Năm 2020 là năm của bầu cử

Việt nam sẽ thay đổi ?

Nguyễn thị Cỏ May

Nhiều nước trên thế giới, cả mươi nước có, lớn nhỏ đủ hết. Nhỏ chỉ có năm ba chục ngàn dân, lớn, giàu có với hơn ba trăm triệu dân như Huê kỳ, đều lần lượt tổ chức bầu cử trong năm nay nên năm 2020 có thể nói là đồng nghĩa với "Năm của bầu cử". Là cơ hội để người dân ở những nơi đó hi vọng sẽ có thay đổi tốt đẹp hơn hay bầu cử chỉ để tái xác định một trật tự đã được an bài. Một chế độ của nhơn dân, do nhơn dân chọn!
Vừa bước vào năm mới, ngày 11 tháng 01/2020, Đài loan tổ chức cuộc bầu cử quan trọng, bầu cử Tổng thống và bầu cử luôn Quốc hội cùng ngày. Quan trọng hơn vì nó mang ý nghĩa là nhơn dân Đài loan sẽ nói lớn là họ chọn Dân chủ hay độc tài? Tức chọn về với Tập Cận-bình ở Bắc kinh hay giữ Đài loan vẫn là Quốc gia Độc lập Dân chủ?

Đài loan
Từ năm 1683 tới năm 1895, Đảo Đài loan chánh thức do Trung hoa cai trị, tức là một hải đảo của Trung hoa, chỉ cách bờ biển trung hoa lối 200 km. Năm 1895, thất trận trong cuộc chiến Trung-Nhựt thứ I, Đài loan bị nhượng cho Nhựt theo Hiệp ước Shimonoseki. Tới năm 1945, Đệ II Thế chiến kết thúc, Nhựt thất trận, Đài loan trở về Trung hoa Dân quốc. Năm 1949, Tưởng Giới thạch thua Mao Trạch-đông, quan quân kéo nhau ra Đài loan lập quốc. Từ đây, Đài loan trở thành một Quốc gia độc lập dưới sự cai trị của Quốc Dân đảng, vẫn giữ ghế hội viên Liên Hiệp quốc cho tới năm 1971, bị chánh quyền Mao đòi, phải giao lại cho Bắc kinh.
Đài loan và lục địa, cả hai đều coi mình là một nước Trung hoa nên cùng tranh chấp chủ quyền và tính chánh thống trên toàn lãnh thổ. Chánh quyền Quốc Dân đảng ở Đài loan vẫn mang nảo trạng trở về giải phóng lục địa, lập lại chế độ Trung Hoa Dân quốc.
Trên thực tế, Đài loan có riêng một nền hành chánh độc lập nhưng không vì thế mà Đài loan đã có một lần chánh thức đòi hỏi một nước Đài loan Độc lập cho mình. Vì vậy, sau khi mất ghế ở LHQ, Đài loan bị LHQ coi chỉ còn là một tỉnh lẻ của Chánh quyền ở Bắc kinh và cả Đài loan cũng vẫn coi mình là một tỉnh của Trung hoa Dân quốc theo Hiến pháp trước năm 1949.
Năm 1991, một số luật ban hành chuẩn bị bầu cử Quốc hội kỳ 2, chấm dứt những đạo luật đặc biệt của năm 1948. Năm 1994, ban hành thêm những đạo luật mới nữa cho bầu cử Quốc hội Lập pháp năm 4996. Và cũng trong năm này, Đài loan tổ chức bầu cử Tổng thống bằng cuộc tổng tuyển cửa trên lãnh thổ tự do. Kể từ Quốc hội thứ 4, chế độ chánh trị Đài loan thật sự trở thành đại biểu cho toàn dân Đài loan với ý thức là "Cánh phủ của một nước Trung hoa thống nhứt".
Với tinh thần tôn trọng tư hữu, Đài loan cải cách điền địa thành công, kinh tế phát triển nhanh chóng và bền vững đã sớm biến Đài loan trở thành một trong bốn con rồng á châu, có mức sống bằng Nhựt bổn hoặc Âu châu. Nền công nghệ cao Đài loan giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Cùng lúc nền dân chủ cũng phát triển song song, chấm dứt hơn bốn mươi năm dưới một chế độ độc tài. Tức khi kinh tế phát triển thì chế độ thay đổi qua dân chủ tự do.
Ông Lý Đăng Huy là Tổng thống đầu tiên đắc cử bằng phổ thông đầu phiếu năm 1966.

