banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Quốc tang tháng Tư - Nước mất nhà tan

 


Người Đưa Tin (Danlambao) - Đời người ai cũng có những ngày đáng ghi nhớ dù buồn hay vui. Cũng có những tháng ngày không muốn nhớ nhưng chẳng thể nào quên. Tháng tư là tháng hằn sâu trong ký ức người miền Nam bất chấp thời gian vẫn trôi theo quả đất xoay tròn. Tháng tư là tháng của tang thương và chết chóc, là tháng của chia cắt lòng người, là nguyên nhân mối hận thù Nam Bắc càng được bên thắng cuộc đào sâu hơn mỗi độ tháng tư về. Tháng tư là ngày người sống để tang cũng là ngày giỗ cho người chết. Tháng tư là tháng để cộng sản nhảy nhót, đàn đúm, ăn chơi trên nỗi đau của chính đồng bào miền Nam VN. Tháng tư không chỉ là ngày đáng nhớ mà còn là ngày đáng nguyền rủa nghịch tử ca ngợi cộng sản mà quên đi cộng sản chính là thủ phạm đã giết cha mình để muối mặt tung hê "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng". Tháng tư là một câu chuyện dài nhục nhã được viết lên bởi đạo quân chuyên đánh thuê cho Liên xô và Trung cộng như chính Lê Duẫn thú nhận sau 1975.
Người miền Nam được hưởng nền giáo dục không sắt máu, Thầy Cô không dạy hận thù giai cấp, cũng chẳng ai nói với học sinh thế nào là cộng sản. Học sinh như tờ giấy trắng mà Thầy Cô không muốn chúng bị vấy bẩn trước lúc họ trưởng thành. Tính dân tộc nhân bản và khai phóng của người miền Nam đã hình thành nên chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Trượng phu không đá người dưới ngựa và luôn dang rộng vòng tay kêu gọi những người lầm đường lạc lối trở về với chính nghĩa quốc gia. Sự nhân đạo biết tôn trọng dân chủ, nhân quyền của chính thể Việt Nam Cộng Hòa đã tạo cơ hội sống còn cho thành phần phản loạn. Cộng sản lợi dụng triệt để sự tự do báo chí thời VNCH để xúi giục những tên trí thức háo danh trở cờ ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản viết vô số bài viết để bôi nhọ chính chế độ đã cưu mang họ và gia đình. Chính sự phản trắc, ăn cháo đái bát của thứ gọi "Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam" đã giúp cộng sản Bắc Việt biến miền Nam thành địa ngục trần gian. Thật chính đáng và phải đạo khi gọi 30.04.1975 là Ngày Quốc Hận. Vâng, không thể có tên gọi nào khác có thể lột tả hết bản chất tham tàn của cộng sản chỉ bằng ba chữ Ngày Quốc Hận.

Từ Quốc Tang đến Quốc Hận
Là thường dân sinh sau đẻ muộn, không một ngày cầm súng dù bên này hay bên kia. Chúng tôi không phải là quân nhân, chúng tôi quan sát bằng mắt thấy tai nghe và bằng trải nghiệm sống qua hai chế độ. Chính sự bất công, nếu không nói là bản chất tàn ác của cộng sản dành cho bên thua cuộc, buộc chúng tôi, những thường dân lao động phải "tham chiến" trên mặt trận truyền thông, và chúng tôi sẵn sàng lấy sinh mạng của mình để bảo vệ sự thật, góp phần mang sự thật đặt về đúng vị trí của nó, bất chấp mọi rủi ro dù là người đang sống trong nước. Và, cũng xin nhớ cho rằng không chỉ có người miền Nam mới chống cộng sản. Hàng loạt những bài viết chống cộng sản cũng như cám ơn VIệt Nam Cộng Hòa trên Dân Làm Báo cho thấy không ít các tác giả từng thuộc "nòi cộng sản". Đó chính là sức mạnh của truyền thông đã đơm hoa kết trái trên nền tảng của sự thật. Khí cụ của chúng tôi là Công lý và Hòa bình, là chiếc gậy sự thật để đập những con chó dữ đeo lủng lẳng dưới cổ bằng cấp giáo $ư, tiến $ĩ, $ử gia do cộng sản huấn luyện và đào tạo chỉ để nói láo. Là những tài liệu bất khả phản biện như những chiếc rọ mõm, khóa mồm những chú chó sủa bậy ven đường.
Không cần bà Dương Thu Hương ngồi bệt xuống đường khóc khi biết bị cộng sản lừa gạt về miền Nam VN. Không cần đọc "Nền văn minh đã thua chế độ man rợ". Cũng chẳng cần "Tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen" hay "Thiên đường mù" để lột tả bản chất cộng sản. Chính thể VNCH biết rõ, rất rõ thế nào là cộng sản từ sau Hiệp định Genéve 1954. Thường dân chúng tôi cảm phục chính thể VNCH cũng như tầng lớp nhân sĩ trí thức thứ thiệt của miền Nam không cộng sản, bởi chưa tìm được bất kỳ tài liệu nào cho thấy VNCH vu khống bịa đặt về tội ác đảng cộng sản, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Điều không thể phủ nhận là VNCH không sát hại hoặc thủ tiêu người đối lập. Tất cả đều được thể hiện chính kiến kể cả khi VNCH biết rõ ai là kẻ thân Cộng. Ngược lại, thứ gọi là lịch sử đảng thì lại quá nhiều dối trá, trơ trẻn đến đứa con nít cũng biết đó là sự thối nát trong hệ thống nhồi sọ, mệnh danh giáo dục. Theo thiển ý của thường dân chúng tôi đó là tín hiệu của sự suy vong, đe dọa đến cả sự tồn vong của dân tộc. Một đất nước mà môn sử bị tẩy chay bởi học sinh, bị ruồng bỏ và không được chấp nhận chỉ còn hai cách để lựa chọn hoặc phải đào thải cộng sản, hoặc người VN dần mất gốc trên chính quê hương mình.


