Chào ánh sáng, chào những ánh mắt mở ngủ mê
Tuấn Khanh
Chào một ngày soi rõ mặt anh em!
Đảng, các ông mở cửa hậu cho Trung quốc?
Cánh Cò
Cuộc chiến giữa nhân dân và Đảng về vấn đề Trung Quốc đã rẽ sang bước ngoặc mới. Một là Đảng tồn tại vì được Trung Quốc tiếp tay khủng bố quần chúng để dần dần biến Việt Nam thành vùng đất nô lệ, hai là Đảng phải thay đổi cách ứng phó với Trung Quốc trong hàng trăm vấn đề, mà vấn đề hiện hữu nhất là an ninh lãnh thổ.
Bước ngoặc này không do người có lòng với đất nước tạo ra để áp lực Đảng mà đến từ Trung Quốc, đất nước ngày càng chứng tỏ lòng tự đại vượt mọi giới hạn, trong đó chủ nghĩa dân tộc điên cuồng đang làm cho Bắc Kinh dần dần trở thành kẻ thù của toàn thế giới, ngoại trừ với những chính phủ độc tài toàn trị.
Sự việc hacker Trung Quốc công khai nhìn nhận đã tấn công hàng loạt phi trường Việt Nam trong ngày 29 tháng 7 cho thấy việc bảo vệ lãnh thổ của quân đội, an ninh mạng cũng như các cơ quan tình báo, chống xâm nhập của Việt Nam quá thô thiển, lạc hậu và thụ động vượt qua sự tưởng tượng của người dân, vốn luôn tin rằng quân đội cũng như các hệ thống vừa nói đủ sức đối phó với Trung Quốc, hay ít ra đủ thông tin để ứng phó sau khi cuộc tấn công diễn ra. Những bài báo ca ngợi tính chiến đấu của quân đội nhân dân hay tâng bốc tính năng an ninh mạng vượt bậc của Việt Nam trở thành khôi hài và từ đó người dân đang chờ sự tuyên bố của nhà nước trước vấn đề hệ trọng này.
Hệ trọng vì nếu hacker tấn công được hệ thống hàng không dân dụng, cụ thể là các phi trường quốc tế của Việt Nam, có nghĩa là hacker Trung Quốc có thể tấn công vào những cơ chế khác, dân sự lẫn quân sự khi chiến tranh xảy ra. Hacker Trung Quốc từng thâm nhập Bộ quốc phòng Mỹ ăn cắp dữ liệu, ai dám đảm bảo Bộ Quốc phòng Việt Nam ưu việt hơn Mỹ để vô hiệu hóa hoạt động gián điệp của chúng? Về dân sự ai đảm bảo rằng các phi trường Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất hay Cần Thơ sẽ không bị tê liệt một lần nữa. Nhưng lần tê liệt sắp tới sẽ nghiêm trọng hơn, dài ngày hơn vì hacker đã biết cách tránh né mọi kỹ thuật phòng chống của an ninh mạng Việt Nam? Ở các lĩnh vực khác, nơi nào được điều hành bằng hệ thống máy tính thì nơi đó sẽ tê liệt khi bọn hacker tấn công.
Và điều chắc chắn nhất sẽ xảy ra: Khi Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh, hệ thống phát thanh, truyền hình toàn quốc sẽ bị cướp mất, như đã được chúng làm thí điểm trong vài ngày vừa qua tại Nha Trang và Đà Nẵng, để thay vào đó là các bài tuyên truyền chống Việt Nam phát liên tục 24 giờ, cùng lúc mạng Internet Việt Nam hoàn toàn sụp đổ, người ta không thể liên lạc qua phone, e-mail hay thậm chí qua Facebook, bởi các phần mềm gián điệp của Trung Quốc được cài sẵn từ các ISP (Internet Service Provider) của Việt Nam lúc ấy sẽ thức dậy và hoạt động.
Bọn hacker cũng thức dậy ngay từ chiếc computer của người dân bình thường nếu nó được sản xuất từ Trung Quốc. Không ai ngạc nhiên vì điều này, có ngạc nhiên chăng là chính phủ Việt Nam biết rõ hơn người dân rằng, công ty phần mềm Hoa Vi (Huawei) là nơi gián điệp của Trung Quốc đang mượn để núp bóng hoạt động. Nó đã bị vạch mặt tại nhiều nước trên thế giới và người ta đưa ra phương cách đối phó mạnh mẽ, kể cả cấm hoạt động trong nước của họ, còn Việt Nam, vẫn như cũ vẫn cứ rẻ là được phần còn lại hãy để cho cơ quan trách nhiệm lo. Cơ quan được gọi là trách nhiệm ấy biết rõ tất cả các máy computer được Trung Quốc sản xuất đều có cửa hậu backdoor, nơi thích hợp nhất cho hacker thâm nhập. Biết nhưng vẫn lờ đi vì nếu đánh động lên sẽ bị Trung Quốc tát tai bằng những câu chữ hết sức hữu nghị. Những câu chữ ấy bây giờ Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhận thức rõ rằng chúng chỉ có giá trị được dùng để xâm lược, và khi cần người bạn đồng chí này của Đảng sẽ trở mặt như Thủ tướng Hun Sen. Trung Quốc chỉ dẫn cho Hun Sen cách cho Việt Nam một bài học lần thứ hai, có lẽ là sự cần thiết để chế độ chính trị hiện nay thức tỉnh, thức tỉnh trước khi nhân dân dạy cho Đảng bài học thứ ba: Bạo lực cách mạng. Đảng không nên nghi ngờ sức mạnh quần chúng. Đảng càng không nên tiếp tục tìm cách giữ ghế bằng việc gieo rắc nỗi sợ hãi trong nhân dân, và một điều nữa, Đảng càng không nên quên lịch sử có thể lập lại bất cứ lúc nào.
Đảng không nên quên bài học sáng hôm nay, 30 tháng 7 một ngày sau khi hacker Trung Quốc chiếm lĩnh 2 phi trường lớn nhất Việt Nam, người dân Nghệ An đã áp dụng đúng những gì mà Đảng dạy cho dân nhiều chục năm về trước, đó là bài học bạo lực cách mạng. Những hình ảnh ghi lại trên một video clip cho thấy người dân tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã phản ứng lại việc công an đàn áp họ trong dự án xây dựng nhà máy xi măng Nghi Tiến. Khi lực lượng cơ động tấn công vào người dân, đã bị dân chúng ném đá không nương tay vào những “chiến sĩ” trang bị tận răng nón sắt, khiên, dùi cui. . .và rốt cuộc đã có những chiến sĩ gần trở thành “liệt sĩ” nếu không được cấp cứu kịp thời. Nhiều nơi khác đã từng phản ứng “tích cực” như vậy và báo chí tường trình rất chi tiết. Những tập hợp tích cực về sự phản kháng sẽ ngày một lớn hơn, mà quan trọng và tiềm ẩn lớn nhất là nỗi lo sợ nước mất vào tay Trung Quốc.
