banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Phụ lục

Chương II
      
Khâm định An Nam sử lược

Dẫn nhập:
Khâm định An Nam kỷ lược là bộ sách của triều Thanh tổng hợp tất cả nhừng thư từ, chiếu biểu của vua Càn Long trong khỏang ba năm, năm 1788 khởi đầu từ chiến dịch đem quân giúp Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống) đến cuối năm 1790 khi phái bộ do vua Quang Trung cầm đầu dẫn sang dự lễ “bát tuần vạn thọ” và làm lễ “bảo kiến thỉnh an”. Sau khi Thanh triều và Đại Việt nối lại bang giao và tập hợp những tài liệu đó được lưu giữ theo dạng tối mật, là nguyên bản các văn thư qua lại về chiến dịch đánh An Nam từ hơn hai trăm năm trước được tập trung trong bộ Khâm định An Nam kỷ lược. Bộ sách được hòan tất sau khi vua Quang Trung về nước gồm 31 quyển tổng cộng 856 trang.
Khâm định An Nam kỷ lược của nhà Thanh giúp chúng ta một phần nào dựng lại cuộc chiến và bang giao Việt-Thanh. Nhưng Khâm định An Nam kỷ lược không phải là tài liệu duy nhất chúng ta hòan tòan dựa vào đó để thay thế chính sử mà cần phải đối chiếu những có giá trị tương đương với nhiều bí ẩn khác vẫn còn nằm yên trong kho tài liệu của Đài Bắc, Bắc Kinh…Tuy không tách những tài liệu này ra khỏi mục tiêu chính yếu là phô trương nhưng không phải vì thế mà chúng ta không khai thác được khá nhiêu chi tiết soi sáng lại một thời kỳ  mà vì bất hạnh của lịch sử, đã trở nên mờ mịt.
Cứ theo lẽ thường, tài liệu từ chinh người Việt phải là tài liệu đầu tay, có giá trị cao nhất. Tiếc thay vì hòan cảnh đặc biệt của đất nước đã đưa đến trớ trêu khi chúng ta phải tìm từ bên ngoai để viêt về sử nước mình. Việc truy tầm chiếu biểu liên quan đến Việt Nam để bổ khuyết cho chính sử, giải quyết những thiếu sót, nghi vấn còn đầy rẫy trong sách vở nước ta là một điều cần thiết.
Khi quan niệm về lịch sử còn hạn chế, nhấn mạnh vào tính chính thống của một triều đại, các sử gia lắm khi cố tình hủy họai, bóp méo hay bịa đặt những điều không có thật về kẻ thù của mình. Dưới xu hướng này, viết sử hay tuyên truyền dù cho một chính thể hay một dân tộc chưa có ranh giới rõ rệt.
(trích Núi xanh nay vẫn đó)

Một thời khuyết sử - 1
(trích lục “Đi tìm một mảnh khuyết sử qua Khâm định An Nam kỷ lược I, II & III” của Nguyễn Duy Chính)
Nói đến thời kỳ Tây Sơn, hầu như người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đến chiến thắng lẫy lừng đánh bại đoàn quân Thanh thiện chiến và đông đảo trong chớp nhoáng. Việc miêu tả thiên anh hùng ca như những huyền thoại được lập đi lập lại không bao giờ nhàm chán. Theo Thư mục về Tây Sơn Nguyễn Huệ do Nguyễn Trí Sơn biên tập thì cho đến năm 1988 đã có tới 1.623 công trìng viết về nhà Tây Sơn. Con số đó đến nay ắt hẳn đã gấp bội và người ta viết về Nguyễn Huệ nhiều hơn bất cứ danh nhân nào trong lịch sử các triều đại (dynastic history) của nước ta.
Thế nhưng đây cũng lại chính là thời kỳ mà sử sách nước ta đầy rẫy những chi tiết trái ngược với sử nước ngoài và ngay trong quốc sử cũng không hoàn toàn đồng nhất. Nhiều câu hỏi không tìm thấy câu trả lời và hầu như những nhà nghiên cứu chỉ tìm những chi tiết phù hợp với quan điểm của mình mà bỏ qua những gì không ăn khớp.
Thời đại Tây Sơn là một giai đoạn khá đặc biệt. Có lúc trên giải đất Việt Nam hiện hữu đến 4 (1) chính quyền từ Nam ra Bắc, mỗi triều đình cai trị một vùng, đánh lẫn nhau mong được làm bá chủ. Người chiến thắng sau cùng là chúa Nguyễn Ánh ở phương Nam, lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, mở ra triều Nguyễn.
Trong tranh đoạt quyền hành kẻ thắng là vua, kẻ thua là giặc. Nên nếu như sử nhà Nguyễn có miêu tả thời đại Tây Sơn với những nét thẫm màu, điều đó cũng dễ hiểu.
(1) Lê Trịnh ở miền Bắc, Nguyễn Huệ ở miền bắc Trung phần, Nguyễn Nhạc ở Bình Định, Phú Yên và Nguyễn Ánh ở Gia Định.

Một thời khuyết sử - 2
Vua Gia Long mở nước thuộc giòng chính thống của chúa Nguyễn đã từng làm chủ Nam Hà hơn 200 năm, tuy nhiều lần bị truy bức phải chạy ra nước ngoài sống lưu vong nhưng theo danh nghĩa, triều đình chúa Nguyễn không bao giờ bị đứt đoạn. Trên giấy tờ giao thiệp, chúa Nguyễn vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng của nhà Lê. Có thể nói, hầu như chúa Nguyễn ít nhiều vẫn phải dựa vào danh nghĩa “phản Tây Sơn phục Lê”.
Ngay khi khôi phục được toàn cõi Nam Hà, chúa Nguyễn cũng vẫn ngần ngại khi chuẩn bị tiến quân ra Bắc. Ðại Nam thực lục chép:
“Vua (Gia Long) từng cùng bầy tôi bàn việc dụng binh, bảo rằng: “Bắc Hà là nước cũ của nhà Lê, từ khi liệt thánh ta xây dựng cơ nghiệp ở miền Nam, hơn 200 năm vẫn theo chính sóc nhà Lê. Gần đây Tây Sơn trộm quyền, ta phải lo dụng binh chỉ là để phục thù, mà thôi. Nay bờ cõi cũ đã được khôi phục, mà đầu sỏ giặc lại trốn ra Bắc, nếu ta cử binh Bắc phạt thì sau khi bắt được tội nhân rồi đối với nhà Lê sẽ thế nào?”.
Bọn Ðặng Ðức Siêu và Trần Văn Tạc đều tâu rằng:
“Từ khi vua Lê chạy sang nước Thanh, đi không thấy trở lại, đất Bắc Hà đã lọt vào tay giặc Tây Sơn rồi. Huống chi từ khi vua lấy lại đô cũ tới nay, những tôi dân nhà Lê không một người nào ứng nghĩa để đánh giặc, nhà Lê không dấy lại được đã có thể biết rõ rồi. Nay ta dẹp được giặc Tây Sơn, chiếm được đất đai, đó là ta lấy ở giặc Tây Sơn chứ không phải lấy ở nhà Lê. Công việc xong rồi, thì sẽ xử trí. Duy việc cất quân thì quí ở có danh nghĩa, mà đội quân ứng mệnh trời thuận lòng người thì trước phải đổi chính sóc. Nay ta đánh miền Bắc mà vẫn còn dùng niên hiệu nhà Lê, thực e người Bắc bảo ta mượn tiếng phù Lê, chi bằng cứ chính đế vị, đổi niên hiệu, không ai dị nghị được…” (1)
(1)    Nguồn: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, đệ nhất kỷ, quyên XVI,
tập I (Bản dịch của Viện sử học - Hà Nội: Giáo dục, 2002, tr 488).

Một thời khuyết sử - 3
Ðến khi thừa thắng xông lên, nhà Nguyễn khôi phục không chỉ phần đất của ông cha
là Ðàng Trong mà còn chiếm luôn cả Ðàng Ngoài, làm chủ toàn bộ từ Nam Quan đến Cà Mâu, thống nhất đất nước, chấm dứt hơn 200 năm phân liệt. Hoàn thành đại công này nhà Nguyễn phải nêu cao sự chính thống nên không coi mình như một triều đại mới mà nhấn mạnh vào sự tiếp nối kéo dài liên tục từ Nguyễn Kim đến Nguyễn Ánh.
Viết sử về họ Trịnh ở miền Bắc thì vị thế hai bên đã rõ ràng, mỗi đàng làm chúa một
phương. Thế nhưng nhà Tây Sơn thì lại khác, họ không chỉ là kẻ đối đầu tranh đoạt ngôi
vị ở trong Nam mà còn gây thêm nhiều mối thù “bất cộng đái thiên”, chủ động những săn đuổi lắm lúc tưởng như giòng họ Nguyễn sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt. Chính vì chỗ khúc mắc đó, nhà Nguyễn không công nhận triều đình Tây Sơn dù Thái Ðức, Quang Trung hay Cảnh Thịnh, Bảo Hưng là chính thống. Họ chỉ được coi như một chính quyền tạm thời, một “nguỵ triều” tiếm ngôi, một loại “bạn thần, tặc tử” dấy loạn mà thôi.
Khi bắt được vua tôi nhà Tây Sơn, vua Gia Long đã áp dụng những hình phạt dành cho kẻ nghịch thần chứ không coi họ như một đối thủ bị thất thế.
Ðó chính là ý nghĩa của lễ “hiến phù” (1) và bản án “voi giày ngựa xé, ngũ tượng phân thi” đối với vua tôi Cảnh Thịnh mà nhiều người kể cả các giáo sĩ được chứng kiến đã cho rằng quá hà khắc. (2)
(1) Là tập tục đời xưa, khi đánh thắng địch quân đem tù nhân về và khí giới làm lễ cáo tế tổ tiên, báo tin thắng trận. Nghi lễ hiên phù bao hàm 4 loại:
Hiến phù, thụ hàng, cáo thành, và lao sư.
(dâng tù nhân, nhận đầu hàng, báo cáo đã hoàn thành, và khao thưởng tướng sĩ)
(2) Về việc hành hình vua tôi nhà Tây Sơn, xem thêm Charles Maybon,  La Relation
sur Le Tonkin et la Cochinchine de Mr. De La Bissachère (1807) (Paris, Librairie
Ancienne Honoré Champion, 1919) tr. 118-122

Một thời khuyết sử - 4
Khi vua Gia Long lên ngôi, ông ra lệnh huỷ diệt hết tất cả những dấu tích mà đối
phương xây dựng khi ông còn vong gia thất thổ, cả vật chất lẫn tinh thần. Những năm đầu của triều đại không thể không mang không khí khủng bố làm tiêu ma những người nào còn hoài vọng một thời kỳ đã qua. Ngay các công thần đã cùng ông nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử nhưng chỉ một duyên cớ nhỏ nhặt cũng có thể bị nghi là âm mưu chống lại triều đình, đưa đến cái hoạ diệt vong, huống hồ với kẻ cựu thù nên bất cứ liên hệ lớn nhỏ nào với “nguỵ quyền” đều có thể trở thành trọng tội.
Việc truy quét đó không phải chỉ một lần mà còn được lập lại ở những vì vua kế tiếp cho đến khi mầm mống đối nghịch hoàn toàn không còn một dấu tích. Một chính quyền với đầy đủ quyền lực nhất định xoá sổ quá khứ thì không gì mà không làm được, lắm khi kẻ thừa hành còn làm quá cả những đòi hỏi của cấp trên.
Nói tóm lại, sử gia triều Nguyễn chỉ coi Tây Sơn là một đám giặc lớn mà sự ghi chép về họ là một điều bất đắc dĩ, có chăng để làm nổi bật tài trí và nỗi gian nan của chúa Nguyễn trong quá trình khôi phục giang sơn.

Một thời khuyết sử - 5
Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX khi người Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, Bắc Kỳ thành một xứ bảo hộ và ngai vàng tại Huế chỉ còn là một biểu tượng, các nhà nho mới bắt đầu tháo gỡ cái quan niệm chính thống, nguỵ triều kéo dài 100 năm qua. Người đầu tiên là danh nho miền Bắc tiến sĩ Ðặng Xuân Bảng (1) mạnh dạn lên tiếng phê phán tính chất chính thống đó và yêu cầu xét lại vị thế của 15 năm nhà Tây Sơn.
(…)
Việc đưa ba anh em Nguyễn Nhạc trở về lịch sử không phải một sớm một chiều vì những gì viết về họ đã qua nhiều tình huống khác nhau nhất là phủ nhận hoàn toàn (30 năm đầu tiên), đến việc ghi chép như thành phần bạn nghịch (60 năm kế tiếp) và rồi dần dần đặt họ trở lại trong lịch sử một cách khách quan hơn (đầu thế kỷ XX).
Ðến gần đây, khi việc đề cao triều đình Tây Sơn được coi như quốc sách, nhất là có
ẩn náu những động lực chính trị thì tài liệu và sách vở viết về nhà Tây Sơn bỗng dưng nở rộ. Thế nhưng những gì mà chúng ta biết về giai đoạn nhiễu nhương này phần lớn
dựa vào ngoại sử, kèm theo những tưởng tượng và thêu dệt nhằm mục đích riêng tư
hơn là đưa ra sự thật.
Bên cạnh tài liệu trích từ sử triều Nguyễn là cố gắng giải thích vị trí của anh em Nguyễn Nhạc bằng phong thuỷ, bằng cơ duyên... lồng trong khuôn mẫu thường dùng để huyền thoại hoá các danh nhân. Không hiếm sách vở miêu tả anh em Tây Sơn và các tướng lãnh của họ như hiệp sĩ võ công cao cường trong các truyện kiếm hiệp với tài năng phi thiềm tẩu bích không thể có được trên thực tế. Nhiều nhân vật vốn dĩ mờ nhạt nay được đem trở lại hậu trường để trở thành những bản sao của Tam Quốc Chí như Khổng Minh, Bàng Thống…hay Quan Vũ, Trương Phi…mà dần dà người ta coi như sự thật. Ngay cả những nhà nho chỉ là thêu dệt, dù cho đó là Giáo Hiên (2) hay Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp…và sự ràng buộc một cách máy móc giữ văn thần, võ tướng theo kiểu mẫu truyện Tàu xem ra chỉ là thêu dệt.
(1) Ðặng Xuân Bảng (1828-1910) quán làng Hành Thiện, Nam Ðịnh đỗ tiến sĩ năm
1856, làm quan cần mẫn, thanh liêm, giỏi về hành chánh quân sự. Ông đưa ra nhiều
cải cách về kinh tế và ngoại giao nhưng không được vua Tự Ðức chấp thuận. Khi
về hưu, ông đem hết tâm trí vào việc biên soạn và trước tác, để lại nhiều tác phẩm
giá trị. (Xem Lãng Nhân, Giai Thoại Làng Nho toàn tập, Texas, Zieleks, tr. 450-472).
(2) Giáo Hiến từ Bắc vào Tây Sơn mở trường dậy học. Trong số đó có 3 anh em
Nguyễn Huệ nguyên gốc họ Hồ vào Tây Sơn đã 4 đời.

