banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Ai thật sự cai trị nước Pháp ?

Tổng thống đắc cử hay một hệ thống quyền lực khác?

Nguyễn thị Cỏ May

Trong bài trước, Cỏ May nêu câu hỏi « Ai sẽ làm Đệ Nhứt Phu nhơn Pháp?» thì nay, qua kết quả bầu cử vòng I, bà con ta có thể biết người đó chắc chắn sẽ là Bà Brigitte Macron. Bởi theo kinh nghiệm chánh trị Pháp thì trong vòng chung kết, ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen đảng «Mặt trận Dân tộc» chủ trương «Nước Pháp của người Pháp» sẽ bị loại. Nếu đó là cực tả, cộng sản Staline hay Strotsky hay Mao Trạch-đông, còn hi vọng thắng cử. Pháp và Âu châu chưa cởi bỏ được nổi ám ảnh Quốc xã Đức. Nỗi ám ảnh này lại còn được tiếp tục bồi dưỡng bởi truyền thông đều nằm trong tay Do thái. Tội ác tày trời của cộng sản ít khi được báo chí nhắc tới bởi nếu nhắc tới thì tội ác cộng sản sẽ làm cho người ta kinh tởm mà quên đi tội ác của Đức Quốc xã.


macronÔng Emmanuel Macron sẽ làm Tổng thống Pháp. Một trường hợp đắc cử ly kỳ, có một không hai trên chánh trường Pháp từ ngày có phổ thông bầu cử. Nhưng làm Ông Tổng thống, Ông Macron sẽ cai trị nước Pháp như thế nào? Hay nước Pháp sẽ bị cuốn theo một hệ thống quyền lực khác mà ông chỉ là người chấp hành thuần túy? Một thứ chong chóng, gió không phải là ông. Cử tri Tả và Hữu bỏ phiếu cho ông sẽ bị cắm sừng (Jean d’Ormesson, Hàn Lâm Viện Học sĩ Pháp).
Chánh trị là phức tạp. Tạm thời, ta đi tìm biết vài nét về Bà Brigitte Macron. Và đôi uyên ương này thành hình như thế nào? Tưởng cũng nên nhơn cơ hôi này nhắc lại vài nét chánh trước khi nói lại lần nữa chuyện chẳng vui gì, chuyện chánh trị xứ Tây!

Vợ già, chồng trẻ là duyên ba đời
Bà Brigitte Macron sanh trưởng trong một gia đình tư sản làm nghề sản xuất sô-cô-la có tiếng ở Amiens, nhứt là bánh macaron nổi tiếng ở Amiens, thành phố miền Bắc nước Pháp. Tên thiệt của bà là Brigitte Trogneux, lớn hơn Ông Emmanuel Macron 24 tuổi, có 3 người con với chồng trước nay đã trưởng thành, và 6 cháu nội ngoại.
Sự quan hệ của họ tuy chánh thức nhưng được rất ít người biết. Hai người xuất hiện bên nhau lần đầu tiên ngày 2 tháng 6 năm 2015 trong bửa quốc yến khoản đải vua Tây-ban-nha lúc Macron làm Tổng trưởng Kinh tế. Hôm Ông Macron dẩn đầu vòng I, cặp này mới xuất hiện công khai để chia sẻ vinh quang!
Chuyện tình của Emmanuel và Brigitte, khi được tiết lộ, đã làm say đắm không biết bao nhiêu người. Nàng dạy văn chương pháp và cổ ngữ la-tinh ở Trung học tư, công giáo, La Providence, Amiens. Chàng là học sinh lớp Đệ Nhứt ( Première – tương đương Đệ Nhị hay Lớp 11 việt nam). Chính nàng đã truyền lại cho chàng cái thú đam mê văn chương và kịch nghệ. Sau cùng hai người, cô giáo và học trò, đã yêu nhau. Cô giáo thấy kỳ, và phía cha mẹ của cậu học trò cũng can thiệp, nên cô giáo xô đẩy cậu học trò dang ra, rồi cô giáo lại sa chặt vào vòng tay của học trò. Emmanuel quyết liệt «Bà có làm gì mặc kệ, tôi cưới bà!». Thế là sau cùng họ cưới nhau tại ngôi nhà nghỉ mát của họ trên bờ biển La Manche năm 2007 sau thời gian dài kín đáo hạnh phúc bên nhau.
Emmanuel không có con, rất gần gủi với các con của vợ. Ngày cưới, ông có vài lời rât cảm động cảm ơnmacron các con của vợ «Tôi cảm ơn các bạn đã chấp nhận chúng tôi, đã thương yêu chúng tôi như chúng ta đã đối đãi với nhau trước giờ».
Nhiều người để ý lấy làm lạ ông Emmanuel Macron mang 2 chiếc nhẫn ở ngón áp út tay trái và tay mặt tuy ông chỉ làm đám cưới có một lần và với Bà Brigitte Trogneux. Điều này từ vài tháng nay trở thành đề tài để nhiều người bàn ra tán vào. Phải chăng cuộc đời của ông có hai mặt? Ông vừa chánh thức sống với Bà Brigitte Trogneux, đồng thời kín đáo liên hệ ái ân với một người đàn ông nữa tên Mathieu Gallet, Chủ tịch Tổng Giám đốc Radio France. Tin xầm-xì hành lang này đã được đương sự cực lực đính chánh nhiều lần «Tôi không có đời sống hai mặt. Tôi thiết tha với đời sống gia đình của tôi và đời sống vợ chồng chúng tôi». Trong một cuộc mít-tinh hồi tháng 2 vừa qua, Ông Macron nhắc lại lời đính chánh lần nữa vừa ngụ ý châm biếm ứng cử viên cực tả Mélenchon «Nếu có ai bảo tôi đi với ông Mathieu Gallet thì đó là cái bóng của tôi chớ không phải tôi» (ông Mélencho dùng kỷ thuật 3 chiều chiếu trên màn ảnh để dân chúng ở ba nơi khác nhau đều thấy như mình đối diện với ứng cử viên).
Khi được báo chí hỏi về 2 chiếc nhẫn, Macron trả lời «2 chiếc nhẫn cho cùng 1 bà vợ!».

