banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Vua Quang Trung cầu hôn công chúa nhà Mãn Châu

Ngộ Không Phí Ngọc Hùng

Tựa đề nguyên bản:
Những nghi vấn lịch sử triều Quang Trung:
Cầu hôn công chúa nhà Thanh

Trích lục Núi xanh nay vẫn đó và Thanh Việt nghị hoà

Trong di văn của Ngô Thì Nhậm (Ngô Thì Nhậm tác phẩm - Tập I) về bang giao Thanh Việt có một số văn thư đáng để ý: Đó là tờ biểu của vua Quang Trung gửi lên vua Càn Long yêu cầu nhà Thanh: Trả lại 7 châu thuộc Hưng Hoá (Thỉnh hoàn Hưng Hoá thất châu địa biểu)  Và nhất là: Việc cầu hôn công chúa Mãn Châu (Thỉnh hôn biểu).

Cầu hôn
Khoảng thời gian đó vua Quang Trung sai Ngô Thì Nhậm lên Lạng Sơn liên lạc với Phúc An Khang để nhờ ông này làm mai dong ông cầu hôn một hoàng nữ nhà Thanh (vào năm Nhâm Tý Càn Long thứ 57, 1792). Phúc Khang An bác khước nhưng khi thấy triều đình Tây Sơn nhất định tiến tới thì ông ta dùng kế hõn binh lấy cớ mình lên kinh đô dự lễ khánh thọ 70 tuổi của mẹ.
Nhưng vua Quang Trung không biết rằng vua Càn Long không còn công chúa nào chưa hạ giá. Theo chính sử nhà Thanh, vua Cao tông nhà Thanh có 27 con trai và 10 con gái thì người con gái cuối cùng là công chúa Hoà Hiếu đã lấy chồng chỉ mấy tháng trước khi vua Quang Trung đi (1) Bắc Kinh. Vì nhà Thanh có ý không tiết lộ nhữg việc xảy ra trong cung cấm. Như khi trên đường lên Yên Kinh với ông, Phúc Khang An được vua Càn Long cho biết tin hòang tử thứ sáu của mình qua đời nhưng dặn đừng tiết lộ hay giảm việc tiếp đãi để ông khỏi sinh nghi Có lẽ vì thế vua Quang Trung không biết rằng vua Càn Long không công chúa nào chưa hạ giá.
(1) Trước đây các sứ thần sau khi qua khỏi Nam Quan đều phải đi đường bộ, gồng gánh hành lý từ bên giới lên Bắc Kinh. Riêng lần này Phúc Khang An sắp xếp để phái đòan từ Ninh Ming đến Nam Xương, tính ra đến hơn một tháng rưỡi nên ngắn thời gian và thỏa mái hơn nhiều. Trên đường bộ, vua Quang Trung được quan lại mọi nơi tiếp đón theo nghi lễ thân vương. Lễ chúc thọ vua Quang Trung cả đi lẫn về kéo dài 9 tháng

Sau đó không lâu, vua Quang Trung lại dâng biểu xin trả về cho nước ta 7 châu thuộc Hưng Hoá. Thêm tờ biểu Khất mã biểu xin một con ngựa thay thế con ngựa vua Thanh ban cho khi qua dự lễ bát tuần đại khánh nhưng con ngựa đã chết vì không hợp thủy thổ. Việc đòi đất này có lẽ không liên quan đến việc cầu hôn ở một vấn đề khác.
Khi Phúc Khang An tới kinh đô thì vua Càn Long sai đi chỉ huy chiến dịch Khuếch Nhĩ Khách (Gurkhas) phía nam Tây Tạng kéo dài tới tận mùa xuân năm 1793 nên việc cầu hôn do đó không tiếp tục.
Trong khỏang gần một năm, người “mai dong” không có mặt ở Quảng Đông, vua Quang Trung phải lấy cớ “báo tiệp” (báo tin chiến thắng) để sai Vũ Văn Thành đem voi lấy được sang tiến cống (sớm). Đồng thời xin đổi cống kỳ thành 2 năm một lần (trước đây lệ cống là 3 năm).
Theo tài iệu nhà Thanh, vua Quang Trung cũng gửi thư riêg cho Phúc Khang An nhắc việc cầu hôn nhưng khi ấy Phúc Khang An còn đang ở Tây Tạng.
Ngọai sử vẫn nhắc tới việc vua Quang Trung đánh tiếng cầu hôn công chúa Mãn Châu kèm theo yêu sách đòi hồi môn hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây như một thách đố để nhắc Trung Hoa mối nhục bại trận ba năm trước. Những chi tiết vưa hư cấu nửa tài liệu đã đẩy đi càng lúc càng xa.

1 - Theo sử triều Nguyễn, vua Quang Trung dâng biểu sang vua Thanh, bản ý là dò xem ý Thanh đê thế nào rồi nhân đó gây việc bnh đao. Đại Nam chính biên liệt truyện:
Năm Nhâm Tý 1792, Huệ sai người soạn biểu cầu hôn đem sang nhà Thanh, định dùng đó làm cớ gây việc binh đao Nhưng vì (Nguyễn Huệ) bị bệnh nên không (sai sứ giả) đi nữa.

2 – Hoàng Lê nhất thống chí dẫn nhiều chi tiết:
Nói về Bắc Bình vương đã tính đánh phương Bắc rồi nên sai bầy tôi là Nguyễn Chiêu Viễn sang nhà Thanh dâng biểu cầu hôn. Lại đòi đât Lưỡng Quảng. Tuy bản ý không muốn thế mà chỉ muốn xem ý họ thế nào, nhưng bị bệnh rồi mất…Bắc Bình vương chết rồi, việc cầu hồn, đòi đất không thành, mà vua Thanh cũng chưa kịp biết.
Theo một tác giả khuyết danh, Ngô Thời Thuyến vào cuối thế kỷ 19 viết.
“…Hoàng Lê nhất thông chí bản chất chỉ là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, những chi tiết này có lẽ do truyền khẩu, hay có khi được đặt ra cho thêm ly kỳ, không đáng tin cậy. Tiểu thuyết chương hồi thế kỷ 17, 18 cũng có cái “sính” là thích tạo nên một bí ẩn lịch sử theo loại “thâm cung bí sử” mà chúng ta thấy đầy rẫy trong các truyện đời Minh, Thanh (mà phần lớn đều không phải là sự thật lịch sử). Hoàng Lê nhất thông chí chịu ảnh hưởng khá nhiều của lối dựng truyện đó, không khỏi thêm thắt một vài điểm “người ngoài không ai biết” cho thêm phần hấp dẫn. Đáng tiếc là các sử gia lại một mực dựa theo câu chuyện để viết sử khiến cho cả một thời kỳ bị lệch lạc…”

3 – Theo cụ Trần Trọng kim trong Việt Nam sử lược:
“…Năm Nhâm Tý (1792) vua Quang Trung sai sứ sang Tàu, xin cầu hôn và đòi trả lại cho Việt Nam đất Lưỡng Quảng Việc ấy tuy không phải là bản ý, nhưng muốn mượn chuyện để thử ý vua nhà Thanh. Không ngờ vua Quang Trung phải bệnh mất, các quan dìm việc cầu hôn và việc trả đất đi, không cho Thanh triều biết…”

Xuất xứ việc cầu hôn
Tài liệu quan trọng nhất về việc này cho đến nay vẫn là ba văn kiện tìm thấy trong Bang giao hảo thọai (Ngô Thì Nhậm) bao gồm Thỉnh hôn biểu là văn thư gửi lên Càn Long xin được gả một công chúa nhà Thanh. Một văn kiện khác thỉnh cầu Phúc Khang An chuyển biểu văn cầu hôn (Đề đạt thư). Và khi bị Phúc Khang An từ chối thì biện bạch về lý do vua Quang Trung xin lấy công chúa (Trình đại đề ngật hôn sự kiện)

Ba văn kiện trong Bang giao hảo thọai
Thỉnh hôn biểu là thư của vua Quang Trung trình bày xin Càn Long gả cho ông một hòang nữ. Trước hết ông cảm tạ vua Càn Long việc phong vương và nhất là sự ưu đãi trong chuyến đi đặc biệt sang Yên Kinh chúc thọ vua Càn Long,
Đề đạt thư (thư dọ ý xin giúp để tâu lên) là thư do Ngô Thì Nhậm gửi cho Phúc Khang An đánh tiếng việc vua Quang Trung muốn lấy một công chúa nhà Thanh và nhờ Phúc Khang An mai mối.
Trong thư ông chỉ nói rằng đây là ý của bầy tôi chứ không phải của quốc vương đưa ra. Vì vậy vấn đề được trao đổi riêng tư.
Trần biện thư (để trình bày lý do) là thư Ngô Thì Nhậm trả lời cho Phúc Khang An để biện bác việc cầu hôn không có gì trái lè (Phúc Khang An đưa ra lý lẽ con gái Mãn Châu không lấy người Hán để từ khước). Ngô Thì Nhậm phản biện là nước ta vốn đứng ngòai, không thuộc về trung thổ, so với Mông Cổ cũng không kém gì.
Sau khi gửi “Đề đạt thư”, Ngô Thì Nhậm trở về Thăng Long báo cáo rồi trở lên Lạng Sơn thì nhận được thư của Phúc Khang An. Tổng đốc Lưỡng Quảng nói rằng khi nhận được lời thỉnh cầu, ông sửng sốt “sợ hãi không thực không biết nói sao cho được” và khuyên Ngô Thì Nhậm nên trình bày với vua Quang Trung từ bỏ ý định cầu hôn.
Hai văn kiện trên chưa phải là tòan bộ những trao đổi giữa Ngô Thì Nhậm và Phúc Khang An. Tuy không biết nội dung của những văn kiện khác, chúng ta biết rằng Ngô Thì Nhậm đem lý ;ẽ thực tế bẻ lại, và vì Phúc Khang An đang chuẩn bị lên đường nên hẹn sau khi ông về sẽ bàn tiếp.

