banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

VĂN DĨ TẢI ĐẠO

Chân Diện Mục

Tôi vốn không thích cái ông Quân Tử. Người Quân Tử như gió, kẻ Tiểu Nhân như cỏ.
Người ta nói đạo của người Quân Tử. Hẳn nhiên là kẻ tiểu nhân không có đạo (?). Con buôn không có đạo. và người nông phu, thợ thuyền cũng không. Vậy chỉ Trí Thức mới có Đạo (?). Những kẻ có bằng cấp và làm quan lớn. Họ chỉ ca tụng vua chúa, triều đại, làm thơ thù tạc và ngâm hoa vịnh nguyệt. Vậy đó là cái đạo gì? Cái Đạo này không theo kịp thời đại rồi.
Ngày nay người ta không dạy học sinh chỉ để thi cử, cũng không xây dựng một mẫu người cho học sinh theo. Nền giáo dục chân chính ngày nay là để học sinh “sửa osạn vào đời“ ( Ông Hoàng xuân Việt viết quyển: “Học để làm gì?" không thấy ai ca tụng)
Ta làm nghề gì thì phải yêu nghề. Muốn hoà nhập xã hội thì phải yêu người.
Văn sĩ ngày nay muốn tải đạo thì phải yêu người. Không phải là yêu nên tốt ghét nên xấu đâu. Người khen ta là kẻ thù của ta, người chê ta là thầy ta (!) Vậy chê người cũng là yêu người đấy, cũng là đạo đấy. Người ta chẳng thich và ca tụng Tú Xương đó sao?
Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung ca tụng những người xông pha mũi tên hòn đạn, vì vua vì nước, đó là những người muốn Tải Đạo.
Nguyễn Trãi khuyên vua Lê Thái Tông phải kiệm ước… đày tính Đạo Lí. Không phải vua là chủ tất cả các tài sản trong nước, muốn tiêu xài thế nào tuỳ ý (Sao có thể xây lăng bằng những thứ quí hiếm chở từ xa, còn hơn Khiêm lăng của vua Tự Đức)
Nguyễn Du ca tụng một cô gái bán mình, lưu lạc lầu xanh, làm vợ bé, trả thù… là ngòi bút tải đạo đấy. không nhất thiết là phải chống quan trên điên cuồng, nông nổi, đến phải chết như trong truyện Nhị Độ Mai,hay như Quách Cự chôn con, sợ nó ăn hết phần ông bà vì ông bà thương cháu (Nhị Thập Tứ Hiếu)
Nguyễn Thông, Trần Bích San, Phạm văn Nghị… không chịu nổi gót giầy xâm lược cùng với súng đạn, tàu lớn… các vị cũng đã viết để… Tải Đạo. Trần Thiện Chánh từ Hà Nội, Sơn Tây mơ về Nam vào cửa Cần Giớ…. Chống Pháp… Đó là giấc mơ Tải Đạo.
Tạ Duy Anh (viết Lão Khổ), Võ thị Hảo (viết "Người sót Lại của rừng cười") là kể khổ, là thương người, là Tải… Đạo.
Đỗ Trung Quân chửi kẻ Ngu Trung, Đào Hiếu chửi kẻ vì đồng lương (ăn cây nào rào cây ấy) há không phải là cảnh tỉnh những kẻ ngu sao? Những kẻ thiển cận không nhìn xa khỏi đồng lương và căn nhà của mình.
Trần Thuỳ Mai viết: Nữ Thần Đi Chân Đất“, nói một cô gái bị vua mua vui dọc đường. Sau này cứ nói với con gái nó là Công Chúa. Đến tai vua… đón vào cung… bắt học Lễ Ngh … rồi… bỏ xó. Cô ta không chịu nổi, bỏ về. Vua cũng bỏ quên cô ta luôn. Sau này cô chết, được phong Thần! Ôi! Ông vua này cũng biết tuyên truyền về cái đức tính bao dung, có trước có sau… của mình đấy chứ!
Văn viết chỉ để ca tụng Lãnh tụ, bịa đặt hạnh phúc của người dân, đâu phải là văn dĩ tải đạo. Tôi có thể gọi văn đó là văn tải… vô đạo dược không???
Giờ thứ 25, Bắt trẻ đồng xanh, Bác Sĩ Zivago, AQ Chính truyện, Thời của Thánh Thần… là những Văn dĩ tải đạo vì người ta viết để cảnh tỉnh lòng người!
Thức dậy đi nào gỗ đá ơi (Tô Thuỳ Yên)
Chân Diện Mục


