banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Chờ ngày vào Nhà trắng?

Nguyễn thị Cỏ May

Hôm nay 24/11/20, theo tin AFP, ông TT Trump bật đèn xanh cho ông Joe Biden đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử hôm 3/11 tiếp cận chương trình chuyển giao quyền lực tuy ông Trump vẫn chưa thừa nhận sự thắng cử của ông Biden. Cả những người ủng hộ ông cũng nhứt định chưa chiu thua. Như họ thấy có gì không ổn trong suy nghĩ của họ vậy.
Nếu không có gì trở ngại lớn bất ngờ vào giờ chót, ngày cử tri đoàn tuyên bố ai thắng cử, thì ông Biden ung dung bước vào Nhà trắng bằng cổng trước và ký hợp đồng thuê 4 năm. Sau đó có thể tái ký.
Thế là Huê kỳ sẽ có ông Tổng thống mới. Tình trạng tranh chấp, xung đột, gay cấn về ông này, ông kia mới xứng đáng làm ông Tổng thống cũng sẽ lắng dịu. Nhiều gia đình, nhiều bè bạn, vì chọn ông này, bỏ ông kia mà giận nhau, nghe nói có cả vợ chồng xách gói ra ở riêng. Nay tất cả sẽ hòa giải nhưng chắc vẫn còn kẻ buồn người vui!

Pháp chào mừng
Ngay hôm mùng 7/11, ông Biden tuyên bố thắng cử, ông Tổng thống Macron liền có lời chúc mừng trong lúc nhiều nước khác chờ cho tới ngày chánh thức mới chúc mừng. Không biết ông Macron có tình ý hay mối quan hệ riêng gì với ông Biden hay không, chớ riêng ông Gérard Araud, cựu Đại sứ Pháp tại LHQ và tại Washington, thì vô cùng hân hoan với tin ông Biden thắng cử. Ông Araud có thời gian dài làm việc và sống ở Mỹ nên có cảm tình sâu đậm với nước Mỹ. Ông liền kể lại một giai thoại về ông Biden với ông Hubert Védrine, cụu Tổng trưởng Ngoại giao của Pháp, nhơn lúc tham dự tang lễ cố Tổng thống G.Bush ở Washington năm 2018. Giai thoại này, theo ông Araud, sẽ làm rạng rở con người ông Biden về đặc tánh thu hút người khác mãnh liệt. Ông kể lại câu chuyện :
«Hôm đó, tôi (ông Araud, Đại sứ Pháp tại Washington) ngồi ngay bên cạnh ông Védrine trong nhà thờ Washington. Ông Joe Biden trở lại chổ ngồi. Ông Biden bỗng ngoéo tay và bá cổ ông Védrine, nói chuyện với ông Védrine về nước Pháp, vừa cười và hỏi ông Védrine có biết ông còn có cái tên (middle name) Robinette là tên Tây nữa không?
Ông Araud nhận xét, ngay lúc đó, ông Védrine đã bị ông Biden chinh phục cảm tình nhưng ông Araud lại nói thêm một cách quả quyết là ông Biden hoàn toàn không biết, không có một ý niệm gì về người mà ông đã vổ vai, bá cổ!».
Chuyện hơi lạ là trước đó, ông Biden là Chủ tịch Ủy Ban Ngoại giao của Thượng viện và Phó Tổng thống mà lại không biết ông Araud là Đại sứ Paris tại Washington và hơn nữa, ông Hubert Védrine là Tổng trưởng Ngoại giao của Pháp. Thế mà ông vẫn thản nhiên thân thiện như người quen thân lâu ngày nay tình cờ gặp lại. Chẳng lẽ ông đã lẩm cẩm từ đó ?
Chỉ vì cái thái độ thân thiện này mà ông Araud so sánh ông Biden với ông Chirac thì không đúng. Cái thân thiện của ông Chirac không ở cử chỉ mà ở từ trong con người của ông toát ra. Ông vào café ở Paris, lúc ông làm Thị trưởng Paris, tiến tới Bar, bắt tay những người đang có mặt ở Bar, vẫy tay chào những người đứng xa, kêu ly ruợu. Nói chuyện với người đứng Bar, với mọi người. Vui vẻ tự nhiên như dân đồng điệu đứng Bar gặp nhau. Chủ Bar đem ra dĩa thịt nguội, Chirac bốc một miếng bỏ ngay vào miệng. Như mọi người.
Cái nhìn của ông mới thu hút và gây niềm tin ở người bắt gặp cái nhìn đó.
Ông Chirac làm Tổng thống 2 nhiệm kỳ 12 năm (nhiệm kỳ 2 ông đề nghị rút lại còn 5 năm) tuy không có thành tích gì rực rở nhưng ông được đông đảo dân Pháp thương như người bạn đáng tin cậy.
Còn điểm này ở ông Chirac, không biết ông Biden có giống không? Trong những chuyến công du hay ở tại Paris, nhờ đàn em thu xếp, nhơn lúc thảnh thơi, ông có những quan hệ «ái ân» kín đáo bên ngoài.
Chuyện xảy ra, cả tắm, mà ông chỉ cần 5 phút! Báo chí đùa khi nói lén về ông, gọi ông là «Monsieur 5 minutes, y compris la douche!».
Vậy chắc khó nói ông Biden giống ông Chirac như báo Tây đang viết Biden là «Chirac américain!»