Paris. Đại lộ Gay Lussac, 3 giờ chiều ngày 27 tháng 4, 1975, sinh viên các đại học Paris, đại học Orsay đeo tang diễn hành... Việt Nam mất vào tay cộng sản 3 ngày sau đó. RFA files

Ai là "Tác giả" Ngày Quốc Hận?
Xin thưa ngay rằng chính đảng cộng sản đã chấp bút viết nên chương sử ô nhục mà bất cứ người có lương tri nào cũng thấy chính sự ngu ác của đảng cộng sản đã làm ô uế giòng sử Việt. Cũng như chính sự kỳ thị ngược đãi đến khắc nghiệt đối với bên thua cuộc là nguyên nhân gây hận thù, làm ly tán lòng người, triệt tiêu nhân lực, tài lực của VN đến tận ngày nay. Quân Dân Cán chính VNCH không tự nhiên gọi 30.04.1975 là Ngày Quốc Hận mà hình thành từ những gì họ phải chịu đựng bởi một chế độ mất hết tính người. Sẽ không có Ngày Quốc Hận nếu không có sự trả thù hèn hạ đứng đầu là Lê Duẩn. Sẽ không có Ngày Quốc Hận nếu cộng sản không thủ tiêu 165.000 Quân dân cán chính VNCH trong các trại tù từ Nam chí Bắc. Sẽ không có Ngày Quốc Hận nếu dân lành không bị cướp nhà, cướp tài sản qua các lần đổi tiền, đẩy người dân miền Nam lên vùng rừng thiêng nước độc mệnh danh vùng kinh tế mới chỉ vì họ sống trong chính thế VNCH. Sẽ không có Ngày Quốc Hận nếu cộng sản không phách lối, ngạo mạn tuyên bố "Nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai!". Người cộng sản hãy đặt mình vào vị trí của nạn nhân sẽ thấy người miền Nam vẫn còn quá bao dung với kẻ thù cộng sản, khi nhẹ nhàng gọi ngày cộng sản cưỡng chiếm miền Nam là Ngày Quốc Hận.

