Tội ác của loài quỷ đỏ: Tháng 5 đẫm máu
Đại Lộ Kinh Hoàng (Quảng Trị 05/1972)
Đại Lộ Kinh Hoàng là tên mà nhà báo Ngy Thanh (Đặc phái viên của báo Sóng Thần tại thời điểm đó) đặt cho đoạn đường dài khoảng 9 km trên Quốc Lộ 1 từ cầu Bến Đá tới cầu Trường Phước thuộc quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nơi mà dân chúng (cùng binh lính) miền Nam VNCH rút chạy về hướng Nam trong những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5, năm 1972 và đã bị thảm sát dã man dưới cơn mưa đạn pháo kích của bọn cộng sản bắc việt.
Đoạn đường này nằm giữa các đụn cát trắng, không nhà cửa, cây cao và chỉ là các lùm cỏ bụi; do vậy, dễ dàng nằm trong tầm ngắm của các tiền sát viên (đề lô) cộng sản Bắc Việt khi gọi pháo 122 ly, 130 ly, cối 160 ly… của chúng từ hướng rừng Trường Sơn bắn thẳng vào dòng người di tản.
Theo ước tính, có gần 2000 người chết (nhưng chỉ thu gom được 1841 xác người gần như còn lành lặn) và hơn 500 xe cộ các loại (của dân chúng và quân đội) bị phá hủy trong trận pháo thảm sát trên đoạn đường này.
Con đường đầy người chạy loạn từ Quảng Trị chạy về phía Nam. Cả dân, cả lính với đủ mọi thứ xe. Đa số đều phải đi bộ vì đường tắc nghẽn nên không thể đi nhanh được. Pháo cộng quân bắn trực xạ vào đoàn người tội nghiệp. Những xác người bắn tung lên trời. Khói lửa mù mịt khét lẹt. Mạnh ai nấy chạy. Nhưng phía trước hay phía sau dòng người đều bị chặn lại bởi pháo.
Khi pháo cộng sản tạm ngưng thì dòng người lại tiếp tục đi tới. Có nhiều người không chết ở đợt pháo đầu nhưng rồi bị chết ở các đợt pháo sau. Nhiều xác chết trên đường bị pháo đi pháo lại nhiều lần. Bị thương rồi lại bị pháo rồi cũng chết. Có những đứa nhỏ nằm khóc ngất bên xác người mẹ. Có những em bé sơ sinh bú vú người mẹ đã chết khô cứng từ bao giờ.
Hàng ngàn xác chết bên cạnh những chiếc xe đạp, xe gắn máy, nằm ngổn ngang, chỏng gọng, những gồng gánh, túi xách bị đạn pháo đổ ra tung tóe khắp mặt đường. Những chiếc xe jeep quân đội, xe cứu thương hồng thập tự, bị trúng pháo lật nhào, đầy những vết đạn xuyên lỗ chỗ. Gió Lào thổi nóng rát mặt, đẩy đưa cánh cửa xe cho thấy những xác người bên trong, xác nằm trên băng ca, xác chết gục trên ghế, những mảnh vải băng phất phơ chỉ còn bám vào những thi hài đã biến dạng và bốc mùi tử khí.
Có bộ xương em bé nằm trên bộ xương của người mẹ dưới một bụi gai khô. Có xác chết khô đét như người tiền sử nằm giữa đám cỏ may bên lề đại lộ. Có xác nằm sấp, có xác nằm co như còn mong bờ đất dưới ruộng che chở cho mình thoát tầm đạn giặc…
Không gian thật im lặng đến rợn người. Không có tiếng người, không có tiếng chim. Chỉ có những tiếng phành phạch của những tấm vải bạt xe hoặc những vạt áo, mảnh quần đã cứng còng vì dính bê bết máu khô đang bị gió lùa thổi bay lên như những cái vẫy tay kêu cứu trong tột cùng đau thương tuyệt vọng trước khi đi vào cõi vô cùng.
Thỉnh thoảng, có một mảnh vải, một mảnh băng cứu thương tuột ra, bay bổng theo gió rồi vướng lại trên những bụi cây gai trên đồng trống khô cằn… Trên mặt lộ, mỗi xác chết như đã in hình dáng của mình trên nhựa đường bằng một quầng đen đậm, như muốn làm chứng nhân cho một giai đoạn khốc liệt của miền quê hương vỡ vụn, điêu linh !
Bãi cát hai bên đường, bãi cát phía biển có nhiều xác chết hơn bãi phía núi, có lẽ vì khi bị tàn sát, người ta có khuynh hướng chạy ra phía Đông, là khu vực có người tiếp cứu trong khi phía núi chỉ là vùng hoang vu, không có ai sinh sống. Trên bãi cát này, có nhiều xác người lớn và xác trẻ em, xác quân nhân, cảnh sát và thường dân.
Những gì có thể giúp để nhận diện xác chết, như thẻ căn cước, hay một món đồ đặc biệt nào đó tìm thấy gần xác đều được mọi người ghi lại trong sổ tay, bên cạnh số của xác đã được ghi trên bọc plastic đựng xác.
Mỗi chuyến xe chở xác về xếp trong ngôi trường của thị trấn Mỹ Chánh, nhiều người có thân nhân trong đám nạn nhân trên Đại Lộ Kinh Hoàng chờ chực sẵn ở đó xúm lại tíu tít hỏi thăm, mặt ai cũng bơ phờ, thất thần, thấy thương tâm hơn cả người đã chết nay không còn gì để phải vương vấn nữa.
Các anh em Nhật Báo Sóng Thần cho biết con số đích xác của những xác người đã được “hốt” về từ Đại Lộ Kinh Hoàng là 1.841 xác. Những xác người bất hạnh này đã được chôn cất tại một khu đất sau lưng trường Tiểu Học Phong Nguyên ở Mỹ Chánh, được biết tới với tên Nghĩa Trang Đồng Bào Chiến Nạn Quảng Trị.
Đoạn đường mang tên “Đại Lộ Kinh Hoàng” ngày nay dĩ nhiên không còn xác chết, không còn dấu vết của tội ác của đám quỷ dữ khát máu mượn chiêu bài “giải phóng” để xâm lăng Miền Nam theo lệnh quan thầy Tàu - Nga. Họ đã được thân nhân mang về mai táng ngay sau đó. Nhưng từ năm 1975 mỗi năm đến ngày giỗ tập thể, hàng ngàn gia đình ở vùng quê hương Quảng Trị chỉ âm thầm thắp nén hương thơm tưởng nhớ người thân.
Có những người không còn thân nhân thì mồ hoang, mả lạnh, không chút khói hương. Nghĩ đến xót xa làm sao! Họ đã chết tức tưởi mà đến nay có lẽ linh hồn của họ vẫn còn u uất nơi ven đường, bụi rậm, không sao siêu thoát được bởi quê hương Miền Nam Việt Nam cũng đã chết cùng với họ từ tháng Tư năm 1975. Nhưng có lẽ họ cũng không sao ngờ được là 48 năm sau, người đời vẫn còn thương cảm cho những oan khiên tức tưởi của họ.
