banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Joe Biden, TT có phong cách "quỳ gối" nhiều nhất

trong lịch sử nước Mỹ

Jiang Pingzhou

Tôi chưa bao giờ thấy một vị tổng thống nào thích quỳ giống như ông Biden. Có thể nói là ông quỳ mọi lúc mọi nơi. Tại sao ông Biden lại thích quỳ đến vậy?
Một số người nói rằng văn hóa phương Đông và phương Tây khác nhau, và không có gì to tát nếu quỳ gối ở phương Tây.
Nếu như quỳ gối là điều bình thường, vậy tại sao chúng ta không thấy ông Trump quỳ gối? Ông Bush thì sao? Ông Clinton thì sao? Còn cả ông Reagan nữa? Tại sao rất nhiều tổng thống Hoa Kỳ không quỳ xuống, nhưng Joe Biden lại quỳ hết lần này đến lần khác?
Ông Biden quỳ gối khi nhìn thấy phụ nữ, trẻ em, người già, người da trắng, người da đen, người Mỹ La tinh, nhưng chưa có bức ảnh nào ông quỳ trước người Trung Quốc, không biết có phải là cố ý hay không.
Vì vậy, những người nói rằng ông Biden quỳ gối vì sự khác biệt trong văn hóa phương Đông và phương Tây là không có cơ sở. Nếu không, tại sao 45 đời tổng thống Hoa Kỳ lại không quỳ khắp mọi nơi như vậy?

Quỳ trước người da đen
Ví dụ, trường hợp giật gân nhất năm ngoái là việc "Cảnh sát da trắng ghì chết George Floyd". Tại lễ tưởng niệm George Floyd, ông Biden đã quỳ xuống sau khi bước vào cửa, khiến những người da đen phía sau sững sờ và liếc mắt nhìn ông ta.
Quỳ gối trước George Floyd - một người da đen - là chưa đủ đối với ông Biden. Sau đó ông đã “thay đổi trận địa” và quỳ gối trước những người da đen khác. Vụ việc lần này là một cảnh sát da trắng đã bắn một người đàn ông da đen ở Wisconsin.
Bạn gái của Jacob (nghi phạm người da đen) gọi điện báo cảnh sát nói rằng anh ta đột nhập vào nhà và lấy mất chìa khóa xe. Khi cảnh sát đến hiện trường, Jacob đang cầm một con dao trên tay. Không thể thuyết phục được nghi phạm, cảnh sát đành nổ súng, khiến Jacob bị liệt phần dưới cơ thể.


Nghi phạm Jacob Blake

Jacob hoàn toàn là một tên cặn bã. Anh ta đã bị cáo buộc tấn công tình dục, bạo lực gia đình và xâm phạm nhà riêng bất hợp pháp. Nhưng khi cảnh sát bắn hạ anh ta vì đã chống lại pháp luật, anh ta lại ngay lập tức từ một tên lưu manh biến thành “anh hùng của nước Mỹ”.
Sau khi biết được sự việc, ông Biden đã “lao” đến trước cửa nhà Jacob và quỳ xuống.


Bức ảnh này được chụp khi ông Biden đến quỳ trước nhà Jacob. Lúc đó gia đình Jacob không để ý chút nào đến ông ta, vì họ đang rất bất bình với việc người da trắng nổ súng vào người da đen.
Từ từ, ông Biden có lẽ đã “nghiện quỳ gối”. Chỉ cần gặp người da đen, ông ta sẽ quỳ ngay khi có cơ hội. Một tổng thống Mỹ luôn ở trong “tư thế” xin lỗi người da đen.

Quỳ trước trẻ em
Trong bức ảnh dưới, ông Biden đã quỳ trước một đứa trẻ da đen. Những người ủng hộ cho ông Biden nói: "Đó là bởi vì đứa trẻ thấp, vì vậy Biden đã quỳ gối để giao tiếp với đứa trẻ, nó phản ánh sự gần gũi của ông với mọi người".
Mọi người hãy nói xem, ai trong số 45 tổng thống của Hoa Kỳ không cao hơn bọn trẻ? Bạn đã thấy tổng thống Mỹ nào quỳ xuống và giao tiếp với trẻ em chưa?
Trong nhiều dịp khác nhau, chỉ cần gặp trẻ em, chừng nào thời điểm thích hợp, chắc chắn ông Biden sẽ quỳ xuống để chào hỏi.



Sự khó xử của Tổng thống Hàn Quốc
Một lần khác, khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đến thăm Nhà Trắng, ông Biden đã sắp xếp một sân khấu để "trao huân chương cho các cựu chiến binh" và mời ông Moon Jae-in tham gia cùng.
Sau khi trao huân chương, mọi người muốn chụp ảnh tập thể để làm kỷ niệm.
Ông Biden, một người thích quỳ gối, đã dẫn đầu và quỳ xuống trước mặt các cựu chiến binh, khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đứng bên cạnh phải sững sờ. Ông Moon Jae-in đã lúng túng một lúc, liệu ông có nên quỳ theo không?
Nếu ông Moon Jae-in không quỳ thì có vẻ như không phù hợp (người “anh lớn” là Mỹ đã quỳ, chẳng lẽ “em trai” Hàn Quốc lại không quỳ).
Nhưng nếu ông Moon Jae-in quỳ gối tại Nhà Trắng, xét theo tính tự tôn dân tộc mạnh mẽ của Hàn Quốc, chắc chắn ông ấy sẽ “bị mắng té tát” khi trở về nước. Phải làm sao đây?
Tổng thống Hàn Quốc đã thực hiện một thủ thuật thông minh, chính là “nửa quỳ nửa không” (hay có thể nói là ngồi xổm).

President Joe Biden, South Korea's President Moon Jae-in and first lady Jill Biden with Korean War-era Army Colonel Ralph Puckett, center, during a Medal of Honor ceremony for Puckett in the East Room at the White House in Washington, May 21, 2021.

Và quỳ trong nhiều hoàn cảnh...
Ngoài việc quỳ gối trước người da đen và trẻ em, ông Biden còn quỳ gối tại địa điểm tổ chức phong trào nữ quyền.
Trong thời gian tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vào năm ngoái, ông Biden đã tham gia một cuộc biểu tình ủng hộ nữ quyền.
Những người biểu tình rất háo hức khi thấy ông Biden xuất hiện ở đây. Tuy nhiên, trước ống kính của giới truyền thông, ông Biden lại tiếp tục quỳ gối trước những nhà vận động nữ quyền.
Quỳ gối ở bên ngoài vẫn chưa đủ. Sau khi vào trong nhà, ông Biden đã gặp gỡ nhà vận động nữ quyền, đồng thời là một nghị sĩ Mỹ có gốc gác thổ dân - bà Deb Haaland.
Khi nhìn thấy vị "nghị sĩ bản địa" này, ông Biden lại không kiềm chế được mà khuỵu chân xuống. Dân biểu không biết phải làm sao. Tại sao ứng cử viên tổng thống lại phải quỳ gối trước mặt bà?
Thấy vậy, bà Haaland chỉ có thể bất lực mỉm cười, đồng thời nắm lấy tay ông Biden: “Xin hãy đứng dậy, đừng quỳ".

