TRẬN BẠCH ĐẰNG
Chân Diện Mục
Trong lịch sử Việt Nam, có nhắc tới ba trận Bạch Đằng! Thực ra thì chẳng có trận Bạch Đằng nào cả!!!
Ngô Quyền đã di cư ngàn dặm từ thời bên Tầu là thời Ngũ Quí! Năm cái ông Quí này đã bỏ chạy cái loạn kinh khủng ở phương Bắc! Ngô Quyền chạy về Nam thời "Ngô thời Phát tán"
Và rồi có thập quốc lập ở vùng Trường Giang. Thế rồi con đẻ của Hậu Hán là Nam Hán tiến về Nam, thế nhưng chưa có đụng chạm gì thì con trai hắn (được phong là Vạn Vương: ohải chăng là vùng đất Vạn ngày nay) chết đuối ở Bạch Đằng Hiểm, eo sông và ghềnh thác bọt tung trắng xóa. Nam Hán ở phía trước, Hoằng Tháo ở phía sau! Hắn nghe tin con chết (!) nên rút quân về (!). Thế là không có đụng trận! Làm gì có con sông Bạch Đằng nào trên thế gian này! Các Sử Gia chỉ đại các con sông Chanh, Lạch Tray, kinh Thày nói là sông Bạch Đằng! Người ta chẳng biết sông Bạch Đằng ở đâu. Cái chỗ yếu điểm nhất mà người ta thấy có cọc (?) thì xưa nay có chỉ có tên là sông RỪNG mà thôi:
Con ơi nhớ lấy lời cha
Mưa nguồn chớp giật chớ qua sông RỪNG
Thời Lê Hoàn thì đánh nhau ở Cao Bằng vì quân Tống đi dường bộ chứ có thuỷ quân nào đâu?
Tới thời Trần thì có đánh lớn và ta thắng trận rất oanh liệt, vẻ vang! Nhưng không phải nhờ những cái cọc!!!???
Cọc đóng thẳng hay đóng nghiêng (để đâm trực diện vào thuyền địch). Đầu vót nhọn! Vót trước khi đóng hay sau khi đóng? Đóng cọc hay chôn cọc? Đóng hàng ngàn cái vào ban đêm để bảo toàn bí mật! Hàng ngàn cái cọc được người ta Dấu Gỗ ở hang Đầu Gỗ cách đó hơi xa! Cọc đóng ven bờ hay giữa sông! (nếu giữa sông thì lại càng khó đóng) Nếu là sông rộng như sông Rừng thì địch chạy giữa sông chứ chạy ven bờ mà chi! Nếu thấy ven bờ có dấu vết cọc thì tôi e rằng là nhà sán của những người đánh cá! Sau 1975 các sử gia đã cho triến lãm ở công viên Tao Đàn (bên phía đua ngựa của người Pháp) một cái cọc cong queo còn cả vỏ cây!!!???
Các sử gia đã viết rất ư là bậy bạ! Nhưng tôi cho rằng ta đại thắng! Thắng thực sự! không khoe khoang, thêu dệt hoang tưởng! Từ trận trên sông nước Tây Bắc đời Trần, trận tiêu diệt Liễu Thăng ở Chi Lăng đến trận Bắc Thành đời Tây Sơn, ta đều đại thắng vẻ vang và địch đều thua thê thảm, nhục nhã!
Ta có mười điều tất thắng!
Địch có mười điều tất bại !
Quân ta là quân cha con! Quân ta là quân quyết chiến! Ta chiến đấu để bảo vệ giang san, bảo vệ Vương triều thống nhất! Bảo vệ chủ nhân Thái Ấp, để không phải nhìn thấy chủ ta vừa bò vừa lết tới yết kiến tên mọi từ đâu tới! Ta chiến đấu để bảo vệ mồ mả tổ tiên, cha mẹ, vợ con! Bảo vệ xóm làng thanh bình an lạc! Bảo vệ tình người đùm bọc lẫn nhau
Quân địch là quân láo xược, khoe mẽ! Đánh để chữa thẹn (thua Tây Hạ và Liêu bèn đánh Việt Nam). Đánh để bành trướng đế quốc (bất kể dân và lính chết). Đánh để thăng quan tiến chức (Liễu Thăng là con cưng của Vương Triều, cậu ấm này chỉ đợi thắng trận là… sẽ thăng quan…). Đánh để chiếm thêm đất và sẽ lẫy lừng (Tôn sĩ Nghị tưởng rằng sẽ nuốt trôi Việt Nam và ngài Tổng Đốc sẽ có thêm Quảng Nam nhập vào Quảng Đông, Quảng Tây). Tôn sĩ Nghị huênh hoang và khéo luồn lọt đến nỗi vua Thanh chỉ nghe theo lời y mà không đếm xỉa đến lời can ngăn của Tuần Phủ Quảng Tây Tôn Vĩnh Thanh!
