banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Bầu cử 3/11: Lịch sử Mỹ lập lại?

Nguyễn thị Cỏ May

Ông Joe Biden hôm 7/11 đã tuyên bố trước báo chí là ông đã thắng cử và trở thành ông Tổng thống thứ 46 của xứ Huê kỳ . Thật ra kết quả chưa được chánh thức công bố. Tuy thế đã có bốn năm nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới, trong đó có ông Tổng thống Macron của Pháp, đã vội chúc mừng người thắng cử. Nhiều nước khác chờ khi có thông báo chánh thức. Như TT Poutine của Nga nói rõ ông chờ tới tháng giêng, lễ đăng quang của Tổng thống mới. Còn Xi ở Bắc kinh vẫn giữ im lặng cho tới hôm 13/11. Một sự dè dặt cần thiết hay chỉ là một màn kịch dở?
Trong tuyên bố đắc cử hôm thứ bảy vừa qua, ông Biden đã vội đưa ra khẩu hiệu sẽ «Hàn gắn nước Mỹ» như là uu tiên hàng đầu của chánh phủ của ông trong 4 năm tới. Ông kêu gọi người «Mỹ đừng coi kẻ đối lập như là kẻ thù nữa. Ông là Tổng thống đoàn kết mọi người chớ không phải chia rẻ, tạo lại cột sống của đất nước này, cho giai cấp trung luu, và nhứt là làm cho nước Mỹ trở lại được thế giới kính trọng».  
Còn Ông Tổng thống mãn nhiệm Trump lại không chấp nhận mình thua cuộc. Ông cả quyết đối phương gian lận bầu cử, và hôm 7/11, ông đưa ra lời tuyên bố «Tất cả chúng ta đều biết tại sao Joe Biden lại vội cho mình là người chiến thắng, và tại sao các đồng minh truyền thông của ông ta lại cố gắng hết sức hổ trợ. Vì họ không muốn sự thật bị phơi bày. Sự thật đơn giản là cuộc bầu cử này còn lâu mới kết thúc. Joe Biden chưa được chứng nhận là người chiến thắng ở bất kỳ tiểu bang nào, nói gì đến các tiểu bang có nhiều tranh chấp buộc phải kiểm phiếu lại, hoặc các tiểu bang mà chiến dịch của chúng tôi có những thách thức pháp lý hợp lệ và hợp pháp có thể xác định người chiến thắng cuối cùng».

Bầu cử Tổng thống diễn ra trong lúc nước Mỹ còn đang bị dịch Vũ hán hoành hành. Tuy nhiên dân chúng lại tham gia đông kỷ lục, có tới 66% cử tri đi bầu. Theo kết quả kiểm phiếu, ông Biden nhận được 74,5 triệu phiếu, Trump có 70 triệu phiếu.
Trong tháng 12, 538 Đại Cử tri sẽ họp để chánh thức chọn người làm Tổng thống, Quốc hội sẽ thông qua. Ngày 20 tháng  giêng sẽ làm lễ chuyển giao chánh quyền, chấm dứt nhiệm kỳ Tổng thống thất cử, tấn phong Tổng thống đắc cử.
Trước ngày đó, ông Biden có tuyên bố mình là Tổng thống thì đó mới chỉ là Tổng thống của ông và của truyền thông.

