40 năm xa nước và cái giá của Tự do
Nguyễn thị Cỏ May
Người Việt nam Hải ngoại, mỗi người, mỗi gia đình đều có con số để ghi nhớ. Như lính có số quân. Không ai có quyền quên. Con số đó là ngày đi khỏi nước để làm thân tỵ nạn hay làm người mất nước. Nó còn là số thông hành của người Việt nam "thua cuộc" khi xuất ngoại.
Sau 43 năm mất nước, vẫn còn nhiều người nhắc nhở sự kiện lịch sử phức tap này. Nhiều hồ sơ mật bắt đầu công bố. Nhưng nói cho rỏ tại sao mất Miền nam, đã tưởng như sẽ không bao giờ có thể mất, thì dường như chưa đủ để thỏa mãn nhiều người.
Người Việt nam Hải ngoại, mỗi người đánh giá cho mình việc bỏ nước ra đi cũng khác nhau. Những kẻ ra đi tìm cái ăn, cái mặc, tránh thảm nạn ăn bo bo, khoai mì khi «bác» tới, thì nay đã thỏa mản ít nhiều nên có thể quay về nước. Còn kẻ nghĩ đánh đổi mạng sống của mình, của gia đình mình cho cái gì cao quí hơn, tuy trừu tượng, như Tự do, để con người sống có nhơn phẩm thì ngày nay, vẫn còn ái ngại chưa muốn trở về.
Tự do có cái giá của nó! Tùy quan niệm riêng mà đánh giá và trả giá.
Nhìn lại biến cố 30/04/75, cũng có lắm cái nhìn khác nhau nhưng không biết vì vậy mà nó mang ý nghĩa khác nhau không ?. Kẻ nói là "Quốc Hận", người cho là "Hành trình tìm Tự do", còn có người lại không ngần ngại rập khuôn "Ngày giải phóng"!
Viết về ngày 30/04/75, người Việt nam và cả ngoại quốc, dường như đều tập trung viết về khả năng chiến tranh. Ít người viết về lý do của khối người Việt nam bỏ nước ra đi. Phải chăng vì vậy mà ngày 30/04 cho tới nay vẫn chưa được là một ngày thống nhứt? Một nội dung thống nhứt!
Viết về đời sống ngưòi Việt nam ở các nước nơi họ định cư, xây dựng lại đời sống mới lại càng ít hơn nên qua thời gian, tư cách tỵ nạn hầu như phai nhạt đi phần nào làm cho họ dễ bị đồng hóa thành "Việt kiều". Và họ cũng không cần phản ứng.
Trong số ít thông tin về người Việt nam tỵ nạn hiện sanh sống trên nhiều nước thuộc thế giới tự do, tưởng có thể kể quyển biên khảo công phu của nhà sử học và tài liệu học (Thư viện học) Lâm Vĩnh Bình ở Montréal ấn hành năm 2014. Sách còn lưu hành nhưng rất hạn chế. Tựa sách là "Giá Tự do".
Năm nay, nhơn dịp 30/04, ông vừa cho phổ biến một bài biên khảo "43 năm nhìn lại" với nhiều tài liệu liệt kê tập trung vào việc mất Việt nam. Cả nguồn gốc của tài liệu để giúp ai muốn truy tìm theo cái nhìn của mình.
Những ngưòi Việt nam tỵ nạn đầu tiên có thể vào xứ Mỹ
Cận ngày 30/04, chánh phủ Huê kỳ có chương trình di tảng người Việt nam và gia đình làm việc cho chánh phủ Huê kỳ và cả gia đình nhơn viên hay quân nhơn Mỹ. Sau ngày 30/04, làn sống người Việt nam vượt biển đi tỵ nạn mới bắt đầu. Thấy chánh phủ Huê kỳ không có chương trình đón nhận người Việt nam tỵ nạn tới Mỹ ngoài khuôn khổ chương trình dành cho nhơn viên và gia đình, Giáo sư Steve Young hốt hoảng, vội nghĩ phải tìm bạn củ hiện đang làm việc trong chánh phủ để vận động nhờ tìm một giải pháp giúp người Việt nam tỵ nạn. Ông kể lại những vận động của ông sau khi đọc qua bản thảo quyển «Giá Tự Do»:
«Tôi đọc qua cuốn sách «Giá Tự Do» của Gìáo sư Lâm Vĩnh Bình không thể nào không có những cảm động đặc bìệt. Chính vì Tự Do có những giá trị đặc biệt mà tôi đã dám lên tiếng hồi tháng 3/1975 để nhờ một số bạn trang lứa với tôi hiện làm việc trong Tòa Bạch ốc và Bộ Ngoại giao cố gắng xin phép Tổng thống Ford mở cửa đón nhận những người Việt nam phải từ bỏ quê hương được nhập cư ở Mỹ, tìm lại cho mình một đời sống trong một xã hội với nền kinh tế, chánh trị tự do.
Lúc ấy, tôi không nghĩ rằng người Việt nam đi tìm tự do sẽ thành công hoặc cơ cực thế nào ở bốn mươi năm sau. Tôi chỉ biết chắc con cháu của họ sẽ trở thành những người mới ở xứ sở của tôi, những công dân Mỹ, nói giỏi tiếng mỹ hơn tiếng việt. Người Mỹ gốc Vìệt tương lai sẽ giống các sắc dân khác tới Mỹ tỵ nạn hay di dân để trở thành công dân mỹ, đóng góp nhiều ít cho quê hương thứ hai do họ chọn lựa.
Công của Giáo sư Lâm Vĩnh Bình rất lớn. Ông nghiên cứu rất khoa học nhờ đó ông giúp người đọc thấy rỏ đời sống bà con người Việt nam dưới nhiều mặt như nuôi dạy con cái thành tài, gìn giử truyền thống văn hóa dân tộc là Tự do theo tinh thần Phật giáo và Lão giáo. Họ cương quyết từ khước, bằng cả mạng sống, cái kiếp sống nô lệ dưới chế độ cộng sản ác ôn nếu ở lại Việt nam. Theo tôi, đó là họ đã chọn cái giá trị tinh thần to lớn và vô cùng quan trọng.
… Ngày thứ hai, 1/4/75, tôi xuống Hoa-thạnh-đốn để bắt đầu vận động bạn cũ trong chánh quyền Huê kỳ. Tôi có 4 lý do để thuyết phục các bạn ấy.
Thứ nhứt là danh dự của nước tôi đối với nước bạn Việt nam. Tôi không phải là kiểu người Mỹ có thể phủi tay bỏ rơi bạn dễ dàng khi xong việc. Theo tôi thì Huê kỳ phài là nước có đạo đức, có lương tâm, có danh dự đối với lịch sử nhơn loại. Tổ tiên tôi có công trong cuộc cách mạng chống lại vua Georges III, giành lấy quyền tự trị đem lại cho các Tiểu bang huê kỳ. …
Thứ hai, tôi muốn cứu những người ái quốc thật sự, yêu nước thật sự, đã từng tranh đấu cho lý tường dân chù, nhơn quyền thật sự, tranh đấu cho dân tộc Việt nam thật sự …
Thứ ba, tôi muốn dân tộc Việt nam có lãnh đạo chánh trị, biết trọng văn hóa, tổ chức đời sống tự do để giử truyền thống Việt tộc và Đạo lý Việt tộc. Như Do thái sống tha hương rồi cớ ngày trở về lập quốc …
Thứ tư, tôi muốn tạo hoàn cảnh để có một lớp người Việt nam sẽ trưởng thành, tài giỏi, bản lãnh, trở thành một lớp lãnh đạo đủ khả năng tranh đấu chống cộng sản, khôi phục lại nước Việt nam…
40 năm sau, đảng cộng sản vẫn còn nắm quyền nhưng sự thành công và đóng góp về nước của người Vìệt nam tỵ nạn ngày thêm quan trọng có tác dụng phá vở sâu rộng uy tín lãnh đạo của đảng.
Ai không nghĩ Tự Do sẽ không tới Việt nam trong thời gian gần đây? Lúc đó, cả dân tộc sẽ hưởng được thật sự Giá Tự Do!
Giá Tự Do hay một Việt nam Hải ngoại
Viết về người Việt Nam liều mình bỏ nước ra đi tìm Tự Do sau ngày mất nước 30/04/1975 có khá nhiều. dưới nhiều hình thức và nhiều ghi nhận khác nhau.Tất cả đều tập trung giữ lại ký ức tập thể về biến cố đau thương ấy. 30/04/75 vô cùng trọng đại, không riêng cho người Việt tị nạn mà còn đánh động lương tâm thế giới. Một biến cố có một không hai trong lịch sử nhơn loại bởi nó đã mang ra khỏi đất nước Việt Nam hơn 3 triệu người và nó chôn vùi xuống lòng biển cả, trong rừng sâu hơn nửa triệu người nữa. Tất cả chỉ vì muốn đi tìm lại Tự Do vừa mất vì bị giải phóng.
Nhưng viết để mô tả dung nhan, sanh hoạt, ước mơ, sức chịu đựng tạo lập đời sống mới, tinh thần gìn giữ những giá trị cội nguồn thì phải nói quyển Giá TỰ DO của tác giả Lâm Vĩnh Bình quả thật là một công trình biên khảo khoa học khả dĩ đáp ứng được sự mong đợi của đa số độc giả, cả những độc giả khó tánh.
Trước kia, Đức Quốc Xã sát hại 6 triệu người Do Thái bị cả thế giới lên án về tội diệt chủng, tội chống nhơn loại. Ngày nay, sau hơn 70 năm, trên báo chí, TV, sách vở, tội ác của Đức Quốc Xã vẫn còn được nhắc nhở. Những hồ sơ tội ác nầy vẫn được tiếp tục bổ túc bằng những khai quật mới để khi có đủ bằng cớ, thủ phạm sẽ bị truy tố ra tòa án vì tội diệt chủng hay tội chống nhơn loại là thứ tội không bị mất giá trị thời gian. Thậm chí, ở Âu châu, ai có lời nói xa gần liên hệ thân thiện với Đức quốc xã đều bị dư luận phản ứng mạnh.
Đối với dân tộc Việt nam, tội ác của cộng sản Hồ Chí Minh từ trong bóng tối chiến khu, khi ra Hà Nội năm 54, sau cùng vào miền Nam và cho tới ngày nay, không phải đối với ngoại quốc, mà với người Việt nam, là thứ tội chống nhơn loại, phải được đưa ra trước Tòa án Quốc tế Công lý xét xử. Nhưng cho tới nay, vẫn chưa có người nghĩ tới việc làm vì công lý này. Cái đảng tội phạm đó vẫn an nhiên cầm quyền, và Cộng hòa Xã hội Việt Nam chẳng những đã không ra trước Tòa Án Nuremberg mà còn trở thành hội viên Liên Hiệp Quốc, vào Hội Đồng An ninh, Hội Đồng Nhơn quyền, tham gia các Hiệp ước quốc tế tuy không bao giờ thi hành. Nghĩ lại lịch sử có mỉa may không?
Quyển Giá TỰ DO của Lâm Vĩnh Bình không đặt vấn đề truy tố tội ác của cộng sản Hà Nội mà nhằm ghi lại sự việc hằng triêu người vội bồng bế nhau chạy, bỏ lại tất cả đàng sau, khi vừa thoáng trông thấy bóng dáng Hồ Chí Minh qua nón cối dép râu. Lúc Âu châu bị chia cắt, dân bên Đông bỏ chạy qua Tây Âu, câu nói thời danh là những người Đông Âu chọn «bỏ phiếu bằng chân».
Trước và sau ngày 30/04/75, người Việt Nam không bỏ phiếu bằng chân, mà họ đã chọn cách bỏ phiếu bằng cả mạng sống của họ, của gia đình họ. Từ đó mới thấy cộng sản Hồ Chí Minh ghê gớm hơn cộng sản Âu châu. Như vậy muốn tìm hiểu cộng sản, phải để ý cộng sản Đông Âu, cộng sản Nga không giống cộng sản Tàu, khác cộng sản Việt Nam và càng khác hơn thứ cộng sản ở Hà Nội.
Viết về người Vìệt Nam tị nạn không phải là việc làm đơn giản, tuy biến cố đó ai cũng biết. Bằng thông tin hay bằng thể nghiệm bản thân. Bởi người viết gặp phải khó khăn về mặt kỹ thuật là có quá nhiều thông tin. Việc chọn lọc đòi hỏi óc phán xét tinh tế để có sự đánh giá gần với sự chính xác. Ông Lâm Vĩnh Bình nhờ khả năng chuyên môn nghề nghiệp mà vượt qua được khó khăn cơ bản này để giới thiệu với độc giả một công trình biên khảo với phương pháp luận vô cùng vững chắc. Nhờ đó người đọc thấy hài lòng do tính đầy thuyết phục của tác phẩm. Về mặt thông tin liên quan đến người tị nạn trên khắp thế giới, quyển Giá TỰ DO cung cấp cho độc giả đầy đủ và chính xác những điều cần biết. Về nhơn số ở từng địa phương, lớp tuổi, nghề nghiệp, trình độ hội nhập... Người đọc sẽ có cảm tưởng là đang thăm viếng từng vùng khác nhau của đồng bào đang sanh sống trên một đất nước vô cùng rộng lớn. Như đi từ Miền Đồng Bằng sông Cửu Long lần ra Miền Trung, Miền Bắc với những khác bìệt nhân xã do lịch sử và địa lý tạo nên. Đọc xong quyển sách, độc giả đã đi khắp các vùng đất nước Việt Nam. Không phải đi như một du khách ngoại quốc, mà đi sâu vào từng gia đình, từng thành phần xã hội, với tình cảm bà con thân thuộc.
Một Việt Nam hải ngoại! Tại sao ta không thừa nhận một cách hùng hồn đó là nước Việt Nam hải ngoại của ta? Để tách bạch với Việt Nam cộng sản, để xác định dứt khoát ta không cùng nguồn gốc với những người cộng sản gian ác, vượt qua cả thứ cùng hung cực ác «chửi cha, chém chú, lắt vú chị dâu, cạo đầu bà thím» Họ có bản lảnh như vậy do Hồ Chí Minh giáo dục bằng «Trăm năm trồng người xã hội chủ nghĩa».
Tôi nói nước Việt Nam hải ngoại vì trong Liên Hiệp Quốc không thiếu nhiều quốc gia thành viên có dân số kém hơn, lợi tức đầu người thấp hơn. Nói một Việt Nam hải ngoại bởi ở đây ta có mọi sanh hoạt kinh tế, xã hội, văn hóa, những yếu tố kết thành tâm hồn một dân tộc. Có ý nghĩa nhưng không chánh thức.
Chính ở Việt Nam hải ngoại, người Việt Nam tị nạn cộng sản có điều kiện gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc để nuôi dưỡng những thế hệ con em mong một ngày kia sẽ đưa về góp tay xây dựng lại đất nước hoang sơ do người cộng sản làm giải phóng tàn phá.
Đọc xong quyển GIÁ TỰ DO, tôi thật sự có cảm tưởng như mình đã trở về Việt Nam lần đầu tiên sau đúng 40 năm xa xứ. Trong niềm xúc động sâu xa, tôi xin nói lên lời thật lòng cảm tạ tác giả
(Trích lời NVT giới thiệu ấn bản 2014).
Nguyễn thị Cỏ May
30-4-75, một sự sắp đặt trước?
Bùi Xuân Đáng
Mỗi năm cứ gần đến ngày này, lòng tôi lại bàng hoàng cảm xúc. Những hình ảnh hỗn lọan, đau thương, chết chóc lại trở về trong tâm trí. Nước mất nhà tan, cha mẹ, vợ chồng, con cái anh em ly tán.
Ai gây ra chuyện này, lỗi tại ai? Ai là người có trách nhiệm? Người này đổ lỗi cho người kia. Chẳng ai chịu nhận chuyện làm cho một đội quân hùng mạnh bỗng dưng bó tay chịu trận tan hàng. Kết quả gần triệu người đi tìm tự do đã vùi thân trêm biển cả hoặc chết rục ở một xó rừng biên giới. Hàng trăm ngàn quân, cán, chính bị đưa vào các trại mà bọn người giả nhân, giả nghĩa nói là học tập cải tạo, nhưng thực ra hành hạ từ thể xác đến tinh thần cho đến khi ngã gục vì đói khát, bệnh tật.
Là một kẻ tầm thường, không am tường nhiều về tình hình quân sự, chính trị, kinh tế và bang giao v.v… tôi không dám lạm bàn mà chỉ xin ghi những điều tai nghe mắt thấy để những vị cao minh có thể xét đóan và giải thích cho thế hệ mai sau.
Tháng 6 năm 1966, Quân đội cho phép một số Sĩ quan trừ bị có trên 8 năm quân vụ được giải ngũ theo đơn xin. Tôi là một trong số những ngưòi rời quân ngũ trong đợt đầu vì đã có 12 năm phục vụ dưới cờ. Từ giã đồng đội trong lúc chiến cuộc gia tăng, tôi cũng có đôi chút phân vân, áy náy.
Nhưng tự nghĩ, nếu tôi ở lại cũng chẳng có ích lợi gì cho tập thể. Nhiệm vụ của tôi không cần thiết cho chiến trường: Trưởng khối Thể duc Thể thao tại Bộ Tổng Tham Mưu, một nhiệm vụ ngồi chơi sơi nước, nhưng được nhiều người nhòm ngó vì hay được xuất ngoại.
Tính tôi lại ăn ngay nói thẳng, không bè phái không biết nịnh bợ, ở lại có khi mang vạ vào thân. Nếu trở về đời sống dân sự tôi có thể giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần cho đàn con của tôi đã lớn, hiện đang học đại học được dễ dàng hơn. Còn ở trong quân ngũ nào cấm trại, ứng chiến liên miên, thêm vào đó vật giá leo thang, đồng lương cố định, dù rằng có thêm trợ cấp tương đương với một Trung Đoàn trưởng cũng chẳng thể nào giúp cho gia đình tôi được cảnh chưa hết tháng đã hết tiền.
Được Công ty SHELL, một công ty dầu hỏa tuyển dụng, và tôi được bổ nhiệm trông coi kho nhiên liệu tại phi trường Tân Sơn Nhất, phi trường này trong thời chiến đã nổi danh là một phi trường có nhiều phi vụ nhất thế giới, với mỗi phút một phi vụ.
Đầu tháng 3-75 tôi tham dự cuộc hội thảo bảo toàn phẩm chất và tiếp tế nhiên liệu cho phi cơ do Công ty SHELL International, London tổ chức tại Hong kong. Thành viên của cuộc hội thảo này gồm 23 ngườì thuộc các nước trong đó có: Nhật, Úc, Tân tây lan, Phi luật tân, Ân độ, Việt nam, Cam bốt, Lào, Thái Lan, Nam dương v.v…
Đến ngày thứ 5 của cuộc hội thảo T.W.W. O Keeffe, người điều khiển cuộc hội thảo, mời Somsanouk Luongsisomkham đại diện Lào, Ung Tea Kruy đại diện Cam bốt và tôi đi ăn tối. Hai người kia nhận lời, nhưng tôi thắc mắc hỏi tại sao chỉ mời có 3 người chúng tôi trong số 23 đại diện. O Keeffe đưa tôi một bức điện tín do Shell London gửi chỉ có vẻn vẹn vài chữ: Khỏan đãi đại điện Việt Nam, Lào, Cam bốt theo hạng C.
