“Đằng sau” chuyến viếng thăm Paris
của Nguyễn Phú Trọng
Nguyễn thị Cỏ May
Ở Việt nam ai cũng biết Nguyễn Phú Trọng là con người quyền lực mạnh tột đỉnh. Tự cho phép vượt qua mọi chi phối, từ luật pháp chánh thức của chế độ tới nội qui điều lệ của đảng cộng sản mà ông ta là đảng viên. Vậy mà hôm tuần rồi tới Paris, Nguyễn Phú Trọng lại được chánh phủ pháp đón tiếp với nghi lễ ngoại giao quá thấp. Phải chăng vi trong quan hệ cấp quốc gia, Trọng chỉ là một công dân của nước chxhcn/vn mà thôi. Còn cái chức danh "đảng trưởng" của Trọng, nếu dựa vào đó thì có lẽ Trọng đáng bị giử lại chờ đưa ra Tòa Hình sự Quốc tế hoặc Tòa án Pháp lý Quốc tế để xét xử về tội chống nhơn loại từ thời Hồ Chí Minh mà Trọng ngày nay, với tư cách "đảng trưởng", là kẻ thừa kế chính danh và hợp pháp. Về danh dự, đảng cộng sản liên-xô và đông âu sụp đổ chỉ vì bị nhân dân tẩy chay. Cái đảng của Nguyễn Phú Trọng ở Hà nội chỉ là thứ "băng đảng thổ phỉ nhơn danh đảng cách mạng"(*) (Nguyễn Bình Phương, Xe lên, xe xuống, Diễn Đàn Thế kỷ, Huê kỳ. Có lần Trùm phỉ Chu Chồ Sền bảo Tướng Quân Đội Nhân dân Chu Văn Tấn: (*)"Chúng mày vì nghèo khổ mà đi làm cách mạng. Chúng tao vì nghèo khổ mà đi ăn cướp. Thế là giống nhau") thì đảng trưởng của nó chắc chắn không có một nước văn minh nào có can đảm đón tiếp như quốc khách. Tuy nhiên, theo một tin hành lang của Điện Elysée, thì “cái đằng sau” chuyến đi của Trọng mới là quan trọng vì đó mới là mục đích chánh. Vấn đề thể diện của Trọng, đối với chính Trọng, trong lúc này không phải thật sự quan trọng. Vậy “cái đằng sau” đó là cái gì mà ghê gớm thế?
Khi Trọng tới
Hôm chủ nhựt 25/03 Trọng tới Paris, ở Paris có cuộc biểu tình tuần hành của thợ thuyền do các nghiệp đoàn tổ chức. Mà nghiệp đoàn pháp gốc khuynh tả. CGT trước đây là một bộ phận của đảng cộng sản pháp nay đã tách ra, chuyển mình làm một nghiệp đoàn công nhơn “thuần túy” nhưng vẫn còn nặng tinh thần “đấu tranh giai cấp”. Vẫn phô trương biểu ngữ “Soviet Suprême” khi biểu tình hoặc khi Tổng Bí thư Martinez nói chuyện. Biểu tình hôm đó, như những cuộc biểu tình khác, tập hợp ở Công Trường Cộng Hòa (Paris X), tuần hành tới Công trường Bastille (Paris XI). Thường có biểu tình là có bạo động, đập phá, cướp giựt hàng hóa của các cửa hàng, đốt xe đắt tiền, hành hung cảnh sát giữ trật tự…
Biểu tình hôm ấy khá đặc biệt. Bổng người ta trông thấy có năm bảy thanh niên người Việt nam chen nhau trong hàng ngũ công nhơn Pháp, cầm cờ đỏ sao vàng của nước chxhcn.vn, phất cao để làm cho hai bên đường dễ trông thấy sự có mặt của họ.
