banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Nhật ký buồn!

Nguyễn Tường Tuấn

Thứ tư, ngày 3 tháng 6 năm 2020
Trong chín ngày qua, nước Mỹ, quê hương thứ hai của nhiều người Việt đã trải qua những ngày buồn! Niềm tin rã rời, luật pháp trở thành luật rừng! Những thành phố như Minneapolis, New York, Houston, Philadelphia, Chicago, Atlanta, Denver, Los Angeles, Portland ... chìm trong biển lửa! Xe cảnh sát cháy đỏ rực trời! Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tư nhân đón rất nhiều khách không mời đến cướp phá. Họ vào bằng gậy gộc, gạch đá, và ra đi vội vàng với bất cứ thứ gì vơ vét được! Người da trắng có, đen có, nâu không thiếu, thậm chí cả vài mầu da vàng mang tên Việt Nam!
Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, miền đất tự do, quê hương của lòng dũng cảm chẳng lẽ như thế sao? Không đời nào, lửa có cháy nhưng không thể thiêu đốt được niềm tin của chúng ta! Để giữ cho tâm hồn bình tĩnh, tôi nhớ đến đoạn cuối bài quốc ca Hoa Kỳ: "Và đây là phương châm của chúng tôi "Chúng con tin ở Thượng Đế" - Và lá cờ chiến thắng đang bay phất phới - Trên mảnh đất tự do và ngôi nhà của những người dũng cảm". (And this be our motto: "In God is our trust." - And the star-spangled banner in triumph shall wave - O'er the land of the free and the home of the brave!) Có thật là mảnh đất này đang hưởng tự do không? Và những cư dân trong các ngôi nhà có đúng là dũng cảm không?
Chỉ có Thượng Đế mới biết! Hãy đi hỏi Chúa, hỏi Phật, đừng hỏi người.

Trời đã khuya, nằm trên giường cố giỗ giấc ngủ, nhưng không tài nào nhắm mắt được! Khó chịu nhất là sự trằn trọc! Quỹ thời gian trôi qua phút giây nào là vĩnh viễn mất đi không bao giờ quay lại. Đã không ngủ thì phải viết thôi. Viết cho trái tim bớt nhức nhối. Viết cho khối óc vơi đi buồn phiền. Viết cho người nằm xuống. Viết cho trăm ngàn người đêm nay đang biểu tình, dưới đêm lạnh, bất chấp lệnh giới nghiêm. Viết cho những cảnh sát Mỹ đang vất vả giữ gìn trật tự. Viết cho những chiến binh Hoa Kỳ ngày đêm bảo vệ những thành phố thân yêu của chúng ta.

Trong lúc pha cà phê nửa đêm, tôi mở TV và bàng hoàng nghe phóng viên của FOX News thông báo: Hai cảnh sát của thành phố New York bị bắn nơi tay, một người nữa bị đâm ở cổ. Đồng hồ trên màn hình chỉ 02:30 sáng, ngày Thứ năm 4/6/2020 giờ New York.
Ngay sau đó là cuộc họp báo bất thường tại bệnh viện Kings County Hospital Center. Thật là ngoài sức tưởng tượng, xưa nay có ai lại họp báo vào lúc 02:30 sáng? Hoa Kỳ đúng là đất nước của chuyển động, không lúc nào ngưng, chẳng thế mà New York được biết đến là "thành phố không hề ngủ". Lệnh giới nghiêm của Thị trưởng Bill de Blasio đưa ra bắt đầu từ 20:00 tối ngày Thứ tư, và người biểu tình ở New York chẳng buồn để ý, họ vẫn xuống đường, nửa đêm cứ như ngày hội tết. Theo dõi buổi họp báo trên truyền hình, một câu nói ngắn gọn khiến tôi không cầm được cảm xúc, đến từ ông Dermot Shea, Uỷ viên Cảnh sát New York, "Cám ơn Thượng Đế, chúng tôi đã không phải có những đám tang lúc này". (Thank God we are not planning a funeral right now).

Rạng sáng Thứ năm, ngày 4 tháng 6 năm 2020
"Tôi không thở được!" (I can't breath!) Cả thế giới hôm nay đã nghe tiếng nói cuối cùng của người đàn ông da đen 46 tuổi tên George Floyd. Theo báo chí, vào ngày Thứ hai 25/5/2020 tại một khu dân cư thuộc thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, người bán hàng tiệm Deli gọi điện thoại báo cảnh sát anh George Floyd đã dùng đồng 20 đô la giả mua thuốc lá. Vài phút sau bị bắt, còng tay, đè nằm xuống mặt đường. Derek Chauvin, một trong bốn cảnh sát có mặt đã dùng đầu gối đè lên cổ anh trong 8 phút 46 giây, và George Floyd đã tử vong trên đường đến bệnh viện. Khi viết bài này, vẫn chưa ai biết thật hư về câu chuyện dùng đồng 20 đô la giả, cho nên cũng không thể vội vã kết luận, buộc tội người nằm xuống.
Tuy nhiên, rõ ràng trên video thu được hình ảnh cảnh sát Derek Chauvin đã dùng bạo lực quá mức, không cần thiết, nhất là khi nạn nhân đã bị còng tay, đè nằm úp xuống mặt đường. Tội của Derek Chauvin sẽ được luật pháp xét xử, ba nhân viên cảnh sát còn lại cũng đã bị chính thức tống giam.

 George Floyd và Derek Chauvin

Nhật báo Washington Post cho biết trong năm 2019 tại Hoa Kỳ có 1,004 người bị cảnh sát bắn tử vong (Fatal Police Shooting), trong đó có 41 người không vũ khí, bao gồm 10 người da đen, và 20 người da trắng. Cũng trong năm 2019 có 89 nhân viên cảnh sát hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ. Thật đáng buồn! Mất mát trong chiến tranh còn có thể hiểu được, nhưng ra đi trong hoà bình quả là điều không may! Nhìn qua con số, người da trắng chết gấp đôi da đen, và cảnh sát hy sinh gần gấp 9 lần, xin ai đó đừng vội vàng gán cho Hoa Kỳ tội "kỳ thị chủng tộc".

Năm nay khác, 2020 mở đầu với "Chinese virus" khiến cả triệu người trên thế giới nhiễm bệnh. Riêng tại Hoa Kỳ, trong hai tháng đầu của bệnh dịch, hơn 100,000 người đã ra đi. Sinh hoạt xã hội đóng cửa, gần 40 triệu người mất việc, trường học nghỉ hè dài hạn. Bác sĩ Anthony Fauci, bất ngờ trở thành người hùng của nước Mỹ, ông đứng bên cạnh Tổng thống Trump trong nhiều cuộc họp báo tại Toà Bạch Ốc suốt tuần lễ bệnh dịch "Chinese virus" tung hoành. Lời ông nói, truyền thông thổ tả xem như thánh phán! Nếu ứng cử Tổng thống, và cuộc bầu cử vào đúng những ngày giông bão này, Bác sĩ Anthony Fauci có thể sẽ dễ dàng hạ Tổng thống Trump, rửa hận cho Hillary Clinton và đồng đảng!
Dân chúng Mỹ bị "cấm cung", chính phủ Hoa Kỳ chi ra hơn 2,200 tỉ đô la, để phát cho người đi làm, nay phải tạm nghỉ mỗi người 1,200 đô la. Các tiểu bang bắt đầu mở cửa từng phần, người dân được yêu cầu đeo khẩu trang khi ra đường, luật giữ khoảng cách xã hội đứng cách nhau 2 thước. Đường xá vắng như vào một thành phố ma! Ai cũng sợ, ai cũng tự nhủ "có kiêng, có lành!"

Nhưng 8 phút 46 giây khiến anh George Floyd phải kêu trong tuyệt vọng "Tôi không thở được!" của ngày Thứ hai 25/5/2020. Nước Mỹ đã thay đổi! Con "Chinese virus" và Bác sĩ Anthony Fauci trở thành lịch sử, không ai buồn nhắc đến. Khoảng cách xã hội 2 thước vất vào sọt rác, thay vì cấm cung hằng trăm ngàn người đổ ra những thành phố lớn. Họ phẫn nộ, say sưa đập phá như kẻ say ma tuý! Có vị Thống đốc, Thị trưởng, chọn giải pháp yên lặng là vàng. Trong mùa dịch, các ngài lên truyền hình mỗi ngày, kêu ầm lên cần 30,000 máy trợ thở, mở gấp bệnh viện dã chiến, gửi khẩn cấp tầu bệnh viện hơn 1,000 giường nằm, cứ làm như tận thế đến nơi! Thống đốc ở tiểu bang khác đòi đóng cửa dài hạn! Đóng cho đến chừng nào có thuốc tiêm chủng! Đóng cho kinh tế suy sụp! Đóng cho đến khi đuổi được Trump!

Chuyện gì đã xẩy ra? Anh George Floyd có phải là một nhân vật nổi tiếng? Một lĩnh tụ trong phong trào nhân quyền? Một cầu thủ hay ca sĩ siêu sao? Hoàn toàn không! Trước cái ngày định mệnh 25/5/2020, ngoài gia đình mình ra, chẳng có ai biết anh cả!
Chuyện gì đã xẩy ra? Có lẽ tên vị Tổng thống thứ 45 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, Donald Trump là nguyên nhân của mọi nguyên nhân?

Chưa đầy 24 giờ sau khi George Floyd qua đời, một câu chuyện thương tâm khác xẩy ra khi đám đông nhân danh đòi công lý cho anh, biểu tình, đập phá tại thành phố St. Louis. Với khẩu hiệu chính trị "Black Lives Matter", nói đến nhân quyền, đối xử phân biệt chủng tộc, mầu da cho người da đen, chống lại mọi bất công xã hội. Tiếc thay! Trong đám đông tốt lành đó không phải chỉ có một con sâu, mà rất nhiều con sâu khiến nồi canh trở nên bốc mùi.

Cựu Đại uý Cảnh sát trưởng về hưu, David Dorn, 77 tuổi, cũng là người da đen. Ông đứng ra bảo vệ một tiệm cầm đồ, chống lại đám đông cướp phá, và bọn cướp đã giết ông trong máu lạnh vào lúc 02:30 sáng ngày Thứ ba 26/5/2020! Cánh thiên thần đã bay về trời, từ giã thế giới hận thù.
Không một ai nhắc đến Đại uý David Dorn, người từng phục vụ 38 năm trong ngành, với chức vụ cuối cùng Cảnh sát Trưởng! Chỉ một bản tin thoáng qua trên truyền hình về người cựu sĩ quan 77 tuổi. Bất công và khốn nạn đến tận cùng! Giá ông chết dưới tay cảnh sát, thì nước Mỹ đã nổ tung lên rồi! Một người da đen kính trọng, hy sinh vì đám đông cuồng loạn "Black Lives Matter" thì không thể ồn ào vinh danh được. Thật là dễ hiểu!

