Có thỏa thuận giữa Nga và Mỹ về vấn đề Syrie?
Nhữ Đình Hùng
*Moscou đã đề nghị với Washington việc 'đối thoại giữa giới quân sự với nhau' về vấn đề Syrie.
Cho đến nay, việc Nga có lực-lương quân-sự tại Syrie không còn là điều tranh cãi nữa, chẳng những thế, Nga còn đang tăng thêm người và võ-khí, rõ nhất là ở Tatous, nơi mà Nga có một căn-cứ hải-quân. Sự hiện-diện 'quân-sự' của Nga được các nước tham-dự liên-quân chống Daesh coi là 'điều quan-ngại'. Tổng-trưởng quốc-phòng Pháp Le Drian đã đưa ra nhận xét 'tình-hình rất quan-ngại và chúng tôi mong muốn sự dính líu của Nga vào việc an-ninh hoá duyên-hải Syrie sẽ không làm hỏng cơ may đạt tới một thoả-hiệp về chuyển-tiếp chánh-trị'.
Phi cơ Nga ở Lattaquié: hình trên opex360.com
Về điều gọi là thoả-hiệp về chuyển-tiếp chánh-trị, Pháp là nuớc có lập-trường cứng nhắc: Bachar al Assad phải ra đi. Trong ba điều-kiện mà tổng thống Pháp Hollande nêu ra để có một sự chuyển-tiếp chánh-trị, điều kiện đầu tiên là phải vô-hiệu-hoá Bachar al Assad (trong cuộc họp báo ngày 07.09) Với các nước tây-phương, duy trì ông Assad ở chánh-quyền chỉ làm kéo dài chiến cuộc, nhưng nếu chế-độ Damas sụp đổ, điều này có nghĩa là Syrie lọt vào tay Nhà Nước Hồi-Giáo (lực lượng quân đội Syrie tự do trên thực tế không đáng kể).
Quan-điểm của Nga về vấn-đề này hoàn-toàn khác. Trong cuộc họp của tổ-chức an-ninh tập-thể (OTSC) ở Douchanbé ngày 15.09, tổng thống Nga Poutine coi rằng việc khối dân đang đi tị nạn hiện nay là để ' trốn chạy các nhóm cực đoan, nhất là NHà Nước Hồi Giáo chớ không phải để tránh các oanh-tạc của quân-đội Syrie'. Ông này cũng nói 'Chúng tôi hỗ trợ chánh-quền Syrie trong cuộc chiến-đấu chống lại sự tấn công khủng-bố và chúng tôi tiếp-tục cung cấp một viện-trợ kỹ-thuật quân-sự' Đối với Kremlin, 'ưu tiên của chúng ta ngày nay là cần-thiết đoàn-kết các lực lượng của chúng ta để chống lại sự khủng bố' và 'nếu không làm điều này, sẽ không thể giải quyết các vấn-đề khẩn-cấp, như là vấn đề người tị-nạn'.
Việc duy trì Assad ở chánh-quyền đã trở thành 'một vấn-đề nhỏ' so với việc phải duy trì toàn-bộ định-chế nhà nước của Syrie. Về điều này, có lẽ cần phải tìm một đồng-thuận. Ngoại trưởng Mỹ Kerry, trong một cuộc họp báo ngày 16.07 đã cho biết, sau cuộc nói chuyện bằng điện thoại với ngoại-trưởng Nga Sergeuï Lavrov, 'Nga đã đề-nghị là chúng ta có một cuộc nói chuyện và một cuộc họp giữa quân sự và quân-sự về cuộc chiến ở Syrie'. Kerry nói rằng đây cốt để giảm thiểu các 'biến-cố không-quân' giữa các phi-cơ của liên-quân và các thành-phần Nga gởi đến Syrie và d_ể có một 'hiểu biết hoàn-toàn và rõ ràng về các ý-định của Moscou'. Về những biện pháp tránh các hiểm tai do sự hiện diện đồng thời của nhiều tác nhân dù ở trên không hay ở dưới đất, ông Kerry đã dùng chữ 'déconfliction'! Ông Kerry cũng buông thòng điều 'sự tiếp tục hỗ trợ Assad của Nga có nguy cơ làm tăng cường sự tranh-chấp và phá mục tiêu chung của chúng ta là chiến-đấu chống lại chủ nghiã cực đoan', nhưng Hoa-kỳ tìm kiếm một giải-pháp chánh-trị ở Syrie cùng với việc chiến-đấu chống Nhà Nước Hồi Giáo và coi là 'Moscou có một vai trỏ xây dựng trong lãnh-vực này'.