Những cuộc biểu tình chống hacker Trung Quốc nếu nổ ra Đảng không nên tiếp tục ra tay đàn áp để đi tới đổ máu khi sự bức xúc của người dân lên tới đỉnh điểm. Đảng không thể ru ngủ người dân khi kẻ thù đã vào tới cửa ngõ nhà mình. Điều mà Đảng có thể làm trong những ngày sắp tới là khai tử lý thuyết mềm mỏng để bắt tay vào xây dựng sách lược đối phó mà trong đó Đảng hãy can đảm khai trừ những thành phần hèn nhát, cơ hội, dựa vào Trung Quốc để tiếp tục hút xương tủy nhân dân. Đảng phải tự kiểm điểm chính mình một cách thành thật và chấp nhận các giải pháp khắc khe để thay máu. Đây là cuộc cách mạng nội thân ý nghĩa nhất nếu Đảng còn tin vào sự mầu nhiệm cách mạng mà hơn 70 năm qua Đảng đã dựa vào. Nếu không, dân sẽ thay Đảng làm cuộc cách mạng cho chính họ. Nếu không, chính Đảng đã thừa nhận rằng mình tự mở cửa hậu cho Trung Quốc vào Việt Nam và Đảng sẽ trở thành một tập thể bán nước lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
Hội An thời "Made in China"
Du khách Trung Quốc đi xích lô ở Hội An. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
QUẢNG NAM (NV) – Tình trạng màu sắc Hội An thời made in China đang là câu chuyện nhức đầu.
Nếu như năm ngoái, đến Hội An, người ta dễ dàng bắt gặp những bãi biển thơ mộng như An Bàng, Cửa Ðại, Cù Lao Chàm với bãi cát vàng thoai thoải, hàng dừa xanh ngút mắt và những chiếc ghế tắm nắng trên đó là các du khách phương Tây đọc sách, không gian yên tĩnh và sang trọng thì năm nay, mọi chuyện ngược lại.
Bãi biển Cửa Ðại bị sóng cuốn, không còn bãi cát dài thoai thoải, biển An Bàng cũng không còn hiền hòa, những chiếc ghế tắm nắng bị xếp đi, còn lại lèo tèo vài chiếc và bãi biển không còn yên tĩnh, khách Việt thi nhau nhậu, khách Trung Quốc thả sức hò hét, ồn ào và xả rác bừa bãi. Hiếm thấy bóng dáng khách Tây.
Vào trung tâm phố cổ, có khác đôi chút, khách phương Tây cũng còn tương đối nhiều, nhưng họ đi đứng cũng không còn thoải mái như trước đây, có vẻ như Hội An không phải là trạm dừng mà chỉ là trạm trung chuyển đối với họ, đa phần đến rồi đi, ít ai ở lại. Các khách sạn dù muốn hay không thì cũng đầy nghẹt người Trung Quốc. Màu sắc phố phường, đường sá cũng nhuộm màu Trung Quốc.
Ðừng hy vọng gì vào khách Trung Quốc
Tiếp chuyện chúng tôi là người chủ một khách sạn nhiều phòng ở Hội An, tên Ngọ, chia sẻ: “Bây giờ khách Tàu lấn hết, khách Tây chẳng mấy người chịu được ồn ào nên họ đi tránh.”
“Mà khách Trung Quốc thì họ có ba đặc điểm để mình dễ dàng nhận biết rằng nếu kéo dài thời gian lưu trú của họ ở mình thì mình sẽ sạt nghiệp. Ðó là họ rất ồn ào và cẩu thả; Họ xài tiền hợm hĩnh và láu cá; Họ phá hoại bất kỳ thứ gì không phải của họ nếu có thể.”
“Họ tệ vậy sao anh lại chứa họ?” Chúng tôi hỏi ông Ngọ.
Chợ Hội An thời du khách Trung Quốc ngự trị. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
“Tôi lỡ ký hợp đồng cung cấp phòng cho công ty lữ hành, ít nhất là trong năm 2016 này tôi phải cung cấp đủ phòng cho phía công ty, nếu tôi để tình trạng cháy phòng thì phía họ bắt đền. Mà phá hợp đồng thì hết chỗ làm ăn. Hết năm nay tôi sẽ sửa chữa lại khách sạn và không chứa khách Trung Quốc nữa. Vì chỉ cần một năm chứa họ thì mình muốn bức cái đầu bởi họ phá vô tội vạ. Phòng của họ ở mình tốn công dọn dẹp gấp đôi. Tiền thì họ cứ đòi trả nhân dân tệ, mình không chấp nhận thì họ cằn nhằn đủ thứ hết. Trả tiền thì miễn bàn, dư 500 lẻ họ cũng đòi, trong khi đó Việt Nam giờ tìm tờ 500 đồng vô cùng khó, tôi phải thường xuyên ra bưu điện và ngân hàng để đổi loại tiền mệnh giá 500 đồng để thối cho họ.”
“Nhưng có vẻ như đáng sợ nhất là chuyện mua đồ ăn, họ trả giá từng xu chứ không phải từng đồng nữa. Người Việt mình không có chuyện đó đâu, cứ đúng giá trên menu mà trả thôi, họ thì xem menu xong gọi nhân viên mình ra trả giá, không trả được thì họ tìm cách mua loại nhỏ hơn, bắt mình phải bán loại nhỏ hơn. Cái này cực lắm!”
“Tôi từng chứng kiến một đoàn khách Trung Quốc vào nhà hàng hải sản ngoài biển An Bàng, lúc mà hải sản chưa chết kia, họ bốc từng con bỏ lên cân rồi coi con nào mập, con nào ốm, sau đó trả giá từng đồng. Cuối cùng, chủ nhà hàng phải giả bộ giật mình và nói rằng nguyên mẻ ghẹ đó đã được đặt hàng, không bán nữa, lúc đó họ tỏ ra bực tức, làm như muốn quậy phá vậy. Họ gây ồn dữ lắm. Cuối cùng bảo vệ phải đến mời họ đi.”
“Chung qui thì tôi thấy rằng khách Trung Quốc sang đây cũng nghèo đói, bủn xỉn lắm, đôi khi tôi tự hỏi không hiểu vì sao nghèo đói, khó khăn như vậy mà họ lại đi du lịch. Hay là có một chiến dịch du lịch nào đó tương đương với chiến dịch du lịch Trường Sa, Trường Sa mà nhà nước Trung Quốc đã thực hiện trong đất liền Việt Nam. Vì con người đầy đủ hay đói rách nhìn vào tác phong, cách ăn uống và chi tiêu cũng đủ biết ít nhiều. Thú thực là nhiều người sang đây du lịch còn hỏi thăm đường để trốn lại làm thuê nữa kia.”
