Chúng tôi vẫn sống

Huỳnh Kỳ Anh Tú

Tôi là một bác sĩ, sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn nhưng sau này tôi đi du học và đã định cư tại nước ngoài từ lâu. Nhân tháng 4 năm nay, tôi muốn viết một thông điệp cho gia đình, bạn bè tôi, cùng tất cả những người từng là công dân Việt Nam Cộng Hòa, con cháu của họ, nhất là những đứa trẻ cùng thế hệ 8X như tôi....
Cha tôi là một sĩ quan quân lực VNCH, cấp bậc Trung úy. Ông có may mắn hơn nhiều bạn bè, khi chỉ phải đi tù cải tạo một thời gian ngắn. Năm 1979 cha tôi ra tù và về sống ở Sài Gòn (xin lỗi vì tôi không thể viết tên của kẻ tội đồ dân tộc mình), một năm sau tôi sinh ra.
Từ khi tôi biết nhận thức thế giới xung quanh cho tới năm 18 tuổi, cha và mẹ KHÔNG BAO GIỜ nói với tôi bất cứ điều gì có liên quan đến chính trị hay nói xấu chế độ mới, cha tôi sống hiền lành, nhẫn nhục nuôi con cái, hòa đồng với tổ dân phố.
Cha ghét chiến tranh và không bao giờ nhắc đến thời chiến đấu xa xưa của mình, đến mức không cho tôi chơi những món đồ chơi như súng, máy bay.
Mẹ tôi thì cấm tôi nghe nhạc vàng hay những bài ca về lính, dù vậy sau này tôi vẫn lén nghe.
Họ để cho tôi tự do lựa chọn con đường mình đi, ngay cả tôn giáo.
Vì thế những gì tôi viết cho các bạn xem đưới đây là do CHÍNH BẢN THÂN tôi nhận thức được từ cuộc sống xung quanh mình.
Với tính cách giang hồ lãng tử của cha tôi, trước 30-4 ông vốn đã không coi trọng tiền bạc, không nhà cửa, tiền vàng, chỉ có 2 bàn tay, chiếc xe máy cùng người vợ hiền nên sau 30-4 ông không mất gì cả về vật chất.
Tuy nhiên, nỗi mất mát về tinh thần ám ảnh ông suốt đời như một vết thương không bao giờ lành được.
Nhà tôi rất nghèo, lại phải chịu bất công từ mọi phía, mẹ tôi bị ép phải nghỉ sớm do lý lịch của cha, bà phải đi buôn thuốc men, thực phẩm để nuôi tôi lớn.... Lúc tôi 3-4 tuổi cha tôi đi làm vắng nhà cả ngày, ông làm đủ thứ nghề, buôn bán hàng phế liệu, đạp xích lô, đến tối mịt mới về nhà.
Ngày nghỉ ông chở tôi lang thang trên các con đường ở Sài Gòn bằng chiếc xe đạp. Đường phố Sài Gòn thập niên 80 còn hoang vắng, tôi để ý một điều là ông luôn gọi những con đường bằng tên cũ, chỉ cho tôi những tòa nhà và tên gọi của chúng, nhiều khi tôi thấy ông dừng rất lâu ở một nơi nào đó và khóc.
Lớn lên một chút, ông luôn tìm cách hướng tôi về những điều chân thiện mỹ, thay vì phó mặc cho sự nhồi sọ của trường lớp, đội nhóm.
Tôi còn nhớ ông mua sách báo cũ thời VNCH cho tôi đọc, nhất là Thiếu Nhi tuần báo. Ngày tôi được kết nạp đội, cha tôi ôm tôi vào lòng và ông rất buồn, nhưng ông dắt tôi đi xem phim Batman và đêm đó trước khi ngủ kể cho tôi nghe ông đã phải đi bộ hơn 5 cây số để mua sữa cho tôi uống như thế nào.