O Keeffe nói tiếp: tôi cũng chẳng hiểu gì hơn là nguyên văn của bức điện tín này, vậy thì chúng ta hãy cứ chọn một nhà hàng sang trọng lịch sự nhất ở Hong Kong rồi đi ăn, đi nhẩy cho thỏa thích.
Thời gian này, Hoa Kỳ đang lập cầu không vận tiếp tế lương thực và nhiên liệu cho Nam Vang. Tôi hỏi đùa Ung Tea Kruy bây giờ tôi tiếp tế cho anh, mai đây ai sẽ tiếp tế cho chúng tôi. Câu nói bỡn cợt nào ai ngờ thành sự thực.
Sáng hôm sau tin Ban Mê thuột thất thủ được các hãng thông tấn ngoại quốc loan truyền, mọi người đổ sô lại hỏi tôi Ban Mê thuột ở đâu, cách Saigon bao xa và có phải là một vị trí chiến lược quan trọng hay không?
Ngày 14-3-75 tôi về tới Saigon, cô thư ký văn phòng cho tôi biết, trên hãng chính có gửi lên hơn một chục thùng nhờ tôi gửi di London qua hãng Air Continental. Tôi ngạc nhiên là tại sao Công ty Shell lại không gửi qua các hãng hàng không dân sự khác tại phi cảng Tân sơn nhất, mà lại gửi bằng Air Continental, một hãng có khế ước riêng với quân đội Hoa Kỳ nên không chuyên chở tư nhân và hàng hóa. Gọi về trụ sở chính tại đường Thống nhất, tôi được biết đây là những thùng hồ sơ đã được thâu vào phim nhỏ (micro film) nên không muốn có sự kiểm soát của quan thuế và đã có thoả thuận riêng với Air Continental rồi.
Ngày 16-3-75 khi đến sở làm, tôi đã thấy một người Mỹ vận thường phục chờ tôi tại văn phòng. Ông ta tự giới thiệu là một Đại Tá, chỉ huy một không đội gồm 12 chiếc máy bay vận tải loại lớn Super Constellation. Các máy bay này, không sơn cờ cũng không có số hiệu, hiện đậu ở bãi cho Air America, hãng máy bay rành riêng cho C.I.A. Ông ta nói tiếp:
– Chúng tôi có thẻ tiếp tế nhiên liệu do Bộ Hải Quân cấp theo khế ước D.F.S.C. nhưng điều quan trọng hơn cả là xin ông cho tôi một toán tiếp tế thường trực tại bãi đậụ.
Tôi trả lời rằng chúng tôi làm việc 24/24 và chỉ 5 phút sau khi gọi điện thoại hoặc radio là chúng tôi đã có mặt, cần gì phải có một toán tiếp tế ngay tại chỗ.
– Xin ông vui lòng giúp cho tôi được hòan thành nhiệm vụ quan trọng này. Giọng ông bỗng trở nên khẩn thiết hơn: Ông giúp cho tôi tức là giúp cho đồng bào của ông đó, chúng tôi chỉ có 3 ngày để đi Kontum, Pleiku rồi sau đó là Đà nẵng, Qui nhơn và Nha trang.
Tôi sửng sốt và xin ông giải thích, ông ta lắc đầu nói:
Tôi cũng không được cấp trên cho biết lý do và chỉ biết thi hành nhiệm vụ được giao phó.
Tôi nhận lời nhưng trong lòng biết bao nghi hoặc. Gọi điện thoại cho ông anh họ là Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tỉnh trưởng tại Thừa Thiên và bạn bè ở một vài nơi khác, tất cả đều cho biết tình hình vẫn yên tĩnh, mặc dầu mặt trận ở Quảng Trị đã bắt đầu sôi động.
Chiều ngày 17-3-75, vừa rời sở về đến nhà, vợ tôi đã nóí: Ông Phó Tổng Giám Đốc cần gặp anh gấp, vừa lúc đó người Giám thị trực ở Tân sơn nhất cũng điện thoại báo tin trên. Tôi vội điện thoại cho ông Phó Tổng Giám đốc Vũ Ngọc Tiến, ông ta cho hay có chuyện rất quan hệ muốn thảo luận gấp với tôi song không thể nói trên điện thoại được. Tới tư gia, ông cho biết Công ty Shell đã thuê riêng một chiếc máy bay Boeing 737 của Air Continental tại Singapore. Chiếc máy bay này sẽ tới Tân sơn Nhất vào 6 giờ sáng ngày mai, 18-3-75.
Biết ông là cựu sĩ quan, từng có kinh nghiệm cho nên công ty muốn nhờ ông chỉ huy chiếc máy bay này ra Đà Nằng. Ông và ông Văn đình Bửu, Giám Đốc chi cuộc sẽ sắp xếp cho các nhân viên và gia đình của họ về Saigon. Ông nói với ông Bửu hãy giao chià khóa kho nhiên liệu cho chính quyền sở tại, nếu họ không nhận, sẽ giao lại cho quân đội, còn không thì cứ khoá cửa mà về. Phi cơ chắc không thể nào chở hết trong một chuyến được, có lẽ ông phải trở lại lần thứ hai đấy
Tôi vội nói với ông rằng:
Chuyện này rất nghiêm trọng. Tình hình ở Đà Nẫng vẫn còn yên ổn, như ông đã biết công ty Shell cung cấp khoảng 50-60% thị trường xăng nhớt ở đây, số còn lại do công ty Esso và xăng lậu do quân đội đưa ra, nếu chúng ta đóng cửa chắc chắn sẽ gây ra tình trạng hỗn loạn, khi đó chúng ta sẽ chịu trách nhiệm rất nặng nề đối với chính quyền và quân độị.
– Ông đừng lo, mọi việc chúng tôi đã tính toán kỹ lưỡng và sắp đặt đâu vào đó, chỉ cần ông nhận lời giúp cho là đủ.
Tôi xin cho biết nguyên do, song ông ta lắc đầu từ chối và nói là làm theo lệnh trên. Tôi tự hỏi lệnh trên là ở đâu? Tối hôm đó tôi gọi điện thoại cho các anh em, bè bạn trong quân đội và ngoài chính quyền song không ai có một giải đáp ổn thỏa.
Sáng hôm sau, 6 giờ tôi đã có mặt tại phi trường, người Gíám thị trực cho hay ông Tổng Giám Đốc công ty vừa gọi lên dặn hãy chờ ông ta rồi cùng ra Đà nẵng. Ông J. B.Eyles, người Hòa Lan vừa mới nhận việc được 2 năm, tính tình điềm đạm và rất có cảm tình với người Việt. Sau câu thăm hỏi xã giao thường lệ ông nói:
– Đêm hôm qua tôi mới quyết định tham dự cuộc di tản này, song đã khuya nên không tiện gọi ông. Này từ đây ra Đà Nằng chúng ta nên bay theo hướng nào?
Miệng nói, tay ông mở rộng tấm bản đồ quân sự có ghi rõ các ký hiệu cuả các đơn vị của ta cũng như của địch. Tôi hỏi ông xuất xứ của tấm bản đồ, ông ta không trả lời và nói tiếp:
– Chúng ta chỉ có 2 ngày ở Đà Nẵng, sau đó sẽ di tản nhân viên và gia đình ở Qui nhơn và Nha Trang.
Câu nói của ông y hệt như lời ông Đại Tá thuộc không lực Hoa kỳ. Tôi gặng hỏi ông về lý do di tản cũng như trách nhiệm nặng nề như đã trinh bầy với ông Phó Tổng Giam Đốc, ông đáp:
– Ông không nên hỏi nhiều, chúng ta không còn thì giờ để suy luận hay tìm hiểu, chúng ta may ra chỉ còn đủ thi giờ để di tản nhân viên mà thôi.
Tôi phân vân tự hỏi tại sao người Mỹ và giới tư bản ngọai quốc đã biết trước những điều gì sẽ xẩy ra và ngao ngán cho tình hình đất nước. Dựa theo các ký hiệu ghi trên bản đồ, tôi bảo người phi công hãy bay ra biển rồi theo hướng Bắc để tránh súng phòng không và hỏa tiễn tầm nhiệt. Khoảng 11 giờ trưa, chúng tôi tới Đà Nẵng. Tinh hình êm ả ngoại trừ phi cảng đặc nghẹt những hành khách đủ cả quân sự lẫn dân sự. Chúng tôi phải khó khăn lắm mới đón được 108 nhân viên và gia đình, bởi vì ghế ngồi chỉ có gần 100, trong khi đó có nhiều quân nhân cũng như thường dân chen lấn để lên máy bay. Để dành chỗ cho nhân viên, ông J.B. Eyles dặn tôi về trước, còn ông và ông Bửu ở lại để sắp xếp cho chuyến sau.
Khi về tới Tân Sơn Nhất, lúc đó đã 5g30 chiều, viên phi công không chịu tiếp tục, vì quá mệt nhọc bởi lẽ họ đã rời Singapore từ 1 giờ đêm hôm trước. Tôi gọi sang Air Continental để xin một phi hành đòan khác, nhưng họ từ chối không có người thay thế, vả lại chiếc maý bay này không thuộc trách nhiệm của họ. Nhìn ra bãi đậu, hàng đoàn DC3, của Hàng Không Việt Nam và những chiếc C 130, Caribou của Không Quân sắp cánh nằm san sát dưới ánh nắng hoàng hôn. Những chiếc máy bay này đã nằm yên bất động cả tuần lễ nay, tôi không hiểu những người có trách nhiệm về hàng không dân sự cũng như quân sự có biết đến cảnh hành khách chờ đợi đặc nghẹt và chen lấn tại phi cảng Đà Nẵng hay không, hay là ai đã ra lệnh cho họ án binh bất động để cố ý tạo ra tình trạng hỗn lọan.
Sáng ngày hôm sau, 19-3-75 chúng tôi lại ra Đà nẵng, trên phi cơ nhìn xuống tôi thấy thành phố vẫn tấp nập như thường, phi cảng vẫn yên tĩnh như ngày hôm trước, nhưng khi phi cơ vừa đáp xuống phi đạo, một đoàn người đông đảo chạy uà ra. Phi cơ chưa kịp ngừng người ta đã ào ào chạy theo, sô đẩy giầy xéo lên nhau. Viên phi công hoảng sợ hỏi ý kiến, tôi không còn biết làm gì hơn là ra lệnh cất cánh. Chúng tôi bay một vòng rồi trở lại, sà xuống thấp để quan sát rõ tinh hình. Lúc này người đã đứng đầy hai bên phi đạo, chúng tôi thử đáp xuống một lần nữa xem sao. Nhưng phi cơ chưa chạm đất, một đòan người đã chạy ra chặn đầu phi đạo, viên phi công hốt hoảng bay vọt lên cao. Gọi đài Kiểm soát không lưu, họ cho biết không thể nào vãn hồi được an ninh trật tự. Tôi nhờ họ chuyển lời tới Chi cuộc Shell Đà nẵng và bay thẳng về Saigon.
Tối hôm đó ông J.B. Eyles cũng về tới bằng trực thăng cuả tòa lãnh sự Hoa kỳ. Ông cho biết, trong đám người ùa ra phi đạo cũng có ông và sau cùng ông vất vả lắm mới tới được tòa lãnh sự Mỹ. May cho ông vừa lúc đó một chiếc trực thăng đáp xuống và họ tưởng ông là người Mỹ nên đã đẩy ông lên chuyến cuối cùng này.
Gần một tháng sau, vợ chồng ông Văn dình Bửu mới về tới Saigon bằng xe đạp. Ông cho biết trước khi ông đưa ông J. B. Eyles đến, toà lãnh sự Mỹ đã gọi các nhân viên ngươì Việt lại phát lương và trả tiền hưu bổng, đồng thời thiêu hủy hồ sơ. Khi chiếc trực thăng vừa bay khỏi, mìn tự động đã nổ tan đài truyền tin và cơ sở tòa lãnh sự làm cho dân chúng hoảng hốt. Thêm vào đó đồng bào và quân lính từ Quảng trị, Thừa thiên và các vùng lân cận đổ về, phi trường đóng cửa, quân xa cũng như xe dân sự thiếu xăng nằm la liệt trên quốc lộ số 1 tạo ra một cảnh hỗn lọan không thể nào tả xiết, do đó Đà Nẵng tự nhiên mà thất thủ.
Sau đó công ty Shell cũng không kịp di tản nhân viên và gia đình tại Qui Nhơn và Nhatrang như đã dự tính. Những sự kiện trên xẩy ra liên tiếp trong vòng một tuần lễ nhưng khi kể lại với những người thân thuộc và bạn bè, ai ai cũng tin tưởng là sẽ có một giải pháp tốt đẹp hơn. Nhưng tới khi Tổng cục Tiếp Vận chia chỗ cho vợ con các sĩ quan cao cấp di tản khỏi Saigon vào trung tuần tháng 4 bằng phi cơ dân sự Hoa Kỳ thì tất cả các giải pháp này, nghi vấn nọ đều được bạch hóa.
Âm mưu làm cho miền Nam sụp đổ mau lẹ đã thành công mỹ mãn, có lẽ còn nhanh hơn dự tính của người sắp đặt, dựa vào hai yếu tố căn bản: làm rối loạn lòng dân và phân tán vợ con. Bất cứ ở xã hội nào dù là Âu, Mỹ hay xã hội của các dân tộc bán khai, gia đình vẫn luôn luôn là nền tảng và đối với bất cứ ai ai, vợ con vẫn là nhất. Vợ con đi rồi, sống chết và tương lai không biết ra sao thì ai có thể yên tâm mà lo việc nước được, họa chăng là những bậc thánh nhân.
Vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta không nên trách cứ ai mà hãy tự trách mình quá ỷ lại, tin tưởng vào những lời hứa hẹn không đâu, hơn nữa thân phận của một nuớc nhược tiểu khó lòng tránh khỏi sự chi phối của các cường quốc.
Mà nghĩ cho cùng, chúng ta hãy tự hỏi ai đã gây ra cảnh nồi da nấu thịt này. Người mình còn không biết thương người mình còn trách gì người ngoài.
27/04/2018
Đại Úy Bùi Xuân Đáng (giải ngũ)
Quân tử và tiểu nhân
Huy Phương
Trong “Bên Thắng Cuộc,” tác giả Huy Đức ghi lại lời thân phụ ông, di cư vào Nam từ năm 1954: “Chưa có thời nào mà bắt người thua trận bị tù hàng chục vạn như thời Cộng Sản. Các tay này không biết lòng dân là thế nào sao?…
Thêm vào đó, cái ngỡ ngàng khó chịu nhất là dân miền Nam, thấy mình không phải là người “được giải phóng,” mà là “người thua trận,” bị khinh miệt, bị làm tình làm tội, đối xử không ra con người.
Sau đây là nguyên văn lời thân phụ Trần Đĩnh, nói về sự tùy tiện đối xử của một “anh bộ đội” đối với một người dân bình thường, trong vùng mới được “giải phóng:”
-“Bố đi bộ về đến đầu phố thì bị một anh bộ đội cầm súng gác giữ lại hỏi đi đâu mà nhanh thế. Bố nói tôi già nên muốn mau về nhà nằm.
- Không được, đứng nghiêm năm phút!
Bố lại ngỡ như thuở bé đi học đứng nghiêm là quay mặt vào tường nên quay vào tường thì anh ấy lại vặn sao quay mặt đi? Trốn giáo dục à? Lại quay lại nhìn thiên hạ qua lại nhìn mình. Đứng đã ngán lại phải nghe loa ca ngợi chiến thắng, phân tích chiến thắng…”
Người lính của phe thắng trận có thể hành xử như thế với một người dân vô danh hay sao, còn đâu là chuyện thu phục nhân tâm? Suốt 42 năm nay, rõ ràng miền Bắc chiếm được đất đai, xóm làng, thành phố nhưng không hề chiếm được lòng người. Ngay trong những ngày đầu trong trại tập trung mà Cộng Sản đặt tên là trại “học tập cải tạo,” những người thất trận đã cảm thấy bị đối xử bởi một lũ mọi rợ, thất học.
Từ sĩ quan cho đến một vị tướng lãnh miền Nam khi gặp bọn cai tù (tên gọi là cán bộ vệ binh hay quản giáo,) đều phải đứng nghiêm, chào kính, nếu cần nói, phải dùng tiếng “thưa cán bộ!” Khi ra trại tù đi làm lao động, hay lúc trở về, đoàn tù miền Nam, khi qua cổng, có tên vệ binh mặt búng ra sữa, đang ngồi trên chòi gác, đều phải dở nón mũ ra, có khi cao hứng, những tên lính gác này còn bắt tù bỏ cả kính ra, dù là kính cận thị.
Ngày mới đi trình diện để tập trung lên xe đi vào trại tù, vì ác cảm với giới trí thức, một người bạn tôi đã bị một Việt Cộng lột cặp kính cận thị của anh, vứt xuống đất và đạp nát. Uất hận tận cùng, nhưng trong thế “chim lồng cá chậu,” ngườisĩ quan miền Nam đành nuốt hận vào lòng.
Theo cuốn hồi ký của một tác giả cựu sĩ quan miền Nam, tại trại Đá Bàn, Khánh Hòa, một vệ binh oắt con có sở thích bệnh hoạn là vặt râu một ông già tù binh. Người tù khốn khổ này chỉ biết khóc!
Không biết ai đã dạy dỗ những người “lính cụ Hồ” có thái độ như vậy và vì sao cấp trên của họ lại nhắm mắt làm ngơ trước những thái độ mất nhân tính như thế?
Chuyện trả thù cũng rất dễ hiểu, như nhà văn miền Bắc, Tạ Duy Anh, đã viết: “Niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình... Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế!” (Đi Tìm Nhân Vật, tiểu thuyết, NXB Văn Hóa Dân Tộc, 2002.) Thì ra mình giết nó, hành hạ nó, vì nó hạnh phúc, giàu có, sung sướng hơn mình. Điều này có thể rất dễ hiểu khi Cộng Sản miền Bắc đánh tư sản miền Nam, bỏ tù người miền Nam, lấy nhà cửa, tài sản, đổi tiền của người miền Nam không tiếc tay. Tất cả những việc này đều nằm trong một hệ thống trả thù có quy mô.
Sự thật đã ghi lại như một toàn Biệt Kích Dù 81 đã buông súng đầu hàng vẫn bị bắn và chôn trong một cái giếng sâu hiện nay chưa tìm ra dấu vết. Tại Hậu Nghĩa nhiều sĩ quan chỉ huy đã bị xử bắn, nhân viên cảnh sát bị nấu bước sôi dội lên đầu. Trong “Hồi Ký Dang Dở,” Ông Dương Hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị họ kết án là “có tội với nhân dân” mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu…
Không nói lời gian dối, chúng tôi xin ghi lại đây danh sách của những viên chức tình báo cao cấp của VNCH, sau tháng 4-1975 bị đưa ra Bắc và bị bức tử. Sau khi được đưa đến trại tù Hoả Lò làm việc, được “bồi dưỡng” một tô phở, về đến trại, ói máu ra mà chết trên tay anh em:
- Chuẩn Tướng Bùi Văn Nhu, Tư Lệnh Cảnh sát Quốc Gia (nguyên Tư Lệnh Phó) người thay thế Thiếu Tướng Nguyễn Khắc Bình.
- Đốc Sự Nguyễn Phát Lộc, Đặc Uỷ Trưởng Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo (thay TT. Nguyễn Khắc Bình.)
-Ông Nguyễn Kim Thúy, Giám Đốc Nha Nghiên Cứu Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo.