Sau khi quỳ gối trước người da đen, quỳ gối trước trẻ em, quỳ gối trước nữ quyền, quỳ gối trước thổ dân, ông Biden tiếp tục quỳ gối các dân tộc thiểu số khác ở những điểm dừng tiếp theo.
Ông Biden đã đến khu vực phía nam Florida, được gọi là "Little Haiti" - nơi có gần 1 triệu người Mỹ gốc Haïti đang sinh sống.
Ông Biden đến đây để thị sát và xem các buổi biểu diễn khiêu vũ của địa phương.
Trong không khí vui vẻ, thoải mái, sau khi múa truyền thống xong mọi người cùng chụp ảnh tập thể, không có gì ngạc nhiên khi ông Biden lại quỳ xuống.

Các phương tiện truyền thông giải thích rằng Tổng thống chọn cách quỳ gối vì ông sợ mình “chặn mất” các vũ công đứng ở phía sau.
Vậy câu hỏi đặt ra là: tại sao ông không gọi các vũ công cùng tiến lên phía trước để chụp ảnh nhóm? Chụp như vậy không rõ nét và thân mật hơn sao?
Và nếu như sợ chặn mất các vũ công phía sau, vậy thì tại sao vợ của ông Biden không quỳ cùng chồng?

Gần đây, theo The Times of Israel đưa tin, trong cuộc gặp với ông Reuven Rivlin (người bên trái) - Tổng thống sắp mãn nhiệm của Israel tại Nhà Trắng hôm 5/7, ông Biden đã quỳ gối trước Chánh văn phòng của Tổng thống Rivlin là bà Rivka Ravitz (người phụ nữ bên phải), sau khi biết được rằng bà có đến 12 người con.
Bạn có nghĩ rằng đây là một trò đùa? Các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đã rầm rộ đưa tin về sự kiện này.
Khi đội bóng chày vô địch Mỹ Dodgers đến thăm Nhà Trắng, ông Biden cũng quỳ. Ngay cả khi đi thị sát căn cứ quân sự ở Nam Carolina, ông Biden cũng quỳ gối trước binh lính.
Vì bệnh dịch, cần thực hiện giãn cách xã hội, trong một sự kiện vận động tranh cử "Nghe diễn thuyết mà không cần xuống xe" ở Toledo, Ohio vào ngày 12/10/2020, ông Biden cũng quỳ xuống khi chụp ảnh nhóm cùng những người ủng hộ.

Tại sao ông Biden không thể đứng cạnh mọi người một cách “bình thường” mà cứ phải quỳ xuống?
Dù giới truyền thông cánh tả có vòng vo giải thích giúp ông Biden như thế nào đi nữa, thì có vẻ như một khi "hội chứng quỳ gối" của ông Biden xảy ra, nó sẽ không thể chữa khỏi.

Tác giả: Jiang Pingzhou



Nước Mỹ điên rồ thật rồi

Đông Bắc

Sự khốc liệt của hoàn cảnh hiện tại 2021 sẽ giúp cho nhiều người Mỹ tỉnh ngộ, ý thức được bản chất tà ác và ý thức hệ hủ bại của chủ nghĩa Marxist và ĐCSTQ lên ngôi, lũng đoạn nước Mỹ. khi chủ nghĩa tôn thờ Satan đang được một bộ phận giới tinh hoa và dân chúng Mỹ tán dương, thờ phụng.
Cuộc bầu cử Mỹ 2020 đã cho thế giới chứng kiến những hiện tượng bại hoại trong lòng nước Mỹ. Đó chính là chính tà bất phân, bạc tiền thay thế lương tâm, chế độ mất hiệu lực, Tổng thống bị kiểm duyệt, Tà ác lên ngôi. Lương tâm đạo đức suy đồi. Những sự kiện trong năm 2021 đã phản ánh một nước Mỹ đang trong cơn điên loạn thật sự...
Sự khốc liệt của hoàn cảnh hiện tại 2021 sẽ giúp cho nhiều người Mỹ tỉnh ngộ, ý thức được bản chất tà ác và ý thức hệ hủ bại của chủ nghĩa Marxist, ĐCSTQ lên ngôi và đang lũng đoạn nước Mỹ. Không chỉ nhìn vào hiện tượng bề mặt của cuộc bầu cử 2020, mà hãy nhìn vào thực chất của nó. Kỳ thực, chính là “ma quỷ” đang thống trị thế giới, khi chủ nghĩa tôn thờ Satan đang được một bộ phận giới tinh hoa và dân chúng Mỹ tán dương, thờ phụng.
Và đây chính là bi kịch của nước Mỹ.

Điềm “gở” 1957?
Ngày 9/3/1957, quần đảo Andreanof ở phía nam bang Alaska rung chuyển bởi cơn địa chấn có cường độ 9,1 độ Richter. Tuy nhiên, thêm ba trận động đất mạnh sau đó đã xảy liên tiếp trong cùng năm đó tại Mỹ vào các tháng 2, 11 và 12
Nhiều nhà quan sát cho rằng, năm 1957 có lẽ là cột mốc quan trọng trong lịch sử nhân loại? Tại sao họ lại suy đoán như vậy? Bởi đó là năm đánh dấu sự trượt dốc mọi mặt của nhân loại, và dường như là sự khởi đầu cho sự kết thúc của nhân loại.
Nhà tiên tri nổi tiếng người Mỹ: Năm 2020 thế giới sẽ diễn ra trận quyết chiến giữa thiện và ác
Có lẽ, nhân loại đang phải đối mặt với nhiều biến cố: Các thảm họa thiên tai nhân họa khác liên tiếp xuất hiện, bệnh dịch đang đe dọa toàn cầu, và cuộc quyết chiến giữa thiện và ác mà nhiều nhà tiên tri đã dự đoán
NASA đã quan sát hoạt động của Mặt trời vào ba thời điểm trong năm 1957, và đã kinh ngạc khi phát hiện thấy những phản ứng địa chấn trên Trái đất với tổng số trận động đất lớn kỷ lục trong cùng một năm.
Khi Mặt trời bước vào thời kỳ hoạt động mạnh, hoạt động phun trào của các điểm đen Mặt trời sẽ giải phóng một lượng lớn các hạt mang điện và gây ra các cơn bão Mặt trời. Sự ảnh hưởng của bão Mặt trời, theo các nhà khoa học là vượt quá sự tưởng tượng của con người. Chúng có thể khiến toàn bộ Trái đất bước vào những ngày đen tối nhất.
Điều gì đã xảy ra với nhân loại và hành tinh của chúng ta trong và ngay sau năm 1957 cần một cuộc điều tra sâu hơn nữa. Nhưng các hiện tượng khác không giải thích được, các thảm họa thiên nhiên bắt đầu gia tăng một cách không thể giải thích được.
Hoạt động địa chấn và núi lửa, cháy rừng, lở đất, hạn hán, lũ lụt, thời tiết khắc nghiệt... đều đột ngột gia tăng. Dân số thế giới tăng đột biến từ năm 1958, đã khiến tổng số người tăng vọt lên trên 3 tỷ người với tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất mọi thời đại là 2,2%.
Hiện chúng ta có dân số toàn cầu hơn 7 tỷ người. Và các nhà chiêm tinh từ đó tin rằng, nước Mỹ đã bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái và điên rồ nhất.

