Một cái nhìn khác về người làm cách mạng
Nguyễn thị Cỏ May
Cũng như nhiều nước nhược tiểu trong vùng, Việt nam bị thực dân đô hộ. Các nơi dân chúng đều lần lượt nổi dậy giành độc lập. Riêng Việt nam bất hạnh, dân chúng đổ xương máu cho độc lập nhưng chỉ thay đổi chế độ đô hộ từ thực dân Pháp qua chế độ cộng sản Hồ Chí Minh còn ác ôn hơn thực dân cả triệu lần. Mọi việc bắt nguồn từ cái gọi là "Cách mạng Mùa Thu". Mà "cách mạng" như cộng sản ở Hà nội nói, thật ra đó chỉ là một vụ cướp chánh quyền từ Thủ tướng Trần Trọng Kim trong lúc ông muốn trao trả chánh quyền lại cho Cựu Hoàng Bảo Đại. Và cũng là lúc mà Nhựt đầu hàng Đồng Minh, Pháp bị Nhựt đảo chánh, quân Đồng Minh chưa tới. Tức Việt nam như cái nhà mở rộng cửa. Hồ Chí Minh với mấy ngoe từ miền Bắc kéo về, lợi dụng đúng vào lúc thuận lợi này tuyên bố "cướp chánh quyền". Hoàn toàn không có một rủi ro!
Nhưng chính cái gọi là "Cách mạng tháng 8" này mới thật sự là nguồn gốc dẫn tới bao nhiêu tai vạ cho dân tộc Việt nam và ngày nay cái tai vạ lớn nhứt là những người thừa hưởng di sản Hồ chí Minh "cướp chánh quyền" năm 45 đem cả đất nưóc dâng cho quân Tàu để cầm quyền.
Cái gọi là «cách mạng của cộng sản»! Như Hồ chí Minh từng nói, được Trường Chinh nhiều lần lập lại, cách mạng Việt nam là học ở cách mạng Nga. Mà cách mạng Nga cũng chỉ là một thứ cướp chánh quyền ở dân chúng Nga, chớ hoàn toàn không phải chánh quyền quân chủ của Nga hoàng. Ngày nay, qua tuyên truyền của cộng sản được sách báo, truyền thông của những người không cộng sản lập lại, trích dẫn, làm cho nhiều người vẫn còn hiểu có Cách mạng tháng Mười Nga thật sự do Lê-nin khởi xướng và thực hiện thành công. Không ai nghĩ Cách mạng Tháng Mười với hình ảnh hào hùng như đã thấy chỉ là do nhà làm phim Eisenstein giàn dựng và ký ức của chúng ta chưa kịp điều chỉnh.
Nhiệt tình cách mạng của dân chúng Nga đã bắt đầu trào dâng từ cả năm, kéo dài liên tục trong suốt năm, trên khắp đất nước Nga, dưới nhiều hình thức khác nhau: đình công, hội họp, những ủy ban tranh đấu, những nhóm thảo luận thời sự, những soviets, sinh viên, công tử vườn…
Thật ra đó là Cách mạng tháng Hai! Cách mạng 1917 của Nga. Sáng ngày 23 tháng Hai, hàng ngàn nữ sinh viên, nữ nông dân, nữ công nhân ngành dệt, đình công, diễn hành chào mừng ngày phụ nữ, đòi hỏi bánh mì. Dân chúng thiếu ăn vì ảnh hưởng chiến tranh, bột làm bánh cung cấp không đủ, giá bánh mì tăng vọt hằng tuần.
Nhà vua Nicolas II không giải quyết được nạn đói từ năm 1891 nên một cuộc cách mạng đã muốn nổi dậy năm 1905 và đưa đến thành lập một Quốc dân đại biểu (Douma). Năm 1914, nhà vua hi vọng tuyên chiến với Đức và tinh thấn dân tộc nhờ đó được vực dậy sẽ giúp ông nắm lại đế quốc vững vàng. Thất trận, nhà vua bị lên án gây ra hậu quả khan hiếm lương thực, lạm phát, bạo loạn nổi lên… Ông còn bị nghi ngờ làm tay sai cho địch do ông là anh em họ với nhà vua Đức, hoàng hậu Alexandre cũng là người Đức. Sáng ngày 23 tháng Hai 1917 và cả những ngày tiếp theo, hàng chục ngàn thợ thuyền đình công, sinh viên đứng vào biểu tình, cùng hô khẩu hiệu «Đả đảo Nga hoàng! Đả đảo chiến tranh!».