Ông Biden giống ông Hollande?
Tuần rồi, Cỏ May tôi có so sánh ông Joe Biden với ông François Hollande về mặt chánh sách kinh tế. Và 2 người đểu chủ trương lấy thuế làm đòn bẩy để tăng trưởng và cải tiến xã hội. Ông Biden chưa làm Tổng thống nên chưa biết thành quả sẽ như thế nào, đây chỉ nhìn chương trình của ông đưa ra mà so sánh thôi. Riêng ông Hollande tới năm thứ năm, còn 6 tháng nữa mới mãn nhiệm, đã vội tuyên bố sẽ không ra tranh cử kỳ 2 tuy ông mới có 62 tuổi, cái tuổi chín mùi để làm việc lớn. Có lẽ ông nhìn thấy thành tích của ông mà chính ông cũng phải lắc đầu, không dám lạc quan!
Dĩ nhiên nhiều người, không riêng gì phải là dân Mỹ 100%, không ai mong muốn ông Joe Biden là ông Hollande trong 4 năm nữa. Nhưng thực tế vẫn là thực tế!
Ngoài ra ông Hollande có một tài riêng mà chắc chắn ông Joe Biden sẽ không thể giống được hay bắt chước theo được.
Ông Hollande từ lúc làm cán bộ đảng Xã hội, lên làm Tổng Bí thư đảng, rồi làm ông Tổng thống, lúc nào ông cũng có bồ, cả bồ nhí, nhưng ông tuyên bố rõ là ông không làm đám cưới với ai hết cả. Ông chỉ làm đám cưới cho người khác. Và ông đã ban hành luật «cưới cho mọi người». Thành tích lớn của ông về mặt xã hội. Các vị tiền nhiệm không làm được vì kẹt với Vatican. Ông là người xã hội chủ nghĩa nên làm cách mạng.
Cái tài của ông là lúc đang làm ông Tổng thống và ở trong Điện Elysée với một bà bồ, đang đêm, ông trùm áo mưa, đội nón bảo hiểm che kín mặt, cỡi moto, lẻn đi ngủ với bà bồ nhí vừa mới chộp được do con trai cả giới thiệu để ông xa bà bồ đang theo ông. Hôm sau, ông ra về Điện Elysée trước khi trời sáng. Thê mới là ông Tổng thống xhcn của Pháp!
Sau cùng, nay Pháp đang hân hoan chào mừng ông Antony Blinken là một người bạn quí của Pháp sẽ làm Bộ trưởng Ngoại giao của Mỹ. Cũng theo ông cựu Đại sứ Pháp ở Mỹ, Gérard Araud, ông Biden đã đề cử ông Blinken vào chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao. Ông là người nói tiếng Pháp giỏi như người Pháp, mà còn là người thân thiện với Pháp nữa do lúc nhỏ ông học trong một trường tư song ngữ tôn giáo ở Paris XV. Ông hiểu rõ tâm tình người Pháp. Mẹ của ông lấy người chồng thứ hai là luật sư quốc tế Samuel Pasi, người Pháp, nên bà ở Paris thời gian dài. Ông Araud khoe là ông quen biết rất nhiều ông Blinken.
Nhờ đó quan hệ Pháp-Mỹ sẽ mở ra một trang sử mới tốt đẹp hơn?