Ông Trump quyết liệt không nhìn nhận ông Biden thắng cử
Cả Chủ tịch Ủy Ban bầu cử Liên Bang cũng đã nhìn nhận có gian lận trong bầu cử. Bộ Tư pháp đã ra lệnh điều tra những điểm bỏ phiếu có trường hợp bất thường xảy ra.
Riêng có điều đáng ngạc nhiên, trong lúc 80% báo chí Pháp đều tả khynh, được chánh phủ tài trợ, và từ mấy hôm nay, đều coi như việc thắng cử của ông Biden là thực tế. Thế mà hôm 9/11, tuần báo «Obs» của đảng Xã hội (chủ nghĩa) Pháp, theo tin của AFP, đăng lời tuyên bố của một Thượng Nghị sĩ Cộng hòa Huê kỳ có ảnh hưởng mạnh, ông Lindsey Graham, khuyến khích ông  Trump hãy tiếp tục từ chối sự thất bại của mình trước Biden và tranh đấu về mặt pháp lý để khôi phục những  gì mình thật sự đạt được. TNs Graham tuyên bố trên Fox News «Chúng tôi sẽ sẵn sàng làm việc với ông Biden nếu ông ấy thắng cử, nhưng Trump chưa thua».
Ông Graham nói tiếp «Có nhiều gian lận» (magouilles), «nhiều chuyện đáng xem xét lại».
TNs Graham là Chủ tịch Ủy Ban Pháp lý ở Thượng viện, cho biết ông có bằng chứng sáu người đã chết mà còn bỏ phiếu ở Pennsylvania và nhấn mạnh thêm «hệ thống điện toán đã biến đổi phiếu của Cộng hòa thành phiếu của Dân chủ ở Michigan».
Ông kêu gọi các đồng viện, có một số đang giữ im lặng: «Chúng ta không thể để cho truyền thông lãnh đạo nước Mỹ, chúng ta phải tranh đấu». Ông kêu gọi tiếp «Đừng chịu thua, Tổng thống ơi, ông hãy chiến đấu mạnh lên ».
Nhiều TNs Cộng hòa khác, chừng  mực hơn, cũng đều từ chối nhìn nhận ông Biden thắng cử.
Chủ tịch Thiểu số ở Hạ viện, ông Kevin Mc Carthy, cũng lên tiếng «Chỉ sau khi kiểm phiếu, và có khiếu nại, phải kiểm lại, có thưa kiện, pháp luật phải xét sử minh bạch, thì nước Mỹ mới có thể quyết định ai là người thắng cử».
Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng không công nhận Biden thắng cử, ông nói sẽ có «nhiệm kỳ Trump II». Hôm 10/11, khi được hỏi ông có hợp tác với nhóm chuyển giao của ông Biden hay không, ông nói rõ hơn tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao «Sẽ có sự chuyển tiếp êm đẹp sang chánh phủ Trump lần hai".
Ông tiếp «Chúng tôi sẽ đếm hết mọi phiếu. Thế giới hãy tin tưởng rằng sẽ có sự chuyển giao. Bộ ngoại giao Mỹ hoạt động thành công khi có Tổng thống nhậm chức ngày 20/1".

Cho tới nay, phe ông Trump vẫn quả quyết là mình thắng. Vậy phải có gì cho thấy điều đó chớ?
Cỏ May tôi xin trích dẩn tin sau đây để thử có thể trả lời câu hỏi trên (Thử làm «luật sư cho quỉ» - Avocat du diable):
«Có tin nói 500 nhơn viên an ninh vừa được lệnh túa ra kiểm soát một số địa điểm bầu cử và giữ các phiếu đã bầu. Những phiếu này có in code (dấu hiệu riêng để phân biệt giả/thiệt). Đã có 14 triệu phiếu đưa qua Scanner trong 5 Tiểu bang, và 78% trong số này không được chấp nhận vì phiếu giả và tất cả đều về với ông Biden. Và chiến dịch kiểm soát của phe ông Trump đang hoạt động trên 12 Tiểu bang bị nghi ngờ. Theo «Web RealClearPolitics», nói rõ ông Biden từ 290 xuống còn 259 phiếu của Đại cử tri! Như vậy phải chăng ông Biden đã vội làm Tổng thống quá sớm?
Ngoài ra, trong việc kiểm soát, nhơn viên an ninh còn được biết thêm một trường hợp khác nữa «phiếu của ông Trump bổng được chuyển qua cho ông Biden» là nhờ máy của Công ty của nhà Clinton và đảng Dân chủ!».
Nếu tin này chính xác thì nay người ta có thể hiểu tại sao ông Biden nói, với thái độ tự nhiên và cả tự tin, là ông chắc chắn sẽ thắng.
Ngày 27 tháng 10/2020, ông cho biết nhơn lúc nói chuyện với ban vận động tranh cử rằng ông và nhóm của ông đã tạo ra “một tổ chức gian lận bầu cử có quy mô lớn nhất và bao trùm nhất trong lịch sử chính trị Mỹ”. Trên Twitter cá nhân, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Kayleigh McEnany, hôm 25/10, viết: “BIDEN THỪA NHẬN GIAN LẬN CỬ TRI! Joe Biden khoe khoang về “tổ chức GIAN LẬN CỬ TRI lớn nhất” trong lịch sử [nước Mỹ]”. Như có thể thấy trong video, ông Biden đang ngồi ở một nơi yên tĩnh, trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng vào ngày 24/10, và đưa ra tuyên bố ám chỉ đội ngũ vận động bầu cử có từ chánh quyền Obama.

