cũng không có được một lời xót xa cho cả triệu đồng bào ruột thịt đã chết trên biển khi đi tìm tự do. Vì hèn.
Năm 1997, y tuyên bố sẽ về VN để góp phần xây dựng đất nước. Người ta hiểu rằng trước khi tuyên bố như vậy, y đã được VC cho phép về VN. Người ta cũng hiểu rằng y đã được VC cho phép về VN để xây dựng nước VN dưới sự lãnh đạo của VC.
Năm 1963, hèn hạ, phản bội và làm tay sai. Mười hai năm sau, năm 1975, làm tay sai, hèn hạ và phản bội. Hai mươi hai năm sau, năm 1997, lại phản bội, làm tay sai và hèn hạ.
Suốt đời phản bội. Suốt đời làm tay sai. Suốt đời hèn hạ. Suốt đời háo danh. Suốt đời đần độn. Đó là Dương Văn Minh.

Ls Nguyễn Văn Chức
 

MỘT NGUYÊN NHÂN LÀM SỤP ĐỔ VNCH

Nhóm Văn Tuyển


Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

1.  Mở bài
Tình báo là những hoạt động bí mật của phe địch để dọ thám lấy tin tức về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế hoặc tác động, phá hoại.
Gián điệp là người hoạt động tình báo.

2.  Gián điệp Cộng Sản trong chiến tranh Việt Nam




Phạm Ngọc Thảo, Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn

Trong chiến tranh, ở miền Nam, ngoài những tên Việt Cộng nằm vùng còn có những tên gián điệp hoạt động tình báo chiến lược xâm nhập vào hầu hết những cơ quan chính quyền, những tổ chức xã hội, tôn giáo, sinh viên, các cơ quan truyền thông, các ngành nghề, quốc hội…
Ngay cả những cơ quan an ninh, phản gián như Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Tổng nha Cảnh Sát QG, An ninh Quân Đội cũng có thành phần gián điệp Việt Cộng. Đau nhất là bên cạnh Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa cũng có cả một cụm gián điệp giữ những chức vụ quan trọng trong chiến lược chống Cộng Sản Bắc Việt.
Những tên tuổi như: Phạm Ngọc Thảo, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy, hoạt động ttrong cụm tình báo A-22 trong Dinh Độc Lập.

3. Vũ Ngọc Nhạ
3.1. Lý lịch


Vũ Ngọc Nhạ (bìa trái) Phạm Xuân Ẩn (bìa phải)

Vũ Ngọc Nhạ là nhân vật then chốt trong vụ án Cụm Tình Báo A.22 làm rung động chính quyền miền Nam năm 1969.
Tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh ngày 30-3-1928 tại tỉnh Thái Bình. Được kết nạp vào đảng CSVN năm 1947. Vũ Ngọc Nhạ còn nhiều cái tên khác nữa như Pierre Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Đình Long (Hai Long) bí danh Lê Quang Kép, Thầy Bốn, “Ông Cố Vấn”.

3.2. Hoạt động
Năm 1955. Xuống tàu di cư vào Nam.


Vũ Ngọc Nhạ xuống tàu di cư (1955) Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ

Vũ Ngọc Nhạ cùng một số điệp viên khác trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Nhạ cùng vợ và con gái xuống tàu Hải Quân Pháp cùng hàng triệu người Công giáo di cư vào Nam.
- Làm thư ký đánh máy ở Bộ Công Chánh. Chinh phục được cảm tình của Linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành “Người giúp việc” của Giám mục Lê Hữu Từ.
Năm 1958- Tháng 12 năm 1958, Nhạ bị Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung của Nguyễn Tư Thái, tự Thái Đen, bắt giữ và giam tại trại Tòa Khâm (Huế) để chờ điều tra xác minh. Linh mục Hoàng Quỳnh can thiệp cho nên Nhạ không bị buộc tội.

3.3Người Giúp Việc của Đức Cha Lê Hữu Từ


Trùm tình báo Mười Hương – Trần Quốc Hương
Một khuyết điểm lớn của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung là giam giữ những nghi can gián điệp chung với nhau tại trại Tòa Khâm. Chính ở đó, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối với các “cơ sở” (những cá nhân) tình báo khác, đặc biệt là trùm tình báo VC Mười Hương.
Tạo dựng niềm tin đối với Ngô Đình Cẩn.
Năm 1959- Vũ Ngọc Nhạ làm tờ trình “Bốn Nguy Cơ Đe Doạ Chế Độ” được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó, của ông Nhu, ông Diệm. Do sự dự đoán chính xác về cuộc đảo chánh 11-11-1960 của tướng Nguyễn Chánh Thi, anh em ông Diệm đã chú ý đến Vũ Ngọc Nhạ.
Nhờ danh nghĩa “Người Giúp Việc” của Đức Cha Lê Hữu Từ mà Nhạ được xử dụng như là Người Liên Lạc giữa anh em Họ Ngô và giới Công Giáo di cư. Nhờ đó, Nhạ thu thập được nhiều tin tức tình báo có giá trị. Từ đó, Nhạ có biệt danh là “Ông Cố Vấn”.

3.4. Xây dựng Cụm Tình Báo Chiến Lược A.22


Đại tá Lê Hữu Thúy

Sau đảo chánh 1-11-1963, thế lực Công giáo phát triển mạnh dưới tay của Linh mục Hoàng Quỳnh.
Cuối năm 1965, sự tranh giành quyền lực trong “nhóm tướng trẻ”, do sự giới thiệu của LM Hoàng Quỳnh, Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã xử dụng Vũ Ngọc Nhạ trong vai trò liên lạc giữa tướng Thiệu và Khối Công giáo. Nhạ đã khéo léo lợi dụng vai trò đó để tạo ảnh hưởng đến các chính trị gia dân sự và quân sự.
Năm 1967- Sau khi tướng Nguyễn Văn Thiệu đắc cử Tổng thống, cấp trên nhận thấy cần thiết phải mở rộng mạng lưới tình báo, thành lập Cụm A.22. (A.22 là mật danh của Vũ Ngọc Nhạ) Cụm do Nguyễn Văn Lê làm cụm trưởng, Nhạ làm Cụm Phó trực tiếp phụ trách mạng lưới. Toàn bộ Cụm A.22 được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Nguyễn Đức Trí, chỉ huy phó Tình Báo Quân Sự ở miền Nam.
Bắt đầu, Cụm A.22 “phát triển” thêm Nguyễn Xuân Hoè, Vũ Hữu Ruật đều là những điệp viên mà Nhạ đã bắt liên lạc trong khi bị giam chung tại Tòa Khâm. Sau đó, thu nhận thêm Nguyễn Xuân Đồng và quan trọng nhất là vào đầu năm 1967, bổ sung thêm Lê Hữu Thuý (hay Thắng) mật danh là A.25.
Các điệp viên nầy được giao nhiệm vụ “Chui sâu, leo cao” nắm lấy những chức vụ quan trọng để thu thập thông tin và để tác động vào chính quyền.
Thành công của Cụm A.22 là cài được 1 điệp viên dưới quyền của Lê Hữu Thuý là Huỳnh Văn Trọng làm “Cố Vấn” cho tổng thống Thiệu.
Chính Huỳnh Văn Trọng đã cầm đầu một phái đoàn VNCH sang HK, tiếp xúc, gặp gỡ hàng loạt các tổ chức, các cá nhân trong chính phủ và chính giới HK, để thăm dò thái độ của chính phủ Johnson đối với cuộc chiến ở VN. Huỳnh Văn Trọng thu thập được nhiều tin tức tình báo chiến lược.

