Thuyền nhân tị nạn ở Úc bị trả về Việt Nam

VOA Vietnamese

Chiếc thuyền chở người Việt Nam xin tị nạn được phát hiện ngoài khơi bờ biển miền tây nước Úc, ngày 20 tháng 7, 2015. (ABC)
Chiếc thuyền chở người Việt Nam xin tị nạn được phát hiện ngoài khơi bờ biển miền tây nước Úc, ngày 20 tháng 7, 2015. (ABC)
 
Một lãnh đạo cộng đồng người Việt Nam tại Úc đã lên tiếng kêu gọi chính quyền nước này bảo vệ những người xin tị nạn được cho là đã bị Úc gửi trả về Việt Nam.
Truyền thông Úc dẫn lời Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang Victoria, ông Nguyễn Văn Bon, hôm Chủ nhật nói rằng ông hay tin là ít nhất một số trong số 42 người Việt Nam xin tị nạn bị chặn ở ngoài khơi bờ biển tiểu bang Tây Úc vào tuần trước đã về lại Việt Nam.
"Tôi rất lo sợ cho sự an toàn của họ”, ông Bon được trang tin ABC dẫn lời nói. “Căn cứ vào những gì mà chế độ Cộng sản Việt Nam đã từng làm đối với những người tìm cách thoát khỏi chế độ này.”
Ông nói tiếp: "Nếu chính phủ Úc đã trả họ về lại Việt Nam thì làm ơn có những chương trình theo dõi nào đó để đại sứ quán Úc ở Việt Nam thực sự có thể để mắt đến họ."
 
Úc tuần trước thông báo đã chặn được một chiếc thuyền gỗ chở hàng chục người xin tị nạn Việt Nam, gồm cả phụ nữ và trẻ em, ở ngoài khơi bờ biển miền Tây của nước này.
Dù chính phủ Úc không thông báo cụ thể nhân thân cũng như lý do ra đi của những người trên, báo chí nước này trích các nguồn tin nói rằng một số thuyền nhân người Việt đã bỏ nước ra đi sau khi thuyền đánh cá của họ bị tàu hải quân Trung Quốc đâm chìm ở quần đảo Trường Sa ở biển Đông.
Khi có tin về vụ việc này, một số nhà lãnh đạo cộng đồng và nhà hoạt động vì người tị nạn đã bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Úc sẽ từ chối quy chế tị nạn cho những người này.
Trả lời phỏng vấn của VOA vào tuần trước, bác sĩ Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu Tiểu bang Tây Úc, cho biết quá trình nộp đơn của những người Việt Nam xin tị nạn “rất khó khăn” và những người bị bắt thường “âm thầm bị đuổi về Việt Nam.”
Thượng nghị sĩ đảng Xanh của Úc, Sarah Hanson-Young, thì nói rằng chính phủ đã vi phạm luật pháp quốc tế khi trả người tị nạn trở lại nơi nguy hiểm.
Chính phủ Úc vẫn từ chối trả lời họ đã trả những người tị nạn Việt Nam về nước hay chưa.
(ABC, Sky News)

http://www.voatiengviet.com/


THƯỢNG NGHỊ VIỆN CANADA MỞ HỘI NGHỊ DÙNG HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 ĐỂ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG
 