Du khách Trung Quốc dạo đêm trên phố cổ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Cùng quan điểm với ông Ngọ, Phúc hiện sống ở phường Cửa Ðại, Hội An, nhân viên bán hàng ngành nước giải khát, chia sẻ: “Em cũng nghĩ là họ sang đây du lịch theo mục tiêu chính trị nào đó chứ không thể bình thường được. Em phát nước khuyến mãi đây em biết. Em đi phát trên bãi biển, gặp cụ già người Việt quét rác, em bưng lại mời, bà rất ái ngại, không nhận nước. Vậy mà một đoàn khách Trung Quốc đi tới, họ uống vèo một phát là hết sạch sáu két nước của em. Em hết tiêu chuẩn khuyến mãi, họ xông vào khui tiếp mấy két còn lại, em không cho thì họ cứ khui, em phải kêu bảo vệ bãi biển lại, bảo vệ cũng lắc đầu, nói rằng họ gặp cảnh này quen rồi, không làm được gì đâu! Kinh khủng lắm! Hết hy vọng gì khi nghe khách Trung Quốc ghé vào chỗ mình.”
Những ổ vi trùng made in China
Ðó là cách gọi của một người dân Hội An tên Thiện, ông Thiện là chủ một cửa hàng trầm tại Hội An, ông nói: “Bây giờ, đáng sợ nhất là những ổ vi trùng tên Trung Quốc đã sinh sôi nảy nở trong lòng phố cổ, tới khi nó phát tác thì khó mà lường.”
“Nó hình thành kiểu gì vậy thưa ông?”
“Thì mấy cái cửa hàng trầm hương có ông chủ Tàu đứng nấp sau lưng, rồi các quán ăn, tiệm ăn đều có các ông chủ Tàu đứng sau lưng, người Việt đứng tên, đặc biệt là mấy khu đất ở những khu phố mới Hội An và phía Nam cầu Cửa Ðại, rộng cả hàng ngàn hecta, dường như họ đã thuê hết rồi, như vậy thì đó không phải là cái ổ vi trùng thì là cái gì.”
“Mai mốt đây, khi mà đường đi lối về đã thuận, ngành du lịch Việt Nam không còn lựa chọn nào khác ngoài khách Trung Quốc bởi khách phương Tây đã ngán ngẩm sự ồn ào khi du lịch Việt Nam thì chắc chắn các loại dịch vụ phục vụ cho người Tàu trên đất Hội An sẽ được mở rộng, và đó cũng là lúc cái ổ vi trung made in China phát tán, khó mà lường trước được.”
Tạm biệt ông Thiện, chúng tôi đi lòng vòng thành phố Hội An, từ khu phố cổ ra làng rau Trà Quế, bãi biển An Bàng, rồi ngược xuống Cửa Ðại, rồi lại lên bờ Nam sông Hoài, đi qua khu làng nghề Mộc Kim Bồng. Có một điều lạ là chỉ mới đây thôi, chưa đầy sáu tháng kể từ Tết Nguyên Ðán, kể từ lần đầu tiên Hội An bị kẹt xe do khách du lịch Tàu qua nhiều (chữ của người Hội An dùng) từ ngã ba Tin Lành kéo thẳng xuống phố cổ… Ðến nay, từ chiếc lồng đèn cho đến kiểu mua bán và thức ăn ở đây đều mang hơi hướm made in China!
http://www.trachnhiemonline.com
Danh sách trên 300 cán bộ Cộng Sản VN
có tài sản vài trăm triệu Mỹ kim
CSVN là những kẻ tham nhũng, hối lộ, biển thủ công qũy, trộm cướp tài sản của nhân dân của quốc gia, họ là những kẻ giết người vô cùng dã man để chiếm đoạt tiền của, vàng bạc & tài nguyên của nhân dân của đất nước từ năm 1945 đến nay...
Nguyễn Thị Xuân Mỹ : Chủ Tịch Ủy Ban Trung Ương Kiểm Soát 417 triệu USD
Thích Trí Tịnh : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch, TW GHP 250 triệu USD
Lê Đức Anh : Cựu Chủ tịch nhà nước CSVN 2 tỷ 215 triệu USD
Trần Đức Lương : Chủ tịch nhà nước 2 tỷ 100 triệu USD
Đỗ Mười : Cựu Tổng Bí Thư CSVN 1 tỷ 90 triệu USD
Nguyễn Tiến Dũng : Đệ nhát Phó Thủ Tướng 1 tỷ 780 triệu USD
Nguyễn Văn An : Chủ tịch Ban Chấp Hành Trương Đảng CSVN 1 tỷ 70 triệu USD
Lê Khả Phiêu: Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 430 triệu USD
Nguyễn Mạnh Cầm : Phó Thủ Tướng 1 tỷ 350 triệu USD
Võ Văn Kiệt : Cựu Tổng Bí Thư Đảng 1 tỷ 15 triệu USD
Nông Đức Mạnh : Chủ Tịch Quốc Hội 1 tỷ 143 triệu USD
Phạm Thế Duyệt : Uỷ viên Thường vụ Thường trực TW Đảng 1 tỷ 773 triệu USD
Trần Ngọc Liễng : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 900 triệu USD
Hoàng Xuân Sính : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 784 triệu USD
Lý Ngọc Minh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 750 triệu USD
Nguyễn Đình Ngộ : Chủ tịch UBMTTQ 656 triệu USD
Võ Thị Thắng : Phó Chủ tịch Trung ương HLHPN 654 triệu USD
Ma Ha Thông : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 590 triệu USD
Nguyễn Đức Triều : Chủ tịch TW Hội Nông dân VN 590 triệu USD
Trần Văn Quang : Chủ tịch Hội Cựu chiến binh VN 587 triệu USD
Nguyễn Đức Bình : Giám Đốc Viện Quốc Gia TPHCM 540 triệu USD
Vương Đình Ái : Phó Chủ tịch Uỷ ban ĐKCĐVN 512 triệu USD
Hoàng Thái : Thường trực Đoàn Chủ tịch 500 triệu USD
Nguyễn Thị Nữ : Chủ tịch UBTW MTTQVN 500 triệu USD
Nguyễn Tiến Võ : Uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
Nguyễn Văn Huyền : Nhân sĩ thành phố HCM 469 triệu USD
Nguyễn Xuân Oánh : Kinh tế Thành phố HCM 469 triệu USD
Phạm Thị Trân Châu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 469 triệu USD
Thích Thiện Duyên : Giáo hội Phật giáo QN ĐN 469 triệu USD
YA Đúc : uỷ viên UBTW MTTQVN 469 triệu USD
Hà Học Trạc : Chủ tịch UBTW MTTQVN 400 triệu USD
Hoàng Quang Đạo : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 390 triệu USD
Lê Hai : Tổng cục chính trị QĐNDVN 390 triệu USD
Lê Truyền : Uỷ viên Ban Thường trực 390 triệu USD
Lý Quý Dương : Dân Tộc Dao tỉnh Hà Giang 390 triệu USD
Phạm văn Kiết : Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 390 triệu USD
Vương Đình Bích : Uỷ viên UBTW MTTQVN 390 triệu USD
Trần Đông Phong : Thường trực UBTƯMTTQVN 387 triệu USD
Trần Văn Đăng : Uỷ viên TƯ Đảng,Tổng Thư ký 364 triệu USD