*
Thỉnh hôn biểu
(tờ biểu xin cầu hôn)
Đến năm 1792, Càn Long thứ 57, Phúc Khang An bận việc chinh chiến ở Tây Tạng chưa về Vua Quang Trung nóng ruột nên tiến xa hơn, ông gửi một sứ bộ do Vũ Vĩnh Thành và Trần Ngọc Thị đem khí giới và voi lấy được trong chiến dịch Ai Lao làm lễ vật sang nhà Thanh. Như vậy tờ biểu xin cầu hôn hẳn cũng được mang theo sứ bộ, nhưng vì Phúc Khang An không có mặt ở triều nên chưa trình lên vua Càn Long một cách chính thức. Thỉnh hôn biểu là di văn của Ngô Thì Nhậm trong Bang giao hảo thọai.
Trích dãn: “….Thần mới đây nhà vừa mất mẹ, giừa đường lại thiểu kẻ khói hương (ý nói me, vừa mất, vợ cũng vừa qua đời). Cơ nghiệp vưa kiến tạo, thuyền vuông ít kẻ chống chèo, nghĩ đên việc nương nhờ bóng cây ngọc, mong được che chở dưới cành tang (tang: ý nói cha mẹ).
(…)
Vẫn biết trước nay thiên triều vốn có phép tắc, vương cơ gả chồng chỉ chỉ chọn kẻ tôn quý gần gũi cho vừa đôi, chưa từng ra đến kẻ ngọai thần  (…) Cửa nhà vua xa vạn dặm, trông ngắm đăm đăm. Biết rằng không lượng sức mình, mạo muội giải tấm lòng thành nên kính cẩn ủy cho bồi thần cung kính đợi khi nhàn rỗi tâu lên, thay thần trình bày mọi việc (…) Cầu chúc thánh thiên tử thọ đến vạn năm, mãi mãi là vạn bang phụ mẫu…Thần không khỏi sợ hãi tâu lên…”
Nếu đúng như thế, tờ biểu thỉnh hôn do Ngô Thì Nhậm sọan là văn bản được sứ thần ta đem sang Yên Kinh để đợi dịp tâu lên. Thế nhưng chuyện không thành vì vua Quang Trung đột ngột qua đời ngày 29-9-1793 tại Nghệ An.

Đòi trả 7 châu Hưng Hoá
Không cứ gì dã sử, ngay trong sử nhà Nguyễn cũng nhắc tới việc đòi đất Lưỡng Quảng.Liệt truyện quyển XXX, tr 49 viết
“…Huệ vì thế (không đòi được 7 châu Hưng Hóa) nên bực tức đốc thúc sĩ tốt, ây dựng thuyền bè âm thầm có bụng dòm ngó đất Lưỡng Quảng và thường nói với các tướng rằng: “Nếu để cho ta vài năm dưỡng uy sức nhuệ thì ta có sợ gì chúng đâu…”
Ngọai sử đi xa hơn nói rằng Thanh triều đã thuận cho một tỉnh Quảng Tây để “làm chỗ đóng đô” (nguồn khác để làm hồi môn). Xét thực tế việc dâng biểu để đòi một khu vực khỏang hơn bốn trăm ngàn cây số vuông (lớn hơn VN) nếu không bất thường cũng bất khả, còn việc cho con gái mình một tỉnh làm của “hồi môn” thì lai càng ngược đời.

*
Việc đánh tiếng cầu hôn một công chúa Mãn Châu song song với việc phân định một số lãnh thổ ở biên giới (1) và đòi đất không phải chỉ để chứng tỏ mối thân cận với vua nhà Thanh mà còn nhằm xác định lại tư thế mới của Đại Việt..
(1) Vua Quang Trung báo tin chiến thắng (báp tiệp) trong chiến dịch ở tây nam ở Vạn Tượng, Xiêm La tại Trấn Ninh, (Trịnh Cao, Quy Hợp) và bắt được Lê Duy Chỉ ở Tuyên Quang. Việc báo tiệp đó được kèm theo voi chiến, vũ khí lấy được dâng lên nhà Thanh. Sau đó vua Quang Trung còn dẹp tan nội lọan (Nông Phúc Tấn, Hòang Văn Đồng) và ngoai xâm (Thủy Xá, Hỏa Xá)

Khi tờ biểu đòi 7 châu thuộc Hưng Hoá (2) gửi qua cho Phúc Khang An thì ông này sắp về Bắc Kinh. Vì tránh né, ông giao cho tạm quyền tổng đốc Quảng Đông nhưng ông này lại giao cho Vương Phủ Đường (viên quan đất Long Châu). Vương Phủ Đường trình lên Quách Thế Huân (toàn phủ Quảng Đông đàng tạm toàn quyền tổng đốc Lưỡng Quảng thay cho Phúc An Khang đi lên kinh). Vương Phủ Đường báo cho triều đình.
Càn Long không muốn công khai hoá việc này để vua Quang Trung khỏi bẻ mặt.
(2) Đầu đời Mạc, nhà Minh nhân cớ Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê nên đem quân sang hỏi tội. Mạc Đăng Dung và Mạc Phúc Hải phải tự trói ra hàng ở Nam Quan, tình nguyện giao “bốn động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát” về châu Khâm (Quảng Đông) cho nhà Minh lại dâng thêm châu Quảng Lăng và các trại Hồng Y cùng một vài nơi phụ cận” nhập vào Vân Nam.

Trong Dụ am thi tập của Phan Huy Ích (quyển IV) còn một lá thư của vua Quang Trung gửi Phúc An Khang năm 1792 có đoạn sau đây:
“…Trước đây chúng tôi có nhận được dụ của qúy đài về việc biên cương nói rằng tạm giao cho thứ đốc bộ đương (người tạm quyền tổng đốc Quách Thế Huân, tuần phủ Quảng Đông) biện lý.Nay tiểu phiên cung tiến tấu thư do phân phủ Long Châu chuyển đệ lên thự đốc bộ đường Quảng Tây để thay mặt mà đem biểu cảo liên quan đến việc biên cương tâu lên…”
Lá thư của vua Quang Trung đem sang cho Phúc Khang An thì rõ ràng trong công tác của phái bộ còn có cả việc đòi đất. Có lẽ việc đòi đất và cầu hôn thực hiện cùng một lúc trở thành gây hấn! Hoăc trở thành hồi môn chăng?
Khi Phúc Khang An lên đến kinh đô thì vua Càn Long sai đi chiến trận Khuếch Nhĩ Khách (Gurkhas) ở phía nam Tây Tạng là một bộ lạc thuộc Nepal, đây là lần thứ hai có cuộc xung đột với nhà Thanh. Cuộc chiến với Gurkhas kéo dài 7 tháng, từ năm 1791 đến 1792 thì chấm dứt nên việc cầu hôn không tiếp tục.

Trong Thanh Việt nghị hoà người ngọai sử viết có đầu có đũa hơn.
Ngày 14 tháng Hai năm Kỷ Dậu, vua Càn Long gửi thư cho Phúc Khang An bắt nước ta đem các khu vực có mỏ ở biên giới dâng cho nhà Thanh để tạ tội thì mới chấp thuận cho đầu hàng.
Ngày 30 tháng hai, quân cơ đại thần nhà Thanh lại tra trong Đại Thanh nhất thống chí để truy tìm thêm những khu vực trước đây vua Ung Chính trả lại cho nước ta (mà họ nói là “ban cho”), bao gồm 40 dặm lấy sông Đổ Chú làm ranh giới. Văn thư này nhà Thanh gửi cho Phúc Khang An theo lối hoả tốc [600 dặm một ngày] có ý dùng như một áp lực trước khi họ chính thức nhận tờ biểu “thâu thành” của nước ta.
Nguyên đời Lê Gia Tông (3), Vũ Công Tuấn làm phản ở Tuyên Quang bị triều đình đánh đuổi chạy sang Tàu, đem ba châu của nước ta (Vị Xuyên, Bảo Lạc, Thuỷ Vĩ) xin sáp nhập vào tỉnh Vân Nam để nhờ nhà Thanh che chở, trong đó có cả mỏ đồng Tụ Long thuộc châu Vị Xuyên. Nước ta nhiều lần đòi lại nhưng Thanh triều không chịu trả.
(3) Lê Gia Tông (1672-1675) vào thời chúa Trịnh Tạc, Trịnh Tráng ở Đàng Ngòai và ở Đàng Trong là chúa Nguyễn Phúc Tần. Cùng thời với Thanh thánh tổ Khang Hy.

Ðến năm Mậu Thân (1728, Ung Chính thứ 6, Bảo Thái thứ 9 đời Lê Dụ Tông) (4) sau khi quân Việt đánh lui được đạo quân Vân Quí tràn qua, vua Ung Chính đành phải nhượng bộ trả lại 40 dặm cho Ðại Việt.
(4) Lê Dụ Tông (1672-1675) thời chúa Trịnh Căn, Trịnh Cương ở Đàng Ngòai, Đàng Trong là chúa Nguyễn Phúc Chu. Cùng thời với Thanh thánh tổ Thế Tông (Ung Chính).

Năm Càn Long 34 (Kỷ Sửu, 1769), (5) thổ mục là Hoàng Công Toản theo đường Mãnh Tích chạy qua Vân Nam đem dâng cho nhà Thanh 7 châu:
Tung Lăng, Lễ Tuyền, Hoàng Nham, Tuy Phụ, Hợp Phì, Lai Châu, Khiêm Châu.
(5) Năm 1769 với (*) vua Lê Hiển Tông (1740-1786) thời gian này phía chúa Trịnh có chúa Trịnh Doanh, Trịnh Sâm, Trịnh Cán, Trịnh Khải. Phía chúa Nguyễn có chúa Nguyễn Phúc Khóat, Nguyễn Phúc Thuần (**) và Nguyễn Phúc Ánh.
Giai đọan này, tại miền nam nhà Tây Sơn nổi lên ở Quy Nhơn, chiếm Thuận Hóa rồi mang quân ra bắc với danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh.