David Dorn và kẻ tội phạm đã bắn chết ông


Có ai đó giải thích cho tôi, trong vòng chưa đầy 24 giờ, hai nạn nhân cùng là người da đen thiệt mạng. Một người trước đó chẳng mấy ai biết, chưa kể đến một lý lịch có nhiều tì vết! Người kia, phục vụ cả đời cho lý tưởng, và chết vì trái tim nhân hậu. Tại sao lại có sự khác biệt trong đối xử?
Hằng trăm ngàn người trên nước Mỹ, nhân danh George Floyd đã quậy nát bao nhiêu thành phố, đập phá bao nhiêu trung tâm thương mại, thiệt hại hằng tỉ đô la. Tại sao "Black Lives Matter" không ai tôn vinh David Dorn, vị cảnh sát già với trái tim nhân hậu?

Ở đâu có xác chết, ở đó có kên kên! Kên kên trên nước Mỹ là một số những chính trị gia lưu manh, khốn nạn, vô lương tâm. Bọn chúng đánh hơi trên xác chết của George Floyd, đất nước trong mùa bầu cử, chỉ còn hơn năm tháng nữa là đến ngày 3/11/2020. Goerge Floyd may mắn hơn David Dorn vì anh đã cho bọn kên kên thứ chúng muốn: Quậy nát nước Mỹ để lật đổ Trump!
Hãy nghe cựu Tổng thống Barack Obama, với lời khuyên vàng ngọc gửi đến những người biểu tình, "Hãy biến sự căm giận về cái chết của George Floyd thành cơ hội, khiến bọn cầm quyền bất an, áp lực chúng phải thay đổi chính sách" (Former President Obama, in a virtual town hall hosted by his foundation Wednesday, called on demonstrators to channel their anger over George Floyd's death into an opportunity to make leaders "uncomfortable" and pressure them into making real policy changes). Bọn cầm quyền là ai? Donald Trump!



George Floyd yên nghỉ khi bọn chính trị gia đang đói khát tìm mồi cho những lá phiếu của ngày 3/11. Chúng đánh hơi nhanh lắm, bầy kên kên đáp xuống. Chúng chui từ dưới hầm ra và tuyên bố sẽ nhanh chóng giải quyết vấn đề kỳ thị để xin mọi người thí cho lá phiếu. Ông Joe Biden, ngủ gật cả tám năm cầm quyền, bỗng chốc toả sáng trong vài giây trên truyền hình. Nói như tướng, làm thua cả mèo mửa!
Cựu Tổng thống Barrack Obama thêm dầu vào lửa, "Tôi ủng hộ những người biểu tình nhân danh George Floyd ... Và cần phải có một bộ luật có thể thực thi được" (I support George Floyd protests and calls for laws that can be implemented). Thật là may mắn cho George Floyd! Một cá nhân anh đã đánh thức lương tâm ngài Obama! Tám năm trước, khi còn cầm quyền, ngày 11/9/2012, Đại sứ Mỹ tại Libya, ông John Christopher Stevens và ba nhân viên khác bị thảm sát tại Toà Đại sứ Hoa Kỳ ở Benghazi. Nước Mỹ im như thóc, không biểu tình, Tổng thống Obama nhẹ nhàng cho trôi qua, chẳng ai hay! Đúng là chết có số!

Chưa bao giờ có biểu tình nào lại tổ chức quy mô và cẩn thận như hôm nay. Những đoàn viên Antifa mặc đồng phục mầu đen, nón đen, giầy đen, la hét, cổ vũ, đập phá như vào chốn không người. Gạch xây nhà đã có người để sẵn trên đường đi, đoàn biểu tình cứ thế mà ném vào đầu cớm, tiện lợi vô cùng. Tiếng kèn xung trận của Barack Obama "Thời điểm này là một cơ hội tuyệt vời!" (This moment is an incredible opportunity). Theo tin trên tờ The Washington Free Beacon, cô Salmah Rizvi, từng làm việc tại Bộ Quốc phòng và Ngoại giao dưới triều đại Obama, sẵn sàng chi 250,000 đô la đóng tiền thế chân cho cô Urooj Rahman, một trong hai người bị cảnh sát bắt ngày Thứ bẩy 30/5/2020 về tội ném bom xăng vào cảnh sát.

Salmah Rizvi từng nhận học bổng của tổ chức Hồi giáo chống Do Thái mang tên "Council on American - Islamic Relations" (CAIR). Năm 2009, FBI tìm ra nhiều bằng chứng CAIR có liên lạc mật thiết với nhóm khủng bố Hamas, tại Palestine. Ngoài ra Salmah Rizvi còn được học bổng từ tổ chức cánh tả "Paul and Daisy Soros Fellowships for New Americans" sáng lập bởi em trai nhà tỉ phú George Soros, người đứng sau lưng các tổ chức chính trị cực tả, chống Donald Trump đến hơi thở cuối cùng.

Đi biểu tình, lỡ bị cảnh sát nhặt, ông Phó Joe Biden đang vận động để những nhà hảo tâm cho tiền lĩnh ra. Bà Thượng Nghị sĩ gốc da đỏ "dỏm" Elizabeth Warren có mặt trong đoàn biểu tình, hy vọng được cụ ông Joe Biden ban cho chức ứng viên Phó Tổng thống (dĩ nhiên là nhóm ôn hoà, bất bạo động) còn thằng nào, con nào hung hăng đập phá, đốt xe, tấn công cảnh sát, bà không biết, không nghe, không thấy.

Anh George Floyd được phong thánh! Không những cả triệu người Mỹ tung hô, mà còn thêm những tiếng kêu ầm ĩ của bầy kên kên chính trị, những bài điếu văn bốc lửa. Cựu Đại uý Cảnh sát David Dorn đi sau, khi bầy kên kên đã có mồi, nên ít người biết. Mà chẳng lẽ lại tôn vinh người đã bị chính phe ta hạ sát?

Yên nghỉ trong bình an, David Dorn! Anh sẽ mãi mãi nằm trong trái tim những người lương thiện và công chính. David Dorn, anh là người chồng, người cha, người ông trên cả tuyệt vời, Chúa biết điều đó.
Yên nghỉ trong bình an, George Floyd! Nơi nước Thiên đàng anh sẽ không còn phải nhức đầu về những kẻ lạ mặt chưa bao giờ quen biết, tung hô anh như những người mộng du. Sau ngày 3/11, thua hay thắng, bọn kên kên chính trị sẽ quên anh thôi, hiện nay họ đang lợi dụng anh.
Người chết không có ý kiến!

Nhìn đoàn biểu tình với rừng khẩu hiệu hoa cả mắt. Trong số cả trăm ngàn người đó, tôi thấy một thanh niên da trắng mang tấm bảng viết tay "Tôi chẳng bao giờ hiểu cả, nhưng tôi đứng đây" (I will never understand, but I stand). Anh bạn trẻ này là người thật thà nhất, và có lẽ chẳng mấy ai trong đoàn biểu tình hiểu được tại sao họ lại xuống đường? Nhưng vẫn có mặt như anh ta.
Tôi chợt nghĩ đến câu chuyện ngụ ngôn "Mouton de Panurge". Trên con tầu lênh đênh nơi biển cả, Panurge bực mình vì người bán cừu đòi giá quá cao, để trả thù, khi mua xong một con, anh ném ngay nó xuống biển. Con cừu bị ném kêu be, be, thế là cả đàn cừu còn lại cứ thế đua nhau nhẩy theo. Người bán mất tất cả! Chúng ta đâu phải là cừu!

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với khẩu hiệu "Black Lives Matter", nhưng nếu đã "Matter" cho George Floyd, tại sao lại không "Matter" với David Dorn? Tại sao không là "Human Lives Matter"? Khi con người mất kiểm soát, súng đạn nào biết phân biệt mầu da?
Đòi hỏi "Công lý cho George Floyd" (Justice for George Floyd), thì xin đừng quên đòi "Công lý cho David Dorn". Chúng ta cũng không thể làm ngơ đòi "Công lý cho ba nhân viên cảnh sát" bị đâm vào cổ, bắn bị thương vào tay, trong rạng sáng ngày 4/6/2020. Công lý sẽ đứng bên hàng chục (và có thể hàng trăm) nhân viên mật vụ, cảnh sát, quân đội bị thương trong những trận mưa đá, trên khắp đường phố Hoa Kỳ. Vinh danh những chiến sĩ bảo vệ công lý!

Công lý không thể phân biệt mầu da, chính kiến, Cộng hoà hay Dân chủ. Công lý thuộc về người chân chính, không phải của bầy kên kên chính trị. Công lý không thể mua bán, đổi chác bằng lá phiếu trong ngày bầu cử.
Công lý thuộc về lẽ phải và toàn dân, không của riêng Donald Trump hay Barack Obama.

Nguyễn Tường Tuấn




Lại chuyện bạo động da đen


Vũ Linh

Vụ cảnh sát Minneapolis chặn cổ một anh đen đến chết đã kích động hàng loạt biểu tình phản đối của dân, phần lớn là da đen. Mới đầu thì các cuộc biểu tình phản đối cảnh sát bộc phát trong ôn hòa tại Minneapolis, rồi mau chóng biến thành nổi loạn cướp bóc, tràn lan ra cả nước.
Kịch bản này hầu như đã thành kịch bản cổ điển tiêu biểu cho cái xứ Kỳ Cục này từ lâu rồi. Mười lần như một, giống nhau, từ thời Eisenhower tới Obama, chứ không phải là phát minh mới dưới thời Trump. Cái khác biệt chỉ là tên các tài tử chính, thời điểm và địa điểm đóng tuồng.

Ta xem lại để hiểu cho rõ hơn.
Trước hết, phải nói ngay là có HAI chuyện đã xẩy ra chứ không phải là MỘT chuyện, tuy hai chuyện có liên hệ ít nhiều với nhau.
Chuyện thứ nhất là vụ cảnh sát quá tay giết chết một anh da đen, và chuyện thứ hai là chuyện nổi loạn cướp bóc.

CẢNH SÁT QUÁ TAY
Câu chuyện chỉ là chuyện lắt nhắt nhưng lại đưa đến hậu quả chết người.
Anh da đen George Floyd vào tiệm mua bánh ngọt gì đó, trả tiền bằng tờ giấy 20 đô, chủ tiệm khám phá ra là tiền giả, gọi cảnh sát đến bắt, còng tay anh ta, lấy đầu gối đè lên cổ và gáy anh ta, chẳng hiểu vì lý do hay nhu cầu gì, rồi anh ta chết.
Hai lần giảo nghiệm đã được thực hiện. Theo giảo nghiệm thứ nhì, anh bị chặn cổ, máu không lên óc được trong ít nhất 5 phút, chết tại chỗ, trước khi lên xe cứu thương.
Các video về nội vụ cho thấy anh Floyd đã bị còng tay sau lưng, bắt đứng tựa vào tường, trong 3 phút đầu không có gì đặc biệt xẩy ra. Rồi anh ta bị giắt qua một chiếc xe cảnh sát bên kia đường để đưa về bót. Sau đó video bị gián đoạn, khi chiếu lại thì thấy anh này đã bị còng tay sau lưng, đè nằm xấp và bị anh cảnh sát da trắng lấy đầu gối chặn cổ rồi. Rất có thể trong khúc video bị gián đoạn, anh Floyd đã chống cự mạnh nên mới bị đè xuống đất.

