Trường Sa lớn và thông điệp gửi Hà Nội
Bùi Quang Vơm
...Cần phải quy thành tội tất cả những hành vi hợp tác với kẻ thù như tội gián điệp, tội phản quốc. Khi đã xác định Trung Quốc cộng sản là kẻ thù, thì tất cả những kẻ thực hành các hoạt động hợp tác với Trung Quốc cộng sản đều là tội phản quốc. Thực chất, tình trạng Việt Nam bị lệ thuộc Trung Quốc cả về tư tưởng lẫn kinh tế như hiện nay, nhất là tình trạng chiếm cứ các khu vực có địa thế hiểm yếu, tạo thành thế xen cài răng lược, là sản phẩm của hợp tác với Trung Quốc, sản phẩm của sự mê muội ý thức hệ và lòng tham hèn hạ trong hàng ngũ những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam...
Báo Vnexpresse.net đưa tin, “Mỹ hôm qua, 22/06/2016, lên tiếng cảnh báo Trung Quốc không nên "thực hiện thêm các hành động khiêu khích" sau khi tòa trọng tài thường trực ra phán quyết về vụ kiện ở Biển Đông. Colin Willett, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ khu vực Đông Á, cho biết Washington có "rất nhiều cách" để đối phó với bất kỳ động thái nào của Trung Quốc trong khu vực, theo Reuters. Bà nói thêm rằng trong bối cảnh tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn mà Bắc Kinh tự vẽ ra trên Biển Đông, Mỹ đang tích cực làm việc với các đối tác và đồng minh khu vực nhằm đảm bảo thiết lập một mặt trận thống nhất”.
Chú ý rằng, lời cảnh báo này nhấn mạnh chữ “thêm”, có nghĩa là đã có khiêu khích. Và có thể thấy rằng vụ khiêu khích vừa rồi của Trung Quốc, vụ bắn hạ hai máy bay của Việt Nam, đã không che mắt được ai, nhưng công bố một quy kết lại không thể đơn giản là “biết” hoặc “chắc chắn”, nhất là chính Hà Nội, người bị nạn lại không muốn quy tội cho ai, và âm thầm nuốt hận, hay cắn răng chịu trận. Và Mỹ thì “chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các bạn” như lời Đại sứ Mỹ TED Osius. (Những phân tích về âm mưu của Trung Quốc, xin xem bài “Chiến tranh biển Đông đã bắt đầu?”).
Bắn hạ hai chiếc máy bay hiện đại của không quân Việt Nam trong hai ngày 14/06 và 16/06, Trung Quốc đã thực hiện một âm mưu khiêu khích. Việt Nam biết và có bằng chứng, Việt Nam có thể công bố và quy kết trách nhiệm cho Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc bồi thường, và theo tập quán ngọai giao, Hà Nội sẽ buộc phải có động thái đáp trả hành vi khiêu khích này. Nhưng nếu công bố kết tội Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ lu loa lên rằng "Hà Nội vu khống và khiêu khích. Hà Nội lợi dụng Mỹ để công khai chống lại Trung Quốc. Chế độ Hà Nội đã phản bội lại láng giềng, phản bội chủ nghĩa Mác. Hà Nội đã trở thành kẻ thù của nhân dân Trung Quốc, Hà nội phải bị trừng phạt". Tiếp đến, sẽ xảy ra các sự cố tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc “bị bắn”, ngư dân Trung Quốc trên biển thuộc lãnh hải Việt Nam “bị đánh chìm”, Tàu chiến tuần tra của Trung Quốc đột nhiên “bốc cháy” gần đảo Trường Sa lớn của Việt Nam, có “bằng chứng tên lửa của Việt Nam được phóng đi từ Trường Sa lớn”, v.v... Tất cả những cái cớ bịa đặt đó mục đích dẫn đến việc Trường Sa lớn của Việt Nam phải bị Trung Quốc trả đũa, và điều sẽ xảy ra là Trường Sa lớn, thủ phủ huyện đảo Việt Nam còn lại trên biển Đông, sẽ bị tiêu diệt và chiếm đọat chỉ trong một đêm, bằng hỏa lực không gì cản được.
Bằng việc giả như phớt lờ gợi ý trợ giúp của Mỹ, kêu gọi sự giúp đỡ của chính Trung Quốc, Hà Nội đã hoá giải âm mưu gây chiến đó của Bắc Kinh. Bắc Kinh không thể từ chối một hành động hỗ trợ nhân đạo, và buộc phải làm ngơ, như chưa hề có chuyện cố tình gây chuyện. Đó là biến “mưu của địch làm mưu của ta”, là “tương kế tựu kế”.
Âm mưu khiêu khích của Trung Quốc là tạo cớ gây chiến, lợi dụng hỗn lọan để chiếm đọat tất cả những thực thể còn lại trong quần đảo Trường Sa đang thuộc quyền quản lý của Việt Nam, trước khi Toà Trọng Tài PCA đưa ra phán quyết, thực hiện chiến thuật “chuyện đã rồi”, nhằm tạo thế không thể đảo ngược và bằng cách này hoàn thành mục tiêu độc chiếm biển Đông.
Nhưng ngay sau khi chiếc SU-30MK2 bị nạn rơi ngày 14/06/2016, Mỹ bằng một cách nào đó, có lẽ đã biết được. Ngày 15/06/2016, Mỹ đã cấp tốc điều 4 tầu chiến điện tử cùng với 120 nhân sự kỹ thuật tới biển phía đông Philippines, có nhiệm vụ gây nhiễu radar đối phương, và liền ngay sau đó, ngày 18/06/2016, cùng một lúc, Mỹ đã điều hai tầu sân bay John C. Stennis và Ronald Reagan hoạt động cùng nhau tại biển Philippines trong tình trạng sẵn sàng tác chiến.