***
Tội ác không quên
Trong tác phẩm “Mùa Hè Cháy”, xuất bản tại Việt Nam năm 2005, tác giả là đại tá Nguyễn Việt Hải (Qúy Hải), chỉ huy trung đoàn pháo Bông Lau (trung đoàn trưởng Cao Sơn) của quân đội nhân dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi đó, đã viết thật rõ ràng là đơn vị của ông ta đã khai hỏa tập trung pháo 122, pháo 130 và pháo 155 mà ông ta gọi là trận địa pháo cường tập trên Quốc Lộ 1 bắn trực xạ vào đám “ngụy quân/ ngụy dân” trên đường bỏ chạy.
Cũng trong cuốn “Mùa Hè Cháy”, tác giả Quý Hải, còn trơ trẽn và lố bịch viết đúng một câu ngắn để chạy tội: “Dọc đường số 1 hàng trăm xe ngổn ngang, địch bỏ chạy. Máy bay địch thâm độc thả bom vào những đoàn xe để phi tang, bất kể lính của chúng bị thương còn ngổn ngang. Xe cháy nghi ngút.”
Tay đại tá Việt Hải này đã dối trá mà không hề biết ngượng miệng và xấu hổ với vong linh những người khuất mặt đã bị chính hắn ra lệnh thảm sát. Hố bom do máy bay thả xuống và hố đạn pháo binh sau khi bị kích hỏa, không thể trộn lẫn với nhau và trên mặt đường nhựa QL 1 khi đó, chỉ có những xác chết và xác xe, không hề có một hố bom nào, dù là loại bom nhỏ nhất.
Cây kim trong đống rơm còn có lúc phải thò ra ánh sáng; sự thật vẫn muôn đời là sự thật dù ngòi bút hèn hạ có bị bẻ cong đến cỡ nào đi nữa. Đoạn đường tử thần dài trên 5km, xác người và xác các loại xe đan vào nhau từ vệ đường bên nầy sang bên kia, bề ngang còn lớn hơn cả đoạn Bát Đạt Lĩnh của Vạn Lý Trường Thành, dĩ nhiên hình ảnh vệ tinh từ quỹ đạo địa cầu hoàn toàn có thể nhìn thấy đại lộ kinh hoàng.
Chính ông đại tá pháo binh tác giả của tác phẩm “Mùa Hè Cháy” này còn “khoe” rằng đã đích thân quan sát trong vai trò tiền sát viên để trực tiếp chỉ huy bắn trực xạ vào đoàn người.
Bây giờ, sau 48 năm, các pháo thủ của trung đoàn pháo Bông Lau ngày xưa có còn hãnh diện và tự hào với “thành quả giải phóng” nhuốm đầy máu người dân vô tội đầu tháng 5, năm 1972, trong chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 này không ?
(SGtt/ Hoàng Thái Sơn)
Nguồn: Internet
Thời gian gần đây, bọn Giao Điểm (với các lãnh đạo là Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Diệu) cùng với bọn tà ma, quỷ quái Giác Hạnh, Ri Nguyễn, Thích Chân Tuệ, và hai tên vô thần là Wissai và Tôn Ông Gò Vấp (Phượng Hoàng, Doctor Tôn Ông, TS...) liên tục tấn công Công Giáo. Chúng nhục mạ Chúa Giêsu và Đức Mẹ Maria bằng những lời lẽ bẩn thỉu, tục tĩu không thể tưởng tượng được. Bất đắc dĩ, người viết phải thực hiện bài này để bảo vệ niềm tin của người Công Giáo.
Chuyện tù cải tạo và niềm tin Công Giáo
Chu Tất Tiến
Tôi vốn là một người Công Giáo, đạo gốc, nghĩa là được rửa tội từ khi sinh ra, tuy nhiên, vì không được học Đạo nhiều, nên niềm tin của tôi lúc có, lúc không. Khi được chuyện vui thì cám ơn Chúa, khi gặp chuyện xui, thì bỏ nhà thờ, và hậm hực với Chúa, đôi khi bỏ Chúa luôn. Thời thanh niên, vì giận gia đình, hận đời, tôi đã đi “bụi” gần hai năm, sống lang bạt kỳ hồ, ngủ ngoài hè đường, dưới gầm xe đò, trên những chiếc xích lô đậu ngoài ngõ.
Có khi ngủ ngay trong hành lang trước cửa nhà ông anh Cả, mà không thèm gõ cửa. Đợi đến khoảng 11 giờ đêm, cả nhà đi ngủ hết, tôi nhảy qua bức tường thấp trước cửa nhà, rồi nằm ngay đó, hai bàn tay thủ túi quần, mặt đắp chiếc khăn mù-xoa cho khỏi muỗi cắn, rồi ngủ thẳng cẳng vài tiếng đồng hồ, không động đậy cho đến khi nghe thấy tiếng xe xích lô máy rồ máy xa xa, thì ngồi dậy, leo qua tường, dáo dác kiếm cột đèn nào vắng vắng, xả nước ra đó, rồi lẳng lặng bước đi không định hướng.
Khi mặt trời lên cao, thì tới nhà thằng bạn thân, gõ cửa. Bạn nhìn thấy tôi, không nói một lời, mặc áo vào, và đi trước đến xe bánh mì gần đó, mua cho tôi một ổ bánh mì 5 đồng, có May-don-ne (kem), đưa cho tôi rồi đi về. Tôi lại tiếp tục giang hồ, khi đói khi no. Một lần tôi đói quá, xỉu ngay trên đường Bàn Cờ. Một bà Tiên dựng tôi dậy, xoa dầu, vào khi biết tôi đói đã mua cho tôi một ổ bánh mì. Lúc khỏe thì ghé qua hai ông anh họ, có trái tim rất to, để được chút tiền và những lời khuyên tốt lành. Hai ông anh họ con ông bác tôi, anh T., anh Kh., tốt vô cùng tận, có tiền thì cho tiền, hết tiền thì dúi cho tôi đồng hồ, áo vét. Anh cười:
“Tao hôm nay hết tiền, mày cầm lấy cái đồng hồ này (cái áo vét này) đi ra tiệm, cầm, mua bánh mì mà ăn. Khi nào tao có tiền, tao chuộc sau!”
Một hôm, tôi tới nhà ông bác. Ông bác tính khó khăn vô cùng, vừa nhìn thấy tôi đeo cái đồng hồ của anh, ông bác tôi nói lớn:
“Thằng T! Mày có cái quần xi líp cũng mang cho thằng Tiến đi!” Tôi bật khóc, tháo đồng hồ ra, vất lại trên bàn rồi cúi đầu bước ra. Anh tôi chạy theo, dúi cái đồng hồ vào túi quần đã rách của tôi, gằn giọng:
“Cái này là của tao, tao cho mày, không phải bác cho. Mày phải cầm lấy! Không cầm thì tao với mày đếch còn tình nghĩa!”
Đẽo hai ông anh họ nghèo hoài, tôi cũng ngại nên đôi khi tôi tìm đến mấy ông bạn học của ông anh cả, để lại có vài trăm đút túi. Bạn học của anh tôi, ai cũng thương tôi, nhưng không ai có thể giúp tôi sống mãi. Các anh Thông, Tế, Bối.. là những Bồ Tát hiện thân, hễ thấy cái mặt thất thểu của tôi đến thì luôn nhỏ nhẹ:
“Chú Tiến đấy à! Vào đây uống cà phê với anh!”
Hoặc: “Hôm nay có phim hay lắm, chú đi với anh nhé!”.