4.  Vụ án Huỳnh Văn Trọng và 42 điệp báo
4.1. CIA phát hiện cụm tình báo A-22 trong Dinh Độc Lập


CIA nhanh chóng phát hiện điều bất thường là sự tập hợp của các cá nhân là những bị can đã bị bắt giam ở Tòa Khâm.

Giữa năm 1968- Hồ sơ các cựu tù nhân ở Tòa Khâm được mở lại. Do tính phức tạp trong ngành điệp báo, CIA phải mất 1 năm mới hoàn tất hồ sơ và chuyển giao cho Tổng Nha Cảnh Sát QG VNCH.
Vào trung tuần tháng 7 năm 1969, một đơn vị đặc biệt có mật danh là S2/B được thành lập để tiến hành bắt giữ hầu hết những người của Cụm A.22.
Toàn bộ điệp viên Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Vũ Hữu Ruật, Nguyễn Xuân Hoè, Nguyễn Xuân Đồng, Huỳnh Văn Trọng, và hầu hết những gián điệp khác, kể cả giao liên là bà Cả Nhiễm cũng bị bắt.
Riêng cụm trưởng Nguyễn Văn Lê kịp thời trốn thoát.
Cụm tình báo A.22 bị phá vở hoàn toàn.
Chính quyền Saigon rung động vì 42 gián điệp từ cơ quan đầu nảo là Phủ tổng thống cho đến các cơ quan khác, nhất là một “Cố vấn” của tổng thống đã bị bắt.

4.2. Biến vụ án gián điệp thành vụ án chính trị


Bút tích của tổng thống Nguyễn Văn Thiệu viết cho Vũ Ngọc Nhạ
(…Tôi nhờ anh chuyển lời cám ơn Cha và những người bạn Mỹ đã giúp đỡ chúng ta rất nhiều…)

Đây là vụ án gián điệp lớn nhất lịch sử. Các bị can đều khai, nhất cử nhất động của họ đều là thi hành chỉ thị, là do sự uỷ thác, do lịnh của tổng thống, của các tổng trưởng, nghị sĩ, dân biểu và cả CIA nữa.
Tòa án Quân Sự Mặt Trận Lưu Động Vùng 3 CT bối rối vì không có thể gởi trát đòi những nhân chứng như tổng thống ra hầu tòa để đối chất.
Do không có đủ yếu tố để buộc tội tử hình, cho nên tòa tuyên án:
- Chung thân khổ sai: Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thuý, Huỳnh Văn Trọng, Nguyễn Xuân Hoè.
- Án từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai cho những bị can còn lại.
Khi quân cảnh dẫn các tù nhân ra xe bít bùng, thì Vũ Ngọc Nhạ quay sang nhóm ký giả ngoại quốc và thân nhân, nói lớn “Tôi gởi lời thăm ông Thiệu”.

4.3. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho rằng CIA dàn cảnh
Một bất ngờ của vụ án là TT Thiệu không tin đó là sự thật mà cho là CIA đã dàn cảnh. Do đó, thời gian Vũ Ngọc Nhạ bị đày ở Côn Đảo thì TT Thiệu đã triệu hồi viên tỉnh trưởng Côn Sơn về Saigon và thay thế vào đó một người thân tín của mình để có điều kiện chăm sóc cho Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng như là những thượng khách. Vì thế, Vũ Ngọc Nhạ đã đánh giá: ”Đó là một cuộc dạo chơi trên Thiên Đàng”.

4.4. Tiếp tục hoạt động
Đầu năm 1973- Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng được đưa về khám Chí Hòa, Saigon. Trong thời gian ở Chí Hòa, nhờ sự giúp đỡ của LM Hoàng Quỳnh, Vũ Ngọc Nhạ móc nối, bắt liên lạc với nhóm “Thành Phần Thứ 3″ của Dương Văn Minh.
Ngày 23-7-1973- Chính quyền VNCH trao trả Vũ Ngọc Nhạ cho Mặt Trận DTGP/MNVN với danh xưng là “Linh mục Giải Phóng”.
Năm 1974- Vũ Ngọc Nhạ được CSBV phong Trung tá QĐNDVN. Tháng 4, 1974, Vũ Ngọc Nhạ trở về Củ Chi, hoạt động bí mật mục đích xây dựng lại Cụm Tình báo chiến lược, móc nối với Thành phần thứ 3 và khối Công giáo .
Ngày 30-4-1975- Vũ Ngọc Nhạ có mặt tại Dinh Độc Lập bên cạnh tướng Dương Văn Minh.

5.  Vũ Ngọc Nhạ bị thất sủng
Ngày 30-4-1975 thân phận của Vũ Ngọc Nhạ vẫn chưa được xác nhận.
Năm 1976- Vũ Ngọc Nhạ được điều về Cục 2 Bộ Quốc Phòng với quân hàm Thượng tá.
Năm 1981- Được thăng Đại tá nhưng vẫn còn ngồi chơi xơi nước. Hàng ngày đọc các tin tức báo cáo, tổng hợp lại rồi trình lên thượng cấp Phạm Văn Đồng, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh.
Năm 1987- Tác giả Hữu Mai xuất bản cuốn tiểu thuyết “Ông Cố Vấn, Hồ Sơ Một Điệp Viên” ca ngợi thành tích tình báo của Vũ Ngọc Nhạ. Công chúng đã biết đến và Nhạ được phong Thiếu Tướng.
Vũ Ngọc Nhạ mất ngày 7-8-2002 tại Saigon, 75 tuổi. Phần mộ của Nhạ nằm chung với các phần mộ của các điệp viên khác như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức và Phạm Ngọc Thảo.

