Đồng lòng nhận thức & Đồng lòng lên tiếng
Dân tộc Việt Nam sẽ bị diệt chủng khi toàn dân
bị ác cộng TQ bắt làm nô lệ !
Linh mục Nguyễn Văn Lý
I. Việt Nam đã bị TQ xâm chiếm nhiều lần, luôn bị TQ thực hiện mưu gian đồng hóa người Việt, nô dịch VN, muốn biến VN thành một quận huyện của TQ, qua 8 thời kỳ Bắc thuộc :
* Lần 1 : Từ năm 207 TCN - 42 SCN : Đông Hán & Tây Hán, Hai Bà Trưng khởi nghĩa.
* Lần 2 : Từ năm 43- 248 : Nhà Đông Ngô, Bà Triệu Thị Trinh khởi nghĩa.
* Lần 3 : Từ năm 280-542: Nhà Đông Tấn, Tống, Lương. Anh hùng Lý Bôn khởi nghĩa lập nhà nước Vạn Xuân độc lập đầu tiên, chọn thủ đô là Long Biên.
* Lần 4 : Từ năm 602- 938 : Nhà Tùy, Đường, Nam Hán, nhiều nhân sĩ khởi nghĩa như Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766), Dương Thanh (819), nhất là Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng (938), chấm dứt hơn 1000 năm bị TQ đô hộ.
* Lần 5 : 1258-1288 : Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo đại thắng quân Nguyên Mông 3 lần, nhất là chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.
* Lần 6 : 1407 – 1427 : Lê Lợi đánh đuổi quân Minh năm 1427.
* Lần 7 : Nguyễn Huệ Quang Trung đánh thắng quân Thanh năm 1792.
* Lần 8 : Thời 1924-2016 : Hơn 750 năm trước, Vua Trần Nhân Tông đã căn dặn: “Cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ nầy như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau. Có chết thì thôi, không được nhờ Tàu”. Luật Hồng Đức nửa cuối TK 15 tử hình 3 đời những ai sống ở biên giới dám bán đất ruộng vườn cho người nước ngoài. Thời Pháp bảo hộ (1884-1945), VN đã đoạn tuyệt hẳn với TQ.
Nhưng quá đau thương thay ! Thời 1924-2016, 12 Bộ chính trị ĐCSVN muốn cầu cạnh Ác Cộng TQ, không phải để cứu Nước mà là để cứu Đảng, khởi đầu mưu gian Hán hóa Việt Nam của Ác Cộng TQ, phát sinh quá nhiều đại thảm họa, đưa VN đến sát bờ vực thẳm mất Nước quá nguy cấp cần kề :
* HCM nói : “Những gì 2 đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông nói thì chúng ta phải tin, vì 2 đồng chí ấy không bao giờ sai lầm” !!! Trong khi cả thế giới đều biết rất rõ đây là 2 tên đại gian ác của Nhân Loại !
* Ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng ký công hàm xác nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung Cộng theo đường lưỡi bò 9 khúc do Chu Ân Lai công bố ngày 04-9-1958. Theo đó, toàn bộ Biển Đông (biển Hoa Nam) rơi vào tay Trung Cộng, dù Phạm Văn Đồng không có thẩm quyền gì để tuyên bố về lãnh thổ - lãnh hải của nước Việt Nam Cộng Hòa từ vĩ tuyến 17 trở xuống theo Hiệp định Genève 1954.
* Năm 1965, Mỹ tuyên bố vùng Hoàng Sa - Trường Sa là vùng oanh kích tự do, thì ngày 9-5-1965, Bộ Ngoại giao của Bắc Việt tuyên bố : Hoàng Sa - Trường Sa là thuộc Trung Quốc. Dù lời nói ấy không có giá tri pháp lý.
* Hiệp định biên giới VN-TQ ngày 30-12 -1999, VN buộc phải nhượng cho TQ 720km2 đất liền. Hiệp định vịnh Bắc Bộ ngày 25-12-2000, VN buộc phải nhượng cho TQ 11.000 km2 mặt biển vịnh Hạ Long.
