banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Diễn văn của ông Obama đọc tại Hà Nội:

một bài ca lời hay nhưng lỗi nhịp

Phạm Tín An Ninh

Dư âm chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Obama, được báo chí gọi là “cơn sốt Obama”, mãi đến hôm nay vẫn còn âm ỉ trong lòng người dân Việt nam và cả những đảng viên Cộng sản. Với bài diễn văn lôi cuốn đọc trước hai ngàn người tại Hà Nội, và hầu hết dân chúng Việt nam được nghe trên đài truyền hình, ông không chỉ được ái mộ như một nhà chính trị đa tài, mà còn là một nhà văn hóa lỗi lạc, làm rung động lòng người. Chuyện ăn bún chả ở một cái quán bình dân, cũng như chuyện dừng xe ở làng quê dưới cơn mưa, nói chuyện và bá vai chụp ảnh với mấy người dân lao động, mặc dù ai cũng nhận ra đó là những màn kịch, nhưng ông thực sự đã khuấy động được trái tim của hầu hết mọi người. Khi vào Sài gòn, qua cuộc tiếp xúc với những người trẻ, ông càng chứng tỏ sự hoạt bát, đa tài, bình dị và thân thiện. Rời khỏi Việt Nam, ông đã để lại cho người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hình ảnh của một người lãnh đạo lý tưởng, đáng yêu, đáng kính nhất. Từ ánh mắt, nụ cười, cái bắt tay, lời nói, nhất cử nhất động của ông dường như đều có chủ đích. Và ông đã thành công mỹ mãn.