Câu hỏi là sao lại còn bị đè xấp mặt xuống đất, chặn cổ họng tới 8 phút trong khi hai tay đã bị còng sau lưng. Nhiều người chung quanh đã hô hoán anh ta đang nghẹt thở, và chính anh ta lúc đầu còn la “Làm ơn, tôi không thở được”, nhưng anh cảnh sát vẫn tỉnh bơ, chấn cổ họng như thường. Ngay cả sau khi anh ta đã nằm bất động vẫn bị chặn họng. Trong khi anh cảnh sát gốc Hmong đứng chặn như không cho dân quanh đó can thiệp cứu anh Floyd.
Việc làm của anh cảnh sát da trắng nhìn qua video khó ai có thể tìm được lý do để bênh vực hay bào chữa giùm, tuy còn phải chờ kết quả điều tra (cả chính quyền liên bang và tiểu bang đã mở cuộc điều tra).

Có nhiều câu hỏi mà cuộc điều tra sẽ phải trả lời, như:
- tại sao anh đen khi bị chủ tiệm trả lại tờ giấy tiền giả đã không trốn chạy mà lại bình tĩnh ra xe ngồi cả mấy chục phút chờ cảnh sát tới bắt?
- tại sao trong những phút đầu, anh ta không có chống kháng gì, mà sau đó lại bị đè xấp mặt xuống đất, lấy đầu gối chặn cổ?
Riêng chuyện có phải là ‘diễn tuồng’ không thì nghe hết sức vô lý khi hai vai chính thì một người chết, một người có thể đi tù ít nhất 25 năm. Ai khùng đến độ chấp nhận đóng tuồng kiểu này?

Trên phương diện nhân đạo, hãy thử tưởng tượng một người thân của chính mình, như con mình, anh em mình đang nằm dưới đất như trong hình thì ta sẽ nghĩ sao? Có tìm quá khứ phạm tội lăng nhăng của nạn nhân để bào chữa cho cảnh sát không? Có tìm cách biện giải anh này đã chết vì yếu tim, cao máu, hay đang say rượu hay đang say xì-ke ma túy không?
Nếu muốn ‘bào chữa’ thì có thể nói anh cảnh sát này đã không được huấn luyện chu đáo để hiểu là lấy đầu gối chặn cổ trong cả chục phút có thể gây chết người. Hoặc giải thích là cảnh sát phải đối đầu với dân hung dữ nhất mỗi ngày nên phải mạnh tay quen rồi. Cùng lắm thì có thể nói anh cảnh sát phạm tội ngộ sát, không phải là cố tình giết người vì kỳ thị, nhưng vẫn là đã giết người vì mạnh tay quá đáng, khó chấp nhận được. Và người dân biểu tình phản đối cảnh sát là chuyện khó tránh.

Tội của anh Floyd là cái tội vớ vẩn xài tờ 20 đô giả, chỉ cần còng tay mang về bót làm biên bản phạt ít tiền là xong. Dù anh ta không bị chặn cổ, có chạy mất cũng chẳng phải là đại họa.
Hành động của anh cảnh sát không phải vì anh thuộc loại ‘thượng tôn da trắng’ kỳ thị màu da vì vợ anh ta là dân gốc Lào, mà chỉ vì tánh vừa ác vừa vô ý thức, không hiểu được hậu quả việc mình làm sẽ nghiêm trọng như thế nào khi mà những vụ bạo hành của cảnh sát vẫn luôn luôn bị dân da đen lợi dụng làm cớ đi cướp bóc, cũng như giúp đảng DC và TTDC khai thác lá bài kỳ thị da đen.

99,9% cảnh sát là những người hùng, làm đúng luật, chấp nhận tính mạng bị đe dọa để giữ an ninh trật tự cho chúng ta, kể cả cho dân da đen trong những khu bất an của họ. Nhưng chỉ cần một hai con sâu là đã có thể làm rầu nồi canh dễ dàng. Nếu vì một vài con sâu đó mà đổ cả nồi canh, chửi bới tất cả cảnh sát, đốt xe cảnh sát, đập phá trụ sở cảnh sát, đòi hủy bỏ luôn cả ngành cảnh sát… thì đúng là ngu xuẩn. Không có cảnh sát, ai bảo vệ chúng ta chống trộm cướp, giết  người?

Những cố gắng kết buộc tên cảnh sát này vào TT Trump, coi như hắn là biểu tượng cho tính kỳ thị của Trump, của đảng CH và của hơn 60 triệu người ủng hộ TT Trump quả thật là xuyên tạc thô bạo. Khi anh cảnh sát da đen Mohamed Noor bắn chết bà da trắng Justine Damond cũng tại Minneapolis cách đây ít năm, thì anh Noor có là biểu tượng cho tính kỳ thị da trắng của TT da đen Obama không?

Cảnh sát Mỹ rất mạnh tay, theo luật, có quyền bắn chết nghi phạm tại chỗ, nhưng công bằng mà nói dân da đen Mỹ chắc chắn không phải là hiền như ma sơ, oan như Thị Kính. Những người ngoại quốc không sống ở Mỹ, nhất là dân Âu Châu, khó có thể hiểu được dân da đen Mỹ. Dân da đen Mỹ khác rất xa dân da đen Phi Châu và Âu Châu.

Dân da đen Mỹ là con cháu của nô lệ đã bị dân da trắng hành hạ cả trăm năm. Tuy xiềng xích nô lệ đã được TT Lincoln phá bỏ cách đây cả 150 năm, nhưng vẫn bị kỳ thị nặng cho tới thập niên 1960. Để rồi ngay đến bây giờ vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Loại thiệt thòi ‘khách quan’ chẳng phải lỗi ai cả, là nạn nghèo tuy không đến nỗi đói, ít học, làm lao động nặng mà lương không bao nhiêu, sống trong các ổ chuột tệ hại nhất. Tất cả đã nhốt họ trong nỗi ấm ức, dồn nén, bực mình, lúc nào cũng như nồi nước sôi bị đậy nắp quá kỹ, có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Họ luôn coi cái nghèo của họ, cái ít học của họ, vẫn chỉ là hậu quả của cả mấy trăm năm bị hành hạ, đàn áp, kỳ thị, ngay cả cho đến ngày nay. Tám năm dưới ông tổng thống da đen đã chẳng thay đổi được gì. Cần phải nói ngay cả TT Obama cũng đã bị nhiều dân da đen không chấp nhận vì họ cho rằng ông này thật sự không phải là da đen như họ, chưa hề nếm mùi làm nô lệ, bố là trí thức Phi Châu qua Mỹ du học trong khi mẹ là trí thức da trắng. Rồi cả hai vợ chồng Barack và Michelle đều đi học những trường lớn đắt tiền nhất nước của thượng lưu Mỹ.

Sự dồn nén triền miên đưa đến tình trạng đại đa số dân da đen Mỹ rất hung bạo, ăn nói tục tằn, hành xử thô lỗ, nếu có dịp ‘trả thù’ dân da trắng, đi cướp của, tức là đi lấy lại những gì họ cho là đã bị dân da trắng cướp của họ, là họ không bỏ qua. Tội phạm trong các khu da đen luôn luôn cao nhất nước. Dân đa đen chỉ là khoảng 12% dân số Mỹ, nhưng lại là đa số tuyệt đối trong tất cả các nhà tù. Khách du lịch mà đi lạc vào khu đen trong các thành phố lớn của Mỹ như Harlem của New York hay South Central của Los Angeles thì coi như tới số. Cảnh sát trắng cũng như đen đã bắn giết rất nhiều dân da đen, nhưng dân da đen cũng đã bắn giết rất nhiều cảnh sát trắng cũng như đen. Vấn đề ở đây đi xa hơn chuyện màu da rất nhiều. Thậm chí có thể nói chẳng liên quan gì đến màu da gì hết.

Nếu nói ‘lỗi’ thì chẳng phải là lỗi ai hết, mà là lỗi của định chế xã hội -social institution- đã có từ mấy trăm năm. Nói đây là thành tích của chính sách Make America Great Again của Trump chỉ lộ ra tư tưởng chống Trump một cách cuồng và thường xẩy ra tại những tiểu bang DC chống ‘Make America Great Again’ mạnh nhất.bệnh hoạn nhất, lo bôi bác mà không biết mình nói gì. Những vụ như ta đang thấy đã có từ thời Trump còn mặc tã cho đến ngày “Yes, We Can” của ông tổng thống da đen. Mà lại

DÂN DA ĐEN CƯỚP PHÁ
Cảnh sát dùng bạo lực thái quá rồi dân da đen phản ứng bằng cướp bóc là chuyện bình thường trong cái xứ Mỹ hung bạo này. Ai cũng hiểu nhưng chẳng ai biết làm sao sửa đổi.
Một trong những cách sửa đổi là biểu tình phản đối của dân. Nhưng có hai loại biểu tình:
1) nổi loạn cướp phá như trong những hình dưới đây, là chuyện vi phạm tất cả mọi thứ luật mà không ai có thể chấp nhận hay thông cảm được.
2) biểu tình trong an toàn và trật tự như ở Houston trong hình dưới đây, được Hiến Pháp bảo đảm vì đó là biểu tượng của thể chế dân chủ, là người dân nói lên tiếng nói của mình bất kể tiếng nói đó đúng hay sai, là sức mạnh của thể chế dân chủ đúng như TT Bush con đã nhận định, một việc làm không bao giờ xẩy ra được trong các xứ độc tài.

Mà ngay cả biểu tình ôn hoà cũng tùy. Biểu tình phản đối cảnh sát quá mạnh tay và cần phải sửa đổi mô thức hành động là đúng; biểu tình chửi Trump kỳ thị là gian trá khai thác một tai nạn đáng tiếc thành công cụ chính trị phe đảng.
Phải nói cho rõ, yếu tố quan trọng nhất trong vụ lộn xộn hiện nay là đảng DC khai hỏa bằng cách đổ dầu vào lửa. Đảng DC đã cố khai thác lá bài Trump kỳ thị từ 3 năm qua, bây giờ đúng là mùa bầu cử, càng không thể bỏ lỡ cơ hội, tung lá bài kỳ thị tối đa ngay sau khi vụ anh Floyd nổ tung ra. Vừa kích động được quần chúng chống Trump, vừa có cơ hội khiến kinh tế kiệt quệ không phục hồi được, không cho TT Trump cơ hội khoe thành quả kinh tế.