Một thời khuyết sử - 6
Giáo Hiến có thật là một nhà nho ưu thời mẫn thế nhìn ra được đại cục hay chỉ là ông đồ làng ít chữ nghĩa, coi việc dậy đám trẻ con như mhột nghề độ nhật?
Ngô Thì Nhâm, Phan Huy Ích phải chăng là giới khoa bảng cũ cũng chỉ được trọng dụng qua ngọn bút ứng đối thành văn? Sau khi vua Quang Trung mất, những ông Nghè ấy hầu như không có mặt sống âm thầm và thỉnh thoảng làm một bài văn hiếu hỉ. Nguyễn Thiếp cũng không vượt qua vai trò chính yếu mà vua Quang Trung đòi hỏi là đi coi đất đóng đô, chủ yếu sự trọng vọng là cái tài của một thầy địa lý.

***
Việc đặt hầu như toàn bộ các tài liệu lịch sử thứ cấp viết về triều Tây Sơn dưới lăng kính hoài nghi chắc chắn sẽ bị nhiều người phản bác. Nhưng bù lại chúng ta có thể lần tìm ra một số “mắt xích đứt” (1) từ trước đến nay thường bị các nhà nghiên cứu bỏ qua.
Khó khăn to lớn nhất khi nghiên cứu về nhà Tây Sơn là chúng ta có rât ít tài liệu đầu tay (primary sources) từ những nguồn khả tín được viết ngay chính thời kỳ đó mà phần lớn dựa theo các văn bản viết sau sự việc nhiều năm, có khi nhiều chục năm, do những người không liên quan gì đến biến cố ghi theo truyền khẩu chứ khôg phải chính họ mắt thấy tai nghe Những tác phẩm đó hình thành thường được bàt tỏ một xu hướng nào đó nên các chi tiết lại càng dễ bị bóp méo cho phù hợp với chủ đích người viết.
(1) Bình Nguyên Lộc: “Biên khảo hay lịch sử giống như sợi dây xích sắt, có cái khoen đầu, những khoen giữa và cái khoen chót. Vậy cần tìm cho ra những khoen trung gian may ra mới biết được dữ kiện từ đâu mà ra bởi ai mà có”.

Sử triều Nguyễn – Tự Đức
Cuối thế kỷ XIX, khoảng 100 năm sau khi nhà Tây Sơn bị diệt, Thiện Đình Đặng Xuân Bảng, khi biên soạn bộ sử khá công phu nhan đề Việt sử cương mục tiết yếu ông đã viết trong bài tựa: (1)
“Đến như sự tích thời Tây Sơn, thì hồi đầu thời Gia Long đã có chiếu tiêu hủy hết. Vào năm Tự Đức, quan ngự sử Bùi Đình Trí (người An Lỵ Hải Dương) dâng sớ sai quan biên soạn, sau khi vì có việc lại thôi, Vương Mãn cướp ngôi nhà Hán, họ Mạc cướp ngôi nhà Lê. Khi nhà Hán, nhà Lê trung hưng thì sự tích của Vương Mãn và nhà Mạc cũng không bị vứt bỏ, vì sử là khuyên khích và răn đe. Sao lại có chuyện sự tích 15 năm để cho mai một trong một lúc, không ai biết nữa? (2). Thế thì lẽ khuyến khích răn đe ở đâu Hơn nữa khi ấy nhà Lê đã mất, triều ta chưa lên, sự kết nới các triều Đinh, Lý, Trần, Lê trong 15 năm ấy không thuộc nhà Tây Sơn thì còn ai nữa?”.
Như vậy, việc ghi chép và biên soạn về triều Tây Sơn chỉ thực hiện từ thời Tự Đức trở về sau. Tính ra, khi vua Tự Đức lên ngôi, nhà Tây Sơn bị diệt vong gần nửa thế kỷ (1802-1847). Tài iệu phần lớn đã bị huỷ hoại, không phải chỉ một lần mà nhiều lần do lệnh trư/c tiếp của triều đình nhà Nguyễn.
(1) Lời tựa viết năm Thành Thái 17 (1905) Việt sử cương mục tiết yếu.
Như vậy mãi lúc này chúng ta mới thấy một sử gia sống thời nhà Nguyễn xin được công nhận nhà Tây Sơn như một triều đại chính thống.
(2) Nhà Tây Sơn gồm Quang Trung 5 năm, Cảnh Thịnh 8 năm, Bảo Hưng 2 năm, tổng cộng là 15 năm.

Sử triều Nguyễn – Minh Mạng
Năm Minh Mạng thứ ba (1822), triều đình hủy nốt chiếc ấn cuối cùng đời Tây Sơn bằng vàng còn sót lại trong kho. Sáu năm sau, năm 1828 vua Minh Mạng mới bắt đầu xuống chiếu thu thập tài liệu về đời Tây Sơn. Cũng theo Đại Nam thực lục, nhà vua sai bộ Lễ tư hỏi những việc cũ của Ngụy Tây, Minh Mạng bảo Phan Huy Thực rằng:
“…Khi mới đại định, thu nhặt sách vở nhà Tây Sơn rất nhiều, ý trẫm cho là vô dụng nên gần đây sai đốt hết cả. Nay lại nghĩ tuy chúng tuy bội nghịch, những việc chúng làm không đáng kể, song cũng là dấu tích của một đời. Nên tư giấy cho Bắc thành hỏi có ai ghi chép được việc cũ của nhà Tây Sơn, phàm lệnh, chiếu sắc sớ, mọi điều mục lớn nhỏ không nệ kỵ huý, lời văn quê mùa, hết thảy đem nộp quan sẽ lệ khen thưởng…”
Thế nhưng không phải là dễ, dù có lệnh của triều đình thì dễ mấy ai dám nộp (1). Hoạ chăng chỉ còn một số văn thơ xướng hoạ không có giá trị sử liệu. Nhiều người sợ tội phải lang bạt kỳ hồ, thay họ đổi tên, mai danh ẩn tích nên dẫu có chiếu chỉ, tài liệu về nhà Tây Sơn cũng không còn được bao nhiêu. Vả lại quan lại địa phương cũng chẳng ai cất công làm việc này, lỡ co kẻ ghen ghét vu cho tội ẩn lậu nguỵ thư trong quản hạt khó mà yên thân Người dân cũng chẳng dại làm công việc đem nộp vì tự tố cáo mình (2), lợi chưa thấy nhưng nguy hiểm có thể xảy ra. (3)
(1) Quốc sử quán triều Nguyễn về sau này người ta không tìm thấy những tài liệu nào thuộc về đỡI Tây Sơn. Không hiểu vì dân chúng không đem nạp hay chỉ là kế của triều đình thu lục những gì còn sót ại đem thiêu hủy cho kỳ hết.
(2) Theo lệ nhà Nguyễn, con cháu những người cộng tác với nhà Tây Sơn đều bị cấm thi ba đời (tam đại bất đắc ứng thí), không khác gì những thành phần cùng đinh làm những mạt nghệ liệt vào hạng: ”hạ cửu lưu”.
(3) Hiện nay trong văn khố của Việt Nam tuy vẫn còn một số sách để lại nhưng phần lớn không có giá trị đặc biệt, nhiều chi tiết rất đáng ngờ, nhiều tài liệu không rõ xuất xứ, biên soạn thiếu khoa học nhưng vẫn được sử dụng vì nhu cầu nào đó hơn là về giá trị tài liệu.

Hoàng Lê nhất thống chí - 1
Tài liệu thứ hai mà các sử gia Việt Nam rất tâm đắc là bộ Hoàng Lê nhất thống chí với tiêu đề tác giả sách là: Ngô Văn gia phái. Như tên gọi, đây là một quyển sách viết theo thể “chí”. Thể chí này là “ký sự chỉ văn” như Từ Nguyên định nghĩa Ít nhiều Hoàng Lê nhất thống chí (1) dài ngắn từ 7 đến 17 hồi, phần lớn cho rằng:
Từ hồi 1 đến hồi 7 do Ngô Thì Chí (con Ngô Thì Sĩ) biên soạn.
Từ hồi 8 đến hồi 14 do Ngô Thì Du (cháu Ngô Thì Sĩ) trước tác.
Từ hồi 15 đến hồi 17 do Ngô Thì Thuyến soạn. (cuối năm 1899)
Từ năm 1950 đến 1952 Hoàng Lê nhất thống chí  (2) có nhiều người dịch, bản được dùng nhất do Ngô Tất Tố dịch. (Hà Nội 1942, Sài Gòn tái bản 1969)
(1) Hoàng Lê nhất thống chí viết từ đời Lê đến cuối đời Tây Sơn.
(2) Hoàng Lê nhất thống chí có 12 dị bản khác nhau
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chính Ngô Thì Nhậm là người đóng góp một phần lớn trong Hoàng Lê nhất thống chí, Phần chú thích trang 17 quyển một trong bộ Ngô Thì Nhậm tác phẩm, người chủ biên (Vũ Đức Phúc, tạp chí văn học) trích lại cho rằng: “Tinh thần Ngô Thì Nhậm thể hiện rất rõ qua chuyện kể lại chuyện Quang Trung đánh quân Thanh va lịch sử ngoại giao của nhà Tây Sơn với triều Thanh”. Tuy nhiên nếu đối chiếu chi tiết người ta ngờ rằng chính những điều người ta viết về ông trong Hoàng Lê nhất thống chí cũng không xác thực mà có thể do người sau viết và thêu dệt thêm.
Ngoài chi tiết không đâu mà có mà chúng ta không cách nào kiểm chứng, nhiều đoạn Hoàng Lê nhất thống chí không có. Như biến cố quan trọng phái đoàn Nguyễn Quang Hiển thay mặt vua Quang Trung sang Bắc Kinh nhận sắc phong thì Hoàng Lê nhất thống chí không hề nhắc đến. Vì vậy chúng ta có thể ngờ rằng không phải Ngô Thì Nhậm viết những chương này mà do người khác bịa ra. Trong khi chuyến đi của vua Quang Trung được ghi chép rất sơ sài và hoàn toàn sai sự thực để rồi không ít sử gia sau dựa theo để phóng bút một cách rất khinh suất.

Hoàng Lê nhất thống chí - 2
Vì có nhiều chi tiết viết giống nhau nên chúng ta không biết sử triều Nguyễn chép theo Hoàng Lê nhất thống chí hay Hoàng Lê nhất thống chí sử dụng tại liệu triều Nguyễn nhưng cả hai đều không đủ xác tín để chấp nhận đó là ngững sự thật của lịch sử. Chính vì Hoàng Lê nhất thống chí do nhiều ngườ viết trong nhiều thời kỳ (1), nhiều quan điểm nên rất khó phân biệt ai đã viết đoạn nào? Nhừng gì đã bị sửa đổi, thêm bớt và dàn dựng trong một quyển sách có nhiều mâu thuẫn và không ăn khớp với nhau. Các nhà nghiên cứu cũng không đồng ý (2) trên một số vấn đề văn bản và ai là tác gỉa.
Riêng chiên thắng năm Kỷ Dậu chúng tôi đã có hàng chục quyển sách, hàng trăm bài viết trên sách báo lập lại hầu hết cùng một số chi tiết y hệt nhau, phần lớn dựa trên các nguồn tài liệu thứ cấp (secondary sources) pha trộn giừa tưởng tưởng tượng và nhừng điều mắt thấy tai nghe.  Cả hai nguồn tài liêu (sử triều Nguyễn và Hoàng Lê nhất thống chí) nhắc đến ở trên đều không tìm ra nguồn tài liệu gốc ở đâu? Dựa trên văn bản nào? Mà chỉ “nghe nói” (hearsay evidence), thành thử bất cứ môt chi tiết nào cũng đứng giữa thật và giả, cần tái kiểm chứng.
(1) Ngô Văn gia phái Hoàng Lê nhất thống chí viết bằng chữ Hán do các tác giả
thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Oai, huyện Thanh Oai, Sơn Tây
Thời gian miêu tả trong tác phẩm kéo dài khoảng hơn 30 năm:
Kể từ Trịnh Sâm lên ngôi chúa (1767) cho đến khi Nguyễn Ánh lên ngôi (1802).
Hoàng Lê nhất thống chí không có bản gốc, tác phẩm cũng chưa được khắc ván in. Trong dịch thuật, chúng tôi cố gắng đối chiếu nhiều bản chép tay (12 bản) để tìm ra những nghi vấn để hiệu đính dựa vào bản dịch của Ngô Tất Tố.
(trích lục “Lời giới thiệu” của Kiêu Thu Hoạch trong Hoàng Lê nhất thống chí, tr 5)
(2) Linh mục Nguyễn Phương, giáo sư sử địa đại học Văn Khoa Huế đã viết một bài biện hộ cho cuốn Hoàng Lê Nhất Thống Chí trong bài Giá trị quyển Hoàng Hoàng Lê nhất thống chí, đăng trên Bách Khoa số CLI và CLII, trang 15... Giáo sư Nguyễn Phương khẳng định rằng Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Thời Chí là một tập sử chứ không phải là một cuốn tiểu thuyết. Ông viết:
“Thật vậy, quyển Hoàng Lê nhất thống chí, không phải chỉ là một áng văn hay, mà còn là một sử liệu quý. Đó là một quyển sử chép rất có nghệ thuật nên người ta đã quá chú trọng vào nghệ thuật của nó mà quên nhãng cả sự thật góc cạnh ở bên trong. và chính vì nhận thấy sự thật quá góc cạnh nầy nên chúng tôi cần có mấy lời giải thích ở đây”. Dù vậy, LM Nguyễn Phương vẫn phải thừa nhận:
“Tác phẩm của Ngô Thi Chí, Ngô Thì Du, không phải là không có đôi chi tiết không được đúng, nhưng sự không được đúng này thuộc phạm vi lầm lẫn một quyển sử chứ không phải ở trong cương giới của một tập tiểu thuyết”.