- Đại Tá Dương Quang Tiếp, Phụ Tá An Ninh Tình Báo Phái Đoàn Liên Hợp Quân Sự 2 Bên.
- Đại tá Nguyễn Văn Học, Đặc Trách Tình báo và Phản tình Báo Nha An Ninh Quân Đội VNCH.
Riêng trường hợp Đại Tá Lê Khắc Duyệt, Sĩ Quan Tình Báo Cao Cấp phục vụ tại Tổng Nha Cảnh Sát, được bà con bên kia mách nước là phải lo lót để khỏi ra Bắc, may ra còn có xác mà đem về chôn. Hai năm sau, ông qua đời tại tại Sài Gòn, cũng bị ngón đòn “trả thù” như các chiến hữu của ông bị đưa ra Bắc!
Tại các bộ Chỉ huy CSQG tỉnh, các trưởng F. (tức Phụ tá Cảnh sát Đặc Biệt, đặc trách Tình Báo), phần lớn là cấp Uý, đều bị tập trung 17 năm, nếu không có sự can thiệp của Hoa Kỳ qua chương trình định cư cho những người bị tù “cải tạo,” sẽ chết mòn trong các trại tù miền Bắc!
Đó là chuyện trả thù người sống, với người chết chúng cũng chẳng buông tha.
Ngay khi Cộng Sản vào Sài Gòn, ngày 3 tháng 5, Nghĩa Trang Quân Ðội Hạnh Thông Tây, Gò Vấp đã bị Cộng Sản Bắc Việt dùng xe ủi đất san bằng hết ngay chiều ngày hôm đó. Tại Vĩnh Long, riêng ngôi mộ của Trung Úy Dù Nguyễn Văn Ngọc, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị họ đào lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn (Hồi ký Dang Dở.)
Sau khi chiếm miền Nam, CSBV phá tượng “Tiếc Thương” mang đi, xem nghĩa trang này như một nhà tù, bị canh gác, rào kẽm gai, và không ai được thăm viếng, di dời phần mộ ra khỏi đây. Trong gần 30 năm, nghĩa trang thành nơi hoang phế, quạnh hiu.
Chúng ta dược biết rằng, năm 2015, Ukraine đã tháo dỡ gần 140 tượng đài của Liên Xô và chính phủ Ba Lan có kế hoạch hạ bỏ khoảng 500 tượng đài Liên Xô, kẻ thù ngày trước, nhưng không đụng đến tượng đài ở các nghĩa trang, nơi an nghỉ của những người lính Xô Viết.
Vẫn theo nhà báo Huy Đức, thời Đỗ Mười vào Nam đánh tư sản mại bản, trong một cuộc họp mật, đích thị Đỗ Mười đã hò hét: “... Chúng ta phải róc thịt chúng ra!”
Theo tài liệu, kế hoạch trả thù X.1 do Đỗ Mười đề xuất theo kiểu Khmer Đỏ, thì sĩ quan “nguỵ” từ Trung Úy trở lên, công chức miền Nam từ cấp Chánh Sự Vụ phải bị tử hình.
Người ta đã có lần so sánh tháng Tư lịch sử của nước Mỹ (4-1865) và tháng Tư định mệnh của Việt Nam (4-1975.) Binh sĩ miền Bắc kính cẩn chào khi tướng Robert E. Lee cỡi ngựa đến nơi ký hiệp ước đầu hàng. Không có tiếng reo hò, nổ súng vui mừng của người thắng trận. Binh sĩ miền Nam không bị coi là quân đội phản quốc. Sĩ quan miền Nam không ai bị đi tù. Bên thắng trận không đụng tới hoặc làm phiền hà đến họ. Kỵ binh thất trận được quyền mang ngựa và lừa về nhà để giúp gia đình cày cấy làm ăn.
Nhưng đó là Hiệp Ước của Những Người Quân Tử (Gentleman's Agreement) của hơn 100 năm trước, nó không có thể có trên đời này với những kẻ tiểu nhân hôm nay.
Huy Phương
21/04/2017
Sau 42 năm
Nguyễn Thị Thêm
Gia đình tôi cổ hũ và tôi là đứa con gái duy nhất nên bị ràng buộc trong tầm suy nghĩ của mẹ. "Trai thời trung hiếu làm đầu, gái thời tiết hạnh làm câu trao mình" Cái ông Khổng tử ở tuốt bên Tàu vậy mà uy lực ổng thật to rộng. Một người phụ nữ ít học, quê mùa như má tôi lại thuộc nằm lòng mấy câu giáo điều đó. Thuộc để ép mình vào khuôn khổ cả một đời và truyền lại cho con gái.
Chúng tôi cùng dạy tư cho một trường trung học công giáo do cha đạo mở ra. Khi ấy anh đã là lính mang lon chuẩn úy. Có nghĩa là anh cũng thuộc lính mới tò te. Một sĩ quan mới ra trường còn mang nhiều món nợ áo cơm từ cha mẹ. Nơi anh được bổ nhiệm là một quận lỵ nằm giữa những vùng xôi đậu. Ban ngày là của Quốc Gia, ban đêm Việt Cộng về thăm dân. Họ nhận tiếp tế, tuyên truyền và rải truyền đơn. Người dân như mang mặt nạ, không dám biểu lộ tình cảm của mình với lính Quốc Gia. Xung quanh hàng xóm không biết ai là bạn, ai là Việt Cộng nằm vùng. Cuộc sống bấp bênh trong những trận càn của lính và đêm sục xạo, gỏ cửa rình mò của phía bên kia. Ấp chiến lược sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị giết đã không còn hiệu lực. Một con đường vô hình đã mở ra cho sự phát triển của phe đối nghịch. Đưa đẩy người dân vô tội vào hai gọng kìm Quốc Gia và Việt Cộng..
Khi những người bạn đồng minh lần lượt đổ quân vào thôn xóm thì như giọt nước đã tràn ly. Người dân càng hoảng loạn không biết đâu là chính nghĩa. Những người Mỹ, người Đại Hàn, người Thái Lan súng ống rầm rộ khắp mọi ngõ ngách xóm làng. Người dân quê sợ sệt vì lần đầu tiên thấy người ngoại quốc lùng sục khắp nơi. Đó là cái mồi lửa thật tốt châm ngòi cho phía bên kia. Họ tuyên truyền trong dân chúng để kéo chính nghĩa về phía họ.
Tôi nói điều này ra có nhiều người sẽ phản đối. Nhưng đó là sự thật khi người dân không có được một sự giáo dục rõ ràng về phía chính phủ. Họ không hiểu thế nào là Thế Giới Tự Do và thế nào là Cộng Sản.
Họ không hiểu tại sao người Mỹ có mặt ở nước mình. Nhan nhản trên đường những người lính Mỹ say sưa. Những cô gái thôn quê bỗng chốc thay da đổi thịt. Từ ăn mặc đơn giản lại lòe loẹt chói mắt. Một số biến thành gái mãi dâm mua vui cho những người lính Mỹ đen, Mỹ trắng. Những người phụ nữ bỏ quên chồng con, diêm dúa trong những bộ quần áo mini ngắn ngủn, son phấn sặc sỡ đi làm sở Mỹ. Những áp phe buôn đồ Mỹ, bán đồ quân tiếp vụ Mỹ, quán rượu mọc ra như nấm. Những đứa bé con lai ra đời, những bào thai bị vất bên đường và thỉnh thoảng phát hiện xác con gái nằm chết trong bãi rác. Những tin xấu tràn về thôn xóm, những hình ảnh xa đọa lung lay xã hội.
Đau đớn là ở chỗ chính nghĩa bị hiểu lầm và kẻ gian ngoa đã giành chiến thắng. Những người học sinh trong bộ đồng phục tới lớp buổi sáng. Nhưng sẽ là một liên lạc liên báo cáo tin tức vào buổi tối cho phía bên kia. Những em học sinh mặt thì già nhưng giấy tờ nhỏ tuổi. Có em đã có vợ , có con nhưng vẫn mang giấy tờ giả đến trường để trốn lính. Những chị ngồi trên xe lam đi chợ nói nói cười cười. Những cô gái đẹp làm người tình hờ của lính. Họ là những người nằm vùng của phía bên kia. Nhiệm vụ hoạt động mật, báo tin tức, tiếp tế lương thực, thuốc men và tiếp nhận chỉ thị của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Trong bộ ngực căng tròn của cô gái đẹp chứa đầy thuốc trụ sinh. Dưới lằn vải quần mỹ a đen mượt mà kia là những lớp nylon bó thật chặc vào đùi để tiếp tế. Trong gà mên cơm đem đi ăn một ngày, họ ém thật chặc cho 2, 3 người ăn. Sau giờ làm, họ để lại bên rừng cho người của mặt trận về lấy đem đi. Trong làng, đa số là phụ nữ. Nhưng những đứa bé không cha tiếp tục ra đời mà không ai đặt vấn đề.
Chiến tranh đã đẩy những người dân chơn chất thành những kẻ phản bội "Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản" Đừng trách họ, mà hãy trách nhà cầm quyền không bảo vệ được họ. Những người có nhiệm vụ tuyên truyền không dẫn giải cho dân hiểu được sự thật, đâu là bạn, đâu là thù. Những người làm công tác chiến tranh chính trị chỉ làm trên giấy tờ mà không đi vào cái gốc chính là người dân- những người dân quê an phận, hiền lành-
Trong khi đó kẻ gian rình mò trong bóng đêm. Những bộ mặt giả nhân nghĩa vừa tỉ tê dụ dỗ, vừa hù dọa khủng bố đã len lỏi vào từng gia đình Những tổ chức bí mật được thành hình, biến người dân thiệt thà thành tai mắt, những người đàn bà quê mùa thành những bà mẹ anh hùng.
Thành phố rộn rã tiếng cười, những bar rượu, những đêm vui thâu đêm suốt sáng. Thành phố không có chiến tranh cho nên thành phố đẹp, thành phố sang. Đất nước VN không phải chỉ là thành phố mà có cả thôn làng, núi, đồi, sông, biển. Thôn làng càng xa xôi nghèo nàn, Việt Cộng trà trộn càng nhiều, càng khó bảo vệ. Người dân không thương yêu gì CS nhưng sợ bị trả thù, sợ bị theo dõi, sợ bị nghi ngờ và bị giết oan. Tội nghiệp người dân, một cổ hai tròng. Dù đang sống dưới chế độ Cộng Hòa nhưng vẫn bị Mặt Trận khống chế hàng ngày, hàng đêm.
Gần gũi dân nhất là những người lính Địa Phương Quân. Họ đóng quân ngay trong làng, sống với dân và người họ sợ nhất lại chính là những người dân. Ai đã từng đi lính thì khắc biết điều tôi nói là sự thật. Chỉ một câu nói lỡ lời thì tin tức hành quân được bên kia nắm bắt. Và những chuyến phục kích kể như thất bại. hay bị đảo ngược thế cờ.
Người lính sống trong đường tơ kẻ tóc và người con gái chấp nhận lấy lính là chấp nhận mọi sự rủi may trong đời. Đám cưới đôi khi không dám tổ chức tại địa phương vì gia đình sợ bị theo dõi và trả thù. Thôn làng do chính phủ VNCH làm chủ mà người dân sợ Việt Cộng hơn Quốc Gia.
Đã trễ quá rồi khi nói đến điều này, nhưng tất cả chúng ta đều là nạn nhân của một cuộc lừa đảo. Bao nhiêu nhân mạng oan khiên đã chết một cách thảm thương cho cuộc chiến tương tàn. Bao nhiêu thanh niên của nước Mỹ giàu đẹp đã bỏ thây một cách oan uổng trên chiến trường VN. Vì sự sai lầm của cả hai phía. Tất cả tang thương đó đã đổ lên vai, lên đầu của thế hệ chúng tôi. Những người lính, những người vợ lính và những trẻ thơ vô tội
42 năm qua rồi, nhưng mỗi khi tháng Tư Đen lại về tôi lại xoay cuồng trong suy nghĩ. Tôi khâm phục cái nhìn thật rõ ràng cốt lõi cuộc chiến VN của Tống Thống Ngô Đình Diệm. Ngài biết thật rõ ràng về Cộng Sản kể cả sách lược bảo vệ quốc gia. Ngài không muốn người Mỹ hay đồng minh đổ bộ vào Việt Nam. Ngài chỉ muốn đựợc tiếp tế vũ khí và ngân sách để bảo vệ và xây dựng đất nước. Ngài lập ra ấp chiến lược là để cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực và thuốc men cho phía bên kia. Đồng thời xây dựng một lực lượng bảo vệ xóm làng từ người dân. Nhưng tiếc thay ngài đã bị giết chết. Chế độ Đệ nhị Cộng Hòa không xoay nỗi thế cờ chính trị. Mỹ bỏ rơi VN. Và sự thất trận đau thương xóa sổ VNCH trong ngày 30/4/75 lịch sử. Vận mạng đất nước nhược tiểu nằm trong tay của những đại cường. Một cuộc mua bán, sang nhượng chính trị. Đất nước ta là món hàng đưa lên bàn cân ngã giá. Kẻ thắng chẳng oai hùng, người thua đầy uất ức.
Bốn mươi hai năm qua rồi, nhắc lại thêm ngậm ngùi, đau đớn. Bao nhiêu mạng người đã bỏ thây trong cuộc chiến, trên con đường chạy loạn 30/4/1975. Bao nhiêu xác người tù CS bị bỏ thây trên rừng thiêng nước độc. Bao nhiêu xác người bị chết trên biển đông và trong bàn tay của hải tặc. Bao nhiêu? bao nhiêu? Một câu hỏi làm nghẹn lòng người Việt trên khắp năm châu.
Thoắt một cái đã 42 năm. những người có mặt và tham dự trong cuộc chiến ngày đó đều đã già. Những mái tóc bạc trắng hay hoa râm, những tâm hồn đầy những vết thẹo quá khứ và chiến tranh. Cố gắng xây dựng một thế hệ tiếp nối. Cố gắng sống tốt và làm sống lại một thuở hào hùng. Đôi chân đã yếu, cơ thể hao mòn. Những người cha, người ông đã tận lực mình vì hai chữ tự do. Họ thật đáng kính trọng và tự hào. Nhưng trong họ biết bao nhiêu đêm trăn trở, dằn vặt vì sức tàn, lực kiệt
42 năm cho những người di tản. Mấy chục năm cho những người HO đang sống ở một nước khác quê hương mình. Sau 30/4 người sĩ quan VNCH bị tù đày nơi rừng thiêng nước độc. Không một bản án, không biết ngày về. Họ được thả ra với một thân thể suy nhược, một tâm hồn loang lỗ những thương đau. Trong họ mọi thứ đều đỗ vỡ, bi thương. Được thả từ nhà tù hẹp ra nhà tù lớn với vài chục đồng lộ phí và một túi hành trang nhẹ tênh. Nhưng họ lại mang quá nặng cái lý lịch đen "Ngụy Quân" đè bẹp cuộc đời và cả gia đình.Có người tìm lại được mái ấm gia đình. Có vợ, có con để dựa nương, bám víu. Có người không còn nhà cửa, vợ con thân thích.
Nếu không có chương trình HO không biết bây giờ cuộc sống của những người tù CS sẽ ra sao? Không có chương trình HO. Không có những người liều chết vượt biển tìm tự do. Chúng ta sẽ không có một thế hệ thứ hai thứ ba thành công trên đất nước Hoa kỳ hay trên thế giới. Chúng ta sẽ không bao giờ có một Little SaiGon trên đất Mỹ. Chúng ta sẽ không thể hãnh diện giơ cao lá cờ vàng và hát Quốc ca. Chúng ta không có xe hoa diễn hành ngày tết Nguyên Đán, Chúng ta cũng không thể có những bảo tàng lịch sử "Quân lực VNCH". Không có tượng đài Đức Trần Hưng Đạo và cũng không thể có những nghị quyết "Vinh Danh cờ vàng" tại nhiều thành phố trên nước Mỹ, Úc, Canada
Cám ơn Bà Hạnh Nhơn. Cám ơn những ân nhân đã cứu vớt, đã mở con đường sống cho những người liều chết tìm tự do như chúng tôi.
42 năm, một thời gian quá nửa đời người. Những chứng nhân lịch sử rất nhiều người đã nằm xuống vì tuổi già, vì bệnh tật. Những văn nhân, thi sĩ, họa sĩ, nhạc sĩ nỗi danh cũng quá nửa đã ra đi. Một thế hệ VNCH lần lần đi vào quá khứ. Thế hệ tiếp nối lớn lên tại Mỹ, sinh ra tại Mỹ và chúng gia nhập vào dòng chính để làm một người Mỹ thực thụ.
Hôm tuần trước tôi đi dự một đám ma. Người chết là một bà bác 90 tuổi. Con cái, người thân quen đến viếng tang đa phần là người Việt, nói tiếng Việt. Nhưng quỳ dưới kia các cháu dâu rễ đa phần là người Mỹ. Bầy cháu cố cũng là những đứa bé Mỹ lai nói toàn tiếng Mỹ. Cả một đại gia đình nói chuyện với nhau bằng tiếng Mỹ. Người chết chắc hẳn sẽ buồn và không hiểu chúng đang nói chuyện gì. Người tham dự như tôi cũng xót xa cho ngay bản thân mình. Rồi thì cũng thế mà thôi hay sao. Không? Chúng ta đã có những lớp dạy tiếng Việt. "Tiếng Việt còn, nước ta còn." Chúng ta không thể không hòa nhập nhưng không thể để mất nguồn cội. Những thế hệ VNCH thứ hai thứ ba đang học hỏi để hiểu lý do tại sao chúng có mặt nơi này. Các cháu đang làm sống lại dòng sử Việt. Các cháu giương cao lá cờ vàng và các cháu tự hào về nó.
Dù muốn dù không chúng ta cũng đã rời khỏi VN. Mọi việc của quê hương đất nước phải do người trong nước quyết định. Có thay đổi được vận mệnh, có bảo vệ VN khỏi bàn tay xâm lược của Tàu Cộng hay không là do người trong nước thực hiện. Chúng ta chỉ có thể ủng hộ tinh thần, tiếp tay đưa mọi việc ra dư luận quốc tế để làm áp lực.
Các bạn ơi! 42 năm rồi cho một cuộc chiến, cho một đời người. Con gái tôi sinh ra 3 tháng sau ngày mất nước. Bây giờ cháu đã 42 tuổi, là một phụ nữ trung niên, con cái đã vào Trung học. Người lính VNCH trẻ nhất cũng đã ngoài 60. Những người lính già bây giờ đều đã đi gần cuối cuộc đời. Sống nơi xứ người tuy đầy đủ vật chất nhưng vẫn là nỗi khắc khoải khôn nguôi cho những giấc mơ về một VN tự do dân chủ.
Tôi yêu quê hương VN tôi lắm. Tôi nhớ gia đình, họ hàng anh em và bạn bè tôi. Tôi nhớ từng con đường, từng góc vườn kỷ niệm của tuổi thơ và tuổi trẻ. Thú thật tôi sợ lắm. Sợ một ngày nào đó tôi trở về không nhận ra đất nước của mình. Tôi sợ Trung Cộng sẽ chiếm trọn Việt Nam. Người Việt mình sẽ bị làn sóng người Tàu tràn xuống tịch thu nhà cửa, chiếm cứ ruộng vườn. Họ sẽ đày người Việt mình đi vào những nơi rừng núi hay đồng khô cỏ cháy. Họ sẽ xóa một nước VN như chính quyền hiện nay xóa sổ VNCH. Họ sẽ tàn bạo hơn, quyết liệt hơn, dã man hơn để đồng hóa chúng ta. Vì mộng bá chiếm VN ấp ủ mấy ngàn năm nay đã toại nguyện.
