banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Nước Anh và Brexit

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 06 tại Anh:

ra khỏi Liên Âu

Nhữ Đình Hùng

Brexit là cách viết thu gọn của 'Bristish Exit' nhằm gợi ra giả-thiết việc nước Anh rút ra khỏi Liên-Hiệp Âu Châu (Union Européenne) cũng như trước đây vào muà hè 2015, 'Grexit' được dùng để chỉ việc Hi-lạp có thể ra khỏi Liên-Âu. Sự khác biệt là vào năm 2015, Hi-lạp bị đe dọa sẽ bị cho ra khỏi Liên-Âu vì những khoá khăn kinh tế tài chánh của Hi-lạp nhưng sau đó, Hi-lạp đã chấp nhận các biện-pháp do Liên Âu áp đặt và đã được tiếp tục ở lại Liên Âu.
Với 'Brexit' thì khác, nước Anh qua cuộc trưng cầu dân ý đã quyết-định ra khỏi Liên Âu. Tuy rằng quyết định này chưa có hiệu lực tức khắc, các thương thuyết giữa Anh và Liên Âu về việc ra khỏi Liên Âu có thể kéo dài đến hai năm! Theo điều 50 của hiệp ước về Liên Âu (traité sur l'Union Européenne viết tắt TUE) dự trù việc một quốc-gia thành-viên ra khỏi Liên Âu, quốc gia này phải thông báo quyết định đến Hội Đồng Âu Châu, sau đó, đôi bên sẽ thảo luận một thoả hiệp qui-định các thể thức của việc rút lui này và thoả hiệp phải được sự phê chuẩn của Quốc Hội Âu Châu (Parlement Européen)

Vấn đề Brexit không phải mới xuất hiện, điều này đã được đặt ra từ năm 2013, David Cameron, thủ tướng và đồng thời là ứng cử viên tái nhiệm, đã loan-báo sẽ mở một cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh có ở trong Liên Âu hay không. Mãi cho đến ngày 23.06.2016 việc trưng cầu dân ý mới được tổ chức. Kết-quả là 51,9% dân Anh quyết-định ra khỏi Liên Âu. Ngay sau khi có kết quả, ông David Cameron cho biết sẽ từ chức trong khoảng từ nay đến tháng mười! Đảng bảo thủ sẽ đề cử một người để thay thế David Cameron.

Ngay sau khi có kết-quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit, đã có những nhận định khác nhau được đưa ra. Một số cho rằng đây là một thảm họa về kinh tế (ngay sau khi có tin Anh sẽ ra khỏi Âu Châu, thị trường chứng khoán thế giới đã bị xuống) nhưng đối với một số khác, điều này sẽ củng cố niềm tin của những thành viên Liên Âu vì Anh là một nước chân trong chân ngoài (Anh là thành viên Liên Âu nhưng không dùng Euro vẫn giữ tiền Livre của mình); mặt khác, việc rút ra khỏi Liên Âu của Anh sẽ khiến Liên-Âu xét lại các vấn đề nội bộ có thể đưa đến một thoả hiệp mới về Liên Âu! Nhưng khó có thể nói là Liên Âu sẽ mạnh như khi còn Anh bởi vì Anh là một trong ba đại cường của Liên Âu, có một vị thế tài chánh quan-trọng trên thế-giới và là đối-tác ngoại giao hàng đầu cuả Mỹ đối với Âu-châu. Chưa kể việc Anh ở trong OTAN và có một lực lượng quân-sự dưới cờ khá quan-trọng.

Về phiá Anh, nước này lo ngại việc Tô-cách-lan có thể sẽ tổ chức một trưng cầu dân ý để ra khỏi nước Anh cũng như việc bắc Ái-nhĩ-lan có thể làm trưng cầu dân ý để sát nhập vào Ái-nhĩ-lan.