Hội Nghị 1
 
CANADA (Vi Anh) — Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Cộng Hoà, sắp qua năm thứ 40 ngày Việt Nam Cộng Hoà bị Cộng Sản Bắc Viết đánh chiếm, Canada, một trong mười mấy nước kỳ Hoà Ước Paris 1973, Thượng Viện Canada mở hội nghị về một giải pháp dùng Hiệp Định Paris 1973 giải quyết tranh chấp Biển Đông, trả lại công bằng cho Việt Nam Cộng Hòa, cho dân Việt Nam được quyền tự quyết trong cuộc bầu cử tự do có Liên Hiệp Quốc giám sát, đúng tinh thần pháp chế quốc tế và tinh thần cam kết trong hoà ước.
Sư kiện lịch sử này là do cuộc vận động kiên nhẫn và và điều hợp khéo léo của Thượng Nghị sĩ Ngô thanh Hải, một người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở Canada được công cử làm Thượng Nghị sĩ của Canada. Hội nghị này được Thượng Viện Canada bão trợ, họp ngay trong toà nhà Thượng Viện của Quốc Hội Lưỡng Viện Canada, khu Parliament Hill, Center Block, Room 160-S, suốt ngày Thứ Năm 5 tháng 12, năm 2014.
Về phía Thượng Viện Canada có TNS Ngô thanh Hải, TNS Lang, Chủ Tich Uỷ ban Quốc Phòng và An Ninh, TNS White Chủ Tịch UB Nội Qui, Thủ Tục và Năng Quyền Quốc Hội, TNS Andeychuk, Chủ Tịch UB Ngoại vụ và Ngoại Thương, Ngài Tim Uppal, Bộ Trưởng Bộ Đa Văn hoá của chánh quyển liên bang Canada, Ngài Deepak Obhrai, Bộ Trưởng Ngoại Vụ và Nhân quyền, Ngài David W. Kilgour, Cựu Chủ Tich Viện Dân biểu và Bộ Trưởng đặc trách Á châu và Thái bình dương của chánh quyền Canada.
Phía Việt Nam Cộng Hoà có phái đoàn quân dân cán chính VNCH đến từ các cộng đồng người Canada gốc Việt trong nước Canada, các miền lớn Montreal, Toronto, Ottawa trên 20 người, trong đó có Chủ Tịch Cộng Đồng, Nhân sĩ trí thức, Chuyên gia sáu bảy luật sư đang hành nghề và luật gia Canada chánh tông và Canada gốc Việt, tiêu biểu như Luật sư Lâm chấn Thọ, Ls Trịnh quốc Toàn, luật gia Benoit Bénéteau, David Lamenti, Tiến sĩ Bá ngọc Đào và Ts Nguyễn thế Bình.
Phái đoàn quân dân, cán chính Việt Nam Cộng Hoà đến từ Mỹ có 8 người Giáo sư Nguyễn ngoc Bích, Ts Binh thế Nguyễn đến từ Miển Đông Mỹ, nhà báo Vi Anh, Cựu dân biểu VNCH, Nhạc sĩ Hồ văn Sinh, thường vụ của VNCH Foundation dến từ Miền Tây Mỹ.
Chương trình làm việc, sau phần nghi thức, giới thiệu bắt đầu hội nghi với phát biểu của TNS Ngô thanh Hải của Thương Viện Canada. Hình thức làm việc có tính liên họp giữa điều trần và chất vấn. Phái đoàn VNCH Người Việt hải ngoại điều trần, đề nghị quí vị nghị sĩ và viên chức chất vấn và giải thích liên quan đến viêc dùng Hiệp Định Paris để đem lại công bằng, chân lý cho Việt Nam Cộng Hòa bị Trung Cộng đánh lấy đảo năm 1974 và Cộng Sản Bắc Việt dành lấy VNCH ở Miển Nam và giải quyết những tranh chấp biển đảo đang xảy ra ở Á châu Thái bình dương. Trường hợp này đã có tiền lệ, thành viên Hiệp Định Paris 1973 đã triệu tập lại lên án CS Bắc Việt đã đánh chiếm Campuchia, bị các nước ký hiệp ước này trừng phạt cấm vận và buộc phải rút quân về VN.
Những diễn giả chánh có Gs Nguyễn ngọc Bích, Ls Lâm chấn Thọ, Nữ Ts Bình thế Nguyễn đọc bức thư của Ô Lê trọng Quát, Cựu Bộ Trưởng VNCH, Cưu Chủ Tich Uỷ ban Nội vụ và Quốc Phòng Hạ Viện, VNCH. Trong điều trần, chất vấn và hội luận có hai vấn đề chánh bàn luận rất gay go, sâu sác nhưng đa số quí vị thượng nghi sĩ chuyên trách về ngoại giao Canada, qui vị luật gia và luật sư gốc Việt có mặt có chung nhận định đều về những điểm căn bản sau.
Chiếu hiến chương Liên hiệp Quốc, Việt Nam Cộng Hòa còn tồn tại trên phương diện pháp lý. Hiệp ước Paris 1973 vẫn còn giá trị, chưa có nước nào chánh thức rút ra. Các nước đã ký hãy còn trách nhiệm vói chánh quyền và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa. Trung Cộng và Cộng Sản Bắc Việt tiền thân của chế dộ CSVN bây giờ đã vi phạm thô bạo hiệp ước Hoà Bình Paris 1973: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng sa của VNCH năm 1974, Cộng Sản Bắc Việt đánh chiếm VNCH năm 1975.
Nhà báo Vi Anh, Cựu Dân biểu VNCH đúc kết, nói suốt gần hết buổi thảo luận. Những vị có thẫm quyền của Canada và những viên chức VNCH và đại diện cộng đồng, đoàn thế dân chính, chánh đảng và nhân sĩ, trí thức có mặt đã trình bày:
Rõ ràng Trung Cộng, Cộng Sản Bắc Việt đã vi phạm Hiệp Định Hoà Đàm 1973, dùng lực lượng võ trang đánh chiếm lấy Hoàng sa của VNCH, chiếm lãnh thổ VNCH một cách thô bạo. Canada là một nước có ký trong hiệp ước, vì tinh thần thượng tôn quốc tế công pháp, vì trách nhiệm và nghĩa vụ cam kết ngoại giao, vì công lý cho nhân dân VN, vì chủ quyền chánh đáng của quốc gia dân tộc VN, xin chủ toạ đoàn cho biểu quyết. Để có một văn kiện quan trọng, và long trọng trên phương diện luật pháp và thực tế để tạo một tiến trình. Hầu chánh quyển Canada có chứng cớ đặt vấn đề với các nước đã ký trong hiệp ước năm 1973. Và để người Việt hải ngoại chứng lý tiếp tục vận động các nước khác đã ký trong Hiệp ước.
 