Đổ dầu bằng cách nào?
- TT Trump chỉ trích cảnh sát đã quá mạnh tay, và cũng chỉ trích luôn đám côn đồ đã làm ô danh anh Floyd khi lợi dụng biến biểu tình phản đối thành lý cớ đốt phá hôi của, rồi kêu gọi tái lập an ninh trật tự, mang Vệ Binh Quốc Gia vào nếu cần. Phe DC và đồng minh TTDC ồn ào loan tin nhưng ‘quên’ không đăng cái đoạn TT Trump chỉ trích cảnh sát, mà phóng đại cái phần chỉ trích đám côn đồ đốt phá để tố TT Trump kỳ thị, khiêu khích, chọc giận dân da đen.
- TTDC thổi lửa không ngừng. New York Times chạy tít “Mỹ đang gặp hai đại dịch, đại dịch COVID và đại dịch cảnh sát giết dân đa đen” (chỉ một người da đen bị chết mà NYT đã gọi là ‘đại dịch’, trong khi cả ngàn dân da đen đi đốt phá cướp bóc trên cả nước thì không phải là đại dịch); trang mạng cực tả VOX phán “Vấn đề không phải bạo lực đập phá của đám biểu tình, mà là tính kỳ thị của Trump”. Trang mạng cực tả Slate nhận định “Đập phá tan tành trụ sở cảnh sát là phản ứng hợp lý”.
- Cụ xã nghĩa Bernie Sanders đổ dầu không kém, hô hoán tài phiệt Mỹ đã cướp của dân nghèo tư hơn 40 năm nay, bây giờ dân nghèo phải đáp lễ.
- Bà Hillary mau mắn tố cáo TT Trump cổ võ cho bạo lực khi ông kêu gọi Vệ Binh Quốc Gia tái lập an ninh trật tự vì theo bà không có gì cần đến VBQG. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau tuyên bố của bà Hillary, thống đốc DC của Minnesota đã ra lệnh VBQG của tiểu bang vào thành phố tái lập trật tự.
- Đáng sợ hơn là việc tổ chức thiên tả cực đoan ANTIFA đã cho người đi khắp nơi sách động nổi loạn bạo động. Cảnh sát thành phố Santa Monica tại Cali cho biết đã bắt giữ 400 người biểu tình bạo động, trong đó 95% là dân từ ngoài thành phố xâm nhập vào.
- Nhưng trầm trọng nhất là TT Obama khi ông kêu gọi dân phải làm mạnh hơn, “phải khiến những người lãnh đạo cảm thấy không ổn” (nguyên văn “make people in power uncomfortable”). Một cựu tổng thống kêu gọi dân nổi dậy chống người kế nhiệm là chuyện chưa bao giờ xẩy ra trong lịch sử chính trị Mỹ.

Câu chuyện xẩy ra tại Minneapolis của tiểu bang Minnesota, cả thị trưởng lẫn thống đốc đều thuộc đảng DC, luôn cả cảnh sát trưởng cũng là một ông DC da đen, TT Trump ở tuốt Washington, chẳng dính dáng gì, nhưng nếu ta coi CNN thì có cảm tưởng dường như TT Trump có tới 4 cái đầu, vì ông là cảnh sát trưởng kiêm thị trưởng Minneapolis, cũng kiêm thống đốc Minnesota và kiêm tổng thống Mỹ luôn, là người chịu hoàn toàn trách nhiệm trong toàn bộ câu chuyện, từ cấp địa phương, tiểu bang đến liên bang.

Để có một khái niệm chính xác về tính phe phái của TTDC, dưới thời TT Obama cũng đã xẩy ra không ít vụ cảnh sát giết da đen rồi loạn xẩy ra. TTDC luôn luôn xúm vào hạch tội cảnh sát, không bao giờ có một chữ nào về trách nhiệm của TT Obama.
· 2009: Oakland, CA sau khi cảnh sát bắn chết anh đen Oscar Grant
· 2012: Anaheim, California sau khi hai ông gốc Mễ bị bắn chết
· 2014: Ferguson, MO riots sau khi anh đen Michael Brown bị bắn chết
· 2015: 2015 Baltimore riots sau khi anh đen Freddie Gray bị bắn chết
· 2015: Ferguson unrest khi dân đen biểu tình kỷ niệm một năm anh Michael Brown bị chết
· 2016: 2016 Milwaukee riots sau khi chị đen Sylville Smith bị bắn chết
· 2016: Charlotte riot, sau khi anh đen Keith Lamont Scott bị bắn chết

Nếu muốn nói đúng sự thật thì phải nói vấn đề an ninh trật tự theo Hiến Pháp là chuyện nội bộ thuộc phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của các chính quyền địa phương và tiểu bang. Chính quyền liên bang chỉ can thiệp khi các chính quyền địa phương và tiểu bang thất bại, không kiểm soát được tình hình.
Trong vụ anh Floyd này, các thành phố bị loạn lớn nhất, tất cả đều dưới sự ‘cai trị’ của đảng DC hết:
Minneapolis, MN  (DC)                Mayor Jacob Frey (DC)
Saint Paul, MN (DC)                   Mayor Melvin Carter (DC)
Los Angeles, CA (DC)                 Mayor Eric Garcetti (DC)
Oakland, CA (DC)                      Mayor Libby Schaaf (DC)
New York, NY (DC)                    Mayor Bill de Blasio (DC)
Pennsylvania, PA (DC)               Mayor Jim Kenney (DC)
Detroit, MI (DC)                        Mayor Mike Duggan (DC)
Portland, OR (DC)                     Mayor Ted Wheeler (DC)
Chicago, IL (DC)                       Mayor Lori Lightfoot (DC)
Atlanta, GA (CH)                       Mayor Keisha Bottoms (DC)
Washington, D.C. (DC)               Mayor Muriel Bowser (DC)
New Orleans, LA (DC)                Mayor LaToya Cantrell (DC)
Louisville, KY (DC)                     Mayor Greg Fischer (DC)

Câu hỏi hiển nhiên của tất cả mọi người: các quan chức DC đâu hết rồi?
Những thành phố và tiểu bang DC bị bạo động mạnh nhất cũng là những nơi bị dịch corona tàn phá mạnh nhất. Họ cai trị dân như vậy sao? Thế thì còn ai muốn một tổng thống DC?
Công bằng mà nói, các quan chức DC ban đầu muốn đổ dầu vào lửa thật, bán cái qua TT Trump để chạy tội, nhưng có lẽ đã không ý thức được hậu quả, ‘lỡ tay’ đổ quá nhiều dầu trong những ngày đầu. Bây giờ cuống cuồng lo dập lửa.
Thống đốc DC của Minnesota cũng đã lên tiếng tố cáo vấn đề bây giờ đã không còn là chuyện anh Floyd bị chết oan nữa, mà đã trở thành cơ hội đi cướp phá hôi của. Ông đã ra lệnh cho 11.000 VBQG ra tái lập trật tự tại Minneapolis. Bộ trưởng Tư Pháp Minnesota cho biết ông có bằng chứng nhiều người từ tiểu bang khác đã vào Minneapolis để sách động dân da đen xuống đường bạo động cướp phá.
Thị trưởng Eric Garcetti của Los Angeles cũng đã báo động “đây không phải là chuyện phản đối nữa, mà là bạo động cướp bóc”.

Về phiá TT Trump, thái độ của ông đã rõ rệt ngay từ đầu.
TT Trump đã nói rất rõ: hy vọng là các chính quyền địa phương sẽ ổn định được tình hình, nhưng nếu họ không muốn làm hay không dám làm thì ông sẽ phải làm, sẽ cho quân đội can thiệp. Chứ chẳng lẽ cả nước ngồi trước TV coi cướp phá cả nước như coi phim hành động rẻ tiền sao?
Nạn nhân của các cuộc nổi loạn của dân da đen, mỉa mai thay, trước tiên chính là những người da đen chứ không phải dân da trắng.
Đám nổi loạn đập phá, hôi của trong chính các khu da đen của họ chứ ít khi đi xa hơn. Tiểu thương da đen là nạn nhân đầu tiên và nhiều nhất, mà tệ hại hơn cả là không có bảo hiểm nào chịu đền bù thiệt hại vì nổi loạn bạo động -riots-. Sau đó là các siêu thị hay các chuỗi tiệm lớn như Target, Walmart cũng trong các khu đen, đưa đến hậu quả là các tiệm này bị đóng cửa, nhân viên bị sa thải, mà hầu hết nhân viên cũng đều là da đen luôn. Cũng có vài tiệm sang trọng trong khu đại gia tài tử, ca sĩ ở Beverly Hills phiá bắc Los Angeles bị cướp phá, nhưng tiệm Louis Vuitton có bị mất vài cái ví cũng chỉ là muỗi đốt gỗ.
Thảm trạng lớn chính là việc dân da đen giết hại dân da đen nhân danh việc chống dân da trắng.

Nạn nhân chính trị lớn nhất phải là cụ Biden và cả đảng DC. Ta có thể tin chắc là chiêu bài vận động tranh cử mới của TT Trump và đảng CH trong những tháng tới sẽ là ‘an ninh trật tự’ -law and order-, là chiêu bài từ ngàn xưa đến giờ, luôn luôn ăn khách nhất. Cử tri Mỹ, nhất là dân trung lưu và các phụ nữ, luôn luôn coi chuyện an toàn cá nhân là chuyện quan trọng nhất. Và trong câu chuyện này, ai cũng thấy TT Trump là người dám lấy quyết định mạnh để bảo vệ họ chống bạo động, cướp của giết người, trong khi các quan chức DC yếu đuối, run rẩy lo vuốt ve đám nổi loạn. Tiêu biểu nhất là thị trưởng New York. Hình ảnh cụ Biden chẳng những đi dự đám tang anh Floyd mà còn quỳ gối xuống tạ lỗi với anh ta, là một tay du thủ du thực cướp cạn vặt, khó có thể thu phiếu của đại đa số cử tri không phải da đen.
Câu hỏi dễ trả lời nhất: các nạn nhân cướp phá sẽ bỏ phiếu cho ai trong kỳ bầu tới? Cho người muốn dẹp loạn hay cho người muốn biện minh cho loạn?

Có một chuyện cần lưu ý: trong thời gian qua, nhiều chuyên gia  đã cảnh báo việc cấm cung quá khắt khe đã khiến rất nhiều người cảm thấy tù túng, bực bội, sẽ gây ra nhiều chuyện bất lợi như trầm cảm, tâm lý dồn ép, lạm dụng rượu và ma túy, sanh ra nạn gia đình cãi cọ, ly dị, cướp của giết người gia tăng,… Hiện tượng nổi loạn đùng đùng khắp nơi là bằng chứng rõ nét nhất của tình trạng tâm lý bị dồn nén, cái nồi nước sôi bị đóng nắp quá kỹ đã nổ tung.
Như DĐTC đã bàn qua, dịch tấn công các khu đen mạnh nhất vì đây là những khu dân nghèo, sống chật chội trong tình trạng thiếu vệ sinh và thiếu tiện nghi nhất (một số lớn nhà không có điện nước vì không trả tiền điện nước đầy đủ mỗi tháng). Họ không thể cách ly được, mà cũng không chịu cấm cung vì khối dân này coi thường các lệnh cấm cung, cách ly và đeo khẩu trang. Vẫn tiếp tục tụ họp ăn nhậu như bình thường.