blogs.spectator.co.uk

Việc trưng cầu dân ý 'Brexit' ngày 23.06 không phải là một việc làm bất chợt nhưng đã là điều được đặt ra từ khá lâu. David Cameron đã dùng Brexit như một chiến lược chánh-trị để củng cố thế-lực của đảng Bảo-thủ trong nước nhằm đạt thắng lợi trong kỳ bầu cử lập pháp 2015. Điều này đã mang lại thắng lợi lớn cho đảng Bảo-thủ, đã đạt được đa số tuyệt-đối trong Quốc-Hội. Về mặt đối ngoại, Cameron đã dùng Brexit như một áp lực đối với ban lãnh-đạo Liên Âu. Ngày 15.11.2015, chánh-quyền Anh đã đệ trình lên chủ tịch Donald Tusk của hội-đồng Âu-châu bốn đường hướng nhằm cải-tổ Âu Châu. Các đề nghị này đã được thảo-luận vào các ngày 18 và 19.02.2016, một thoả-hiệp đã được đạt tới có thể được áp dụng nếu như Anh sẽ quyết định ở lại Liên Âu sau trưng cầu dân ý, nhưng nhân dân Anh đã có một quyết-định ngược lại: ra khỏi Liên Âu!
Điều khó hiểu là Liên Âu đã có những nhân nhượng trước các yêu sách của Anh:
*về việc di dân và tự do di chuyển ở Âu-châu: David đã đạt tới việc Anh có quyền hạn-chế một số trợ cấp xã hội dành cho các di dân mới đến từ Liên Âu
*về tiền tệ, Anh đạt tới điều tiền euro không còn được coi như là tiền tệ duy nhất của Liên Âu, điều này dẫn tới việc mọi chánh-sách của Liên Âu trong lãnh-vực kinh-tế tài-chánh chỉ là một 'nhiệm ý' của các thành-viên Liên Âu.
*về thị trường duy nhất: Anh đạt tới việc các tự do lưu thông về tư-bản phải được 'hoàn-chỉnh' và các qui định của Liên Âu sẽ bớt nặng đối với xí nghiệp
* về chủ quyền: David Cameron đã đạt tới việc nếu có cơ hội xét lại thoả hiệp về Liên Âu; sẽ bỏ điều liên âu ngày càng trở nên chặt chẽ và mong mỏi có sự tăng cường kiểm soát của các nghị-viện quốc-gia.
*Những nước có thể theo chân Anh
Thụy-điển, Đan-mạch và Hoà-lan là những nước có thể theo chân nước Anh và có lẽ sự lây lan không ngừng ở đó.
Theo thăm dò dư luận Sifo ngày 20.06, trong trường hợp nước Anh ra khỏi Liên Âu, 36% dân Thụy-điển cũng muốn ra khỏi Liên-Âu trong khi chỉ có 32% muốn ở lại. Theo nhà nghiên cứu chánh-trị Göran von Sydow của học viện Thụy-điển nghiên-cứu chánh-trị Âu-châu thì Anh và Thuỵ-điển vốn là đồng-minh truyền-thống, cả hai cùng không phải là thành-viên của khối euro.
Trong khi đó, theo một thăm dò ngày 19 tháng 06 của học-viện Maurice De Hond, 47% dân Hoà-lan muốn có một trưng cầu dân ý về 'Nexit' (Netherland Exit). Ngay sau khi có kết quả 'brexit', nhà lãnh đạo của đảng vì tự-do PVV, Geert Wilders, đã yêu-cầu mở cuộc trưng-cầu dân-ý ở Hoà-lan! Ông này nói là "chúng tôi muốn đảm đương đất của chúng ta, tiền tệ của chúng ta, biên giới của chúng ta, chánh sách nhập cư của chúng ta".
Về phiá Đan-mạch, vào tháng mười hai 2015, 53% dân chúng Đan-mạch đã biểu-quyết chống việc tăng-cường hợp-tác với Liên Âu về an-ninh và cảnh-sát.
Ngoài ra, các nước Hung và Tiệp Khắc cũng có khuynh-hướng không thích Liên Âu . Tại Pháp, Marine Le Pen cũng đòi tổ chức một trưng cầu dân ý ở Pháp và trong những nước Âu-châu. Nicolas Dupont-Aignan, thủ lãnh đảng 'nước Pháp đứng dậy (Debout La France) cũng chào đón kết quả Brexit. Theo một thăm dò vào tháng ba, 53% dân Pháp muốn có trưng cầu dân ý về việc nước Pháp duy trì việc ở trong Liên Âu. Theo một nghiên cứu của Fondation Robert Schuman, nước Pháp đứng hàng thứ sáu trong một nhóm 7 nước muốn ra khỏi Liên Âu, Anh cũng ở trong nhóm này nhưng đứng hàng thứ bảy!