Hoặc: “Tối nay có chỗ ngủ không, lại nhà anh ngủ nhé! Sáng mai, anh em mình đi ăn.”
Khi không còn chỗ nào đến nữa, và thấy đói, tôi lầm lũi đứng chờ ở góc đường Hiền Vương, Hai Bà Trưng, Trần Nhật Duật, Mạc Đăng Dung, chờ chàng công tử bột nào đi qua, mặc áo sơ mi trắng, bỏ ngoài quần ống túm, đeo dây chuyền vàng, đồng hồ vàng, bút Pilot vàng, thì bất thình lình nhào ra, làm việc. Tay trái chụp lấy dây chuyền, tay phải tung một quả đấm thép vào mặt, miệng chửi lớn:
“Đ.m mày! Du đãng hả?”
Rồi đấm thêm vài quả nữa, trong khi tay trái giật đứt dây chuyền, hoặc đồng hồ, hoặc bút máy, rồi bỏ chạy thục mạng vào trong các ngõ hẻm Đa Kao, Tân Định. Chàng công tử bị đấm bất ngờ, mắt thấy toàn sao trên trời, làm sao rượt theo kịp? Tên du đãng vặt chạy thẳng đến tiệm cầm đồ trên đường Hai Bà Trưng, Phú Nhuận, nơi bà chủ không bao giờ hỏi biên lai, trao cho một nắm tiền. Làm việc này đôi khi cũng hết hồn, bị cảnh sát thổi còi rượt, nhưng không ai chạy lại người đang cơn đói!
Đôi khi hết tiền mà không gặp “con địa”, thì đến nhà một thằng bạn thân đã lấy gái điếm, ngủ nhờ. Cô điếm tốt bụng nấu cho tôi một tô cháo trứng vịt muối. Ngược lại, lúc trúng mánh, thì ngồi suốt đêm chơi bài, có khi hai ngày liền tù tì. Đói thì chủ sòng cho tô cháo gà, buồn ngủ thì ra sa lông, nhắm mắt chừng một tiếng, lại ngồi chơi tiếp, cạnh mấy em ăn mặc nghèo nàn, phô ra hết cả những cái gì lòng thòng bên trong.
Thời gian “bụi” đó, tội lỗi ngập đầu, không chuyện gì bậy bạ mà tôi không làm! Tôi nếm đủ mùi Tứ đổ tường líu lo, không hề nghĩ tới Chúa. Thật ra, chẳng nhớ mình là người Công Giáo luôn. Cho đến một ngày, nghe lời khuyên của ông anh họ, anh Kh.:
“Mày muốn trả thù đời thì phải học! Ít nhất là có bằng đại học, thì thiên hạ không khinh mình! Mày sẽ không phải lang thang, bụi đời như vầy nữa!”
Thế là tôi mượn sách bạn, tối ra ngồi dưới cột đèn, học suốt đêm, bất chấp kiến cắn, muỗi đốt, dế cạp sưng mông…Và rồi nộp đơn xin thi “Thí sinh tự do”, rồi thi đỗ, đi làm.
Đi làm rồi, máu du đãng vẫn còn. Chơi với lũ bạn giang hồ, đánh lộn hoài, lần nào cũng suýt chết, sau này nghĩ lại, biết Chúa tiếp tay. Vì võ nghệ của tôi chưa tới đâu, mà chém lộn hai lần, mỗi lần bị cả chục con dao chém xuống tua tủa mà không chết! Một lần ở Xóm Mới, Gò Vấp, một mình đụng với lũ côn đồ, chúng xúm lại chém bằng dao chặt cám lợn, mã tấu, xích sắt, gạch, đá… mà thoát, để lại trận địa 3 thằng nằm gục. Còn bản thân thì mang theo 5 vết chém, có một nhát ngay ngực, gần tim.
Một lần đụng với nhóm du đãng Tân sơn Nhất, cũng cả hơn chục đứa, thằng cầm gậy sắt, gậy gỗ, thằng dao bầu, dao găm mà mình cũng chỉ bị hớt mất một mảng tóc, một cái đầu gối bị vỡ nát bét, một cú gậy sắt vào gáy thôi. Bọn kia chạy tứ tán mang thương tích đầy mình. Nghĩ lại thấy rùng mình, không hiểu sao lại không bị bọn kia bằm ra nhiều mảnh…
Rồi đi lính, lấy vợ, và đi tù. Vào tù rồi, mới có cơ hội suy nghĩ về Chúa. Sau gần một năm ở Trảng Lớn, ăn như ruồi mà làm như trâu, tôi ngã bệnh, nằm thẳng, không mở mắt được, không mở miệng được. Bạn bè đổ cho từng muỗng nước cháo, tuy đầu óc tỉnh táo, nhưng bắp thịt cứng đơ.
Lúc đó, tôi mới nhớ đến Chúa và đọc kinh cầu nguyện thầm thĩ trong đầu. “Lạy Chúa, nếu Chúa trừng phạt con vì tội lỗi đầy mình, xin cho con ra đi thanh thản. Nhưng nếu Chúa chưa muốn con chết, xin cho con hơi thở và sức sống”.
Chúa nhận lời. Buổi sáng hôm đó, hai Thiên Thần hiện xuống nhập vào anh Đoàn Lân, Bác Sĩ Quân Y, Bộ Tư Lệnh Không Quân, và anh Phượng, cũng Quân Y Sĩ, vẫn nằm cạnh tôi. Nhìn thấy tôi thở càng ngày càng yếu, hai anh bàn với nhau:
“Mình không thể để cho Tiến chết như thế này được. Cố khiêng hắn đi lên trạm xá y tế lần cuối cùng!”
Thế là hai ông bác sĩ hì hục cõng tôi lên trạm. Tới nơi, anh Lân báo cáo với tên y tá rừng là tình trạng của tôi đã đến lúc khiêng ra nằm trong miếng đất trống ngoài trại, nếu không có thuốc. (Hồi đó, tù chết thì chỉ có bó chiếu. Tử tế lắm thì được nằm trong một cái thùng gỗ, đinh đóng tùm lum, lòi đầu đinh trên dưới.) Tên y tá gầm gừ:
“Cho nó uống thuốc khắc phục!”
Anh Lân ngao ngán:
“Thuốc khắc phục là thuốc gì?”
Tên kia nhún vai, suy nghĩ rồi hất hàm:
“Ra hái cho nó mấy lá xoài non, nấu cho nó uống!”
Không có chọn lựa nào khác, hai ông bác sĩ lại cõng tôi đi. Trên đường về trại, chợt thấy có cây xoài, anh Lân suy nghĩ: “Xoài có vitamin C, nếu không có trái thì lá cũng có thể là một vị thuốc. Biết đâu?” Thế là anh bỏ tôi nằm dưới đất, vin cành tính trèo lên. Vừa lúc đó, có tiếng quát lớn:
“Anh kia! Nàm gì thế? Sao nại neo nên cây?”
Hai anh đứng yên, báo cáo là “cán bộ y tế nói chúng tôi ra hái lá xoài để cứu người bệnh!” Người vừa quát là một anh y tá, gốc dân tộc Thái, trắng trẻo, mặc áo lính mới tinh, đi xe đạp Phượng Hoàng xanh biếc, cáo cạnh, nghe xong, thì tiến lại chỗ tôi, ngồi xuống, vành mắt tôi ra xem rồi phán:
“Địt mẹ! Ló bảo uống ná xoài nà ló muốn anh lày chết cho nẹ! Đang đói mà uống ná xoài thì đi ỉa một hồi nà chết niền!”