Lịch sử lập lại?
Thường thì lịch sử ít khi lập lại!
Tổng thống Lincoln đã tái đắc cử nhờ triệt phá âm mưu gian lận phiếu bầu. Năm 1864, có một thương gia người Mỹ vô tình khám phá ra âm mưu gian lận lá phiếu bầu cử qua thư, một cách bỏ phiếu phức tạp nhứt trong lịch sử nước Mỹ. Và mục đích đen tối của việc gian lận này là để nhằm hạ bệ Tổng thống Abraham Lincoln tái đắc cử vào năm 1864.
Hình thức bỏ phiếu bầu qua thư xuất hiện trong cuộc Nội chiến Mỹ từ năm 1861-1865. Trước đó, chỉ có bang Pennsylvania tạo điều kiện để binh sĩ đang tham gia tại chiến trường được bỏ phiếu vắng mặt.
Nhưng đến cuộc bầu cử năm 1864, có hàng ngàn nam giới bị đưa đến các chiến trường xa quê hương. Do đó, trong giai đoạn từ năm 1862-1865, 20 Tiểu bang miền bắc nước Mỹ đã thay đổi luật cho phép binh sĩ đang tham gia tại chiến trường cũng có thể bỏ phiếu qua thư.
Trong cuộc bầu cử năm 1864, binh sĩ Mỹ khi đó sẽ lựa chọn bỏ phiếu cho Tổng thống đương nhiệm Abraham Lincoln của đảng Cộng hòa hoặc ông George McClellan của đảng Dân chủ.
Ông Orville Wood khi đến Pháo đài Mc Henry ở Baltimore để thăm Trung đoàn 91 New York,  nhận được tin “mật báo” của một đại úy rằng, đã có một số "trò chơi” đánh tráo trong việc thu thập  phiếu gửi qua thư của binh lính.
Đại úy Moses Ferry đã tiết lộ một tin động trời với Wood rằng các phiếu bầu từ Trung đoàn 91 của New York đã được “chỉ định” theo cách cứ 400 phiếu bầu dành cho McClellan, thì chỉ có 11 phiếu dành cho Lincoln.
Cùng lúc ấy, trên mặt bàn làm việc tại văn phòng của Đại úy là một danh sách 400 người thuộc diện bệnh binh và thương binh vừa gởi tới.  Đại úy Ferry chỉ bản danh sách này và nói đùa với ông Wood rằng: "Những người này, sống hay chết, nhưng tất cả đều đã bỏ phiếu tốt".
Những người tham gia vào đường dây âm mưu gian lận phiếu bầu đang dự định chuyển những thùng phiếu gian lận trở lại New York. Nhưng kế hoạch của họ đã sớm bị đổ bể khi vị thương gia Wood đã tiết lộ âm muu động trời này cho chánh quyền liên bang.

Sau ngày xét xử đầu tiên, phóng viên của tờ New York Times đã viết: “Những cử tri trung thực của bang New York đã thoát khỏi một vụ gian lận lịch sử và đáng sợ, một sự gian lận để tuân theo các khuynh hướng của Đảng Dân chủ...».

Nguyễn thị Cỏ May


 

Khi Joe Biden làm Tổng thống Huê kỳ

Nguyễn thị Cỏ May

Ông Biden thắng cử vẫn bị ông Trump kịch liệt bác bỏ vì cho rằng việc kiểm phiếu không minh bạch. Mãi cho tới hôm 15/11 vừa qua, lần đầu tiên sau tám ngày thông báo kết quả bầu cử, ông Trump lên tiếng trên tweet «ông Biden thắng cử». Nhưng liền đó, ông lại nhắc «ứng cử viên dân chủ đã gian lận để đạt được kết quả đó».
Người ta không biết khi ông Trump viết «ông Biden thắng cử» có phải do sự sơ xuất hay một sự trùng lấp (lapsus) nào đó hay không? Nhưng đây vẫn là hiện tượng đầu tiên ở ông Trump với những từ ngữ «Biden thắng...»!
Trước đó, hôm thứ sáu, cũng bằng cách nói úp mở, người ta suy diễn là ông Trump nhìn nhận ông Biden thắng cử vì ông Trump «có lẽ sẽ không có dịp quản lý nạn dịch Vũ hán»!
Truyền thông Mỹ loan báo các Ban Bầu cử địa phương và quốc gia đều công bố kết quả ông Biden được 306 phiếu đại cử tri và ông Trump được 232 phiếu.
Các Ban bầu cử, trong một thông cáo chung, xác nhận rằng bầu cử hôm 3/11 là an toàn nhứt trong lịch sử Huê kỳ. «Không có một bằng chứng nào về một hệ thống xóa phiếu bầu, đánh mất phiếu hoặc thay đổi phiếu hoặc gian lận bất kỳ bằng cách nào» (Theo AFP).
Trong lúc đó, khi nói về sự thắng cử, ông Joe Biden lại dùng «điều kiện» với chữ «nếu» (conditionnel). Nhưng chuyện đó không quan trọng. Điều hệ trọng là tìm biết sơ sơ trước coi ông sẽ làm gì trong thời gian đầu như đó là những uu tiên của ông khi ông vào Nhà trắng lấy lại hợp đồng bốn năm mãn hạn của ông Trump? Ông đang sủa soạn lập chánh phủ theo tiêu chuẩn hỗn hợp và có nhiều phụ nữ.

