Cái giá của Dự luật
bán đất 99 năm cho Tàu
Nguyễn thị Cỏ May
Hôm chủ nhựt 10 tháng 6/2018 vừa qua, trên cả nước Việt nam, từ Cà mau tới Hà nội, dân chúng đồng loạt xuống đường biểu tình chống Dự luật của đảng cộng sản Hà nội bán đất cho Tàu 99 năm. Họ chống bán đất mạnh mẽ và đồng loạt như vậy vì từ trước giờ, chính họ là nạn nhơn trực tiếp trong những vụ đất đai của họ bị đảng cộng sản cướp giựt bán đi. Hình thức cướp đất cũng bằng luật pháp .«Đất đai thuộc sở hũu toàn dân», tức của đảng cộng sản – khi nhà nước cần thì thu hồi đất đai dưới hình thức qui hoạch.
Ẩn ức đè nặng lòng họ từ lâu, nay có cơ hội bùng nổ. Biểu tình vì vậy chỉ mới ở từng giải tỏa sự bất mãn tài sản bị nhà nước cướp giựt chớ chưa vươn lên tới từng ý thức mất nước. Hãy còn đông đảo đồng bào bình thản đứng trên lề đường giữ vai trò khán giả và nghệ sĩ nhiếp ảnh vì họ không phải là nạn nhơn đất đai hoặc liên hệ xa gần với nạn nhơn. Chỉ khi mọi người dều thấy đất nước Việt nam đang bị đảng cộng sản ở Hà nội lần lượt bán rẻ từng phần cho Tàu, mà mất nước là mất tất cả, thì sẽ là lúc lòng dân mọi người như một sẽ đứng lên kết thúc vận mạng đảng cộng sản, giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ cộng sản bản xứ và cả nô lệ ngoại bang Tàu trước mắt.
Có lẽ vì vậy mà dân chúng tập trung chống Dự Luật bán đất 99 năm mạnh hơn chống luật an ninh mạng.
Nhưng tại sao Nguyễn Phú Trọng và phe cánh lại đưa ra Dự Luật bán đất lúc này? Tại sao Nguyễn Thị Kim Ngân lại quyết liệt phải thông qua cho bằng được Dự Luật? Phải có lý do rất mạnh chớ?
Nhìn lại Đại Hội đảng XII
Đại Hội đảng cộng sản, phải nói rõ cộng sản nào cũng như vậy, chỉ là cơ hội có tính chu kỳ để phân bố lại quyền lợi với nhau nhằm bảo đảm sự ổn định nội bộ. Nói cách khác, đó là một cách tái phân bố lao động để thay phiên nhau làm giàu mà không phải lao động!
Trong những ngày sắp khai mạc Đại Hội đảng XII, có tin tiết lộ là Nguyễn Phú Trọng nhận ở Tập Cận bình 15,200 tỷ US$ để trang trải cho chi phí tổ chức Đại Hội, phát triển đảng, phát triển kinh tế… Nhưng đâu là sự thật?
Nên nhớ văn hóa chánh trị của Tàu xưa nay vẫn không ngoài trao đổi trên căn bản tiền. Thật ra, chánh trị ngoại giao cũng không gì khác hơn là trao đổi quyền lợi với nhau. Nhờ biết khéo léo khai thác cái trìết lý chánh trị này mà người Tàu đi tới đâu cũng sống được, làm giàu được. Và nhờ đó mà người Tàu có mặt trên khắp thế giới. Từ hang cùng ngỏ hẻm. Chỗ nào có oxy là có chú chệt.
Khi Bắc kinh dùng 16 chữ vàng ngụ ý nhắc nhở đảng cộng sản Hà nội ở chữ VÀNG. Chớ "16 chữ" hay mấy chữ, đều không quan trọng.
Nhơn chuyện «Vàng» trong 16 chữ vàng, nhắc lại một câu chuyện cũ để thấy sự hũu hiệu của thứ chánh trị bạc cắc của Tàu. Những ngày đầu sau 30/04/1975, ở Chợ lớn nhà nhà đều treo cờ Trung cộng. Chỉ trong mấy ngày, sau đó, cờ Trung cộng đều bị hạ xuống, chủ nhà đem cất hết. Nhiều chú chệt, mặt mày phờ phạc.
Cỏ May tôi quen một người Tàu dạy học ở Trường Trung học Bác Ái, đường Nguyễn Trãi, Quận V, Sài gòn, có một cửa hàng bán hàng vải ở đường Khổng Tử, trước Bưu điện Chợ lớn, lúc này đã phải dẹp hàng vải, bày ra bán dụng cụ làm vườn, làm ruộng và thợ mộc.
Tôi lấy cái búa trên kệ, cầm đưa lên và nói với anh bạn chủ tiệm " Anh có cái này hộ mạng rồi. Còn lo gì nữa? ". Anh ấy chụp cái liềm, tay kia cầm thêm cái búa, vừa trả lời tôi " Cái này đập không đủ thì cái này móc giựt lên. Chắc ăn. Không chạy đâu cho khỏi ".
Cả hai cùng cười với nhau. Sau đó, anh ấy mới nói, như để tự trấn an: "Đừng có lo. Mình chỉ bị khó khăn trong lúc đầu thôi. Mọi việc sẽ bình thường trở lại".