* Đến nay, 10 tỉnh phía Bắc dọc biên giới Việt - Trung đã cho TQ thuê 50 năm hơn 306.000 hecta đất, chiếm hầu hết những vị trí chiến lược rất hệ trọng ở miền Bắc, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính Trị đảng CSVN ẩn náu trong giai đoạn chiến tranh năm 1979.
* Từ năm 2008, VN miễn chiếu khán /visa cho người TQ tự do đi vào toàn lãnh thổ VN.
* Trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, công nhân, quản đốc và chủ nhân người Tàu ngày càng đông, đẩy người lao động Việt Nam phải thất nghiệp! Các nhà máy sản xuất hệ trọng như nhà máy phát điện, gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp... ngày càng nhiều chủ nhân và công nhân TQ điều hành - quản trị.
* Mưu gian nô dịch của TQ rất tinh vi thâm độc : Chiếm biển Đông, khống chế nguồn nước các sông Mekong, sông Hồng, sông Đà,... lập căn cứ ở vùng xương sống chiến lược Tây Nguyên, vùng rốn Vũng Áng, Hải Vân, bờ biển miền Trung…, lũng đoạn kinh tế, tuồn hàng độc hại, mua đất mua nhà, kinh doanh ồ ạt, di dân đồng hóa, văn hóa chữ Hán, dùng cờ TQ 6 sao để cố ý đưa VN vào đại gia đình TQ...
* Ngày 14-10-2011 cờ 6 sao của TQ đã chính thức xuất hiện trên VTV. Ngày 21-12-2011 và các lần sau, khi Tập Cận Bình và các lãnh đạo CSTQ qua Hà Nội, hàng trăm thiếu nhi Hà Nội cầm cờ 6 sao của TQ chào đón. 2 Tổng Bí thư 2 ĐCS VN & TQ ôm hôn nhau giữa rừng cờ 6 sao. Hiện nay cờ 6 sao này thi thoảng xuất hiện nhiều nơi tại VN. Mọi người Việt tỉnh táo nhạy cảm đều hiểu là cờ chính thức của TQ đến nay chỉ có 5 sao. Sao lớn nhất đại diện tộc Hán. 4 sao nhỏ đại diện 4 tộc người Hồi, Mãn, Mông, Tạng. Nay 1 số ít lãnh đạo CSVN cúi đầu tủi nhục đồng lõa cho phép TQ gian độc dùng sao nhỏ thứ 6 để đại diện cho người Việt.
* Hàng ngàn du khách TQ dẫn nhau đi thăm thắng cảnh VN, rồi tự giới thiệu các thắng cảnh ấy là của TQ, trên tay cầm biểu ngữ, và trên ô ghi 5 chữ Hán: 越南 - 中国城 VIỆT NAM - TRUNG QUỐC THÀNH (VN là thành phố của Trung Quốc).
II. Nếu không THOÁT TRUNG kịp, Dân Tộc Việt Nam chắc chắn sẽ bị diệt chủng thực sự ! Là đại thảm họa rõ ràng đã và đang xảy ra của thời kỳ Bắc thuộc lần 8 và 9. Cũng là thời kỳ đại Bắc thuộc lần 2 hiện nay.
Hơn 2000 năm qua, Trung Hoa đã quyết tâm xâm chiếm VN 7 lần. Vì các thời ấy đất còn rộng người còn thưa, TQ chỉ chủ tâm đồng hóa người Việt, nhưng họ không thể thành công, nên Dân Tộc VN vẫn còn. Vì thế, Tổ Tiên chúng ta đã luôn đứng lên được. Khác với 7 lần Bắc thuộc đã qua, lần thứ 8 và 9 này, cũng là lần đại Bắc thuộc thứ 2 này, đất chật người đông, chắc chắn TQ ác tâm diệt chủng như đã làm ở Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương gần 60 năm qua.Do đó, nếu không Thoát Trung kịp, VN bị làm 1 khu - 1 tỉnh của TQ, thì lần này chắc chắn Dân Tộc VN sẽ vĩnh viễn bị tiêu diệt, chúng ta và con cháu chúng ta không thể đủ sức đứng lên được, vì 12 lý do rất rõ ràng hoàn toàn xác thực sau đây, mà tôi sẵn sàng đi tù thêm 12 lần nữa để làm chứng :
1. Hàng chục triệu người Việt tìm mọi cách trốn chạy tị nạn ở nước ngoài, bi thảm còn hơn dân Xyri... hiện nay. Theo Tổ chức Di cư Quốc tế và Ủy ban Kinh tế - Xã hội Liên Hiệp Quốc, 25 năm qua 1990-2015, đã hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước ngoài, mỗi năm #100.000 người Việt di cư, qua 1/8 hình thức: lao động ko về, du học ko về, du lịch ko về, chữa bệnh ko về, đi công tác ko về, hôn nhân thật-giả, thân nhân bảo lãnh, xuất cảnh chui. Ngày càng đông và khôn ranh hơn.