1 - Tài liệu đầu tay sơ cấp (primary/firsthand sources)
a. Như phần dần nhập ở trên đã dẫn:giải:
Khâm định An Nam kỷ lược là bộ sách của triều Thanh tổng hợp tất cả nhừng thư từ, chiếu biểu của vua Càn Long liên lạc với các nơi dể chỉ huy việc đem quân sang đánh nước ta từ giữa năm 1788 đến cuối năm 1790. Sau khi phái bộ do vua Quang Trung cầm đầu dẫn sang dự lễ “bát tuần vạn thọ” và làm lễ “bảo kiến thỉnh an” của vua Can Long. Những tài liệu đó được lưu giữ theo dạng tối mật, là nguyên bản các văn thư qua lại về chiến dịch đánh An Nam là nguyên bản từ hơn hai trăm năm trước được tập trung trong bộ Khâm Định An Nam kỷ lược gồm 31 quyển tổng cộng 856 trang.
b. Về tài liệu của nước ta thì đến nay may mắn còn tồn tại bản sao một số văn thư trao đổi giữ triều đình Quang Trung và Thanh triều trong Viện Viễn Đông bác cổ.
Những văn thư đó được phiên dịch và được Bộ Giáo dục VNCH ấn hành dưới nhan đề Đại Việt quốc thư (1967).
Ngoài ra còn một số các văn tịch tư gia khác như bô Thì Nhậm với Hàn các anh hoa và một số thư từ của Nguyễn Huệ qua lại với La Sơn phu tử. Một số thơ văn của các sứ thần khi đi sứ nhà Thanh (Phan Huy ích, Nguyễn Hữu Trù, Vũ Huy Tấn…) bổ túc thêm một số chi tiêt.
c. Trước đây người ta có khuynh hướng dành công lao đàm phán cho danh sĩ Ngô Thì Nhiệm xuyên qua những tài liệu đầu tay (primary/firsthand sources) của Đại Việt và Khâm định An Nam kỷ lược thì các trao đổi và đàm phán do Nguyễn Hữu Trù, Vũ Huy Tấn đảm trách. Xem ra hai người này mới thực là những người chủ chốt trong phái bộ hòa đàm. Ngô Thì Nhậm chỉ thảo một số thư từ ban đâu, sau đó vua Quang Trung đã cử một thành phần khác, Ngô Thì Nhậm đóng vai trò tham mưu.

2 - Tài liệu sơ cấp (secondary sources)
Một số tài liệu hiện tàng trữ trong Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) tuy không chính thức nhưng được viết do những người sống trong thời kỳ đó có ít nhiều liên quan đến biến động cũng chứa đựng một số dữ kiện đáng kể như Bắc hành tùng ký là hồi ký của Lê Qúynh (1759-1805).
Lê Qúynh là tòng thần của vua Lê Chiêu Thống nổi tiêng với câu nói: “Đầu tôi có thể chặt nhưng tóc không thể cắt, da có thể lột nhưng áo không thể đổi” khi bị ép phải gióc tóc, thay áo theo nhà Thanh. Lời tự thuật của ông trong hồi ký đính chính được nhiều sử liệu quan trọng, như nguyên nhân nhà Thanh đem quân sang đánh nước ta. (1)
(1) Khi nghe tin Lê Duy Kỳ (tức vua Lê Chiêu Thống) sang cầu cứu (trong đó có
Lê Quýnh), Tôn Sĩ Nghị, tổng đốc Lưỡng Quảng, đề nghị lên vua Can Long giải pháp quân sự để tái lập vương triều cho vua Lê.
Tôn Sĩ Nghị thuyết phục vua Càn Long một khi chiếm được Thăng Long thì lực lượng địa phuơng và quân binh của vua Lê sẽ tiếp tay với nhà Thanh khiến quân Tây Sơn phải trải mỏng khắp miền Bắc và tan rã hàng loạt.
Ý đồ lạc quan đó đưa tới việc Tôn Sĩ Nghị dự liệu việc bắt sống Nguyễn Huệ ở Thanh Hoá hay mở đường cho Nguyễn Huệ về hàng theo đường Vân Nam. Trước khi tiến quân, Tôn Sĩ Nghị gửi thư cho Xiêm La yêu cầu gửi quân ngăn chặn Nguyễn Huệ đào tẩu bằng đường biển. Khi nhận được tin này, Xiêm La đòi Nguyễn Ánh (lúc đó đã chiêm Gia Định) đem quân tiếp ứng giữ các hải đạo. Chính sử nhà Nguyễn cũng chép rằng họ đã gửi gạo giúp quân Thanh. (Đại Nam thực lục chính biên, đệ Nhất kỷ quyển V chép về Thế tổ Cao hòang đế nhà Nguyễn - tức vua Gia Long)
Trong chuyến đem quân sang nước ta, Tôn Sĩ Nghị cũng ra lệnh cắt tai binh lính Tây Sơn bị họ giết (trong những trận đánh từ Lạng Sơn tới Thăng Long) để làm bằng chứng “báo tiệp” nhưng không được bao nhiêu. Còn tù binh họ bắt được thì chỉ có 8 người. Những người này được trao trả khi hai bên trao trả tù binh.
 
Phụ chú I
Trong bối cảnh lịch sử dồn dập đầy biến động cuối thế kỷ XVIII, số phận của những người lưu lạc sang Trung Hoa hầu như bị bỏ quên. Các chi tiết viết về vua tôi nhà Lê mà sau này hậu nhân biết được phần lớn dựa theo Khâm Ðịnh Việt Sử thông giám cương mục [quyển XLVII], Ðại Nam Chính Biên Liệt Truyện [quyển XXIX], Ðại Nam Nhất Thống Chí [quyển XIX, XXIV, XXV...].

Cuộc đời Lê Quýnh gắn liền với mệnh vận cuối đời Lê có thể chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (1750-1788) Từ khi còn nhỏ đến lúc đưa gia quyến vua Lê chạy sang Trung Hoa.
Xuất thân từ một thế gia vọng tộc, tuy chỉ là ấm sinh xuất thân nhưng gia đình ông luôn tận trung với triều đình và hết sức để khuông phò chính thống. Năm Mậu Thân, Lê Quýnh đem gia binh vào bảo vệ hoàng gia được giao cho việc hộ giá thái hậu, vương phi và nguyên tử chạy lên Cao Bằng, bị truy kích phải chạy sang đất Thanh.
- Giai đoạn 2: (1788-1789) Theo quân Thanh trở về đến khi Tôn Sĩ Nghị bại trận và ẩn trốn chờ cơ hội khôi phục rồi lại sang Trung Hoa lần thứ hai.
Nhân danh “hưng diệt kế tuyệt, tự tiểu tồn vong”, nhà Thanh đem quân sang nước ta nhưng bị đánh bại ngay đầu Xuân năm Kỷ Dậu. Vua Lê và một số bầy tôi chạy được sang Trung Hoa. Lê Quýnh khi đó đang dưỡng bệnh ở quê nhà nên không theo kịp và phải 7 tháng sau mới cùng một số đồng chí theo đường Ải Điếm sang được Quảng Tây.
- Giai đoạn 3: (1790-1800) Bị giam ở Bắc Kinh vì không chịu nhập kỳ binh nhà Thanh (hay không chịu cắt tóc, thay đổi y phục Mãn Châu).
Khi Thanh triều công nhận nhà Tây Sơn, vua Lê và những người đi theo bị bắt buộc phải ăn mặc và để tóc theo phong tục Trung Hoa. Riêng nhóm Lê Quýnh phản đối lấy cớ rằng họ không tự ý chạy sang mà do lời yêu cầu của Phúc Khang An dẫn dụ nay xin được về nước. Để tránh những bất trắc cho việc bang giao, vua Càn Long ra lệnh đưa nhóm Lê Quýnh lên Bắc Kinh giam ở bộ Hình. Dù bị ép buộc và ngược đãi, bốn người nhất định không chịu khuất phục nên chỉ được thả ra sau khi vua Càn Long qua đời và triều Tây Sơn đến hồi cáo chung.
- Giai đoạn 4: (1800-1805) Sau khi được thả ở Bắc Kinh và đưa linh cữu vua Lê về nước đến khi qua đời.

Sau khi Thanh triều công nhận triều Nguyễn, năm Giáp Tí [1804] nhóm Lê Quýnh xin được đưa hài cốt vua Lê, thái hậu và nguyên tử về nước táng ở Thanh Hoa. Việc hoàn thành, Lê Quýnh trở về quê tu ở chùa Đại Đồng. Tháng Chín năm Ất Sửu [1805], ông bị cướp đâm chết. Đến đời Tự Đức, nhà vua cho xây Tiết Nghĩa Từ để ghi nhận những trung thần, Lê Quýnh là người đứng đầu trong số thần tử nhà Lê. Chính vì tận trung với nhà Lê, lại trước sau một lòng son sắt nên Lê Quýnh đã trở thành chứng nhân hùng hồn nhất trong một giai đoạn bang giao. Ông hiên ngang như cây tùng trước bão, trải qua bao nhiêu sương tuyết vẫn sừng sững giơ cái càng bọ ngựa chống lại cỗ xe, giải mã cho chúng ta những đổi thay thế sự. Nếu không có ông, nhóm nhà Lê sẽ chỉ thoáng hiện như một bóng mờ chính trị, theo thời gian sẽ tan biến vào số đông và hậu nhân không ai còn biết đến.
Ở một góc cạnh nào đó, lịch sử không phải chỉ luôn luôn là một vòng nguyệt quế dành cho người chiến thắng. Người thắng cuộc thường chỉ nói tốt cho mình nhưng trong nhiều trường hợp người thua cuộc lại nói lên được nhiều điều chúng ta cần biết.
(trích Thanh-Việt nghị hòa)

Phụ chú II
Hầu hết người ta khi nhắc đến Lê Chiêu Thống thường kèm theo những lời trách cứ, nhẹ nhất cũng kết án ông là phường bán nước. Tội danh đó tùy theo sự nhận định của mỗi người nhưng hầu hết chỉ làm công việc lập lại một định kiến có sẵn. Cũng nên thêm, việc kết án này chỉ mới xuất hiện gần đây, trong những tài liệu vào đầu thế kỷ XX, các sử gia đề cập đến vua Lê thường tỏ ra thương cảm hơn là kết án.
Trong phần này, chúng tôi thử đánh giá lại ông qua những gì chúng ta còn có được.
Việc cầu viện nhà Thanh trước đây sử nước ta vẫn đổ riệt cho mẹ con vua Chiêu Thống thực ra còn nhiều uẩn khúc, bề ngoài lấy tiếng là cứu giúp một triều đại đã thần phục hơn trăm năm nhưng bề trong do Thanh triều, cả chính sách chung lẫn tham vọng riêng. Những gì có tính hình thức chỉ để hợp thức hóa tham vọng của họ.
Chính vì thế, khi thấy đối tượng không còn phù hợp với nhu cầu nữa, nhà Thanh lập tức thay đổi kế hoạch để quay sang công nhận Nguyễn Quang Bình, mặc dù dư âm cuộc chiến khốc liệt còn vang vọng. Trong thế cuộc “đuổi hươu tranh đỉnh”, dù triều đại nào của nước ta thì cũng phải thần phục Trung Hoa, tư thế còn tùy theo từng lúc, từng khi nhưng tương quan giữa hai nước không suy suyển.
Khi chê bai việc cầu viện Trung Hoa, chúng ta cũng đừng quên rằng Nguyễn Quang Toản và các em ông khi thất thế cũng cho người sang Tàu cầu cứu [nhưng bị cự tuyệt], và khi người Pháp đánh Bắc Kỳ thì vua Tự Ðức cũng xin nhà Thanh trợ giúp. Tuy Thanh triều chỉ điều động một số thổ phỉ ở thượng du, hậu quả cũng đưa đến việc chúng ta bị mất một số đất dọc theo biên giới [cho Trung Hoa] theo thỏa ước mà người Pháp ký với Thanh triều.
Tháng Ba năm Tân Hợi (1791) khi nghe tin nhóm Lê Quýnh vì không chịu cắt tóc nên bị bắt giải lên kinh và giam ở ngục phía bắc bộ Hình, vua Lê đã sai Nguyễn Quốc Ðống mang trà và bạc tới ủy lạo họ. Cai ngục không cho nhận quà.
Lê Quýnh khi ra khỏi ngục luôn luôn đến viếng mộ ông và sau này tìm đủ mọi cách để thực hiện di mệnh đưa nắm xương tàn của ông về quê cũ. Cũng nên nhấn mạnh khi lên làm vua, ông mới 19 tuổi và khi chạy sang Trung Hoa ông cũng chỉ mới 23. Khí độ như thế, chúng ta thấy tư chất ông không tầm thường mặc dù theo sử sách thì việc học của ông cũng rất hạn hẹp, không phải vì lười biếng mà vì thời thế tạo nên.
Nhìn lại những tài liệu của nhiều phía, chúng ta thấy có sự đồng tình của cả Thanh triều lẫn Tây Sơn muốn dựng ông trên cùng một mẫu số, bất tài, nhút nhát, không có chí tiến thủ... và được lập lại dưới ngòi bút của sử thần triều Nguyễn. Nếu bỏ đi những thêm bớt mà thiên hạ thêu dệt để nhân dáng ông thích hợp hơn với mô hình ngụy tạo này, ông vua cuối trào kia quả là đáng thương hơn đáng ghét.
(trích Thanh-Việt nghị hòa)