Bà Thái Anh Văn đắc cử hôm 11/01/2020 với 57,1% số phiếu, số phiếu cao hơn số phiếu đắc cử năm 2016, trong lúc đối thủ của bà là ông Hàn Quốc Du, Đại diện Quốc Dân đảng thân Bắc kinh, được Bắc kinh công khai ủng hộ, chỉ có 38,6%. Với số phiếu 57,1% đắc cử là «áp đảo» trong lúc đó lãnh tụ cộng sản đắc cử phải 99,99% ! Một nhà chánh trị học người Anh cho rằng bầu cử trong một chế độ dân chủ tự do, kết qua đạt tới 60% là phi thường. Còn kết quả mà tới hơn 80% chỉ có những chế độ độc tài mà thôi!
Bà Thái Anh Văn đắc cử với số phiếu áp đảo đã làm cho Bắc kinh không biết làm sao phản ứng cho phải phép nên đã phải lên tiếng tố cáo thắng «gian lận» hay nhờ «may mắn»!
Theo đài RFI, người dân Trung Quốc biết được kết quả cuộc bầu cử tổng Thống ở Đài Loan chỉ qua một câu ngắn thông báo chiến thắng của «nhà lãnh đạo» mãn nhiệm Thái Anh Văn. Lập tức, các lời bình đã tiết lộ nhiều điều. Nhờ đó nhiều cư dân mạng mới hỏi một câu đơn giản «Tại sao?».
Để môt lần nữa tái xác nhận chủ quyền của Bắc kinh với Đào loan, một ngày sau bầu cử, Bộ Ngoại Giao Tàu cộng cho đăng một thông cáo khẳng định dù tình hình nội bộ ở Đài Loan có như thế nào đi nữa, thì trước sau cũng «chỉ có một nước Trung Hoa mà thôi, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc».
Tiếp theo, Tân Hoa Xã đưa ra một bài bình luận theo đó bà Thái Anh Văn tuy đắc cử vẻ vang nhưng vẫn không thể được gọi là Tổng thống, mà là nhà lãnh đạo, hay một nhà «cầm quyền» ở đảo mà thôi. Chưa đủ, Tập Cận-bình còn xua đạo quân phản tuyên truyền dùng vũ khí «fake News» cáo buộc đảng của bà Thái Anh Văn đã vận dụng các chiến thuật như hăm dọa, gian lận, mua phiếu…Bài xã luận kết thúc bằng một lời cảnh cáo: Nếu nhà lãnh đạo Đài Loan cứ khăng khăng đi theo con đường độc lập, thì chỉ có thúc đẩy nhanh thêm sự chấm dứt «ảo vọng» của họ - ý muốn nói việc sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc (RFI).
Tập nói lấy được để khỏa lấp cái nhục do phe Dân chủ Hồng kông thắng cử ngoạn mục và tiếp theo là Đài loan. Tập không dám nhìn thẳng thực tế là trước bạo lực hung hãn và nham hiểm, người dân của hai địa phương nhỏ bé vẫn thực hiện được trọn vẹn dân chủ. Một bài học lớn cho Âu châu và nhiều nước khác suy nghĩ về giá trị Dân chủ trước bang giao thương mại với Bắc kinh.

