Bài tuởng niệm Hoàng Sa và liệt sĩ Hoàng Sa
Nguyễn Tường Thụy
Bài này dự định đọc tại buổi lễ tưởng niệm Hoàng Sa sáng nay, 19/1/2014 nhưng không thể được vì tiếng những chiếc máy cắt đá và tiếng những chiếc loa điện inh ỏi dẹp đám đông và các âm thanh hỗn độn khác ngay dưới chân tượng đài Lê Thái Tổ. Đành đưa lên mạng vậy:
Thưa các quý vị và quý bạn,
Hôm nay, chúng ta họp mặt tại đây để tưởng niệm Hoàng Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc rơi vào tay ngoại bang, tưởng niệm những chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.
Cách đây 40 năm, ngày 19/1/1974, trong một cuộc giao tranh không cân sức giữa Quân đội VNCH với quân Trung Quốc xâm lược, 74 người con ưu tú của dân tộc đã anh dũng hy sinh. Từ đó, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đã rơi vào tay quân xâm lược.
Xin tất cả quay cùng về hướng Biển Đông, tại tọa độ 15°45′ đến 17°15′ độ vĩ Bắc, 111°00′ đến 113°00′ độ kinh Đông để dành 1 phút tưởng niệm Hoàng Sa và các liệt sĩ Hoàng Sa.
Những năm gần đây, sự kiện Hoàng Sa được nhắc lại và lần đầu tiên, nhiều người mới biết đến. Các giá trị dần dần được trả lại đúng bản chất của nó.
- Ngày 24/7/2011, một cuộc biểu tình tại Hà Nội đã tôn vinh những chiến sĩ ngã xuống Hoàng Sa và những chiến sĩ ngã xuống Trường Sa 14 năm sau đó.
- Ngày 27/7/2011, Lễ tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam hy sinh trong các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc đã được tổ chức tại Sài Gòn. Buổi lễ đã tri ân tất cả các chiến sĩ hy sinh trong các cuộc chiến chống xâm lược tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.
- Ngày 11/01/2014, Chương trình Minh Triết làm chủ Biển Đông đã họp mặt tại Hà Nội. Chương trình đã công bố các tài liệu:
+ Bản Tuyên bố của Chương trình nhân sự kiện này,
+ Bức Tâm thư gửi các em sinh viên, thanh niên,
+ Bài văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa,
+ Danh sách 74 chiến sĩ đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa.
- Ở Hải ngoại, đồng bào Việt Kiều hàng năm đều có những hoạt động tưởng niệm Hoàng Sa, tri ân các liệt sĩ Hoàng Sa.
- Nhân 40 năm sự kiện Hoàng Sa, báo chí Việt Nam đã đồng loạt nhắc đến Hoàng Sa. Nhiều bài báo đã đề cập sự kiện này và nêu danh những chiến sĩ Quân đội VNCH đã vị quốc vong thân ở Hoàng Sa
Những người lính Hoàng Sa đã hiến thân vì Tổ quốc – một sự hy sinh vẻ vang nhất, hơn bất cứ một sự hy sinh nào. Sự hy sinh ấy là một tấm gương cho các thế hệ sau noi theo trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của người Việt Nam. Những người đã ngã xuống vì Tổ Quốc đều chung trong người dòng máu Lạc Hồng. Các Anh xứng đáng được Tổ Quốc ghi công.
Thưa các quý vị và quý bạn.
Hôm nay, chúng ta họp mặt tại đây để nhắc nhau rằng, không bao giờ được quên nỗi đau Hoàng Sa. Không bao giờ được quên ơn những người chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.