Một SàiGòn xưa đã mất. Một nền văn hóa nhân bản đã mất. Có thể rồi đây nước Việt Nam sẽ bị xóa sổ trên bản đồ thế giới. Chẳng ai còn nhớ đến bà Trưng, bà Triệu, Hưng Đạo Vương, vua Quang Trung....
Tôi có bi quan quá hay không? Xin nhường câu trả lời cho tất cả mọi người. Chỉ mong sẽ không bao giờ là sự thật. Chỉ mong được như vậy. Xin các đấng tiền nhân, hương linh những anh hùng tử sĩ phò hộ cho nước Việt mình vượt qua cơn bão giông này. 42 năm đã quá đủ cho những thương đau.
Nguyễn thị Thêm
Tháng 4/2017
Những người luyến tiếc Chế độ VNCH
vì họ có cái đầu tỉnh táo
Lê Diễn Đức
Tôi không hứng thú lắm khi viết về ngày 30/4 vì đã nhiều năm nay, năm nào cũng viết, nhưng những bài viết thường chỉ mang đến cho tôi những nỗi buồn hơn là những ký ức khó quên.
Cái buổi hôm ấy, lúc mọi người trong nhà tù Hoả Lò khấp khởi vui mừng "chiến thắng" khi được giám thị thông báo, thì tôi đau xót, im lặng và hụt hẫng. Tôi vẫn hy vọng sau khi ra tù, sẽ tìm cách trốn vào Nam để sống. Với cái lý lịch ở tù, sự tồn tại vươn lên của tôi trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) chắc chắn sẽ vô cùng nan giải.
Tôi đã từng kín đáo hỏi thăm, tìm hiểu cách "chạy" vào Nam từ một người bạn tù. Khó khăn nhất là đoạn từ sông Bến Hải vào đến sông Hàn, Đà nẵng. Còn qua được sông Hàn thì mọi việc êm xuôi. Lúc này tôi vẫn hy vọng bộ đội miền Bắc không tiến được vào sâu hơn nữa. Tôi không nghĩ đến một cái "chiến thắng" nhanh chóng như vậy!
Thật chua xót. Tôi từng là anh chàng học sinh, biết được đi nước ngoài du học nhưng vẫn rủ đám bạn bè trong lớp lấy máu viết thư xin đi bộ đội. Ra chiến trường, dù có chết, với chúng tôi thật vô cùng ý nghĩa. Tôi đã tận mắt trông thấy và tham gia cứu thương trong những trận dội bom của máy bay Mỹ xuống làng mạc miền Bắc làm chết nhiều người. Chỉ với lòng căm thù đế quốc Mỹ. Sôi sục ý chí trả nợ nước thù nhà.
Nhưng rồi dần dà tôi đã hiểu. Đây là chiến tranh. Một cuộc chiến tranh khốc liệt, tắm máu, huynh đệ tương tàn, cho việc nhuộm đỏ toàn đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), một cuộc chiến ý thức hệ, rõ ràng và nhất quán. Mỹ và miền Nam đã phải nỗ lực ngăn chặn và bảo vệ tự do.
Năm 1954, Việt Nam chia hai. Việt Nam Cộng Hoà (VNCH) là một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, là quan sát viên tại Liên Hiệp Quốc. Miền Nam sẽ thanh bình, phát triển và đi lên nếu như miền Bắc không gây chiến và phá rối. Người ta có thể thống nhất đất nước bằng nhiều cách, không cần đổ máu, không cần đến "bạo lực cách mạng", mà nước Đức là một ví dụ. Nhưng để đánh chiếm miền Nam, miền Bắc có thể "đốt cả dãy Trường Sơn", dồn cả dân tộc vào máu lửa, quyết tâm trở thành "tiền đồn" của cả phe XHCN.
Hồ Chí Minh từng nói: “Từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập, nhân dân Việt Nam luôn hướng về Liên Xô, đất nước của Lênin vĩ đại, và coi Liên Xô là Tổ quốc Cách Mạng, Tổ quốc thứ hai của mình”- (1959, HCM toàn tập, tập 11, trang 166). Còn Lê Duẩn, trả lời phỏng vấn BBC Việt Ngữ, Nguyễn Mạnh Cầm, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã nói: "Chính sách này dựa trên nền tảng một lý do quan trọng mà cố Tổng bí thư Lê Duẩn có lần đã giải thích một cách đơn giản: Ta đánh là đánh cả cho Trung Quốc, cho Liên Xô!".
Vâng, hầu như tất cả mọi phương tiện cho cuộc chiến, sản xuất, cũng như mọi nhu yếu phẩm cho đời sống, từ hạt gạo đến cây kim, sợi chỉ, đều do Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống cộng sản đổ tiền vào cung cấp. Nhưng vì "tất cả cho chiến trường", dân miền Bắc đã phải cam chịu cuộc sống đói nghèo, thiếu thốn, dồn hết tinh thần và vật chất cho công cuộc "giải phóng miền Nam". Và miền Bắc đã "giải phóng" miền Nam. Ngày 30/4/1975.
Trong bài "Phản nhân văn", nói về cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" của nhà báo Huy Đức, tờ Công an Nhân dân (CAND) viết:
"Đáng kinh ngạc nhất là Huy Đức “nhai lại” ý kiến sai trái, xạo xược của Dương Thu Hương. Trước khi sang châu Âu sống lưu vong, bà ta phun ra hàng loạt phát ngôn điên loạn, trong mớ hổ lốn, hồ đồ đó, có đoạn nói rằng, ngày mới đặt chân đến Sài Gòn, bà ta đã choáng ngợp trước cuộc sống tiện nghi ở miền Nam, khác rất xa với cuộc sống khó khăn ở miền Bắc: “Tôi đã ngồi phệt xuống vỉa hè Sài Gòn khóc, tôi biết miền Nam đã giải phóng miền Bắc chứ không phải ngược lại...”.
Giờ đây, Huy Đức lại bắt câu đó với hàm ý khen miền Nam nhiều hàng hóa và đời sống sung túc hơn miền Bắc, tự do dân chủ hơn miền Bắc nên đã “giải phóng” ngược lại miền Bắc! Về đoạn này, trên mạng có bài viết ký tên “nhà văn Đông La” phân tích: “Cái nền văn minh mà Huy Đức thấy qua “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette” rồi “rạp chiếu bóng, nhạc viện và sân khấu ca nhạc”... đều có từ “925 tỷ USD” mà Mỹ đã chi cho cuộc chiến ở Việt Nam kèm theo 58.000 nhân mạng nữa để rồi mất trắng trở về...”.
Không chỉ nhà văn Dương Thu Hương khóc mà sau ngày "giải phóng", nhiều người khác đã vỡ mộng! Phải có tấm lòng thật nhân văn mới hiểu rằng, tiếng khóc của Dương Thu Hương là thành thật và là sự cảnh báo. Những thứ mà họ "giải phóng" và huỷ hoại thì chính họ chứ không ai khác lại đã quay lại một thập niên sau đó.
925 tỷ USD đã Mỹ chi cho cuộc chiến ở Việt Nam. Vâng, nhưng thử hỏi bao nhiêu tỷ USD mà Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN đã rót cho miền Bắc kèm theo hàng triệu nhân mạng cũng ra đi không trở về?
Người miền Nam không chỉ có "những chiếc xe đạp bóng lộn", "cặp nhẫn vàng choé"... Việt Nam Cộng hoà (VNCH), trong 20 năm, tuy chưa có một nền dân chủ hoàn toàn, phải đối mặt với tình trạng chiến tranh, nhưng đã có một nền kinh tế đa dạng, một xã hội văn minh, một nền giáo dục kỷ cương đáng tự hào, một tập quán sinh hoạt công cộng lịch lãm và tiến bộ. Những người gắn bó với VNCH có lý do chính đáng để tiếc nuối. Những thứ này sau 1975 đã dần dần bị băng hoại.
Còn “mấy chiếc xe đạp bóng lộn”, “cặp nhẫn vàng chóe”, “những chiếc máy Akai, radio cassette”, tất tật mọi thứ của miền Nam sau ngày 30/04/1975, muốn hay không muốn, chúng vẫn trùng trùng nối nhau ra Bắc. Tôi vẫn nhớ cuối năm 1975, hình ảnh ở khu tập thể quân đội số 3B đường Ông Ích Khiêm, Hà Nội. Cứ tối đến, hàng xóm quây quần, xúm xít ngồi xem phim qua chiếc Motorola của gia đình mang từ trong Nam ra. Máy truyền hình ở miền Bắc lúc đó là cả nột tài sản lớn.
Bài báo CAND viết tiếp:
"Cũng cần phải nhắc lại rằng: từ số tiền khổng lồ đó, Mỹ đã đổi ra 7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin; 7,85 triệu tấn bom đạn để rải xuống Việt Nam, giết chết khoảng 4 triệu người, gây thương tật cho hàng triệu người khác, nhất là những đứa trẻ nạn nhân của chất độc da cam/dioxin; tàn phá hàng ngàn thành phố, thị xã, làng mạc, trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo...
Thế nhưng Huy Đức, Dương Thu Hương và một vài “nhà dân chủ” mới được “bơm”, cố tình không hiểu điều đó, họ tôn thờ tiện nghi vật chất hơn phẩm giá và lòng tự trọng của một dân tộc, sùng bái “bơ”, “sữa”... hơn xương máu của những người con dân đất Việt đã ngã xuống để có độc lập, tự do hôm nay!".
Tôi không nghĩ rằng, "số tiền khổng lồ đó, Mỹ đổi ra 7,85 triệu tấn bom đạn, để giết chết khoảng 4 triệu người và thương tật cho hàng triệu người khác". Cái chết của khoảng 4 triệu người và thương tật của hàng triệu người khác có sự can dự của cả hàng triệu tấn đạn dược của Liên Xô, Trung Quốc. Cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân 1968, những cuộc pháo kích, đánh mìn, nổ bom vào các chợ, trường học, rạp hát... Cuối cùng, đây là con số của cả cuộc chiến. Chiến tranh, bên nào cũng đều phải sử dụng đến súng đạn.
Còn "7,5 triệu lít chất độc da cam/dioxin" diệt cỏ, phát quang của Mỹ không nhắm vào dân thường mà nhắm vào nơi ẩn trú của Việt Cộng. Có thể nó để lại di hại cho môi trường nhưng không quá bị thổi phồng như bộ máy tuyên truyền của cộng sản. Tôi đã vào sống trong Nam và đi nhiều nơi, ở đâu cũng thấy màu xanh cây lá. Những đám rừng bị chất độc da cam xa lắc lơ đâu đó tôi không có cơ hội nhìn thấy. Còn nạn phá rừng giờ đây khủng khiếp hơn nhiều. Bọn cơ hội bắt tay với các quan chức cộng sản phá rừng, lấy gỗ làm giàu, mà Trầm Bê hay Cường Đô La là những ví dụ. Thực phẩm độc hại mà dân Việt dùng hôm nay, chủ yếu từ Trung Quốc, công khai huỷ diệt nòi giống Việt, làm cho bệnh ung thư của Việt Nam ở vị trí cao nhất thế giới và mỗi năm chết khoảng 75 ngàn người, man rợ và bi thảm hơn nhiều. Người ta cứ thích nhớ mãi cái đã qua đi gần 40 năm mà cho phép mình "quên" hiện tại trước mặt!
Sùng bái "bơ", "sữa" không ai hơn những quan chức cộng sản, những "đại gia" đỏ phè phỡn với ô tô siêu sang trọng, nhà lầu, người hầu kẻ hạ, con cái đi du học nước ngoài. XHCN không thấy đâu, nhưng tư bản chủ nghĩa ngấm sâu vào từng sinh hoạt nhỏ nhất của giới chức có quyền, của những ông "vua tập thể" trong triều đại phong kiến/cộng sản quái thai này.
Tôi quen thân với ông Nguyễn Lương Thuật, một cựu sĩ quan hải quân VNCH, cư ngụ ở Seattle, tiểu bang Washington. Chiều 29/4/1975 ông chỉ huy một chiến hạm và đã tiếp nhận hàng trăm người leo lên tàu di tản khỏi Sài Gòn. Ông đã đứng ngẩn ngơ nhìn con tàu xa dần bến bờ quê hương và thầm nghĩ, thôi, dù sao cũng đã chấm dứt một cuộc chiến, những người cộng sản đã thắng, đất nước thống nhất, mong rằng họ sẽ đưa đất nước phát triển, bình yên và dân chúng được hạnh phúc. Ông đã chết năm 2007 vì ung thư và mang theo giấc mơ vô cùng vị tha của mình xuống mồ.
Máu xương của những người con đất Việt đã ngã xuống, nước nhà thống nhất, độc lập, nhưng hoàn toàn không có tự do. Người Việt phải bỏ nước ra đi, tha phương cầu thực, sự chia rẽ vẫn nhức nhối. Đất nước nằm trong tay một tập đoàn bao gồm các băng nhóm trục lợi. Quyền tự do của công dân bị bóp nghẹt và đàn áp. Không có bầu cử tự do, không có báo chí tự do, cả một hệ thống chính trị là một nhà tù vĩ đại giam cầm, khống chế dân tộc.
Những người đã từng dấn thân, bị tù đày cho chính thể hôm nay đã phải thất vọng. Có lẽ câu nói của ông Huỳnh Nhật Tấn, cựu Phó giám đốc Trường Đảng tỉnh Lâm Đồng, mang tính đại diện nhất: "Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay".
Cầm quyền 38 năm, và còn tiếp tục 39, rồi 40 năm và có thể sẽ lâu hơn, ĐCSVN đã chứng tỏ là một tập đoàn phản động, phản bội, chạy theo đồng tiền bất chấp lợi ích và chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Nhân dân, những người đã bỏ xương máu để có nhà nước hôm nay, trở thành kẻ nô lệ, bị lừa gạt và sống trong sợ hãi của sự đàn áp, bị u mê bởi những trò mị dân "mua thần bán thánh", hoặc bị lên đồng điên khùng bằng những chất kích hoạt khác. Đất nước là tổng thể của một bức tranh ô hợp, lạc loạn, kẻ có địa vị giàu có cứ tiếp tục giàu có thêm, kẻ bần cùng vật lộn với miếng ăn hàng ngày, phó mặc sự đời, kỷ cương phép nước và các giá trị đạo đức của xã hội đảo lộn. 38 (39,40...) năm "giải phóng" thực sự trở thành 38 (...) năm kinh hoàng của thời kỳ phong kiến/tư bản man sơ, hoang dã với mỹ từ "kinh tế thị trường định hướng XHCN". Vâng, chỉ mới "định hướng" thôi, còn tiến về đâu không biết. 38 (...) năm đi hoài, đi loanh quanh, đi mãi về một nơi mà chẳng bao giờ biết nó là cái gì cả, có tồn tại hay không.
30/04/2016
Lê Diễn Đức - RFA Blog
BẠN CÓ BIẾT?
Phát biểu trong cuộc tưởng niệm ngày Quốc Hận 30/4/2016, Thiếu tướng Lê Minh Đảo - Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh - Người Hùng Xuân Lộc đã xúc động nhớ về trận chiến cuối cùng năm 1975 và cũng có đôi lời tâm huyết vô cùng lớn lao còn dang dở mà ông gửi gắm đến thế hệ trẻ: "...Giờ phút này, các cháu hãy suy nghiệm ra, tra cứu ra để mà biết thêm sự thật của cuộc chiến. Tôi khẳng định với các cháu : Đừng nghi ngờ gì về sự oai hùng và sự hy sinh cao cả của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đừng nghi ngờ... Có thể ở ngoài tuyên truyền nói thế này thế nọ, phong trào nói rằng Quân Lực thế này thế kia, tôi khẳng định đó là Quân Lực xuất sắc và hy sinh suốt cả cuộc đời của mình cho đất nước, tội nghiệp họ lắm.
Bây giờ tôi xin nói cho các cháu và quý vị : Có quân đội nào mà đánh giặc kéo dài hơn 20 năm trường không? Thế giới này không có, nó đánh khoảng 5 năm là nó mệt nó về, nó rã chiến ra. Rồi có cái quân đội nào mà bụng đói mà đánh giặc hay không? Không có. Cái thế hệ của chúng tôi, chúng tôi đã kịp lớn lên trong cái thời có thể nói là ly loạn của đất nước và sẵn sàng hy sinh không có cái điều gì nề hà cả, sẵn sàng thay người khác hy sinh ở chiến trường, chấp nhận chết ở chiến trường để cho những người khác ở hậu phương được sống, đó là cái thế hệ của chúng tôi đó, thế hệ của người lính Việt Nam Cộng Hoà đó... Và quân đội đánh giặc thế nào? Quân đội đánh giặc thế này : Cái quân đội của người ta đó thì cả quốc gia và cả hậu phương lo cho mình để mình đánh kẻ thù trước mặt mà thôi! Nhưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà của chúng ta phải đánh cả 3 mặt trận, mặt trận thứ nhất là kẻ thù phía Bắc trước mặt đánh chúng ta đó là Cộng Sản Bắc Việt, chúng ta lại phải đánh với tất cả những kẻ mà kêu bằng: "Ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản" ở sau lưng chúng ta, Mặt trận giải phóng (Việt Cộng), Mặt trận hoà bình, Hội liên hiệp,... rồi đủ thứ hết, gây xáo trộn đủ thứ, đầu cơ tích trữ...làm cho người binh sĩ lúng túng, bối rối hết.
Và cái mặt trận thứ 3 này mới là nguy hiểm hơn, nó tác động thẳng vào chúng ta từ cây súng, viên đạn, đó là người bạn đồng minh của chúng ta. Nhớ như vậy, loại đồng minh đó nó khổ ở chỗ này: Chính họ đã làm cho quân đội họ cũng đau khổ chớ không phải không đâu, 58 ngàn người lính Mỹ chết tại Việt Nam, đến khi nghe Việt Nam chúng ta đã mất vào tay Cộng Sản thì những người lính Mỹ đó họ khóc, tôi biết những tướng chẳng hạn như Đại tướng Norman Schwarzkofp và những người khác họ uống rượu cả ngày và họ khóc, bởi vì cái sự hy sinh của họ ở Việt Nam trở thành vô nghĩa, đó, những người này họ chết vô nghĩa là bởi vì những thế lực chính trị như ông Tổng thống Ronald Reagan nói, đó là như vậy đó, tội nghiệp họ lắm. Chúng ta luôn luôn nhớ điều này, khẳng định là người dân Việt Nam chúng ta không bao giờ quên quân đội Mỹ chiến đấu ở Việt Nam mà giúp đỡ cho đất nước Việt Nam chúng ta, miền Nam Việt Nam chúng ta, chúng ta ghi nhớ đời đời. Đó là tôi nói để cho các anh em nhớ như vậy.