Qua ngày hôm sau, đình công gia tăng áp lực, người tham dự đông hơn. Cờ đỏ giương cao. Những toán kỵ binh tới nhưng lại ủng hộ phe biểu tình. Vị cảnh sát trưởng bị giết. Những pho tượng bị quần chúng tháo gở, đồn bót bị tấn công. Riêng đồn Saint-Petersbourg với 150000 người đều ngã theo quần chúng nổi dậy.
Các đảng cánh tả như bôn-sơ-vích, men-sơ-vích, xã hội cách mạng đều không thấy xuất hiện. Nhà văn Nga Sergui Mstislavski, đảng viên đảng xã hội cách mạng, hồi tưởng lại, viết “Cách mạng đã làm chúng tôi kinh ngạc…(mọi người chúng tôi) đang say ngủ như những nàng trinh nữ đìên trong Phúc âm”.
Trong lúc đó, Léon Trotski đang ở New York, Lénine ở Zurich (Thụy sĩ). Ngày 25 tháng Hai, Alexandre Chliapnikov, lãnh tụ bôn-sơ-vích của Saint-Petersbourg, tỏ thái độ miệt thị “Cách mạng gì đó cả?”.
Quần chúng biểu tình tổ chức lại hàng ngũ, với sự giúp đỡ của quân đội, đoạt lấy sự kiểm soát thủ đô khỏi tay của nhà vua. Trong Quốc hội, cánh tả chống lại nhà vua, ngày 27 tháng Hai, tổ chức một Ủy ban lâm thời để kiểm soát tình hình.
Qua ngày 2 tháng ba, các tướng lãnh thuyết phục Nga hoàng đầu hàng, cách duy nhứt để tái lập trật tự và tránh cho quân đội thất bại. Trong vòng mươi ngày, đế chế ba trăm năm của dòng Romanos kết thúc.
Qua ngày 25 tháng 10, phần đông đảng Men-sơ-vích và đảng xã hội cách mạng, không muốn hợp tác với Lénine cướp chánh quyền, rút lui khỏi Hội đồng Xô-viết. Thế là Lénine nắm ngay lấy cơ hội, một mình đứng lên tuyên bố phân chia đất đai, thương thuyết với Đức, thiết lập chế độ chuyên chính vô sản, dẹp bỏ tự do báo chí.
Tháng 11, bầu Quốc hội lập hiến, một cách tự do, như đã hứa hồi tháng 2. Lénine đã muốn vận dụng quốc hội thành cuộc trưng cầu dân ý để hợp thức hóa việc cướp chánh quyền. Nhưng kết quả quá thảm hại vì trong 703 ghế, cánh Bôn-sơ-vích (phe đa số ủng hộ Lénine) chỉ có 175 ghế. Ngày 5 tháng 1, Quốc hội mới họp lần đầu tiên, qua hôm sau, bị giải tán tức tưởi. Hai phe xã hội cách mạng (370 ghế) và phe men-sơ-vích (thiểu số) bị vứt ngay vào thùng rác lịch sử (Trostki nói). Và nội chiến bắt đầu, làm tiêu hao không dưới 10 trìệu sinh mạng Nga (Theo sử gia chuyên về Nga, bà Catherine Merridale và nhà báo Pascal Riché, Obs, 12/2016).
Nhìn rõ và đúng người làm cách mạng
Hồ Chí Minh đã từng nói « Lénine là người Thầy, người đồng chí của ta, hướng dẫn cách mạng Việt nam. Ta phải ghi nhớ công ơn Người». Và Trường Chinh cũng nhiều lần lập lại lời Hồ Chí Minh. Nhưng Lénine như thế nào mà được Hồ Chí Minh tôn thờ như vậy ?
Trước hết, Lénine không phải là tên thiệt của hắn ta mà do sử dụng thông hành của một người thuộc giới quí tộc trong chánh phủ Iaroslav mất năm 1902, tên là Nicolaï Lénine. Tên thiệt của hắn là Vladimir Oulianov.
Hồ Chí Minh lúc đầu cũng lấy tên «Nguyễn Ái Quốc» là cái tên chung ký dưới những bài xã luận - dĩ nhiên không có Hồ Chí Minh vì học ít, không có khả năng- mà trước đó là «Nguyễn Ố Pháp» được đổi lại theo lời khuyên của một người bạn Pháp (xem Hồ Hữu Tường, 40 năm làm báo). Biết rằng Hồ Chí Minh lúc bấy giờ chưa gặp Lénine nhưng giống nhau do cùng bản chất «chôm».