6.  Gián điệp Phạm Xuân Ẩn
6.1. Thân thế và hoạt động


Phạm Xuân Ẩn sinh ngày 12-9-1927 tại xã Bình Trước, Biên Hòa, là một thiếu tướng tình báo của Quân đội Cộng Sản Bắc Việt.
Từng là nhà báo. Phóng viên cho Reuters, tạp chí Time, New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor.
Theo học trường Collège de Can Tho.
Năm 1948- Tham gia Thanh Niên Tiền Phong và sau đó, làm thơ ký cho hãng dầu lửa Caltex.
Năm 1950- Làm nhân viên Sở Quan Thuế Saigon để thi hành nhiệm vụ là tìm hiểu tình hình vận chuyển hàng hóa, khí tài quân sự từ Pháp sang VN. Đây là lần đầu tiên làm nhiệm vụ tình báo cùng với 14 ngàn gián điệp được cài cắm vào hoạt động.
Năm 1952- Phạm Xuân Ẩn ra Chiến Khu D và đã được bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ủu viên Uỷ Ban Hành Chánh Nam Bộ giao cho nhiệm vụ làm tình báo chiến lược.
Năm 1953- Phạm Xuân Ẩn được Lê Đức Thọ kết nạp vào đảng tại rừng U Minh, Cà Mau.
Năm 1954- Phạm Xuân Ẩn bị gọi nhập ngũ và được trưng dụng ngay vào làm thư ký Phòng Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Tổng Hành Dinh Liên Hiệp Pháp tại Camps Aux Mares (Thành Ô Ma) Tại đây, Ẩn được quen biết với Đại tá Edward Landsdale, trưởng phái bộ đặc biệt của Mỹ (SMM), trên thực tế, Landsdale là người chỉ huy CIA tại Đông Dương. cũng là trưởng phái đoàn viện trợ quân sự Mỹ (US.MAAG) tại Saigon.
Năm 1955- Theo đề nghị của Phái Bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ, Phạm Xuân Ẩn tham gia soạn thảo tài liệu tham mưu, tổ chức, tác chiến, huấn luyện, hậu cần cho quân đội. Tham gia thành lập cái khung của 6 sư đoàn đầu tiên của QLVNCH, mà nồng cốt là sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ người Việt trong quân đội Pháp trước đó.
Phạm Xuân Ẩn còn được giao nhiệm vụ hợp tác với Mỹ để chọn lựa những sĩ quan trẻ có triển vọng đưa sang Mỹ đào tạo, trong số đó có Nguyễn Văn Thiệu, sau nầy trở thành tổng thống VNCH.
Năm 1957- Tháng 10 năm 1957, Mai Chí Thọ và Trần Quốc Hương (Mười Hương) chỉ đạo cho Phạm Xuân Ẩn qua Mỹ du học ngành báo chí để có cơ hội đi khắp nơi, tiếp cận với những nhân vật có quyền lực nhất.
Năm 1959- Phạm Xuân Ẩn về nước, nhờ những mối quan hệ, Ẩn được bác sĩ Trần Kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị Và Văn Hóa Xã Hội (Thực chất là cơ quan mật vụ của Phủ tổng thống), biệt phái sang làm việc tại Việt Tấn Xã, phụ trách những phóng viên ngoại quốc làm việc ở đó.
Năm 1960- Từ năm 1960 đến giữa 1964, Phạm Xuân Ẩn làm việc cho hảng thông tấn Reuters. Từ 65 đến 67, Ẩn là người Việt duy nhất và chính thức làm việc cho tuần báo Time. Ngoài ra, còn cộng tác với báo The Christian Science Monitor…
Từ 1959 đến 1975- Với cái vỏ bọc là phóng viên, nhờ quan hệ rộng với các sĩ quan cao cấp, với các nhân viên tình báo, an ninh quân đội và với cả CIA , Ẩn đã thu thập được nhiều tin tức quan trọng từ quân đội, cảnh sát và các cơ quan tình báo.
Những tin tức tình báo chiến lược của Ẩn đã được gởi ra Hà Nội thông qua Trung Ương Cục Miền Nam. Tài liệu sống động và tĩ mỉ khiến cho Võ Nguyên Giáp đã reo lên “Chúng ta đang ở trong Phòng Hành Quân của Hoa Kỳ”.
Tổng cộng, Ẩn đã gởi về Hà Nội 498 tài liệu gốc được sao chụp.
Giai Đoạn 1973-1975- Hàng trăm bản văn nguyên bản đã phục vụ “Hạ Quyết Tâm Giải Phóng Miền Nam ” của đảng CSVN.
Phạm Xuân Ẩn là nhân vật được chèo kéo của nhiều cơ quan tình báo, kể cả CIA .
Ngày 30-4-1975, Phạm Xuân Ẩn là một trong những nhà báo chứng kiến cảnh xe tăng của VC hút đỗ cổng Dinh Độc Lâp. Từ đó cho đến vài tháng sau, các phóng viên, đồng bào và cả chính quyền mới cũng chưa biết Phạm Xuân Ẩn là một điệp viên Cộng sản.
Vợ con của Phạm Xuân Ẩn đã di tản sang Hoa Kỳ. Ẩn cũng được lịnh của cấp trên sang HK để tiếp tục hoạt động tình báo. Nhưng Ẩn đã xin ngưng công tác vì đã hoàn thành nhiệm vụ.
Do kế hoạch thay đổi, cho nên mãi 1 năm sau, vợ con của Ẩn mới có thể quay về VN bằng đường vòng Paris, Moskva, Hà Nội, Saigon.

6.2. Bị thất sủng
Ngày 15-1-1976, trung tá “Trần Văn Trung”, tức Phạm Xuân Ẩn, được phong tặng “Anh Hùng Lực Lượng Vũ Trang”.
Tháng 8 năm 1978, Ẩn ra Hà Nội dự khóa học tập chính trị 10 tháng vì Ẩn “sống quá lâu trong lòng địch”.
Theo Larry Berman thì Ẩn bị nghi kỵ và bị quản chế tại gia. Cấm liên lạc với báo chí ngoại quốc và cấm xuất cảnh, do cách suy nghĩ của Ẩn quá “Mỹ” và do Ẩn đã giúp bác sĩ Trần Kim Tuyến ra khỏi VN ngày 30-4-1975 .
Năm 1986- Trong 10 năm, luôn luôn có 1 công an làm nhiệm vụ canh gác trước nhà của Phạm Xuân Ẩn.
Năm 1990- Đại tá Phạm Xuân Ẩn được thăng thiếu tướng.
Năm 1997- Chánh phủ VNCS từ chối không cho Ẩn đi Hoa Kỳ để dự hội nghị tại New York mà Ẩn được mời với tư cách là khách mời đặc biệt.
Năm 2002- Phạm Xuân Ẩn về nghỉ hưu.
Con trai lớn của Ẩn là Phạm Xuân Hoàng Ân, đã du học Mỹ, hiện đang làm việc tại Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Con gái của Ẩn hiện đang sống ở Hoa Kỳ.

6.3. Ăn năn đã muộn
Trong những năm cuối đời, Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rất thất vọng vì dân chúng không được viết tự do. Ẩn trối trăn trước khi chết là, “đừng chôn ông gần những người Cộng Sản”.

Nhận định về Phạm Xuân Ẩn:
Lê Duẩn: Đã biểu dương Phạm Xuân Ẩn coi đó là 1 chiến công có tầm cỡ quốc tế.
Frank Snepp, cựu chuyên viên thẩm vấn CIA , tác giả cuốn sách Decent Interval (Khoảng cách thích đáng) nói:”Phạm Xuân Ẩn đã có được nguồn tin tình báo chiến lược, điều đó rõ ràng, nhựng chưa ai “Dẫn con mèo đi ngược” để thực hiện 1 cuộc xét nghiệm pháp y về các tác hại mà ông đã gây ra, Cơ quan CIA không có gan để làm việc đó.” Hết trích.
Murrray Gart, thông tín viên trưởng của báo Time nói “Thằng chó đẻ ấy, tôi muốn giết nó“.

7.  Phạm Ngọc Thảo
7.1. Thân thế



Đại tá Phạm Ngọc Thảo nói chuyện với các chức sắc Cao Đài

Phạm Ngọc Thảo sanh ngày 14-2-1922 tại Sàigon. Cha ông là Phạm Ngọc Thuần, một địa chủ lớn, có quốc tịch Pháp, người Công giáo. Còn có tên là Albert Thảo hoặc 9 Thảo, vì Thảo là con thứ 8 trong gia đình.
Sau khi đậu tú tài, Thảo ra Hà Nội học và tốt nghiệp kỹ sư công chánh.
Thảo tuyên bố bỏ quốc tịch Pháp và tham gia kháng chiến.