Những ưu tiên
Hôm 11/11, ông Biden tuyên bố nếu ông đắc cử trong cuộc bầu cử ngày 3.11, ông sẽ cấp quốc tịch Huê kỳ cho lối 11 triệu di dân bất hợp pháp.
"Chúng ta sẽ phải đối phó với nạn khủng hoảng di dân mà chúng ta biết. Tôi sẽ gởi tới Hạ và Thượng viện một dự luật về di dân để cho phép 11 triệu người trở thành công dân huê kỳ. Ông nới rỏ đây là một trong những uu tiên của ông ngang tầm cở với chống bệnh dịch coronavirus, tái thiết kinh tế mỹ và tìm phương tiện tái lập sự lãnh đạo của huê kỳ trên thế giới".
Ám chỉ đường lối cai trị của ông Trump, ông tuyên bố «nếu đắc cử, chúng tôi sẽ có một trách vụ lớn phải chu toàn là sửa sai những đổ vỡ của Trump gây ra trước đây».
Riêng về chủ trương cho 11 triệu di dân lậu trở thành công dân Huê kỳ đã làm cho những người muốn vào Mỹ đang ở biên giới Mễ hò hét, nhảy nhót, tung cao cờ Mỹ, nhiệt tình biểu lộ sự vui mừng. Hôm thứ bảy 14/11, họ làm lễ thắng cử của ông Biden để bày tỏ hi vọng sẽ vào Mỹ trong gần đây.
Một mục sư nói với báo chí «Chúng tôi hi vọng nhơn quyền sẽ được thât sự tôn trọng trong nhiêm kỳ tổng thống này». Ông cho biết ông rất tự tin nhờ ông Biden đắc cử, nhiều gia đình đang nhập cư lậu ở Mỹ sẽ không bị tách rời và trẻ con sẽ không bị nhốt riêng trong trại di dân lậu như dưới thời Tổng thống Trump.

Nhưng quan trọng hơn là chúng ta hãy nhìn về chánh sách kinh tế của ông Tổng thống mới đắc cử. Theo tuần báo «Le Point» và «Le Capital» (chuyên về kinh tế và tài chánh), ông Biden sẽ xử dụng thuế làm đòn bẩy đưa nước Mỹ ra khỏi khủng hoảng do dịch Vũ hán gây ra. Trước đây, kinh tế Mỹ phát triển, thất nghiệp xuống ở mức thấp nhứt chưa từng có trong mấy mươi năm qua. Từ khi dịch Vũ hán hoành hành, Mỹ lâm vào tình trạng kinh tế khủng hoảng trầm trọng, tuy trong gần đây có được vực dậy phần nào.
Ký giả Franck Dedieu trên Le Point (11/11/20) so sánh ông Biden với ông Tổng thống của Pháp François Hollande thuộc đảng Xã hội (Parti socialiste) là 2 giọt nước vì 2 người giống nhau hoàn toàn về mặt làm kinh tế. Và nhà báo Pháp nói với vẻ tự hào dân tộc, căn bệnh tâm lý cố đế của Tây đối với Huê kỳ mà, là ông Hollande đúng là người khai mở tư duy cho ông Biden về chánh sách kinh tế.
Cả 2 ông, Biden của Huê kỳ và Hollande của Pháp, đều nhắm vào thuế, không hề thắc mắc tới cái gốc của vấn đề.
Chuyện cũng lạ là xưa nay một tư tưởng, một trào lưu mới từ Mỹ vượt đại dương tràn qua Pháp, ảnh hưởng Pháp, nhưng phải mất nhiều năm dài. Nên Pháp luôn luôn đi sau Mỹ. Thế mà nay, về chánh sách kinh tế, Pháp lại đi trước Mỹ và ảnh hưởng mạnh Mỹ. Là mô hình cho Mỹ Dân chủ đi theo!
Chương trình kinh tế của ông Biden đưa ra giống chương trình của ông Hollande năm 2012, đắc cử Tổng thống Pháp, như 2 giọt nước. Hai người đều quan niệm dự án của họ giữa thời khủng hoảng, ông Hollande bị subprimes, ông Biden bị dịch Vũ hán, và đều sử dụng triệt để thuế làm đòn bẩy để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng.