(*) Thời Lê sơ kéo dài trước sau với 11 vị hoàng đế tổng cộng 100 năm. Bắt đầu với Lê Thái Tổ (1428-1433) và cuối cùng là Lê Cung Hoàng (1522-1527).
Năm 1527, Mạc Đăng Dung buộc Lê Cung Hoàng vì còn bé nhường ngôi cho.
(**) 1877 Tây Sơn giết Nguyễn Phúc Thuần ở Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh (***) con của hoàng tử Nguyễn Phúc Luân, cháu nội chúa Nguyễn Phúc Khoát chạy thoát được.
(***) Khi Nguyễn Phúc Ánh thống nhất đất nước đã bắt gia đình và những đại thần nhà Tây Sơn đem giết trong lễ hiến phù tại nhà Thái miếu (Phú Xuân) năm 1802. Những nhân sĩ Bắc Hà từng cộng tác với Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Gia Phan bị bắt đem ra “kể tội” trước Văn Miếu (Thăng Long). Đặng Trần Thường (phó tổng trấn) dâng sớ xin giết, nhưng tổng trấn Nguyễn Văn Thành chỉ phạt đánh roi rồi tha. Sau Gia Long giết cả hai công thần Đặng Trần Thường và Nguyễn Văn Thành.

Việc mất đất này nước ta nhiều lần đòi lại (từ đời Lê sang đời Tây Sơn, rồi cả triều Nguyễn nhưng không thành công). Trong khi đàm phán, nhà Thanh lại đòi phần đất 40 dặm vua Ung Chính đã trả lại nước ta kèm thêm một số mỏ sát biên giới Vân Nam nhưng triều đình Tây Sơn không đồng ý.

*
Hơ! Là người mụ sử nên mụ mẫm thế này chả hiểu có đúng chăng?
Khởi đầu bang giao với nước ta, khi Phúc Khang An làm tổng đốc Lưỡng Quảng, ông ta đưa ra một số đòi hỏi xem ta nhượng bộ tới đâu như quả bóng thăm dò…Như đòi hỏi “Xử tội những người đã giết các tướng Thanh” trong trận Kỷ Dậu. Yêu cầu đó là một đòi hỏi trái khóay nên Phúc Khang An chỉ chờ ta thông báo đã xử phạt rồi liền gác chuyện này qua một bên không truy cứu thêm nữa  Rồi hết bắt qua nước ta lập đền thờ các tướng Thanh tử trận đến vua Ung Chính trả cho nước ta 40 dặm đất đai từ sông Đổ Chú làm ranh giới. Văn thư này nhà Thanh gửi cho Phúc Khang An theo lối hoả tốc có ý dùng như một áp lực trước khi họ chính thức nhận tờ biểu cầu hòa của nước ta.
Như vậy nhà Thanh đòi đất trước, 3 năm sau ta mới đòi 7 châu Hưng Hóa.
Với lich sử là cuộc tái diễn không ngừng nên theo mụ sử tôi luận sử thì:
Vua Quang Trung ngỏ ý cầu hôn để mong có “của hồi môn” như Chế Mân với Huyền Trân công chúa. Cụ vua ta là người quyến biến nên tính nếu Càn Long không gả con gái mới tính chuyện đòi đất. Như cụ vua ta nói với các tướng rằng: “Nếu để cho ta vài năm dưỡng uy sức nhuệ thì ta có sợ gì chúng đâu…”. Vì vậy cụ vua ta mới đợi 3 năm sau chuyến đi chúc thọ ở Bắc Kinh. Vì cụ vua ta ngó trước dòm sau ông tướng Tàu Phúc Khang An cũng thường thôi vì cùng với Tôn Sĩ Nghị cất quân sang đánh Miến Điện cũng đã thua rồi. Nay tự mình thân chinh cất đại quân trừng phạt một bộ lạc của Tây Tạng mất tới 7 tháng. Nói cho cùng nước Tàu từ thời Tam hòang Ngũ đế có đánh thắng nước nào đâu, nói theo nho gia là bán tử bất hoại, tức từ chết đến bị thương.
Thêm nữa cụ vua khọm Càn Long cũng gần đất xa trời rồi nên vua ta phải tính.

Cống người vàng và cống voi


(trích Thanh-Việt nghị hòa)

Trong khoảng hai năm này, người “mai dong” (Phúc Khang An) mà vua Quang Trung mong đợi không có mặt ở Quảng Đông. Vua Quang Trung xin bãi bỏ lê cống “hình nhân” người vàng, đồng thời xin đổi cống kỳ 3 năm thành 2 năm. Vì muốn có nhiều cơ hội bang giao gần gũi với vua Càn Long như sứ thần Triều Tiên, vì trên thứ bậc, An Nam vẫn đứng sau Triều Tiên (1). Như nghị tấu về việc chước định lại phương vật và cống kỳ theo tờ biểu ngày 2-5-1792
(theo Văn hiến tùng biên, quyển thượng, Đài Bắc năm 1964, trang 423).
(1) Thời tối cổ xưa, vùng đất cổ Nữ Chân, cổ Triêu Tiên và một bộ tộc thiểu số khác tạo ra thế Tam Quốc (không như Tam Quốc thời hậu Hán chia ba với Thục, Ngô, Ngụy).
Năm 1636, cổ Nữ Chân đổi tên là Mãn Châu quốc, theo dòng lịch sử thế liên kết Tam Quốc chia làm ba để có nước Cao Ly ngày nay. Mãn Châu quốc trước khi đổi tên thành Mãn Thanh, trong vùng đất này bao gồm người Hung Nô, Đông Hồ, Tiên Ti, Khiết Đan, Mông Cổ, và Triều Tiên. Người Mãn Châu cai trị người Trunh Hoa từ thời hòang đế Khang Hi 1662 và chấm dứt vào thời hòang đế Phổ Nghi 1912.
Vì vậy Càn Long gần gũi với Triều Tiên là thế.
(xem phần Ngọai truyện tựa “Văn Thù” trang 237)

Thông thường cống sứ nước ta ba năm đi một lần, có khi sáu năm, hai lần gộp làm một. Chỉ riêng đời Tây Sơn, trở thành thường xuyên hơn. Trong thời gian 250 năm từ 1661 đến 1911, nước ta chỉ gửi người đi sứ tổng cộng 45 lần, trung bình 5 năm một lần.
Thế nhưng dưới đời vua Quang Trung, chỉ trong mấy năm từ 1789 đến 1793, mỗi năm ít nhất có một phái bộ sang Tàu, có năm đến hai (2) phái đoàn

(2) Ngô Thì Nhậm có một năm đi sứ 3 lần.
Dù được giải thích cách nào, việc đem người vàng sang cống là một việc hạ thấp quốc thể nhất là trong những trường hợp cố tình làm bỉ mặt triều đình nước ta như việc đòi Mạc Đăng Dung phải cống người vàng cúi mặt xuống có dây buộc vào cổ mà sau này nhà Lê phải tranh biện mãi mới được đúc người vàng nhìn thẳng như truyền thống. Nhà Minh công nhận cả hai bên nhưng giáng cấp người đứng đầu nước ta xuống An Nam Đô Thống Sứ, ngạch tòng nhị phẩm hiểu ngầm như một viên quan của triều đình viễn thú. Tuy thực tế, hai triều Lê Mạc vẫn hoàn toàn tách biệt với Trung Hoa nhưng trên giấy tờ, việc lệ thuộc đó là một mối nhục khó quên.


Tuy nhiên, quan trọng nhất, tuy liên hệ với nhà Thanh trở nên mật thiết, nước ta vẫn giữ được quyền tự chủ, độc lập và vẫn theo đuổi những chính sách có khi đi ngược lại chủ trương của Thanh đình.
Như hai việc Biện bạch việc cống người vàg  và Biện bạch việc cống voi.

Biện bạch việc cống người vàng
Phúc Khang An lại ra điều kiện đòi triều Tây Sơn phải đúc người vàng đem cống như các triều đại trước. Trong những triều đại trước, việc biện giải nếu có đều chỉ tập trung vào việc từ chối một đòi hỏi quá đáng của đối phương. Riêng lần này, lần đầu trong lịch sử có sự tranh biện vị thế hai bên đã thay đổi. Việc đạt tới đồng thuận không phải thuần tuý do lý luận của bên ta sắc bén mà còn khai thác được hoàn cảnh thực tế khiến nhà Thanh phải nhượng bộ.
Ngô Thì Nhậm đã viết cho Phúc Khang An bức thư, trong đó có đoạn:
Quốc trưởng nước tôi vùng lên từ thủa áo vải, nhân thời biết việc, đối với vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi của nhà Lê đâu mà lại coi như kẻ thoán đoạt. Trước đây Tôn bộ đường đem quân đến, quốc trưởng nước tôi bất đắc dĩ phải đem quân ra ứng chiến, không hề có ý xâm phạm biên cảnh để mang tội.
Nay đại nhân theo lệ cũ của Trần, Lê, Mạc bắt cống người vàng, như vậy chẳng hóa ra quốc trưởng nước tôi được nước một cách quang minh chính đại mà lại bị coi như hạng ngụy Mạc hay sao? Như thế thì tấm lòng kính thuận sợ trời thờ nước lớn cũng bị coi như việc nhà Trần bắt Ô Mã Nhi, (xem trang 166) nhà Lê giết Liễu Thăng hay sao?.
Mong đại nhân noi theo mệnh lớn, miễn cho nước tôi lệ đúc người vàng để tiến cống...

