banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Chánh sách hội nhập của chánh phủ Pháp

và chủ trương Hồi giáo

Nguyễn thị Cỏ May

Thấy quan tài, ai cũng đổ lệ. Sau ngày 13 tháng 11/2015, dân chúng vừa hoảng sợ vừa phẩn nộ. Chánh phủ họp Quốc Hội lưỡng viện ban hành tình trạng khủng hoảng 3 tháng. Chưa bao giờ Chánh phủ được sự đồng thuận tốt đẹp trọn vẹn như vậy. Dân chúng cũng bày tỏ ý muốn chánh phủ phải có chánh sách đối với thiểu số gốc Hồi giáo sanh sống trên đất pháp chặt chẻ hơn về vấn đề kiểm soát an ninh công cộng.
Ngay trong tuần lễ đấu sau biến cố đau thương ngày 13/11, chánh phủ cho huy động lực lượng võ trang kiểm soát những khu vực di dân gốc Hồi giáo sanh sống tập trung ở ngoại ô Paris và các thành phố lớn như Marseille, Lyon, Strasbourg, Toulouse, Bordeaux. Lực lượng võ trang đã mở nhiều cuộc hành quân, kiểm soát 2500 nơi cư trú của di dân Hồi giáo, xét hỏi 305 người, quản thúc tại nhà 354 người, tạm giữ 267 người, cấm rời khỏi nước Pháp 22 người.
Ông Tổng trưởng Nội vụ, Bernard Cazeneuve, trong cuộc họp báo, cho biết đã đóng cửa 3 giáo đường Hồi giáo ở Lyon, Gennevilliers và Lagny sur Marne trong số 160 giáo đường quan tâm theo dõi.
Ở Pháp, theo thống kê chánh thức, có 2,1 triêu tín đồ Hồi giáo hành đạo trên dân số 6,86 triêu (ước tính của cơ quan điều tra dân số ) nhưng trên thực tế, có ít nhứt 4 triêu tín đồ Hồi giáo (ước tính). Hội đồng Hồi giáo ở Pháp than phiền số giáo đường Hồi giáo hiện nay là 2449, con số quá ít cho Hồi giáo theo qui định chánh phủ 1200 tín đồ cho 1 giáo đường, mà phải 250 tín đồ cho 1 giáo đường. Ông Dalil Boubakeur, Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo ở Pháp, tuyên bố từ nay (2015) tới 2 năm nữa, số giáo đường Hồi giáo ở Pháp phải tăng gấp đôi.
Cũng trong khuôn khổ những cuộc hành quân kiểm soát an ninh các khu vực dân cư Hồi giáo đông đảo và nhà thờ Hồi giáo, lực lượng võ trang tịch thâu được 398 võ khí trong số đó có 39 võ khí chiến tranh, như bệ phóng hỏa tiển cở nhỏ và nhiều tài liệu huấn luyện thánh chiến.
Sau khi giáo đường bị đóng cửa, lập tức dân Hồi giáo ra đường chổng mông làm lễ. Một số khác biểu tình yêu cầu chánh phủ lấy nhà thờ Công giáo đưa cho họ làm nơi cầu nguyện !