Anh nói tiếp, vừa đưa hai ngón tay vào miệng túi áo sơ-mi của anh như để minh họa thêm lời nói: "Nên nhớ chừng nào túi áo may miệng trút xuống thì mình mới sợ. Chớ túi áo còn mở ra hướng lên trên, thì đừng sợ vì như vậy, mình vẫn nhét vào được cái gì người ta muốn".
Anh cười: " Chó có bao giờ chê cứt... đâu! " (Dĩ nhiên, nói chó ở Việt nam).
Cái triết lý này ngày nay vẫn còn giá trị thực dụng. Và nhờ nó mà người Tàu tràn ngập ở Phi châu. Cả ở Âu châu. Ở Việt nam, ngày nay, nó cho phép người Tàu tự tung, tự tác như chủ nhà chớ không còn là "khách trú" nữa. Dĩ nhiên Tàu đang áp dụng triệt để văn hóa chánh trị bạc cắc của họ với đảng cộng sản Hà nội. Mà đảng viên nào cũng mặc áo có nhiều túi và túi lớn nữa bởi gốc bần cố nông nay có cơ hội làm giàu thì làm sao giữ được lòng tham!.
Hơn 15 tỷ đô-la của Bắc kinh
" Năm 2015, Bắc kinh đưa cho đảng cộng sản Hà nội 15,200 tỷ đô-la dưới nhiều hình thức như đầu tư, hợp tác, giúp những hoạt động trong khối Asean và đưa trực tiếp cho các nhà lãnh đạo đảng ở Việt nam".
Câu chuyện này chưa ồn ào trong dư luận vì ít người biết tới tuy nó đã được phổ biến trên tập san Hérodote, số 157, chuyên về Việt nam, do nhà La Découverte, 9 bis, rue Abel-Hovelacque, 75013, Paris, phát hành giữa năm 2015.
Đây là tập san của nhóm nhà báo, nhà biên khảo có xu hướng khuynh tả do nhà biên khảo François Maspero chủ trương. Ông từng là bạn của Hà nội trong chiến tranh chống thực dân Pháp.
Tập Hérodote ấn bản quí II - 2015 với chủ đề "Những thách thức địa chánh của Việt nam" (Les enjeux géopolitiques du Viêtnam) qui tụ 18 nhà biên khảo chuyên về Vìệt nam và Á châu thực hiện dưới cùng trách nhiệm của Giám đốc nghiên cứu Benoit de Tréglodé, một chuyên viên tên tuổi lớn về Việt nam. Riêng phần ông, ông có bài mở đầu "Việt nam, Đảng, Quân đội và Nhơn dân". Ông lược qua tình hình chánh trị việt nam từ "Đổi Mới", những khủng hoảng, nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của "Nhà nước-Đảng" (Etat-Parti) và sự lệ thuộc chánh trị của đảng cộng sản Hà nội với đảng cộng sản Bắc-kinh. Về điểm này, ông phơi bày rất rõ:
“Những nhà lãnh đạo đảng ở Việt nam, họ cũng biết bổ nhiệm những chức vụ lãnh đạo tối cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng luôn luôn phải có sự đồng ý trên thực tế của đảng cộng sản Bắc kinh. Trong quan hệ chánh trị với Hà nội, việc đi đêm này tốn kém cho Bắc kinh khá lớn ”.
Đặt định một người ở chức vụ lãnh đạo ở Việt nam ngày nay đòi hỏi phải có quan hệ tốt với Tàu và có tiền để chia chác trong bộ máy cầm quyền. Nhờ sử dụng hành lang này mà quan hệ giữa hai Nhà nước-Đảng Tàu và Việt nam trở thành tốt đẹp, tránh được mọi mâu thuẫn xung đột không cần thiết.
Đặc biệt những dự án kinh tế ở Việt nam, những chương trinh đầu tư vào Việt nam đều phải thông qua những thảo luận và duyệt xét của những nhà lãnh đạo chánh trị.
Như vậy phải chăng Đại Hội đảng cộng sản XII ở Hà nội được Bắc kinh mua trọn gói với giá 15,200 tỷ mỹ kim? Số tiền này đươc đưa cho đảng cộng sản Hà nội dưới nhiều hình thức, nhưng đều đưa qua tay nhà lãnh đạo đảng cộng sản Hà nội. Nghĩa là qua tay Nguyễn Phú Trọng vì ông là đảng trưởng.
Những khoản tiền dành cho phát triển, hợp tác... là bao nhiêu? Được xử dụng thật sự là bao nhiêu, còn bao nhiêu chạy vào túi của ai? Riêng khoản tiền "yểm trợ trực tiếp những nhà lãnh đạo Việt nam” là bao nhiêu? Có bao nhiêu người được chia phần? Và những người này, mỗi ngưới được bao nhiêu? Riêng Nguyễn Phú Trọng bỏ túi được bao nhiêu? Và Nguyễn Tấn Dũng tới giờ chót chịu rút lui êm, nhận được bao nhiêu? Hay chỉ có lời dạy bảo ngụ ý răn đe của Tập Cận Bình "Nị hãy đi chổ khác chơi. Ăn tới đây đủ rồi"?
