Có thể có gian lận
trong cuộc bầu cử tổng-thống Mỹ ?
Nhữ Đình Hùng
Theo tin của New York Magazine, một nhóm chuyên-gia thuộc trung-tâm an-ninh điện-toán của đại-học Michigan đã báo-động cho các nhóm tranh cử việc khả dĩ có gian lận trong cuộc bầu cử tổng-thống Mỹ vừa qua.
John Podesta, phát ngôn viên của bà Hillary Clinton, viện dẫn lời các chuyên-gia này,nói tổng số phiếu bầu trong các tiểu bang Michigan, Pensylvanie và Wisconsin đã bị 'vận dụng' (manipulés) không có lợi cho bà Hillary Clinton, họ cho rằng bà này đã mất 7% trong các quản hạt (comtés) mà cuộc bầu cử được thực-hiện bằng điện-tử (so với kết quả của thăm dò dư luận), dù rằng không có bàn tay con người dính dáng vào việc kiểm phiếu. Vẫn theo họ, bà Clinton đã mất 27000 ở Pensylvanie trong khi bà cần 30.000 phiếu để có được 20 đại cử tri của tiểu bang này. Tuy vậy, các chuyên gia này nói trong lúc này họ không có bằng chứng về việc có tấn-công điện-toán (piratage) nhưng cho rằng 'giả thuyết' của họ đáng được nghiên-cứu và kiểm soát bởi một ủy-ban độc-lập!
Những cáo buộc này xem chừng chỉ có tính cách gây sự mất tin tưởng về tính cách trung thực của cuộc bầu cử tổng-thống vừa qua bởi vì, ngay các chuyên gia đưa ra ngờ vực về tính cách gian lận (fraude) cũng nói đó là giả thuyết cần kiểm chứng và không đưa ra một bằng chứng nào về việc hệ thống điện-tử bị hư hỏng hay bị tấn công. Và giả sử như hệ thống điện tử bị hư hỏng, sao lại gọi là 'gian lận' vì ai là người thực hiện hệ thống điện-tử này? Hơn thế, ứng cử viên dân chủ cũng thắng trong một số quản-hạt khác cũng dùng hệ thống bầu phiếu điện-tử ? Mặt khác, tiểu bang Michigan thực-hiện việc bỏ phiếu bằng lá phiếu bầu!
Cho đến giữa tuần này, bà Hillary Clinton không đưa ra phản kháng nào, hạn kỳ chót để kiểm phiếu lại là ngày thứ sáu 25.11 cho Wisconsin, thứ hai 28.11 cho Pennsylvanie và thứ tư 30.11 cho Michigan theo như New York Magazine.
Mặc dù thế, phe ủng hộ bà Clinton, sau những cuộc biểu tình ở một số nơi tại Hoa kỳ cốt để chống lại việc đắc cử của ông Trump, đã có những vận động nhằm thực hiện việc kiểm phiếu lại ở một số nơi. Trong ngày thứ năm 24.11, ứng-cử-viên môi-sinh Jill Stein đã quyên góp được 2 triệu rưỡi đô la để thực hiện việc kiểm phiếu lại ở tiểu bang Wisconsin. Nhưng dù bà Clinton có thắng ở Wisconsin, bà vẫn thua ông Trump. Để thắng ông Trump, bà Clinton cần phải thắng ở Michigan và Pennsylvanie. Muốn làm việc này, phải phản đối kết quả bầu cử và chi tiền cho việc kiểm phiếu lại, hạn chót để phản đối ở Pennsylvanie là thứ hai 28.11 và ở Michigan là thứ tư 30.11. Cho tới nay, không có việc ngờ vực về kết quả kiểm phiếu ở hai nơi này!
Một cách khác có thể được thực hiện để ông Trump không đắc cử được là việc vận động đại cử tri đoàn cộng-hoà không bỏ phiếu cho ông Trump vào ngày 19.12. Vài ngày sau khi có kết quả bầu cử, một kiến-nghị đã được du_a ra, yêu cầu các đại cử tri của cộng-hoà không theo thủ tục phản-dân-chủ ( cử tri đoàn) để đạt tới một kết-quả dân-chủ (ám chỉ việc ông Trump đạt 306 phiếu đại cử tri trên tổng số 538 nhưng thua bà Clinton cà 2 triệu phiếu dân bầu). Nhưng thủ-tục đại cử tri đã được áp-dụng từ trước đến nay không bị phản-đối, nay cũng khó có thể đặt thành vấn-đề. Ngay sau kết quả bầu cử, bà Clinton cũng đã thừa nhận sự đắc-cử của ông Trump.!
Nhưng, nếu đại cử tri đoàn không tôn trọng thủ-tục hiện hành, điều này hẳn sẽ dẫn tới một sự hỗn loạn với nguy cơ làm tan rã liên-bang Mỹ. Và điều này có đi vào khẩu hiệu 'yes, we can' 'make America great again'?
Nhữ Đình Hùng/tổng-hợp & bình-luận/25.11.2016
Nguồn:
http://www.bfmtv.com/international/election-americaine-des-scientifiques-alertent-hillary-clinton-sur-une-possible-fraude-1062706.html
http://www.rfi.fr/ameriques/20161124-presidentielle-etats-unis-contestation-resultat-wisconsin-trump-clinton
http://www.news.com.au/finance/work/leaders/new-york-magazine-claims-activists-want-hillary-clinton-to-challenge-presidential-election-results/news-st ory/c48cb115fd34a4f14f7b1e8054 63fbdc
http://www.thedailybeast.com/cheats/2016/11/22/report-activists-want-3-state-recount.html? via=desktop&source=copyurl
https://www.google.com/webhp?tab=mw&ei=OqI1WL6UOsLymAHdl4bIBg&ved=0EKkuCBUoEQ#q=sin-michigan-pennsylvania-election-hillary-clinton-hacked-manipulated-donald-trump-swing-a7433091.html
Donald Trump: nước Mỹ trước đã!
Nhữ Đình Hùng
Trong một vidéo phổ biến vào ngày thứ hai, ông Donald Trump, tổng-thống tương-lai của Hoa-kỳ đã loan báo một số việc ông sẽ làm ngay khi nhận chức.(coi link https://www.youtube.com/watch?v=f2MGOkLAA7s). Trong vidéo này, ông Trump cho biết các quyết-định trong tương-lai của ông sẽ được đặt trên căn-bản "nước Mỹ trước đã".
Mặc dù vidéo phổ-biến chỉ chưa tới ba phút, ông Trump đã nói lên những việc chánh mà ông sẽ làm trong những ngày đầu nhận chức. Đó là:
- Rút ra khỏi thoả-ước thương-mãi xuyên Thái-bình-dương TPP. Thoả-ước được ký kết từ năm 2015 nhưng cho đến nay vẫn chưa được Hoa-kỳ phê-chuẩn. Có 12 nước thuộc vùng Á-châu Thái-bình-dương phê-chuẩn nhưng không có Trung-hoa. Ngược lại, ông Trump đề-nghị ký kết các thoả-hiệp song phương mà theo ông sẽ đem lại công ăn việc làm và kỹ-nghệ trên đất nước Mỹ.
- Hủy bỏ các cấm đoán về năng lượng ở Mỹ, ông Trump cho rằng các hạn-chế này đã "giết" các công ăn việc làm trong các lãnh-vực khai thác hơi đốt, dầu đá phiến và than đá. Theo ông Trump, vieêc này sẽ đem lại hàng triệu công việc có lương bổng tốt!
- Giảm thiểu việc điều chỉnh các nhập cảnh, điều này theo ông Trump là cốt không làm mất giá nhân-công Mỹ.
- Điều tra về những lạm dụng thông-hành.
- Bảo-vệ hạ-tầng cơ-sở của Mỹ đặc biệt là những cơ sở sống còn của Mỹ chống lại các cuộc tấn-công tín-học (cyber-attaques) và mọi hình thức tấn-công khác.
- Cải tổ về đạo đức chánh-trị, cấm các viên-chức hành-pháp làm các công-việc tư có hình thức "lobby" trong năm năm.
Cho tới nay, ông Trump vẫn chưa đề cử hết mọi chức vụ trong chánh-quyền của ông. Ông sẽ nhậm chức tổng-thống vào ngày 20 tháng giêng năm 2017.
Nhữ Đình Hùng /tổng-hợp/ 22.11.2016
Nguồn:
http://www.lexpress.fr/actualite/monde/amerique-nord/donald-trump-se-retirera-du-traite-transpacifique-des-le-premier-jour-de-son-mandat_1852725.html
http://www.rtl.be/info/monde/international/donald-trump-annonce-les-premieres-mesures-choc-de-sa-presidence-l-amerique-d-abord--869136.aspx
http://www.lalibre.be/actu/usa-2016/l-amerique-d-abord-les-6-mesures-de-trump-pour-ses-100-premiers-jours-de-presidence-5834079acd70d913edcfce88
Những ngày tháng tới
Trần Trung Đạo
Dù nói ra hay không hay dù ủng hộ ai, hầu hết người Mỹ gốc Việt khi cầm lá phiếu bầu tổng thống Mỹ đều nghĩ tới Việt Nam và hy vọng qua lá phiếu sẽ đóng góp một chút gì đó, chắc chắn là rất nhỏ, vào tiến trình dân chủ hóa Việt Nam. Hôm 9 tháng 11, người Mỹ, qua phương pháp cử tri đoàn, đã chọn Donald Trump làm tổng thống (Bà Hillary Clinton thắng phiếu phổ thông nhưng không tính). Sự kiện Donald Trump là tổng thống đã tạo ra nhiều hy vọng nơi những người ủng hộ ông ta, nhưng cùng lúc cũng tạo ra nhiều lo lắng nơi những người ủng hộ bà Hillary Clinton. Nhắc lại, Donald Trump ứng cử với khẩu hiệu “Make America great again” (Làm cho nước Mỹ vĩ đại lần nữa). “Lần nữa” có nghĩa đã từng là một quốc gia vĩ đại trước đây nhưng hiện nay thất bại. Khẩu hiệu này mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn các yếu tố văn hóa, giáo dục.
Donald Trump không phải là người duy nhất dùng khẩu hiệu này mà trước đây TT Ronald Reagan cũng đã dùng để đánh bại TT Jimmy Carter khi các chính sách của ông ta đã đưa nước Mỹ vào tình trạng thất nghiệp cao, lạm phát cao, tiền lời ngân hàng cao và khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Đó là chưa kể vấn nạn con tin còn đang bị giam giữ tại Iran. Với hàm ý “lần nữa” cho thấy Donald Trump sẽ nghiêng về chính sách bảo vệ mậu dịch (Protectionism) như đã từng áp dụng trước Thế chiến Thứ Hai. Ông và các nhà kinh tế biện hộ chính sách bảo vệ mậu dịch cho rằng các cường quốc kinh tế như Trung Cộng, Nhật đã làm giàu trên sự thiệt thòi của người dân Mỹ. Patrick Buchanan, một nhà phân tích chính trị bảo thủ nổi tiếng đã viết trong tác phẩm Where The Right Went Wrong: “Sự giàu có của Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ. Người tiêu thụ Mỹ trách nhiệm cho 100% sự phát triển của Trung Quốc. Nếu hàng hóa Trung Quốc bị loại bỏ tại Mỹ, các nhà máy tại Trung Quốc sẽ đóng cửa, nhiều triệu người sẽ thất nghiệp, đầu tư quốc tế bị cạn kiệt và cái gọi là Trung Quốc bùng lên sẽ thành Trung Quốc xẹp xuống”. Chính sách bảo vệ mậu dịch đặt quan hệ mậu dịch quốc tế cũng như giữa hai quốc gia trên cơ sở bình đẳng nhưng không tự do. Chính phủ dùng thuế nhập cảng để bảo vệ và kích thích kinh tế nội địa. Dĩ nhiên các nước khác cũng không để yên cho Mỹ muốn nâng thuế nhập cảng cao thấp tùy tiện mà cũng sẽ giới hạn việc đầu tư vào Mỹ và nếu thuế nhập cảng quá cao, họ sẽ phát động các cuộc chiến mậu dịch (trade wars) chống lại Mỹ. Quốc gia gần nhất và sẽ dễ trở thành thù địch với Mỹ nhất là Mexico không phải vì Donald Trump đe dọa sẽ xây bức tường ngăn hai nước mà vì tổng số xe nhập cảng vào Mỹ qua ngã Mexico năm 2015 trị giá đến 74 tỉ đô la.