Tới Bastille, họ bắt chước bạo động cho có vẻ hào hùng chăng? Cảnh sát đứng giàn ngang trên đường tuần hành của đoàn biểu tình để kịp ngăn chặn bạo động. Tới đây, họ xông vào, xịt hơi cay, dùi cui đập túi bụi làm cho một tên lổ đầu, chảy máu, quăng cờ đỏ sao vàng, nằm dài trên đường, ôm đầu máu. Mấy tên còn lại vội vứt cờ trên lề đường, co giò chạy thoát thân.
Năm bảy tên này hôm ấy biểu tình chắc phải do Đại sứ quán Hà nội tổ chức vì muốn lợi dụng cuộc biểu tình đông đảo của công nhơn, trương cờ lên, nghĩ chắc sẽ có người tới hỏi cho biết họ là ai, đi biểu tình nhằm mục đích gì? Họ sẽ nói đi biểu tình để chào mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm viếng nước Pháp theo lời mời của Tổng thống Macron? Và sẽ là cơ hội cho báo chí ở Hà nội viết bài ca ngợi, bốc thơm thành tích của Đại sứ quán Hà nội ở Paris và đồng thời cũng để “đáp lễ” cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt ở Paris hôm ấy trước Sứ quán Hà nội, đả đảo Nguyễn Phú Trọng, tên tội phạm nhơn quyền ở Việt nam, ngay trên đường di chuyển của Trọng.
Nhưng kết quả thảm hại, nào có ai ngờ trước được! Không thấy báo chí Hà nội tường thuật. Cả báo Nhân Dân cũng không!
Người Việt với chứng minh nhân dân ở Đức
Người Việt từ Việt nam tới các nước Singapour, Nhựt, Anh,… thưòng bị nhiều tiếng xấu vì những hành vi phạm pháp như ăn cắp, làm những nghề bị luật pháp cấm, trong quan hệ xã hội, thiếu lễ độ tối thiểu… Singapour đã đuổi nhiều người trờ về khi nhập cảnh. Nhựt mướn máy bay chở những thanh niên bị bắt vì tội ăn cắp trả về Việt nam. Tuy đó cũng là những tội hình sự nhưng không nghiêm trọng bằng gần đây, Đức đã bắt người Việt nam công dân chxhcn/vn ở tại Đức về tội buôn bán xì-ke, mang trên người võ khí sát thương như súng lục loại nhỏ, và cả súng ám sát, loại đặc biệt của giới tình báo, dưới dạng cây viết chì với cả một khối đạn. Không riêng dư luận Đức kinh ngạc khi đọc tin tức trên báo chí Đức, mà cả cộng đồng người Việt ở Đức (Tây Đức) cũng lo lắng vì an ninh trong đời sống hàng ngày, ngày càng xấu thêm do chính khối người Việt nam ở phiá Đông Đức cũ gây ra (với chứng minh nhân dân chxhcn/vn).
Chuyện xảy ra hôm 23/02/2018 tại xa lộ A52, gần thành phố Mönchengladbach.
Phản ứng về tin trên, bà Hồng, một phụ nữ Việt nam đang giảng dạy tại một trường Đại học ở Tây Đức, bày tỏ sự lo lắng: "Tôi thấy lo lắng lắm, giờ đến những chỗ tụ tập đông người Việt phải cẩn thận, vì có thể những tên tội phạm nguy hiểm đó sẽ trà trộn và dễ dàng đến gần ám sát bất cứ ai chúng muốn".
Một người hoạt động trong cộng đồng người Việt nhiều năm ở Berlin tâm sự thêm "Vụ bắt giữ người sở hữu vũ khí đặc biệt nguy hiểm này làm tôi nghĩ tới thủ đoạn ám sát tinh vị như trường hợp cựu điệp viên Nga Litvinenko thiệt mạng vào năm 2006 sau khi uống trà xanh có tẩm phóng xạ polonium-210 tại London hay vụ cô Đoàn Thị Hương mang thông hành chxhcn/vn đã ám sát ông Kim Jong Nam, anh của lãnh tụ Bắc hàn, bằng chất VX ở Mã-lai".
