26 tháng 10, ngày độc lập của Việt Nam
Ts Phạm Văn Lưu
Hàng năm, vào ngày 2 tháng 9, Hà Nội long trọng tổ chức Ngày Độc Lập cho Việt Nam. Ý muốn của chính quyền Việt Nam hiện nay là cho dân chúng biết rằng chính họ là người đánh đuổi thực dân Pháp dành Độc Lập cho Việt Nam.
Nhưng ngày nay những tài liệu lịch sử khả tín đã chứng minh ngược lại. Thật vậy, Hồ Chí Minh chưa bao giờ đánh đuổi được người Pháp khỏi Việt Nam, mà còn ký hiệp ước Sơ Bộ ngày 6.3.1946 cho phép Thực Dân Pháp chính thức trở lại miền Bắc tái lập chế độ thuộc địa, sau khi chính quyền Pháp tại Đông Dương bị quân đội Nhật đảo chánh ngày 9.3.1945. Mục đích của Hồ Chí Minh khi ký Hiệp Định này là mượn tay Thực Dân Pháp tiêu diệt cảc Đảng Phái Quốc Gia, nhằm thiết lập chế độ độc tài toàn trị trên cả nước. Họ đã đạt được mục tiêu này, nhưng sau đó, vì quyền lợi mâu thuẫn giữa Đảng Cộng Sản Việt Nam và Thực Dân Pháp, Hồ Chí Minh phát khởi cuộc chiến tranh Việt-Pháp vào ngày 19.12.1946, áp dụng chính sách tiêu thổ kháng chiên hủy hoại toàn bộ đât nước và tài sản quốc gia một cách vô ích, cho mục tiêu duy trì quyền thống trị độc tài của Đảng Cộng Sản trên lãnh thổ Việt Nam.
Đến năm 1954, mặc dù thắng được Thực Dân Pháp ở Điện Biên Phủ, nhưng vì lúc đó, vì quyền lợi của Trung Cộng và Liên Sô, hai cường quốc Cộng Sản này sợ rằng nếu để cuộc chiến tranh Việt-Pháp lan rộng, chinh phủ Hoa Kỳ sẽ liều lĩnh, lợi dụng cơ hội để can thiệp vào chiến trường Đông Dương, có thể dưa đến cuộc đối đầu trực tiếp với giữa hai cường quốc này với Hoa Kỳ, nên họ ép buộc Hồ Chi Minh ký kết hiệp đinh Geneva, chia đôi đất nước Việt Nam đề nhường miền Nam Việt Nam cho Pháp thống trị. Có lẽ lúc đó không một thành viên nào tham dự hội nghị Geneva nghĩ đến việc Thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, chì trừ có phái đoàn của chính phủ Quôc Gia Việt Nam.
Thật vậy, Chu Ân Lai và Molotov, muốn Pháp ở lại Việt Nam, để ngăn cản ý đồ của Hoa Kỳ muốn thiết lập căn cứ quân sự tại đây, để thực hiện chính sách bao vây Trung Cộng tại Á Châu. Còn Hồ Chí Minh cũng mong muốn duy trì Lực lượng Viễn Chinh Pháp tại miền Nam, để cùng với Pháp tổ chức cuộc Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 để thôn tính toàn bộ miền đất phía Nam vĩ tuyến 17. Từ những toan tính này, các phe phái liên hệ đã không soạn thảo bất cứ một điều khoản trong hiệp định Geneva, qui định việc Thực Dân Pháp phải rút khỏi Việt Nam.
Trong ý đồ này, chính quyền Hà Nội, luôn luôn nhờ Pháp đòi buộc chính phủ Ngô Đình Diệm phải thi hành Hiệp Định Geneva. Thực vậy, vào ngày 1.1.1955, khi thấy Pháp chuyển giao các cơ sở hành chánh và kinh tế lại cho chính quyền miền Nam, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Bắc Việt đã gởi văn thư cho Pháp, trong đó viết rằng: Chúng ta đã ký Hiệp Định Geneva, và tùy thuộc vào quí Ngài để đòi buộc họ [chính quyền Miền Nam] tôn trọng Hiệp Định này. (xem p. Devillers. The Struggle for the Unification of Vietnam, in North Vietnam Today, 1962, tr. 31)
Vào thời điểm đó, không một quan sát viên quốc tế nào nghĩ rằng Quốc Gia Việt Nam do Cựu Hoàng Bảo Đại lãnh đạo có thê tồn tại đến ngày Tổng Tuyển Cử, vì họ nghĩ rằng các đảng phái quôc gia và đặc biệt hơn nữa là các lực lượng quân sự của các giáo phái nhận tiền tài trợ của Pháp và các thế lực tài phiệt của Pháp tại miền Nam vì mâu thuẫn quyền hành sẽ dẫn đến những tranh chấp quyết liệt khiến miền Nam tự sụp đổ và tan rã. Cùng lắm, giả thuyết miền Nam may mắn lắm tồn tại đến tháng 7 năm 1956, thì chính quyền Bảo Đại cũng không đủ ý chí thống nhất và hậu thuẫn của quần chúng để thủ thắng với Cộng Sản trong cuộc tổng tuyển cử được dự trù tổ chức vào giữa năm đó. Từ những suy luận duy lý đó, các quốc gia Cộng Sản thư thái ngồi chờ sự sụp đổ tất yếu của miền Nam.
Còn về phía chính phủ Hoa Kỳ đã từ chối không ký vào Hiệp Định này, để dành quyền tự do hành động về sau này. Và trước viễn ảnh đen tối, chẳng còn bao lâu nữa bộ đội Cộng Sản sẽ lan tràn khắp cả lãnh thổ Đông Dương. Ngoại Trưởng Foster Dulles đã gấp rút triệu tập Hội Nghị Manila ngày 8.9.1954, đê thành lập Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á, nhằm ngăn cản sự bành trướng của Cộng Sản xuống miền Nam cũng như Ai Lao và Cao Miên.
Trong tình thế hầu như hoàn toàn tuyệt vọng đó, Ông Ngô Đình Diệm đã chấp nhận mọi thử thách để về nước chấp chánh. Không chỉ những phóng viên báo chí, các nhà bình luận chính trị có ác cảm với ông Diệm, mà ngay những người ủng hộ ông, cũng đều bi quan cho rằng, chính quyền Diệm khó có thể kéo dài hơn 6 tháng.
Nhưng như một phép lạ, với một tinh thần quả cảm, một ý chí sắt đá, một nghị lực phi thường, một cuộc sống đạo đức cá nhân thánh thiện, một quá khứ chống Cộng và chống Thực Dân Pháp không tì vết và đặc biệt hơn cả là với tài lãnh đạo sáng suốt và một viễn kiến chính trị sâu sắc và đứng đắn. Đó là việc phải đáp ứng được khát vọng sâu xa nhất và gần như thiêng liêng về việc khôi phục toàn vẹn chủ quyền và nền độc lập thực sự cho toàn dân sau bao nhiêu năm lệ thuộc ngoại bang. Nhờ đó, chỉ không đầy 18 tháng cầm quyền, ông đã hoàn toàn xoay chuyển được tình thế. Thât vậy, thành tích trước tiên của chính phủ Diệm là biến một vùng đất hỗn loạn triền miên vì chiến tranh thành một quốc gia ổn định, có kỷ cương và luật pháp. Tiếp đến, ông đã xây dựng được một quân đội quốc gia có kỷ luật, có khả năng và tinh thần chiến đấu và sau hết là ông Diệm đã kiên tạo thể chế dân chủ, tự do, tiến bộ và đầy hiệu năng với sự hậu thuẫn nhiệt tình cùa tuyệt đại đa sô dân chúng thời đó. Chính nhờ những tác nhân tích cực này, ông Diệm đã có đủ sức mạnh tinh thần và uy tín chinh trị để đựa vào Công Pháp Quốc Tế đòi Lực Lượng Viễn Chinh Pháp phái triệt thoái khỏi Việt Nam, giao trả toàn bộ chủ quyền và độc lập thực sự cho Việt Nam. Thật vậy, những người lính cuối cùng trong Lực Lượng Viễn Chinh Pháp phải triệt thoái khỏi Việt Nam vào ngày 25.4.1956. Sau đó, một ngày. Phủ Cao ủy Pháp tại Đông Dương bị hủy bỏ, cũng mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế độ Pháp Bảo Hộ Việt Nam (1884-1956).
Từ những sự kiện lịch sử này, chúng ta có thể đi đến kết luận là chính Ngô Đình Diệm chứ không phải Hồ Chí Minh đã đánh đuổi Thực Dân Pháp để giành lại chủ quyền và độc lập thực sự cho Việt Nam.
Và ngày 26.10 hôm nay, mới chính là ngày Quốc Khánh, kỷ niệm ngày thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hòa, một chính thể đã thực sự thu hồi toàn vẹn chủ quyền và Độc Lập thực sự cho dân tộc Việt Nam
Và cũng từ đó, chúng ta có thể đi đến một nhận định khác, chính quyền Hồ Chí Minh luôn lợi dụng sinh mạng và tài sản của toàn dân để củng cố quyền thống trị và kiếm tìm đặc quyền, đặc lợi cho Đảng Cộng Sản Việt Nam và phục vụ cho mưu đồ của Cộng Sản quốc tế, chứ không bao giờ nghỉ đến đôc lập, chủ quyền của quốc gia và phúc lợi cho dân tộc.
Để có một nhận định khách quan và vô tư về công cuộc tranh đấu giành độc lập của ông Diệm, chúng ta thử tìm hiểu về thái độ của các cường quôc liên hệ với Việt Nam như Hoa Kỳ, Pháp và kiểm điểm lại nội tình chính trị Việt Nam vào những năm tháng đó.
Diệm tranh đấu giành độc lập
Thật vậy, giờ này, hơn nữa thế kỷ đã trôi qua, kể từ ngày ông Diệm về nước chấp chánh và trong khi chế độ Cộng Sản đang sụp đổ khắp nơi trên thế giới, thì cá nhân ông Diệm và đường lối lãnh đạo chính quyền của con người chống Cộng đầy quả cảm này vẫn còn là đề tài nhiều tranh cãi. Người viết không có tham vọng giải quyết những vấn nạn này trong bài viết ngắn dành cho tập kỷ yếu về vị lãnh đạo có nhiều đức độ và tài năng này. Ở đây chúng tôi chỉ căn cứ trên một số tài liệu khả tín đã được giải mật và những cuộc phỏng vấn với những người đã thực sự tham dự vào các biến cố lịch sử thời đó, để hiểu rõ hơn về những tháng ngày đầy thử thách khi ông Diệm về nước thành lập chính quyền để khôi phục độc lập cho Việt Nam
Được mời làm Thủ Tướng
Đến nay một số tác giả vẫn cho rằng, ông Diệm từ chức Thượng Thư Bộ Lại vào năm 1933, đã sống một cuộc đời ẩn dật, tách rời khỏi sân khấu chính trị Việt Nam. Rồi đến năm 1950, khi du hành qua Hoa Kỳ với ý định đi tu đã sống khép kín trong các tu viện Công Giáo, không biết gì đến những biến chuyển của tình hình thế giới. Nhưng nhờ có ông anh, Giám Mục Ngô Đình Thục, nên được Giáo Hội Công Giáo La Mã hậu thuẫn và từ đó có được sự ủng hộ và can thiệp mạnh mẽ của Đức Hồng Y Spellman và ngoại trưởng Foster Dulles, cuối cùng chính quyền Pháp đã phải yêu cầu Quốc Trưởng Bảo Đại mời Ông Diệm về nước chấp chánh. Rồi nhờ chính quyền Hoa Kỳ hết lòng giúp đở, nên ông Diệm mới có thể đứng vững trước tình thế ngã nghiêng của đất nước. Chứ ông Diệm chẳng có tài cán gì đặc biệt cả. Cho nên, đến năm 1963, khi Hoa Kỳ bỏ rơi, ông mới bị các tướng lãnh sát hại.
Nhưng ngày nay, những sử liệu đáng tin cậy cho thấy rằng những lập luận này là hoàn toàn thiếu cơ sở, nếu không muốn nói là sai lầm. Thật vậy, những công trình nghiên cứu nghiêm túc của sử gia Edward Miller đăng trên Journal of South East Asian Studies số 35 do Đaị Học Quốc Gia Singapore ấn hành vào tháng 10.2004 đă cho thấy rằng, vào thập niên 1930, dù không còn giữ chức vụ nào và đang bị cảnh sát Pháp theo dõi, ông Diệm đã đóng một vai trò tích cực trong những biến chuyển chính trị của Triều Đình Huế. Rồi đến thập niên 1940, khi quân đội Nhật chiếm đóng Đông Dương, ông đã dựa vào thế lực của người Nhật để hồ trợ cho những nồ lực chống Pháp nhằm tranh thủ độc lập cho Việt Nam và cũng trong giai đoạn này, ông cũng liên lạc với Kỳ Ngoại Hầu Cường Đễ đang sống lưu vong ở Nhật Bàn và thành lập một chính đảng bí mật nhằm chuẩn bị cho sự nghiệp chính trị sau này. Chính vì những hoạt động này, mà ông đã phải lẫn tránh vào Toà Tổng Lãnh Sự Nhật ở Huế để tránh sự truy lùng của Mật Thám Pháp.
Rồi đến thập niên 1950, khi đến Hoa Kỳ sống tại Institute of Chinese Culture và các tu viện của các Cha Maryknoll ở Lakewood, New Jersey rồi đến Ossining, thuộc Nữu Ước, kế đến, là Tu Viện Biển Đức (Benedictine) ở vùng Saint-Andre Les Bruges thuôc Bỉ Quốc, ông Diệm đã không bị cô lập như nhiều người lầm tưởng, mà việc làm đó còn mang tính cách chiến lược nhiều hơn. Thật vậy, những tu viện này đã cung cấp cho ông mạng lưới Công Giáo quốc tế, giúp cho ông có thể chuyển những tin tức một cách an toàn cho các đồng minh của ông tại Đông Dương, tránh sự theo dõi của mật vụ Pháp. Cũng như trong thời điểm này, các cộng sự viên của ông và các bào đệ của ông đã thành lập được các chính đảng tại cả 3 miền Trung, Nam và Bắc để chuẩn bị cho ngày trở về của ông. Trong thời gian gần 3 năm sống tại Hoa Kỳ từ 1951- 1953, ông Diệm đã tạo được một tích sản quan trọng trong chính trường Hoa Kỳ. Thật vậy, một số chính trị gia có uy tín như John Kennedy, Mike Mansfield, Dân Biêu J. Zablocki, Dân biêu Edna F. Kelly, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William O. Douglas, Hồng Y Spellman cùng vô số những nhà báo và một số học giả quan trọng đã bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với đường lối chính trị của ông Diệm.(xem Joseph Morgan, The Vietnam Lobby, The American Friend of Vietnam, 1955-1975, Chapel Hill, NC, Uni. of North Carolina Press, 1997, tr. 1-14)
Độc giả có thể tìm thấy đầy đủ chi tiết quan trọng về những hoạt động chính trị của ông Diệm trong bài của Edward Miller, được trích đăng lại trong đặc san này.
Về việc bổ nhiệm ông Diệm vào chức vụ Thủ Tướng, chính những người trong cuộc như Quốc Trưởng Bảo Đại đã tiết lộ trong hồi ký của ngài: vì tin tưởng và quí trọng đức độ, tài năng và sự quả cảm của ông Diệm nên mỗi lần đất nước ở vào tình thế nghiêm trọng, ngài đã mời Ông Diệm ra thành lập chính phủ, nhưng Ông Diệm đêu từ chối. Vào đầu năm 1954, giữa lúc tình hình Việt Nam biến chuyển nhanh chóng, quân Pháp đang bị bao vây nguy khốn ở Điện Biên Phủ và Hội Nghị Geneva sắp khai diễn để giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương. Bảo Đại lại nghĩ đến ông Diệm, nhưng sợ bị ông Diệm từ chối như những lần trước. Ngài đã nhờ ông Ngô Đình Luyện, một bạn học cũ của ngài trong thập niên 20 tại Pháp và cũng là bào đệ của ông Diệm làm trung gian, mời ông Diệm đến gặp ngài để bàn về việc thành lập chính phủ nhằm đối phó với tình hình vô cùng bi đát của Việt Nam lúc đó. Việc chỉ định ông Diệm làm thủ tướng là hoàn toàn do chủ ý của Quốc Trưởng, chứ không phải do sự vận động của người Mỹ hay áp lực gì của người Pháp cả. (Bảo Đại, 1990, tr 514 -516).