Trong bài phát biểu hôm qua tại một diễn đàn kinh tế ở thành phố Davao, ông Rodrigo Duterte gợi ý rằng "Hiệp định Tương trợ Quốc phòng năm 1951 của các đồng minh không tự động buộc Washington phải giúp Philippines ngay tức thì, nếu nước này đối đầu với Trung Quốc do một xung đột về lãnh thổ."
Duterte nói ông đã hỏi Đại sứ Mỹ Philip Goldberg trong cuộc gặp gần đây. "Các vị có sát cánh bên chúng tôi hay không?", ông Duterte hỏi và ông Goldberg đáp: "Chỉ khi các vị bị tấn công". Philippines cũng đã cảm thấy một điều gì khác thường đang đến từ phía Trung Quốc?! Cũng như Việt Nam, họ tất nhiên cũng có tình báo quân sự tại Trung Hoa đại lục.
Như vậy, có thể thấy, ngay cả Philippines, dù được gọi là đồng minh lâu đời của Mỹ, nếu không có một Hiệp định an ninh chung thay cho Hiệp định Tương trợ Quốc phòng, thì khi Philippines có xung đột với Trung Quốc nhằm thu hồi lại Scarboroug, Mỹ vẫn không có quyền tự động can thiệp, trong khi nếu đã thành “chuyện đã rồi” thì không thể đảo ngược tình thế, nghĩa là không thể lấy lại, nếu không bằng một cuộc chiến tranh có tuyên bố với kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của Trung Quốc.
Mỹ đã hoạt động hết sức tích cực. Với bốn tàu chiến điện tử và hai tàu sân bay có mặt tại biển Đông, trong tình trạng sẵn sàng, và với những công bố gần như nói thẳng bản chất những hành vi có chủ đích của Trung Quốc, Mỹ góp phần quyết định hoá giải một phần những thủ đoạn không có gì ghê gớm nhưng hung bạo của Bắc Kinh. Sự có mặt của Mỹ có thể khống chế sự hung hăng của Trung Quốc, nhưng Mỹ không có quyền đương nhiên can thiệp những xung đột song phương. Vì vậy, những thủ đọan gây sự cố châm ngòi cho việc sử dụng vũ lực, đặc biệt, riêng với Việt Nam, liên quan tới Trường Sa lớn, có thể vẫn xảy ra. Và trên nguyên tắc, Mỹ chỉ có thể đưa ra thông điệp “luôn luôn có mặt bên cạnh và sẵn sàng giúp đỡ bằng mọi cách, nhưng chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các bạn”. Nếu chỉ có thế thì ngay cả khi chuyện xảy ra, đảo mất, biển mất, thậm chí, không thấy Mỹ hành động, thì nước cũng có thể mất, và Hà Nội chỉ có thể ngồi nhìn, và Mỹ không thể làm gì ngoài “cực lực phản đối”.
Nhưng phải hỏi, ở phía CSVN, khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên biển Đông từ ngày 13/069 tới ngày 17/06, tại sao lại cho tập luyện bay trên biển đông vào ngày ngày 14/06? Nhà cầm quyền Việt Nam răn đe Trung Quốc, hay CSVN thông đồng với Trung Quốc để tạo ra sự kiện? Ai đã ra lệnh xuất kích trong tình huống như vậy? Tại sao khi tín hiệu SOS kêu cứu phát ra từ vùng biển Nghệ An, chỉ cách bờ khoảng 20km theo lời thuật của thiếu tá Nguyễn Huy Cường, lại điều máy bay tuần thám CASA 212 tới đảo Bạch Long Vĩ, sát phía đông đường phân giới vịnh bắc bộ với Trung Quốc để bị rơi? Và tại sao phải cần một nhóm tới 9 người? Người ra lệnh này là ai? Nhằm mục đích gì? Có thể tin được rằng gián điệp của Trung Quốc nằm ngay trong bộ tư lệnh phòng không, không quân, ngay trong bộ chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, và trong bộ tổng tham mưu? Trước mắt, có thể cách chức, thậm chí bắt giam ngay chờ điều tra người ra quyết định xuất kích bay tập trong khi Trung Quốc đang diễn tập bắn đạn thật tại biển Đông. Xử bắn công khai, nếu là gián điệp Trung Quốc. Nếu là một kế hoạch được chuẩn bị trước, thì hãy hình dung, những kẻ phản bội này táng tận lương tâm đến mức nào và thực tế chất lượng của quân đội Việt Nam hiện nay là thế nào.
*
Thông điệp khẩn cấp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang nắm trong tay quyền lực của chế độ tại Hà Nội, rằng đảo đã mất, sắp mất hết, biển đang mất và đất nước sẽ mất chỉ do sự mê muội của ý thức hệ cộng sản, mê muội bạn thù. Hãy thức tỉnh, không còn thời gian nữa. Phía sau các vị không còn dân nữa đâu, đừng ảo tưởng, không còn ai hết, không một người. Không thể có mặt trận nhân dân, không thể có thế trận toàn dân nữa. Cái từng đem lại cho các vị “chế độ”, đã chuyển sang phía bên kia chiến tuyến, đối diện với chính các vị rồi. Họ đã từng nâng thuyền và bây giờ họ sẽ là những người lật thuyền.
