banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn tạm ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Kaboul hay Sài gòn II ?

Nguyễn thị Cỏ May

Đầu năm 70, bạn đồng minh Huê kỳ quyết định bỏ rơi VNCH, không thực hiện cam kết rút quân, Việt-nam hóa chiến tranh, mặc nhiên giao miền Nam cho Hà nội. Ngày 30/04/75, quân Bắc việt tiến vào Sài gòn, ngỡ ngàng. Dân chúng hoảng loạn bỏ chạy. Nhưng 14 năm sau thất bại nhục nhã ở Việt nam, bức tường Bá-linh bỗng sụp đổ, kéo theo cộng sản Liên xô xuống hố, giúp Huê kỳ kết thúc cuộc chiến tranh lạnh, làm kẻ chiến thắng. Chào mừng nhơn loại hết thảm nạn cộng sản, học giả Mỹ, ông Fukuyama vội tuyên bố «Lịch sử chấm dứt», thế giới từ nay chỉ có dân chủ tự do.  
Lịch sử tái diễn. 46 năm sau Sài gòn, cũng người bạn Dân chủ Huê kỳ, cuốn gói bỏ chạy, trao Afghanistan cho Talibans với cung cách rất ngoạn mục.
Nhà báo Pháp, De Barochez (Le Point Online, 17/6/21) nhận xét «Nhưng trong nhứt thời, người ta nên nhận xét thấy rằng ông Joe Biden đã dâng trên mâm bạc một món quà chiến lược cho Xi với quyết định đầu tiên của mình trong chánh sách quốc tế. Ông Tổng thống Huê kỳ từng lấy sự tranh chấp không khoan nhượng với Tàu làm hòn đá tảng cho chánh sách đối ngoại của mình thì nay quả là sự thảm hại. Nó làm sụp đổ sức mạnh của Huê kỳ ở Á châu».
Cả người Huê kỳ (49%/1999 người trả lời, Politico và Morning Consul, 13-16/8, Le Point) cũng không khỏi hoang mang trước quyết định đột ngột của ông Biden rút quân ra khỏi Afghanistan. Thật ra việc Huê kỳ rút khỏi Afghanistan đã được nghĩ tới từ lâu. Trước đây, TT Trump cũng đã thương lượng với Taliban chuyện rút quân, tức có điều kiện và kế hoach. Huê kỳ và OTAN đã rút quân. Huê kỳ còn lại 2500 người. Nhưng vào đúng lúc này, Hạ viện can thiệp, chương trình của ông Trump phải ngưng. Tới ông TT Biden, ông phán «Ngày 31/8, Huê kỳ sẽ rút hết về xứ». Với ông rất đơn giản «Tôi hiện là ông Tổng thống Huê kỳ và cuối cùng, chính tôi chịu trách nhiệm», ông  kết thúc bài diễn vắn ngắn ở Tòa Bạch ốc trước khi trở lại Camp David nghỉ hè tiếp.
Thật ra, lúc đầu, định ngày rút hết quân Mỹ về nước là 11/9, ông Biden muốn gởi đi một thông điệp mạnh: «Huê kỳ lật qua trang sử của cuộc chiến quá dài phát xuất do phục hận và truy lùng những kẻ khủng bố hôm 9-11 nhằm vào 2 tòa tháp ở NY. Nhưng quái ác 20 năm sau, quân Talibans trở lại Kaboul không tránh khỏi làm cho ông Tổng thống Biden cảm thấy đắng cay. Sự thất bại ở Afghanistan sẽ khó giúp ông xoa dịu xứ sở.

