banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Tản mạn mùa lũ

Lê Quang Huy

Hẳn nhiều người biết đến bài thơ “Đôi Mắt người Sơn Tây” của nhà thơ Quang Dũng và bài hát “Bài ca dành cho những xác người” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với những lời thơ và ca từ nói về những cái chết trôi sông lạc chợ thời quê hương chìm ngập trong binh đao khói lửa. Nhưng đó là thời chiến tranh trong quá khứ, còn giờ đây khi đất nước im tiếng súng đã lâu, hình ảnh những xác người tím tái dưới lũ bùn hoặc trôi vật vờ trong những ngày qua cũng không kém phần khốc liệt và bi t...hương. Cả thế giới đã từng xúc động mãnh liệt vì hình ảnh em bé tị nạn chết trôi người Syria Aylan Kurdi ở bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ lan truyền trên Twitter, nhưng tôi tự hỏi liệu có bao nhiêu người thấy được hình ảnh thương tâm của hai mẹ con bị vùi trong bùn hoặc bé gái chết trôi trương phình từ đất nước Việt Nam xa xôi. Đau lòng quá.
Đã từ nhiều năm qua, lũ lụt hết lần này đến lần khác tràn về gieo tang tốc cho mảnh đất nghèo kiệt xác xơ này. Những cái chết bất ngờ khi thần Chết đang đêm bất ngờ đổ ập xuống đầu, những tiếng kêu gào đau thương đến xé lòng, những nhà cửa đổ nát, ruộng vườn tan hoang..., tất cả khiến chúng ta phải cúi đầu trước nỗi đau tột cùng của những đồng bào bất hạnh.
Giờ đây, những lời văn ý nhạc xưng tụng ngợi ca những bậc minh quân thánh đế hoặc những thành quả nào đó đã trở nên lạc điệu vô duyên. Liệu có ai đó sẽ chấp bút viết những lời ai điếu khóc thương cho những số phận nghiệt ngã, những sinh linh xấu số trong những ngày tang tóc vừa qua?
-------------
“Mẹ tôi em có gặp đâu không
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông”.
(Quang Dũng - Đôi mắt người Sơn Tây)

“Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng
Trên nóc nhà thành phố, trên những đường quanh co.
Xác người nằm bơ vơ, dưới mái hiên chùa
Trong giáo đường thành phố, trên thềm nhà hoang vu”.
(Trịnh Công Sơn – Bài ca dành cho những xác người)

* * *

Tôi không khỏi lạnh gáy khi nghe ông chánh văn phòng công ty thủy điện Hòa Bình Đặng Trần Công cho rằng việc thủy điện Hòa Bình phải mở cả 8 cửa xả đáy là hoàn toàn đúng với qui trình, còn người chết ở một số địa phương tại Hòa Bình là do mưa lớn gây sạt lở đất, lũ cuốn ở sông, suối nhỏ chứ không phải do việc xả lũ của hồ gây ra!!!
Thật là những lời ngụy biện đáng kinh tởm trên những xác người chết trôi tím tái những ngày qua. Trong lúc đau thương này, tất cả những sự xảo ngô...n trí trá để trốn tránh trách nhiệm đều là tội ác. Cách đây 5 thế kỷ, nhà soạn kịch vĩ đại William Shakespeare đã từng viết: “Loài quỉ dữ viện dẫn cả Kinh Thánh để biện minh cho mục đích của mình” (trích vở kịch “Người lái buôn thành Venice”). Quả không sai chút nào!!!
Tôi lặng im cúi đầu trước những cái chết bi thương của đồng bào tôi. Tôi căm hận tội ác của con người đối với đồng loại.
16/10/2017
Fb Lê Quang Huy
______________

"Chặt một cây gỗ cũng phải thắp hương lạy cây". Còn mạng người thì sao? Cần phải thắp bao nhiêu nén hương cho những xác người chết trôi tím tái trong cơn lũ dữ những ngày qua khi rừng đầu nguồn bị triệt hạ?
Tổ chức quốc tang cho người dị chủng, thắp hương cho cây, thế còn điều gì dành cho đồng bào mình?


