banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Mối tình đổ bộ

Nguyễn thị Cỏ May

Ngày thứ ba, mùng 6 tháng 6 năm 2023, vùng Normandie, nằm sát biển Manche, phía Bắc nước Pháp, cử hành rất rình rang lễ kỷ niệm lần thứ 79 ngày Đồng Minh đổ bộ giúp giải phóng nước  Pháp và Tây Âu thoát khỏi Đức Quốc xã chiếm đóng. Dĩ nhiên ông Tổng thống Macron tham dự lễ. Ông tới thành phố Colleville-Montgomery và Arromanches ở Normandie.
Đội tuần tra bay trên các địa điểm lễ vì Ngày lễ D-Day diễn ra khắp các thành phố dọc theo bờ biền thuộc vùng Normandie. Dân chúng tham dự không giữ được sự xúc động khi đứng gần hoặc gặp những cụu chiến sĩ đã tham dự cuộc đổ bộ ngày 6/6 của 79 năm trước.
Ngày D-Day, 6 tháng 6 năm 1944, có hơn 150000 binh sĩ và nhảy dù của Đồng Minh đổ bộ lên bờ biển Normandie đánh đuổi quân Đức Quốc xã, có hơn 10000 chiến sĩ đã nằm lại Normandie như quê hương của mình.  Ngày D-Day đánh dấu một khúc quanh quan trọng của Đệ II Thế chiến và cuộc hành quân Overlord ngày nay vẫn còn được cho là lớn nhứt lịch sử.
Từ cuối tháng 5 và qua những ngày đầu tháng 6, nhiều chương trình lễ được chuẩn bị ở các nơi để tưởng nhớ những vị anh hùng giải phóng đến từ khắp thế giới đã bỏ mình cho Tây Âu vì Tự do.

Hàng năm, văn phòng du lịch của Normandie tổ chức Ngày D-Day Festival Normandy với những buổi lễ dọc theo bờ biển nơi 79 năm trước lực lượng Đồng Minh đổ bộ.  Riêng năm nay, có gần 100 chương  trình lễ cho ngày kỷ niệm lớn này như hòa nhạc, diễn hành, nhảy dù, diễn lại trận đánh, pháo bông...

77 năm sau…
Cụ Jack Hamlin, 99 tuổi, cựu binh sĩ của  US Coast Guards, từ Huê kỳ qua Normandie, lần này không phải đổ bộ, mà để tìm gặp gia đình của người yêu là một cô gái Pháp mà Cụ gặp ở Cherbourg, Normandie, tháng 12 năm 1944 và yêu say đắm ngay từ thuở đó.  Cụ cầm theo tấm hình của Jacqueline, người yêu, mà Cu vẫn giữ kỷ trong người, như vật bất ly thân.


Cụ Jack Hamlin với tấm hình của người yêu, cô đầm Jacqueline Mariette, tháng 12/1944
( Photo - 21 juillet 2021 ở Normandie. © LUCE Dominique – Le  Point, 24/07/21)


Một buổi tối mùa đông năm 2021, bà Catherine 72 tuổi, ở Paris, nghe điện thoại một cựu chiến binh Huê kỳ trong Đệ II Thế chiến, đã đổ bộ lên Omaha Beach, mặt trận đẩm máu nhứt, kể lại chuyện tình của ông với một cô đầm tên Jacqueline.  Bà không khỏi ngạc nhiên vì ông cụu chiến binh này muốn tìm lại gia đình người xưa mà lại đúng là mẹ của bà. Bà Catherine ngạc nhiên mà cũng cảm thấy vô cùng thú vị. Mối tình đẹp như một bài thơ. Quá lý tưởng của tình yêu giữa thế kỷ trước.
Bà Jacqueline, mẹ của bà, đã chết năm 2005. Mà mẹ của bà suốt đời lại không bao giờ kể lại câu chuyện có một chú lính Mỹ yêu bà say đắm. Và hai người đã trao cho nhau những kỷ vật!
Năm tháng sau, ngày 20 tháng 7 năm 2021, bà Catherine đã sung sướng  ngã vào vòng tay Cụ Jack Hamlin ở Bretteville l'Orgueilleuse gần Caen, không xa mấy nơi ông đổ bộ trước đây.

Cụ Jack Hamlin sống ở Missouri, Huê kỳ, qua  Pháp vài ngày để tìm lại dấu tích của người xưa. Rất may mắn, Cụ gặp được người con gái và 2 cháu ngoại của người yêu.  Thật sung sướng cho Cụ. Những dòng  lệ nóng âm thầm lăn nhẹ trên má nhăn nheo của cụ già 99 tuổi khi Cụ nhìn những bức hình của người mà Cụ đã gặp vào một buổi chiều mùa đông năm 1944 ở Cherbourg, Thành phố vùng Normandie.