Giặc Tàu đến, con cháu của những người bị các vị, bị cái lý tưởng viển vông của các vị lưà bịp, ba mươi năm làm bia đỡ đạn để các vị ngồi trên vinh quang, chia nhau quyền lực, vơ vét làm giàu, bây giờ họ sẽ không bị lừa dối nữa.
Nếu giặc đến, các vị hãy mang những lâu đài, biệt thự giát vàng của các vị ra mà đỡ đạ̣n. Sau những việc cướp đọat làm giàu trên xương máu người dân, các vị vẫn tin rằng người dân sẽ bảo vệ các vị, để các vị tiếp tục có chức có quyền, tiếp tục bòn rút xương tuỷ người lao động nghèo đói nữa hay sao?
Đành rằng không ai có quyền quy kết tất cả, trong các vị vẫn có những con người chính trực. Chúng ta đang chờ những con người đó hành động. Hãy tỉnh táo và suy ngẫm. Cái gì làm nên sự đổ vỡ của lòng dân, cái gì, nguyên nhân nào làm ra sự suy sụp nền đạo đức của một dân tộc giàu nhân bản, giàu lòng vị tha và yêu công lý như dân tộc Việt Nam?
Các vị trông chờ vào cứu cánh của ý thức hệ cộng sản, của chủ nghĩa quốc tế vô sản, nhưng những tên đồ tể đại Hán ở Trung Nam Hải không còn là những đồ đệ của Mác nữa, chúng chiếm biển Việt Nam, đất Việt Nam không phải để bảo vệ “lý tưởng tương đồng” với các vị, mà là để chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ.
Hãy tỉnh lại, chủ nghĩa Mác chết rồi, bản chất xã hội loài người đã thay đổi, không còn man rợ như những gì in trên nhận thức đơn sơ và chết cứng của Mác. Nếu lịch sử là một quá trình tự hoàn thiện mình, thì hình ảnh gần nhất với mơ ước của Mác chính là các xã hội phát triển nhất trên hành tinh, không phải một Trung Quốc đang vật vã với những tư duy của những triều đại phong kiến trung cổ, tham lam và mông muội.
Không có cái “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà các vị suốt 35 năm tìm kiếm. Không biết các vị thật tâm lần mò hay các vị cố tình tự lưà dối mình và lưà dối mọi người. Nếu thật tâm các vị mò mẫm tìm kiếm cái quái thai không tồn tại ấy, thì hãy xem lại cái phần não bộ, quả thật là có vấn đề thiếu hụt. Thị trường là Tự do cá nhân cộng với sở hữu Tư nhân. Những gì Việt Nam có hôm nay, những cái đã cứu cái chế độ của các vị thóat chết, chính là những gì đến từ cái phần thị trường trong cái nền kinh tế nửa dơi nửa chuột mà các vị chủ trương. Nó còn phôi thai, nhưng sẽ chết dần bằng các chủ trương tập thể hóa và quốc hữu hoá sở hữu, để tiến tới nền kinh tế phi sỡ hữu xã hội chủ nghĩa. Đó là sản phẩm của một lối tư duy ấu trĩ về lý thuyết kinh tế và siêu hình của lôgíc thực tiễn.
Đành rằng những thông điệp này xuất phát từ giả thuyết hai máy bay của Việt Nam bị nạn do Trung Quốc cố tình bắn hạ, nhằm âm mưu tạo sự kiện để gây chiến, nhưng bất kể sự kiện đã xảy ra như thế nào và nguyên do từ đâu, thì nguy cơ biển đảo Việt Nam mất vào tay Trung Quốc vẫn là nguy cơ có thật, chỉ là chuyện mất lúc nào và mất như thế nào. Việc căn bản là xác định ai là thù, và ai là bạn. Một điều không người Việt Nam nào không biết, rằng kẻ thù trực tiếp và truyền kiếp của dân tộc Việt Nam là vua chúa các triều đại Trung Hoa và những kẻ cầm quyền hiện nay tại Bắc Kinh. Nguy cơ mất biển mất đảo, dần tới mất nước là tư tưởng bá quyền thâm căn, không thể thay đổi của chủ nghĩa bành trướng đại Hán Trung Quốc. Đó là kẻ thù. Hợp tác với kẻ thù là tạo điều kiện cho kẻ thù thực hiện dã tâm từ trong nhà, lợi dụng hợp tác để thiết chặt các trói buộc lệ thuộc, để đoạt quyền kiểm soát trong tình huống xảy ra xung đột, để kiến trúc dần những điều kiện chiếm đoạt cuối cùng.
Cần phải quy thành tội tất cả những hành vi hợp tác với kẻ thù như tội gián điệp, tội phản quốc. Khi đã xác định Trung Quốc cộng sản là kẻ thù, thì tất cả những kẻ thực hành các hoạt động hợp tác với Trung Quốc cộng sản đều là tội phản quốc. Thực chất, tình trạng Việt Nam bị lệ thuộc Trung Quốc cả về tư tưởng lẫn kinh tế như hiện nay, nhất là tình trạng chiếm cứ các khu vực có địa thế hiểm yếu, tạo thành thế xen cài răng lược, là sản phẩm của hợp tác với Trung Quốc, sản phẩm của sự mê muội ý thức hệ và lòng tham hèn hạ trong hàng ngũ những người lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam.