Thủ tướng: Rừng là vàng, chặt 1 cây gỗ cũng phải thắp hương lạy cây!
(NLĐO)- Phê bình việc phá rừng gây tác hại ghê gớm, nhất là Tây nguyên, làm thuỷ điện nhỏ, bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng..., Thủ tướng nói: "Rừng là vàng, chặt một cây gỗ cũng phải thắp hương lạy cây..."!!!

Fb Lê Quang Huy
_______________

Tản mạn mùa lũ

Sài gòn sáng sớm trời âm u gió nhẹ, hắn thầm cảm ơn cuộc đời đã cho hắn thêm một ngày chúa nhật hứa hẹn nhiều điều an lành. Hắn thấy mình may mắn hơn đồng bào phía Bắc nhiều lắm. Trong lúc hắn ở đây uống cà phê bên vợ con thì họ đang ngụp lặn giữa con nước dữ, đau đớn tuyệt vọng nhìn tài sản và thân nhân trôi theo dòng lũ. Hắn lại xót xa nghĩ đến hình ảnh em bé chết trôi và những cỗ quan tài trên mạng xã hội tuần qua.
“Mẹ tôi em có gặp đâu không ...
Những xác già nua ngập cánh đồng
Tôi cũng có thằng em còn bé dại
Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông.”
(Quang Dũng - Đôi mắt người Sơn Tây)

Trong đầu hắn bỗng lộn xộn những thông tin đã đọc. Việt Nam tự hào về thuỷ điện Sơn La lớn nhất ĐNÁ. Hợp đồng mua điện của Trung Quốc với giá cao bất thường. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình thấm đẫm tình hữu nghị Việt - Xô liên tiếp mở 8 cửa xả lũ. Kiểm lâm tiếp tay lâm tặc phá rừng. Núi xanh rừng rậm bỗng chốc hoá thành núi trọc. Những dinh cơ cùng đồ nội thất toàn bằng gỗ quí hiếm... Có một mối liên hệ giữa những thông tin rời rạc đó. Mối liên hệ đã tạo nên những quả bom nước nhân tai khổng lồ đổ ập xuống đầu đồng bào của hắn. Tai ương nghiệt ngã quá! Quá nghiệt ngã khi con người là lang sói tàn hại nhau.
Xứ nghèo của hắn kiệt sức tàn hơi vì điện. Thuỷ điện cứ đều đặn hàng năm xả lũ “đúng qui trình” đẩy người và của cải trôi giạt theo dòng nước hung hãn. Nhiệt điện thì mở cửa đón công nghệ lạc hậu phế thải từ Trung Quốc. Phong điện thì vẫn ì ạch, dự án đăng ký nhiều nhưng triển khai ì ạch. Và cuối cùng là những hợp đồng mua điện của Trung Quốc với giá cao. Tất cả đều đúng qui trình.
Và giữa cơn cuồng nộ của đất trời vì sự tham tàn của con người, những dinh cơ, biệt phủ của những bậc dân chi phụ mẫu cần cù thối móng tay với chổi đót và đàn lợn gà vẫn bình chân như vại thản nhiên nhìn những dòng thác lũ cuồn cuộn cuốn trôi mọi thứ về nơi vô định.
Bất giác hắn nhớ đến những nụ cười hớn hở, những cái bắt tay thật chặt giữa những ĐBQH VIP với những cử tri trung thành, những lời ca ngợi chúc tụng bậc minh quân thánh đế, những câu chuyện về lò và củi, những bàn tay nhúng chàm và những dòng sông nhuốm xanh sẫm màu chàm... Tất cả như lung linh nhảy múa giữa cơn đại hồng thuỷ mang dấu ấn nhân tai đang nhấn chìm những phận người bất hạnh.
Khốn khổ thay quê hương và đồng bào hắn đang bị quăng quật bởi cơn sóng dữ của thời đại mà “quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa” (Bùi Minh Quốc - Bài thơ tháng tám). Khốn khổ quá, bi ai quá.
(15/10/2017)

Fb Lê Quang Huy

_______________

Miệng lưỡi của loài rắn độc!