Còn quá sớm để hiểu các chính sách kinh tế và đối ngoại của Donald Trump, trong đó rất nhiều vấn đề ông chưa giải thích sáng tỏ. Tuy nhiên điều rõ ràng nhất ông đã đáp ứng được cơn giận của nhiều người dân Mỹ. Giận ai? Dĩ nhiên là giận dữ trước các thất bại của chính quyền Barack Obama không phục hồi nền kinh tế Mỹ đúng mức, nhân dân Mỹ đang sống trong tình trạng bất an và hệ thống chính trị không phục vụ cho quyền lợi đích thực của người dân mà chỉ phục vụ cho hệ thống. Donald Trump như người ngoài cuộc và người Mỹ đang cần một người ngoài cuộc lãnh đạo họ. Một lý do tâm lý mà rất ít người dám công khai thừa nhận đó là yếu tố da màu. Bà Hillary Clinton không phải là da đen nhưng bà vẫn được xem là phe cánh của Tổng thống Barack Obama và các chính sách xã hội, giáo dục, y tế của bà chỉ là các chính sách của TT Obama nối dài, không thay đổi trong đó có đạo luật y tế nhiều tranh cãi Affordable Care Act (ACA). Do đó, không ngạc nhiên khi một Donald Trump ăn nói lung tung, không có kinh nghiệm chính phủ đã đánh bại 16 ứng cử viên Cộng Hòa, trong đó có người giàu quỹ như Jeb Bush, giàu kinh nghiệm như John Kasich hay tài hùng biện như Marco Rubio, một cách dễ dàng trong bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa vàcuối cùng đánh bại bà Hillary Clinton. Trong ngày bầu cử tổng thống vừa qua, người Mỹ biết rõ mọi thói hư tật xấu của Donald Trump nhưng vẫn bỏ phiếu cho ông ta. Bởi vì, dù nói gì đi nữa, khi đặt lên bàn cân để cân trước giờ bỏ phiếu, các quan tâm về an ninh, thuế má, phát triển kinh tế, màu da nói chung là thay đổi, đã nặng hơn cá tính và tư cách của Trump. Việc Hillary Clinton nhắm vào tư cách hay kinh nghiệm của Donald Trump không đủ thuyết phục. Dân chủ Mỹ là một hệ thống pháp trị chứ không phải như dân Đức bầu Hitler trước Thế chiến Thứ hai, muốn làm gì thì làm. Nguyên tắc đối trọng (checks and balances) giữa ba ngành được nhấn mạnh nhiều lần ngay sau khi Donald Trump đắc cử. Trả lời báo The Guardian, một bà cử tri đã phát biểu “Tôi rời phòng phiếu trong nước mắt vì tôi không thích ông Trump chút nào. Tôi rất buồn vì đã bỏ phiếu cho ông ta. Tư cách, cá tính và việc thiếu kinh nghiệm của ông làm tôi lo lắng. Tôi ước gì có một chọn lựa nào khác ngoài việc ném lá phiếu vào thùng rác. Tôi biết khi đi ra nước ngoài tôi sẽ bị người ta ghét cũng do ông Trump. Tuy nhiên ông ta chỉ là bốn năm đầu tư thôi. Tôi tin tưởng nguyên tắc đối trọng (checks and balances) của quốc gia chúng tôi sẽ giúp ngăn chận các phán đoán vụng về của ông ta và không làm thiệt hại đất nước quá nhiều. Hy vọng là ông Trump sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống hằng ngày của tôi”.
Với một tổng thống Mỹ không kinh nghiệm lãnh đạo chính quyền và đang cần phải học nhiều, chưa từng công khai bày tỏ cảm tình với lý tưởng dân chủ tại các nước độc tài như Việt Nam, nhiều người đang lo lắng những ngày tháng tới các phong trào dân chủ tại Việt Nam sẽ rất khó khăn nếu không muốn nói là sẽ bị chính giới Mỹ bỏ rơi. Những phong trào hay tổ chức đang chuẩn bị các đề án hoạt động trong không gian và khuôn khổ của TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement) chắc sẽ hủy bỏ vì Trump đã nói nhiều lần ông ta không đồng ý với TPP. Trung Cộng, ông tổ của chủ nghĩa cơ hội, sẽ tiếp tục bành trướng trên Biển Đông mà không bị cản trở mạnh nào. CSVN sẽ thẳng tay đàn áp các phong trào dân chủ nhưng sẽ không được quốc tế quan tâm can thiệp v.v. và v.v.. Những lo lắng đó đều chính đáng nhưng cũng chỉ là những điều lo lắng. Theo truyền thống, chính sách đối ngoại và nhân quyền của các chính phủ Mỹ dù Cộng hòa hay Dân chủchỉ thay đổi trong phương pháp áp dụng nhưngkhông thay đổi về nguyên tắc. Nước Mỹ không chỉ là cường quốc kinh tế mà còn là cường quốc dân chủ và các giá trị tự do nhân quyền luôn là kim chỉ nam cho các chính sách đối ngoại của Mỹ. Tổng thống Ronald Reagan cứng rắn hơn vị tổng thống tiền nhiệm Jimmy Carter chủ trương đàm phán nhưng cả hai đều theo đuổi lý tưởng bảo vệ nền dân chủ và quyền lợi của Mỹ. Bảo thủ không đồng nghĩa với tự cô lập để rồi tự diệt. Chính phủ Donald Trump sẽ phải áp dụng một chính sách cứng rắn, và có thể còn cứng rắn hơn cả George W. Bush và Barack Obama để bảo vệ quyền lợi của Mỹ trên Biển Đông. Một số phụ tá thân cận của Trump đã phê bình TT Obama không đủ cứng rắn đối với Trung Cộng. Các nhà phân tích cho rằng một cuộc chiến tranh mậu dịch có khả năng cao sẽ bùng nổ giữa Mỹ và Trung Cộng. Nếu điều đó xảy ra sẽ có lợi cho các nước nhỏ trong vùng vì Trung Cộng buộc phải thỏa hiệp để tập trung cứu vãn kinh tế và đương đầu với Mỹ. Không nên quá lo lắng những gì ngoài tầm tay vói.
Điều đáng lo lắng nhất là liệu những người Việt quan tâm đến tự do, dân chủ của đất nước có tầm nhìn, nhận thức và khả năng để vận dụng các chính sách của chính phủ Trump tại Á Châu nói chung và đối với Trung Cộng nói riêng có lợi cho cuộc đấu tranh dân chủ tại Việt Nam. Năm 1990, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế gieo hạt mầm dân chủ bằng "Lời Kêu Gọi của Cao Trào Nhân Bản" tại Sài Gòn. Khi công bố lá thư, bác sĩ Quế chắc không quan tâm tổng thống Mỹ là ai. Hai mươi sáu năm sau, qua bao nhiêu bão táp phong ba, hạt mầm đó chẳng những không chết mà đã thành cây ngày một xanh tươi và cao lớn. Hôm nay, Việt Nam có hàng trăm phong trào xã hội hoạt động rộng khắp. Ngọn đèn chính nghĩa mỗi ngày một sáng thêm và bóng tối độc tài một ngày thêm mờ nhạt. Con đường có thể còn dài nhưng mục tiêu dân chủ và nhân bản chưa bao giờ thấy rõ hơn hôm nay. Cuộc đấu tranh của dân tộc Miến Điện là một ví dụ. Trong cùng tuần lễ này vào năm ngoái, cuộc bầu cử quốc hội Miến Điện được tổ chức và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy) của bà Aung San Suu Kyi thắng lớn. Kết quả bầu cử tốt đẹp kia chính là những bông hoa được tưới bằng máu của nhiều thế hệ Miến đổ xuống trong suốt mấy mươi năm. Phần lớn trong thời gian đó, các anh hùng dân chủ Miến đấu tranh trong cô đơn, chết trong âm thầm không quốc tế nào để ý. Việt Nam cũng thế.
Dân chủ là một tiến trình chứ không phải là một sản phẩm được đóng thùng gởi từ nước Mỹ. George W. Bush, Barack Obama hay Donald Trump đều không thể mang dân chủ đến cho Việt Nam mà chỉ có người Việt Nam mới có thể tạo nên nền dân chủ cho dân tộc mình.Bức tường độc tài chuyên chính tại Việt Namkhông sụp đổ bằng những cái búa hy vọng sẽ mượn được của nước ngoàimà bằng những bàn tay nhỏ tiếp tục và kiên nhẫn xoi mòn chế độ.
Trần Trung Đạo
Những gì Tổng thống Trump muốn
cho Việt Nam
Soren Kirchner
Tôi đã ở Việt Nam trong 9 năm, đã từng làm việc, kết hôn với một người phụ nữ Việt Nam và đã mua một ngôi nhà... và tôi nghĩ tôi biết khá rõ những gì mọi người hy vọng và ước mơ. Tôi đã có tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp, VCCI, Cộng đồng PEC/PTI của/chủ sở hữu kinh doanh nhỏ và vừa (SME), và hàng ngàn sinh viên MBA từ tất cả các tầng lớp xã hội.
Tôi đã thu thập các ý kiến phản hồi của các bạn như tôi đã phát biểu nhiều lần tại các cuộc họp về hội nhập toàn cầu hóa. Cho đến ngày nay tôi luôn khẳng định rằng Việt Nam có tất cả yếu tố cần thiết để trở thành một cường quốc, làm ra sản phẩm chất lượng tốt, thương hiệu uy tín, xây dựng mang lưới khách hàng tiêu thụ ngay trong nước. Tóm lại tôi luôn luôn là một người ủng hộ sức mạnh dân tộc và chủ quyền quốc gia của bạn. Tôi đã bỏ nhiều thời gian để giảng dạy các bạn như một diễn giả, tác giả, huấn luyện viên rằng, các bạn không thể bán rẻ quyền lợi quốc gia cho ngoại bang để đổi lấy thương mại và những thuận lợi để làm ra sản phẩm tốt. Tôi thấy rằng, nhiều bạn đang bối rối và một số khó chịu về chiến thắng bất ngờ gần đây của tổng thống Trump. Và tôi có thể hiểu được lý do tại sao bạn đã rất ngạc nhiên. Tôi dự đoán chiến thắng bất ngờ này trên VOV và trên chương trình Quốc Khánh, vì tôi không bị ảnh hưởng thông tin sai lệch của các tập đoàn truyền thông ngoại bang.
Donald J. Trump muốn gì cho Việt Nam? Vâng, tôi sẽ nói với bạn bây giờ:
1) Donald J Trump muốn bạn có một quốc gia hùng mạnh, biên giới mạnh mẽ để cho người dân có quyền tự quyết số phận chứ không phải các tập đoàn ngoại bang. Ông không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của bạn. Hãy tự lo cho bản thân bạn.
2) Donald J. Trump muốn bạn làm ra sản phẩm có chất lượng và sử dụng chúng hiệu quả nhất. Ông ấy là một nhà kinh doanh ! Nên ông ấy muốn bạn hãy làm ra sản phẩm tốt và bán ra nước ngoài trong đó có cả Mỹ, được không ạ?
3) Donald J Trump muốn bạn biết rằng các hiệp định thương mại song phương hiện có là quá đủ để bạn có thể làm ăn với Mỹ. Hãy tin tôi đi, bạn không cần phải bán nước cho ngoại bang, đổi lấy các yếu tố cần thiết để bắt tay kinh doanh với Mỹ.
4) Donald J. Trump muốn bạn đến tham quan và nhập cư vào Mỹ !! Không có gì đã thay đổi, miễn là bạn làm điều đó một cách hợp pháp. Ví dụ, bạn lên kế hoạch sang Mỹ qua ngả Canada hay Mexico, bạn chắc chắn sẽ gặp khó. Nếu bạn làm theo đúng trình tự luật pháp, tổng thống Trump sẽ chào đón bạn ! Vì vậy hãy bớt căng thẳng và thư giãn...
5) Donald J. Trump không quan tâm đến việc can thiệp vào vấn đề đối ngoại và đối nội của bạn. Điều này có nghĩa bạn có quyền tự quyết về độc lập, tự do, hy vọng và hạnh phúc.