Còn Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà : Tới giờ phút cuối cùng! Tới giờ phút cuối cùng, kể như mất hết tất cả rồi! Cộng Sản nó đã vào tới miền Nam, trận Xuân Lộc đánh để mà cản trở tụi nó 12 ngày để mà nó vào Sài Gòn không kịp, để Sài Gòn có thời gian sắp xếp để cho người ta đi di tản nữa! Di tản càng nhiều càng tốt, anh em họ hy sinh, họ chết ngoài chiến trường, chưa hết, về tới Trảng Bom thì bao nhiêu lính Dù, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân ở tại đó, rồi Lực Lượng Đặc Biệt, rồi cả anh em Dân Vệ ở dọc con đường Quốc Lộ, họ sẵn sàng họ chiến đấu hy sinh đến giờ phút cuối cùng, tới viên đạn cuối cùng họ có, để cho người Sài Gòn đi được nhiều chừng nào càng tốt chừng nấy, mà bây giờ mới có sự hiện diện của các cháu và quý vị ở đây, đó... quân đội đó... còn đòi hỏi gì thêm ở quân đội đó nữa... Không còn có gì đòi hỏi thêm nữa và chúng ta hãy nhớ ơn họ, hãy nhớ ơn họ..."
#adGK (Nguồn : Huy Khac Pham)
Bộ mặt thứ hai của Sàigòn sau 30-4-1975
Nguyễn Đình Toàn
"Hãy sống dùm tôi
Hãy nói dùm tôi
Hãy thở dùm tôi…(Trịnh Công Sơn)"
Buổi tối, tôi leo lên sân thượng. Trời tối đen, có một sư im lặng sâu thẳm. Nhưng trong bóng đêm, tôi đả nghe rõ được tiếng của im lặng. Cái im lặng của cõi đêm, của một trống rỗng, của một hố thẳm, của một mảnh đời đang sống đã khép lại. Chỉ mới hôm qua, những chiếc trực thăng còn lập lòe trên các mái nhà và biệt tăm ngay sau đó vào đêm tối. Rồi chốc lát đã mất hút. Niềm hy vọng như cạn mòn. Một triệu, một trăm mười ngàn (1.110.000) binh sĩ VNCH đâu rồi? Và 50 binh sĩ Hoa Kỳ còn sót lại? Mà Neil Sheenan trong Innocence perdu đã từng nói: “Cette guerre que nous n’aurons jamais gagné’’ (Trận chiến mà chúng ta đã chưa hề bao giờ thắng). Mà nay chúng ta chuẩn bị một cuộc hành trình qua sa mạc (une traversée du désert) với khô héo cạn kiệt hy vọng, một hành trình gian khổ với đầy bất trắc đe dọa, hiểm nguy.
Trưa 30-04-1975, ngồi một mình thấy tương lai vô định. Lòng buồn vô tả. Nước mắt tuôn trào không ngăn được. Bụng tự nhiên nhói lên từng lời. Vui chưa thấy, lo thì như ứa tràn. Chẳng hiểu chính quyền mới đối xử ra sao? Đó cũng là mối lo của tất cả mọi nguời. Chiến tranh đã chấm dứt. Đáng nhẽ phải vui mà hóa buồn.
Hết rồi cảnh chạy đôn chạy đáo tìm đường thoát thân. Có sự im lặng nặng nề như một con vật chờ chết trong nỗi tuyệt vọng. Ván bài chơi đã xong. Ngoài đường, 8 chiến xa T-54 đã vào thành phố trên đại lộ Thống Nhất. Nhiều nhà đóng cửa rồi từ trong nhà ngó ra xem động tĩnh. Chỉ có một thiểu số người dám ra đường đứng thản nhiên nhìn đoàn xe cộ đi qua. Bộ đội tỏ ra ngơ ngác và kỷ luật. Họ dơ tay vẫy chào ngượng ngập.
Mãi vào lúc 16 chiều ngày 30-4-1975, ba vị thuyết khách của ông Dương Văn Minh, thuộc thành phần thứ ba là luật sư Trần Ngọc Liễng, giáo sư Châu Tâm Luân và Linh Mục Chân Tín mới từ trại David Tân Sơn Nhứt ra về. Các ông là những người được tướng DVM cử làm đại diện vào trại David chiều ngày 29-4-1975 để thuyết phục những người của Mặt trận với lời yêu cầu họ đừng đánh phá Sàigòn. Các tướng Nguyễn Anh Tuấn và Đại tá Võ Đông Giang đã hứa chỉ pháo chút ít để làm áp lực với tướng DVM mà thôi. Quân Bắc Việt đã tiến quân vào TSN nên các ông bị kẹt lại cho đến chiều 30 tháng tư mới ra về được.
21 năm sau, ngày 28-1-1996, Chân Tín trả lời phỏng vấn đài VNCR đã nói khác:’’ Chúng tôi ngồi yên nhìn cái ngu dốt và cái sa lầy của một chế độ đang trên đà tan rã’’. Nay, mới đây nghe tin ông ra tờ báo chui. 82 tuổi đầu tưởng đã tự cho phép mình hưu tranh đấu. Ông vẫn chưa ngưng nghỉ. Điều gì khiến một nguời đã tạm quay mặt với Chúa để theo Cách mạng, nay trở thành kẻ đối đầu với chính những điều xác tín của mình?
Ngoài phố, chỉ còn nghe tiếng xích sắt khô khan của bánh xe nghiến trên mặt đường nhựa. Mặt đất như rung lên bần bật. Sàigòn như oặn mình dưới làn xích sắt đi qua. Tiếng xích sắt như nhắc nhở gợi về tiếng xích sắt của mùa xuân Praha năm nào. Cái mùa xuân nát úa. Cái mùa xuân hy vọng của tuổi trẻ Prague chưa kịp nhú lên thì đã bị xích sắt xe tăng của Hồng quân Liên Xô đè dập nát khi tiến vào Prague, trên những đường phố lát đá gồ ghề, thẫm màu đen thuở nào. Praha, Sàigòn, ngạo nghễ và tủi nhục.
Những chiến xa trên có cắm cờ của mặt trận Giải Phóng miền Nam như niềm hy vọng nhỏ nhoi của người Sàigòn. Niềm hy vọng mong manh mà đằng kia là cuối đuờng.
Những chiếc chiến xa đang chạy trên đường Tự Do, Catinat cho nguời ta có cảm tưởng đường Tự Do của miền Nam là đại lộ Champs-Élysées của Paris… Nhưng Champs-Élysées của Paris vào tháng 8-1944 là cả một biển người đón tiếp De Gaulle. Biển người đó là nỗi vui mừng giải thoát, chỉ có tiếng cười và nước mắt hoan lạc.
Nhưng Champs Élysées thì không phải đưởng Tự Do ở Sàigòn. Đường Tự Do không có nỗi vui hoan lạc mà chỉ có những ánh mắt lo âu và sợ sệt. Ở một góc phố cạnh hotel Majestic, người ta thấy một nhóm nhỏ người đứng nhìn chiến xa đi qua. Bên kia đường, có một thanh niên mặc quần tây áo trắng bỏ ngoài quần, chắp tay đứng nhìn. Không có biển ngưòi mà cũng không có tiếng vỗ tay reo hò. Và 125 nhà báo ngoại quốc đứng ở đâu đó.
Họ còn ở lại để chứng kiến cảnh tháo chạy, cái cảnh mà Bảo Ninh đã mô tả trong truyện ngắn Ba lẻ một: chen chúc, xô lấn, giày đạp, chà xéo, đánh nhau, giết nhau, cưỡng hiếp và cướp bóc và cảnh tiến tới ồ ạt của những T54 và K63, như một cơn lốc bẳng thép xé mặt lộ lướt tới với thần tốc kinh hồn, là phẳng mọi chướng ngại trên đường, nhắm hướng Nam truy kích…
Đài phát thanh Sàigòn mở đầu bằng tiếng hát Trịnh Công Sơn. Tiếng hát một thời. Tiếng hát của một đời ngưòi.
Anh cất tiếng hát không phải khúc ca da vàng, nhưng lạc lõng với bài : Nối Vòng tay lớn bên cạnh đám bạn bè anh, trong đó có Nguyễn Hữu Thái, một SV tranh đấu.
Dân Sàigòn đã đón tiếp quân Giải Phóng như thế. Một nhúm người người dân ngơ ngác, 125 nhà báo và TCS với Nối Vòng Tay Lớn. 8 chiến xa có trang bị kính nhắm hồng ngoại tuyến dùng cho những cuộc đánh nhau ban đêm? Chả còn gì để dấu diếm nữa. Những chiến xa Liên Xô từ ngoài Bắc chạy thẳng vào chứ đâu phải của mặt trận giải phóng miền Nam? Trên chiến xa có cắm cờ MTGPMN. Nhưng cắm một lá cờ thì không lẽ đủ để thay đổi nguồn gốc một lịch sử.
Trong khi đó, ông Minh và toàn bộ chính phủ ông đã chờ sẵn tại dinh độc lập để trao quyền hành lại cho những người chủ mới. Người ta không thấy có một đại diện nào của MTGPMN. Nhiều người chê trách ông Minh hèn "bán đứng miền Nam". Nếu ông Minh hèn thì những kẻ chạy vắt giò lên cổ từ những ngày cuối tháng tư phải gọi bằng tên gì? Kẻ trốn chạy và kẻ ở lại lãnh thẹo, ai hèn hơn ai? Sài gòn lúc đó như một bãi rác với đủ thứ rác: rác Mỹ, rác quân đội với súng ống, quân trang, quân dụng vứt bừa bãi, rác chính quyền tham nhũng. Cùng lắm, ông Minh chỉ là người không thức thời cúi mình xuống nhặt cái danh chính quyền bị người ta vứt lại từ đống rác đó.
Lại còn vấn đề trao cái chính quyền đó vào tay ai? Chẳng biết nữa, người nói ông Bùi Tín, người nói Chính ủy Tùng. Theo Stanley Karnov, trong Viet Nam viết : "Ngồi trên một chiến xa vào dinh độc lập, Ông Bùi Tin chuẩn bị đóng hai vai trò một lúc: Là nhà báo, ông muốn là nhân chứng cho cuộc đầu hàng. Nhưng là sĩ quan cao cấp trong đơn vị của ông, ông muốn chính ông tiếp nhận sự đầu hàng này.Tôi chờ các ông từ sáng nay để trao quyền hành lại cho các ông, đại tướng Minh đã nói như thế khi ông Bùi Tín vào đến đại sảnh. Bùi Tín đáp lại, không có vấn đề trao quyền hành. Quyền hành của các ông còn đâu để mà giao. Ông không thể giao một cái mà ông không có." ( Pénétrant à bord d''un char dans la cour du Palais, il se préparait à jouer un double rôle: journaliste, il désirait être témoin de la capitulation, officier le plus élevé en grade de son unité, il avait pour devoir de la recevoir. J''attends depuis ce matin pour vous remettre le pouvoir, annonca le général Minh, quand Bui Tin entre dans le salon. Il n''en est pas question, répliqua le colonel. Votre pouvoir s''est écroulé. Vous ne pouvez donner ce que vous n'avez pas).
Nhưng có lẽ câu nói quan trọng nhất của Bùi Tín vẫn là câu sau đây :"Cùng là người Việt Nam cả, sẽ không có kẻ thắng người bại. Chỉ có người Mỹ là kẻ bại trận. Nếu ông là người yêu nước, đây là lúc để vui mừng, vì chiến tranh đã không còn nữa trên quê hương của chúng ta" (Entre Vietnamiens, il n''y a ni vainqeur, ni vaincus. Seul les Américains ont été battus. Si vous êtes patriotes, c''est le moment de vous réjouir. La guerre pour notre pays est terminée".
Từ đó đến nay, đã hơn 30 năm, người ta vẫn chờ đợi câu nói của Bùi Tín được thực hiện. và nó sẽ không bao giờ được thực hiện Cũng trong tháng 9 năm 1975, các ông Lê Đức Thọ và Xuân Thủy còn nhắc nhở mọi người rằng: Ai còn nói ngụy là ngụy…
Hồi mất Điện Biên Phủ, cuộc chiến giữa Pháp và Việt Minh phải mất 56 ngày đêm. Mất Sàgòn nhanh hơn, chỉ có 55 ngày. Ít hơn một ngày. Hồi ĐBP, chỉ mất một nữa. Lần này mất tất cả.
Phía những người thua trận
Không kể những người đã tháo chạy, không kể những người còn kẹt lại trong gọng kìm lịch sử oan nghiệt. Còn có những người cất lên tiếng nói cuối cùng.
Thiếu Tá Long, Cảnh sát Quốc Gia đã đến đứng trước tượng TQLC trước tòa nhà Quốc Hội ở Sàigòn rồi rút súng tự sát. Ông đã nằm chết ngay dưới chân pho tượng.
Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, thuộc đại đội một quân cảnh phụ trách an ninh khu vực Bộ Tổng Tham Mưu. Lúc 10giờ 30, sau khi nghe tin đầu hàng, trung sĩ Trần Minh đã dùng súng lục tự tử dưới chân cột cờ Bộ TTM.
Thêm vào đó là những cái chết của Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh sư đoàn 5 bộ binh. Chuẩn tướng Trần văn Hai, sư đoàn 7 bộ binh. Thiếu Tướng Phạm văn Phú, tư lệnh quân khu 2. Thiếu tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó quân đoàn 4. Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh quân đoàn 4. Những cái chết anh dũng. Nhưng đã thay đổi được gì và có thể đại diện cho những vị khác đã bỏ chạy không? Đó là những cái chết bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Và kẻ chết cuối cùng vẫn là kẻ có lý.
Và tự sát bao giờ cũng cần được hiểu là một sự hy sinh cuối cùng (Ultimate sacrifice) đáng được trân trọng.
Không có cái chết vô ích mà chỉ có những cái sống vô ích.
Đó là số phận những người đã tự chọn cái chết. Những cái chết đó giá trị bằng ngàn lời ca, bằng vạn tiếng nói.
Còn số phận những người còn lại?
Tôi ghi lại đây hình ảnh một anh lính VNCH, đi chân đất, hai tay áo rách, đầu gối rách, chắp tay. Đằng sau anh là một bộ đội mặc đồ đen, cầm súng lăm lăm và sau chót là đám đông dân làng, khoảng 6, 7 chục người khoanh tay bất lực với lời ghi chú của nhiếp ảnh viên:* Un avenir qui ne s!annonce pas vraiment radieux pour ce soldat de Thiệu: pendant combien d!années sera-t-il rééduqué. (ảnh của Abbas. Gamma). Một tương lai không mấy sáng sủa cho người lính VNCH này. Người lính này sẽ bị đưa đi học tập cải tạo trong bao lâu?
Thật ra người lính lúc đó chỉ có 3 chọn lựa: di tản ra nước ngoài, nhẫn nhục để đi học tập cải tạo hoặc tìm đến cái chết. Cạnh đó là bức hình của kẻ chiến thắng. Hình một anh bộ đội chống nạng, cụt hẳn một giò đến háng, đi bên cạnh một xe tăng đã bốc cháy với lời ghi:* Après les vingt- cinq années de guerre, une photo qui résume tout (ảnh của Leroy-Gamma). Sau 25 năm cuộc chiến, một bức hình nói lên tất cả.
Cũng khoảng 2 giờ rưỡi trưa hôm ấy, những chiến xa đã từ trong dinh Độc Lập chạy dọc theo đại lộ Catinat-Tự Do, từ nhà thờ Đức Bà ra hướng bờ sông.. Có tới mười người dụt dè dơ cánh tay vẫy chào. Nhiệm vụ của người chiến thắng không phải là dễ. Chiếm được Sài gòn rồi, nhưng làm sao thay vì chỉ có 10 cánh tay dụt dè dơ lên, phải nhân lên bao nhiêu triệu lần? Phải chờ xem vậy thôi.
Vào cái giờ này của ngày chiến thắng. Toàn bộ báo chí đã ngưng xuất bản. Gần 50 chục báo hằng ngày của Sàigòn sáng nay vắng mặt. Họ đâu cả rồi? Tất cả liên lạc viễn thông với thế giới bên ngoài cũng bị cắt. Họa chăng còn lại đại diện của các tòa đại sứ sau đây: Pháp, Bỉ, Nhật, Khâm sứ tòa thánh, Thụy Sĩ và lãnh sự Ấn độ. Chế độ mới hầu như tạm thời cắt đứt với thế giới bên ngoài. Cho mãi đến ngày 23 tháng năm, liên lạc với thế giới bên ngoài mới được nối lại và chuyến bay đầu tiên ra nước ngoài vào ngày 24 tháng năm. Chuyến bay này chở một số người ngoại quốc còn kẹt lại trong thành phố mà phần lớn là người Pháp.
Theo Ngũ Giác Đài, có khoảng 50 ngưởi Mỹ bị kẹt lại VN sau ngày 30 tháng tư, cộng thêm 26 người VN là vợ con của những người Mỹ này. Sát cạnh nhà tôi, có hai vợ chồng người Việt cũng ra đi theo diện quốc tịch Pháp. Trong tình huống này mới thấy người Pháp là những người tử tế. Chị họ con ông bác tên Diệp, làm y tá nhà thương Grall cũng được đi và sang Pháp cũng làm y tá lại, lương bổng ngạch trật như cũ. Chẳng bao lâu sau, có vợ chồng một đại tá, đã đến cư ngụ ờ căn nhà đó. Sau này, suốt vài năm ở cạnh nhà như hàng xóm, ra vào đụng mặt nhau, ông bà chưa bao giờ nói chuyện, hoặc chào hỏi chúng tôi lấy một lần. Điều này phải được hiểu là thế nào? Không dễ dàng gì để những người đại diện đó được nhìn nhận. Họ không có trong mắt của người Sàigòn.
Chiến thắng thì đã xong, nhưng chinh phục thì chưa tới và sẽ không bao giờ tới!
Phía trí thức miền Nam: Mặt trận Giải Phóng, ảo tưởng và ảo ảnh.
Cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam Bắc đã để lại một di sản thừa như một cục bướu ung thư cần nhổ. Đó là MTGPMN. Mặt trận này đối với trí thức thành phần thứ ba hay đối với sinh viên VN hải ngoại chỉ dẫn đưa họ đến một kết quả là: những ảo tưởng vĩ đại (grandes illusions) và đối với toàn thể thế giới là một âm mưu lừa bịp trắng trợn.
Xin nhắc để mọi người cùng nhớ: những trí thức đi theo Mặt trận hồi đó gồm có các ông luật sư Trịnh Đình Thảo, Chủ tịch LMCLLDTDCVHBVN, phó chủ tịch HĐCV CPLTCHMNVN, chủ tịch UBTUMTTQVN và vợ là Ngô Thị Phú, ở Sóc Trang. Lâm Văn Tết, Phùng Văn Cung, Trần Kim Bảng, bút hiệu Thiên Giang, vợ nữ sĩ Vân Trang. Nguyễn Văn Chì, Chánh án Phạm Ngọc Thu, dược sĩ Đỗ Thu, Kỹ sư Cao Văn Bổn, Kỹ sư Tô Văn Cang, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, chức sắc Cao Đài Nguyễn Văn Ngưỡi, kỹ sư Trương Như Tảng, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, bà Nguyễn Thị Bình, Huỳnh Tấn Phát, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Lữ Phương, bà Bùi Thị Nga, Trần Quang Long, Trần Triệu Luật, nhà vănThanh Nghị Hoàng Trọng Quỳ và vợ ca sĩ Tâm Vấn. Thêm vào đó gs Lê Văn Hảo theo vào năm 1968, chủ tịch LMCLLDTDCVHBVN, thêm chủ tịch UBKNHTT. Trong dịp tờ Quê Mẹ phỏng vấn ông năm, 1999 ở Pháp, ông Hảo giải thích: dư luận gán cho ông về cuộc thảm sát Mậu Thân ở Huế là không đúng. Thứ nhất, lúc quân đội CS đánh Huế, tôi không có mặt trong thành phố. Trước tết 5 ngày, tôi được dẫn lên núi, nói là mời họp rồi giữ tôi ở lại luôn, không về thành phố lần nào. Cùng với tôi có Hoàng Phủ NgọcTường. Chỉ có Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân đã theo bộ đội về Huế và tôi được biết Phan và Xuân đã từng ngồi xét xử nhiều người có quan hệ với chính quyền Sàigòn, trong những phiên xử của cái gọi là Toà Án Nhân Dân.