Theo Mark Aldanov trong quyển Suicide (Ed des Syrtes, Paris, 9/2017, trg 26), Lénine là kẻ vô đạo đức sâu xa, táng tận lương tâm, chỉ có ý chí mãnh liệt là phải làm kẻ độc tài khát máu lãnh tụ một đảng. Quyển cẩm nang gối đầu giường của Lénine là «Giáo lý của người cách mạng» (Catéchisme du Révolutionnaire, Serge Netchaïev). Nhờ thấm nhuần những bài học về cách mạng mà Lénine đã dạy cán bộ cộng sản «Muốn chế độ không bao giờ sụp đổ, đảng cộng sản phải dám đàn áp triệt để mọi chống đối». Hồ chí Minh và đảng cộng sản ở Việt nam đã áp dụng không lệch lạc lời dạy của thầy. Cho tới ngày nay. Theo Victor Sebestyen (Lénine, The dictator – An Intimate Portrait, Orion, Londres), chế độ Liên-Xô tàn ác dã man bắt đầu từ Lénine chớ không phải từ Staline. Cũng như chế độ cộng sản ở Việt nam cũng bắt đầu từ Hồ Chí Minh. Nhưng đây là cái nhìn về bản lãnh và đạo đức của lãnh tụ cộng sản.
Một cái nhìn khác về Hồ Chí Minh
Tư cách cá nhơn và đạo đức của Hồ Chí Minh như thế nào mà lâu nay, báo chí, sách vở ở Việt nam ca ngợi như một viên kim cương không tì vết. Vẫn theo tuyên truyền cộng sản, khách ngoại quốc một lần gặp Hồ là bái phục và cảm mến tức khắc? Thế mà ông Vũ Đình Phòng trong Hồi ký về Lưu Trọng Lư quả quyết Hồ Chí Minh là một kẻ «thô lỗ, cộc cằn». Còn theo Hà Huy Giáp, Hồ Chí Minh là con người «khó tánh, nóng nảy», Đỗ Đức Dục, Bộ trưởng Văn hóa, thì cho đó là kẻ «vô văn hóa».
Khi nghe tiếng cười, Hồ Chí Minh mắng ngay «Không có việc gì à? Mà nhăn răng cười cợt thế kia?». Nghiêm trọng hơn là đầu năm 1946, hôm chánh phủ Liên Hiệp ra mắt ở Nhà Hát Lớn, Hồ Chí Minh nhìn thấy Cụ Nguyễn văn Tố mặc âu phục, Hồ chạy đến, kéo chiếc cà-vạt trước ngực Cụ Tố, gắt «Sao ông ăn mặc thế này?».
Về bản chất, Hồ Chí Minh vốn là con người đại gian, đại ác mới đáng kinh tởm. Nổi cộm là vụ giết Bà Năm Cát Hanh Long, còn bịa tội ác địa chủ của Bà để lên án trên báo Nhân Dân dưới tên CB.
Tranh chấp quyền hành, Hồ Chí Minh không hề thắc mắc đến đạo đức. Đối với Lâm Đức Thụ, Hồ từng xem là «Anh» khi nhờ Lâm Đức Thụ tìm cách cứu ra khỏi tù ở Hồng kông sớm lúc bịnh nặng ho xuất huyết. Lâm Đức Thụ còn đem Hồ về ở nhà bên vợ, Bà Lý Huệ Quần ở Qưảng châu, nuôi ăn, ở và gả em vợ Lý Huệ Khanh cho. Hai người có một đứa con gái. Và cũng từ đây, Hồ mới có tên Lý Thụy. Nhà Bà Lý Huệ Quần sau đó trở thành Trụ sở nuôi dưỡng, huấn luyện cán bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội từ năm 1925-1927. Lớp cách mạng Việt nam đầu tiên.
Lâm Đức Thụ đối với Hồ Chí Minh là anh em bạn rể (đồng hao), đồng chí, người ơn cứu thoát khỏi nhà tù Hồng kông. Ngoài ra, Lâm Đức Thụ còn giúp khai hóa Hồ về mặt chánh trị cách mạng vì Lâm là người tài hoa. Chính Cụ Nguyễn Hải Thần đánh giá Lâm Đức Thụ «Lâm vượt hẳn Vương (Hồ) xa lắm». Vì vậy Lâm mới được bầu Thư ký Thường trực của Tổng Bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Nhưng trong lịch sử đảng cách mạng tiền thân của đảng cộng sản, tên Lâm Đức Thụ bị Hồ xóa mất để chỉ còn lại Hồ là người lãnh đạo cách mạng cộng sản độc tôn.