*Liên Âu xiết chặt hàng ngũ!
Sau chấn-động do kết quả trưng cầu dân ý 'Brexit' ở Anh vào ngày thứ năm 23.06, Liên Âu đã vội vã xiết chặt hàng ngũ để tránh những lây lan sau đó, trước hết là đòi Anh phải nhanh chóng thông-báo quyết-định rời khỏi Liên Âu và dự-trù việc giải-quyết khẩn-cấp việc này, không để kéo dài đến hai năm như dự trù trong thoả-ước Liên Âu. Nhưng David Cameron đã loan báo ông ta sẽ từ chức trong vòng từ đây đến tháng mười và để cho vị thủ tướng tương lai lo việc thảo luận các thủ tục. Cùng lúc, tại Anh, một kiến-nghị đòi tổ chức lại cuộc trưng cầu dân ý đã thu được trên hai triệu bảy trăm ngàn chữ ký. Trên nguyên tắc, kết quả trưng cầu dân ý có giá trị nếu có 75% số cử tri đi bầu nhưng cuộc trưng cầu ngày 23.06 chỉ đạt đến trên 72%. Nếu có cuộc bỏ phiếu lại, việc Anh sẽ tiếp tục ở lại Liên Âu là điều có thể xảy ra. Nhưng trong Liên Âu, Anh vẫn chân trong chân ngoài nên lần này, khó có thể Anh có được các nhân nhượng như từ trước đến nay.
"Giờ đây chúng tôi chờ đợi việc chánh-quyền Anh thực hiện quyết-định của nhân dân Anh ngay khi có thể" đó là điều mà các ông Tusk, Juncker và Schulz tuyên bố trong một thông cáo chung, cho thấy Bruxelles không muốn kéo dài thời gian bất trắc do những thảo luận chưa từng có và thoả hiệp về sự rút lui khỏi Liên Âu của Anh. Trong khi đó, trưởng nhóm PPE (hữu phái) Manfred Weber nói rằng 'chúng tôi cần sự minh bạch, chúng ta cần phải tránh mọi sự bất trắc'.
Việc Liên Âu đòi hỏi Anh nhanh chóng thông báo ý định rút ra đã cho thấy đối với Liên Âu, việc Anh rút ra là một điều không hay nhưng không phải là điều hoàn toàn xấu. Cho đến nay, Liên Âu không ngừng nhận thêm thành viên mới, nhưng Anh là nước đầu tiên xin ra khỏi Liên Âu. Điều này buộc Liên Âu phải thận trọng hơn khi nhận một thành viên mới mặt khác phải có những cải cách nội bộ.
Trước mắt là việc củng cố hàng ngũ. Điều này đã được chủ tịch hội-đồng Âu-châu Donald Tusk trình bày ở Bruxelles nhân danh các thành-viên của Liên Âu' ngày nay, chúng ta quyết-định duy-trì sự thống-nhất ở 27 nước... Đây là một thời điểm lịch sử nhưng bảo đảm đây không phải là thời điểm cho một phản ứng cuồng loạn'
Điều này không che dấu được sự cay đắng do 'Brexit' gây ra. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã nhận định ở Berlin rằng sự lựa chọn của Anh là một đòn giáng vào Âu-châu, một đòn giáng vào tiến-trình thống-nhất Âu-châu.
Vào ngày thứ ba 28.06, một phiên họp khoáng đại bất thường của Nghị Viện Âu-châu sẽ được triệu tập. Chưa thấy có những phản ứng dây chuyền ở các quốc gia thành-viên Liên Âu trong lúc này ngoại-trừ ở những đảng phái cực hữu như Marine Le Pen ở Pháp, Geert Wilders ở Hoà Lan, Matteo Salvini ở Ý, đòi phải có những trưng cầu dân ý ở nước họ. Tại Pháp, François Hollande đã dứt khoát bác bỏ việc này!