Không cần biết người ta định nghĩa diễn biến hòa bình là gì, nhưng những kẻ lẫn lộn giữa man rợ và văn minh nhân loại, giữa nô lệ và tự do nhân bản, giữa lòng bao dung và hận thù phải bị coi đầu tiên là kẻ thù cuả mọi diễn biến. Đến với tiến bộ, đến với nền văn minh chung, hòa nhập vào hệ thống giá trị chung của nhân lọai phải là một diễn biến mong đợi. Nếu diễn biến đó xảy ra một cách hoà bình thì là một quá trình diễn biến hợp lòng người, hợp thời đại. Các vị chẳng nên lo sợ. Chỉ có những người bạn mới tìm cách đến với các vị một cách hoà bình, kiên nhẫn chờ đợi sự chuyển biến chậm trễ cuả các vị. Ngược lại, hãy nhìn những gì Trung Quốc làm, đó không phải là diễn biến hoà bình, đó là một diễn biến cũng đến từ từ nhưng man rợ, biến các vị và đồng bào cuả các vị ban đầu thành những tên nô lệ, rồi sau đó mất hẳn khỏi loài người.
Cần phải có ngay lập tức một Hiệp định an ninh tương hỗ cho phép Mỹ quyền đương nhiên và tức khắc can thiệp, mỗi khi Việt Nam có xung đột vũ trang đe dọa an ninh biển đảo và chủ quyền quốc gia. Không còn thời gian nữa. Nguy cơ tổn thất tài sản và hy sinh con người trên các đảo và đá có quân đội túc trực và dân cư sinh sống thuộc quần đảo Trường Sa, đặc biệt là Trường Sa lớn, thủ phủ của huyện đảo Trường Sa đang hiện rõ từng ngày, có khả năng xảy ra trước ngày phán quyết của Toà trọng tài PCA ngày 07/07/2016. Không cho phép bất kỳ ai chần chừ. Trách nhiệm về chủ quyền quốc gia và sinh mạng những con người này trước hết và trên hết thuộc về những cá nhân trong Thường vụ Quân uỷ Trung ương, bao gồm tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch, Tổng cục trưởng tổng cục chính trị Lương Cường, tổng tham mưu trưởng Phan Văn Giang và thứ trưởng thứ nhất bộ quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Không có gì có thể cứu vãn được lúc này ngoài một Hiệp định với Mỹ, kể cả một Hiệp định không công bố. /p>
Paris - 23/06/2016
Bùi Quang Vơm
Chiến tranh biển Đông đã bắt đầu ?
Bùi Quang Vơm (Danlambao) – …Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khỏe tốt chỉ bị xước tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện Quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khỏe, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang đại tá Trần Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền thông?
Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hữu Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi biết tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu…
Trung Quốc không còn lựa chọn
Phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến sẽ công bố vào ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ quyền đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản. Sau phán xét, nếu tiếp tục gây hấn chiếm đọat các hòn đảo đá còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố tình vi phạm luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của Trung Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận quốc tế toàn diện.
Cuộc cấm vận do nhóm G7 và Liên hiệp châu Âu trừng phạt việc sáp nhập phi pháp bán đảo Crimé, đã làm cho nền kinh tế của Nga điêu đứng. “Các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển (G7) hôm 7/6/2016 tiếp tục duy trì trừng phạt đến khi nào Tổng thống Nga Vladimir Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hòa bình Minsk”. Đây là ý chí duy trì luật pháp quốc tế của nhóm quốc gia đại diện cho Hành tinh. Cũng là một quyết tâm ngăn chặn một tiền lệ sử dụng sức mạnh cho tham vọng chủ quyền. Trừng phạt Nga, nhưng trên thực tế là một cảnh báo trực diện đối với các toan tính của Trung Quốc.
Với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, sản lượng công nghiệp chiếm 42,6% tổng GDP và 24 triệu lao động, trong khi 70% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nếu chịu một cuộc cấm vận toàn diện, Trung Quốc khó tránh khỏi sụp đổ. Chỉ cần giảm 50% sản xuất công nghiệp, 12 triệu người rơi vào thất nghiệp sẽ là một đe dọa bạo loạn xã hội.
Vì vậy, trước khi Trọng tài Quốc tế PCA phán xét, Trung Quốc buộc phải tìm mọi cách để thực hiện xong chương trình chiếm đọat hoàn toàn biển Đông để tạo thành thế đã rồi. Bất kể PCA phán xét như thế nào, khi Trung Quốc đã chiếm được Trường Sa, thì việc lật lại tình thế là không thể. Kinh nghiệm đã cho thấy như vậy cho đến thời điểm hiện tại. Phản ứng của Mỹ và thế giới dù gay gắt, quá trình bành trướng cuả Trung Quốc chỉ dừng, rồi tiếp tục, chứ chưa bao giờ lùi lại.
Mục tiêu chiếm đoạt sẽ là Scarborough của Philippines và toàn bộ các hòn đảo, đá của Trường Sa đang trong tay Việt Nam. Trường Sa và Scarborough chiếm được, sẽ cùng Hoàng Sa tạo ra tam giác lõi của biển Đông, kiểm soát trên thực tế hoàn toàn vùng biển bên trong đường lưỡi bò, biến phán quyết của Toà trọng tài PCA thành vô hiệu. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trực tiếp với TQ, trong khi Việt Nam, dù đang nỗ lực sáp gần Mỹ, vẫn còn đơn độc, chưa liên kết được với Nhật và với Mỹ bằng một Hiệp định phòng thủ chung, vì vậy, Trường Sa của Việt Nam phải được chiếm trước khi việc này trở thành phi pháp sau phán xét của Trọng tài và trước khi một liên minh phòng thủ với Mỹ Nhật được hình thành.