Câu chuyện "hơn 15 tỷ đô-la" này có thể tin được. Không phải chỉ vì uy tín của nhà biên khảo lớn của Pháp, ông Benoit de Tréglodé, mà còn vì hiện tượng bất thường đã xảy ra ở những ngày sắp mở đại hội. Nguyễn Tấn Dũng đang trên đà chiếm ưu thế trong cuộc chạy đua chiếm ghế Tổng Bí thư bổng tuyên bố rút lui. Đám đàn em thân tín của Dũng, chỉ trong môt sớm một chiều, quay lưng lại với Dũng và chiếm được chổ tốt như mong đợi. Nguyễn Phú Trọng ở lại một nhiệm kỳ nữa tuy theo nội qui đã quá tuổi. Lý do ở lại chức vụ vì sự “ổn định và sự đoàn kết trong đảng”. Thì nay Trọng đã dọn dẹp sạch sẽ “chuồng ngựa” và bắt đầu thi hành những điều khoản trong hợp đồng “hợp tác” giữa hai đảng anh em mà Dự Luật bán đất 99 năm và Luật an ninh mạng để bảo vệ chế độ chống lại mọi thông tin bất lợi nguy hiểm cho chế độ vừa bắt đầu. Người ta không biết 15,200 tỷ US$ chỉ là thù lao cho 2 vụ này hay còn nhiều món nữa? Trong vụ Dự luật 99 năm, Kim Ngân ăn được bao nhiêu mà hăng say tiến lên chết bỏ như vậy?
Sau cùng, xin đừng quên, theo triết lý “lượm bạc cắc” muôn đời của Tàu, thì đây vẫn là một vụ đầu tư lớn vào Việt nam qua đối tác tốt là đảng công sản Hà nội thì bằng mọi giá, Tàu phải bảo vệ. Với quan hệ chặt chẽ giữa 2 đảng, Nguyễn Phú Trọng sẽ sẳn sàng mở cửa cho Tàu gởi lính qua thẳng tay dẹp biểu tình để bảo vệ an ninh xã hội, bảo vệ tài sản của họ ở Việt nam. Người biểu tình trang bị không đủ ý thức mất nước e sẽ thua cuộc thảm hại!
Những cái giá Tàu mua đảng cộng sản Hà nội
Cái triết lý "miệng túi áo mở ra phía trên" của văn hóa chánh trị tàu đang được trìệt để áp dụng ở Việt nam và quả thật nhờ đó mà cái đảng cộng sản tồi tệ vẫn tồn tại. Hệ thống này ảnh hưởng tới nhiều người. Trong dân chúng, người ta bảo nhau “Ai có tiền, hãy vào đảng. Vào đảng sẽ giàu thêm".
Mọi chức vụ và mọi quyết định của người ở chức vụ đều được trả giá. Theo tác giả Benoit de Tréglodé thì từ hai nhiệm kỳ đảng và chánh phủ gần đây, Thủ tướng muốn có đa số thì phải chi. Giá cho một Dân biểu bỏ phiếu thuận là 100000 mỹ kim. Giá mua Ủy vìên Bộ chánh trị và Trung ương đảng cao hơn. Còn muốn làm Ủy viên Bộ Chánh trị phải trả hơn 1 triêu mỹ kim.
Như vậy quá hiển nhiên là Bắc kinh bỏ túi trọn đảng cộng sản ở Việt nam một cách êm ái. Ngược lại, đảng cộng sản ở Việt nam đã ăn thì phải ngoan và ngậm miệng để còn ăn nữa hoặc yên ổn để tiêu hóa. Việt nam có lên tiếng phản kháng Bắc kinh chiếm biển, uy hiếp chủ quyền, chỉ là nói cho có nói. Chớ thật sự hoàn toàn không nghĩ tới bảo vệ quyền lợi đất nước. Chỉ có đàn áp, bắt bớ, đánh đập dân chúng biểu tình chống Tàu là thiệt. Cướp đất của dân, đàn áp nạn nhơn chống đối là làm chí tình. Và nay làm luật bán đất 99 năm cũng là thiệt.
Cả hai đảng cộng sản Bắc kinh và Hà nội ngày nay tồn tại nhờ biết dựa trên hai cột trụ vững chắc "quyền lực" làm sức mạnh và "tiền" làm lý tưởng.
Có một giai thoại rất thú vị. Nó có thể lột trần bản chất cộng sản ở Việt nam. Trùm Thổ phỉ Chu Chồ Sền gặp Tướng cộng sản Chu văn Tấn, bảo "Chúng mày vì nghèo đi làm cách mạng. Chúng tao vì nghèo đi làm thổ phỉ. Tụi mình giống nhau". Chu văn Tấn bảo "Không giống nhau" nhưng không nói ra không giống ở điểm nào (Nguyễn Bình Phương, Xe lên, Xe xuống, xb Diễn Đàn Thế kỷ, Huê kỳ).
Người cộng sản vốn không có đất nước (*), Việt nam là một bộ phận của Tàu, nên họ không có gì thiêng liêng để mất. Họ chỉ có giai cấp mà giai cấp cộng sản ngày nay, ở Tàu cũng như ở Việt nam, là giai cấp tư sản!
(*) Hồ chí Minh viết: “Cái danh tù Tổ quốc là do các chánh trị gia đặt ra để đè đầu nhân dân, để buộc những người vô sản phải cầm vũ khí bảo vệ tài sản của địa chủ và quyền lợi của giai cấp tư sản. Thực ra chẳng có Tổ quốc, cững chẳng có biên giới (Trong bài quan điểm “Chủ nghĩa ái quốc là điều nguy hiểm” do Hồ Chí Minh viết đăng trên Báo Thanh Niên, phát hành tại Quảng Châu, ngày 22/12/1926).
Nguyễn thị Cỏ May
Vua cộng sản
Vua tham và vua ngu?