3 - Tài liệu Âu châu
Rất nhiều tài liệu nay còn năm trong văn khố Âu châu hay Hội Truyền giáo Giáo hộ La Mã có giá trị về thời gian vì các giáo sĩ có mặt vào thời Tây Sơn. Tuy chỉ là thư từ, văn thư trao đổi trong nội bộ nên không tránh khỏi thiên lệch hay cảm tính riêng tư của người viết thư. Tuy nhiên một số tài liệu này (nhưng không nhiều) đôi khi giúp chúng ta đính chính một số chi tiết về ngày tháng trong sử Việt Nam. (1)
Mạng lưới tổ chức, sinh hoạt và thông tin của các nhà truyền giáo có tương quan mật thiết đến sinh hoạt chính trị của Đàng Ngoài và Đàng Trong để những thế lực từ bên ngoài tìm cách can thiệp và khai thác nội bộ nước ta.
(1) Đó là ngày đăng quang của vua Quang Trung, theo Nhật ký về những sự kiện
Đáng ghi nhớ ở văn khố quốc gia (Paris) thi lá thư đề ngày 20 tháng 9 của đức ông La Batette gửi đức ông Le Breton cho biết rằng: “Bắc vương đã ân định ngày 8-11-1789 là ngày ông tự phong làm hoàng đế dưới danh hiệu Quang Trung, v.v…”
Sử nước ta ghi ngày 20-1-1789, cách nhau gần hai tháng rưỡi, quá sít sao với khi vua Quang Trung tới Nghệ An, không phù hợp thời gian với cuộc hành quân.     

Nhà Thanh với mộng bành trướng
Khi nhìn lại lịch sử 150 năm đầu tiên của triều đình nhà Thanh, thành quả của họ thu đạt cao nhất Trung Hoa. Không chỉ bờ cõi hơn hẳn các triều đại Nguyên, Minh về binh bị, kiến trúc, nghệ thuật, hội họa, thi ca…cũng có nhiều thành tựu. Đến giữa thế kỷ XVIII thì biên cương Trung Hoa đã bành trướng đến cực điểm, bao gồm tất cả những đất đai nhà Minh trước đây và cả Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương.
Việc bành trướng thế lực nhà Thanh đã khiến cho ba đời vua quan trọng nhất (Khang Hy, Ung Chính, Càn Long) chủ động nhiều cuộc chiến tranh, hầu hết tại các vùng biên giới phía nam. Nhà Thanh với một lãnh thổ rộng lớn, và đa chủng, đa dạng mang nhiều sắc thái sát nhập và đồng hóa. Vì Thanh triều muốn tách biệt họ một triều đại thuần túy Mãn Châu nên tất cả quyền lực đều ở trong tay người Mãn Châu. (1)
Sau hơn một trăm năm bành trướng về phía tây, chiếm lãnh nhiều tiểu quốc vùng Tây Vực khiến vua Càn Long tiếp tục tiến hành nhiều cuộc chinh phục về phía nam (Miến Điện, Thái Lan, Chiêm Thành, v..v…). Tham vọng đó thể hiện trên bản đồ vẽ từ đời Thanh sát nhập nhập nhằng bao gồm luôn cả khu vực phiên thuộc ngòai lãnh thổ và lãnh hải (Hòang Sa, Trường Sa và Đài Loan) của họ một cách thiếu minh bạch.
(1)    Tôn Sĩ Nghị là một văn quan người Hán mà họan lộ hơi chậm trễ lúc nào cũng
mong có mặt trong nền văn hóa Mãn Châu. Trong khi Phúc Khang An, một đại thần thế gia vọng tộc người Mãn Châu, điển hình vốn sinh ra đã làm quan.

Phụ chú
Cho tới giữ thế kỷ XVIII, ngừời Mãn Châu đã cai trị Trung Hoa hơn 100 năm với ba đời Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính Năm 1736, Thái tử Hoằng Lịch lên ngôi lấy hiệu Càn Long, là hòang đế trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Trong thời gian tại vị, vua Càn Long tập trung vào việc mở rộng biên cương. Trong 45 năm từ 1747 đến 1792, nhà Thanh chủ động cả chục cuộc chiến với lân bang: Hai lần bình định người thượng ở Tứ Xuyên. Một lần chinh phục Hột Hồi (Turkey Muslim). Một lần chinh phục Miến Điện. Một lần đánh chiếm Đài Loan. Một lần “thảo hàng” (vỗ yên) An Nam. Hai lần viễn chinh Nepal.
(trích Thanh-Việt nghị hòa)

Tôn Sĩ Nghị và Phúc Khang An  
Nghe tin đại binh của Tôn Sĩ Nghị thất trận, vua Càn Long lập tức điều ngay Phúc Khang An, vị chỉ huy lừng lẫy nhất của nhà Thanh thời đó. Phúc Khang An lúc ấy đang là tổng đốc Mân Triết sang thay Tôn Sĩ Nghĩ (tổng đốc Lưỡng Quảng, người Hán).
Phúc Khang An chuẩn bị dốc tòan lực 6 tỉnh miền nam, dự tính chia quân làm 4 đạo sang đánh nước ta. Bốn đạo quân bao gồm Vân Quý, Việt Đông (Quảng Đông), Việt Tây (Quảng Tây) và Phúc Kiên (1). Hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây đánh xuống Thăng Long, đạo quân Vân Quý hợp lực với Xiêm La theo đường Lào đánh từ phía tây sang Nghệ An, còn thủy binh Mân Triết, Đài Loan theo đường biển đánh vào Thuận Hóa.
Sau khi nhậm chức, một mặt Phúc Khang An kiểm điểm hậu quả chiến dịch, mặt khác phân tích những bất lợi để vua Càn Long (2) nắm vững tình hình.
Trong khi ấy, Nguyễn Huệ xúc tiến việc giảng hòa, cử nhiều phái đòan lên Nam Quan nhắc lại những lý lẽ trước đây đưa ra để xin bãi binh nhưng bị Tôi Sĩ Nghị bãi bỏ. Sau một số khó khăn như sau thất bại của Tôn Sĩ Nghị, nhà Thanh dẫu muốn tiến đánh nước ta một lần nữa, tình thế không chắc đã hơn như chiến dịch đánh Miến Điện (có thể còn vất vả hơn), chi phí nặng nề mà mối lợi chưa thấy đâu cả. Vì vậy nhà Thanh đành chấp nhận một giải pháp hòa hõan nhưng kèm theo một số điều kiện cho nước Nam trao trả tù binh, truy tầm nhữg kẻ giết các tướng nhà Thanh, lập miêu thờ Sầm Nghi Đống (3). Những đề nghị đó hầu hết được Nguyễn Huệ chấp thuận.
(1) Đạo quân của Tôn Sĩ Nghĩ trước đó mạnh hơn vì không chỉ giới hạn vào các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây. Mà còn sự yểm trợ của nhiều tỉnh khác và các bộ tại kinh đô Bắc Kinh.
Với đại quân hùng hậu như vậy, Tôn Sĩ Nghị tự tin đên nỗi ngay sau khi vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị liền tổ chức đại lễ phong vương (xem Phụ chú), trao sắc ấn (đã mang sẵn) để chinh thức hóa việc tái lập vương triều Lê Chiêu Thống.
(2) Khác với Phúc Khang An, sau khi Tôn Sĩ Nghị tìm hiểu tình hình miền Bắc và thăm dò lực lượng đối phương qua lời khai của vong thần nhà Lê (Lê Duy Kỳ và Lê Quýnh). Tôn Sĩ Nghị thuyết phục được vua Càn Long can thiêp vào nước ta.       
(3) Thang Hùng Nghiệp dẫn phái đoàn vào Chiêu Đức Đài. Phúc Khang An bước ra
nghênh tiếp, sau nghi lễ tương kiến, phái đoàn nước ta do chánh sứ Nguyễn Hữu Chu đứng ra trao lại biểu văn, tổng đốc Lưỡng Quảng thay mặt Thanh đình tiếp nhận. Sau đó nhà Thanh mở đại tiệc khoản đãi sứ bộ nước ta, đích thân Phúc Khang An bồi tiếp.

Trong câu chuyện ngoài lề, Nguyễn Quang Hiển cũng cho hay những kẻ phạm tội sát hại các tướng lãnh nhà Thanh đã bị xử tội rồi, Phúc Khang An nghe xong coi như việc đã giải quyết, đề nghị sau này không nhắc tới nữa, chỉ xin nước Nam lập cho một cái miếu, xuân thu cúng tế những binh sĩ nhà Thanh tử trận. Để chính thức hóa việc dâng biểu cầu phong, Nguyễn Quang Hiển sẽ thay mặt triều đình Quang Trung cầm đầu phái đoàn lên Bắc Kinh triều kiến hoàng đế và cho biết đến năm sau (Canh Tuất 1790), Càn Long thứ 55 là năm khánh thọ bát tuần của vua Thanh, vua nước ta sẽ đích thân sang chúc mừng cùng các sứ thần phiên thuộc khác.
Đến đây, việc thông hiếu của hai nước coi như đã quyết định, những lễ lạc khác chỉ là thủ tục. Hai bên đồng ý giảm thiểu số quân trấn đóng tại biên giới. Ngày mồng 10 tháng 4 năm Càn Long thứ 54, vua Cao Tông ra lệnh cho Phúc Khang An rút các đạo quân Quảng Đông, Vân Nam đang trú đóng ở Quảng Tây về doanh trại.
Tôn Sĩ Nghị sau khi thua trận, thân thể hư nhược, bị bệnh phong thấp lúc đó đang nằm dưỡng bệnh nay cũng được lệnh cho về Nam Ninh nghỉ ngơi, còn Phúc Khang An cũng không còn phải chầu chực ở Trấn Nam Quan nữa. Vua Quang Trung cũng ra lệnh cho các đồn ải giảm bớt quân số phòng ngự.

Phụ chú     
Việc vua Lê Chiêu Thống xuất hiện đón quân Thanh có những ngộ nhận Cương mục, Liệt truyện và Hòang Lê nhất thống chí đều chép vua Chiêu Thống gặp quân Thanh ở Kinh Bắc (Cương mục viết vua Lê đem trâu, bò, rượu để khao thưởng) rồi cùng đi với quân Thanh vào Thăng Long
Tuy nhiên chi tiết trên là do người sau viết, từ một nguồn chép lại lần nhau nên người đi trước sai lầm thì người đi sau cũng sai theo. Do đó chúng tôi xin dẫn ba nguồn từ những người có mặt trong chiến cuộc
Lê Quýnh (người đi tìm vua Lê Chiêu Thống và đưa vua Lê gặp Tôn Sĩ Nghị)
Lê Duy Đản (người đi theo quân Thanh từ Quảng Tây về đến Thăng Long và tham dự lễ phong vương cho Lê Duy Kỳ)
Tôn Sĩ Nghị (trong tấu thư gửi vua Càn Long)
Theo lời Lê Quýnh kể trong Bắc thành tùng ký thì:
Tháng mười (Mậu Thân 1788) yết kiến tổng đốc Tôn Sĩ Nghị ở Quảng Tây Ngày 24 tháng ấy, theo đại quân tới Nam Quan về thành Lạng Sơn….
Theo Sứ diêu hành trạng của Lê Duy Đản ghi lại chuyện đi sứ sang Tàu cầu viện thì ông và vua theo quân Thanh đến sông Phú Lương, quân Tây Sơn đã bỏ đi nên vào thu phục kinh thàh, ông theo hầu nhà vua đến điện Vạn Thọ làm lễ sắc phong.
Theo tấu thư của của Lê Duy Đản quân Thanh vào thành Thăng Long khỏang 11 giờ đêm, ngày 17-12-1788, hôm sau Lê Duy Kỳ mới gặp Tôn Sĩ Nghị.
Khi vua Lê xuất hiện, của Lê Duy Đản rất vui mừng bèn tổ chức lễ sắc phong. Như vậy việc vua Lê đem bò rượu ra đón Tôn Sĩ Nghị là sai sự thực.
(trích Thanh-Việt nghị hòa)

Phái bộ Nguyễn Quang Hiển – 1
Ngày 21 tháng hai, vùa Quang Trung cho Nguyễn Hữu Trù đưa biểu văn cho quan nhà Thanh xem trước và hôm sau (22 tháng hai) đưa lên Nam Quan 500 tù binh, bao gồm 300 lính và 200 phu dịch (nhà Thanh trả lại…7 tù binh, 1 người chết trong tù vì bị bệnh). Cùng luc đó, vua Quang Trung ra lệnh cho trấn thủ Lạng Sơn chuẩn bị lễ lạc tiệc mừng đánh dấu tốt đẹp trong tiên trình đàm phán

Chính thức cầu phong
Ngày 22 tháng 2, sau khi nhà Thanh đã đánh tiếng là họ bằng lòng phong vương cho vua Quang Trung, phái bộ Đại Việt tất cả hơn 20 người, do Nguyễn Hữu Chu cầm đầu, từ Thăng Long đi lên, mang tờ biểu cầu phong đồng thời chuẩn bị lễ lạc và dự bị tiệc mừng, đánh dấu một thắng lợi vẻ vang trong bang giao giữa hai nước. Đây là lần đầu tiên sau cuộc chiến, cửa ải Nam Quan được chính thức mở ra để đón phái bộ Đại Việt. Chính vì thế hai bên phải tổ chức đại lễ để tiễn đưa và để đón sứ thần qua Trung Hoa, chánh phó sứ không còn phải đến gõ cửa như những lần qua đàm phán trước đó.