Hội Nghị 2
Hình ảnh trong Hội nghị.
 
TNS Hải chủ toạ cho ngưng thảo luận để biểu quyết đồng ý hay không đồng ý trên nguyên tắc dự thảo Quyết Định do Ls Thọ và một số luật gia của Canada đúc kết nguyện vọng của hội nghi đã trình bày.
Cả trăm vị trong chánh quyền Canada, Việt Nam Cộng Hòa, và quí vị có mặt trong hội nghị đồng ý chấp thuận dự thảo trên nguyên tắc, với đa số tuyệt tuyệt đối. Chủ Toạ TNS Hải còn thận trọng cho biểu quyết ngược lại, ai không đồng ý xin giơ tay: Không ai giơ tay cả, coi như tuyệt đối đồng thuận thông qua dự thảo Nghị Định.
Càng thận trong hơn, TNS Hải đề nghị hội trường cử ra 5 vị nhuận sách bản văn dự thảo. Hội nghi đề cử TNS Hải, Gs Bích, Ls Thọ, DB Vi Anh, Nữ Ts Bình nhuận sắc dư thảo Nghị Định của hội nghị để TNS Hải với tư cách là một người Việt hải ngoại và thương nghị sĩ của Canada trình bày với Thương Viện, chuyển trình Hạ Viên và những chức trách liên quan trong chánh quyền Canada- càng sớm càng tốt.
Sau đây là dự thảo đã dược 100% hội nghị biểu quyết thông qua, bản gốc bằng tiếng Anh, xin tạm dịch ra tiếng Việt như sau:
“Nên những thành phần tham dự yêu cầu và kêu gọi chánh quyền Canada, thông qua Bộ Trưởng Ngoại Giao, tham khảo với các nước đã ký Định ước của Hoà Ước Paris để tìm một giải pháp để nhân dân Việt Nam Cộng hoà ở Miền Nam Việt Nam có thể thực hiện quyền tự quyết qua bầu cử tự do dưới sự giám sát của Liên hiệp Quốc; hay một giải pháp khác mà chánh quyền các nước đã ký xem là cần thiết, để triệu tập một hội nghị quốc tế về VN trong đó có mặt của các đại diện của các nước đã ký Đinh Ước, thể theo Điều VII (b) của Định Ước, để giải quyết nhưng tranh chấp Biển Nam Trung Hoa, bằng cách mời thêm một số nước có liên quan tham dư hội nghị này.”
Ngày làm việc được chấm dứt bằng một cuộc viếng thăm Quốc Hội lưỡng viện của Canada, do các phu tá và công cán uỷ viên của văn phòng TNS Ngô thanh Hải hướng dẫn. Và khoảng 8 giờ tất cả tế tựu dến Việt Nam Restaurant của Ottawa dự bữa cơm thân mật do TNS Hải khoản đãi. Còn bữa ăn trưa làm việc khi hôi nghị do Thượng Viện mời. Và đêm trước phái đoàn VN từ các công dổng Việt ở Canada và Mỹ đến thì Tiến sĩ Lê duy Cấn của Cộng đồng Ottawa khoản đãi và một số văn nghệ sĩ giúp vui chào mừng VNCH và đồng bào các nơi đến lo việc nước, chuyện dân VNCH.
 
