Hoa kỳ: vừa là Đồng minh cần thiết
vừa là kẻ Bội phản nguy hiểm
Nhân dịp 30 tháng 4, một tai hoạ cho Việt nam và cho thế giới tự do. Để bổ sung những tài liệu liên quan về biến cố 30 tháng 4 và tiếp đó sự lung lay của mặt trận tự do, chúng tôi xin phân tích những dữ kiện trong quá khứ và nhất là trong hiện đại như chiến tranh tại Ukraine. Đường lối đối ngoại của Hoa kỳ, bản năng phản bội đồng minh của Hoa kỳ là nguyên do chính của sự suy yếu của mặt trận bảo vệ tự do.
Sau khi thất bại về dề nghị bốc Zelenski ra khỏi Ukraine, Biden hạ tầm bắn của hoả tiễn trước khi giao cho Ukraine, ngăn chặn việc giao xe thiết giáp hạng nặng cho Ukraine
Làm thế nào để làm đồng minh của Hoa kỳ mà không bị bội phản
Cách hành xử của Hoa kỳ trong cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine làm chúng ta phải suy nghĩ. Một tình thế lưỡng nan được đưa ra:
Những Quốc Gia Pháp trị cần sự giúp sức về vũ khí của Hoa kỳ để tự vệ, nhưng họ sẽ nằm trong lòng một nguy cơ vì Hoa kỳ sẵn sàng phản bội đồng minh, bỏ rơi họ khi gặp hoạn nạn giữa trận chiến, và bán đứng cho kẻ thù. Điều này đã được minh chứng.
Từ khi chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến, và cho tới ngày nay, quân đội Mỹ, trang bị bằng những khí cụ tối tân nhất thế giới, phải tháo chạy trong mỗi lần can thiệp. Khi quân đội Mỹ muốn viện trợ quân sự một xứ nào, thì mười lần trên mười, cách hành xử của họ đã đẩy quốc gia này vào vòng tay kẻ thù.
Ukraine thuộc ngoại lệ, là xứ duy nhất nhận viện trợ Mỹ và không – hoặc chưa – là nạn nhân của sự phản bội cố hữu của Mỹ. Tại sao ?
Ukraine: Nhờ không vâng lời Mỹ nên thoát nạn.
Zelensky thừa biết rằng Hoa kỳ đồng thời vừa là đồng minh hữu hiệu vừa là kẻ bội phản rất nguy hiểm.
Chúng ta đang ở vào năm 2023. Trái với « truyền thống », viện trợ Mỹ ở Ukraine không làm cho quốc gia này rơi vào tay kẻ thù.
Hoa kỳ đã thay đổi chính sách chăng? Không phải! Chính Ukraine đã biết «truyền thống» phản bội của Mỹ.
Thế giới, kể từ ngày 24/02/2022, bị rung chuyển bởi sự xâm lăng Ukraine của Nga. Phải đối đầu với quân đội Nga khổng lồ, làm thế nào mà Ukraine, với sự trợ giúp của Hoa kỳ, nổi tiếng về thói phản bội, đã có thể giải thoát trong vòng 9 tháng hầu hết những địa thế bị Nga xâm chiếm ? Thật đáng ngạc nhiên khi thấy Ukraine chưa bị Mỹ phản bội trong khoảng thời gian này.
Biden, còi báo động!
Zelensky thoát khỏi sự phản bội của Mỹ nhờ hành động quá lộ liễu của Biden trong mưu toan phản bội vào tháng hai năm 2022. Tín hiệu này khiến Zelensky suy nghĩ. Vào tháng hai 2022, Poutine dồn thiết giáp xa đến biên giới Ukraine. Trung Tâm Tình Báo Mỹ (CIA) báo hiệu một cuộc tấn công cấp bách. Trước tình thế này, Biden, thay vì giữ im lặng hay cảnh báo Poutine, đã gửi một thông điệp cho giới truyền thông quốc tế «Nếu quân Nga xâm lăng Ukraine, quân đội Mỹ sẽ không can thiệp ».