Ông đến như một đợt sóng bất ngờ xua đi những bãi bờ hoang tàn, nhớp nhơ, cũ kỹ, như điệu nhạc huyền hoặc làm tan đi cái không khí nặng nề, u ám. Người ta đã mê ông, đã mê Mỹ như là biểu tượng của Tư Bản, của Tư Do Dân Chủ. Điều đặc biệt hơn là từ đây trong lòng người dân Việt Nam in đậm hình ảnh một nhà lãnh đạo thần tượng mà họ đã khao khát hơn 41 năm qua, từ khi chế độ Cộng Sản man rợ bao trùm trên cả nước.
Những kẻ lãnh đạo mà người dân đã bị áp đặt, không có quyền được chọn lựa, hầu hết là những người bất tài, thiếu đức, độc tài, hống hách, tham nhũng và bán nước. Họ xem những lãnh tụ bây giờ là đám tham quan tồi tệ nhất trong lịch sử dân tộc. Một đám sâu dân mọt nước.
Chỉ một ngày, sau khi Ông Obama rời khỏi Việt nam, một hình ảnh tương phản rất quái đản đã được phổ biến khắp nơi, trên mạng, facebook, cũng như trên một số báo chí trong nước. Một ông quan CS (cỡ nhỏ) từ trên xe “con” bước xuống lúc đường ngập nước, được hai đồng chí đàn em mang hai chiêc ghế đến để ông bước lên, sau đó ông quan bá cổ một tên đàn em khác để được cõng vào lề đường. Người dân vừa có một so sánh lý thú, làm đám cán bộ càng thêm nóng mặt!
Nhiều người Việt hải ngoại cũng hết lời ca ngợi ông Obama, đánh giá rất cao sự thể hiện và tác động của ông đối với mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam, trên nhiều lãnh vực: tư do, nhân quyền, biển Đông, và đặc biệt là phong cách lãnh đạo. Một số cho là chưa có nhân vật nào làm cho người dân Việt Nam mê Mỹ, thần tượng Mỹ như là TT Obama đã làm. (Mà mê Mỹ đồng nghĩa với mê Tự Do, Dân Chủ). Ông Obama đã "khuấy động" được trái tim của hầu hết người dân Việt Nam, kể cả những người CS. Đó là cuộc "diễn biến hòa binh" tiềm ẩn nhưng thành công nhất của một vị TT Hoa Kỳ. Một cơ hội bất ngờ để người dân trong nước bỏ phiếu giữa Tự Do và Cộng Sản. Cũng có người bất bình, trách ông sao không đề cập đến chuyện cá chết, chuyện các nhà đấu tranh bị giam giữ, tù đày, chuyện trấn áp, đánh đập những người biểu tình ôn hòa. Nhưng cũng có người thông cảm cho vai trò “quốc khách” của ông, và nghĩ rằng chuyện dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương, hay Hiệp ĐịnhTPP, có thể đều kèm theo những ràng buộc nào đó và có những cái giá phải trả. Đã chính trị là phải thủ đoạn, khó mà lường trước được kết quả hay hậu quả của người nhận. Cũng có thể đã có những phản đối, đòi hỏi, trao đổi đặc biệt khác, nhưng không được công khai vì sự tế nhị của ngoại giao. Hơn nữa là một Tổng Tống Mỹ, ông chỉ làm điều gì có lợi cho chính nước Mỹ. Như trong bài diễn văn, ông đã khẳng định là “ đất nước của các bạn nằm trong tay của các bạn, do chính các bạn định đoạt!” ...
Riêng cá nhân tôi, khi theo dõi bài diễn văn được mọi người ca ngợi, tôi cũng ít nhiều cảm kích, cũng thầm ngợi khen cả bài diễn văn ( tất nhiên không phải do ông viết) lẫn cách thể hiện của ông. Tôi thích thú khi nghe ông nói, sỡ dĩ có cuộc chiến đẫm máu trước kia là do nỗi sợ Cộng sản, và ông bùi ngùi chia sẻ những hy sinh mất mát cho cả hai bên Mỹ- Việt.