Mật nghị
Tháng ba năm Quý Dậu, Phúc Khang An đến trấn Nam Quan ra lệnh cho quan coi ải Thang Hùng Nghiệp gặp Nguyễn Hữu Chu (Nguyễn Hữu Trù?) - Lần đầu tiên Nguyễn Hữu Chu đến Nam Quan đem biểu sang xin cầu hòa – Bàn định việc trao trả tù binh (800 ngưỡi) và sửa lễ tiến cống (biện bạch việc người vàng và (1) việc cống voi) - Phúc Khang An gửi thư cho Nguyễn Huệ - Nguyễn Huệ hẹn sẽ sai Nguyễn Quang Hiển (2) lên Nam Quan và sẽ tiến kinh sau đó (Bắc Kinh).
(1)    Sau khi được nhà Thanh chấp thuận ban sắc ấn, Vũ Huy Tấn về Thăng Long trình cho vua Quang Trung hay Phúc Khang An đòi vua Quang Trung đích thân lên ải Nam Quan nhận sắc phong và cống thêm 4 hay 2 con voi.
(2) Trong biểu văn này, Nguyễn Huệ đặc biệt ghi thêm “sẽ sai con trưởng của anh cả Nguyễn Quang Hoa là Nguyễn Quang Hiển” theo sứ bộ đi sang để tỏ lòng thành. (sau đó đi Bắc Kinh ggặp vua Càn Long để xin cầu phong)
Phái bộ Nguyễn Quang Hiển được cử đi sứ cầm đầu phái đòan tất cả là 21 người với nhiều sứ mạng công khai và bí mật:
1.    Thay mặt vua Quang Trung sang triều kiến hoàng đế nhà Thanh để chính thức hoá việc công nhận triều Tây Sơn,
2.    Tìm hiểu xem có thực Lê Duy Kỳ (vua Chiêu Thống) và tuỳ tòng hiện đang ở Quảng Tây hay không?
3.    Lượng giá việc Thanh triều mời Nguyễn Huệ sang Bắc Kinh có những âm mưu
khác hay không?

***
Việc đưa Nguyễn Quang Hiển làm trưởng phái đoàn một cách bán chính thức đã buộc Thanh triều phải giải quyết cho thoả đáng. Nhiều chi tiết cho thấy phái đoàn Nguyễn Quang Hiển không nằm trong kế hoạch dự tính trước và chính các quan nhà Thanh ở Quảng Tây cũng chỉ được thông báo một cách bất ngờ.
Theo lời tâu của Phúc Khang An thì Nguyễn Hữu Trù gửi thư cho Thang Hùng Nghiệp thông báo Nguyễn Quang Bình sẽ cử một đại diện lên Nam Quan trao tờ biểu cầu phong. Ngày17 tháng Tư, Nguyễn Quang Hiển và phái đoàn An Nam đến Lạng Sơn và tin này được báo ngay cho quan nhà Thanh.
Ngày 19 tháng Tư, giờ Dần [5-7 giờ sáng], nhà Thanh cho binh sĩ dàn thành đội ngũ ở Nam Quan, trưng bày cờ xí [thể thức phô diễn của Trung Hoa và tính khí thích phô trương của Phúc Khang An] làm lễ khai quan đón phái đoàn nước ta. Đến giờ Thìn [9-11 giờ sáng] sau pháo lệnh và chiêng trống, cửa mở ra. Phía nước ta, phái đoàn do Nguyễn Quang Hiển cầm đầu với 6 quan viên, 1 thông sự và 60 tùy tòng cùng vài trăm binh sĩ dàn chào đã đợi sẵn. Thang Hùng Nghiệp đi sang làm lễ kiến diện với Nguyễn Quang Hiển và quan viên, sau đó dẫn đường đưa phái đoàn nước ta qua ải vào Chiêu Đức Đài, nơi đây đã trần thiết nghi vệ và hương án tượng trưng cho ngai vàng của hoàng đế nhà Thanh.
Sau khi gặp quan lại nhà Thanh, Nguyễn Quang Hiển và phái đoàn quay vể châu Văn Uyên rồi hôm sau [20 tháng Tư] trở về Lạng Sơn lên đường về lại Thăng Long
Ngày 25 tháng năm Nguyễn Quang Hiển nhận được lệnh vua Càn Long thuận cho lên kinh đô bệ kiến và phải đi gấp cho kịp đến kinh đô vào mùa thu để dự lễ thánh tiết sinh nhật vua Càn Long.
Ngày 27 tháng Năm, phái đoàn nước ta do Nguyễn Quang Hiển cầm đầu, tất cả là 21 người, từ nhà khách của tỉnh Quảng Tây do Thang Hùng Nghiệp dẫn đường đi lên kinh đô nhà Thanh.

Phái bộ Nguyễn Quang Hiển - 2
Qua trung gian của Phúc Khang An, nhà Thanh bằng lòng công nhận Nguyễn Huệ làm An Nam quốc vương và Nguyễn Huệ cử một phái đòan do cháu gọi bằng chú là Nguyễn Quang Hiển tiến hành những thủ tục sang Bắc Kinh để nhận sắc phong.
Sau khi nhà Thanh bằng lòng giảng hòa, vuq Quang Trung cử cháu là Nguyễn Quang Hiển dẫn đâu` phái bộ sang kinh đô nhà Thanh trình biểu văn cầu phong, trên danh nghìa là “thay mặt vua Quang Trung nhưng cũng không khác gì đíc thân vua Quang Trung” (tuy đại do thân) với một nguyên cớ rất chính đáng là tình hình trong nước chưa yên nên quốc vương không thể ra khỏi nước. Và để miễn lệ cũ phải cống người bằng vàng.
Ngược lại, nhà Thanh cũng muốn nhân phái đoàn thiện chí này để chính thức công nhận một tân vương và từ bỏ sự trợ giúp dòng vua cũ. Sau khi gặp gỡ, Phúc Khang An hoả tốc báo lên vua Càn Long về diễn biến đồng thời chuyển thỉnh cầu xin cho phái đoàn “thay mặt vua Quang Trung” lên triều cận [gặp mặt nhà vua] để chính thức dâng biểu xin thần phục. Trong khi ấy các quan nhà Thanh chỉ biết (Nguyễn Quang Hiển) đó là người thân tín và gần gũi với quốc trưởng [dưới danh hiệu “quốc thân” là người trong họ nội của quốc trưởng nhưng không rõ hai người có liên hệ thế nào?
Sau khi giảng hòa, sứ bộ Nguyễn Quang Hiển lên Bắc Kinh triều vua Càn Long nhận sắc ấn đem về, khi phái đòan về nước, nhà Thanh liền cử quan nhà Thanh đi theo sang Thăng Long làm lễ phong vương cho Nguyễn Huệ cũng là vinh dự hiếm có.
Để đánh tan những nghi ngại (1) biến trá, chính Phúc Khang An đà sắp xếp để phái đòan Nguyễn Quang Hiển gặp được vua tôi Lê Duy Kỳ, khi đó đã cải theo y phục nhà Thanh và định cư tại Trung Hoa để ông này tận mặt trông thấy.
Những nghi lễ sau đó chứng tỏ Thanh triều rất hài lòng với sứ bộ Nguyễn Quang Hiển nên đã tiếp đón theo nghi thức quốc khách. Và ghi lại cuộc gặp gỡ giữa phái bộ Đại Việt và vua Càn Long trong một bức đồng bản họa nhan đề Nguyễn Huệ khiển diệt Nguyễn Quang Hiển nhập cấn yến chi đồ.  (2)
Bức tranh khắc đồng tựa đề:
“Nguyễn Huệ khiển diệt Nguyễn Quang Hiển nhập cấn yến chi đồ”
Nguyễn Quang Hiển (áo màu tím đỏ) bên cạnh là thông sự, phía sau là hai phó sứ (áo cũng màu tím đỏ), hàng sau cùng là năm bồi thần (áo màu đỏ)


Buổi lễ đưa biểu xin phong vương

1) Một chi tiết nhỏ nhưng cũng gíup ta đính chính lại lịch sử là thân thế Nguyễn Quang Hiển và liên hệ giữa ông này với Nguyễn Huệ như thế nào?
Ngòai lời khai trong thư từ qua lại, để cho thêm chính xác, đích thân Nguyễn Khang An đã hỏi lại Nguyễn Quang Hiển và còn bảo ông này viết xuống cho minh bạch, sau đó mật biểu gửi lên vua Càn Long. Theo lời khai đó:
Nguyễn Quang Hiển là con của anh cả Nguyễn Quang Hoa trong 4 (bốn) anh em. Kế đó là Nguyễn Quang Nhạc, rồi Nguyễn Quang Bình (Nguyễn Huệ) và sau cùng là Nguyễn Quang Thái (Nguyễn Lữ)
Thứ bậc và tên gọi anh em Nguyễn Nhạc-Nguyễn Huệ cho đến nay vẫn còn khác biệt tùy theo nguồn nhưng Khâm định An Nam kỷ lược có lẽ là chi tiết khả tín.
2) Bộ tranh Bình định An Nam chiến đồ gồm 5 bức tả cảnh chiến trận giữa quân Thanh và quân Tây Sơn. Bức thứ 6 vẽ sứ bộ Nguyễn Quang Hiển vào bệ kiến xin cầu hòa với vua Càn Long, Bức này đã được tạp chí Nam Phong giới thiệu vào năm 1934 trong một phụ ảnh dựa theo một bản gốc được lưu giữ vào đầu thế kỷ XX tại Bắc Bình đồ thư quán.

Bộ tranh “Bình Định An Nam chiến đồ”
Bộ tranh Bình Định An Nam chiến đồ do một cựu sinh viên niên khóa 1921 tên Philip Hofer tặng cho trường đại học Harvard tại Cambridge, Massachusetts, Hoa Kỳ. được bảo quản trong tình trạng tương đối tốt, mặc dù một vài bức đã có chút sứt mẻ ở các góc cạnh và có đôi chỗ đã hơi ngả màu vàng ố hay ẩm mốc.
Sách Quốc triều cung sử tục biên của nhà Thanh có nhắc đến bộ sách Khâm định An Nam kỷ lược gồm 32 quyển kể về cuộc chinh phạt An Nam vào thời Càn Long trong quyển 85 trong phần “Phương lược” có liệt kê bộ tranh “Bình Định An Nam chiến đồ”.
Đây là một bộ tranh mà vua Càn Long đã cho khắc in biển đồng theo các bản vẽ được đặt từ Paris và qua bốn nhà họa sĩ Tây phương được lưu dụng trong cung là Joseph Castiglione (người Ý, tên chữ Hán là Lương Thế Ninh), Dennis Attiret (người Pháp, tên chữ Hán là Vương Chí Thành), Ignace Sichelbart (người Tiệp, tên chữ Hán là Ngải Khải Mông), và Jean Damascène (người Pháp, tên chữ Hán là An Đức Nghĩa).

Nội dung bộ tranh và thơ đề vịnh
. Càn Long (1) trong “Bài tựa” của bộ tranh Bình định An Nam chiến đồ “…Theo lời kể một cách tỉ mỉ rõ ràng của Tôn Sĩ Nghị về chiến sự ở An Nam, ta (Càn Long) nhân đó sai họa viện vẽ mỗi sự việc thành đồ hình, rồi làm thêm thơ cận thể để đề vịnh và viết bài tự rằng: bộ “An Nam chiến đồ ” không như sự việc ở Y Lê Hồi Bộ, Kim Xuyên, và Đài Loan là ban đầu có chinh chiến mà kết cuộc thì thành công vậy. Không có chinh chiến mà thành công thì có thể không vẽ thành đồ hình, mà vẽ ra là để ghi lại sự thực của việc bề tôi là tướng soái của ta và chiến sĩ trong quân lữ của ta vượt xa mạo hiểm, tấn công chỗ kiên cường, phá tan nơi mũi nhọn. Lại còn có kẻ vì ôm lòng trung mà thiệt mạng, nếu không vẽ đồ hình để kỷ niệm chiến tích của họ thì ta sao nỡ…”
Giả sử sau khi Tôn Sĩ Nghị thu phục Thăng Long, há lại có thể tức khắc đem quân tinh nhuệ vào đến Quảng Nam mà bắt Nguyễn Huệ hay sao? Và nếu như Tôn Sĩ Nghị vâng chỉ rút quân về sớm, thì tuy không đến nỗi phải thiệt mạng bọn Hứa Thế Hanh và ba tướng, nhưng tướng chưa về đến đất nhà mà Thăng Long (nguyên văn lại bị mất), lẽ nào lại có thể không trở quân lại để cứu họ hay sao? Và nếu như Tôn Sĩ Nghị cũng cùng thiệt mạng với ba tướng nơi sa trường, thì Sĩ Nghị đây là trọng thần đốc suất toàn quân, sẽ làm tổn thương lớn cho quốc thể, nên không thể không dấy binh hỏi tội, thảy sẽ xảy ra việc binh đao không ngơi vậy !
Vả lại (nhờ) Hứa Thế Hanh nhẫn nhịn mà hộ lệnh, (nên) Tôn Sĩ Nghị chấn chỉnh được quân lữ mà kéo về; chứ giả sử bản thân họ đều cùng quay về thì ắt càng có thể nói là sẽ lại thiệt mạng nơi biên cương, tài sáng suốt và dũng lược của y là cái mà người thường không thể có. Cứ mỗi khi nhắc đến thì ta lại vì y mà rơi lệ khen chuộng
.   Còn đến như Tôn Sĩ Nghị chẳng phải là không biết đến sự khích lệ công thần của Trẫm, từng tưởng thưởng mãi cho đến đời sau, giả tỉ như cũng thiệt mạng thì tước công của y ắt sẽ được thế tập chẳng hề sai. Con người ta ai mà chẳng chết, hơn nữa bản thân (y) cũng muốn xung phong hết mình; nhân khi nghe lời của Hứa Thế Hanh, lấy việc nước làm trọng nên thà rằng quay về mà chịu phạt của Trẫm, thì Trẫm há chẳng lượng thứ cho lòng của y mà lại tăng thêm sự trừng phạt hay sao? Hai kẻ tôi thần này, tuy sự việc của họ chẳng giống nhau, nhưng lòng dạ lại giống nhau. Nhờ cơ may này mà tướng tổng nhung chấn chỉnh quân lữ quay về, còn ba tướng thì (ta) lệnh cho nước phiên thuộc lập miếu thờ để đền đáp lòng trung….”
(1)  Lịch sử không thiếu những người làm nên sự nghiệp lẫy lừng nhờ phúc ấm của tổ tiên để lại. Trường hợp đó ít nhiều đúng cho vua Càn Long, một trong ba triều đại thịnh trị nhất đầu đời Thanh. Vua Càn Long (Cao Tông) cũng là một trong những vị hoàng đế trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa. Khi lên ngôi, ông thừa hưởng một quốc khố sung túc, một đất nước tương đối thanh bình, trù phú nên có thể nói là được “vén tay áo sô, đốt nhà táng giấy”.
Ông xây những lâu đài tráng lệ và chủ động nhiều cuộc “chinh phạt” các nước chung quanh. Trong đời ông, ông đi “kinh lý” hơn 150 lần kể cả đi săn ở miền bắc, đi thăm lăng tẩm tiên vương ở miền đông và tuần du phương nam. Tuy cũng thựcKhi về già, vua Càn Long đặt cho mình cái biệt hiệu Thập Toàn Lão Nhân. Danh hiệu đó mang nhiều ý nghĩa về tư đức cũng như công nghiệp. Một trong những ẩn ý là ông sẽ cố đạt được mười chiến công trong thời gian trị vì. Để ca tụng cái công nghiệp “văn thánh võ đức, trạch bị thương sinh” của chính mình, năm 1792 vua Cao Tông làm một bài văn nhan đề “Thập Toàn Ký”. Cái ý tưởng đó có lẽ hình thành đã lâu trong tâm khảm nên vào những năm sau cùng của cuộc đời, vua Cao Tông cố gắng đánh đông dẹp bắc cho đủ số. Chính vì thế, hầu hết những chinh phạt của vua Càn Long đã bị các sử gia gọi là “hollow victories”.
(nguồn: Bình Định An Nam chiến đồ - Nguyễn Duy Chính)