6) Donald J Trump sẽ giải quyết ổn thỏa với Putin và chúng ta không phải lo một cuộc chiến hạt nhân với Nga về vấn đề Syria. Điều này sẽ giết chết hàng tỉ người, ảnh hưởng môi trường và tương lai xấu cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Kết Luận: Tổng thống Trump sẽ mang lại lợi bất ngờ cho Việt Nam.
Đây là cơ hội để bạn làm việc chăm chỉ, làm sản phẩm chất lượng và xây dựng đất nước của bạn đi lên, thay vì ngày đêm tính kế hại dân, bán nước cho ngoại bang và bè lũ thông đồng.
Soren Kirchner, sinh năm 1963, học đại học, nghiên cứu sinh và bảo vệ thành công học vị tiến sỹ tại Florida State University, Pacific Western University (Mỹ). Vừa giảng dạy tại khoa sau đại học Quốc gia Hà nội (HSB), Soren vừa đảm nhận vị trí giám đốc phụ trách quan hệ với nước ngoài tại IDJ Financial. Khâm phục hiểu biết và kiến thức sâu rộng của ông, Tổng giám đốc IDJ Financial Trần Trọng Hiếu quyết mời bằng được ông về làm quân sư. "Quan hệ giữa chúng tôi không phải là người làm thuê với ông chủ mà là cộng tác. Thu nhập của ông được tính bằng cổ phiếu và gộp cả năm", ông Hiếu cho biết.
Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ
Nguyễn Tài Ngọc
Tôi không muốn viết về chính trị vì nhiều lý do. Thứ nhất, có cả nghìn báo chí và trang web viết về chính trị, tôi viết thêm chỉ là thừa. Thứ hai, tôi có lập trường bảo thủ, đến tuổi này thì phe khuynh tả không thể nào thay đổi ý kiến của tôi được, nếu viết thì không công bằng cho những người bên kia chiến tuyến không có diễn đàn phản bác. Thứ ba, chuyện chính trị tuy nhàm chán nhưng rất nhiều lúc là nguyên nhân người ta "đả thương nhân thương trí mạng*", thành thử ra thôi, em đi về đi, đau thương này tôi xin dành mang. (*khi còn trẻ tôi nhớ đọc câu này trong tin tức của báo Chính Luận khi người ta ẩu đả nhau, gây thương tích. Câu đọc nghe rất lạ nên tôi nhớ vanh vách cho đến bây giờ. Giống như khi tôi 15 tuổi là Nhân Dân Tự Vệ họ chỉ về súng, họ nói đường nhắm là "từ lỗ chiếu môn đến đỉnh đầu ruồi" . Hai chữ lạ hoắc không bao giờ nghe lại lần thứ hai trong đời nên nó dính vào đầu tôi mãi mãi).
Nhưng cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ hôm Thứ Ba chấn động chẳng những Hoa Kỳ mà cả thế giới vì kết quả ngựa về ngược. Donald Trump của Đảng Cộng Hòa, một người phát ngôn bừa bãi, trí thức nông cạn về chính trị, chửi bới mọi người đôi lúc thật đê tiện, lại thắng cử. Người trong nước không theo dõi chính trị, người ở các quốc gia khác sẽ kinh hoàng thắc mắc không hiểu vì sao dân chúng bầu Trump. Vì thế, tôi muốn góp ý kiến ba xu cho lý do tại sao.
Một tuần trước đây tôi đã bầu khiếm diện. Ở nước Mỹ nếu không muốn đi ra phòng phiếu, một công dân có thể yêu cầu được bầu khiếm diện: trước hai tuần tiểu bang sẽ gửi phiếu bầu đến cho mình. Sau khi bầu xong mình bỏ phiếu vào phong thư đã kèm sẵn, dán tem gửi đi. Rất tiện lợi, rất được việc nhà nước, mình không tốn một ca-lô-ri lái xe đến phòng phiếu vì đôi lúc còn phải xếp hàng để bầu nữa chứ!
Từ lúc trở thành công dân Mỹ đến giờ, khi bầu cử Tổng Thống, lúc nào tôi cũng bầu cho ứng cử viên Đảng Cộng Hòa. Tôi không bao giờ nghĩ trong đời sống của tôi là một công dân Hoa Kỳ lại không bầu cho người thuộc về Đảng của mình, thế nhưng đây là lần đầu tiên tôi bỏ trống không bầu cho ai làm Tổng Thống, Hillary Clinton của Đảng Dân Chủ (Democrat Party) hay Donald Trump của Đảng Cộng Hòa (Republican Party).
Rất nhiều người quan trọng thuộc Đảng Cộng Hòa cũng quyết định không bầu cho Trump: Hai bố con Tổng Thống Bush, Ứng cử viên Tổng Thống năm 2012 của Đảng Cộng Hòa Mitt Romney,và vô số các chính khách có tên tuổi khác.
Lý do tôi và họ không bầu cho Trump rất dễ hiểu: đây là một cá nhân trình độ đạo đức vô cùng thấp kém, công khai dùng từ ngữ xấu xa thóa mạ gọi người khác. Donald Trump là người tự cao tự đại, kiêu căng hống hách, xem trời bằng vung, không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nhỏ bé nào để tâng bốc mình, gia đình mình. Trong ba tuần nữa, Trump phải ra hầu tòa vì những người đã trả tiền đi học Trump University do ông sáng lập - có người trả đến $35,000 dollars -, kiện Trump về tội lường gạt: lớp học và giảng sư không đúng như quảng cáo.
Trump là người nổi nóng không cần lý do phải trái, đê tiện, hèn hạ, chửi bới rất nhiều tầng lớp mọi người, hăm dọa và thù vặt người khác khi họ phê bình mình. Trump xem phụ nữ là một vật dâm dật (đây là lời Trump nói chuyện với một người đàn ông khác, bị ghi âm khi ông ta thấy nữ tài tử Arianne Zucker: I"m automatically attracted to beautiful (women)....You can do anything...grab them by the pussy... - Tôi mê hoặc đàn bà đẹp...Anh có thể làm bất cứ gì...nắm âm hộ của họ..).
ảnh trích từ video khi Trump gặp nữ tài tử Arianne Zucker
Trump là ứng cử viên Tổng Thống duy nhất từ chối không công bố giấy tờ khai thuế lợi tức với chính phủ. Trump thường xuyên khoe khoang là cho tiền các hội từ thiện, nhưng khi báo Washington Post điều tra, họ không thấy chứng cớ đó. Đây là tựa đề của tờ Washington Post bản tin điều tra lời tuyên bố cho tiền từ thiện của Trump: "Trump hứa cho cả triệu bạc cho cơ quan từ thiện. Chúng tôi chỉ tìm thấy $10,000 dollars trong vòng bẩy năm" .
Mấy tháng trước đây, một cuộc thăm dò ý kiến hỏi dân chúng dùng một tĩnh từ diễn tả bà Clinton. Chữ người ta dùng nhiều nhất là "Láo". Ấy thế mà mạng lưới Politifact còn cho là Trump nói láo nhiều hơn. Politifact quyết định những lời tuyên bố của Trump đoạt giải "Nói láo (nhiều nhất) năm 2015", hơn cả Hillary Clinton. Họ phân tích lời phát biểu của Trump xem có thật hay sai, và công bố kết quả:
Số câu nói Tỷ lệ
1. Hoàn toàn đúng sự thật 14 4%
2. Hầu như đúng sự thật 37 11%
3. Nửa là sự thật 49 15%
4. Hầu như là láo 63 19%
5. Láo hoàn toàn 111 34%
6. Láo quá sức tưởng tượng 57 17%
(nguồn: http://www.politifact.com/personalities/donald-trump/)
Vào tháng 7, 2015, những cuộc thăm dò ý kiến cho thấy số người sẽ bầu cho Clinton nhiều hơn Trump là một con số vĩ đại 19.6%. Vào tháng 4, 2016, con số đó xuống còn 10.5%. Một ngày trước khi bầu cử, con số đó xuống thấp nữa, chỉ còn hơn 3.2%, nhưng người ta vẫn chọn Clinton hơn Trump.
Vào tuần lễ cuối cùng trước ngày bầu cử, trong 12 cuộc thăm dò dân ý, chỉ có thống kê của mỗi một báo L.A. Times cho thấy người ta chọn Trump nhiều hơn Clinton 3%, còn 11 thăm dò kia đều cho thấy mọi người sẽ chọn Clinton.
Thế nhưng kết quả sau ngày bầu cử Thứ Ba 8-Nov-2016 là ngựa về ngược. Trump thắng với 290 phiếu cử tri đoàn (electoral votes), Clinton thua với 232 electoral votes. 16 eletoral votes của tiểu bang Michigan vẫn chưa có kết quả ngã ngũ. Tổng số phiếu popular votes thì Clinton có nhiều hơn 288,585 phiếu: Clinton có 60,082,121 (47.7%) so với Trump là 59,793,536 (47.5%) , tính đến 6 giờ sáng Thứ Năm 10-Nov.
Đây chỉ là lần thứ năm trong lịch sử Hoa Kỳ mà một ứng cử viên thắng ghế Tổng Thống (thắng ít nhất 270 của tổng số 538 electoral votes), dù rằng thua tổng số phiếu dân bầu -popular votes (Trump thua 288,585 phiếu). Bốn lần trước là George Bush Con vào năm 2000, Benjamin Harrison năm 1888, Rutherford B. Hayes năm 1876, và John Quincy Adams vào năm 1824. Hệ thống bầu cử oái ăm của Mỹ bảo đảm làm cho Clinton, cũng như Gore vào năm 2000, tức trào máu họng vì số phiếu dân bầu mình nhiều hơn mà lại thua (người Nam là dân hiền từ nhưng có chữ này nghe ghê gớm thật).
Đinh ninh là nắm chắc phần thắng trong tay, hơn một tuần trước khi bầu cử, Clinton và Đảng Dân Chủ quá tự tin đã xin giấy phép thành phố New York bắn pháo bông ăn mừng hai phút trên sông Hudson vào 9:30 PM tối ngày Thứ Ba bầu cử. Sau pháo bông, Clinton sẽ xuất hiện tuyên bố đắc thắng. Nhưng thay vì thắng, Clinton thua trước một đối thủ nhắc đến tên ai cũng ghét vì hầu như tầng lớp người nào cũng bị ông ta xúc phạm, và là người đắc cử đầu tiên trong lịch sử tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ không là một cựu quân nhân hay đã từng giữ chức vụ chính trị.
Tại sao Hillary Clinton thua? Ngoài lý do dân chán ngấy với các chính trị gia hiện hữu hứa chẳng bao giờ làm, Clinton thua là vì...chính bà ta. Trong 40 năm sống ở Hoa Kỳ, tôi chưa thấy một ai của Đảng Dân Chủ như bà Hillary Clinton bị người ta, nhất là khối cực kỳ bảo thủ, ghét cay đắng. Richard Nixon của Đảng Cộng Hòa bị Đảng Dân Chủ làm áp lực phải từ chức, nhưng tôi nghĩ Nixon chưa bị ghét nhiều như Clinton. Dân Mỹ phán đoán Clinton là người không thành thật, nói láo kinh niên, người hai mặt, lạm dụng chức vụ, kiếm tiền bằng mọi cách.
Cả hai vợ chồng Bill lẫn Hillary Clinton xem thường đạo đức, một điều mà tín đồ Tin Lành kỳ cựu của nước Mỹ không chấp nhận. Khi Bill Clinton làm Thống Đốc Arkansas, việc trốn vợ đi với gái là chuyện mà những người cận vệ và những cô gái tằng tịu với Clinton tiết lộ với báo chí. Juanita Broaddrick nói Bill Clinton hiếp bà ta. Kathleen Willey nói Bill Clinton sờ bà ta trái phép. Paula Jones thưa Bill Clinton ra tòa về tội quấy nhiễu tình dục, cởi quần áo cho bà ta xem. Trước khi hai bên ra tòa xét xử, Bill Clinton trả Jones $850,000 dollars để Jones rút đơn thưa, được bãi nại.
