banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Poutine: Chúng nó muốn thanh toán tôi!

Nguyễn thị Cỏ May

Thật tình Poutine đang lo sợ cho số mạng của ông ta và cả ngôi vị Tổng thống mà ông đã cố công dọn sẳn chờ ông cho tới năm 2036. Trước nhứt, ông lo sợ trong nội bộ, như cựu Thủ tướng Dmitri Medvedev bị thất sủng và bị ra rìa trước thế lực của cánh «siloviki» (quân đội và an ninh), Bộ trưởng Quốc phòng Serguei và Tham muu trưởng Valery Guerrassimov, bổng vắng bóng, giới trí thức yêu chuộng dân chủ tự do có thái độ bất mãn...  Từ mấy hôm nay, ông lo sợ thêm về những lời buộc tội không nhân nhượng của Huê kỳ và Âu châu về «tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống nhơn loại». Riêng lời tố cáo của ông TT. Biden, tuy đã được Tòa Bạch ốc điều chỉnh cho êm dịu hơn, vẫn khó xóa tan nỗi ám ảnh vì ông thừa biết những lời hăm dọa của Huê kỳ đưa ra, có khi vu vơ đó, nhưng thường có hậu quả không mấy đẹp lắm.  Đã có tiền lệ rồi.

Về phía Âu châu, hôm 4/4, ông Peter Stano, phát ngôn của Liên Âu lên tiếng tố cáo Poutine: «Liên minh Âu châu lên án mạnh mẽ nhất có thể về những hành động tàn bạo của quân đội Nga tại một số thị trấn Ukraine bị chiếm đóng, vừa được giải phóng. Những hình ảnh đầy ám ảnh về số lượng lớn thường dân bị giết, các cơ sở hạ tầng dân sự và nhà cửa của thành phố bị sụp đổ, cháy rụi... cho thấy bộ mặt thật của cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo mà Nga đang tiến hành chống lại Ukraine và người dân nước này. Các vụ thảm sát ở thị trấn Boutcha và các thị trấn khác của Ukraine sẽ được ghi vào danh sách những hành động tàn bạo trên đất Âu châu”.
“Nhà chức trách Nga phải chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo này, gây ra trong khi họ kiểm soát khu vực. Họ phải tuân theo luật quốc tế về chiếm đóng”.
“Thủ phạm của các tội ác chiến tranh và các vi phạm nghiêm trọng khác cũng như các quan chức chánh phủ chịu trách nhiệm và các nhà lãnh đạo quân đội sẽ phải chịu trách nhiệm. Liên minh Âu châu ủng hộ tất cả các biện pháp để đảm bảo trách nhiệm đối với các vi phạm nhơn quyền và vi phạm luật nhơn đạo quốc tế của quân đội Nga ở Ukraine”.
Trước đó một ngày, bà Ursula Von Der Leyen, Chủ tịch Ủy ban Liên Âu, đã lên tiếng yêu cầu điều tra độc lập về vụ thảm sát với mồ chôn tập thể hơn 280 thường dân ở Boutcha, ngoại ô Kyiv.

Về phía Huê kỳ, Tổng thống Biden tiếp tục gọi Poutine là tội phạm chiến tranh và khắng định: “Chúng tôi phải tiếp tục cung cấp cho Ukraine những võ khí mà họ cần để tiếp tục cuộc chiến và chúng tôi phải có được tất cả các chi tiết để đây có thể là một phiên tòa thực tế, một phiên tòa tội phạm chiến tranh”.
Ngày 2/4/2022, cựu Chánh án của Tòa Hình sự Quốc tế, Carla Del Ponte, trong bài trả lời phỏng vấn báo “Le Temps” của Thụy sĩ, đã lên tiếng yêu cầu áp lệnh “Quốc tế truy nã» bắt Poutine với cáo buộc hàng loạt “Tội ác chiến tranh”.