Tôi nhìn ra rất sớm sự giả dối, bất công, ngay trong trường lớp của mình, những bài văn mẫu, những người thầy ép học sinh học thêm tại nhà, những bài học lịch sử dối trá.
Tôi muốn nói một điều với các bạn cùng lứa tuổi, rằng thế hệ sinh ra năm 78-80 tại Sài Gòn như chúng tôi PHẢI nhận thức rõ một điều rằng: Dù thể chế Việt Nam Cộng Hòa đã chết vào ngày 30/4/1975, nhưng nó vẫn tiếp tục cưu mang, nuôi dưỡng những đứa trẻ như tôi bằng tất cả máu thịt từ còn sót lại. Bọn cộng sản KHÔNG góp một chút công ơn nào hết trong việc nuôi dưỡng, che chở và giáo dục chúng tôi, thậm chí ngược lại là khác, chính bọn chúng là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ, bất công, rủi ro cho số phận những đứa trẻ sinh ra giai đoạn này.
Tôi ra đời trong một nhà bảo sinh của VNCH, khi tôi đau ốm, các bác sĩ và nữ hộ sinh được đào tạo từ ngành y tế VNCH đã chăm sóc cho tôi, dù họ là những người bị ngược đãi, phải sống cực khổ ăn không đủ no vì chính sách nô dịch của cộng sản, nhưng vẫn giữ trọn y đức và trách nhiệm.
Từ khi cắp sách đến trường tôi may mắn hơn những đứa trẻ miền Bắc, vì được che chở dưới những lớp học, mái trường do cha anh chúng tôi, công dân của VNCH xây nên, chúng tôi may mắn được xem phim trong những rạp ciné hiếm hoi còn sót lại ở Sài gòn của VNCH.
Trong khi đó, bọn cộng sản Bắc Việt đã làm gì cho chúng tôi? Từ tuổi sơ sinh, toàn bộ trẻ em như tôi phải chịu cảnh suy dinh dưỡng, ăn không đủ no, không có sữa để uống.
Cha mẹ chúng tôi phải chạy ăn từng bữa, hy sinh những gì tốt nhất cho chúng tôi trong khi họ phải ăn độn bobo, khoai mì. Khi đau ốm bệnh tật không có đủ thuốc men chữa trị, phải đi vay mượn, đi mua kháng sinh ngoài chợ đen.
Chúng tôi lớn lên, đứa thì lùn đứa thì còi xương, tội lỗi đó là do ai gây ra? Khi đi học chúng tôi bị nhồi sọ bằng những chuyện dối trá nhảm nhí, bị những cô giáo xã hội chủ nghĩa đánh đập không thương tiếc, phải đi nhặt lon, nhặt rác, dùng những cuốn sách giáo khoa cũ nát, đen thui, đêm về phải học bài dưới ánh đèn dầu tù mù, chịu nóng, muỗi đốt để mà kiếm cho được tấm giấy khen vô nghĩa. Lớn lên một chút, chúng tôi lại bị những thầy cô giáo bóc lột đến tận cùng bằng những chiêu trò dạy thêm tại nhà, ai không đến nhà thầy học thêm thì bị đì, bị đối xử bất công trên lớp. Lúc trưởng thành ra đời thì tương lai u tối vì 2 chữ lý lịch gia đình, phải hối lộ đút lót khắp mọi nơi mới kiếm được miếng ăn.