Về phía Bộ Ngoại Giao Mỹ, những tài liệu còn lưu trữ tại thư viện Dwight D. Eisenhower, đã cho thấy rằng, chính giới Mỹ không hay biết gì việc Quôc Trưởng Bảo Đại mời ông Diêm vê nước chấp chánh, cho đến khi Ông Ngô Đình Luyện được cả Quốc Trường Bảo Đại lẫn ông Diệm ủy nhiệm tiếp xúc để thăm dò lập trường của chính quyền Hoa Thịnh Đốn. Thật vậy, ngày 18.5.1954, theo lời yêu cầu của ông Ngô Đình Luyện, Smith, Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, lúc đó đang dự Hội Nghị Geneva và Philip Bonsal, Giám Đốc Đông Nam Á Sự Vụ tại Bộ Ngoại Giao, đã đến gặp ông Ngô Đình Luyện tại Ba Lê để bàn về ý định của Quốc Trưởng Bảo Đại chỉ định ông Diệm làm thủ tướng. Sau này, Smith tiết lộ rằng: ông Ngô Đình Luyện đã nói với ông, Pháp có thể sẽ chống đối, nhưng nếu có sự hậu thuẫn cùa Mỹ, Ọuổc Trường Bào Đại sẽ chỉ định ông Diệm. (Department of State, Foreign Relations of the United States 1952-1954, 1955-1956, quyển XVI, tr. 843-849). Tuy nhiên, theo ông Ngô Đình Luyện xác nhận: Vào thời đó, ông và Quốc Trưởng không tin rằng Pháp sẽ ngăn cản việc ông Diệm thành lập chính phủ. (ông Ngô Đình Luyện đàm luận với tác giả tại Ba Lê vào tháng 9.1986 và tại Melbourne tháng 4.1987).
Sau cuộc hội kiến này, Thứ Trưởng Smith đã khuyến cáo Bộ Ngoại Giao Mỹ nên chỉ thị cho Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Ba Lê tìm cách liên lạc với ông Diệm để thảo luận vấn đề này. Đồng thời, theo lời yêu cầu của Smith, Philip Bonsal cũng thông báo cho chính phủ Pháp biết nội dung cuộc gặp gỡ giữa người Mỹ và ông Ngô Đình Luyện.
Đến ngày 24 và 25.5.1954, theo chỉ thị của Hoa Thịnh Đốn, Đại Sứ Mỹ tại Ba Lê là Dillon và một số viên chức khác đã đên găp ông Diệm để bàn về việc ông nhận chức vụ thủ tướng. Nhưng sự việc đã xảy ra ngoài dự đoán của Hoa Thinh Đôn và các viên chức Mỹ tại Ba Lê, ông Diệm đã nhận lời mời của Quốc Trường Bảo Đại về làm thủ tướng, mặc dù chưa biết lập trường của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sau đó, các giới chức Mỹ cũng tán trợ quyết định cùa Quốc Trưởng Bảo Đại và ông Diệm, vì nghĩ rằng không có nhân vật nào khá hơn ông Diệm lúc đó. (Department of State, Foreign Relations of the United States 1952-1954, 1955-1956, quyển XIII, tr. 1608-1609).
Trong khi đó, cơ quan CIA của Mỹ đang dành sự ủng hộ cho Bác sĩ Phan Quang Đán, một người tôt nghiệp tại Đại Học Harvard của Mỹ. Thật vậy, Robert Axnory, Phó Giám Đốc CIA lúc bấy giờ, đã cung cấp một vài dữ kiện khá ngộ nghĩnh về sự liên lạc giữa CIA và ông Diệm, mà ông ta phát âm là Ziem, Theo Amory, khi ông đang dự một dạ tiệc ở nhà Martin Agronsky, Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William O’ Douglas kéo ông ra một góc phòng và nói với ông: Ông có biết ai là người sẽ giúp ông ở Việt Nam không? Người ấy đang sống ở quốc gia này. Đó là Ngô Đình Diệm. Ông lấy sổ tay và ghi vào là Zim Zim. Sáng hôm sau đến văn phòng, ông Amory yêu cầu các nhân viên phụ trách tiểu sử cung cấp bất cứ những chi tiết nào liên quan đên người có tên là Ngo Zim Zim. Nhưng họ đã không tìm được gì cả. Tuy vậy, trong buổi họp sáng hôm sau, ông đã đưa vấn đề ông Diệm ra để thảo luận với Allen Dulles, Giám Đốc của CIA, và Frank Wisner, Phó Giám Đốc đặc trách Kế Hoạch. Sau đó, Wisner đã cứu xét đề nghị này.(xem Oral History Interview with Robert Amory Ở Kennedy Library, tr 59 -60 và William c. Gibbons, 1986, tr. 262).
Các sử liệu trên đây chứng tỏ CIA hoàn toàn không hay biết gì về cá nhân ông Diệm, cho đến khi ông được Quốc Trưởng chỉ định. Như thế, làm sao có thể bảo rằng Hoa Kỳ đã áp lực với Chính Phủ Pháp để đưa Ông Diệm về nước?
Chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam sau Hiệp Định Geneva
Quan điểm của Hoa Kỳ về việc tổ chức chính quyền cho một nước Việt Nam Tự do thời đó gồm 3 tiêu chuẩn sau đây:
Viêc Pháp trao trả độc lập cho Việt Nam phải là điều kiện trưóc tiên và quan trọng hơn cả. Hoa Kỳ muốn Pháp phải đôi xử với Việt Nam như một quốc gia độc lập và có đây đủ chủ quyền và Hoa Kỳ cũng sẽ thiết lập các quan hệ ngoại giao với Việt Nam cũng trên những căn bản đó. Chỉ khi nào Việt nam khôi phục được một nền độc lập hoàn toàn, thì những người lãnh đạo của các phe quốc gia mới tranh thủ được ủng hộ của quần chúng với Cộng Sản được. Và chính sự ủng hộ nàỵ sẽ là yêu tố chính yếu tạo nên sự thành công cho các chính quyên của Nam Việt Nam.
Hoa Kỳ ủng hộ ông Diệm trong việc thiết lập một chính quyền đoàn kết quốc gia bao gồm những đại diện của các lực lượng chủ yếu trong sân khấu chính trị của Nam Việt Nam. Sau khi vãn hồi được sự ổn định trên bình diện quốc gia, Diệm triệu tập một Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo một Hiến Pháp nhằm chính thức thiết lập một chế độ dân chủ và truất quyền của Quốc Trưởng Bảo Đại.
Hoa Kỳ và Pháp sẻ ủng hộ ông Diệm một cách mạnh mẽ. Người Mỹ cũng ý thức rằng ông Diệm có một số khiếm khuyết về phương diện cá tính, như quá cứng rắn và không có khả năng thông đạt hay tạo nên những sự hấp dẫn sâu xa trong dân chúng, nhưng dù sao ông Diệm là một người quốc gia không bị tì vết trong quá khứ do sự hợp tác với Cộng Sản hay thực dân Pháp. Theo quan niệm của Mỹ, chính những đặc điểm này của ông Diêm, cộng với việc khôi phục hoàn toàn nền Độc Lập cùng với sự hậu thuẫn tích cực của Hoa Kỵ và Pháp, cuối cùng Nam Việt Nam sẽ có được một chính quyền chống Cộng hữu hiệu. (Ibid, quyển I, phần VI, tr.6).
Để hổ trợ cho chính sách chính trị này, Hoa Kỳ đã hoạch định một chương trình kinh tế nhằm mục đích lôi cuốn sự ủng hộ của dân chúng cho chính quyền Miền Nam và đồng thời giảm dần ảnh hưởng của Pháp trong phạm vi kinh tế. Các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Hoa Kỳ tin rằng những đồng bào di cư Miền Bắc sẽ tạo nên những ảnh hưởng tốt đẹp trên nhiều bình diện khác nhau. Thật vậy, việc phân phối các vùng đất hoang chưa khai thác cho người di cư lập nghiệp sẽ lôi cuốn được sự hậu thuẩn chính trị của họ dành cho chính quyền. Đồng thời, nó cũng đẩy manh tiến trình đồng hóa giữa dân Miền Bắc và dân Miền Nam. Và sau hết nó dẫn đến sự toàn dụng đất đai, góp phần phát triển nền kinh tế yếu kém của Miền Nam.
Ngoài ra, chính phủ Hoa Kỳ còn quyết định trực tiếp viện trợ kinh tế cho Việt Nam, thay vì qua trung gian của người Pháp như trước đây, nhằm mục đích làm nổi bật ý nghĩa Độc Lập của chính quyền non trẻ của Miền Nam. Đồng thời giải kết nền kinh tế của Việt Nam khỏi sự khống chế của người Pháp. Theo quan điểm của người Mỹ, nếu tiếp tục duy trì sự thống trị của người Pháp trên bình diện này, không những sẽ kiềm hảm những nỗ lực phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn chống lại nền độc lập mà đất nước này mới thu hồi được. Và xa hơn nữa, nó cũng tạo nên những bất lợi cho những quyền lợi kinh tế của Hoa Kỳ (Ibid)
Về phương diện quân sự, chính quyền Hoa Kỳ cũng muốn đẩy mạnh tiến trình xây dựng một quân đội quốc gia để tiến dần đến việc đảm nhận vai trò bảo vệ an ninh bên trong lãnh thổ. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Hoa Kỳ vẫn phải duy trì viện trợ quân sự cho Lực Lượng Viễn Chinh của Pháp, để Pháp tiếp tục giữ gìn trật tự bảo vệ miền Nam chống lại các cuộc tấn công, nếu có từ phía Hà Nội. Tuy nhiên, mãi cho đến tháng 12.1954, chương trình Mỹ thay thế Pháp trong việc huấn luyện quân sự cho quân đội quốc gia Việt Nam mới thực sự tiến hành được, khi sự mâu thuẫn trong lập trường giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Tham Mưu Liên Quân được giải quyết. (Xem bản tóm lược của Bộ Tham Mưu Liên Quân trình cho Bộ Trường Ọuốc Phòng để ngày 12.8.1954 và điện văn của Bộ Ngoại Giao gời Bộ Trưởng Quốc Phòng ngày 13.8.1954 tại Thư Viện Dwight Eisenhower).
Hoa Kỳ yêu cầu Pháp hợp tác
Trong phiên họp của Hội Đồng Anh Ninh Quốc Gia trong tháng 8 cũng yêu cầu chính phủ Ba Lê phải vượt qua những mối liên lạc tình cảm và kinh tế lâu đời của Pháp tại Việt Nam để hoàn thành chính sách mới tại Đông Dương. Có lẽ đây là một đòi hỏi quá nhiều và đầy khó khăn mà Hoa Kỳ đã đặt ra cho người Pháp lúc đó. Thật vậy, các nhà lãnh đạo tại Hoa Thịnh Đốn đòi buộc chính phủ của Tổng Thống Mendès-France phải thực hiện một sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách của Pháp tại Việt Nam. Vì Hoa Kỳ tin rằng chi có biện pháp đó mới thu phục được nhân tâm và sự ủng hộ tích cực của quảng đại quần chúng Việt Nam dành cho chính quyền quốc gia.
Một cách chi tiết hơn, một mặt Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền Ba Lê duy trì lực lượng Viễn Chinh Pháp tại Việt Nam. Mặt khác, đòi buộc Pháp rút dần ảnh hưởng của họ khỏi đời sống chính trị và kinh tế tại Việt Nam. Đồng thời, các nhà lãnh đạo Toà Bạch Ốc còn đề nghị chính quyền Pháp hợp tác với Hoa Kỳ trong việc thực hiện chương trình của người Mỹ tại Việt Nam. Trong khi đó, trên thực tế giới hữu trách Pháp tại Ba Lê cũng như tại Sài Gòn không thực tình ủng hộ cho chính quyền quốc gia do Thủ Tướng Ngô Đình Diệm lãnh đạo như họ đã cam kết với Hoa Kỳ. Thực vậy, chính Bộ Trưởng Các Quốc Gia Liên Kết trong chính phủ Pháp, Guy La Chambre, bày tỏ quan điểm rằng ông Diệm mắc phải ba lỗi lầm chính yếu sau đây:
Ông Diệm sẽ chống đối một chính quyền đại diện cho các khuynh hướng chính trị tại miền Nam. Ngăn cản chương trình cải cách điền địa. Ông Diệm cùng sẽ từ chối việc truất phế Quốc Trưởng Bảo Đại để thành lập một chế độ Cộng Hoà.
Do đó, Guy La Chambre kỳ vọng rằng Mỹ và Pháp nên tìm cách thay thế chính phủ Ngô Đình Diệm bằng một chính quyền mới để có thể dành thắng lợi trong cuộc Tổng tuyển cử dự định tô chức vào năm 1956.
Chính vì thái độ bất thân thiện, đôi khi thù nghịch của Pháp đối với chính quỵên Ngô Đình Diệm, đã khiến Hoa Thịnh Đốn phải quyết định dấn thân nhiều hơn trong tiến trình viện trợ kinh tế vậ Quân sự cũng như ủng hộ tích cực về mặt chính trị, để có thể đối đầu với thử thách nghiêm trọng của tình thế lúc đó. (Department Of Defence, United States-Vietnam Relations 1945-1967, quyển 10, phần iv, tr 7).
Lập trường của Pháp
Mặc dù trên nguyên tắc, Pháp chấp nhận giúp Hoa Kỳ trong việc thi hành chính sách của Mỹ tại Việt Nam, nhưng trên thực tế những phương thức mà Hoa Thịnh Đốn hoạch định về kinh tế, quân sự và đặc biệt về phương diện chính trị của Việt Nam được đề ra từ tháng 8.1954 lại đối nghịch với quyền lợi và mục tiêu của Pháp.
Rất tiếc đến nay, vì một số trở ngại kỹ thuật, người viết chưa thể tham khảo những tài liệu đầu tay của Pháp như các văn kiện và tài liệu liên quan đến chính sách về Việt Nam thuộc về Bộ ngoại Giao, Bộ Pháp Quốc Hải Ngoại hay Bộ Đặc Trách về Các Quốc Gia Liên Kết của Pháp, đang lưu trữ tại Thư Viện Quốc Gia Pháp tại Aix-En-Province. Do đó, phần nghiên cưú sau đây, người viết phải dựa vào tin tức và tài liệu từ phía Hoa Kỳ.
Theo quan niệm của giới tình báo Hoa Kỳ thời đó, nếu Pháp nhanh chóng trao trả được độc lập cho Việt Nam và khuyến khích một chính phủ do những người có ý thức quốc gia nhiệt thành lãnh đạo thì lòng căm thù và hoạt động chống Pháp trong quần chúng sẽ giảm bớt. Và với sự giúp đỡ kinh tế và quân sự của Pháp, được hổ trợ bởi sự viện trợ của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ dần dần tổ chức được một lực lượng an ninh hữu hiệu, một tổ chức chính quyền vững mạnh và một chương trình dài hạn để cải tổ kinh tế và xã hội.
Nhưng trong thực tế cũng có thể có ba đường hướng khác hoặc là tổng hợp của những phương hướng này sẽ mở ra những căn bản mới cho chính sách của Pháp trong thời hậu Hiệp Định Geneva.
Đó là: Pháp cố gắng duy trì cơ chế Liên Hiệp Pháp, qua đó, mời Pháp gián tiếp kiểm soát guồng máy chính trị Việt Nam, duy trì sự thống trị về phương diện kinh tế hơn là giao trả hoàn toàn Độc Lập cho Việt Nam.
Pháp sẽ cố gắng đạt đến một thỏa hiệp với Hồ Chí Minh, tiến tới việc tổng tuyển cử năm 1956 để đi đến một nước Việt Nam thống nhất trong đó quyền lợi về văn hóa, kinh tế và chính trị của Pháp vẫn được tiếp tục duy trì.
Và sau hết, nếu tình thế trở nên quá tồi tệ đến mức không còn hy vọng gì nữa, Pháp sẽ quyết định rút hết tất cả những sự ủng hộ về quân sự, kinh tế và hành chánh dành cho Đông Dương (Department Of Defence, United States-Vietnam Relations 1945-1967, quyển 10, phần iv, tr 4)
Ngoài ra, các giới chức ngoại giao Mỹ tại Hoa Thịnh Đốn cũng như ờ Ba Lê cũng tỏ vẻ nghi ngại về viễn tượng của một sự hợp tác được hình thành giữa Ba Lê và Hà Nội. Sự thiếu thân thiện và thiếu ủng hộ nhiệt tình cho chính phủ Ngô Đình Diệm của Pháp đã củng cố thêm mối lo lắng này của Tòa Bạch Ổc.
