banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Nhà nước khủng bố
 
Ts Nguyễn Hưng Quốc
 
khủng bố
 
Ở Việt Nam, từ mấy năm nay, dư luận thường xôn xao trước hiện tượng công an bắt người trái phép, mang vào đồn và đánh đập đến chết. Thi thể được mang vào bệnh viện xét nghiệm, người ta thấy người thì giập phổi, người thì toàn bộ nội tạng đều bị nát nhừ. Có trường hợp công an thừa nhận dùng nhục hình để tra tấn; có trường hợp chúng chối phăng, cho là nạn nhân hoặc tự tử hoặc bị bệnh từ trước hoặc lén lút dùng ma tuý quá liều.
 
Tổ chức Human Rights Watch ghi nhận được 31 trường hợp bị đánh chết trong các trại tạm giam của công an trong bốn năm (2011-2014). Con số này chắc chắn không đầy đủ. Theo một báo cáo của Bộ Công an mới đây, trong khoảng bốn năm, từ ngày 1/10/2011 đến 30/9/2014, tổng cộng có 226 người bị chết trong các nhà tạm giam vì nhiều lý do khác nhau, trong đó, có lý do là nhục hình. Điều cần lưu ý là công an chỉ thừa nhận việc dùng nhục hình khi không thể chối cãi được nữa nên những lý do vớ vẩn họ đưa ra như tự tử hay bị bệnh đều có thể không đúng sự thật.
 
Tuy nhiên, điều đáng chú ý không phải chỉ việc công an tra tấn nhiều người đến chết mà còn một khía cạnh khác không kém quan trọng: khi việc tra tấn bị phanh phui, không thể giấu nhẹm được nữa, phải mang ra toà xét xử, các bản án dành cho công an phạm tội tra tấn dẫn đến cái chết của những người dân vô tội đều rất nhẹ, người thì được tha bổng, người thì bị tù treo, chỉ hoạ hoằn mới có một số công an bị tù giam, nhưng ngay trong trường hợp ấy, án tù cũng chỉ vài ba năm, nói theo luật sư Võ An Đôn, hoàn toàn không có tác dụng răn đe để công an đừng tái phạm.
 
khủng bố
5 nguyên sĩ quan công an bị xét xử vì dùng nhục hình làm nghi phạm thiệt mạng
 
Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao công an lại càng ngày lại càng tra tấn người dân một cách dã man như vậy? và tại sao các bản án dành cho các công an tra tấn dân chúng đến chết lại nhẹ nhàng đến như vậy? Trả lời câu hỏi trên, chúng ta tiếp cận một sự thật: chính phủ không hề đưa ra chủ trương và hình thức kỷ luật nào để hạn chế các hành động tra tấn đến chết. Trả lời câu hỏi dưới, chúng ta tiếp cận một sự thật: chính phủ cũng không hề muốn trừng phạt những công an phạm tội dùng nhục hình để bức cung. Hai câu trả lời ấy lại dẫn đến một sự thật khác: Chính phủ muốn dùng sự khủng bố để đe doạ mọi người.
 
Khủng bố là hành vi bạo động nhằm gây hoang mang, lo lắng và sợ hãi trong dân chúng. Về phạm vi, có hai hình thức khủng bố chính: Khủng bố thuộc tổ chức (organization terrorism) và khủng bố thuộc nhà nước (state terrorism).
 
Tiêu biểu nhất cho loại khủng bố thuộc tổ chức gần đây là sự khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan: Họ sống rải ráckhủng bố trên nhiều quốc gia khác nhau nhưng có chung một nỗi hận thù đối với văn hoá và văn minh Tây phương, chung một tham vọng muốn phát triển nhà nước Hồi giáo khắp nơi trên thế giới và chung một biện pháp: sử dụng bạo lực để giết càng nhiều người càng tốt, gây tiếng vang càng lớn càng tốt và càng làm cho càng nhiều người khiếp hãi càng tốt.
 
Khủng bố thuộc nhà nước thì có hai mức độ: Một, ủng hộ và tài trợ cho các tổ chức khủng bố để chúng gieo rắc tội ác ở những nơi khác và hai, bản thân nhà nước đóng vai trò khủng bố đối với dân chúng trong chính nước của họ. Thuộc loại trên, Tổng thống Mỹ George W. Bush, vào năm 2002, cho có ba quốc gia chính được gọi là “trục ma quỷ” (Axis of evil), bao gồm Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên.
 