Paula Jones và Bill Clinton, ảnh AP
Sau này khi làm Tổng Thống, ông ta tằng tịu với cô Monica Lewinsky, suýt tí nữa thì bị Quốc Hội truất phế vì khai láo. Trải qua giai đoạn buồn rầu chồng mình quấy nhiễu tình dục với phụ nữ, thay vì lên án chồng, Hillary bênh vực Bill, tấn công, mắng nhiếc những phụ nữ này và cho rằng tất cả là âm mưu ghê gớm của phe hữu tạo ra để gài bẫy chồng bà ta, nhất là trong trường hợp của Monica Lewinsky. Bây giờ ứng cử Tổng Thống thì Hillary tuyên bố vì cũng là phụ nữ nên sẽ bảo vệ và tranh đấu quyền lợi cho đàn bà!
Monica Lewinsky và Bill Clinton
Vào năm 1992 khi Clinton ra tranh cử Tổng Thống, báo chí khui ra hơn mười năm trước vợ chồng Clinton và nhiều người khác đầu tư và mất tiền vào một cơ sở đất đai gọi là Whitewater. Có nhiều bất chánh bí ẩn, vợ chồng Bill Clinton bị nêu tên trong đơn thưa kiện, một vài nhân vật đầu tư với Clinton bị giam tù như James McDougal về tội gian lận. McDougal chết trong tù.
James McDougal bên trái
Một nhân vật nữa liên hệ với Whitewater, Vince Foster, Phó Luật sư cố vấn cho tòa Bạch Cung năm 1993, tự tử ở một công viên Washington, D.C. , không nêu rõ lý do tại sao ông ta tự tử.
Vince Foster bên trái
Vào năm 2001 sau khi mãn nhiệm kỳ, Bill Clinton thiết lập Bill Clinton Foundation. Mục đích là phối hợp quốc gia, doanh thương, giải quyết vấn đề nghèo của xã hội. Foundation này nhận tiền hiến tặng từ nhiều quốc gia, cơ sở, tập đoàn, thế giới. Hãng thông tấn AP khui ra là hơn nửa thời gian khi là Ngoại Trưởng, Hillary gặp những người không liên quan gì đến chính phủ và những người này đều nằm trong danh sách cho tiền cho Clinton Foundation. Quyển sách "Clinton Cash" đã khui ra bao nhiêu là thí dụ khi một quốc gia, doanh nghiệp, tập đoàn cho tiền Clinton Foundation thì được hưởng nhiều lợi lộc từ Bộ Ngoại Giao mà Hillary là Ngoại Trưởng.
Năm 2001, khi Clinton mãn nhiệm kỳ, Hillary tuyên bố trong một buổi phỏng vấn là “We came out of the White House not only dead broke, but in debt - Chúng tôi rời tòa Bạch Cung không những cạn sạch tiền, mà còn mắc nợ". Thế mà từ năm 2001 đến năm 2015, hai vợ chồng lãnh vào 157 triệu dollars, chỉ từ tiền thù lao đọc diễn văn! Vì phải cho tiền mới được ân sủng từ Bộ Ngoại Giao, báo chí Mỹ dùng câu "pay to play" để ám chỉ những người nào muốn có liên hệ làm ăn gì thì phải trả tiền cho Clinton. Hãng thông tấn AP khui ra từ năm 2013 đến 2015, 82 doanh thương, tập đoàn, trả tiền lệ phí thù lao mướn Hillary đọc diễn văn. 82 doanh thương, tập đoàn này đều có xin xỏ gì với chính quyền Hoa Kỳ.
Nhờ email ăn cắp WikiLeaks tung ra mà bây giờ người ta mới biết là FBI đang điều tra Clinton Foundation về việc "pay for play - cho tiền thì mới được tham dự" giữa Bộ Ngoại Giao khi Hillary làm Bộ Trưởng, và Clinton Foundation.
Khi tranh cử, Hillary tuyên bố là sẽ làm việc cho người nghèo, chống các doanh nghiệp, Wall Street là những ổ tham tiền. Thế nhưng emails WikiLeaks ăn cắp tung ra cho thấy Clinton đòi hỏi tiền thù lao rất cao, lên đến triệu, khi đọc diễn văn ở những nơi này. Email cũng cho thấy chính Clinton nói là bà cần có hai mặt khi nói đến cơ sở Wall Street, bề trong và bề ngoài.
Số tiền quyên Clinton Foundation thu vào cho đến nay theo tờ Daily Mail là một con số khổng lồ: hai tỷ Euro. Đây là tiền theo nguyên tắc chỉ dùng cho việc thiện nguyện, thế mà WikiLeaks tung ra email ăn cắp cho thấy là Hillary đã cho phép con gái bà ta Chelsea Clinton "mượn" tiền của Clinton Foundation làm đám cưới vào năm 2010. Người ta phỏng đoán phí tổn đám cưới là ba triệu dollars.
Đám cưới con gái Clinton, Chelsea. Ảnh của Barbara Kinney Photography
Khi tranh cử Tổng Thống vào năm 2008, để chứng tỏ mình có kinh nghiệm đối ngoại, Hillary kể lại câu chuyện khi mình đáp xuống phi trường Bosnia thì bị đạn bắn tỉa: "Tôi nhớ khi phi cơ đáp xuống thì bị bắn tỉa. Đáng lẽ là có một buổi đón tiếp, thế nhưng chúng tôi phải cúi đầu chạy vào xe hơi để được chở vào căn cứ (I remember landing under sniper fire. There was supposed to be some kind of a greeting ceremony at the airport, but instead we just ran with our heads down to get into the vehicles to get to our base.”)
Sau này có một phóng viên đi cùng chuyến bay với Clinton chiếu đoạn phim hôm Clinton đáp xuống ngày hôm đó: hai mẹ con dắt tay nhau bước xuống máy bay, đầu ngửng bình thường vì không có đạn bắn. Một cô bé Bosnia trao tặng vòng hoa cho Clinton. Khi cho xem video này, Clinton nói là trí nhớ mình nhầm!
Nếu phải đoán một lý do chính yếu làm Hillary thua cử, tôi nghĩ là vì chuyện email. Chuyện email này nhàm chán và dài hơn thời gian nấu bánh chưng:
Vào ngày 27-Oct-2016, mười ngày trước khi bầu cử, hầu hết những cuộc thăm dò dân ý cho thấy dân đều chọn Clinton. Có thống kê cho thấy người ta chọn Clinton hơn Trump đến 7%. Thế nhưng ngày hôm sau trong một bức thư gửi Quốc Hội, Giám Đốc FBI nói là khi khảo sát một computer thuộc về Anthony Weiner thì họ khám phá ra có 650,000 email của Clinton khi bà ta còn làm cho Bộ Ngoại Giao. Vì thế, buộc lòng FBI phải điều tra những email này. Tất cả các cơ quan thông tin truyền hình xôn xao bàn tán không biết trong những email này có tin tức gì kết án bà Hillary hay không. Cơ quan tranh cử của bà Clinton lo lắng đến nỗi hủy bỏ việc bắn pháo bông vào tối ngày bầu cử vì họ không biết chuyện nghiêm trọng này ảnh hưởng thế nào đến phiếu bầu cử.
Anthony Weiner là chồng của Huma Abedin, một phụ tá tay phải đắc lực của bà Clinton. FBI tịch thu computer của Weiner để điều tra việc Weiner gửi hình khêu gợi đến một cô gái dưới vị thành niên, nhưng không ngờ rằng trong đó có email của Clinton.
Khi Clinton lên nhận chức Ngoại Trưởng vào năm 2009, bà ta được thông báo là phải dùng hệ thống email của chính phủ, và tất cả email liên hệ đến việc làm là của quốc gia, cần được bảo trì. Thế nhưng vì không muốn cho ai đọc được email của mình, Clinton không nghe theo lời hướng dẫn mà tạo ra server riêng, dùng email riêng.
Năm 2013, Clinton mãn nhiệm. Tháng 3 năm 2013, một hacker xâm nhập vào computer của một người bạn của Clinton, Sidney Blumenthal, khám phá email @clintonemail.com của Clinton liên lạc với ông này.
28-Oct-2014: Vì bị tổ chửc Judicial Watch yêu cầu, Bộ Ngoại Giao yêu cầu Clinton cung ứng tất cả email bà ta đã dùng. Clinton không đưa.
18-Nov-2014: Ủy Ban Quốc Hội Điều Tra vụ khủng bố tấn công Benghazi (một thành phố ở Libya) vào Sep-2012 giết chết bốn người kể cả Đại sứ Mỹ, yêu cầu Clinton cung cấp tất cả email (lý do điều tra vì Đại Sứ nằm dưới quyền Bộ Ngoại Giao, và Đại Sứ Mỹ ở Libya viết email xin Clinton gửi quân bảo vệ nhưng không được tiếp ứng nên bốn người bị quân khủng bố giết).
5-Dec-2014: Sau khi dằng co, trì hoãn, không đồng ý, Clinton cung cấp cho Bộ Ngoại Giao 30,490 emails. Còn 31,830 emails khác Clinton không giao, xóa hết, nói là Luật sư cố vấn bà ta đó là email cá nhân, không cần phải giao. Cho đến nay không ai biết số 31,830 emails bị xóa đó là gì. Nó làm cho mọi người nghi ngờ là Clinton có gì phạm pháp nên xóa bỏ trước khi giao lại cho Bộ Ngoại Giao, và sau này, FBI.
3-March-2015: Lần đầu tiên, báo New York Times khui ra những email đó là từ một server riêng của Clinton, không phải của chính phủ. Khi biết được tin này Ủy Ban Quốc Hội Điều Tra Benghazi ra lệnh cho Clinton phải đưa lại tất cả email. Clinton tiếp tục trì hoãn.
9-March-2015: Tổng Thống Obama nói đây là lần đầu tiên Obama biết Clinton dùng server cá nhân, không dùng của chính phủ.
7-July-2015: lần đầu tiên Hillary đề cập đến việc email, nói là tất cả những gì bà ta làm là cho phép, không có luật lệ gì cả, không có phép tắc quy định. Đây là một điều nói láo vì chính Clinton ký tên nhìn nhận trách nhiệm không được gửi email tối mật, cho dù có đóng dấu tối mật hay không (là Ngoại Trưởng thì Clinton phải biết email nào tối mật, nếu không đóng dấu).
24-July-2015: Sau khi khám phá ra bốn email tối mật Clinton gửi, FBI bắt đầu điều tra.
19-Aug-2015: nhờ báo chí khui ra mà mọi người biết iPad, phone Clinton dùng không có hệ thống phòng ngừa chống bị xâm nhập (Clinton lặng im không công bố information gì về server cá nhân mình đặt ra).
9-Sep-2015: sau bao nhiêu lần không chấp nhận là mình làm sai, Clinton cuối cùng xin lỗi mình đã dùng server cá nhân riêng để gửi email.
11-Nov-2015: FBI mở cuộc điều tra toàn diện về việc Clinton không dùng email của chính phủ cung cấp mà lại dùng server riêng.
July 2016 : FBI gửi kết luận của cuộc điều tra đến Bộ Tư Pháp. Mặc dù là có bằng chứng Clinton phạm luật , FBI nghĩ không đủ để kết án.
Nếu Giám Đốc FBI, hay Tổng Chưởng Lý (Attorney General) của Bộ Tư Pháp là người Đảng Cộng Hòa, có thể họ đã truy tố Clinton vì lý do chính trị, hai đảng ghét nhau. Do đó, Clinton thở phào nhẹ nhõm không bị truy tố, nhà báo, TV không hỏi Clinton về việc email nữa mà chỉ chú trọng đến việc tranh cử.
Thế nhưng bẩy tháng sau, chỉ còn mười ngày đến ngày bầu cử, FBI điều tra laptop của một người tên là Anthony Weiner về tội quấy nhiễu tình dục với gái tuổi dưới vị thành niên thì họ phát hiện thêm nhiều email của Clinton. FBI tuyên bố sẽ tiếp tục điều tra email này của Clinton.
Vợ chồng Huma Abedin và Anthony Weiner
Sở dĩ laptop của Weiner có email của Clinton là vì vợ của Weiner là Huma Abedin, một phụ tá đắc lực tín cậy của Clinton. FBI tịch thu computer của Weiner để điều tra việc ông ta gửi hình khêu gợi đến một cô gái dưới vị thành niên, không ngờ lại lòi ra thêm email của Clinton.