Nhìn hình ảnh những thi thể chết trôi, những cỗ quan tài và những giọt nước mắt của dân đen, tôi không thể kiềm chế sự căm phẫn trước những tuyên bố vô trách nhiệm về cái gọi là “đúng qui trình” và “có kế hoạch”!!!
Kiến thức về khí tượng thời tiết của tôi ghi ra chữ chưa kín một tờ giấy bằng bàn tay, nhưng tôi dám chắc những lời giải thích của ông này là chưa đủ. Sự góp sức tiếp tay của con người vào đợt mưa lũ này sao không được nói tới?
Nhìn thảm cảnh những đồng bào đang vật lộn giữa dòng nước hung hãn mấy ngày nay, không thể không căm giận bọn người tham lam vô độ đã tàn phá rừng phòng hộ đầu nguồn và làm thuỷ điện để vơ vét cho đầy túi. Những lúc Mẹ thiên nhiên nổi giận trước sự phá hoại của con người như thế này thì chỉ có những người dân đen khốn khó hứng chịu hậu quả, còn bọn người ác đôc kia vẫn cứ nhởn nhơ bên trong những dinh thự biệt phủ trơ gan cùng mưa gió. Và thật đáng ghê tởm thay những kẻ dội những quả bom nước lên đầu dân mà vẫn to mồm thuyết giảng về sự xả lũ đúng qui trình! Những nhà chép sử trung thực cần phải ghi chép lại những chuyện ngày hôm nay để hậu thế không được quên những tội ác chống lại loài người như thế này.
Sau khi những cơn lũ đi qua, việc cứu trợ đồng bào là chuyện cần làm. Nhưng ngay cả trong hoạt động này, chính quyền và các hội đoàn đỏ cũng tỏ ra kém cỏi trong khâu tổ chức và trong cái tâm so với các tổ chức thiện nguyện xã hội. Thậm chí ở nhiều nơi, chính quyền và công an còn gây khó khăn và ngăn trở các đoàn cứu trợ thiện nguyện đến với đồng bào bị “nhân tai” vì những nỗi lo sợ vu vơ mơ hồ nào đó về những “thế lực thù địch”!!!
Và thật khó hiểu khi nghĩ đến chuyện hồi cuối năm ngoái nhà nước sẵn sàng tổ chức quốc tang và nhỏ nước mắt tiếc thương cho một kẻ độc tài dị chủng ở Tây Bán Cầu nhưng lại lặng im chưa có câu trả lời thỏa đáng trước bao nhiêu lời kêu gọi tổ chức quốc tang cho chính những người đồng bào máu đỏ da vàng của họ.

* * *
Ngày 13/10/2010, cuộc giải cứu 33 người thợ mỏ bị kẹt 69 ngày sâu 700 m dưới lòng đất trong tai nạn hầm mỏ Copiapó (Chile) đã thành công. Cả 33 người đều sống sót và gần như đều khỏe mạnh. Tổng thống Sebastián Piñera và Đệ nhất Phu nhân Lady Cecilia Morel đã có mặt tại hiện trường của việc giải cứu. Nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới đã liên lạc với tổng thống Piñera để gửi lời chúc mừng và tinh thần đoàn kết với Chile trong quá trình giải cứu. Giáo hoàng Benedict XVI đã gửi mộ...t video bằng tiếng Tây Ban Nha để cầu nguyện cho việc cứu hộ được thành công.
Ngày 13/10/2017, theo số liệu của Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (tính đến 17h ngày 12/10), con số thương vong do lũ ở Việt Nam tại các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ đã lên đến 46 người chết và 33 người mất tích. Những cơn lũ do rừng phòng hộ đầu nguồn bị phá hủy và do các nhà máy thủy đện xả lũ gây ra nên không thể đổ lỗi cho thiên tai. Không biết có tuyên bố quốc tang từ phía nhà nước hay không?
13/10/2017
______________

Quốc gia hưng vong, thất phu hũu trách?