2. Hàng chục triệu người Việt, nhất là thanh niên nam nữ, bị cưỡng bức lao động, khai phá núi rừng ở nhiều nơi hẻo lánh : Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng, Vân Nam, Quảng Tây, Việt Bắc, Tây Nguyên,..., bị phân tán rất mỏng không cho tập trung, để không thể đủ sức Phục Quốc, như đã và đang xảy ra với Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương.
3. 20 triệu người nữ VN bị ít nhất 20 triệu đàn ông TQ đang thiếu vợ tìm mọi cách cưỡng bức làm vợ.
4. Mỗi năm, hàng ngàn nhân sĩ, thanh niên nam nữ Việt, sẽ bị án tử hình - chung thân - tù đày... do chống đối TQ. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, dù chống ngoại xâm yếu hơn VN, mỗi năm vẫn liên tục bị án tử hình – chung thân – tù đày... Người Việt có truyền thống chống ngoại xâm rất mạnh, nên càng chống đối, thì càng bị đàn áp dã man hơn.
5. Các Tôn giáo, Tổ chức dân sự... sẽ bị TQ & Bạo quyền nô lệ của Ác Cộng TQ khống chế sai khiến.
6. Cơ sở, trường học, đất, biển, đảo, tài sản, nông sản, hải thủy sản... đều do TQ quản trị, ban phát.
7. Văn hóa Việt lụi tàn, Văn hóa Hán lên ngôi. Tiếng Việt chỉ còn là thổ ngữ nhỏ. Học sinh bị buộc học chữ Hán, hàng triệu giáo viên Trung Hoa dạy tiếng Hán tại VN. Đường phố, hàng quán mang tên Tàu, trang hoàng Lễ - Tết đậm nét Tàu, ngôn ngữ quảng cáo Tàu, bày bán thực phẩm hàng hóa độc hại Tàu....
8. Dân Việt sẽ suy nhược tinh thần do quá tủi nhục, đau lòng, buồn khổ; yếu liệt thể xác vì bị nhiễm độc nguồn nước, môi trường, thực phẩm, hải thủy sản, sản phẩm các loại.
9. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương từ hơn 100 triệu, nay cả 3 vùng ấy chỉ còn # 20 triệu. Cư dân đa số là người Hán... Vậy người Việt, sau 30-40 năm nữa, từ 94 triệu sẽ chỉ còn 20-30 triệu. Và ngay trên đất VN đa số là người Hán-Hoa sẽ định cư.
10. Bộ đội VN sẽ đi trấn thủ biên giới Ấn Độ, Pakistan, Tân Cương..., bộ đội Tứ Xuyên, Quý Châu, Quảng Đông.... sẽ trấn giữ Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Trường Sa....
11. Tà quyền tay sai VN chắc chắn chỉ còn là Bạo quyền nô lệ của Ác Cộng TQ , như hiện nay đang có, nơi 1 số Cán bộ Viên chức các cấp các ngành, đặc biệt là Côn an, Tòa án...
12. Lịch sử sẽ bị viết lại hoàn toàn. Các anh hùng Dân tộc như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung..., bị viết thành các tên nổi loạn chống lại trung ương. Còn các tay sai nô lệ trở thành những nhà yêu nước vĩ đại, có tượng đài khắp nơi.
*** Dù luôn coi người Hán - Hoa là Anh Chị Em Ruột, cùng chung 1 Gia Đình Nhân Loại, cùng chung 1 Cha Trời, nhưng chúng ta phải quyết tâm ngăn chặn hành động Hán hóa-tham độc-cưỡng chiếm-ác tâm-diệt chủng của họ. Thoát Trung hay là Chết! Toàn Dân Thoát Trung ! Dân Tộc Trường Tồn !