Tôi lại muốn nói điều này cho bọn cộng sản và con cháu của chúng: Việt Nam Cộng Hòa vẫn sống, và chưa bao giờ chịu khuất phục bởi bạo lực và sự đàn áp của cộng sản. Những người con của thế hệ VNCH vẫn sống, dù nhẫn nhục, nhưng không cúi đầu, không bao giờ chấp nhận đi chung đường với điều ác và dối trá...
Bọn cộng sản không bao giờ khuất phục được ý chí và tinh thần của những công dân VNCH, chúng không bao giờ hiểu được tại sao cha mẹ chúng tôi đặt tên cho con cái mình là Nguyễn Đình Bảo, Nguyễn Khoa Nam hay Phan Nhật Nam (cha tôi đặt tên cho tôi là Huỳnh Kỳ Anh Tú, và tôi tự hào vì điều đó!). Tại sao mấy chục năm nay người ta vẫn thích nghe nhạc của Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Trúc Phương và dòng nhạc này đang hồi sinh.
Bọn cộng sản muốn trả thù hèn hạ con cháu của VNCH bằng cách xét lý lịch, thì chúng tôi, những công dân VNCH cũng dùng lý lịch, căn cước của cha anh mình như một dấu hiệu nhận diện nhau, đùm bọc nhau.
Cuộc đời tôi đã trải nghiệm không biết bao nhiêu sự ưu đãi, giúp đỡ từ bạn bè của cha tôi, hay thậm chí những người xa lạ, mỗi khi họ tình cờ biết cha tôi từng là sĩ quan quân lực VNCH, một người thầy nổi danh đã nhận tôi vào lớp luyện thi đại học và miễn học phí (hơn 2 triệu đồng) vì tôi là con của lính VNCH, nhiều bác sĩ đã chữa bệnh cho tôi hồi nhỏ không nhận thù lao khi biết cha tôi từng đi lính, một linh mục tại nhà thờ Dòng chúa cứu thế dạy kèm tiếng Anh và tiếng Pháp cho tôi suốt 3 năm mà không lấy tiền.
Bọn cộng sản cũng không bao giờ hiểu được tại sao bên cạnh chúng không bao giờ có mặt những người trí thức, nhân tài hậu duệ của VNCH, vì những cá nhân này không bao giờ chấp nhận vào đoàn thanh niên cộng sản, không bao giờ đi làm cho nhà nước, và một khi ra nước ngoài du học không bao giờ quay trở lại để phục vụ cho chúng, chúng có kêu gào 1000 năm nữa và dụ dỗ bằng tiền tài hay danh lợi, những người này cũng sẽ không bao giờ trở về cộng tác với chúng. Chúng chỉ tìm thấy những kẻ cơ hội, bợ đỡ, bất tài và ngu ngốc chấp nhận làm nô lệ cho chúng mà thôi.

Đối với một số người, ngày 30-4 có thể là ngày đau buồn, họ cho đó là quốc hận, một số những kẻ ăn trên ngồi trước thì hoan hỉ ăn mừng, mừng cho việc họ đã giết, cướp chính anh, chị em một nhà của mình, nhưng tôi nhận rõ một điều là Việt Nam Cộng Hòa vẫn chưa chết, Sài gòn có thể bị chiếm đóng, chúng ta có thể bị đô hộ, nhưng công dân và hậu duệ của VNCH vẫn sống, vẫn vươn lên, vẫn đang giúp đỡ nhau, chúng tôi miễn dịch với mọi sự dối trá và độc ác của cộng sản, nhiều người vẫn đang đi tìm tự do, và sẽ có ngày chân lý sẽ chiến thắng./.
Huỳnh Kỳ Anh Tú




Văn học VN ngày nay

Dạy trẻ con thói lưu manh


Một quầy sách ở Hà Nội. (Hình minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Nếu bạn đặt một câu hỏi với đứa cháu của bạn, “Mùa này theo cháu, ở đâu lạnh nhất?” Bạn nghĩ sao, thay vì câu trả lời là ở Oymyakon, nước Nga hay Nam Cực, thì thằng bé trả lời bạn, đó là ở trong tủ lạnh? Một câu trả lời khá hỗn láo, không phải là câu giải đáp của một đứa trẻ hiền lành, tử tế.
Một câu hỏi vớ vẩn khác, “Vì sao một người rơi xuống sông mà không ướt tóc?” Trong khi bạn đang phân vân, chưa biết trả lời sao thì thằng bé đã trả lời thay bạn, “Vì người đó trọc đầu.” Các bạn có thể bật cười cho rằng đứa trẻ nhanh trí, thông minh, nhưng rõ ràng đây là thứ lém lỉnh ngoài đường phố, mà không bao giờ chúng ta muốn cho con em có thứ thông minh, nhanh trí kiểu láu cá như vậy!
Bạn sẽ gặp phải một câu hỏi khác khá dơ bẩn, nhưng lại được in trong một cuốn sách để giáo dục trẻ em. Câu hỏi là, “Cứt gì có thể lấy tay móc?” và sau đây là câu trả lời, “Cứt mũi, cứt mắt, cứt tai!” Hoặc, “Trong con mắt của người đang yêu, bạn gái của họ đều là Tây Thi, vậy trong con mắt của Tây Thi thì có gì? Đáp, “Dử mắt (ghèn)!”