Bà Liên, Chủ tịch một hội đoàn người Việt tại Tây Berlin, cũng tỏ ra lo lắng và chia sẻ "Từ nay, người Việt sống ở Đức chống nhà cầm quyền Hà nội vi phạm nhơn quyền rất có thể gặp nguy hiểm từ những loại vũ khí chuyên dùng để ám sát này".
Tại Cộng Hòa Séc, một doanh nhơn người Việt điện thoại qua Berlin, hỏi về thân nhân của nghi phạm vừa bị bắt giữ, bộc bạnh sự lo sợ của mình "Tôi đã sống ở đây hàng chục năm mà chưa từng thấy loại súng được ngụy trang như cây bút viết đó, nó thực sự nguy hiểm và có lẽ được dành để trang bị cho hoạt động của mật vụ Việt Nam, cả với 192 viên đạn. Tại Séc cũng không thể đơn giản mua được vũ khí như vậy. Nguồn súng ngắn và đạn thường được tuồn lậu sang đây từ Nga hoặc Ukraine". Vị doanh nhơn nói thêm "Tôi nghi ngờ người Việt Nam bị bắt hôm 23.2 vừa qua có lẽ đã hoạt động ở chợ Sapa, nơi tập trung nhiều người Việt".
Theo Thời Báo (thoibao.de) ở Đức, vào tháng 2/2018, cũng tại khu chợ Sapa, đã có cuộc khám xét của cảnh sát đặc biệt Séc để bắt giữ và dẫn độ ông Nguyễn Hải Long, chủ một cửa hàng chuyển tiền ở đây sang Đức vì bị nghi ngờ hoạt động gián điệp trong vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh.
Khẩu súng mà cảnh sát thu giữ được của thanh niên Việt Nam có hiệu Astra, là loại súng ngắn bán tự động rất tốt và hiệu quả cao cho việc tiêu diệt mục tiêu ở cự ly gần. Súng có đánh dấu số sê-ri (113XXX), được sản xuất hàng loạt trong khoảng thời gian từ 1960 đến 1968, băng đạn 6 viên nạp nhanh. Súng có giá bán khoảng 500 Euro trên thị trường "chợ đen" ở châu Âu.
Người am hiểu súng cho biết thêm về súng viết chì "Hệ thống cò nằm ở giữa thân cây viết. Khi phát hỏa, đạn súng có thể tạo nên một vùng sát thương lớn". Súng bắn đạn chì hoặc đạn 6 ly. Nếu bắn ở cự ly dưới 5 m, khả năng sát thương của súng này không thua gì súng quân đội”.
Vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã làm căng thẳng chưa từng có quan hệ ngoại giao giữa Đức và Việt Nam. Nhưng ngay sau đó, xuất hiện vài người Việt tại thành phố München nhắn tin hăm dọa công khai nhà báo Đức với lời mời "ăn tiết canh ngan" - tiếng lóng ám chỉ sẽ bị giết hại bất cứ lúc nào. Còn nhóm ở Berlin cũng công khai kêu gọi đánh bom bẩn hội nghị của Đức.
Bắt cóc, đe dọa chưa đủ, phải chăng những loại vũ khí trên đang được âm thầm đưa vào Đức để cán bộ vc thực hiện những hành động ám sát tiếp theo?
Với chỉ thị của ai?
Cơ sở truyền thông Đức Suddeutsche Zeitung (theo Thời báo ở Đức) cho bìết người chỉ huy trực tiếp vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là Phó Giám đốc tình báo Đường Minh Hưng. Ông này có mặt tại Berlin 5, 6 ngày vào thời điểm Thanh bị bắt cóc. Công tố viện Đức đang xúc tiến hồ sơ truy tố tên Hưng.