Biden còn đi xa hơn nữa. Tổng thống Mỹ muốn Zelensky, một thủ lĩnh Quốc gia đã được dân bầu cử ngày 20/05/2019 với 73% số phiếu, trốn khỏi Ukraine và sống đời lưu vong ở nước ngoài. Luôn luôn với cái tật tự tôn, Hoa kỳ tự xem là bề trên đối với các đồng minh, Biden quyết định bốc Zelensky đi khỏi xứ. Và Macron, tổng thống Pháp, người nổi tiếng theo đuôi các ông lớn trên thế giới nói, qua lời tuyên bố của tổng trưởng Ngoại Giao Le Drian, Zelensky có thể tỵ nạn chính trị tại Pháp.
Trước tình thế này, Zelensky ném vào mặt hai vị này «Trận chiến ở tại nơi đây, tôi cần súng đạn, không cần taxi». “The fight is here. I need ammunition, not a ride” (Xem video Zelensky/not a ride).
Cùng lúc đó, Jens Stoltenberg chủ tịch OTAN, (Organisation du Traité de l’Atlantique Nord, Tổ chức Bắc Đại Tây Dương) cũng lập lại y hệt lời tuyên bố của Biden trên các đài truyền hình «Nếu quân đội Nga xâm lấnn Ukraine, tôi sẽ án binh bất động».
Tất cả đều cho ta thấy là Hoa kỳ và Tây Phương muốn dâng cho Poutine một sự bất động như lúc xâm lăng Crimée vào năm 2014.
Thấy trước mắt những hành động này, Zelensky tự cảnh giác. Biết rằng Biden coi ông ta như người tiền nhiệm đã nhường Crimée cho người Nga sau 3 ngày chiến đấu. Và đối với Biden, đầu tư vào một cơ cấu như vậy không có lợi nhuận gì cả.
Ngày 24 tháng hai 2022, yên tâm bởi thái độ của Biden và Stollenberg, Poutine xua quân xâm lăng Ukraine.
Ngày 24 tháng hai 2022, trước sự bất động của Hoa kỳ và OTAN, Poutine xâm lăng Ukraine. Tổng thống Nga tuyên bố là Kiev sẽ bị hạ trong 3 ngày như Crimée.
Nhưng vì tuyết và đá băng tháng hai, thiên nhiên bất lợi đã gây nhiều khó khăn cho sự di động của xe thiết giáp. Đoàn xe này bắt buộc phải dùng những trục lộ giao thông chính. Quá bị lộ, những xe bọc sắt này lâm vào trò bắn chơi của những gian hàng trong hội chợ. Hàng thiết giáp nối đuôi nhau trở nên cái mồi đễ dàng cho cuộc phục kích của Ukraine. Ngay trong những ngày đầu, quân đội Ukraine hủy diệt một số đáng kể những chiếc xe tăng Nga bằng những vũ khí Liên Xô, không cần quân cụ Mỹ.
Biden bắt đầu trở mặt nhưng vẫn tiếp tục nương tay với Poutine
Ngạc nhiên trước những hiệu năng của quân đội Ukraine, Biden bừng tỉnh và quay lui, ông ta ngừng đả động đến chuyện bốc Zelensky ra khỏi xứ và đề nghị một cách rất ồn ào rằng sẽ cung cấp vũ khí cho Ukraine. Đề nghị nhưng vẫn giữ thế bất động! Những lời hứa tiếp tục nằm trong tình trạng lời hứa… Phía Tây phương cũng làm y như vậy và vẫn không gửi gì cho Ukraine. Cả hai tiếp tục nhân nhượng Poutine. Ukraine tiếp tục kháng cự với những phương tiện sẵn có, với khối vũ khí cải thiện của thời Sô viết và với những vũ khí chế tạo tại Ukraine.
Ngày 14 tháng tư 2022 hai hỏa tiễn chống chiến hạm Neptune chế tạo tại Ukraine, đánh trúng chiếc tàu lớn của Nga, soái hạm Moskva. Ukraine đã đánh chìm soái hạm này chỉ cách Odessa 60 hải lý. Những đầu đạn đã được thiết kế và sản xuất tại Ukraine, dưới danh hiệu Kh-35.
Sau chiến công này, cuối cùng Biden phải gửi vũ khí cho Ukraine. Trước tiên là những xe bọc sắt Nga, mua lại từ Ba Lan, sau thì giao một cách nhỏ giọt những hỏa tiễn Mỹ. Vẫn tiếp tục nương tay với Poutine, Biden ra lệnh hạ tầm bắn của những hoả tiễn này trước khi giao hàng.