Poutine sẽ «hưu trí» hoặc bị thanh toán trong 6 tháng?
Đúng vậy. Ngoài những tố cáo gay gắt của Huê kỳ và Âu châu, lời tuyên bố của ông Christophe Steele, chuyên gia về Nga và cụu tình báo của Anh, rằng «Poutine sẽ được cho đi hưu trí hoặc sẽ bị thanh toán từ nay tới 6 tháng nữa là chắc chắn » (Le Point, 29/03/22, Paris).
Nhưng, nghề làm ông Tổng thống ở nước độc tài toàn trị như Nga và Tàu và cả Việt nam đâu có vấn đề huu trí hay nhiệm kỳ cố định?. Không sửa đổi luật lệ thì ông Tổng thống hay Chủ tịch chịu khó hi sanh thêm nhiệm kỳ nữa. Cứ thế mà nắm quyền dài dài...
Khi tập «hồ sơ Steele», mang tên tác giả, xuất hiện trên báo chí liền gây sôi nổi trong giới tình báo và cả chánh giới và làm cho họ bắt đầu quan tâm về Nga với Poutine. Tuy nhiên trong lúc đó, Huê kỳ và Âu châu lại không mấy để ý tới tầm ảnh hưởng của Poutine. Quan trọng hơn là cả hai Huê kỳ và Âu châu đã không thấy mối nguy hiểm ở Poutine. Đó là một kẻ thù lớn.
Năm 2014, Poutine chiếm lấy Crimée, cách phản ứng của thế giới làm cho Nga yên tâm là không ai dám làm gì anh ta nên từ đó, Poutine chuẩn bị tiến xa nhằm thôn tính trước các nước láng giềng cùng Chánh thống giáo. Và ngày 24/02/22, đánh Ukraine.
Huê kỳ và Âu châu không phản ứng đúng mức, theo Christophe Steele, một phần quan trọng, vì bộ máy cầm quyền bị tê liệt do tham nhũng và phe cánh chi phối vì quyền lợi riêng tư.
Khi mọi người thấy mối nguy hiểm thì đã trể vì chiến tranh Âu châu đã bùng nổ, nhà cửa đổ nát, máu xương rơi ngập đường phố.
Poutine xua quân đánh chiếm Ukraine làm cho Âu châu kinh ngạc vì Âu châu vẫn không tin Poutine có thể đánh một nước có chủ quyền thuộc Âu châu như Ukraine. Nhưng điều này không phải bất ngờ. Nhiều chuyện «không ai tin» đã từng xảy ra từ khi Poutine nắm quyền ở Điện Cẩm linh. Poutine đã giải thể công ty dầu khí Loukos, đầu độc điệp viên Litvinenko ở Anh, đánh Géorgie, xâm nhập Donbass và Crimée, đầu độc Skripal, ám sát Khangoshvili (năm 2020) ở Berlin... Và nay chiếm Ukraine. Rất biện chứng!
Điều chẳng ai ngờ là những chuyện này đã thật sự xảy ra trong quan hệ ngoại giao của thế giới sau chiến tranh!

Nên nhớ nước Nga cũng như nước Tàu, cả hai chưa bao giờ là nước dân chủ. Trong văn hóa và cả ngôn ngữ của họ không có tiếng «dân chủ, tự do». Ở Nga, năm 1991, sau khi chế độ cộng sản sụp đổ trọn vẹn, chợt lóe lên «ánh chớp dân chủ» như có tự do báo chí và tự do bầu cử. Nhưng chẳng bao lâu lại vụt tắt. Chưa kịp thành định chế. Vì muốn có chế độ dân chủ phải có nhà nước pháp trị trước.
Ở một nước không có dân chủ, mọi thay đổi thể chế chỉ xảy ra bằng bạo lực. Thay đổi Poutine cũng không ngoài thông lệ đó. Poutine biết hơn ai hết.  Gần đây, ông tránh gần mọi người. Cả khi phải tiếp quốc khách. Họp nội bộ thân tín, Poutine cũng ngồi cách xa ít nhứt là 6m .