Năm 2021: Nước Mỹ điên thật rồi!
Tỷ lệ giết người tại Mỹ và châu Âu ghi nhận sự gia tăng nhanh chóng vào năm 2020. Theo New York Post, tỷ lệ giết người tăng 30% từ năm 2019 đến năm 2020, trong khi tỷ lệ tấn công bằng súng và tấn công nghiêm trọng lần lượt tăng 8% và 6%.
Báo cáo cho biết, “Tỷ lệ giết người cao hơn trong mọi tháng của năm 2020 so với tỷ lệ của năm trước”, gọi mức tăng 30% là “một mức tăng lớn và đáng lo ngại chưa từng có tiền lệ trong thời hiện đại”.
Tội phạm bạo lực ở Mỹ ngày càng gia tăng, nhưng liệu ông Biden có thể giải quyết?
Cảnh sát khám nghiệm hiện trường vụ án sau khi hai người bị bắn ở Chicago ngày 15/6/2021.
Tuy nhiên, người ta cũng ghi nhận tỷ lệ giết người đã tăng đột biến vào năm 1957. Vào năm ấy, cứ 4,5 người/100.000 người đã chết trong các vụ giết người và trong thập niên 1970, con số đó đã tăng hơn gấp đôi, với tỷ lệ hơn 10 người/100.000 người.
Ở Mỹ và châu Âu, một phong trào cải cách để được phá thai nổi lên vào cuối những năm 1950. Người ta công nhận rằng, vào giữa thập niên 1950 và 1960, khoảng 2 triệu ca phá thai bất hợp pháp đã được thực hiện mỗi năm trên khắp hai châu lục.
Vào tháng 1/1973, Tối cao Pháp viện Mỹ đã ra một phán quyết gây tranh cãi trong vụ án Roe kiện Wade, rằng quyền của phụ nữ được phá thai được bảo vệ theo Tu chính án thứ 9 và 14.
Thời điểm ấy, phần lớn các vụ nạo phá thai bị cấm theo luật tiểu bang Texas, nơi bắt nguồn vụ kiện. Phán quyết này đã gây ra các cuộc tranh luận đạo đức không hồi kết thúc và tiếp tục là chủ đề nóng bỏng cho đến tận ngày hôm nay.
Kể từ án lệ Roe vs Wade năm 1973, đã có 62,5 triệu ca phá thai hợp pháp được thực hiện ở Mỹ. Tổng số trẻ sơ sinh bị giết chết trên toàn thế giới kể từ năm 1980 là 1,6 tỷ thai nhi.

Có thể nói, 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, nhiều người đã có thể nhìn rõ hơn một bức tranh toàn cảnh nghiệt ngã thông qua những mảnh ghép rời rạc suốt bao chục năm qua, nay mới “phô diễn” hết:
Thật đáng kinh ngạc, 1% dân số thế giới lại sở hữu hơn một nửa số tiền trên thế giới.
Các chính phủ và các chính trị gia đều bận rộn với túi tiền của mình. Những gã khổng lồ công nghệ có quyền lực hơn cả chính phủ. Một số CEO công nghệ cho mình cái quyền được “bịt miệng” và “cho phép” ai được nói, kể cả đó là đương kim Tổng thống quyền lực nhất thế giới.
Big Tech cho rằng họ có quyền định hướng thay đổi thế giới bằng cách kiểm duyệt suy nghĩ của người khác.
Tương lai gần, các Ông lớn công nghệ còn “tính toán” sẽ cho 75% lực lượng lao động trên thế giới... thất nghiệp nhờ Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay thế con người.
Xấu đã trở thành tốt và tốt đã trở thành xấu. Những người nhập cư bất hợp pháp lại được ra vào tự do trên đất Mỹ, và được hưởng quyền “ưu đãi” hơn cả một công dân Mỹ “chính cống”.
Ly hôn đã trở thành một “đại dịch” tại Mỹ, với những ông bố bà mẹ đơn thân phải vật lộn để nuôi dạy những đứa trẻ mất cân bằng, bất ổn về tâm lý. Tự tử, sức khỏe tâm thần và sự cô đơn là những chứng bệnh phổ biến tại Mỹ và phương Tây. Bạo loạn, mít tinh, biểu tình đã bùng nổ khắp nơi và hiện trở thành “cơm bữa” ở tất cả các thị trấn và thành phố tại Mỹ.
Tất cả sự trượt dốc này đều thể hiện trong tư tưởng của những người theo khuynh hướng tự do cấp tiến vô Thần. Và thật trùng hợp, sự "suy tàn" của nhà thờ cũng bắt đầu được ghi nhận vào khoảng cuối thập niên 1950.
Sự đổi trắng thay đen chưa bao giờ phản ánh nổi cộm rõ nét như trong cuộc bầu cử Tổng thống và xã hội Mỹ năm 2020, và phải chăng Thiên Chúa đang trừng phạt vì tội lỗi của con người.
Vì họ biết Thiên Chúa toàn năng nhưng họ không tôn vinh Ngài, không làm theo lời răn và đức hạnh của Ngài. Mặc dù họ biết lệnh công bình của Thiên Chúa, rằng những ai làm những điều xấu xa, đồi bại đều đáng bị đọa đày, nhưng họ không chỉ tiếp tục làm những điều này mà còn tán dương, ủng hộ những người thực hành chúng. Mọi thứ đã trở nên rõ ràng nhất trong năm 2021 này.

Những sự kiện khó tin đang trở thành hiện thực:
1. "Chúa ban phước cho việc phá thai"
Ngày 10/7, nhóm “nghệ thuật” Indecline đã xúc phạm bức tượng Chúa Kitô cao 20 mét nằm trên đỉnh núi Magnetic ở Eureka Springs (Arkansas), bằng cách treo một biểu ngữ có dòng chữ báng bổ: "Chúa ban phước cho việc phá thai". Đây là bức tượng Chúa Giêsu cao nhất tại nước Mỹ.
Nhóm này gọi biểu ngữ là một tác phẩm nghệ thuật phản đối để “phản ứng trực tiếp với những nỗ lực đang được tiến hành ở bang Arkansas cấm dịch vụ phá thai đối với phụ nữ có nhu cầu”.
Hành động của nhóm Indecline là để đáp lại luật Arkansas nghiêm cấm hầu hết các trường hợp phá thai. Nhóm này cho biết “chỉ có một phòng khám phá thai” ở Arkansas là “thái quá”, và  Indecline tin rằng phá thai là một “phép lạ đáng để ăn mừng”.
Giáo huấn của Giáo Hội Công giáo bàn về phá thai như sau: “Sự sống con người, ngay từ lúc tượng thai, phải được tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối. Ngay từ giây phút bắt đầu hiện hữu, các thụ tạo nhân linh phải được nhìn nhận có các quyền lợi của một nhân vị, trong đó có quyền được sống là quyền bất khả xâm phạm của mọi thụ tạo vô tội”.
Theo trang web của Indecline, nhóm tự “giới thiệu”  là “một Tập thể Nghệ thuật Hoạt động được thành lập vào năm 2001... INDECLINE tập trung vào những bất công xã hội, sinh thái và kinh tế được thực hiện bởi các chính phủ, tập đoàn và cơ quan thực thi pháp luật của Mỹ và Quốc tế”.
Việc sử dụng biểu tượng Satan trên trang web của họ không có gì đáng ngạc nhiên, khi xem xét đến trò hề ma quỷ của họ như ở trên.