Đại Sứ Mỹ tại Ba Lê, Dillon nghĩ rằng Mendes-Frances cùng tìm thấy tình hình chính trị lúc bấy giờ quả là một môi trường lý tưởng để trắc nghiệm phần căn bản trong triết lý chính trị sống chung Hòa Bình do Pháp chủ trương. Và chính phủ Pháp ngày càng cố gắng khai thác tình thế và cứu xét một chính sách mang hai miền Nam Bắc xích lại gần nhau. Pháp luôn nhấn mạnh đến viêc thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Định Geneva, một bằng chứng cho chính sách hòa giải này cùa chính quyền Ba Lê. Đại Sứ Dillon còn tiên đoán rằng Pháp sẽ chấp nhận kết quả chung cuộc của cuộc Tổng Tuyển Cử tổ chức vào năm 1956, dù kết qủa đó không công bằng đi nữa. Chính phủ Pháp gởi Jean Sainteny đến Hà Nội, để thương thỏa với Hà Nội nhằm bảo vệ các quyền lợi kinh tế và thương mại của Pháp tại Bắc Việt. Cũng nên nhắc lại rằng Sainteny là người có mối liên lạc thân hữu với Hồ Chí Minh và cũng là người đã ký với họ Hồ Hiệp Định sơ bộ 6.3.1946 cho phép Pháp đuợc đổ bộ ra Bắc sau Thế Chiến Thứ Hai. Những sự kiện này càng làm cho các giới chức Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến diễn biến trong lập trường chính trị của Pháp.
Chính Jacques Raphael-Peygues, một cố vấn trong Hội Đồng Liên Hiệp Pháp và là một thành viên trong Bộ Tham Mưu của Mendès-Frances về Đông Dương đã tiết lộ với Đại Sứ Mỹ Dillon rằng, Sainteny đã thuyết phục chính phủ Pháp rằng Miền Nam Việt Nam sẽ sụp đổ và chỉ còn một phương thế duy nhất khả dĩ thực hiện được để cứu vãn quyền lợi Pháp tại Việt Nam là “chọn con bài Hồ Chí Minh” và ve vãn để lôi kéo Bắc Việt tách ra khỏi quỹ đạo của Cộng Sản Quốc Tế. Pháp hy vọng rằng có thể biến Hồ Chí Minh thành một Tito của Việt Nam, một thứ Cộng Sản coi trọng quyền lợi quốc gia hơn là nghĩa vụ Quốc Tế, sẽ hợp tác với Pháp và ngay cả việc liên kết Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp. Raphael-Leygues còn thêm rằng Pháp muốn trì hoãn việc thi hành các quyết định của Hoa Kỳ nhằm củng cố chế độ Sài Gòn vững mạnh, để nhận tiền của Hoa Kỳ tài trợ cho lực lượng Viễn Chinh Pháp bảo vệ Đông Dương, đồng thời quy trách nhiệm cho Hoa Kỳ trong trường hợp miền Nam rơi vào tay Cộng Sản.
Đường lối này của chính phủ Pháp tạo nên nhiều áp lực nặng nề cho tướng Ely, Cao ủy Pháp tại Sài Gòn, ông phải bay về Ba Lê đòi thủ tướng Mendes-Frances minh xác rõ ràng lập trường của Pháp. Tướng Ely dọa sẽ từ chức, nếu chính phủ Pháp theo đuổi chính sách nước đôi (double game) chơi với cả miền Nam lẫn miền Bắc, mục đích ngồi chờ xem và chỉ để ùng hộ cho phe nào dành được thắng lợi cuối cùng. Mendès Frances đã phải trấn an tướng Ely rằng chính sách của Pháp là hỗ trợ tối đa cho Việt Nam để giúp cho họ chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử 1956. Sau những cam kết của chính phủ Pháp, tướng Ely cảm thấy an tâm phần nào và sau đó ông trở về Sài Gòn. Tuy nhiên, sự hậu thuẫn tối đa của Pháp hứa dành cho ông Diệm chẳng bao giờ thành hiện thực.
Trong bốn giải pháp mở ra cho Pháp như đã nêu trên, chính quyền Ngô Đình Diệm và Eisenhower chỉ có thể chấp nhận giải pháp thứ nhất. Đó là việc trao trả toàn bộ Độc Lập cho Việt Nam. Vì đây là yếu tố nòng cốt và căn bản nhất để thu phục nhân tâm nhằm tạo nên sự phấn khởi trong quảng đại quần chúng để ủng hộ chính quyền quốc gia thành công. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã xem Độc Lập như một nhân tố của sự thành công và là một khởi điểm cho những nổ lực tương lai. Do đó, chính quyền Ngô Đình Diệm và Hoa Kỳ không thể nào chấp nhận để Pháp duy trì sự kiểm soát gián tiếp trong các lãnh vực chính trị, kinh tế và quân sự.
Còn chính sách hoà giải với Hồ Chí Minh lại càng bị chính quyền miền Nam và Hoa Kỳ kịch liệt chỉ trích. Mặc dù, lúc đó Hoa Thịnh Đốn cũng chủ trương rằng cần phài xúc tiến những biện pháp ngăn chặn để Bắc Việt khỏi hoàn toàn lệ thuộc vào khối Liên Xô, nhưng Hoa Kỳ chẳng thi hành biện pháp nào khác là duy trì Toà Lãnh Sự Mỹ tại Hà Nội thời đó. Và đặc biệt ngoại trưởng Foster Dulles cũng không tin rằng Hồ Chí Minh trở thành Tito của Á Châu nên ông cương quyết từ chối viêc nói chuyện với họ Hồ. Vì thế Foster Dulles đã quyết định bóp chết mọi hy vọng của Mendès Frances nhằm đem Việt Nam làm một vật thí nghiệm cho chủ trương sống chung Hoà Bình của Pháp. Và sau hết, Hoa Thịnh Đốn cũng cương quyết đòi buộc chính quyền Balê phải duy trì Lực Lượng Viễn Chinh Pháp để bảo vệ miền Nam cho đến khi quân đội Quốc Gia Việt Nam lớn mạnh.
Nội tình chính trị Việt Nam
Khi ông Diệm quyết định về nước để đảm nhận vai trò cứu quốc trong một tình thế vô cùng tuyệt vọng lúc đó, ngay cả những người cố vấn thân cận nhất của ông cũng can ngăn. Thật vậy, chính ông Ngô Đình Luyện đã mạnh mẽ khuyên ông Diệm đừng nhận lời mời của Quốc Trưởng Bảo Đại. Và khi ông Diệm đánh điện về nước yêu cầu ông Ngô Đình Nhu thành lập một Ủy ban Đón Tiếp, ông Nhu đã phúc đáp xin ông Diệm hoãn quyết định về nước trong một vài tháng, để xem xét tình thế lúc đó đang diễn biến hết sức mau lẹ và cho ủy ban có thời gian chuẩn bị. Nhưng ông Diêm bác bỏ mọi can gián và cương quyết về nước. Ông tin rằng đây là cơ hội quyết định và cuối cùng, khả dĩ còn lại để ông cứu nước và bảo vệ phần đất miền Nam khỏi rơi vào tay Cộng Sản (ông Ngô Đình Luyện phỏng vấn với tác giả)
Ngày 19.6.1954, ông Diệm chính thức chấp nhận sự ủy nhiệm của Quốc Trưởng Bảo Đại vào chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ về nước thành lập nội các. Trong dịp này, Quốc Trường Bảo Đại cũng trao cho ông Diệm một đạo dụ ủy nhiệm cho toàn quyền hành động về hành chánh cũng như quân sự. (Bảo Đại, 1990, tr 515). Ngay sau đó, ủy ban Đón Tiêp do ông Ngô Đình Nhu thành lập đã cử luật sư Trân Chánh Thành sang Ba Lê, trình bày tóm lược về tình hình Việt Nam lúc đó cho ông Diệm và họp bàn với Ban Tham Mưu của ông Diệm vê chương trình hành động ngay khi Thủ Tướng Diệm bước chân xuống phi trường ngày 7.7.1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chính thức trình diện nội các. Với đạo dụ của Quốc Truờng Bào Đai ủy nhiệm toàn quyền hành động về hành chánh và quận sự, trên nguyên tác, Thủ Tướng Diệm là người có nhiều quyền hành nhất tại Việt Nam. Nhưng trong thực tế, những quyền hành đó hoàn toàn nằm trên giấy tờ, vị tân Thủ Tướng này chẳng có một quyền hạn nào cả. Thực vậy, Quân Đội Quốc Gia nằm trong tay tướng Nguyễn Văn Hinh, một quân nhân Việt Nam, nhưng mang quốc tịch Pháp và có vợ đầm, thích nói tiếng Pháp hơn là tiếng Việt. Lực Lượng Công An Cảnh Sát được Quốc Trưởng Bảo Đại đặc nhượng cho Lực Lượng Bình Xuyên điều khiển. Đây là một băng đảng Mafia Việt Nam được phép khai thác sòng bạc Đại Thế Giới, Trung Tâm hút ma tuý Kim Chung và các nhà mãi dâm tại Sàigòn và Chợ Lớn để lấy lợi tức. Riêng sòng bạc Casino Đại Thế Giới, mỗi ngày Bảy Viễn đã giao nộp cho chính phủ của Quốc Trưởng Bảo Đại một triệu đông kê từ đầu năm 1949 (Bào Đại, 1990, tr. 416-417).
Còn các tỉnh miền Tây, hoàn toàn nằm trong sự chi phối của các lực lượng võ trang của giáo phái Hòa Hảo duới quyền của các tướng Trần Văn Soái (biệt hiệu Năm Lửa) và tướng Lê Quang Vinh (biệt hiệu Ba Cụt). Và sau hết, các tinh Miền Đông nằm dưới quyền kiểm soát của các lực luợng vũ trang thuộc giáo phái Cao Đài do các tướng Nguyễn Thành Phương và Trịnh Minh Thế cầm đầu (xem thêm George Me T. Kahin & ed. Governments and Politics in Southeast Asia, 1964, tr. 399- 400)
Thực tế, lúc đó quyền hành của Thủ Tướng Diệm không vượt quá khuôn viên cùa Dinh Gia Long vào những ngày đầu tháng 8.1954. Ngay cả Lực Lượng Công An Cành Sát có trách nhiệm bảo vệ dinh thự này của Thủ Tướng cũng thuộc về phe Bình Xuyên, những người mà Thủ Tướng không thể tin cậy được. Những cộng sự viên thân tín của Thủ Tướng Diệm lúc đó đã phải tự võ trang thành một tiểu đội khoảng 12 người đề tự bảo vệ cho chính mình và cho Thủ Tướng. Bác Sĩ Bùi Kiện Tín, một cộng sự viên thân cận, ngày ấy là Chủ Tịch ủy Ban Tiếp Đón Đông Bào Di Cư, rồi Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng sau cùng đảm nhận Bộ Trưởng Thông Tin trong chính phù Ngô Đình Diệm, đã nói với người viết rằng:
“Vào những ngày đầu mùa Thu năm 1954, tình thế cực kỳ nghiêm trọng; trong Dinh Gia Long lúc bấy giờ, chỉ có một vài người thân tín như ông Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Nhu, Trần Trung Dung, Nguyễn Văn Thoại, Võ Văn Hải... và tôi ăn ngủ luôn trong dinh, chính tôi cũng phải tự võ trang cho chính mình một súng trường và một súng lục... (Bs Bùi Kiện Tín đàm luận với tác giả tại Melbourne tháng 6. 1987).
Tình hình chung trong cả nước thật tăm tối. Các cầu cống, đường sá và hệ thống viễn thông đều bị đánh sập và cắt đứt, guồng máy hành chánh rối loan, các dich vụ ngân hàng tài chánh hầu như bị tê liệt vì không còn ai tín nhiệm nữa. Tất cả các sự kiện đó dẫn nền kinh tế quốc gia vào ngõ cụt, không lối thoát. Trong một tình thế cực kỳ bi đát như vậy, việc tiếp nhận và định cư hơn 860.000 đông bào di cư càng làm cho guồng máy chính quyền miền Nam bị tràn ngập và hỗn loạn hoàn toàn. Không một quan sát quốc tế nào, dù là lạc quan, tiên đoán chính phủ Diệm có thể sống lâu hơn sáu tháng. (Carl T. Rowan, The Pitiful and The Proud, 1956, tr. 350).
Các giới kinh doanh, tài chánh Pháp Việt, các giáo phái ủng hộ chính quyền quốc gia trước đây chống lại Cộng Sản, nay không muốn ùng hộ chính quyền Ngô Đình Diệm nữa, vì họ không tin chính phủ này có khả năng tồn tại, mà lại còn theo đuổi chính sách chống Pháp, đòi Pháp phải rút khỏi miền Nam càng sớm càng tốt. Theo họ đây là điều vô cùng nguy hiểm. Họ muốn Thủ Tướng Diệm sớm ra đi, để một chính phủ thân Pháp được thành lập, có thể tiếp tục duy trì sự hiện diện cùa Pháp tại miền Nam. Họ tin tưởng rằng chi có Lực Lượng Viễn Chinh Pháp mới có khả năng bảo vệ miền Nam khỏi rơi vào tay Cộng Sản.
Vì thế, các lực lượng này nối kết với nhau để tìm cách triệt hạ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và kế hoạch đầu tiên cùa họ là xúi giục tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đứng lên thách thức quyền hành của Thủ Tướng Diệm.
Tướng Hinh âm mưu đảo chính
Cuộc khủng hoảng này kéo dài hơn ba tháng, khởi đầu vào những ngày đầu tháng 9.1954, tướng Hinh công khai chi trích Thủ Tướng Diệm trong chương trình Phát Thanh Quân Đội trên Đài Pháp Á Sàigòn và đòi hỏi đât nước cần phải có một chính phủ mới đủ sức mạnh và được hậu thuẫn của quần chúng (ông Ngô Đình Luyện và Bùi Kiện Tín đàm luận với tác giả). Và tướng Hinh không dấu diếm là ông đang chuẩn bị một cuộc đảo chính và khoe rằng ông chỉ cần nhấc điện thoại một cái là ông có thể lật đổ Thủ Tướng Diệm (Joseph Buttinger, 1967, tr. 859)
Để phản ứng lại, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm giữ một thái độ rất ôn hoà. Ngày 11.9, văn phòng Thủ Tướng Ngô Đinh Diệm chỉ thị cho Tướng Hinh sang Pháp để quan sát cơ cấu tổ chức quân đội của nước này trong vòng 6 tuần lễ và yêu cầu tướng Hinh rời Việt Nam trong vòng 24 giờ đồng hồ. Tướng Hinh bất tuân chỉ thị này và vài ngày sau, phái xe tăng đến bao vây Dinh Độc Lập, nơi cư ngụ và làm việc của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, vừa mới được tướng Ely của Pháp chuyển giao cho chính quyền Việt Nam, đúng một tuần lễ trước đó. Trước tình hình này, tướng Ely, đề nghị với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, đưa quân đội Pháp đến bảo vệ Dinh Thủ Tướng, ông Diệm từ chối. Mặt khác, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm kêu gọi những đơn vị quân đội trung thành với chính phủ từ miền Bấc và miền Trung vào Sàigòn để tăng cường phòng thủ cho Dinh Độc Lập.
Về phương diện chính trị, tướng Hinh đã kêu gọi được sự ủng hộ của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo và Lực Lượng Bình Xuyên trong việc chống lại chính phủ. Trong một bản tuyên ngôn công bổ ngày 16.9 đòi hỏi Thủ Tướng Diệm phải chấm dứt một chế độ tham nhũng đã gây nhiều đau khổ cho dân chúng... và giải phóng đất nước khỏi sự thống trị của ngoại bang.
Đồng thời, bản tuyên ngôn cũng yêu cầu Thủ Tướng Ngô Đình Diệm phải thành lập chính phủ mới có đại diện rộng rãi của các lực lượng chính trị trong nước. Tướng Bảy Viển, chỉ huy Lực Lượng Bình Xuyên, đã đích thân mang bản tuyên ngôn này sang Pháp yêu cầu Quốc Trường Bảo Đại can thiệp. Ngày 20.9 chín trong số mười lăm Bộ Trưởng của chính phủ từ chức, nhằm mục đích chửng tỏ cho dư luận trong và ngoài nước thấy rằng chính phủ Ngô Đình Diệm thật sự sụp đổ.