Trong bức thư viết cho Phúc Khang An này, nhà Tây Sơn đã nói rõ rằng các vua Việt Nam thời trước sở dĩ phải cống người vàng là để chuộc một tội lỗi nào đó đối với thiên triều. Nguyễn Huệ tự coi không có tội gì với nhà Lê và cũng không có tội gì với nhà Thanh. Như vậy đời nào Tây Sơn chịu đúc người vàng để tiến cống.
Chính vua Càn Long sau này cũng nhận thấy lệ cống người vàng là vô lý và đã ra lệnh bãi bỏ lệ cống người vàng. Tháng bảy năm Canh Tuất, khi tiếp An Nam quốc vương ở hành cung Nhiệt Hà (3), vua Càn Long tặng một bài thơ trong đó có câu "Thắng triều vãn sự bỉ kim nhân" (việc triều trước bắt cống người vàng là đáng khinh bỉ)  

(3) Nhiệt Hà khi đó là một khu vực riêng để Càn Long về nghỉ ngơi. Vì vùng đất này thuộc Mãn Châu quốc cổ xưa của người Mãn Châu, không nằm trên đất Trung Hoa.

Trong Thanh-Việt nghị hoà người ngọai sử viết về việc cống người vàng kỹ hơn
Trong vai trò đại thần trấn ngự biên cương, Phúc Khang An là người chủ trì mọi việc tiếp xúc với nước ta để đạt được mục đích “dưỡng quân uy, tồn quốc thể” mà ông ta đã tâu lên vua Càn Long như một tiêu chí cơ bản cho vai trò của mình.
Trước hết, họ Phúc minh định rằng muốn được công nhận làm An Nam quốc vương, Nguyễn Quang Bình phải thực hiện những đòi hỏi và lễ nghi mà mọi triều đại của nước ta phải thi hành. Chỉ đến đó vua Quang Trung mới có thể xưng “thần” còn trước đó ông chỉ được giao thiệp với các cấp địa phương và xưng mình là “tiểu phiên” (phên dậu nhỏ), “tiểu mục” [đầu mục nhỏ], “bộc” (kẻ hèn) hay “An Nam quốc trưởng mục” (đầu mục trưởng của An Nam). Nhà Thanh cũng chưa gọi ông là “quốc vương” mà chỉ gọi là “quốc trưởng”. Khi chưa chính thức chấp thuận, nhà Thanh cũng gọi tên tục của ông là “Nguyễn Huệ” nhưng khi đã tiến hành việc phong vương, họ chuyển sang gọi tên ông trong các văn thư (của chính họ) là “Nguyễn Quang Bình”. Ngược lại, vua Quang Trung luôn luôn xưng tên mình là Nguyễn Quang Bình (4) cho thấy không phải đợi đến khi cầu hòa với nhà Thanh ông mới đổi tên như sử triều Nguyễn chép.

(4) Chuyện đổi tên họ trong sử Việt để khỏi bị trừ khử (như nhà Mạc dưới đây) không nói làm gì, nhưng đổi tên vì “lục đục” với ông anh, theo Tạ Trí Đại Trường:
Nguyễn Huệ khi lên ngôi (1788) đổi tên là Nguyễn Quang Bình vì không muôn lệ thuộc vào Nguyễn Nhạc.
Về tên Nguyễn Huệ với dòng dõi họ Hồ mỗi nguồn viết một khác:
Hồ Quý Ly là cháu bốn đời của Hồ Liêm, dòng dõi Hồ Hưng Dật, người Chiết Giang. Hồ Liên làm Thái thú Diên châu, sau di cư vào Thanh Hóa. Năm 1395 Trần Nghệ Tông mất, Hồ Quý Ly tiếm quyền xưng vương, năm1400 đổi quốc hiệu là Đại Ngu, xây kinh đô mới ở Thanh Hóa.
Sử chép rằng năm 1400, Trần Vấn và Trần Tùng được Hồ Quý Ly ban họ Hồ. Rất có thể Hồ Quý Ly là người đầu tiên có lệ ban họ vua ở nước ta. Hồ Quý Ly vốn họ Hồ, được Lê Huấn nhận làm con nuôi và cho đổi sang họ Lê. Đến khi cướp được ngôi nhà Trần, lại bỏ họ Lê lấy lại họ Hồ.

Tiếp với người dựng sử họ Tạ:
Sử quan Nguyễn, kẻ tiếp cận sít sao nhất của vấn đề cũng chỉ tìm được chứng cớ:
“….Tiên tổ (Tây Sơn) người Hưng Nguyên, trấn Nghệ An. Ông tổ bốn đời khoảng năm Thịnh Đức (1653-1657) bị quân ta bắt được, cho ở ấp Tây Sơn Nhất… Cha là Phúc dời đến ấp Kiên Thành… sinh ra Nhạc, Lữ, Huệ….”
Chỉ có thế mà Hoàng Lê nhất thống chí thêm :
”… dòng dõi Hồ Quý LY, cùng ngành với Hồ Phi Phúc…” thì ông Phúc của sử quan Nguyễn được ghép vào với Hồ Phi Phúc thành cha của anh em Tây Sơn, không nệ rằng ông Phúc nếu có họ Hồ, khi làm cha Nguyễn Huệ tất phải đến hơn trăm tuổi! Người đương thời, Bùi Dương Lịch, ghi chép hơn, đã xác nhận rằng “có một thổ hào… ở sách Tây Sơn trên phủ Quy Nhơn… Cụ tổ đi lính…”

Tạ Trí Đại Trường với tên mẹ của Nguyễn Huệ:
“…Nếu trở lại với chứng cớ của Chu Thuấn Thuỷ (1657), thì biết không thể có chuyện bắt người họ Hồ Hưng Nguyên danh tiếng đem về đày ở vùng nay gọi là đèo. Tổ tiên ông chỉ là một người bình thường bị quân Nguyễn “bắt theo dân” (Hoàng Lê…) Và có thể kể thêm chi tiết của Bùi Dương Lịch: “(thổ hào) tên là Đồng Toàn, sinh Đồng Phúc, (sinh?) Thư Nhạc chiếm cứ nơi hiểm yếu, xưng là trại chủ…”
Có tên ông Phúc đấy. Không phải là họ Hồ kéo về trước đến Hồ Quý Ly, về sau đến Hồ Xuân Hương, mà họ Đồng, cũng có thể suy đoán là lấy theo vùng đất “động”/”đồng” đầy dẫy trong xứ: đồng Cây Cầy, đồng Hươu…
Tên mẹ của anh em Tây Sơn là Nguyễn Thị Đồng không rõ từ nguồn gốc sách vở nào nhưng chắc là suy đoán từ họ Đồng này…”.

***
Một trong những điều kiện mà nhà Thanh đòi hỏi là quốc vương An Nam phải đích thân lên kinh đô để được ban phát danh hiệu. Đây không phải là việc mới đặt ra mà có từ đời Nguyên và đời Minh nhưng vì đường sá xa xôi lại e ngại triều đình Trung Hoa không thật lòng nên vua nước ta thường tìm cách thoái thác.
Trong trường hợp vua nước Nam không trực tiếp sang được thì phải đưa một người bằng vàng để thay mặt (đại thân kim nhân). Còn như nếu là hậu quả của một vụ binh cách, nước ta còn phải đền mạng cho tướng lãnh bị giết [trường hợp Liễu Thăng đời Minh], và cũng phải làm một người vàng khác thế vào. Phúc Khang An cũng chiếu lệ cũ để đòi nước ta phải cống người vàng nếu quốc vương không đích thân sang Yên Kinh.
Luật này sau cũng nhạt dần và trở thành một đòi hỏi hình thức có tính vòi vĩnh hơn là nghi lễ nên nước ta phải bấm bụng chấp thuận nhưng luôn luôn coi đó như một món nợ phải trả. Đến khi Mạc Đăng Dung cống người vàng đúc hình cổ buộc dây, mặt cúi xuống (5) thì sĩ phu đều coi như một nỗi nhục khó mà gột rửa. Tệ hơn nữa, họ Mạc chỉ được phong An Nam đô thống sứ, một chức quan tòng nhị phẩm chứ không phải là An Nam quốc vương. Sau (6) nhà Lê tranh luận mãi mới được đúc người vàng nhìn thẳng.

(5) Đầu đời Mạc, nhà Minh nhân cớ Mạc Đăng Dung tiếm ngôi nhà Lê nên đem quân sang hỏi tội. Mạc Đăng Dung và Mạc Phúc Hải phải tự trói ra hàng ở Nam Quan.
Vì vậy có thể không phải một người vàng mà là hai vì có cả Mạc Phúc Hải.
(xem trang 166)
(6) Vua cuối cùng nhà Mạc là Mạc Hậu Hợp bị Trịnh Tùng giết (7), vua Lê Kính Tông lên ngôi 19 năm (thời Minh Thần Tông), sau Lê Kính Tông cũng bị Trịnh Tùng giết. Lê Thần Tông lên ngôi khỏang 35 năm (từ thời Minh Thần Tông qua Thanh Thế Tổ Khang Hy). Vì vậy lệ cống người vàng nhìn thẳng từ thời này. (từ nhà Minh qua nhà Thanh)
(7) Với bi sử nhà Mạc qua chuyện Mạc Hậu Hợp bị Trính Tùng giết:
“…Năm 1600, Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, bắt được Mạc Hậu Hợp treo sống 3 ngày rồi mới đem xử trảm, lấy đinh đóng vào hai mắt, sau đó đem thủ cấp nộp cho vua Lê. Dòng họ Mạc quá sợ hãi phải chạy trốn để khỏi bị trừ khử, họ Mạc phải đổi khác….”
Từ năm 1572 đến 1618 có ba vua Lê bị Trính Tùng giết:liên tiếp: Lê Anh Tông, Lê Thế Tông và Lê Kính Tông. Con Lê Kính Tông lên lam vua là Lê Thần Tông. Kể từ thời gian này, tuy dưới danh nghĩa vua Lê nhưng Đàng Ngòai do Trịnh Tùng kiểm sóat. Đàng Trong thuộc các chúa Nguyễn Hòang, Nguyễn Phúc Nguyên.