Sau này, các ông Trần Quang Long, Trần Triệu Luật đã chết vì bom Mỹ. Những người còn lại may mắn sống sót.
Sau 30 tháng 4, đám trí thức trên vỡ mộng. Họ không có một vị trí nào trong chính quyền Cộng Sản tương lai và danh xưng MTGPMN cũng không ai muốn nhắc tới. Chẳng bao lâu sau ngày giải phóng, cờ của Mặt trận bị cuốn gói, xếp một chỗ.
Có thể bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa là người đầu tiên xin ra khỏi đảng CS và không tham dự phái đoàn nhân sĩ trí thức miền Nam ra ngoài Bắc. Lý do chính là hai vợ chồng chính thức phản đối việc thống nhất hai miền như một thứ bội phản đối với miền Nam. Đơn xin rút tên ra khỏi đảng đã được Thủ tướng Phạm Văn Đồng ra một điều kiện: Phải 10 năm sau mới được quyền công bố chính thức rút tên ra khỏi đảng. Sau này, trong bài phỏng vấn trả lời trên tờ Far Eastern economic review (Feer) ngày 17-10-1996, Dương Quỳnh Hoa đã trả lời câu hỏi: «Quel est l’évènement le plus marquant pendant les 50 années passées?» bằng một phán quyết: «L’effondrement du mur de Berlin qui mit un terme à la ‘grande illusion’». ( Biến cố nào được coi là nổi bật nhất trong 50 năm đã qua? Trả lời: Sự sụp đổ bức tường Bá Linh chấm dứt một thời kỳ cuả ‘ảo tưởng lớn’).
Và nói như ông Hồ Sĩ Khuê: “Thành viên Mặt trận thực sự chẳng có bao nhiêu. Nhưng ở Sài Gòn, sao mà ai cũng có vẻ là người của Mặt trận quá.” Nhưng bên trong, họ chỉ làm bù nhìn. Hình nộm” ngồi chơi xơi nước” như theo lời tường thuật của kỹ sư Trương Như Tảng. Ông Tảng vốn là một sinh viên du học bên Pháp, có dịp gặp Hồ Chí Minh, coi HCM như khuôn mặt lãnh tụ sáng chói nhất để chống lại người Mỹ, và trước mắt, chống lại chính quyền Ngô Ðình Diệm đã viết: Hồi ký của một Việt cộng (A Viet Cong Memoir) cho thấy MTGPMN chỉ là một sự dàn dựng, họ được đưa vào bưng để làm bung xung, đánh lừa cả thế giới. Họ bị bịt mắt, dẫn đi quanh co trong rừng. Những buổi họp, để giữ bí mật, các thành viên mặt trận đều bịt mặt, vì thế chẳng biết ai vào với ai. Ai là thật, ai là giả? Ðó là kinh nghiệm đau xót của một số ít trí thức miền Nam. Trong The Myth of Libération, Trương Như Tảng tố cáo sự dàn dựng giả dối của chính quyền Cộng sản Hà Nội: “Trong nhiều năm, họ đã nghe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa long trọng tuyên bố cam kết”, qua lời Tổng bí thư Lê Duẩn, rằng “Miền Nam cần có chính sách riêng của miền Nam”. Hay như lời Thủ tướng Phạm Văn Ðồng tuyên bố với phóng viên nước ngoài: “Chẳng ai lại có cái ý nghĩ ngu xuẩn và tội lỗi là thôn tính miền Nam”.
William Shawcross, trên tờ Washington Post, nhận xét:* “He became the Viet Cong’s Minister of Justice, but at the end of the war, he fled the country in disillusionment and despair. He now lives in exile in Paris, the highest level official to have defected from Viet Nam to the West. This is his candid, revealing and unforgettable autobiography.” (Tạm dịch: “Ông trở thành Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Việt cộng, nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, ông đã trốn thoát khỏi Việt Nam với tâm trạng bị vỡ mộng và thất vọng. Nay ông tỵ nạn ở Paris. Ông là một trong những viên chức cao cấp nhất đã đào thoát ra khỏi Việt Nam sang Tây Phương. Ðây là cuốn tự truyện đáng nhớ, phơi bày (nhiều chuyện) và thành thật.”)
Vai trò bù nhìn của MTGPMN cũng được đề cập đến trong hồi ký của Vũ Thư Hiên. Ông viết: “Trẻ con miền Bắc cũng biết Mặt trận Giải phóng là do miền Bắc dựng nên”. Người trí thức miền Nam một lần nữa bị lừa gạt.
Riêng Nguyễn Hữu Thọ, sau 1975 được làm phó chủ tịch nước. 1981, phó chủ tịch quốc hội, 1988, chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc… Nhưng cuối cùng thì ông cũng phải thốt ra một câu như sau: “Dân chủ không thể có bằng sự ban ơn, mà bằng sự đấu tranh”.
Sau ngày miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, nhiều người trong bọn họ trước đó mang ảo tưởng sẽ có vai trò, sẽ được dùng, sẽ được lãnh đạo miền Nam, bị gạt ra bên lề một cách thảm hại, có chức mà không có quyền. Màn lường gạt, tráo trở này chắc chắn không phải lần đầu mà chắc chắn cũng không phải lần cuối. Những người trí thức này chỉ quên một điều: Người Cộng Sản bao giờ cũng ăn thịt trước tiên những đứa con đẻ của mình.
Niên lịch mới, Sàigòn thời của những tiên tri giả
Bộ đội chính quy, cán bộ miền Bắc đã đành là có mặt. Nhưng đám 30 tháng tư, bọn cách mạng 30 cơ hội nhố nhăng thì đầy đường, đầy ngõ. Không biết ở đâu ra mà họ đông thế. Chúng là những tiên tri giả, bán rao thời cuộc. Gọi theo một thứ ngôn ngữ chuyên dùng hơn thì đó là bọn tiêu bạc giả, vốn liếng là sự bịp bợm, sự tráo trở và tư cách vô liêm xỉ. Có thể bọn họ tuần trước, tháng trước, năm trước còn "đả đảo Cộng Sản" nay thì hoan hô… Bên cạnh đó, có một số trí thức đã có dính dáng, hoạt động bí mật trong Mặt Trận nay xuất đầu lộ diện. Trong số này, có Giáo sư Lý Chánh Trung, sau làm đại biểu Quốc hộI, Nguyễn Ngọc Lan trên tờ Đối Diện nay đổi là Đứng Dậy. Đổi tên tờ báo đã khéo, chơi chữ đã khéo. Nhưng Đứng Dậy có thể hiểu lầm là nổi dậy. Hãy coi chừng. Một số người khác như Nguyễn Đình Đầu, luôn luôn dấu mặt sau hội trường dật giây và em rể, giáo sư Trần Đức Quảng, gs Châu Tâm Luân, LM Chân Tín, Trần Bá Cường v.v...
Và nếu nói như người Pháp: « Il n’ y a que le premier pas qui compte », có nghĩa chỉ bước đầu tiên mới quan trọng, thì những người trên là những người đầu tiên ló mặt sau ngày Giải Phóng tìm một vị trí quan trọng?
Ngày 4-5-1975, xung đột với Campuchia
Nhũng tin tức nóng hổi sau đây nhiều bạn đọc, sau hơn 30 năm, có thể đây là lần đầu tiên đuợc nghe nói tới. Điều đó không lạ, vì tin tức thông tin nằm trong mạng lưới tuyên truyền của chế độ CS. Vào ngày 4-5-1975, có nghĩa là chỉ bốn ngày sau khi miền Nam thua trận, quân đội Khờ me của Pol Pot đã đổ bộ xâm chiếm đảo Phú Quốc. Ngày mồng 8, quân đội trên bộ của Pol Pot đột nhập vào tỉnh Tây Ninh. Ngày 10, chiếm đảo Thổ Chu và bắt hơn 500 thường dân. Để trả đũa, bộ đội VN chiếm đảo Poulo Way, sau đó thì rút lui. Tất cả những biến cố trên xảy ra dân chúng đều không hay biết vì các báo bị đình bản. Nhưng đài phát thanh cũng không thông báo cho dân chúng biết. Nòng súng của bộ đội Bắc Việt chưa kịp nguội thì đã chuẩn bị cho một cuộc chiến khác. Hai cuộc chiến trước đây là chiến tranh chống chủ nghĩa Đế quốc thực dân, vậy thì sẽ gọi tên cuộc chiến sắp tới là gì? Cho đến nay, có hai cuộc chiến đã xảy ra, một phía Nam và một phía Bắc VN. Vẫn chưa có một tên gọi thích đáng. Chúng vẫn chưa có một giấy khai sinh hộ tịch. Phải gọi đó là những cuộc chiến tranh gì? Cũng không ai nhắc tới nửa lời về lẽ thắng thua của hai cuộc chiến ấy. Mọi chuyện được bung bít dấu nhẹm như thường lệ. Nói gian dối là cái lệ của người làm chính trị chẳng khác gì rỉ sét là cái đương nhiên của vỏ tầu biển. Nói gian dối riết rồi bị lộ, bị chìm chẳng khác gì rỉ sét lâu ngày đục vỡ sàn tầu.
Quân đội Khờ Me Ðỏ mới vào Nam Vang hôm 17 tháng 4, thì ngay ngày hôm sau đã chuyển quân về hướng biên giới VN. Và như đã trình bày ở trên, đã chiếm đảo Phú Quốc. Theo ông Phan Hiền thì sau đó, nhiều cuộc thương thuyết đã diễn ra từ tháng 4-1976, nhưng kết quả không đi tới đâu và hai bên đã ngưng mọi thương thuyết vào ngày 18 -5-1976... Sang đến tháng 4-1977 thì tranh chấp giữa hai bên càng trở nên ác liệt. Các tỉnh biên giới của VN như Tây Ninh, Hà Tiên phải di tản dân chúng. Tây Ninh thì một phần dân chúng phải bỏ nhà, Hà Tiên đến ba chục ngàn người phải di tản đi nơi khác. Phóng biên Roland-Pierre Paringaux đã nhìn thấy hàng đống thây người bị giết, bị cắt cổ ở các ruộng thuộc tỉnh Hà Tiên. Francois Nivolon cũng đã nhìn thấy những cảnh chém giết, dốt nhà tàn bạo như thế ở làng Mỹ Đức, cách biên giới Cam Pu Chia chỉ 4 km. Có gia đình cả bố mẹ, 4 anh chị em đều bị giết, trừ một người con gái sống sót kể lại như một nhân chứng. Sau này, Ông Ngô Diên tố cáo có cố vấn Trung Quốc trong các binh đội quân Khờ me đỏ. Phải chăng, đằng sau Pol Pot là kẻ thù cố cựu của VN? Thật vậy, do sự xúi dục của Bắc kinh, chính quyền Căm bốt mới dám gây chiến tranh biên giới với Việt Nam và cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta ngày 31-12-1977.
Ông Trần Văn An, một cán bộ tỉnh, cho biết từ 1975, tại tỉnh Tây Ninh, tỉnh giáp ranh với Cam bốt, có một 1090 thường dân bị giết do quân đội Pol Pot gây ra. 70.000 dân chúng phải dời bỏ ruộng vườn đi nơi khác. 15000 mẫu hoa mầu bỏ không canh tác. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những con số đưa ra, sự thẩm định độ chính xác cần được dè dặt.
Trong một tài liệu sau này VN thu nhặt được cho thấy Pol Pot coi cuộc đối đầu giữa Cambốt và VN là một đối đầu giữa Sống hoặc Chết. Sự thù ghét của Pol Pốt đã rõ ràng và minh bạch trong cuốn Sách đen ghi nhận:’’ Dân tộc Cam Bốt nuôi một mối hận quốc gia đối với Việt Nam, một kẻ hiếu chiến đi xâm lược, nuốt chửng đất đai của Cam bốt. Người Cam Bốt biết rõ ràng tính xảo trá, mưu mô quỷ quyệt và giả hình của VN. VN hành động như một Hitler đối với Cambốt một cách man rợ và Phát xít. Chúng ta phải bằng mọi cách giết người VN, một đổi 30".
Cũng sau này, trên mặt báo Le Figaro đã cho chạy một hàng tít lớn, phóng viên Yves-Guy Berges xác nhận: « Hà nội đang tiến hành một cách khoa học một cuộc diệt chủng lớn nhất trong lịch sử » (Hanoi procède scientifiquement au plus grand génocide de l’histoire). Điều này xem ra có vẻ không đúng sự thật. Le Figaro tỏ ra thiếu ngay thẳng và trung thực. Hà nội đã không đến mỗi ngu dại như thế, vì họ có cách xử lý khôn ngoan và khéo léo hơn. Nhưng mặc dù Pol pot gây hấn trước đã mang quân sang chiếm đóng Phú Quốc, việc VN mang quân sang chiếm đóng Campuchia đã bị cộng đồng thế giới lên án khiến uy tín ngoại giao của VN bị suy giảm, nhất là đối với các nước Đông Nam Á. Về phía người Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance nói:"Các cuộc nói chuyện Mỹ-Việt Nam về bình thường hoá đã tan vỡ do cuộc xâm lược Cam pu chia của Việt Nam.
Ngày 5-5-1975, Thông cáo của tòa Tổng Giám Mục Sàigòn
Sau tiếng hát của TCS trên đài phát thanh Sàigòn, dấu hiệu thứ hai đón tiếp chính quyền mới là vị đại diện của Thiên Chúa giáo. Chưa đầy một tuần sau ngày Giải phóng, TGM Nguyễn văn Bình gửi tâm thư kêu gọi giáo dân phải hòa mình vào nhịp sống mới, nỗ lực đón nhận trong tinh thần hoà hợp, hòa giải dân tộc. Lá thư có đoạn như sau:” Một trang sử mới đã mở ra cho dân tộc VN.. Đây là một niềm vui chung của cả dân tộc, và với cái nhìn theo đức tin của người tín hữu, đây cuĩng chính là một hồng ân của Thiên Chúa.. Hơn mọi lúc, giờ đây người công giáo phải hoà mình vào nhịp sống của toàn dân, đi sâu vào lòng dân tộc.. người công giáo chúng ta phải phải sẵn sàng thi hành một cách tích cực mọi nghĩa vụ công dân do Chính phủ cách mạng lâm thời chỉ dẫn.”
Nội trong năm 1975, có cả thảy ba lá thư chung như thế. 12 tháng 6 một lá thứ hai và nhân dịp Hội nghị Hiệp thương thống nhất tổ quốc diễn ra tại TP Sàigòn, một lá thứ ba mà nội dung nhằm thứ nhất trấn an người TCG, linh mục, tu sĩ trong toàn địa phận. Thứ hai bảo đảm với chính quyền CM về sự sẵn sàng hợp tác trong hoàn cảnh mới. Theo tinh thần hiến chế: Gaudium et Spes. Anh em ơi, hãy vui mừng. Một vài Kitô giáo trí thức cấp tiến như Nguyễn Ngọc Lan đã dùng thánh kinh để gọi Ngày Giải Phóng: đó là tin mừng cứu độ đã được gửi đến.
Bảo hãy đừng sợ thì còn nghe được. Bảo hãy vui mừng thì quả thực không dễ.
Một số khác thì tỏ ra lo ngại về đường lối hòa giải của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình. Sài gòn có khoảng 600 linh mục, trong đó có hơn 100 vị đã du học nước ngoài và 2000 tu sĩ phần đồng khép mình đưới sự chỉ đạo của đức cha Bình. Tất cả những cơ sở trường tư thục TCG như đại học, đại chủng viện như cơ sở dòng Tên, Đồng Công, Chúa Cứu thế, học viện thánh Piô 10, Đàlạt, các cơ sở thương mại như nhà in Nguyễn Bá Tòng, trại gà Đàlạt, thương xá Eden, nhà sách, cơ sở nhà in Tân Định đều phải giao nạp cho chính quyền mới. Theo Georg Evers, Missio 2003, CHLB Đức trong bài Tình trạng nhân quyền tại CHXHCNVN, tự do tôn giáo, bản dịch Việt ngữ của Liên Đoàn công giáo Việt Nam tại Đức thì Giáo Hội miền Nam có 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học. Ngoài ra theo niên giám 2004, vào năm 1962-1963, giáo hội TCG miền Nam có có 58 cô nhi viện nuôi hơn 6000 trẻ em, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lão, 8 trại phong và 159 phòng phát thuốc phát thuốc cho khoảng gần 2 triệu lượt người. Tất cả đều bị trưng thâu, nộp cho nhà nước.
Sự chọn lựa của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình đã hẳn không phải dễ. Một tháng trước ngày qua đời, phóng viên Hải Nam, tức Trương Bá Cần, báo CGVDT đã phỏng vấn cụ trong 20 năm "sống phúc âm giữa lòng Dân tộc", cụ là người đứng đầu CGVN, xin cụ cho biết cảm tường của cụ trong 20 năm qua sống dưới chế độ VNDCCH, cụ còn thấy sợ không. Trả lởi "vẫn còn sợ ” và cụ nói tiếp: "Đời con người giống như một cuộc leo núi. 50 năm đầu là thời gian leo núi và những năm còn lại sau này là xuống núi. Khi leo lên núi thì thời gian kéo dài và khó khăn, còn khi xuống núi thì dễ dàng và nhanh hơn. Nhưng với tôi, 20 năm qua, cảm tưởng sâu đậm của tôi là đã phải sống một thời gian dài nhất của đời người".
Sau này, tác giả Tuệ Không, trong một bài viết vào 10-5-1995, cho rằng tất cả bài phỏng vấn trên là ngụy tạo của Uỷ Ban Tôn giáo chính phủ dựng đứng lên. Toà TGM Sàigòn cũng xác nhận cụ Nguyễn Văn Bình đã quá suy yếu, kiệt sức để có thể trả lời một bài phỏng vấn như thế. Bài phỏng vấn từ câu hỏi đến câu trả lời là của ông Trương Bá Cần dàn dựng viết ra. Ông có đưa tới trình Đức Cha vẫn đang đau yếu, chỉ đọc mấy câu, câu được, câu mất và yêu cầu đừng đăng. Nhưng ông Trương Bá cần đã viện cớ là bài đã lên chữ rồi, ở nhà in, để rồi xin cứ đăng.
Theo tôi, có lẽ tâm trạng và lòng mong ước của cụ Giám Mục Bình thể hiện rõ nhất trong câu trả lời lúc 80 tuổi của báo Iregno Attualita, đăng lại trên Église d’ Asie là: "Lúc này đức cha ước vọng gì nhất. Trả lời: Sau những biến cố Đông Âu, tôi hy vọng mọi sự sẽ tiến triển tốt đẹp".
Phía Phật Giáo, cả hai vị lãnh đạo của hai khối đều không có tiếng nói. Thượng toạ Thích Tâm Châu chọn lựa ra đi như nhiều người. Thượng toạ Trí Quang thì tịnh khẩu suốt hơn 30 năm nay. Phật tử như rắn không đầu. Người cần lên tiếng và đáng nhẽ phải lên tiếng là TT Trí Quang. Còn ai uy tín hơn ông trong lúc này, người đã từng được nước Mỹ qua phóng viên James Wilde và Frank Mc Culloch trên tờ Time mệnh danh "politician from the pagoda" hay "a most extraordinary man" (người phi thường nhất). Tôi chỉ muốn đổi một vài chữ như sau. Trước 1975, ông là một politician outside the pagoda và sau 1975, một politician inside the pagoda.