Nhưng với tôi, bài diễn văn ấy vẫn chưa đủ, chưa làm cho cá nhân tôi thấy hấp dẫn và cảm phục. Tôi nhận ra một lỗ hổng, một món nợ khác mà người Mỹ, chính phủ Mỹ còn nợ dân chúng miền Nam Việt Nam trong vai trò một đồng minh, mà nhiều vị Tổng Thống Mỹ, đại diện, đã từng long trọng cam kết sẽ bảo vệ, ngay cả khi buộc Nam Việt Nam ký vào Hiệp Định Paris ngày 29.1.1973. Một bàn hiệp định bất công, tồi tệ mà Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã cực lực phản đối!
Là người Việt Nam, tôi luôn hiểu là đất nước tôi do người Việt nam chúng tôi quyết định. Việc để mất miển Nam là do trách nhiệm của người miền Nam, đặc biệt là của chính phủ và quân đội Nam Việt Nam. Nhưng rõ ràng chính phủ Mỹ đã phản bội lời hứa, đã đồng lõa với kẻ thù để đẩy Nam Việt Nam vào bước đường cùng. Chính ông Graham Martin, vị đại sứ Mỹ cuối cùng tại Sài gòn đã công nhận và nói trước Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ là “chúng ta đã có lỗi với họ, đã phản bội họ. Phản bội Nam Việt Nam là vết ô nhục lớn nhất của lịch sử Hoa Kỳ.” Sau này, rất nhiều vị tướng lãnh, chính khách và nhà sử học Mỹ cũng nói lên những điều tương tự.
Hôm nay, Mỹ đã làm bạn với Việt Nam CS, Quốc Hội và Chính Phủ Mỹ đã dỡ bỏ rào cản cuối cùng để bắt tay với kẻ cựu thù, trở thành “đối tác toàn diện”, hay “đối tác chiến lược”. Trong bài diễn văn được ca ngợi là một tuyệt tác”văn hóa”, ông Obama kêu gọi “hãy quên quá khứ để hướng tới tương lai” khi trích dẫn cả lời trong bài hát của Nhạc sĩ Văn Cao, tác giả bài quốc ca CS, “ từ đây người biết thương người, từ đây người biết yêu người” (mặc dù người nhạc sĩ này đã bị chính những đồng chí của ông cầm tù, hành hạ suốt gần cả một đời), và cả bài ca Nối Vòng Tay Lớn, mà chính tác giả phản chiến (và phản bội) Trịnh Công Sơn đã hát trên đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày 30.4.75, khi CS vừa cưỡng chiếm miền Nam.
Khi ông Obama được chính quyền CS đón tiếp trọng thị, được dân chúng Việt nam ngợi ca như một thần tượng của Hòa Giải, của Tự Do, thì hơn 10.000 nấm mồ của những tử sĩ miền Nam VN vẫn bị hoang phế, phá hủy, trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ( đã bị thay tên), và hàng vạn thương phế binh VNCH đang sống khốn cùng ở trên chính quê hương mình. Cả tử sĩ và những người lính miền Nam tàn phế già nua ấy vẫn đang bị kẻ chiến thắng tìm mọi cách hành hạ, sĩ nhục. Và biết bao người dân miền Nam xưa giờ vẫn khốn khổ trên quê nhà. Họ đã mất gần như tất cả, nhà cửa, tiền bạc và cả tương lai con cháu bởi sự phân biệt đối xử. Ai sẽ chìa những bàn tay ra với họ, ai sẽ nói với họ “từ đây người biết yêu người?”
Cám ơn ông Obama đã thức tỉnh được đồng bào Việt Nam tôi trong nước, đã thổi vào trái tim họ một luồng sinh khí mới của Tự Do, nhưng ông vẫn còn nợ người dân miền Nam một lời xin lỗi. Và bài diễn văn của ông, được nhiều người ngợi ca, với tôi, tiếc thay đó là một bài ca có lời hay nhưng lỗi nhịp!
Phạm Tín An Ninh
(30.5.2016)