Hà nội chẳng những không trả lời yêu cầu ôn hòa của chánh phủ Đức, Nguyễn Phú Trọng còn tuyên bố “Thanh tự nguyện trình diện để nhận tội”. Khi tinh hình bang giao giữa hai nước trở nên gay gắt, ông Trọng vẫn điềm nhiên “Ta cứ lo giải quyết nội tình của ta là ưu tiên”.
Với tư cách Tổng Bí thư đảng cộng sản, mà đảng cộng sản là cơ quan lãnh đạo toàn diện Việt nam thì vụ Trịnh Xuân Thanh, vụ ăn cắp, buôn bán phạm pháp, vũ khí lậu, bạo loạn, bắt người, giết người mang chứng minh nhân dân chxhcn/vn ở ngoại quốc,… Trọng đều trách nhiệm.
Tháng 12/2010, Tòa thượng thẩm Paris xét xử 14 viên chức cao cấp của chế độ Pinochet, buộc tội những người này “đàn áp, tra tấn, thủ tiêu những người chống đối ôn hòa chế độ độc tài Pinochet”. Dư luận cho đây là một vụ án tội phạm quốc tế lịch sử. Vụ án cho thấy người bị truy tố không phải chỉ là những viên chức của chế độ, mà còn là bản thân chế độ độc tài. Nạn nhơn là 4 người chí-lợi (Chili). Nhưng có vụ án lịch sử vì có thân nhơn của nạn nhơn và các hội nhơn quyền hợp nhau thưa thủ phạm.
Việt nam khó làm việc này vì thứ “văn hóa chín bỏ làm mười”. Chuyện không phải hãy quên đi, chờ ngày mai sẽ tươi sáng! Và điều quan trọng trước mắt là còn về Vìệt nam thăm bà con, gia đình, và du hí!
Thế mới biết vc đại gìan, đại ác mà vẫn mạnh giỏi.
Đằng sau chuyến vìếng thăm Paris?
May cho Trọng là một vụ “Pinochet thứ II” không xảy ra mà Trọng khó tránh khỏi làm đối tượng vì sau đó, đạo luật do Bỉ đưa ra không còn hiệu lực và Espagne cũng không còn tự dành cho mình “khả năng hình sự” (compétence pénale) nữa. Nếu Paris lúc đó, và thân nhơn của nạn nhơn của Trọng can đảm như thân nhơn các nạn nhơn dân chí-lợi quốc tịch pháp thì Trọng có lẽ đã bị thưa và Trọng đã bị cum để chờ đưa ra Tòa án Pháp lý Quốc tế. Rồi những hồ sơ nạn nhơn cải cách ruộng đất, nhơn văn giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp (Đỗ Mười còn sống), Tết Mậu thân, nạn nhơn học tập cải tạo, bán gái làm nô lệ tình dục, những người phản kháng ôn hòa ngày nay bị bắt, giam và chết trong phòng giam vì “tự tử”… và tất cả những trường hợp “mất tích” từ thời Hồ Chí Minh, nay đảng cộng sản lãnh trách nhiệm, tức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong.
Nghe nói nay Trọng qua Paris, xin yết kiến ông Macron để nhờ ông Macron can thiệp với Đức tìm một giải pháp giúp Việt nam sớm thoát ra khỏi mạng lưới cô lập của Đức ngày có xu thế xiết mạnh hơn.
Ông Macron hiện nay là người có thể nói chuyện với Bà Merkel “vui vẻ” vì họ là cặp song ca thường hát chung bài “Âu châu ca” và với cả ông Trump nữa. Bà Merkel đang ở thế rất tế nhị sau cuộc bầu cử ở Đức vừa rồi và Pháp có ý muốn nắm vai trò lãnh đạo Âu châu.
Cộng sản lúc nào cũng tính qua mặt người khác, giữ quyền lợi của đảng là trên hết, không cần biết ứng xử lương thiện làm căn bản cho chế độ.