Hầu hết những đội quân xâm lược Việt Nam của Tầu Khựa đều là những đoàn quân ô hợp. Điển hình như quân Nguyên rất ư là ô hợp và bát nháo. Toa Đô và Ô Mã Nhi chỉ là những "Đại dũng sĩ" chỉ huy 3000 dũng sĩ. Những đội quân khác chúng chỉ điều khiển gián tiếp, lỏng lẻo. Những tên Tầu Khựa được phong Vạn Hộ Hầu chỉ là điều khiển những tên Khựa mất vua, mất nước.
Những tên sinh ra ở Hoàng Hà tới Trường Giang bị người Mông Cổ gọi là người Hán, nhưng không dùng những tên trí thức Nho giáo đâu (Mông Cổ chia người ta làm mười giai cấp: … thứ 8 là đĩ, thứ 9 là nhà Nho, thứ 10 là ăn mày). Phía nam Trường Giang đều bị người Mông kêu là Man Di! Những người man di này chiếm một số lượng khá đông trong đội quân! Họ chỉ được dùng để hầu hạ, sai vặt, mang vác, mở đường! Người Hán thì bất mãn, nhớ nhà và nhớ… vợ bé!
Quân Man Di thì mang vác nặng nhọc! Quân đi ngựa và ngồi lọng thì không thông thuộc đường lối! Lương thực đưa từ xa tới thì nhiêu khê! Thức ăn tại chỗ thì không hợp… thậm chí không có cỏ cho ngựa ăn…
Như thế thì chúng tất thua!
Khi đã rút chạy rồi: Từ Vạn kiếp về phía Đông Bắc, chúng sa vào mê hồn trận! nào biết sông nào với sông nào!
Người Man Di, người Miêu, người Lê đã bỏ của chạy lấy người, vứt hết những đồ đạc mang vác, càng gặp rừng rậm họ càng chạy về phía hẻo lánh, tìm một căn nhà thiểu số, lê lết tới cửa lậy lục xin làm nô lệ!!! Người hán cũng mong chạy lấy thân, hơi đâu mà đóng bè đóng xuồng, làm cầu cho mấy ông võ sĩ chạy. Cho nên mấy ông Mông Cổ xì xồ với nhau mãi thì… tóc bạc thôi!
Ô hô! Đoàn quân rách rưới, bẩn thỉu, hốc hác, thiếu ăn về tới Tầu thì… người thân cũng không nhận ra!
Người Việt thấy mấy ông thì hát:
Xấu hổ lấy rổ mà che, lấy cối mà đè, lấy nong mà đậy.
Nhưng sao mấy ông lớn mặt mũi vẫn cứ nhâng nhâng… cách chức người này, lưu đầy người nọ…
Hình như mấy lão này bị đứt giây thần kinh xấu hổ thì phải???
Chân Diện Mục
LOẠN LY
Ôi! Những thời loạn ly! Ly đây không ohải là xa lìa cha mẹ anh em, vợ con! Ly đây là bỏ đất chạy xa!
Chữ Quốc là nước của người Tầu có chữ Vương ở giữa và một khung vuông bên ngoài! Cái khung vuông đó không phải là cái khung hoang tưởng gồm 9 châu, 12 châu… rộng như nước Tầu ngày nay đâu. Cái khung vuông đó tượng trưng cho nơi ở của Vua! Không có thành cao hào sâu đâu! Mời quí vị mở sử Đông Hán ra mà coi: Mười dặm là một thành!!!
Những người trong thành gọi là Quốc Nhân! Những người ngoài thành gọi là Dã Nhân! Người trong thành thì: Tửu lâm nhục trì (rừng thịt ao rượu) còn Dã nhân thì "trần truồng đi bứt cỏ để ăn"!!!
Khi trong thành cha con, anh em, thân thích đánh nhau lộn bậy thì người thua chạy ra ngoài thành đều được gọi là tứ di… dã nhân!
Họ bỏ chạy vì không muốn ở lại học tập cải tạo (!) chứ họ có phải là Bắc Địch, Đông Di, Tây Khương, Nam Man… gì đâu! Xin quí vị đừng dịch "Đồ" là "Lưu đầy"!!! Đồ chỉ là đuổi thôi! Như ta đùa một ao bèo, lùa một đàn vịt!
Sử Trung Quốc ghi rành rành: Nghiêu là rợ Địch, Thuấn là rợ Đông Di, Thương bị thua Chu thì biến thành Nhung, Khuyển Nhung, Khương! Khuất Nguyên bị "Đuổi" về Nam thì biến thành Quỷ Hồn. Mắc cười nhất là bà Ấp Khương (tức Khương Hậu) vợ của Chu vũ Vương. Sử ghi là Hoàng Hâu hẳn hoi, không phải là Thứ Phi hay bồ nhí, nhưng không ở trong cung cấm (!) mà bà ta là một trong mười bầy tôi (võ tướng) dẹp loạn tài giỏi của Vũ Vương!
