banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Vài chuyện ở Paris mùa hè 2015


Nguyễn thị Cỏ May

 hè paris
Tắm nắng bên sông Seine

Nói tới mùa hè là nói tới du lịch, mua sắm và ăn chơi. Kinh tế của nhiều nước ngày nay khá lên được cũng nhờ ngành du lịch mở mang. Mà nhìn chung chính ngành dịch vụ đóng góp phần quan trọng cho kinh tế quốc gia. Pháp từ nhiều năm nay vẫn là nước dẫn đầu về số du khách tới viếng, kế đó mới là Anh. Năm rồi, 2014, du khách tới thăm viếng Pháp, đặc biệt là Paris, ăn chơi và mua sắm là 87,3 triệu lượt người. Năm nay, người ta hi vọng số du khách tới Pháp sẽ tăng hơn là giảm, nhờ du khách Á châu tới đông đảo.

Vẫn Paris bãi biển

hè parisNăm nay, Thị xã Paris vẫn tổ chức ”Paris Bãi biển” dành cho dân ở Paris và vùng phụ cận không đi hè được, ở lại Paris, có chỗ chơi, phơi nắng, tạm thời như được đi biển. Riêng năm nay, không riêng chỉ ở Paris, mà nhiều vùng ngoại ô cũng tổ chức "bãi biển" với cát trắng mịn, chỉ không có biển, nhưng đủ lều trại, dù lộng, các bà, các cô đầm mặc 2 mảnh, nằm dài phơi nắng. Từ năm trước, chánh quyền cấm thoát y 100% nơi công cộng.
Muốn thoát y, cũng không ở đâu hơn cái xứ Pháp này bởi Pháp có nhiều bờ biển đẹp và nắng ấm. Cứ đi về miền Nam nơi có nhiều trung tâm khỏa thân 100% để những người tới đây được cơ hội thật sự sống với thiên nhiên, thoải mái thoát tục.hè paris

Từ 20 tháng 7 tới 18 tháng 8/2015, dân Paris có thể bước ra khỏi nhà là tới ngay bãi biển cát trắng mịn. Khỏi phải đi xa về miền Nam hay ra ngoại quốc vì Corse, Maldives, Baléares, Crète,… ở ngay trước Tòa Đô chánh, trải dài trên đường Georges Pompidou và hồ Villette. Riêng khu vực Villette sẽ kéo dài tới 23 tháng 8/2015. Cũng trong Paris, năm nay, hai Quận 14 và 20 cũng làm bãi cát rìêng cho địa phương mình. Ngoài bãi cát, còn nhiều tiết mục khác như văn nghệ, thể thao nhẹ, như beach-volley, basket-ball, tai-chi, khiêu vũ, baby-foot,… dưới sự hoạt náo và hướng dẫn của nhơn vìên chuyên môn.

Paris Chợ chạy
Người Việt nam ở tỉnh hay ở các nước khác Âu châu, vào mùa hè, thường đưa cả gia đình qua Paris chơi. Là dịp ăn uống những món ăn Việt nam quen thuộc. Về trái cây, bà con sẽ tìm lại những thứ mà nhiều nơi khác không có như sầu riêng, măng-cụt, chôm-chôm, mít, xoài cát, bòn-bon, vải Thiều…
Riêng vải Thiều, vào mùa vải, người Việt nam ở Paris có thể ăn trái chín cây như đang ở tại quê hương làng Thiều vì các cô tiếp viên Hàng không Việt Nam mang tới đưa bán với giá từ 15 euros/kg. Hoặc các cô cầm qua lấy chi phí 5 euros/kg. Các cô còn nhận cầm về Việt nam hay cầm từ Việt nam qua, lấy tiền công cứ 5 euros/kg. Vì cách làm ăn này mà máy bay Vietnam Airlines, hạng doanh nhân (Business Class) và Économic Lux thường có vài toilettes bị đóng cửa, niêm yết «Không sử dụng được».
Có lần, cách nay không lâu, máy bay đậu ở phi trường Paris để chờ kiểm soát an ninh, bị nhân viên an ninh không cho bay trở về Việt nam ngay vì «Toilettes không sử dụng được», cần phải sửa chữa ! Toilettes hạng économic không bị tình trạng đặc biệt này vì số hành khách đông nên các tiếp viên không dám «đóng cửa».
Ở Paris 13, khu chợ Á châu, bên ngoài các chợ, trên lề đưởng Ivry là con đường chánh của khu chợ, từ ít lâu nay, xuất hiện một loại chợ chồm hổm bán rau cải, trái cây, vài loại bánh thường thấy ở Việt nam như bánh bò, bánh da-lợn, bánh cam. Mùa Tết, có thêm các thứ bánh dành cho dịp Tết như bánh tét, bánh chưng…