Việc cả ngàn dân da đen ào ào xuống đường biểu tình bất chấp các biện pháp ngừa dịch như cấm cung, cách ly, đeo khẩu trang,… chắc chắn sẽ có hậu quả rất nghiêm trọng là giúp dịch corona phát tác mạnh lại. Cái gọi là đợt hai của dịch mà các chuyện gia e ngại sẽ xẩy ra khoảng tháng 9-10 có nhiều triển vọng sẽ xẩy ra tháng tới. Có phải đó cũng là điều ‘phe ta’ mong đợi không?
Nhưng không thấy có bất cứ một tờ báo hay một đài TV hay một chính khách DC nào than phiền về việc dân biểu tình bất chấp mối nguy dịch lây nhiễm này hết. Đọc TTDC, ta có cảm tưởng cô Vi đã về Vũ Hán cùng chuyến bay với tất cả ba cái lăng nhăng cấm cung, cách ly. Mai này dịch phát tác mạnh lại thì lại có dịp tố giác sách lược chống dịch của Trump thất bại.

Tóm gọn lại, biểu tình ôn hòa trong trật tự để phản đối một việc làm có vẻ như bất công, kỳ thị, cần thay đổi, là chuyện hoàn toàn chấp nhận được mặc dù quá sớm khi chưa có kết quả điều tra chính thức. Nhưng lợi dụng để nổi loạn đốt phá trộm cướp, hôi của là chuyện phải bị trừng phạt đích đáng. Luật pháp đã được thiết lập rõ ràng cho những trường hợp như vậy.
Nếu muốn tóm gọn lại thì phải nói hai vấn nạn Mỹ phải giải quyết là sự mạnh tay quá đáng của cảnh sát và tính côn đồ của nhiều thanh niên da đen. Tuyệt đối không phải là vấn đề cảnh sát trắng kỳ thị dân da đen như TTDC mô tả.
Vũ Linh




Bức thư của Đức Tổng Giám mục Viganò

gửi Tổng thống Trump

 

Chủ nhật, Ngày 7 tháng 6 năm 2020

Thưa Tổng Thống,
Trong những tháng ngày gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự hình thành của hai mặt đối lập nhau mà tôi mô tả như trong Kinh Thánh: những đứa trẻ của ánh sáng và những đứa trẻ của bóng tối. Những đứa trẻ của ánh sáng là thành phần dễ thấy nhất của loài người, trong khi những đứa trẻ của bóng tối đại diện cho một nhóm thiểu số chuyên chế. Tuy nhiên, nhóm trước là đối tượng của sự phân biệt đối xử khiến họ trở thành thiểu số về mặt đạo đức so với kẻ thù của họ là thành phần thường giữ các vị trí chiến lược trong chính phủ, chính trị, kinh tế và truyền thông. Một sự thật không thể giải thích được là người tốt lại trở thành những con tin của những kẻ ác độc và những kẻ này được giúp đỡ thoát khỏi sự ích kỷ hoặc sự sợ hãi.
Hai mặt trái ngược nhau này, theo tinh thần của Thánh Kinh tự nhiên, là kết quả của sự tách biệt rõ ràng giữa con cháu của Người phụ nữ và con cháu của Con Rắn. Một mặt, có những người mặc dù có nhiều khuyết điểm và yếu đuối, được thúc đẩy bởi ý muốn làm điều tốt, trung thực, nuôi nấng gia đình, tham gia làm việc, tạo thịnh vượng cho quê hương, giúp đỡ người túng thiếu, và, tuân theo Luật của Thiên Chúa, để xứng đáng với Nước Trời. Mặt khác, có những người phục vụ bản thân họ, không theo bất kỳ nguyên tắc đạo đức nào, họ muốn phá hủy gia đình và quốc gia, bóc lột công nhân để biến thành những người giàu có, tạo chia rẽ trong nội bộ và gây chiến tranh, tích lũy quyền lực và tiền bạc: đối với họ, ảo tưởng giả dối về hạnh phúc tạm thời thì một ngày nào đó, nếu không sám hối, họ sẽ hứng chịu số phận khủng khiếp đang chờ họ trong sự nguyền rủa đời đời (trong hỏa ngục).

Thưa Tổng thống, trong xã hội, hai thực tại đối nghịch này cùng tồn tại như kẻ thù vĩnh cửu, giống như Thiên Chúa và Satan là hai kẻ thù muôn đời. Và dường như những đứa trẻ của bóng tối (nhóm người mà chúng ta có thể dễ dàng xác định bởi cái gọi là thế lực nhà nước ngầm (deep state) mà Ngài đã khôn ngoan phản đối và nó đang gây chiến dữ dội với Ngài), đã quyết định phô bày nguồn gốc của họ, tiết lộ kế hoạch của họ. Dường như họ chắc chắn đã kiểm soát hoàn toàn mọi thứ đến nỗi họ không màng che giấu ý định thực sự của họ. Các cuộc điều tra đã được tiến hành sẽ tiết lộ trách nhiệm của những người điều hành tình trạng khẩn cấp dịch Covid không chỉ trong việc chăm sóc sức khỏe mà còn về mặt chính trị, kinh tế và truyền thông.Trong các hoạt động xã hội bằng kỹ thuật khổng lồ này, chúng ta sẽ thấy được những kẻ nắm số phận của nhân loại, họ tự kiêu hãnh về quyền năng chống lại ý nguyện của người dân và quyền hảnh của họ trong chính quyền tại các quốc gia.

Chúng ta cũng sẽ phát hiện được các cuộc bạo động hiện nay đã bị kích động bởi những kẻ khi thấy bệnh dịch chắc chắn đang yếu dần và các hạn chế hoạt động xã hội vì đại dịch đang mời dần, do đó họ phải kích động những rối loạn dân sự, bởi vì họ biết sẽ bị theo dõi, sẽ bị lên án vì đã tấn công vào dân chúng cách phi lý. Tại Âu Châu cũng đang xảy ra tương tự với sự nhịp nhàng hoàn hảo. Điều khá rõ ràng là các cuộc biểu tình trên đường phố là công cụ cho mục đích của những ai đó muốn được bầu trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, thể hiện các mục tiêu của thế lực nhà nước ngầm  với niềm tin chắc chắn. Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu trong một vài tháng, chúng ta thấy ẩn sau những hành động phá hoại và bạo lực này, có những người mong sẽ thu lợi từ việc phá nát trật tự xã hội để dựng ra một thế giới không có tự do: Solve et Coagula, như câu ngạn ngữ Masonic dạy.
Mặc dù khó hiểu, những tương phản mà tôi đã mô tả cũng được thấy trong tôn giáo. Có những chức sắc trung thành chăm sóc đàn chiên của Chúa, nhưng cũng có những kẻ phản đạo tìm cách phân tán đàn chiên và trao cho lũ sói hung ác nuốt chững. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những lính đánh thuê này là đồng minh với những đứa trẻ của bóng tối và đối nghịch với những đứa trẻ của ánh sáng: giống như một thế lực ngầm, cũng có loại giáo hội ngầm phản bội nhiệm vụ của mình và từ bỏ những cam kết đúng đắn trước Chúa. Do đó, Kẻ thù vô hình, những người điều hành giỏi cuộc chiến chống lại xã hội, cũng chiến đấu chống lại những vị chức sắc tốt trong giáo hội. Đó là một trận chiến tâm linh, mà tôi đã nói gần đây trong Kháng Thư được công bố vào ngày 8 tháng Năm (2020).

Lần đầu tiên, Hoa Kỳ có một vị Tổng thống can đảm bảo vệ quyền sống, không e ngại tố cáo các cuộc đàn áp Kitô giáo trên khắp thế giới, Ngài nói về Chúa Giêsu Kitô và quyền tự do thờ phượng. Sự tham gia của Ngài vào “Diễn hành Cho Sự sống” và gần đây là công bố Tháng Tư là “Tháng chống Lạm dụng Trẻ em Quốc gia”, là những hành động xác nhận ngài chiến đấu về phe nào. Và tôi dám tin rằng cả hai chúng ta đều cùng một hướng trong trận chiến này, mặc dù có nhiều vũ khí khác nhau..
Vì thế, tôi tin rằng cuộc tấn công mà Ngài phải gánh chịu sau chuyến thăm Nhà Thờ thờ Quốc gia Saint John Paul II là một phần của câu chuyện được truyền thông dàn dựng nhằm tìm cách không chống phân biệt chủng tộc và mang lại trật tự xã hội, nhưng làm rõ thêm khuynh hướng (chính trị); không mang lại công lý, mà hợp pháp hóa bạo lực và tội phạm; không phục vụ sự thật, mà ủng hộ một đảng chính trị. Và điều đáng lo ngại là có những Giám mục - chẳng hạn như những người mà tôi mới tố cáo - bằng lời nói của họ, chứng minh rằng họ được xếp vào hàng phía đối nghịch. Họ sống theo quyền lực ngầm, theo chủ nghĩa toàn cầu, để liên kết tư tưởng với Trật tự thế giới mới mà họ nhân danh “tình huynh đệ phổ quát”  không có gì là Cơ đốc giáo cả, nhưng nó gợi lên ý tưởng Masonic của những kẻ muốn thống trị thế giới bằng cách đuổi Chúa ra khỏi tòa án, ra khỏi trường học, ra khỏi gia đình và thậm chí ra khỏi nhà thờ.

Người dân Mỹ đã trưởng thành và giờ đây đã hiểu truyền thông chính thống không muốn truyền bá sự thật nhưng tìm cách im lặng và bóp méo nó, truyền bá dối trá có ích cho mục đích của riêng tư. Tuy nhiên, điều quan trọng là những người tốt chiếm đa số đã thức tỉnh từ sự hửng hờ và không chấp nhận tiếp tục bị lừa dối bởi một số ít kẻ giả dối với mục tiêu không thể chấp nhận được. Điều cần thiết là những người tốt, những đứa trẻ của ánh sáng, đến với nhau và làm cho tiếng nói của họ được lắng nghe. Cách nào hiệu quả hơn để làm điều này, thưa Tổng thống, đó là cầu nguyện, cầu xin Chúa bảo vệ Ngài, Hoa Kỳ và toàn thể nhân loại thoát khỏi cuộc tấn công dữ dội này của Kẻ thù? Trước sức mạnh của lời cầu nguyện, sự dối trá của những đứa trẻ trong bóng tối sẽ sụp đổ, âm mưu của chúng sẽ được tiết lộ, sự phản bội của chúng sẽ được hiển thị, quyền lực gây sợ hãi của chúng sẽ chấm dứt, sự lừa đảo khủng khiếp sẽ được đưa ra ánh sáng sự thật.

Thưa ngài Tổng Thống, lời cầu nguyện liên tục của tôi được gửi đến nước Mỹ yêu dấu, nơi tôi có đặc ân và vinh dự được Đức Giáo hoàng Benedict XVI gửi đến với tư cách là Sứ thần Tòa Thánh. Trong giờ phút đầy thảm kịch và quyết đoán này cho toàn nhân loại, tôi cầu nguyện cho Ngài và cho tất cả những người ở bên cạnh Ngài trong chính phủ Hoa Kỳ. Tôi tin tưởng rằng người dân Mỹ cùng hiệp thông với tôi và Ngài khi cầu nguyện với Thiên Chúa toàn năng.

Đoàn kết chống lại kẻ thù vô hình của toàn nhân loại, tôi chúc lành cho Ngài và Đệ nhất phu nhân, đất nước Hoa Kỳ yêu dấu, và tất cả công dân nam nữ có thiện chí.