Biden hạn chế tầm bắn của các dàn phóng hỏa tiễn nhằm không cho phóng tới Mạc Tư Khoa
Vẫn tiếp tục nhân nhượng Poutine, Biden đặt giới hạn, chỉ giao cho Ukraine những « hỏa tiễn tự vệ » và từ chối cung cấp những chiến đấu cơ và chiến xa là hai vũ khí duy nhất đủ sức ngăn chận Poutine tàn sát dân lành Ukraine.
Theo Nhật Báo Wall Street, Ngũ giác Đài đã sửa đổi các dàn phóng từng loạt phi tiễn HIMARS (Hight Mobility Artillery Rocket System) trước khi giao cho Kiev để không thể phóng hỏa tiễn tầm xa, hầu có thể chạm lãnh thổ Nga. Như thế, những HIMARS giao cho Kiev không thể phóng những hỏa tiễn ATACMS (Army Tactical Missile System), mà Washington không cung cấp nhưng Ukraine có thể tìm mua được ở những xứ khác. Những loại đầu đạn này Ukraine có thể mua hay tự sản xuất có thể, với dàn phóng HIMARS, đạt mục tiêu cách hơn 300 cây số và như vậy dễ dàng nhắm những vùng thuộc Nga.
Song song với sự nhân nhượng Poutine, bóng ma phản bội Mỹ, Henry Kissinger, tái xuất hiện
Trong trò con dao 2 lưỡi của Biden, một nhân vật nổi tiếng về phản bội mà người ta tưởng chết đã lâu, Henry Kisinger 98 tuổi, bất ngờ xuất hiện trong dịp Diễn Đàn Kinh Tế ở Davos năm 2022.
Sau hai tháng Ukraine kháng cự với nhiều thành quả chống quân Nga xâm lấn, trong dịp Diễn Đàn thế giới về kinh tế vào tháng năm 2022, nhà ngoại giao Mỹ nổi tiếng Henry Kissinger, đã tuyên bố nguyên văn: «Zelensky phải nhường đất đai, chấp nhận thua trận» «chính sự kháng cự của Ukraine chứ không phải sự Nga xâm lăng đã gây nên những xáo trộn và căng thẳng» ở Ukraine
Sau đó, Kissinger lại chỉ định những phần nào của Ukraine mà Zelensky phải dâng cho Nga.
Mọi người đều lặng im trước những lời lẽ này trừ Poutine và… Zelensky.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của Zelensky lên tiếng «Hôm nay, chính những người đã tiên đoán sự thất bại sớm của Ukraine lại đề nghị cho Nga miền Đông và Nam. Cảm ơn những lời khuyên bảo này, nhưng chúng tôi sẽ cầm vũ khí».
Henry Kissinger là ai mà muốn tái diễn trò phản bội tại Ukraine?
Kissinger là cánh tay mặt của Nixon, được Giải Nobel Hoà Bình nhờ phản bội, nổi tiếng bằng hai thành tích :
Người ta còn nhớ : ngày 1 tháng ba 1973, Kissinger tuyên bố : « Chúng ta hãy thực tế: chuyện di dân người Do Thái ở Liên Bang Sô Viết không nằm trong những mục tiêu của chính sách ngoại giao của Mỹ. Và nếu họ đưa người Do Thái vào trong lò ga ở Liên bang Sô Viết, không phải là vấn đề của Hoa kỳ ».
Năm 1972, cánh tay phải này của Nixon đã âm mưu làm thất thủ đồng minh của Hoa kỳ: Việt Nam Cộng Hoà.
Sự phản bội này đã được chuẩn bị từ lâu với sự đồng loã của Trung cộng (theo những tài liệu lưu trữ của Washington dành cho ký giả sử dụng) bằng cách thúc đẩy cộng sản Bắc Việt vi phạm «Hiệp định Hoà Bình Paris» đã được ký ngày 27/01/1973. Sau cuộc phản bội, Kissinger được Giải Nobel Hoà Bình và cộng sản Bắc Việt đưa quân xâm lăng miền Nam. Và quân đội Mỹ ở Việt Nam đã ngăn chận đồng minh, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, chống quân xâm lăng Cộng sản Bắc Việt.
Sự phản bội này đã gây, sau khi Sài Gòn thất thủ, hàng trịệu người thiệt mạng trong các trại tù gọi là trại "cải tạo" cộng sản và hàng vạn người bỏ xác trên biển cả trong số thuyền nhân bỏ trốn chế độ khát máu.