Kaboul hỗn loạn


Photo: Le Monde

Quân Talibans bao vây thủ đô. Tuy nhiên Ông TT. Biden, trước đó, vẫn quả quyết cuộc di tản sẽ diễn tiến hoàn toàn trong trật tự.
Ngày 15/08, Kaboul sôi bỏng. Talibans bao vây thành phố. Ông Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã tẩu thoát được ra ngoại quốc an toàn. Ông là nguyên thủ quốc gia đầu tiên được bầu theo hình thức dân chủ tại Afghanistan vào ngày 7 tháng 12 năm 2004. Quốc hội là cơ quan lập pháp quốc gia Afghanistan.
Ông Tổng thống Biden nhắc lại một cách quả quyết «Huê kỳ rút hết quân ra khỏi Afghanistan hoàn toàn trong trật tự. Không có hoảng loạn. Tình trạng Sài gòn của Việt nam sẽ không có!»
Ông Biden trước đó, hôm 8/7, nói rõ cho mọi người yên lòng «Chắc chắn mọi người sẽ không chứng kiến cảnh người di tản phải trèo lên nóc Tòa Đại sứ Huê kỳ ở Afghanistan». Những lời quả quyết của ông Tổng thống Biden vang lên một cách kỳ lạ ở một tháng rưởi sau, khi chiếc trực thăng Chinook, hôm 15/8, bay trên nóc Tòa Đại sứ Mỹ ở Kaboul nhắc lại đúng cảnh di tản thảm hại của Sài gòn năm 1975.
Thật đúng là một kỷ niệm quá đau thương cho Huê kỳ mà ông Biden tưởng đã tránh khỏi nay tái diễn ở Afghanistan. Quân Taliban ồ ạt tiến vào, không bị một sức cản nào hết hôm chủ nhựt 15/8 tạo thành một cơn hoảng loạn nghiêm trọng trong các Tòa Đại sứ tây phương cho tới phi trường Kaboul. Tình hình từng lúc thêm khẩn trương khiến Hoa-thạnh-đốn quyết định tăng cường thêm 2000 quân bảo vệ an ninh cho người Mỹ và người Afghans liên hệ với Mỹ di tản.
Talibans đưa ra một thông cáo kêu gọi quân Talibans dừng lại ở cửa Kaboul, đừng tấn công vào thành phố để chờ trao quyền êm đẹp.
Ngày 8/7/21, ông Tổng thống Biden còn nhắc lại ông không có gì lấy làm tiếc về quyết định rút quân của ông khỏi Afghanistan «Chúng ta đã tốn kém hơn ngàn tỷ đô-la trong 20 năm qua. Chúng ta đã huấn luyện và trang bị hiện đại cho hơn 300000 quân Afghan» (thật sự Mỹ đã tốn hết 2261 tỷ đô-la huấn luyện và trang bị quân đội, và 296 tỷ cho cụu quân nhơn và thương bịnh binh) nhưng quân Afghans lại không giữ được nước tuy Taliban chỉ có lối 75000 quân. Vì quân đội Afghan không muốn đánh? Hay 300000 quân ấy chỉ toàn lính ma, lính kiểng?


Le général Chris Donahue est le dernier soldat américain à avoir quitté l'Afghanistan, le 30 août 2021. (Photo by Jack Holt / US Central Command / AFP) - Le Parisien.

Mọi việc nay đã rồi. Giờ đây hãy lo hậu sự. Hôm thứ ba vừa rồi, ông Biden hội ý với Thủ  tướng Anh, ông Boris Johnson, sẽ triệu tập các nhà lãnh đạo của nhóm G7 vào tuần tới để thảo luận tìm một cách tiếp cận với tình hình mới và một sách lược chung.
Gần tới kỷ niệm đau thương ngày 9-11 ở NY, quân Taliban hiên ngang trở về làm chủ Afghanistan phải chăng là một dấu hiệu hậu phục hận cho tên trùm khủng bố Oussaman Ben Laden? Tay trùm khủng bố Al-Qaida theo đuổi một mục tiêu chiến lược là tiêu diệt cho bằng được cái huyền thoại  «Mỹ là kẻ không ai có thể đánh thắng», theo di bút của hắn mà biệt kích Mỹ tìm được ở Pakistan năm 2011 sau khi hạ được hắn.
Hai thập niên Huê kỳ và OTAN can thiệp quân sự mà vẫn không giải phóng được Afghanistan khỏi sự kìm kẹp của Hồi giáo sắt máu mà cũng không ổn định được xứ sở này. Bảng tổng kết của 20 năm đổ người và của vào đó thật là bi đát chỉ làm cho người ta cảm thấy Huê kỳ không còn giữ được vai trò siêu cường của mình nữa và những cam kết về quân sự của Huê kỳ là tùy tiện. Huê kỳ tái cam kết bảo vệ các nền dân chủ ở Á châu và ngay cả ở Âu châu cũng làm cho các đồng minh khó tránh không ngờ vực.