Nguyễn thị Cỏ May
Người xưa, trong chế độ quân chủ, nói «Tham quân bất như hôn quân». Vua tham không như vua ngu. Vua tham biết giữ nước để ăn lâu dài. Còn thứ vua ngu thì đem bán ngay đất nước cho ngoại bang để ăn một lần cho ngập mặt.
Ở Việt nam, năm 1945, sau khi Nhựt đảo chánh Pháp, trao quyền lại cho Hoàng Đế Bảo Đại. Ngài mời Cụ Trần trọng Kim thành lập chánh phủ và đây là chánh phủ dân chính (chấm dứt chế độ quân chủ) đầu tiên của Việt nam độc lập và thống nhứt. Bổng có tên Hồ Chí Minh từ đâu xuất hiện, lợi dụng lúc Cụ Trần Trọng Kim muốn trao trả chánh phủ lại cho vua Bảo Đại, tuyên bố cướp chánh quyền, đứng lên làm Chủ tịch nước. Ông đem cộng sản áp đặt lên đất nước Việt nam và từ đó, Việt nam bị cộng sản cai trị. Mất nước cho Tàu cũng do đảng cộng sản của Hồ Chí Minh chủ trương. Mà Hồ Chí Minh và những người đứng đầu đảng cộng sản là thứ vua. Vua cộng sản.
Nay nhơn dân hỏi vua cộng sản là thứ vua tham hay vua ngu?
Đất nước nguyên vẹn bị cộng sản Hà nội bán
Từ thế kỷ 17, năm 1686, chúa Nguyễn Đàng Trong đã tổ chức một Hải Đội Hoàng Sa để thường xuyên tuần tiểu đảo Bãi Cát Vàng, tức Hoàng Sa, và triều đình nhà Nguyễn cũng đã vẽ bản đồ vùng đảo này để xác định vùng lãnh thổ của Việt Nam.
Sau khi thực dân Pháp đặt xong nền cai trị ở Việt Nam, năm 1885, nhà cầm quyền Pháp ký kết với nhà Mãn Thanh Hiệp Ước Thiên Tân, phân định biên giới bằng cột mốc. Hai năm sau, Pháp ký tiếp Hiệp ước Brévié, phân ranh lãnh hải vùng vịnh Bắc Việt.
Từ đó, mọi tranh chấp vùng biển được LHQ giải quyết theo công ước về luật biển.
Đến thời Việt Nam Cộng Hòa Đệ I và Đệ II, Hoàng Sa và Trường Sa vẫn thuộc lãnh thổ của Việt Nam.
Như vậy, từ thế kỷ 17, Hoàng Sa và Trường Sa liên tục thuộc chủ quyền và lãnh thổ Việt Nam.
Về mặt pháp lý, chánh quyền Việt Nam, và cả chánh quyền thuộc địa ở Việt Nam, luân phiên nhau hiện diện thường trực, với những tấm bia minh xác chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa này. Trái lại, trong lúc đó, Bắc kinh chỉ lên tiếng đòi chủ quyền chớ không có bằng cớ về sự có mặt liên tục quản lý hành chánh hai đảo này.
Thế mà hôm 06–12–2007, chánh quyền Bắc kinh thêm lần nữa, ngang nhiên phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa, bao gồm Hoàng Sa với Trường Sa, là đơn vị hành chánh cấp Huyện trực thuộc Tỉnh Hải nam. Trước đây, năm 1988, Bắc kinh đã từng ban hành nghị quyết cho đảo Hải nam trở thành Tỉnh bao gồm luôn hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Hải nam.
Trước hành động ngang ngược của Tàu vi phạm chủ quyền Việt nam, đảng cộng sản cũng như Nhà nước ở Hà nội hoàn toàn không phản ứng để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ.
Chẳng những không bảo vệ đất nước trước sự xâm lấn ngang ngược của Tàu, đảng cộng sản và Nhà nướcHhà nội còn thỏa hiệp với Tàu để nhìn nhận tình trạng mất nước từng phần. Năm 1958, Bắc kinh vẽ bản đồ mới, tự qui định lãnh hải là 12 hải lý, thay vì 3 hải lý như trước đây, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp thuận. Tiếp theo, Thủ tướng Phạm văn Đồng gởi công hàm xác nhận chủ quyền của Bắc kinh về lãnh hải, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài ra, ông Ung văn Khiêm, Bộ trưởng Ngoại giao của Chánh Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa cũng thừa nhận chủ quyền của Tàu, và ông Hoàng Tùng, Trưởng Ban tư tưởng TW, tuyên bố: “Thà giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung quốc, cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em còn hơn để tụi Ngụy Sài Gòn làm chủ”!
Năm 1988, Trường Sa bất ngờ bị Tàu tấn công, chiếm giữ một vài đảo. Báo Sài Gòn Giải Phóng viết: “Hoàng Sa và Trường Sa có thuộc chủ quyền Trung quốc không có nghĩa là chủ quyền về lãnh thổ của ta bị mất, mà chỉ tạm thời do Trung quốc cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em quản lý. Một ngày nào đó, chúng ta cần lấy lại, Trung quốc sẽ hoàn trả cho ta”!.