+ Carlo Maria Viganò
Tổng giám mục của Ulpiana
Cựu sứ thần Tòa thánh tại Hoa Kỳ

Archbishop Viganò’s powerful letter to President Trump: Eternal struggle between good and evil playing out right now


 

Thế lực nào đang gây ra

sự hỗn loạn tại nước Mỹ?

Xuân Trường


Cuộc bạo loạn phơi bày nhiều mặt tối cho thấy những bằng chứng về một thế lực ngầm đang cố gắng điều hướng sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd theo hướng bạo loạn rối ren như một cuộc "nội chiến". (Tổng hợp)

Cái chết của một người Mỹ da đen tên là George Floyd vào ngày 25/5/2020 đã thổi bùng lên làn sóng bạo lực chưa từng thấy. Những kẻ bạo loạn giả danh đòi Công lý cho George Floyd đã không kiêng dè tấn công bất cứ ai, từ cảnh sát cho tới dân thường và người biểu tình ôn hoà, đồng thời gây ra hàng loạt các vụ đốt phá, hôi của trên toàn nước Mỹ.
Liệu cái chết của George Floyd có nằm trong "kịch bản" hay không, hay nói cách khác, ai đang được hưởng lợi từ cái chết của George Floyd?
Câu trả lời tất nhiên là các thế lực tạo ra sự hỗn loạn và hủy diệt - tức là những phần tử chống nước Mỹ và chống chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Nước Mỹ càng hỗn loạn trong năm bầu cử bao nhiêu, truyền thông cánh tả dưới sự chi phối của quyền lực ngầm và ĐCSTQ càng cường điệu hóa thảm họa và đổ lỗi cho Tổng thống Trump bấy nhiêu.
Về mặt logic, điều này thật vô lý. Vì Tổng thống Trump không liên quan gì đến cái chết của George Floyd. Nhưng nó khởi tác dụng gián tiếp cho chiêu trò chính trị, khi truyền thông cánh tả sẽ tận dụng triệt để xoáy sâu vào cảm xúc của người dân Mỹ, khuếch đại nỗi sợ hãi, tức giận và thất vọng thành "cảm xúc"chống Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới.


Truyền thông cánh tả sẽ xoáy sâu vào cảm xúc của người dân Mỹ, khuếch đại nỗi sợ hãi, tức giận và thất vọng thành "cảm xúc" chống Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử sắp tới. (Getty)

Cứu nguy cho cú "vố miệng" của Joe Biden
Cái chết của George Floyd chỉ xảy ra ít ngày sau khi ứng cử viên Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden trả lời phỏng vấn một người da đen. Ông ta đã hớ hênh khi nói rằng: "You aint Black enough", hàm ý là "Bạn không phải là người da đen nếu không bỏ phiếu cho tôi".
Tất nhiên, cộng đồng người da đen đã phản ứng trước phát ngôn phản cảm này, và Đảng Dân chủ đã phải trải qua một phen kinh hoàng bởi bình luận "thiếu suy nghĩ" của Joe Biden. Đảng Dân chủ lo sợ rằng, họ có nguy cơ bị vuột mất những lá phiếu "đen" vào ngày 4/11, khi nhiều người Mỹ da đen sẽ dồn bỏ phiếu cho Donald Trump.
Vừa thật trùng khớp, một kịch bản dường như đã được "dựng sẵn" cho Đảng Dân chủ mà Truyền thông cánh tả hằng mơ ước: Cảnh sát da trắng giết người da đen ngay giữa ban ngày.  
Đột nhiên bình luận hớ hênh của Joe Biden nhanh chóng bị lãng quên và truyền thông cảnh tả nỗ lực chuyển hướng đổ mọi "tội lỗi" cho Tổng thống Trump.


Một kịch bản dường như đã được "dựng sẵn" cho Đảng Dân chủ mà Truyền thông cánh tả hằng mơ ước: Cảnh sát da trắng giết người da đen ngay giữa ban ngày. (Ảnh chụp video)

Từ một vụ việc xảy ra tại bang Minnesota, giờ đây những kẻ bạo loạn mượn danh nghĩa đòi Công lý cho George Floyd đã gây bạo loạn trên toàn nước Mỹ. Những kẻ khiêu khích cánh tả đã cổ vũ các "chiến binh" đập phá các cơ sở kinh doanh, đốt phá xe ôtô và các tòa nhà, gây ra tình trạng hỗn loạn vượt ngoài tầm kiểm soát.  

Bằng chứng gây sốc: Các cuộc nổi loạn có bàn tay dàn dựng
Bạo lực đã bùng phát ở các thành phố lớn trên khắp nước Mỹ liên tiếp trong vài ngày qua báo hiệu cho sự bất ổn dân sự kéo dài trong những ngày tới. Cái chết của George Floyd là một thảm kịch, và hầu hết người dân Mỹ đều bày tỏ ôn hoà phản đối việc cảnh sát lạm dụng bạo lực quá trớn.
Các cuộc bạo loạn ngày càng phơi bày mặt tối cho thấy những bằng chứng về một thế lực ngầm đang cố gắng điều hướng sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd theo hướng bạo loạn rối ren như một cuộc "nội chiến".  


Cuộc bạo loạn phơi bày nhiều mặt tối cho thấy bằng chứng về một thế lực ngầm đang cố gắng điều hướng sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd theo hướng bạo loạn như một cuộc "nội chiến". (Shutterstock)

Hãy bắt đầu từ vụ bạo loạn xảy ra ở New York, nơi người đứng đầu chính quyền tiểu bang là Thống đốc Andrew Cuomo thuộc Đảng Dân chủ đang trở nên bất lực hoặc cố tình bất lực, để những kẻ bạo loạn chiếm lĩnh đường phố, đốt phá và tấn công cả cảnh sát.
Theo ông John Miller, Phó ủy viên cảnh sát chịu trách nhiệm về tình báo và chống khủng bố của New York xác nhận, qua phân tích và điều tra đã có bằng chứng cho thấy nhóm bạo loạn lên kế hoạch chuẩn bị tấn công cảnh sát.
"Trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu, những người tổ chức nhóm vô chính phủ đã lên kế hoạch tăng tiền bảo lãnh. Họ đã lên kế hoạch tuyển dụng các đội y tế trong trường hợp có cuộc tấn công xung đột với cảnh sát".
Các nhà chức trách đã phát hiện một mạng lưới các trinh sát xe đạp phức tạp để hướng dẫn nhóm biểu tình bạo loạn đi theo các hướng khác nhau, nhằm mục đích có thể tập hợp các nhóm lớn hơn đến những nơi có thể dễ dàng thực hiện các hành vi phá hoại, thậm chí tấn công cả cảnh sát và đốt phá xe cảnh sát.

06/06/2020
Xuân Trường 

Source: Internet


 

Barack Obama và Antifa liên kết

nhằm lật đổ Tổng thống Donald Trump?

Xuân Trường

Có một điểm rất kỳ lạ. Việc đóng cửa toàn bộ các tiểu bang tại Mỹ trong đại dịch virus Vũ Hán và các cuộc bạo loạn
vừa qua đã diễn ra theo chiều hướng đối nghịch.
Đại dịch đã huỷ diệt nền kinh tế Mỹ và gieo rắc nỗi sợ hãi virus. Còn các cuộc bạo loạn thì gieo rắc nỗi sợ hãi bạo
lực và hủy diệt nền kinh tế. Hai sự kiện này có điểm gì chung?
Cả hai đều được "thiết kế" và được  khai thác cho mục đích có chủ ý.
Sự đứt gãy của nền kinh tế dưới thời Tổng thống Trump và hình ảnh các thành phố của Mỹ bừng bừng cháy trong hỗn loạn đã được thiết kế chỉ để phá hủy niềm tin của người dân Mỹ vào chính quyền hiện tại.
Ai đứng sau bản "thiết kế" này? Tỷ phú George Soros, cựu Tổng thống Barack Obama, các thành viên Đảng Dân chủ?
Câu trả lời: Tất cả.

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ vào cuộc
Vừa qua, Bộ Tư pháp tuyên bố rằng họ đang xác định xem liệu có "mệnh lệnh" phối hợp nào trong các hoạt động, hành vi bạo lực trong các vụ biểu tình trên khắp nước Mỹ.
Bằng chứng nổi cộm nhất chính là việc các nhà chức trách đã tìm thấy những đống gạch đá "xuất hiện" tại các địa điểm biểu tình, cùng các "trinh sát xe đạp" hướng dẫn những kẻ bạo loạn đến những địa điểm mà cảnh sát không có mặt.
Ngoài ra, các nhà điều tra còn phát hiện thêm một điểm nghi vấn nữa. Đó là rất nhiều kẻ bị bắt liên quan đến biểu tình bạo lực tại các quận hạt tiểu bang lại không được bất kỳ người dân địa phương nào biết đến danh tính.



Bộ Tư pháp đã quyết định mở một cuộc điều tra chính thức
Theo Fox News, các điều tra viên hy vọng truy lùng ra manh mối trong các dữ liệu tin nhắn, cuộc gọi và các kênh liên lạc
để tìm xem ai là kẻ chủ mưu. Họ cũng đã nhận thấy những dấu hiệu ban đầu của sự phối hợp tổ chức rất chuyên nghiệp, trong đó có liên quan đến tổ chức Antifa, mà cách đó không lâu, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ chính thức coi nhóm này là tổ chức khủng bố nội địa.
Một cuộc khảo sát trực tuyến và qua điện thoại trên toàn nước Mỹ của Rasmussen cho thấy 49% cử tri Mỹ tin rằng Antifa
nên được xác định là một tổ chức khủng bố, trong đó chỉ có 30% phản đối và 22% không xác định.

Cựu nhân viên tình báo của Obama bảo lãnh cho kẻ bạo loạn
Ngày 1/6, Urooj Rahman (31 tuổi, gốc Pakistan) đã ném bom xăng vào xe cảnh sát. Tuy nhiên chai bom xăng không phát nổ, Urooj Rahman bỏ chạy lên một chiếc xe với một nghi phạm khác tên là Colinford Mattis.
Cảnh sát bắt giữ cả hai và tìm thấy một hộp xăng, một chai bom xăng đang "chế tạo" dở dang ở ghế sau của chiếc xe. Với các bằng chứng rõ ràng, bao gồm tấm hình Rahman cầm chai bom xăng, cùng tang chứng là các vật liệu cần thiết để chế tạothiết bị gây nổ, Urooj Rahman có thể phải đối mặt với án tù lên tới 20 năm.
Urooj Rahman đã ném bom xăng vào xe cảnh sát. Tuy nhiên chai bom xăng không phát nổ, Urooj Rahman bỏ chạy lên một chiếc xe với một nghi phạm khác tên là Colinford Mattis.