Đứng dậy, phủi quần xong, rồi phán tiếp: “Thôi, về trại đi! Ở khu lào? Đội lào? Chút lữa tôi xuống xem!”
Hai ông bác sĩ, Thiên Thần hộ mệnh của tôi, mừng quá, vội khiêng, vác tôi về lán. Chừng nửa tiếng sau, anh y tá bộ đội, cũng được một người trời nhập vào, chạy xe đạp Phượng Hoàng xuống, mang theo ống nghe, ống chích và thuốc bổ. Anh bảo Bác Sĩ Lân cởi áo tôi ra cho anh nghe ngực xong rồi rút ống thuốc Vitamin B12 đỏ ra, cho vào ống tiêm, rồi chuẩn bị tiêm ngay vào ngực tôi. Anh Lân hốt hoảng, giơ tay ngăn:
“Đừng! Nếu anh bơm thuốc vào tim là bệnh nhân chết liền!”
Anh y tá rừng cười:
“Địt mẹ! Đằng lào ló cũng sắp chết rồi. Chích vào đây, một sống, hai chết!”
Thế là anh ta cắm kim tiêm vào ngay ngực tôi, bơm hết ống thuốc trong khi hai ông bác sĩ mặt xanh lè, nín thở! Ý Chúa chưa muốn tôi chết để viết văn, nên tim tôi vẫn đập bình thường! Đứng dậy, anh y tá tốt bụng này gọi “quản cơm” đến, ra lệnh: “Anh cấp cho anh lày mỗi bữa một non cám! Ngày hai non nhé!”
Thời gian ấy, gạo nấu cho tù là gạo của Trung Cộng tiếp tế cho bộ đội, thả xuống sông, vùi trong rừng sâu cả mấy năm, nên toàn là sâu, mọt đen xì. Vo gạo trong thùng đạn, gạo nổi lên hết vì rỗng ruột bên cạnh giòi và mọt bò lổm nhổm. Được một lon cám thật là tiên trên trời, mà tôi lại được mỗi ngày hai lon cám, anh em khoắng vào thùng đạn, nấu lên rồi đổ cho tôi uống, trong khi đó, anh y tá kia mỗi ngày vẫn đến chích thuốc bổ cho tôi, lần sau thì chích vào vai, chỉ chừng một tuần lễ là tôi khỏe re, con bò kéo xe. (Cám ơn anh y tá bộ đội cấp Trung Đoàn, trại Trảng Lớn, đi xe đạp Phượng Hoàng xanh biếc)
Lần thứ hai, Chúa cũng cứu tôi lạ lùng. Hôm đó, ở Cà Tum, đi rừng, chặt cây mà mặc quần cụt (quần dài rách te tua, nên tôi lấy dao cắt cụt cho đỡ vướng), bắp vế phải của tôi vấp phải một cái gai độc, sước một chút bằng một đốt ngón tay. Tôi tỉnh bơ, coi như chuyện ruồi bu, kiến cắn bình thường, không rửa, cứ đi làm nốt chỉ tiêu. Hai ngày sau, cũng chẳng thấy gì.
Đến ngày thứ ba, đang cưa cây, đột nhiên tôi chóng mặt, lảo đảo, ngã xuống, mê man. Anh em xúm lại khiêng về trại. Nằm trên chõng rồi, tôi mới tỉnh lại, nhìn xuống chân và kinh hãi vì cả cái chân của tôi, mới sáng còn trắng, giờ này đã thâm đen như quả cà tím, từ ngón chân, qua bắp vế, qua đầu gối và một nửa đùi! Một anh bạn học cùng lớp ngày xưa, Bác Sĩ Hiếu, Quân Y, nghe tin tôi xỉu, chạy đến, sờ trán, nhìn chân tôi và nói một câu nghe lạnh người:
“Mày đang sốt cao. Bị hoại huyết rồi! Chân mày đã bị nhiễm trùng. Không có thuốc. Chỉ còn cách cưa ngay lập tức! Nếu để chậm, máu độc lan lên háng là hết cưa!”
Tôi lắp bắp: “Có.. có …cứu tao được không?”
Bạn tôi lắc đầu: “Để tao lên trạm xá, hỏi xem.” Rồi Hiếu chạy đi ngay. Không còn cách nào hơn, tôi nhắm mắt lại, và cầu nguyện. Một lúc sau, Hiếu quay về, cũng lắc đầu, nói: “Trạm xá nói chỉ có cách là cưa chân ngay.” Tôi rùng mình, nhớ đến một anh bạn bị sưng ruột thừa, phải mổ. Không có thuốc mê, chỉ có dây thừng và vải. Anh bị cột chặt vào giường, miệng nhét vải, bác sĩ dùng dao cắt tiết lợn, rạch bụng anh ra và mổ sống…
Bây giờ tôi cũng sẽ bị cưa bằng cái cưa gỗ vẫn dùng đi rừng và không có thuốc mê! Tôi toát mồ hôi, nhắm mắt cầu Chúa, cầu Đức Mẹ, cầu Các Thánh… liên miên bất tận. Bạn tôi quầy quả chạy đi đâu không rõ. Một lúc sau, anh trở về, trên tay chừng vài chục viên thuốc đủ mầu. Anh nói:
“Tao chạy đi từng láng, kêu gọi anh em, mỗi người cho mày một viên trụ sinh, không biết là trụ sinh gì! Mày uống một lèo khoảng hai chục viên này. Tao còn có mỗi một ống Penicillin cuối cùng, chích cho mày luôn! Số mày sống thì thoát, mà số mày đến lúc tận thì chết, chứ cưa sống kiểu này thì mày cũng chết vì đau!”
Bạn tôi đưa cho một ly nước, tôi ực hết một hơi khoảng hai chục viên thuốc đủ mầu xanh, trắng, đỏ đó trong khi bạn tôi rút ống chích ra, lụi vào đùi tôi. Tôi lại nhắm mắt cầu nguyện và ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Tỉnh dậy, thấy trời mờ tối. Nhìn xuống chân, thì thấy phép lạ: Chân tôi đã dần trắng trắng trở lại! Những đường tím tím, đỏ đỏ chạy chéo qua chéo lại đã biến mất! Nhiệt độ trong người tôi đã trở lại bình thường! Lạy Chúa, tạ ơn Ngài! Tôi đã qua khỏi cơn hoại huyết một cách kỳ lạ. Chúa đã gửi bạn tôi đến cứu tôi.
Một phép lạ nữa chứng tỏ niềm tin của tôi đúng hướng. Hôm đó, tôi nhận công tác đi lấy mây để cột giường cho tù, làm ghế và đan giỏ cho cán bộ. Công tác lấy mây đáng sợ hơn chặt cây, vác gỗ, vì dây mây khó kiếm, nằm lẫn trong lùm bụi tùm xùm, và lớp gai nhọn bên ngoài sắc và độc như nọc bọ cạp. Bị một cái gai mây cắm vào thịt là khóc cả tuần lễ, có khi sưng mủ, nếu không có nước muối rửa sạch. Khi thấy một bụi mây rồi, là lấy trong bao cát mang theo, hai cái cáo may ô rách, quấn thật chặt vào hai bàn tay, rồi leo lên cây, chặt đứt đầu mấy sợi mây xong, là leo xuống, chặt chân mây, rồi rút ra khỏi bụi.