Ai tô son trát phấn cách giả tạo để Ngày Quốc Hận 30.04 càng hằn sâu lòng dân tộc?
Không phải sự chiến thắng nào cũng hàm chứa sự khôn ngoan và chính nghĩa. Cũng như không cứ chiến thắng bằng vũ lực là tài giỏi, bởi chiếm được nước người nhưng không thu phục được lòng dân, thì sự chiến thắng là phi nghĩa, bởi khác nào cưỡng bức cả một dân tộc mà cái giá phải trả là đất nước ngày càng lụn bại vì không được người dân ủng hộ. Đó là lý do đảng cộng sản chấp nhận quỳ gối trước Trung cộng để bảo vệ chế độ. Cứ nhìn vào các "Đặc khu căn cứ" của Trung cộng trên khắp đất nước VN, khu vực cấm người VN léo hánh như Formasa Hà Tĩnh, sẽ thấy Ngày Quốc Hận rất đậm đả bản sắc dân tộc của người miền Nam.
Điều ai cũng nhận thấy là cứ mỗi tháng tư là cộng sản lại cờ đảng rợp trời (Cờ đỏ sao vàng không phải cờ truyền thống của dân tộc VN - xem tài liệu). Các loa phường lại lôi "Mỹ - Ngụy" ra để chứng minh 41 năm "đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào". Rồi sao nữa? Viết ra thêm buồn, chỉ thấy trai lao nô bốn phương, gái làm đĩ tám hướng. Thậm chí gái mại dâm VN đứng đầu danh sách bán dâm quốc tế. Người dân bị cộng sản xem như món hàng để "xuất khẩu" lao động. Thứ gọi là văn hóa cộng sản hạ thấp nhân phẩm của người VN.
Có một chi tiết đảng cộng sản không dám thừa nhận khi cuộc chiến kết thúc, là theo tài liệu được giải mật từ phía Mỹ thì cộng sản Bắc Việt đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện năm 1973, ngay khi cuộc chiến chưa kết thúc thì sao gọi cộng sản là "bên thắng cuộc"? Cuộc chiến phi nghĩa của đảng cộng sản chỉ ra rằng cộng sản Bắc Việt cũng chỉ là con rối trên bàn cờ chính trị giữa Mỹ và Trung cộng. Một đạo quân đánh thuê không hơn kém.

Thuyền nhân: tội ác của đảng cộng sản VN
Chưa có con số thống kê chính thức có bao nhiêu người bỏ mạng khi vượt biển tìm tự do. Chỉ ước lượng không dưới nửa triệu người VN thà chọn cái chết ngoài biển hơn là phải chung sống với cộng sản. Chính sự trả thù hèn hạ của cộng sản đối người miền Nam cũng như sự kỳ thị lý lịch ba đời, xem dân như kẻ thù dẫn đến thảm trạng thuyền nhân. Và càng tồi tệ hơn khi cộng sản cố tình áp lực nước sở tại để đục bỏ tượng đài thuyền nhân, nhằm xóa dấu tích tội ác. Hành động đó cho thấy cộng sản rêu rao "HGHH" chỉ nhằm mục đích chiêu dụ để lừa bịp cộng đồng Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại. Chỉ những kè xem miếng ăn lớn hơn danh dự làm người, xem nhẹ hàng triệu oan hồn nạn nhân cộng sản, đạp lên nỗi đau của toàn dân tộc mới muốn cộng sản tồn tại. Với thường dân trong nước chúng tôi luôn giữ vững lập trường diệt cộng sản hoặc bị cộng sản diệt. Quyết không thỏa hiệp với cộng sản dưới mọi hình thức cho dù phải trả giá bằng sinh mạng. Chúng tôi đã tận mắt chứng kiến bia mộ của tử sĩ VNCH tại nghĩa trang quân đội Biên hòa bị đục phá, tận mắt chứng kiến những phần mộ chỉ còn nắm đất "vô danh" cũng như ác tâm của những kẻ cố tình trồng cây có rễ lan rộng để những phần mộ bị đào xới cách tự nhiên. Cộng sản chỉ qua mắt được người nhẹ dạ, với thường dân chúng tôi khó thể đội chung trời, đạp chung đất với cộng sản

Cuộc chạy trốn cộng sản vẫn chưa dừng lại
41 năm miền Nam, hơn 3/4 thế kỷ miền Bắc cộng sản xây thiên đàng xã nghĩa. Thực trạng người dân chạy trốn cộng sản cũng như cố gắng chuyển tài sản ra nước ngoài bằng đủ mọi hình thức. Câu hỏi đặt ra là XHCN là cái quái quỷ gì mà người dân và cả giới chức cộng sản cũng muốn chạy trốn nó? Cần sống bao lâu, cần học tới đâu để có thể nhìn ra bản chất cộng sản là nguyên nhân của mọi tai họa?
Dân số VN ngày nay trên dưới 70% là thế hệ sau 1975. Với truyền thông bưng bít thông tin của cộng sản, đa số họ không biết VN có một miền Nam không phải XHCN, không cần "đĩnh cao trí tuệ" của cộng sản lãnh đạo, từng phát triển hơn cả Singapore. Thống nhất để làm gì để cả nước nghèo đói tủi nhục triền miên và mãi quanh quẩn với xóa đói giàm nghèo, mồm thì chửi tư bản nhưng lại đến các nước tư bản cầu cạnh để được chiếc vé TPP cũng như xin viện trợ. Vu vạ, chụp mũ "Ngụy" làm gì trong khi mồm xoen xoét chuyện "HGHH", lại phét lác gọi cộng đồng Việt tỵ nạn cộng sản là khúc ruột ngàn dặm?
Cộng sản sẽ không bao giờ bắt kịp cũng chẳng bao giờ học được bí quyết mà chính thể VNCH đã khá thành công trong việc an sinh xã hội và phát triển đất nước. Không có dân chủ và nhân quyền, cộng sản như gái đĩ về chiều ra ngã tư đường kêu gọi lòng thương hại vì nghèo dốt nên phải suốt đời lấy mồm làm đĩ. Đó là sở trường của tuyên giáo cộng sản. Đến các nước như Lào. Campuchea chính thức vượt mặt chế độ cộng sản thì chuyện giới chức cộng sản muốn giành lại vị trí số một mệnh danh "Hòn ngọc Viễn đông" như đã từng giống như ở truồng lại muốn đeo dây nịt.
Sài Gòn Ngày Quốc Hận 2016