Việt Nam quá đau thương, ngày 04-10-2016
Linh mục Nguyễn Văn Lý
LM. NGUYỄN VĂN LÝ
và NHỮNG CHỨNG NHÂN TIN MỪNG
TRONG THỜI ÐẠI CHÚNG TA
Trần Phong Vũ
Trong buổi sinh hoạt văn học nhằm giới thiệu tác phẩm "Hỏa Lò" của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện tại trường Ðại học Luật khoa George Mason ở tiểu bang Virginia hôm 24-6-2001, có một chi tiết khá đặc biệt đã gây nhiều ngạc nhiên thích thú cho hơn 200 cử tọa hiện diện. Ðó là khi được mời lên diễn đàn, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã không nói nhiều về tác phẩm của ông mà đã dành trọn thì giờ để nói về linh mục Nguyễn Văn Lý, người đã chia sẻ hai năm tù đày với ông ở trại giam Ba sao, Nam hà vào những năm 1990-1991ø.
Tác giả những thi tập nổi tiếng "Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực" (còn có tên khác là "Hoa Ðịa Ngục 1"), "Hoa Ðịa Ngục 2" đã lớn tiếng tuyên xưng Cha Lý xứng đáng là một bậc trượng phu, ngửa mặt lên không ngượng với Trời, cúi mặt xuống không hổ với Ðất! Lời xưng tụng của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện dành cho cha Tađêô Nguyễn Văn Lý không nằm ở đầu môi chót lưỡi mà đã rút ra từ những kinh nghiệm bản thân của hai năm sống chung đụng với người mục tử can trường này trong ngục tù cộng sản. Qua lời kể lại của tác giả tiểu thuyết "Hỏa Lò" về con người và nhân cách linh mục Nguyễn Văn Lý người ta thấy nổi bật lên hai đặc điểm.
Cha Lý: mẫu người can đảm và bất khuất.
Cha Lý: khuôn mặt tiêu biểu cho tình thương và lòng bác ái Công giáo.
Nhìn chung, đứng trên phương diện con người, ông xứng đáng là khuôn mẫu của những bậc chính nhân quân tử, và về mặt tôn giáo ông được xếp vào hàng ngũ những người công chính hay những chứng nhân Tin Mừng của thời đại.
Vì ở chung trong một nhà giam, chỗ nằm kế cận bên nhau, nên thi sĩ Nguyễn Chí Thiện tự hào là người hiểu rõ nhân cách và lập trường của vị linh mục Công giáo này hơn bất cứ ai khác ở trong cũng như ngoài nước. Trong thời gian bị giam chung, hai người đã có nhiều cơ hội trao đổi với nhau về lý tưởng đấu tranh cho tự do, nhân quyền bao gồm cả tự do tôn giáo. Dù biết trước sẽ phải lãnh đòn thù của bọn cai ngục, cha Lý không ngần ngại lên tiếng bênh vực những bạn đồng tù mỗi khi họ bị đối xử tàn nhẫn, bất công. Theo nhà thơ Nguyễn Chí Thiện thì một lần kia thấy một cán bộ đánh đập một tù nhân ngay ở cổng trại Ba sao, linh mục Lý đã lên tiếng phản kháng thẳng với Nguyễn Tiến Lân, một viên trung tá cộng sản trong trại. Ông nói: "Người với người cán bộ không được đánh đập như thế. Nếu đương sự có lỗi hãy đem ra xét xử phân minh, không được tùy tiện đánh đập!" Dĩ nhiên sau đó tên Lân đã tìm cách tống linh mục Lý vào nhà biệt giam và cùm chân ông! Ðể diễn tả thái độ thản nhiên của cha Lý đồng thời nói lên niềm cảm phục của mình, nhà thơ nói với cử tọa: "Trước sự kiện bị trả thù như thế, linh mục Lý vẫn ung dung không thèm xin xỏ, biện bác gì hết".