Hoàng Đình Cầu : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Ngô Bá Thành : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 300 triệu USD
Trương Thị Mai : Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam 300 triệu USD
Hồ Đức Việt : Bí Thư thứ nhất TW Đoàn TNCS 287 triệu USD
Lâm Công Định : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
Ngô Gia Hy : Uỷ viên UBTW MTTQVN 287 triệu USD
Trần Văn Chương : Chủ tịch Hội người Viẹt Nam 287 triệu USD
Trương Văn Thọ : Bác sỹ, dân tộc Chăm 287 triệu USD
Đỗ Duy Thường : Vụ Trưởng vụ Dân chủ pháp luật 280 triệu USD
Đỗ Tấn Sỹ : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 280 triệu USD
Lê Văn Triết : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
Lương Tấn Thành : Giáo Sư Bệnh viện Bạch Mai 280 triệu USD
Nguyễn Phúc Tuần : Uỷ viên UBTW MTTQVN 280 triệu USD
Phạm Thị Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 280 triệu USD
Lê Bạch Lan : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 269 triệu USD
Nguyễn Văn Vi : Uỷ viên UBMTTW 269 triệu USD
Trần Thoại Duy Bảo : Uỷ viên UBTW MTTQVN 269 triệu USD
Vũ Oanh Lão : thành cách mạng 269 triệu USD
Nguyễn Thị Nguyệt : Cao đài Ban Chỉnh tỉnh Bến Tre 264 triệ USD
Bùi Thái Kỷ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh 257 triệu USD
Hoàng Hồng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 257 triệu USD
Lưu Văn Đạt : Tổng Thư ký Hội Luật gia Việt Nam 257 triệu USD
Nguyễn Công Danh : T P. Hồ Chí Minh 257 triệu USD
Nguyễn Túc : Uỷ viên Ban Thường trực 257 triệu USD
Nguyễn Văn Bích : Uỷ Ban Kế hoạch Nhà Nước 257 triệu USD
Hoàng Việt Dũng : Giám đốc Công ty TNHH 256 triệu USD
Phan Quang : Hội nhà báo Việt Nam, Uỷ viên UBMT 256 triệu USD
Vưu Khải Thành : Tổng công ty hữu hạn BITIS 256 triệu USD
Cao Xuân Phổ : Viện Đông Nam á 254 triệu USD
Chu Văn Chuẩn : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 254 triệu USD
Đăng Thị Lợi : Chủ tịch Hội Thân nhân Việt kiều 254 triệu USD
Hoàng Văn Thượng : Đại tá, Anh hùng quân đội 254 triệu USD
Lê Quang Đạo : Trung ương Mặt trận Tổ quốc N 254 triệu USD
Lợi Hồng Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
Lý Chánh Trung : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 254 triệu USD
Ngô Ngọc Bỉnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Nguyễn Kha : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Nguyễn Văn Hạnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 254 triệu USD
Nguyễn Văn Vĩnh : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 254 triệu USD
Đinh Thuyên : Chủ tịch hội người mù Việt Nam 250 triệu USD
Đoàn Thị ánh Tuyết : Thượng tá, Anh hùng quân đội 250 triệu USD
Lê Thành : Phó Chủ tịch Thường trực 250 triệu USD
Mùa A Sấu : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 250 triệu USD
Trần Kim Thạch : Uỷ viên UBTW MTTQVN 250 triệu USD
Lê Ngọc Quán : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Vĩnh Phú 249 triệu USD
Nguyễn Quang Tạo : Chủ tịch liên hiệp các hội hoà bình 249 triệu USD
Nguyễn Văn Thạnh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
Thào A Tráng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 249 triệu USD
Trần Khắc Minh : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 229 triệu USD
Lê Minh Hiền : Thường trực UBTƯMTTQVN 215 triệu USD
Hà Thị Liên : Thường trực UBTƯMTTQVN 214 triệu USD
Ama Bhiăng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Âuu Quang Cảnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Bế Viết Đẳng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Đàm Trung Đồn : Đại học Tổng hợp Hà Nội 200 triệu USD
Đặng Đình Tứ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đặng Ngọc Bân : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đinh Công Đoàn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Đinh Gia Khánh : Viện Văn học dân gian 200 triệu USD
Hà Phú An : Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Hoàng Đức Hỷ : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Lâm Bá Châu : Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp 200 triệu USD
Lê Văn Tiếu : Việt kiều tại CHLB Đức 200 triệu USD
Lương Văn Hận : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Nguyễn Văn Tư : Chủ tịch Hội Công Thương 200 triệu USD
Phùng Thị Hải : Giám đốc Công ty TNHH Thuỷ Sản 200 triệu USD
Rơ Ô Cheo : Dân tôc Gia Lai tỉnh Gia Lai 200 triệu USD
Sầm Nga Di : Dân tộc Thái, tỉnh Nghệ An 200 triệu USD
Thích Đức Phương : Thừa Thiên Huế 200 triệu USD
Thích nữ Ngoạt Liên : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Trần Hậu : TWMTTQVN Trưởng Ban Nghiên 200 triệu USD
Triệu Thuỷ Tiên : Dân tộc Nùng 200 triệu USD
Trương Nghiệp Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 200 triệu USD
Trương Quốc Mạo : Chủ tịch Hội nông dân 200 triệu USD
Ung Ngọc Ky : Uỷ viên uỷ ban TWMTTQ 200 triệu USD
Vũ Đình Bách : Uỷ viên UBTW MTTQVN 200 triệu USD
Mong Văn Nghệ : Dân tộc Khơ mú tỉnh Nghệ An 197 triệu USD
Đinh Xông : Dân tộc Hrê tỉnh Quãng Ngãi 190 triệu USD
Lê Công Tâm : Phó Chủ tịch Thường trực 190 triệu USD
Mấu Thị Bích Phanh : Dân tộc Raklây tỉnh Ninh Thuận 190 triệu USD
Nguyễn Ngọc Minh : Uỷ viên UBMTTQ tỉnh Huế 190 triệu USD