Nhân ngày Song Thập và trước thông tin Trung Quốc đang bí mật lên kế hoạch tấn công Đài Loan vào năm 2020, bà tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Thái Anh Văn thề bảo vệ Đài Loan và nhấn mạnh chính quyền Đài Bắc sẽ không cúi mình trước bất kỳ áp lực nào. Xin được bày tỏ lòng khâm phục bậc nữ lưu họ Thái.
Với diện tích chỉ vỏn vẹn hơn 36.000 km2 (khoảng 1/9 diện tích Việt Nam) và chỉ cách Trung Quốc độ 180 km đường chim bay qua eo biển Đài Loan nhưng Trung Hoa Dân Quốc chưa hề tỏ ra... run sợ trước Trung Hoa Đỏ dù Bắc Kinh luôn rêu rao với thế giới về một Đài Bắc Trung Quốc như một tỉnh ly khai. Và ngược lại, Trung Quốc cũng không có kiểu hành xử côn đồ hải tặc đối với đảo quốc này như đối với các quốc gia lân cận khác.
Thầm mong một ngày nào đó có một trang nam tử đứng lên thề bảo vệ Việt Nam và tuyên bố không cúi mình trước bất kỳ áp lực nào. Mong lắm thay!


Lãnh đạo Thái Anh Văn thề bảo vệ Đài Loan

Trong bài phát biểu nhân ngày Song Thập, nhà lãnh đạo Thái Anh Văn tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ lãnh thổ sau khi có tin Trung Quốc đang bí mật lên kế hoạch tấn công Đài Loan vào năm 2020.

Fb Lê Quang Huy



Trên tất cả đỉnh cao là lặng im (*)