 


Ảnh chụp Urooj Rahman đang cầm bom xăng trên xe


Ngay sau khi Urooj Rahman bị bắt, một cựu quan chức dưới thời Tổng thống Barack Obama tên là Salmah Rizvi, hiện là luật sư tại Công ty luật Ropes & Grey có trụ sở tại Washington D.C, đã đứng ra làm người bảo lãnh cho Urooj Rahman.
Điều đó đồng nghĩa cô này phải đóng khoản tiền lên tới 250.000 đô la, và phải chịu trách nhiệm nếu Urooj Rahman
không tuân theo lệnh của tòa án.
Tuy nhiên, có khá nhiều điều "kỳ lạ" về thân thế của Salmah Rizvi này. Tiểu sử của Salmah Rizvi trên trang Quỹ học
bổng Hồi giáo cho biết, trước khi trở thành luật sư, cô này làm việc trong cộng đồng tình báo của chính quyền Obama với vai trò là chuyên gia phân tích hoạt động tài chính thuộc hai bộ Ngoại giao và Quốc phòng, chuyên "soạn thảo các
Bản tóm tắt thông báo hằng ngày cho Tổng thống Obama".

Quỹ học bổng Hồi giáo đã trao cho Salmah Rizvi một học bổng trường Luật của ĐH New York, do Hội đồng Quan hệ Hồi giáo Mỹ tài trợ.
Hội đồng này lại là một tổ chức cực đoan bài Israel, và có liên quan đến việc tài trợ cho các mạng lưới khủng bố toàn cầu.
Trong thời gian học tại Trường Luật, Rizvi là thành viên của tổ chức pháp lý Al-Haq có trụ sở tại thành phố Ramallah (Palestine), được thành lập để thách thức "địa vị pháp lý của Israel là một thế lực chiếm đóng".
Tổ chức Al-Haq nổi tiếng với việc đệ đơn kiện nhằm vào Israel và ủng hộ tính hợp pháp cho phong trào Tẩy chay, Thoái vốn và Trừng phạt nhà nước Do Thái.
Tổ chức này bị chỉ trích vì bảo vệ quyền "phản kháng" của các tổ chức khủng bố Palestine và thúc đẩy các hành động bạo
lực chống lại Israel. 
Salmah Rizvi có thân thế bất thường và phức tạp. Trước khi trở thành luật sư, cô đã làm việc trong cộng đồng tình báo của chính quyền Obama. Cũng cần lưu ý dưới thời Obama, mối quan hệ giữa Mỹ và Israel được coi là "nguội lạnh nhất" trong lịch sử đương đại, và vị Tổng thống da màu này đã đặt mối quan hệ với Iran - kẻ thù truyền kiếp của Israel - quan trọng hơn hết thảy trong nhiệm kỳ thứ hai của ông ta.
Ngoài ra, Rizvi cũng được Quỹ Chương trình học bổng Paul and Daisy Soros trao một suất học bổng, mà Quỹ này lại chính do tỷ phú George Soros thành lập để tưởng nhớ tới người anh trai đã mất của ông ta.
Vị tỷ phú này theo chủ nghĩa cực tả, bài Do Thái và đứng đằng sau tài trợ cho Đảng Dân chủ cũng như hàng trăm các tổ chức, phong trào cánh tả tại Mỹ và trên toàn thế giới.


Tỷ phú George Soros theo chủ nghĩa cực tả, bài Do Thái và đứng đằng sau tài trợ cho Đảng Dân chủ cũng như hàng trăm các tổ chức, phong trào cánh tả tại Mỹ và trên toàn thế giới. (Getty)

Ngày 2/6, Rizvi xuất hiện trong phiên tòa của nghi phạm Urooj Rahman để chứng nhận bảo lãnh cho cô ta và nói rằng "Urooj Rahman là người bạn tốt nhất" và xác nhận thu nhập "255.000 đô la một năm".

Câu hỏi đặt ra là: Ngoài tiểu sử có mối liên quan tới Barack Obama và tỷ phú George Soros, vì sao Rizvi lại có nguồn tài chính dồi dào đến vậy để sẵn sàng bảo lãnh cho Urooj Rahman với số tiền suýt soát bằng cả năm thu nhập của cô ta?
Thêm một chi tiết nữa, các nhân viên làm việc trong chiến dịch tranh cử cho ứng cử viên Dân chủ Joe Biden cũng công khai cung cấp tiền bảo lãnh cho những kẻ bạo loạn cướp bóc bị bắt trong các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ kể từ sau cái chết của George Floyd.

Chính quyền Obama cố tình thúc đẩy sự phân biệt chủng tộc
Với các cuộc bạo loạn, đốt phá và cướp bóc của những kẻ mượn danh đòi công lý cho George Floyd, ẩn nấp sau cái mác chống phân biệt chủng tộc, khó có thể coi đây là một cuộc biểu tình ôn hoà hay chính nghĩa. Đúng hơn, nó chỉ nhằm mục đích chính trị.
Bởi bằng chứng cho thấy những kẻ bạo loạn đã phá phách và vẽ bậy ở một số di tích lịch sử tại quần thể National Mall ở Washington DC, trong đó bao gồm Đài tưởng niệm Lincoln.
Trớ trêu thay, nhóm bạo loạn đang lấy danh nghĩa đòi công lý cho người da đen đã quên mất một thực tế, vị tổng thống thứ 16 là Abraham Lincoln đã có công giải phóng nô lệ da đen trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ.
Vì vậy, có thể coi vụ George Floyd bị chết dưới tay của một sĩ quan cảnh sát da trắng ở Minneapolis vào ngày 25/5 chỉ là cái cớ để các thế lực ngầm đứng sau khuấy đảo nước Mỹ và làm khó cho Tổng thống Donald Trump.
Vậy nên không có gì ngạc nhiên khi trong vụ này, cựu Tổng thống Barack Obama lên tiếng những hai lần qua các đoạn:
"Đây không nên là điều "bình thường" ở Mỹ năm 2020. Đây không thể coi là 'bình thường' được"; "Chúng ta nên đấu tranh để đảm bảo chúng ta có một tổng thống, Quốc hội, Bộ Tư pháp Mỹ và một cơ quan tư pháp liên bang thực sự nhận ra phân biệt chủng tộc đang hủy hoại xã hội".
“Điểm mấu chốt là, nếu chúng ta muốn mang lại sự thay đổi thực sự, thì sự lựa chọn không phải là giữa biểu tình và chính trị. Chúng ta phải làm cả hai. Chúng ta phải nâng cao nhận thức, phải tổ chức và bỏ phiếu để bảo đảm rằng chúng ta bầu chọn các ứng cử viên sẽ tiến hành cải cách".

Vụ George Floyd chết dưới tay của một cảnh sát da trắng ở Minneapolis chỉ là cái cớ để các thế lực ngầm đứng sau khuấy đảo nước Mỹ và làm khó cho Tổng thống Donald Trump.
Có điều, ông Obama cũng quên mất rằng, dưới thời của ông, vấn đề phân biệt chủng tộc mà ông nói tới còn nhức nhối hơn gấp nhiều lần và thậm chí đầy khuất tất. Điển hình qua hai vụ người da đen bị bắn chết vào năm 2012 và 2014.
Ngày 26/2/2012, Trayvon Martin - một thiếu niên da đen 17 tuổi đã bị George Zimmerman, một tình nguyện viên dân phòng thuộc cộng đồng Latino bắn chết trong khi đang đi tuần tra tại Sanford (bang Florida). Zimmerman
đã bị Martin tấn công, đánh đập nên buộc phải nổ súng để tự vệ. Nhiều cuộc biểu tình đòi công lý cho Martin và yêu cầu bắt giữ Zimmerman đã nổ ra khắp nước Mỹ.
Dưới áp lực của dư luận, công tố viên Angela Corey bày tỏ quả quyết: “Chúng tôi không đưa ra quyết định cáo buộc vì dư luận. Chúng tôi quyết định dựa trên bằng chứng và luật của Tiểu bang Florida”, nhưng bà công tố này cũng thừa nhận đang phải chịu sức ép rất lớn từ dư luận. Ngày 13/07/2013, tòa án ở Florida đã ra phán quyết tha bổng cho George Zimmerman, làm thổi bùng các biểu tình tại hơn 100 thành phố trên nước Mỹ để phản đối việc tha bổng này, trong đó
Tổng thống Obama cũng lên tiếng "phàn nàn" quyết định này của tòa án.


 
Zimmerman bị Martin tấn công nên buộc phải nổ súng để tự vệ. Thế nhưng nhiều cuộc biểu tình đòi công lý cho Martin và yêu cầu bắt giữ Zimmerman đã nổ ra khắp nước Mỹ. (Getty)

Vụ việc thứ hai xảy ra vào ngày 9/8/2014, Michael Brown 18 tuổi đã bị sỹ quan cảnh sát Darren Wilson bắn chết ở Ferguson thuộc ngoại ô thành phố St Louis Missouri.
Trước đó, Brown đã xung đột với cảnh sát, tranh giành vũ khí dẫn đến viên sĩ quan buộc phải nổ súng tự vệ. Cuộc điều tra sau đó - bao gồm các lời khai của một số nhân chứng người da đen đã cho thấy những gì xảy ra trong thực tế: nạn nhân đã tấn công cảnh sát.
Tuy nhiên, cả hai sự kiện trên đều bị đẩy lên thành "biểu tượng" của sự phân biệt chủng tộc và cố tình khắc hoạ nên hình ảnh cảnh sát tàn bạo và phân biệt chủng tộc ở Mỹ.
Điều này đã được chính quyền Obama cố ý thổi bùng sự phẫn nộ, cùng sự hỗ trợ của Bộ Tư pháp và giới truyền thông cánh tả.
Vụ việc bị đẩy quá xa so với thực tế, khi chính vị Tổng thống da màu nói rằng người Mỹ da đen luôn ý thức về phân biệt chủng tộc trong việc áp dụng luật hình sự:
"Tất cả những cái đó dẫn đến cảm giác rằng, nếu như một thanh niên da trắng lâm vào tình trạng như thế này thì kết quả và hậu quả sẽ rất khác biệt". "Khi Trayvon Martin bị bắn, tôi nói đó có thể là con trai tôi. Nói cách
khác, Trayvon Martin có thể là chính tôi, 35 năm trước".


Michael Brown đã xung đột với cảnh sát, giành vũ khí dẫn đến viên sĩ quan buộc phải nổ súng tự vệ. Tuy nhiên, cả 2 sự việc  phản ứng tự vệ bị đẩy lên thành "biểu tượng" của sự phân biệt chủng tộc và cố tình khắc hoạ nên hình ảnh cảnh sát tàn bạo và phân biệt chủng tộc ở Mỹ. (Getty)

Cho đến nay, vẫn có hàng triệu người tin rằng hai thanh niên da đen Trayvon Martin và Michael Brown đã bị sát hại dưới họng súng của cảnh sát da trắng do bị phân biệt chủng tộc.
Có điều, truyền thông cánh tả cùng chính quyền Obama đã "thổi bùng" thêm khoảng cách chủng tộc, khi cố tình "tảng lờ" chi tiết trong vụ án thứ nhất: George Zimmerman không phải là người da trắng và cũng không phải là cảnh sát.
Sai lầm này lại tiếp tục được Hollywood tuyên truyền mạnh mẽ dưới dạng các bộ phim và các dịch vụ truyền hình.