Thành tích riêng của ông Joe Biden
Bà Hélène Vissière, đặc phái viên của tuần báo Le Point tại Washington (số báo ngày 31/10/20) phổ biến một bài điều tra về ông Joe Biden lúc chuẩn bị tranh cử Tổng thống với cái tít khá gay cấn «Gia đình rất cồng kềnh của Joe Biden» (La très encombrante famille de Joe Biden).
Bà nói rõ hơn đó là một cái xưởng chế tạo tai tiếng (l'usine à scandales), do cậu con trai Hunter và anh em của nhà Dân chủ gây ra rùm beng.
Chỉ vài tháng sau khi ông Biden đắc cử Thượng viện năm 1972, James, người em út, quyết định cùng với một người bạn hùn nhau mở một hộp đêm lấy tên là «Seasons Change» tại thành phố Delaware. James được nhiều ngân hàng cho mượn tiền tuy James mới có 23 tuổi và chưa có một chút kinh nghiệm nào về nghề nghiệp và vốn khởi đầu chỉ có 10000 usd trong túi. Chẳng may, hộp đêm không khá nên James không trả được nợ ngân hàng.
Ông Biden đang trong Ủy ban Đặc trách về Ngân hàng của Thượng viện biết chuyện ngân hàng lằng nhằng với cậu em của mình nên nổi nóng: «Điều mà tôi muốn biết, đó là làm thế nào mà kẻ trách nhiệm cho vay lại để cho chuyện xảy ra quá đáng như vậy?» Ông Biden kêu ông giám đốc ngân hàng ra khiển trách.
Mặc dầu nợ không trả được, James và người bạn vẫn mượn được thêm lần nữa 500000 usd ở một ngân hàng khác. Hai năm sau, James dẹp tiệm và nợ không thể trả được. Chuyện phải gây tai tiếng ồn ào tuy không ai nói rõ là ông TNs Biden đã dùng ảnh hưởng của mình giúp em làm ăn.
Không chỉ có James gây tai tiếng ồn ào. Từ năm mươi năm nay, gia đình Biden có tiếng là mang nhiều tai tiếng. Joe Biden vào Thượng viện năm 29 tuổi. Trong các cuộc vận động tranh cử, anh chị em nhà ông họp nhau thành lập ban vận động. Nhờ những mối quan hệ đó, sau bầu cử, mọi người đều có việc làm tốt, nhiều bổng lộc. Theo một báo cáo của «Citizens for Responsibility and Ethics», Joe Biden là một trong 5 TNs dùng ngân sách trả lương nhiều nhứt cho người trong gia đình từ năm 2001 và 2006.
Chuyện này cũng bình thường. Ở Pháp đã xảy ra khá phổ biến. Riêng vụ của ông Fillon, cựu Thủ tướng thời Sarkozy, tới nay còn ra Tòa. Lúc ông làm Dân biểu dùng «két» riêng của Dân biểu chi phí Văn phòng của mình như trả lương mướn thư ký. Ông Fillon đã lạm dụng qui định này, mướn con gái dịp hè và vợ làm nhơn viên văn phòng của ông. Thực tế chỉ có con gái làm, vợ không làm vẫn lãnh lương. Kết quả là ông mang tai tiếng không ra tranh cử Tổng thống được, mà cả gia đình còn ra hầu Tòa, tuy khoản tiền đó Dân biểu có quyền xài mà không cần báo cáo. Hoàn toàn hợp pháp. Cùng trường hợp có hơn 50 Dân biểu đảng Xã hội vẫn không bị truy tố. Báo chí cũng lờ không nói tới. Vì lúc đó, ông Hollande, đảng trưởng Xã hội, làm Tổng thống và sửa soạn bầu cử Tổng thống!