Tuấn Khanh

Chứng kiến nhiều trận lũ lụt tang thương nơi xứ Việt, tôi vẫn hay tự nhắc mình phải viết một bài hát nào đó về những điều đã thấy, về những sinh linh đã tận. Ca hát thì chẳng để làm gì. Nhưng tôi mong mình cất lên được tiếng lòng như bài văn tế nhỏ cho những người cùng màu da, tiếng nói trên quê hương mình hôm nay, sao vẫn mang đầy khổ nạn. Có thể tôi chỉ hát khe khẽ thôi, vừa đủ cho những linh hồn oan khiên về quanh được chút ấm lòng.
Thế nhưng, nhiều năm trôi qua. Lũ lụt hết lần này đến lần khác. Mạng người lại vẫn chìm sâu. Tôi lại chất chồng trong ký ức của mình về ruộng vườn tan hoang, những tiếng khóc trôi dạt buồn tủi, và biết rằng mình sẽ không viết nổi một bài hát như vậy, mà chỉ còn im lặng. Sự im lặng khó tả nằm hoài trên trang giấy và suy nghĩ, như khoảng vô thanh điên loạn giữa rầm rộ ngôn từ.
Thống kê tạm của đài VOV trong ngày 15/10/2017, nói rằng đã có 60 người chết, 37 người mất tích và 31 người bị thương. Bên cạnh đó còn 189 nhà bị sập, 30.827 nhà bị ngập, 1.948 nhà phải di dời khẩn cấp, hàng chục ngàn gia súc, gia cầm chết ngập. Tháng trước, bão số 10 cũng làm 125 người chết và mất tích, thiệt hại tài vật cũng vô số.
Những con số thì vô hồn. Những nếu chỉ một lần nhìn thấy hình ảnh đứa trẻ co ro trần truồng chìm trong nước, bà cụ với đôi tay giơ lên như muốn níu lại phút giây sau cùng, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận khoảng lặng trong lòng mình. Khoảng lặng nhắc chúng ta cũng là con người, và phải biết xót xa cho đồng loại.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng “Rừng là vàng, chặt 1 cây gỗ cũng phải thắp hương lạy cây”. Nghe mà rưng rưng cho phận làm người Việt. Phải thắp bao nhiêu nén hương cho những người vừa chết đêm qua? Bao nhiêu hương thì mới ấm lại thịt da đã xanh tím của đứa bé giữa rong rêu? Bao nhiêu hương thì tiễn được nỗi niềm của cụ già khỏi dòng tức tưởi? Lời thủ tướng Phúc nói, vào ngày 14/10, cũng là những ngày tìm thấy từng xác người lây lất. Không nghe ông nghe nói gì về nạn nhân thiên tai và nhân tai, chỉ nghe ông nói bái lạy và vàng.
Ngày 13/10, đáp lại lời hò reo xúc động của cử tri về sức khỏe của mình, ông Trần Đại Quang cũng không nói gì về thảm nạn đang diễn ra suốt nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung, mà chỉ nhấn mạnh về thông tin xấu độc trên mạng. Không biết có liên quan gì, mà đến 15/10, các trang facebook đưa hình ảnh và thông tin đáng lưu ý về thiên tai lũ và nhân tai lụt đột nhiên đồng loạt khóa bài, ẩn các hình ảnh đã đăng, đồng bộ với các bản tin báo nhà nước hết sức chừng mực và tiết kiệm hình ảnh thực tế.
Nơi của ông thủ tướng và chủ tịch thật náo nhiệt. Điều đó thật tương phản khi tôi nhìn vào tấm hình người phụ nữ ngồi thắp một nén nhang vào hư vô. Gương mặt của chị ẩn trong đó ngàn bài ca mà tôi không viết nổi thành lời. Nén hương ân cần gửi vào gió, hát vào khốn cùng mà chỉ có những trái tim Việt Nam còn đủ nhân tính mới chia sớt cùng những số phận Việt Nam.
Cuộc sống hôm nay như một sân khấu hai mặt. Một mặt trình diễn những dị thường và một mặt giới thiệu từng giờ phút của đời thường. Mà phần dị thường, có cả tiếng các quan chức thời tiết, thủy điện… luôn phủi tay và nói mọi thứ đã đúng quy trình, đẩy phần còn lại là may rủi của nhân dân.
Loại quy trình thô bỉ ấy vẫn diễn ra hết năm này qua năm khác không hề có kế hoạch đổi thay nào tốt hơn cho đời sống dân lành. Nhưng phần các quan chức thì luôn biết cách dời xa, dời cao để không cùng chung số phận với nhân dân.
Cứ sau những thảm họa, nghe các ngôn từ chải chuốt ngụy biện và lẩn tránh trách nhiệm của họ, không khỏi buồn nôn. Loại ngôn từ trá ngụy mà W. Shakespeare từng mô tả “khi cần thì bọn ác quỷ có thể dùng cả kinh thánh để biện minh cho hành động của chúng”.
Thật khó biết còn bao nhiêu người phải chết trong nước lũ từ đây về sau. Và cũng thật nhục nhã cho một quốc gia luôn huênh hoang về bước đại phát triển 4.0 nhưng hàng năm vẫn phải tế sống dân mình cho nước dữ như thời man rợ.
Tôi xếp trang giấy trắng, xếp lại bài hát mà mình ôm ấp. Tôi cũng không nói gì được về những gì mình đã thấy, đã nghe. Không gian đã quá chật chội với những âm thanh chúc tụng và ca ngợi. Tôi chỉ còn đủ sức giữ lại cho mình sự im lặng. Loại im lặng như M. Heidegger từng mô tả rằng “Sự im lặng như sấm sét còn gây nên chấn động cho tâm thức còn hơn cả tiếng sấm sét trong cõi im lặng”.
Một ngày nào đó, nếu bạn cũng cùng im lặng với tôi trong ít phút giây, có thể chúng ta sẽ cùng nhận ra đất nước và con người Việt Nam đang huyên náo trên những nỗi đau như thế nào.