Từ sau Shangri-la 15, và sau hội nghị đặc biệt các bộ trưởng ngoại giao ASEAN Trung Quốc tại Côn Minh, dù có sự phản bội công khai của Campuchia, Trung Quốc thấy rõ tình thế bất lợi. Trung Quốc đang bị cô lập. ASEAN đa số đứng về phe Mỹ và Nhật, bảo vệ luật pháp quốc tế.
Bất kể bà Hillary Clinton hay ông Donald Trump trúng cử, sau bầu cử Tổng thống tháng 11/2016, chính sách của Mỹ chống lại mưu toan bành trướng của Trung Quốc sẽ cương quyết và gay gắt hơn rất nhiều. Bà Hillary không hề giấu diếm thái độ không nhân nhượng, trong khi Trump không ngại dùng vũ lực.
Cơ hội rõ ràng đang mất dần. Thời gian không ủng hộ Trung Quốc. Tham vọng chiếm đoạt biển Đông hoặc phá sản, hoặc phải trả giá rất đắt.
Trung Quốc cần một lý do để phát động một cuộc chiến trừng phạt, giống như từng “dạy cho Việt Nam một bài học” năm 1979. Và như mọi cuộc chiến tranh, Trung Quốc cần một sự kiện, giống sự kiện vịnh Bắc bộ năm 1964.
Thủ phạm là Trung Quốc?
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, “ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật”. Cùng một lúc với lệnh huy động tái ngũ các quân nhân hải quân có kinh nghiệm và tinh thông kỹ thuật.
Ngày 15/06, có vẻ như thấy được điều gì đó, Mỹ lập tức điều 4 máy bay tấn công điện tử cùng với 120 sĩ quan tới Philippines. Scarborough của Philippines đã được đề phòng.
Sáng ngày 14/06/2016, chiếc máy bay SU-30KM2 cất cánh lúc 6h30 và đến 7H29 thì mất liên lạc, bị rơi sau “một tiếng nổ lớn trong khoang lái” theo lời kể của thiếu tá Cường, khi chỉ còn cách mục tiêu tập luyện 15 km, và cách bờ chỉ khoảng 20 km. Cả hai phi công đều kịp bung dù và rơi xuống biển. Sau đó thông tin xác minh SU-30KM2 bị vỡ thành nhiều mảng vụn.
3h30 sáng ngày 15/06, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được một ngư dân Lê Văn Cương phát hiện và đưa vào bờ. Nguyễn Hữu Cường sức khoẻ tốt, chỉ sước tay do dây dù.
9h30 ngày 16/06 chiếc máy bay thứ hai CASA 212 cất cánh từ Gia Lâm bay ra đảo Bạch Long Vĩ, tìm kiếm thượng tá Trần Quang Khải, khi “phát hiện một vật giống phao bơi, xin phép hạ độ cao, bay vòng xuống thì mất liên lạc, rơi xuống biển vào lúc 12H30”.
Trên máy bay có 9 người do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918 điều khiển. Sau đó, trong hai ngày tiếp theo, người ta tìm thấy rất nhiều mảnh vụn của CASA 212.
“Theo nguồn tin của Thanh Niên, trong tối qua 16.6, các tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA 212 gặp sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, khi đang làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy bay CASA 212 được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và nằm ở độ sâu khoảng 58 m về phía đông đường phân định Vịnh bắc bộ. Trong đêm ngày 15.6, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) và Quân chủng Hải quân lập kế hoạch và lên phương án chi tiết để trục vớt máy bay CASA 212. Trong đêm qua, khoảng hơn 10 tàu của các lực lượng tìm kiếm túc trực xung quanh vùng biển nói trên để bảo vệ và phong toả hiện trường. Các nguồn tin từ chối bình luận các thông tin liên quan đến tính mạng của 9 cán bộ, chiến sĩ trên CASA 212 khi máy bay này gặp sự cố và rơi xuống biển”.
Báo Thanh niên ngày 17/06/2016: “Đã xác định chính xác vị trí Su-30MK2 rơi – Chuẩn bị phương án trục vớt.
Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An”.
Nhưng ngày 20/069, cũng báo Thanh niên lại đưa tin: “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Ngay từ đầu, người ta đã nghi vấn hai chiếc máy bay này đều cùng bị bắn, nhưng đuổi theo thông tin chính thống thì mật hướng.
Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 “chắc chắn đã bị một va đập rất mạnh” khi rơi xuống biển qua những thông tin mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam.
Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói “có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra”.
“Nếu chủ động được thì đã có thể hạ cánh trên biển, và tôi nghĩ là phi cơ đã không vỡ như thế. Còn với các mảnh vỡ như thế thì chắc chắn đã có những va chạm rất mạnh của máy bay với mặt nước,”(?!), “không loại trừ nguyên nhân ‘thời tiết thay đổi đột ngột’, tuy rằng ông nói “khu vực Bạch Long Vĩ là một khu vực bay ‘bình thường’ như nhiều địa điểm khác dọc bờ biển Việt Nam”.
Không do thời tiết, máy bay đang hoạt động bình thường, ở độ cao thấp, “Cùng tham gia tìm kiếm với tổ bay Casa-212, còn có 5 tổ bay khác gồm hai chiếc DHC-6 của Không quân Hải quân, một chiếc Mi171 của Sư đoàn Không quân 371 và hai chiếc AN-26 của Lữ đoàn 918. Trong khi DHC-6 bay ở độ cao 500m thì Casa-212 bay ở độ cao 150m để quan sát mục tiêu” phát hiện vật giống phao bơi và đang quay vòng hạ độ cao, thì rơi xuống và “vỡ do va đập mạnh với nước”?! “Cụ thể, vị trí máy bay được xác định ở phía Đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nghĩa là thuộc lãnh hải và không phận của Trung Quốc.