Ông Macron sẽ làm Tổng thống
Sau bầu cử vòng chung kết ngày 7 tháng 5 sắp tới, chắc chắn Ông Emmanuel Macron sẽ đắc cử để làm Ông Tổng thống thứ 8 của Đệ V Cộng hòa và thứ 25 kể từ Tổng thống đầu tiên năm 1848 Louis-Napoléon Bonaparte. Và là Tổng thống trẻ nhứt từ trước tới giờ. Với nhiều thế lực ủng hộ.
Qua vòng I, ông nhận được 23,7% phiếu, người thứ nhì, Bà Marine Le Pen, nhận được 21,7% (Theo Ipsos). Trường hợp của Ông Macron sẽ đắc cử Tổng thống hoàn toàn lạ lùng. Chỉ trong vòng 2 năm rưởi, từ trong bóng tối, ông xuất hiện với Phong trào vận động ứng cử “Tiến bước” (En Marche), tập hợp được khá đông đảo cử tri hai cánh lớn của Pháp Tả và Hữu. Tâm trạng chung dân chúng đều chán ngán tận cổ những biểu văn vận động ứng cử quá cổ xưa với những lời hứa xạo, những chánh trị gia chuyên nghiệp sơ cứng, tách ra khỏi thành tích thảm hại của ông Tổng thống Xã hội François Hollande qua 5 năm cầm quyền và nhứt là biết khéo léo khai thác tánh “chịu chơi” qua chuyện tình “Vợ già chồng trẻ là duyên ba đời” của ông.
Tuổi trẻ, có tài ăn nói thuyết phục, đem lại sự lạc quan cho quần chúng. Ông còn biết khai thác thời cơ thuận lợi hiếm hoi cho sự vận động ứng cử: Ông Tổng thống cánh tả Hollande sáng suốt từ chối tái ứng cử, Ông Thủ tướng Valls bị loại ở vòng sơ bộ, Ông François Fillon bị báo chí tấn công vì thuê vợ con làm trợ lý “kiểng” cho Dân biểu làm cho cánh Hữu bất mãn, tách ra không ủng hộ gà nhà nữa trong lúc đó trên đường tới Elysée, Ông Fillon có nhiều triển vọng đắc cử hơn hết. Chính điều này đã làm cho đối phương đều lo sợ, nhứt là đảng xã hội, nên ông bị “thế lực thù địch” ngầm ám hại ông. Hơn nữa, thay vì kết nạp rộng rải phe ta, ông lại giới hạn lực lượng vận động trong vòng thân tín mà thôi nên khi gặp khó khăn, ông bị cô đơn và mất sức.