Ác ôn hơn, năm 1947, tại làng Vũ Trung, huyện Kiến xương, tỉnh Thái bình, quê hương của Lâm Đức Thụ khi ông về đây ẩn tránh, bị Hồ tố cáo là «chỉ điểm (nghề của Hồ), mật thám, tay sai thực dân đế quốc…» để rồi bị dân quân xử bắn. Một nhơn chứng kể lại vụ đối xử cạn nhơn tình của Hồ «Ông Lâm Đức Thụ mặc áo the thâm, bình thản đứng trước thềm nhà chờ những người tới giết mình. Khi họ chỉa súng vào ông, ông điềm đạm hỏi «Ai sai các anh đến giết tôi?».
- Cấp trên.
- Là ai?
Họ không nói. Ông bảo :
- Thế thì bắn đi.
Họ nổ súng. Ngày nay, người cộng sản vẫn đem Hồ Chí Minh vào chương trình dạy trẻ con học «Gương đạo đức Hồ Chí Minh» vì dạy cán bộ đảng viên hoc tập chưa đủ ác cho tương lai.
Nguyễn thị Cỏ May
Bàn tay đẫm máu của Hồ Chí Minh
John G. Hubbell, Reader's Digest * VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) trích dịch
Lời của người dịch: Bài của John G. Hubbell, đăng trên tạp chí Reader's Digest tháng 11/1968. Tuy tài liệu cũ, chúng tôi muốn bạn trẻ sinh ra, lớn lên sau chiến tranh Việt Nam được biết, nhất là trong nước bị cấm. Bản gốc khá dài, có nhiều chi tiết mất thời gian tính, chúng tôi chỉ trích dịch, nhưng cố gắng giữ nguyên điểm chánh. Cũng xin báo trước, trong bài có nhiều chi tiết tượng hình làm bạn đọc sợ. Xin cẩn thận.
Viên xã trưởng và bà vợ bấn loạn lên. Đứa bé bảy tuổi, một trong những đứa con của họ, mất tích đã bốn ngày. Hai vợ chồng kinh hoàng cho Trung tướng Lewis W. Walt (xem chú thích) biết, họ tin rằng thằng bé bị VC bắt.
Đột nhiên, thằng bé phóng ra khỏi rừng, chạy qua bờ ruộng tiến về làng. Nó khóc. Bà mẹ chạy đến và ôm trọn thằng nhỏ trong vòng tay. Hai bàn tay nó bị chặt đứt ngang, trên cổ đeo tấm bảng gửi cho người cha: nếu ông hay bất cứ người nào trong làng dám đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sắp tới, thằng bé sẽ bị trừng phạt nặng hơn nữa.
Tương tự, VC cảnh cáo dân của ấp khác gần Đà Nẵng. Mọi người bị bắt quy tụ trước nhà ông trưởng ấp, bà vợ đang mang thai và bốn đứa con phải chứng kiến viên trưởng ấp bị cắt lưỡi. Sau đó, cơ quan sinh dục của ông bị cắt bỏ và khâu trong miệng đẫm máu của ông. Khi ông chết rồi, VC quay sang bà vợ, cắt toang dạ con ra. Rồi tới đứa con trai chín tuổi: chúng dùng tre nhọn đâm xuyên từ tai này qua tai kia. Hai đứa con khác của ông trưởng ấp cũng bị giết tương tự như vậy. VC tha chết đứa bé gái năm tuổi - không hành hạ thể xác, chúng mặc cho con nhỏ khóc, tay vẫn níu chặt lấy xác người mẹ.
Tướng Walt cho biết khi ông tới trụ sở quận sau ngày VC và quân Bắc Việt xâm nhập. Những người lính miền Nam còn sống sau trận đánh, bị VC trói chặt và bắn vào miệng hoặc phía sau đầu. Sau đó, vợ con của họ, gồm cả một số trẻ em hai, ba tuổi, bị đưa ra ngoài phố, lột hết quần áo, tra tấn và bị hành quyết: cắt cổ; bị bắn, chặt đầu, hay bị móc ruột. Xác người bị cắt xẻo phơi trên hàng rào, có tấm bảng cảnh cáo mọi người nếu họ tiếp tục yểm trợ chính quyền Sài Gòn và lực lượng đồng minh, số phận họ sẽ giống như vậy.