Hồ Chí Minh đã tự nguyện thừa nhận chủ quyền của Tàu trên lãnh thổ và lãnh hải. Lê Duẩn đánh chiếm Miền nam, thống nhứt đất nước xã hội chủ nghĩa là cho Trung quốc và Liên-xô. Nguyễn văn Linh và Đỗ Mười ký Hiệp ước Thành đô đem trọn Việt nam sáp nhập vào lãnh thổ Tàu. Riêng Mười Cúc Nguyễn văn Linh biết rõ đi với Tàu là mất nước nhưng chấp nhận mất nước hơn mất đảng (nguyên văn: «Tôi cũng biết rằng dựa vào Trung quốc thì mất nước. Mà mất nước còn hơn mất đảng»). Tiếp theo, Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thơ đảng cộng sản Hà nội, lén lút và độc đoán nhượng đất và biển cho Tàu, dời cột mốc, cổng biên giới. Gần đây, Nguyễn Phú Trọng mở cửa cho Tàu tự do tràn qua, sử dụng đất nước Việt nam như tỉnh lẻ của họ. Có luật pháp Việt nam bảo vệ. Để đổi lấy bao nhiêu tiền của Tàu? Riêng trong thời gian gần dây, Tàu đã chi cho đảng cộng sản Việt nam 15,200 tỷ US$ qua tay Nguyễn Phú Trọng (xem bài trước Cái giá của Dự luật Đặc khu) để tổ chức đại hội XII, xây dựng đảng, phát triển kinh tế xã hội. Tổ chức Đại hội và xây dựng đảng đem lại kết quả cụ thể như ta thấy đảng và nhà nước nhứt trí cho Tàu thuê đất, thuê 3 đặc khu 99 năm, ban hành luật an ninh mạng để bảo vệ quyền lợi của Tàu ở Việt nam, bảo vệ việc làm của đảng cộng sản Hà nội, đàn áp dân chống đối… Trước sau, đảng cộng sản và Nhà nước Hà nội không hề ý thức về sự mất còn gia sản của tổ tiên, chỉ biết lây tiền thiệt nhiều bỏ túi là trên hết.
Nhưng trong nếp suy nghĩ của người cộng sản, khi Tổ Quốc Việt Nam là “tổ quốc xã hội chủ nghĩa”, thì Việt Nam có bị một nước xã hội chủ nghĩa khác đô hộ, đó không gì khác hơn là sự thay đổi người cầm quyền mà thôi, vẫn trên một lãnh thổ chung”.
Theo bản đồ mới của Bắc kinh về lãnh hải, thì Đà Nẵng không còn biển. Nên năm 2000, Giang Trạch Dân đến Hội An tắm biển, nằm phơi bụng phệ, không cần cận vệ, để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng chủ quyền của Bắc kinh được bảo đảm an ninh tuyệt đối.
Xưa nay, trong lịch sử, mất nước do quân giặc hùng mạnh xảy ra rất ít, mà mất nước vì lòng người không biết giữ nước lại rất thường. Nhưng mất nước vì lòng người không muốn hoặc không biết giữ nước, còn có cơ hội lấy lại nước, khi mọi người phản tỉnh về lòng yêu nước, về ý thức trách nhiệm, thấy dân tộc bị ô nhục, sự nghiệp xương máu của tổ tiên bị tiêu tan… chớ mất nước “vì cùng phe xã hội chủ nghĩa anh em” thì không phải mất ở lãnh thổ bị chiếm đoạt, mà mất ở tâm hồn không còn Việt Nam, con tim không còn luân lưu dòng máu kiêu hùng của tiên tổ nữa.
Đất nước Việt nam đối với người cộng sản Hà nội chỉ là nơi họ sanh sống tạm, như người ở trọ, trong thời gian họ cầm quyền, để mai này, khi rời khỏi chánh quyền, họ sẽ về theo “cụ Mác cụ Lê”, như Hồ Chí Minh, nơi đó mới là tổ quốc thật sự của họ.
Hà nội có thể phản ứng không?
Vấn đề là Hà nội có dám phản ứng để bảo vệ đất nưóc đã mất vào tay giặc Tàu hay không?
- Không dám phản ứng vì Bắc kinh mạnh?
- Không đúng. Năm 1979, Hà nội đã dám phản ứng bằng võ lực khi Đặng Tiểu Bình dạy cho Hà nội một bài học. Và tôn sư đã bị môn sinh đánh nặng đòn.
Trước đó, Hà nội đã từng mở chiến dịch rầm rộ chống bá quyền phương Bắc, không cần giữ quan hệ truyền thống “môi liền môi, răng liền răng”.
Phải chăng Hà nội dám phản ứng vì lúc đó ỷ có chỗ dựa là người anh em xã hội chủ nghĩa vĩ đại Liên-xô? Nhưng phản ứng này chỉ có tính cách nhằm xác định lập trường phe cánh, chớ chưa đủ độ sâu là vì đất nước dân tộc.
Ngày nay, nếu phản ứng với Bắc kinh là để bảo vệ đất nước vẹn toàn bờ cõi, Hà nội sẽ có được sự yểm trợ quan trọng và hùng hậu hơn trước rất nhiều, đó là quan hệ quốc tế, hậu thuẫn của toàn dân trong nước và người Việt hải ngọai.
Từ năm 1995, Hà nội đã lần lượt tranh thủ cho mình một vị trí mạnh trong cộng đồng thế giới. Với vị thế có được, nhà cầm quyền Hà nội có thể công khai lớn tiếng phản kháng Bắc kinh để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ Việt nam. Đó là chánh nghĩa quốc gia và lẽ phải pháp lý quốc tế. Hà nội không có lý do gì khiếp sợ sức mạnh của Tàu. Thế nhưng họ không làm!