Phan Hữu Phục : Cao đài Tiên thiên 190 triệu USD
Trần Thế Tục : Uỷ viên UBTW MTTQVN 190 triệu USD
Hoàng Mạnh Bảo : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Nguyễn Thị Ngọc Trâm : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
Phạm Hồng Sơn : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Phan Hữu Lập : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 187 triệu USD
Thái Văn Năm : Phật giáo Hoà hảo 187 triệu USD
Trần Văn Tấn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 187 triệu USD
Vi Văn ỏm : Dân tộc Xi mun tỉnh Sơn La, 187 triệu USD
Bùi Thị Lập : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
Kpa Đài : Uỷ viên UBTW MTTQVN 184 triệu USD
Lê Văn Hữu : Mặt trận Tổ quốc tỉnh Phú Yên 184 triệu USD
Nông Quốc Chấn : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 184 triệu USD
Phạm Khiêm Ich : Viên Thông tin KHXH 184 triệu USD
Phạm Thanh Ba : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
Từ Tân Vũ : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 184 triệu USD
Viễn Phương : Nhà thơ Uỷ viên UBMTTQ 184 triệu USD
Nguyễn Ngọc Thạch : Tổng Biên Tập Báo Đại Đoàn kết 180 triệu USD
Trương Hán Minh : Người Hoa TP. Hồ Chí MInh 180 triệu USD
Bùi Xướng : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 157 triệu USD
Trần Đình Phùng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt 157 triệu USD
Hồ Ngọc Nhuận : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
Phan Huy Lê : Uỷ viên UBTW MTTQVN 156 triệu USD
Nguyễn Thống : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
Trần Minh Sơn : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 154 triệu USD
Vũ Duy Thái : Giám đốc xí nghiệp trách nhiệm hữu hạn 154 triệu USD
Chu Phạm Ngọc Sơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Đỗ Hoàng Thiệu : Đà Nẵng Ngân Hàng tỉnh QN ĐN 150 triệu USD
Dương Nhơn : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Huỳnh Cương : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Mai Thế Nguyên : Kiến trúc sư trưởng tại Na Uy 150 triệu USD
Ngô Minh Thưởng : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 150 triệu USD
Nguyễn Ngọc Sương : Đại học Tổng hợp Thành phố 150 triệu USD
Nguyễn Văn Diệu : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 150 triệu USD
Phạm Ngọc Hùng : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Thượng thơ Thanh : HT Cao đài Toà Thánh Tây Ninh 150 triệu USD
Trần Đức Tăng : Phối sư Hội thánh Cđ Minh Chơn đạo 150 triệu USD
Trần Phước Đường : Uỷ viên UBTW MTTQVN 150 triệu USD
Lê Đắc Thuận : Giám đốc điều hành Cty VANOCO 107 triệu USD
Nguyễn Đức Thành : Chủ tịch Ban điều hành CLB 107 triệu USD
Trần Mạnh Sang : Uỷ viên UBTW MTTQVN 107 triệu USD
Amí Luộc : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Bùi Thị Lạng : Thành phố Hồ Chí Minh. 100 triệu USD
Danh Nhưỡng Dân tộc Khơ me 100 triệu USD
Đào Văn Tý : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Đồng Văn Chè : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Hà Den : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Hồ Phi Phục : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Hoàng Kim Phúc : Tổng Hội trưởng Hội Thánh tin lành 100 triệu USD
Kim Cương Tử : UBTW MTTQV 100 triệu USD
Lê Ca Vinh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Lý Lý Phà : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Hữu Hạnh : Nhân sỹ Thành phố 100 triệu USD
Nguyễn Lân : Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 100 triệu USD
Nguyễn Lân Dũng : Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 100 triệu USD
Nguyễn Minh Biện : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Phước Đại : Luật sư TP. Hồ Chí Minh 100 triệu USD
Nguyễn Tấn Đạt : Phật giáo Hoà hảo tỉnh An Giang 100 triệu USD
Nguyễn Thành Vĩnh : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Nguyễn Thị Liên : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Nguyễn Thiên Tích : Chủ tịch hội y học cổ truyền VN 100 triệu USD
Nông Thái Nghiệp :Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 100 triệu USD
Phùng Thị Nhạn : Nghệ sỹ nhân dân Thành phố HCM 100 triệu USD
Sùng Đại Dùng : Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN 100 triệu USD
Trương Quang Đạt : Dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phú 100 triệu USD
Tương Lai : Uỷ viên UBTW MTTQVN 100 triệu USD
Vũ Mạnh Kha : Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Hà Nội 100 triệu USD
Hà Thái Bình : Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc 56 triệu USD
Nguyễn Văn Đệ : Thượng tá, kỹ sư thuộc Bộ Quốc Phòng 56 triệu USD
Trần Bá Hoành : Uỷ viên UBTW MTTQVN 56 triệu USD
Võ Đình Cường : Uỷ viên UBTQ MTTQVN 56 triệu USD
Cù Huy Cận : Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật VN 50 triệu USD
Lê Khắc Bình : Chủ tịch, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch 50 triệu USD
Huỳnh Thanh Phương : ủy Quân sự thành phố Cần Thơ 32 triệu USD
Hồ Xuân Long : Dân tộc Vân kiều, Quảng Trị 15 triệu USD
NHỮNG TẤM LÒNG VÀ NHỮNG NỖI LÒNG
Thanh Thương Hoàng