Cái tên «Biden» là «chiếc chìa khóa thần»
Theo Bà Vissìère, những vụ mờ ám, tai tiếng của gia đình ông Biden tới năm 2010 khép lại nhưng James lại nổi lên. Anh ta được một công ty Xây cất Nhà cửa và Đường xá (BTP) mướn mặc dầu James không biết gì về nghề này. Nhưng nhờ có James là nhơn viên cao cấp, mà chỉ vài tháng sau, công ty giành được hợp đồng 1,5 tỷ usd để xây 100000 căn nhà ở Irak. Trong lúc đó, James đặc trách chánh sách về Irak ở trong Nhà Trắng và anh Joe làm ông Phó Tổng thống.
Cùng lúc đó, Frank, một người em khác, làm lobby với chánh quyền địa phương Florida để «Mavericks in Education» được phép mở trường học tư. Trong 5 năm, Frank bỏ túi được hàng trăm ngàn đô-la. Vụ này bị điều tra về tội quản lý gian lận.
Cái tên Joe Biden trở thành một thứ «bí quyết thần tình». Trong một cuộc phỏng vấn, Frank nói «Người ta nhận tôi một cách tự động hoặc, ít ra, người ta lắng nghe điều tôi nói».
Nhưng Hunter mới đúng là con «cừu đen» của gia đình. Năm 1996, vùa học xong, liền được tổ hợp tài chánh MBNA nhận vào làm luật sư, mà công ty này là người tài trợ cho Joe Biden. Sau đó, cậu ta làm việc cho văn phòng môi giới (lobbyistes) nhưng vẫn tiếp tục lãnh lương của MBNA. Lúc đó, ông Biden đang ủng hộ dự luật gây tranh cãi vì có lợi cho giới chủ nợ, tức nhờ đó công ty MBNA tránh bị phá sản sớm. Và Hunter vẫn được nhận lương của MBNA cho tới năm 2005 khi dự luật ấy được biểu quyết.
Qua năm 2009, khi ông Biden làm Phó Tổng thống, Hunter mở một công ty tham vấn và hùn với Jonathan Li, chủ vốn đầu tư của Trung cộng. Năm 2013, Hunter tháp tùng theo cha công du qua Tàu và giới thiệu Li với ông. Hunter có cơ hội tốt làm ăn với Tàu.
Như vậy ông Biden có nên bị buộc tội là hối mại quyền thế, hay nói theo Hà nội xhcn là «nhứt thân, nhì thế» hay không?

Nếu mai này ông Biden làm Tổng thống thì liệu ông sẽ xử lý thế nào với cậu quí tử Hunter của ông để bảo vệ chiếc áo tổng thống của ông sạch sẽ? Ông dựng lên bức tường thép bao bọc ông?
Nhưng chắc ông sẽ giữ được mình sạch trơn như ông đã từng giữ thành tích 44 năm làm Thượng Nghị sĩ và làm Phó Tổng thống của ông như tờ giấy trắng vậy!

Nguyễn thị Cỏ May
 



"Nhà nước ngầm" và

"Đầm lầy Washington"

Hương Thảo

Bầu cử Mỹ hiện vẫn chưa có kết quả chung cuộc. Tuy nhiên, thông qua cuộc bầu cử lần này thế giới quả thật đã được chứng kiến rất nhiều điều khuất tất, ví như cái gọi là “Đầm lầy Washington” và thế lực “Nhà nước ngầm” trong nội bộ nước Mỹ, theo Vision Times.