Nên thấy đây có thể là một cơ hội tốt cho Hà nội, nếu những người cầm quyền ở Hà nội còn biết mình là người Việt nam, biết nắm bắt, thực hiện toàn dân đoàn kết, trên cơ sở cùng chung lòng bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam lâm nguy. Công an chỉ lo nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội, không đàn áp biểu tình ôn hòa và chánh đáng. Báo chí có đầy đủ quyền tự do thông tin trung thực về chủ quyền quốc gia bị Tàu vi phạm, vận động lòng yêu nước và sức mạnh toàn dân làm hậu thuẫn cho chánh quyền. Nhà cầm quyền Hà nội cần thay đổi thứ bậc ưu tiên trong chánh sách đối ngoại để cân bằng quan hệ giữa Việt Nam và thế giới. Quân đội hãy trở về đúng vị trí bảo vệ tổ quốc, anh dũng chống ngoại xâm.
Lòng yêu nước sẵn có của người dân Việt Nam chỉ sôi động, khi nào người dân thấy rõ họ thực sự là thành viên chủ động của cộng đồng dân tộc, với đầy đủ trách nhiêm và quyền lợi.
Để bắt đầu, những người lãnh đạo ở Hà nội ngay bây giờ, hãy suy nghĩ với cái đầu Việt Nam, hãy nhìn đất nước bằng con tim Việt Nam, tức tách rời hẳn cái chủ nghĩa xã hội thảm hại kia, và hãy mạnh dạn thật lòng cùng với toàn dân trong và ngoài nước, chung nhau thảo luận tìm một phương sách bảo vệ bờ cõi, phục hồi lãnh thổ và lãnh hải.
Chúng ta đừng quên rằng Bắc kinh không bao giờ từ bỏ mộng bá quyền tiến xuống phía nam, khi nội tình của họ ổn định. Trên vị thế ngày nay, Hà nội, sau khi giải quyết nạn xâm lăng của Bắc kinh, nên quan hệ thêm chặt chẽ với các nước Nam Thái Bình Dương, trong ASEAN, và đặc biệt với Úc và Tân Tây Lan, để kêu gọi cùng nhau thành lập một tổ chức mở rộng, có khả năng quân sự cao, đủ sức mạnh tự bảo vệ an ninh vùng Đông Nam Á, theo mô hình Hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á trước kia (SEATO). Dĩ nhiên sẽ không thiếu Huê kỳ và Âu châu tham gia.
Trước sức mạnh và ý chí liên đới vì an ninh chung của toàn vùng, Bắc kinh sẽ phải chấp nhận sống hài hòa, tôn trọng chủ quyền quốc gia lẫn nhau, để cùng phát triển giao thương.
Nhớ lại lúc Hà nội đưa chiến tranh vào miền Nam, Hồ Chí Minh hạ quyết tâm “xẻ dọc Trường Sơn” để tiến chiếm Miền Nam, hay “nếu phải đốt hết cả dãy Trường Sơn để giải phóng miền Nam, ta sẵn sàng làm” chỉ vì Hồ Chí Minh muốn chiếm lấy miền Nam cho bằng được về tay phe xã hội chủ nghĩa. Chủ trương làm chiến tranh giải phóng của Hồ Chí Minh không vì lòng yêu nước nên sự hi sinh của nhân dân thật oan uổng vì bị lợi dụng.
Ngày nay, đảng cộng sản và Nhà nước Hà nội không chống lại Bắc kinh đòi lại lãnh thổ và lãnh hải, thì trước sau họ chỉ là đảng và Nhà nước bán nước làm giàu.
Đó là thứ vua vừa tham vừa ngu. Là thực tế Việt Nam ngày nay.
Nguyễn thị Cỏ May
Chết cha rồi
Nguyễn thị Cỏ May
Ở Pháp và nhiều nước, lễ Cha được cử hành hôm chủ nhựt 17 vừa qua (17/6 năm nay 2018) nhưng còn nhiều nước Âu châu như Thụy điển, lễ Cha vào tháng 11, Luxembourg, sát biên giới Pháp, vào tháng 10. Cũng giống như lễ Mẹ, lễ Cha không tổ chức thống nhứt cùng một ngày. Nhưng khác hẳn với lễ Mẹ, lễ Cha cho tới nay, vẫn chưa được chánh thức và lịch sử ngày lễ Cha thật đáng buồn. Như thân phận làm Cha! Hay thân phận đàn ông ngày nay. Tuy người Cha tối cao của chúng ta là Thiên Chúa trên Trời. Và Đại diện Cha trên Trời ở Vatican vẫn là Đức Thánh Cha!
Ngày của Cha
Mỗi năm, con cái mừng lễ Cha. Chúng ta cảm ơn sự bảo bọc của Cha, thời gian sống với ông và hơn hết là tình thương ông dành cho chúng ta. Có thể ông là người cha thay mẹ chăm sóc chúng ta, người thường cho chúng ta bánh kẹo, hoặc người Cha độc đoán, khó tánh, nhưng hàng năm, chúng ta đều có dịp đừng quên nói "Chúng con thương Cha" khi tháng sáu về.
Thế mà ở Pháp, ngày lễ Cha không hề được một văn kiện, một mảnh giấy, chánh thức thừa nhận. Vậy khi chúng ta tổ chức lễ chúc mừng Cha, nếu phải cảm ơn thì chúng ta sẽ cảm ơn ai đây?