Thi trường chứng khoán (Bourse) chào mừng tin ông Biden thắng cử nhưng liền đó, chương trình kinh tế của ông vừa đưa ra đã vội làm lắng dịu sự nồng nhiệt, theo nhận xét tổng quát của kinh tế gia Marc Touati trên tuần báo Le Capital (Paris,15/11/20). Thật vậy, xưa nay thị trường chứng khoán có cái gì quan trọng hơn tên của ông Tổng thống Huê kỳ, như hoạt động kinh tế và chánh sách của Ngân khố Liên Bang (Réserve Fédérale).
Trong lịch sử gần đây, Dow Jones của Mỹ chỉ bị mất giá dưới thời các Tổng thống Nixon, Carter do khủng hoảng dầu hỏa, và Bush do khủng bố Hồi giáo 11/09/2001 và Lehman Brothers sập tiệm. Với các Tổng thống khác, Dân chủ hay Cộng hòa, Dow Jones vẫn vững vàng mà không cần để ý tới ông Tổng thống.

Nếu bước vào Nhà Trắng vào cuối tháng giêng tới, liệu ông Biden có thể tiếp tục giữ nền kinh tế nước Mỹ như các vị tiền nhiệm của ông hay không? Bết lắm là Dow Jones đứng yên, khá hơn, Dow Jones mạnh trên thị trường. Ông đưa ra kế hoạch phục hồi kinh tế xã hội Mỹ với 2000 tỷ đô-la và chương trình của ông chú trọng hoàn toàn vầo việc tăng mạnh thuế.
Biden tính sẽ đánh 28% thuế các công ty lớn, trước đó ông Trump giảm từ 35% xuống 21%. Ông cũng muốn tăng mức thuế trên mức lời từ 20% hiện nay lên tới 39,6% cho những người có lợi tức cao. Sau cùng, ông sẽ tăng thuế lợi tức cho tất cả người dân Mỹ có lợi tức hơn 400000 đô-la/năm, mức thuế hiên nay 37% sẽ tăng lên 39,6%.
Vậy ba loại thuế này khi tăng lên sẽ không tránh khỏi làm mất tinh thần phần lớn dân Mỹ và nhứt là những xí nghiệp và những người đầu tư vào Thị trường Dow Jones.
Chuyện ai cũng thấy rõ khi chánh phủ tăng thuế thì sự tăng trưởng quốc gia lập tức sẽ suy giảm, dẫn đến mức thuế muốn thâu được cũng từ đó sẽ bị giảm. Hiện nay, mức nợ của chánh phủ là 115% trên PIB. Nó sẽ có thể đạt đỉnh không xa.
Hậu quả là mức lời công phiếu tăng làm suy giảm sự tăng trưởng vốn đã yếu do thuế tăng. Thị trường (la Bourse) dưới thời ông Biden chắc chắn sẽ không đi cùng hướng như dưới thời ông Trump.

Sau cùng mối lo ngại lớn nhứt của nhiều người về đường lối chánh trị trong những ngày tới của ông Biden, nếu thât sự ông vào Nhà Trắng như ông tuyên bố, đó là thái độ của ông đối với Tàu. Thật vậy vì trong vừa qua, người ta thấy cái đà lấn lướt của Tàu đã bị ông Trump chận lại ít nhiều, thì ngày mai này, ông Biden làm Tổng thống, nó sẽ lấn lướt trở lại và vươn lên mạnh thêm hay không? Nay áp lực kinh tế của Tàu lên thế giới, tính theo sức mua, là 19% trong lúc đó Huê kỳ chỉ có 16%.
Xin nhắc lại, năm 1980, áp lực của Tàu là 2%, Huê kỳ là 22%. Tàu đã vựợt lên năm 2017 và PIB của Tàu sẽ đạt tới 21% vào năm 2025 trong lúc Huê kỳ sẽ chỉ có 14,5% (Le Capital, theo FMI).
Vậy nếu không bị gì ngăn cản, Tàu sẽ không có lý do gì ngừng lại sức vươn ra của họ, dĩ nhiên sẽ làm suy yếu Huê kỳ, đánh mất vị trí của đồng đô-la trên thị trường thế giới. Nhờ sức mạnh của đồng đô-la mà đến nay, Huê kỳ còn giữ được địa vị Đệ I siêu cường. Khi mà đồng đô-la còn giữ giá trị qui chiếu trên hệ thống tiền tệ quốc tế thì Huê kỳ vẫn còn là cường quốc.
Trái lại, một ngày kia, đồng đô-la bị cạnh tranh và mất giá, Huê kỳ và cả thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng hơn những trường hợp đã xảy ra cho tới nay.
Mà đồng tiền duy nhứt có khả năng cạnh tranh với đô-la là đồng nhơn-dân của Tàu. Theo nhà kinh tế Marc Touati, đồng nhơn-dân không thay thế được đông đô-la chỉ khi nào không gian tài chánh của Tàu còn bị kiềm giữ nhờ đó mà đồng nhơn-dân không trở thành đồng tiền quốc tế được. Nhưng nếu không ai ngăn chận sức bành trướng của Tàu thì sự thay đổi vị trí của đồng nhơn-dân sẽ khó tránh trong một tương lai không xa.
Hiện tượng đáng ghi nhận. Từ lúc có tin ông Biden đắc cử, đồng nhơn-dân với đô-la bắt đầu thay đổi, từ 7,2 nhơn-dân ăn 1 đô-la, nay còn 6,61 nhơn-dân ăn 1 đô-la. Đây là điều không hay ho gì lắm của ông Biden. Nếu ông cứ bình tĩnh để cho đồng nhơn-dân vươn mạnh thì chắc chắn đồng đô-la sẽ bị thay thế và nước Mỹ sẽ trở thành nước «đang phát triển», ngập nợ nần, tụt hậu, sẽ lôi kéo theo Âu châu cùng thảm trạng.
Những người Xã hội (socialistes) chỉ tính vào thuế để tái lập công bình xã hội, xóa bỏ đẳng cấp giàu nghèo thái quá, hàn gắn đất nước. Mối lo chung của họ là bảo hiểm sức khỏe. Lấy tiền ở thuế nhưng lại không có chánh sách thuế hợp lý đối với những nhà tỷ phú!