Trước biến cố này, Đại tá Edward G. Lansdale, Trưởng CIA tại Sàigòn đã dành cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm một sự ủng hộ tích cực và manh mẽ từ ban đầu. Ông đã liên lạc với các giáo phái thuyết phục họ tiếp tục ủng hộ chính quyền và yêu cầu các đại diện giáo phái tham gia vào nội các cải tổ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm vào ngày 24.9.1954 (Edward G. Lansdale, In the Midst of Wars, 1972 tr. 17 và kế tiếp)
Đối với Tướng Hinh và Bộ Tham Mưu của ông, khi họ đang tích cực chuẩn bị đảo chính, Edward G. Lansdale cũng đã mời các vị sĩ quan này sang Manila, Phi Luật Tân để xem các hộp đêm hoa lệ của thành phố này. Mặc dù tướng Hinh miễn cưỡng từ chối, nhưng hai vị sĩ quan khác trong nhóm của tướng Hinh, như Đại Tá Mai Hữu Xuân đã nhận lời mời. Chính vì việc du hành ngoại quốc của hai vị sĩ quan chủ chốt này đã cản trở kế hoạch đảo chính của Tướng Hinh. (Edward G. Lansdale, Op. cit., tr. 175).
Về phía Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, Đại Sứ Heath đã mau chóng báo tin cho tướng Hinh biết rằng, nếu có một cuộc đảo chính quân sự xảy ra cũng có nghĩa rằng một sự chấm dứt viện trợ Mỹ dành cho Việt Nam sẽ được thực hiện. Hoa Kỳ không thể chấp nhận hành động của tướng Hinh. Ngoài ra, Đại Sứ Heath cũng đã liên lạc với các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo và Bình Xuyên xác định rõ rệt sự ủng hộ mạnh mẽ cùa Hoa Kỳ dành cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và Hoa Kỳ cũng cần sự ủng hộ của các đảng phái dành cho chính phủ đó. Tuy nhiên, khác với sự ủng hộ Thủ Tướng Ngô Đình Diệm một cách vô điều kiện như Đại Tá Edward G. Lansdale, Đại Sứ Heath, trong điện văn gởi về Hoa Thịnh Đổn đã nhận xét:
Nếu chính phủ của Thủ Tướng Diệm không đạt được kết quả và không chứng tỏ có sự tiến bộ trong một thời gian hợp lý, đương nhiên Hoa Kỳ sẽ cứu xét lại lập trường của họ. (Department of State, Foreign Relations of the United States 1952-1954, Quyển XIII, tr. 2000-2001 và 2048-2052).
Trong khi đó, Phái Bộ cố vấn Quân Sự Mỹ (MAAG), lập trường của tướng O’Daniel trong cuộc khủng hoảng này thật đặc biệt. Ồng nhận xét rằng tướng Hinh là chiến sĩ xuất sắc nhất của Việt Nam và xứng đáng để lãnh đạo quân đội. Đông thời, ông bày tỏ sự thiếu kiên nhẫn về thái độ do dự và nhu nhược của chính quyền Diệm (xem thư của Đại Sứ Heath gởi cho Walter Robertson, Phụ Tá Ngoại Trưởng Đặc Trách về Viễn Đông ngày 16.9.1954). Và đến khi Đại Sứ Heath nhận được lời đề nghị của Thủ Tướng Diệm, nhờ Toà Đại Sứ Mỹ giúp phương thức giải quyết cuộc khủng hoảng này bằng cách mời tướng Hinh sang Mỹ, để chính phủ Việt Nam tổ chức lại cơ cấu lãnh đạo trong quân đội quốc gia. Khi Đại Sứ Heath đem vấn đề này ra bàn cải với Tướng O’ Daniel. Tướng O’ Daniel mạnh mẽ chống lại ý kiến thay thế tướng Hinh cùng phương cách hành động này. Ông ta còn nhấn mạnh rằng Ông thích Hinh hơn Diệm, nếu trong trường hợp phải chọn lựa một trong hai người.(IbicL)
Còn về phía tướng Hinh, đúng như chính giới Mỹ nhận định sau này các sĩ quan quân đội Việt Nam thời đó, là lính đánh thuê cho Pháp, họ không có tinh thần yêu nước, không có đạo đức, không có uy tín trong quần chúng, chỉ biết ăn chơi, bất cứ ai cho họ tiền, địa vị và chức vụ là có thể sai khiến được họ. Chính vì thế, sau khi thấy người Mỹ không ủng hộ cuộc đảo chính, Tướng Hinh nhờ Tướng O’ Daniel dàn xếp để ông ở lại hợp tác với chính quyền Diệm. Theo lời tường thuật của tướng O’ Daniel, khi ông ta hiện diện trong văn phòng của Tướng Hinh, Tướng Hinh đà nhắc điện thoại gọi cho thứ trưởng Quốc Phòng Lê Ngọc Chẩn xác nhận sự trung thành cùa ông đối với chính phủ và ông Chấn hứa sẽ chuyển lời của Tướng Hinh đến Thủ Tướng Ngô Đình Diệm (Ibid.)
Heath quyết định: Diệm phải ra đi
Sau đó, Đại Sứ Heath cũng đồng ý với giải pháp là lưu tướng Hinh lại trong quân đội sau khi tướng Hinh hứa trung thành với chính phủ, nhưng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cương quyết không chấp nhận giải pháp này của Đại Sứ Heath. Và sau nhiều lần thuyết phục không thành công, Đại Sứ Heath cuối cùng đã đi đến quyết định Diệm phải ra đi và ông đã tường trình về Hoa Thịnh Đốn như sau:
Tôi tin rằng đã có đầy đủ lý do để ủng hộ Diệm cho đến thời điểm này, vi ông ta đã tiêu biểu cho một lý tưởng và đã có được một chút uy tín và niềm tin trong quần chúng. Tuy nhiên, qua tình thế bế tắc liên tục vừa qua, ông ta đã đánh mất phần lớn uy tín và niềm tin của giới trí thức, một thành phần trung gian trong cộng đông Việt Nam. Hiên nay, trước măt, không có một người kế nhiệm xứng đáng và chúng ta phải tranh thủ thời gian để chuẩn bị điều mà Mendes Frances gọi là ‘một cơ cấu chính quyền khác’. Tuy nhiên, chúng ta không thể mất nhiều thời gian. Tất cả mọi người ở Toà Đại Sứ tin chắc rằng ông Diệm không thể tổ chức và điều hành một chính quyền vững mạnh. (Department of State, Foreign Relations of the United State 1952-1954, Quyển XIII, tr.2160)
Tuy nhiên, lúc đó ở Hoa Thính Đốn, với sự ủng hộ mạnh mẽ của phe đa số ở Lưỡng Viện Quốc Hội dành cho Thù Tướng Diệm, cũng như vì nhu cầu chống Cộng tại Đông Nam Á, Tổng Thống Eisenhower và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, sau khi thận trọng cứu xét kỹ lưỡng mọi khía cạnh của tình hình Việt Nam, đã không chấp nhận đề nghị của Đại Sứ Heath, trái lại qụyet định củng cố thêm sức mạnh cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm
Điều này được Tổng Thống Eisenhower xác định rõ ràng trong văn thư ngày 23.10.1954 gởi cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm:
"Tôi chỉ thị cho Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam sẽ cùng với ngài, trong cương vị một người lãnh đạo chính phủ duyệt xét một kế hoạch khôn khéo cho việc viện trợ trực tiếp đến chính phủ của ngài, có thể giúp đở Việt Nam trong giai đoạn thử thách hiện nay...
Mục tiêu của công cuộc viện trợ này là nhằm giúp đỡ chính quyền Việt Nam trong việc phát triển và duy tri một quôc gia vững manh và ổn định, có khả năng chông lại các âm mưu khuynh đảo và xâm lăng bằng những phương tiện quân sự" (Department of State, Foreign Relations of the United States 1952-1954, Quyển XIII, til 2167).
Vì sự khác biệt quan điểm của Toà Đại Sứ Mỹ tại Sàigòn và Tòa Bạch Ốc tại Hoa Thịnh Đốn, Tổng Thống Eisenhower quyết định thay thế Đại Sứ Heath bằng tướng J. Lawton Collins, lúc đó đang là Đại Diện của Hoa Kỳ trong Ủy Ban Quân Sự của Tổ Chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương vào chức vụ Đại Sứ Mỹ tại Sàigòn.
Sự kiện trên đây cho ta thấy một điều khá ngộ nghĩnh trong lịch sử bang giao Việt Mỹ, đó là việc Đại Sứ Heath quyêt định ông Diệm phải ra đi, thì trong thực tế chính ông ta phải giả từ sân khấu chính trị Sàigòn, chứ không phải ông Diệm.
Lập trường của Hoa kỳ đã được tướng J. Lawton Collins xác định rõ ràng khi bước xuống phi trường Tân Sơn Nhât: Tôi đến Việt Nam để mang theo tất cả mọi sự viện trợ khả đĩ giúp đỡ cho chính quyền Diệm và chỉ cho một minh chính quyền của ông ta mà thôi. (US News and World Report, 4. 3. 1955) Mặc dù tướng J. Lawton Collins tuyên bố như vậy, nhưng khi tiếp xúc với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm, vì bản tính cương trực, ý chí tự chủ và tinh thần bảo vệ độc lập quốc gia của ông đã khiên tướng J. Lawton Collins không vừa lòng. Mặc khác, có lẽ vì tình huynh đệ chi binh và những kinh nghiệm dày dạn về chiến trường Đông Dương, đủ để tướng Ely của Pháp thuyết phục được tướng J. Lawton Collins đứng về phe Pháp chống lại chính quyền Diệm.
Collins lại quyết định: Diệm phải ra đi
Thật vậy, vào ngày 8.12.1954, tướng Ely, Cao ủy Pháp tại Đông Dương và tướng J. Lawton Collins, Đại Sứ Mỹ đến Dinh Độc Lập chính thức đề nghị Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chỉ định ông Phan Huy Quát vào chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng và ông Bảy Viễn vào chức vụ Bộ Trưởng Nội Vụ. Thủ Tướng Ngô Đình Diệm từ chối đề nghị này. Vì theo ông Ngô Đình Luyện:
Chính phủ Việt Nam phải đối phó với biết bao nhiêu là khó khăn để đưa tướng Hinh ra khỏi chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng, để nắm quyền kiểm soát quân đội. Bây giờ, tướng J. Lawton Collins và tướng Ely lại làm áp lực với chính phủ để đưa Phan Huy Quát, một đảng viên Đại Việt thân Mỹ vào chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng và Bảy Viễn, một loại Mafia Việt Nam, thân Pháp vào làm Bộ Trưởng Nội Vụ, Đây là hai Bộ quan trọng nhất trong nội các phụ trách các vấn đề quận sự và an ninh nội chính trên toàn quốc. Nếu Thủ Tướng chấp nhận đề nghị này, ông sẽ trở thành ‘bù nhìn’, để cho Mỹ và Pháp muốn thực hiện bất cứ những gì họ muốn. Như thế, thì nền độc lập và chủ quyền quốc gia mới thu hồi chẳng còn ý nghĩa gì cả. Do đó, chính phủ không thể nào chấp nhận đề nghị này (Ngô Đình Luyện phỏng vân với tác giả).
Nhưng tướng Collins ìại nghĩ khác, sau khi bị Thủ Tướng Ngô Đình Diệm từ chôi, ông rât tức giận và trong bản tường trình vê tình hình Việt Nam ngày 13.12.1954, cho rằng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm là người tham quyền cố vị đã không dám cho ông Quát vào nội các và ông đã viết:
"Tôi tin rằng Diệm và các bào đệ của ông, Luyện và Nhu, lo sợ việc chuyển giao quyền kiểm soát quân đội cho Quát hay bất cứ người nào có bản lãnh. Họ cũng có thể lo ngại Quát sẽ là người đủ khả năng kế nhiệm ông Diệm và vì thế họ đang thi hành đủ mọi cách mà họ có thể, để không cho Quát giữ bất cứ chức vụ nào trong chính quyền" (Department of State, Foreign Relations of the United States 1952-1954, 1955-1956, Quyển XIII & XIV tr. 2363)
Sau đó, tướng Collins đã đi đến một kết luận xa hơn cho rằng Thủ Tướng Diệm không có khả năng tập họp các khuynh hướng chính trị tại Sàigòn, để thành lập một chính phủ thống nhất quốc gia, tranh thủ sự ủng hộ của quần chúng trong công cuộc đẩu tranh chống Cộng Sản. Kế tiếp, tướng Collins còn luận bàn về hậu quả Diệm phải ra đi trong chính sách đối ngoại của Mỹ tại Đông Nam Á Châu. Ồng cho rằng việc bỏ rơi Diệm có thể ỉàm cho chính quyền Mỹ phải bối rối trước những nguồn dư luận ủng hộ trong nước Mỹ dành cho Thủ Tướng Diệm. Tuy nhiên, nếu cần phải chứng minh, chính phủ nên tin rằng sự bối rối đó chẳng có nghĩa lý gì, khi so sánh với sự sụp đổ tinh thần chống Cộng ở Á châu và khắp nơi trên thế giới, nếu một nước Việt Nam Tự Do được Hoa Kỳ ủng hộ rơi vào tay Cộng Sản. Tướng Collins tin rằng tốt hơn nên chấp nhận sự mất uy tín nhỏ trong một tương lai gần để có thời gian mưu tìm một giải pháp khác còn lại, hơn là tiếp tục ủng hộ ông Diệm mà sự thất bại hiện ra hầu như chắc chắn.
Tiếp theo, tướng Collins còn đi xa hơn trong vấn đề bằng cách đề nghị với chính quyền Hoa Thịnh Đốn hai giải pháp trong trường hợp Diệm phải ra đi.
Thứ nhất, là tìm cách chỉ định Phan Huy Quát làm thủ tướng thay thế ông Diệm.
Thứ hai là mời Quốc Trưởng Bảo Đại về nước, ban hành tình trạng khẩn trương trên toàn lãnh thổ nhằm tập hợp tất cả các lực lượng quốc gia để cùng nhau thống nhất hành động.
Tiếp đó, trong một điện văn khác gởi vể Hoa Thịnh Đốn, tướng Collins một lần nữa tái xác nhận sự bất lực của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm và nếu Diệm không thực hiện được tiến bộ trong vài tuần lễ tới, có lẽ việc đưa Quốc Trưởng Bảo Đại về nước để lãnh đạo chính quyền là cần thiết. Và nếu giải pháp này không tiến hành được, tướng Collins khuyến cáo chính phủ Hoa Thịnh Đốn nên tái thẩm định về địa vị của Hoa Kỳ tại Việt Nam và cứu xét lại việc Mỹ rút lui khỏi vùng đất này. (Department of State, Foreign Relations of the United State 1952-1954. quyển XIII, tr. 2379-2381).
Các bản phúc trình của tướng Collins đã khiến cho giới chức Bộ Ngoại Giao rất hoang mang trong việc tìm một giải pháp thích hợp cho tình thế chính trị khó khăn tại Sàigòn lúc bây giờ, cuôi cùng Ngoại Trưởng Foster Dulles đã mời Thượng Nghị Sĩ Mansfield đến Bộ Ngoại Giao để thảo luận về những điểm phân tích tình hình và khuyến cáo của tướng Collins. Trong phiên họp này, Thượng Nghị sĩ đă mạnh mẽ chỉ trích và bác bỏ những luận điểm của tướng Collins. Ông cho rằng viễn tượng để giúp đỡ ông Diệm củng cố và bảo vệ miền Nam Việt Nam trông thật là mù mịt. Tuy nhiên, Hoa kỳ nên tiếp tục các nỗ lực và sử dụng tài nguyên của mình, dù rất tốn kém để bảo vệ Việt Nam càng lâu càng tốt. Bất cứ một quyết định nào khác cũng sẽ mang đến những hậu quả bi thảm cho Cao Mên, Lào và toàn thể các quốc gia ở Đông Nam Á. Thượng Nghị Sĩ Mansfield nói rằng:
"Diệm tiêu biểu cho hy vọng bé nhỏ khả dĩ gầy đựng được một điều gì đó tại Việt Nam. Tôi chống lại việc từ bỏ ngay cả cơ may bé nhỏ này mà chúng ta đang có với Diệm, để đổi lấy một sự kết hợp mà chúng ta không biết và chưa được thử thách". (Ibid., tr. 2351).