Bữa ăn tối thơ mộng trên chiếc tàu đổ bộ
Một bữa tiệc thân mật được tổ chức trên chiếc tàu đổ bộ thứ nhỏ vừa để mừng Giáng sanh. Một người bạn Trung sĩ cùng tới, với hai nữ y tá trẻ.  
«Khi trông thấy Jacqueline, tôi chụp nàng ngay, và cả vị chỉ huy của tôi nữa », Cụ kể chuyện lại vừa khôi hài mặc dầu Cụ sắp bước qua tuổi bách tuế trong ba tháng nữa mà vẫn còn khỏe mạnh.  Nhưng bữa tiệc hôm đó kết thúc vội vì Cụ là lính tuần duyên nên bị gọi khẩn đi cúu cấp tàu SS Léopoldville vừa bị tàu lặn của Đức bắn ngoài khơi Cherbourg trong  lúc đang  chở 2000 binh sĩ Mỹ đi tiếp viện mặt trận Ardennes. Tàu bị chìm trong biển băng giá. Ít nhứt có 800 quân nhơn chết chìm, nhưng nhiều người còn sống sót nên cần được Jack và đồng đội tới cúu.  
Chiến công này đã đem lại cho Jack huy chương «Silver Star» của quân đội Mỹ.

Vài hôm sau, Jack có kế hoạch gặp lại người đẹp Frenchy.  Với sự thỏa thuận của vị chỉ huy, anh tổ chức một bữa ăn tối thật lãng mạn trên một chiếc tàu đổ bộ Landing Craft Vehicle, Personnel. Và chính những chiếc tàu này đã vừa tham dự cuộc đổ bộ.
Jack ở lại Cherbourg suốt 6 tháng.  Dĩ nhiên trong thời gian này, cô đầm mắt nâu đã gặp Jack nhiều lần và gởi cho Jack một tấm hình, sau lưng có ghi tên họ của người gởi là Jacqueline Mariette.

Nữ Hoàng Anh Elizabeth II đãi tiệc
77 năm sau mà tấm ảnh của Jacqueline vẫn còn rõ nét. Nhờ được gìn giữ cẩn thận. Chiến tranh kết thúc, Jack về sống ở  Missouri và đi học luật, mở một Công ty Bảo hiểm.  Ông chơi golf và base ball. Cưới vợ. Jack đặt tên cô con gái đầu lòng là Jacquelyn, cô út là Julie. Ông cũng có một cậu con trai và cậu này đã dẫn ông qua Normandie tìm lại dấu vết người xưa.  
Cô con gái út Julie của Cụ nói trong vui mừng «Mối tình tuyệt đẹp, tôi rất hài lòng cho ông».
Trong lúc đó, ông đùa giởn với hai cô cháu ngoại của người yêu.  Julie nhớ lại rõ hơn «Cho tới kỷ niệm Đổ bộ lần thứ 50 (năm 1994), khi ông được mời ăn tối ở Luân đôn do Nữ Hoàng Elizabeth II khoản đãi cùng với bảy mươi cụu chiến binh khác, ông vẫn chưa nói chuyện với chúng tôi về cuộc chiến mà ông tham dự. Chúng tôi hoàn toàn không biết gì cả».
Từ lúc ông nhận được «Légion d'honneur» của  Pháp, năm 2014, ông mới bắt đầu dành một ít thì giờ chia sẻ với thế hệ sau những kỷ niệm của ông về chiến tranh.  
Ông kể lại ngày 6 tháng 6 năm 1944 của ông, khi ông đổ bộ lên Normandie cùng  với 150000 đồng đội, năm đó, ông mới 19 tuổi. Tàu cúu cấp Rescue Flotilla One của ông có nhiệm vụ lặn tìm vớt quân nhơn bị thương chìm dưới biển Omaha Beach đưa lên tàu bịnh viện đậu ngoài khơi.  
«Thật đáng sợ. Không biết ai phải vớt. Phần lớn đều chết. Không biết những  ai mất chơn tay. Nhiều người bị thương ở đầu. Có lẽ hôm ấy chúng tôi đã cứu được bảy mươi người».  Thời gian sau, ông kể chuyện với một tờ báo Mỹ «Bãi Omaha đẩm máu» là nơi chúng tôi đã đổ bộ. Số thương vong ở đây cao hơn nhiều nơi khác".  
Nhơn trở lại vùng này, Jack đã nhờ chở đi bằng tàu dọc theo bờ biển để tìm lại những kỷ niệm đau buồn.

Như gặp lại người yêu
Nhưng kỳ này đi trở lại Normandie đối với Jack như có một hương  vị đặc biệt.  Hương vị như gặp lại người yêu.
Ba năm trước đây, ông cụu GI gặp một cô đầm trẻ Alice Fernandez rất quan tâm tới cụu chiến binh Huê kỳ đã từng đổ bộ ở Normandie và nói với cô ấy là ông cũng muốn đi qua Cherbourg để «thử tìm lại Jacqueline» một lần nữa, «bằng cách đưa cho mọi người coi hình Jacqueline và tới Thị xã hỏi thăm».
Cô Alice bỗng cảm thấy thân thiện ngay với Cụ Jack nên cô tự nhủ «vậy tôi phải làm điều gì để giúp Cụ ấy mới được».  Thế là Alice bắt tay vào tìm kiếm tông tích Jacqueline ở Cherbourg tháng 12 năm 1944.  Nhưng cô chỉ có tên Jacqueline (prénom) là rõ và một địa điểm ở vùng Paris là Courbevoie (92) và một chữ chỉ Họ nhưng lại không đọc được.  Sau
cùng, tôi đã lục tìm trong sổ hộ tịch được một danh từ dường như khá phù hợp với chữ «Mariette» chỉ họ của Jacqueline ghi trên hình.  Nhưng người này đã chết cách đây vài năm.  Thế là Alice, cô sinh viên 21 tuổi, bèn tìm con cháu của người quá cố. Cô thấy có Catherine Le Tirant là con gái.
Cô liền liên lạc.  Câu chuyện ly kỳ và thơ mộng bắt đầu từ đây.