NGẮN DÀI

Người Mỹ đánh giá một tác giả theo truyện dài. Đối với họ: Truyện ngắn, Tuỳ bút, Tạp văn… là chuyện lẻ tẻ, vụn vặt. Điều này cũng khá đúng. Những tác phẩm gây chấn động (ngày nay gọi là Bom tấn, xôn xao, gây ấn tượng, được bàn tán, phẩm bình dài dài đều là… truyện dài, thậm chí có những tác phẩm người ta còn gọi là Trường thiên tiểu thuyết .
Việt Nam mình không có! Về thơ, Việt Nam mình chơi… du kích thôi.
Những sưu tầm trong Thiền Uyển Tập Anh và thơ thời Lý đa số là 4 câu. Dần dần tới Trần Lê ta mới chơi tới 8 câu. Trong khi ông Ba Tầu nói họ có Ly Tao của Khuất Nguyên từ rất… xưa (!) và ông Tây có Thần Khúc của Dante từ xưa. Việt Nam mình có Thiên Nam Ngữ Lục, nhưng nhiều người coi nó như vè chứ không phải thơ. (Tôi có một người bạn lấy dài, ngắn để đo tài viết văn. Anh ta nói truyện Kiều của Nguyễn Du 3000 câu sao bằng Thần Khúc 10.000 câu của Dante).
Nói đến văn chương thì ông Pháp hãnh diện dài dài… Văn thi sĩ của họ nhiều như củi ấy (Ông Nguyễn văn Vĩnh có sống đến 120 tuổi cũng dịch không hết) Paris đã là kinh thành ánh sáng, thủ đô văn hoá của thế giới, và người Âu Châu đã lấy làm khuôn vàng thước ngọc. Chưa tới Paris thì chỉ là một tên nhà quê thôi. Việt Nam đọc Corneille, Ra cine, Victor Hugo, Maupassant, đọc thơ Lamartine, A. Musset, Verlaine,Prévert không say mê ca tụng sao được.
Việt Nam mình từ "Quả dưa đỏ" lúc đầu cho tới "Thời của Thánh Thần" ngày nay… chúng ta ít sản xuất ra bom tấn!
Một thời Lê văn Trương ngoài Bắc, Hồ Biểu Chánh trong Nam viết rất nhiều, rồi sau nữa Mai Thảo viết rất khoẻ, nhưng không hiểu sao người ta không gọi các vị là những nhà văn lớn. Phải chăng người ta ít đọc, người ta làm biếng, chỉ thích ngắn ngắn thôi (nhưng đối với các cô gái thì người ta lại thích chân dài hơn chân ngắn!)
Thật quả là Việt Nam không có truyện dài như "Chiến tranh và Hoà bình" của Tolstoi, "Bác Sĩ Zivago" của Pasternak. Hồi ông Nhất Linh bỏ nơi ẩn cư ở Dà Lạt tái xuất thế xuống Sai gòn, ông ta dự định viết trường thiên tiểu thuyết. Nhưng… các đệ tử của ông xúi bậy ông mần chính trị trở lại, nên thôi viết.
Lỗ Tấn nổi đình nổi đám, quốc tế biết nhiều, nói nhiều về ông, nhưng người gọi là Văn hào, người thì không. Phan Khôi thì chẳng có ai gọi là Văn hào vì các vị không có truyện dài. Tôi nhớ có một văn sĩ Nga thích Lỗ Tấn lắm, nói ông rất tài, rất giỏi, gần gần được bằng Maxime Gorky (!?)
Việt Nam la làng nói: Càng ngày người ta càng ít đọc. Không đâu. Người ta vẫn đọc, nhưng tác phẩm phải hay kìa. Như bài thơ trên xương cụt mà Thao Trường nói tới ai mà đọc. Có hoạ chăng ông Ba Lò Heo thích ngâm, thích nghe!
Người ta vẫn đọc, thậm chí vẫn đọc dài nữa. Chiến Tranh Và Hòa Bình xưa như trái đất mà người ta vẫn đọc. Các Tác Giả Kipling, Melville người ta vẫn tìm đọc . Mật Mã Da Vinci và Quo Vadis người ta vẫn sưu tầm . Chùm Nho Phẫn Nộ người ta vẫn đồng cảm, Trăm Năm Cô Đơn người ta vẫn thích thú.
Tác phẩm dài thì người ta đọc dần dần… có khi đến cả tuần. Đến chỗ gay cấn nhất thì người ta để dành cái mong đợi đó để lần sau đọc.
Cái khác nhau giữa văn chương Âu Mỹ và văn chương Việt Nam là ở chỗ mong đợi, hồi hộp đó. Người ta gọi là thắt nút, mở nút. Viết gay cấn, hồi hộp, khó đoán trước… cứ lôi cuốn người ta, đến khi mở nút thì người ta mới sung sướng… À ra thế. Người ta thoả mãn, hả hê… rồi suy tư… Thế đấy. Thế đấy. (Những cuốn phim Âu Mỹ hay, thường có cái kết cục bất ngờ mà người ta không đoán trước được… À! Ra thế!)
Nếu theo tiêu chuẩn Âu Mỹ thì Việt Nam hoạ chăng có truyện dài duy nhất: "Thời của Thánh Thần" là… gần gần… theo kịp!
Chân Diện Mục