Vẫn theo tác giả "Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực" thì ngoài thái độ can trường, quả cảm trên đây, vị linh mục Công giáo này còn có một tấm lòng bao dung, trắc ẩn đặc biệt đối với người đồng chủng khi thấy họ lâm cơn túng quẫn, cần được cứu giúp. Là một trong những người tù được gia đình và giáo dân tiếp tế nhiều nhất, nhưng gần như ông đem tất cả những gì ông nhận được để chia sẻ cho những người thiếu thốn không có thân nhân thăm nuôi. Vì thấy cha Lý chỉ dùng những bữa ăn đạm bạc trong tù nên sức khỏe sa sút nhiều, lần kia thi sĩ Nguyễn Chí Thiện tỏ ý lo ngại và khuyên ông ăn một chút đồ tiếp tế để có đủ chất dinh dưỡng thì người mục tử này trả lời: "Mạng sống của tôi đã có Thiên Chúa định đoạt. Nhiệm vụ của tôi là cứu người nghèo khó. Ðạo và đời gắn liền với nhau vì không có đời thì cũng không có đạo".
Ðiều đáng chú ý là cha Lý không chỉ quan tâm giúp đỡ những người tốt, cùng một tôn giáo với ông hoặc có cử chỉ tử tế với ông. Cha còn san sẻ những gì mình có cho cả những thành phần bất hảo trong tù, những thành phần nhà thơ mệnh danh là "lưu manh" được bọn cai tù mua chuộc để gây sự, hành hạ cha Lý vì chúng thấy cha được nhiều người thương mến. Dù vậy, linh mục Lý vẫn không hề thù ghét những kẻ mưu toan hãm hại ông. Ngược lại khi thấy bọn chúng vì đánh nhau mà bị thương phải vào bệnh viện thì chính cha lại là người tìm đến thăm hỏi cưu mang chúng với một tâm tình yêu thương, chăm sóc khác thường. Sự kiện này đã đưa tới kết quả bất ngờ là nhiều tên trong đám tù nhân "lưu manh" này đã thay đổi hẳn tâm tính và ngỏ ý xin cha Lý được gia nhập đạo Công giáo. Vì ngạc nhiên và cũng vì tò mò, Nguyễn Chí Thiện tìm đến hỏi han. Ðáp lại câu hỏi là các anh đã biết gì về đạo Công giáo mà đòi đi theo thì nhà thơ nhận được từ nhiều người câu trả lời hồn nhiên nhưng khá thực tế sau đây:
"Chúng tôi chưa biết gì về đạo Công giáo cả. Nhưng thấy cha Lý, người thay mặt Chúa mà có lòng hy sinh, thương người quá như vậy thì chúng tôi vào đạo".
Thật đúng với câu tục ngữ của người xưa: Lời nói bay nhanh, gương lành ở lại. Nó gợi nhớ tới nhận định thời danh của Giáo chủ Phaolô VI: "Con người trong thời đại chúng ta cần đến chứng nhân hơn là thày dạy. Mà nếu cần tới thày dạy, thì trước khi là thày dạy, đương sự phải là chứng nhân đã".
* * *
Xuyên qua những lời kể lại của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện về phong cách và con người linh mục Nguyễn Văn Lý, người ta không thể không liên tưởng tới hai khuôn mặt linh mục khác trong lịch sử cận đại của Giáo hội Ba Lan. Ðó là cha Maximilian Kolbe, tù nhân lương tâm danh tiếng của Ðức quốc xã trong Ðệ Nhị Thế Chiến và cha Jerzy Popieluszko, tuyên úy của Công đoàn Ðoàn kết Ba lan, nạn nhân của chế độ cộng sản Varsovie đầu thập niên 80 vừa qua. Tuy sống ở hai thời điểm cách nhau bốn chục năm nhưng cả hai đều hội đủ hai đức tính tiêu biểu cho người môn đệ Chúa Giêsu: can đảm bênh đỡ kẻ bị áp chế bởi cường quyền bạo lực, đồng thời hết dạ yêu thương, săn sóc những người lâm cơn túng quẫn, gặp bước đường cùng.