7.2. Hoạt động VC
Sau khi tốt nghiệp trường Võ Bị Trần Quốc Tuấn, Thảo về nhận nhiệm vụ giao liên ở Phú Yên. Một lần, Thảo đưa 1 cán bộ về Nam Bô. Đó Là Lê Duẩn, người đã có ảnh hưởng lớn về hoạt động tình báo của Thảo sau nầy.
Được bổ làm Tiểu đoàn trưởng TĐ 410, quân khu 9. (Có tài liệu nói là TĐ 404 hoặc 307). Trong thời gian nầy, Thảo hướng dẫn chiến tranh du kích cho Trần Văn Đôn, Nguyễn Khánh, Lê Văn Kim, những người sau nầy trở thành tướng lãnh của QLVNCH.
Vợ là Phạm Thị Nhậm, em ruột giáo sư Phạm Thiều, nguyên đại sứ tại Tiệp Khắc.

7.3. Lợi dụng giám mục Ngô Đình Thục
Sau Hiệp Định Genève, Lê Duẩn chỉ thị cho Phạm Ngọc Thảo không được tập kết ra Bắc phải ở lại nằm vùng.
Từ đó, Thảo dạy học ở một số tư thục Saigon.
Phạm Ngọc Thảo đã bị Đại tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, lùng bắt nhiều lần nhưng đều trốn thoát. Sau cùng, Thảo về Vĩnh Long làm nghề dạy học. Tỉnh nầy thuộc địa phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn đã quen biết với gia đình Thảo từ trước. Ngô Đình Thục coi Phạm Ngọc Thảo như con nuôi và bảo lãnh cho vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ.
Năm 1956- Phạm Ngọc Thảo được phép đưa vợ con về Saigon và vào làm việc ở Ngân Hàng QG. Rồi được chuyển ngạch sang quân đội với cấp bậc Đại uý “Đồng Hóa”.
Năm 1956- Do sự giới thiệu của Huỳnh Văn Lang, Tổng Giám đốc Viện Hối Đoái, Bí thư Liên Kỳ Bộ của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa Nhân Vị ở Vĩnh Long. Và Thảo đã gia nhập đảng Cần Lao.

7.4. Lặn sâu trèo cao
Hoạt động trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa:
- Chức vụ Tỉnh Đoàn Trưởng Bảo An Vĩnh Long.
- Tuyên Huấn đảng Cần Lao Nhân Vị.
Thảo biết cách khai thác nghề viết báo của mình vào Binh pháp Tôn Tử. Chỉ trong vòng một năm, Thảo đã viết 20 bài báo nói về chiến lược, chiến thuật, nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, huấn luyện quân sự, phân tích binh pháp Tôn Tử, Trần Hưng Đạo. Những bài báo được giới quân sự chú ý và cả TT Diệm và Ngô Đình Nhu.
Năm 1957- Phạm Ngọc Thảo được chuyển về Phòng Nghiên Cứu Chính Trị Phủ Tổng thống với cấp bậc thiếu tá. Sau đó, giữ chức Tỉnh Đoàn trưởng Bảo An Bình Dương.
Năm 1960- Phạm Ngọc Thảo tham dự khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Giữ chức vụ Thanh Tra Khu Trù Mật.
Năm 1961- Phạm Ngọc Thảo được thăng trung tá, giữ chức Tỉnh trưởng Kiến Hòa để trắc nghiệm chương trình bình định. Thời gian nầy, Kiến Hòa (Bến Tre) trở nên ổn định không còn phục kích hay phá hoại nữa.
Tuy nhiên có nhiều tố cáo Thảo là Cộng sản nằm vùng. Thảo bị ngưng chức tỉnh trưởng Kiến Hòa và đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Hoa Kỳ.
Lý do là, Thảo đã thả hơn 2000 tù nhân đã bị giam giữ và liên lạc với bà Nguyễn Thị Định.

8.  Phạm Ngọc Thảo tham gia các cuộc đảo chánh
8.1. Đảo chánh lần thứ nhất, 1963
Tháng 9 năm 1963, bác sĩ Trần Kim Tuyến, nguyên Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị (Thực chất là trùm mật vụ) và Phạm Ngọc Thảo âm mưu 1 cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm.
Phạm Ngọc Thảo đã kêu gọi được một số đơn vị như Quân Đoàn 3, Quân Đoàn 4, Biệt Động Quân, Bảo An sẵn sàng tham gia. Nhưng âm mưu bị nghi ngờ. Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập, nhưng đã xin tỵ nạn chính trị ở Hồng Kông.
Sau ngày đảo chánh 1-11-1963, Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đỗ. Phạm Ngọc Thảo thăng chức Đại tá làm Tuỳ Viên báo chí trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng. Một thời gian sau, được cử làm Tuỳ viên Văn hóa tại Tòa đại sứ VNCH ở Hoa Kỳ.

8.2. Đảo chánh lần thứ hai năm 1965
Đầu năm 1965, Phạm Ngọc Thảo bị gọi về nước vì Nguyễn Khánh muốn bắt Thảo. Vì thế, khi về đến phi trường Tân Sơn Nhất, Thảo đào nhiệm, bỏ trốn và bí mật liên lạc với các lực lượng đối lập để tổ chức đảo chánh.
Đảo chánh với lý do rất quan trọng mà Thảo nắm được là Nguyễn Khánh và Hoa Kỳ thỏa thuận sẽ ném bom xuống miền Bắc vào ngày 20-2-1965 . Vì vậy phải đảo chánh lật Nguyễn Khánh vào ngày 19-2-1965 .
Ngày 19-2-1965. Phạm Ngọc Thảo và Tướng Lâm Văn Phát đem quân và xe tăng vào chiếm trại Lê Văn Duyệt, đài phát thanh Saigon, bến Bạch Đằng và phi trường Tân Sơn Nhất. Tướng Nguyễn Khánh đào thoát bằng máy bay ra Vũng Tàu.
Ngày 20-2-1965. Hội Đồng các tướng lãnh họp tại Biên Hòa các tướng cử Nguyễn Chánh Thi làm chỉ huy chống lại đảo chánh. Nguyễn Chánh Thi ra lịnh cho Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát và 13 sĩ quan khác phải ra trình diện trong 24 giờ.
Ngày 21-2-1965, các tướng tiếp tục họp tại Biên Hòa quyết định giải nhiệm Nguyễn Khánh và cử tướng Trần Văn Minh làm Tổng Tư Lệnh QLVNCH.
Ngày 22-2-1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu ký sắc lịnh bổ nhiệm tướng Nguyễn Khánh làm Đại sứ lưu động. (Một hình thức trục xuất ra khỏi nước)
Ngày 25-2-1965: Nguyễn Khánh rời Việt Nam. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.

8.3. Bị bắt và qua đời
Ngày 11-6-1965, Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát tuyên bố trả quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Quân đội.
Ngày 14-6-1965, Uỷ Ban Lãnh Đạo Quốc Gia được thành lập do tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch.
Phạm Ngọc Thảo phải rút vào hoạt động bí mật. Thảo cho xuất bản tờ báo Việt Tiến mỗi ngày phát hành 50,000 tờ, tuyên truyền tinh thần yêu nước chống Mỹ và Thiệu.
Phạm Ngọc Thảo có 1 hàng rào bảo vệ rộng lớn từ các Xứ Đạo Biên Hòa, Hố Nai, Thủ Đức, Saigon. Có nhiều linh mục giúp đở in ấn và phát hành. Chính quyền Thiệu-Kỳ kết án tử hình và treo giải thưởng 3 triệu đồng cho ai bắt được Thảo.
Võ Văn Kiệt (Sáu Dân) kể lại“Tôi thấy Thảo gặp khó khăn nên đi tìm anh để đưa về chiến khu, nhưng anh bảo vẫn còn khả năng đảo chánh để ngăn chận việc đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào miền Nam”. (Võ Văn Kiệt)
Lâm Văn Phát ra trình diện và chỉ bị cách chức.
Phạm Ngọc Thảo phải trốn nhiều nơi, cuối cùng bị bắt tại Đan Viện Phước Lý, xã Vĩnh Thanh, quận Nhơn Trạch, Biên Hòa.
Lúc 3 giờ sáng ngày 16-7-1965, Thảo vừa ra khỏi Đan Viện Phước Lý thì bị An ninh Quân Đội phục kích bắt và đưa về 1 con suối nhỏ gần Biên Hòa để thủ tiêu. Tuy nhiên, Thảo không chết, chỉ bị ngất xĩu vì đạn trúng vào càm. Khi tĩnh dậy, Thảo lê lết về một nhà thờ và được Linh mục Cường, Cha Tuyên Uý của Dòng Nữ Tu Đa Minh cứu chữa.
Và Thảo bị phát giác, bị đưa về Cục An Ninh QĐ đường Nguyễn Bĩnh Khiêm. Thảo bị tra tấn cho đến chết vào đêm 17-7-1965. 43 tuổi.