8 cuốn Hỏi Đáp Nhanh Trí | Tiki

Trước bàn viết chúng tôi là một bộ sách loại bỏ túi, khổ nhỏ, gồm có bốn tập, mang nhan đề “Hỏi Đáp Nhanh Trí” do tác giả Đức Trí sưu tầm biên soạn, nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin, số 43 Lò Đúc, Hà Nội, ấn hành, mỗi cuốn bán 14,000 đồng Việt Nam. Nội dung tập sách là một thứ văn hóa, giáo dục lưu manh thô lỗ, được trình bày dưới dạng “hỏi-đáp” tràn đầy trong gần 800 trang sách.
Chúng tôi xin dẫn chứng thêm những điều tệ hại trong bộ sách này để các bạn có thể hiểu thêm loại văn hóa tồn tại và đang phát triển mạnh mẽ trong xã hội bây giờ. Câu trả lời, trong nước bây giờ gọi là “đáp án.”
Hỏi: Kiểm tra cuối kỳ, Tuấn bị điểm 0 liền 6 môn, điều này chứng minh cái gì?
Đáp án: Chứng minh cậu ta không hề quay cóp.
Hỏi: Cái gì còn nhỏ hơn cả vi khuẩn?
Đáp án: Con của vi khuẩn.
Hỏi: Tại sao cổ của hươu cao cổ lại dài như vậy?
Đáp án: Tại vì nó thích chơi trội.
Hỏi: Người nào thích bóng tối nhất?
Đáp án: Những người yêu nhau!
Hỏi: Tại sao Cường ngủ gật trên lớp mà không bị thầy giáo phê bình?
Đáp án: Vì thầy giáo không nhìn thấy.
Hỏi: Loài vật nào không bị muỗi đốt?
Đáp án: Là con muỗi!
Hỏi: Khi thả chim bồ câu thì ai vui nhất?
Đáp án: Chim bồ câu!
Hỏi: Đa số vĩ nhân đều sinh ra ở đâu?
Đáp án: Trong nhà hộ sinh.
Hỏi: Nên làm gì khi cây kim rơi xuống biển?
Đáp án: Đi mua cây kim khác!
Hỏi: Vì sao về mùa Đông, chim én lại bay về phương Nam.
Đáp án: Vì nó đi rất chậm!
Hỏi: Đánh cái gì vừa không tốn sức lại rất thoải mái.
Đáp án: Đánh một giấc!

Và văn hóa “búa liềm” này luôn ẩn náu một tâm tính ác độc:
Hỏi: Ông A bị chặt đầu lúc 40 tuổi, vậy con cái ông A bị làm sao?
Đáp án: Bị mồ côi!
Hỏi: Một người sau khi bị chặt đầu sẽ thế nào?
Đáp án: Biến đổi chiều cao!
Hỏi: Làm thế nào khi gặp người sống?
Đáp án: Phải luộc chín!

Trong sách còn có những câu chuyện khó hiểu, ngu ngốc, ngớ ngẩn và vô nghĩa. Đây là một vài ví dụ:Tại sao mũi bị tẹt?
Một hôm, một bé trai 4 tuổi hỏi ông nội:
- Ông ơi! Vì sao mũi của ông không giống của cháu, tại sao mũi của ông lại bẹt?
- Bởi vì khi còn nhỏ, ông không cẩn thận đã giẫm lên mũi của mình nên mũi của ông bây giờ bị bẹt!
Hỏi: Làm cách nào để mọi người không uống nước?
Đáp án: Đổi tên của nước (?)
- Khi ta có một hình tứ giác, vậy có 4 góc, ta cắt bỏ một hình tam giác ở giữa, tương đương ba góc, ta sẽ có một hình ngũ giác, có 5 góc. Vậy ta có: 4-3= 5!

Sách soạn ra nói là để dạy cho trẻ “hỏi đáp nhanh trí” nhưng chính là để dạy con trẻ lưu manh, tập dối trá, như câu chuyện dưới đây:
Vẫn còn đang tắm
Cô gái đang rửa bát đĩa ở trong bếp thì có tiếng chuông điện thoại vang lên, người mẹ muốn tìm mẹ của cô gái, cô gái trả lời: “Mẹ cháu có lẽ đang tắm, bác đợi một lát để cháu đang tìm.”
Cô gái vặn vòi nước thật to, tạo âm thanh ồn ào và trả lời điện thoại nói, “ Mẹ cháu vẫn đang tắm.”
Xếp hàng
Một quý bà chạy vội vàng đến trước quầy thịt và lớn tiếng: “Ông chủ, bán cho tôi 10 ngàn đồng thịt bò cho chó.” Sau đó bà quay sang một quý bà khác đang đứng chờ và giải thích: “Cô thông cảm, tôi đã xếp hàng ở đây trước rồi!”