Bốn mươi bảy năm sau, ở Davos, Henry Kissinger cố gắng tái tạo kịch bản phản bội, lần này nhắm vào Ukraine.
Khờ Me Đỏ, con đẻ của công trình phản bội Hoa kỳ
Nhờ Mỹ, sau vài tháng, Khờ Me Đỏ, một nhóm nhỏ với vài ngàn lâu la trốn trong rừng, trở thành một quân đội 300.000 người.
Năm 1955, Sihanouk, vua Cao Miên, rất được dân Miên yêu mến và ngưỡng mộ, là một thành viên của Phong Trào Không Liên Kết gồm có Tito, Nasser, Soekarno và Nehru.
Năm 1970, trước sự khước từ của Sihanouk làm cái khiên chống cộng, Hoa kỳ nhờ tay thủ tướng của vua Cao Miên là Lon Nol lật đổ Sihanouk trong khi ông du hành ở Mạc Tư Khoa.
Sihanouk lên án chế độ Lon Nol, bí mật trở về Cao Mên và thành lập Mặt Trận Đoàn Kết Quốc Gia Cam Pu Chia (FUNK= Front Uni National Khmer) trong bưng để tái chiếm quyền lực.
Sau đó, Khờ Me Đỏ, gồm vài ngàn quân đề nghị sự trợ giúp để ông ta lấy lại ngai vàng. Sihanouk chấp thuận. Lợi dụng tiếng tăm của Sihanouk, đội quân Khờ Me Đỏ nổi phồng thành ba trăm ngàn người. Nhờ tên tuổi của Sihanouk, Khờ Me Đỏ đuổi Lon Nol, chiếm đoạt quyền. Sau đó, chẳng những Khờ Me Đỏ không giao Cao Miên cho Sihanouk mà lại «phun ông ta ra như phun hột quả anh đào».
Pol Pot, thủ lĩnh Khờ Me Đỏ, giam giữ Sihanouk gần bốn năm và giết 5 người con và 14 cháu nội ngoại của vua Cao Mên. Những tội ác của Khờ Me Đỏ được Trung cộng hỗ trợ từ 1975 đến 1979, bao gồm toàn thể những giết chóc, tàn sát, tử hình, diệt chủng, đàn áp tôn giáo đàn áp chính trị, ước lượng khoảng 1,7 triệu người chết, chiếm 21% dân số Miên hồi đó, theo báo cáo của Chương trình nghiên cứu về diệt chủng Người Miên của của Đại Học Yale.
Trước ngày quân đội CSVN vào Nam Vang lật đổ Pol Pot, vào tháng 12/1978, những lãnh tụ Khờ Me Đỏ, đặt Sihanouk trong một phi cơ đi Bắc Kinh với sứ mạng yêu cầu thế giới lên án sự xâm lăng của CSVN. Quân đội CSVN, ngày 7/01/1979, đã đánh đuổi Khờ Me Đỏ ra khỏi Nam Vang.
Hoa kỳ và Trung cộng giải cứu Pol Pot
Hai quốc gia Hoa kỳ và Trung cộng, giúp Pol Pot thành lập một chính phủ Khờ Me Đỏ lưu vong ở Thái Lan. Cùng năm này, Hoa kỳ bỏ phiếu thuận tại Liên Hiệp quốc trao ghế của Cao Miên cho chế độ Khờ Me Đỏ đã tan rã
Hơn thế nữa, Hoa kỳ và Trung cộng đã can thiệp làm bác bỏ cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc về những tội ác của Khờ Me Đỏ.
Năm sau đó, Hoa kỳ và Trung cộng yểm trợ một lần nữa để Khờ Me Đỏ tại Liên Hiệp Quốc được xem như đại diện «hợp pháp» của dân tộc Cao Miên. Với sự hậu thuẫn của Hoa kỳ, Cao Miên tiếp tục được đại diện ở Liên Hiệp Quốc bởi một nhà ngoại giao Khờ Me Đỏ cho đến năm 1993.
Cái bản năng đảo chính và ám sát của CIA
Hoa kỳ thường cho ám sát những «useless leaders» (những lãnh đạo trở nên vô dụng) đã từng là đồng minh. Một số lớn lãnh đạo Nam Mỹ đã là nạn nhân của đường lối này. Hoa kỳ áp dụng phương pháp này với Việt Nam Cộng hoà, đồng minh của Hoa kỳ.