Cali Today News – Một buổi sáng chủ nhật, tôi tình cờ theo chân một phái đoàn thuộc HỘI ÁI HỮU CỰU CHIẾN BINH HOA KỲ THAM CHIẾN TẠI VIỆT NAM, tên Mỹ là “ Viet Nam Veterans of America” (viết tắt AVVA Chaper201) Chi hội San Jose Bang California (viết tắt VVA) đi thăm ủy lạo và đãi bữa ăn trưa các thương bệnh binh Mỹ từ các chiến trường trên thế giới chuyển về Quân Y Viện P. A. Thú thực hơn 10 năm sống ở Thành phố San Jose tôi chưa hề biết tới Quân Y Viện này, tọa lạc tại Thành phố P. A. cách thành phố tôi ở khoảng 2, 3 chục dặm. Trước khi vào bài tôi nghĩ nên có vài dòng viết về tổ chức AVVA Chaper 201 này. Đây là một tổ chức thiện nguyện to lớn (và lâu năm) có chi nhánh trên khắp nước Mỹ do một viên tướng Mỹ hồi hưu đứng đầu. Nhiệm vụ của họ (tự đề ra) là thăm viếng ủy lạo giúp đỡ các thương bệnh binh (và gia đình) đang nằm điều trị ngắn hay dài hạn, tùy theo thương tích bệnh hoạn tại các Quân Y Viện. Mỗi năm các chi hội tự động tổ chức thăm viếng vài ba lần theo khả năng tài chánh quyên góp được. Chi Hội ở San Jose do một số người Việt đứng ra đảm trách (đa số là các cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa). Hội không có “phân” của Nhà Nước Mỹ, các Chi hội phải tự túc mọi phương tiện. Nếu được các nhà hảo tâm tài trợ nhiều thì họ tổ chức thăm viếng nhiều lần. Họ không mở “mặt trận” quyên góp rầm rộ hay tổ chức tiệc tùng gây quỹ. Ai biết tới và có lòng thì tự động gửi tặng và dù số tiền cũng như phẩm vật ít ỏi, mỗi năm họ vẫn phải tổ chức thăm viếng ít ra là hai lần, tiền do các hội viên, thiện nguyện viên, thân hữu đóng góp từ dăm bẩy đồng tới bạc trăm. Tùy theo số tiền thu được, họ làm các món ăn đơn giản như bánh mì kẹp thịt, gà, heo nướng, thịt bò chiên, súp, rau, trái cây, ít ra cũng phải dăm bẩy món cho đủ khoảng trên dưới 200 phần ăn đem tới Quân Y Viện để thết đãi. Tôi được biết trước ngày “ra quân” các bà, các cô và cả các cụ ông cụ bà ( trên 60 tới 80 tuổi) trong Chi Hội đã thức gần trắng đêm để lo cho xong phần thực phẩm như cắt ướp thịt, rau, bánh, trái cây, nấu súp…
Phái đoàn lên đường khoảng 10 xe (toàn xe cá nhân tự túc) với gần 30 người. Quân Y Viện P. A. nằm trên một khu đất riêng biệt, rộng lớn và đồ sộ. Không có ai trong Quân Y Viện ra đón phái đoàn. Chúng tôi tự động vào nơi tập trung tại một căn phòng và một sân nhỏ. Trước chúng tôi đã có một ban nhạc học sinh từ Thành phố Stockton tới. Ban nhạc gồm 5,6 em học sinh đủ cả Việt Mỹ (đen, trắng, vàng) chuyên xử dụng đàn Guitar, kèn, nhất là Violin. Nghe nói các em đã tự nguyện tham gia chương trình này từ mấy năm nay. Cũng có một đoàn vũ thiếu nhi hướng đạo Bách Việt đến giúp vui, thêm ban nhạc Minh Trung, ông bà nhạc sĩ Trần Điềm và mười mấy “ca nhạc sĩ nghiệp dư” ở nhiều nơi năm nào cũng tự động đến ca hát. Ban tổ chức khi tới nơi bắt tay ngay vào “công tác ẩm thực”- tức nhóm bếp than nấu nướng, khói bốc mù mịt tỏa mùi thơm lừng. Chỉ trong chốc lát thương bệnh binh từ các phòng lần lượt kéo tới, rất nhiều người (đàn ông đàn bà đủ cỡ tuổi, đen trắng đủ cả, phần đông từ trung niên trở lên) ngồi trên xe lăn với thân thể không toàn vẹn như cụt chân tay, mù mắt. Các ông thì râu ria xồm xoàm tóc tai bờm sờm, các bà thì hoặc béo tròn hoặc gầy như que củi khô, đầu tóc rối bù biếng chải, ăn mặc lôi thôi lếch thếch. Họ là các thương bệnh binh từ các chiến trường Trung Đông trở về . Họ ngồi chật trong phòng và ngoài sân khoảng hơn 200 người. Đây là những người còn lê lết cất bước được hoặc “ngự” trên các xe lăn. Họ vừa ăn uống vừa nghe ban nhạc “nghiệp dư”trình diễn, ca hát. Còn những thương bệnh binh bị thương nặng quá không tới được, ban tổ chức cử từng nhóm mang từng hộp thức ăn tới tận giường bệnh cho họ. Có các nhạc sĩ học sinh theo sau kéo Violin những bản nhạc vui để cho họ vừq ăn vừa nghe. Tôi đi theo một toán tới những phòng bệnh nhân nặng nhất. Phòng thứ nhất có một thương bệnh binh mới từ Afganistan chuyển về mấy ngày. Hai chân anh còn bó băng kín. Anh bị mìn phá nát hai bàn chân và bụng vừa giải phẫu lấy ra mấy mảnh mìn. Anh thấy chúng tôi vào thản nhiên nhìn. Hỏi anh chỉ lắc hay gật. Khi đưa thức ăn anh ra hiệu để xuống cái bàn nhỏ, anh chưa muốn anh. Hỏi có thích nghe nhạc không, anh gật. Các em học sinh kéo violin liền mấy bản nhạc vui tươi, lúc ấy tôi thấy mắt anh chớp chớp có vẻ xúc đông.
Chúng tôi sang phòng khác. Đây là một thương bệnh binh người da đen có thể nói còn rất trẻ, khoảng ngoài 20 tuổi. Thấy chúng tôi vào anh nhỏm ngồi dậy vui vẻ cất tiếng “hê lô” liền. Sau khi nhận phần thức ăn, anh ăn ngay một cách ngon lành. Chúng tôi hỏi câu gì anh mau mắn trả lời câu đó. Anh cho biết từ mặt trận Iraq về trên 2 năm rồi. Đã xuất viện nhập viện năm lần bẩy lượt vì chứng bệnh đau đầu (thỉnh thoảng lên cơn đau dữ dội) vì một viên đạn còn nằm trong đó các bác sĩ chưa dám mổ sợ lâm nguy tới tính mạng. Ngoài ra còn cái ống chân phải bị gẫy nên anh lười đi ra ngoài. Anh chưa có gia đình, chưa có người yêu. Bố chết,mẹ đi lấy chồng khác. Bà phải lo cho các con của bà còn nhỏ “không có thì giờ tới thăm tôi. Hơn nữa bà nghèo lại ở Bang xa”. Hỏi anh có oán ghét chiến tranh không, anh gật đầu: “Có ai ưa chiến tranh. Chúng tôi sang đó vì nhiệm vụ. Chỉ vì không muốn giết một gã dân quân khi thấy gã giơ hai tay lên, tôi vừa hạ súng xuống thì bất ngờ, gã nhanh như chớp nã liền mấy phát đạn vào tôi. May cho tôi chưa chết, còn gã dân quân thì bị các bạn tôi sơi tái liền”. “Anh có căm giận kẻ hại mình không?”