Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân (Zen Ze-Kiun)

xuống đường ủng hộ dân chủ tại Hong Kong

 
Mong sao "các đấng, các bậc, áo đen, áo tím, áo đỏ"  trong GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM từ trong nuớc đến hải ngoại, nhất là các vị vì hèn, vì sợ sệt, hay vì  nguyên cớ nào khác, cứ viện lý do "giáo hội không làm chính tri" nhìn thấy được hình ảnh vị Hồng Y khả kính Trần Nhật Quân tại Hoa Lục, ngày cũng như đêm, Ngài đã xuống đường đứng giữa các bạn trẻ sinh viên Hồng Kông, trong các cuộc biểu tình để đòi tự do, dân chủ cho dân Hồng kông. 
 
VRNs (30.9.2014) – Sài Gòn 
 
Trong ba ngày qua, hàng ngàn sinh viên, học sinh Hong Kong đã xuống đường biểu tình cách ôn hòa chống lại sự áp đặt của Trung Cộng trong việc bầu cử người đứng đầu đặc khu Hong Kong. Phong trào biểu tình đấu tranh đòi dân chủ đợt này tại Hong Kong được lãnh đạo bởi chính các sinh viên Hong Kong. Thủ lĩnh của cuộc biểu tình này là chàng sinh viên mới 17 tuổi tên là Joshua Wong.
 
Đây là cuộc xuống đường biểu tình cách ôn hòa của sinh viên học sinh, nhưng cũng được nhiều tầng lớp nhân dân hưởng ứng.
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, một nhân vật tôn giáo có nhiều ảnh hưởng tại Hong Kong đã xuống đường đồng hành với giới sinh viên, học sinh.
 
Facebook Nguyễn Huy Tín lấy nguồn tin từ soundofhope.org cho biết: “Vào lúc 11:17 PM ngày hôm qua 28.9.2014: Đức Hồng Y Joseph Zen Ze-Kiun (Giuse Trần Nhật Quân), từ sân khấu chính của ban tổ chức đã phát biểu: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền.”
Đức Hồng Y đã nhấn mạnh: “Chúng ta không muốn bất cứ một ai bị thương tổn. Chiến thắng đem tới bằng sự hy sinh tính mạng không phải là một chiến thắng”. Ngài nói thêm: “hôm nay chúng ta đã gửi đi một thông điệp rõ ràng, nhưng chúng ta đã chứng kiến một chính quyền vô lý”.
 
Nhiều trang facebook đã lấy lại hình ảnh Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân đứng cầm biểu ngữ cùng với giới sinh viên học sinh và hết lòng ca ngợi tinh thần dấn thân của ngài cho vấn đề xã hội.
 
Được biết, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân năm nay đã 83 tuổi. Đường lối mục vụ của ngài rất cứng rắn đối với cộng sản Trung Quốc. Vào năm 2011, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã  tuyệt thực ba ngày để “phản đối phán quyết bất công của Tòa án tối cao Hong Kong chống lại giáo phận, vốn đe doạ phá hoại nền giáo dục Công Giáo trên lãnh thổ”.
 
Sinh viên, học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ
 
Sinh viên, học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình đòi dân chủ
 
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cầm biểu ngữ đứng chung với sinh viên để ủng hộ phong trào dân chủ tại Hong Kong
 
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cầm biểu ngữ đứng chung với sinh viên để ủng hộ phong trào dân chủ tại Hong Kong
 
 
Ngài nói với mọi người:
 
Ngài nói với mọi người: “Qua những sự việc diễn ra trong ngày hôm nay, đã rõ ràng sẽ không thể nào có một cuộc đối thoại với chính quyền”
 
Không những ban ngày mà cả ban đêm vị Hồng Y đáng kính này cũng đồng hành cùng đoàn người
 
Không những ban ngày mà cả ban đêm vị Hồng Y đáng kính này cũng đồng hành cùng đoàn người
 
Joshua Wong, chàng sinh viên mới 17 tuổi là thủ lĩnh của cuộc biểu tình ôn hòa này
 
Joshua Wong, chàng sinh viên mới 17 tuổi là thủ lĩnh của cuộc biểu tình ôn hòa này
 

Một người dân đã mang 300 bông hồng đến tặng cho những người biểu tình ở Mong Kok, ủng hộ họ chiến đấu cho dân chủ bằng tình yêu và hòa bình
 
Một người dân đã mang 300 bông hồng đến tặng cho những người biểu tình ở Mong Kok, ủng hộ họ chiến đấu cho dân chủ bằng tình yêu và hòa bình

________________

 

 

LIÊN ĐOÀN GIÁO CHỨC VÀ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HK CHÍNH THỨC KÊU GỌI ĐÌNH CÔNG VÀO THỨ BA ĐỂ HỖ TRỢ SINH VIÊN HỌC SINH!
 
Liên đoàn Lao động Hồng Kông ( HKCTU ) đã kêu gọi một cuộc tổng đình công vào thứ ba nầy để hỗ trợ các cuộc biểu tình dân chủ.