Thuộc loại dưới, tất cả các quốc gia độc tài, với những mức độ khác nhau, đều là những nhà nước khủng bố: Họ sử dụng bạo lực để làm dân chúng sợ hãi, từ đó, triệt tiêu mọi ý định phản kháng, hoặc thậm chí, phản biện.
Trong ý nghĩa đó, không còn hoài nghi gì nữa, nhà nước Việt Nam hiện nay là một nhà nước khủng bố.
 
khủng bốThật ra, tính chất khủng bố ấy đã xuất hiện ngay từ khi nhà nước Việt Nam (cộng sản) vừa mới ra đời. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, họ đã có chính sách tiêu diệt những người đối lập và đối kháng, qua đó, gây khiếp hãi trong quần chúng để không ai dám chống lại họ nữa. Chính sách này càng trở thành phổ biến trong cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam trong giai đoạn 1954-75. Chính sách gọi là “trừ gian diệt bạo” thực chất là một sự khủng bố. Theo Anthony James Joes, trong cuốn “The War for South Vietnam 1954-75” (New York: Fraeger, 1989, tr. 46), trong cuộc chiến tranh Nam Bắc, Việt Cộng đã giết khoảng 20% các cán bộ làng xã ở miền Nam. Chỉ trong năm 1960, họ giết khoảng 1.400 công chức và thường dân; năm 1965, con số bị họ giết lên đến 25.000 người. Theo Walter Laqueur, trong cuốn “Guerrilla, a Historical and Critical Study” (London: Weidenfeld and Nicolson, 1977, tr, 262-271), những sự khủng bố của chính quyền miền Bắc có quy mô và mức độ tàn độc hơn cả Trung cộng trong cuộc chiến chống lại Tưởng Giới Thạch trong thập niên 1940.
Đó là thời chiến tranh. Tại sao bây giờ, thời bình, chính quyền lại tiếp tục sử dụng các biện pháp khủng bố như vậy đối với dân chúng?
Câu trả lời, theo tôi, là vì họ sợ.khủng bố
 
Chính quyền Việt Nam hiện nay thừa biết dân chúng không còn tin họ, không còn phục họ, và sẵn sàng đứng dậy chống lại họ khi quyền lợi của người dân bị xâm phạm. Bởi vậy, chính quyền quay mặt làm ngơ, nếu không muốn nói là âm thầm khuyến khích, việc công an dùng nhục hình đối với dân chúng. Chính quyền không hề có ý định răn đe công an. Chính quyền chỉ muốn răn đe dân chúng: Chống lại chính quyền thì chỉ có chết!

Bất cứ chế độc tài nào cũng xây dựng quyền lực trên hai nền tảng: tuyên truyền và khủng bố. Công việc tuyên truyền của chính quyền Việt Nam gần đây rõ ràng là đã thất bại: Họ không còn thuyết phục được dân chúng về tính chính nghĩa của họ, đặc biệt trước hai vấn nạn: dân chủ và chủ quyền (đặc biệt ở Biển Đông). Thất bại về tuyên truyền, họ chỉ còn cách duy nhất là gia tăng mức độ khủng bố.
 
Mục tiêu của khủng bố là làm cho dân chúng sợ. Nhưng động cơ thực sự của sự khủng bố là sợ dân chúng nổi dậy chống lại chính quyền.
 
Nguyễn Hưng Quốc
 
 

Cô gái Bắc Hàn và cuộc chạy trốn từ địa ngục

image
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Vào hồi đầu tháng 3/2015 vừa qua, một nhà xuất bản tại Pháp đã cho ra mắt cuốn hồi ký của một cô gái Bắc Hàn, kể về cuộc trốn chạy kéo dài gần 10 năm của gia đình cô khỏi Bắc Hàn.
Cuốn hồi ký ngay lập tức đã thu hút được sự chú ý của độc giả khắp nơi bởi những gian truân, khổ cực tưởng như đến tột cùng mà cô và gia đình đã phải chịu đựng để có thể thoát khỏi nơi mà cô gọi là ‘địa ngục’. Trong trang tạp chí phụ nữ tuần này, Việt Hà xin gửi tới quý vị những lời tâm sự của tác giả cuốn hồi ký, cô Eunsun Kim.