Sau đó, tiếp tục tham khảo với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia và cơ quan CIA, Chính phủ Hoa Kỳ quyết định tiếp tục ủng hộ Thủ Tướng Ngô Dinh Diệm và Ngoại Trưởng Foster Dulles tái xác nhận lập trường của Hoa kỳ trong văn thư gởi cho tướng Collins ngày 24.12.1954:
"Trong tình thế hiện nay và trừ phi tình hình Việt Nam trở nên tuyệt vọng rõ ràng và nhanh chóng tan rã, chúng ta không còn một chọn lựa nào khác hơn là tiếp tục viện trợ cho Việt Nam và ủng hộ ông Diệm" ( Department of State, Foreign Relations of the United States 1952-1954, quyển XIII, tr.2419)
Đối đầu với Mặt trận Thống nhất toàn lực Quốc Gia
Sau khi chính phủ loại trừ được tướng Hinh để nắm quyền kiểm soát quân đội vào cuối tháng 11.1954, từ đầu năm 1955, tất cả viện trợ Hoa kỳ được trực tiếp chuyển giao cho chính phủ Việt Nam không còn qua trung gian của người Pháp nữa. Điều này có nghĩa từ nay, quân đội của các giáo phái tùy thuộc vào chính phủ hơn là phụ thuộc vào người Pháp. Và sự thay đổi phương thức viện trợ này cũng tạo cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm một ưu thế đối với các giáo phái, vì nguồn tài chánh hàng năm họ nhận được từ tay người Pháp từ nay sẽ chấm dứt và nếu muốn tiếp tục được hưởng tài trợ đó, họ phải điều đình với chính phủ. Hơn nữa, với áp lực của Mỹ, chính phủ Pháp đã phải trao trả toàn bộ chủ quyền cho Việt Nam. Thật vậy, những hiệp ước về tài chính và kinh tế ký kết trong hai ngày 29 và 30. 12. 1954 đã bãi bỏ hoàn toàn những qui định pháp lý do Hiệp Định Pau ký kết năm 1950 về sự lệ thuộc của Việt Nam đối với Pháp. Từ nay, Ngân Hàng Đông Dương đóng cửa và Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam được hình thành để kiểm soát việc lưu hành tiền tệ trong nước và tiếp nhận nguồn tài trợ trực tiếp từ Hoa Kỳ. Viện Quốc Gia Hối Đoái cũng được thiết lập để kiểm soát các dịch vụ chuyển ngân. Tiếp đến ngày 12.1.1955, chính phủ Việt Nam chính thức tiếp nhận quyền quản trị hải cảng Sàigòn từ tay ngườĩ Pháp. Ngày 12.2 tướng Agostini của Pháp và Tân Tổng Tham Mưu Trưởng Lê Văn Tỵ ký kết một hiệp ước đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc thu hồi chủ quyền quốc gia. Thực vậy, từ nay Bộ Chỉ Huy Quân Sự Pháp chuyển giao toàn bộ trách nhiệm quản trị quân đội quốc gia cho chính phủ Việt Nam. Tất cả những biện pháp này, cùng nhiều hình thức chuyển giao quyền hành tương tự khác đã góp phần gia tăng uy tín của Thủ Tướng Diệm. Ông đã nổi bật lên như một lãnh tụ quốc gia can trường quyết tâm quét sách mọi tàn tích của chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam,
Đứng trên bình diện quốc gia và quốc tế, đó là những thắng lợi lớn lao cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm trên con đường tranh thủ độc lập cho Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi nắm được quyền kiểm soát quân đội, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm chưa củng cố được quyền hành của chính phủ ngay tại Sàigòn và các tỉnh Nam Phần, vì Lực Lượng Công An Cảnh Sát vẫn còn nằm trong tay Bình Xuyên, và các lực lượng quân sự của các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo chưa chịu sáp nhập vào quân đội quốc gia. Đó là mối quan ngại lớn lao và cũng là một thách thức quyền hành đối với chính phủ. Mặt khác, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm cũng biết rằng không thể đối đầu với ba lực lượng này cùng một lúc.
Đối với lực lượng quân sự của Cao Đài và Hòa Hảo, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm luôn giữ thái độ kính nể và thận trọng, vì trước hết đây là những lực lượng có liên quan đến tôn giáo và thử đến các lãnh tụ của các tổ chức quân sự này là những người đã từng tranh đấu chống Pháp và chống Cộng như tướng Trịnh Minh Thế được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm mến phục trước đây. Do đó, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã nhờ ông Ngô Đình Nhu và Đại Tá E. Lansdale tiếp xúc với các tướng tá chỉ huy của các lực lượng quân sự này, để họ mang quân về quy thuận với chính phủ. Thủ Tướng Ngô Đinh Diệm đã thành công trong kế hoạch này. Thực vậy, ngày 14.1.1955, Đại Tá Nguyễn Văn Huệ, Tham Mưu Trưởng của tướng Trần Văn Soái, đà đem 3.500 quân về hợp tác với chính phủ. Ngày 23.2, tướng Nguyễn Giác Ngộ, thuộc Lực Lượng Dân Xã Hoà Hảo, tuyên bố sẽ đem 8.000 quân về quy thuận. Nhưng trong thực tế, tướng này chờ đợi đến tháng 5.1955, khi Thủ Tướng Ngô Đình Diệm thực sự nắm được thắng lợi trong cuộc chiến với Bình Xuyên, ông mới mang quân về sáp nhập với quân đội quốc gia (Joseph Buttinger, tr.868). Tiếp đến, ngày 10.3, Thiếu Tá Nguyễn Văn Đầy, thuôc Lực Lượng Hòa Hảo Quốc Gia Liên Hiệp, đem 5.000 binh sĩ về hợp tác với chính phủ. Vế phía Cao Đài cũng xảy ra tình trạng tương tự, ngày 13.2, Tướng Trịnh Minh Thế, mang 5.000 binh sĩ thuộc Quân Đội Quốc Gia Liên Minh Cao Đài về họp tác với Thủ Tướng Diệm. Kế tiếp, ngày 31.3, Tướng Nguyễn Thành Phương, Tổng Tư Lệnh Quân Đội Cao Đài cũng mang quân về sáp nhập vào quân đội quôc gia.
Một sự kiện quan trọng khác, kể từ ngày 15.2.1955, các giáo phái không còn nhận được trợ cấp tài chánh và vũ khí từ Quân Đội Liên Hiệp Pháp nữa. Chính vì những yếu tố này đă khiến cho các vị lãnh đạo tinh thần các giáo phái gấp rút hành động, vì thời gian càng kéo dài càng bất lợi cho họ. Các tướng lãnh của họ ngày càng đứng về phe chính phủ và tài chánh ngày càng thiếu hụt. (Nguyễn Long Thành Nam, 563-569).
Sau hết, Lực Lượng Bình Xuyên của tướng Bảy Viễn, một tổ chức chuyên khai thác cờ bạc, ma túy và mãi đâm để kiếm lợi tức, vừa được người Pháp chuyển giao quyền chi huy toàn bộ Lực Lượng Công An Cảnh Sát trên toàn quốc. Trong khi đó, Thủ Tướng Diệm là người rất trọng tinh thần Khổng Giáo, lại có một đời sống đạo đức. Do đó, ông không thể nào chấp nhận những lối kinh doanh sa đọa này, mà hậu quả sẽ dẫn đến sự băng hoại nghiêm trọng cho đời sống tinh thần lẫn vật chất của quốc gia dân tộc. Ông không thể quan niệm được rằng, những hạng người vô lại đó lại cầm cân nẫy mực việc bảo vệ an ninh trật tự và thực thi công lý cho dân chúng. Do đó, nêu Thủ Tướng Diệm chủ trương hết sức mềm mỏng, thận trọng trong việc điều đình với các giáo phái để tìm một giải pháp tốt đẹp cho quyền lợi quốc gia dân tộc, thì ông lại cương quyết khước từ mọi cuộc thương thảo với Lực Lượng Bình Xuyên. Đê băt đầu triệt hạ hệ thống kinh tài của Bình Xuyên, Thủ Tướng Diệm từ chối việc gia hạn hợp đồng khai thác sòng bạc Đại Thế Giới do Bình Xuyên quản trị từ năm 1949.
Về phía Bình Xuyên, một lực lượng luôn có tinh thần đoàn kết chặt chẽ dưới quyền chỉ huy của Tướng Bảy Viễn, không có một người nào ly khai trong thời điểm đó. Nhưng Tướng Bảy Viễn cũng ý thức rõ rệt rằng ông không đủ uy tín để kêu gọi các lực lượng chính trị hợp tác trong một chính phủ do Bình Xuyên lãnh đạo, mặc dù tướng Bảy Viễn đã được Quốc Trưởng Bảo Đại ủng hộ và Bình Xuyên có tài chánh dồi dào. Do đó, ông đề nghị với Quốc Trưởng Bảo Đại gởi một sứ giả về Việt Nam kêu gọi các giáo phái và Bình Xuyên hãy đoàn kết với nhau trong một mặt trận tinh thần chống Diệm. Ngày 3.3.1955, cả ba lực lượng này họp lại để cùng thống nhất ý chí trong mục tiêu bảo vệ quốc gia và phục vụ đồng bào và chính thức thành lập một mặt trận với danh xưng là Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia và đề cử Đức Giáo Chủ Phạm Công Tắc của Đạo Cao Đài là Chủ Tịch của Mặt Trận này.
Mục tiêu của Mặt Trận là đòi hỏi phải thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia, vì chính phủ Diệm chưa thực thi dân chủ và không đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết của đất nước. Mật Trận này cũng thu hút được một số các lãnh tụ quốc gia đối lập với chính phủ, trong số này có Bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, lãnh tụ Đại Việt Miền Nam, Bác sĩ Phan Quang Đán, lãnh tụ Đảng Dân Chủ, Hồ Hữu Tường, Đệ Tứ Cộng Sản quốc Te, Bác sĩ Lê Kiểu...(Max Clos, Le Monde, 5.3.1955) *
Trong khi đó, trên mặt trận ngoại giao, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã chiếm được nhiều lợi thế trên chính trường Hoa Thịnh Đốn. Thật vậy, vì nhu cầu ngăn chặn Cộng Sản tại Á Châu, Tổng Thống Eisenhower quyết tâm ủng hộ ông Diệm để củng cố miền Nam thành một tiền đồn chống Cộng vững chắc. Do đó, Toà Bạch Ốc không thể chấp nhận sự thách thức quyền lực từ phía Bình Xuyên và các giáo phái và người Mỹ cũng không thể khoan nhượng tình trạng hỗn loạn như nhiều quốc gia trong một quốc gia, nhiều sứ quân trong một quân đội. Để xác định lập trường này, ngày 8.3, trong bài diễn văn đọc trên vô tuyến truyền hình, Ngoại Trưởng Foster Dulles tái xác nhận Hoa Kỳ cương quyết hậu thuẩn cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Tiếp theo, ngày hôm sau, Tổng Thống Eisenhower gởi mọt văn thư Quốc Trưởng xác định lập trường của Mỹ nhằm gián tiếp cảnh cáo Quốc Trưởng Bảo Đại không nên gây khó khăn cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm.(New York times 11 3
Ngoài ra, Toà Bạch Ốc còn chỉ thị tướng Collins khuyến cáo chính phủ Diệm chống lại các đòi hỏi này của Mặt Trận và yêu cầu các giới chức Mỹ tại Sàigòn gấp rút hành động để đánh giá tình thế và thuyết phục các chính trị gia tham gia Măt Trận nên rút lui.
Ngày 21.3.1955 Mặt Trận đã gởi một tối hậu thư cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm yêu cầu ông phải cải tổ nội các trong vòng 5 ngày (Nguyễn Long Thành Nam, 1991, tr 559). Bốn ngày sau đó, Thủ Tướng mời các đại diện Mặt Trận đến Dinh Độc Lập để họp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, buổi họp này không đi đến kết quả vì Thủ Tướng Diệm từ chối cải tổ nội các (Ibid).
Ngày 27.3, để phản ứng trước những khiêu khích của Bình Xuyên, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh cho Đại Tá Đô Cao Trí tiến chiếm Bộ Chỉ Huy Công An Cảnh Sát do Lực Lượng Bình Xuyên nắm giữ. Ngày hôm sau, cuộc chiến giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia bùng nô, quân lính của Bình Xuyên bị đẩy lui mau chóng. Các sĩ quan Pháp dưới quyền của Tướng Ely đứng về phe Bình xuyên, biết chắc rằng nếu để cuộc chiến keo dài, quân đội quốc gia sẽ mau chóng mang chiến thắng về cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Họ tìm cách ngăn chận không cho Thủ Tướng Ngô Đình Diệm sử dụng võ lực. Họ tìm cách thuyết phục Tướng Ely bằng lý luận, nếu cuộc chiến này lan rộng sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn vô chính phủ và trong trường hợp đó, các phần tử bài ngoại quá khích sẽ lợi dụng làm một cuộc tắm máu những người da trắng gồm cả Pháp lẫn Anh lẫn Mỹ và đốt tài sản của họ, như quân đội Việt Minh đã thực hiện tại Hà Nội ngày 19.12.1946 vậy. Và chung cuộc sẽ đưa miên Nam rơi vào tay Cộng Sản. Cuối cùng cả hai Tướng Ely và Collins đều bị thuyết phục bởi lý luận một cuộc tắm máu những người da trắng. Cà hai tướng can thiệp đòi buộc Thủ Tướng Diệm phải ra lệnh rút quân và ngưng bắn. Mặt khác, tướng Collins còn yêu cầu chính phủ Việt Nam phải tìm đường lôi thương thuyêt đê thỏa mãn các yêu sách chính trị của Mặt Trận. Điều mà Thủ Tướng Diệm không châp nhận. Một phát ngôn viên của chính phủ đã phát biểu: Tay của chúng tôi bị trói chặt, vì sự can thiệp của tướng J Lawton Collins (New York Times, ngày 8.4.1955).
Vì cuộc khủng hoảng kéo dài và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm nhất định từ chối phương thức giải quyết vấn đề theo đề nghị của Tướng Collins, nên ông ta bất bình và ngày 7.4 gởi điện văn về Hoa Thịnh Đốn yêu cầu thay thế Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Trong điện văn này, Kidder, cố vấn chính trị của Toà Đại Sứ Mỹ tại Sàigòn đưa ra hai giải pháp, nhưng trong cả hai đêu đề nghị Diệm phải ra đi để bảo đảm sự hợp tác của Bình Xuyên với các chính phủ trong tương lai.
Trong cùng ngày, Foster Dulles đã trả lời rằng, sau khi tham khảo ý kiến của Tổng Thống Eisenhower, chính phủ Mỹ muốn tướng Collins cứu xét lại quyết định của mình và đề nghị ông phải nghiên cứu cẩn thận về địa vị của Mỹ, phải hiêu rõ những gì xảy ra tại Việt Nam là kết quả của những hiểu lầm căn bản giữa Mỹ và Pháp tại Việt Nam. Rôi Foster Dulles đã đi đên kêt luận:
Việc thay thế ông Diệm không giải quyết được vấn đề, nhưng hơn nữa sự loại bỏ ông Diệm trong hoàn cảnh hiện tại có nghĩa là từ nay trở đi chúng ta là kẻ chi tiền và Pháp là người quyêt định (Dept, of Defence, United States-Vietnam Relations, Q. 10, tr. 907-909)
Sàigòn nhận được mệnh lệnh cùa Hoa Thịnh Đốn yêu cầu phải tiếp tục ủng hộ Diệm, nhưng chỉ thị này không đủ sức thuyết phục các giới chức cao cấp của Toà Đại Sứ ở đây như tướng Collins và Kidder vì họ đang đứng về phe Tướng Ely để tìm cách thay thế ông Diệm. Để thi hành kế hoạch này, họ đã mời các giáo phái và Bình Xuyên đến họp và cuối cùng các lực lượng này với tướng Collins và Ely đã đi đến một giải pháp chung gồm 5 điểm sau đây:
Phải lập một nội các liên hiệp rộng rãi bao gồm các nhận vật đối lập với Thủ Tướng Diệm. Nội Các Liên Hiệp này sẽ cùng Bình Xuyên thảo luận và cùng đê cử một nhân vật lên Thủ Tướng Diệm để chỉ định vào chức vụ Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát, như vậy sẽ tránh được xung đột với Bình Xuyên.
Sẽ chỉ định các đại biểu cho một Hội Đồng Lâm Thời. Trong số các đại biểu chỉ định, sáu mươi người thuộc các giáo phái, mười sáu người Bắc Việt di cư và mười người của ông Diêm. Hội Đồng sẽ họp bàn để đề nghị lên Quốc Trưởng Bảo Đại một nhân vật để Quốc Trưởng chỉ định làm thủ tướng. Một Thượng Hội Đồng Danh Dự sẽ được chỉ định để làm cơ quan Tư vấn, các lãnh tụ giáo phái là hội viên.
Nhu và Luyện phải rời Việt Nam
(Xem Foster Dulles Papers, Indochina Files, thư viện Eisenhower và Ngô Đình Luyện phỏng vấn với tác giả)
Đây là kế hoạch 5 điểm mà Tướng Collins và Ely đề nghị với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm như là căn bản cho các buổi thảo luận để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Sàigòn. Nhưng bất cứ người nào còn có chút nhận thức khách quan và vô tư, thì đây quả là một hành động khinh miệt chính phủ, một cuộc đảo chánh có dự mưu, một tối hậu thư buộc Thủ Tướng phải đầu hàng vô điều kiện.