Nguyễn Đan Thanh - Người Đưa Tin
danlambaovn.blogspot.com

_______________________

Tài liệu tham khảo
- Những thiên tài bất hiếu. Tác giả Huy Phương
https://vantuyen.net/2014/06/09/nhung-thien-tai-bat-hieu-huy-phuong/
- Tại sao cộng sản giết Phạm Quỳnh? Tác giả Trần Gia Phụng
http://danlambaovn.blogspot.com/2014/11/tai-sao-cong-san-giet-pham-quynh.html
- Đảng thừa nhận đánh Mỹ là đánh cho TQ
https://www.youtube.com/watch?v=cu5MyDmDxRY
- Hố chôn người ám ảnh. Tác giả Trần Đức Thạch. Cựu phân đội trưởng trinh sát Tiểu đoàn 8 - Trung đoàn 266 Sư đoàn 341 - Quân đoàn 4
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/obsessed-mass-grave-02242015135427.html
- Đại tá Nguyễn Thành Trung: Vợ con tôi 'sẽ không bị đối xử một cách tàn nhẫn'
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/ai-ta-nguyen-thanh-trung-vo-con-toi-se.html
- Chương trình chiêu hồi của VNCH. Tác giả Bác Sĩ Hồ Văn Châm
http://batkhuat.net/tl-chuongtrinh-chieuhoi-vnch.htm
- Lính Bắc Việt bị xích vào xe tăng. Tác giả Trần Quốc Việt
http://danlambaovn.blogspot.com/2016/04/linh-bac-viet-bi-xich-vao-xe-tang.html
- Người Tìm Tự Do Cuối Cuộc Chiến. Tác giả Phạm Thắng Vũ
http://batkhuat.net/van-nguoitim-tudo-cuoicuocchien.htm
- Hồi ức 30/4 của người Việt tại Âu Châu. Tường An, thông tín viên RFA, Paris
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/memor-vn-in-euro-abt-apr-30-03172015062129.html
- Câu chuyện về một tấm hình
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/40-years-memory-ab-the-photo-ta-03102015122439.html
- Nỗi buồn 30/4 của những sinh viên du học
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-sadness-of-vns-students-in-europe-ta-03092015120535.html
- Báo cộng sản đưa tin: Cho tôi cúi đầu xin lỗi em. Hai chữ “thối nát” bật ra từ miệng của em như nhát búa giáng vào đầu chúng tôi, những người lớn, những người được gọi là trưởng thành trong xã hội.
http://thanhnien.vn/toi-viet/cho-toi-cui-dau-xin-loi-em-597500.html
- Những sự thật cần phải biết (phần 7): Lê Duẩn và sự tàn ác với quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả Đặng Chí Hùng
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/06/nhung-su-that-can-phai-biet-phan-7-le.html
- Tội Ác Thủ Tiêu Mất Tích 165,000 Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Tác giả Đỗ Ngọc Uyển
http://vietnamdefence.info/toa-an-hinh-su-quoc-te-ve-vn-tq/toi-ac-vc-thu-tieu-165-ngan-quan-dan-can-chinh-vnch.htm
- Ba lần đổi tiền. Tác giả Hà Minh Thảo
http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/change-money-haminhthao-04242015124546.html
- Ông Đỗ Mười “đẻ ra” Lý Mỹ. Tác giả Minh Diện (Blog Bùi Văn Bồng)
http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/ong-o-muoi-e-ra-ly-my.html
- Ông Nguyễn Hộ và nỗi đau cuối đời. Trân Văn, phóng viên đài RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Dissident-communist-party-member-and-his-lifeend-flight-tvan-07042009134306.html
- Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử. Nam Nguyên, phóng viên RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discri-after-fall-saigon-04222015080143.html
- Hồ Chí Minh trả lời nhà báo nước ngoài về ý nghĩa của cờ đỏ sao vàng
http://danlambaovn.blogspot.com/2015/02/ho-chi-minh-tra-loi-nha-bao-nuoc-ngoai.html
- Gái mại dâm Việt đứng đầu ‘danh sách bán dâm quốc tế’.
http://baomoi24g.net/gai-mai-dam-viet-dung-dau-danh-sach-ban-dam-quoc-te.htm
- CIA Giữ Bí Mật Bắc Việt Đầu Hàng Vô Điều Kiện năm 1973
https://vivi099.wordpress.com/2015/04/07/cia-giu-bi-mat-bac-viet-dau-hang-vo-dieu-kien-nam-1973/
- Tượng Đài Thuyền Nhân và dấu tích tội ác cộng sản. Tác giả Huy Phương
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=211172&zoneid=97
- Nỗi ám ảnh lý lịch. Kính Hòa, phóng viên RFA
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-cv-obsession-kh-04292015154216.html
- Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN
Phần 1. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-vn-new-wav-of-refug-06182015055612.html
Phần 2. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-new-wve-refuge-part2-06222015074735.html
Phần 3. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-vn-new-wav-of-refug-3-06232015070314.html
Phần 4. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/montagnards-fleeing-vn-to-seek-refugee-status-av-06272015093148.html
- SAIGON 1969-2016 (Jacques T.)
https://www.youtube-nocookie.com/embed/aAX9O_fuRWs?autoplay=1