Kỷ luật máu:
Hơn một năm trước 1954, Hồ phát động một chiến dịch dã man sát hại chính dân của mình. Hầu như mọi làng Bắc Việt, các đội tay sai tập hợp dân chúng chứng kiến "lời thú tội" của chủ đất. Tiếp theo, các giới kinh doanh, trí thức, thầy giáo dạy học, các nhà lãnh đạo dân sự- tiềm năng của giới đối lập trong tương lai - cũng được quy tụ lại và bắt "thú tội" với "sai phạm tư tưởng", tiếp theo đấu tố, buộc tội rồi xử tử hình. Nhiều người bị bắn, chặt đầu, bị đánh đến chết; một số bị trói chặt, ném xuống huyệt chôn sống. Hồ khủng bố dân chúng theo định kỳ. Từ 50.000 đến 100.000 người chết trong các cuộc tắm máu - với nỗ lực tính toán lạnh lùng cho đảng và quần chúng có kỷ luật. Rất ít người không bị khủng bố, dường như Hồ bị cám dỗ bởi chính cơn thịnh nộ của hắn. Tuy nhiên, trong suốt những năm 1950, Hồ phải dập tắt một số cuộc nổi dậy đáng kể ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là vụ xảy ra vào đầu tháng 11 năm 1956 tại tỉnh Nghệ An (Quỳnh Lưu), trong đó có Nam Đàn, quê của Hồ.
Nhiều vùng bị thuế nặng, dân chúng liên kết nhau và chống lại giá thuế của Hồ đưa ra. Hắn sai quân đội đến thu thuế, rồi sau đó phái một sư đoàn tới bắn giết. Khoảng 6.000 người dân không võ trang bị giết. Những người sống sót bị đày đi khắp nơi, một số trốn thoát vô miền Nam. Vụ tàn sát không được thế giới chú ý vì đang lưu tâm đến chuyện Liên bang Sô viết cưỡng chiếm Hungary.
Đấu tố Cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954-1956)
Một nhóm du kích VC bị bắt cho biết nhóm chúng 8 người, tiến vào một ngôi làng được chọn là mục tiêu:"Việc đầu tiên: bắt và giết tại chỗ bốn người theo lịnh của huyện ủy. Một người từng chiến đấu chống Pháp, giờ ủng hộ chính quyền miền Nam. Người thứ hai thân với quân đội chính phủ. Hai người kia bị chặt đầu, họ là chủ đất trong làng"
Diệt chủng:
Theo cách đó, bão tố khủng bố phá vỡ miền Nam Việt Nam. Năm 1960, khoảng 1.500 thường dân bị giết, 700 bị bắt cóc. Đầu năm 1965, Đài Phát thanh Hà Nội và Đài MTGPMN khoe khoang VC phá huỷ 7.599 ấp của Nam Việt Nam. Cuối năm 1967, 15.138 dân miền Nam bị giết, 45.929 người bị bắt cóc. Rất ít người bị bắt cóc sống sót trở về.
Hồ tấn công vào tầng lớp lãnh đạo miền Nam thực là hình thức diệt chủng - và thành công quá mức. Vì vậy, nếu Nam Việt Nam sống còn trong tự do, đất nước này mất cả thế hệ để thay thế những mất mát tầng lớp thiết yếu trong xã hội. Tuy nhiên, hoạch định khủng bố có nhiều mục tiêu khác, CS hy vọng buộc chính phủ phản ứng bằng cách chống khủng bố hay đàn áp, sẽ làm dân ghét chính phủ và nâng cao hận thù. VC cũng mong đợi thành công về mặt tuyên truyền rộng lớn khi cá nhân người lính Nam Việt Nam nặng tay với cs, khi chính gia đình những người lính này là nạn nhân của cộng sản.
Bác sĩ A. W. Wylie, người Úc, phục vụ một bệnh viện ở châu thổ sông Cửu long, cho biết một ấp hoặc làng dù không hợp tác với chính quyền Sài Gòn, hoặc lực lượng đồng minh; chỉ cần trung lập thôi, đủ để bị tàn sát, cs không chấp nhận trung lập. Ông trích dẫn một số trường hợp đã chứng kiến:
- Khi VC hành hạ xong người phụ nữ mang thai, cả hai chân cô đều lủng lẳng chỉ dính bằng sợi thịt, nhưng phải cưa hai chân. Người chồng, trưởng ấp, bị siết cổ trước mắt cô, đứa con ba tuổi bị bắn chết. Bốn giờ sau khi chân bị cưa, cô bị hư thai đứa con trong bụng. Có lẽ điều tệ nhất là cô còn sống ngày hôm đó.