hè paris
Ảnh Cỏ May

Người đi chợ có xu hướng tới mua rau quả ở lề đường vì thấy nó tươi hơn trong chợ. Giá tương đối rẻ hơn chút ít. Mà theo tâm lý các bà đi chợ, chỗ nào bán rẻ hơn chỉ vài cắc, các bà tới đó mua, tuy phải đổ công đi một đoạn đường, tốn xăng, tốn sức. Thế mà có mấy ông đã dám phản đối ?
Nhiều người chọn mua hoa quả ở chợ lề đường này còn do một ảnh hưởng xã hội nữa. Cũng trong gần đây, chánh quyền Pháp khuyến khích dân chúng «đi chợ không quá 50 km». Chuyện này nảy sanh một phần từ một chương trình nhằm giúp giải quyết phần nào nạn thất nghiệp trầm trọng của Pháp từ mấy năm nay. Khuyên dân trồng tỉa, chăn nuôi nhỏ, vừa tiêu thụ cho mình, vừa cung cấp cho xóm làng (một phần là để giảm bớt chuyện xử dụng xe cộ xăng nhớt quá nhiều gây ô nhiễm môi trường, đây là chủ trương chính của Parti Ecologiste France)*
Ở khu Place d’Italie của Paris 13, có nhiều gia đình chỉ khai thác thửa đất chừng 100 m2, trồng hoa mầu, tiết kiệm cho gia đình không dưới 2500 euros tiền chợ rau cải mỗi năm, sau khi trừ mọi chi phí.
Trong những người bán hàng ở đây, có nhiều thứ rau quả thật sự do một vài gia đình người Việt nam và người Cao-miên cung cấp. Họ nhờ gốc nông dân nên chọn cách sanh sống bằng tiếp tục trồng tỉa khi tới tỵ nạn cộng sản ở Pháp. Họ ở về phía Nam Paris, cách Paris chừng hơn 200 km, tức ở bên kia Sông Loire. Những thứ rau quả trồng vùng Paris không được vì lạnh thì có thể trồng ở đó được. Mùa hè, vài gia đình người Cao-miên chở bắp non và ngọt do họ trồng từ tháng 4 đem lên Paris bán 1 euro/trái. Quả thật, bắp rất ngon. Luộc cũng ngon mà nướng càng ngon hơn.
Những gia đình làm nghề nông này, họ làm việc từ tháng 3, tới tháng 10, họ kéo nhau về xứ trốn lạnh, ăn Tết xong mới trở qua Pháp chuẩn bị cho mùa tới.
Khi chợ làm ăn được, thì cũng bắt đầu xuất hiện thứ «tư sản mại bản bóc lột sức lao động của giai cấp vô sản». Họ là những người không trồng tỉa, không lao động mà chỉ đi mua của nhà nông hay mua của chợ rau cải bán sĩ, đem ra phân phối cho người khác bán lẻ vì vốn liếng của họ là chiếm được chỗ ngồi bán trên lề đường. Những người này, không ai khác hơn là mấy chú chệt. Người ngồi bán, ngoài vài bà Việt nam, còn lại là dân Á-rập, Chà –và hay Tây đen.
Một hôm chúng tôi theo dõi mới thấy khi trên chiếc bàn con của người bán hàng sắp hết hàng, có ngay một chú chệt đem hàng tới để lên cho đầy mặt bàn.
Vẫn là chuyện làm ăn bình thường nếu như không xảy ra cảnh một chú chệt, đứng lẩn quẩn gần đó, khi thấy rau cải héo, bèn xách tới một sô nước nhỏ, lấy rau cải héo nhúng vào, lấy ra giũ vài cái, bỗng nhiên rau cải tươi trở lại. Không biết sô nước đó chỉ là nước bình thường hay có khả năng mầu nhiệm khác hơn ? Như ở Việt nam hiện nay. Theo kinh nghiệm thì cứ chỗ nào có ba tàu là có đủ thứ mờ ám, gian lận, cai thầu. Lớn hơn là băng đảng thâu hụi chết…
Nhưng chợ lề đường này, cứ vài hôm lại bị cảnh sát đuổi. Họ hốt cho vào bao, chạy. Cảnh sát đi khuất, họ trở lại, bán buôn nữa. Chợ vẫn tồn tại và có vẻ phát triển nên mới có vài chú chệt mò tới, xỏm mũi vào!

Một thứ chợ Hè ở Paris 13
Phải chăng vì mùa hè năm nay ở Paris quá nóng mà từ hơn tháng nay xuất hiện một khu "chợ ăn hàng" (ăn quà, nói theo người Hà nội) ở bên hông siêu thị Géant. Trước đây, chợ bắt đầu bán từ sau 12 giờ trưa, nay thì trễ hơn, phải từ 3 giờ chiều. Và chợ đông từ 6 giờ cho tới tối.