Mây là giống cây lì lợm, chúng ỉ mình có gai nhọn chung quanh, nên cứ trì kéo lại, người chặt mây phải bó chặt tay rồi nghiến răng kéo, rút, vật nhau với dây mây cả tiếng đồng hồ mới có được vài sợi, mà chỉ tiêu là 12 sợi, mỗi sợi 10 mét trở lên. Kéo được dây mây ra ngoài rồi dùng sống dao đập đập cho vỏ mây có gai vỡ ra, rồi mới rút ruột mây thon nhỏ, trơn lu (như những sợi mây bện bàn ghế) ra, cột túm lại, để lên một đầu vai rồi hai bàn tay túm lấy đầu bịch dây mây, gò lưng, kéo lê chúng về trại.
Hôm ấy, vừa túm được một chùm mây xong thì nghe có tiếng la:
“Cháy! Cháy rừng! Anh em ơi! Chạy mau!”
Nhìn lại thấy khói bung ra gần đấy, càng lúc càng mạnh. Anh em tù ở khắp nơi hò nhau, bỏ của chạy lấy người… Tiếng hò gọi nhau một lúc thì tàn, còn lại tiếng lửa đốt cây rôm rốp vang lên dần gần lại chỗ tôi. Những ngọn lửa vàng quần quật xông tới, hung dữ hơn cọp, beo… Không hiểu sao, tự nhiên tôi thấy chán đời quá! Mẹ kiếp! Tù khổ sai cực hơn chó! Ngày nào như ngày nấy, cứ quần quật, quần quật, không biết ngày mai ra sao… Thôi, chết mẹ nó đi cho khỏe! Chạy làm cái quái gì! Tôi bật khóc nức nở và muốn ngồi luôn tại chỗ cho chết luôn! Nhưng bất ngờ, tôi lại nhớ đến Chúa.
Tôi gào lên: “Chúa ơi! Chúa muốn con chết thì cho chết luôn đi! Sống khổ quá, Chúa ơi!” Rồi, nước mắt dàn dụa, tôi lửng thửng kéo chùm mây đi như một cái xác không hồn, mặc cho hơi nóng bắt đầu tràn đến. Khói tràn vào mũi tôi. Hơi thở tôi gấp rút, tôi vẫn cứ lê đi, nhất định không chạy, hai tay vẫn níu lấy chùm mây, đi tàn tàn giữa hai bên là lửa, là khói. Vừa đi vừa khóc, lại nhớ vợ, nhớ con. “Em ơi! Từ giã! Ráng sống nuôi con…Chúa ơi! Cho con chết nhanh lên…”
Cứ thế, tôi lê đi, lê đi giữa khói và lửa. Nóng và nóng đến nỗi, nước mắt vừa chảy ra là bốc hơi liền. Nhưng, vì Chúa không muốn tôi chết lúc đó, nên đi giữa hai hàng khói mù mịt mà không chết! Một lúc lâu sau, tự nhiên thấy trời sáng dần… tôi đã ra tới cửa rừng! Rồi qua khỏi rừng, đến bãi cỏ trống, nhìn thấy xa xa là lán trại… Đến gần lán, tôi thấy anh em đang đứng thành hàng ngang nhìn vào rừng, họ nghĩ là tôi đã chết cháy rồi! Khi đến gần, thì có tiếng bật lên: “Thằng Tiến chưa chết! Thằng Tiến chưa chết!” rồi tiếng hò vui. Một vài anh chạy ra đỡ chùm mây trên vai tôi. Vừa lúc đó, tôi ngã lăn ra vì mệt, vì căng thẳng và ngộp thở… Từ đó, tôi lại thương Chúa hơn.
Từ đó, tôi biết Ngài luôn ở bên tôi, cho nên tôi không còn biết sợ bất cứ chuyện gì, và nguyện lòng phải làm chuyện tốt để trả ơn Ngài. Vừa khi nhận được thăm nuôi, vợ gửi cho 1 hộp sữa bò, một thứ xa xỉ trong thời gian đó, tôi nghiến răng cho luôn anh bạn tên Lưu, “con bà phước”, không có thăm nuôi, nằm bệnh liên miên. Lúc đó, Lưu đã mê sảng. Một đêm, đang ngủ, anh bỗng giật mình vì có tiếng cú rúc trên nóc nhà, anh choàng dậy, vớ lấy cái áo, xua xua trên đầu và nói: “Cú kêu! Cú kêu! Sắp chết rồi!” rồi anh gục xuống giường. Tôi vội lấy lon sữa hộp quý giá ra, đục một lỗ, rồi nâng đầu anh dậy, cố đổ vào miệng anh từng giọt, từng giọt. Anh uống chừng một phần rồi nằm, thở ra, ngủ say.
Ngày hôm sau, tôi bơm nốt cho anh hộp sữa. Thế là anh khỏe lại, và đi làm ruộng được. Nhưng vì tính oán hờn trong anh lúc nào cũng cao, nên mỗi khi nhận công đất đế cuốc, anh thường phân bì, cãi lộn, miếng đất của anh nhiều hơn miếng bạn. Một lần, anh sừng sộ, vác cuốc định bổ vào đầu toán trưởng, tôi gạt anh ra và nói: “Thôi, anh còn yếu, ngồi nghỉ đi! Tôi cuốc luôn phần của anh!” Và tôi làm luôn 2 công đất, toát mồ hôi, sôi nước mắt.
Mỗi tối, các nhà đều phải ngồi kiểm điểm công tác trong ngày. Trong đội tôi, có Ngạn, thầy giáo tiểu học, người thấp xỉn, cao chừng thước rưỡi, tay chân bé tí, chúng tôi vẫn gọi là “Ngạn lùn”. Anh này không có sức lao động, nên các công tác chia cho anh, đều không bao giờ đạt. Mà công tác được giao chung cho cả nhà, nếu một người làm không được, thì cả nhà bị cai tù, đội trưởng chửi mắng. Vì thế, cứ đến buổi tối ngồi kiểm điểm là “Ngạn lùn” chỉ biết khóc!
Tôi động lòng, giơ tay nói:
“Thôi! Anh em đừng mắng anh ta nữa! Mắng chửi mãi cũng vậy thôi. Ngày mai, để tôi làm luôn phần của Ngạn lùn luôn!”
Từ đó, mỗi ngày tôi làm hai công. Nếu một người phải đi chặt 10 cây đòn dông làm nhà, dài 3 thước, thì tôi nhận 20 cây. Nếu hôm đó là 1 cây cột nhà, cao 3 thước, đường kính tối thiểu 10 cm, tôi chơi luôn 2 cây! Nếu là 20 cây tre, tôi nhận 40 cây!
Thật ra, một công tác được giao cho một người đã “ná thở” rồi, mà nhận hai công tác thì, nếu không có Chúa giúp sức, tôi đã quỵ ngã và chết trong rừng rồi. Từ trại tù ra đến rừng, một lúc cả ngàn người đổ đi khắp hướng, nên kiếm được một cây thẳng đứng là rất khó, phải đi vòng quanh cây, nhắm đủ bốn hướng, thấy bốn bên đều thẳng, mới chặt xuống, róc vỏ, chặt cành, rồi vác lên vai.