Ông Jean d'Ormesson, nhà văn, Hàn Lâm viện Pháp, trả lời câu hỏi về đảng Xã hội đang cầm quyền dưới thời ông Tổng thống François Hollande «Xã hội (chủ nghĩa -socialisme) là kiếm cách lấy tiền của dân. Khi hết tiền để lấy, thì cũng hết xã hội chủ nghĩa».

Nguyễn thị Cỏ May


Quá nhiều "chông gai" đang chờ đón Joe Biden

nếu giả định đắc cử TT Hoa Kỳ

Đình Vũ

Trong lúc chờ đợi, nhiều người nhìn ngẫm lại thế cuộc mà giật mình thay cho ông Biden. Giả định như ông Joe Biden trở thành tổng thống Hoa Kỳ, thì những chông gai nào đang chờ đợi ông phía trước?
Trong những ngày qua, nhiều hãng truyền thông lớn của Mỹ đưa tin về việc ông Joe Biden thắng cử tổng thống Mỹ 2020, và đang chuẩn bị danh sách nội các để tiến tới tiếp quản quyền lực từ chính quyền tổng thống Trump. Còn một số nguyên thủ quốc gia thì đã nhanh chóng gửi lời chúc tới ông Biden, bất chấp việc chưa hề có một xác nhận chính thức nào từ Uỷ ban bầu cử, hay Chính phủ, hoặc Quốc hội Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump ngày 15/11 cho rằng điều này thật nực cười, vì không rõ từ khi nào truyền thông tự cho mình quyền tuyên bố tổng thống đắc cử, ông cũng nói: “Joe Biden chỉ là tổng thống của truyền thông Fake News (tin giả)”. Bên cạnh đó các luật sư của tổng thống Trump cũng thông báo đang chuẩn bị cho một số vụ kiện cực kỳ lớn làm rõ vấn đề gian lận bầu cử.
Kỳ thực chỉ với những gì người ta quan sát thấy trong những ngày qua, liên quan đến hệ thống ‘phần mềm ma’ Dominion, vấn đề người chết đi bỏ phiếu, bỏ qua quy định đối chiếu chữ ký cử tri v.v… thì công chúng đã đủ phân biệt trắng – đen rồi. Có điều nhất thời Đảng Dân chủ và thế lực phía sau còn đang vùng vẫy quá mạnh, nên hẳn là vẫn cần thêm một đoạn thời gian để đi đến chung cuộc hạ màn.
Trong lúc chờ đợi, nhiều người nhìn ngẫm lại thế cuộc mà giật mình thay cho ông Biden. Giả định như ông và phe nhóm sẽ vượt qua được phen này mà thành tổng thống Hoa Kỳ, thì những chông gai nào đang chờ đợi ông phía trước?