“Đầm lầy Washington” là một cụm từ ám chỉ những nhóm lợi ích thâm căn cố đế tại thủ đô nước Mỹ, được ví von với những con cá sấu đầy rẫy trong đầm lầy. Chính những nhóm lợi ích này trên thực tế đang nắm thực quyền, đang thống trị nền chính trị tại Hoa Kỳ.
Vậy còn cụm từ Nhà nước ngầm (Deep State)? Ngoài chính phủ trên bề mặt mà chúng ta có thể nhìn thấy được ra, còn có một thế lực đen tối hắc ám, ẩn giấu trong bóng tối nhưng lại đang mạnh mẽ chi phối sự vận hành của chính phủ, sức ảnh hưởng của thế lực này là rất lớn đối với các quyết sách của chính phủ, do đó được đặt tên là "Nhà nước ngầm".
Ở Mỹ, “Nhà nước ngầm” bao gồm những thành phần sau: các cơ quan tình báo chủ yếu của đất nước, các nhân vật chính trị cấp cao, một số quan chức thâm niên hoặc lâu năm không được bầu trong chính phủ (chẳng hạn như công chức cấp cao), các cá nhân nắm giữ quyền kiểm soát các tập đoàn thương mại, quân sự hoặc tội phạm chủ chốt, các cá nhân và công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng, công nghiệp chống khủng bố, ngành tài chính quốc gia, các kênh truyền thông… Các nhóm này đã cấu thành một nhóm lợi ích chung đan xen rất phức tạp, ở một mức độ nào đó rất giống với các nhóm đặc quyền thời phong kiến. Thế lực Nhà nước ngầm này tồn tại đã lâu, nhiều đời tổng thống Mỹ quả thật đã phát hiện ra điều này, nhưng có thể họ ném chuột sợ vỡ bình quý, vậy nên thường không động chạm đến chúng.

Ban đầu, các thành viên của “Nhà nước ngầm” này có ở cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, nhưng nhìn chung phần đông họ nghiêng nhiều về phía Đảng Dân chủ hơn. Vì kể từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ vào năm 1992, thế giới bắt đầu bước vào kỷ nguyên “toàn cầu hóa”. Trong kỷ nguyên “toàn cầu hóa” này (từ năm 1992 đến 2016), đảng Dân chủ đã cầm quyền được 16 năm (Clinton và Obama), trong khi Đảng Cộng hòa chỉ có 8 năm (Bush con), và chính lợi thế nắm quyền trong thời gian dài hơn là yếu tố đầu tiên khiến lượng lớn các đảng viên Đảng Dân chủ trở thành thành viên của thế lực đen tối này.
Điểm thứ hai là, so với Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ ủng hộ toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn, đồng thời bản thân thế lực Nhà nước ngầm này cũng nhận được nhiều lợi ích nhất từ ​​toàn cầu hóa. Hai yếu tố này khiến thế lực đen tối ở “đầm lầy Washington” thể hiện sự ủng hộ nhiều hơn đối với Đảng Dân chủ.

Ngay từ trước khi nhậm chức, Tổng thống Trump đã nhiều lần cảnh báo sẽ “tát cạn đầm lầy”. Theo thống kê ghi nhận được, ông đã nhắc đến cụm từ này đến 79 lần chỉ tính riêng trong cuộc bầu cử năm 2016. Trong 4 năm tại vị, ông cũng đã 75 lần đề cập đến nó. Trên thực tế ông cũng đang tấn công “cái đầm lầy” này trong một số lĩnh vực. Dù chưa thể nhổ tận gốc, nhưng những hành động của ông cũng đã có tác dụng nhất định đến quyền lợi của thế lực Nhà nước ngầm này, nên họ đã tìm mọi cách ngăn chặn việc tái đắc cử của ông. Trong lần bầu cử này, người ta có thể phần nào thấy được hành tung của cái thế lực đó.