Xin quý vị và quý bạn cùng chúng tôi gọi tên vinh danh và tri ân 74 người con ưu tú của Dân tộc đã anh dũng hy sinh vì Hoàng Sa 40 năm về trước:
1. Trần Văn Ba, Trung sĩ Quân lực VNCH / 2. Phạm Văn Ba, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 3. Vũ Văn Bang, Đại úy Quân lực VNCH / 4. Trần Văn Bảy, Hạ Sĩ Quân lực VNCH / 5. Thượng sĩ Châu Quân lực VNCH / 6. Phạm Tiến Chung, Trung sĩ nhất Quân lực VNCH / 7. Nguyễn Xuân Cường, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 8. Trần Văn Cường, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 9. Trần Văn Đảm, Trung sĩ Quân lực VNCH / 10. Nguyễn Thành Danh, Hạ sĩ nhất Quân lực VNCH / 11. Trương Hồng Đào, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 12. Trần Văn Định, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 13. Lê Văn Đơn, Trung úy Quân lực VNCH / 14. Nguyễn Văn Đông, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 15. Phạm Văn Đồng, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 16. Nguyễn Văn Đồng, Trung úy Quân lực VNCH / 17. Trung sĩ Đức Quân lực VNCH / 18. Nguyễn Văn Đức, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH / 19. Lê Anh Dũng, Trung sĩ Quân lực VNCH / 20. Nguyễn Văn Duyên, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 21. Nguyễn Phú Hảo, Thượng sĩ Quân lực VNCH / 22. Nguyễn Ngọc Hòa, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 23. Nguyễn Văn Hoàng, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 24. Vũ Ðình Huân, Trung úy Quân lực VNCH / 25. Phan Văn Hùng, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 26. Võ Thế Kiệt, Thượng sĩ Quân lực VNCH / 27. Hoàng Ngọc Lễ, Thượng sĩ Quân lực VNCH / 28. Phạm Văn Lèo, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH / 29. Phan Tấn Liêng, Thượng sĩ Quân lực VNCH / 30. Nguyễn Văn Lợi, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 31. Dương Văn Lợi, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH / 32. Ðỗ Văn Long, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 33. Lai Viết Luận, Trung sĩ Quân lực VNCH / 34. Ðinh Hoàng Mai, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 35. Nguyễn Quang Mến Hạ sĩ Quân lực VNCH / 36. Trần Văn Mộng, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 37. Trung sĩ Nam Quân lực VNCH / 38. Nguyễn Văn Nghĩa, thủy thủ nhất Quân lực VNCH / 39. Ngô Văn Ơn, Trung sĩ Quân lực VNCH / 40. Nguyễn Văn Phương, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 41. Nguyễn Hữu Phương, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH / 42. Nguyễn Ðình Quang, Thượng sĩ nhất Quân lực VNCH / 43. Lý Phùng Quy, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH / 44. Phạm Văn Quý, Trung sĩ Quân lực VNCH / 45. Huỳnh Kim Sang, Trung sĩ Quân lực VNCH / 46. Ngô Sáu, Hạ sĩ nhất Quân lực VNCH / 47. Nguyễn Tấn Sĩ, Trung sĩ Quân lực VNCH / 48. Thi Văn Sinh, Thủy thủ Quân lực VNCH / 49. Ngô Tấn Sơn, Trung sĩ Quân lực VNCH / 50. Lê Văn Tây, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 51. Ngụy Văn Thà, Trung tá Quân lực VNCH / 52. Huỳnh Duy Thạch, Đại úy Quân lực VNCH / 53. Nguyễn Văn Thân, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 54. Thủy thủ Thanh Quân lực VNCH / 55. Ngô Chí Thành, trung úy Quân lực VNCH / 56. Trần Văn Thêm, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 57. Phan Văn Thép, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 58. Lương Thanh Thú, Hạ sĩ nhất Quân lực VNCH / 59. Thượng sĩ Thọ Quân lực VNCH / 60. Phạm Văn Thu, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH / 61. Ðinh Văn Thục, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH / 62. Vương Thương, Trung sĩ Quân lực VNCH / 63. Nguyễn Văn Tiến, Thủy thủ Quân lực VNCH / 64. Nguyễn Thành Trí, Thiếu tá Quân lực VNCH / 65 Nguyễn Thành Trọng, Trung sĩ Quân lực VNCH / 66. Huỳnh Công Trứ, Hạ sĩ Quân lực VNCH / 67. Ðinh Hữu Từ, Thượng sĩ Quân lực VNCH / 68. Nguyễn Văn Tuân, Trung sĩ Quân lực VNCH / 69. Châu Túy Tuấn, Thủy thủ nhất Quân lực VNCH / 70. Nguyễn Văn Vượng, Biệt hải Quân lực VNCH / 71. Nguyễn Phúc Xá, trung úy Quân lực VNCH / 72. Nguyễn Vĩnh Xuân, trung sĩ Quân lực VNCH / 73. Nguyễn Quang Xuân, Trung sĩ Quân lực VNCH / 74. Trần Văn Xuân, Trung sĩ Quân lực VNCH
Hoàng Sa luôn luôn và mãi mãi là phần lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Hoàng Sa của VN là lẽ tự nhiên như sự hiện diện của Trái Đất trong vũ trụ. Hoàng Sa nhất định sẽ trở về Đất Mẹ.
Các anh hùng, liệt sĩ Hoàng Sa sống mãi trong tâm khảm của người Việt Nam yêu nước.
Nhân dịp này, một lần nữa chúng tôi xin chia sẻ nỗi đau của các gia đình liệt sĩ Hoàng Sa đã phải gánh chịu. Xin bày tỏ lòng biết ơn các gia đình đã cống hiến cho Đất Nước những người con ưu tú. Xin gửi lời chúc năm mới đến các cụ, các ông bà, các bác, các anh chị và các cháu là thân nhân của những con người bất tử đã ngã xuống Hoàng Sa 40 năm trước.
Trân trọng cảm ơn sự có mặt của các quý vị và quý ban.