Có từ điển xào xáo vô tội vạ, sai sót kinh hoàng - Tin tức xuất bản

Thêm ba cuốn tự điển tiếng Việt “kiểu Vũ Chất” vừa được xuất bản tại Hà Nội với kiểu giải nghĩa “ba phải” như: “Chú bác: nói chung chú và bác!” “Cào cấu: Cào và cấu” “Tao đàn: Chỗ nằm của tao nhân thi sĩ!” Điều này chứng minh rằng những người soạn sách (thường không thấy ghi tiểu sử - hoặc có bằng đại học mua ở chợ trời) không trí tuệ mà cũng chẳng đạo đức, là những người dốt nát, thất học, thiếu tự trọng, vô lại, sao chép. Nhà xuất bản thì do những người ngu dốt cầm đầu, thiếu lương tâm, vùi đầu vào lợi nhuận.
Về phía chính quyền, nhất là trong ngành văn hóa, thì những viên chức, cán bộ trong ngành xuất bản, thường là dốt nát, cũng là loại phi văn hóa, vô giáo dục. Họ chỉ biết ngậm miệng ăn tiền và biết báo cáo về số lượng xuất bản mỗi năm để nêu thành tích, dù với cái đống rác sách vở vĩ đại, đưa cả một thế hệ vào chỗ ngu dốt, lưu manh.

Tập giấy lộn mang tên “Hỏi Đáp Nhanh Trí” xấu hổ phải mang tên là “một cuốn sách”, nó dạy cho trẻ em kiểu nhanh trí, lanh mưu, không cần trí tuệ, học hỏi để hiểu biết, mà đối đáp cho xong, đào tạo cho chúng trong tương lai, trở thành những người giảo hoạt, lưu manh theo nhu cầu trồng cây ngắn ngày của “bác” và nhu cầu của “đảng” đào tạo những mầm non ngây ngô của dân tộc trở thành những công dân xảo trá mai hậu.
Về chuyện “sao chép,” nếu xem kỹ thì đây là một cuốn sách được “luộc” lại từ một loại rác rưởi của Trung Cộng, với hình minh họa nguyên gốc của Tàu, còn rõ những chữ Tàu trên hình vẽ.
Chỉ thị của Lê Duẩn sau 30 Tháng Tư, 1975, kỳ họp Quốc Hội Khóa 5: “Sau ngày giải phóng nhân dân ta đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hóa ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để!”

An anti-government student throws books and papers in to the flames... News  Photo - Getty Images

Miền Bắc đã tịch thâu, thiêu hủy, bán ra vỉa hè hay ve chai khoảng 180 triệu cuốn sách giá trị của miền Nam, để bây giờ, 40 năm sau, nhà nước Cộng Sản cho in ra những loại sách rác rưởi như cuốn sách trên. Phải chăng đó là “cách mạng văn hóa” của những người Cộng Sản.
Chúng ta tự hỏi, con em mình nếu phải lớn lên trong nước, sẽ học được gì trong những cuốn sách như loại này.
Fb Steven Lam
https://vietorg.com/




Dịch vụ viết thuê luận văn tiến sĩ nhan nhản tại Việt Nam
 
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hàng chục cơ sở dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tiến sĩ ngang nhiên quảng cáo trên mạng như một kỹ nghệ kinh doanh phồn thịnh.
Chỉ cần đánh máy nhóm từ “Dịch vụ viết luận văn tiến sĩ” qua Google Search, người ta thấy hàng chục địa chỉ quảng cáo dịch vụ viết thuê luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, công khai kiếm tiền tại Việt Nam. Việc nghiên cứu để tự trình bày qua một luận văn hầu có thể được thẩm định giá trị cho tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ có vẻ lỗi thời.