Cha Maximilian Kolbe là biểu tượng tuyệt vời của tình yêu thương đồng loại. Ði theo con đường của Ðấng Cứu Thế, cha đã tình nguyện chết thay cho một người bạn đồng tù chỉ với ý nghĩ đơn sơ là người này còn trẻ, còn có vợ con gia đình để săn sóc nên cần được sống hơn cha. Theo lời thuật lại của những nhân chứng còn sống sót sau khi thế chiến thứ hai kết thúc thì nhờ tinh thần can đảm, quảng đại và lòng yêu thương vô lượng của cha lúc còn sống cũng như sau khi chết thay cho người bạn đồng tù, rất nhiều người đã xin rửa tội để trở thành tín hữu Công giáo, trong số có cả những tín đồ Do thái giáo vốn có nhiều úy kỵ đối với Vatican. Trường hợp cha Maximilian được tuyên Thánh khi những người chứng từng là nạn nhân của Ðức Quốc Xã còn sống sót là một trường hợp hy hữu trong lịch sử 2000 năm giáo hội Công giáo.
Bốn thập niên sau, giữa lòng chế độ cộng sản Varsovie lại xuất hiện thêm một khuôn mặt lớn trong hàng giáo sĩ Ba lan: cha Jerzy Popieluszko, vị linh hướng 37 tuổi của Công đoàn Ðoàn kết. Noi gương cha Maximilian, ngay từ thuở ấu thơ cậu Jerzy đã quyết định chọn cuộc sống tu trì. Trong suốt hai năm bị động viên vào quân ngũ, vì biết Jerzy Popieluszko vẫn kiên trì với lý tưởng làm linh mục, những sĩ quan trực tiếp trong đơn vị đã theo lệnh của nhà nước tìm hết cách để hành hạ người tu sĩ nhỏ con yếu đuối này khiến anh bị lâm trọng bệnh. Khi vị linh hướng tỏ dấu lo ngại về tương lai mục vụ của Jerzy và muốn Jerzy phải nghỉ một thời gian thì được nghe câu trả lời: "Người ta sẽ không bao giờ thấy đau khổ khi chấp nhận đau khổ vì Chúa Giêsu". Năm 1972 sau khi chịu chức, cha Jerzy đã hăng hái lao mình vào cuộc đời linh mục và không bao lâu đã dành được cảm tình của mọi giới vì lòng yêu thương hay giúp đỡ người yếu thế của cha. Một sinh viên y khoa đã nói về cha Jerzy như sau: "Cha lo lắng cho tôi hơn cả chính bản thân tôi lo cho tôi".
Kể từ năm 1981, sau khi đáp lời mời gọi của Công đoàn Ðoàn kết, cha dồn hết tâm lực để lo cho các công nhân và gia đình họ, nhất là trong thời gian Công đoàn bị đặt ra ngoài vòng pháp luật khiến hầu hết cán bộ bị tống giam hoặc phải lẩn trốn. Ngày đêm cha jerzy đã đơn thân len lỏi vào những hang cùng ngõ hẻm trong thành phố để an ủi, tiếp cứu những người vô gia cư, kể cả vợ con các cán bộ Công đoàn đang tại đào. Lech Walesa, thủ lãnh Công đoàn Ðoàn kết đã nói về cha Jerzy như sau: "Vì lòng yêu thương quả thật cha đã quên hẳn thân mình". Vị linh mục trẻ đã phân phát đi hàng tấn quần áo trong khi trang phục của chính ông thì lôi thôi, rách nát. Một nhà báo tên tuổi vốn là cựu đảng viên cộng sản đã mệnh danh linh mục Jerzy Popieluszko là "Một người bạn thánh của chúng tôi tại giáo đường St. Stanislaw".