http://www.danchimviet.info/


“ĐÁNH CHO TÀU CÚT, VIỆT GIAN CỘNG SẢN NHÀO” để bảo vệ chủng tộc VIỆT NAM khỏi họa diệt vong.

 

NGƯỜI VIỆT ĐANG LẶNG LẼ CÚI ĐẦU CHỜ CHẾT?

Càng ngày, tôi càng thấy người dân Việt Nam, đi vào bước bánh xe đổ của cuộc thảm sát người Do Thái, mà Hitler và bọn độc tài Phát Xít Đức thực hiện trong kỳ Đệ Nhị Thế Chiến.
Những nỗi sợ hãi, những niềm hi vọng hoang tưởng, những ước mơ sống sót cho cá nhân mình và gia đình đã dẫn người dân Việt N...am e ngại, lo sợ nhưng lại thẳng bước xuống vũng lầy diệt vong.
Sáu năm kể từ khi Đức Quốc Xã bắt đầu cuộc thanh trừng vào mùa thu năm 1939, bằng hi vọng, bằng ước mơ, bằng cách né tránh, bằng sự từ chối, bằng những ảo tưởng được thế giới ra tay cứu, và nhất là sự bằng lòng từ chối chính những lời kêu gọi của các nạn nhân như mình, đứng lên trong giai đoạn cuối để chống lại Phát Xít, họ cứ thế âm thầm, lặng lẽ bước vào lò hơi ngạt.
Việt Nam ngày nay cũng không khác, dân chúng tự tạo ra những niềm tin mơ hồ, những ảo tưởng viễn vông, những hi vọng hão huyền, những niềm vui giả dối bằng cách tự nhủ rằng, sẽ có Hoa Kỳ, sẽ có lòng nhân đạo của thế giới tự do hòa bình, sẽ có người ra tay giải cứu.
Và cứ như thế, họ vẫn âm thầm, lặng lẽ ăn uống, hít thở và tìm đường sống trong cái chết, trong cái lò hơi ngạt khổng lồ, cam chịu mà không chống cự dù chỉ là trong tư tưởng.
Cuộc chiến mà Trung Quốc chụp xuống Việt Nam thật hết sức là tàn khốc và dã man. Nó tận diệt bất cứ một nguồn sống nào, từ con người cho đến con vật, từ cây cối cho đến hệ thống sinh thái, từ đất đai cho đến nguồn nước, chính quyền Bắc Kinh ra tay tận diệt không cần chọn lựa.
Ngày xưa 6 triệu dân Do Thái bị giết trước sau chỉ trong vòng 6 năm.
Ngày nay 90 triệu dân Việt Nam đang bị giết hại một cách dã man và không ai có thể tiên đoán được là trong bao lâu.
Vài năm?
5-7 năm?
Chục năm hay hơn?
Không ai biết, nhưng ai cũng thừa biết rằng những sự hủy hoại đó thật là dai dẳng và đau đớn.
Người Do Thái vẫn còn sót lại được 35% dân số sau cuộc thanh trừng. Ngoài vết thương tinh thần ra, họ không phải chịu đựng bất cứ một vết thương nào khác về thể lý. Họ hoặc chết rồi, hoặc sống sót để bắt đầu làm lại, bắt đầu xây dựng lại các thế hệ tiếp theo.
Người Việt Nam không có cơ hội đó. Họ sẽ, hoặc chết đi trong bịnh tật, hoặc chết đi vì chất độc. Và số còn lại, nếu còn sót lại, thì chắc chắn sẽ mang theo trong mình biết bao nhiêu sự tàn phá của nhiễm thể DNA, tế bào gốc. Họ không có cơ hội sống sót để làm lại. Họ chỉ có cơ hội sống sót để gieo rắc thêm những nỗi kinh hoàng về bệnh tật cho con cháu, cho các thế hệ mai sau nếu có, phải gánh chịu hậu quả.
Những chất độc từ Bô Xít Tây Nguyên, từ Formosa và từ hàng ngàn nhà máy khác mà Trung Quốc xây dựng ở VN, sẽ chậm chạp thẩm thấu vào lòng đất, rồi ngấm qua các mạch nước. Sau đó gom tụ lại ở các ao hồ, ở các kinh lạch, ở các nhánh sông và cứ thế, người dân tiếp tục nhắm mắt xử dụng cho tới hàng chục năm sau này. Không cần phải nghiên cứu, ai dám quả quyết rằng nạn ung thư sẽ không tăng vọt gấp nhiều lần trong vài năm tới?
Hitler và Phát Xít Đức phải dầy công, phải chịu vô cùng tốn phí để lùa người dân Do Thái ở khắp nơi trên toàn cõi Âu Châu lại để giết. Bởi vì người Do Thái đã định cư hàng ngàn năm trên nhiều quốc gia. Nó được ví dụ như nhiều cái hồ, tuy có gần nhau nhưng khi thả lưới bắt thế nào cũng phải sa sẩy, có nhiều cá thoát được.
Trung Quốc thì không cần phải quá tốn phí công sức đến thế. Họ đầu độc và giết người Việt Nam ngay trên chính cái tổ ấm mà họ đã và đang sinh sống. Đất nước VN như một cái hồ lớn. Họ chẳng cần phải tung lưới bắt. Họ chỉ việc thả thuốc độc xuống hồ. Mọi sinh vật ở trong đấy sẽ cùng chết, từ bé đến lớn, từ già đến trẻ, chỉ có khác biệt là trước và sau chứ không ai thoát được.
Lại nữa, ngày xưa khi dân Do Thái bị tàn sát, họ không có đất nước riêng của mình. Họ không có quân đội riêng của họ. Họ không có thể chế và quyền lợi giống như công dân của một đất nước, trong khi đó… Việt Nam có một quê hương, có một đất nước, có một dân tộc, và nhất là lại còn có cả một "quân đội hùng mạnh”.
CHẲNG LẼ BẰNG ĐÓ CON NGƯỜI, TỪ NGƯỜI DÂN ĐẾN QUÂN NHÂN LẠI CÚI ĐẦU NHẮM MẮT CHỜ CHẾT?
KHÔNG LẼ MỘT ĐẠO QUÂN OAI HÙNG ĐƯỢC THẾ GIỚI CÔNG NHẬN ĐÓ LẠI KHOANH TAY CHẤP NHẬN BỊ TẬN DIỆT?
CHỈ CẦN VÀI NGÀN NGƯỜI, MỘT CÁI FORMOSA, CHỨ MỘT CHỤC CÁI FORMOSA, CŨNG BỊ TAN NÁT THÀNH MỘT ĐỐNG SẮT VỤN CHỈ TRONG MỘT NGÀY.

P/S: Tôi chọn tấm hình này vì nó nói lên một điều muốn nói: Sống chung trong hồ, không một con cá nào sống sót. Độc chất không chọn nạn nhân. Tất cả đều cùng chết.

Photo de Giao Pham.
 
 
 
Đăng ngày 02 tháng 06.2016