 ***
Để tiện theo dõi nội dung các sự kiện lịch sử được nhắc đến trong 5 bức tranh này, chúng tôi xin trích đoạn và phiên dịch thêm bài tựa cho cả bộ tranh. Còn các phần nguyên chú (chữ Hán) trong văn bản thì chúng tôi xin tỉnh lược vì e rằng quá rườm rà.

1. Trận đánh ở Gia Quan và Ha Hộ
Phụ chú: Mỗi bức tranh có thơ đề vịnh do chính Càn Long ngự chế và ngự bút, theo như sử sách và thư tịch còn chép lại thì ông muốn vẽ lại chiến công hiển hách trong bộ tranh Bình định Am Nam chiến đồ cho thấy tầm quan trọng của chiến sự.

Đồi núi Lạng Sơn

Tôn Sĩ Nghị ra khỏi Trấn Nam quan, tại Lạng Sơn chia binh hai đường, một là theo đồi dốc, sai tham tướng là bọn Trương Thuần tới đường Gia Quan cùng gặp, một là theo sông ngòi, sai tổng binh là bọn Trương Triều Long chạy theo lối tắt qua các chỗ như Tam Dị và Trụ Hữu, rồi đóng đồn tụ tập ở Gia Quan. Rất nhiều người thoạt nghe đại binh thế mạnh, nghe hơi rồi kinh hãi trốn chạy mà không nghe lệnh nên tán loạn. Thổ quan dẫn dân địa phương mấy trăm người ra phủ phục đầu thuận. Từ đó (quân ta) dùng lối tắt mà qua Gia Quan, thả sức chém giết. (Bọn chúng) đứa thì quỳ gối mà đầu hàng, đứa thì chống cự rồi bị đập tan, đứa thì bị bắt mà giết đi. (Quân ta) đuổi theo cho đến đất Ha Hộ, chốn sơn cốc ải cao, vừa khi Trương Triều Long cắt đường đi của chúng, cùng hợp lại mà giáp công, chém giết không thể nào kể xiết.
Thêm một lần làm như ăn khoai môn ngứa miệng hay sao ấy, mụ chữ tôi ngứa ngáy nên len chân vào chuyện cấm giả lịnh giả thị, nôm na là ai cấm người mang bị nói khoác. Mụ sử tôi quơ cào thêm nhà sử học người Hy Lạp Halikamasseus sống ở thế kỷ thư 5 trước Công nguyên. Sau trận chiến Thermopylae, Ba Tư thắng Hy Lạp (nước ông bị thua trận), ông thấy Ba Tư ca ngợi cuộc chiến thắng của họ đến mực độ…”ngu xuẩn” vì vậy ông gọi kẻ chiến thắng là…“ông tổ nói láo”.
Bởi chưng trong tiêu đề bài viết về Tổng số quân Thanh trong trận Kỷ Dậu thực sự là bao nhiêu?. Người ngọai sử cho hay quân Thanh dàn trải ở Lạng Sơn:
“…Con số do Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh từ Lạng Sơn đưa xuống Thăng Long khoảng chừng 12.500 người (…). Tôn Sĩ Nghị tế cờ mở cửa tiến sang nước ta chỉ là một bộ phận ban đầu, sau đó được bổ sung nhiều đợt (cả quân lính lẫn phu dịch) vừa gia nhập vào đại quân, vừa chia ra bảo vệ những lương đài [đài trạm] tất cả 17 chỗ dọc từ Lạng Sơn xuống đến Thăng Long. Ngoài ra, ở những nơi hiểm yếu, quân Thanh cũng lập những đồn bót (hoặc chiếm được của Tây Sơn) và đóng quân tại đó để đề phòng quân địch tấn công ngang hông cắt đường rút lui…”
Lúc này Ngô Văn Sở đang rút quân từ Lạng Sơn (và Thăng Long) về Tam Điệp. Vì vậy mụ sử tôi cho là nếu như người đứng đầu Lạng Sơn là “thổ quan” (người miền núi) mà Lạng Sơn là nơi tiếp sứ, trấn thủ phải là quan văn, như đời Lê-Trịnh, trấn thủ Lạng Sơn là nho sĩ Nguyễn Khán. Và nho gia Ngô Thì Sĩ, bạn vong niên của Nguyễn Khán và cũng là thân phụ của Ngô Thì Nhậm  Vào thời Nguyễn Huệ, trấn thủ là hiệp trấn Lạng Sơn Tô Xuyên Hầu (tức Lê Doãn Điều). Vì vậy trấn thủ ở đây chẳng thể là…thổ quan.

2. Trận đánh ở Tam Dị và Trụ Hữu
Dẫn nhập: Ngày 25-11-1788, giờ mão quân Thanh tế cờ mở cửa ải tiên qua. Tôn Sĩ Nghị đích thân điều động 21.500 quân Quảng Đông, Quảng Tây và 751 con ngựa. Trong số này, Tôn Sĩ Nghị để lại 4.000 quân đóng giữ các quan ải biên giới. 5.000 không theo đại quân, chia àm ba tóan, 2.000 người ở lại phòng thủ Lạng Sơn. 1.300 chuẩn bị phu phen để lo việc thiết lập 17 đài tram, dịch trạm dọc theo tuyến đường từ Lạng Sơn xuống Thăng Long. Tóan còn lại chia ra canh phòng các nơi hiểm yếu. Số quân Tôn Sĩ Nghị và Hứa Thế Hanh đưa xuống Thăng Long khỏang 12.500 người.
Cũng theo nguồn khác của sử nhà Thanh, tóan quân này của Tôn Vĩnh Thanh điều động 3.000 người từ Quảng Đông xuống. Tôn Vĩnh Thanh dự trù dựng đài tram, dịch trạm từ Lạng Sơn xuống Thanh Hóa (hay Quảng Nam) để bắt sống…Nguyễn Huệ.

Quân Thanh tiến quân

Tổng binh Trương Triều Long thống lĩnh 3 nghìn quân, trong đó chia ra 1 nghìn 5 trăm tên, lệnh cho tham tướng Trương Thuần dẫn đầu theo hướng Gia Quan tiến trước, còn Trương Triều Long dẫn 1 nghìn 5 trăm tên theo hướng Tam Dị đến khuấy nhiễu Trụ Hữu và các nơi xung quanh. Giáp công tiêu diệt chém giết; thu đoạt lúa gạo, lương thực, khí giới nhiều không kể xiết; bắt sống quân lính hơn 1 trăm tên. Riêng phó tướng Khánh Thành lại dẫn 3 trăm quân khác mai phục nơi địa đầu gần ở Trụ Hữu, bắt sống tên Trần Danh Bính mà trước đã hàng phục rồi sau lại phản, đem giải về quân doanh để xử theo chính pháp, càng khiến cho lòng quân thêm phấn chấn.
Bạ mắt vào vào mắt mụ chữ hàng chữ ở trên: “những lương đài [đài trạm] tất cả 17 chỗ dọc từ Lạng Sơn xuống đến Thăng Long” và “quân Thanh cũng lập những đồn bót (hoặc chiếm được của Tây Sơn?)  Thế là mụ chữ tôi có cớ xoay xỏa đến bài phiếm sử Ải quan ngày nào năm ấy có đọan:
”…Lộ trình từ Hà Nội qua ngả Lạng Sơn, để đến Quảng Tây (Canton) năm 1837 của tác-giả Tsai-Tin-Lang, được chuyển ngữ sang tiếng Pháp trong Itinéraire de Hanoi à Canton par Lang-Son, le Kouang-Si et la rivière Si-kiang  tạm dịch như sau:
Thời Tự Đức, Tsai-Tin-lang, bị đắm tàu tại vùng biển An Nam; sau đó đi đến Huế và không muốn gặp lại nguy hiểm nữa cho nên ông quyết định trở về cố hương bằng đường bộ. Ông bắt đầu đi từ Huế đến Lạng Sơn qua Quảng Tây và sau đó từ đây đi Canton (Quảng Đông) bằng thuyền trên sông Tả Giang. Toàn bộ bút ký này được đăng trọn trong Ecole De Langues Orientales Vivantes có tên Recueil d’itinéraires et de voyages dans l’Asie centrale et dans l’Extrême Orient (E. Leroux, 1887).
(…)
Từ Bắc Ninh đến Lạng Sơn
Ngày 17 tháng 3, ông Tsai qua đêm tại phủ Lưỡng Giang. (?)
Ngày 18 ông đến trạm Tsin-in-chung (?), gần chỗ đó, trên vùng giáp ranh của huyện Vyng-tsyiang (Vân Uyên?), nơi đây người ta lấy rất nhiều chất thần sa (son đỏ).
Ngày 19, ông nghỉ đêm tại trạm Huan-lang (Văn Lang?) sau khi đi qua 7 trạm khác có quan quân canh gác.

3. Trận đánh ở sông Thọ Xương (sông Thương)
Sông Thương (hay sông Nhật Đức), tên cũ là sông Lạng Giang, bắt nguồn từ Chi Lăng ở Lạng Sơn chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang.
      