Huma Abedin là một nhân vật làm phe hữu rất dè dặt với Clinton.
Huma Abedin
Huma từng tuyên bố cô ta rất hãnh diện là người Muslim. Mẹ cô ta, Saleha Abelin, giữ một chức vụ cố vấn trong tổ chức Da"wa and Relief. Tổ chức này Chủ Tịch là Sheikh Yusuf al-Qaradawi, lãnh đạo của Muslim Brotherhood, một tổ chức mà Ai-Cập, Bahrain, Nga, Syria, Saudi Arabia và United Arab Emirates phân loại là khủng bố.
Nhờ Hội Judicial Watch thưa, đòi Bộ Ngoại Giao phải cung cấp giấy tờ mà vào tháng 9 năm ngoái 2015, khi giấy tờ được tiết lộ cho công chúng, người ta khám phá là Hillary Clinton cho phép Huma Abedin vừa làm cho Bộ Ngoại Giao phụ tá Clinton, vừa làm việc riêng cho một hãng ở New York có liên hệ mật thiết với Clinton Foundation (trả tiền Bill Clinton làm cố vấn).
Judicial Watch cũng khui ra vì Bộ Ngoại Giao ở Wahington DC mà khi đi làm việc cho hãng tư Teneo Group ở tận New York, Huma Abedin đã bắt chính phủ trả tiền di chuyển giữa Wahington DC và New York! Tiền lương của Abedin ở Bộ Ngoại giao ($135,000) và tiền lương ở Teneo Group ($355,000) cộng lại là $490,000 dollars, hơn cả lương Tổng Thống Obama là $400,000 dollars một năm!
Trong thời kỳ sơ tuyển tranh cử Tổng Thống, bên Cộng Hòa có đến 17 ứng cử viên, trong khi Đảng Dân Chủ chỉ có hai người, Clinton và Bernie Sanders. Sanders là một Thượng Nghị Sĩ từ tiểu bang Vermont, không ai biết đến. Nhờ WikiLeaks ăn cắp công bố email mà người ta mới biết là Chủ Tịch Đảng Dân Chủ, Wasserman Schultz, thông đồng với Cơ quan tranh cử của Clinton giới hạn số lượng tranh luận giữa hai ứng cử viên để cho dân không biết Sanders. Khi tin này tiết lộ, Schultz phải từ chức Chủ Tịch.
Wasserman Schultz
Người thay thế Schultz chức Chủ Tịch Đảng Dân Chủ là Donna Brazile. Brazile làm cho CNN. Khi CNN tổ chức tranh luận Tổng Thống giữa Clinton và Sanders, Brazile ăn cắp câu hỏi gửi cho Clinton biết trước để chuẩn bị câu trả lời. Sau khi tin này tiết lộ, CNN sa thải Brazile.
Hillary Clinton thua cử vì dân chúng không tín nhiệm, nghĩ rằng Hillary là một chính trị gia kinh niên, không thành thật. Donald Trump thắng cử vì dân chúng quá phẫn uất với các nhà chính trị hứa cuội chẳng bao giờ làm. Mặc dù Trump là người điên rồ, họ chọn Trump với hy vọng là Trump sẽ lèo lái con thuyền quốc gia trong cương vị một doanh nhân, không phải trong cương vị của chính trị gia.
Tôi chán cả hai đến tận cổ nên ai thắng ai thua tôi cũng không màng, không đau khổ cũng không vui mừng. Thế nhưng mặc dù Donald Trump là một cá nhân hèn hạ, đê tiện, nhưng khi tranh cử, Trump nếu ra vài vấn đề Hoa Kỳ cần đối đầu mà xưa đến nay không chính trị gia nào dám đụng đến, tôi hoàn toàn đồng ý:
1. Xây tường ở biên giới với Mexico:
Theo thống kê 2014, 11.1 triệu cư dân bất hợp pháp sống ở Hoa Kỳ, 52% là người Mễ.
Hàng năm, trung bình có 400,000 cư dân bất hợp pháp bị bắt, trục xuất khỏi nước Mỹ. Năm 2013 có 438,000 người bị trục xuất. Trong số này, 198,000 người là can phạm gây tội ác.
Phần lớn illegal aliens vào Mỹ từ Mexico vì không có tường ngăn cản, do đó việc xây tường là một việc phải làm. Nước Mỹ có lẽ là nước duy nhất trên thế giới ai sinh ở Mỹ tự khắc trở thành công dân Mỹ, và cho dù là bất hợp pháp, cũng được hưởng đủ thứ tài trợ, được lái xe, được đi làm chính thức (nói về nông nghiệp), do đó mọi người đổ xô đến Mỹ. Một phụ nữ vào Mỹ bất hợp pháp sinh con thì chính phủ phải nuôi, cung cấp nhà cửa cho đến khi đứa con lên 18 tuổi (chưa kể nó tự khắc trở thành công dân Mỹ).
Những người illegal aliens vượt biên giới từ Mexico sang Mỹ chẳng những phạm luật pháp mà còn gây gánh nặng quốc gia, mang trộm cắp vào xã hội, ảnh hưởng đến số người muốn xin vào Mỹ theo phương pháp chính thức. Tiền thuế tôi trả dùng để tài trợ nhóm người illegal aliens này nên tôi không đồng ý, cần phải xây tường để ngăn chận làn sóng người vào Hoa Kỳ bất hợp pháp.
2. Japan, Korea, NATO cần đóng góp tài chính vào việc bảo vệ quân sự:
-Japan, Korea : Sau Đệ Nhị Thế Chiến, Mỹ hứa sẽ bảo vệ Japan 100% với điều kiện là Japan không được chế tạo vũ khí quân sự, trang bị quân đội hùng hồn...Vì thế cho đến nay, Mỹ trả tiền quân sự bảo vệ Japan. Mỹ cũng đóng quân thường trực ở Hàn Quốc để phòng bị chống Triều Tiên, với chi phí Mỹ trả.
Japan và Korea bây giờ cần bỏ tiền túi ra để bảo vệ quân sự cho chính quốc gia mình.
- NATO : NATO viết tắt của chữ North Atlantic Treaty Organization, Tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương. Thành lập năm 1949, NATO liên hiệp để bảo vệ Âu Châu chống Nga xâm lăng. NATO có 28 quốc gia, tất cả ở Âu Châu, ngoại trừ Canada và Hoa Kỳ.
Ngân sách của NATO vào năm 2015 là $900 triệu dollars. Trong số này, một mình Hoa Kỳ trả $649 triệu dollars. Có nghĩa là Mỹ trả 72.2% ngân sách của NATO!
Việc bảo vệ Âu Châu là ưu tiên số Một của Âu Châu, tại sao Âu Châu không đóng góp đa số tiền vào ngân quỹ, mà để Mỹ đóng 72%? Quá vô lý. Trump chỉ đe dọa không bảo vệ quốc gia NATO nào nếu quốc gia đó không đóng tiền vào quỹ NATO. Điều này không có gì sai.
Ngân sách Hoa Kỳ vào năm 2016 thu là 3340 tỷ, chi là 3950 tỷ dollars. Trong số chi này, 597 tỷ dành cho quân sự, 15% của ngân sách. Các quốc gia Âu Châu, Japan, Korea, có nền kinh tế lợi hơn Mỹ vì không phải trích tiền dùng cho quân sự. Điều này không công bằng. Tôi là Tổng Thống cũng nêu ra điểm này, huống chi là Trump.
3. Chấm dứt việc làm ở Mỹ bị thất thoát vì hãng xưởng dọn từ Mỹ sang các nước công nhân và hàng hóa rẻ hơn như China, Việt Nam, Mexico...:
Trong ngân sách quốc gia năm 2016, tiền dự định thu là 3340 tỷ, chi là 3950 tỷ, với số thiếu hụt là 610 tỷ. Trong số 3340 tỷ ước lượng thu vào, 1645 tỷ là từ thuế lợi tức cá nhân, và 473 tỷ là thuế doanh nghiệp. Có nghĩ là 2/3 tiền thu cho ngân sách quốc gia từ thuế lợi tức tư nhân và doanh nghiệp.
Không cần là bác học gia, một người cũng thấy là việc dân chúng không bị thất nghiệp là tối quan trọng cho một quốc gia. Dân có đi làm thì mới có tiền đóng thuế lợi tức cho chính phủ. Ngoài lý do hãng xưởng bỏ Mỹ ra ngoại quốc vì nhân công rẻ, tạo ra tình trạng thất nghiệp, còn có một lý do quan trọng nữa là chính quyền đặt quá nhiều quy luật kềm kẹp doanh nghiệp. Việc Formosa của Đài Loan chạy sang Vũng Áng, Hà Tĩnh, Việt Nam là một thí dụ công ty tránh quy luật gay gắt của chính xứ sở họ. Nếu Formosa có hãng máy thép ở chính nước họ, Đài Loan, tôi dám cá mạng sống của ...vợ tôi là Formosa không dám thả chất thải bừa bãi như thế, vì họ sẽ bị phạt gay gắt, và có thể bị tù tội.
Chính sách của Đảng Dân Chủ là đặt ra nhiều luật lệ gò bó cho doanh nghiệp (có cả triệu luật lệ, tôi chỉ đưa ra vài thí dụ đơn giản như để bảo vệ môi trường, lương tối thiểu phải là bao nhiêu, hãng xưởng phải xây làm sao người tàn tật dùng được...) Tôi đồng ý là phải có luật lệ cho doanh nghiệp nhưng chỉ đến một mức nào thôi, không thể nào quá đáng. Hãng Ford đang định di chuyển xưởng ráp xe loại nhỏ sang Mexico. Trump đang nài nỉ Ford đừng di chuyển vì sẽ đổi luật tạo thuận lợi cho Ford ráp xe ở Mỹ.
Khi Bush Con xuống chức vào năm 2008, tiền nợ quốc gia của 43 đời Tổng Thống , trải qua 220 năm, là 10,024 tỷ dollars. Trong gần 8 năm của hai nhiệm kỳ Obama từ 2009 đến ngày hôm nay tôi viết bài này, Obama nâng số tiền nợ đó gần gấp đôi, bây giờ lên đến 19,815 tỷ dollars. Nếu tất cả gia đình trên nước Mỹ hùn tiền trả hết cái nợ này, thì mỗi gia đình phải trả $152,000 dollars! Phần đông mọi người nghĩ dưới thời Obama, kinh tế phồn thịnh. Họ không biết rằng Obama chỉ mượn tiền để trang trải nợ nần, mà món nợ national debt đó chính họ hay con cháu họ phải trả. Làm Tổng Thống một quốc gia mà khi thiếu tiền cứ vay mượn trả sau thì ai làm cũng được. Tổng Thống giỏi là tạo ra tiền, trả dứt nợ và dân vẫn có công ăn việc làm.
Nước Mỹ bây giờ không còn thịnh vượng giầu có như xưa, tiền nợ quốc gia ngày xưa rất ít, không khổng lồ như bây giờ: Vào Thế Chiến Thứ Hai dưới thời Tổng Thống Truman, tiền nợ quốc gia Mỹ chỉ là 260 tỷ dollars. Trong chiến tranh Việt Nam dưới thời Tổng Thống Nixon, tiền nợ quốc gia Mỹ chỉ là 350 tỷ dollars. Bắt đầu Bush con thì tiền nợ quốc gia tăng dữ dội: Trong chiến tranh Iraq dưới thời Tổng Thống Bush con, tiền nợ quốc gia Mỹ lên đến 7000 tỷ dollars.
Tôi đọc tin tức đăng tin nhiều lãnh tụ thế giới hay ý kiến của quốc tế lo ngại khi Trump lên nắm quyền là bầu trời sụp đổ: Mỹ sẽ cúp viện trợ, cắt giảm chương trình viện trợ....
Số tiền viện trợ đó, một phần là do tôi đóng góp. Chính quyền dùng tiền của tôi để lo vấn đề nội vụ và quốc tế. Và bây giờ tôi, tuy là không bầu cho Trump, nhưng giống như những người đã bầu cho Trump, đồng ý với Trump là enough is enough. Phải đặt ra tiêu chuẩn gắt gao khi Hoa Kỳ chi tiền.