Các sinh viên nhận bằng tốt nghiệp thạc sĩ của một đại học ở Sài Gòn. (Hình: Tuổi Trẻ)
 
Hầu như tất cả các nhóm, tổ chức dịch vụ viết thuê luận văn đó, nơi nào cũng quả quyết các luận văn đều “chất lượng”, không trùng hợp với luận văn khác. Nhiều trang mạng viết thuê có cả người tư vấn “chat” trực tuyến với ai có nhu cầu nhờ viết thuê luận văn. Giá cả và điều kiện trả tiền cũng được công khai bên cạnh e-mail, điện thoại để liên lạc giữa bên “mua” với bên “bán”.
Trên internet, tổ chức viết luận văn thuê “Luận Văn Việt” quảng cáo là “12 năm kinh nghiệm làm dịch vụ luận văn. Luôn hoàn thành trước Deadline. Đội ngũ hơn 300 Cộng Tác Viên ưu tú. Giá cả hợp lý, cạnh tranh. Cam kết không sao chép. Bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng”.
Để thuyết phục khách hàng lựa chọn “Luận Văn Việt”, tổ chức này quảng cáo là “Luận Văn Việt chúng tôi luôn tự hào là một trong số ít các nhóm đi đầu trong lĩnh vực tư vấn – hỗ trợ viết luận văn, hình thành ý tưởng, chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, cao học, làm thuê luận án tiến sĩ. Từ đó các bạn có thể hoàn thiện các bài tiểu luận, báo cáo, luận văn, chuyên đề tốt nghiệp Đại học, Cao học, Tại chức … ở tất cả các chuyên ngành Kinh tế, Văn hoá, Xã hội…”

Quảng cáo đầy trên internet về dịch vụ làm thuê luận văn đại học đủ mọi loại gồm cả tiến sĩ, thạc sĩ. (Hình: chụp lại màn hình)

Gần đây, dư luận sửng sốt khi một số báo tại Việt Nam thuật lại báo cáo của Thanh tra chính phủ phàn nàn về “chất lượng công tác nghiệm thu không bảo đảm” đối với các công trình nghiên cứu của học vị tiến sĩ được tổ chức “nghiệm thu” hàng loạt trong cùng một ngày của Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam (KHXH) giai đoạn 2015-2019.
Mấy năm trước đã thấy kêu ca về tình trạng sản xuất tiến sĩ như “gà đẻ trứng” tại Viện hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, báo cáo của Thanh tra chính phủ chỉ như hâm lại một vấn đề từng được báo động gần chục năm trước nhưng không thấy chấn chỉnh, đem trả lại giá trị cho các tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ. Điều này phản ảnh giá trị thật của những mảnh bằng cao nhất xã hội lại thật thấp.
Nhà cầm quyền CSVN không phải không biết nhưng không hành động gì. Một năm trước, ngày 20 Tháng Tư 2021, tờ Công An Nhân Dân của Bộ Công An CSVN viết rằng: “Dịch vụ viết thuê luận án, luận văn tốt nghiệp hoạt động bát nháo trên mạng là hồi chuông báo động cho công tác quản lý giáo dục cũng như chất lượng của nhiều văn bằng học vấn hiện nay.”
Trước đó, ngày 23 Tháng Hai 2019, tờ báo Giáo dục Việt Nam đưa ra phóng sự về dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tiến sĩ tràn lan trên mạng “Nếu như trước đây để hoàn thành luận văn, luận án các cấp người học phải lao đầu vào nghiên cứu, lao tâm, khổ tứ cho đến khi bảo vệ thành công luận văn, luận án thì giờ đây nhiều người đã chọn một hình thức nhàn nhã hơn đó là thuê người làm luận án, luận văn.”
Tờ GDVN còn kêu rằng “Mặc dù báo chí không ít lần điểm mặt, chỉ tên những thạc sĩ nọ, cử nhân kia dùng bằng giả, luận văn, luận án giả nhưng có vẻ như tình trạng này không được cải thiện là mấy.”

Luận án tiến sĩ “Phát triển môn cầu lông” của ông Đặng Hoàng Anh. (Hình: chụp màn hình).