Diễn biến thảm kịch đám phản quốc sát hại

anh em TT Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu

Trong buổi họp báo của ông Conein, nhân viên CIA và là người đại diện cho ông Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge tại Bộ Chỉ Huy Hành Quân Đảo Chánh từ lúc cuộc đảo chánh khởi đầu cho đến lúc kết thúc, Conein nói với các ký giả và báo chí ngoại quốc rằng:
- Các tướng lãnh Việt Nam đã họp, và rồi biểu quyết xử sự với ông Diệm và Ông Nhu.
Và diễn tiến thảm kịch đã xảy ra như sau:
Đoàn xe do tướng Mai Hữu Xuân trong đó có một chi đội thiết vận xa đến Nhà Thờ Cha Tam. Đại Tá Dương Ngọc Lắm Tổng Giám Đốc Bảo An và Dân Vệ vào nhà thờ đón Tổng Thống và ông Cố Vấn.Hai ông được mời lên xe thiết vận xa, ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu bất bình và hỏi:
- Cách thức các Tướng đi đón Tổng Thống là như thế nầy sao? Tổng Thống là Tổng Thống của nhân dân chứ đâu phải là tù binh. Tại sao các anh đưa xe bọc sắt đón Tổng Thống như thế nầy?
Tổng Thống nói với Đại Tá Dương Ngọc Lắm:
- Ông đưa tôi và Cố Vấn Nhu về dinh Gia Long rồi đến Tổng Tham Mưu.
Ông Lắm trình lại với tướng Mai Hữu Xuân, Tướng Xuân từ chối. Tướng Mai Hữu Xuân giục Tổng Thống và ông Cố Vấn lên xe, một lần nữa ông Cố Vấn Nhu lại nói:
- Thiếu Tướng nên biết cho đến giờ phút nầy Tổng Thống vẫn còn là Tổng Thống, không có lý do gì lại đi đón Tổng Thống bằng xe bọc sắt như thế nầy.
Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân quay đi không nói một lời, tức thì Đại Úy Nhung và Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa xông đến đẩy Tổng Thống lên xe M113. Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu trợn mắt cầm điếu thuốc đang hút dang dở ném vào mặt tên Nhung rồi la to:
- Không được vô lễ với Tổng Thống!
Tên Nhung rút súng chĩa vào ông Cố Vấn Nhu. Tổng Thống thấy thế liền mím môi quắt mắt. Thấy vậy Nhung cho súng vào bao và quay mặt tránh đi chỗ khác. Sau đó thì Dương Hiếu Nghĩa đẩy Tổng Thống lên xe, một lần nữa ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu la to:
- Không được vô lễ với Tổng Thống.
Tổng Thống Diệm nắm vai ông Cố Vấn:
- Thôi chú, mình đi.
Sau khi đẩy hai ông lên xe, tên Nhung bẻ quặt hai tay của Tổng Thống về phía sau lưng và trói lại, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu cũng bị bẻ tay ra sau và trói như vậy.
Đoàn xe khởi hành về Bộ Tổng Tham Mưu gồm có: Dẫn đầu là xe Quân Cảnh, kế đến là xe của Đại Úy Phan Hòa Hiệp, đoàn xe tăng M113 trong đó có Tổng Thống và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu, tên Nhung và Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa ngồi trên mui của chiếc xe nầy, kế đến là xe của Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, xe của Đại Tá Nguyễn Văn Quang và Đại Tá Dương Ngọc Lắm.
Khi đoàn xe đi ngang qua cổng xe lửa tại đường Hồng Thập Tự, chúng phải ngừng lại vì có xe lửa chạy qua. Đây là thời điểm mà bọn sát nhân ra tay. Tên Nhung và tên Dương Hiếu Nghĩa ngồi trên xe M113 nhìn về Tướng Mai Hữu Xuân thì thấy Mai Hữu Xuân đưa 2 ngón tay. Rồi thì Đại Úy Phan Hòa Hiệp nghe một tràn súng nổ, Đại Úy Hiệp biết ngay hai người ngồi trên xe M113 đã bắn Tổng Thống và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu rồi.
Đoàn xe đi đón Tổng Thống và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã về đến Bộ Tổng Tham Mưu, nhưng Tổng Thống và Ông Cố Vấn đã chết, hai tay bị trói ra phía sau với nhiều vết đạn và vết dao đâm, còn tóc tai, mặt mũi, áo quần của hai vị thì đầy máu.
Tại Bộ Tổng Tham Mưu, tên Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa từ trên thiết vận xa M113 nhảy xuống tay cầm khẩu tiểu liên Thompson có buột băng vải trắng giơ cao lên trời. Còn Nhung thì tay cầm con dao găm hớn hở vung lên trời như khoe rằng vừa tạo được một chiến thắng lẫy lừng. Nhung bị giết để bịt đầu mối sau đó, còn Dương Hiếu Nghĩa không bị thanh trừng. Sau khi định cư tại Mỹ nhiều năm, y đã cạo đầu mặc áo cà sa với pháp danh là Không Như, ngụ tại một ngôi chùa thuộc thành phố Pomona, nam California.
Theo Tướng Trần Văn Đôn kể lại, khi Mai Hữu Xuân vừa mới đến và đứng trước cửa phòng của Tướng Dương Văn Minh, chưa vào hẳn trong phòng thì đã chào tay và nói với Tướng Dương Văn Minh với giọng đầy hãnh diện:
- Mission accomplished!
Nhưng chiến tích của Mai Hữu Xuân không được Dương Văn Minh chào đón như mong đợi, thay vào đó, Dương Văn Minh không nói một lời nào mà cứ liếc về một bên. Tướng Xuân đoán dường như có người nào đó trong phòng. Khi kịp thấy nhân vật thứ ba không ai khác chính là Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân xoay lưng bước ra ngoài.
Thời gian ngắn sau đó Tướng Khánh đảo chánh (chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau). Tướng Khánh ra lệnh bắt giữ tên “Thiếu Tá” Nhung. Nhung lúc này là Thiếu Tá, lên một lon nhờ vào việc giết được người quan trọng nhất của quốc gia, Tổng Thống Ngô Đình Diệm!
Ảnh thi thể của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị trói nằm bên trong sàn xe thiết vận xa M113
Lời khai của Nhung như sau: “Tôi được lệnh của Trung Tướng Dương Văn Minh đi theo đoàn thiết giáp đón hai ông Diệm Nhu, sau khi được tin hai ông gọi điện thoại xin đầu hàng và nói rõ họ đang ở tại Nhà Thờ Cha Tam trong Chợ Lớn. Chỉ huy vụ này là Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, với sự tham dự của nhiều sĩ quan khác như Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa, Đại Tá Lắm, Đại Tá Quang v.v… Chúng tôi đến Nhà Thờ Cha Tam thì hai ông Diệm Nhu ngoan ngoãn lên xe M113. Sau khi đóng cửa xe, tôi và Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa ngồi trên mui xe. Từ xa tôi thấy thủ lệnh của Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, ông ta đưa 2 ngón tay lên, tôi hiểu đó là lệnh thanh toán cả hai. Tôi rút súng Colt bắn ông Diệm 5 phát và ông Nhu 5 phát. Sau đó hăng máu tôi bắn thêm 3 phát nữa vào ngực ông Nhu. Tiếp đó Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa dùng súng tiểu liên Thompson bắn thêm một băng vào người ông Diệm và ông Nhu”.
Sau cuộc thẩm vấn đó thì tên Nhung đã “tự tử” chết bằng một sợi dây giày?! Chuyện hết sức phi lý sao lại có việc tự tử “đột xuất” của một “anh hùng”, một kẻ là “ân nhân” của các tướng lãnh phản loạn và nhóm tăng lữ Ấn Quang vì đã giết được “một tên độc tài gia đình trị đàn áp Phật Giáo” như thế? Nguyễn Văn Nhung, anh hùng của những kẻ phản loạn, phải được vinh danh và phải được trả công bội hậu “lên” như diều gặp gió mới phải chứ. Cớ sao tự nhiên phút chốc “anh hùng” lại ra người thiên cổ và bị lịch sử luận tội là tên phản loạn giết mướn?
Tại sao sau một “cuộc cách mạng hiển hách” như vậy mà cho đến nay vẫn không một ai dám nhận mình là kẻ đã có công với quốc gia dân tộc vì đã trừ khử “một tên độc tài đàn áp Phật Giáo” như thế? Từ Dương Văn Minh, đến Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm, Tôn Thất Đính, đến toàn bộ nhóm tướng lãnh phản loạn, đến cả chính quyền Kennedy đều chối tội như thế? Câu trả lời đã quá rõ! Vì chúng sợ ô danh với lịch sử do đã nhúng tay vào máu của một con người hiền lành đức độ, yêu nước còn hơn chính bản thân mình!
Có một số dư luận nói rằng Tướng Khánh giết Nhung để trả thù cho Cụ Diệm. Thực ra, đây hoàn toàn là hành động giết người bịt miệng, một nguyên tắc kinh điển trong bất cứ một âm mưu giết người nào. Nếu thực sự có ý định trả thù cho Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì Tướng Khánh phải bảo vệ mạng sống cho tên Nhung bằng mọi giá để tìm ra thủ phạm gốc. Thủ thuật của Tướng Khánh có lừa được công luận hay không? Tướng Khánh đã không thực thi công lý và công bằng cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ngay cả cho cả tên giết người Nguyễn Văn Nhung, vì y chỉ là kẻ thừa hành mệnh lệnh mà thôi. Tướng Khánh mặc dù không trực tiếp tham gia trong vụ giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nhưng phải chăng ông đã theo chỉ thị của “ai đó”, bằng mọi giá phải đóng sổ vụ giết Tổng Thống bằng cách giết tên Nhung để bịt đầu mối. Không đòi công lý cho Tổng Thống, đã vậy sau đó, tướng Khánh còn về hùa với Thích Trí Quang xử tử người em út của Tổng Thống là ông Ngô Đình Cẩn! Đây là một vết tích ô nhục cho tất cả những ai đã nhúng tay vào máu của ông Ngô Đình Cẩn. Do đó, vai trò của Tướng Nguyễn Khánh cần được lịch sử đánh giá lại, phải chăng ông là một trái đệm để xóa tang chứng của một âm mưu giết sạch gia đình người lãnh đạo quốc gia VNCH?
Công lý nào mà “Hội đồng tướng lãnh” đã dành cho vị nguyên thủ quốc gia và gia đình của ông?
Ngoài ra còn có một tài liệu khác ghi nhận cuộc thảm sát Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu như sau:
Trong cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johnson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, Tổng Thống Johnson đã gọi các tướng miền Nam Việt Nam được Hoa Kỳ thuê làm đảo chánh lật đổ và giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddamn bunch of thugs). Họ là ai và đã làm gì mà bị Tổng Thống Johnson miệt thị như vậy.