 

Sài Gòn giải phóng tôi

Nguyễn Quang Lập
30 tháng 4. 2016

Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.
Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “ triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.
Tối hôm đó thằng Mình bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.
Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Mình tủm tỉm cười không nói gì, nó mở casette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!

Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.
Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy dành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.
Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.
Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.
Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nôi chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác - Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác - Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Nguyễn Quang Lập

https://www.facebook.com/people/Nguyễn-Quang-Lập


ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH

Trần Thị Lam

Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kỳ vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu.

25/04/2016 - Fb

Trần Thị Lam  là Cô Giáo dạy Văn trường THPT Chuyên ở Hà Tĩnh. Sau khi bài thơ này được phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội thì công an đã mời cô Lam lên làm việc và sách nhiễu, facebook của cô giáo bị đóng.


"Đất nước mình ngộ quá phải không anh?"
Thơ: Trần Thị Lam - Nhạc: Vĩnh Điện

Nguồn: Internet


“Khỉ thành người” – Bài thơ bị kết tội bôi nhọ chế độ

Đỗ Hiếu, Phóng viên Đài RFA - 11 Feb 2016

Gia đình Mục sư Hồ Hữu Hoàng

“Khỉ thành người” là tựa đề một bài thơ mới được tung lên mạng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận người Việt trong và ngoài nước.
Bài thơ gói gọn trong vòng 12 dòng, mỗi hàng có 7 chữ, nhưng đang mang lại bao rắc rối và phiền hà cho tác giả, vì ông bị công an mời lên làm việc và rồi đây có thể bị ngồi tù. Nội dung những vần thơ “thất ngôn”, “thập nhị cú” đó hàm chứa nội dung gì khiến người sáng tác bị cho là bôi nhọ chế độ, phỉ báng lãnh tụ.

KHỈ THÀNH NGƯỜI
Khỉ già ra suối, tối vào hang 
Rượu, thịt, gái tơ đã sẵn sàng 
Bàn đá chông chênh nằm hưởng lạc
Cuộc đời của khỉ thế mà sang

Loài khỉ làm gì có lương tâm
Quen sống sơn lâm, tính thú cầm
Thử hỏi làm sao “TƯ TƯỞNG” có???
Có chăng lục tặc với sai lầm 

Còn lại khỉ em; lũ khỉ con
Chúng bảo cùng nhau muốn sống, còn
Thì cứ dối lừa và ăn cướp
Âm thầm nhượng bán hết nước non…
Hồ Hữu Hoàng

Sáng tác bởi bài thơ: 
“Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.” 
HCM

 

Đăng ngày 30 tháng 04.2016