Sức mạnh đàng sau
Hơn phân nửa ứng cử viên, trong thời gian vận động tranh cử, đều lập đi lập lại điệp khúc “Tôi chủ trương chống lại hệ thống” (anti-système) nhưng mỗi người quan niệm “hệ thống” đều không giống nhau. Chống lại hệ thống ở đây, nói chung, có nghĩa là “chống lại thế lực tiền bạc thao túng, các đảng phái chánh trị già nua, sự chi phối của Âu châu làm mất tính độc lập quốc gia, sự toàn cầu hóa, di dân ồ ạc hưởng trợ cấp quá cao…”. Riêng Ông Macron quan niệm “Chống hệ thống” là chống lại đảng phái già nua và Tả/Hữu, chủ trương “tự do và tự do tới bến” (libéral-libertaire) nhưng giới hạn chừng mực nào đó trong đời sống xã hội. Nhưng ông lại xuất thân từ Quốc Gia Hành chánh nơi đào tạo quan lại (Đốc Phủ sứ), cố vấn Tổng thống, Tổng trưởng Kinh tế, chưa từng nắm chức vụ dân cử.
Lộ trình vào Dinh Elysée của ông dường như được sắp đặt hay do “định mệnh” an bài. Rời Thanh tra Tài chánh, ông làm ngân hàng Do thái Rotchschild, bỏ túi, ngoài lương, bổng được hơn 3 triệu €. Không khai vì xài hết rồi. Từ đây, ông được tài phiệt Do thái ủng hộ. Nhà tỷ phú Pierre Bergé, đảng xã hội, chủ báo Le Monde và tuần báo Le Nouvel Observateur của đảng xã hội, chi tiền cho Mitterrand trước đây, cho bà bồ của Hollande, Ségolène Royal, và giờ đây ủng hộ Macron. Ông Patrick Drahi, gốc Do thái, quôc tịch Do thái và Pháp, chủ nhóm kinh tài Altice, TV, điện thoại Numéricable, nhựt báo Libération, tuần báo L’Express, tiền bạc để ở ngoại quốc, cư ngụ ở Thụy sĩ, cũng nhiệt tình ủng hộ Macron. Nhờ vậy mà báo chí, TV, đồng loạt tấn công hạ bệ Ông Fillon để đưa Ông Macron trở thành ứng cử viên duy nhứt sáng giá.
Tuyên bố “chống hệ thống”, Ông Macron lại kẹt sâu vào hệ thống. Ngoài thế lực tài phiệt và truyền thông đứng sau kín đáo ủng hộ hết mình, ông còn là lãnh tụ Thanh niên Thợ Hồ (francs-maçons). Do đó, ông được Thợ Hồ vận động ủng hộ. Bảy lãnh tụ Thợ Hồ, tạm thời để qua một bên những dị biệT, cùng ký một thỏa hiệp để ủng hộ ứng cử viên nào chủ trương tôn trọng “những giá trị cộng hòa và nhơn bản” (Sophie Coignard, 14/04/2017, Le Point) trong lúc đó Ông Fillon chủ trương phục hồi những giá trị văn hóa truyền thống của nước Pháp và ông lại là người công giáo thuần thành dĩ nhiên ông không phải là người được Thợ Hồ ủng hộ. Xưa nay, Thợ Hồ chống Vatican và bị Giáo hội lên án là những kẻ “xơi tái” các Cha xứ (les bouffeurs des Curés).
Ông Hollande cũng là người được Thợ Hồ ủng hộ thắng cử năm 2012 vì Ông Sarkozy, năm 2007 vừa đắc cử, qua Vatican, đọc một bài diễn văn trong đó ông cho rằng, ở trong làng xã, giá trị của công giáo (Ca sứ) cao hơn giá trị của chánh quyền (Thị xã) đã bị Thợ Hồ kịch liệt công kích. Trái lại, Ông Hollande không tiếp xúc Vatican, còn tới Trụ sở Thợ Hồ ở Paris (Grand Orient de France, bộ phận lớn và quan trọng bậc nhứt Pháp) đọc diển văn và ông là vị Tổng thống đầu tiên được Thợ Hồ mời độc diển văn. Trong chánh phủ của ông còn có 11 Tổng Bộ trưởng là Thợ Hồ.
Ông Hollande là Tổng thống dở nhứt của Đệ V Cộng hòa nhưng có tiếng là người bất ngờ có những suy tính tài tình. Ông thừa biết đảng xã hội của ông nay đã hết thời, tới đây là hết, Ông Benoit Hamon được đảng đề cử làm ứng viên chỉ lấy có 6% phiếu, vừa đủ khỏi đền tiền, nên ông chọn Macron làm con gà ruột. Khi Macron đắc cử Tổng thống thì chánh phủ Macron sẽ là chánh phủ Hollande không có Hollande.
Giờ đây, Ông Macron kiếm người lập chánh phủ. Ông chọn mời một số người phe Hữu nhưng chưa được trả lời, tuy đã có vài chánh khách “chuyên nghiệp” như Estrosi, Le Maire đã sẳn sàng. Bên cánh Tả, dĩ nhiên ông đã chuẩn bị người rồi trong lúc đó, cựu Thủ tướng Manuel Valls, đảng xã hội, đã chìa tay ra từ lâu nhưng vẫn chưa được chiếu cố. Vấn đề gay gốc hơn, chính là có đa số trong Quốc hội nếu không sẽ gặp cảnh đồng sàng dị mộng khó tránh đưa đất nước chao đảo.
Nhưng nếu hội đủ điều kiện để dễ cầm quyền, liệu Ông Tổng thống Emmanuel Macron sẽ đưa nước Pháp theo hướng nào, trong đó người Pháp biết thương nước Pháp của mình có làm chủ thật sự đất nước của mình hay không?
Cử tri gốc Việt thấm thía hơn ai hết vì đất nước của họ không do đảng cộng sản “lãnh đạo toàn diện và triệt để” mà do Bắc kinh!
Nguyễn thị Cỏ May

 

Đăng ngày 27 tháng 04.2017