Ngay tối hôm đó, Alice gọi Cụ Jack báo tin vì Cụ hoàn toàn không biết cô đã âm thầm tìm kiếm tông tích người xưa của Cụ. Cụ Jack kinh ngạc và vô cùng xúc động.

              
Alice và Jack ở Normandie 7/2021 – Photo: Luce Dominique

Ở Paris, gia đình Catherine cũng vui mừng và ngạc nhiên không kém.  Catherine, bác sĩ huu trí, nói: «Tôi rất sung sướng, nhưng tôi vẫn lấy làm lạ là tại sao mẹ tôi lại không hề kể lại chuyện tình đó bao giờ. Tôi liền gọi hai cô con gái của tôi. Một câu chuyện thật là đẹp bỗng sống lại sau một thời gian dài».

Sau chiến tranh, năm 1946, Jacqueline liền lập gia đình.  Hai năm sau, bà có đứa con gái 2 tuổi.  Bà giữ bí mật về mối tình với GI Jack suốt đời. Bà có dáng người mảnh khảnh cao, tánh tình quả quyết, làm người mẫu, nghề mà bà rất hài lòng.
«Thật sự xúc động thấy một cụ già 99 tuổi nhìn những tấm hình của mẹ tôi. Mọi chuyện đều hoàn toàn bất ngờ. Thấy cái vui của ông gặp chúng tôi và tiếp đón chúng tôi như chúng tôi là những nữ anh hùng trong lúc đó ông và các bạn của ông chính là những người đã cúu chúng tôi. Thật trớ trêu!».
- Này cháu, mẹ của cháu quả thật đúng là một «mệnh phụ».  Tôi gọi bà ấy là búp bế.
Khi nhìn Jacqueline người mẫu trong chiếc áo ngắn, Cụ Jack đã phải buộc miệng «Trời, cặp chơn dài!».


«Cặp chơn!», cụ Jack hít hà. © Famille Gardin

«Tôi rất sung sướng được gặp  Jack và nghe được chút ít về lịch sử của ông, của cả chúng tôi nữa chớ», Charlotte, 44 tuổi, chị của Mathilde, nói trong niềm hân hoan và cô em Mathilde không rời khỏi vòng tay Jack.
Bà chúng tôi không hề kể lại một chút gì về chuyện của bà hết cả. Vì những lý do riêng của bà mà chúng tôi cũng không bao giờ được biết. Tôi nghĩ năm 1944, vì chiến tranh tràn ngập mà người ta ai cũng lo sống vội vàng. Phải chăng đó là nguyên nhơn nảy sanh mối tình của bà. Lý do gì thì ai cũng có quyền giữ riêng cho mình cái riêng tư của mình chớ.

Như minh tinh
Những ngày chơi ở Normandie, cũng như tất cả cụu GI khác, Jack tự nhiên nổi bật như minh tinh màn ảnh.  Ông được Phó Đề đốc Philippe Dutrieux, Préfet maritime (như Tỉnh trưởng vùng biển) và phu nhơn mời ăn trưa và hướng dẫn ông thăm viếng Quân y viện Cherbourg, một giàn phóng hỏa tiển V1 và V2 của Đức làm chưa xong và nhiều nơi kỷ niệm khác.

Ảnh hưởng Bà dì Marie-Pascale Legrand, người hết lòng quí trọng cụu chiến binh Đồng minh 1944, Cô sinh viên Alice, hồi tháng  11 năm 2020, lập Hội «The Guardians of Memory» để gìn giữ được thêm phần nào ký ức tập thể về cuộc đổ bộ của Đồng Minh ở Normandie trong Đệ II Thế chiến.
Cô bày tỏ «Mục đích của chúng tôi là phổ biến những giá trị tha thứ, kính trọng, thương yêu và anh em. Chúng tôi nhắc lại những chứng tích của quá khứ để mong tương lai sẽ không bao giờ còn nhìn thấy những cảnh tàn bạo nữa. Chúng tôi tổ chức những buổi gặp gỡ những cụu chiến binh với những người trẻ, chúng  tôi lo chăm sóc những phần mộ không chủ của
chiến binh ở Normandie và tìm liên lạc với gia đình của những người khác».

Nguyễn thị Cỏ May

(Theo Mathilde, cháu ngoại của Jacqueline – Le  Point 24/07/2021)




Đăng ngày 22 tháng 06.2023