Vì sợ ảnh hưởng lớn lao của cha Jerzy xuyên qua những bài giảng thuyết trong những Thánh Lễ Cầu Cho Quê Hương, chế độ cộng sản Varsovie đã tìm mọi cách nhằm khóa miệng người mục tử can trường này. Sau nhiều lần thất bại trong mưu toan ám sát cha Jerzy, bọn công an lén bỏ vũ khí và truyền đơn vào nơi cư ngụ của cha. Kết quả cha Jerzy đã bị đẩy vào tù giữa ngày kỷ niệm năm thứ hai lệnh thiết quân luật. Cha đã bị giam chung với bọn du thủ du thực trong đó có một tên sát nhân khét tiếng. Mặc dầu sức khỏe yếu kém, ông vẫn không bị ngã gục trước cơn thử thách như sự mong đợi của nhà nước cộng sản Ba lan. Chỉ trong khoảnh khắc cha đã chinh phục được sự kính trọng của hầu hết phạm nhân trong tù. Và ngay cả tên sát nhân cũng bắt đầu cởi mở đối với cha. Hai người tâm sự với nhau suốt sáng. Dần dà cha Jerzy nhận ra những đổi thay nơi kẻ giết người. Ðến gần rạng đông, người đàn ông bật khóc và xin lãnh bí tích hòa giải với Thiên Chúa qua cha Jerzy. Vì không có phương tiện cho hối nhân rước lễ, cha đã làm phép mẩu bánh trong nhà giam và trao cho anh. Sáng hôm sau cha Jerzy Popieluszko được phóng thích. Cha nói với kẻ sát nhân là cha rất vui vì được trải qua một đêm không ngủ thật nhiều ý nghĩa.
Sau khi vị linh hướng của Công đoàn Ðoàn Kết bị công an nhà nước cộng sản thủ tiêu, một làn sóng trở lại đạo Công giáo đã bùng nổ trên khắp lãnh thổ Ba lan. Phúc trình của giáo hội cho thấy tấm gương cha Jerzy đã thúc đẩy hàng loạt giới trẻ được ơn gọi làm linh mục. Lòng yêu thương và sự hy sinh của ông cũng châm ngòi cho những hoạt động trong bóng tối của Công đoàn và đã tạo nên một động lực mới thúc đẩy mọi người dấn thân hoạt động cho quyền sống, quyền tự do và quyền làm người. Theo ký giả John Fox thì trong khi chế độ Varsovie tìm hết cách bôi nhọ cha Jerzy và kết án những kẻ theo cha thì quần chúng Ba lan đã tôn xưng cha như một vị Thánh, một Thánh Tử Ðạo vĩ đại nhất của dân tộc Ba lan kể từ sau cha Maximilian Kolbe.
* *
Trở lại với trường hợp linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý và những lời chứng của thi sĩ và cũng là người tù nổi danh Nguyễn Chí Thiện, người ta rút ra được những nhận định tích cực sau đây. Trước hết nó chính danh vị thế, lời nói và những việc làm của cha Lý trong suốt hơn một phần tư thế kỷ vừa qua, nhất là thời gian tái phát động cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo hiện nay. Nó là một lời cải chính hùng hồn những luận điệu xuyên tạc của những người cộng sản và những kẻ theo đuôi nhằm bôi bác hành vi và nhân cách cha Lý. Cũng như cha Jerzy Popieluszko, như đã đề cập trong phần đầu bài viết, cha Nguyễn Văn Lý đã hành xử một cách quân bình tư cách con người và ơn gọi linh mục của ông để như lời xưng tụng của tác giả "Tiếng Vọng Từ Ðáy Vực": "Cha Lý xứng đáng là bậc trượng phu, ngửa mặt lên không thẹn với Trời, cúi mặt xuống không hổ với Ðất". Mai đây dù bất cứ chuyện gì sẽ xảy đến cho người tù lương tâm Nguyễn Văn Lý (như bị bạo hành trong nhà giam, bị giết chóc, thủ tiêu dưới hình thức này hay hình thức khác, hoặc vì bị áp lực quốc tế, Hànội phải trả tự do cho ông), thì nhận định của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện về con người và phong cách cha Lý hôm Chúa nhật 24-6-01 tại Ðại học Luật khoa George Mason vẫn mang giá trị những lời chứng khả tín cho mai sau. Cha Lý xứng đáng được kể vào số những chứng nhân Tin Mừng của Chúa Giêsu trong thời đại chúng ta. Ngoài ra, từ đấy công luận trong và ngoài nước cũng hiểu thêm được giá trị đích thực của những gì các linh mục Nguyễn Hữu Giải, Phan Văn Lợi và giáo dân Nguyệt Biều, An Truyền đã và đang đóng góp cho giáo hội và quê hương Việt nam hôm nay.