Job đầu tiên tôi làm ở Mỹ là kiểm soát kích thước những bộ phận do engineer vẽ trên bản đồ trước khi cho máy tiện cắt, vì không muốn bộ phận cắt ra sai. Ông chủ hứa là sẽ huấn luyện cho tôi. Thế nhưng khi tôi vào đi làm tuần đầu tiên, ông ấy bận quá không có thì giờ chỉ nên tôi chỉ ngồi không. Tuần kế tiếp tôi ở nhà, gọi vào sở xin nghỉ việc. Ông chủ hỏi tại sao mới làm mà đã nghỉ? Tôi trả lời tôi đến sở một tuần không làm gì hết mà lại lãnh lương. Tôi không muốn nhận tiền ai miễn phí mà chẳng phải làm gì, do đó xin nghỉ. Ông ấy cười , nói với tôi là hãy trở lại đi làm vì ông ta đã tìm đúng người. Tôi trở lại làm, cùng một hãng trong 32 năm trời. Mình phải có liêm sỉ, không thể nào ngồi không mãi mãi ngửa tay xin tiền người khác.
Yes, tôi rất quan tâm đến vấn đề ăn nói hống hách, khinh rẻ mọi người, xem thường phụ nữ, cư xử đê tiện, hèn hạ trả đũa, của Donald Trump, thế nhưng xây tường biên giới Mexico, sáng tạo công ăn việc làm, bắt quốc gia khác đóng góp tài chính bảo vệ quân sự của chính nước họ thì tôi hoàn toàn đồng ý với Tân Tổng Thống Hoa Kỳ.
Sự khác biệt giữa Đảng Dân Chủ (Democratic Party)
và Đảng Cộng Hòa (Republican Party) ở Hoa Kỳ
Ở Mỹ cái gì họ cũng phân tích. Tỷ lệ phần trăm bao nhiêu ông chồng đứng tim chết khi vợ mua ví Hermès? Trước khi lấy nhau và sau khi lấy nhau thì mỗi ngày ông chồng bị vợ xài xể mấy lần? Bầu cử Tổng Thống cũng không là trường hợp ngoại lệ. Đây là thống kê các giống dân khác nhau bầu cho Clinton hay Trump:
Giống dân Tỷ lệ Tỷ lệ so với tổng số phiếu
- Người da đen bầu cho Clinton / Trump : 88% / 8% 12%
- Người gốc Latino bầu cho Clinton / Trump: 65% / 29% 11%
- Người Á Đông bầu cho Clinton / Trump* 65% / 30% 4%
- Da trắng bầu cho Clinton / Trump 37% / 58% 70%
* Trong thống kê của người Á Đông, điểm thú vị là khi được hỏi, tất cả dân Á Đông - Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Phi-Luật-Tân, Hàn Quốc, Lào, Cam Bốt - đều trả lời là không thích Trump -very unfavorably. Chỉ có dân Việt là số rất không thích Trump -very unfavorably (25%) và số rất thích Trump - very favorably (24%) ngang ngửa bằng nhau. Sự tương phản là vì trong số dân Á-Đông, dân Việt Nam theo đảng Cộng Hòa nhiều hơn tất cả các dân da vàng khác ở Mỹ.
Từ năm 1992 đến 2016, trong bẩy lần bầu cử Tổng Thống, chỉ có năm 2004 Bush (Republican) chống Kerry (Democrat) Bush được bầu nhiều phiếu popular votes hơn, còn sáu lần kia số phiếu popular votes bầu cho Đảng Dân Chủ lúc nào cũng hơn:
Năm Dân Chủ/CH Tổng số phiếu Phiếu Popular Tỷ lệ Phiếu Elector
1992 Clinton/Bush 104,4 triệu 44,9 triệu/39,1 triệu 43%/37.5% 370/168
1996 Clinton/Dole 96 triệu 47.4 triệu/39.2 triệu 49.2%/39.2% 379/159
2000 Gore/Bush 105.4 triệu 51 triệu /50.4 triệu 48.4%/47.9% 266/271
2004 Kerry/Bush 122.3 triệu 59 triệu /62 triệu 48.3%/50.7% 251/286
2008 Obama/McCain 131.3 triệu 69.5 triệu/59.9 triệu 52.9%/45.7% 365/173
2012 Obama/Romney 129.1triệu 65.9 triệu/60.9 triệu 51.1%/47.2% 332/206
2016 Clinton/Trump 125.7 triệu 63.1 triệu/62.5 triệu 50.2%/49.8% 232/306*
(phiếu đếm của Michigan chỉ có 96%, chưa hoàn tất. Tạm thời kể cho Trump thắng)
Hỏi một người lý do nào họ theo Đảng Dân Chủ thì thông thường câu trả lời chỉ vỏn vẹn vài lý do: Đảng Dân Chủ bảo vệ môi trường, giúp đỡ người nghèo, cho phép phá thai.
Câu trả lời này mơ hồ như câu trả lời của một người theo Phật Giáo hay Thiên Chúa Giáo lý do tại sao họ tin vào tôn giáo của họ. Đại đa số tín đồ không một ai đọc kinh Phật hay Kinh Thánh để tìm hiểu triết lý của đạo mình tin.
Tôi đã viết về đề tài khác biệt giữa Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa một lần, nhưng vì vừa mới bầu cử Tổng Thống, và muốn trình bày giản dị, dễ hiểu hơn lần trước, lần này tôi muốn viết thêm một lần nữa.
Ở Mỹ có hai đảng chính, một là Đảng Mấy Ông Chồng Đòi Quyền Sống, và hai là Đảng Mấy Bà Vợ Sinh Ra Trời Cho Đẹp (ai cũng có account trong Facebook). (Đây là câu nói đùa, xin đừng thắc mắc viết thư hỏi tôi).
Đây là triết lý khác biệt giữa hai đảng:
1. THUẾ:
Cả hai đảng đều nghĩ là phải giảm thuế. Đảng Dân Chủ muốn giảm thuế cho người nghèo và trung lưu, nhưng tăng thuế người giầu và doanh nghiệp. Đảng Cộng Hòa tin là phải giảm thuế đồng đều cho tất cả mọi tầng lớp, từ nghèo đến doanh nghiệp.
2. VẤN ĐỀ XÃ HỘI:
Đảng Cộng Hòa chỉ công nhận hôn nhân giữa hai người khác phái nam và nữ. Cộng Hòa chống phá thai, chấp nhận dân có quyền mang súng
Dân Chủ tin hôn nhân giới tính nào cũng được, cho phá thai, kiểm soát và giới hạn gắt gao quyền mua giữ súng ống.
3.LAO ĐỘNG và THƯƠNG MẠI:
Cộng Hòa chống tăng lương tối thiểu, nghĩ rằng lương tối thiểu sẽ làm cho giá món hàng rẻ, lợi cho tất cả mọi người. Doanh nghiệp lợi sẽ mướn thêm nhân công, lợi cho quốc gia.
Dân Chủ muốn tăng lương tối thiểu để dân có thêm tiền mua hàng hóa. Dân Chủ muốn giới hạn hiệp ước thương mại với ngoại quốc để bảo vệ việc làm của dân trong nước. Cộng Hòa muốn tự do thương mại với ngoại quốc để hàng hóa làm ở ngoại quốc rẻ hơn, người tiêu thụ lẫn doanh nghiệp trong nước được lợi.
4. Y TẾ:
Dân Chủ muốn chính phủ kiểm soát và quản lý hệ thống y tế để mọi người có bảo hiểm y tế. Cộng Hòa chống chính phủ quản lý chi tiết ngành y tế tự do, cho rằng kiểm soát sẽ làm cho nhà thương lên giá.
5. CHƯƠNG TRÌNH XÃ HỘI:
Dân Chủ muốn chính phủ quản lý các chương trình xã hội như welfare, food stamps, Medicaid, lợi bổng thất nghiệp.
Cộng Hòa đồng ý là những vấn đề này cần giải quyết, nhưng cắt giảm ngân sách và kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh gian lận. Cộng Hòa muốn giao vài chương trình cho tư nhân cai quản vì nghĩ rằng cơ quan chính phủ quản lý không hữu hiệu bằng tư nhân.
6. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI:
Thông thường, Cộng Hòa muốn tăng trong khi Dân Chủ muốn giảm ngân sách Quốc Phòng. Cả hai đồng ý phải tiếp tục viện trợ ngoại quốc, nhưng bất đồng giúp ai, và giúp như thế nào.
Khi phải dùng quân đội chiến đấu với thù địch quốc tế, Dân Chủ muốn giới hạn gửi binh lính tham trận, giới hạn mục tiêu tham chiến. Trong khi đó, Cộng Hòa muốn gửi quân đội súng ống ào ạt đánh nhanh, đánh mạnh.
7. NĂNG LƯỢNG và MÔI TRƯỜNG:
Đây là một vấn đề mà hai bên "đụng độ" với nhau nhiều nhất. Dân Chủ giới hạn hoặc ngăn cản khoan dầu để bảo vệ môi trường trong khi Cộng Hòa muốn khoan dầu để giá năng lượng rẻ hơn. Dân Chủ muốn đánh thuế, dùng tiền thuế để tìm giải quyết năng lượng mới, trong khi Cộng Hòa muốn thị trường tiêu thụ quyết định nên dùng năng lượng nào.
8. GIÁO DỤC:
Cả hai đồng ý cần có sự thay đổi trong ngành giáo dục, nhưng bất đồng thay đổi như thế nào. Dân Chủ muốn học sinh nào ở đâu thì phải học trường nơi đó, trong khi Cộng Hòa muốn cho quyền quyết định vào học sinh muốn học ở đâu thì học.
Dân Chủ muốn chính phủ thiết lập một tiêu chuẩn đồng nhất cho tất cả mọi tầng lớp học, mọi tiểu bang (thí dụ như giống ở Việt Nam, Pháp...). Cộng Hòa chống vì không muốn chính phủ Liên Bang lấn quyền của tiểu bang, địa phương.
Ở tầng lớp Đại Học, Dân Chủ muốn chính quyền cho sinh viên vay nợ trong khi Cộng Hòa muốn tư nhân làm điều này.
9. TỘI ÁC và HÌNH PHẠT:
Cộng Hòa muốn tăng hình phạt gay gắt cho tội phạm, ngay cả tội bán thuốc kích thích bất hợp pháp. Cộng Hòa muốn giữ tội tử hình và không muốn tù nhân được thả tự do sớm hơn ấn định. Dân Chủ chống hành quyết, cho rằng nhiều tội như bán thuốc kích thích bất hợp pháp là tội rất nhẹ; muốn thả tù sớm hơn.
10. QUYỀN TỰ DO CÁ NHÂN:
Dân Chủ muốn ban luật giới hạn vài quyền tự do đơn giản, trong khi Cộng Hòa không muốn chính quyền xâm nhập vào tự do riêng tư của dân.Tôi đưa ra vài thí dụ như chạy xe gắn máy chính phủ bắt đội mũ an toàn, nhà trường cấm không cho bán soda. Cộng Hòa nói quyền mang mũ hay không là của cá nhân, hay quyền được uống nước soda hay không là quyền tự do cá nhân, chính phủ không có quyền kiểm soát hay giới hạn.
Đó là những điểm chính yếu cho thấy sự khác biệt giữa Dân Chủ và Cộng Hòa. Tôi đã mất khá nhiều thì giờ tìm tòi tài liệu so sánh, thành ra hai tuần nữa tôi sẽ cho một bài test. Ai trả bài không thuộc sẽ bị đúp zê-rô.
Lời hứa của Donald Trump khi tranh cử
Tôi nhận emai của vài người hỏi và nhờ tôi giải thích hai vấn đề:
- Trump có đảo lộn tất cả những gì Obama làm, đối nội cũng như đối ngoại?
- Và thứ hai là Hệ thống bầu cử electoral college của Mỹ, tại sao chỉ có vài trăm electoral votes, không phải là trăm triệu dân Mỹ quyết định ai là Tổng Thống.
Trong bài viết này tôi xin góp ý kiến mười xu về đề tài Thứ Nhất (nếu ai tinh mắt sẽ thấy ý kiến tôi đã lên giá: mấy bài trước chỉ có năm xu, bây giờ đã lên mười xu, phản ảnh luật cung cầu của thị trường thương mại tỉnh Sóc Trăng).