Nếu tin hành lang trên có cơ sở, giờ đây thử chờ “nhơn định” có “thắng thiên” hay không?
Nguyễn thị Cỏ May
"Mình phải thế nào đó
nên mới được người ta tiếp đón chớ"
Nguyễn thị Cỏ May
Sáng nay, vài người bạn của chúng tôi đều cùng nhận được bức thư ngắn đầy thân tình của Cụ nhà báo nhân dân bày tỏ với chúng tôi là Cụ "đang phân vân về chuyến viếng thăm nước Pháp của me-xừ Trọng lú" (nguyên văn). Cụ thắc mắc "Tại sao cấp cao Nhà nước (ý muốn chỉ Nguyễn Phú Trọng) mà không có chào cờ, duyệt binh danh dự? Không có 21 phát đại bác? Lễ đón ở đâu? Ở sân bay Orly? Hình như không có quan chức nào? Hay chỉ có đại diện là Bộ trưởng Đất đai, nhà ở và quy hoạch đô thị, ông Jacques Mezard, nhân vật thứ 13 trong chánh phủ? Không có hội đàm với ai, chỉ có hội kiến với Chủ tịch Quốc hội, với Thủ tướng. Không có Quốc yến...? Sao kỳ vậy? Có ảnh chụp cả đoàn chừng 50 người đứng trước Hôtel des Invalides? Sao lại thế? Tôi không hiểu nổi?
Báo Nhân Dân đăng bài dài của ông Trọng dịch bản in trên Le Monde, nhưng các anh có báo Le Monde đăng bài này hay không?...".
Một bạn khác trả lời Cụ nhà báo nhân dân, viết “Ủa Trọng Lú viếng Paris sao? Còn gì hân hạnh bằng? Tôi không hề hay biết! Một chuyến đi thật sự lặng lẻ. Đi bí mật như người «rơm», người iìệt nam đi lậu ngang qua Pháp để trốn qua Anh”.
Ông nhà báo nhà nước (VN Thông tấn xã trước 1975) có ý kiến rất đơn giản: «Đón tiếp không có nghi lễ chính thức, vì Trọng Lú chỉ là tổng bí thư một đảng chính trị, không phải là chủ tịch nước, thủ tướng. Báo chí không nói gì tới, trừ vài bài vớ vẩn nói về chuyện Trọng thăm Choisy le Roi (trên báo online gõ: visite de Nguyên phu Trong trên Google)».
Từ ít lâu nay, Cỏ May tôi không theo dõi tình hình Việt nam nữa. Vì chủ quan tin nó sẽ không thể thay đổi cho tốt được bởi đảng cộng sản kiên giữ chế độ cộng sản, ra sức khủng bố, đàn áp, và theo đuổi lý tưởng «tiền», trong lúc dân chúng «mặc kệ nó», chỉ lo kìếm đủ miếng ăn, thanh niên thì sáng say, chiều xỉn. Chỉ có vài thanh niên còn tỉnh táo, bìết thương nước, dám xả thân tranh đấu cho nhơn quyền, dân chủ, vẹn toàn lãnh thổ. Tội nghiệp, vì vậy mà họ trở thành kẻ thù không đội trời chung với đảng cộng sản.
Nay bức thư ngắn của Cụ nhà báo nhân dân bổng đánh thức sự tò mò của Cỏ May, vừa xem lại thông tin để trả lời Cụ, vừa muốn biết có đúng ông Nguyễn Phú Trọng tới Pháp theo lời mời của Tổng thống Macron mà bị đón tiếp thờ ơ lạnh nhạt như vậy không? Pháp xưa nay có tiếng là văn minh. Người Pháp thứ thiệt luôn miệng nói «cảm ơn» và «xin lỗi» cả khi chẳng may đi đụng nhằm cột đèn cũng «xin lỗi», xong rồi lìền «cảm ơn» Monsieur hay Madame cột đèn, nay sao lại xử tệ quá với khách được mời như vậy?