Nếu nộp cây cong, thì coi như công ngày hôm đó, bỏ, hôm sau phải làm bù. Làm không được, thì tối bị giũa, nhục nhã vô cùng. Mà làm lại thì chao ôi, cho dù kiếm đủ cây thì khi vác về, đi quanh co trong rừng với cái cây dài ngang vai cũng là một chuyện nước mắt, mồ hôi mặn miệng.
Vậy mà tôi dám nhận hai công tác cả năm trời giúp cho “Ngạn Lùn”, chỉ vì tôi muốn trả ơn Chúa cứu tôi. Còn Ngạn Lùn làm chi? Việc của hắn là đi theo tôi, đến giữa rừng thì ngồi lại, hát um xùm để giữ hướng cho tôi khỏi đi lạc! Từ chỗ Ngạn ngồi, tôi bổ đi kiếm cây, chặt xong thì lắng nghe tiếng hát của Ngạn mà bò về chỗ hắn ngồi, thả cây xuống, rồi đi tìm cây khác. Cứ thế, tôi đi lung tung tìm cây, chặt, bỏ cành rồi mang về cho Ngạn lùn ngồi róc vỏ. Xong rồi thì cột nhóm cây lại, hai thằng hai đầu, tửng tửng tìm đường về trại. Ngạn Lùn phía sau, vừa đi vừa hát.
Thật ra, tôi muốn tạo cho Ngạn lùn sức khỏe nên bảo hắn vác phụ, dù rằng vác hai người như thế, thì khổ tôi thêm. Tưởng tượng một thằng lùn, một thằng cao cùng vác chung một chùm gỗ, thì thằng cao vất vả vì cây cứ tuột xuống dưới, phải dùng sức ghì chặt cây vào vai và kéo nó lên… Tôi cứ làm vậy vì tình bạn nhưng đôi khi quá sức, mệt quá, tôi văng tục: “Mày ăn gian quá! Mày đ.. khiêng gì, cứ dựa vào tao!”
Ngạn chỉ cười hì hì, cải chính. Thằng Lùn này tính hiền, ít cãi, hay khóc. Nói nặng nhẹ với hắn là hắn khóc như con nít. Vậy mà cũng qua khỏi tù đầy.
Mấy năm sau, ra khỏi tù, tôi bất ngờ gặp Ngạn lùn đang mua đồ ở tiệm tạp hóa. Tôi mừng quá, gọi giật giọng: “Ngạn! Về lâu chưa?” Ngạn quay lại, nhìn tôi, như nhìn người lạ, rồi tiếp tục mua hàng. Tôi đứng sững người, quê xệ. Giận quá, tôi định văng ra một tràng tiếng “Đan Mạch,” nhưng lại chợt nhớ đến Chúa đã tha cho tôi tội lỗi gấp ngàn lần tên Ngạn Lùn này, nên tôi chỉ thở dài, quay đi.
Cuộc đời dần trôi. Tuổi tôi giờ đã cao. Tóc đã bạc. Nhớ lại những thành công, những thất bại trong cuộc đời, tôi khẳng định là Chúa luôn ở bên cạnh những ai có lòng tín thác nơi Ngài. Và tôi thầm thì hát: “Dù trần truồng, đói khát, dù khổ đau, con vẫn ngợi khen Ngài.”
Chu Tất Tiến
(Cuối tháng Năm 2020)
http://viendongdaily.com/chuyen-tu-cai-tao-va-niem-tin-cong-giao-ndteAo2I.html
___________
Khoa học và Công Giáo
Chu Tất Tiến
Cuộc chiến giữa những người tin theo Thiên Chúa và Ma Quỷ đã có từ thời tạo thiên lập địa, như theo ngụ ngôn của Thánh Kinh: Ma Quỷ đã núp dưới hình một con rắn và cám dỗ hai con người tiên khởi của trái đất phạm tội, khiến Thiên Chúa phải đuổi họ ra khỏi vườn Địa Đàng. Vì bị tước mất quyền làm Con của Thiên Chúa, nhân loại phải lao nhọc kiếm ăn, phụ nữ phải đau đớn khi sinh nở. Và rồi, khi hai người con trai đầu lòng lớn lên, cũng bị Ma Quỷ thả nọc độc ghen tương để anh em giết lẫn nhau. Từ đó, không lúc nào trên trái đất này ngưng chiến tranh, chém giết, nếu không giết nhau bằng vũ khí thì bằng lời nói, chữ viết và các âm mưu độc ác được thúc đẩy của Ma Quỷ.
Nhưng theo một nguyên tắc bất di dịch của Tự Nhiên, hễ có tối, phải có sáng, có phía Trái thì lại có bên Phải, có trên thì phải có dưới, có khởi đầu phải có kết thúc. Vì thế, trong đám bùn nhơ của những tâm hồn độc ác, nô lệ của Ma Quỷ, thì lại có những nhà Khoa Học, Triết Gia tin theo Thiên Chúa đã phát triển những sáng kiến về mọi phương diện giúp cho nhân loại tiến bộ. Có thể nói, đại đa số những nhà Khoa Học đã tạo ra nền móng căn bản cho các sản phẩm trí tuệ, công nghiệp, toán học thời cổ xưa và thời trung cổ đều là những nhà khoa học Công Giáo. Chỉ có một số rất ít người có biệt tài về kiến trúc, làm nữ trang, hay hóa học là vô thần hay tin vào các vị thần tưởng tượng khác.
Charlie Chaplin, (1889-1977) người được lòng yêu mến của mọi dân tộc, mọi thời đại đã nói: “Nếu bạn nhìn thấy mặt trăng, bạn nhìn thấy vẻ đẹp của Thượng đế. Nếu bạn nhìn thấy mặt trời, bạn nhìn thấy sức mạnh của Thượng đế. Nếu bạn nhìn thấy tấm gương, bạn nhìn thấy tác phẩm đẹp nhất của Thượng đế. Hãy tin điều đó. Tất cả chúng ta là du khách. Thượng đế là hãng du lịch của chúng ta, người quyết định lộ trình, đặt chỗ, định hướng. Hãy tin vào Thượng Đế và tận hưởng cuộc sống. Cuộc đời là một chuyến du hành. Vì vậy hãy sống ngày hôm nay! Ngày mai có thể sẽ không đến.”
Chính một nhân vật được coi như một Bậc Thầy vĩ đại về Thuyết Tiến Hóa, Charles Darwin (1809–1882), đã kết luận cuốn sách của ông:
"Tôi không bao giờ từ chối sự hiện hữu của Thiên Chúa. Tôi nghĩ thuyết tiến hóa phù hợp với niềm tin vào Thiên Chúa. Tôi cho rằng bằng chứng mạnh mẽ nhất về sự hiện hữu của Thiên Chúa đó là ta không thể giải thích hay hiểu được vũ trụ mênh mông vượt xa mọi phép tính toán và không thể giải thích được rằng con người là kết quả của ngẫu nhiên”
Nhưng, như đã trình bầy trên, Ma Quỷ không bao giờ chịu chùn bước trước sự phát triển của Đạo Chúa. Hàng ngày, hàng giờ, luôn có những kẻ bán linh hồn cho Ma Quỷ tìm cách phá hoại niềm tin của người Công Giáo. Chúng thường gào thét trên mọi phương tiện truyền thông: “Chỉ những kẻ ngu mới tin vào Giêsu, tin vào tín lý Đức Mẹ Đồng Trinh. Những ai tin vào lời dậy của Giêsu đều là những tên xuẩn ngốc, mù quáng và thiếu kiến thức đến nỗi không thể chứng minh được những cái gọi là Phép Lạ của Chúa.” Một số không nhỏ những người có chút kiến thức đã đồng hóa Đạo Chúa với một số lãnh đạo Hội Thánh thời Trung Cổ đã vì quá cao ngạo, mà đánh mất thiên chức Mục Tử (người chăn chiên) của mình. Những kẻ ác tâm này đã cố tình bỏ qua định nghĩa của Đạo là Đường, là Chân Lý, là sự Cứu Rỗi, mà chỉ muốn “bới bèo ra bọ”, để phá hoại niềm tin vào Đấng Tối Cao.