. Anh cười hiền: “Chiến tranh mà! Mình không giết họ thì họ cũng giết mình!”. “Anh có nghĩ tới tương lai?”. Anh lắc đầu không trả lời câu hỏi và yêu cầu các nhạc sĩ chơi cho anh nghe bản “What will be will be”. Nắm tay giã từ anh, tôi thấy anh có vẻ như cố tạo nụ cười vui. Tôi nghĩ chắc anh sẽ buồn lắm khi nằm lại một mình trong căn phòng nhỏ.Sang một phòng khác bất ngờ gặp một thương bệnh binh người Việt. Anh còn rất trẻ vui mừng chào đón chúng tôi. Anh mới từ mặt trận Afganistan chuyển về hơn tháng nay. Anh bị cụt một chân, giờ đang chờ làm chân giả xong thì xuất viện. Bố mẹ và các em anh thường đến thăm và rất hãnh diện về anh đã góp phần xương máu cho đất nước Mỹ, tổ quốc thứ hai của anh. Nghe anh cười nói một cách hồn nhiên, chúng tôi vui lây và cũng như cha mẹ anh, rất hãnh diện về anh. Đi tiếp một hai phòng nữa thì tới một phòng với một thương bệnh binh đặc biệt. Đặc biệt hơn nữa là anh đã tham dự cuộc chiến tại Việt Nam và nằm từ đó tới giờ (gần 40 năm) tại đây. Anh bị mảnh đạn pháo của địch cắt ngang sống lưng một đoạn dài. Ngoài ra hai chân cũng bị đứt luôn. Chân được lắp chân giả, cố gắng đi lại được những đoạn ngắn, nhưng cái lưng thì bất trị, mặc dầu khoa học đã dốc toàn lực chữa. Mỗi lần chuyển động hay trở trời thay đổi thời khí đau lắm nên anh cứ nằm trên giường bệnh quanh năm ngày tháng không tên, không biết cả thời gian trôi qua, ngày cũng như đêm. Tuy thân thể tệ hại vậy nhưng trái lại cái đầu anh rất tỉnh táo, sáng suốt, có lẽ vì vậy anh càng đau khổ thêm. Anh cũng chẳng quan tâm gì tới mọi người xung quanh. Chúng tôi vào anh vẫn nằm yên trên giường. Anh gầy và xanh xao, chiếc mền trắng phủ tới cổ, chỉ để hở “rừng” tóc dài rối bời phủ đầy trên chiếc gối và bộ râu ria bù xù rậm rì. Anh bảo: “Bệnh viện đòi cắt nhưng tôi không chịu. Tôi đã “nuôi” nó từ lúc bị thương ở Việt Nam”. Ngưng chút anh nói tiếp với dọng thều thào có phần yếu ớt: “Để nuôi kỷ niệm mà!”. Rồi anh thở dài: “Khi ra đi là một chàng trai mới ngoài 20 tuổi tóc xanh mắt sáng thân mình khỏe mạnh, giờ đây tôi đã trở thành ông già ngoài 60 (anh thở dài) thân thể tong teo yếu đuối bệnh tật, râu tóc trắng xóa và không biết tuổi già còn kéo dài bao lâu nữa trên chiếc giường này: “nó” đã gắn bó với tôi có lẽ suốt đời. Hiện tôi đang sống trong cõi chết”. Tôi nhắc lại: “Hiện anh đang”sống”trong cõi chết?”. Anh trả lời ngay “Hiện tôi sống trong cõi chết. Thế giới của tôi là cái giường này và cái Tivi, cái Computer. Nếu không có chúng chắc tôi chết thực sự lâu rồi”. Vì suốt ngày đêm “sống” với cái Tivi và Computer nên anh biết tất cả những sự việc xẩy ra trên nước Mỹ và thế giới. Tôi hỏi anh về gia cảnh. Anh lắc đầu chua chát: “ Bố tôi đã mất trong một tai nạn lao động khi tôi còn tham chiến ở Việt Nam. Còn mẹ tôi ngất xỉu khi hay tin tôi bị trọng thương, ít ngày sau bà chêt vì bệnh tim. Tôi có một cô em gái nhưng giờ chẳng biết lưu lạc nơi đâu, sống hay chết. Tôi cũng không có vợ con, nhà cửa, là một kẻ vô gia cư chính hiệu nên đã lấy bệnh viện làm nhà của mình. Anh ngưng chút nuốt nước bọt như cố nén dĩ vãng đang dâng. Anh nói: “Trước lúc nhập ngũ tôi cũng có cô bạn gái hẹn hò thề thốt lăng nhăng nhưng nếu đặt vào trường hợp anh, anh có chịu lấy một gã tàn phế như thế này không?”. Ban nhạc muốn giúp vui nhưng anh từ chối. Khi cả nhóm từ giã, tôi muốn ở lại với anh để hỏi vài điều. Anh ô kê. Tôi ngồi xuống chiếc ghế nhỏ cạnh anh. Anh giục: “Có điều gì muốn hỏi thì anh cứ nói đi, đừng ngại?”. Tôi ngập ngừng mãi mới cất tiếng: “Anh bị chết cả cuộc đời như thế này do cuộc chiến tranh của chúng tôi gây ra, anh có oán trách thù hận chúng tôi?”. Anh trả lời liền: “ Không! “. “Tại sao?”. “Tôi chỉ ân hận sao không chết ngay lúc đó để mọi người đỡ khốn khổ vì tôi và món nợ Tổ quốc trả xong. Tôi giờ đây đúng là người chiến sĩ vô danh thực sự, sống âm thầm trong tăm tối quên lãng. Một người thừa của xã hội. Nhưng dù sao tôi cũng còn sung sướng hơn các bạn cựu chiến hữu của các anh bị kẹt ở quê nhà anh nhiều, vì tôi còn chính phủ, còn quân đội chăm lo chữa trị. Còn các cựu chiến hữu của anh? Tôi được biết họ với tấm thân tàn tật không được chữa trị nuôi dưỡng lại còn bị kẻ thắng trận kỳ thị khinh khi đối xử tàn tệ. Họ phải lê tấm thân tàn hàng ngày đi ăn xin, tối về không nhà cửa phải nằm ngủ nơi nghĩa địa hoang. Ốm đau không thuốc chữa, không nơi cưu mang đùm bọc. Khi chết thân xác thối rữa làm mồi cho loài thú hoang”. Tôi bất ngờ sửng sốt trước tấm lòng của người cựu chiến binh Hoa Kỳ. Anh đã quên số phận mình để đau cho thân phận những người đứng trong cùng chiến tuyến không hề quen biết. Ngày 30 tháng Tư năm 1975, ở trung tâm Thành phố Saigon đứng trên lan can lầu nhà người bạn nhìn xuống đường thấy những anh chiến sĩ quốc gia cỡi trần bỏ hết bộ quân phục cúi đầu lầm lũi đi bên lề đường, tôi không khỏi cầm được nước mắt. Anh bạn chủ nhà đứng bên thở dài và bỗng đấm vào ngực thình thịch nói như hét: “ Nhục quá! Khốn nạn quá! Đau lòng quá! Thế là hết! Hết thực rồi! Ôi những người chiến binh oai hùng của tôi giờ đây bỗng dưng trở thành những kẻ hàng binh lơ láo. Rồi mai này cuộc đời họ sẽ ra sao, hở trời!”.