Và trong hai điện văn kế tiếp khác đề ngày 9.4.1955 gởi về Hoa Thịnh Đốn, Kidder cũng đã dài dòng phân tích Thủ Tướng Diệm thiếu sự hậu thuẫn của quần chúng và quân đội, nên sự ra đi của ông sẽ không taọ nên một hậu quả nghiêm trọng cho tình hình chính trị Việt Nam. Trong khi đó, họ lại đánh giá cao sức mạnh cùa Bình Xuyên vì lực lượng này đang nắm quyền kiểm soát Công An Cảnh Sát. Kidder còn đề nghị một thời điểm thuận lợi để ông Diệm ra đi là sau khi Hội Nghị Các Quốc Gia Á Phi họp tại Bandung, Nam Dương bế mạc vào ngày 23.4.1955, để Cộng Sản Bắc Việt khỏi khai thác đề tài này trong hội nghị.
Vì thái độ cương quyết và gấp rút đòi thay thế Thủ Tướng Ngô Đình Diệm của các viên chức Mỹ tại Sàigòn, trong khi Hoa Thịnh Đốn chưa có đủ tin tức để chọn lựa một quyết định thích hợp cho tình thế, Tòa Bạch Ốc đã chỉ thị cho tướng Collins trở về Hoa Thịnh Đốn vào ngày 17.4.1955.
Trong khi đó, ở Hoa kỳ Ngoại Trưởng Foster Dulles phải còn giữ lập trường ủng hộ Ông Diệm. Trong văn thư đề ngày 20.4 để lại Bộ Ngoại Giao chuyển lại cho tướng Collins, trước khi ông lên đường sang Ba Lê họp vói các ngoại trưởng Anh và Pháp về vấn đề Việt Nam, Dulles viết:
"Tôi rất ân hận không có mặt ở đây [Hoa Thịnh Đốn] khi ông đến. Dĩ nhiên, tôi sẽ gặp ông ngay khi tôi trở về vào ngày thứ hai. Trong khi chờ đợi, đây là vài ý kiến của tôi.
Diệm không phải do chúng ta cất nhắc nhưng là do người Pháp. Chúng ta đã ủng hộ ông ta [Diệm] và ủng hộ ông ta 100% vì: Không có ai tôt hơn ông ta ở bên chân trời đó. Bởi vì không có ai có thể sống còn mà không có sự hỗ trợ hết lòng [của chúng ta]
Người Pháp, tuy nhiên, từ lâu đã có một thái độ không rõ ràng về ông Diệm. Trong khi tôi tin chắc rằng cá nhân Tướng Ely rất chân thành, nhưng chính phủ và báo chí Pháp đâ không dấu diếm bày tỏ lòng mong ước của họ để tìm kiếm một sự thay đổi. Báo chí Pháp đã đồng loạt gắn nhãn hiệu Mỹ lên ông Diệm...
Đôí với tôi cuộc khủng hoảng đã xảy ra khi ông Diệm bị đe dọa đo một cuộc nổi loạn nhỏ của Bình Xuyên... Tôi đã nói rằng đây chỉ là cơ hội mà chúng ta đang chờ đợi từ lâu để tìm xem: Ổng Diệm có can đảm và quyết tâm để hành động và ông ta có được sự trung thành của quân đội hay không?
Tôi nói nếu cả hai điều này được chứng minh, tôi nghĩ rằng chúng ta đã vượt qua được tình thế cam go. Nhưng nếu ông ta thất bại một trong hai điều này, thì ông ta phải ra đi. Như vậy, ít nhất chủng ta đã có câu trả lời. Vì thế, thật là vô cùng kinh ngạc và thất vọng khi chúng ta biết rằng mặc dù ông Diệm đă có quyết tâm hành động và mặc dù ông ta rõ ràng có sự hậu thuẫn của quân đội, thì người Pháp lại ngăn chận không cho ông ta hành động và cho phép Bình Xuyên thách thức ông ta mà không bị trừng phạt và buộc ông ta phải ngưng chiến. Điều này đã đặt chính quyền quốc gia ngang hàng với bọn cướp..
Thái độ của tôi bây giờ cũng như từ trước đến nay và tôi thường bày tỏ một cách chính thức với người Pháp, nếu mọi sự thay đổi có thể thực hiện tiến bộ, chúng ta sẵn sàng đón nhận. Tuy nhiện, hình như đối với tôi, thật là một thảm trạng khi phá hủy tinh thần và uy quyền của chính phủ Diệm, ngay trước khi chúng ta có bất cứ ý kiến nào về điều gì sẽ xảy ra".
(Lá thư này được xêp vào loại tối mật, được bạch hóa vào ngày 28.12.1981, lưu trữ trong hộp số 9, Foster Duỉles Papers , Indochina Files, June 1954- April 1956. Thư Viện Dwight D. Eisenhower)
Tổng Thống Eisenhower: Diệm phải ra đi
Tuy vậy, sau khi về đến Hoa Thịnh Đốn, tướng Collins trước hết đã diện kiến với tổng Thống Eisenhower. Sau đó, tướng Collins đến gặp và thảo luận với Nhóm Đặc Nhiệm về Việt Nam do Kenneth Young cầm đầu, cùng các nhân vật của Bộ Ngoai Giao, Bộ Quốc Phóng và CIA chuyên trách về vấn đề Việt Nam. Kết quả các buổi thảo luận đà đi đến một giải pháp, trong đó Phan Huy Quát và Trần Văn Đỗ sẽ trở thành Thủ Tướng và Phó Thủ Tướng và ồng Diệm trở thành Chủ Tịch của Hội Đông Tư Vân. Hình thức này sẽ tiêp tục cho đên khi Việt Nam có một cơ cấu chính quyền thường trực được thiết lập do »mộtquốc hội lâm thời. Foster Dulles lúc đầu không đồng ý giải pháp này, nhưng sau đó cũng phải miễn cưỡng chấp nhận. Tiếp đến, Allen Dulles và chính tướng Collins cũng đồng ý với phương thức này.
Ngày 27.4.1955, Bộ Ngoại Giao đã gởi một điện văn đến Ba Lê và Sàigòn để phác hoạ một lập trường mới này của Hoa Kỳ.
Lúc đó, tại Sàigòn, một phát ngôn viên của Lực Lượng Bình Xuyên rất lạc quan tuyên bố với phóng viên Pháp về số phận của Thủ Tướng Diêm như sau:
"Diệm ngày càng yếu thế. Quân đội không tuân lệnh ông ta nữa và các bộ trưởng đã bỏ ông ta. Bảo Đại khuyến khích chúng tôi nên kiên trì cho đến khi thanh toán được ông Thủ Tướng. Hiện nay, người Pháp đứng hoàn toàn về phe chúng tôi và người Mỹ đang thay đổi lập trường của họ, Nêu Diệm khai chiên, ông ta sẽ bại trận rất chóng vánh và sự an toàn của ông ta sẽ bị đe dọa". (Le Monde, 20. 4J 955)
Trong khi những diễn tiến ngoại giao hoàn toàn bất lợi và hầu như tuyệt vọng đó xảy ra cho Thủ Tướng Diệm tại Hoa Thịnh Đốn, thì cuộc chiến tại Sàigòn giữa Bình Xuyên và quân đội chính phủ bộc phát vào chiều ngày 28.4.1955. Ngày 29. 4, Thủ Tướng Diệm nhận hai điện văn của Quốc Trưởng Bảo Đại từ Pháp gửi về.
Điện văn thứ nhất, trong đó yêu cầu Thủ Tướng Diệm và Thiếu Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Lê Văn Tỵ, qua Pháp để Quốc Trưởng tham khảo ý kiến và dự cuộc họp ở Cannes.
Điện văn thứ hai, Quốc Trưởng Bảo Đại ký đạo dụ phong cho Tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Tổng Tư Lệnh quân đội Quốc Gia Việt Nam, được toàn quyền sử dụng mọi phương tiện để giải quyêt cuộc tranh chấp giữa Diệm và các giáo phái.
Dư luận rất xôn xao. Phía các giáo phái và Bình Xuyên rất vui mừng khi hay tin này.
Thủ Tướng Diệm đã khẩn cấp triệu tập hội đồng nội các, để thảo luận về các điện văn của Quốc Trưởng, cuối cùng đã đi đến quyết định:
Giữa lúc tình thế nghiệm trọng, Thủ Tướng chính phủ và Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội không thể rời khỏi đất nước được.
Việc bổ nhiệm tướng Vỹ vào chức vụ Tổng Tư Lệnh quân đội quốc gia chỉ làm cho tình thế thêm rối loạn (Quân Sử VNCH, 419)
Đồng thời, Tướng Nguyễn Thành Phương, Tướng Trịnh Minh thế và Tướng Nguyễn Giác Ngộ, ký tên vào một bản tuyên cáo chung, lên án thực dân và phản loan gây chia rẽ, phản đối Quốc Trưởng Bảo Đại đã bổ nhiệm tướng Vỹ vào chức vụ Tổng Tư Lệnh quân đội.
Truất phế Bảo Đại .
Ngày 30.4. khoảng 200 người đại diện cho 18 đoàn thể, họp ở phòng khánh tiết của Toà Đô Chánh, lấy danh nghĩa là Đại Hội Các Lực Lượng Quốc Gia sau đó tiến tới việc cừ một ban thường vụ cho ủy Ban Cách Mạng Quốc Gia gồm có Ông Nguyễn Bảo Toàn Chủ Tịch, Đại Tá Hồ Hán Sơn Phó Chủ Tịch và ông Nhị Lang làm Tổng Thư Ký và cuối cùng đă đưa ra một kiến nghị như sau:
Truất Phế Quốc Trưởng Bảo Đại
Giải Tản Chính Phủ Ngô Đình Diệm
Ủy nhiệm chí sĩ Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới để trừng trị bọn phiến loạn Binh Xuyên, thu hồi chủ quyền quốc gia, yêu cầu triệt thoái quân đội Viễn Chinh Pháp và tổ chức bầu cử quốc đân đại hội.
Đến chiều, tướng Vỹ, tướng Tỵ, đại tá Nguyễn Tuyên, chỉ huy trưởng lực lượng Ngự Lâm Quân từ Dalạt xuống, Đại Tá Trần Văn Đôn, Tướng Lê Văn Tỵ... vào Dinh Độc Lập yêu cầu Thù Tướng Diệm từ chức. Trong khi các tướng lãnh này ở trong Dinh Độc Lập, thì bên ngoài, có 2 tiểu đoàn Ngự Lâm Quân bao quanh Dinh để uy hiếp.
Khi được thông báo tin này, tướng Thế, Tướng Phương và tướng Ngộ cũng cho lệnh điều quân đến Dinh Độc Lập và kéo Chủ Tịch Đoàn của ủy Ban Cách Mạng Quốc Gia vào trong Dinh. Ông Nhị Lang đã dùng súng lục uy hiếp và lột lon tướng Vỹ. (Nhị Lang đàm luận với tác giả ở Houston, TX, ngày 1.3.2001). Sau đó, tướng Vỹ bỏ lên Dalạt, rồi sang Pháp. (Quân Sử VNCH, 420)
Trở lại cuộc chiến giữa Bình Xuyên và quân đội quốc gia trong ngày 29.4 và các ngày kế tiếp, cũng như trước đây, lần này quân đội quốc gia nhanh chóng chiếm ưu thế và đẩy lui lực lượng Bình Xuyên ra khỏi các cứ điểm phòng thủ tại Sàigòn. Và đến ngày 5.5.1955, tàn quân của Bình Xuyên phải rút chạy về Rừng Sát.
Hoa Kỳ trở lại ủng hộ Diệm
Theo Lansdale, khi quân đội quốc gia chiến thắng, ông đánh điện tín về Hoa Thịnh Đốn báo tin, chính tin này đã làm cho Toà Bạch Ốc chỉ thị rút lại điện văn quyết định thay thế Thủ Tướng Diệm ngày 27.4. Lansdale viết như sau trong hồi ký của ông:
"Đây hẳn là bức điện văn đặc biệt mà Ngoại Trưởng Foster Dulỉes nhắc đến với tôi mấy tháng sau đó. Nhân viên Tham Mưu đã mang bức điện văn của tôi đến, khi ông ta đang dự một dạ tiệc. Đọc xong, ông ta đà cáo lỗi và đi đến Toà Bạch Ốc để gặp Tổng Thống thông báo tin tức. Tổng Thống Eisenhower liền quyết định ủng hộ Ông Diệm bằng mọi giá". (Lansdale, 1972, tr. 300)
Mặc dù, đối chiếu câu chuyện trên đây của tướng Collins với tình hình chiến sự lúc đó, thời điểm giữa các sự kiện không hoàn toàn phù hợp với nhau. Thật vậy, ngày 1.5, Ngoại Trưởng Foster Dulles gởi điện văn đến Ba Lê và Sàigòn để hủy bỏ điện văn ngày 27.4, thì chiến cuộc còn đang tiếp diễn chưa phân tháng bại rõ rệt, măi đến ngày 5.5, Bình Xuyên mới thực sự bị đẩy lui ra khỏi đô thành. Chúng ta cũng biết rằng giờ Hoa Thịnh Đốn đi sau giờ Sàigòn khoảng 12 tiếng đồng hồ. Do đó, điện văn ngày 1.5, trong đó Hoa Kỳ quyết định tiếp tục ủng hộ Thủ Tướng Diệm, có thể bắt nguồn từ một vài nguyên tố khác nữa, Thực vậy, có lẽ sự phản ứng mạnh mẽ của Quốc Hội Hoa Kỳ cũng là một yếu tố quan trọng.
Tưởng cũng cần nhắc lại ở đây, khi về Hoa Thịnh Đốn, sau khi phúc trình cho chính phủ, tướng Collins còn đến tường trình cho các Thượng Nghị Sĩ trong Tiêu Ban Viên Đông thuộc Uy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, rồi gặp riêng Thượng Nghị Sĩ Mansfield để tường trình. Sau đó, tướng Collins cũng đến gặp đa số các Dân Biểu trong Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện. Sau các cuộc gặp gỡ này, tướng Collins nói rằng: các nhà lập pháp không gây một trở ngại nào.
Nhưng trong thực tế, khi biết được quyết định mới của chính phủ về việc thay thế Thủ Tướng Diệm, Thượng Nghị Sĩ Mansfield đâ chính thức đưa ra một bản tuyên bố ngày 29. 4, trong đó Ông tái xác nhận sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho ông Diệm. Nếu Diêm bị buộc phải ra đi. Mansfield nói chúng ta buộc phải ngưng tất cả mọi sự trợ giúp cho Việt Nam, ngoại trừ những viện trợ có tính cách nhân đạo (Department of Defense, United States-Vietnam Relations 1945-1967, q. 10, tr.946)
Tiếp đó, các Thượng Nghị Sĩ Knowland và Humphrey cũng xác nhận sự hậu thuẫn mạnh mẽ của họ dành cho ông Diệm. Và đa số các Dân Biểu trong ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện, sau khi biết quyết định của chính phủ, đã cử Bà Edna F. Kelly, Dân Biểu Đơn Vị Nữu Ước thông báo cho Bộ Ngoại Giao biết họ không ủng hộ việc chấm dứt hậu thuẫn cho ông Diệm. Theo Kenneth Young, Trưởng Nhóm Đặc Nhiệm về Việt Nam đã tường trình như sau về thái độ của Quốc Hội:
"Sẽ có những khó khăn thực sự từ phía Quốc Hội, nếu Diệm bị bắt buộc phải ra đi do những sư kiện thể hiện như ià những hành động của Pháp và Bảo Đại". (Ibid.)
Có lẽ chính vì những nhân tố tổng họp này tại Hoa Thịnh Đốn và Sài gòn đã khiến toà Bạch Ốc, vào ngày 1.5, quyết định hủy bỏ điện văn ngày 27.4 và tái xác nhận Hoa Kỳ ủng hộ Thủ Tướng Diệm với tất cả khả năng của mình.
Trong khi đó, tướng Collins khi rời Hoa Thịnh Đốn đã mang theo bên mình một chỉ thị về chính sách mới của Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Thủ Tướng Diệm sẽ bị thay thế như Collins đề nghị. Nhưng khi phi cơ đưa ông trở lại Việt Nam vừa hạ cánh tại Tân Sơn Nhất, nhân viên Toà Đại Sứ đã trình ông một điện văn mới đảo ngược mọi kế koạch mà ông đâ được lệnh thi hành. Lúc đầu, tướng Collins vô cùng tức giận về điều này và ông kết tội Lansdale đã khuyến khích cuộc binh biến làm đảo lộn cuộc diện chính trị tại Sàigòn. Nhưng sau đó, ông tỏ ra hài lòng với những diễn biến mới của tình thế (Robert Shaplen, The Lost Revolution, 1965, tr. 122-124).