Đầu tiên đó là: Triều Tiên sẽ chúc mừng bằng tên lửa hạt nhân?
Mặc dù lãnh đạo Trung Quốc và nhiều nước khác đã chúc mừng ông Biden nhưng ông Kim Jong Un, lãnh đạo Triều Tiên hiện vẫn lặng tiếng một cách bí ẩn. Giới quan sát tỏ ra tương đối thận trọng với động thái này.
Ngày 15/11, tờ The Wall Street Journal đăng tải một bài viết có tựa đề: Với sự tham gia của Joe Biden, sẽ không còn những Hội nghị Thượng đỉnh hào nhoáng với Kim Jong Un nữa. Ngày đầu tiên nhậm chức của Tổng thống Biden (nếu có), thì cũng có thể là ngày Triều Tiên cho thấy khả năng tấn công Hoa Kỳ bằng tên lửa.
Cùng ngày, hãng CNN cũng đưa tin rằng, Tổng thống Donald Trump là người duy nhất trong số các nhà lãnh đạo Mỹ sẵn sàng có cuộc gặp riêng với ông Kim Jong Un, mang lại cho ông Kim cảm giác hợp pháp và an toàn trên trường quốc tế, mặc dù những nỗ lực đó đã bị đình trệ.
Xin lưu ý rằng, đây là những hãng truyền thông vốn phản đối ông Trump kịch liệt, nên tất nhiên những lời lẽ nhận định trên không phải để khen tặng vị tổng thống đương nhiệm này, ngay cả khi ông ấy xứng đáng, mà chỉ là nêu ra một thực trạng.
Đại sứ Joseph Yun, cựu đại diện đặc biệt của Mỹ về chính sách đối với Triều Tiên dưới thời cả Tổng thống Obama và Trump, cho biết: “Tôi nghĩ Triều Tiên sẽ thất vọng vì Trump không giành chiến thắng”. Theo ông Yun: “Hiện họ đã chứng minh rằng họ có ICBM (tên lửa đạn đạo xuyên lục địa) có khả năng vươn tới hầu hết mọi nơi trên lục địa Hoa Kỳ, họ cũng có một thiết bị hạt nhân rất lớn mà họ đã thử nghiệm vào năm 2017.
Kỳ thực nếu có cái kiếp nạn này, cũng vì ông Biden đã quá lố đôi lần.
Trong cuộc tranh luận hồi tháng 10 vừa qua, ông Joe Biden đã chỉ trích tổng thống Trump về chính sách đối ngoại với tên “côn đồ” “độc tài” khi ông Trump nói Kim là bạn tốt của mình. Còn khi được hỏi về điều kiện tiên quyết để ông Joe Biden đồng ý gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên, thì ông Biden thách thức rằng: “Với một điều kiện là (ông Kim Jong Un) chấp thuận sẽ giảm năng lực hạt nhân của mình” trước đã.
Ngày 11/11, tờ Express Mỹ có bài viết nhắc lại rằng: Hãng thông tấn Trung ương của Bắc Hàn (KCNA) trước đó cho biết, ông Biden xúc phạm tới lãnh đạo tối cao của Triều Tiên. Hãng thông tấn này nói thêm rằng hành vi của ông Biden đáng bị “trừng phạt không thương tiếc”.
Trước đó năm 2019, BBC dẫn lời kênh truyền thông nhà nước Triều Tiên, cho rằng ông Joe Biden thuộc diện “liều lĩnh và ngu ngốc, muốn chiếm đoạt chỉ vì tham vọng quyền lực”. Hơn thế nữa, còn là “một kẻ không có phẩm chất cơ bản như một con người, chứ chưa nói đến một chính trị gia”, “một kẻ ngốc với chỉ số IQ thấp”.
Tất nhiên Kim Jong Un đã đưa ra nhiều lời dọa dẫm từ xưa đến nay, nhưng ai cũng hiểu rằng không nên chọc tức lãnh đạo của một đất nước được cho là nhạy cảm bậc nhất hành tinh, và sở hữu không biết bao nhiêu vũ khí hạt nhân.