Người ta chỉ nhớ lễ Cha lần đầu tiên được đưa ra năm 1952, hai năm sau ngày lễ Mẹ được chánh phủ ban hành chánh thức. Đó là ngày lễ thuần túy thương mại, như ngày Bà Nội (Bà Ngoại) hay Ông Nội (Ông Ngoại) vào tháng 10 hằng năm. Thật vậy, cái ngày mà ngày nay gọi là lễ Cha chỉ là ngày mà nhà sản xuất ống quẹt máy ở vùng Bretagne (miền cực Tây-Bắc của Pháp) đưa ra chiến dịch khuyến mải sản phẩm của mình.
Giữa thế kỷ XX, thuốc điếu rất thơm, không đầu lọc. Ba số 5 (555), ngoài bao 20 điếu, còn thứ đựng trong hộp thiết tròn 50 điếu. Con Mèo (Craven A) đựng trong hộp thiết dẹp, màu đỏ tuyệt đẹp. Đó là thời đàn ông nhiều người hút thuốc. Không ít người chụp hình, tay kẹp điếu thuốc hoặc miệng đang phì phà điếu thuốc. Nhà làm quẹt máy Flaminaire (flamme là ngọn lửa) có ý kiến đề nghị chọn một ngày để biếu các ông hút thuốc một chiếc quẹt máy. Thế là họ chọn ngày chủ nhựt thứ ba của tháng 6 để biếu một quẹt máy Flaminaire cho một người đàn ông có con, tức người cha. Thế là từ đó, chủ nhựt thứ ba của tháng 6 trở thành ngày lễ Cha cho tới ngày nay!
Còn quà biếu cha? Không tươm tất như đối với mẹ. Một bông hồng đỏ, tượng trưng ngày mừng Cha hoa nở đẹp. Hoặc một bông hồng trắng đem ra mộ Cha!
Ngày nay, người con trai nào thường "chén cha, chén chú" với Cha thì mang lại biếu cha chai ruọu ngon hoặc một thùng la-de 24 chai, mừng lễ Cha. Theo kết quả điều tra thì trung bình món quà cho Cha năm nay không quá 40€. Rất ít trường hợp con cái mời cha đi ăn ở nhà hàng. Nhiều nhứt là con cái điện thoại hay e-mail chúc mừng cha.
Thật ra, ngày lễ Cha, theo lịch sử văn minh Tây phương, đã có từ rất xa xưa, thời Trung cổ và vào ngày 19 tháng ba vì lễ Cha được kết hợp với Thánh Joseph, Cha của Đức Jésus - Christ. Nhưng mãi tới đầu thế kỷ XX ngày lễ ấy mới được thế tục hóa nhờ một phụ nữ trẻ người Mỹ, Sonora Smart-Dodd, vận động để thừa nhận vai trò làm cha cũng giống và bằng vai trò làm mẹ vậy. Để nhớ ơn người cha một mình đã nuôi dưỡng bà lớn khôn, bà đề nghị lấy ngày 19 tháng 6 làm ngày lễ Cha. Năm 1924, Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge đồng ý chọn một ngày trong năm dành riêng tưởng nhớ công ơn người cha nuôi dạy con cái, nhưng mãi tới năm 1966, Tổng thống Lyndon B. Johnson mới ban hành ngày lễ Cha "Father's Day" ở Mỹ. Đúng là ngày chủ nhựt thứ ba của tháng 6.
Nói là "Công cha như núi Thái Sơn" nhưng cho tới ngày nay, ngày lễ Cha vẫn chưa được đồng đều chánh thức thừa nhận để cho ngày đó có một chỗ xứng đáng trong lịch như những ngày lễ khác.
Thân phận đàn ông
Địa vị đàn ông trong gia đình và xã hội ngày nay đã xuống cấp thảm hại thì địa vị Cha theo đó cũng không thể khá hơn. Các bà có được đầy đủ quyền lợi, cả quyền có con mà không cần vai trò người cha để sanh con thì dĩ nhiên người cha không còn chỗ đứng, trên thực tế và trên luật pháp. Rồi hai bà họp nhau làm một gia đình, kẻ làm cha, người làm mẹ. Thì cha ơi, cha ở đâu?
Trong gia đình đề huề cha lẫn mẹ thì người cha phải chia sẻ nghĩa vụ làm cha với người mẹ. Mẹ sanh con, nghỉ chăm sóc con có ăn lương thì cha cũng có quyền nghỉ ăn lương thế người mẹ để người mẹ đi làm trở lại. Bình thường, ngày nay, người cha hay đàn ông, trong nhà phải lãnh làm ít nhứt phân nửa công việc nhà với bà vợ. Nếu người đàn ông thất nghiệp thì bao trọn gói công việc nhà của bà vợ, tức từ đi chợ, nấu cơm, rửa chén, lau nhà, lo cho con nhỏ... Khi lãnh vai trò của bà vợ, họ luôn luôn chu toàn không thể chê vào đâu được và thường có nhiều sáng tạo hơn người phụ nữ.
Ngày nay, cái cảnh chồng đi làm về, bà vợ đón cởi áo, máng lên giá, cởi giày cho, đem khăn nóng cho lau mặt để ông ngồi phô-tơi nghỉ mệt, đọc báo hay coi TV... đã đi vào lịch sử văn minh nhơn loại từ lâu lắm rồi.