NHẬN DIỆN BỌN ÁC ÔN CÔN ĐỒ
Các sĩ quan sau đây đã nằm trong nhóm đứng ra tổ chức đảo chánh: Trung Tướng Dương Văn Minh, Trung Tướng Trần Văn Đôn, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Thiếu Tướng Mai Hữu Xuân, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, Thiếu Tướng Lê Văn Kim, Thiếu Tướng Trần Văn Minh, Thiếu Tướng Phạm Xuân Chiểu, Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Đại Tá Đỗ Mậu, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Tá Nguyễn Văn Quan, Đại Tá Nguyễn Hữu Có, Đại Tá Trần Ngọc Huyến, Đại Tá Nguyễn Khương, và Đại Tá Đỗ Cao Trí.
Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Khánh có nói rằng ông là người được CIA tiếp xúc trước tiên khi CIA muốn làm đảo chánh. Nhưng theo tài liệu, CIA đã cho hai điệp viên khác nhau đến gặp Tướng Khiêm và Tướng Khánh cùng một lúc. Điệp viên Lucien Emile Conein đến gặp Tướng Khiêm, vốn là một nhân viên CIA, lúc đó là Tham Mưu Trưởng Liên Quân, và cho biết quyết định của Hoa Kỳ muốn lật đổ Tống Thống Ngô Đình Diệm. Tướng Khiêm đồng ý nhận thực hiện kế hoạch đó, nhưng gợi ý nên đi gặp Tướng Dương Văn Minh và Tướng Trần Văn Đôn. Trong khi đó, một điệp viên khác là Al Spera, cố vấn chính trị Bộ Tổng Tham Mưu, đi Pleiku gặp Tướng Nguyễn Khánh, vốn là một cộng tác viên của CIA, để thảo luận về việc này. Khi Al Spera hỏi Tướng Khánh về Tướng Khiêm, Tướng Khánh đã nắm chặt hai bàn tay của mình lại và nói: “Chúng tôi như thế này”.
Sau khi Tướng Khiêm và Lucien Conein phác họa xong kế hoạch hành động, ngày 2.10.1963 khi Tướng Đôn lên phi trường đi Nha Trang thì Lucien Conein đến gặp và hẹn sẽ nói chuyện với nhau ở Nha Trang. Tối hôm đó, tại Nha Trang, Lucien Conein thuyết phục Tướng Đôn làm đảo chánh và Tướng Đôn đã đồng ý. Ngày 5.10.1963, Lucien Conein lại đến bàn chuyện này với Tướng Dương Văn Minh. Tướng Minh cũng đồng ý. Tướng Đôn được giao cho phối trí lực lượng, còn Tướng Minh lãnh đạo Hội Đồng Cách Mạng. Tất cả nằm dưới sự chỉ đạo của Lucien Conein và Tướng Khiêm