(*) tựa một tác phẩm của Phạm Công Thiện.

http://nhacsituankhanh.blogspot.com



Quả bom nước trên đầu dân tộc Việt

Lời ban biên tập : Huỳnh Ngọc Tuấn là một cựu tù nhân lương tâm, là cây bút có nhiều ảnh hưởng. Các bài viết của ông đề cao nhân quyền, dân chủ và niềm tin cá nhân về tính ưu việt của một hệ thống đa đảng. Ông bị bắt vào tháng Mười năm 1992 vì muốn chuyển ra nước ngoài tập truyện phê phán chính sách nhà nước. Năm 1993, ông bị xử 10 năm tù kèm theo 4 năm quản chế. Năm 2007, ông gia nhập Khối 8406, một nhóm cổ vũ cho dân chủ.

Thủy điện là nguồn mang về siêu lợi nhuận nhưng tại sao các nước văn minh không ai muốn làm và Liên hiệp quốc cũng cảnh báo hệ lụy kinh hoàng từ những đập thủy điện?
Ở VN, với giá thủy điện thấp, chỉ 400- 500 đồng 1 kw nên Tập đoàn điện lực EVN và nhà cầm quyền lao vào khai thác điên cuồng từ mấy thập niên nay.
Kết quả là hàng triệu mẫu rừng bị bức tử, gỗ bán ra khắp thế giới làm tiệt chủng hàng chục loại gỗ quý hiếm, hàng trăm loài động vật hoang dã như heo rừng, hổ, tê giác, voi, trâu bò rừng, nai , (không thể kể hết) mất đất sống.
Những dòng sông lớn bị chặn nguồn, cạn kiệt và chết dần chết mòn, cá tôm bạt ngàn cũng tiệt đường sinh sống. Đó là những gì chúng ta có thể kiểm chứng bằng mắt thường ở các dòng sông lớn như sông Cửu Long, sông Đồng Nai, sông Thu Bồn, sông Hồng v.v...



Nhà máy thủy điện Hoà Bình, miền Bắc VN.