Iran *
Tháng tới, ngày 21/02/2020, Iran sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội lập pháp. Tình hình Iran khá bất ổn tuy chế độ độc tài hồi giáo vì hồi giữa tháng 11 vừa qua, nhà cầm quyền hồi giáo phải đối phó với những cuộc biểu tình bạo loạn làm cho 300 người thiệt mạng chỉ trong vòng có 3 ngày. Đồng thời, Iran bị áp lực nặng nề của Mỹ, về ngoại giao và kinh tế bị phong tỏa. Hôm rồi, còn bị thêm một tai nạn mới là một tướng lãnh quan trọng bị Mỹ sát hại.
Trong hoàn cảnh tang gia bối rối như vậy, Iran quả quyết sẽ tổ chức bầu cử Lập pháp vào thàng 2 tới. Theo một giới chức cao cấp, bầu cử kỳ tới này sẽ thoáng hơn cac kỳ trước. Tuyên bố như vậy để tỏ thiện chí, xoa dịu dư luận?
Trong kỳ bầu cửa trước đây, chỉ có 51% ứng viên nạp hồ sơ ứng cử được Hội đồng bầu cử gồm những cán bộ cách mạng hồi giáo xét duyệt chấp thuận. Nhưng hồ sơ bị loại là của những người chủ trương cải tổ. Nên những người này tẩy chay kết quả bầu cử.
Qua 02 tháng 03/2020 là bầu cửa Lập pháp Do thái. Quốc hội Do thái bị giải tán hôm 11 tháng 12/2019 do hết thời hạn để thành lập chánh phủ liên hiệp.
Do thái trải qua một cuộc khủng hoảng cơ chế hiến định. Đó là cuộc bầu cửa thứ ba trong vòng chưa đầy một năm vì bầu cử hôm tháng 4/2019 và tháng 9/2019 không hội đủ đa số để lập chánh phủ. Vì ông Thủ tướng lâu năm Nétanyahou bị cáo buộc tham nhũng, gian lận, lợi dụng lòng tin,… Thế mà ông ta vẫn quyết đị bám quyền lực, chối mọi cáo buộc.

Hồng kông
Hôm 24/11/019 vừa qua, Hồng-kông tổ chức bầu cử địa phương, cấp Quận, nhưng kết quả ngoạn mục vì cử tri tham gia với đa số tuyệt đối, điều chưa từng xảy ra và phe Dân chủ toàn thắng, với 388 ghế trên 452 ghế. Ý nghĩa thật sự của kết quả bầu cử là một thông điệp Dân chủ gởi cho toàn thế giới, hùng hồn nói lên rằng Dân chủ vẫn là giá trị qui chiếu của mọi dân tộc, là đích đến của nhơn loại văn minh, và, riêng trong trường hợp Hồng-kông, là vết đen lớn tắp vào mặt Tập Cận-bình khó rửa sạch, như vết mực tàu đã bị dân Hồng-kông tạt lên nhuộm đen quốc hiệu Cộng hòa Nhân dân Trung quốc trong dịp biểu tình trước đây, sau cùng xác tín không thể có một nước Tàu duy nhứt cộng sản độc tài ác ôn vì chế độ của Tập không phải thật sự vũng chắc ! Giấc mơ của Tập, từ lúc lên cầm quyến năm 2012, đổi mới nước Tàu để trở thành bá chủ thế giới là mơ hồ.
Rất hiển nhiên khi người dân, ngay cả trong chế độ độc tài đi nữa, khí được cơ hội phát biểu, thì họ sẽ nói lên khao khát Tự do Dân chủ. Dân Hồng-kông đã đứng lên cực lực chống lại sự can thiệp độc đoán của Bắc kinh.
Tháng 9 năm nay, Hồng kông sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội. Từ năm qua, dân Hồng kông biểu tình đòi dân chủ, đối đầu với phản ứng mạnh bằng bạo lực của Bắc kinh.
Bầu cử lại Hội đồng lập pháp. Kỳ bầu cử này khá phức tạp do cơ chế thiết lập theo ý muốn của Bắc kinh nên phe Dân chủ dù có toàn thắng cũng sẽ khó đảo nược tình thế vì chỉ có phân nửa Đại biểu Quốc hội là được bầu theo phổ thông mà thôi.
Miến Điện bầu Quốc hội Lập pháp vào tháng 11/2020. Togo bầu Tổng thống ngày 22 tháng 2/2020.

Bolivie sẽ tổ chức bầu cử Tổng thống, Quốc hội Lập pháp, Thượng viện trướcx tháng 6/2020. Đây là những cuộc bầu cử đầu tiên sau bầu cử Tổng thống hi 20/2019 bị tẩy chay, dân chủ xuống đường biểu tình đuổi ông Tổng thống Evo Morales chạy mất.
Bầu cử tới đây ở Bolivie là làm lại tất cả. Từ Hội đồng bầu cử, danh sách cử tri, …Cuộc bầu cử phải không có Evo Morales. Sẽ là cuộc bầu cử duy nhứt từ 18 năm qua. Nhưng Evo Morales tuy đang tỵ nạn chánh trị tuyên bố "Tôi không ứng cử Tổng thống nữa nhưng tôi vẫm có quyền làm chánh trị với đảng «Phong trào theo xã hội chủ nghĩa» của tôi".