Chánh sách hội nhập
Pháp ban hành chánh sách hội nhập đối với người ngoại quốc tới Pháp. Các dân tộc gốc Á châu, như Việt, Miên và Lèo, từ khi sau biến cố đất nước bị cộng sản chiếm cho tới nay, phải nói là họ hội nhập khá tốt đẹp vào xã hội tiếp cư. Tức họ không hề gây bất ổn xã hội. Về mặt thành công, thế hệ con em thành công khá tốt, đứng sau người Pháp. Trong lúc đó, đại bộ phận, họ vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Như việc thờ cúng tổ tiên. Cách tổ chức đời sống gia đình, cách ứng xử với xã hội, lòng thương nhớ quê hương, ý chí phục quốc,... Những thành phần có vấn đề và vấn đề nghiêm trọng đối với nước Pháp là di dân gốc Hồi giáo. Trước đây là dân Á-rập và Phi châu, sau này có thêm gốc Đông Âu và Trung Đông.
Theo nhận xét của cơ quan thẩm quyền Âu châu thì chánh sách đón nhận và hội nhập người ngoại quốc của Pháp không thành công (xếp hạng 54/100 trong Liên Âu). Chủ trương hội nhập để thực hiện một xã hội Pháp phải thật sự hài hòa theo giá trị Cộng hòa nhưng lại phải giữ nếp văn hóa gốc của dân nhập cư mà phải tránh nạn mỗi sắc dân trở thành một tập hợp cực đoan. Muốn áp dụng tinh thần phổ quát mà lại giữ bản sắc, giữ cái khác biệc của dân tộc nhập cư. Chủ trương rất hay, rất lý tưởng nhưng phần lớn dân gốc Hồi giáo, lớp phụ huynh không thể hội nhập được, tới lớp con em tới 15 tuổi cũng không hội nhập được do học hành thất bại. Từ đó, dân Hồi giáo sống tập trung với nhau và đóng kín lại ở vùng ngoại ô các thành phố lớn. Cũng nhờ tình trạng xã hội này mà những thành phần Hồi giáo khủng bố có nơi ẩn núp và hoạt động. Cá sống nhờ nước, khủng bố sống và hoạt động nhờ những "đồng hương" Hồi giáo.
Trên thực tế, từ năm 2012, chánh phủ xã hội ngày càng nhắm mắt trước những thái độ "tôn trọng tính khác biệt của dân nhập cư" mà người Pháp chánh gốc, chính họ, bị kỳ thị ngay trên đất nước của họ. Dân Pháp không có quyền phô diễn nét văn hóa truyền thống nơi công cộng. Sắp tới lễ Noel là lễ tôn giáo và nét văn hóa Pháp và Âu châu, nhiều nơi không chưng bày máng cỏ truyền thống. Như trước Tòa thị xã. Lối vào trường học. Nhiều chánh quyền địa phưong đang thảo luận nên giữ máng cỏ hay bỏ đi. Nhiều nơi đã tự quyết định bỏ máng cỏ rồi. Đèn hoa treo ngang qua đường phố không giữ câu "Noel vui" mà thay thế bằng "Lễ cuối năm vui".
Trong lúc đó phụ huynh Hồi giáo yêu cầu nhà trường có con em của họ học hãy dep món thịt heo, tức dẹp bỏ luôn. Nhiều nơi sanh hoạt công cộng phải tổ chức cho phụ nữ Hồi giáo riêng một khu vực hoặc một hay hai ngày trong tuần. Và chánh quyền Pháp đã chấp thuận. Cho tới ngày nay, trên 3000 Thị xã chỉ mới có vài nơi từ chối yêu cầu của phụ huynh Hồi giáo.
Từ ít lâu nay, phụ nữ Hồi giáo trùm khăn kín mặt trở lại tuy luật cấm trùm khăn nơi công cộng đã ban hành.
Cách nay ít lâu, trường kỷ sư hàng hải ở Bretagne (trường công lập) làm lễ mãn khóa, sinh viên tốt nghìệp Hồi giáo được nhà trường cho tuyên thệ trên kinh Coran. Phụ huynh tham dự đội khăn phủ mặt ngồi trên khán đài hàng thứ nhứt dành cho những người có con em tốt nghiệp.
Chánh sách hội nhập của Pháp ngã theo thiểu số vì kỳ bầu cử 2012, Ông Hollande đắc cử với 85% phiếu cử tri gốc Hồi giáo. Đây là món nợ máu ông không thể quên được.
Trái lại, sau ngày đau thương 13/11, Thụy sĩ (ở Tessin) lại ban hành luật cấm phụ nữ Hồi giáo ra đường đội khăn phủ mặt. Vi phạm bị phạt 9000 euros.
Tiểu bang Tessin có 350000 dân trong đó có 2% Hồi giáo nhưng hằng năm có đông đảo du khách tới từ các nước Hồi giáo Đông Âu và Trung Đông. Luật cấm đội khăn phủ mặt áp dụng luôn cả cho du khách.

Ý nghĩa hội nhập qua những tuyên bố của chánh phủ Pháp
Thủ tướng Valls, tại đảo Mayotte, ngày 12/06/2015, tuyên bố "Hồi giáo có trọn địa vị ở Pháp và Âu châu. Đó là một thách thức của những năm tới: hãy chứng tỏ Hồi giáo hoàn toàn hội nhập với nền dân chủ của ta, với nền Cộng hòa của ta, với sự bình đẳng nam/nữ, với đối thoại".
Trên Đài RTL, ngày 05/08/2014, Bà Taubira, Tổng trưởng Tư pháp, giải thích về trường hợp có một số thanh nìên Pháp (lối 500) và thanh niên còn quốc tịch Trung đông và Phi châu đi qua Syrie "Phải hiểu tại sao thanh niên ở Pháp đi qua Syrie trong lúc này". Nhưng không biết bà có hiểu tại sao xảy ra ngày 13 tháng 11/2015 hay không?
Còn bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris, đảng Xã hội, nhìn nhận một cách rất bình thường "Ramadan (lễ nhịn đói ) là một lễ làm thành một bộ phận của di sản văn hóa (trên đài RMC, BFMTV, ngày 08/02/2015).
Bà Martine Aubry, Thị trưởng xã hội ở Lille, Thành phố phía Bắc, rất hài lòng khi ở thành phố của bà có tới 35% dân Á-rập. Là tuyệt vời. Bà cóc cần trong một thành phố mọi người đều giống nhau (tại La Rochelle, đại hội đảng Xã hội).
Ông Tayyip Erdogan, Tổng thống Thổ-nhĩ-kỳ, bày tỏ sự hân hoan với dân Hồi giáo khi đánh giá đúng mức chánh sách hội nhập của chánh phủ Pháp thuận lợi cho đà xâm nhập của Hồi giáo "Giáo đường là trại lính của chúng ta, nóc vòm giáo đường là mũ của chúng ta, tháp chuông là lưởi lê của chúng ta và tín đồ là binh sĩ của chúng ta».