- Cảnh sát viên trong làng bị bắt đứng yên khi tay súng VC bắn bay đi lỗ mũi, đạn xuyên qua xương gò má gần mắt, hai mắt chỉ còn là mảnh thịt đẫm máu. Anh chết vì xuất huyết không cầm được.
- Cô giáo 20 tuổi, quỳ trong góc, cố tự bảo vệ mình với hai tay ôm đầu, cô bị chém bằng mã tấu. Phía sau đầu bị chém sâu đến mức óc lộ ra. Cô ấy chết vì lòi óc và mất máu.
Hoạt động của súng phun lửa:
Ngày 5 tháng 12, 1967, CS bị phỉ báng về hành động tàn bạo trọng nhất lịch sử ở Dak Son, một làng ở cao nguyên trung phần, dân cư khoảng 2.000 người. Người Thượng - một bộ lạc miền núi, độc lập nhưng hiền lành. Họ bỏ ngôi làng cũ trong vùng VC kiểm soát, không trở về theo lịnh của VC, cũng không cung cấp nam thanh niên tòng quân cho VC.
Dak Son, Darlak, Vietnam.
Hai tiểu đoàn VC tấn công giờ sớm nhất trong khi làng đang ngủ.
Chúng nhanh chóng giết người gác, tràn vô làng dùng đuốc đốt hết mọi nhà. Một số gia đình tỉnh dậy khi súng phun lửa thổi vào nhà, họ xông ra trốn vào rừng. Một số đàn ông ở lại chiến đấu, để vợ con kịp trốn vào mương tránh pháo kích, dưới sàn nhà. Khi mọi nhà bốc cháy, VC phun lửa vào cửa hầm tạo ra ngọn lửa dài, địa ngục trong lửa, muốn chắc chắn không ai sống sót, chúng ném lựu đạn vào hầm. Khi trời rạng sáng rút về hướng biên giới Campuchia.
Sáng đến, một cảnh kinh sợ hãi hùng. Ngôi làng bây giờ là đống tro còn âm ỉ, xác người vương vãi khắp nơi trên nền xanh cây cỏ. Đếm được xác 252 người, phần lớn bà mẹ và trẻ em, cháy phồng, hay cháy tận tới xương. Người sống sót, đa số bị phỏng nặng, đi lang thang vô vọng, hoặc ngồi cạnh xác người thân và khóc. Khoảng 500 người mất tích; sau đó tìm thấy xác trong rừng, bị chết vì bỏng và các thương tích khác; nhiều người biệt tích.
Cuộc tàn sát ở Đắk Son là lời cảnh cáo nhằm vào các khu định cư của người Thượng, VC muốn họ phải hợp tác. Nhiều bộ lạc bây giờ đến chiến đấu cạnh quân đội đồng minh.
Hồ bực bội bởi hệ thống giáo dục miền Nam phát triển nhanh chóng: từ năm 1954 đến năm 1959, số trường tăng gấp ba lần và số học sinh tăng 4 lần. Có học vấn, đặc biệt là những người được giáo dục theo lý tưởng dân chủ, không hợp với cs. Do đó, hệ thống trường học là một trong những mục tiêu đầu tiên Hồ ra lịnh tấn công. Tổ chức Giáo dục Thế giới (World Confederation of Organizations of the Teaching Profession) nhanh chóng gửi một ủy ban, do Shri S. Natarajan người Ấn Độ dẫn đầu cuộc điều tra.
Những phát giác của ủy ban về việc xảy ra ở tỉnh An Xuyên. Trong năm học 1954-55, có 3.096 trẻ em trong 32 trường của tỉnh; cuối năm học 1960-61, có 27.953 học sinh đi học ở 189 trường. Sau đó, cs vào, chúng cấm phụ huynh đưa con em đến trường.
Các giáo viên bị cảnh cáo không dạy giáo dục công dân, ngừng giảng dạy trẻ em tôn vinh quốc gia, quốc kỳ và Tổng thống. Không tuân theo, nhiều giáo viên bị bắn, chặt đầu hoặc bị cắt cổ, lý do hành quyết ghi trên tấm bảng đóng đinh vào xác của họ.