Sau đó, Hoa Thịnh Đốn cảm thấy rằng tướng Collins, trong thời gian qua đâ nhiều lần đứng về phía tướng Ely chống lại Thủ Tướng Diêm, không còn thích hợp với vai trò ngoại giao mới cùa Mỹ tại Việt Nam nữa. Vì thế, ngày 14.5, tướng Collins được thuyên chuyển khỏi Sàigòn để nhận chức vụ mới trong Tổ Chức Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương. Sự tái ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Thủ Tưởng Diệm đã được xác nhận rõ rệt qua lời tuyên bố của Tân Đại Sứ G. Frederick Reinhart vào ngày 27.5:
"Tôi đến đây với những chỉ thị để thi hành chính sách của Hoa Kỳ ủng hộ chính quyền hợp pháp của Việt Nam dưới quyền lãnh đạo cùa Thủ Tướng Ngô Đình Diệm". (New York Times, 30. 5. 1955).
Ngoài ra, ngày 20.5, ý thức được sự bất lực của mình trong việc thi hành một sứ mạng quá khó khăn tại Việt Nam, tướng Ely, Cao ủy Pháp tại Đông Dương, đệ đơn xin từ chức. Và sự ra đi của tướng Ely đã thực sự chấm dứt chê độ thực dân Pháp tại Việt Nam trên phương diện thể chế. Thực vậy, Thủ Tướng Diệm chỉ chính thức chấp nhận người kế nhiệm của tướng Ely như là Đại Sứ Pháp tại Việt Nam, chứ không phải ở chức vụ Cao ủy nữa.
Thủ Tướng Fauré: Diệm không có khả năng mà còn điên khùng nữa.
Ngày 8.5.1955, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Pháp được triệu tập để họp bàn về việc phòng thủ Âu Châu, nhưng vấn đề Việt Nam trở thành đề tài chính. Ngoại Trưởng Dulles và Thủ Tướng Edgar Fauré (người thay thế Thủ Tướng Mendes France từ ngày 23.2.1955) đã chỉ trích Thủ Tướng Diệm hêt sức gay gắt.
Trong khi Dulles cho rằng Diệm là phương tiện duy nhất có thể cứu miền Nam và chống lại các phong trào Cộng Sản ở Việt Nam. Hoa Kỳ không tìm thấy ai khác hơn. Dầu quan niệm của Hoa Kỳ trong quá khứ thế nào đi nữa, hiện nay, Hoa Kỳ phải ủng hộ Diệm hết mình.
Trong khi đó, Thủ Tướng Fauré của Pháp cho rằng Diệm không những là không có khả năng, mà còn điên khùng nữa. Diệm đã lợi đụng lúc không có Tướng Collins ở Sàigòn, nhằm mở cuộc tấn công quân sự đề đạt được một chiến thắng sơ khởi, nhưng chiến thắng này không góp phần cho một giải pháp lâu dài. Pháp không còn chấp nhận hiện tai để đi với Diệm nữa. Diệm sẽ đem thắng lợi lại cho Việt Minh, khơi dậy hận thù của mọi người đối với Pháp và làm gãy đổ bang giao Pháp và Hoa Kỳ.
Tiếp theo Fauré còn công kích Diệm nặng nề hơn nữa: "Diệm là một chọn lựa tồi tệ, một giải pháp không thể được, không có cơ hội thành công và không có cơ hội để cải thiện tình hình". (Department of Defense, United States-Vietnam Relations 1945-1967, 1. IV, 35)
Rồi Faure tiếp, nếu Hoa Kỳ ỵêu cầu, Pháp sẽ rút toàn bộ khỏi Đông Dương và triệt thoái hết quân đội Viễn Chinh Pháp khỏi Việt Nam. Trước thái độ phản đối gay gắt đó, Ngoại Trưởng Dulles phải điều chỉnh lại cách diễn tả quan điểm ủng hộ Thủ Tướng Diệm bằng mọi giá, bằng lối trình bày khác để làm dịu bớt sự bất bình của Pháp, trước khi chấm dứt hội nghị vào ngày 11.5, Dulles nhấn mạnh rằng, Đông Dương với tất cả sự quan trọng của nó, không thể cho phép làm phương hại đến bang giao Pháp-Mỹ và sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho Diệm cũng không được làm chia rẽ Đồng Minh, Dulles đề nghị rằng Pháp sẽ tiếp tục ủng hộ Diệm cho đến khi một quốc dân đại hội được bầu cử, đe xác định một cơ cấu chính trị chung cuộc cho Việt Nam , cơ cấu đó có thể có và có thể không có Diệm.
Ngoại Trưởng Anh Quốc Mac Millan cũng đồng ý với quan điểm này. Vì thế, dù đê nghị này trái với quan điểm của mình, chống lại công luận của Pháp và không thoả mãn một số điều kiện mà Pháp đặt ra cho Việt Nam, Thù Tướng Fauré của Pháp cuôi cùng đã châp nhận giải pháp của Ngoại Trưởng Dulles. Nhưng Fauré đòi hỏi chính phủ Diệm phải được mở rộng bầu cử phải được thực hiện càng sớm càng tốt, vấn đề giáo phái phải được giải quyết, chấm dứt mọi tuyên truyền chống Pháp và những viên chức Pháp và Hoa Kỳ nào đã làm mất hoà khí trong bang giao Pháp-Mỹ, phải được thuyên chuyển khỏi Việt Nam (Đại tá Lansdale là một trong số những người này). Và Hoa Kỳ phải bảo đảm rằng những liên hệ kinh tế, tài chánh và văn hóa của Pháp với Nam Việt Nam phải được ủng hộ. Tuy chấp nhận những điều khoản này, nhưng Ngoại Trưởng Dulles thêm rằng vì Thủ Tướng Diệm không phải là bù nhìn của Hoa Kỳ, nên ông không thể bảo đảm những điều liên quan đến Việt Nam sẽ được thoả mãn. Rồi Dulles thêm rằng, vấn đề Việt Nam, từ nay không còn nằm trong một thỏa hiệp chung mà Hoa Kỳ và Pháp phải cam kết như trong tháng 9.1954 nữa. Chính sách chung giữa Hoa Kỳ và Pháp về các vấn đề cho Đông Dương đã cáo chung và ông đề nghị mỗi nước nên hoạch định một chính sách riêng và thi hành tùy theo nhu cầu của mỗi quốc gia. Trong tương lai, Hoa Kỳ sẽ hành động một cách độc lập với Pháp về các vấn đề Việt Nam.
Diệm: từ chối thi hành hiệp định Geneva
Sau khi chiến thắng Bình Xuyên tại Đô Thành, chính phủ Diệm đã cho lệnh mở các cuộc hành quân để tiểu trừ những quân đội của các giáo phái, không chịu về qui thuận với chính phủ. Những cuộc hành quân đã đem lại kết quả hết sức tốt đẹp, và chính phủ đã kiểm soát các tỉnh mà trước đây nằm trong vùng tự trị của các giáo phái. Trong khi, Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ Thủ Tướng Diệm vô điều kiện, còn Pháp thì hết sức miễn cưỡng để ủng hộ chính phủ Việt Nam do ông Diệm điều khiển. Và dưới áp lực của Hoa Kỳ, Pháp đã phải nhượng bộ rất nhiều về phương diện chính trị như trao trả hoàn toàn độc lập cho Việt Nam, và sẽ chuyển giao tất cả các cơ quan chuyên môn cho Việt Nam vào cuối năm 1954.
Trước những thắng lợi quan trọng đó của chính phủ Diệm trên bình diện chính trị, chính quyền Hà Nội đâm lo ngại, Thủ Tướng Phạm Văn Đồng của Bắc Việt đã gởi văn thư cho Pháp, trong đó viết rằng: Chúng ta đã ký Hiệp Định Geneva, và tùy thuộc vào quí Ngài để đòi buộc họ [chính quyền Miền Nam] tôn trọng Hiệp Định này. (xem p. Devillers. The Struggle for the Unification of Vietnam, in North Vietnam Today, 19Ộ2, tr. 31)
Vì thế trong phiên họp của Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á vào tháng 2.1955, Phái Đoàn Pháp đã vận động phái đoàn Anh cùng lưu ý chính quyền Eisenhower rằng, nếu chính phủ Sàigòn từ chối không tổ chức tổng tuyển cử, để hậu quả dẫn đến việc Cộng Sản Hà Nội công khai tấn công Miền Nam, thì Tổ Chức Liên Phòng Đông Nam Á sẽ không can thiệp. (Brian Crozier, ‘The Diem Regime in South Vietnam’, Far Eastern Survey, Vol. 24, No. 4 April 1955, tr 56)
Và để vận động đư luận quốc tế ủng hộ việc thi hành tổng tuyển cử, Thủ Tướng Đồng đã đến Ấn Độ vào đầu tháng 4.1955, để xin Thủ Tướng Nehru giúp đở cho việc tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia trong Khối Trung Lập tại Hội Nghị Á Phi sẽ diễn ra vào ngày 21-23 tháng 4.1955 sắp tới tại Bandung, Indonesia. Và trong thông báo chung cuả hai nước ngày 10.4, Thủ Tướng Nehru và Đồng tuyến bố: quyết tâm tôn trọng và tìm cách thi hành đầy đủ tinh thần và những điều khoản của Hiệp Định Genava. (Times of India, April 11,1955).
Nhựng trong hội nghị Bandung diễn ra vào 21.4, khi phái đoàn Ấn Độ như là một nước thành viên trong ủy Ban Kiểm Soát Đình chiến tại Việt Nam, đưa vấn đề này ra trước hội nghị, thì phái đoàn của chính phủ Diệm yêu cầu, vì lý do chính trị và nhân đaọ, xin gia hạn thêm thời gian 300 ngày tập kết giữa 2 miền, để có thêm thì giờ cho dân chúng ở hai miền Bắc Nam có cơ hội chọn lựa vùng đất mình muốn định cư hay muốn đoàn tụ với gia đình. Vì thế, sau đó vấn đề này không được ghi trong bản tuyên bố của hội nghị (Ngô Đình Luyện, đàm luận với tác giả).
Ngày 6.6.1955, Thủ Tướng Đồng tuyên bố rằng, theo như qui định của Hiệp Định Geneva, Hà Nội sẵn sàng tham dự hội nghị hiệp thương (preliminary discussions) với các giới chức thẩm quyền của miền Nam để thảo luận về việc tổng tuyển cử quốc gia. Ngày 17. 6, Thủ Tướng Diệm tuyên bố, Chúng tôi đã không ký vào Hiệp Định Geneva. Do đó, chúng tôi không bị ràng buộc phải thi hành Hiệp Định này dưới bât cứ hình thức nào. Hơn nữa, Hiệp Định này đã được ký kết trái với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam. (Documents Relating to British Involvement in the IndoChina Conflict 1945-1965, tr. 107)
Trước những vận động dư luận quốc tế này của Hà Nội, trong cuộc họp báo ngày 28.6.1955, Ngoại Trưởng Mỹ, Foster Dulles, đã tuyên bố: Nếu không có những điều kiện tiên quyết thích hợp, thì cuộc tổng tuyển cử không thể tổ chức được, cũng nên nhớ rằng trong những điều khoản của Hiệp Định Geneva đã qui định rõ, cuộc tuyển cừ này phải được tổ chức dưới sự giám sát của một tổ chức quốc tế nhằm đảm bảo những điều kiện thiết yếu để nguyện vọng của toàn dân được tự do biểu lộ. Cuộc tuyển cử toàn quốc này tự nó, là lót đường để tiến tới những định chế dân chủ mà chắc chắn đã thiếu vắng tại cả miền Nam lẫn miền Bắc. (Dept, of State Bulletin, Washington, July 11, 1955, tr. 50)
Tiếp đến, ngày 19. 7 1955, Thủ Tướng Đồng đă gởi một văn thư cho Thủ Tướng Diệm đề nghị tổ chức một hội nghi hiệp thương giữa hai 2 miền như Hiệp Định Geneva đã quì định. Ngày 12.8.1955, Thủ Tướng Diệm đã từ chối hội nghị hiệp thương với lý do:
"Nhằm đạt được một nền dân chủ thực sự, chính quyền Việt Nam cứu xét nguyên tẳc của những cuộc bầu cử thực sự tự do để tạo nên một định chế dân chủ và hoà bình, Nhưng trước hểt phải thoã mãn những điều kiện của một cuộc sống tự do và bầu cử tự đo. Trong quan điểm đó, không có một điều tích cực nào trên đây sẽ đạt được khi chê độ Cộng Sản miên Bắc còn không cho phép mỗi công dân Việt Nam được hành sử những quyền tự do dân chủ và những quyền căn bản của con người". (Ibid. tr. 109-110)
Tiếp đến ngày 23.10.1955, Chính quyền Việt Nam đã tổ chức một cuộc Trưng cầu Dân Ý để toàn dân chọn lựa người lãnh đạo quốc gia, giữa Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Kết quả Thủ Tướng Diệm được 5,721,735 phiếu tín nhiệm, nghiã là chiếm khoảng 98% phiếu bầu. Rồi ngày 26.10.1955, Thủ Tướng Diệm tuyên bố Hiến Ước tạm thời, trong đó Việt Nam là một nước Cộng Hòa, và người iãnh đạo quốc gia là Quốc Trưởng kiêm chức vụ Thủ Tướng, được gọi là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà. Khi biết được Tổng Thống Diệm được sự tín nhiệm gần như tuyệt đại đa số của toàn dân Việt Nam, trong cuộc Trưng cầu Dân Ý, cũng như dành được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ và công luận Hoa Kỳ, chính phủ Pháp thấy khó lòng có thể ép buộc chính quyền của Tổng Thống Diệm tham dự Tồng tuyển cử nữa. Cho nên trong một văn thư trả lời cho chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 23.2.1956, Ngoại Trưởng Pháp đã viết:
"Chúng tôi không phải là toàn thể những người chủ động của tình thế. Hiệp Định Geneva một bên và bên kia là áp lực của các đồng minh của chúng tôi, đã tạo nên một tình trạng pháp lý vô cùng phức tạp. Quí ngài hỏi tôi thái độ của nước Pháp ra sao, sau ngày tuyển cử được Hiệp Định Geneva dự định được tổ chức vào 7.1956. Trên nguyên tắc, lập trường của chúng tôi rất rõ ràng: Nước Pháp là người bảo đảm cho Hiệp Định Geneva. Nhưng chúng tôi một mình không có đủ phương tiện để buộc những đồng minh tôn trọng..." (Journal Officiel De La Republique Francaise, DebatsParlementaires, Feb 24, 1956, p. 197)
Đồng thời, chính phủ Pháp đã gởi văn thư chính thức cho Đồng Chủ Tịch (Co-chairmen) của Hội Nghị Geneva thông báo Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và không còn trách nhiệm thi hành Hiệp Định này nữa.
Tuy nhiên, Anh và Liên Sô, Đồng Chủ Tịch của Hội Nghị Geneva, không muốn chấp nhận một sự chối bỏ công khai Hiệp Định này của miền Nam, với lý đo đơn giản là không ký vào Hiệp Định Geneva, nên không có trách nhiệm thi hành những điêu khoản của Hiệp Định này. Vì thê, ngày 8.5.1956, Đông Chủ Tịch của Hội Nghị Geneva mời hai Miền Nạm và Bắc Việt Nam trao đổi quan diểm về thời gian mở hội nghị để thảo luận về việc tổng tuyển cử trên toàn lãnh thổ Việt Nam và thời gian tổ chức tuyển cử đó như là phương tiện để thống nhất Việt Nam. (Documents Relating to British Involvement in the IndoChina Conflict 1945-1965, tr. 97)
Để đáp ứng yêu cầu này, ba ngày sau Hà Nội nhanh chóng gởi văn thư cho chính phủ Diệm đòi mở ngay hội nghị hiệp thương. (New York Times, May 13,1956). Và ngày 4.6, Hà nội gởi thư thông báo cho Đồng Chủ Tịch của Hội Nghị Geneva, biết rằng họ đã gởi văn thư cho chính phủ Saigòn nhưng không được trả lời và yêu cầu Đồng Chủ Tịch của Hội Nghị nên dùng những biện pháp cần thiết để mang lại một cuộc hội nghị hiệp thương giữa 2 miền Nam và Bắc. Hà Nội còn đi xa hơn, yêu cầu hai vị Đồng Chủ Tịch, nêu Chính phủ Sàigòn tiêp tục từ chôi không chịu hiệp thương, nên triệu tập một Hội Nghị Geneva mới để giải quyết vấn đề.