Xã hội ngày càng văn minh thì vai trò người đàn ông hay người cha cũng đồng thời thay đổi. Người Cha không còn là hiện thân của quyền lực gia đình nữa. Từ nay, ông không còn thừa hưởng cái quyền đàn ông hay quyền làm cha một cách đương nhiên như ngày xưa. Cả ở nước còn ảnh hưởng thứ Tống nho: quyền của người cha là thứ quyền tuyệt đối "Phụ xử tử vong, tử bất vong, bất hiếu" cũng đã bỏ. Tức ý muốn nói ông không còn "sanh ra là cha, mà ông trở thành người cha" (Simone de Beauvoir, Người phụ nữ không phải sanh ra là phụ nữa mà họ trở thành phụ nữ). Thực tế, có hơn phân nửa số đàn ông xác nhận đồng ý chấp nhận sự chọn lựa vai trò mới này dành cho mình. Tuy cả hai cùng đi làm.
Từ nhiều thế kỷ qua, Âu châu chịu ảnh hưởng mô hình người cha theo La-mã nên đây quyền lực . Cũng giống như văn hóa Tống nho, người cha bổng trở thành một thứ bạo chúa, thần Jupiter, nắm tất cả quyền hành đối với con cái và vợ, người ăn người làm. Một thứ quyền sanh sát như của một nhà vua. Tuy nhiên, quyền này chỉ có trên lý thuyết hơn là trên thực tế. Người cha theo La-mã có cả quyền chọn lựa con cái. Ông có thể từ chối đứa con ngay lúc mới sanh và chọn con, cả khi người con này đã trưởng thành.
Thiên Chúa giáo có làm dịu bớt sự thái quá nhưng tư tưởng căn bản vẫn không thay đổi. Trong xã hội quân chủ xưa, người cha hành sử quyền bính đối với mọi người trong gia đình cũng như ông vua đối với thần dân. Cách mạng Pháp xóa bỏ quan niệm này, mọi người là công dân của quốc gia. Xã hội từ nay gồm những cá nhơn bình đẳng với nhau. Và người cha trở thành «người cha gia đình» của mình. Ông là cột trụ gia đình, nền tảng xã hội. Con cái tới 21 tuổi trưởng thành, có đời sống độc lập.
Người cha trong gia đình Việt nam
Theo Bà Mariam Darce Frenier, Giáo sư lịch sử Đại học Minnesota về người Phụ nữ huê kỳ và các nước Đông Nam Á, tức Việt nam, thì địa vị người Phụ nữ Việt nam có tính chất đặc biệt hấp dẫn ở chỗ đã từng và đang ở mức độ cao hơn so với địa vị của Phụ nữ ở các nước trong vùng. Mà địa vị phụ nữ đo lường cho kết quả rõ ràng nhứt chỉ bằng cách đem so sánh với địa vị người đàn ông nơi người Phụ nữ sanh sống. Thí dụ, trong xã hội Triều tiên, người chồng phải thể hiện phẩm cách, người vợ phải biểu lộ sự tuân phục. Có như vậy thì gia đình mới được yên ấm nhờ được cai quản tốt.
Trong lúc đó, theo Giáo sư William S. Turley cho rằng “Vai trò của Phụ nữ Việt nam trong xã hội truyền thống được xác định bởi một sự pha trộn phức tạp mà hấp dẫn giữa đạo đức Nho giáo, các tập quán bản địa mang theo dấu vết của chế độ mẫu hệ, và các đạo luật chánh thống đầy mâu thuẫn; nó lại càng trở nên phức tạp hơn bởi sự thâm nhập của từng yếu tố nói trên, ở mức độ khác nhau, vào đời sống của xã hôi (William S. Turley, Phụ nữ trong cách mạng cộng sản ở Việt nam, Nghiên cúu Á châu, Tập 12, năm 1972, trong “Gia đình và Địa vị người Phụ nữ trong xã hội", xb Khoa học xã hội”, Hà nội, 1995).
Một học giả khác, Yu Insun, nhân xét người Phụ nữ Việt nam trong quan hệ với chồng trong gia đình “Nếu như gia đình Trung hoa dặc trưng bởi quyền lực của người cha trùm lên tất cả các thành viên trong gia đình, thì gia đình Việt nam nổi bật ở địa vị người vợ bình đẳng với chồng và bởi sự khẳng định cá nhơn của các thành viên trong gia đình (Yu Insun, Luật pháp và gia đình ở Việt nam, thế kỷ 17 và 18, trong "Gia đinh và Địa vị người Phụ nữ trong xã hội",sdd).
Người Phụ nữ Việt nam trong xã hội thời quân chủ vẫn được sống đúng nhơn phẩm của mình nhờ được tương đối cân bằng với địa vị người cha, người chồng. Của chồng, công vợ.
Chỉ khi người cộng sản tới làm giải phóng Phụ nữ thì người Phụ nữ Việt nam mới làm nhiệm vụ của đàn ông ở chiến trường, đảm nhiệm thay đàn ông những công việc nặng nhọc và nguy hiểm. Khi chiến tranh giải phóng thành công thì người Phụ nữ Việt nam được Nhà nước cộng sản xuất cảng lao động, bán rẻ ra nước ngoài làm đủ thứ nô lệ, ở trong xứ, biến thành công cụ phục vụ cho sanh hoạt của đàn ông có chức quyền. Như cô giáo phải đi hầu rượu các ông quan chức!
Nguyễn thị Cỏ May
Đăng ngày 15 tháng 07.2018