Ủy ban Natarajan báo cáo việc VC chặt đứt một ngón tay của học sinh 6 tuổi, rồi hăm dọa sẽ chặt hết ngón tay các em khác nếu còn tiếp tục đi học nữa. Trường đóng cửa.
Trong một năm ở tỉnh An Xuyên, cs đóng cửa 150 trường học, giết hay bắt cóc hơn năm tá thầy cô giáo, 20.000 học sinh nghĩ học. Đến cuối năm học 1961-62, có 636 trường học miền Nam bị đóng cửa, số học sinh giảm gần 80.000.
Nhưng nên giáo dục Nam Việt Nam trở dậy mạnh mẽ. Các trường học bị phá hoại được xây dựng lại. Nhiều giáo viên di chuyển mỗi đêm, ngủ ở nhà của một học sinh để cs không tìm thấy họ, hoặc qua lại các thành phố lân cận để không bị bắt.
Với quyết tâm đánh bại ý định của Hồ: 1954, có khoảng 400.000 học sinh cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam. Nay (1968) chỉ Nam Việt Nam thôi đã có hai triệu học sinh đến trường. Khoảng 35.000 hiện đang theo học tại 5 trường đại học miền Nam, gấp bốn lần so với năm 1962. Trong khi có hơn 42.000 học sinh tham gia các trường ban đêm.
Công lý:
Sau thảm họa Tết tại Huế đầu năm 1968, 19 ngôi mộ tập thể chứa hơn 1.000 xác, phần lớn là thường dân: đàn ông, đàn bà, em gái nhỏ, học sinh, linh mục, nữ tu, bác sĩ (trong đó có ba người Đức giảng dạy tại Đại học Y khoa Huế). Khoảng một nữa bị chôn sống, nhiều người bị quấn dây thép gai, đất cát hay giẻ nhồi vào miệng, cổ họng, mắt họ mở trừng. VC đến Huế với một danh sách dài phải giết hết những người làm việc cho chính phủ miền Nam, Hoa Kỳ, hay có người thân trong lãnh vực này. Nhưng khi tình hình quân sự trở nên tuyệt vọng, VC chộp lấy bất cứ ai ngay trên đường, hay lôi ra khỏi nhà, tất cả bị đưa ra bãi đất trống, kết tội "phản động", "chống cách mạng" và giết sạch.
Việt cộng giết người chôn sống trong các hố chôn tập thể hàng trăm người
"Cuộc tấn công Tết Mậu Thân thể hiện sự thay đổi chiến thuật quyết liệt ", tướng Walt nói. "Mục đích tấn công nhằm chiếm đoạt miền Nam Việt Nam. Hồ biết đang mất dân. Nhưng quân đội của Hồ lại không biết; họ được dạy dỗ rằng không cần kế hoạch rút lui, vì người dân sẽ nổi dậy cùng chiến đấu chống Mỹ. Chuyện xảy ra ngược lại. Nhiều người đã chiến đấu chống VC như mãnh hổ".
Tết Mậu Thân bộc phát do sự thất vọng của Hồ đối với công tác khủng bố bị thất bại.
Sự tàn bạo của cộng sản ở Việt Nam viết đầy nhiều bộ sách dài, tình hình sẽ thảm hại hơn nữa khi miền Nam rơi vào tay cs, sẽ có nhiều tra tấn, thảm sát. Cộng sản phải được đẩy ra khỏi Nam Việt Nam, và nếu được, ra khỏi toàn cõi Việt Nam.
Chú thích:
Trung tướng Lewis W. Walt, tư lịnh Sư đoàn 3 TQLC đóng quanh vùng Đà Nẵng 1965- 1969.
2017.11.05
VNCH-Ngọc Trương trích dịch
danlambaovn.blogspot.com
_____________
Nguồn:
http://www.paulbogdanor.com/left/vietnam/hochiminh.html
http://uncensoredhistory.blogspot.ca/2013/03/vietcong-massacres.html
https://en.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%AFk_S%C6%A1n_massacre
http://vnafmamn.com/VNWar_atrocities.html
http://ngothelinh.tripod.com/Hue.html
https://www.pinterest.se/pin/243757398555000853/
http://viewingamerica.shanti.virginia.edu/content/massacre-hue
http://www.uia.org/s/or/en/1100005574
______________
Annotated Bibliography:
“The Blood-Red Hands of Ho Chi Minh”
by John G. Hubbell
Image via The Australian
Hubbell, John G. “The Blood-Red Hands of Ho Chi Minh.” Reader’s Digest, November 1968. http://www.lzcenter.com/Documents/The%20Blood-Red%20Hands%20of%20Ho%20Chi%20Minh.pdf. (accessed May 24, 2015).