Lập di chúc khi 12 tuổi
image
Cuốn hồi ký có tựa "Bắc Hàn, 9 năm trốn chạy khỏi địa ngục" được bắt đầu với bản di chúc của Eunsun Kim, lúc đó mới 12 tuổi. Cô viết di chúc bởi cô nghĩ mình sắp chết. Eunsun Kim nhớ lại:
“Tôi đã viết di chúc khi mẹ và chị gái tôi đi kiếm thức ăn xa. Họ đến khu Najin-Sunbong để kiếm thức ăn cho gia đình và họ đi đã 4 ngày mà vẫn chưa thấy trở về. Trong suốt 4 ngày đó tôi chỉ có thể mua được một miếng đậu phụ nhỏ để ăn và sau đó thì không còn gì để ăn được nữa. Tôi đói khủng khiếp và tôi đã nghĩ là tôi sẽ chết.”

image
Cô Eunsun Kim, ảnh chụp tháng 03 năm 2012

Sau 4 ngày, mẹ và chị của Eunsun Kim trở về hoàn toàn tay trắng. Họ đói và vô vọng.
Cũng từ đó, Eunsun Kim cùng gia đình bắt đầu cuộc hành trình đi tìm sự sống kéo dài gần 10 năm của mình, trốn chạy khỏi quê hương, nơi mà cô gọi là địa ngục.
imageĐầu tiên, gia đình Eunsun Kim không có ý định trốn khỏi Bắc Hàn. Họ chỉ muốn tìm đến một nơi mà họ có thể kiếm được cái ăn để sống. Gia đình Eunsun Kim quyết định rời bỏ thị trấn của mình là Euduck để đến Najin-Sunbong bởi đó là khu kinh tế mở với Trung Quốc và gần biển, do vậy việc kiếm cái ăn có thể dễ dàng hơn.
Nhưng ngay cả khi đã đến thành phố mới, nơi cái ăn tưởng chừng như dễ kiếm hơn, Eunsun Kim và gia đình cũng phải chật vật sống. Họ phải ăn xin, và thậm chí ăn trộm.
“Chúng tôi không có tiền để sống và vì thế chúng tôi bắt đầu bằng cách xin ăn. Chúng tôi đến từng nhà để xin ăn. Việc xin ăn đó đã kéo dài suốt một năm. Có những lúc chúng tôi phải ăn trộm thực phẩm và bán lại cho các chợ để sống. Những lúc khác chúng tôi phải đốn củi để bán kiếm sống qua ngày.”


Những điều khủng khiếp
Eunsun Kim nói gia đình cô đã tìm mọi cách để kiếm cái ăn qua ngày nhưng đến một lúc họ không thể kiếm nổi và họ phải tìm cách ra đi. Họ ra đi để thoát khỏi cái đói mà không biết chính xác mình sẽ đến đâu.

image
Cô Eunsun Kim và nhà báo Sebastien Falletti, phóng viên báo Le Figaro của Pháp, ảnh chụp trước đây tại Paris .
Cuốn hồi ký của Eunsun Kim kể về những lần trốn chạy của gia đình cô khỏi Bắc Hàn. Họ đã tìm cách trốn khỏi Bắc Hàn 3 lần trước khi thành công cập bến Nam Hàn.
Ngay trước khi gia đình cô tìm cách trốn khỏi Bắc Hàn, cha của Eunsun Kim đã qua đời vì suy dĩnh dưỡng, và không được điều trị. Mẹ của Eunsun Kim đã phải vay gạo để làm đám tang cho chồng. Đến tận bây giờ, cô cũng không thể quên được những gì cô chứng kiến trong đám tang của cha. Cái đói đã khiến ngay cả người đi dự đám tang cũng phải ăn cắp.

“Trong đám tang của cha tôi, người bạn thân nhất của ông đến để dự đám tang tại nhà tôi. Khi chúng tôi chuẩn bị đám tang, chúng tôi có làm một chút đồ ăn và ông ấy giúp chúng tôi đưa đồ ăn cho mọi người. Nhưng ông ấy quá đói, ông ấy đã lấy cắp đồ ăn. Tôi hiểu vì sao ông ấy làm thế, đó là vì đất nước tôi không còn gì để ăn. Đất nước Bắc Hàn khốn cùng đã khiến cha tôi phải chết.”
image
Năm 1999, Eunsun Kim cùng mẹ và chị gái đã vượt sông Tumen để sang Trung Cộng. Họ chọn mùa đông lạnh giá để vượt biên vì vào mùa này, nước sông đóng băng, họ có thể qua được sông dễ dàng.
Sang đến Trung Cộng, mẹ của Eunsun Kim bị bán gả cho một người đàn ông Trung Cộng và họ sống trong cảnh khổ cực ở một vùng hẻo lánh của Trung Cộng trong suốt 3 năm:
“Chúng tôi sống ở Trung Quốc, nhà của chúng tôi ở nông thôn. Cuộc sống nông thôn rất khó khăn bởi xe buýt không đến được đó. Chúng tôi tự trồng rau để sống và chúng tôi rất nghèo. Mẹ tôi lấy một người đàn ông Trung Cộng và sinh một người con cho ông ta.”