Các cuộc bạo loạn hoành hành trên khắp nước Mỹ thời điểm này không khác gì vụ bạo loạn và bất ổn dân sự xảy ra tại Ferguson bang Missouri năm 2014 dưới thời Obama.
Có một thực tế là, dường như các vụ bạo loạn này đều được tổ chức và lên kế hoạch một cách bài bản.

Mối liên hệ giữa Barack Obama và Antifa
Kể từ khi ký đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA) vào năm 2012, trao vị trí tổng thống quyền lực tối cao, Obama đã nhanh chóng hợp thức hoá một tổ chức khổng lồ với mục đích làm thay đổi suy nghĩ của người Mỹ theo quan điểm xã hội chủ nghĩa. Đó chính là "Organizing for Action" (OFA) -

Tổ chức để Hành động


Obama hợp thức hoá tổ chức khổng lồ với mục đích làm thay đổi suy nghĩ của người Mỹ theo quan điểm xã hội chủ nghĩa. Đó chính là "Organizing for Action" (OFA) - Tổ chức để Hành động. (Getty)

OFA ra đời vào năm 2008 nhằm phục vụ cho chiến dịch tranh cử Tổng thống của Barack Obama và được đưa vào "biên chế" của Uỷ ban Quốc gia Dân chủ, nơi nó đóng vai trò như là đội quân cơ sở của Đảng.
Năm 2012, OFA mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác, và dành riêng cho việc phục vụ ủng hộ các mục tiêu thứ hai của Obama như:
Thay đổi luật về di dân lậu, chống biến đổi khí hậu, kiểm soát súng đạn, ủng hộ quyền LGBT và quyền nạo phá thai, đặc biệt là ủng hộ cải cách y tế theo phương thức xã hội chủ nghĩa mang tên Obamacare.
OFA tiếp tục được giữ nguyên trạng sau các nỗ lực bầu cử, tái tranh cử thành công của Obama, tới tận cả khi ông mãn nhiệm rời White House và tổ chức này hiện vẫn hoạt động mạnh cho đến hôm nay.
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, có một tổng thống lại thành lập riêng cho mình một tổ chức như vậy.
Tổ chức này đi ngược lại Hiến pháp, các luật lệ, và các tiến trình điều hành quốc gia đã có từ ngày nước Mỹ lập quốc cách nay hơn 200 năm.
NBC News, kênh truyền thông cánh tả, cũng không buồn giấu diếm khi cho biết mục tiêu của OFA khi ông Donald Trump trúng cử Tổng thống là "sẽ khẳng định một vị trí trong thị trường ngày càng đông đúc của các nhóm đang tìm cách chống lại chương trình nghị sự của tân Tổng thống".

Kể cả khi Obama mãn nhiệm, OFA vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động cho tới nay. NBCnews công khai tuyên bố tổ chức này sẽ tìm cách để chống lại chương trình nghị sự của tân Tổng thống.
Dù Obama đã mãn nhiệm, OFA vẫn tồn tại và hoạt động cho tới nay. NBCnews công khai tuyên bố tổ chức này sẽ tìm cách chống lại chương trình nghị sự của tân Tổng thống. (Getty)

Theo đó, mục tiêu mà OFA thực hiện trong năm 2017 là phải bảo vệ di sản quan trọng nhất của cựu Tổng thống Barack Obama là Obamacare, trước động thái đe doạ xoá sổ nó của Tổng thống Trump ngay sau khi đắc cử.
Để bảo vệ Obamacare, OFA lên kế hoạch cho 400 sự kiện với các đối tác bao gồm các nhóm tự do chính thống; huy động
khoảng 20.000 người gọi điện tới văn phòng của các thượng nghị sĩ kêu gọi họ không từ bỏ Obamacare...

New York Post  tiết lộ, Obama không hề ngồi yên để mặc Tổng thống Trump đang phá nát di sản của mình. Thực tế, trong
căn biệt thự được biến thành "văn phòng" chính của OFA cách White House khoảng 3 cây số và một chi nhánh tại Chicago,
Obama đang điều hành công việc để bảo vệ các chương trình nghị sự của mình, khi biến OFA thành một "trung tâm huấn
luyện" các cuộc nổi dậy chống lại chính quyền Donald Trump.
Theo hồ sơ thuế vụ của OFA, tổ chức này có 40 nhân viên làm việc toàn thời gian và hơn 40.000 tình nguyện viên cánh tả
cực đoan, sẵn sàng sử dụng chiến thuật phản kháng mạnh mẽ chống lại Đảng Cộng hòa, cũng như quấy rối và hạ bệ các chính sách của Tổng thống Trump. 
OFA cũng là "trụ sở" của tất cả các nhóm hoạt động chống Mỹ như Antifa, New Black Panther Party, Phong trào chiếm đóng và Black Lives Matter, đã được hợp pháp hóa, nuôi dưỡng và khuyến khích trong nhiệm kỳ của Obama  và
hiện đang được tư vấn và trợ cấp bởi những người theo cánh tả.

Ngay từ khi Obama còn là Tổng thống, các nhóm này sẵn sàng được huy động ngay khi có dấu hiệu đầu tiên về cơ hội tận dụng những căng thẳng liên quan đến chủng tộc, tổ chức và kích động những người tham gia bạo lực để làm lợi cho các chính sách của Obama.
Nhà báo Charles Krauthammer từng viết như sau: "... khi Trump ban hành một Executive Order về Di dân thì OFA sẽ ra lệnh cho những cuộc biểu tình ồ ạt, những phản đối từ các tổ chức tự do di dân; các luật sư của tổ chức thiên tả ACLU sẽ đi kiện ở những nơi có những thẩm phán thiên tả đang sẵn sàng ngăn chặn luật pháp, sẽ có biểu tình, những buổi mít-tinh cấp quận và cả hệ thống truyền thông thiên tả sẽ đưa tin yểm trợ cho những biến cố này do OFA giật dây. Truyền thông xã hội sẽ đầy rẫy các thông điệp chống chính phủ và bạo động sẽ xảy ra. Tất cả những điều này xảy ra từ tổng hành dinh của Obama, vì ông cựu tổng thống rất vui lòng thấy những biến động chống chính phủ này".

Antifa đã thiết lập một mạng lưới rộng lớn chống Mỹ, từ việc gây ảnh hưởng đến quan điểm của người dân cho đến tiến hành "chiến tranh" đường phố. Thông qua các nhóm cực đoan này, Barack Obama đã bao quát mọi ngả đường để  bảo đảm nền cộng hòa của Mỹ sẽ chết dần chết mòn, và một ngày không xa sẽ biến nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa.


Thông qua các nhóm cực đoan như Antifa, Barack Obama đã bao quát mọi ngả đường để đảm bảo nền cộng hòa của Mỹ sẽ chết dần chết mòn, và một ngày không xa nước Mỹ sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa. (Getty)

Thà làm nước Mỹ suy sụp còn hơn để Tổng thống Trump tái đắc cử
Các cuộc bạo loạn bắt nguồn từ cái chết của công dân da đen George Floyd đang được sử dụng như một cái cớ để gây ra sự hỗn loạn, khi thực tế chúng chỉ nhằm làm suy giảm uy tín của Tổng thống Donald Trump.
Thật kỳ lạ, bác sĩ Michael Baden - người đã thực hiện khám nghiệm pháp y cho George Floyd, cũng chính là bác sĩ đã
khám nghiệm cho Michael Brown trong vụ bạo loạn ở Ferguson bang Missouri dưới thời ông Obama.
Obama và tỷ phú George Soros đã làm mọi việc từ năm 2016, chỉ nhằm để ngăn ông Donald Trump trở thành Tổng thống, và tiếp tục nỗ lực quấy phá ông trong suốt nhiệm kỳ.

Tất cả những nỗ lực nhằm phế truất Tổng thống Trump của phe cánh tả theo Xã hội Chủ nghĩa đã thất bại. Từ nỗ lực mua hồ sơ gián điệp giả mạo của Nga hòng tìm kiếm trát FISA và triển khai cuộc điều tra Trump-Nga, cho đến nỗ lực luận tội thất bại, rồi thông qua đại dịch virus Vũ Hán để cố tình đánh đổ nền kinh tế Mỹ...
Giờ đây, thông qua OFA để tiến hành cuộc "nội chiến" trong lòng nước Mỹ, rõ ràng những kẻ côn đồ Antifa, các nhà chính trị đang nuôi dưỡng họ và Đảng Dân chủ đã cố gắng thực hiện một cuộc "đảo chính" công khai chống lại một tổng thống được bầu chọn hợp pháp.


Antifa giả vờ chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng về cơ bản họ chống bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cánh tả của họ. (Getty)

Một cựu thành viên Antifa chia sẻ với Foxnews rằng, Antifa giả vờ chống lại chủ nghĩa phát xít, nhưng về cơ bản họ chống lại bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa cánh tả của họ.
Nỗ lực đảo chính mới nhất này của Đảng Dân chủ - Xã hội chủ nghĩa được coi là thất bại như tất cả những mưu mô mà họ đã từng làm trong suốt hơn 3 năm qua, chủ yếu là vì Tổng thống Donald Trump luôn đi trước một bước so với kế hoạch chính trị bẩn thỉu của họ, và dễ dàng nhận ra chiến thuật nào mà nhóm đầm lầy đang sử dụng.

Trong lúc các nhóm nổi loạn cực đoan trong đó có Antifa đang đập phá trên các đường phố nước Mỹ, thì tại Thượng viện, lần lượt cựu quan chức dưới thời Obama bắt đầu phải ra điều trần trước các nhà lập pháp của Đảng Cộng hoà về nguồn gốc cáo buộc nghe lén chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Những cuộc bạo loạn này dường như được thiết kế để làm suy yếu quyền lực của Tổng thống Trump, và cố gắng làm chệch hướng sự chú ý của công chúng khỏi vụ Obamagate, với hy vọng ít nhất sẽ phá hỏng cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump.

Xuân Trường

Nguồn: Internet
 


 

Những hành vi tội phạm của George Floyd:

08/1997: Bị bắt vì sở hữu controlled substance (tạm gọi là ma tuý )
08/1998: Bị bắt vì trộm cắp.
09/25/1998: Bị bắt vì tội trộm cắp/cướp.
12/09/1998: Trộm cắp bị bắt
08/29/2001: Failed to identify to police officer. Fugitive (tạm hiểu là không xuất trình giấy tờ hợp lệ và đào tẩu)
10/2002: Bị bắt và bị tuyên án 8 tháng tù vì criminal trespassing. Trước đó đã ở tù 30 ngày vì sở hữu thuốc phiện.
01/03/2003: Bị bắt vì xâm nhập gia cư cướp tài sản (Trespassing)
02/06/2004: Bị bắt vì sở hữu thuốc phiện.
12/15/2005: Bị bắt và bị tuyên án 10 tháng tù vì sở hữu/tàng trữ thuốc phiện.
11/27/2007: Bị bắt và nhận tội đã xông vào nhà dí súng vào bụng một người phụ nữ để tìm thuốc phiện và tiền. Ở tù 5 năm, sau đó bỏ Texas để đến Minnnesota.
05/25/2020: Bị bắt vì bị tố cáo dùng tiền giả.

 

 

 

Đăng ngày 08 tháng 06.2020