Sau khi đã bác bỏ mọi yêu cầu của nhà Thanh và vua Quang Trung cũng không muốn phải lập lại một hành động rất mất quốc thể là cống người vàng thay mình nên thông báo rằng sẽ đưa một nhân vật quan trọng “tuy đại do thân” [tuy thay mặt nhưng cũng như chính mình] đích thân đem tờ biểu cầu phong sang kinh đô.
Động thái đột ngột và tương đối bất ngờ khiến cho Phúc Khang An và quan lại ở Quảng Tây phải vội vàng báo về triều và chuẩn bị đón tiếp. Khác với những báo cáo của quan lại ở Quảng Tây, việc tiếp đón đó tương đối trọng thể và là một mốc lớn trong lịch sử giao thiệp với Trung Hoa cuối thế kỷ XVIII.

***
Hơ! Mụ sử tôi rối lọan tiền đình vì chuyện cống người vàng, vì ngỡ lệ này có từ đời Lê. Thế này thì mụ sử tôi đành nước ao mà vỗ lên bờ chuyện ngày nào năm ấy trong bài phiếm sử Giấc mộng con, mụ sự tôi “thủ vai” cụ Tản Đà lễnh đễnh dẫn cụ Nguyễn Trãi đi theo người muôn năm cũ mở mang bờ cõi từ ải Nam Quan xuống tận mũi Cà Mau. Với chuyện là đến Đồng Đăng…
“…Mặt Cụ (cụ Nguyễn Trãi) ngẫn ngẫn trông thấy, nhưng Cụ vẫn phải gọi một gã cửu vạn lái xe thồ chở hàng hóa, chở luôn cả hai tới Đồng Đăng. Theo bước chân phù lãng nhân trong cõi ngu lạc trường, mình (cụ Tản Đà tức mụ sử tôi) tới huyện lỵ chả thấy phố Kỳ Lừa như trong ca dao Ai lên xứ Lạng có câu “Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa”. Ấy là chưa kể câu “Gánh vàng đi đổ sông Ngô” thì Lạng Sơn nào có sông Ngô và gánh vàng là thể thống gi? Bèn hỏi? Cụ lụng bụng là bài ca dao ấy đúng tên là Ai lên thú Lạng diễn tả tâm sự người lính thú ở biên thùy vùng mạn ngược và kể lể vụ nộp cống người vàng. Chả là đời Lê-Mạc, Minh Thành tổ bắt ta mỗi hai năm phải triều cống hai tượng người bằng vàng y ròng. Để thế mạng cho Liễu Thăng và Lương Minh bị Lê Lợi chém văng đầu ở ải Chi Lăng. Còn Ngô là đất Đông Ngô thời Tam Quốc, Ngô Tôn Quyền mang quân “đi bộ” sang cai trị nước ta vào thời Bà Triệu, họ “ác ôn” như các cụ ta xưa có câu “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” nên ta gọi họ là giặc Ngô. Thời Lê Trịnh, vì họ đi tàu qua nước ta nên ông Lê Quý Đôn mới gọi họ là…Tàu…”.

Giời ạ! Ông giời có mắt xuống đây mà xem người đi trước dóng ra dóng vào: “Hai người vàng là Liễu Thăng và Lương Minh và lệ cống người vàng có từ đời Lê”. Nay qua Thanh-Việt nghị hòa, mụ sử tôi mới đực ra ngỗng đực lệ này có từ đời Trần mà hình nhân thế mạng là Ô Mã Nhi. Và tới nhà Mạc là Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh cổ buộc dây, mặt cúi xuống vì nhà Minh buộc tội cướp ngôi nhà Lệ
Vì thế Ngô Thì Nhậm đã viết cho Phúc Khang An bức thư, trong đó có đoạn:
“…Quốc trưởng nước tôi vùng lên từ thủa áo vải, nhân thời biết việc, đối với vua Lê vốn không có danh phận vua tôi. Mất hay còn là do số trời; theo hay bỏ là do lòng người. Quốc trưởng tôi có ý cướp ngôi của nhà Lê đâ… “ (ý là phải cống người vàng như nhà Mạc)
Nhưng ít nhất mụ sử tôi gọ gạy được một nhẽ cống người vàng với một hình nhân thế mạng, hay hai, tùy theo vào thời nào từ thời Trần đến thời Hậu Lê.

Biện bạch việc cống voi
Trước kia, trong các loại cống phẩm đưa sang Trung Hoa đời Thanh, nước ta không phải cống voi.  Voi đã thuần dưỡng (tuần tượng) chỉ thấy các nước Nam Chưởng, Xiêm La hay Miến Điện tiến cống. Khi đưa ra đòi hỏi phải cống voi, nhà Thanh muốn Đại Việt cũng phải như Nam Chưởng (tức Ai Lao) nhằm hạ thấp coi như những tiểu quốc man mọi và cũng là một hình thức thị uy của Phúc Khang An.
Qua Hoàng Lê nhất thống chí, theo bản dịch của Nguyễn Đức Vân và Kiều Thu Hoạch (nxb Văn Học, Hà Nội 2002) thì:
Ngoài lễ dâng thường của địa phương lại dâng thêm hai thớt voi đực. Dọc đường người Thanh phải phục dịch chuyển vận rất khó nhọc. Trong ngoài ai cũng biết là giả dối, mà không ai dám nói.” (trang 388)
Nhưng sau khi tiếp phái bộ Nguyễn Hữu Trù, Phúc Khang An thông báo nước ta muốn “đầu thành” phải cống voi và đích thân vua Quang Trung phải lên Nam Quan tạ tội. Triều đình Tây Sơn đã trả lời rất nhũn nhặn nhưng cương quyết như sau:
Càn Long năm thứ 54 (Kỷ Dậu, 1789) ngày 28 tháng tư
“…Tiếp kiến bồi thần nước tôi là Vũ Huy Tấn từ cửa quan trở về quốc thành (kinh đô Thăng Long) thuật lại lời dụ tận mặt của ân công, là thêm vào cống vật của bản quốc bốn con voi, hoặc hai con, không phải là loại voi đánh trận mà là loại voi đã thuần dưỡng, chuẩn bị cho sẵn sàng để tiến cống. Phàm là chư hầu thống ngự ở núi sông là lễ, lấy hết sản vật đem tới triều đình cũng là lễ vậy. Điều ngài dụ xuống là lẽ ấy, quả vì hạ quốc mà ân công chu toàn nên muốn cả tình lẫn văn đều ổn thoả, nghi lễ phương vật đều xong để xin mệnh của hoàng đế. Đáp lại thịnh tâm của chế hiến tôn đại nhân, kẻ hèn này quả thật không dám có ý gì khác.
Hiện nay nước tôi vừa mới ổn định, binh lính dân chúng cần nghỉ ngơi. Sau khi binh lửa rồi nơi nào cũng cây cối rậm rạp, từ cửa quan đi đường núi xuống mất đến năm, sáu ngày mới đến được sông Phú Lương (tức Nhĩ Hà)…”.

Càn Long năm thứ 54 [Kỷ Dậu, 1789], ngày 28 tháng Tư
“…Còn việc gõ cửa quan để trình bày mọi việc thì tôi đã sai cháu ruột là Nguyễn Quang Hiển thay tôi mà làm lễ đem biểu nhập cận rồi. Đến tấm lòng cung thuận, hết sức tha thiết chí thành, tuy kẻ hèn nay chưa đích thân đến được, thì cháu tôi cũng đã thay mặt mà làm đấy thôi chứ nào có lần lữa. (…). Nếu như được lượng rộng như bể cả của Phúc công gia mà chiếu cố để gầy dựng cho bản quốc chỉ còn chưa được đến mạc phủ đâm ra thiếu sót việc trần tình chuyện cũ, ấy cũng đều là ở tấm lòng chí thành chứ không phải vì ngạo mạn mà thác ra như thế.
Còn như voi để đánh trận thì ngài đã thể lượng cho tình hình trong nước mà không đòi tiến cống. Đến như voi đã huấn luyện rồi, ấy là sản vật thường có của (1) phương Nam, mong ân công vì kẻ hèn này mà ngọc thành cho việc tốt, sau này được liệt vào vương hội thì dẫu có ngọc dạ quang, vải tị hoả tôi cũng tìm cho bằng được để dâng lên.
Còn như voi đã thuần là chuyện nhỏ, các nước Miến Điện, Nam Chưởng cũng còn có được thì lẽ nào nước tôi lại không có hay sao? Có điều ở bản quốc thì có nhiều voi ở vùng rừng núi tây nam, các giống man Lao, Phàm, Cao, Hợp có, trước đây cũng đã từng thu dụng đến hỏi mua ở những nơi này.
Từ khi binh lửa các nơi ấy không yên, những con voi tôi dùng trong chiến trận đều là voi trong các chuồng của họ Trịnh, họ Nguyễn còn lại, tính ra cũng chẳng còn nhiều.
Những con voi đó tính tình dữ tợn, bướng bỉnh, phải dùng tượng nô người mán, biết cách dùng bùa chú vùng rừng núi thì mới có thể chế phục được. Số voi đó nay đã xua vào trấn giữ biên giới phía nam để khống chế chư man. Kẻ hèn này đã đem bản quốc nội thuộc, ấy là phên dậu của thiên triều rồi thì những con voi dùng trong việc binh tuy ở hạ quốc nhưng có khác gì ở thượng quốc. Còn tuần tượng là giống voi không giỏi chiến đấu, người man dụ được rồi huấn luyện, hiện nay các bộ lạc trong núi như Hạt Xà Kiều, Hạt Xà Đồng, Chiêu Pha Mang, Lộc Quần các tù trưởng đánh lẫn nhau.
Bản quốc nay mới tạo dựng, việc trong nước còn đang trù tính, đợi các nơi tương đối vững vàng, nhờ vào uy linh thiên triều, sẽ tính đến chuyện các xứ man khi đó sai sứ đến bắt họ vào khuôn phép, khi đó mua được voi để tiến hiến. Còn như từ quốc thành trèo non vượt núi để đến các thuộc đỗng thì phải chinh phục các giống sơn man mới có, cho nên việc voi thuần dưỡng thực không phải dễ dàng gì mà cũng không gấp được…”