Phụ nữ Afghanes khi Talibans tới

Với người phụ nữ Afghanes, từ nay kể như đời sống của họ dừng lại. Trước đây, khi quân Talibans bị đẩy lui phải lẩn trốn trong hang núi, phụ nữ Afghanes được quyền đi học, quyền làm việc…  Trên đường phố, trên tường, sách báo xuất hiện hình phụ nữ quảng cáo mỹ phẩm, thời trang. Nay họ phải vội xóa đi những hình ảnh đẹp đó để nhằm giữ an ninh cho tác giả.
Nhiều phụ nữ lớn tuổi nói với con cháu ngày tựu trường hôm 25/7 «Cuộc sống Tây phương mà các con đã có trước nay, giờ các con sẽ phải trả giá...». Hôm nay, quân Talibans trở về thôn xóm và thành phố. Nhiều nạn nhơn là nhơn chứng kể lại «Ở Farah, gần Hérat, ở Wardak và nhiều nơi khác, quân Talibans bắt đầu lên danh sách những cô gái trên 10 tuổi để gả cho các chiến binh Talibans. Những vụ bắt cóc đã xảy ra. Chưa xảy ra ở Kaboul nhưng chương trình rõ ràng và được áp dụng. Một phụ nữ, trong chế độ Taliban, đó là cái bụng để sanh đẻ. Họ không được đi đâu hết cả, phải ở nhà».
Trong buổi họp báo hôm 17/8, đại diên Taliban, Zabihullah Mujahid, đưa ra những lời hứa long trọng bảo đảm «người phụ nữ sẽ tích cực hoạt động» nhưng «ở nơi nào mà xã hội cần». Mà chỗ nào?
Phụ nữ «sẽ được phép đi làm ăn và đi học hành», nhưng trong «giới hạn của luật pháp Hồi giáo».
Dĩ nhiên không có người phụ nữ nào ngây thơ dám tin những lời hứa tốt đẹp này.
Khi được hỏi giữa Talibans bị quân đội Mỹ đuổi khỏi chánh quyền năm 2001 và Talibans hôm nay, có khác nhau không, đại diện Zabihullah Mujahid trả lời «Nếu câu hỏi đặt trên cơ sở ý thức hệ và tín ngưỡng thì hoàn toàn không có sự khác nhau nào hết cả».
Bà Chékéba Hachemi ở Kaboul là phụ nữ ngoại giao Afghane đầu tiên. Bà lập Hội phi chánh phủ (ONG) và nhờ đó bà xây dựng nhiều trường học theo Tây phương dạy từ lớp vở lòng đến hết Trung học phổ thông (Tú Tài). Từ hai mươi năm nay, bà đã đào tạo được hơn 300000 phụ nữ theo tây học trong số đó có những kỹ sư, giáo viên, cán sự các ngành kỷ thuật, y tá, nữ hộ sanh…
Theo bà, ngày nay Talibans mạnh hơn và chúng sẽ phục hận. Chúng sẽ thực hiện điều gì mà hồi những năm 1996 và 2001 chúng chưa làm được. Một Nhà nước chánh thức. Lúc đó, tuy chiếm được một phần Afghanistan nhưng chúng chỉ có Pakistan, khối Á-rập thống nhứt (Emirats Arabes unis) và Arabie Saoudite thừa nhận mà thôi. Nhiều người cho biết trong lực lượng quân Taliban có đủ sắc dân như Tchétchènes, Syriens, Libyens… Vậy không thể nói cuộc xung đột ở Afghanistan là giữa người dân Afghanistan với nhau.
Điều quan trọng là ngày mai này Afghanistan sẽ là lò thí nghiệm của thế giới về khủng bố Hồi giáo.
Ở Paris nhiều người nhận được hình ảnh những người phụ nữ ở Kaboul với nét sợ hãi trên mặt. Hiện có 400000 người tỵ nạn. Ngoài vấn đề nước uống thiếu, còn nỗi lo sợ trong bụng vói những người phụ nữ bình thường. Còn những người bị nhận diện là giáo viên, nhơn viên chánh phủ, các cơ quan ngoại quốc được giúp khuyên tìm cách lẩn trốn trong dân chúng vì không có được điều kiện di tản.
Tới nay, không người phụ nữ nào tin quân Taliban thay đổi cái nhìn của chúng về người phụ nữ. Luật pháp đối với phụ nữ vẫn là cấm đi học và đi làm việc sanh sống, đội khăn che kín mặt khi đi ra ngoài. Cầm tới máy tin học, tay rờ trên màn hình số, facebook... tử hình!