Khi Trump lên làm Tổng Thống, ngoại trừ 60 triệu người bầu cho Trump, một số người ở nước Mỹ và quốc tế hoang mang, lo âu, bất ổn, ...bức xúc, ăn ngủ không yên khi nghe tin Trump đắc cử Tổng Thống. Lý do là Trump tuyên bố quá hồ đồ, hăm dọa sẽ làm nhiều chuyện "động trời" nếu đắc cử Tổng Thống.
Trước ngày bầu cử, vô số cơ sở tài chánh tiên đoán nếu Trump đắc cử, thị trường chứng khoáng sẽ sập vô tiền khoáng hậu. Tiền trong quỹ hưu bổng 401K sẽ giảm mất giá trị. Dow Jones Industrial Average sẽ xuống 2000 điểm trong một ngày (phá kỷ lục cũ chỉ mất có 777 điểm/ một ngày). Không những ở Mỹ mà thị trường chứng khoán Âu Châu và Trung Quốc cũng sẽ tuột không phanh.
Khi Trump đắc cử, những sự tiên đoán trời sập này sai bét, thua xa chiêm tinh gia Huỳnh Liên của Việt Nam vì chẳng có chuyện gì xẩy ra. Thị trường lại lên chứ không xuống! Khác với sự tiên đoán, thị trường chứng khoán nghĩ là chính quyền Hoa Kỳ cứ sìu sìu ển ển với sự lãnh đạo của Bush, của Obama; bây giờ Trump nắm chức Tổng Thống thì nước Mỹ sẽ khá hơn vì Trump là doanh nhân chuyên nghiệp, sẽ kiếm lời chứ không lỗ cho mọi người dân trong nước.
Thành thử ra nếu người nào lo lắng mỗi ngày cứ phải uống mười viên thuốc an thần thì tôi bảo đảm chẳng có gì thay đổi ghê gớm. Xin mọi người yên chí nhớn, cứ tiếp tục dùng Facebook thoải mái vô tư, cứ tiếp tục nhẩy Tuýt-ờ-ghen (Twist again), cứ giữ đồng dollar vì nó là thần tài gõ cửa. Cho dù Trump có tuyên bố động trời đến đâu, có muốn đảo lộn căn bản xã hội hay quốc tế đến đâu, thì cũng chẳng có gì ghê gớm xảy ra. Nước Mỹ không phải là xứ Congo, ai nắm quyền Tổng Thống muốn làm gì thì làm. Quyền hành của nước Mỹ chia đều cho ba nhánh chính quyền, kiểm soát lẫn nhau: Hành chánh - Executive branch (Tổng Thống), Lập Pháp - Legislative branch (Quốc Hội), và Tư Pháp - Judicial Branch (Tối Cao Pháp Viện).
Quốc Hội đặt ra luật pháp. Tổng Thống thi hành luật pháp. Tối Cao Pháp Viện là trọng tài. Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện dù rằng được Tổng Thống bổ nhiệm nhưng được tại chức vĩnh viễn, Tổng Thống không thể nào cách chức nên tha hồ xét xử dùng cán cân công lý, gửi Tổng Thống đi nghỉ mát ở nhà tù Côn Đảo nếu phạm pháp.
Dù rằng Tổng Thống soạn thảo và đề nghị ngân sách quốc gia, thế nhưng Quốc Hội phải đồng ý. Quốc Hội không đồng ý thì giống như trong một gia đình chồng có làm nhiều tiền đến đâu, Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh Vợ không chấp thuận thì Tổng Thống chẳng làm gì được.
Tôi liệt kê những lời giật gân Trump hứa sẽ làm khi đắc cử, và phần chú thích của tôi bên dưới:
1. Xây tường ở biên giới với Mexico:
Kiểm soát Di Trú & Ngoại Kiều là bổn phận của ngành Hành Pháp, Tổng Thống, thành ra khi Trump đe dọa đòi xây bức tường ở biên giới Hoa Kỳ- Mexico thì đó là nghề của chàng, không ai cấm cản được. Tôi đã đưa lý do hậu thuẫn việc xây bức tường để chống illegal aliens từ Mexico trong mấy bài trước. Vấn đề thực tế là xây bức tường phải tốn tiền, Trump không thể xây nếu Quốc Hội không biểu quyết cho tiền, hoặc Trump có thể xây, lấy tiền từ quỹ hiện hữu, nhưng có nghĩa là quỹ nơi khác sẽ thiếu hụt.
Trump ước lượng phí tổn xây tường từ 8 - 12 tỷ dollars. Người khác ước lượng có thể lên đến 24 tỷ dollars. Quốc Hội không chấp thuận ngân sách thì tiền đâu Trump lấy để xây tường? Trump cứ tuyên bố vung Tào Tháo một cách thật vô lý là bắt Mexico trả. Mexico chẳng ngu dại gì mà trả. Vì thế Trump đe dọa lấy tiền từ nơi khác có liên hệ đến Mexico, như tiền từ Hiệp Ước thương mại NAFTA Mỹ ký với Canada và Mexico, hay tiền Mỹ tịch thu hàng năm hơn 8 tỷ dollars buôn bán ma túy lậu của đám cartels Mễ.
2. Trục xuất 11 triệu illegal aliens, rồi cho phép người nào tốt trở lại Mỹ sau (sau này Trump nói sẽ chú trọng đuổi dân ở bất hợp pháp phạm tội ác trước:
Quyền trục xuất là của Tổng Thống. Nhưng nói thì dễ, làm mới khó. Có hai khó khăn:
a. Dân illegal aliens tập trung ở các thành phố lớn, và những thành phố lớn thì hầu hết theo đảng Dân Chủ. Thị Trưởng của các thành phố này, New York City, Los Angeles, Chicago, Houston, Phoenix, Dallas, San Francisco, Seattle...chống đảng Cộng Hòa, chống Trump nên bao bọc và che chở cho illegal aliens. Chỉ có thành phố giữ hồ sơ tên tuổi của illegal aliens, và những thành phố này tuyên bố sẽ không giao lại cho chính quyền Liên Bang. Thị Trưởng New York City còn nói là sẽ thủ tiêu hồ sơ của hàng trăm nghìn người ở NY bất hợp pháp. Không có hồ sơ tên tuổi thì làm sao Trump bắt? Thành ra Trump có hai lựa chọn là cúp tiền Liên Bang viện trợ cho thành phố, và gửi lính ICE (U.S. Immigration and Customs Enforcement) vào những thành phố này để truy nã và bắt bớ. Cả hai giải pháp bảo đảm sẽ nâng cao sự xung đột giữa Thành phố, Tiểu bang chống với Liên Bang.
b. Có gần 800,000 illegal aliens là con nít khi bố mẹ mang chúng nó sang Mỹ. Bây giờ chúng nó đến tuổi vị thành niên, quen đời sống ở Mỹ, không biết gì về nguồn gốc, hay có đứa không có nhà cửa ở Mexico hay Trung Mỹ (Obama đã cấp giấy phép chính thức cho chúng nó ở Mỹ tạm thời). Làm sao một người có lương tâm có thể đuổi chúng nó được?
3. Tạm thời cấm dân Hồi giáo được phép vào Mỹ cho đến khi chính quyền điều tra lý lịch từng người không phải là quân khủng bố (sau này Trump đính chính lại là người đến từ quốc gia Hồi Giáo có liên hệ đến phần tử Hồi giáo khủng bố):
Tôi không thấy điều gì sai lầm trong lời hứa này, và Trump có lẽ sẽ thi hành, không ai cấm cản được.
4. Mang những công việc sản xuất (manufacturing jobs) trở lại Hoa Kỳ: Từ năm 1940, nước Mỹ mất bốn triệu việc làm sản xuất. Phần lớn jobs này Mỹ không thể nào cạnh tranh được vì lý do đơn giản là tiền lương lao động quá rẻ ở những nước như là Trung Quốc, Việt Nam. Lương một người thay vì $50,000 dollars / năm ở Mỹ, chỉ có ở $12,000 / năm ở Việt Nam, hay $15/ giờ thay vì $2 / giờ, và ở Việt Nam hãng xưởng không phải trả quyền lợi y tế, nghỉ hè, về hưu, nhiều như ở Mỹ thì không có cách nào Trump mang đại đa số những job đã mất này trở lại được. Nếu được thì chỉ là một con số rất nhỏ.
Tổng Thống có toàn quyền xử sự trong vấn đề thương mại, nhưng đây là thêm một lời hứa mà Trump chỉ... xì khói. Chuyện gì cũng thế, mình chỉ có thể hăm dọa đối phương nếu mình "trên cơ" họ. Với China, Mỹ dưới cơ 100%: Năm ngoái với China, số tiền Mỹ nhập cảng nhiều hơn là xuất cảng là 365.7 tỷ dollars. Tính đến tháng Tám năm nay, Mỹ nợ China 1,185 tỷ dollars.
Hơn nữa, đây là thế kỷ thứ 21, không còn là thời đại cướp bóc thực dân. Mậu dịch quốc tế thường là có hiệp ước ký kết giữa các quốc gia với nhau. Không thể nào một quốc gia xem thường xâm phạm hiệp ước muốn tăng gì thì tăng, không đếm xỉa quốc gia khác.
Đánh thuế không phải là mình làm chủ trên con đường một chiều. Con đường tự do thương mại luôn luôn là hai chiều. Khi Mỹ đe dọa đánh thuế hàng hóa, bảo đảm China và Mexico sẽ trả đũa. Và chiến tranh thương mại chỉ đưa đến cả trăm nghìn jobs thất thoát cho cả hai bên, cả hai cùng chết.
6. Tái thương thuyết, hay rút khỏi Hiệp Ước NAFTA (North American Free Trade Agreement - Canada, Mexico và Hoa Kỳ), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP (Trans-Pacific Partnership - 12 quốc gia : Brunei, Chile, New Zealand, Singapore, Australia, Japan, Malaysia, Peru, Canada, Mexico, VietNam và Hoa Kỳ):
Tôi nghĩ việc đòi hỏi Canada, Mexico, và chín quốc gia khác tái thương thuyết NAFTA hay TPP là một chuyện mơ hồ. Các quốc gia này và Mỹ đã bỏ biết bao nhiêu thì giờ, bao nhiêu năm tháng điều đình và ký kết đồng ý (riêng TPP thì còn đợi Quốc Hội Mỹ chấp thuận).
NAFTA: là hiệp ước đã ký từ năm 1994, bây giờ nếu muốn tái thương thuyết, tôi không nghĩ là Canada và Mexico ngu dại gì ngồi yên để Mỹ viết lại Hiệp Ước có lợi cho mình.
TPP: Tuy là Tổng Thống Obama ký kết đồng ý, Hiệp Ước này chỉ có hiệu lực nếu Quốc Hội chấp thuận. Khi nói về tự do mậu dịch quốc tế, thông thường thì Dân Chủ là đảng chống, sợ mất jobs ra nước ngoài. Thế nhưng cả Obama lẫn Hillary đã ủng hộ TPP, nghĩ rằng TPP sẽ có lợi cho doanh thương Mỹ. Hillary chỉ thay đổi ý kiến chống lại TPP khi tranh luận Tổng Thống lần sơ tuyển với Bernie Sanders vì khám phá đa số thợ thuyền Mỹ chống TPP.
7. Bỏ Obamacare, thay thế bằng một chương trình y tế khác dựa theo y tế thị trường:
Obamacare là một sắc lệnh của Tổng Thống Obama, nhưng đã được Quốc Hội biểu quyết đồng ý nên nếu Trump muốn hủy bỏ Obamacare thì Quốc Hội mới phải đồng ý hủy bỏ theo. Quốc Hội mới bây giờ đa số là Đảng Cộng Hòa nên Trump có lẽ thành công dẹp bỏ Obamacare, mà bây giờ tiền lệ phí tăng khủng khiếp, lên 25%. Trump nói sẽ giữ vài luật cũ của Obamacare như là con cái 26 tuổi vẫn còn được trong bảo hiểm gia đình, và nhà thương không được từ chối những người đã có bệnh hiểm nghèo từ trước.