Quân Thanh dàn trận

Bọn tổng binh Thượng Duy Thăng và phó tướng Khánh Thành dẫn binh đi suốt đường tiến trước. Vào trống canh năm thì tới sông Thọ Xương, vừa lúc trời sương mù dày đặc miên man. Quân họ Nguyễn (Tây Sơn) bất ngờ chẳng kịp đề phòng, nên thương tổn chết chóc nhiều vô số kể. Bọn còn lại liều mạng chạy trốn như chuột, chen lấn nhau đến đứt cầu phao. Quân ta chặt trúc kết bè, trong một khắc đã chiếm lấy sông mà vượt lên trước, dũng khí có thừa, xưa nay chưa từng thấy. Tam Giang ngang vắt chốn bờ môi, bến hiểm mấy vòng cố thủ thôi.Yểm trại Định Phương nhờ chướng tỏa. Dùng mưu Triệu Tiết đoạt dòng Lô. Nhọn tan rắn vỡ bay hồn phách. Tướng lĩnh tiền khu quân phấn chấn. Hán nhân hai tướng khá khen.
Nghe tin quân Thanh sắp sửa sang đánh, nội hầu Phan Văn Lân đem 1.000 quân  lên Lạng Sơn lập các phòng tuyến chống giữ. Sử nhà Thanh chép: Phan Văn Lân cho lập một số đồn lũy bằng gỗ (1) , ngòai đào hào, cắm chông theo lối bố trí Đàng Trong.
Cũng theo sử nhà Thanh còn để lại, quân ta mai phục 6 đồn trại ít thì một, hai ngàn người, nhiều thì ba, bốn ngàn người. Tuy nhiên đây là con số Tôn Sĩ Nghị tâu lên Càn Long để chiến công thêm hiển hách, thật sự mỗi nơi quân ta chỉ đóng vài chục đến một, hai trăm tùy vị trí hiểm yếu của ba con sông lớn. sông Thương, sông Thị Cầu (sông Cầu) và sông Phú Lương (sông Nhị) vì Phan Văn Lân chỉ có 1.000 quân.
(1) Với nguồn khác về phía ta: Phan Văn Lân không có đủ thời gian và vật liệu để dựng lên những đồn trại này mà chỉ là những chòi canh có mục đích báo tin cho nhau. (theo tác-giả Tsai-Tin-Lang ở khúc dưới: “Người ta có thể đứng từ dàn pháo này trông thấy dàn pháo kế”). Vì quân Tây Sơn mang theo rất nhiều cờ hiệu xanh, vàng, đỏ….
Trở lại ông Tàu Tsai-Tin-lang đang cố hương nan khứ hậu nan quy về Tàu:
“…Khoảng 2 lý, phía nam, người ta sẽ gặp một ngọn núi đá. Trên đỉnh núi có một trụ đồng tương tự như trụ đồng được cắm trên đỉnh núi Phân Mao, thuộc địa phận Khâm Châu (Kin-tcheou) ở Quảng Ðông). Trụ đồng cao khoảng 10 trượng và dầy khoảng 10 phân. Từ xa màu đồng trụ giống như màu đá, vì bao phủ bởi phân chim…”..
Tiếp đến, ông nghỉ đêm tại trạm Huan-lang sau khi đi qua 7 trạm khác có quan quân canh gác. Mụ chữ tôi không biết “trạm” gì thì gặp lại có…17 trạm ở khúc trên:
“…Cùng đêm đó (20 tháng 3), Tsai-tin-lang ngừng bước tại pháo đài thứ 5 (5e batterie). Ngày xưa, vào thế kỷ thứ 18, người phương Nam triều Tây Sơn đã dựng lên 18 pháo đài, tương tự như dàn pháo thứ 5 này để chống lại quân thiên triều phương Bắc. Người ta có thể đứng từ dàn pháo này trông thấy dàn pháo kế; nhưng chúng đã không còn nữa, ngoài pháo đài thứ 3 và thứ 5…”.
Ha! Mụ chữ tôi dòm ra ông Tàu đây viết bút ký sai tuốt, vì với bộ ông mắt lỗ đáo sao mà nhòm thấy trụ đồng…10 phân ở tuốt luốt trên núi cao. (“trụ đỗng” Mã Viện thực ra chỉ là thanh sắt tròn (hoa tiêu) 2 phân đóng đại xuống đất để phân chia ranh giới).
Thêm chuyện Tôn Sĩ Nghị kể cho Càn Long nghe để Càn Long cho khắc đồng thành “tác phẩm”  Bình định An Nam chiến đồ cũng chả hẳn là đúng. Bởi mụ chữ tôi bị phang một phát vào mặt 18 pháo đài của nhà Tây Sơn. Mụ chữ tôi mặt ngây ra không hiểu nếp tẻ gì sất, bèn ngược lại khúc trên Tôn Sĩ Nghị dựng những đài trạm tất cả 17 chỗ dọc từ Lạng Sơn xuống đến Thăng Long. Mụ chữ tôi đồ là 17 đài trạm đây, phải chăng Tôn Sĩ Nghị “mượn tạm” 18 trạm tháp canh của nhà Tây Sơn?
Với tháp canh của nhà Tây Sơn.ở Lạng Sơn có lẽ chỉ có vài chục người lính…Khi không mụ chữ tôi lất phất tới câu ca dao “Lính thú đời xưa” (tên khác là Ai lên xứ Lạng) có câu một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền (…) bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa nên chỉ mong ngày về đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương. Ý đồ của mụ chữ tôi là lính thú ở đất Lạng Sơn chẳng có bao nhiêu như Tôn Sĩ Nghị kể lể với Càn Long… thương tổn chết chóc nhiều vô số kể.
Bởi lò dò như cò ăn đêm với sử kiện nên mụ sử tôi rối mù qua những trận đánh với ngoa truyền của Tôn Sĩ Nghị. Thôi thì quề quà với người ngọai sử thì cốc mò cò sơi là…
“…Thực ra, tình hình còn đang ngả nghiêng, nhà Tây Sơn đang cố thanh toán nốt những khu vực còn trung thành với nhà Lê. Lạng Sơn 1 phủ, 7 châu cũng đã đầu hàng nhà Tây Sơn. Xem như thế, các vùng xuôi tuy đã dưới quyền kiểm soát của quân Tây Sơn nhưng các vùng núi phần lớn chưa bình định được. Việc đánh giữ và thu phục lòng người không phải chuyện một ngày một buổi, dư đảng nhà Lê và các thổ hào tuy chưa thống nhất chỉ huy thành những lực lượng lớn nhưng gần như có mặt khắp nơi.
Thế nên khi Tôn Sĩ Nghị vừa rục rịch kéo quân tới Lạng Sơn  và tung ra mấy trăm hịch để báo dân ở đây biết. Một tên thổ mục đem người tới Quảng Tây xin làm tiên phong. Đốc trấn Cao Bằng đem 300 quân về Thăng Long, Nguyễn Viễn Du và cai ky Chu Đình Lý ở lại giữ thành, một thổ ty dẫn mấy trăm lính đến bắt Nguyễn Viễn Du và Chu Đình Lý giao nạp cho Tôn Sĩ Nghị để lập công. Bảy châu ở huyện Văn Uyên thấy thanh thế quân Thanh nên tất cả đều đầu hàng.
Tờ hịch làm náo động khắp nơi, nhất là các quan nhà Lê đầu hàng nhà Tây Sơn nhưng vẫn hòai Lê vọng nước cũ. Trấn thủ Lạng Sơn Phan Khải Đức đem cả trấn thành đầu hàng (trên danh nghĩa bỏ Lê Duy Cận quay về với Lê Duy Kỳ)...”.
       
4. Trận đánh ở sông Thị Cầu (sông Cầu)
Sông Cầu (còn gọi là sông Như Nguyệt, sông Thị Cầu, sông Nguyệt Đức hay mỹ danh dòng sông quan họ, vì chảy qua Bắc Ninh.
Xưa có bắc cầu dây (cầu treo), có họp chợ, nên cư dân gọi là Thị Cầu (chợ Cầu). Vì vậy, dân dã gọi là sông Cầu (sông có Cầu bắc qua).
(Trên đoạn sông này, thời Lý năm 1077, Lý Thường Kiệt đã đánh bại đội quân của nhà Bắc Tống.. Trận trên sông Thị Cầu (sông Cầu) cách Hà Nội khoảng 23 cây số).

Cầu bắc ngang qua sông Thị Cầu

Quan quân tới sông Thị Cầu. Quân Nguyễn (Tây Sơn) tụ tập như kiến bên bờ nam, có lợi thế áp đảo từ trên cao xuống, nhờ đó liền mấy ngày đánh chiếm mà (ta) không tài nào thắng nổi. Tôn Sĩ Nghị vờ ra lệnh cho nghĩa dân làm cầu phao, lại lệnh cho tổng binh Trương Triều Long nửa đêm lén vượt sông từ bên trái, ra mặt đánh úp phía sau quân doanh của chúng, reo hò dậy đất. Đại binh cũng theo cầu phao mà qua sông giáp công, chém giết hàng mấy nghìn và bắt sống hơn năm trăm người.
Gặp nguy khéo ứng đánh sau lưng. Chưa tiếp dụ trên ý đã cùng. Thống quân mưu kế xưa nay vẫn. Dũng tướng hùng tài một mực ròng. Đánh xuống (1) từ trên hừng khí giặc, Xuất kỳ chế thắng ta thành công. Thành Lê gần sát quân giong trống.
(1) Theo nguyên chú vua Càn Long có xuống chỉ dụ cho Tôn Sĩ Nghị thăm dò vượt sông đánh úp, nhưng chỉ dụ chưa tới thì Tôn Sĩ Nghị cũng đã biết dùng kế ấy mà thắng trận sông Thị Cầu..
Nguyên văn và nguyên chú ở đây có ý so sánh Tôn Sĩ Nghị dùng mưu vượt sông như Điền Phong đời Đông Hán lợi dụng chỗ hở mà đánh úp. Chúng tôi (Nguyễn Duy Chính) chỉ dịch thoát ý.
Bởi mụ sử tôi luận sử theo cảm tính nên dều người ra là từ Lạng Sơn đến sông Thị Cầu quân Tây Sơn không đặt nặng chuyện tham chiến (xem trang 197). Bởi chưng trong kế hoạch chống giữ, Ngô Văn Sở đảm trách nhiệm vụ rút lui, Phan Văn Lân đoạn hậu để bảo vệ cho tiền đội. Tuy nhiên trên đường rút quân, có thể quân Tây Sơn bị tổn thất khá nặng vì một số thổ hào và tàn quân nhà Lê thông thạo địa thế làm nội gián cho quân Thanh khiến mặt trận phía bắc tan vỡ mặc dầu viên “tư lệnh tiền phương” này vẫn hoàn tất được việc cản đường.

Sau đây là trích đoạn trong "Khi núi, đất, biển là một" của người ngọai sử...
“…Khi nghe tin quân Thanh kéo sang…Trên đường dọc từ Lạng Sơn xuống Thăng Long, quân Tây Sơn đã xây dựng nhiều đồn luỹ bằng gỗ rất kiên cố, chung quanh đào hào có cắm chông tre, nhưng khi nghe thế giặc quá lớn, các tướng trấn giữ liền rút lui để bảo toàn lực lượng. Tuy nhiên, đường khó đi nên quân Thanh cũng không dám tiến nhanh. Theo tài liệu nhà Thanh, Tôn Sĩ Nghị tuyển vài trăm binh đi cùng với bồi thần nhà Lê là Nguyễn Đĩnh (阮挺) hợp cùng đám thổ binh ra hàng, nhân lúc trời tối lẩn theo các khu vực cây cối rậm rạp tiến lên trước nhưng không gặp phục binh của quân ta vì tất cả đã được lệnh lui về dựa vào các sông lớn ở Thọ Xương, Thị Cầu… án binh chống giặc…”
Lại lợn đầu cau cuối từ thế kỷ XIX, Leopold von Ranke, sử gia Đức  viết: “Lịch sử thể hiện những gì đã thực sự diễn ra” (Wie es eigentlich gewes). Thế nhưng lộn thừng lộn chão với Hòang Lê nhất thống chí ghi chép…
”…Lân bèn đem quân tới bờ phía nam sông Như Nguyệt, nghe tin quân của Tôn Sĩ Nghị đã đóng ở núi Tam Tằng. Lúc ấy tiết trời giá rét, Lân kéo quân qua sông thách đánh. Tướng sĩ vốn sợ oai của Lân, phải liều với khí lạnh mà lội bừa xuống nước. Ra đến giữa sông những kẻ cóng quá không thể qua được, đều bị chết đuối. Còn những kẻ vào tới được bờ cũng đều bị quân Thanh giết chết. Lân liệu chừng không thể giao chiến được nữa liền vẫy quân chạy lui. Đám quân tan vỡ chạy trốn vào các làng, đều bị dân chúng bắt nộp cho quân Thanh. Lân chỉ trơ một mình một ngựa mà quay về...”.
Lờ đờ như gà ban hôm với mụ sử tôi: Phan Văn Lân, sau thăng lên đại đô đốc. Ông cùng với Nguyễn Văn Danh trông coi việc nước khi vua Quang Trung và Ngô Văn Sở sang Tàu dự lễ thượng thọ vua Càn Long. Ông được Hòang Lê nhất thống chí miêu tả Phan Văn Lân như một người hoàn toàn vô tích sự và ấu trĩ về quân sự, đem 1000 quân bơi qua sông để tấn công vào đại binh của giặc trong một đêm giá rét. Đây cũng không phải là một con rạch nhỏ mà là sông Cầu, một con sông lớn của miền bắc.

Cũng đoạn sử đó, chính sử nhà Nguyễn với Khâm định Việt sử thông giám cương mục quyển XLVII tr 993) chép tương đối đỡ khinh bạc hơn.
“... Văn Sở sai tướng chẹn giữ bến đò Xương Giang. Lại sai nội hầu Phan Văn Lân đem hơn một vạn quân (sic) tinh nhuệ ở Thăng Long lên đóng ở Thị Cầu. Sau khi phá vỡ luôn được mấy cánh quân của Tây Sơn, quân Thanh tiến lên chiếm đóng núi Tam Tằng. Văn Lân, nhân đang đêm, xông pha rét lạnh, lén vượt sông Nguyệt Đức, vây doanh trại Tôn Sĩ Nghị. Nhưng thế trận của Sĩ Nghị vững chắc, không lay chuyển, đồng thời súng hoả sang của quân Thanh lại cùng bắn ra: giặc không đến gần được. Trương Sĩ Long, tiên phong quân Thanh, xung phong giết giặc. Cung tên của hai cánh quân tả dực và hữu dực nhà Thanh lại bắn châu vào: quân giặc bị chết vô kể. Trước đó, Sĩ Nghị ra quân kỳ, do phía thượng lưu, vượt qua sông, đánh úp doanh trại Thị Cầu. Trông thấy trong trại bốc lửa, giặc cả sợ, phải vượt luỹ mà chạy. Quân Thanh thừa thắng, ruỗi dài, cả phá được giặc (giặc” đây chính là quân Tây Sơn, chính sử nhà Nguyễn gọi là giặc). Văn Lân chạy về Thăng Long. Sĩ Nghị tiến đến bờ phía Bắc sông Nhị…”

5. Trận đánh ở (1) sông Phú Lương (sông Nhị)
Xưa…bởi nhập giang tùy khúc nên sông đổi tên theo địa danh và giai thọai:
Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Hoa được gọi là Nguyên Giang (âm: yuan2 jiang1). Đoạn chảy từ Lào Cai đến "ngã ba Hạc" ở Việt Trì (Phú Thọ) được gọi là sông Thao. Khúc chảy qua thị xã Phú Lương, sông có tên Phú Lương, hoặc sông Lương, theo học giả Hoàng Xuân Hãn “Phú Lương là tên Phủ thời Lý.
Vì là sông lớn nhất, từ xưa dân ta vẫn gọi là sông Cái. Sông chảy qua Hà Nội có hình cái tai nên được gọi là Nhĩ Hà hay sông Nhị.. Tên gọi sông Hồng do dòng sông chở nặng phù sa nên dòng nước có màu đỏ. Tên sông Hồng có xuất xứ (giai thọai) "dịch ngược" khá thú vị. Nguyên người Pháp vẽ bản đồ, đặt tên là sông Đỏ (Fleuve Rouge). Như vậy, từ thế kỷ XIX, tên sông này cũng được "dịch" lại sang tiếng Việt là…sông Hồng hay Hồng Hà. Đoạn qua Hà Nội mà gọi là Nhĩ Hà thì:.
Thì sử Việt ghi sông ở địa vực đây với tên: Phú Lương.
(1) Bức tranh “Trận chiến trên sông Phú Lương” (tức là bức thứ 5 của bộ tranh) trong tạp chí Xưa & Nay số 32 (10/1996). Người cung cấp tư liệu cho biết bức tranh này hiện được lưu giữ tại viện bảo tàng Smithsonian tại Washington D.C., nhưng không rõ là nơi đây chỉ có một bức lẻ hay có đủ cả 6 bức của bộ tranh Bình định An Nam chiến đồ.