Vi Anh
 

 

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giá mạnh

Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc.
Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc
27.07.2015
 
Các biện pháp quyết liệt của Bắc Kinh nhằm ngăn chận sự tuột dốc của các thị trường chứng khoán Trung Quốc hôm nay bị phương hại nghiêm trọng trong lúc các chỉ số chính bị tụt mạnh với mức sút giảm trong một ngày lớn nhất trong vòng 8 năm.
Chỉ số tổng hợp Thượng Hải giảm 8,5%, trong lúc chỉ số CSI 300 của các công ty niêm yết lớn nhất ở Thượng Hải và Thâm Quyến sụt 8,6%.
 
Một số nhà phân tích cho rằng tình trạng này bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư đua nhau bán chứng khoán để lấy lời tiếp theo sau những sự hỗ trợ vốn với qui mô lớn của chính phủ, là sự hỗ trợ đã giúp cho giá cổ phiếu gia tăng trong 3 tuần qua.
Những người khác nói rằng các thị trường đã phản ứng tiêu cực trước những tin tức cho rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế thúc giục Trung Quốc thu hồi các biện pháp can thiệp, những số liệu tệ hơn dự kiến về lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc, và thịt heo tăng giá.
Tuy nhiên, theo ông Dương Vũ Đình, kinh tế gia cấp cao của Tập đoàn Ngân hàng ANZ, nguyên do chính là các thị trường chứng khoán Trung Quốc đã không giảm bớt nợ.
"Bởi vì sự phô nhiễm nợ nần ở mức cao, vẫn còn ở mức cao, của các thị trường Trung Quốc, cho nên bất kỳ điều gì làm bùng ra sự sút giảm trong một thời gian ngắn như vậy cũng sẽ có những tác động dây chuyền tiêu cực."
Trong lúc các thị trường chứng khoán ở Hoa Lục tăng mạnh trong năm vừa qua, nhiều nhà đầu tư vay tiền trên thị trường vốn không chính thức để mua cổ phiếu. Khi thị trường sụt giá, nhiều người không thể trả được nợ.
Ông Dương Vũ Đình cho rằng trong thời gian tới đây các nhà quản lý thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục hạn chế những sự vay mượn như thế, những hạn chế mà ông cho là góp phần làm cho thị trường được lành mạnh.
Bắc Kinh đã áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để ngăn không cho thị trường tuột dốc, trong đó có việc tạm ngưng việc mua bán cổ phiếu của nhiều công ty, dùng ngân hàng trung ương để hỗ trợ cho việc mua cổ phiếu và bắt buộc những người có 5% cổ phiếu của một công ty không được bán cổ phiếu trong vòng 6 tháng.
 