Vai trò của Lucien Emile Conein
Chúng tôi chưa tìm được tài liệu nào nói về điệp viên Al Spera, nhưng chúng tôi có khá nhiều tài liệu về điệp viên Lucien Emile Conein. Ông sinh năm 1919 tại Paris, mồ côi cha sớm, lúc mới 5 tuổi được mẹ gởi sang Hoa Kỳ sống với bà dì tại Kansas City thuộc tiểu bang Kansas, nhưng vẫn giữ quốc tịch Pháp. Ông đã từng làm điệp viên cho OSS (tiền thân của CIA) từ năm 1943 với cấp bậc Trung Úy, hoạt động chống Đức Quốc Xã trong Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu, rồi qua Bắc Việt khi chiến tranh chấm dứt. Từ 1954 đến 1956 ông đến Việt Nam hoạt động trong toán đặc nhiệm dưới quyền của Đại Tá Edward Lansdale, người đã giúp Tổng Thống Ngô Đình Diệm chống lại nhóm Bảy Viễn và Tướng Nguyễn Văn Hinh. Sau đó, ông trở về Mỹ và tham gia Lực Lượng Đặc Biệt (Special Force), nhưng vẫn còn làm việc cho CIA.
Năm 1961 ông đã xin về hưu, nhưng năm 1962 ông được CIA gọi làm việc trở lại và phong cho chức Trung Tá với bí danh là Lulu hay Black Luigi, rồi gởi qua Sài Gòn làm cố vấn cho Bộ Nội Vụ. Nhưng trong thực tế, Lucien Conein có nhiệm vụ móc nối với các tướng Việt Nam mà ông đã có dịp quen biết khi phục vụ dưới quyền của Đại Tá Lansdale, để chuẩn bị tổ chức đảo chánh lật đổ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Những khuôn mặt của một điệp viên CIA Hoa Kỳ:
ông Lucien Emile Conein, được phái sang Việt Nam với âm mưu lật đổ Chính thể Đệ Nhất VNCH.
Đại Sứ Henry Cabot Lodge gọi Lucien Conein là “the indispensable man” (con người rất cần thiết). Còn trong cuốn “Vietnam: A History,” sử gia Stanley Karnow nói rằng Lucien Conein là “một người lập dị, một người náo nhiệt, một nhân viên tình báo rất nhạy cảm và hoàn toàn chuyên nghiệp, thường không thể kiểm soát được”. Sau này, Everette E. Howard Hunt cũng đã dự tính dùng Lucien Conein trong vụ Watergate.
Mỗi lần được phỏng vấn, Lucien Conein thường mở đầu câu chuyện bằng câu: “Bây giờ, đây là sự thật hai mặt, là thứ danh dự của hướng đạo sinh, là sự thật hai mặt” hay “Đừng tin bất cứ điều gì tôi nói; tôi là một tên nói dối chuyên nghiệp”.
Khi cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 xẩy ra, Lucien Conein đến Bộ Tổng Tham Mưu chỉ đạo trực tiếp. Ông ngồi trên ghế của Tướng Lê Văn Tỵ, đặt hai túi bạc dưới ghế, hai chân gác lên bàn, bên cạnh có khẩu 375 Magnum, chỉ huy các tướng Việt Nam thực hiện. Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin Tổng Thống và ông Cố Vấn đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng”. Lucien Conein đã nói với các loạn tướng đảo chánh bằng tiếng Pháp: “On ne fait pas d’omelette sans casser les oeufs.” (Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng.) (trang 228)
Khi từ giã cõi đời ngày 3.6.1998 tại Virginia, Lucien Conei đã ôm theo khá nhiều bí mật của cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963.

LỆNH HÀNH QUYẾT
Từ trước đến nay, chúng ta thường tranh luận về ai đã ra lệnh giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Nay cuốn băng của Tổng Thống Johnson đã chính thức xác nhận rằng chính quyền Kennedy (Kennedy Administration) đã ra lệnh giết, nên vấn đề này không cần phải tranh luận nữa.
Lệnh hành quyết do Washington truyền cho Đại Sứ Lodge ở Sài Gòn. Ông này truyền cho Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh qua Lucien Conein. Tướng Minh giao cho cận vệ của mình là Đại Úy Nguyễn Văn Nhung thi hành dưới sự chỉ đạo của Tướng Mai Hữu Xuân. Các sĩ quan khác, kể cả Tướng Đôn, đều không biết gì hết.
Như đã nói ở trước, ngoài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, Đại Sứ Henry Cabot Lodge đã quyết định giết thêm ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn và Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Nguyễn Văn Nhung đưa Đại Tá Lê Quang Tung ra nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế phía sau Bộ Tổng Tham Mưu đâm chết và vùi thây ở đó. Muốn giết ông Ngô Đình Cẩn, CIA phải lừa ông vào Tòa Lãnh Sự Mỹ ở Huế, nói rằng sẽ cho đi ngoại quốc, sau đó dùng công điện báo cáo láo về Washington nói rằng trong nhà ông Cẩn có hầm chôn người và súng, dân chúng đang biểu tình, rồi giao ông Ngô Đình Cẩn cho Tướng Khánh giết. Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Đôn xác nhận trong nhà ông Cẩn không hề có hầm chôn người hay súng.
Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sở dĩ Tổng Thống Johnson đã gọi nhóm tướng lãnh được thuê làm đảo chánh là “một bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” vì hai lý do: Lý do thứ nhất là cách thức giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Chưa một nhà lãnh đạo nào trên thế giới đã bị bọn tay chân bộ hạ thân tín, được hưởng nhiều ơn mưa móc, giết một cách thê thảm như thế trong một cuộc đảo chánh. Lý do thứ hai là sự tham nhũng và bất tài của nhóm này…