 

Đồng thời Liên Đoàn Giáo Chức, là một công đoàn LỚN NHẤT HK, bao gồm cáo giáo sư, giáo viên chuyên nghiệp Hồng Kông, Union ( HKPTU ), tuyên bố bắt đầu cuộc đình công để phản đối cuộc đàn áp mạnh mẽ của cảnh sát nhắm vào người biểu tình vào ngày Chủ nhật mà đa số là sinh viên học sinh.

_________________

Chánh thanh tra cảnh sát Hong Kong tự sát

Andrew Philips, chánh thanh tra quận Đông, Hong Kong sáng sớm nay tự sát bằng súng trong đồn, để lại một bức thư tuyệt mệnh. Hiện chưa rõ nguyên nhân dẫn đến tự sát.
hongkong Theo điều tra ban đầu, ông Andrew Philips tự sát bằng súng, để lại thư tuyệt mệnh nhưng không nói về động cơ tìm đến cái chêt. Ảnh minh họa: SCMP
Ông Philips bị phát hiện gục người trên ghế tại đồn cảnh sát khu vực Điểm Bắc, quận Đông, với hai vết thương ở đầu do nã súng, sĩ quan cảnh sát Ip Chi-keung sáng nay nói tại họp báo.
Khẩu súng của ông Philips nằm trên sàn cạnh thi thể ông. Đồng nghiệp thấy ông gục người trên ghế vào khoảng 2h40 sáng, và lúc đó ông không trong ca làm. Giới chức kết luận vị chánh thanh tra chết tại hiện trường.
Theo ông Ip, ông Philips không tham gia vào bất cứ chiến dịch nào của cảnh sát liên quan đến tổ chức Occupy Central. "Tôi không nghĩ việc liên hệ với Occupy Central là phù hợp. Chúng tôi vừa mất một đồng nghiệp ở đây", ông Ip cho hay.
Kết quả điều tra ban đầu xác định ông Philips chết do tự sát. Được biết, ông Philips không có vấn đề về tài chính và y tế, ông Ip nói. Chánh thanh tra có để lại một bức thư tuyệt mệnh ngắn, tuy nhiên ông Ip cho rằng thư không chứa thông tin về nguyên nhân tự sát.
Ông Philips, 50 tuổi, làm cho lực lượng cảnh sát trong 27 năm, và là chánh thanh tra thuộc Đơn vị Điều tra Tội phạm (CID). Ông đã kết hôn và có một con trai 15 tuổi, một con gái 13 tuổi.

Chiến thuật hơi cay ở Hong Kong bị phê gay gắt

Lúc đầu, Roy Ho không muốn tham gia chiến dịch biểu tình. Anh chỉ quyết định hòa vào dòng người, sau khi nhìn thấy hình ảnh cảnh sát dùng hơi cay trấn áp những sinh viên không vũ khí trên đường phố Hong Kong.

Cảnh sát bắn hơi cay về phía người biểu tình ở khu Admiralty tối 28/9. Ảnh: SCMP.


"Ngay khi xem xong bản tin, tôi hiểu ra rằng lần này mình phải tham gia và ủng hộ các sinh viên", Roy Ho, 31 tuổi, cho biết khi đang tuần hành cùng người biểu tình ở đường Harcourt, nơi cảnh sát bắn hơi cay hôm 28/9. Ho biết thông tin về việc trấn áp khi anh đang ăn tối ở khu Tin Shui Wai.
Ho là một trong số rất nhiều người quyết định tham gia biểu tình sau khi nhìn thấy hành động tấn công của cảnh sát. Yim Chung-wo, 48 tuổi, cũng không có ý định tham gia biểu tình cho đến khi nhìn thấy sự việc xảy ra ở khu Admiralty, nơi có nhiều trụ sở cơ quan công quyền.
"Tôi quyết định tham gia bởi có bạo lực xảy ra với sinh viên. Họ không có một thứ vũ khí nào trong tay cả", ông nói. Yim cùng con trai, sinh viên năm 4, hôm qua cũng bị cay mắt trong lúc giúp chuyển nước đóng chai tới một điểm cấp cứu ở khu Admiralty.
"Các sinh viên không mang theo vũ khí cũng như không có thái độ hung hăng. Những gì đã xảy ra là không thể chấp nhận được", Louis Fu Ma-kit, sinh viên 21 tuổi nói. Cô sẽ tiếp tục tham gia biểu tình ở quận Mong Kok thuộc bán đảo Cửu Long.
Lần gần đây nhất cảnh sát Hong Kong phải sử dụng hơi cay là năm 2005. Khi đó, lực lượng an ninh muốn ngăn cuộc biểu tình của nông dân Hàn Quốc ở phía ngoài Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) diễn ra tại Wan Chai.
Chiến thuật hơi cay còn vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ những thành viên cộng đồng pháp lý.
Trong thông báo đưa ra hôm qua, Hiệp hội Luật sư Hong Kong cho rằng việc sử dụng hơi cay tấn công dân thường không vũ khí là "quá mức, không tương xứng" và phi lý. Simon Young Ngai-man, giáo sư luật học thuộc Đại học Hong Kong, cho rằng cảnh sát phải "lý giải hành động sử dụng vũ lực của họ".
Hiệp hội Nhà báo Hong Kong cùng với khoảng 2.400 nhân viên xã hội cũng lên án hành động của cảnh sát.
Trong khi đó, Tổng thư ký Carrie Lam Cheng Yuet-ngor nhận mạnh rằng chính quyền đã sử dụng "lực lượng thích hợp", còn trợ lý ủy viên cảnh sát Cheung Tak-keung cho rằng họ mới chỉ điều động "lực lượng tối thiểu". Tuy nhiên, hầu hết người biểu tình đều phản đối ý kiến này.