2. Chi nhánh của nhóm Black Lives Matter (BLM) tại tiểu bang Utah đã tuyên bố rằng quốc kỳ Mỹ là “biểu tượng của sự thù hận”, và bất kỳ ai “treo nó đều là kẻ phân biệt chủng tộc”.
Trong một bài đăng trên Facebook, nhóm này đã viết: "Khi chúng ta người Mỹ da đen nhìn thấy lá cờ này, chúng ta biết rằng sẽ không an toàn khi ở gần người đang treo nó. Khi chúng ta nhìn thấy lá cờ này, chúng tôi biết người treo nó là một kẻ phân biệt chủng tộc. Khi chúng ta nhìn thấy lá cờ này, chúng ta biết rằng người treo nó sống ở một nước Mỹ khác với chúng ta. Khi chúng ta nhìn thấy lá cờ này, chúng ta đặt câu hỏi về trí thông minh của các bạn. Chúng ta biết để tránh né các bạn. Nó là biểu tượng của sự thù hận”.
Trả lời những người không đồng tình trong các bình luận trên bài đăng về quốc kỳ Mỹ, nhóm BLM cảnh cáo: “Chào mừng những người phân biệt chủng tộc. Chúng tôi biết bạn rất tức giận về bài đăng cờ phân biệt chủng tộc. Bạn sẽ không được đón tiếp ở đây. Bạn sẽ bị chặn và bình luận của bạn sẽ bị xóa”.
“Chúng tôi sẽ quyên góp 1 đô la cho chiến dịch bầu cử của AOC (dân biểu cực tả Alexandria Ocasio-Cortez) cho mọi người phân biệt chủng tộc mà chúng tôi chặn”.
Nhóm tiếp tục viết: “Chúng tôi sẽ không cầu xin bạn ngừng việc phân biệt chủng tộc. Chúng tôi sẽ chủ động phá hủy các hệ thống tiếp tục cung cấp cho bạn sức mạnh để loại bỏ những người da màu".
Bài đăng này trùng hợp với các nhà lập pháp cực tả Maxine Waters và Cori Bush tuyên bố Ngày 4 tháng 7 là Ngày lễ kỷ niệm của Chủ nghĩa tối cao da trắng.
Chưa khi nào nước Mỹ có những nhóm cực tả, ưa bạo lực và đề cao “văn hóa tẩy chay” như BLM mà lại được rất nhiều đảng viên Đảng Dân chủ ủng hộ. Mục tiêu của nhóm BLM rất rõ ràng: Tất cả những ai không đồng ý với quan điểm của họ thì đều là kẻ thù của họ, và ngay cả quốc kỳ Mỹ cũng bị họ chối bỏ.

3. Tổng thống quỳ gối "mọi lúc mọi nơi" và phát biểu phải có “phao nhắc”
Nước Mỹ cũng chưa từng chứng kiến có một vị Tổng thống nào sẵn sàng quỳ trước mặt các quan khách nước ngoài hay người dân Mỹ chỉ vì một lý do rất… gây ngỡ ngàng.
Trong cuộc gặp với Tổng thống Israel Reuven Rivlin và trợ lý của ông-  bà Rivka Ravitz, TT Joe Biden đã quỳ gối và cúi đầu “ngưỡng mộ” bà Ravitz chỉ vì bà... có 12 người con.
Cũng trong một lần gần đây khi đi tham quan vườn cây anh đào tại Atrim County (Michigan), Joe Biden có dáng đi “tha thẩn” như một ông già đãng trí, chào hỏi đám đông rồi đột nhiên hỏi một câu hỏi lãng xẹt:  "Tôi đang làm gì vậy?" và rồi ông lại quỳ gối (video ở phút 1:47).

Là vị Tổng thống của một siêu cường, nhưng Joe Biden lại nhiều lần tỏ ra “bối rối” khi không biết mình đang làm gì, và có vẻ như đối với ông, việc bắt tay với người dân cũng phải có người chỉ dẫn.
Khi xuất hiện ở Bắc Carolina để thúc đẩy kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 hồi cuối tháng 6, Joe Biden cũng “rón rén” bước đi bên cạnh những người luôn “đi kèm” cạnh ông.
Khi bị phóng viên hỏi bất ngờ, Joe Biden có vẻ “phá vỡ” kịch bản khi ông tiến đến chỗ các phóng viên, nhưng đã bị một người “hướng dẫn” đưa ông trở lại thực tế. Một vị Tổng thống của siêu cường trông hệt như một người đang bị sa sút trí tuệ bởi tuổi già, vẫn  cố quay lại trả lời phóng viên: “Không… không...không.”
Cũng trong chuyến đi sang châu Âu dự Hội nghị G7, Tổng thống Mỹ trông như một ông già bị nghễnh ngãng đi lạc, và được đệ nhất phu nhân Jill Biden chạy đến dắt tay kéo  đi.
Cũng chưa có Tổng thống Mỹ nào phải dựa vào máy nhắc chữ, "phao" nhắc nhiều như Joe Biden, từ việc gặp gỡ người dân bình thường cho đến các nguyên thủ quốc gia.
Trong một lần đến thăm một cửa hàng tại Michigan, người dân đã hỏi Joe Biden về nước Nga và ông bối rối không thể trả lời, đã phải rút tờ ghi chú để cố gắng "hoàn thành" câu hỏi của người dân.
Joe Biden cũng tiếp tục cúi xuống cậy nhờ tờ giấy ghi chú chuẩn bị sẵn trong cuộc gặp với Tổng thống Israel. Thật đáng sợ khi Mỹ có một nhà lãnh đạo ốm yếu như vậy.