***
Như ở khúc trên mụ chữ tôi đã hặm hụi: Cụ vua khọm Càn Long cũng gần chín phương đất mười phương trời rồi nên vua ta phải tính  Vua ta tính từ khởi đầu bang giao với một trong những đòi hỏi của nhà Thanh là nước ta phải cống 2 con voi đực nhưng cụ vua ta đã từ chối. Việc đem voi triều cống Tàu là thông lệ của nhiều “phiên thuộc: như Xiêm La, Miến Điện chứ không phải món quà độc đáo của nước ta. Theo Khâm định Đại Thanh hội điển sự lệ chỉ duy nhất trong chuyến đích thân vua Quang Trung sang Bắc Kinh chúc thọ vua Càn Long khi đó mới mang theo 2 con voi.
Bởi nhẽ vua nhà Thanh rất thích voi, vì miền Bắc nước ta ít voi nên không dùng làm cống phẩm mặc dù voi vua Lê chúa Trịnh vẫn còn đấy, cụ vua Quang Trung muốn chứng tỏ cho nhà Thanh rằng bây giờ địa giới của mình đã mở rộng đến tận Đàng Trong nên mang hai con voi từ Nghệ An tiến kinh nhân lễ thượng thọ Càn Long.
Thế nhưng Khâm định Đại Thanh hội điển sự lệ cho ấy là lần duy nhất trong chuyến đi của vua ta. Họ dấu béng đi ba năm sau vua ta sai sứ bộ do Vũ Vĩnh Thành và Trần Ngọc Thị đem khí giới và voi lấy được trong chiến dịch Ai Lao làm lễ vật sang nhà Thanh để cầu hôn công chúa nhà Thanh. Nói theo người ngọai sử thì sứ bộ ta muốn diễn sử lại bản thiên hùng ca ba năm trước với một là:
Bắc Bình Vương bèn sai đắp đàn ở núi Bàn Sơn, ngày 25 tháng mười một năm Mậu Thân (1788), vương ta làm lễ lên ngôi hoàng đế, rồi tự mình thống lĩnh thủy bộ đại binh Bắc phạt. Ra đến Nghệ An nghỉ lại 10 ngày để kén lấy thêm binh, cả thảy được 10 vạn quân và hàng trăm thớt voi.
Quân số của Bắc Bình Vương chỉ có 10 vạn, có nhiều quân mới tuyển, chỉ trong 3 ngày mà quân Việt đã đánh tan hàng vạn quân Tàu do tổng đốc Lưỡng Quảng là Tôn Sĩ Nghị chỉ huy khiến hắn ta không kịp mặc áo giáp và không kịp thắng yên cương, lên ngựa đem mấy tên lính kỵ chạy 7 ngày 7 đêm mới tới ải Nam Quan. Quân các trại nghe tin như thế, xôn xao tan rã chạy trốn. Thế là Bắc Bình Vương dẫn quân vào thành Thăng Long ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu sớm hơn dự định hai ngày.

Và hai là thêm bản thiên hùng ca mới ngay đây:
Vua sai sứ thần ta báo tin khơi khơi chiến thắng (báo tiệp) trong chiến dịch ở tây nam với Vạn Tượng, Xiêm La tại Trấn Ninh (Trịnh Cao, Quy Hợp) và bắt được Lê Duy Chỉ ở Tuyên Quang. Việc báo tiệp đó được kèm theo voi chiến, vũ khí lấy được dâng lên nhà Thanh làm gì chả biết nữa. Sau đó vua ta còn báo tin khơi khơi vừa dẹp tan nội lọan (Nông Phúc Tấn, Hòang Văn Đồng) và ngoai xâm (Thủy Xá, Hỏa Xá).
Bằng vào ngẫu sự xuống đông đông tĩnh, lên đòai đòai tan ấy, lẵng nhẵng thế quái nào mụ sử tôi ngược dòng lịch sử với tiết mục “Cầu hôn công chúa Mãn Châu và đòi 7 châu Hưng Hóa” ở trên với: Nói cho cùng nước Tàu từ thời Tam hòang Ngũ đế có đánh thắng nước nào đâu, nói theo nho gia là bán tử bất hoại, tức từ chết đến bị thương.
Để lấy ngắn nuôi dài, mụ chữ tôi dài dòng như sau:
Con số vua chúa nước Tàu tính từ lúc Tần Thủy Hoàng thống nhất năm 221 TL đến Phổ Nghi cuối cùng của triều đại Mãn Thanh năm 1912 chấm dứt thời đại vua chúa, tổng cộng là 2132 năm, có tất cả 906 vị nam nữ hoàng đế, trong số đó có 494 người tộc Hán, còn 412 vị thuộc tộc Tạng, Hồi, Liêu, Kim, Mông, Mãn.

Theo Chuyện Ta chuyện Tàu, thì
Thì tính về số năm làm vua là kẻ ngoại tộc nắm ngôi hoàng đế Tàu vừa lâu và lại vừa sống dai nữa, Khang Hy ở ngôi 68 năm, Càn Long 61 năm. Ông vua Tàu sống thọ nhất là Càn Long 89 tuổi và nữ là Võ Tắc Thiên 82 tuổi. Còn vua ở ngôi ngắn ngủi nhất chỉ có nửa ngày thì bị chém đầu đó là Nhan Thừa Lân thuộc rợ Kim.
Đặc điểm nhất của hai triều đại trị vì nước Tàu mở rộng đất đai lớn nhất không thuộc tộc Hán, từng bị khinh rẻ là rợ Kim dòng Nữ Chân và Mông Cổ. Thời đại Nguyên Mông cai trị nước Tàu gần cả thế thế kỷ 13, thời đại Mãn Thanh (tức Mãn Châu) trị vì gần 3 thế kỷ…” - (Nguồn: Chuyện Ta chuyện Tàu – Trần Khánh)

Lây dây đến ngoại tộc Hán, thời đại Nguyên Mông và thời đại Mãn Thanh không có gì óc bóc cho mấy…Mụ sử tôi bèn chui thọt lỏn vào Google, lụi đụi bò ngược dòng sử Tàu lên Đại Đô hoặc Nam Kinh từ thời nhà Tống:
- Đại Mông Cổ Quốc tức nhà Nguyên đánh nhà Tống, cai trị nước Tàu kéo dài từ năm 1271 đến năm 1368 (97 năm). Nguyên Thê tổ đóng đô tại Đại Đô (Bắc Kinh).
- Nhà Minh là triều đại cuối cùng của Hán tộc trong lịch sử nước Tàu. Triều đại nhà Minh kéo dài từ năm 1368 đến năm 1636. Đóng đô tại Bắc Kinh và Nam Kinh.
- Nhà Mãn Thanh do người Mãn Châu làm vua Tàu kéo dài từ năm 1644 tới năm 1912 (278 năm).

***
Để lăng ba vi bộ từ nhà Tống tới nhà Minh, mụ chữ tôi sa đà với Đọc Kim Dung tìm hiểu văn hóa Tàu để phiêu lãng quên mình lãng du trở vê Sài Gòn thập niên 60, 70…
Kim Dung viết ba truyện đầu tay từ Xạ Điêu Anh Hùng Truyện, Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Xạ Điêu Anh Hùng Truyện có bối cảnh cuối đời nhà Tống. Thần Điêu Hiệp Lữ là giai đoạn người Tàu chống lại nạn Bắc xâm. Ỷ Thiên Đồ Long Ký viết về cuộc khởi nghĩa lật đổ nhà Nguyên, một triều đại của đế quốc Mông Cổ.
Người Mông Cổ cai trị nước Tàu gần một trăm năm (1271-1368). Trước đó, nhà Tống là một triều đại bị nhiều sử gia coi là hèn yếu nhất trong lịch sử Tàu. Cũng chính nhà Tống đã đem quân sang đánh nước ta hai lần nhưng đều đại bại. Lý Thường Kiệt (2), danh tướng đời Lý đem quân sang tận Ung Châu (1076) rồi rút về.

(2) Nam quốc sơn hà là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết bằng văn ngôn Hán, không rõ tác giả. Bài thơ này vốn không có tên, tên gọi Nam quốc sơn hà là lấy từ hai câu thơ đầu Nam quốc sơn hà Nam đế cư - Hoàng thiên dĩ định tại thiên thư…

Theo truyện dã sử thần linh ma quái Việt điện u linh. Thái uý Lý Thường Kiệt đem quân đánh nhà Tống dựa bờ sông đóng cừ để cố thủ. Một đêm kia quân sĩ nghe trong đền có tiếng của thần nhân ngâm to rằng: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (người sau cho là bản  “Tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta).
Lĩnh Nam chích quái (dã sử thần linh như Việt điện u linh) cũng chuyện chiến chinh, chỉ khác người gặp thần nhân không phải là Lý Thường Kiệt mà là vua Lê Đại Hành.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư đời Lê của Ngô Sĩ Liên (bộ chính sử đầu tiên ghi chép bài thơ này), tác giả bản “Tuyên ngôn độc lập” là Lê Hoàn (Lê Đại Hành), người sáng lập ra nhà Tiền Lê (980-1009), đánh Tống lần thứ nhất. Các nhà nghiên cứu gần đây cùng một quan điểm Nam quốc sơn hà là bài thơ, xuất hiện dưới thời Lê Đại Hành.
Thế nhưng với sử gia Phan Huy Lê: Vì Lê Đại Hành giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc (ông cụ tổ nhà Nguyễn), thông dâm với vợ vua…. Nếu Lê Đại Hành như vậy thì dễ gì lại đem bài thơ như một bản "Tuyên ngôn độc lập" đó của dân tộc gắn cho Lê Hoàn được. Vì vậy các tác giả đã “gắn” bài thơ đó cho Lý Thường Kiệt.
Nhiều người đọc xong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký đã chắc lưỡi than thầm Trương Vô Kỵ đã để cho Chu Nguyên Chương lừa một cách dễ dàng, và xem ra công cuộc lật đổ triều Nguyên cũng không có gì khó khăn lắm. Chu Nguyên Chương là bộ tướng của nhà Tống xưa kia, năm 1368, Chu Nguyên Chương và Trần Hữu Lượng (3) đánh đuổi nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lên ngôi, đặt quốc hiệu là Minh, niên hiệu Hồng Võ.