Tôi còn muốn hỏi anh bạn thương bệnh binh nhiều nữa, bất ngờ anh “phỏng vấn” lại tôi. Tôi thấy đôi mắt anh mở to hơn và tiếng nói mạnh hơn: “Chúng tôi sang tham chiến tại Việt Nam có phải để xâm lăng, cướp đất đai của cải của các anh không?”. “Tất nhiên là không rồi”. “Vậy thì chúng tôi mang vũ khí, lương thực, tiền bạc và cả sinh mạng nữa sang để giúp các anh ngăn chặn làn sóng đỏ, bảo vệ tự do dân chủ cho các anh. Có phải vậy không?”. “Đúng vậy”. “Chúng tôi đã mất bao tỷ bạc và trên năm mươi ngàn người chết, mất tích. Hỏi chúng tôi có được gì không ngoài những cuộc xuống đường đòi đuổi người Mỹ, ném đá phá xe người Mỹ, đốt xé cờ Mỹ, phá phách thư viện đốt sách báo của Mỹ, tức đốt nền văn hóa Mỹ. Còn bọn mệnh danh trí thức của các anh thì kết tội chúng tôi phá hoại đạo đức thuần phong mỹ tục dân tộc anh. Khi chúng tôi rút đi thì các anh lại kết tội chúng tôi bất lương, bất nhân, tháo chạy bỏ mặc đồng minh để cả nước rơi vào tay bọn cộng sản. Các anh kết tội, nguyền rủa chúng tôi chẳng kém gì kẻ thù. Khi các anh chạy cộng sản sang đây, đất nước chúng tôi dang rộng cánh tay nhân từ ân cần đón tiếp giúp đỡ các anh. Con cháu các anh có cơ hội học hành thành tài. Còn các anh có cơ hội làm việc trở nên giầu có rồi lại “vô tư” mang tiền bạc về nước làm giầu kẻ thù cũ của các anh với lý do đẹp đẽ: xây dựng lại quê hương đất nước! Đã vậy tại sao các anh còn to tiếng nguyền rủa oán trách chúng tôi?. Xuống đường đả đảo phản đối đòi hỏi quá nhiều điều vô lý ở chúng tôi?. Đất nước này đâu phải con bò sữa, đâu phải bãi rác, đâu phải khu rừng hoang để các anh tự do múa gậy! Rồi không còn nhớ tới thân phận mình sống nơi đất nước người (và đã tuyên thệ làm công dân mới) cứ nhân danh này nọ nhiều thứ (ngoài hiến pháp) làm những điều tệ hại như xâu xé, chia rẻ phe cánh bôi mặt đá nhau gây xáo trộn cả xã hội. Tôi chưa thấy một cộng đồng thiểu số nào ở đây làm như vậy. Đôi lúc tôi nghĩ thấy hối hận: có lẽ mình đã lầm, cứ tưởng dân tộc các anh là dân tộc anh hùng bất khuất. Muôn người như một liều mình lao vào chỗ chết tìm đường sống rồi chung lưng đấu cật mài gươm chờ ngày mai phục quốc như một số dân tộc khác”. Thật bất ngờ, trước “tai bay vạ gió” bất đắc dĩ bị đại diện cho đồng bào mình nghe…chửi, tôi đành im lặng chịu trận. Tôi không ngờ người cựu chiến binh tàn phế này vẫn còn nuôi nỗi đau cuộc chiến của chúng tôi cho tới bây giờ qua hơn nửa thế kỷ và đau cả nỗi đau của chúng tôi hôm nay. Nghỉ chút lấy sức và thở, anh nói tiếp: “Chúng tôi sang Việt Nam chiến đấu có phải vì chúng tôi hay vì các anh? Chưa kể tới ngót 50.000 người chết, còn kẻ sống sót như tôi và biết bao bạn tôi trở nên tàn phế trăm phần trăm như thế này, cuộc đời kể như vất đi, như chết rồi, tôi hỏi anh vì ai, chẳng lẽ vì chúng tôi?. Tổ tiên các anh có câu thành ngữ truyền lại: “Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, hãy trách mình trước khi trách người. Những cuộc xuống đường đả đảo đòi đuổi chúng tôi trước đây, phải đau xót và vô tư nhìn nhận rằng khi đó các anh đã góp một phần vào việc mất nước của mình. Bọn côn đồ phản chiến bên Mỹ này đã vin vào đó mà có cớ la lối chống đối đòi hỏi quân đội Mỹ rút bỏ. Rồi khi về nước chúng tôi còn bị đồng bào khinh khi miệt thị. Anh đã “nhìn” thấy nỗi đau của chúng tôi chưa? Thế xác đã đau nhưng tinh thần còn đau gấp bội. Ai bù đắp cho chúng tôi những thiệt hại mất mát to lớn này? Hỏi những người Việt Nam đang sống ngay trên đất Mỹ còn có mấy ai tưởng nhớ tới “những thằng Yankee” tàn tật như chúng tôi đang nằm đợi chết hay đang chết trong cõi sống ở cái só bệnh viện này?. Nếu ngày trước các anh tổ chức những phái đoàn đi ủy lạo tỏ lòng biết ơn chúng tôi như bây giờ, có lẽ cục diện đất nước các anh có thể đã đổi khác. Thôi anh đi đi và đừng buồn giận tôi nhé. Anh đã làm nỗi đau của tôi sống lại đấy. Hơn 50 năm nay tôi cố quên và tự an ủi và cả hãnh diện nữa là mình đã đổ xương máu để giữ gìn tự do dân chủ cho nước bạn nhỏ yếu nhưng…” . Bất thần, bàng hoàng đến sửng sốt khi tôi thấy anh cựu chiến binh Hoa Kỳ già ôm mặt òa khóc nức nở như đứa trẻ bị đánh đòn.
Tôi không còn đủ can đảm đứng lại bên anh bạn thương bệnh binh Mỹ mang nặng vết thương chiến tranh, mang nặng tấm thân tàn phế trên nửa thế kỷ từ đất nước tôi về nữa. Mắt tôi cay sè. Tôi khẽ nắm tay anh và cúi đầu bước vội ra khỏi phòng. Tôi thầm cám ơn anh bạn chiến sĩ Hoa Kỳ và những tấm lòng Việt Nam đã đưa tôi tới đây hôm nay. Lịch sử đã sang trang lâu rồi sao vết thương vẫn còn nhức nhối, vẫn còn nước mắt…? Anh bạn cựu chiến binh thương phế binh Hoa Kỳ ơi, tôi, chúng tôi, không quên và mãi mãi không bao giờ quên các anh. Xương máu các anh đã thấm đẫm vào lòng đất nước tôi.
THANH THƯƠNG HOÀNG
Nguồn:baocalitoday.com
Đăng ngày 30 tháng 07.2016