Vào tháng mười 1955, Hoa kỳ ủng hộ ông Ngô Đình Diệm lật đổ Hoàng Đế Việt Nam là Bảo Đại và trở thành Tổng thống của Việt Nam Cộng Hoà. Ông Ngô Đình Diệm không muốn Mỹ đóng quân tại Việt Nam. Theo ông, sự hiện diện này sẽ là cái cớ quý giá cho cộng sản tuyên truyền với khẩu hiệu «Mỹ chiếm đóng Việt Nam». Nhưng Hoa kỳ áp đặt điều kiện: viện trợ tài chính cho nền kinh tế Việt Nam phải đi đôi với với sự hiện diện của cố vấn quân sự và quân đội Mỹ ở Việt Nam. Năm 1963, Tổng thống Mỹ Kennedy thấy Ông Diệm là người không ngoan ngoãn vâng lời, coi như một useless leader (một lãnh tụ vô dụng), ngày 2/11/1963, Kennedy ra lệnh cho CIA và Henry Cabot Lodge, đại sứ Mỹ tại Saigon, sai tướng Dương Văn Minh ám sát ông Ngô Đình Diệm và người em trai là Ngô Đình Nhu.
Ba tuần lễ sau, ngày 22/11/1963, John F Kennedy cũng bị ám sát và người em trai là Robert F.Kennedy bị ám sát ngày 5/06/1968.
Zelensky không ngoan ngoãn vâng lời Mỹ, làm sao lại thoát khỏi một cuộc đảo chính hay ám sát bởi CIA?
Zelensky tạo thành một trường hợp đặc biệt bởi những lý do sau đây: quân đội Mỹ không đóng trên lãnh thổ Ukraine, Ukraine không lệ thuộc kinh tế vào Hoa kỳ, điều này khiến chuyện đe dọa tài chính không thể thực hiện và gây khó khăn cho những thủ đoạn đảo chính hay ám sát của CIA. Có thể là là Zelensky đã chú ý đến cung cách Mỹ phản bội đồng minh là Việt Nam Cộng Hoà thời ông Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống. Ông Nguyễn Văn Thiệu rất tuân lệnh và quá lệ thuộc vào Hoa kỳ. Một sự tuân lệnh tai hại: năm 1974, Trung cộng dùng vũ lực chiếm các đảo Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà. Không lực việt nam muốn tham chiến, nhưng ông Nguyễn Văn Thiệu, tuân lệnh Cabot Lodge, đại sứ Hoa kỳ tại Saigon, đã cấm không quân đi giải cứu đồng đội. Do đó 150 chiến sĩ Việt nam đóng quân trên đảo Hoàng Sa bị Trung cộng tàn sát.
Tại sao có chuyện kỳ quái thế này ?
Theo những tài liệu mật quốc phòng lưu trữ đã mở ra cho ký giả tại Washington, năm 1973, một năm trước cuộc tấn công, Kissinger-Nixon và Mao Trạch Đông đã đồng ký thỏa ước: bỏ rơi Nam Việt Nam vào tay Việt cộng được Trung cộng yểm trợ.
Volodymyr Zelensky, đối với Mỹ, hoàn toàn trái nghịch vói Nguyễn Văn Thiệu. Mặc dù Mỹ quyết tâm đưa ông đi khỏi xứ, Zelensky quyết định ở lại chống Nga không cần viện trợ Mỹ. Rất thực tế, tổng thống Ukraine tiếp tục kêu nài viện trợ Mỹ và Tây phương vì biết rằng họ cần tới Ukraine trên bình diện chính trị địa lý.
Sự can thiệp của Mỹ ở Ukraine : một kiểu kịch bản Marx Brothers
Mười tháng sau khi Ukraine kháng cự, Mỹ gặt hái những lợi lộc khổng lồ mà không bị thiệt hại nhân mạng.
Kết quả này không do nơi trí thông minh của Mỹ hay sức mạnh của những lực lượng quân sự, mà nhờ vào cái thói lẩn tránh, bản năng thất bại giống như trong những phim diễu, những sai lầm ngốc nghếch làm chìa khóa cho sự thắng lợi, thành công của các nhân vật trong phim.
Biden giống như những vai chính của những phim hài hước này: tất cả những ngô nghê, những hớ hênh ngu ngốc và vụng về, những màn lẫn lộn của ông ta đều dẫn ông ta tới chiến thắng, một happy end. Trong các loại phim Marx Brothers, những diễn viên cố gắng giả ngu giả dại, nhưng Joe Biden và chủ tịch OTAN Jens Stoltenberg không cần sự cố gắng này.