Ông Christophe Steele nghĩ nay Ukraine bị Poutine tấn công chắc đã thật sự đánh thức Âu châu, làm cho mọi người kinh hoàng tưởng đâu mình đang nghe tiếng bom đạn của Thế chiến năm 1945! Vậy chánh phủ Âu châu, và các cơ quan tình báo phải tìm cách thanh toán kẻ địch trong thời bình, hơặc thay đổi hẳn chế độ đó chăng?
Nhưng theo ông Christophe Steel, thay đổi một chế độ từ bên ngoài vẫn là điều khó khăn. Muốn thay đổi theo cách này một chế độ độc tài toàn trị như chế độ Poutine lại là điều quá mơ hồ. Giả sử chế độ Poutine bỗng thay đổi theo dân chủ thì điều đó cũng phát xuất từ bên trong. Từ chế độ. Dĩ nhiên sự thay đổi còn phụ thuộc ở dân chúng nữa khi dân chúng nhận thấy chế độ là mối nguy cho họ. Phản ứng này sẽ chậm khi dân chúng không thấy thiết tha với dân chủ. Ở Nga, có nhiều người nói nay có dẹp Poutine thì mai sẽ có Poutine mới thay thế. Mỗi người dân là một Poutine!
Còn giới trẻ được tiếp xúc với thế giới dân chủ nay lại tranh nhau tìm đường ra ngoại quốc sanh sống. Giới trí thức thì bị công an theo dõi kìm kẹp.
Muốn giúp Nga thay đổi, từ vài năm sau này, vẫn theo hồ sơ Steel, nhiều cơ quan tình báo Tây phương đã thất bại. Vì muốn hiểu biết về Nga, hiểu Nhà nước, quân đội và hệ thống kỹ nghệ quân sự của họ vẫn chưa đủ, mà còn phải phân tách quan hệ giữa tội ác có tổ chức và chánh sách, giữa những nhà tài phiệt và chánh sách, giữa nhà cầm quyền và hệ thống tham nhũng (la cleptocratie). Phải hiểu những hệ thống đó hoạt động hài hòa với nhau như thế nào để có thể can thiệp vào được. Nhưng Âu châu chưa làm được vì không đủ khả năng! Ngoài ra, như đã nói, không thiếu chánh khách Âu châu, như cụu Thủ tướng Pháp và Đức chạy qua Nga (và Tàu) hợp tác vì tư lợi.
Còn đối thoại trực tiếp, như Macron, thì Poutine chỉ mỉm cười xã giao cho vui thôi.
Nên nhớ những nước sẽ ảnh hưởng xấu hay hủy hoại nếp sống văn minh của chúng ta, nền kinh tế chánh trị của chúng ta trong thập niên tới đây là Nga và Tàu. Để giữ mình, chúng ta phải phản ứng với sức mạnh và hiểu biết. Chúng ta đã lầm tưởng nền hòa bình sau thế chiến được bảo đảm trường kỳ cho chúng ta. Không!

Cuộc chiến Ukraine sẽ được kết thúc gần đây hay sẽ kéo dài vô tận?
Ông Christophe Steel cho biết trước mắt, ông bi quan nhưng về xa hơn, ông lạc quan. Ông không tin «Poutine có thể sống sót qua khỏi cuộc mạo hiểm này»! Chắc chắn Poutine sẽ bị cho đi «hưu trí» hoặc bị giết từ nay tới 6 tháng nữa mà thôi! Nhưng sau Poutine, tình hình nước Nga cũng sẽ chưa có gì khởi sắc hơn.

Ông Biden hăm dọa
Tại Varsovie hôm 29/03/22, ông TT. Biden tuyên bố «Mỹ sẽ thay đổi chế độ ở Mạc-tư-khoa» đã làm cho Poutine hoang mang. Phản ứng của Chánh phủ Nga không đủ cân xứng với lời tuyên bố của ông Biden.
Ông Biden nhắc lại lời của Giáo hoàng Ba-lan Jean-Paul II «Đừng bao giờ mất hi vọng, đừng ngờ vực... đừng sợ» khi nói với dân chúng Ba-lan, ngụ ý hướng về khối cộng sản. Và quả thật, TT.Reagan gặp Chủ tịch Gorbatchev ở Đức và khối cộng sản sụp đổ.
Ông Biden thường chỉ đọc lại lời được soạn sẵn, có khi còn lôi thôi. Thế mà khi lên tiếng mạnh dạn tố cáo Poutine, ông lại xuất khẩu thành văn! Ông cam kết bảo vệ các nước trong OTAN vì đó là cuộc chiến lớn giữa dân chủ và độc tài, giữa tự do và đàn áp, giữa một trật tự trên nền tảng luật pháp và một thứ chánh quyền cai trị bằng bạo lực thời sơ khai.
Ông tiếp, với giọng nói rõ ràng, lời không lắp bắp «Vì tình yêu Đức Chúa Trời, Poutine không thể nắm quyền được nữa».
Tuần sau đó, Biden vẫn còn tiếp tục tố cáo Poutine là «tội phạm chiến tranh, tên độc tài giết người, một tên du đảng thuần túy» đánh Ukraine một cách dã man. Ông không quên nói thêm Poutine là tên «đồ tể».
Chửi Poutine là thứ gì cũng không thấm. Nhưng khi ông Biden nói «tôi muốn thấy nó rời khỏi chánh quyền» không khỏi nhắc lại ở Poutine cái danh sách những nhà cầm quyền độc tài ác ôn và sự can thiệp của Mỹ. Hình ảnh một Kadhafi ở Libye đã không tránh khỏi gợi lại ở Poutine một điều mới mẻ và là lạ!
Poutine khẽ rùng mình!
Nguyễn thị Cỏ May

 

Đăng ngày 11 tháng 04.2022