4. WashingtonPost đòi phá bỏ Tượng Nữ thần tự do
Được thúc đẩy bởi tư tưởng Marxist của Black Lives Matter, một bộ phận nước Mỹ hiện đang hào hứng “mổ xẻ” lịch sử và chối bỏ quá khứ hào hùng của nước Mỹ. Nhiều di tích, tác phẩm nghệ thuật, địa điểm và là biểu tượng của nước Mỹ đã trở thành “vật tế thần” và còn bị “liệt” vào “danh mục” phân biệt chủng tộc.
Nối dài danh sách đó là Tượng Nữ thần Tự do, gần đây đã bị một nhà phê bình kiến trúc và nghệ thuật Philip Kennicott của tờ Washington Post gọi nó là "biểu tượng vô nghĩa của đạo đức giả".
Với tiêu đề: "Có lẽ đã đến lúc phải thừa nhận rằng Tượng Nữ thần Tự do chưa bao giờ được đánh giá hoàn toàn", bài luận đánh giá bức tượng mang tính biểu tượng của người da trắng và cần phải loại bỏ.

5. Twitter gắn nhãn Cảnh báo bài đăng của cựu chiến binh là 'Nội dung nhạy cảm'
Một cựu chiến binh bị bỏng nặng, bị thương ở Afganistan trong một vụ nổ bằng thiết bị tự chế (IED) đang làm nổ tung Twitter vì MXH này đã dán nhãn bài đăng ngày 4/7 của anh là "nội dung nhạy cảm tiềm ẩn".
Nhân Ngày Độc lập của nước Mỹ, Đại úy Lục quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Sam Brown đăng dòng chữ sau: “Vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, nước Mỹ ra đời. Vào ngày 4 tháng 7 năm 2021, chúng ta vẫn là đất nước tuyệt vời nhất trên hành tinh này”, kèm theo bức ảnh Sam Brown mặc đồng phục nghiêm trang chào cờ.
Bức ảnh của Sam Brown cho thấy những vết thương tàn bạo mà anh phải gánh chịu khi làm nhiệm vụ ở Trung Đông, và là một lời nhắc nhở tới những người Mỹ đang ăn mừng Ngày Độc lập: Rằng sự tự do thường phải trả với cái giá không thể tưởng tượng được.
Với chú thích: Sự tự do không miễn phí  bên cạnh bức ảnh đầy vết sẹo của Sam Brown, Twitter như một bạo chúa quyền uy, không đồng ý với quan điểm của cựu đại úy này đã gắn nhãn cảnh báo nội dung này là “nhạy cảm”.
Có vẻ Big Tech khá nhạy cảm với slogan của những người yêu nước Mỹ chân chính.  Chưa bao giờ nước Mỹ phải chứng kiến một sự kiểm duyệt điên loạn về mọi chủ đề khi không tuân theo quan điểm của Big Tech như những ngày này.
Sam Brown đã đặt câu hỏi trước sự kiểm duyệt độc tài này như sau:
“Xin chào @Twitter, tôi không nghĩ rằng khuôn mặt của mình có "nội dung nhạy cảm". Thật mỉa mai khi tôi chỉ có 3 tweet và vừa nộp đơn tranh cử vào Thượng viện Mỹ chỉ vài giờ trước. Đó là do vết sẹo của tôi hay do việc tôi chào cờ? Bất chấp vậy, cả hai điều trên đều không biến mất — và tôi cũng vậy ??”
Rất nhiều người đã để lại bình luận bất bình trước “phản ứng tiêu cực” của Twitter và lên tiếng bênh vực người hùng của nước Mỹ: “Tôi không nhìn thấy vết sẹo, tôi chỉ thấy sự hy sinh”.
“Tôi có thể nói gì đây, anh bạn… Anh đã cho thấy những gì tốt đẹp nhất về đất nước của chúng ta - sự hy sinh và lòng kiên trung phục vụ một điều gì đó lớn lao hơn. Cảm ơn anh. Xin Chúa phù hộ và bảo vệ anh”.

6. Người đàn ông mặc váy tuyên bố "dũng cảm hơn cựu chiến binh"
Nước Mỹ đang trong cơn điên rồ của việc đấu tranh đòi quyền bình đẳng giới, tự do giới tính…, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi một người đàn ông chuyển giới mặc chiếc váy chấm bi trắng đã tạo video tik-tok từ phòng ngủ, và tuyên bố mình dũng cảm hơn bất kỳ cựu quân nhân nào đã từng phục vụ trong Thủy quân lục chiến, Lục quân, Hải quân, hay bất kỳ ai trong số họ.
Điều ngạc nhiên là video rất có thể được đăng như một trò đùa lại có khá nhiều người ủng hộ, và đây là điều đáng buồn nhất của nước Mỹ hiện đại.

7. Khi tội phạm trở thành anh hùng
Năm 2020, có thể nói truyền thông dòng chính tại Mỹ đã lên tới đỉnh điểm của sự dối trá điên rồ, bởi đây là năm bầu cử, và người tái tránh cử không ai khác chính là đương kim Tổng thống Donald Trump - vị khắc tinh của ĐCSTQ, của tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ cấp tiến quái thai và của kẻ thù của nước Mỹ.
Theo cánh truyền thông mô tả thì năm 2020, cảnh sát Mỹ là kẻ xấu xa cần phải loại bỏ và tội phạm thì được coi là anh hùng. Truyền thông dòng chính thiên vị đã “vứt bỏ” đạo đức nghề nghiệp. Thay vì đưa tin sự thật, họ đang báo cáo một nửa sự thật, và thiên vị theo đảng phái chính trị.
Đảng Dân chủ và Big Media không trung thực cố gắng gán nhãn cho những người ủng hộ TT Trump đã tham dự cuộc biểu tình ngày 6/1 là "Khủng bố", trong khi lại tưởng nhớ, dựng tượng tội phạm George Floyd, cũng như bảo vệ những kẻ cướp bóc, bạo lực BLM /Antifa.

8. Khinh thường và phá hoại quốc kỳ Mỹ
Sự căm ghét nước Mỹ của người cánh tả cấp tiến có thể bắt nguồn từ sự giáo dục tại nhà trường cũng như trong gia đình. Các trường công lập đã khiến những đứa trẻ ngộp thở với những luận điệu chống Mỹ trong nhiều thập kỷ qua, và việc giảng dạy lịch sử hào hùng của nước Mỹ đã trở thành dĩ vãng.
Một bà mẹ trẻ đã “kiên nhẫn” đứng nhìn và chờ đợi cậu con trai phá hủy tài sản của người khác và xúc phạm quốc kỳ Mỹ.
Điều gì đã khiến các bậc cha mẹ Mỹ “đồng lõa” và ủng hộ hành vi ngỗ nghịch này của con trẻ? Những người cánh tả tự do cấp tiến sẽ đi bao xa để biện minh cho tình trạng bạo lực đang diễn ra khắp nước Mỹ?
Đông Bắc