Nhưng ông Diệm, ông Thiệu không còn, Thượng toạ Trí Quang không có giá nữa. Ông chỉ có thể là * người của thời cuộc* dưới một chế độ kiểu ông Diệm, ông Thiệu mà thôi. Trong suốt hơn 30 năm quy ẩn và ngồi dịch rất nhiều kinh sách, ông chỉ làm được một thứ chính trị inside the pagoda, một điều hữu ích cho chính ông và cho những kẻ thù của ông ở bất cứ phía nào. Đó là: Ta bảo cho các người hay, ta không bao giờ là người Cộng Sản như các người nghĩ, nhưng ta là nhà *tu thật* trong chế độ Cộng Sản. Và TGM Bình thì có thể nói: "Ta bảo cho các người hay, có người chê ta ba phải. Nhưng trước sau, ta là nhà tu thật dưới thời ông Diệm, ông Thiệu. Nhưng ta trở thành nhà chính trị bất đắc dĩ dưới thời Cộng Sản".
Và có lẽ, tôi thích nhất câu nói để đời sau đây của nhà tu bất đắc dĩ: "Nó giết mình hôm trước, hôm sau nó đem vòng hoa đến phúng điếu mình".
Có lẽ chính nhờ hiểu cái lẽ quyền biến của câu trên đã giúp ông không phải nhận một vòng hoa phúng điếu.
Sau 1975, chúng ta có chủ nghĩa CS và có thêm chủ nghĩa bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ để Thượng toạ Trí Quang phải quy ẩn trong chùa và bất đắc dĩ, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình phải làm chính trị. Kẻ làm chính trị phải đi tu và kẻ đi tu phải làm chính trị.
Và cả miền Nam đều làm những công việc bất đắc dĩ như thế.
Ngày 6 tháng 5-1975, bộ mặt thứ hai của Sàigòn sau Giải Phóng
Bộ mặt thứ nhất là những tiên tri giả ở trên, bộ mặt thứ hai là những người buôn bán giả. Chỉ sau một tuần, cái điểm nỗi bật của một thành phố chết vừa mới trỗi dậy là sự xuất hiện rất nhiều những người buôn bán lẻ. Họ ngồi dọc theo các đường, từ đầu phố hay đầu con hẻm. Bán đủ thứ và mua cũng đủ thứ.
Người buôn bán phần đông là những người chưa bao giờ buôn bán. Đây là lần đầu họ làm nghề buôn bán bất đắc dĩ. Sự buôn bán này là một bài toán trắc nghiệm người chủ mới trong thế chờ đợi thời thế, nghe ngóng động tĩnh.
Nghĩ đến hoàn cảnh bất đắc dĩ của cả miền Nam, xin mượn lời hát của TCS:
Hãy sống dùm tôi
Hãy nói dùm tôi
Hãy thở dùm tôi…
Nhiều người không muốn sống, không muốn thở và đã hẳn không muốn nói nữa.
Nguyễn Đình Toàn
Định luật tất yếu
Ở đâu còn hận thù
Ở đó không có hòa hợp
TLC Bùi-trọng-Nghĩa K18/TBBTĐ
“Mày nhìn gì các ông ấy? Các ông ấy có khác gì thằng bố mày đâu...”
Đó là lời của một ông già hom hem,với cái cuốc trên vai,hai ống quần cao thấp,mắng thằng con mình khi nó cứ lấm lét nhìn chúng tôi,những người “tháng tư gẫy súng” đang bị khổ sai ở vùng núi rừng miền Bắc.
- Ngày 20/7/1954,đất nước chia đôi,ông bỏ đơn vị,không đi Nam.Ông ở lại hoan hô hòa bình,vui mừng chiến thắng với “bác” Hồ…Ít tháng sau ,ông mất nhà,mất của.Vợ,chồng,con cái,bầu đàn thê tử gồng gánh lếch thếch đi kinh tế mới ở nơi “nước độc,rừng thiêng”,tận cùng của miền Bắc..Miệng ông luôn lẫm bẩm:”nhất thất túc thành thiên cổ hận".
1954 cho tới 1976,là hai mươi hai năm , thời gian của ¼ thế kỷ, tôi gặp ông,ông vẫn còn đang hận,cái hận “thiên cổ”.
- Ngày 22 tháng 10 năm 1993,khách bộ hành trong vùng cư xá Chu-mạnh-Trinh Phú- Nhuận tò mò nhìn hai người đàn ông trung niên Việt kiều,đầu đội khăn tang đứng trước một cái bàn thờ nhỏ làm bằng miếng ván đơn giản đặt trước cửa một căn nhà,mà chủ nhà là người Hà-Nội sở hữu sau 30/4/1975.
Trước đó,hai người này đã xin phép chủ nhà cho họ thắp nén nhang cho cha mình,người tạo dựng nên căn nhà này,mà ở đó,ông đã cùng vợ và các con sống những ngày thanh bình,hạnh phúc,êm đềm,ấm áp trong những năm xưa.
Chuyện gì đã xẩy ra?.Tại sao con của chủ nhà lại phải xin phép kẻ cướp nhà của mình để giỗ cha mình ngoài hè,trước căn nhà mà cha họ đã tạo dựng?
Câu chuyện thê lương bắt đầu như sau:Trước 30/4/1975.Vợ,con di tản,ông không đi..Nghĩ rằng mình,một đời chỉ là một anh công chức quèn,không dính dấp tới quân đội,chắc không sao.
Bộ đội “bác” Hồ “giải phóng” Sài-Gòn tự do đóng quân ở nhà dân. Nhà của ông cũng không ngoại lệ. Sau nửa tháng ăn,ở theo kiểu: ”cơm niêu, nước lọ”, bừa bãi ,bẩn thỉu...Ông yêu cầu họ luân phiên đóng quân ở nhà khác. Họ không chịu. Bực mình ông cắt nước,tắt điện... Cuối cùng chúng chịu thua. Trong lúc di chuyển sang nhà khác, tên đội trưởng quay cổ lại nói lớn: ”mày sẽ biết tay ông”.
Vậy thì ”tay ông” ra sao?...Hậu quả thế nào?...
Chị người làm sau 30/4/1975 đã xin nghỉ việc, bẵng đi một thời gian,nay đột nhiên trở lại thăm ông, qua vài lời vấn an, chị vào ngay vấn đề như sau: ”Bà và các cô cậu đã đi hết, còn lại mình ông, không có tiếp tế làm sao sống, con đề nghị ông mang cái bàn nhỏ và cái máy đánh chữ ra ngồi ở đầu ngõ, đánh thuê, kiếm tiền độ nhật”.
Ít ngày sau,chị người làm xuất hiện và đưa cho ông một tài liệu nói rằng: ”Đây là đơn xin đi Mỹ cho những người đã làm sở Mỹ, mà cả hai chính phủ Việt Mỹ đã ký hiệp ước. Ông cố gắng đánh cho thật nhiều bản, rất nhiều người mốn mua. Hai ngày nữa con trở lại lấy".
Hai ngày sau,thay vì chị người làm,lại là công an áo vàng ập đến bắt ông vì ông đã toan tính phổ biến tài liệu phản động.
Đi tù,chết mất xác vì không có thân nhân. Căn nhà của ông,một thời gian sau,người ta thấy những người cư ngụ có giọng nói khó nghe của người Hà-Nội.
Ngày hôm nay,sau 40 năm,một trong hai người con trai của ông đã qua đời, người em còn lại cũng đã ngòai 80 tuổi. Tôi, thỉnh thoảng vẫn gặp anh trong ngày giỗ cha (cha anh là bác tôi). Tôi vẫn thấy anh khóc. Vợ anh thì an ủi anh. Con, cháu anh thì im lặng nhìn anh xót xa!...Hận thù xưa vẫn còn vương vấn đó sao?!
Cải cách ruộng đất ở miền Bắc 1953. Ông Hồ đã giết ân nhân của mình ra sao? Ngày hôm nay, 60 năm sau, con cháu của nạn nhân còn nhớ hay đã quên cái chết thê lương của thân nhân mình?.
Bà Nguyễn-thị-Năm, có hai người con trai theo cách mạng,một trong hai người đã lên tới chức trung đoàn trưởng. Nhà của bà là nơi ẩn trú an toàn của các đồng chí: Chủ tịch Hồ-chí-Minh, Võ-nguyên-Giáp, Trường-Chinh, Lê-đức-Thọ, Hoàng-quốc-Việt,v.v... Bà đã cống hiến hết cả tài sản của mình cho “bác” và “đảng” .Nhà cửa, gạo lúa, vải vóc và cả ngàn lạng vàng liên tiếp bí mật chuyển cho cách mạng...
Cuối cùng, bà đã bị xử bắn do chính những kẻ thọ ơn của bà với tội danh ”tư sản địa chủ cường hào ác bá”. Hơn 30 năm sau (1953-1987), người con trai lớn của bà, sau rất nhiều lần nộp đơn xin sửa sai, cuối cùng, tội danh của mẹ ông mới được sửa thành: ”tư sản địa chủ kháng chiến”!
Năm 1993, bốn mươi năm sau, người con trai thứ hai của bà Năm đã phải nhờ tới phương pháp ngoại cảm mới tìm được xác mẹ mình ở sâu trong rừng tỉnh Thái-Nguyên.
Năm 2003, năm mươi năm sau, người con dâu của bà Năm phát biểu như sau: ”Gia đình tôi rất buồn,vì đến giờ này cụ Năm nhà tôi vẫn chưa được công nhận là người có công với kháng chiến".
Bây giờ, bắt đầu của năm 2015, sáu mươi năm đã qua, người con trai thứ hai của cụ Năm, nay đã hơn 90 tuổi, hiện đang sống với vợ con ở trong một căn phòng nhỏ hẹp ở Hà-Nội. Ông nói ”trong lòng tôi chưa bao giờ nguôi đi nỗi khổ đau, hận thù!".
Bức tường “hận và thù” do chính những người CS Hà-Nội xây dựng nên. Sau hơn nửa thế kỷ, họ vẫn cố thủ ,không chịu phá vỡ. Vậy bằng cách nào những nạn nhân kia có thể bước đến con đường “hòa hợp,hòa giải”với họ?
Phần chúng tôi, những người lính VNCH, tuy những vết thương đã đóng vẩy liền da. Song những khi trái nắng, trở trời vẫn nổi cơn nhức nhối.
Quận cam - december 5.2014
Bùi Trọng Nghĩa
30-4-1985 Mười năm sau chiến tranh
cả người chết cũng bị lừa
Tiziano Terzani (1938 – 2004) là một nhà báo, nhà văn người Ý. Ông đã tường thuật 30 năm liền từ châu Á cho tuần báo Der Spiegel, là một trong những phóng viên nổi tiếng ở Đông và Đông Nam Á. Tiziano Terzani là một người có cảm tình với Việt Cộng. Ông đã từng vào rừng sống chung với Việt Cộng. Tháng 4 năm 1975, ông là một trong số ít nhà báo đã ở lại Sài Gòn, nhân chứng của thời điểm lịch sử đó. “Tôi đã rơi nước mắt”, Terzani nhớ lại. Bài báo này do ông viết nhân dịp kỷ niệm mười năm kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Ảnh ông Tiziano Terzani năm 1975, trên xe tăng VC
Ảnh Sài Gòn 1985, nghèo đói, điêu tàn và lạc hậu
Người dân trông mạnh khỏe và vui tươi, họ mặc quần áo chỉnh tề – nhưng chỉ trên các tấm áp phích. Dưới hàng trăm bức hình tưởng tượng khổng lồ nhiều màu đó của công nhân, quân nhân và trẻ em, những người kiên quyết hay mỉm cười nhìn lên bầu trời, là từng ấy con người thật, đói ăn, rách rưới, ốm yếu, dơ dáy nhìn xuống mặt đất. Họ tìm một mẩu thuốc lá thừa, một mảnh giấy hay một cái gì đó ăn được.
Sài Gòn kỷ niệm mười năm chiến thắng của tháng Tư 1975: công sở được quét vôi mới, người bất đồng chính kiến bị bắt giam, ăn mày trên các con đường chính của trung tâm bị đày vào một trại ở ngoại ô thành phố, để họ đừng làm dơ bẩn hình ảnh chiến đấu của Sài Gòn trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Nhưng không gì có thể che đậy được sự chán ngán trên các gương mặt của đại đa số 3,5 triệu dân cư của nó.
“Đó là chiến thắng của họ, không phải của chúng tôi”, một người Sài Gòn thì thào nói với con người xa lạ. “Đối với chúng tôi thì lễ kỷ niệm này chỉ có nghĩa là bắt bớ và cúp điện. Họ cần điện để chiếu sáng chân dung của bác Hồ".
“Họ” và “chúng tôi” – mười năm sau cuộc chiến, sự chia rẽ giữa người chiến thắng và người thua trận cũng vẫn còn không thể vượt qua được.
Trước đây mười năm, khi những chiếc xe tăng đầy bụi bặm với lá cờ Việt Cộng chạy ngang qua tòa Đại sứ quán Mỹ tiến tới dinh thự của tổng tống Thiệu bại trận, khi những người lính du kích đầu tiên, gầy gò, rụt rè, trẻ tuổi, kéo xuống đường Tự Do, con số ít ỏi của những người ngoại quốc có mặt trong lúc đó đã khóc vì mừng rỡ: một cuộc chiến tranh tàn bạo đã chấm dứt, Việt Nam dường như đã giành lại được độc lập, một dân tộc tái thống nhất bây giờ sẽ có hòa bình và công lý – thời đó chúng tôi tin là như vậy.
Hòa bình đã không trở lại với Đông Dương. Hàng trăm người Việt trẻ tuổi đã hy sinh trên các chiến trường Campuchia. Không có công lý, nếu như công lý khác với việc lật đổ một xã hội và thay thế một chế độ độc tài bằng một chế độ độc tài khác. Người Sài Gòn, rõ ràng là như vậy, ngày nay sống tồi tệ hơn, phải chịu đựng tình trạng thiếu năng lực và tham nhũng nhiều hơn, sợ cảnh sát nhiều hơn là trước kia.
“Cách mạng đã không thực hiện bất cứ lời hứa nào của họ”, một người bạn nói. “Ngay cả người chết cũng bị lừa". Trên nghĩa trang cũ ở Biên Hòa, nơi nhiều người lính Việt Nam hy sinh trong cuộc chiến chống cộng sản được chôn cất ở đó, phần lớn các ngôi mộ đã bị xe ủi đất san phẳng – mặc dù chế độ mới đã tạo một nghĩa trang riêng cho những người anh hùng đã hy sinh cho cuộc cách mạng.
Đối với người sống, lời hứa hòa giải dân tộc còn được thực hiện ít hơn như thế nữa.
Trong tháng Năm 1975, một sĩ quan từ quân đội của Thiệu được lệnh đi “học tập cải tạo”. Ông mang theo mùng, bàn chải đánh răng và gạo cho 30 ngày đi trình diện; và ông cũng như tôi tin rằng sau 30 ngày ông thật sự sẽ trở về.
“Nào phải 30 ngày! Thành 3289 ngày”, bây giờ ông nói; ông còn có may mắn. Nhiều người lính, sĩ quan và nhân viên trước kia của chính quyền bại trận đã chết trong các trại cải tạo. Nhiều người vẫn còn ở trong những trại trong rừng đó, những trại mà các quan chức cộng sản ngày nay trong những khoảnh khắc bất cẩn đã gọi chúng là “trại tập trung”.
Còn bao nhiêu người Việt Nam bị giam cầm ở đó? Chính phủ đưa ra con số 7000. Có người ước đoán tới 100.000. Trong năm 1975, chế độ mới hứa hẹn cho mỗi một người Việt Nam một nhiệm vụ trong cuộc tái xây dựng đất nước đã bị tàn phá này. Ngày nay, hàng ngàn người trở về từ những trại cải tạo đó đều không có một cơ hội nào.
Cái tội lỗi thuộc về một “chế độ bù nhìn” là không thể rửa sạch được. Còn ngược lại, nó giống như một căn bệnh được di truyền từ cha sang con: không có công việc làm cho những “tên bù nhìn”, không có chỗ cho con của họ trong các trường trung học hay đại học.
Trong khi nhân viên cộng sản, toàn bộ đều từ miền Bắc, dọn vào ở trong các khu biệt thự và nhà riêng của giới thượng lưu Sài Gòn cũ thì xã hội Việt Nam bị quẳng ra đường phố và lang thang vất vưởng khốn khổ ở đó như một bộ tộc đi lạc, bị nguyền rủa phải tuyệt chủng.
Sau chiến thắng của họ ở Campuchia, tên cộng sản thời đồ đá Pol Pot và Khmer Đỏ đã phân người dân của họ ra thành hai loại: những người dân đã sống dưới sự thống trị của cộng sản trước 1975, vì vậy mà có thể tin tưởng được; và những người kia, những người đã không được hưởng lợi thế này, tức là phải chiến đấu chống lại hay còn phải tiệt trừ hoàn toàn nữa. “Những gì diễn ra ở đây trong Việt Nam cũng giống như Pol Pot quay chậm”, một người bạn ở Sài Gòn nói.
“Chúng tôi đã chết rồi, nhưng chúng tôi vẫn còn có thể bước đi. Tôi có cảm giác mình giống như một bóng ma từ một thời gian khác”, một phi công trước đây của không quân nói, người có hơn tám năm trại cải tạo ở phía sau mình và bây giờ có nhà của mình ở trên một băng ghế do Lions Clubs tặng ở dưới tượng đài kỷ niệm Trần Hưng Đạo.
Sài Gòn vui sống ngày xưa đầy những bóng ma từ quá khứ như thế. Có thể nhìn thấy họ ở khắp nơi: tóc dài, quần áo dơ bẩn, nhiều người có vết thương hay ung nhọt không được băng bó, có người đi tha thẩn lạc lỏng, những người khác làm các công việc khốn cùng: thiếu niên đi lang thang qua thành phố với một cái kẹp và bao tải, để nhặt giấy vụn và bao nilon. Người trung niên với vẻ mặt trí thức dùng ống tiêm bơm mực mới vào những cây bút bi cũ. Những ngưởi khác ngồi cạnh một cái nón lính đổ đầy nước và vá xe đạp.
Ở Sài Gòn có 40.000 xe xích lô. Phần lớn người lái là lính và sĩ quan cũ. Họ ngủ trên những chiếc chiếu ở trước tòa nhà quốc hội cũ và ở cạnh những đài tưởng niệm của thành phố. Họ chui vào trong công sự có từ thời chiến tranh để tránh mưa. Họ thường xuất thân từ những gia đình xưa, khá giả, ở Sài Gòn và bây giờ thì thất nghiệp và vô gia cư, trở về từ “vùng kinh tế mới”, nơi mà họ bị ép buộc phải đi tới đó.
Năm 1976, người ta có thể tới thăm một vùng kinh tế mới lớn ở phía bắc của thủ đô, nơi hàng ngàn gia đình Sài Gòn cần phải biến miền đất hoang vu thành đồng ruộng dưới ngọn cờ đỏ đang bay phấp phới. Không có nước lẫn cây cỏ. Sau mười năm cố gắng, cuộc thử nghiệm đó được tuyên bố là vô vọng, người dân chạy trốn trở về thành phố. Từ đó, không còn ai nói về vùng kinh tế mới nữa. Chế độ của miền Bắc không thành công trong việc lấy được thiện cảm của người dân miền Nam. Vì thế mà mười năm sau ngày giải phóng, hai Việt Nam vẫn còn sống thù địch và nghi ngờ bên cạnh nhau.