(Nguyễn Tường Thụy soạn thảo)
https://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/
__________________
Chuyện viên đá bị cưa dưới tượng Lý Thái Tổ
Hiệu Minh
Chưa hết tháng đầu năm 2014, nhưng tôi vẫn bình chọn bức ảnh anh Kiên, phó công an phường Tràng Tiền, Hà Nội, đang giả làm thợ cưa đá dưới chân tượng Lý Thái Tổ. Theo tôi nghĩ, đây là sức “sáng tạo” có một không hai trên thế giới nhằm giải tán biểu tình. Sau “trốn thuế”, “hai bao cao su đã qua sử dụng”, và nhiều “mưu” khác, nay đến đá và cưa.
Chuyện xảy ra sáng 19-1-2014, nhân kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc, một đoàn biểu tình nhỏ tiến tới chân tượng Lý Thái Tổ nhằm dâng hoa và dâng hương các chiến sỹ ngã xuống vì biển đảo, thì gặp một cách giải tán biểu tình theo mẹo cứt gà. Đó là nhóm các nhân viên an ninh giả vờ làm công nhân cưa đá, bụi mù và gây tiếng ồn để đoàn biểu tình phải bỏ đi.
Các Thủ tướng Campuchia, Thái Lan và Ukraine nên sang Việt Nam học mẹo giải tán biểu tình này vì ba vị đang nhức đầu với hàng chục vạn dân đổ ra đường chống chính phủ.
Nhân chuyện về đá của anh Người Buôn Gió, nhớ thời học phổ thông cấp 3 những năm 1970, lũ học trò chúng tôi phải phân tích bài thơ “Tức cảnh Pắc Pó” của cụ Hồ viết về bàn đá, nơi ông dịch sử đảng năm 1942: "Sáng ra bờ suối, tối vào hang, / Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng / Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, /
Cuộc đời cách mạng thật là sang!".
Sau hơn 7 thập kỷ, con cháu của cụ đã dùng bàn đá trước tượng vua Lý Thái Tổ để viết nên một trang sử khác của đảng CS Việt Nam. Chỉ có điều thay vì dùng bút, họ dùng cưa điện gắn kim cương để “viết”, nên “trang sử hơi bị nham nhở”, hết cả sang trọng.
Bàn đá xưa của cụ Hồ nay được thế hệ trẻ đến chụp ảnh lưu niệm. Bàn đá nay được cất vào bộ nhớ trong thế giới blog như một cách “lưu danh muôn thuở”.
Chuyện xảy ra dưới tượng Lý Thái Tổ nên người ta liên tưởng đến sự việc cách đây hàng ngàn năm.
Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long năm 1010 và lên ngôi vua, thiên hạ hưởng thái bình, do thực hiện chính sách “thân dân”. Dù đặt ra nhiều loại thuế khác nhau, nhưng ông đã nhiều lần miễn thuế cho dân vì thương giống nòi.
Cách đây một thiên niên kỷ (1013), vua Lý Thái Tổ mang quân đi chinh phục quân Man nổi dậy ở Diễn Châu, khi về bỗng trời đất tối sầm, gió nổi lên ầm ầm, sấm sét dữ dội. Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời: “Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy… Trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Xin lòng trời soi xét”. Sau khi Lý Thái Tổ khấn, giông tố, sấm sét không còn dữ dội nữa và trở nên yên lặng.
Hôm rồi, vua Lý Thái Tổ đứng trên bục, nhìn xuống thấy cảnh dân biểu thị lòng yêu nước ngay dưới chân mình, giữa thủ đô Hà Nội, dân bị giải tán và đàn áp, liệu ông có nghĩ rằng, thế hệ lãnh đạo ngày nay có biết khấn vái trời đất hay không.
Các bạn thử đến hỏi vua Lý Thái Tổ xem sao.
Hiệu Minh
____________________
Lời phàn nàn của Đá
Mấy ngày nay hình ảnh của quan cắt Đá được ruồi tha khắp chợ, thiên hạ vừa chưởi vừa xua cũng nhiều. Nhưng quan đừng buồn. Ruồi dơ vì chân bị dính cứt nên bà con buộc lòng phải phẩy phẩy thôi. Ai cũng biết quan, dù là tài tử chính, nhưng đạo diễn và thủ phạm làm phim thối chính là những kẻ ngồi ở cung vua phủ chúa, đang hể hả báo cáo làm tròn mệnh lệnh của “trên”và “bên”. Quan cắt Đá đã làm tròn sứ mạng của quan: Nếu hình ảnh các quan công an đạp đầu, đá đít người yêu nước nói lên bản chất hèn với giặc ác với dân thì hình ảnh quan cắt Đá mịt mù đã trình làng với thiên hạ một bản chất khác của tập đoàn các quan: hèn với giặc và ti tiện với dân.
Những cây cầu nối liền hậu phương với tiền tuyến.
Những Đá ấy là một phần xác thịt của quê hương.
Những Đá ấy qua tay các quan nó đã như vầy:
và bây giờ...
a