Bù nhìn Joe

Nguyễn Thị Bé Bảy  

Lịch sử Hoa Kỳ đang chứng kiến một vị Tổng Thống tự nhận mình là bù nhìn. Đó là  Joe Biden, Tổng Thống thứ 46 của nước Mỹ.
Thật vậy! Kể từ cuộc họp báo đầu tiên vào ngày 25 tháng 3 năm 2021, cho đến những cuộc họp báo sau này,  TT 46 Joe Biden luôn tuân thủ một công thức họp báo bất di bất dịch do một nhóm người điều khiển. Nhóm người này được TT Joe gọi là 'staff' của ông.
Công thức họp báo do staff của Joe Biden điều khiển gồm các bước sau đây:
1- Các phóng viên do staff chọn lựa và phê duyệt. Lạ một điều, cái gọi là "truyền thông dòng chính" lại im miệng không một lời phản bác trước sự lựa chọn này. Nếu TT Trump mà làm như vậy thì trời đã sập từ lâu.
2- Các phóng viên được chọn phải nộp câu hỏi cho staff. Đây là điều lạ thứ haì. Nếu TT Trump làm vậy thì đã có biểu tình đả đảo rầm rộ trước Bạch Ốc mỗi ngày.
3- Các câu hỏi được staff duyệt chọn 1 lần nữa.
4- Staff soạn các câu trả lời dựa vào những câu hỏi đã đuợc duyệt.
5- Khi ra họp báo, TT Joe cứ theo những gì do staff soạn sẳn trên các tờ giấy để trước mặt. Ông sẽ lần lượt
   a) Gọi tên ký giả theo thứ tự sắp xếp của staff
   b) Ký giả đọc câu hỏi đã nộp
   c) TT Joe đọc câu trả lời đã ghi sẵn trên giấy cũng theo thứ tự được sắp xếp ăn khớp với câu hỏi.
Đây là một vở kịch do một nhóm người đạo diễn và điều khiển ông Tổng Thống Mỹ thứ 46, đã được lặp đi lặp lại trước sự chứng kiến của dân chúng tại Mỹ quốc cũng như trên thế giới!
Thông thường, khi đã trả lời câu hỏi cuối cùng, TT Joe cám ơn rồi rời khỏi  phòng, nhưng có nhiều phóng viên còn hỏi vói theo. Để ứng phó, đôi khi , TT Joe nhếch mép cười nửa miệng rất đểu, và trả lời: Come on, man! Give me a break! Need more time!  rồi biến luôn sau khung cửa.
Nhưng, cũng có rất nhiều lần TT Joe trả lời rất chân thành và ngây ngô là ông không được trả lời những câu hỏi ngoài chương trình, nếu không thì sẽ gặp phiền phức với staff của ông!
Cũng đúng thôi!

Nhưng vì đâu nên nỗi?
Vì đâu mà một vị TT Hoa Kỳ, được mệnh danh là lãnh đạo của cường quốc số 1 trên thế giới, lại chịu đặt mình dưới sự điều khiển, nếu không nói là giật dây của một nhóm người mà ông gọi là " my staff"!
Xin mời quý vị quay lại, circle back...
Bắt đầu cuộc tranh cử Tổng Thống từ năm 2019, cử tri đã chứng kiến Joe Biden có những phát ngôn hớ hênh, lẩm cẩm và vấp váp bất cứ khi nào ông ta nói trước đám đông, ngay cả khi đang đọc "kịch bản" được chạy trên màn hình telepromter rất lớn. Tình trạng này càng tệ hơn nữa sau khi ông nhậm chức Tổng Thống.
Đây là lý do tại sao staff của ông kiên quyết giữ gìn TT Joe trước  mắt công chúng bằng cách viết trước cho Joe các lời công bố và những câu trả lời cho các câu hỏi đã được "phê duyệt".
Thật là không may cho nước Mỹ và dân Mỹ, thực trạng này không những chỉ xảy ra trong nước Mỹ mà nó còn tiếp tục diễn ra trước mắt của toàn thế giới trong chuyến công du Âu Châu của Joe Biden vào tháng 6 vừa qua.
Trong cuộc họp báo "solo" tại Geneva, sau khi gặp mặt trực tiếp với Tổng Thống Nga Vladimir Putin, TT Joe Biden đã trố mắt và thú nhận với truyền thông quốc tế rằng ông có một danh sách phóng viên được phê duyệt trước sẽ đặt câu hỏi với ông. “Tôi sẽ trả lời các câu hỏi của quý vị và như thường lệ, người của tôi đã cho tôi danh sách những phóng viên mà tôi sẽ gọi."
(Ở đây người viết không chú trọng đến chuyện ông TT Joe nổi trận lôi đình với cô phóng viên người nhà cật ruột CNN là Kaitlan Collins, khi cô này hỏi một câu ngoài chương trình là: có phải ông Joe tự tin rằng Putin sẽ thay đổi hành vi sau cuộc gặp mặt hay không?  TT Joe đã chỉ tay vào mặt cô và nạt lại:
"I'm not confident he'll change his behavior. What in the hell, what do you do all the time?"
When did I say I was confident? Let's get this straight. I said what will change their behavior is if the rest of the world reacts to them and diminishes their standing in the world. I'm not confident of anything. I'm just stating a fact.")
Đây là chuyện tất nhiên, vì cả thế giới đã biết từ khuya rằng, Joe Biden chỉ nhận các câu hỏi từ những phóng viên đã được chỉ định trước, kể từ cuộc họp báo đầu tiên đã diễn ra tại Bạch Ốc vào ngày 25/3/2021 như một màn diễn kịch vụng về.
Cũng nên nhắc lại, trong cuộc họp báo này, TT Joe Biden đã sử dụng một bảng nhắc nhở (cheat sheet) rất chi tiết tỉ mỉ, trên đó có tên các phóng viên đã được phê duyệt, với các số thứ tự khoanh tròn bên cạnh tên tuổi kèm theo bức ảnh của họ và tên cơ quan truyền thông mà họ đang cộng tác.
Không chỉ vậy, trong một cuộc phỏng vấn trên podcast với David Axelrod, bà Tùy Viên Báo Chí Jen Psaki cũng thừa nhận rằng, họ đã nói với Biden  đừng nhận câu hỏi của các phóng viên không có tên trong danh sách phê duyệt, và đừng trả lời nếu họ không cho biết trước các câu hỏi.
Điều này hoàn toàn trái ngược với Donald Trump, người thường xuyên nhận câu hỏi của tất cả các phóng viên, ngay cả phóng viên của CNN, một trong những cơ quan truyền thông đầy ác cảm với ông Trump.
Đây không phải là điều gì mới mẻ dưới thời TT Trump, mà là một truyền thống lâu đời nối tiếp từ các vị TT tiền nhiệm. Tất cả các vị Tổng Thống Hoa Kỳ đều có những cuộc họp báo mở rộng, và cũng không có vị TT nào đòi hỏi các phóng viên phải nộp trước các câu hỏi như hiện nay, dưới thời của  TT 46 Joe Biden.