Để có thể chứng minh rằng Khoa Học và Tín Ngưỡng Công Giáo luôn luôn có liên hệ mật thiết với nhau, dưới đây là những phát biểu về Công Giáo của các nhà Khoa Học Vĩ Đại nhất trong mọi thời đại:
1) Johannes Kepler (1571–1630), Một trong những nhà thiên văn vĩ đại nhất:
"Thiên Chúa thật vĩ đại. Quyền năng Ngài vĩ đại và sự khôn ngoan thì vô hạn. Hãy ca tụng Ngài bằng ngôn ngữ của mình, hỡi trời và đất, mặt trời và mặt trăng, các tinh tú. Lạy Thiên Chúa và là Đấng Tạo Dựng nên con! Với trí khôn giới hạn của con, con muốn loan báo sự kỳ diệu của các công trình Ngài cho mọi người hiểu được”
2) Nicolaus Copernicus (1473–1543), Linh Mục, nhà thiên văn học và là người đề xuất thuyết Mặt Trời và các thiên thể (heliocentrism):
"Ai có thể sống cận kề với một trật tự hoàn bị nhất và trí năng siêu vượt của Thiên Chúa mà không cảm thấy dâng trào những cảm hứng cao quý? Nào ai không thán phục vị kiến trúc sư của tất cả các công trình này?”
3) Isaac Newton (1643–1727), nhà sáng lập vật lý lý thuyết cổ điển:
"Điều ta biết được chỉ là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương bao la. Những xếp đặt và hài hòa của vũ trụ chỉ có thể xuất phát từ bản vẽ của một Đấng toàn năng và toàn tri”
4) Carl Linnaeus (1707–1778), nhà sáng lập môn thực vật học:
"Tôi đã thấy Thiên Chúa toàn năng, vô hạn và vĩnh cửu đi ngang qua rất gần, và tôi quỳ xuống bái lạy Ngài”
5) Alessandro Volta (1745–1827), người khám phá ra các ý niệm cơ bản về điện:
"Tôi tuyên xưng đức tin Công giáo Roma, thánh thiện và tông truyền. Tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho tôi đức tin này, nhờ đó mà tôi có một ý hướng vững chắc để sống và chết”
6) Andre-Marie Ampere (1775–1836), người khám phá ra các định luật cơ bản về điện:
"Thiên Chúa vĩ đại biết bao và khoa học của chúng ta chỉ là chuyện vặt vãnh!”
7) Augustin Louis Cauchy (1789–1857), nhà toán học kiệt xuất và nhà sáng lập môn Toán phân tích phức tạp (complex analysis):
"Tôi là Kitô hữu, có nghĩa là tôi tin vào thần tính của Đức Kitô, giống như tất cả các nhà thiên văn vĩ đại khác cũng như các nhà toán học lớn trong quá khứ”
8) Carl Friedrich Gauss (1777-1855), được cho là “Ông hoàng của các nhà toán học” vì đã đóng góp nhiều vào lãnh vực toán học và khoa học:
"Khi giờ cuối cùng đã điểm, chúng ta vui sướng hân hoan vì sẽ nhìn thấy Đấng mà chúng ta chỉ có thể thấy lờ mờ trong tất cả những khám phá của chúng ta”
9) Justus von Liebig (1803–1873), nhà hóa học lừng danh:
"Sự vĩ đại và trí khôn vô tận của Đấng Tạo Hóa sẽ chỉ được nhận thấy bởi những người cố công rút ra những ý tưởng của mình từ cuốn sách vĩ đại mà chúng ta gọi là thiên nhiên”
10) Robert Mayer (1814–1878), nhà khoa học tự nhiên (Định luật bảo tồn năng lượng):
"Tôi đang dần kết thúc cuộc đời mình với sự quả quyết rằng: khoa học thật sự và triết học thật sự không là gì khác ngoài là môn dẫn nhập cho Kitô giáo”
11) Angelo Secchi (1803–1895), nhà thiên văn học lừng danh:
"Từ chiêm ngưỡng đất trời đến Thiên Chúa chỉ là một khoảng cách ngắn”
12) Thomas A. Edison (1847–1931), nhà sáng chế nắm giữ 1200 bằng sáng chế:
"Tôi tôn trọng và ngưỡng mộ tất cả các kỹ sư, đặc biệt là người kỹ sư vĩ đại nhất: Thiên Chúa”
13) Carl Ludwig Schleich (1859–1922), nhà phẫu thuật nổi tiếng, người tiên phong của phương pháp gây tê tại chỗ (local anesthesia):
"Tôi trở thành tín hữu qua kính hiển vi và quan sát thiên nhiên, và tôi muốn đóng góp theo khả năng mình vào sự hòa hợp giữa khoa học và tôn giáo”
14) Guglielmo Marconi (1874–1937), nhà sáng chế vô tuyến điện thoại, giải Nobel 1909:
"Tôi hãnh diện tuyên xưng rằng mình là một tín hữu. Tôi tin vào quyền năng của sự cầu nguyện, và tôi tin không chỉ như là người Công giáo mà còn là một nhà khoa học”
15) Robert Millikan (1868–1953), Nhà vật lý Hoa Kỳ, giải Nobel 1923:
"Tôi có thể khẳng định rằng việc từ chối đức tin là thiếu nền tảng khoa học. Theo quan điểm của tôi, không có bất kỳ sự mâu thuẫn nào giữa đức tin và khoa học”
16) Arthur Eddingtong (1882–1946), Nhà thiên văn học người Anh, nhà toán học và vật lý thiên thể:
"Trong số những người sáng tạo nên thuyết vô thần thì không có ai là nhà tự nhiên học. Tất cả họ đều là những triết gia tồi”
17)Albert Einstein (1879–1955), người đặt nền cho vật lý hiện đại (Thuyết tương đối), giải Nobel 1921:
"Những ai nghiêm túc nghiên cứu khoa học đều chắc một điều là trong tất cả những định luật của vũ trụ đều có bóng dáng của một thần linh siêu vượt lên trên con người và chúng ta phải cảm thấy mình thật thấp kém”
18) Max Planck (1858–1947), người sáng tạo nên vật lý lượng tử (quantum physics), giải Nobel 1918:
"Do xung lượng của kiến thức đòi hỏi, không gì ngăn cản chúng ta liên kết trật tự của vũ trụ với Thiên Chúa của tôn giáo. Đối với người tin, Thiên Chúa đứng ở đầu câu chuyện; đối với nhà vật lý, Thiên chúa ở cuối câu chuyện”
19) Erwin Schrödinger (1887–1961), người khám phá ra cơ học sóng (wave mechanics), giải Nobel 1933:
"Kiệt tác tinh vi nhất là tác phẩm của Thiên Chúa, theo các nguyên tắc cơ học lượng tử (quantum mechanics)…"
20) Howard H. Aiken (1900-1973), người tiên phong trong lãnh vực máy tính:
"Vật lý hiện đại dạy tôi rằng thiên nhiên không thể tự xếp đặt mình theo trật tự. Vũ trụ là một khối trật tự khổng lồ. Vì vậy, nó đòi hỏi một “Nguyên Nhân Đầu Tiên” thật vĩ đại và không phụ thuộc vào đinh luật biến đổi năng lượng hai và vì thế đó là Đấng Siêu Nhiên”
21) Wernher von Braun (1912–1977), Thiên Tài về tên lửa và kiến trúc sư không gian:
"Trên hết mọi sự là vinh quang Thiên Chúa, Đấng mà con người và khoa học khám phá và tìm kiếm mỗi ngày với sự tôn kính thẳm sâu”
22) Charles Townes (1915), Nhà vật lý cùng nhận giải Nobel 1964 Nobel vì đã khám phá ra các nguyên tắc của tia laser:
"Là người có tôn giáo, tôi cảm thấy được sự hiện diện và can thiệp của Đấng Sáng Tạo ở cách xa tôi nhưng luôn rất gần … một trí năng góp phần sáng tạo nên các định luật của vũ trụ."