Ngày 20.6.1956, chính phủ Miền Nam đã gởi cho Hà Nội và cho hai vị Đồng Chủ Tịch, một văn thư đưa ra 6 điều kiện tiên quyết yêu cầu Hà Nội phải chấp nhận, trước khi miền Nam ngồi vào bàn thương nghị. Trong đó có các điểm chính như sau:
Cho phép tự do trao đổi thư tín và thông tin giữa 2 miền Nam và Bắc.
Cho phép những gia đinh ở miền Nam hay Miền Bắc còn có thân nhân bị kẹt lại ở bên kia giới tuyến có thể xin đoàn tụ với gia đình.
Cho phép thiết lập và tự do trao đổi thương mãi giữa hai miền...
Tổng tuyền cử phải được tổ chức theo thể thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, một cách hoàn toàn tự do, dưới sự kiểm soát chặt chẻ của Liện Hiệp Quốc. Theo Cụ Cao Xuân Vỹ (phởng vấn với tác giả) Hà Nội đã không chấp nhận những điều kiện tiên quyết này. Từ đó, hai vị Đông Chủ Tịch, là Anh và Liên Sô, đã bỏ qua vấn đê tổng tuyển cử luôn và không còn cứu xét đến nữa. (Dept, of State Bulletin, Washington, June7, 1965, tr. 893)
Rồi đến ngày 23.1.1957, Hoa Kỳ và 12 quốc gia khác ủng hộ đơn xin gia nhập của Việt Nam trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quôc, nhưng Liên Sô đòi phải cho cả Băc Việt được gia nhập. Nên vấn đề không được giải quyết.
Mặc dù sau đó, Hà Nội đã nhiều lần nhắc lại vấn đề này, vào đầu tháng 8.1956, rồi tháng 6.1957, tháng 3 và tháng 12.1958, tháng 7.1959 và tháng 7.1960. (xem Vietnam Peace Committee, Five Years of the Implemantation of the Geneva agreement in Vietnam, Hanoi, 1959. Tr. 8)
Các sự kiện trên đây cho thấy Hà Nội hình như luôn dùng các thủ thuật chính trị để che dấu những hành động du kích, khủng bô và phá hoại và họ thường xuỵên xin Đông Chủ Tịch triệu tập hội nghị hiệp thương đê bàn vê việc tổng tuyển cử, nhằm che đấu hành động gây hấn của họ. Đồng thời, lên án trước công luận chính quyền Diệm vi phạm Hiệp Định Genève. Nhưng trong thực tê, vì Hà Nội không dám đáp ứng những điêu kiện tiên quyết, của chính quyền Diệm, mà điểm quan trọng hơn cả là việc tổ chức tổng tuyển cử theo lối phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, một cách hoàn toàn tự do, dưới sự kiểm soát của Liện Hiệp Quốc, nên những đỏi hỏi của Hà Nội đã không được hai vị Đông Chủ Tịch cứu xét.
Thu hồi toàn vẹn chủ quyền và độc lập thực sự cho Việt Nam
Mặt khác, để kiện toàn nền độc lập, Tổng Thống Diệm yêu cầu Pháp mau chóng chuyển giao hoàn toàn chủ quyền quốc gia cho Việt Nam và Quân Đội Viễn Chinh Pháp triệt thoái khỏi đất nước này càng sớm càng tốt. Do đó, Tổng Thống Diệm đã phái Bộ trưởng Nguyễn Hữu Châu sang Pháp điều đình về việc rút quân đội Pháp ra khỏi Việt Nam và duỵệt xét lại các hiệp ước kinh tế, tài chánh và văn hóa giữa Pháp và Việt Nam. Và Thủ Tướng Diệm cũng muôn từ nay liên lạc giữa Pháp và Việt Nam thông qua Bộ Ngoại Giao, chứ không qua Bộ Các Quốc Gia Liên Kêt như trước nữa và chức Cao Uy Pháp tại Đông Dương được bãi bỏ và người kê nhiệm tướng Ely, sẽ trình ủy nhiệm thư như một đại sứ.
Khi những tin tức này được tiết lộ ra bên ngoài, tạo nên một làn sóng chống đối sôi nổi tại Ba Lê. Dư luận đâ mạnh mẽ lên án chính phủ Pháp đã bán đứng những quyền lợi của Pháp tại Việt Nam khi chấp nhận giải pháp Hoa Kỳ tại Đông Dương, khiến cho chính phủ Pháp không thê để cho Việt Nam rút ra khỏi Liện Hiệp Pháp. Điều này làm cho Thủ Tướng Diệm rất bất bình. Thêm vào đó, khi chính phủ Việt Nam bắt hai sĩ quan Pháp bị nghi ngờ đặt bom phá nhà máy điện tại Sàigòn và cho Pháp biết rằng, sẽ đưa hai sĩ quan này ra xét xử tại pháp đình Việt Nam. Pháp quyết định ngưng mọi cuộc thương thuyết cho đến khi hai sĩ quan được phóng thích.
Đến tháng 12.1955, các thương thuyết Việt-Pháp được tái tục, sau khi chính phủ Pháp ý thức được Thủ Tướng Diệm đă được dân chúng Việt Nam ủng hộ quá mạnh mẽ trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.10 và Thủ Tướng Diệm nay đã chính thức trở thành Tổng Thống của nước Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên trong lịch sử của đất nước này. Tiếp theo, Pháp chịu tiếp nhận những đòi hỏi của Việt Nam là Pháp từ chối không cho chính phủ Hà Nội gửi đại diện ngoại giao đến Ba Lê và phải xác định rõ ràng, phái bộ Sainteny tại Hà Nội chỉ phụ trách các vấn đề văn hoá và kinh tế mà thôi và Pháp chính thức công nhận Việt Nam Cộng Hoà là thực thể chính trị duy nhất đại diện trọn vẹn chủ quyền cho cả nước Việt Nam. Cuối cùng, Việt Nam đồng ý thả hai sĩ quan Pháp.
Nhưng sau đó bang giao giữa hai nước cũng không được cải thiện nhiêu, vì cuôi tháng 12, chính phủ Việt Nam bất thần chấm đứt việc thi hành những thoả ước kinh tế và tài chánh đã ký kết trước đây tại Ba Lê vào năm 1954,và di chuyển thị trường thương mại Việt Nam từ khu vực đồng Phật Lăng Pháp sang khu vực đông Mỹ Kim, khiến giới kinh doanh Pháp đã giận dữ về chính sách của Việt Nam trước đây, nay càng phẫn nộ để bỏ Việt Nam ra đi ngày càng nhiều. Sau đó, Việt Nam còn đòi Pháp, muôn tái tục bang giao bình thường với Việt Nam, Pháp phải tuyên bố từ bỏ hiệp định Geneva, từ chối đề cập đến cuộc Tổng Tuyên Cử năm 1956. Công nhận một cách công khai và không dè dặt về chính sách của ông Diệm, chấm dứt mọi quan hệ với Việt Minh và triệu hồi phái bộ Sainteny về nước. (Department of Defense, United States-Vietnam Relations 1945-1967, q.I, IV, tr. 39)
Sau đó, chính phủ Việt Nam chính thức rút đại diện của mình khỏi Liên Hiệp Pháp. Và Pháp không thể làm gì khác hơn, khi Tổng Thống Diệm tuyên bố Việt Nam đã vững mạnh, không còn tùy thuộc vào quân đội Pháp nữa. Vào tháng 2.1956, chỉ còn 15000 quân Pháp tại Việt Nam và 10000 trong số này sẽ triệt thoái vào cuôi tháng 3. Và ngày 25.4 , quân đội Pháp chính thức triệt thoái khỏi Việt Nam. Sau hết, ngày 26.4, Phủ Cao Uy Pháp tại Đông Dương bị hủy bỏ, cũng mang theo ý nghĩa chính thức châm dứt 72 năm chế độ Pháp bảo hộ Việt Nam. (1884-1956)
Kết luận
Tóm lại, nếu ta bình tâm đọc tiểu sử của ông Diệm, phải nhận thức rằng, quả thật, ông Diệm đã hy sinh suôt cả cuộc đời của ông để tranh đấu cho chủ quyền và nền độc lập của dân tộc. Thật vậy, ngay khi được bổ nhiệm vào làm Thượng Thư Bộ Lại vào năm 1933, ông đã đòí buộc người Pháp phải tôn trọng chủ quyên của Triêu Đình Việt Nam, thi hành đúng đắn những điều khoản đã được ký kết trong hoà ước Patenôtre 1884, thiết lập một Viện Dân Biểu với thực quyền. Nhưng khi Thực Dân Pháp không đáp ứng những đòi hỏi cải cách này, ông đã từ chức để phản đối.
Rồi kế tiếp theo đó, trong những năm còn lại của thập niên 30 và suốt trong thập niên 40, ông vẫn cương quyết và liên tục tranh đấu dưới nhiều hình thức khác nhau để tìm cách khôi phục độc lập cho Việt Nam, bất chấp sự bắt bớ của mật vụ Pháp, giam cầm và đe đoạ ám sát của Việt Minh.
Đến đầu thập niên 1950, ông đã đến Hoa Kỳ để kiếm tìm hậu thuẫn cho đường lối đâu tranh dành độc lập của mình. Đó là đường lối đòi hỏi Thực Dân Pháp phải trao trả toàn vẹn chủ quyền và độc lập thực sự cho Việt Nam, chứ không chấp nhận lối trao trả đôc lập từng phần trong lối chơi chữ do Thực Dân Pháp chủ trương như Việt Nam là một Quốc Gia Độc lập và thống nhất trong Liên Hiệp Pháp, nghiã là Việt Nam không có quyền ngoại giao, mọi giao thiệp với nước ngoài phải qua Liên Hiệp Pháp, Việt Nam ở trong khối các quôc gia liên kêt Việt, Miên và Lào dưới quyền tài phán của Cao ủy Pháp tại Đông Dương.
Và khi Điện Biên Phủ thất thủ, tình hình Việt Nam hầu như tuyệt vọng ông đã có can đảm đứng ra lãnh trách nhiệm cứu nước, vì ông quan niệm rằng đây là cơ hội cuối cùng ông còn có thể đứng ra cứu nước trước khi Việt Nam mất vào tay Cộng Sản. Khi nhận trọng trách làm Thủ tướng, ông đòi hỏi Quốc Trưởng Bảo Đại phải trao cho ông được toàn quyền hành động vê hành chánh và quân sự. Làm như vậy, không phải vì ông tham quyền cố vị, nhưng ông muốn có đầy đủ thực quyền để có thể tranh đấu với cả Thực Dân Pháp lẫn Cộng Sản, trong nỗ lực cứu nước và khôi phục lại chủ quyên và đôc lập thực sự cho dân tộc cho Việt Nam,
Ông Diệm đã tạo nên những kỳ tích lịch sử vì ông đã thực tâm tranh đấu và thực hiện được những khát vọng sâu xa nhất và tha thiết nhất của toàn dân sau nhiều năm bị ngoại bang đô hộ và bị Cộng Sản khủng bố. Đó là thu hồi được chủ quyền cho tổ quốc, độc lập cho dân tộc và tự do dân chủ cho toàn dân. Chính trong nỗ lực đó, mà ông được tuyệt đại đa số dân chúng ngưỡng mộ và nhiệt tình ủng hộ.
Đây là một cuộc tranh đấu vô cùng cam go và hết sức khó khăn vì Thực Dân cùng với giới tài phiệt Pháp lúc đó đã liên kết với các lực lượng quân sự do Pháp tài trợ, trực thuôc các giáo phái, rôi đên các thế lực phản động như Bình Xuyên bắt tay vơí các phần tử thân Pháp trong quân đội Việt Nam trong dã tâm triệt hạ chính quyền non trẻ Ngô Đình Diệm bằng mọi phương tiện. Còn về phía Hoa Kỳ, mặc dù vì chính sách chống Cộng Sản tại Á Châu, Tổng Thống Eisenhower và Ngoại Trưởng Foster Dulles luôn hết lòng ủng hộ ông Diệm. Nhưng trong thực tế, những nhà ngoại giao, đại diện cho chính quyền Hoa Thịnh Đốn tại Sàigòn, lúc nào cũng muốn can thiệp vào nội tình Việt Nam, ông Diệm vì muốn bảo vệ chính nghĩa và chủ quyên quốc gia, đã khước từ những yêu sách không hợp lý của họ, khiến họ bất bình và đứng về phe Thực Dân Pháp để chống đối lại chính quyền Diệm, một chính quyền mà họ đã được chỉ thị phải ủng hộ bằng tất cả sức mạnh của Hoa Kỳ. Thật vậỵ, những Đại sứ Hoa Kỳ thời đó như Heath và Collins, sau một thời gian làm việc với Thủ Tướng Diệm, đêu phúc trình vê Hoa Thịnh Đôn phải thay thế Diệm. Điều bi thảm hơn nữa đã có lúc, chính Tổng Thống Eisenhower cũng quyết định Diệm phải ra đi. Nhưng trong giờ phút cực kỳ nghiệm trọng đó, ông Diệm đã làm một quyêt định sinh tử và hêt sức chính xác, là ra lệnh cho các lực lượng quân đội trung thành với chính phủ đánh bật các lực lượng Bình Xuyên ra khỏi đô thành, để chứng tỏ sức mạnh và uy tín của chính phủ trong việc duy trì an ninh trật tự cho dân chúng và trong khi đó những thế lực chính trị ủng hộ ông Diệm tại Hoa Thịnh Đốn mà ông đã gầy dựng được từ những ngày sống lưu vong ở Hoa Kỳ, đòi buộc chính quyền Eisenhower phải duyệt xét lại chính sách về Việt Nam, khiến chính phủ Hoa Kỳ nhận thức được những sai lầm của mình và quay lại ủng hộ chính quyền Diệm bằng mọi giá.
Sau đó, Thủ Tướng Diệm đã thành công trong cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955 với số phiếu của tuyệt đại đa số dân chúng dành cho ông, và ông trở thành vị Tổng Thống khai sinh ra nền Đề Nhất Cộng Hoà Việt Nam. Từ vị thế này, ông đòi buộc chính phủ Pháp phải trao trả lại trọn vẹn chủ quyên và độc lập thật sự cho Việt Nam.
Đối với Tổng Thống Diệm, chủ quyền, đôc lập và chính nghĩa quốc gia là những thứ thiêng liêng nhất không thể trả giá, đổi chác hay mua bán dưới bất cứ hình thức nào. Chính vì vậy, nhà lãnh đạo đức độ và tài ba này, đã hiến dâng tất cả sự nghiệp của đời mình cho những giá trị cao cả đó và chính trong giờ phút cuối cùng, Tổng Thống Diệm đã đem chính mạng sống của mình, để bảo vệ danh đự và uy tín của vị lãnh đạo một nước Việt Nam thực sự có chủ quyền và độc lập.
Thật vậy, trong biến cố ngày 1.11.1963, khi được Đại sứ Lodge đề nghị, nếu ông Diệm đồng ý từ chức, chính Lodge sẽ dùng phương tiện riêng của ông để đưa Tổng Thống Diệm an toàn ra ngoại quốc. Tổng Thống Diệm đã không màng cám ơn và còn lớn tiếng nhắc nhở cho vị Đại sứ này phải biết tôn trọng chủ quyền của Việt Nam:
Thưa Ông Đại Sứ, ông có biết ông đang nói chuyện với ai không? Tôi muốn báo cho ông biết rằng ông đang nói chuyện với một Tổng Thống của một quốc gia độc lập và có chủ quyền. Tôi chỉ rời khỏi đất nước này, nếu đó là nguyện vọng của dân tộc tôi. Tôi sẽ không bao giờ ra đi theo lời yêu cầu của một số tướng lãnh phản loạn hay của ông Đại sứ Mỹ. Như sáng nay, tôi đã nói với ông, người Mỹ đã bí mật mua chuộc một số tướng lãnh để thực hiện cuộc đảo chánh. Do đó, nếu tôi có mệnh hệ gì, thì chính phủ Mỹ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước dư luận thế giới về những điều tệ hại này.
(Cao xuân Vỹ, đàm luận với tác giả tại Huntington Beach, tháng 6.1986 và Flott, một viên chức Mỹ ở cạnh Logde lúc đó cũng tường thuật gần đúng như vậy, xem Anne Blair, Lodge in Việt Nam, A Patriot Abroad,)
Khi được tường thuật câu nói này, tôi có cảm tưởng như được nghe âm hưởng đầy khí khái của một Hưng Đạo Vương trong lịch sử Việt Nam Hiện Đại.
Phạm Văn Lưu
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA TT NGÔ ĐÌNH DIỆM
tác giả: Hoàng Ngọc Thành & Thân thị Nhân Đức
Đăng ngày 26 tháng 10.2015