Mười năm này cũng không mang lại sự hòa thuận cho những gia đình bị cuộc nội chiến chia cắt, tái đoàn tụ qua giải phóng. “Người anh em cộng sản của tôi đã tố cáo tôi là tư sản để cướp tài sản của tôi”, một người quen thuật lại, người trước kia đã từng sở hữu một quán ăn. “Khi tôi trở về sau ba năm ở trong tù, tường nhà tôi đầy lỗ vì hắn nghĩ rằng chúng tôi giàu lắm và đã cất dấu vàng, thứ mà hắn muốn tìm cho ra".
Ở Sài Gòn, bất cứ chức vụ quan trọng nào trong hành chánh đều nằm trong tay của người Việt từ miền Bắc – bắt đầu từ người cảnh sát đứng ở ngã tư và nhân viên bưu điện, người giám sát việc bán tem thư. Đứng trước chính sách nhân sự này, người ta tự hỏi liệu chế độ cộng sản của miền Bắc có thật sự muốn hòa giải dân tộc hay không, điều mà họ đã hứa hẹn trước đây mười năm, hay là, thật lâu trước khi chiếm Sài Gòn, họ đã quyết định đánh giá toàn bộ người dân miền Nam là không thể tin tưởng được.
Người ta cũng tự hỏi, liệu Hà Nội có ý thật sự nghiêm chỉnh với việc “cải tạo” hay không, hay đó là một mưu kế để đánh đổ bộ máy quân sự và dân sự của chế độ trước đây chỉ với một cú đánh. Cuối cùng, người ta tự hỏi, rằng kế hoạch của những vùng kinh tế mới có thật sự xuất phát từ ý định tạo công việc làm mới cho dân cư thất nghiệp của thành phố hay không; hay đó là một biện pháp rẻ tiền thì nhiều hơn, để xua đuổi hàng ngàn gia đình Sài Gòn ra khỏi nhà ở của họ và trao chúng về cho các gia đình từ miền Bắc.
Thật sự là vào năm 1975, ở Nam Việt Nam có hàng ngàn kỹ sư, người tốt nghiệp đại học và người đã qua đào tạo sẵn sàng làm việc cho chế độ mới, rằng chế độ mới này đã khước từ sự cộng tác của họ: một sự lãng phí lòng nhiệt tình, khả năng và nhân tài hết sức to lớn.
Năm 1975, ở Sài Gòn có trên 2000 bác sĩ. 800 người đã ra đi với người Mỹ, phân nửa số người lúc đầu còn ở lại đã rời bỏ đất nước trong vòng mười năm vừa qua.
“Tôi không sợ nghèo khổ”, một người nói, người đã chịu đựng được và không than phiền về việc từ năm 1975 không ai trong gia đình ông đã có thể mua được một cái áo mới. “Nhưng thật khó mà chịu đựng được cái cảm giác mình là người thừa". Ngày nay, ông kiếm tiền bằng cách dạy tiếng Anh cho người Việt đang chuẩn bị chạy trốn. Trên một triệu người Việt đã rời bỏ đất nước của họ từ 1975, nhiều người đã liều tính mạng của họ trên biển như là “boat people”. Cả cho tới ngày nay, hàng tháng trung bình có khoảng 2000 người Việt cố gắng bỏ trốn.
Mười năm sau chiến thắng của người cộng sản và thống nhất về mặt hình thức của Việt Nam, thất vọng nhiều nhất chính là các trí thức của miền Nam, những người đã chiến đấu chống chế độ của Thiệu trong Mặt trận Giải phóng hay có thiện cảm với họ và vì vậy mà bị truy nã.
“Tất cả những gì mà Mặt trận Giải phóng đã hứa hẹn thì đều bị Hà Nội hủy bỏ, kể cả chính Mặt trận Giải phóng”, một thành viên trước kia của Việt Cộng than thở.
“Người cộng sản từ miền Bắc chỉ tin vào chính họ. Trong mắt họ, cả chúng tôi cũng là ‘bù nhìn'”, một nhà cách mạng nổi tiếng từ miền Nam nói, người đã chiến đấu cho Việt Cộng 29 năm trời.
Ngày nay, không ai trong số những người đã xuất hiện như là lãnh tụ của Việt Cộng trong cuộc chiến là còn có ảnh hưởng nữa. Bà Nguyễn Thị Bình, nữ bộ trưởng Bộ Ngoại giao duyên dáng của Việt Cộng, tuy là nữ bộ trưởng Bộ Giáo dục ở Hà Nội, nhưng được cho là “nữ bộ trưởng trình diễn cho người nước ngoài”. Người ta cho rằng các quyết định là do hai người phó của bà đưa ra, những người thuộc Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Ngay đến Trần Văn Trà, tướng Việt Cộng, người đã giải phóng Sài Gòn và cầm quyền vài năm, đã bị khóa miệng khi dám tranh cãi về phiên bản giải phóng của Hà Nội trong một quyển sách. Quyển sách đó đã bị cấm. Ngày nay, bốn nơi triển lãm chào mừng lần chiến thắng năm 1975 với hình ảnh, tài liệu và vật kỷ niệm, những thứ mà các phái đoàn nước ngoài kính nể nhìn ngắm, cả một phái đoàn từ Cộng hòa Liên bang Đức nữa, mang huy hiệu với hàng chữ “Việt Nam là công việc của chúng tôi” ở trên ngực. Các vật triển lãm chỉ có nhiệm vụ chứng minh cho một điều: vai trò của Hà Nội thời đó và sự lãnh đạo của Đảng ngày nay.
Người ta ít nói về cuộc chiến tranh nhân dân khó khăn mà Việt Cộng đã tiến hành ở miền Nam. Ngày nay, hình ảnh tượng trưng cho lần giải phóng Sài Gòn là hình ảnh của chiếc xe tăng Bắc Việt đã đè bẹp chiếc cổng sắt dinh của Thiệu, thay cho hình ảnh của du kích quân nông dân Việt Cộng, người lập những chiếc bẫy bằng tre và tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ nhiều tổn thất ở hậu phương.
“Đó chính là lỗi của chúng tôi. Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã chiến đấu cho nền độc lập và thống nhất đất nước, nhưng thực tế là Hà Nội đã đấu tranh để nền độc tài cộng sản chiến thắng”, bây giờ một linh mục Công giáo nói, người đã hoạt động tích cực trong giới đối lập chống Thiệu.
Năm 1975, chế độ ra vẻ sẵn sàng khoan dung cho tất cả các tôn giáo trong tương lai. Dường như họ đặc biệt nghiêng về phía những người Công giáo đã chiến đấu cho cuộc cách mạng. Không lâu sau khi giải phóng Sài Gòn, tờ nhật báo Công giáo “Tin Sáng” cũng đã được phát hành, còn được chính quyền giới thiệu nữa. Thiệu đã thất bại trong việc cho giết chết người chủ và phát hành tờ báo, Ngô Công Đức, rồi sau đó đã cấm tờ báo này.
Trước đây hai năm, tờ báo bị ngưng hoạt động. “Tờ báo đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của nó”, thủ tướng Phạm Văn Đồng bình luận ở Hà Nội.
Ngô Công Đức, một nhà trí thức lỗi lạc, đã trở về từ chốn lưu vong để phục vụ cho chế độ mới và giúp tái xây dựng, bây giờ vẽ tranh sơn mài để xuất khẩu. Cũng như tất cả mọi người Việt, ông cần một giấy phép đặc biệt nếu như muốn tiếp một người nước ngoài.
Dần dần, nhưng có hệ thống, người cộng sản đã gây khó khăn cho việc thực hành tín ngưỡng. Những người Công giáo chống đối cũng như các lãnh tụ của Hòa Hảo và Cao Đài đều bị bắt giam và khóa miệng, chùa Ấn Quang nổi tiếng, trung tâm đối lập của Phật giáo chống Thiệu, bị giám sát nghiêm ngặt, người lãnh đạo về mặt tinh thần của nó, nhà sư Thích Trí Quang, bị quản thúc tại gia.
Bộ máy Đảng và hành chánh của Bắc Việt Nam đã đứng vững ở miền Nam mà không gây ra nhiều chống đối. Trong những năm đầu tiên còn có những tổ kháng chiến vũ trang chống lại những người chủ mới. Một đài phát thanh bí mật còn giữ được hy vọng của một bước ngoặc trong một khoảng thời gian. Tất cả những điều đó đã qua rồi. Chế độ mới không còn gặp chống đối chủ động nữa. Con người đã chấp nhận sự việc, rằng họ phải đối phó với hệ thống này.
Một cảnh sát trên một trăm gia đình và một mạng lưới chỉ điểm khó nhận biết giữ người dân trong vòng kiểm soát, những người trước sau gì thì cũng phải cần giấy phép để đi lại hay qua đêm ở nhà bạn bè. “Công an” (an ninh công cộng) là tổ chức đáng sợ nhất đối với tất cả các người Việt.
“May là có thể mua được họ”, một người buôn bán nói mỉa mai về các cảnh sát. Tất cả đều có giá của nó, từ thị thực xuất cảnh cho tới việc phân cho một chỗ làm.
Với một vài tờ tiền, người ta có thể tránh được nhiều hình phạt: một người đi xe đạp bị chận lại vì không chú ý tới đèn đỏ nhét 20 đồng vào tay người cảnh sát. “Không, không”, người này nói, “tôi phải nhìn thẳng vào mắt Bác Hồ". Người đi xe đạp hiểu và thay vì tờ 20 đồng, mà trên đó chỉ nhìn thấy ảnh chụp nghiên của Hồ Chí Minh, đã đưa ra tờ 50 đồng, cái thể hiện hết gương mặt của ông ấy. Người cảnh sát cầm lấy.
Tham nhũng là lệ thường, không phải là trường hợp ngoại lệ. “Lênin nói rằng chủ nghĩa xã hội là quyền lực Xô viết cộng với điện khí hóa”, một người bạn nói đùa. “Trong chế độ này thì nó là quyền lực công an cộng chợ đen".
Điều thường được chấp nhận, là mỗi người đều cố gắng để sống qua ngày, trong khả năng của người đó. Vì thế mà thầy giáo bán bánh cho học trò, lính lấy trộm xăng từ xe quân đội, nhân viên hải quan tận tâm ở phi trường tịch thu tất cả các băng video của người nhập cảnh: với lý do phải kiểm tra nội dung, thật ra là để tổ chức những buổi trình chiếu tư ở gần khách sạn Tong Binh. Giá vào cửa: 50 đồng một người.
Cán bộ Đảng đã du nhập thông tục của miền Bắc vào Nam, nuôi heo trong nhà ở của họ và cho chúng ăn bằng thức ăn gia súc của nhà nước.
Thành phố Sài Gòn thanh lịch của ngày xưa gặp heo như thế đó. Ở khắp những nơi có cán bộ sống, người ta nghe được tiếng heo kêu và đánh hơi, ngay cả tướng cao cấp của quân đội cũng chú ý tới việc có một con heo trong phòng khách của họ, khi họ mời khách đến nhà ăn tiệc: con vật phục vụ như là một lời giải thích cho mức sống cao đó, cái mức sống mà ngoài ra thì chỉ có thể xuất phát từ buôn bán ngoại tệ hay buôn thuốc phiện ở Lào và Campuchia.
“Năm 1975, tôi cho rằng chế độ mới hoặc là hồng hoặc là đỏ”, một luật sư trước đây nói, người lúc đó đã từ chối không rời bỏ đất nước. “Tôi không bao giờ nghĩ rằng nó có thể là xám. Chế độ này đã lấy đi tất cả mọi niềm vui thích trong trái tim của chúng tôi. Đó là bi kịch của chúng tôi".
Danh tiếng của ưu thế về đạo đức, cái mà người cộng sản đã hưởng được ngay sau khi giải phóng, đã lu mờ khi người dân nhận ra được rằng “hành vi của họ được quyết định bởi lợi ích cá nhân, đạo đức của họ là đạo đức giả, và họ không bao giờ làm điều họ nói”, theo một nữ sinh viên, người 18 tuổi vào ngày giải phóng.
Trong khi các cô gái bán dâm của Sài Gòn cũ vẫn còn bị cải tạo trong một trại thì Thành phố Hồ Chí Minh hiện giờ đã có gái bán dâm riêng mà vài người trong số đó còn tới từ Hà Nội nữa. Con số của họ tất nhiên là thích hợp với số khách đã giảm xuống, và hệ thống giá cả hoạt động khác với trước đây. Thay vì phải trả tiền cho người gác cổng thì bây giờ phải trả tiền cho các cảnh sát an ninh của khách sạn, “giá cả tăng với tầng lầu mà người ta muốn làm tình ở trên đó”, một người khách thường xuyên của Sài Gòn nói.
Không thể không nhìn thấy sự khác biệt giữa những lời tuyên bố công khai của chế độ và hiện thực. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tự nó là không mất tiền cho tất cả, nhưng thuốc chữa bệnh thì không có trong bệnh viện. “Ai muốn được mổ thì tốt nhất là nên mua trước thuốc gây mê và chỉ khâu trên thị trường chợ đen”, một bác sĩ nói.
Trong kinh tế, người cộng sản đã phạm lỗi lầm lớn nhất của họ. Đầu tiên, họ đóng cửa tất cả các cửa hàng tư nhân và truy lùng các thương gia của khu phố người Hoa Chợ Lớn như là những kẻ đầu cơ. Nhưng rồi khi họ nhận ra là đất nước đã gần sụp đổ thì họ lại giảm áp lực và còn yêu cầu người Hoa lại hoạt động tích cực trở lại nữa.
“Xổ số, xổ số là hy vọng cuối cùng của chúng tôi”, một người bán thuốc lá nói. Thay vì một lần trong một tuần, như vào thời của Thiệu, ngày nay Sài Gòn có ba cuộc xổ số một ngày. Hàng đoàn người trẻ tuổi đi bộ qua thành phố vào lúc sáng sớm với hàng cọc vé xổ số, mười đồng một tờ, giá độc đắc 100.000 đồng. Rồi cả thành phố bất động vào buổi chiều lúc năm giờ, khi các con số trúng được viết bằng phấn trắng trên các tấm bảng ở chợ và đường phố.
Người Việt Nam có thu nhập trên đầu người là 102 đô la Mỹ một năm. Nghèo khổ và không hài lòng (“Ngay cả Bộ Chính trị cũng không hài lòng”, một quan chức Đảng nói đùa), cung cấp thiếu thốn triền miên và chiến tranh đã trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày của người dân.
“Chúng tôi đã giành lại được nền độc lập của chúng tôi, chúng tôi đã thống nhất đất nước của chúng tôi, và bây giờ thì giống dân Việt cũng khai phá đất mới ở phương tây”, một giáo sư từ Sài Gòn nói, người mang ấn tượng về các thành công quân sự của người cộng sản.
Viện cớ muốn bảo vệ Lào, người Việt đóng 40.000 quân ở đó; viện cớ giải phóng Campuchia ra khỏi chế độ độc tài của Pol Pot, họ có một đạo quân chiếm đóng gồm 180.000 người lính ở đó.
Nhờ vào sức chịu đựng riêng mà Việt Nam đã có được những thành công ở vẻ ngoài của nó, nhưng cũng nhờ vào một khả năng dùng thủ đoạn đáng ngạc nhiên: dưới áp lực của siêu cường Hoa Kỳ, khi Trung Quốc ngừng giúp đỡ, Việt Nam đã ngã vào vòng tay của Moscow. Ngày nay, khi người Trung Quốc và người Nga lại tiến gần tới nhau, người Việt cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của Mỹ.
Trong lúc đó, họ khéo léo lợi dụng cảm giác có lỗi với Việt Nam của Mỹ – và tự thể hiện mình rất hào phóng. Nhân dịp kỷ niệm mười năm, trên 150 nhà báo Mỹ được mời vào trong nước cho một chuyến tham quan được điều khiển tốt và được giám sát kỹ lưỡng.
Đài truyền hình Mỹ NBC dự định truyền trực tiếp hàng ngày từ Sài Gòn trong tuần lễ kỷ niệm, qua một vệ tinh mà trạm mặt đất của nó được chở bằng máy bay tới. Đài cạnh tranh ABC cố gắng không thua kém với một vệ tinh do Xô viết sản xuất, nhưng vẫn còn chưa hoạt động được, Hoa Sen 2. “Người Nga phải làm sao cho nó phát tín hiệu”, người Việt nói, “vấn đề là uy tín của phe xã hội chủ nghĩa".
Người Việt đã đòi những khoảng tiền đáng ngạc nhiên từ người Mỹ cho những phóng sự về buổi lễ tung hô nỗi nhục nhã của nước Mỹ: 100 dollar Mỹ mỗi ngày cho một phiên dịch viên, một cuộc phỏng vấn với một giàm đốc nhà máy có giá 200, với phó của ông ấy là 100.
“Các anh đã quay máy bay ném bom MiG và xe tăng trong lúc chiến đấu, và các anh cũng biết giá xăng kia mà”, sếp báo chí của chính phủ Hà Nội nói với một thông tín viên truyền hình Mỹ trước một hóa đơn trên 6000 dollar mà người này nhận được.
Khi Washington không bước đến đứng cạnh họ với trợ giúp kinh tế trong khuôn khổ rộng lớn, thì người Sài Gòn ở miền Nam, tự nó thật ra là giàu có, sẽ còn phải sống khổ cực một thời gian lâu dài nữa. “Thịnh vượng?” một nhân viên nhà nước cao cấp của Việt Nam nói. “Các thế hệ con cháu chúng tôi sẽ có nó".
Những đứa con này được giáo dục nghiêm khắc, đồng nhất và theo đúng đường lối. Tất cả sách giáo khoa được in trước 1975 đều bị cấm. Chỉ có 71 người đọc là được phép vào thư viện cũ của Pháp mà giám đốc của nó là sếp an ninh Von Vung Tao trước đây.
Những đứa con này diễu hành, các em tập bắn súng, các em chuẩn bị để bảo vệ tổ quốc của các em. Các em lớn lên mà không khao khát một thế giới khác, không có khả năng so sánh, hãnh diện là thuộc một dòng giống đã chiến thắng ba quốc gia lớn – người Trung Quốc, người Pháp và người Mỹ.
Chẳng bao lâu nữa, giới trẻ lớn lên như thế từ miền Nam, những người bây giờ gia nhập quân đội để được người Bắc huấn luyện, sẽ cứng rắn và dẻo dai như những người đồng lứa tuổi với họ từ Hà Nội. Một vài thập niên nữa, và Việt Nam thật sự là sẽ thống nhất – bởi một giống người duy nhất.
Cho tới chừng đó, cả một thế hệ của những bóng ma sẽ biến mất, những bóng ma mà giờ đây đang sống trên khắp miền Nam và không nhìn thấy điều gì tốt đẹp trong chế độ mới.
“Có thật sự là không có gì tốt đẹp không? Một người bạn lâu năm trả lời cho câu hỏi này: “Có, có chứ, người cộng sản đã làm cho tôi sáng mắt ra. Trước 1975 tôi cần dùng một cái kính mắt, bây giờ thì tôi vẫn nhìn thấy mà không cần có nó".
Tiziano Terzani
Đăng ngày 29 tháng 04.2018