Phản ứng của Huê kỳ
Dĩ nhiên Mỹ cắt ngay nguồn sống của Taliban. Ngân hàng trung ương của Afghanistan do Mỹ giữ và FMI bị áp lực Mỹ sẽ không giúp. Một tình trạng khó khăn cho quân chiến thắng và cả cho nhơn dân Afghan. Nếu dân chúng nổi loạn thì sẽ là cơ hội cho Tàu và Nga can thiệp.
Mỹ cho biết chánh sách của Mỹ đối với chánh phủ mới ở Afghanistan sẽ tùy thuộc cách ứng xử của Taliban.
Nếu Mỹ ngăn chận mọi nguồn viện trợ tới Afghanistan thì xứ sở sẽ kiệt quệ. Taliban sẽ tìm thoát nạn qua Tàu. Tố cáo Mỹ đã tạo ra tình trạng bất ổn ở Afghanistan, Tàu tuyên bố sẽ sẵn sàng bắt tay với Kaboul.
Hồi tháng 7, một phái đoàn Taliban đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Wang của Bắc kinh và hứa đất Afghhan sẽ không bao giờ là căn cứ để chống Tàu.
Điều mà Tàu từng lo sợ nay được giải tỏa.
Riêng Tây phương đang lo mối họa của Afghhanistan trong những ngày tới đây khó tránh là «nạn khủng bố Hồi giáo», «á phiện» và «di dân tràn ngập».
Vì Al-Qaida đã tuyên bố «Taliban vào Kaboul chính là chiến thắng của Al-Qaida!»
18/08/2021
Nguyễn thị Cỏ May



Trong lúc vô số giới chức Đồng Minh cùng người dân Hoa Kỳ đã bày tỏ thái độ vô cùng bất bình về ông Joe Biden trong chính sách đối ngoại khi lặng lẽ rút quân âm trong một dếm, mà không thông báo trước. Thế giới lên án ông Joe Biden, đồng minh không còn niềm tin với chính quyền Joe Biden, nhưng lạ thay một số cụ vẹt tị nạn không hiểu lý do gì vẫn “hồ hởi phấn khởi” nói vuốt đuôi theo cùng một luận điệu trong muôn cái “đổ thừa” của ông Joe Biden lên trên đầu TT Trump!.

Thông tín viên Peter Doocy của đài Fox News đã đặt câu hỏi với ông Joe Biden. “Ông (Joe Biden) có nghĩ rằng những ai đó đã gây tác động trong việc rút quân khỏi Afghanistan, hay tự nó đã xảy ra?”! Ông Joe Biden thêm một lần nữa lại đổ tội cho người tiền nhiệm, thì Thông tín viên đáp lời “hiện ông là Tổng thống”. Câu này thật đúng quả không sai! Ông Biden đã ngồi trên ghế Tổng Thống từ ngày 20-1-2021, và cũng kể từ ngày đó ông đã thay đổi 62 sắc lệnh của ông Trump được,  thì ông có thể phá hủy hiệp ước với Taliban được cơ mà!. Ngược lại nột khi ông chấp nhận rút quân, thì ông phải thi hành tất cả điều khoản ghi trong hiệp ước chứ! Ông chọn lựa sự cho không Taliban chiếm trọn Afghanistan trong lặng lẽ, không cần cứu xét một điều khoản nào trong bản thỏa ước, thì chính ông phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lịch sử, kể cả cái chết 13 quân nhân trẻ thiệt mạng trong cuộc đánh bom tự sát của khủng bố Isis-K!
Bà Kathy McCollum, mẹ của quân nhân Rylee McCollum đã có lời phát biểu về: “…Gã bất tài nhu nhược mất trí (Joe Biden) đã khiến con trai tôi qua đời!” và bà quy tội cho tất cả những ai đã bầu cho ông Joe Biden phải liên đới chịu trách nhiệm...
https://tienglongta.com/

Đăng ngày 01 tháng 09.2021