Quí vị thấy cái sự tàn ác của họ chưa? Tất cả những người thua trận (dù đời trước là hoàng đế) đều bị "Đuổi" và bị gọi là Tứ Di!
Khi thị tộc bị nhân mãn thì vua phong các con (!) một "THÀNH" mới! ông Hoàng mới này có một nhóm quốc nhân ở trong "Thành" và bóc lột thậm tệ các dã nhân ở chung quanh! Quí vị hẳn từng nghe chững chữ "Tru di tam tộc" chứ?
Quí vị đã từng ghe hai tiếng "BINH HỎA" và những chữ gươm đao vô tình, cung tên không có mắt!
Thưa quí vị, Binh hỏa không phài là đoàn quân đốt đuốc soi đường… hay để tăng khí thế quân mình (!) mà là người ta giết sạch, đuổi sạch, đốt sạch! (Chính Lê Lợi đã vây thành Đông Quan và đốt cháy rực trời! Quang Trung đã đốt sạch Trấn Biên của người Minh Hương). Ở Trung Quốc thì dĩ nhiên ngọn lửa vĩ đại hơn. Người ta đã sát phu, hiếp phụ (giết chồng hiếp vợ) rồi cho một mồi lửa, khoái trá vỗ tay reo hò ra về! Còn ở đời Đương thì người ta cỡi ngựa, mặt nhâng nhâng tự đắc nói rằng đã "Mã đáo thành công" Thật đúng là Anh hùng rơm nhìn nhà rơm của dã nhân cháy mà vỗ ngực xưng Anh hùng! Quí vị thấy ghê rợn chưa!
Cũng có khi dã nhân nổi dậy như giặc Hoàng Cân thời Hán! Có khi một tay kiệt hiệt lấy những dã nhân nổi loạn. Cuộc loạn ly này tàn sát biết bao nhiêu người. Những người vô học này chọn lãnh tụ bằng cách rút thăm! Từ nơi nổi dậy kéo về Trường An họ đốt sách những nơi đã đi qua, và khi bị đánh bật ra khỏi Trường An, họ cũng đốt sạch các nơi trên đường tháo chạy!!! (Một số học giả Trung Quốc và Việt Nam than rằng: Tích trữ được một số sách vở,qua cơn binh lửa đã mất sạch!
Lí Tự Thành cũng là một tay lợi dụng lòng oán hận của nông dân (người ta không gọi là Dã nhân nữa), lực lượng đông đảo hàng triệu người kéo về Trường An xưng hùng xưng bá rồi tiến về đông đánh vua Minh, ông vua cuối đời hèn nhát… làm sụp đổ Vương triều Minh.
Đọc sử Trung Quốc mấy ngàn năm chỉ thấy loạn ly… ly loạn… Có một thời nào yên ổn đâu. Hết biên cương xâm nhập đến nông dân nổi dậy! Hết anh em đánh lộn, ngoại thích xâu xé đến hoạn quan lộng quyền.
Khi Tôn Văn lật đổ nhà Thanh, vì Viên thế Khải có lực lượng mạnh nên Tôn nhường cho hắn là Đại Tổng Thống, Hắn xưng đế, thề là các tỉnh tuyên bố Độc Lập
Các vị Đốc Quân tại các tỉnh đánh nhau chí choé như con nít! Có vị Đốc Quân chở quan tài đi đánh tỉnh bên, tuyên bố không thắng không về! Dĩ nhiên không thắng! và vị Đốc Quân nghênh ngang chở áo quan về thành mở tiệc khao quân và... hú hí với vợ bé! Người ta gọi các vị này là Đốc Quân Ba Không Biết! Ông ta không biết có tài sản đến bao nhiêu! Không bết có bao nhiêu vợ bé! Không biết có bao nhiêu quân lính
Khi Tưởng Giới Thạch thống nhất (!) ông ta không kiểm soát nổi những tàn dư của các Đốc Quân. Sĩ quan Hoàng Phố mới ra trường non choẹt của ông ta chỉ là cấp úy trong khi các Tướng hầu hết vẫn còn là… Gia Truyền. Ngáo truyền Ngáo. Trường hợp cha con Trương Tác Lâm, Trương Học Lương là trường hợp điển hình. Tưởng giới Thạch không trị nổi một đất nước mênh mông và số quân lính khổng lồ không trả lương nổi!
Thế rồi trời đất xoay vần…
Mao Trạch Đông cầm quyền cũng là một vị "Chủ Tịch Ba Không Biết"
Có bao nhiêu đảng viên ông không biết!
Đi đánh Cao ly chết bao nhiêu người ông không biết (ba triệu lính)
Cuộc Đấu tố, Cách mạng Văn hoá, Đại nhẩy vọt… chết bao nhiêu người ông không biết (80 triệu dân)
Nhiễu nhương tao loạn đến cùng cực!!!
Cái này không còn gọi là loạn ly nữa… mà là ly kỳ, kỳ quái, quái quỷ, quỷ quyệt!!!
Chân Diện Mục
Đăng ngày 28 tháng 11.2016