*Sau Brexit.
Ngày 28 và 29 tháng sáu, một cuộc họp thượng-đỉnh Âu-châu sau Brexit sẽ được thực-hiện ở Bruxelles. Trước đó, sáu nước thành-viên sáng-lập (Đức, Bỉ, Pháp, Ý, Luc-xâm-bảo, Hoà-lan) có cuộc họp vào ngày thứ bảy tại Berlin và sau đó, ngày thứ hai có cuộc họp thượng đỉnh giữa ba nước Đức, Pháp, Ý.
Dù gì thì Brexit cũng là một bài học. Thủ tướng Bỉ nói rằng Âu-châu đã bị một cái tát nhưng kêu gọi không nên hoảng hốt. 'Phải tìm nhanh chóng một con đường để làm cách nào cho dự án Âu-châu lại vọt trở lại'. Thủ tướng Tiệp Bohuslav Sobotka cho rằng Liên-Âu không bị đe dọa nhưng phải nhanh chóng thay đổi để 'uyển chuyển hơn, ít thư lại hơn, bởi vì dự án Âu-châu cần có sự hỗ trợ của các công-dân' Ngoại trưởng Áo nhận định Brexit là một địa chấn về chánh-trị nhưng Âu-châu sẽ phải trả giá cho sự sống còn bằng ' những cải cách chính về định chế'.
Về phiá Pháp, tổng-thống François Hollande coi rằng 'Liên Âu khong thể làm như trước' trước các hiểm nguy to lớn của 'chủ nghĩa cực đoan và chủ-nghĩa bình-dân' đang khai thác sự ngờ vực của các công-dân đối với Liên Âu bị đánh giá có tính can thiệp và thư-lại. François Hollande cũng nói đến việc tái định hướng Âu Châu, Pháp sẽ phải có những sáng-kiến để Âu châu tập trung vào những điều thiết yếu, trong đó có an ninh, đầu tư cho việc phát-triển và công ăn việc làm, điều hoà thuế vụ và xã hội, tăng cường khu-vực euro và có sự quản-trị dân chủ. Các nhận-định này cho thấy trong thời gian trước đây, Liên Âu đã có những yếu kém về mặt quản-trị, các quyết-định thường có tính cách áp đặt, thư-lại và can-thiệp vào nội-tình các quốc-gia thành-viên. Về điều này, có thể nhắc đến việc áp đặt 'quota' nhận người tị nạn 'syrie' cho các nước thành-viên!
Về việc Anh rút khỏi Liên Âu, giữa ông François Hollande và bà Angela Merkel có dấu hiệu bất đồng ý kiến. Trong khi bà Merkel kêu gọi sự bình tĩnh và ôn-hoà, ông Hollande mong muốn giải quyết nhanh chóng việc Anh ra khỏi Liên Âu. Điều này có thể hiểu như ông Hollande tìm cách có một thắng lợi ngoại giao quan-trọng để làm dàn nhún cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2017.
Nhữ Đình Hùng/tổng-hợp & bình-luận/26.06.2016

Nguồn:
http://www.touteleurope.eu/actualite/qu-est-ce-que-le-brexit.html


Hơn 2 triệu người Anh ‘đòi’ trưng cầu dân ý lần hai

Một người bỏ phiếu không rời EU biểu tình ở Scotland hôm 25/6.
Một người bỏ phiếu không rời EU biểu tình ở Scotland hôm 25/6.

Hơn 2 triệu người đã ký vào một bản kiến nghị, kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần hai về Liên hiệp châu Âu, sau kết quả bỏ phiếu gây rúng động thế giới.
Kiến nghị này thu hút được nhiều chữ kết hơn bất kỳ bản kêu gọi nào khác trên website của Quốc hội Anh, và như thế, đã vượt qua con số 100 nghìn chữ ký để cơ quan lập pháp này phải cân nhắc tiến hành thảo luận.
Anh bỏ phiếu rút khỏi EU với tỷ lệ ủng hộ và chống tương ứng là 52% và 48% trong cuộc trưng cầu dân ý tổ chức hôm 23/6.
Kiến nghị trên kêu gọi chính phủ thực thi một điều khoản, theo đó nói rằng, nếu bất kỳ bên nào [bỏ phiếu rời hoặc ở lại EU] giành được ít hơn 60% phiếu bầu với tổng tỷ lệ người đi bầu dưới 75% thì cần tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác.
Theo kết quả hôm thứ Năm, tỷ lệ người đi bầu là 72%, và phe ủng hộ việc rời EU giành được số phiếu là 52% so với 48% của phe hậu thuẫn ở lại.
Một phát ngôn viên của Hạ viện Anh nói rằng bản kiến nghị được lập hôm 24/5, và khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố, mới chỉ có 22 chữ ký trên đó.
Trang web kiến nghị trên mạng của Hạ viện Anh đã gặp sự cố hôm 24/6 vì có quá nhiều người truy cập vào trang này.
Thủ tướng Anh mới từ chức, David Cameroon, từng tuyên bố sẽ không có một cuộc trưng cầu dân ý lần hai.