(3) Theo Việt sử ký bản kỷ Trần Hữu Lượng chính là con trai của Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc (con trai thứ năm của Trần Thái Tông) sang hàng nhà Nguyên.

Nhưng Khâm định Việt sử bác bỏ chuyện này.
Ngô Tất Tố với Văn học đời Trần, Khai Tri; 1960 và gần đây sử gia Trần Quốc Vượng cũng đã làm hệ phả của Trần Ích Tắc nhưng không thấy nói gì đến chuyện này (chuyện Trần Hữu Lượng là con trai của Trần Ích Tắc).
Họ Trần nguyên thủy là tên một tiểu quốc (nước Trần) và từ đó biến thành họ. Họ này sau trải dài từ nam Trung Hoa xuống bắc Việt Nam, Do đó rất có thể (Trần Hữu Lượng, Trần Ích Tắc) cùng một nguồn gốc ở một thời kỳ xa xăm nào đó nhưng sau này không còn gì liên hệ với nhau nữa.
Sách chép rằng Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (4) có mối hận, không bắt được Vương Bảo Bảo, là Koko Temur mà Nguyên sử dịch là Khóang Khuếch Thiết Mộc Nhi, Hán danh là Vương Bảo Bảo (tức anh trai của Triệu Mẫn trong bộ Ỷ Thiên Đồ Long Ký)
Vương Bảo Bảo là con của Nhữ Dương Vương Sát Hãn Thiếp Mộc Nhĩ. Cuối đời Nguyên vì người Mông Cổ tranh chấp nhau nên tự mình làm suy yếu, các thân vương đánh giết lẫn nhau. Vương Bảo Bảo bị cận thần làm phản nên quân Nguyên thua to, Vương Bảo Bảo phải dẫn 18 kỵ binh chạy về Mông Cổ. Quận chúa Triệu Mẫn, người con gái Mông Cổ vừa xinh đẹp vừa khôn ngoan, là vợ cả của Trương Vô Kỵ, là nhân vật thứ nhì trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký

(4) Ba mươi năm sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi (Minh Thái Tổ), con trai thứ của ông ta là Chu Lệ, tức Thành Tổ (Vĩnh Lạc) nhà Minh đã sai Trương Phụ đem quân sang chiếm nước ta.

Kim Dung viết rất nhiều truyện kiếm hiệp nếu sắp xếp theo thời gian từ đời Tống với Anh hùng xạ điêu (Quách Tĩnh, Hòang Dung). Ông bắt qua nhà Nguyên và nhà Minh với Cô gai đồ long (Trương Vô Ky, Triệu Minh). Qua tới giữa nhà Minh và nhà Thanh là Lộc đỉnh ký (Vi Tiểu Bảo, Khang Hy). Tác giả Kim Dung (tên thật là Tra Lương Dung là hậu duệ của Tra Thận Hành) cho biết chính sự khốc liệt của Cách mạng văn hóa dưới thời Mao Trạch Đông là nguyên nhân ông viết bộ tiểu thuyết võ hiệp Lộc đỉnh ký mà chính tổ tiên ông dự phần vào phong trào Thanh phục Minh (nhà Nguyễn vay mượn “bài Thanh phục Minh” thời Gia Long ít nhiều vẫn phải dựa vào danh nghĩa “phản Tây Sơn phục Lê”). Cuối cùng với nhà Thanh, Kim Dung có quyển Hồng hoa hội (Trần Gia Lạc).  

Thập niên 60, 70 dịch giả truyện Kim Dung tên thật là Phan Tiền Phong (cùng thời với ông Phan Tiền Phong có Hàn Giang Nhạn, Thương Lan, Nguyẽn Kháng),.truyện ông dịch đầu tiên là Bích huyết kiếm đưa cho bao Đòng Nai đăng năm 1960. Khi ông dịch đến bộ Ỷ thiên đồ long ký (hay Cô gái đồ long), ông bắt đầu nổi tiếng, các nhà báo gọi ông là Từ Khánh Phụng. Thời kỳ truyện võ hiệp thịnh hành ông dịch cho 12 tờ báo như Chính Luận, Trắng Đen, Tiếng Vang, v.v... Ông có 3 thư ký đánh máy, tay cầm sách dịch thăng cho thư ký, xong giao cho các báo. Ông mất năm 1969, ít người hay biết sau khi ông mất: Vợ ông và con trai Phan Tiền Thăng vẫn tiếp tục dịch truyện Kim Dung dứới tên… Tiền Phong Từ Khánh Phụng.

***
Ha! Đúng là trăm bó đuốc cũng vồ được con ếch, số là con ếch “cụ” mà mụ chữ tôi vồ được là: Tổ tiên ông Kim Dung trong phản Thanh phục Minh nên hư cấu được… bộ Lộc Đỉnh Ký. Bèn lêu bêu rằng mụ sử tôi bạo gan lộng thiên hí địa viết…văn sử, sao không hư cấu chuyện cụ vua ta đánh Tàu để đòi đất… Quảng Đông, Quảng Tây.
Bởi chưng mụ chữ tôi đã dàn dựng xong cấu trúc của truyện viết dựa dẫm vào câu nói của cụ vua ta với cận tướng: “Nếu để cho ta vài năm dưỡng uy sức nhuệ thì ta có sợ gì chúng đâu…”. Cụ vua ta nói cho có chuyện để nói thế thôi, vì cụ vua ta đã có một thời gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo, xuống đông đông tĩnh, lên đòai đòai tan vì mụ chữ tôi biết thưa bứa năm Kỷ Dậu, trong tay cụ vua ta có… hải phỉ.
Và mụ sử tôi bám như cua cắp việc vua ta sử dụng cướp biển như một lực lượng chính sau tượng binh. Gần đây, sau khi tìm ra sử phẩm vua ta thu dụng những tên “giang hồ thảo khấu” này để quấy phá miền nam nước Tàu nhằm “phản Thanh phục Minh”. Vì vậy cụ vua ta đã biến họ thành một đội thủy binh dọc cũng như ngang, được phân bố lãnh hải hoạt động với dự tính sau này, Ấy là: 3 năm sau trận Kỷ Dậu…

Chạy trời không khỏi nắng với lịch sử là cuộc tái diễn không ngừng giữa cụ vua ta và Thành Cát Tư Hãn (Chinggis hay Ghengis Khan 1162-1227). Người Mông Cổ lúc đó khỏang 1.5 triệu dân (Đàng Trong thời cụ vua ta từ Phú Xuân vào Gia Định cũng 1.5 triệu người). Người Mông Cổ trở thành hùng mạnh trong cuộc trường chinh tiến vào Trung Đông rồi tràn qua tận Đông Âu. Cụ vua ta cũng đánh nhà Đại Thah rồi lấn qua Lão Qua (Ai Lao), Xiêm La.  Vì Thành Cát Tư Hãn biết sát nhập các bộ lạc hiếu chiến khác, cụ vua ta cũng thu phục các bộ lạc miền núi (5).

(5) Vua Quang Trung cũng sát nhập những bộ lạc trong núi Hạt Xà Kiều, Hạt Xà Đồng, Chiêu Pha Mang, Lộc Quần vì các tù trưởng hiếu chiến thường hay đánh nhau.

Chính Chế Bồng Nga cho biết cụ vua ta học chiến binh người Chiêm trang bị nhẹ, (trong khi quân Tôn Sĩ Nghị cồng kềnh gồng gánh xoong chảo…). Thành Cát Tư Hãn khai thác chiến xa của người Nữ Chân (ngườI Mãn Châu ở phía bắc) và thủy quân của người Hán, chiến thuyền của nhà Tống..Thì cụ vua ta cũng thâu nạp tượng binh của Xiêm La, Miến Điện, hải phỉ của Tàu, thủy binh Chiêm Thành.
Và có thể tượng binh Chiêm Thành (6) hay tượng binh Chân Lạp (7)

(6) Khi viết về Chiêm Thành, các nhà biên khảo thường viết về chiến binh Chiêm Thành với thuyền độc mộc, ít ai đề cập đến tượng binh của họ thời thịnh trị. Trên điêu tượng ở Angkor Wat khắc trạm nhiều cảnh giao tranh giữa tượng binh Chân Lap và tượng binh Chiêm Thanh, hai bên đều dùng voi xông trận. Odoric de Pordenone cho biết khi ông đến vương quốc Chân Lạp thì vương triều này có đến 14.000 thớt voi.
(7) Mụ sử tôi…”luận sử” cụ vua ta có thế mua voi của Chân Lạp.
Vắn hai dài một từ chuyện nhà Thanh đòi cụ vua ta cống 4 hay 2 con voi, trong biện bạch về cống voi, cụ vua trả lời bằng văn thư rất rành rọt về voi theo phong thổ địa chí như voi chiến ở Miến Điện, Nam Chưởng. Cụ vua ta cũng rất rành mạch ”voi làm cảnh” của ta tại vùng rừng núi tây nam mà cụ vua ta gọi là sơn man như Lao, Phàm, Cao, Hợp. (theo mụ chữ tôi sơn man đây là Ai Lao (?) có địa danh Trịnh Cao, Quy Hợp)
Trong thư biện bạch cụ vua ta để lộ câu:
“…sẽ bắt họ vào khuôn phép, khi đó mua được voi để tiến hiến. (…) thì phải chinh phục các giống sơn man mới có…”
Vì vậy mụ sử tôi mới “diễn sử” thêm nếu mua voi của Chân Lạp không được, cụ vua ta túng thì phải tính có thể…tính chuyện chinh phục Chân Lap về sau này.
Nhưng ấy là chuyện sau…(xem trang 172)
 