Tại sao ngay tối 16/06 đã xác định địa điểm CASA 212 rơi và nằm ở độ sâu 58 m, bộ chỉ huy đã họp để bàn kế hoạch trục với, và bố trí hàng chục tàu phong toả bảo vệ, sau đó lại tiếp tục tìm kiếm và vẫn chưa tìm thấy? Theo báo Thanh niên, “Lúc 8 giờ 15 sáng qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Tại sao khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài biển Đông mà còn cho máy bay chiến đấu tập trên biển, thậm chí vi phạm vùng trời thuộc không phận Trung Quốc? Lệnh xuất kích bay tập vào thời điểm như vậy, có mục đích gì?
Vị trí rơi đã xác định được ngay từ đầu “Ngày14/06/2016, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách đất liền khoảng hơn 26 hải lý.
“Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho biết, lúc 8 giờ 30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng biển khoảng 18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý,” (báo Thanh Niên). Nhưng mặc dù huy động mọi phương tiện, đến “ngày hôm nay 20/06, vẫn chưa xác định được vị trí rơi của SU-30KM2”?!
Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khoẻ tốt chỉ bị xước tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện Quân y 108, với lý do để kiểm tra sức khoẻ, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu bỏ lễ tang đại tá Trần Quang Khải và không được tiếp xúc với giới truyền thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hữu Cường có thể xác định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này biết được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi biết tăm, hoặc bị bệnh cấm khẩu.
Sẽ có người nói, người viết theo thuyết âm mưu. Đúng, chúng ta rất khó để tránh được một ngộ nhận về thuyết âm mưu, vì diễn biến chính trường Việt Nam thực chất là diễn biến của những âm mưu, âm mưu chiếm đoạt của Trung quốc, và âm mưu kéo dài sự tồn tại của chế độ cộng sản, được xếp đặt, chế biến thông tin truyền thông bằng những âm mưu của ban tuyên giáo. Không có cách nào khác là phải mò mẫm đoán nhận sự thật sau những chồng chéo âm mưu đó. Nguyên tắc của chúng ta là lợi ích dân tộc trên hết, cho dù có thể đúng, có t̉hể sai.
Thái độ của Việt Nam
Tối ngày 16/06/2016, lúc 17H30, tại bộ Trụ sở bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch triệu tập họp thường vụ Quân uỷ Trung ương, yêu cầu tập trung trước hết vào việc ổn định tư tưởng bộ đội. Lúc 21H30, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Thường vụ Quân ủy bao gồm:
– Tổng bí thư nguyễn Phú Trọng kiêm bí thư quân uỷ trung ương;
– Chủ tịch nước Trần Đại Quang, chủ tịch hội đồng an ninh Quốc gia;
– Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phú, phó chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia;
– Bộ trưởng bộ quốc phòng Ngô Xuân Lịch, phó bí thư Quân uỷ trung ương;
– Tổng cục trưởng tổng cục chính trị Thượng tướng Lương Cường;
– Tổng tham mưu trưởng, trung tướng Phan Văn Giang;
– Thứ trưởng thứ nhất bộ quốc phòng, phụ trách đối ngoại và phát ngôn, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Xét thành phần họp khẩn cấp này, người ta liên tưởng tới một quyết định liên quan tới vấn đề chiến tranh và hoà bình cuả đất nước. Một quyết định có thể được đưa ra, và lựa chọn là tránh một xung đột tạo ngòi chiến tranh với Trung Quốc.
Lúc 21H30, thượng tướng Vịnh gặp Đại sứ Trung Quốc đề nghị phía Trung Quốc cho phép phương tiện Việt Nam đi lại trong hải phận phía Đông đường phân giới vịnh Bắc bộ và đề nghị Trung quốc hỗ trợ tàu thuyền tìm kiếm tai nạn.
Gặp đại sứ vào lúc 21H30 tại Trụ sở bộ quốc phòng phải có lệnh triệu tập của Chính phủ. Nếu chỉ để xin phép sử dụng lãnh hải và không phận, và nhờ hỗ trợ tìm kiếm, có thể triệu tập khẩn đại diện ngoại giao của một nước không?
Nếu chỉ do tại nạn, Có hệ trọng tới mức triệu tập khẩn cấp họp Thường vụ Quân ủy, vào lúc cuối buổi chiều không?
Sáng ngày 17/06, Đại sứ Mỹ Ted Osius thông báo “Hôm nay, nước Mỹ cùng sát cánh đoàn kết với Việt Nam khi các bạn tìm kiếm một phi công bị mất tích, Thượng tá Trần Quang Khải, và những con người dũng cảm trong đội tìm kiếm và cứu nạn trên máy bay CASA 212 8983. Nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các bạn bằng bất cứ cách nào mà chúng tôi có thể”. Nhưng chính phủ Việt Nam không có phản hồi. Không hề có tiết lộ gì về thái độ của Việt Nam với lời gợi ý của Mỹ. Đại sứ Mỹ sử dụng kênh Facebook để gửi thông điệp cho thấy, Mỹ muốn chuyển thiện ý của Mỹ tới người dân Việt Nam, và thông điệp ông gửi phải hiểu thế này: “chúng tôi biết cả rồi, chúng tôi sẵn sàng, nhưng chúng tôi tôn trọng quyền quyết định của các bạn”.