Cỏ May tôi coi lại các tuần báo Le Point, Le Nouvel Observateur, Marianne, ấn bản trong ngày: sáng, trưa và tối phổ biến trên internet dành cho độc gìả dài hạn và tin tức trên internet, đều không thấy có loan tin về Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng cộng sản ở Hà nội, tới thăm viếng chánh thức nước Pháp theo «lời mời của Tổng thống Pháp». Tuy nhiên, những báo lớn ở Việt nam lại có đăng khá ồn áo tin ông Nguyễn Phú Trọng của họ tới thăm viếng Pháp 3 ngày 25 – 27/03/2018. Ông Trọng tới chiều ngày 25/3 tại phi trường Orly, ngoại ô phía Nam Paris.
Khi biết quả thật có ông TBT Nguyễn Phú Trọng tới Paris, Cỏ May tôi vội nhớ lại câu ông nói với báo chí ở Vìệt nam sau khi từ Mỹ về tháng 7/2015: «Mình phải thế nào đó nên mới được người ta đón tiếp chớ».
Lần này, Cỏ May tôi cũng chờ khi ông về tới Hà nội, ông sẽ nói câu gì đây? Sẽ thâm thúy hơn không?
Sự thật về ông Trọng viếng Pháp
Ông Trọng tới bằng máy bay Việt nam chở riêng ông và phái đoàn tháp tùng ông, tới phi trường Orly, một phi trường dân sự nhỏ dành cho những chuyến bay nội địa và các xứ gần ở mìền Nam, chớ không phải phi trường quân sự như báo Việt nam viết.
Ông Trọng tới có thảm đỏ nhưng chắc do Tòa Đại sứ Hà nội đem tới hoặc mượn cho dịp này. Khó nghĩ là của chánh phủ Pháp bởi trải thảm đỏ mà chỉ có một bà đầm lớn tuổi, nhưng còn kém ông Trọng, của Sở Nghi lễ ra tận máy bay đón quốc khách, hướng dẫn quốc khách và phái đoàn qua khu vực cảnh sát làm thủ tục nhập cảnh? Báo Hà nội nói có Bộ trưỏng Nhà Đất, Qui hoạch Jacques Mezard ra phi trường đón tiếp nhưng tin chánh thức của chánh phủ Pháp, ông Jacques Mezard không đi. Dư luận ở Hòa lan loan tin là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng cộng sản ở Việt nam, ra phi trường Orly, được một bà đầm đỡ đẻ (bà mụ) do chánh phủ Pháp cử đi đón rước ông tận cửa máy bay!
Ngoài ra, phía Pháp, không có một viên chức cao cấp nào khác có mặt ở sân bay. Việt kiều yêu nước cầm cờ đón mừng ông Trọng và phái đoàn khá hùng hậu với nhiều cán bộ cấp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, nhưng cũng không đủ đông cho phù hợp với tầm quan trọng của phái đoàn.
Qua ngày 26/3, ngày thăm viếng chánh, ông Trọng cũng chỉ được đón tiếp ở Hôtel des Invalides, trước kia là nơi nghỉ dưỡng của thương phế binh, nay là Bảo tàng viện quân đội và nhà mồ của các vị anh hùng dân tộc, Napoléon và nhiều vị khác cũng an nghỉ nơi đây, nay là nơi tiếp nhận thương phế binh.
Ngoài ra, Hôtel des Invalides còn là nơi tổ chức tang lễ cấp quốc gia. Ngày 8/12/2017, tang lễ nhà văn, Hàn lâm viện sĩ Ormesson tổ chức ở đây. Sáng nay 28/03/2018, cũng tại đây, diển ra tang lễ vô cùng trọng thể, tất cả chánh khách Pháp, tả hữu, cựu tân, đều tham dự, tưởng nìệm và vinh danh sĩ quan Hìến binh Arnaud Beltrame tự nguyện đem mạng sống của mình thế cho một phụ nữ bị khủng bố á-rập bắt làm con tin. Ông bị quân khủng bố bắn và cắt cổ trong lúc nạn nhơn thoát được ra khỏi siêu thị Super U ở miền Nam nước Pháp.