Quân khủng-bố Daesh/ hình trên sputnik.fr
Các ý-định của Mỹ cũng được Kerry nói rõ hơn ở Londres vào ngày thứ bảy 19.09 trong cuộc gặp gỡ với ngoại-trưởng Anh, Philip Hammond. Kerry vẫn tiếp tục nói đến việc Bachar al Assad phải ra đi nhưng cách trình bày cho thấy đây không phải là điều kiện tiên quyết và cũng không phải là chuyện cấp-thiết! 'Từ hơn một năm rưỡi qua, chúng ta nói rằng Assad phải ra đi nhưng lịch trình và thể thức phải được quyết-định trong khuôn khổ tiến-trình Genève4 ..' Việc ra đi này là điều không tránh được ' nhưng không cần thiết phải là ngày đầu tiên, cũng không phải là tháng đầu tiên...Có một tiến trình theo đó mọi thành-phần phải gặp gỡ nhau và ký kết một thoả thuận về cách đạt tới. Ngoại trưởng Anh cũng bày tỏ sự đồng ý về việc này, nói rằng 'Assad phải ra đi, ông ta không thể thuộc về tương lai dài hạn của Syrie nhưng các thể thức và lịch-trình phải là phần của cuộc thảo luận về một giải-pháp chánh-trị cho phép chúng ta tiến tới và tránh được nhiều hơn các đau khổ của con người'.
Nếu Kerry còn bày tỏ nghi ngờ về thiện chí của Nga và Assad trong việc thương thuyết, ngược lại, ông ta hoan nghênh việc Nga tập-trung nỗ lực vào việc chiến đấu chống lại Nhà Nước Hồi Giáo.
Bản đồ Syrie
Ngoài việc ngoại-trưởng Mỹ và ngoại-trưởng Nga trao đổi với nhau qua điện-thoại, các bộ-trưởng quốc phòng Mỹ, Ashton Carter, và bộ-trưởng quốc-phòng Nga, Sergeuï Choïgou, cũng đã có cuộc nói chuyện vào ngày thứ sáu 18.09 về Syrie và nghĩ đến 'một chiến dịch chống lại Nhà Nước Hồi Giáo'. Cuộc nói chuyên giữa hai bộ trưởng quốc-phòng Nga và Mỹ được coi là 'xây dựng', theo như phát-ngôn-viên Peter Cook của Ngũ Giác Đài. 'Họ đồng ý tiếp tục việc thảo luận về các hoạt động quân-sự của những phe khác ở Syrie và về chiến-dịch chống lại nhóm Nhà Nước Hồi Giáo. Theo New York Times, các chuyên-gia cho rằng việc có thảôluận giữa Nga và Mỹ hữu ích vì có thể làm giảm hiểm tai đối đầu giữa lực lượng Nga và Mỹ ở Syrie đến mức thấp nhất!
Việc Mỹ thảo luận với Nga xem chừng mang tính cách chiến-thuật. Điều rõ ràng là Nga đang có mặt ở Syrie. Moscou nói họ có 500 'chuyên-viên' ở căn cứ không-quân Hmaymime trong vùng Lattaquié. Việc thảo-luận giữa bộ-trưởng quốc-phòng Mỹ với bọtrưởng quốc-phòng Nga dĩ nhiên phải có sự đồng ý của những thẩm quyền tối-cao Mỹ và Nga. Nếu bộ quốc phòng Mỹ đáng giá cuộc thảo luận có tính cách xây dựng, phát ngôn viên toà Bạch Ốc nói một cách rõ ràng 'chúng tôi cởi mở về các cuộc thảo luận chiến-thuật, thực-thiện với người Nga để tăng cường các mục-tiêu của liên-quân chống Nhà Nước Hồi-Giáo và bảo đảm an-ninh cho các chiến-dịch. Phát ngôn nviên bộ quốc phòng Peter Cook nói rằng 'trong lúc này, chưa có sứ-mạng nào được Nga thực hiện ở Syrie' và cho biết bộ trưởng quốc-phòng Mỹ đang tham-khảo Hội Đồng An Ninh Quốc-Gia.