Written in 1968, John G. Hubbell provides invaluable documentation of the crimes against humanity that Ho Chi Minh committed on the people of North and South Vietnam throughout the Vietnam War. As explained by Hubbell, these massacres perpetrated by both the regular forces in the North, and the Viet Cong guerillas in the South, were not isolated incidents, but actually part of Ho Chi Minh’s official policy. The brutality of these actions resulted in countless bloodbaths, and, as the author will illustrate, is nothing short of genocide.
Under Ho’s command, the Viet Cong unleashed a wave of slaughter on the people of South Vietnam. The Viet Cong guerillas, oftentimes assisted by the regular Northern forces, conducted a massive terror campaign against the Republic of Vietnam, subjecting the people of the South, both soldiers and innocent civilians alike, to the most barbaric forms of torture and killing.
At the hands of the communists, entire Southern villages were raided, their inhabitants rounded up and systematically executed in the most primitive and brutal of ways. In some cases, the villages themselves were burned to the ground by the VC. Families of Southern soldiers and government officials were kidnapped, tortured, mutilated, and often killed, either to intimidate, or as retribution against the breadwinner for their political ties. The communists slaughtered indiscriminately, not only killing adult men, but also women, children, the elderly, and even pregnant women and their unborn. At the end of 1967, according to Hubbell, the communists had orchestrated “at least 100,000 acts of terror against the South Vietnamese people.”
In the North, regular communist forces carried out savage political purges against their own population. Beginning in 1954, with the consolidation of power by Ho Chi Minh, “virtually every North Vietnamese village” was met with “strong-arm squads” who rounded up the populace for show trials and executions. The first victims were the landowners, but eventually grew to include intellectuals, civic leaders, businessmen, teachers, and others who the communists viewed as potential threats. Beheading, bludgeoning, shooting, stoning, and live burials, were only some of the gruesome forms of killing that the communists imposed on the North Vietnamese population. It is estimated that between 50,000-100,000 people died in these massacres during that time.
On March 13, 1959, the leaders in North Vietnam resolved to act against the South. It was from there that VC violence was amped up significantly in South Vietnam, becoming widespread throughout the country. Ho Chi Minh and the North wanted to dismantle the Republic of Vietnam, and sought to do so through terror and violence. Using the VC wing of his communist forces, the Northern dictator authorized those heinous terrorist acts against the people of the Republic of Vietnam, in hopes of breaking the Southern will. However, as the author explains, these atrocities would only push the people closer to the arms of the South. Those whom the communists believed would “rise and fight” alongside them against the Saigon government did “just the opposite,” fighting “like tigers” against Ho Chi Minh’s invading forces at Hue in 1968. Moreover, the institutions that the communists aimed to dismantle, such as the education system of South Vietnam, as well as the voting polls, would only become stronger, growing rapidly as the population presses on and perseveres in defiance of communist brutality.
During the war, South Vietnam was heavily criticized for its counter-terrorism measures, which the biased left-leaning U.S. media deemed as harsh and repressive. These characterizations were ill-informed, lacking in context, and heavily in favor of the communists. Understanding the true and horrific nature of the communist terror policy, as Hubbell’s report helps to accomplish, one gains some key perspective on the reasons why South Vietnam was so heavy-handed in dealing with the VC in the South. South Vietnam was facing a major terrorist problem, and had to implement tough countermeasures to effectively defend the state and its citizens from communist terror attacks.
Hubbell’s source brings to light those countless cases of communist barbarity, and doing so in great detail. The vivid accounts given by Hubbell illustrates clearly the criminal governance of the dictator Ho Chi Minh, who, as shown, is responsible for the deaths of hundreds of thousands of innocent Vietnamese people, in the North and the South. These deaths were not collateral damage, but the explicit results of the actions performed by the man and his totalitarian state. In addition, Hubbell’s report offers some valuable insight on life in the South, such as the nation’s democratic values and emphasis on education, things that the communists were trying so hard to destroy.
https://freedomforvietnam.wordpress.com
Đăng ngày 10 tháng 11.2017a