23) Allan Sandage (1926-2010) Nhà thiên văn Hoa Kỳ, người tính toán tốc độ giãn nở của vũ trụ và tuổi của nó bằng cách quan sát các vì sao xa:
"Thuở thiếu thời tôi là người vô thần. Khoa học đã đưa tôi đến kết luận rằng thế giới này phức tạp hơn tôi tưởng. Tôi chỉ có thể giải thích mầu nhiệm hiện hữu bằng cách nại vào một Đấng Siêu Nhiên”
24) Louis Pasteur: (1822 –1895): Nhà khoa học cứu nhân độ thế với nhiều phát minh về y tế, khoa học thượng thức, các phương pháp diệt trùng: Một hôm, ông ngồi xe lửa và lần tràng hạt Mân Côi. Một trí thức trẻ đến gần ông và chế nhạo ông làm việc vớ vẩn và cho rằng ông già này thiếu học. Sau một lúc giễu cợt ông, trí thức trẻ kia hỏi ông tên gì. Ông lẳng lặng rút danh thiếp ra, chỉ có cái tên “Louis Pasteur” đơn giản. Người trí thức kia tái mặt, lật đật xin lỗi.
Trên hết, Nhà Khoa Học, Toán Học, Triết Gia vĩ đại của nhiều thế kỷ, người phát minh ra máy tính đầu tiên, đã nói: Khoa Học nông cạn làm cho người ta xa Thiên Chúa. Khoa học Tinh Vi làm cho người ta gần Thiên Chúa.
Nhiều kẻ vô thần thường cho rằng các linh mục là những kẻ tu hành, nhắm mắt đọc kinh. Dưới đây là danh sách các Nhà Khoa Học Linh Mục Công Giáo, đã đem lại cho nhân loại một kho tàng kiến thức khổng lồ không thể đong đếm:
1) Albertus Magnus, O.P. (1200 – 1280): Linh mục, Thánh bổn mạng của các ngành khoa học tự nhiên và là vị Tiến sĩ Hội Thánh vì công trình vĩ đại của ngài trong khoa vật lý, luận lý, siêu hình, sinh học và tâm lý.
2) Gregor Mendel (1822-1884): Tu sĩ Dòng Augustinô và là người khai sáng khoa học Di truyền hiện đại.
3)Giuseppe Mercalli (1850–1914): Linh mục, nhà núi lửa học và là Giám đốc Đài quan sát Vesuvius, người được nhớ đến qua “thang đo Mercalli” (Mercalli scale) để đo động đất vẫn còn được dùng ngày nay.
4) William xứ Ockham (1288 – 1348): Linh mục,học giả Dòng Phanxicô, đã viết nhiều công trình về luận lý, vật lý và thần học,
5) Giovanni Battista Riccioli (1598–1671): Nhà thiên văn học Dòng Tên, tác giả cuốn Almagestum novum, một bộ bách khoa về thiên văn. Ngài là người đầu tiên đo được gia tốc của thiên thể rơi tự do, khai sáng nên khoa nghiên cứu mặt trăng (selenography) cùng với linh mục Grimaldi, người được vẽ hình ở cửa vào Viện Bảo Tàng Quốc Gia về Hàng Không và Không Gian ở Washington D.C. Được tưởng nhớ tại Viện Smithsonian!
6) Francesco Maria Grimaldi (1618 – 1663): Linh mục Dòng Tên, người Ý, nhà toán học và vật lý học, giảng dạy ở Học viện Dòng Tên tại Bologna. Một miệng núi lửa trên mặt trăng được đặt tên là Grimaldi.
7) Nicolas Steno (1638-1686): Giám Mục, Giảng sưkhoa phẫu thuật và địa chất. Nhiều bộ phận thân thể được đặt theo tên ngài: ống Stensen (ống dẫn tuyến nước bọt mang tai), tuyến Stensen, mạch Stensen, và lỗ Stensen. Ngài cũng là người sáng lập khoa hóa thạch học.
8) George V. Coyne, S.J. (1933): Linh mục Dòng Tên, nhà thiên văn học, nguyên Giám đốc Đài quan sát Vatican và đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Arizona ở Tucson, Arizona. Từ tháng Giêng 2012, ngài phụ trách môn Triết học tôn giáo tại Học viện cao đẳng Le Moyne ở Syracuse, NY.
9) Stanley Jaki (1914-2009): Linh mục Dòng Benêđictô và là Giáo sư vật lý tại Đại học Seton Hall, New Jersey.
Thời đại hiện nay, có khá nhiều Linh Mục Bác Sĩ. Trường Y Khoa Việt Nam hồi trước 1975, cũng có một giáo sư về Sản Khoa là Linh Mục. Trong kỳ Covid-19, nhiều vị Linh Mục Bác Sĩ đã tạm thời ngưng nhiệm vụ Linh Mục để đi làm Bác Sĩ. Tại New York, Linh Mục Bác Sĩ Phạm Hữu Tâm đã tình nguyện đến bệnh viện Queens để vừa chữa trị bệnh nhân vừa làm phép tiễn đưa các linh hồn về với Chúa.
Như thế, có thể nói, đạo Công Giáo là một Tôn Giáo Thông Thái, đã đem lại cho nhân loại sự Cứu Rỗi Linh Hồn cũng như một đời sống vật chất hạnh phúc.
Cá nhân tôi luôn hãnh diện là một người Công Giáo và tin theo một câu cách ngôn đã xưa: “Người ta có thể lấy mạng sống của tôi ra khỏi thân thể tôi, nhưng không ai lấy được Lòng Kính Chúa, Yêu Người ra khỏi tâm hồn tôi,” cho dù linh hồn tôi không phải là hoàn thiện.
Chu Tất Tiến
Tháng 5/2020
http://viendongdaily.com/khoa-hoc-va-cong-giao-8lJzNnlg.html
Đăng ngày 30 tháng 05.2020