Trong 1.623 công trình viết về nhà Tây Sơn, một số sử gia Hà Nội so sánh trặc chìa vua Quang Trung với Napoléon. Rồi chính người Hà Nội đưa nguồn tin theo nhóm tư vấn quân sử Anh Quốc chon Trần Hưng Đạo là danh tướng đứng hang thứ tư trên thế giới. Napoléon.đứng hàng thứ 10, vì thua trận Waterloo năm 1815 (tên một thành phố nhỏ ở Bỉ). Nhóm tư vấn quân sự xếp hạng các danh tướng không vì một, hai trận đánh lẫy lừng mà ảnh hưởng lâu dài của trận đánh ấy thế nào với cục bộ thế giới. Người Anh chọn Trần Hưng Đạo vì hai lần chặn được sức tiến quân như vũ bão của Thành Cát Tư Hãn (vì bị bóng ma Thành Cát Tư Hãn ám ảnh nên nhóm tư vấn viết lộn, đúng ra là Khubilai tức Hốt Tất Liệt). Vì nếu không, khuôn mặt Đông Nam Á sẽ thay đổi…
Hốt Tất Liệt đặt trọng tâm vào Miến Điện là nước lớn nhất, sau đó nếu Hốt Tất Liệt chinh phục được Chân Lạp, vương quốc Chiêm Thành thì Đại Việt không đánh cũng tan. Hốt Tất Liệt sẽ “phục hồi” lại lịch sử vào thế kỷ thư 5 TL, sẽ như đế quốc Phù Nam đã vươn tới Nam Dương, Abbassid ở Baghdad và vịnh Bengan, Ấn Độ. Nhưng lịch sử có những mảng khuyết sử vì như nhóm tư vấn quân sử Anh Quốc nhầm lẫn Hốt Tất Liệt với Thành Cát Tư Hãn…Thì ít ai nói tới vào đời Trần, chính Hốt Tất Liệt sai Toa Đô mang quân theo đường biển xuống đanh Chiêm Thành nhưng thất bại vì quân Mông Cổ ở vùng thảo nguyên rộng rãi, đem quân đánh xuống phương nam không còn ưu thế của kỵ binh, hoàn toàn bất lợi ở núi non rừng rậm, muỗi mòng, bệnh tật.
Và nếu như cụ vua ta không mất sớm, miền nam đất Tàu cũng đổi thay, bởi mụ sử tôi không viễn mơ, viễn tưởng triều đại Tây Sơn như đế quốc Phù Nam đã đánh phá Angkor Wat của Chân Lạp. Mà nói đến Chân Lạp thì lại phải nói đến một mảnh khuất sử giữa Chân Lạp và Chiêm Thành: Với khuất sử, khuất nẻo thì năm 192, vào thời nhà Hán, Chiêm Thành là cướp biển từ Nam Đảo (Austronesian) theo ven biển miền Trung lên Quảng Nam, rồi xuống Bình Thuận lập ra Chiêm Thành theo Ấn Độ giáo (Bà La Môn) thờ bò. Thế kỷ thứ 10, Chiêm Thành theo chân đế quốc Sri-Vijaya ở quần đảo Java tại Nam Dương khống chế Chân Lạp và đặt tên là Thổ Chân Lạp. Họ chiếm vùng Óc Eo bao gồm Châu Đốc và Đồng Tháp Mười (phế đô Phù Nam) đặt tên là Thủy Chân Lạp. Người Chiêm Thành ở miền Nam theo Hồi giáo hệ phái Nam Dương thờ heo.
Nếu như năm 1832, Minh Mạng không sai Trương Minh Giảng đánh Cao Mên (Chân Lạp) thì nhà Tây Sơn (8) cũng sẽ “bành trướng đế quốc” và hơn cả nhà Nguyễn nữa. Vì có sẵn người Chiêm Thành ở Đồng Tháp Mười, cụ vua ta sẽ ngược dòng lịch sử như đế quốc Sri-Vijaya, sau khi đánh Xiêm La, Lão Qua năm 1793 xong, sẵn trong tay có người Chiêm Thành gốc hải phỉ, voi chiến và vũ khi vừa lấy được của Lão Qua, cụ vua Quang Trung ta sẽ đánh Thổ Chân Lạp chiếm Angkor Wat làm kinh đô thay cho Nghệ An (9). Cụ vua ta sẽ “tái tạo” lại lịch sử bằng cách theo lối mòn xưa cũ của đế quốc Sri-Vijaya, sẽ kéo đại quân thẳng đường xuống Java (Nam Dương) và Sumatra.

(8) Theo tác giả Nguyễn Duy Chính: Mộng bành trướng này của Nguyễn Nhạc.
Thái Dức Nguyễn Nhạc chủ trương không lệ thuộc vào nhà Thanh, bằng cách chinh phục những nước khác để lập lên một thế lực riêng (tạm gọi là “đế quốc”) để đối đầu.với nhà Thanh. Ông nhắm vào Chân Lạp, Xiêm La và nhất là Miến Điện giỏi chiến địa, vì đã từng đanh bại Thanh triều bốn lần từ năm 1765 đến năm 1776.
(9) Cháu nội Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt (Khubilai) lên ngôi hòang đế, thiên đô Karakorum ở Mông Cổ về Yên Kinh, khi đó có tên là Đại Đô (cụ vua Quang Trung ta cũng dự tính thiên đô từ Thăng Long về Nghệ An).

Mụ sử tôi “hư cấu” cụ vua ta lấy Angkor Wat làm kinh đô thay cho Nghệ An vì hậm hực đế quốc Phù Nam đánh chiếm Đồng Tháp Mười làm đế đô. Gần đây các nhà khảo cổ Hà Nội đào xới vùng đất này và hô hóan lên là đã tìm thấy cố đô Phù Nam với cung này điên kia. Thực ra vào thế kỷ thứ 6 TL, đế quốc Phù Nam tàn lụi, bị Chân Lạp đánh đuổi nên triều thần Phù Nam “tỵ nạn” ở vùng Óc Eo và lập lên kinh đô “lưu vong” như nhà Lê bị nhà Mạc đánh đuổi chạy xuống Thanh Hóa và lập tân đô ở đây.
(vì vậy mới có Đông Đô và Tây Đô, bởi thế mới có giai thọai Phùng Khắc Khoan tìm trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để vấn kế, cụ trạng dậy: "Lê tồn, Trịnh tại; Lê bại, Trịnh vong". Trạng Bùng ngầm hiểu ý tôn sư đã đến lúc phải vào xứ Thanh phò nhà Lê)

Nếu như có ai đó buồn môi ngứa miệng rằng mụ sử tôi hư cấu như vậy thì nhất Bắc Kỳ nhì Đông Dương. Nhưng ai đấy hãy nghe người trong nước hoang tưởng:
“…Sau khi Mã Viện đánh bại Hai Bà Trưng, một bộ phận người Việt đã lên thuyền ra khơi và dạt vào eo biển Malacca nhờ gió mùa đông bắc. Tiếp đó, họ định cư tại khu vực phía tây đảo Sumatra (Indonesia) và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay.
Những nhà nghiên cứu ở Indonesia cũng tán thành giả thuyết (sic) cho rằng người Minangkabau đến từ Việt Nam. Tộc người này theo chế độ thị tộc mẫu hệ giống như người Việt cổ. Người nữ giữ quyền thừa kế trong thị tộc gọi là Turun Cicik, em gái của Turun Cicik nằm trong hàng thừa kế thứ hai gọi là Turun Nyi. Hai danh xưng này rất giống tên gọi của hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị.  Kiến trúc Minangkabau có đường nét giống với nhà sàn hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn (sic), được gọi là Rumah Gadang. Cư dân Minangkabau cũng có tục xâm mình, nhuộm răng, ăn trầu, kể chuyện cổ tích trầu cau cùng nhiều nét văn hóa khác gần gũi với người Việt…”.

***
Mụ sử tôi chả cần phải hư cấu vì rõ như đêm giữa ban ngay, vì trở lại chuyện sứ bộ ta đem khí giới và voi lấy được trong chiến dịch Ai Lao làm lễ vật sang nhà Thanh để cầu hôn công chúa Mãn Châu, với dĩ thiểu kiến đa, là lấy ít hiểu nhiều là Tàu kiêng biếu xén dao, kéo, gương soi (huống chi khí giới) nhưng vua ta vẫn…nhược vô kỳ sự: là làm như không có chuyện gì. Chuyện không có gì của cụ vua ta, của đáng tội họ đâu có hay hai con voi đực Vạn Tượng là để vua ta cầu hôn. Kèm theo vũ khí của Ai Lao, vua ta ngôn bất tuyệt ý bất tuyệt nếu vua Tàu không chịu gả con gái thì vũ khí mà vua ta vừa thắng trận đây! Thì vua ta phải tính chuyện…7 châu Hưng Hóa.

Mụ chữ tôi bó mo thì thiếu, bó chiếu thì vừa chuyện cụ vua ta đòi đất là đặt cái cầy trước mũi con trâu, còn hỏi vợ chỉ là miếng trầu là đầu câu chuyện… Còn người ngọai sử ngược lại dạm ngõ vợ trước, đám hỏi mới… hỏi chuyện đất đai. Ngẫu sự cú rằng có vọ rằng không này lại dây dưa tới “Chương 2” ở ngay dưới đây…

(còn tiếp)

Trích "Chuyện người ngoại sử" - Tác giả: Ngộ Không Phí Ngọc Hùng

 

Đăng ngày 14 tháng 09.2020