Huê kỳ
Quan trọng hơn hết có lẽ là cuộc bầu cử Tổng thống Huê kỳ thứ 59 mà thế giới đang chờ đợi vào ngày 3 tháng 11 cuối năm nay.
Ông Trump sẽ được bầu lại chăng? Thử thách chủ yếu cho cuộc bầu cử tới đây liệu khẩu hiệu «Keep America great» sẽ còn đủ sức mạnh để đem lại chiến thắng cho ông như cách đây bốn năm hay không ?
Cho tới nay, cuộc vận động truất phế ông Trump chắc không thành trong lúc đó, đảng Dân chủ chưa đề cử được ứng viên dứt khoát. Trước đây, ông Biden có vẻ là ứng viên ssáng giá nhưng sau đó bị Sanders và Warren theo dõi sát gót.
Mặt khác dân Mỹ cũng bầu lại Hạ viện và 35 ghế trong Thượng viện.
Theo dư luận thì ông Trump có thể thắng cử kỳ tới do thành quả của nhiệm kỳ này rất tốt đẹp cho nước Mỹ tuy về đối ngoại có nhiều tranh cãi.
Riêng đối với người Việt nam tại Mỹ có lẽ có nhiều tranh cãi với nhau cực kỳ sôi nổi trong vấn đề bênh vực bồ nhà, phe ta, ai phải đắc cử. Vì người đắc cử của Mỹ sẽ giúp Việt nam lật đổ chế độ cộng sản, đưa họ về cầm quyền!

Slovaquie
Ngày 29 tháng 2/2020 tới đây, Slovaquie, một phần của Tiệp khắc trước kia nay tách ra làm nước độc lập và thành viên Liên Âu.
Đầu năm 2018, cái chết của một ký giả đã khiến người hùng của xứ Slovaquie, ông Robert Fico phải từ chức. Dân chúng đã khám phá thấy giới cầm quyền của họ, liên minh Tả và cực Tả, gốc cộng sản cũ, chỉ là một băng đảng tham nhũng. Trước mắt chẳng còn mấy ngày mà viễn ảnh ứng cử viên và bầu cử hãy còn mù mịt.

Chuuk
Tên nước, chắc không có mấy ngưới nghe qua có thể biết ở đâu. Chuuk sẽ là một nước nhỏ ở Đại dương châu, thuộc Liên Bang Micronésie, muốn tách ra sau bầu cử để trở thành một nước độc lập vì dân chúng ta thán bị chánh quyền trung ương ngược đãi.
Chuuk là xứ đông dân nhứt của Liên Bang, gồm 53000 dân, gần bằng phân nửa dân số Liên Bang.
Liên Bang Miconésie phụ thuộc vào Mỹ nhưng từ khi độc lập, không còn được Mỹ trợ cấp nữa hoặc vào Mỹ làm việc như công dân Mỹ. Do đó, họ muốn ngã qua Trung quốc, hiến cho Trung quốc làm cái đầu tàu.
Chuuk tuy là một nước cực nhỏ nhưng lại chiếm một vị trí chiến lược rất thuận lợi ở Thái Bình dương.