imageSau ba năm, gia đình cô bị bắt và trao trả lại cho Bắc Hàn. Trở lại Bắc Hàn, gia đình cô bị bắt vào trại cưỡng bức lao động. Họ bị trừng phạt vì đã tìm cách trốn khỏi quê hương. Cuộc sống cực nhọc trong trại cưỡng bức lao động đã khiến mẹ của Eunsun Kim quỵ xuống.
“Chúng tôi vào trại lao động cưỡng bức ở Bắc Hàn. Mẹ tôi bị bắt phải lao động hết sức vất vả, và điều này thật quá sức mẹ vì bà vừa sinh em bé. Bà không thể ăn được gì vì ốm đau. Không ai quan tâm chăm sóc đến bà khi bà đau đớn. Cảnh sát ở trại cứ bắt mẹ phải làm nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Và cuối cùng thì mẹ tôi gục xuống khi đang lao động trong trại. Bà phải vào khu chăm sóc đặc biệt.”


Luôn nghĩ về Bắc Hàn
Sau khi ở trong trại 2 tháng, Eusun Kim cùng mẹ và chị gái lại trốn khỏi Bắc Hàn lần nữa và sang Trung Cộng. Để trốn khỏi cảnh sát an ninh ở Trung Cộng, luôn lùng tìm những người Bắc Hàn tị nạn, gia đình Eunsun Kim đã phải chia nhỏ, mỗi người đi một hướng để kiếm ăn. Họ phải sống trong nỗi lo thường trực sẽ bị bắt và đưa trở lại Bắc Hàn bất cứ lúc nào.
image












 
 
 
Gia đình Eusun Kim sau đó đã được một người môi giới giúp đỡ, rời Trung Cộng, họ sang Mông cổ, vượt qua sa mạc Gobi và cuối cùng vào được Nam Hàn. Cuộc hành trình của họ cuối cùng đã kết thúc sau 9 năm gian khó.

Bây giờ, Eunsun Kim đã là cô gái 26 tuổi và đang theo học tại trường đại học Sogang ở Seoul . Cô học chuyên về tiếng Trung Hoa và tâm lý học. Cuốn hồi ký của cô được viết với sự giúp đỡ của nhà báo Sebastien Falletti, phóng viên báo Le Figaro của Pháp. Khi được hỏi tại sao cô lại quyết định viết cuốn hồi ký vào lúc này, Eunsun Kim cho biết:
“Lúc đầu tiên mới đến đây tôi cũng không có nhiều hoạt động gì liên quan đến Bắc Hàn bởi tôi còn đang học trung học ở Nam Hàn. Tôi không có cơ hội gặp những người bạn Bắc Hàn nhiều như bây giờ. Khi tôi theo học đại học, tôi có nhiều cơ hội gặp gỡ những người Bắc Hàn trốn chạy giống tôi và họ làm tôi nghĩ về những người Bắc Hàn đã và đang trốn chạy khác. Và tôi nhớ lại cuộc sống khủng khiếp của mình tại Bắc Hàn. Vì thế tôi quyết định viết câu chuyện của mình. Tôi chỉ muốn có nhiều người biết được những điều khủng khiếp đang xảy ra tại Bắc Hàn.”

image
Cô quyết định đặt tên cuốn hồi ký của mình là 9 năm trốn chạy khỏi địa ngục bởi cô cho rằng cuộc sống ở đó không khác gì địa ngục và cô hy vọng với tựa như vậy, cuốn sách sẽ thu hút được sự chú ý đúng mức từ những người có quan tâm.
image
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Giờ đây là một cô gái xinh đẹp và hạnh phúc, được sống tại một đất nước tự do, Eunsun Kim nói rằng cô muốn làm được một điều gì đó cho những người dân Bắc Hàn tị nạn. Cô muốn giúp họ thực hiện được những ước mơ của mình. Cũng chính vì vậy mà cô đã chọn theo học ngành tâm lý học. Cô có dự định sẽ trở thành một bác sĩ tâm lý cho trẻ em trong tương lai.


http://www.rfa.org/vietnamese/

 

Đăng ngày 13 tháng 05.2015