Nhân chuyện thiên hạ diễu cợt về luận án tiến sĩ “Phát triển môn cầu lông cho công chức viên chức thành phố Sơn La” của ông Đặng Hoàng Anh, báo GDVN phỏng vấn ông giáo sư tiến sĩ Nguyễn Anh Trí. Ông này cho rằng có tham nhũng trong việc “đẻ” liền liền bằng tiến sĩ tại Việt Nam.
Gần 10 năm trước, báo chí tại Việt Nam dẫn thông tin của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo CSVN nói rằng Việt Nam có hơn 24,000 tiến sĩ như một thành tích đáng tự hào. Đến năm 2020, tờ Tuổi Trẻ dẫn thuật các tài liệu của bộ này, nói mỗi năm đào tạo được hơn 1,500 tiến sĩ và hơn 36,000 thạc sĩ.
Tức là, từ 8 năm qua, ít nhất đã có thêm 10,000 tiến sĩ và 288,000 thạc sĩ nữa. Như vậy số người có bằng tiến sĩ tại Việt Nam đã hơn 34,000. Mười năm trước, tờ GDVN phàn nàn “Việt Nam có nhiều tiến sĩ, ít phát minh”. Bây giờ, các trang mạng quảng cáo dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, tiến sĩ công khai, giúp giải thích tại sao Việt Nam lại “ít phát minh”.




Cỗ máy du hành ngược thời gian

Tôi là người Bắc nhưng nghe những người cao tuổi đã từng sống qua hai chế độ kể rằng:
Việt Nam bây giờ, thực sự chẳng khác gì một cỗ máy quay ngược thời gian với ngày xưa.

Xưa SG có cây xăng tự động vào những năm trước 30.4.1975 thì giờ cả xã hội trầm trồ vì một cây xăng có ông quản lý cúi chào khách.
Xưa SG có các chính khách nói tiếng Anh, tiếng Pháp như gió, giao tiếp không cần phiên dịch thì giờ sau 30.4.1974, các chính khách nói tiếng Việt còn bị ngọng, giăng  mác êu rô với cờ lờ vờ mờ. Phải cầm giấy đọc như mấy cháu lớp 1 trường làng.
Xưa SG có nhà thương thí (nhà thương miễn phí), giáo dục miễn phí thì giờ sau 30.4.1975, bệnh viện sẽ không chữa nếu không đóng tiền trước và học sinh sẽ bị cho nghỉ học nếu không đóng đủ tiền, thậm chí đóng tiền muộn còn bị bêu tên để làm xấu.
Xưa SG lúc người dân bị thương thì có trực thăng tới đưa đi nếu là các trường hợp cấp cứu, giờ xe đi đón bệnh nhân cấp cứu gặp tắc đường là bệnh nhân chỉ còn nước  theo ông bà xuất ngoại sang thế giới bên kia, đã vậy còn bị cả cảnh sát giao thông đón lại bắt đóng bánh mì.
Xưa SG nếu nhà dân hay các xí nghiệp bị cháy thì có trực thăng cứu hoả múc nước ở sông lao đến dập lửa. Giờ nhà dân hay các xí nghiệp có cháy đi nữa thì đội cứu hoả  đến như để làm cảnh, đám cháy chỉ được dập tắt khi đã cháy không còn gì và tài sản cứu được là... miếng đất còn tất cả tài sản thì được bà hoả mang đi.
Xưa dân Nam Hàn, Phi qua SG làm thuê thì giờ sau 30.4.1975 dân Việt Nam qua đó làm culi ngược lại với con số đông hơn gấp nhiều lần. Nhưng giờ đang có nguy cơ các  nước không nhận lao động Việt vì họ mang đến quá nhiều tệ nạn như trộm cắp đĩ điếm... buồn cho nền giáo dục thời nay.
Xưa SG coi Campuchia, coi Thái là mọi, thì giờ ta qua đó bị coi ngược lại như thế, còn viết cả tiếng Việt để cảnh báo trộm cắp hay do ăn búp phê bỏ thừa quá nhiều.

Cái cỗ máy thời gian này nó đưa Việt Nam tụt hậu mấy chục năm so với Thái Lan và hơn cả trăm năm so với Singapore, những đất nước trước đây chỉ dám nhìn Hòn ngọc Viễn đông của ta với ánh mắt mơ ước, thèm thuồng và kính nể.
Nguồn: internet



Đăng ngày 21 tháng 06.2022