Ông Lữ Tuỳ Khải, giáo sư kinh tế học của Đại học Bắc Kinh, nói rằng các nhà quản lý sẽ không thể giữ cho các thị trường không sụt giá và họ không nên tìm cách làm như vậy.
"Giá trị của các thị trường Trung Quốc tiếp tục được đánh giá quá cao, cho nên vẫn còn chỗ để điều chỉnh theo hướng hạ giảm. những biện pháp cứu nguy của chính phủ có thể ngăn chận sự tuột dốc trong ngắn hạn, nhưng không có khả năng để đảo ngược xu thế dài hạn."
Ông Lữ cảnh báo rằng nếu chính phủ tiếp tục nới rộng các biện pháp ổn định thị trường để làm trì hoãn cho sự điều chỉnh, bong bóng đầu cơ của thị trường càng khó có thể kiềm chế.
 



Phá hỏng một mưu toan khủng bố
nhắm vào một căn cứ quân sự của Pháp
 
Nhữ Đình Hùng
 
Tổng-trưởng nội-vụ Pháp, ông Bernard Casaneuve trong buổi chiều ngày 15 tháng bảy 2015 đã cho biết là có 4 ngưởi đã bị bắt giữ ở bốn nơi khác nhau trên nước Pháp; Việc bắt giữ này do Tổng Nha An Ninh Quốc Nội (Direction Général De La Sécurité Intérieure DGSI) thực hiện hai ngày trước đó,13.07.2015, trong khuôn khổ một cuộc điều-tra sơ-khởi về 'gian nhân hiệp đảng nhằm chuẩn bi- các hành-vi khủng-bố'.
Vẫn theo tổng trưởng nội-vụ, 4 người này 'dự tính một đưa ra các hành-vi khủng-bố nhằm vào một cơ-sở quân-sự Pháp'. Mặc dù ông không nói rõ, giới truyền-thông cho biết đây là căn cứ Fort Béar trong vùng Port-Vendres, được dùng làm căn-cứ huấn-luyện biệt-động (Centre national d'entrainement commando, CNEC) trong nhiệm-vụ tác-chiến thành-phố.
 
fort bear

Trong số bốn người bị bắt giữ, một người đã được thả vì dưới 16 tuổi, trong số ba người còn lại, có một người là cựu quân nhân (23 tuổi) bi giải ngũ.Hai người còn lại, một người 17 tuổi, một người 19 tuổi. Ba người này, bị bắt ở ba nơi khác nhau - Bouches-du-Rhône, Rhône và Yvelines - đã nhận các ý-đồ của họ trong khi bị giữ là xaèn-nhập căn cứ, bắt một viên chức cao cấp, chặt đầu và chụp hình quang cảnh bằng máy quay phim GoPro và sau đó sẽ tung lên internet! theo các tin tức, những người này dự tính sẽ hành-động vào khoảng tháng giêng 2016.

Đây không phải là lần đầu tiên một căn cứ quân sự Pháp trở thành mục tiêu tấn công của người theo djihadistes; năm 2009, một nhân viên của CERN cũng đã bị bắt về tội danh 'gian-nhân hiệp-đảng có quan-hệ với khủng-bố' vì có liên hệ với Al Qaïda, đã có ý định tấn-công vào '27è Bataillon de chasseurs alpins'.

Theo nguồn tin của báo Le Monde, người chủ mưu chỉ mới 17 tuổi, đã bị theo dõi từ 2014 vì những hoạt động trên mạng lưới xã hội và có ý định đi Syrie, có ý định làm một vụ khủng-bố nhưng chính người cựu quân nhân đã cho ý kiến rõ ràng bằng cách đề nghị một một mục tiêu quân-sự, nơi anh ta đã từng phục vụ trước khi bị giải ngũ. Còn thanh niên 19 tuổi đã bị theo dõi về những giao dịch với các phong-trào cực-đoan.

Theo tổng-trưởng Cazaneuve, hiện có 1850 người, gồm người Pháp và người lưu trú ở Pháp, có những dính-líu với các phong trào djihadistes, có 500 người đang ở Syrie hay Irak, có 118 lịnh cấm xuất-cảnh và 40 imams biịtrục xuất và sáu hồ sơ tước bỏ quốc-tịch đang thụ lý.

Nhữ Đình Hùng/17.07.2015

Nguồn: báo-chí Pháp