Daech / Daesh hay IS - Nhà nước Hồi giáo
Gọi “Nhà nước Hồi giáo” nhưng danh xưng “Daech/Daesh hay IS” thật ra không đúng vì đây do gốc là một nhóm bạo loạn võ trang ra đời năm 2003 sau khi Huê kỳ can thiệp quân sự vào Irak. Nhưng Nhà nước Hồi giáo tự công khai hóa vào tháng 10 năm 2006 ở Irak. Tuy nhiên, nếu nó mở rộng tầm hoạt động ngày càng mạnh thì sẽ được thế giới thừa nhận. Vào cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50, chánh phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh tuyên bố vào tháng 9.1945. Cho tới năm 1950, sau khi Mao-trạch-đông về Bắc kinh mới được Mao thừa nhận, rồi Liên-xô tiếp theo. Trong lúc đó, Chánh phủ Quốc gia Vìệt nam của Cựu hoàng Bảo Đại được hơn 30 quốc gia nhìn nhận. Nhưng đường đi Sài gòn - Cap bị Việt Minh phá hoại, xe đò bị giựt mìn, dân chúng mất an ninh do Việt Minh liên tục khủng bố, thâu thuế, cấm chợ,... Từ những hành động khủng bố, Việt Minh trở thành một lực lượng võ trang được hưởng qui chế "Mặt trận". Và nhiều nước bắt tay với Việt Minh tuy chẳng được gì.
Đừng coi thường. Hiện nay, Daech là một nhóm võ trang có tổ chức và hiện đại. Những chỉ huy quân sự vốn là những sĩ quan bị thất sủng của Saddam Hussein. Khi Huê kỳ can thiệp võ trang ở Irak, họ gia nhập vào một lực lượng quân sự khác để phục hận. Thời gian sau, Daech tách ra khỏi Al-Quaida. Daech khác với Al-Quaida là không theo tổ chức hình tháp chặt chẻ, trái lại có tính dân chủ hơn.
Daech có những bộ phận hành chánh, tài chánh, tất cả đều hoạt động nhuần nhuyển để làm cho tổ chức chạy việc. Tài sản của họ lên tới hơn 3 tỷ đô-la. 21000 binh sĩ của Daech đến từ nhiều nước, không gia nhập chỉ vì lý tưởng hay niềm tin tôn giáo, mà còn làm lính nghề, tức lính ăn lương. Tuy nhiên họ có chung một điểm là chiến đấu bằng bạo lực để đưa Giáo chủ (Califat) lên ngự trị cộng đồng Hồi giáo thế giới, mở rộng đất đai, tìến chiếm thánh địa, và xa hơn nữa, tiến tới chiếm Âu châu, thiết lập nền luật pháp Hồi giáo (La Charia).

Pháp sẽ bị Hồi giáo hóa trước 10 năm nữa nếu...
Sau vụ khủng bố hôm 13/11 tại Paris, Đại tá người Nga đặc trách về An ninh, Ông Anatoly Vladimirovitch, trả lời cuộc phỏng vấn phổ biến trên mạng (Eurocalifat.com) về tình hình Hồi giáo và tương lai nước Pháp: "Pháp sẽ bị Hồi giáo hóa không tới mươi năm nữa".
Theo ông, cách ứng xử của dân Hồi giáo ở Pháp như đòi chánh phủ phải thỏa mãn những đòi hỏi của họ, không chấp hành luật pháp,... ở Nga, đều bị nhốt. Dân Nga thấm nhuần văn hóa tuân thủ luật pháp, còn ở Pháp, trái lại, vi phạm luật pháp là bình thường. Nếu chánh phủ Pháp không quyết tâm áp dụng luật lệ để bảo vệ an ninh thì dù có dẹp hết nhóm Daech thì, sau đó, cũng sẽ có những nhóm khác xuất hiện. Chính ở ngay xã hội Pháp xuất phát những người khủng bố nước Pháp.

Nguyễn thị Cỏ May

 

Đăng ngày 14 tháng 12.2015