Tuy nhiên, lực lượng của hải quân Mỹ vẫn được huy động với tư thế sẵn sàng, đã sẵn sàng.
Ngày 20/06/2016, báo Petrotimes đưa tin “Mỹ điều một lúc hai binh đội hải quân, dẫn đầu bởi hai tàu sân bay hạt nhân John C. Stennis và Ronald Reagan đến vùng biển phía nam của Philippines, nhằm ngăn cản những hoạt động của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông, tờ báo Nhật Bản Asahi dẫn nguồn tin từ Bộ chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ”. “Để tăng áp lực lên Trung Quốc, theo Asahi, trong tháng này Mỹ cũng đã triển khai tại căn cứ quân sự Clark Field ở Philippines bốn máy bay tác chiến điện tử. Nhiệm vụ của chúng là gây nhiễu các radar mà Bắc Kinh triển khai trên những hòn đảo nhân tạo”.
Những sự việc liên tiếp, ban đầu đơn giản và dễ dàng phán đoán, càng về sau càng trở nên rắc rối như có vẻ như cố tình sắp đặt và chuyển hướng dư luận.
– Rõ ràng, hai chiếc máy bay của Việt Nam đều do tên lửa thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc đang tập trận bắn đạn thật tại biển Đông bắn hạ. Sự cố đều xảy ra đột ngột trong lúc đang hoạt động bình thường và thời tiết tốt. Xác của chúng vỡ thành những mảnh vụn, rơi từ một độ cao thấp và phía bên trong hải không phận của Việt Nam.
– Việt Nam đã có đủ căn cứ để khẳng định, nhưng Việt Nam quyết định không tạo cớ cho Trung Quốc lợi dụng tạo thành xung đột. Kéo Trung Quốc vào chiến dịch tìm kiếm, trong khi thực chất đã tìm được là “tương kế tựu kế”.
– Không nhờ Mỹ và không để Mỹ tham gia tìm kiếm là để tránh đổ thêm dầu vào lửa.
– Xác hai chiếc máy bay đang được tiếp tục trục vớt, có thể xác 9 nạn nhân CASA 212 đã được vớt, nhưng chưa được phép công bố. Và cả hai máy bay này sẽ bị rơi trên hải phận của Trung Quốc, để nếu không giấu được nguyên nhân do tên lửa Trung Quốc bắn thì hạ lỗi do phía Việt Nam.
– Việc hoá giải âm mưu gây chiến của Trung Quốc, nếu đúng như dự đoán, là quyết định đúng, “cao tay”, nhưng chỉ đúng với tình huống. Nguyên nhân của sự kiện vẫn còn nguyên.
– Thời gian còn lại trước phán quyết của PCA không còn nhiều. Sẽ có những sự kiện khác. Sẽ tiếp tục có các cuộc tập trận bắn đạn thật. Sẽ có tàu Hải quân Việt Nam bị bắn chìm do nhầm lẫn vi phạm hải phận. Sẽ có tàu thuyền Trung Quốc bị Cảnh sát biển Việt nam bắt giữ. Sẽ có binh lính hải quân Trung quốc bị bắn chết tại biển của Trường Sa lớn, hay Song Tử Tây, v.v… Nếu không kịp trước thì sự cố sẽ xảy ra ngay sau công bố của PCA, tức là sau 07/07/2016. Bằng mọi cách, đảo Trường Sa lớn của Việt nam sẽ phải bị tiêu diệt, và Trung Quốc sẽ đổ bộ xuống toàn bộ những hòn đảo, đá đang hiện diện của quản lý Việt Nam. Lính hải quân và dân cư trên những hòn đảo nhỏ này, khó tránh thóat những biến cố tới đây.
– Thể diện và uy tín quốc tế của Trung Quốc là không thể giữ được. Trung Quốc nhất định đổi nó bằng lợi ích chiến lược lâu dài. Chiếm đoạt chủ quyền toàn bộ biển Đông, những lợi ích của nó cho phép Trung Quốc chiếm lại ngôi vị bá chủ chia đôi Thái Bình Dương, sẽ biến những mất mát tình huống thành vô nghĩa.
Giải pháp nào?
Với Việt Nam, hiển nhiên biển Đông là toàn bộ sự sống còn của quốc gia dân tộc. Chế độ có thể đến rồi đi, thể chế chính trị có thể có rồi hoán đổi. Nhưng đất nước, dân tộc không thể mất. Lựa chọn đất nước thay cho chế độ là lựa chọn bắt buộc.
Cuộc chiến tranh trên biển sẽ kết thúc chóng vánh, vì Việt Nam chưa có một Hiệp định an ninh chung với Mỹ, chưa có một Hiệp định đồng minh với Nhật. Nếu Mỹ và Nhật không có căn cứ pháp lý để can thiệp thì Trường Sa của Việt Nam chỉ một đêm là về tay Trung Quốc. Và một khi đã lọt vào tay Trung Quốc, thì Trường Sa lớn, Song tử Tây, Sơn Ca v.v… sẽ trở thành Đá Chữ thập, Gạc Ma thành Vành khăn… thành Hoàng Sa, không bao giờ còn trở về với Việt Nam được nữa, nếu không có một cuộc chiến tranh chính thức và kết thúc bằng sự đầu hàng vô điều kiện của Trung Quốc.