Nhiều người không khỏi ngạc nhiên tại sao chánh phủ Pháp tổ chức lễ tiếp đón chánh thức ông Trọng hôm 26/03 tại đây, với mươi lính kèn, vài lính lễ, lối 50 người tham dự, phần lớn là đoàn tùy tùng của ông Trọng và Việt kiều. Hoàn toàn không có một đại diện của chánh phủ tới, thế mà báo chí ở Việt nam loan tin là «theo lời mời của Tổng thống Pháp». Nghi lễ tẻ nhạt, cả thiếu sự trọng thị dĩ nhiên, nhưng điều làm người ta để ý đây có lẽ là lần đầu tiên chánh phủ Pháp làm lễ đón tiếp một người cầm quyền cấp cao tột đỉnh của quốc gia bạn tại đây, nơi trước giờ chỉ làm tang lễ. Chẳng lẽ Pháp ngụ ý «chúc thọ» ông Tổng Bí thư? Xin nhắc lại trước đó, trong việc sửa soạn chuyến viếng thăm của ông Trọng, hai nước đã hội ý với nhau về danh xưng chuyến viếng thăm của ông Trọng là «viếng thăm chánh thức», tức chỉ dưới «cấp nhà nước». Thực tế nghi lễ như vậy, phải nói là đã bị đơn giản đi rất nhiều.
Nhơn đây, thấy báo chí Việt nam nhắc tới chữ «Hôtel» là «Khánh sạn», Cỏ May xin nói thêm một chút về tiếng «Hôtel» như Hôtel des Invalides. Phải ở tại Pháp mới thấy điều này rất đặc biệt của xứ Pháp. Ngày trước, ở Sài gòn, cũng có «Hôtel de Ville». Từ năm 1955, đổi ra là «Tòa Đô chánh». Ở Pháp, tất cả tòa Thị xã đều gọi là «Hôtel de Ville». Cơ sở quan trọng của chánh phủ cũng gọi là Hôtel. Hôtel de Matignon, 57 rue Varenne, Paris VII, là Dinh Thủ tướng (từ năm 1935). Sở thuế là «Hôtel des Impôts». Hôtel Dieu (nghĩa từ ngữ: Khách sạn Trời) là nhà thương lâu đời ở Paris I. Du khách bị bịnh thình lình có thể xin vào đây chữa miễn phí. Thường thì vào hôtel ở phải trả tiền và giữ chỗ trước. Nhưng «Hôtel de Police» là khách sạn vào ngủ miễn phí và khỏi cần giữ chổ trước.
Chuyện tiếp rước ông Trọng
Nói vậy chớ ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã được chánh phủ Pháp tiếp như ông François Rugy, Chủ tịch Quốc hội, và ông Gérard Larcher, Chủ tịch Thượng viện. Qua ngày 27, ông Trọng đưọc Tổng thống Pháp tiếp bằng một bửa cơm trưa tại Điện Élysée. Sau bửa ăn kết thúc buổi tiếp rước bằng một thông cáo đơn sơ ngắn. Tất cả các cuộc gọi là «tiếp rước», thật ra chỉ là «hội kiến», nghĩa là gặp nhau bắt tay, hỏi thăm «mạnh giỏi, ăn cơm chưa» trong giây lát và chụp hình.