THỜ ÔNG BÀ

Người ta nói dân Việt 80% theo đạo Phật. Không đúng.
Rất nhiều người nói rằng theo đạo Phật nhưng cả đời không đến chùa. Rất nhiều người thờ Phật Bà Quan Âm ở nhà chứ không thờ Phật Thích Ca. Rất nhiều người nói đến Bồ Tát, Phật Di Lặc chứ không nói đến những ý nghĩa cao siêu trong đạo Phật. Rất nhiều người nói đến Từ bi, Cứu độ… chứ không hề biết đến “sắc tức thị không, không tức thị sắc“.
Nhưng cúng ông bà thì đủ cả bộ lệ, tứ thời bát tiết, giỗ chạp. tang ma…
Ông bà gần ngay bên mình, rất thân thiết. Có ông bà mới có con cháu. Cha mẹ ông bà luôn lo cho con cháu mỗi ngày. Ta phải biết ơn ông bà, vì lòng ông bà như sông, như biển mà ta không thể nào trả ơn nổi. Từ miếng ăn, hớp uống cho tới giấc ngủ, cho tới khi đau yếu. Ôi! Nó cao cả, mênh mông, thấm sâu vào lòng con cháu. Một dân tộc không thờ cúng, không biết ơn ông bà là một dân tộc không khá!
Khi người ta sửa soạn đồ cúng, thắp hương KHÂN VÁI tôi thấy nó trang nghiêm, ấm cúng, thiêng liêng làm sao. Tôi không thể nào tả nổi tâm trạng của người ta lúc này.
Tôn giáo nào mà không dựa vào chữ hiếu, đạo thờ ông bà, nhất là đạo Phật:
Chân như đạo Phật rất mầu
Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân
Hiếu là độ được đấng Thân
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài
(chuyện bà Chúa Ba)
Rồi những tấm gương Mục Kiện Liên cứu mẹ… tràn ngập các sách Phật.
Tôi có nói chuyện với một bà già đi lễ chùa, bà ta ít học, khộng biết chữ, nhưng bà ta nói chùa này phái Huệ Năng, chùa kia phái Thần Tú (dĩ nhiên bà ta khoái Huệ Năng hơn Thần Tú rồi. Người có tấm lòng đâu cần biết Phổ Hiền là ai. Văn Thù là ai. Đâu cần phải lặn lội núi rừng sang Tây Phương tìm Phật.
Một chàng kia, bao nhiêu năm trời đi tìm Phật, dau chân, gai cào… không nản lòng… cứ đi. Gặp một ông Tiên bảo rằng cứ về đi, nếu gặp người nào đi dép ngược, thì người đó là Phật. Anh ta về, về tới nhà đúng lúc nửa đêm, gọi cửa. Bà Mẹ nghe tiếng con, mừng quá, vội vàng đi dép ngược ra đón con!

Xuân con gà 2017
Chân Diện Mục

 

Đăng ngày 08 tháng 05.2017