Về phiá Nga, Sergueï Smirnov, phụ tá giám đốc nội-an Nga (FSB), có khoảng 2400 chiến đấu quân quốc-tịch Nga (Người Nga vùng Caucase) ở trong hàng ngũ quâ Nhà Nước Hồi-Giáo. So với nhóm này, việc hiện diện của 500 chuyên-viên Nga ở Lattaquié quả là không đáng kể! NHưng sự hiện diện của người Nga trong hàng ngũ Nhà Nước Hồi Giáo chỉ là cớ để có những thảôluận sâu xa hơn về quân-sự. Nếu phiá Mỹ cho rằng các thảôluận bằng điện thoại giữa hai bộ trưởng quốc phòng Nga và Mỹ có tính cách xây dựng, phiá Nga đã đi xa hơn khi cho biết cuộc thảo luận kéo dài trên 50 phút và đưa đến một vài tiến-bộ, cho thấy sự hiện-diện của một vùng thoả thuận trong nhiều vấn đề được đưa ra!
Cùng thời điểm có các thảo luận giữa giới chức quốc phòng Nga và Mỹ, các lực-lượng quân-sự chánh-qui của Syrie đã mở các cuộc tấn-công nhắm vào lực lượng của Nhà Nước Hồi-Giáo và có những cuộc không-tập trong vùng Palmyre và Raqqa. Nhưng vùng này cũng là nơi phi-cơ của liên-quân tây phương chống Nhà Nước Hồi Giáo oanh-tạc. Một sự trùng-hợp ngẫu nhiên hay là khởi điểm một sự phối hợp?
Cho tới nay, Nga nói không có lực-lượng quân-sự Nga ở Syrie nhưng vừa qua, phát-ngôn-viên bộ quốc-phòng Nga, Dmitri Peskov, cho biết Nga có thể cứu xét việc này nếu có yêu cầu của Syrie! Về phiá Syrie, cũng cùng một luận-điệu§ Phó thủ-tướng kiêm ngoại-trưởng Syrie,Walid Mouallem, nói rằng Damas sẽ yêu-cầu Nga gởi lực-lượng quân-sự để tham-dự các chiến-dịch quân-sự cạnh quân-đội Syrie nếu như xét thấy cần thiết, trong lúc này, chưa có lực lượng quân sự Nga ở Syrie.' Phát ngôn viên Nga Peskov nói việc này sẽ được quyết-định trong các buổi họp giữa đôi bên!
Vai trò của Nga trong lúc này được coi là quan-trọng cho việc giải-quyết vấn-đề Syrie. Cựu ngoại-trưởng Pháp Bernard Kouchner, trong một cuộc phỏng-vấn dành cho RIANovosti, nói rằng 'các nước tây-phương cần hiểu rằng những quyết-nghị về những vấn-đề quốc-tế quan-trọng không thể không có sự tham-dự của Nga, một ý kiến mà cuối cùng người ta phải nghe'; Và nhắc đến vai-trò của Nga trong việc giải-quyết vấn-đề nguyên-tử của Iran!
Về phiá ông Sarkozy, cựu tổng thống Pháp,ông này cho rằng cuộc khủng-hoảng Syrie có thể giải-quyết trong vòng vài tháng và đề nghị nối lại sự đối thoại với Nga.
Người ta nghĩ rằng vấn đề Syrie sẽ là một trong những đề tài chính được đề cập trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và ngay trong ngày đầu tiên, hai tổng thống Mỹ, Obama, và tổng thống Nga, Poutine, seẽ phát biểu. Có thể sau đó sẽ có cuộc gặp mặt giữa hai ông này nhưng trong lúc này, chưa có xác nhận.
Nhữ Đình Hùng/21.09.2015
Nguồn:
http://fr.sputniknews.com/presse/20150918/1018246905.html#ixzz3m7EKzBWM
http://www.opex360.com/2015/09/17/moscou-propose-washington-detablir-dialogue-militaires-au-sujet-de-la-syrie/
http://www.opex360.com/2015/09/18/syrie-washington-pret-engager-dialogue-tactique-pratique-avec-moscou/
http://www.opex360.com/2015/09/18/syrie-russes-americains-ont-trouve-terrain-dentente/
http://fr.sputniknews.com/international/20150918/1018236002.html#ixzz3m7BiFRHm
http://fr.sputniknews.com/international/20150918/1018254448.html#ixzz3m7A6OTHP
http://fr.sputniknews.com/international/20150918/1018248448.html#ixzz3m79AViOd