Ngoài ra thủy điện là căn nguyên của biến đổi khí hậu, gây lũ lụt nghiêm trọng.
Thủy điện cũng là thủ phạm của những trận lũ do xả nước "đúng quy trình" làm hàng ngàn mẫu lúa, hoa màu của người dân mất trắng.
Nhưng đau lòng hơn hết là việc xả lũ "đúng quy trình" từ các đập thủy điện đã cướp đi hàng trăm sinh mạng người dân mỗi năm. Tin mới nhất là đã có hàng trăm người chết vì thủy điện xả lũ mấy ngày trước.
Thủy điện đúng là trái bom nước mà nhà cầm quyền cài đặt trên đầu dân Việt.
Đi từ bắc xuống nam có hàng mấy chục trái bom như vậy.
Trong thời bình những hồ thủy điện này cũng có thể vỡ bất cứ lúc nào, nhất là vào mùa mưa và xóa sổ nhiều làng mạc ở hạ lưu.
Còn trong thời chiến thì những hồ thủy điện này sẽ là mục tiêu cho kẻ thù, nếu bị tấn công nó sẽ biến thành những trái bom nước dội xuống đầu nhân dân Việt nam, xóa sổ hàng chục triệu người.
Nhưng vì tập đoàn điện lực Việt nam EVN là “con gà đẻ trứng vàng” của đảng, nên họ hưởng đặc quyền đặc lợi, kể cả quyền sinh sát trong tay, họ sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản của người dân để bảo vệ nhà máy thủy điện, nếu hồ chứa nước bị đe dọa vỡ bởi lượng mưa quá lớn, hoặc vì sự tắc trách của ban điều hành.
Cái gọi là “xả lũ đúng quy trình” là vậy, và nó đã gây thảm họa cho người dân.
Những lần xả lũ kỷ lục vừa qua đã cuốn trôi nhiều làng mạc, tài sản và giết chết hàng trăm sinh mạng người dân, nhưng không một ai lên tiếng chịu trách nhiệm.
Họ coi việc xả lũ để bảo vệ tài sản của đảng cầm quyền là “đúng quy trình” còn sự tàn phá mà nó gây ra chỉ là “sự cố đáng tiết”.
Một nhà cầm quyền bất nhân tàn độc đến như vậy mà người dân vẫn phải chịu đựng là nghịch lý lớn nhất trong lịch sử Việt nam. Hy vọng hàng trăm cái chết thương tâm do EVN gây ra vừa qua sẽ thức tỉnh được lòng dân.
Một nghịch lý khác nữa là thủy điện mang về siêu lợi nhuận cho nhà cầm quyền, nhưng người dân và doanh nghiệp phải trả giá cao khi dùng điện. Họ không được hưởng lợi gì từ tài nguyên nước quốc gia mà chỉ hứng chịu tai họa.
Nhà cầm quyền CSVN biết rằng Trung cộng bức tử đồng bằng sông Cửu Long bằng hàng chục đập thủy điện ở thượng nguồn dòng Mekong, nhưng tại sao họ vẫn làm như vậy, họ cũng bức tử các dòng sông và khu vực hạ lưu của các dòng sông lớn của VN?.
Lý do chỉ là vì siêu lợi nhuận.
Điều này cho thấy đảng cộng sản VN đặt quyền lợi của đảng và của chế độ lên trên quyền lợi quốc gia - dân tộc. Đủ để kết luận chế độ này không đại diện cho đất nước và dân tộc Việt nam.
Huỳnh Ngọc Tuấn

https://www.tinhthantranvanba.com



Tiền ủng hộ bão lụt hàng năm của ân nhân đang ở đâu?

22448682 796350847214477 6962597734528884388 n

Trẻ em vùng bão lũ ăn bữa ăn của nhóm từ thiện thường dân

ĐAU LÒNG QUÁ!
QUÂN ĐỘI Ở ĐÂU - CÁN BỘ Ở ĐÂU TRONG GIỜ NÀY?
Nhà cầm quyền đã để thuỷ điện xã lũ giết dân như thế, họ vẫn chưa có hành động nào lo cho những người sống sót!
Ở các quốc gia khác, chính quyền đã có những biện pháp khẩn cấp để cứu trợ người dân. Quân đội là lực lượng trừ bị đã phải được huy động để đưa thực phẩm, thức uống kịp thời đến cho người còn sống xót, họ cũng phải được huy động để khẩn cấp dựng láng trại, lều cho người dân có chỗ nghỉ ngơi, dưỡng sức. Về lâu dài, họ còn được huy động để giúp người dân thu dọn, dựng lại nhà cửa.

 

Nhà nước "đè" dân để thu tiền bão lụt nhưng không biết tiền này đã "chạy" vào túi ai?

Ở Việt Nam, ngay trong lúc này, hằng ngàn người mất cửa, mất nhà, chẳng thấy có quân đội, nhà nước nào dựng trại tạm trú cho dân mà chỉ thấy họ xum xuê trong các buổi họp hành, gặp gỡ linh đình cử tri trong thành phố! Và quân đội thì... bận làm kinh tế!
Chỉ có người dân tự cứu giúp nhau. Hoan nghênh các tổ chức từ thiện tư nhân như chương trình Hạt Gạo Tình Thương này.

Một số hình ảnh khác:

22449790 796350960547799 6417629161818254638 n

22489890 796350920547803 2525566059361074945 n

22490179 796350830547812 8778958496644761430 n

Facebook: Anh Le

https://www.tinhthantranvanba.com


Phim tư liệu bí mật về Triều Tiên (Bắc Hàn) được quay lén

 

Đăng ngày 20 tháng 10.2017