Những khu vực xảy ra biểu tình ở Hong Kong. Đồ họa: BBC.

Người đại lục ở Hong Kong bối rối trước biểu tình

Những người dân đại lục đang sinh sống hay du lịch ở Hong Kong vừa ủng hộ, vừa chỉ trích lại vừa lo lắng cho tương lai của đặc khu này lẫn Trung Quốc nói chung, khi chứng kiến phong trào biểu tình đang lan rộng.

"Cảm xúc của tôi lúc này thật lẫn lộn", SCMP dẫn lời Lee, một sinh viên đại lục đang theo học đại học Baptist, nói. "Tôi rất ủng hộ người dân Hong Kong bày tỏ sự lo ngại của họ. Tôi vừa ngưỡng mộ vừa ghen tỵ vì họ có khả năng làm điều đó, nhưng mặt khác, tôi cũng rất bi quan về kết quả của cuộc biểu tình".
Giống như nhiều người đại lục đến Hong Kong sinh sống gần đây, Lee chia sẻ tình cảnh tiến thoái lưỡng nan khi vừa thông cảm cho yêu cầu cải cách chính trị của người biểu tình, vừa lo lắng về những tác động của phong trào này đối với quan điểm của Bắc Kinh và tương lai chính trị của Hong Kong.
Hàng chục nghìn người bắt đầu đổ về trung tâm của đặc khu hành chính cách đây một tuần, chặn các con đường và tổ chức biểu tình với các biểu ngữ đòi Bắc Kinh rút các quy định mới về bầu cử lãnh đạo Hong Kong năm 2017. Họ cũng kêu gọi chính quyền đặc khu từ chức.
Lin, sống ở thành phố Thâm Quyến và đang thăm Hong Kong, chỉ trích rằng việc người biểu tình đưa ra những yêu cầu đó là "thiếu tôn trọng đối với đại lục".
"Chính phủ đã mang đến nhiều sự phát triển cho Hong Kong, nhưng họ không công nhận điều đó", Reuters dẫn lời Lin nói.
Trong khi đó, một du khách tên Yu ở Bắc Kinh lại tỏ ra hào hứng với Occupy Central. "Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy gần gũi với chính trị thế này", Yu nói. "Đây là một thời khắc lịch sử với Hong Kong. Tôi tin một ngày nào đó, điều tương tự thế này cũng sẽ xảy ra ở Trung Quốc".
Sự quan tâm đến chiến dịch ủng hộ dân chủ cho Hong Kong vẫn lan truyền khắp đại lục, bất chấp nỗ lực kiểm soát thông tin của giới chức. Nhiều người chia sẻ về phong trào biểu tình trên mạng, thậm chí còn kêu gọi cải cách chính trị rộng khắp ở Trung Quốc. Ít nhất ba người đã bị bắt vào chiều qua vì đăng tải những thông điệp như trên.


hongkong Một sinh viên giơ biểu ngữ "Hãy bình tĩnh" trong cuộc biểu tình hôm nay ở Hong Kong. Ảnh: Reuters

Hong Kong có một lượng lớn người nhập cư từ đại lục và con số này vẫn đang tăng đều. Khoảng 19.000 thị thực du học đã được cấp cho các cư dân đại lục vào 2013, theo số liệu của Sở Di trú Hong Kong, tăng 16,3% so với năm 2012, chiếm hai phần ba số du học sinh ở đây.
Khoảng 8.000 thị thực mới cũng được cấp cho cư dân đại lục theo chương trình "tài năng và chuyên gia đại lục". Ngày càng có nhiều người đến Hong Kong làm việc bằng visa làm việc thông thường.
Năm ngoái, có hơn 40 triệu người đại lục đến thăm Hong Kong, góp phần đẩy mạnh ngành du lịch và bán lẻ của đặc khu. Tuy nhiên, điều này cũng khiến nhiều người cảm thấy khó xử khi quan điểm của họ khác với người Hong Kong.
Alexis Huang, người cũng tham gia cuộc biểu tình đường phố, cho rằng dù có nhiều người chia sẻ thông tin về phong trào này, người đại lục cũng sẽ không tham gia tích cực.
"Việc chính quyền trung ương thay đổi suy nghĩ của họ là không thể. Nhưng mọi người nên nói ra và chiến đấu cho quyền cơ bản của họ", cô nói.

Nguồn: Internet

_________________