HÀNH ĐỘNG ÁC ÔN CÔN ĐỒ
Khoảng 10 giờ ngày 2.11.1963, khi chiếc M113 chở xác Tổng Thống và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu về đến Bộ Tổng Tham Mưu, đậu trên sân cỏ phía tay phải. Mở cửa xe phía sau ra, người ta thấy thi thể Tổng Thống trong bộ complet màu xám sậm và thi thể ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu trong bộ complet màu hơi nâu tím. Cả hai bị trói thúc ké tay sau lưng, nằm nghiêng trên sàn xe, máu me dầm dề. Một quân cảnh đứng gác tại đó cho biết, Tướng Dương Văn Minh đã xuống và tự tay vạch quần của Tổng Thống ra xem Tổng Thống có “bộ phận đó” không!
Với các dấu vết trên hai thi thể như vậy, nhiều người đã đặt câu hỏi: Hai ông đã bị giết như thế nào? Cách tường thuật của mỗi người mỗi khác.
Trong cuốn “Assassin in our Time” (Kẻ sát nhân trong thời đại chúng ta) xuất bản năm 1976, ở trang 142, Sandy Lesberg đã mô tả như sau: Ông Diệm và ông Nhu ngồi với hai tay trói sau lưng. Trong khi ông Diệm giữ im lặng, bất thình lình viên thiếu tá dùng dao găm (bayonet) đâm ông Nhu 15 hay 20 lần. Sau đó, hắn ta rút súng lục bắn vào sau đầu ông Diệm. Thấy ông Nhu còn quằn quại trên sàn, viên thiếu tá ban cho ông ta một cú ân huệ bằng cách cũng bắn vào đầu ông ta.
Sandy Lesberg không cho biết ký giả này đã lấy tin này từ ai. Thật ra, lúc đó Nguyễn Văn Nhung còn là Đại Úy, sau này mới được thăng Thiếu Tá.
Với cuốn “Les Guerres du Vietnam” (Chiến tranh Việt Nam) xuất bản năm 1985, Tướng Trần Văn Đôn không hề mô tả gì đến cách giết Tổng Thống và ông Cố Vấn Nhu, mà chỉ mô tả về sự tàn ác của sát thủ Nguyễn Văn Nhung mà thôi.
Bà Ellen J. Hammer, tác giả của cuốn “A Death in November” (Cái Chết vào Tháng Mười Một), nói rằng khi chiếc xe chở Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu dừng lại ở cổng xe lửa đường Hồng Thập Tự, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa từ trên miệng cửa xe lia một tràng tiểu liên vào hai ông Diệm và Nhu. Đại Úy Nhung rút súng Colt ra bồi thêm mấy phát vào đầu. Nhưng thấy chưa thỏa lòng, Nhung rút dao găm đâm tới tấp vào ngực hai anh em ông Tổng Thống.
Theo bà, Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa phủ nhận lời tường thuật này. Ông nói rằng ông không ngồi trên xe chở Tổng Thống Diệm và ông Nhu lúc đó. Nếu chính ông đã giết Tổng Thống Diệm và ông Nhu, người ta cũng đã giết ông như giết Nguyễn Văn Nhung rồi.
Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa là một đảng viên đảng Đại Việt, thuộc vào loại căm thù nhà Ngô. Sau này y đã được Tướng Nguyễn Khánh cho ngồi ghế phụ thẩm quân nhân của Tòa Án Cách Mạng, xét xử và tuyên án tử hình ông Ngô Đình Cẩn, theo lệnh của Henry Cabot Lodge. Do đó, nhiều người vẫn tin vào lời tường thuật của ký giả Sandy Lesberg.
Theo bà ký giả này, có lẽ Tướng Nguyễn Chánh Thi là người biết rõ Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đã giết Tổng Thống Diệm và ông Nhu như thế nào, vì sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, trước khi ra lệnh giết Đại Úy Nhung để phi tang một nhân chứng quan trọng (có khả năng theo lệnh của CIA), ông đã đích thân lấy lời khai của Nhung và còn bắt Nhung ngồi viết lời khai về vụ này. Ông có cho bà ký giả nhìn qua tờ khai này năm 1968 khi đang ở Washington D.C. Cũng theo bà thì rất tiếc khi xuất bản cuốn “Việt Nam: Một Trời Tâm Sự”, Tướng Nguyễn Chánh Thi đã không cho in nguyên văn tờ khai này, mà tự ý sửa đổi và cắt bớt đi. Trong cuốn sách này, Tướng Mai Hữu Xuân được đổi tên thành Tướng Thu, mặc dầu trong Quân Lực VNCH lúc đó không có tướng nào tên là Tướng Thu cả. Theo tờ khai mà Tướng Thi công bố trong cuốn sách nói trên, Đại Úy Nhung đã khai như sau:
Khi xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu chạy được chừng 500 thước, Thiếu Tướng Thu (tức Mai Hữu Xuân) chạy xe ngược chiều trở lại và đưa lên một ngón tay trỏ. Đang còn ú ớ chưa biết giết ai, ông Diệm hay ông Nhu, họ định chạy qua để hỏi lại cho rõ thì dân chúng ùa ra xem rất đông, không chạy qua được. Bỗng Thiếu Tướng Thu đưa hai ngón tay, họ hiểu rằng ông ra lệnh bắn cả hai người. Thiếu Tá Nhung liền rút súng Colt 12 bắn mỗi người 5 phát, và sau đó bắn ông Nhu thêm ba phát vào ngực nữa.
Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại Úy tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đã cho biết như sau: Sau khi ông Diệm và ông Nhu bị hạ sát ít lâu, Nguyễn Văn Nhung có kể lại chuyện này cho ông nghe. Nhung nói rằng khi được lệnh giết cả hai ông, Nhung đã bắn ông Nhu trước. Ông Diệm thấy thế đã nhắm mắt lại. Nhung liền bắn ông Diệm 5 phát. Sau đó quay qua bắn ông Nhu thêm 3 phát nữa. Điều này phù hợp với lời khai mà Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công bố.
Tuy nhiên, sự thật không phải chỉ có thế. Thi thể Tổng Thống Diệm và ông Cố Vấn Nhu đã được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng Tham Mưu để khám nghiệm. Bác sĩ Huỳnh Văn Hưỡn (hiện nay ở New York), giám đốc bệnh xá này lúc đó, đã khám nghiệm và chứng nhận rằng cả Tổng Thống Diệm lẫn ông Nhu đã bị bắn từ sau ót ra trước. Thi thể Tổng Thống có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Thi thể ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Vậy Tổng Thống Diệm và ông Nhu đã bị trói, đánh đập, và đâm lúc nào?
Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu, cho biết ông là người đi trên chiếc M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng kiến những sự việc xẩy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẻ hợp lý hơn cả. Theo nhân chứng này, vào trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gòn để tăng cường bảo vệ thủ đô. Khi đến Sài Gòn, chi đoàn này được chia làm hai toán, một toán hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long và một toán làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu. Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu.
Sáng 2.11.1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có 3 chiếc xe Jeep đang chờ. Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, và Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc M113. Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính có vũ trang đầy đủ…
Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các binh sĩ trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà thờ, số còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại bên kia đường.
Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nhung, Thiếu Tá Nghĩa và Đại Úy Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên đó đi theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2 thước, nhân chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra. Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên (Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào Tổng Thống Diệm:
- Thừa lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông Cố Vấn.
Ông Diệm:
- Ông Đôn và ông Minh đâu hè?
Đại Tá Lắm:
- Thưa cụ, hai ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu.
- Thôi được. Thế tôi và ông cố vấn đi cùng xe kia với ông.
Đại Tá Lắm quay người lại chỉ vào chiếc M113 và nói:
- Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho.
Ông Nhu khẻ nhíu mày lên tiếng:
- Không thể đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem..
Đại Tá Lắm khẽ nhún vai:
- Tôi không biết. Đây là lệnh của Trung Tướng Chủ Tịch.
Đại Úy Nhung liền oang oang:
- Xin mời hai ông lên xe ngay cho đi.
Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng rất quyết liệt:
- Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh, ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng được, nhưng còn Tổng Thống…

Đại Úy Nhung:
- Ở đây không còn Tổng Thống nào cả.
Ngay lập tức, Nhung bảo hai quân nhân chạy đến đẩy hai ông lên xe và hạ cửa xe xuống…
Xe đi hết đường Nguyễn Trãi, vào đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng Nha này đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới. Chung quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu canh gác rất cẩn mật.
Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng tài xế và anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia.
Khoảng 20 phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha Cảnh Sát chạy ra. Các binh sĩ lúc nảy được lệnh leo lên xe lại. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa. Nhân chứng hỏi hạ sĩ xạ thủ:
- Ông Diệm và ông Nhu đâu?
- Ở dưới.
- Sao rồi?
- Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện. Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.
- Còn ông Diệm?
- Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.
- Chết hay sống?
- Không biết.
Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung. Khi đến đường Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần (giống như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào.
Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua. Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiếc M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn: “Xuống! Xuống!” Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ… Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vào Tổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một “sở trường” của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trót tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.
Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lãnh tiền công, “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.

Orange County, ngày 2 tháng 11 năm 2013

 


Lễ Giỗ năm thứ 53 Cố TT Ngô Đình Diệm từ Lái Thiêu VN tới Paris Pháp 2016





 

 

Đăng ngày 02 tháng 11.2016