Năm 2020 sẽ là năm biến động ?
Theo nhà tiên tri người Anh, ông Craig Hamilton Parker, người đã tiên tri ông Trump sẽ trở thành Tổng Thống Mỹ hồi năm 2016, vừa đưa ra lời tiên đoán về năm 2020 ông Trump lại sẽ “tái đắc cử”, Trung Cộng sẽ có một “cuộc cách mạng” và ông Tập Cận Bình sẽ buộc phải thực hiện “những thay đổi lớn”.
Hàng năm, ông Hamilton Parker đều đưa ra những dự đoán về các sự kiện lớn sẽ xảy ra trong năm mới và đăng công khai trên mạng để mọi người có thể theo dõi đánh giá tính chính xác của dự đoán và đồng thời, chính tác giả cũng tự cho điểm mình. Ví dụ, vào năm 2019, ông dự đoán Thủ Tướng Anh Boris Johnson đắc cử là đúng. Ông đã tự cho ông 10/10 điểm. Tuy nhiên, ông dự đoán rằng sẽ có vụ đắm tàu ở vùng biển Scotland nhưng không xảy ra, ông tự chấm điểm là 0/10.
Về năm nay 2020, ngoài việc ông Trump sẽ tái đắc cử, Trung cộng có biến, Tập phải thay đổi lớn, ông còn dự kiến “chiến tranh xảy ra ở Trung Đông» và “khủng hoảng kinh tế” ở Âu châu.
Về Trung Cộng, ông dự đoán rằng phong trào phản đối Dự Luật Dẫn Độ ở Hồng Kông sẽ còn tiếp diễn và sẽ có những bất ổn mới ở đại lục. Đối mặt với sự sụp đổ của chế độ, Tập Cận Bình sẽ buộc phải thực hiện “những thay đổi lớn”. Trung Cộng sẽ trở về chánh thuyết Tôn Trung Sơn và nền “dân chủ” thực sự từ đó sẽ xuất hiện thay thế chế độ độc tài cộng sản hiện nay.
Ông cũng dự đoán rằng khi tình trạng hỗn loạn càn quét khắp Trung Cộng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng sẽ leo thang.
Đối với Mỹ, Ông dự đoán vụ đảng Dân chủ truất phế Tổng Thống Trump sẽ kết thúc trong “thất bại”. Cựu Phó Tổng Thống Joe Biden sẽ bị mất uy tín bởi vụ bê bối và Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren sẽ trở thành ứng cử viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ. Tuy nhiên, ông Trump sẽ giành chiến thắng lần nữa trong cuộc bầu cử Tổng Thống tới đây vào cuối năm.
Ông cũng dự đoán chiến tranh Trung Đông sẽ nổ ra giữa Ả Rập Saoudite và Iran; Mỹ và Nga sẽ đạt được thỏa thuận hòa bình tạm thời. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ bị người dân lật đổ, và ông ta sẽ chạy trốn sang Trung Cộng.
Ông còn dự đoán sẽ có thỏa thuận giữa Thủ Tướng Boris Johnson và Tổng Thống Trump mở ra sự “thịnh vượng mới về kinh tế” cho Anh. Nhưng với Mỹ, ông cho biết Miami bị bão gây thiệt hại nặng nề. Và sau cùng, ông báo nhiều nơi sẽ bị một tai hại lớn là khói bụi từ Trung Cộng sẽ bay phủ không gian khiến nhiều người bị bệnh tật và có thể bị chết ngạt.

Việt nam sẽ thay đổi ?
Vẫn biết bầu cử là nề nếp của sanh hoạt dân chủ. Nhưng 193 quốc gia hội viên LHQ không phải đều là nước dân chủ. Điển hình là Trung cộng và Việt cộng là 2 nước độc tài ác ôn nổi bật nhứt. Vậy đừng có ai nghĩ Việt nam sẽ có bầu cử tự do trong một ngày gần đây! Việt nam chỉ sẽ thay đổi, sẽ hết cộng sản, chế độ hiện tại sẽ dẹp tiệm khi Trung cộng thay đổi hoặc sụp đổ như nhiều người Việt nam đang nghĩ? Phải chăng vì vậy mà nhiều người Việt nam ở Huê kỳ chờ đợi ông Trump thắng cử để hạ Trung cộng, dẹp chư hầu vc dùm bà con mình!
Nay theo lời tiên tri của ông Parker thì Trung cộng sẽ thay đổi theo dân chủ tự do. Vậy Việt nam cũng sẽ phất cờ dân chủ?

Riêng Cỏ May tôi, Việt nam chỉ có thể thay đổi dân chủ trong 2 trường hợp sau đây:
- Toàn dân không thể chịu nổi nữa sự cai trị ác ôn của đảng và Nhà nước cộng sản nên phải cùng đứng lên, liều mạng cùi, kéo nhau xuống đường biểu tình, đòi đảng cộng sản và nhà nước giải tán, trả quyền cho người dân tự mình cai trị chính mình.
- Ráng chờ cho cộng sản bán, cướp sạch hết đất nước, tức là hết tiền, thì tự nó sẽ tan rã, quay lại cướp giựt lẫn nhau, tất cả sẽ tự thanh toán sạch.
Xin thưa lại đây vẫn là ý riêng của
Nguyễn thị Cỏ May


* Nhắc lại cho vui:  Sau 30/04/1975, ở Sài gòn, trong một buổi học tập chánh trị, cán bộ giảng giải về Trung Đông, nói ở xứ «1 răn» (xứ một răn)…. Và «xứ 1 rắc» (xứ một rắc).

https://www.nguoinam.com/

 

Đăng ngày 20 tháng 1.2020