Vấn đề thứ 2 là chính sách đối ngoại với Trung Quốc
Giờ đây ai cũng ít nhiều biết đến mối quan hệ làm ăn mờ ám lâu dài của gia đình ông Biden với các thế lực gián điệp Trung Quốc. Những ổ cứng chứa đầy dữ liệu giao dịch tiền bạc và quan hệ trác táng của nhà Biden cũng nằm trọn trong tay chính quyền Trung Quốc. Thậm chí có người còn ví, ông Joe Biden là tài sản lớn nhất mà chính quyền ĐCS Trung Quốc đang có ở Mỹ. Cũng có thể hiểu rằng thông qua ông Biden, chính quyền Trung Quốc có thể gặt hái được nhiều thứ. Bắt đầu bằng việc đảo lại hàng loạt những chính sách trừng phạt Trung Quốc mà tổng thống Trump đã áp dụng trong thời gian qua, bao gồm mở cửa trở lại cho Huawei, khôi phục hệ thống Viện Khổng Tử, gỡ bỏ lệnh cấm đảng viên ĐCS Trung Quốc nhập tịch…
Chúng ta đều biết rằng, Huawei của Trung Quốc là một mắt xích quan trọng cung ứng sản phẩm cho các hãng công nghệ của Mỹ. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, khi tổng thống Trump thực thi chính sách cứng rắn với Trung Quốc, các hãng công nghệ lớn của Mỹ chịu nhiều tổn hại. Vấn đề này xảy ra trong nhiều lĩnh vực, bởi từ lâu Trung Quốc đã nổi tiếng với thương hiệu “công xưởng của thế giới”.
Ví dụ, theo Businessinsider ngày 6/8/2019, cổ phiếu của nhóm FAANG, gồm 5 gã khổng lồ công nghệ Mỹ là Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google đã mất tổng cộng 150 tỷ USD giá trị trong phiên giao dịch đầu tuần. Lý do là vì Trung Quốc duy trì chính sách tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp để đối phó với hàng rào thuế quan 10%, đánh vào 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 1/9.

Nếu ông Biden đắc cử, các hàng hóa Trung Quốc sẽ lại tự do tràn ngập đất Mỹ, và tất nhiên, đó có thể là hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng từ những trại lao động cưỡng bức… Túi tiền của các đại gia như Amazon sẽ đầy hơn, nhưng người dân Mỹ sẽ là người tổn thất.
Lỗi không nằm ở bản thân chuỗi cung ứng và những người lao động Trung Quốc, mà xuất phát từ chính sách thương mại bất công (nếu không nói là gian hiểm) của chính quyền Trung Quốc như tổng thống Trump đã từng nhiều lần lên án. Khi các chuỗi này được ông Biden nối lại, các hãng công nghệ sẽ thu được lợi ích. Nhưng kèm theo đó vấn đề bản quyền công nghệ, an ninh quốc gia sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Một khi Trung Quốc lèo lái thống trị kinh tế Hoa Kỳ, thì coi như ván cờ Mỹ – Trung đã vào thế tàn cuộc.
Ông Biden từng tự hào có mối giao hảo lâu năm với Trung Quốc, rằng ông ta sẽ lèo lái khôn ngoan mối quan hệ Mỹ – Trung. Nhưng không ai có thể quên được rằng, chiếc ổ cứng với đầy dữ liệu trác táng, hối lộ tình ái của cậu quý tử Hunter Biden, cùng các mối làm ăn của gia đình ông với trùm gián điệp Trung Quốc cũng là từ mối giao hảo này ra.
Tin mới nhất là, theo SCMP ngày 15/11, sau khi các kênh truyền thông lớn công bố “chiến thắng” của ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống, các quan hệ bán chính thức giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã được khôi phục. Dường như Bắc Kinh đang bí mật khởi động “Dự án Biden” để chuẩn bị cho những ngày tới.
Công chúng tự hỏi, liệu ông Biden sẽ có thể làm gì cho nước Mỹ khi cái thóp nằm trong tay gián điệp Trung Quốc từ lâu? Trong cuộc bầu cử này, để có được kết quả hiện tại, phe nhóm của ông Biden đã phải kết nối với rất nhiều thế lực.

Bản thân ông Biden không biết vô tình hay hữu ý khi phát biểu:
“Chúng tôi đã tập hợp lại với nhau, tôi nghĩ, thành một tổ chức gian lận cử tri quy mô và bao trùm nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ.”
Và hiển nhiên mỗi nhóm chủ nợ đều có mong muốn và yêu sách của mình. Ngày 7/11, người đồng sáng lập Black Lives Matter – Patrisse Cullors  gửi thư cho ông Biden và bà Kamala Harris đòi “lại quả”. Bức thư có đoạn: “Nếu không có sự ủng hộ vang dội của người da đen, chúng ta sẽ phải gánh chịu một kết quả bầu cử rất khác”. Bà Cullors lên kế hoạch gây áp lực cho ông Biden, nói rằng người da đen “muốn được lắng nghe và các mục tiêu của chúng tôi phải được ưu tiên”.

Vậy yêu sách của các nhóm khác là gì? Chưa ai có thể trả lời câu hỏi này, nhưng chắc chắn là được “lòng rắn sẽ mất lòng ngoé”, các nhóm thậm chí có thể sẽ là không chịu đội trời chung.

Thứ tư, 18/11/2020
Đình Vũ
Nguồn:  Epoch Times Tiếng Việt



Đăng ngày 22 tháng 11.2020