Bao giờ và lúc nào, Việt Nam đủ sức đơn phương chiến tranh với Trung quốc? Sẽ đến lúc nào đó, con cháu Việt sẽ giàu có và mạnh hơn Trung Quốc! Nhật Bản đang mạnh hơn Trung Quốc về kinh tế và trình độ phát triển, nhưng một cuộc chiến, thì Nhật đơn phương không phải là đối thủ.
Một cuộc chiến, dù chỉ trên biển Đông, và dù có thể kết thúc trong vài giờ, nhưng nguy cơ lây lan không thể tránh, và nguy cơ mất nước không thể không tính đến. Người Việt có thói quen dọn dẹp nhà cửa trước khi đón khách. Trước khi đối phó kẻ địch đến từ bên ngoài, phải dọn dẹp kẻ địch bên trong.
Phải đóng cửa biên giới, phải phong toả tất cả những nơi có người Trung Quốc. Trước khi có chiến tranh 1979, Lê Duẩn và Nguyễn Đức Tâm đã dọn sạch người Hoa tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. Nhưng làm những việc này, sẽ gây ra những thiệt hại mà nền kinh tế Việt Nam không thể chịu nổi. Và không còn kịp được nữa. Trước khi dọn xong, thì nhà chắc đã mất.
Phải vô hiệu hoá tay chân, gián điệp Trung Quốc nằm trong bộ máy đảng và chính phủ. Nhưng bọn này đang có mặt mọi nơi, ngay trong bộ chính trị, ngay trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, dọn được lũ này, liệu chế độ còn không.
Cần gấp một cơ chế để Mỹ có quyền can thiệp trong bất kỳ một tình huống khẩn cấp nào. Bởi vì nguyên tắc bất di bất dịch của Trung Quốc là bằng mọi giá tránh chiến tranh trực tiếp với Mỹ. Trung Quốc sẽ dừng lại ngay trước khi Mỹ tham chiến, dàn xếp tay đôi với Mỹ, nếu không bị ràng buộc bằng một hiệp định, Mỹ hay bất cứ quốc gia nào đều có thể không thoát được nguyên lý, “nếu không mua được bằng lợi ích thì sẽ mua được bằng rất nhiều lợi ích”. Trong khi Mỹ rất cần một lý do đủ quan trọng để có thể áp dụng lệnh cấm vận toàn diện với Trung Quốc, bằng cách đó làm cho Trung Quốc suy sụp, không còn sức để tham vọng bá chủ. Nếu không có một hiệp định để công khai trấn áp Trung Quốc, Mỹ sẽ không can thiệp để sau đó lấy cớ trừng phạt. Kẻ thua thiệt là Việt Nam.
Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc lấy hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp.
Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội.
Paris – 21/06/2016
Bùi Quang Vơm
https://vuongthuc.wordpress.com
https://www.facebook.com/danlambaovn
Trung Quốc nêu lý do giúp Việt Nam tìm máy bay
Bắc Kinh nói rằng việc triễn khai nhiều tàu bè và máy bay tới tìm kiếm phi cơ quân sự VN gặp nạn với tinh thần "quan hệ hữu hảo"
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mới cho biết rằng chính quyền nước này đã “ngay lập tức triển khai 9 tàu thuộc lực lượng hải quân và tuần duyên tới Vịnh Bắc Bộ giúp Việt Nam ngay sau khi nhận được đề nghị của Hà Nội”.
Bà Hoa cho biết thêm rằng ngày 18/6, Trung Quốc triển khai thêm “4 máy bay, cũng như 8 tàu đánh cá tới tham gia công tác cứu hộ”.
TQ bắn hạ bằng vũ khí gì khiến mảnh vỡ rúm ró, biến dạng của chiếc máy bay tuần thám CASA 212 8983 của cảnh sát biển Việt Nam.Tới nay, theo nữ phát ngôn viên này, các tàu của Trung Quốc đã gần 40 lần ra khơi, trong khi máy bay của nước này đã thực hiện ít nhất 6 chuyến bay tìm kiếm.
Bà Hoa nói thêm trong buổi họp báo thường kỳ: “Trên tinh thần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị với Việt Nam, cũng như vì lý do nhân đạo, Trung Quốc sẽ tiếp tục dốc hết sức lực để giúp tìm kiếm những chiếc máy bay mất tích và những người trên khoang”.
Bắc Kinh cũng đồng ý cho phép tàu thuyền của Việt Nam tiến vào phía vùng biển của Trung Quốc để thực hiện công tác cứu hộ.
Thông qua Đại sứ Mỹ tại Hà Nội, Hoa Kỳ hôm 17/6 cho biết “sẵn sàng hỗ trợ” Việt Nam. Hiện chưa rõ phía Việt Nam trả lời như thế nào trước đề nghị của Mỹ.
Chiếc máy bay tuần thám CASA 8983 của lực lượng cảnh sát biển gặp nạn phía đông nam đảo Bạch Long Vỹ, khi đi tìm phi công lái máy bay chiến đấu Su-30 MK2 mất tích trước đó.
Tin mới nhất từ báo chí trong nước cho biết rằng lực lượng cứu hộ hôm nay đã “xác định chính xác vị trí của một động cơ máy bay CASA gặp nạn ở độ sâu khoảng 60m”.
Ngoài ra, hai thi thể đã được phát hiện tại nơi tìm kiếm chiếc máy bay của cảnh sát biển, và Bộ phận pháp y của Bộ Quốc phòng Việt Nam đang giám định.
Đăng ngày 28 tháng 06.2016