hè paris
Géant, Paris 13

Chỉ có bán đồ ăn mà thôi. Thức ăn, thức uống, được làm sẳn từ nhà, người bán chỉ đem ra bày lên chiếc bàn con, thứ bàn đi pic-nique. Thức ăn và uống có khá nhiều thứ khác nhau để khách hàng dễ lựa chọn. Thức uống đều lạnh, ướp lạnh hoặc với nước đá cục. Và những thứ uống cho mát vào mùa nóng nực như rau câu, xương sáo, thạch, rau má, chè ngọt nhiều màu…
Hôm qua, vào lối 3 giờ hơn, trời nóng như thiêu như đốt, Cỏ May cũng ráng tới cho biết vì ngày hôm trước vừa nghe một nhà báo nói tới.
Tuy ở vùng Paris khá lâu, nhưng Cỏ May thiệt tình vẫn chưa biết rành về khu chợ Paris 13 nên đã mất khá nhiều thì giờ tìm. Đi lòng vòng gần đó một hồi rồi phải hỏi. Cỏ May hỏi một người quét khu vực này, một người tàu chệt, nhưng anh ta lại không bìết. Trông thấy hai nhân viên an ninh khu vực – không phải công an khu vực của vc – Cỏ May tới hỏi. Hai người này chỉ khoảng trống của khu vườn chơi dành cho trẻ con và người khu phố. Lúc bấy giờ chỉ mới có năm bảy người bán.
Cỏ May mua 1 trái bắp luộc để làm quen và hỏi chuyện. Người chủ hàng là một phụ nữ Cao miên. Bắp rất ngọt làm cho người ăn khó tránh nảy ra cái ý nghĩ "bắp luộc với đường"? Nhưng người Cao miên chắc còn thật thà! Xin kể một câu chuyện xưa về tánh thật thà của người Miên cho vui. Một thanh niên người Miên đánh xe bò chở lúa. Khi xe lên dốc, thấy con bò đi chậm chạp, anh chàng bèn đứng lên, vác một bao lúa lên vai và nói với con bò ”Tao vác phụ cho mày một bao cho xe nhẹ bớt”!
Ăn hết trái bắp, Cỏ May muốn uống nước. Bà Miên giới thiệu chè bánh lọt nước cốt dừa. Cỏ May thấy có món gì màu đen như xương sáo. Bà Miên múc cho một chén với mít và trái thốt nốt, thêm vào chén nước đá cục. Biết đúng xương sáo, Cỏ May lại nghĩ không biết có phải thứ xương sáo ”quần lãnh” không? (Nhưng ngày nay, làm gì còn quần lãnh nữa. Nếu quần, thì chỉ có quần bò (jean) mà thôi). Chuyện kể có chú ba Tàu bán xương sáo, cứ múc vào ly cho khách hàng mà không lấy được miếng xương sáo nào hết. Lấy làm lạ, chú ta bèn bốc một miếng xương sáo nắm kéo lên. Không phải xương sáo nữa mà là chiếc quần lãnh của vợ phơi trên sào, đêm gió thổi, rớt xuống thau xương sáo của chú ta lúc còn nóng, xương sáo chưa đặc lại. Trong xóm lao động ở Sài gòn lúc bấy giờ chưa có đèn điện nên làm việc đêm tối khó tránh khỏi những tai nạn hay sai sót.
Tới hơn 5 giờ, người bán hàng và khách ăn hàng bắt đầu kéo tới. Nhìều người mua cầm về, kẻ mua ăn tại chỗ. Nhiều người khác mua đem lại chiếu trải sẵn, cùng ngồi xúm xít ăn với nhau.
Người bán phần lớn là người Miên, người Tàu, người Thái. Tới lúc Cỏ May ra về vẫn chưa thấy có bà Việt Nam nào trong số những người bán hàng ăn này.

hè paris
Ăn ngay tại chợ -  Ảnh Cỏ May

Thấy có một người Pháp chở hàng tới bằng chiếc xe rất "xịn", tức rất đẹp. Người nhận hàng để bày bán là một phụ nữ Á châu. Cỏ May hỏi chuyện mới biết đó là bà vợ của ông là ngưòi Thái lan. Họ đã sống lâu năm ở Thái. Về Paris vì ông ấy còn bà mẹ lớn tuổi và đau yếu. Ngày kia, khi mẹ mất, ông ta sẽ trở qua Thái lan sống với vợ người Thái.
Theo những người bán hàng ở đây, sau một buổi tối, mỗi người kiếm được cả trăm euros. Tuy nhiên, người chỉ bán ít hàng thì kiếm kém hơn. Cảnh sát chưa đuổi. Chợ chưa chạy. Nhưng có lẽ chợ cũng chỉ tồn tại tới hết mùa hè mà thôi. Chợ không thuế, không tiền chỗ.
Tới Paris, trông thấy dân chúng đủ chủng tộc sanh sống khá bình thường nên ít có ai nghĩ nước Pháp đang bị kinh tế khủng hoảng và đang sống bằng nợ cả ngàn tỷ euros mà chưa thoát ra được. Phải chăng nhờ chánh trị dân chủ và kinh tề thị trường không định hướng xã hội chủ nghĩa mà khả năng sản xuất xã hội vẫn còn vững mạnh?

Nguyễn thị Cỏ May

 

Đăng ngày 26 tháng 07.2015