Zelensky không vâng lời Mỹ mà hàng tỷ đô-la vẫn tiếp tục viện trợ cho Ukraine, tại sao ?
Zelensky biết sử dụng ngôn ngữ thương mãi với Washington
Từ hơn 73 năm, OTAN được Hoa kỳ giúp hàng trăm tỷ đô la để làm suy yếu Liên Bang Sô Viết - sau đó thành Liên Bang Nga - của Poutine không kết quả. Nhưng thình lình, sau hơn 9 tháng chiến tranh ở Ukraine, Hoa kỳ và OTAN, với con số lố bịch chỉ có 50 tỷ đô la, dưới dạng vũ khí, đạn dược, những thông tin và chi phi đào tạo sĩ quan cho Ukraine, đã gây thiêt hại khổng lồ cho Nga. Phá hủy phân nửa 3500 thiết giáp xa, 45% đại pháo, và xe quân sự, 10% chiến đấu cơ và hạm đội, trong đó có soái hạm Moskova và phá tan phần lớn những hoả tiễn địa đạo và theo hành trình. Kết quả quá khả quan, theo bảng tổng kết thương mãi.
Volodymyr Zelensky đã tuyên bố với thành viên Nghị Viện trong một ngôn ngữ thương mãi của Mỹ, như Wall Street Journal đã viết ngày 22 tháng 12.2022: "Viện trợ Ukraine là chuyện đầu tư vói lợi nhuận rất cao: Quân đội địch quan trọng nhất của Mỹ bị đánh bại, mà không một lính Mỹ nào bị thiệt mạng!"
Wall Street Journal là tiếng nói của giới tư bản ở Hoa kỳ, trích dẫn kinh tế gia Timothy Ash vừa phân tích những chi phí và lợi nhuận. Giúp Ukraine là một cuộc đầu tư ít tốn kém không thể tưởng tượng được (incrediby cost effective invesment). "Đốt tan sức mạnh quân sự Nga với chỉ vài phần trăm ngân sách của Ngũ Giác Đài".
Kinh tế gia Timothy Ash nói thẳng: "Chiến tranh Ukraine là tủ kính trưng bày quân cụ Mỹ, Anh, Pháp và Đức cạnh tranh với kỹ nghê quân cụ Nga, Trung cộng, Bắc Triều Tiên, và Iran!"
Tháng hai 2023, Hoa kỳ vẫn ngăn chặn việc giao xe thiết giáp Abrams cho Ukraine
Ukraine, dự đoán một cuộc phản công lớn của quân Nga vào vài tháng sắp tới, kiên trì gõ cửa tất cả các xứ Phương Tây để kêu nài quân cụ tấn công duy nhất có thể chống lại quân Nga. Đứng đầu là xe tăng tấn công hạng nặng Abrams, sản phẩm Mỹ. Nhưng Hoa kỳ viện cớ những khó khăn hậu cần cho quân đội Ukraine.
Rõ ràng là bản năng phản bội, mặc cảm thua cuộc bám vào người Mỹ như sự khốn khổ bám vào kẻ nghèo nàn. Và nước Đức, đồng minh khắng khít với Hoa kỳ cũng cùng chia sẻ chủ nghĩa thời cơ bằng cách không giao những xe thiết giáp Leopard cho Ukraine. Rõ rệt là từ ngày bà Angela Merkel ra đi, Đức quốc đã mất hai hòn dái.
Luận cứ chấp nhận được không? Hay là sự thận trọng của một tay đánh cờ Hoa kỳ trước mặt một đối thủ Nga? Mặc cho những tuyên bố tương trợ, mặc cho những nguyên tắc cao vời, những giá trị cao siêu được giưong lên bởi Hoa kỳ, từ Đệ Nhất Thế Chiến.
Tính toán và Sợ hãi của Hoa kỳ được chia sẻ với đồng minh chí thân ở Âu châu của người Mỹ: Đức Quốc.
11 mars 2023
Nguyễn Đình Nhân (bản Pháp ngữ)
Cao Đường phiên dịch từ bản Pháp ngữ.
https://chinahegemony.com/hoa-ky-vua-la-dong-minh-can-thiet-vua-la-boi-phan-nguy-hiem/
Đăng ngày 12 tháng 05.2023