Tỉnh giấc sau cơn say
Một số người ở Anh so sánh tình hình nước họ sáng nay với một người thức dậy sau một cơn say, một ngày sau khi việc Anh quyết định rời Liên hiệp Âu châu làm bùng ra điều mà một số nhà phân tích gọi là một cơn động đất tài chánh và chính trị.
Vì các cuộc thăm dò ý kiến trước cuộc trưng cầu dân ý hôm thứ 5 cho thấy phe “ở lại” dẫn đầu, cho nên kết quả hôm thứ 6 làm cho nhiều người cảm thấy bất ngờ, kể cả những người bỏ phiếu tán thành việc rời khỏi liên hiệp gồm 28 nước.
Một số cơ quan truyền thông đã dùng một từ mới là “Regrexit” (hay hối tiếc) dựa trên từ cũ Brexit để nói tới việc Anh Quốc quyết định rời EU. Báo chí trích lời những người bỏ phiếu thuận nói rằng giờ đây họ hối hận về quyết định của mình sau khi nhìn thấy những tác động ngay tức thời.
Trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi kết quả được loan báo, các thị trường sụt giá mạnh, tỉ giá đồng bảng Anh giảm tới mức thấp nhất trong vòng 30 năm, thứ hạng tín dụng của nước này bị đánh thấp tới mức âm, và những mối đe dọa mới về sự giải thể của chính nước Anh đã xuất hiện.
Tại Scotland, Đệ nhất Thủ tướng Nicola Sturgeon triệu tập một phiên họp nội các để bàn về phản ứng của chính phủ bà đối với cuộc bỏ phiếu rời EU. Trước đây bà nói rằng Scotland bị buộc phải ở ngoài EU trong khi đa số cử tri Scotland chọn giải pháp ở lại là một việc “không thể chấp nhận được”. Bà nói thêm rằng một cuộc trưng cầu dân ý mới về vấn đề độc lập đang được xem xét.
Sau cuộc họp hôm nay, bà Sturgeon cho báo chí biết rằng các giới chức Scotland sẽ họp với các giới chức EU để thảo luận về những sự lựa chọn “để bảo vệ chỗ đứng của Scotland trong EU.”
Quyết định rời EU cũng khơi dậy tinh thần đòi ly khai ở Bắc Ireland, phần duy nhất của nước Anh có ranh giới trên bộ với Liên hiệp Âu châu.
Lãnh tụ Sinn Fein, ông Martin McGuiness, đã lập lại yêu cầu của ông đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để Bắc Ireland tách khỏi Anh Quốc và tái thống nhất với Cộng hoà Ireland, một nước thành viên của Liên hiệp Âu châu.
Theo Time, BBC, VOA
(26.06.2016)

http://www.voatiengviet.com


Toà án Trọng tài Thường Trực (PCA, Permanent Court od Arbitratio) đặt tại La Haye, Hoà Lan dự kiến sẽ ra phán quyết ngày 7 tháng Bảy năm 2016 về vụ kiện “ Đường 9 đoạn” còn gọi là “Đường lưởi bò” của Trung Cộng ở Biển Đông do Phillippines khởi xướng từ năm 2013. Theo nhiều nhà phân tích tiên đoán bản phán quyết sẽ có lợi cho Manila và toà có thể tuyên bố  “quyền lịch sử “ đối với Biển Đông là không có cơ sở pháp lý và bác bỏ giá trị của “Đường 9 đoạn”. Từ lâu, Trung Cộng kiên định không tham gia vụ kiện và sẽ cũng không tuân thủ phán quyết của PCA dù Trung Cộng từ năm 1996 đã phê chuẩn Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) , và khẳng định toà không có thẩm quyền trong vụ việc. Tuy vậy, càng gần ngày  phán quyết, Bắc Kinh có những vận đông ngoại giao ráo riết tìm sự ủng hộ lập trường mình từ một số quốc gia phần lớn ở Trung đông ,Phi Châu.

Trong khi đó Hoa Kỳ và đồng minh cùng đối tác thân hữu chẳng những tăng sức ép yêu cầu Trung Cộng tôn trọng luật pháp quốc tế , một mặt còn chuẩn bị đối phó những động thái trả đủa của Trung quốc khi họ vấp phải phán quyết bất lợi; và  Washington sẽ đối phó ra sao.

Không ai nắm chắc nội dung phán quyết , nhưng trọng điểm không ngoài việc Manila yêu cầu sự phán quyết của toà về giá trị của đường 9 đoạn mà Trung Quốc dùng để phân giới một cách mập mờ và đòi chủ quyền đối với hầu hết vùng biển có tranh chấp.

Nguồn: Internet
 
 
Đăng ngày 30 tháng 06.2016