Kết luận:
Như đã nói, những người trong staff của TT Joe sẽ quyết định, kiểm soát chặt chẽ  và điều khiển toàn bộ các cuộc họp báo của Joe Biden từ A tới Z và TT Joe Biden rất ngoan ngoãn tuân theo cái công thức họp báo này.
Nếu có những phóng viên "nhảy rào" đặt câu hỏi, TT Joe sẽ tuỳ hứng mà trả lời, cũng là những câu trả lời đã được định sẵn:
- Come on, man! Give me a break! Need more time!
- I 'm not supposed to be answering all these questions
- I'm really gonna be in trouble with my staff, if I answered these questions!
Như vậy, TT Joe Biden thật sự là một tên bù nhìn như chính ông ấy đã thú nhận:
“I'm sorry, I'm going to get in trouble with staff if I don't do this the right way”
“Tôi xin lỗi, tôi sẽ gặp rắc rối với nhân viên nếu tôi không làm đúng cách”
Thật là bất hạnh cho nước Mỹ!!!
Và cũng thật là xấu hổ cho dân Mỹ!!!
Nguyễn Thị Bé Bảy


We are the Inconvenient minority


Sự thành công của những người Mỹ gốc Á đã phá vỡ lý thuyết về chủng tộc phê phán, tác giả của cuốn sách ‘Thiểu số tiện lợi’ cho biết.

Foxnews phỏng vấn tác giả Kenny Xu về một vấn đề nóng bỏng tại Hoa Kỳ: Chủ Thuyết CRT – Critical Race Theory – đang được viết vào sách để dậy các học sinh Tiểu Học và Trung Học Hoa Kỳ.
Hiên nay rất nhiều phụ huy học sinh đang liên kết với nhau để phản đối Học Đường đã dậy CRT cho con em.
Cắt nghĩa một cách rất nôm na, CRT là một lý thuyết nói lên và quảng bá lập trường là tất cả các người không phải da trắng – non white people – tại Hoa Kỳ không thành công/ không thể thành công / vì Xã Hội Hoa Kỳ có những chướng ngại vật nhân tạo/artificial / cản trở, kỳ thị thiểu số.
Những hàng rào nhân tạo do một từng lớp cai trị da trắng dã man, đểu cáng, cố tình cản trở không cho phép các người thiểu số da mầu (không da trắng) – “non white” ethnic minorities- có thể tiến lên, thay đổi đời sống họ phong phú hơn, hiểu biết trí thức hơn, giầu sang hơn, thành công hơn.
Tác giả Kenny Xu nêu lên việc tất cả các người Mỹ gốc Á Châu – nhất là người Việt Nam bên Mỹ - đã thành công hơn người Mỹ bình thường da trắng (average white americans) rất nhiều, mặc dù họ sống trong một xã hội hoàn toàn xa lạ đối với họ, mặc dù Tiếng Anh là một ngoại ngữ xa lạ với họ.
Nhiều người Mỹ gốc Á Châu khi tới Hoa Kỳ không biết nói hay biết viết tiếng Anh thành thạo – như thí dụ người Mỹ gốc Việt Nam - mà sau 2-3 thập niên đã thành công hơn người Mỹ địa phương rất nhiều.
Những sự kiện tác giả Kenny Xu viết không phải mới mẻ gì cho các người lâu nay vẫn quan tâm về xã hội Hoa Kỳ.
Các Đại Học danh tiếng nhất như Harvard đã từ chối không nhận nhiều nguời gốc Á Châu mặc dù điểm SAT của các người này  cao hơn điểm của các người Mỹ da trắng hay da đen mấy trăm điểm.
Họ đã kiện và thắng Harvard tại Tòa Án về chính sách cố tình kỳ thị người Á Châu.
Trong 40 năm qua, mặc dù có các kỳ thị như vậy, các sinh viên gốc Á Châu vẫn tiến lên, vẫn thành đạt về học vấn, thành đạt về nghề nghiệp, và có một đời sống sung túc hơn đa số các người Mỹ da trắng trên toàn nước Mỹ.
Thành đạt về học vấn mang theo thành đạt về Kinh Tế, Lợi Tức, về tiền nong.
Lợi tức người Mỹ gốc Ấn Độ có lợi tức cao hơn người Mỹ da trắng từ 65% tới 80%.
Lợi tức người Mỹ gốc Phi Luật Tân có lợi tức cao hơn người Mỹ da trắng 35%.
Lợi Tức người Mỹ gốc Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn có lợi tức cao hơn người Mỹ da trắng 25-30%
Lợi tức người Mỹ gốc Việt có lợi tức cao hơn người Mỹ da trắng 16%-20%.
Các người Mỹ gốc Á Châu có  truyền thống kính trọng học vấn từ mấy ngàn năm nay, (từ trước thời Đức Khổng Tử), vì họ biết với thân phận di dân, thuyền nhân, nghèo đói, cái cửa duy nhất của thành công trên Hoa Kỳ là học vấn.
Bằng bất cứ mọi giá, họ và các con em họ, đặt hết tất cả trọng tâm vào giáo dục, học vấn, để hội nhập xã hội Hoa Kỳ một cách dễ dàng hơn.
Họ thầm lặng học hỏi, không  bỏ thì giờ quý giá để phí phạm, bàn cải vể những lý thuyết trí thức cao siêu- semantic -vì họ hiểu là Học Vấn, cũng như cố gắng chăm chỉ làm việc, là cứu cánh duy nhất của họ.
Ngày xưa họ được báo chí gọi là những thiểu số thầm lặng - the silent minorities - vì họ chỉ lo làm ăn, học hành mà thôi, không mất thì giờ bàn cãi những vấn đề cao siêu/ semantic/, không thực dụng (not practical).
Chủ Thuyết CRT – Critical Race Theory – là một chủ thuyết mà giới Truyên Thông và Trí Thức Đại Học rất thích, và cố tình thúc đẩy, ép đặt vào Học Đường.
Chủ Thuyết CRT – Critical Race Theory – mất hết ý nghĩa của nó,  vì CRT không cắt nghỉa được tại sao mà người Mỹ gốc Á Châu lại thành công như vậy,
Mặc dù các chướng ngại vật của người Mỹ da đen gặp phải, thì người Mỹ gốc Á Châu cũng gặp phải, và đã vượt qua dễ dàng.
Đối với Truyền Thông và Trí Thức cấp tiến Hoa Kỳ, những thiểu số Mỹ gốc Á Châu, nhất là Mỹ gốc Việt là một chướng ngai vật khi họ phố biến CRT.

We are the Inconvenient minority.
Theo định nghĩa, một khi mà nhiều người, đa số người Mỹ da trắng cũng như gốc Á Châu, có thể vượt qua một cách dễ dàng, thì chướng ngại vật không còn là một chướng ngại vật nữa.
Vai trò của người Mỹ cấp tiến (liberal progressist) và của Truyền Thông khi quảng bá những việc không chinh xác vô cùng tai hại nhưng dân chúng Hoa Kỳ cũng dần dần nhận thấy.
Gần đây, trong một cuộc thăm dò dư luận của hãng Rasmussen cho chúng ta biết là 58% người Hoa Kỳ bỏ phiếu (voters)  coi Truyền Thông là kẻ thù số 1 ( public enemy #1) của dân chúng Hoa Kỳ.
Hãng Rasmussen là một hãng thăm dò dư luận không đảng phái, không liên hệ vối Dân Chủ hay Cộng Hòa.
Trong năm 2016 và 2020, Rasmussen đã tiên đoán là ông Trump sẽ thua trong tổng tuyển cử.