Ngày thứ nhứt 25/03/2018, ngay sau khi đến Pháp, rời sân bay, đoàn xe đã đưa ông Trọng tới một công viên nhỏ của thành phố Montreuil, ngoại ô phía Đông sát Paris, nơi còn đặt bức tượng Hồ Chí Minh được dựng từ năm 2005 để vọng bái. Nói còn vì sau khi bức tượng vừa dựng lên xong, chờ ngày khánh thành, thì một nhóm thanh niên sinh viên người Việt ở Paris đã tổ chức, ban đêm đem nước sơn tới sơn khắp bức tượng màu đỏ chói và xịt keo loại thật cứng vào ổ khóa căn «không gìan hồ chí minh». Đến ngày lễ khánh thành, Tòa Đại sứ vc ở Paris bị bất ngờ nên không mở cửa «không gian hồ chí minh» được, đành hướng dẫn quan khách đi vòng ngoài nhìn vào. Dĩ nhiên sau đó, tượng được rửa, chỉnh trang lại, thay ổ khóa.
Nên nói lại cho rõ tượng Hồ chí minh không phải của chánh quyền Pháp, cũng không phải của thành phố Montreuil tặng, mà của Hà nội đem tới tặng cho thành phố Montreuil, nhơn năm 2005, ông Jean-Pierre Brard là đảng viên đảng cộng sản pháp làm Thị trưởng. Vả lại Montreuil là thành phố nhỏ đông dân cư lao động phần lớn gốc di dân Phi châu nên đã biến thành sào huyệt của cộng sản Pháp.
Sau đó, bà Voynet thuộc đảng xanh làm Thị trưởng. Người Việt nam viết thư yêu cầu bà cho phá bỏ bức tượng và đóng cửa «không gian hồ chí minh». Bà trả lời bà không có quyền làm chuyện đó nhưng bà nói rõ Thị xã sẽ không bỏ ra một đồng xu để sửa sang nơi ấy và bà sẽ không tham dự lễ lạc gì liên quan tới Hồ Chí Minh.
Công việc kế tiếp của ông Trọng ở đây là ghi vào sổ lưu niệm của «không gian hồ chí minh» và trồng cây để «nhớ bác» ngay trước «không gian hồ chí minh».
Ông cũng tới Choisy-le-Roi, thành phố ngoại ô phía Nam Paris, thăm viếng Việt kiều và nơi cư ngụ của phái đoàn Hà nội suốt thời gian Hòa đàm Paris (1968 – 1973) nay là 50 năm đã qua.
Có lẽ chính ông Trọng cũng đã nhận thấy chuyến viếng thăm của ông thật sự quá tẻ nhạt nên ông đã mướn nhưt báo Le Monde (ngày 27.03/2018, Paris) đăng cho một bài quan đìểm của ông về mối bang gìao Pháp-Việt nam, với cả hình của ông giữa trang báo. Le Monde đã đăng nguyên một trang báo ở phần quảng cáo. Và trên góc mặt của bài mướn đăng, có ghi rỏ «Publicité» (quảng cáo).
Theo bảng giá tiền quảng cáo, trang báo đăng bài của ông Trọng là 147900€, tính thên TVA 2,1%, ông Trọng phải trả 151000€.
VC có chức lớn xài ngon thiệt!
Về Hà nội, kỳ này, báo chí hỏi, không biết ông Trọng có trả lời như lần đi Mỹ về hay chỉ lầm bầm một mình “Minh phải sao đó nên nay người ta mới đón tiếp mình như thế chớ”.
Nguyễn thị Cỏ May
*** Khi viết xong bài này, báo chí Pháp loan tin chi tiết việc ông Trọng được ông Macron tiếp, sau đó xí nghiệp Pháp ký hợp đồng thương mại với Việt nam khá quan trọng; đầu tư điện, xây cất, bán Airbus, phát triển họp tác Đại học và Pháp ngữ.
Trong lúc hội kiến, ông Macron có nêu lên vấn đề nhơn quyền, những trường hợp tù nhơn lương tâm…
Đăng ngày 15 tháng 04.2018