Sau khi sự cố máy tính của Hunter Biden – con trai ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden bị phanh phui, tất cả các kênh truyền thông dòng chính cánh tả ở Mỹ đều im hơi lặng tiếng, và các mạng xã hội chủ chốt ở Mỹ như Twitter hay Facebook cũng mạnh tay che giấu tất cả các ngôn luận xoay quanh vụ bê bối này của gia đình Biden.
Hành động đồng bộ của một loạt các kênh truyền thông dòng chính như vậy khiến mọi người phải tự hỏi liệu có một thế lực nào ở Mỹ đang chi phối các kênh truyền thông khác nhau hay không. Bởi sau khi “Đạo luật Viễn thông năm 1996” được thông qua dưới thời chính quyền Clinton, ngành truyền thông Mỹ đã bị lũng đoạn nghiêm trọng. Sáu tập đoàn lớn, cụ thể là Viacom, News Corp, Comcast, CBS, Time Warner và Disney đã kiểm soát hơn 90% các công ty truyền thông trên khắp nước Mỹ.
Trong suốt quá trình bầu cử, các thông điệp của Tổng thống Trump liên tục bị kiểm duyệt và phong tỏa bởi các kênh truyền thông dòng chính. Ngay cả khi ông đưa ra cáo buộc gian lận trong một cuộc họp báo của Tòa Bạch Ốc sau ngày bầu cử, tất cả các kênh truyền thông dòng chính đều ngắt chương trình phát sóng trực tiếp của ông với lý do không có bằng chứng xác thực. Họ chỉ là người đưa tin, tại sao họ lại có quan điểm của một nhà xuất bản.
Việc các kênh truyền thông dòng chính có thể đạt được sự đồng bộ nhất trí trong phối hợp như vậy là một điểm đáng kinh ngạc. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hành nghề cơ bản trong ngành truyền thông.
Không chỉ vậy, tất cả các bình luận trên Twitter và Facebook đề cập đến gian lận bầu cử đều bị chặn hoặc đặt cảnh báo, gồm cả của những nhà xuất bản truyền thông cũng như người dân bình thường. Trong một xã hội nhấn mạnh chủ nghĩa đa nguyên như Mỹ, thật khó hiểu tại sao một hành vi kiểm duyệt bóp nghẹt tự do ngôn luận mang tính đồng thuận như vậy lại có thể tồn tại giữa ban ngày.
Các nhóm lợi ích thâm căn cố đế trong giới chính trị Hoa Kỳ đã trực tiếp lũng đoạn chính sách đối nội và ngoại giao, tiến hành can thiệp quân sự và các hiệp định thương mại quốc tế hòng giúp một số ít giới tinh tú doanh nghiệp kiểm soát nguồn tài nguyên toàn cầu.
Thế lực đen tối này tin rằng quốc gia dân tộc chính là chướng ngại lớn đang ngáng trở họ, do vậy họ đang cố gắng hết sức để loại bỏ Tổng thống Trump, làm đủ mọi cách khiến ông rớt đài. Tổng thống Trump phản đối chủ nghĩa toàn cầu, chủ trương xé bỏ các hiệp định thương mại đa phương, điều này đã đe dọa đến lợi ích của nhóm người này, từ đó khiến Tổng thống Trump trở thành cái gai trong mắt.

Tổng thống Trump, một doanh nhân nhỏ bé chưa bao giờ nằm trong vòng tròn chính trị Washington, nhưng lại quyết tâm sẽ “Tát cạn đầm lầy Washington”, thì làm sao không bị các thế lực đen tối thâm căn cố đế này tẩy chay cho được? Nếu không hiểu rõ bối cảnh này, chúng ta sẽ rất khó hiểu được một loạt các hiện tượng kỳ lạ đang xảy ra trong cuộc bầu cử lần này.

25/11/2020
Hương Thảo
https://dkn.news/the-gioi/

 

Đăng ngày 27 tháng 11.2020