Không phải dùng súng bắn chết người mới là kẻ thù của xã hội (public enemy).
Khi dùng ngòi bút nói ra, viết ra, những điều không chinh xác, hay hoàn toàn bịa đặt thì còn tai hại hơn nhiều.
Khi dân chúng Hoa Kỳ thấy trên video các người BLM đốt các cửa hàng để cướp của, bắn các người kể cả các người cảnh sát bừa bãi, mà Truyền Thông viết là “không hề xẩy ra” thì họ mất lòng tin Truyền Thông.
Khi dân chúng Hoa Kỳ thấy trên video hình ảnh các di dân bất hợp pháp kéo nhau vào Hoa Kỳ 5-7 ngàn người mỗi ngày, mà Truyền Thông viết là không hề xẩy ra thì họ không tin Truyển Thông nữa.
Khi 80% toàn thể dân chúng Hoa Kỳ muốn có/ đòi hỏi/ mỗi người phải có  thẻ cử tri mới được đi bầu (60% cử tri da đen hoàn toàn đông ý) mà Truyền Thông và Trí thức cấp tiến viết như vậy là ép đặt, không tự do, không dân chủ, đe dọa cản trở, không cho người Mỹ da đen tự do đi bầu, thì dân chúng Hoa Kỳ dần dần mất lòng tin Truyền Thông  và trí thức cấp tiến.
Truyền Thông miền Nam Việt Nam khi xưa  trước 1975 cũng chẳng hơn gì, khi họ viết trên báo chí những bịa đặt tồi bại, như bà Ngô Đình Nhu có cả chục tình nhân, thay đổi tình nhân mỗi tối, bà Nhu giầu sang quá cỡ bậc nhất Việt Nam, khi họ in ra hình bà Nhu cởi truồng, vv…
Trong 30 năm trước khi bà Nhu qua đời, bà sống một cuộc đời thanh đạm, mẫu mực tại Paris, Bà đi nhà Thờ đọc kinh mổi ngày.
Bà được một người Pháp giầu sang cho 2 apartments sát nhau tại Paris để ở. Khi Cộng Sản chiếm miền Nam, bà đón một gia đình Thuyền Nhân không quen biết về, ở apartment ngay cạnh bà trên dưới 10 năm trời.
Đây có phải là hình ảnh một người đàn bà lăng loàn, khát máu, nhiều tình nhân không?
Nghĩ lại mà đáng buồn cho Truyển Thông Việt Nam.
Truyền Thông miền Bắc Việt Nam còn tồi bại hơn, khi họ bia đặt ra huyền thoại Hồ Chí Minh, huyền thoại “bác Hồ” “không ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn chúng em nhi đồng”.
Truyền Thông miền Bắc Việt Nam còn tồi bại hơn khi họ bia đặt ra việc nhân dân miền Nam sống trong ngục tù, thiếu tự do, thiếu ăn, thiếu mặc suốt 20 năm, trước khi họ tới “giải phóng” miền Nam.
Dương Thu Hương viết rất chân tình khi bà viết là “chính nhân dân Miền Nam giải phóng chúng tôi chứ không phải chúng tôi giải phóng họ”.
Cách đây ít ngày chúng ta có một cuộc bàn cãi nồng nhiêt về cách viết của chữ Dòng và Giòng.
Tôi có nhân được nhiều emails riêng gửi cho tôi, chế diễu tôi sa vào cái vòng luẩn quẩn, bàn cãi mất thì giờ về những chuyện “đâu đâu” hết sức vô duyên, vô vị. Các người gửi emails nhắc cho tôi biết Giòng là một chữ thuần túy Việt Nam chứ không phát xuất từ Trung Hoa. Cho tới khi người ta sáng tạo ra chữ Nôm bằng cách ghép hai chữ Trung Hoa lại thành chữ Nôm Việt Nam mình, thì tiếng Việt là một ngôn ngữ “nói” (spoken language) chứ tổ tiên ta không có ngôn ngữ viết (written language) nguyên thủy.
Chữ Nôm có cách viết “improvised” sáng tạo theo địa phương, mỗi địa phương ghép “viết” khác nhau tùy theo người viết.
Có khi cùng một Huyện mà cách viết đã thay đổi rồi, chứ đâu cần phải khác biệt Nam với Bắc, hay tỉnh này với tỉnh kia.
Vì vậy mà chữ Nôm không được công nhận trong các công văn chính thức, những giấy tờ buôn bán nhà cửa, ruộng nương trong suốt lịch sử nước ta, trừ vài năm dưới thời Nguyễn Huệ, trong các vùng mà ông cai trị.
Người xưa – tổ tiên chúng ta - sáng chế và đọc chữ Nôm-  ít nhiều theo cách Phiên Thiết của Trung Hoa dậy các học sinh cách đọc Hán Tự.
Khi các linh mục Bồ Đào Nha  với cha Francisco de Pina  sang Việt Nam (trước người Pháp) vào khoảng năm 1514 thì các linh  mục này toàn là các người trẻ, không hề biết gì thông thạo về Hán Tự, không hề biết gì về cách Phiên Thiết cả, không hề biết gi về Chữ Nôm, trước khi họ tới Việt Nam.
Họ dùng hiểu biết về phát âm / Ngữ Âm – phonetics- để La mã hóa tiếng Việt Nam mình.
Một cách nôm na là họ nghe sao thì cố gắng dùng chữ La mã để cấu tạo ra một tiếng phát âm giống như tiếng đồng bào Việt Nam trong vùng họ hoạt động, vùng Quảng Nam và chung quanh Hội An nhiều nhất.
Có nhiều người – quen biết và không quen biết - viết emails riêng cho tôi, chế diễu là các ông “Đại Trí Thức” lấy phát âm/ ngữ âm, theo kiểu La mã của người Bồ Đào Nha, các ông mặc váy cho nó, khoác lên nó cái áo choàng mầu mè Phiên Thiết, một cách phát âm Trung Hoa obsolete/lạc hậu, lệch lạc, không chinh xác, vì  trên 50 năm trước, ngay chính người Trung Hoa đã bỏ hẳn và dùng phương cách Bính Âm (Pinyng) rồi.
Các ông linh mục Jesuites Bồ Đào Nha, trẻ tuổi, mới tốt nghiệp Chủng Viện Jesuites đầu thế kỷ XVI chưa bao giờ nghe tới Phiên Thiết, và họ cũng không biết tiếng Trung Hoa nữa. Họ chỉ nghe dân Việt nam bình dân, ít học, sống trong vùng thôn quê nói, và họ cố gắng chế ra một âm ngữ tương tự bằng chữ La Mã mà thôi.
Người Pháp có tục ngữ : Chercher Midi à quatorze heures, có ý nghĩ là cố tình làm một vấn đề vô cùng giản dị trở thành - không cần thiết - vô cùng rắc rối.
BS Pham Hieu Liêm

https://www.foxnews.com/media/asian-americans-critical-race-theory-inconvenient-minority-kenny-xu


Đăng ngày 21 tháng 07.2021