8. Hủy bỏ tất cả sắc lệnh Tổng Thống (executive orders) của Obama:
Nhiều người trong đảng Dân Chủ nghĩ rằng trời sẽ sập khi Trump lên chức Tổng Thống, làm ngược lại tất cả những gì Obama đã làm. Họ không biết rằng đây là một thực tế thông thường. Vì lập trường hai đảng khác nhau nên khi Obama lên nắm chức Tổng Thống, Obama cũng đã hủy bỏ bao nhiêu sắc lệnh của Bush Con. Nếu Tổng Thống đưa executive order của mình cho Quốc Hội chấp thuận thì Tổng Thống mới muốn hủy bỏ rất khó vì Quốc Hội phải biểu quyết đồng ý.
Lần bầu cử năm 2012, Dân Chủ nắm Thượng Nghị Viện. Lần bầu cử năm 2014, Dân Chủ mất vài ghế, Cộng Hòa lật ngược thế cờ, lên nắm Thượng Nghị Viện. Biết rằng đưa sắc luật của mình cho Quốc Hội - với Cộng Hòa đa số - chấp thuận là điều khó khăn, Obama tuyên bố ở buổi họp Nội Các đầu tiên năm 2014: "Tôi không thể nào ngồi đây chờ cho Quốc Hội chấp thuận. Tôi có cây bút và có điện thoại. Tôi có thể dùng cây bút ký sắc lệnh rồi ban ra cho thi hành".
Vì thế, Obama ký một lô sắc lệnh theo ý của mình, từ làm sạch môi trường đến kiểm soát súng ống, luật lệ tài chính nhà băng, y tế, đóng cửa Guantanamo Bay giam giữ khủng bố, toilette giới phái nào cũng dùng được không ai được phép hỏi...
Chính vì Obama qua mặt Quốc hội mà bây giờ khi Trump lên chức, cũng chỉ có một ngòi bút mà Trump có thể vô hiệu hóa tất cả sắc lệnh của Obama (tôi đọc vài tờ báo đã phê bình là Obama sẽ là Tổng Thống dở nhất trong lịch sử vì lịch sử sẽ cho thấy là trong tám năm làm Tổng Thống, Obama không thành tựu được gì vì tất cả sắc lệnh của Obama sẽ bị Trump ký hủy bỏ, ngay cả Obamacare).
9. Tái thương thuyết Thỏa Thuận Obama vừa ký với Iran vào tháng Jan-2016:
Theo tài liệu của Bộ Ngoại Giao, có ba quốc gia chứa chấp, dung dưỡng, cung ứng cho khủng bố là Syria, Sudan, và Iran. Trong ba nước này, Iran đứng đầu sổ. Iran thù ghét Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Iran từng tuyên bố thế giới Hồi Giáo ghét Hoa Kỳ, và ở những buổi kinh cầu nguyện bây giờ, việc dân chúng kêu gào "Death to America" là chuyện thường tình.
và có cả lò phản ứng hạt nhân (nuclear reator) chế tạo bom nguyên tử.
Hoa Kỳ đang phong tỏa Iran về khắp mọi mặt. Về phương diện kinh tế, Iran bị quằn quoại vì lệnh phong tỏa của Mỹ. Vì thế Obama hứa với Iran là nếu Iran giới hạn khả năng chế tạp bom, Mỹ sẽ bỏ dần phong tỏa.
Thế nhưng Thỏa thuận Obama ký với Iran đặt Mỹ trong địa vị thất thế quá nhu nhược, và Iran được quá nhiều quyền lợi, Quốc Hội Mỹ không bao giờ chấp thuận. Vì biết như thế, Obama không cho Quốc Hội biết, chỉ ký một mình với Iran trong cương vị Tổng Thống Hoa Kỳ.
Sự thất thế nhu nhược này nhiều không kể siết, đại khái là vẫn tiếp tục cho phép Iran dùng nhà máy chế uranium thay vì đóng cửa hoàn toàn, nếu quốc tế cần thanh tra thì phải báo cho Iran...một tháng trước, việc thanh tra thường nhật là do tự Iran lo liệu, Iran thanh tra Iran....
Sau này báo khui ra là cùng trong hiệp ước này, Iran tống tiền đòi Mỹ trả 400 triệu dollars thì Iran mới thả vài còn tin Mỹ bị bắt làm tù binh. Cả Obama và John Kerry từ chối không bao giờ có chuyện chính quyền Hoa Kỳ lại chịu trả tiền tống tiền để đổi con tin, thế nhưng tháng 8 năm nay tin tức tiết lộ đã xác nhận là Iran đã tống tiền 400 triệu, chính quyền Obama đã trả, nhưng dấu không cho dân Mỹ biết.
Vì đây là một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Iran mà Obama không thông qua Quốc Hội, nếu Trump muốn hủy bỏ thì rất dễ dàng.
10. Giảm thuế, tạo thêm công ăn việc làm:
Trump muốn cải tạo hệ thống thuế má, giảm đánh thuế cho tất cả mọi tầng lớp. Số 0.1% người giầu đóng thuế nhiều nhất sẽ được giảm thuế nhiều hơn. Triết lý giảm thuế này cho rằng khi doanh nghiệp, người giầu được bớt thuế, họ sẽ mướn thêm nhân công, tiêu sắm nhiều hơn, tạo ra công ăn việc làm khiến kinh tế phồn thịnh.
Triết lý "trickled down economy" này (nền kinh tế người giầu hưởng người nghèo cũng được hưởng theo) đã được áp dụng thời Tổng Thống Ronald Reagan. Thuế giảm, kinh tế nới rộng, thế nhưng hậu quả là tiền nợ quốc gia vẫn gia tăng.
Người ta phỏng chừng cho dù kinh tế có phồn thịnh, trong 10 năm dưới chính sách đánh thuế mới của Trump, tiền nợ quốc gia sẽ tăng ít nhất mười nghìn tỷ dollars.
Trong một diễn văn tranh cử, Trump tuyên bố: "Tôi sẽ là Tổng Thống tạo ra việc làm (cho dân Mỹ) nhiều nhất mà Đức Chúa Trời đã tạo ra". Đây là một cá tính khoác lác, hống hách, nói phét kinh hoàng, tiêu biểu con người Trump.
Trump hứa là sẽ tạo ra 25 triệu jobs trong vòng mười năm. Ngay bây giờ, nền kinh tế cũng đã tự động tạo ra 2.5 triệu jobs một năm. Thành ra lời Trump hứa chỉ là một lời nói xoàng.
11. Thả bom ngập đầu ISIS, lấy dầu hỏa của ISIS lại:
Mỹ hiện giờ đã thả bom ngập đầu ISIS. Làm sao Trump có thể lấy dầu hỏa trên đất đai thuộc quyền sở hữu chủ của một quốc gia khác, Syria? Chẳng lẽ Trump gửi cả chục nghìn quân lính, tốn cả triệu, triệu dollars vũ khí đến xâm lăng nước Syria? Xâm lăng xong đâu đã xong, phải giữ binh lính ở lại trấn đóng. Mỹ sẽ trở thành mục tiêu chết đứng một chỗ cho du kích đánh tỉa, như lính Mỹ thời chiến tranh Việt Nam bị Việt Cộng đánh du kích. Ai cũng biết chiến tranh Việt Nam đã làm Hoa Kỳ chẳng những dân tình trong nước biểu tình nổi loạn, mà còn tốn tiền, tốn xương máu, tốn
Tôi đã đề cập trong bài trước. Tôi không nghĩ là Trump sẽ rút quân, hay không bảo vệ Japan hay NATO vì một khi biết được tất cả tin tức tối mật thế giới với cương vị thời gian, và chuốc lấy bại trận nữa.
Thêm một lời khoác lác của Tổng Thống Trump!
12. Sẽ truy tố Hillary Clinton:
Tùy theo một người nói chuyện với Đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, việc Clinton tạo ra một server cá nhân, hủy diệt hơn ba mươi nghìn email, chuyển tiếp email tối mật cho phụ tá, người thân cận xem là chuyện vô tội hay 100% đầy tội (Clinton nói là tài liệu không đóng dấu "Tối Mật" nên bà ta không biết). FBI hiện giờ vẫn điều tra vụ này như tôi đã đề cập trong bài viết trước. FBI vẫn còn điều tra một tội nữa là Clinton khi còn tại chức, dùng chức vụ Bộ Trưởng để bắt người ta cho tiền vào Clinton Foundation, "pay for play".
13. Đòi Japan, Nato phải đóng góp vào ngân quỹ phòng thủ:Tổng Thống, Trump sẽ khám phá là không thể nào tin cậy Nga hay Trung Cộng. Tự do cần được bảo vệ bằng mọi giá.
--------------
Những người nào không thích Trump thì khoan tự tử vì để kết luận bài này, tôi, chiêm tinh gia Huỳnh Ngọc, có lời tiên đoán: Tôi nhìn mặt một ai đó, không biết gia đình có mấy người, nhưng tôi nghĩ là trong tương lai Quốc Hội Mỹ sẽ truất phế Trump (?), dù là cùng đảng Cộng Hòa, vì những lý do sau đây:
1. Trump là người nói láo kinh niên, là người hai mặt trắng trợn, đặt cái tôi và gia đình mình lên trên hết, đê tiện, trả thù ai nói xấu về mình (thức 3:30 AM đêm để tweet chửi bới!) nên dần dần các dân biểu và nghị sĩ Quốc hội sẽ khám phá ra điều này, tạo ra hiềm khích dữ dội với Trump.
2. Cho đến nay chưa ai thấy giấy tờ khai thuế của Trump vì Trump từ chối không công bố. Phải có lý do gì Trump mới giấu không cho dân chúng biết.
Một tin mới nhất là Trump vừa mới đồng ý trả 25 triệu để được bãi nại vụ những người trả tiền học thưa Đại học Trump quảng cáo không đúng sự thật.
3. Chẳng những khoe khoang mình giỏi hơn thiên hạ, Trump còn khoe khoang cả con cái mình: Bây giờ Trump đưa con cái mình vào những địa vị chính quyền, không đếm xỉa gì đến những lời phê bình hành động đó là "conflict of interest - xung đột lợi ích", nói nôm na dễ hiểu là "được vào tay trong".
Nguyễn Tài Ngọc
November 2016
Tài liệu tham khảo:
http://federal-budget.insidegov.com/l/119/2016-Estimate
http://ijr.com/2016/04/576892-heres-everything-you-need-to-know-about-hillary-clintons-email-scandal/
https://www.thesun.co.uk/news/2043776/what-is-hillary-clinton-net-worth/
http://www.nationalreview.com/article/312211/huma-abedins-muslim-brotherhood-ties-andrew-c-mccarthyThe
http://www.polidiotic.com/by-the-numbers/us-national-debt-by-year/
http://www.pewresearch.org/fact-tank/2014/10/02/u-s-deportations-of-immigrants-reach-record-high-in-2013/
https://en.wikipedia.org/wiki/Whitewater_controversy
http://www.dailymail.co.uk/news/article-3910746/Chelsea-Clinton-used-Foundation-money-fund-wedding-according-new-Wikileaks-emails.html
http://www.washingtonexaminer.com/email-to-quote-huma-i-dont-get-paid-enough-her-pay-490000/article/2571207
http://www.realclearpolitics.com/epolls/2016/president/us/general_election_trump_vs_clinton-5491.html
http://talkingpointsmemo.com/livewire/trump-to-appear-in-court-over-trump-university-in-november
http://www.usdebtclock.org/
http://nypost.com/2016/10/31/hillary-planning-election-night-fireworks-show-on-hudson-river/
http://www.pewresearch.org/fact-tank/2016/11/03/5-facts-about-illegal-immigration-in-the-u-s/
http://www.pewresearch.org/fact-tank/2014/10/02/u-s-deportations-of-immigrants-reach-record-high-in-2013/
http://thehill.com/blogs/pundits-blog/presidential-campaign/292310-huma-abedins-ties-to-the-muslim-brotherhood
http://www.nationalreview.com/article/312211/huma-abedins-muslim-brotherhood-ties-andrew-c-mccarthy
http://www.washingtontimes.com/news/2015/sep/24/hillary-clinton-signed-deal-let-huma-abedin-double/ Hillary Clinton. Brian Snyder/Getty Images
https://www.washingtonpost.com/news/the-fix/wp/2016/10/31/clinton-loses-popularity-edge-in-tight-race-with-trump-new-post-abc-tracking-poll-finds/
http://saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc
Đăng ngày 26 tháng 11.2016