Chiến thuyền quân Thanh trên sông Nhị     

Ngày 16-12-1788, lúc trời mờ mờ sáng, quân ta kéo tới sông Phú Lương là cửa ngõ của Lê Thành . Quân Nguyễn (Tây Sơn) thấy quan binh sắp đến, đem thuyền lớn nhỏ thu từng chiếc đến bờ nam ở giữa dòng, dùng súng trường và đại bác bắn trả. Quân ta không tài nào mau chóng vượt sông được. Tôn Sĩ Nghị xét thấy quân Nguyễn (Tây Sơn) thế dần loạn vỡ, (bèn) lệnh cho tướng sĩ dùng thuyền con của nhà nông và bè trúc đánh giết binh chúng ở giữa sông vào ban ngày.
Còn sang canh năm ngày hôm sau thì Hứa Thế Hanh đốc suất hơn 2 trăm quân thẳng tới bờ bên kia. Giữa lúc đêm tối mờ mịt, bọn ấy (Tây Sơn) chẳng bày bố được bao nhiêu binh, (nên) quẫn bách không thi thố được gì. Tiếp đó quân ta đánh chiếm mấy chiếc thuyền, thay phiên vượt sông đánh giết bồi vào cho thêm đau, đồng thời đốt chìm hơn chục chiếc tàu thuyền ngoài bến sông. Toàn quân vượt sông, bọn Tông tộc nhà Lê cùng trăm họ bèn mở cổng thành ra hàng; (ta) chẳng đánh mà thắng.
Cửa ngõ thành Lê gọi là Phú Lương. Lũy đồn tuy chắc, chúng bàng hoàng. Thuyền đơn lén nhập, xứng tài tráng. Trí dũng vốn thừa, tiếc (2).giỏi giang.
(2) Ơ đây ngụ ý thương tiếc đề đốc Hứa Thế Hanh trước đây đã có tài dũng cảm đột phá sông Phú Lương, sau đó lại bỏ mình để chặn hậu cho Tôn Sĩ Nghị tháo lui khi quân Tây Sơn phản công chớp nhoáng trong chiến dịch Ngọc Hồi – Đống Đa. Điều lý thú là bài thơ đề vịnh cho trận chiến ở sông Phú Lương này lại dành quá nửa để nói về những sự kiện tiếp theo, trong đó thất bại chiến sự của quân Thanh dĩ nhiên đã được lấp liếm qua thành công ngoại giao với nhà Tây Sơn. (Nguyễn Duy Chính)
Mụ sử tôi tầm chương trích cú qua Bắc hành tùng ký của Lê Quýnh, nguồn từ La Sơn Yên Hồ Hòang Xuân Hãn, tập II, 1998, trang 880::
“…Khi quân Thanh qua sông Thị Cầu tiến đến bờ bắc sông Phú Lương (muốn nói sông Nhị), GiặcTây Sơn đã bỏ thành Thăng Long chạy về phương nam….”  
Hết Leopold von Ranke đến Fustel de Coulanges với: “Sự thật của lịch sử là gì? Sự thật của lịch sử là một quả cầu tròn, mỗi người chỉ nhìn được một phiá…”. Thế nên với trận đánh ở sông Phu Lương, mụ sử tôi nhìn về phía nhà Tây Sơn:
Khi Nguyễn Huệ rút quân về Phú Xuân, ông chỉ để lại một số tùy tướng và quân lính   khỏang 3.000 người để trấn thủ Bắc Hà. Miền Bắc lúc này có hai hệ thống, quan lại cũ của nhà Lê lo hành chánh dưới quyền giám quốc Lê Duy Cẩn (do nhà Tây Sơn dựng lên), quân sự do Ngô Văn Sở chỉ huy lo phần trị an. Ngô Văn Sở bèn hội các tướng đánh hay giữ. Ngô Thì Nhậm đề nghị thóai binh giữ núi Tam Điệp, chiếm cứ chỗ hiểm yếu cố thủ. Ngô Văn Sở mật truyền các trấn Kinh Bắc, Lạng Sơn phao tin xây lũy đất ở sông Nguyệt Đức (sông Cầu hay Thị Cầu) rồi ngầm thu quân về. Đồng thời thông tư các quan trấn thủ Sơn Tây, Hải Dương nội ngày phải rút về Bắc Thành, trấn thủ Sơn Nam phải chuẩn bị thuyền bè cùng tiến phát.
Ngày 17-12-1788 Tôn Sĩ Nghị vào thành Thăng Long nhận đầu hàng của triều đình Lê Duy Cẩn. Vì “Tôn Sĩ Nghị xét thấy quân Nguyễn (Tây Sơn) thế dần loạn vỡ”, mụ chữ tôi bợm bãi có thể đây là quân nhà Lê của Lê Duy Cẩn thuộc phe Tây Sơn.
Bởi vậy qua trận đánh sông Phu Lương, mụ sử tôi xem như huyễn sử. Vì theo sử nhà Thanh ở khúc trên Ngày 16-12-1788, lúc trời mờ mờ sáng, quân ta kéo tới sông Phú Lương thì Ngô Văn Sở đang rút quân về Tam Điệp. Lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu qua một bài biên khảo với trận đánh ở sông Thị Cầu:
“…Khi nghe tin quân ta bị thua ở sông Thương, nội hầu Phan Văn Lân lập tức điều động 1.000 quân, đích thân chỉ huy chống giữ phòng tuyến Thị Cầu. Ông chia quân đóng trên các sườn núi và chỗ hiểm yếu ở bờ sông phía nam, lại thiết lập nhiều đồn luỹ bằng tre, gỗ dọc theo bờ sông phòng ngự. Quân Thanh từ núi Tam Tằng tiến xuống đóng ở bắc ngạn sông. Phía bắc sông Thị Cầu đất thấp, Phan Văn Lân trải quân thành hình vòng cung, tập trung súng lớn bắn sang, quân Thanh chống đỡ không nổi nên cố hết sức theo cầu phao vượt sông ùa lên. Quân ta chặn cầu phao và dùng thuyền nhỏ đánh tới, hoả lực rất mạnh khiến cho quân địch tổn thất nặng nề: Du kích Vu Tông Phạm trúng đạn chết, du kích Trần Thượng Cao, thủ bị Trương Vân thiên tổng Trần Liên đều bị trọng thương. Ngay cả tổng binh Thượng Duy Thăng cũng bị thương ở tay, Hứa Thế Hanh vội vàng sai quân đắp tường đất để ngăn đạn, hết sức chống giữ.
Quân Thanh cầm cự từ giờ Tỵ (khoảng gần trưa) ngày 15….”
Theo ai đó: “Viết biên khảo làm cho sự kiện rõ ràng hơn, chứ không phải làm cho rồi ren thêm”. Thế nhưng rối rắm là:khị bị đánh tập hậu vào đại bản doanh, khi thấy lửa nổi bốn bề, quân ta tan vỡ, Phan Văn Lân phải bỏ đồn Thị Cầu chạy về Thăng Long. Theo sử nhà Thanh: Quân ta chết hơn 1.000 người, hơn 500 bị bắt. Tôn Sĩ Nghị muốn thị uy nên ngòai một số dân công (sic) bị cắt tai cho về báo tin. Còn chém đầu 423 người.
Hơ! Mụ chữ tôi kỳ óc nghĩ không ra Phan Văn Lân có “1.000 quân mà chết hơn 1.000 người, hơn 500 bị bắt, 423 người chết” thì lấy quân đâu ra chạy về Thăng Long.
(theo Lê Quýnh ớ khúc trên: Khi quân Thanh đến sông Phú Lương, quân GiặcTây Sơn đã bỏ thành Thăng Long chạy về phương nam)
Và rối mù thêm với Ngô Thời Chí trong Hòang Lê nhất thống chí (1969), trang 298:
“…Vừa nghe tin Tôn Sĩ Nghị đóng quân ở núi Ba Tầng, Lân bèn đốc quân qua sông Thị Cầu, nhiều người cóng lạnh quá đều bị chết đuối. Kẻ nào bơi được vào đến bờ, cũng bị quân Thanh giết chết hết. Lân phải một mình một ngựa chạy về Thăng Long…”.
Bởi các nhà biên khảo, sử gia cứ lung tung trống kèn với dị sử, huyễn sử như vậy nên mụ sử tôi bí rị quân Thanh đánh nhau với quân nhà Lê của Lê Duy Cận trên sông Phú Lương như vừa rồi là hợp nhẽ quá rồi. Nếu như có phán quan, ngự sử văn đàn nào đấy văn kiến súc tích, sở kiến cao minh và kiến văn sở thị rằng…Rằng quan quân nhà Tây Sơn không tham dự trận đánh trên sông Phú Lươg thì họ đang ở đâu và làm gì?
Như mụ chữ tôi nói dón ở khúc trên: Khi quân Thanh kéo quân xuống Lạng Sơn, Ngô Văn Sở hội các tướng đánh hay giữ Thăng Long. Ngô Thì Nhậm đề nghị thóai binh giữ núi Tam Điệp cố thủ, v…v… Bởi thế theo mụ sử tôi hòm hõm Ngô Văn Sở ngầm thu quân về sau trận trên sông Thị Cầu. Vì vậy quân Tây Sơn không xuất quân trong trận đánh ở sông Phú Lương. Nhiễu sự này nằm ở niên kỷ, niên đại ở dưới đây.
Vì chưng những trận đánh ở sông Thương, Thị Cầu, Phú Lương, mỗi thời, mỗi sử gia nhìn về một phía như Fustel de Coulanges nên mụ sự tôi năng nhặt bị thế này:

Khởi đầu nghe tin quân ta thua ở sông Thương, nội hầu Phan Văn Lân đem binh lên giữ Thị Cầu. Ngày 12-12-1788, quân Thanh từ Bắc Ninh tiến xuống dùng cầu phao vượt qua sông Thị Cầu. Phan Văn Lân tập trung súng lớn từ trên cao bắn xuống, quân Thanh bị tổn thất nặng nề. Vì dòng sông ngoằn ngòeo, địa thế tối tăm, vong thần nhà Lê (Lê Duy Kỳ) hiến kế vòng ra xa rồi quay lại tấn công phía sau quân ta. Tôn Sĩ Nghị y kế, đem quân tập hậu bất ngờ vào đại bản doanh của Lê Văn Lân.
Quân ta tan vỡ phải bỏ đồn chạy về Thăng Long ngày 15-12-1788.
Theo sử sách, kể cả bút ký của những người có mặt ở Thăng Long thời gian đó quân Thanh tới nơi, thành đã bỏ trống. Tài liệu Hội truyền giáo hải ngọai chép:
“…Ngày 13-12, hai người lính Băc kỳ thộc quân Tây Sơn chạy trốn tới nơi chúng tôi đang ở và kể lai quân Bắc kỳ đã bị đánh tan (trận Thị Cầu). Tin đồn đó được tiếp theo nhanh chóng bởi nhữg tin khác: Chiều ngày 16 hôm đó, Ngô Văn Sở và quân Tây Sơn đã rời Thăng Long với khí giới và hành lý của họ. Nhưng không thấy ai bị bắt cả.
Quân nhà Thanh vào Thăng Long(3) ngày 20.(4)
(3) Tôn Sĩ Nghị dự định sau khi chiếm được Thăng Long rồi sẽ đem quân đánh vào Quảng Nam nên ra lệnh cho đóng 40 chiến thuyền, đủ sức chở 2.000 quân.
(nguồn: Ngụy Nguyên, Thánh Vũ Ký – Càn Long chinh vũ An Nam ký)
(4) Đặng Phươg Nghi, “Vài tài liệu mới lạ về cuộc Bắc tiến của Nguyễn Huệ”. Những ngày tháng mà các giáo sĩ nêu ra sai biệt với tài liệu nhà Thanh 3 ngày (17-12-1788)
Được thể mụ sử tôi dựa dẫm vào người đầu tiên gây dựng lên môn sử học: Qua tác phẩm Historical, ông Halikamasseus người Hy Lạp (sau câu kẻ chiến thắng là…“ông tổ nói láo”) có câu: “Lịch sử là chuyện kể của kẻ chiến thắng”. Học theo người ngọai sử với tổn thất quân Thanh trong trận Kỷ Dậu, mụ sử tôi cũng hấm húi với tổn thất quân ta trong trận với 12.500 quân Thanh ở Lạng Sơn.
Hiệp trấn Lạng Sơn Trần Danh Bính trước trá hàng quân Thanh, sau trốn về Thăng Long. Các nguồn sử liệu Việt Nam lại cho biết Trần Danh Bính được Ngô Văn Sở cử làm sứ giả thương thảo nghị hòa nhưng bị Tôn Sĩ Nghị xử tử.
Tôn Sĩ Nghị cũng ra lệnh cắt tai binh lính Tây Sơn bị họ giết để làm bằng chứng “báo tiệp” (5) nhưng không được bao nhiêu. Còn tù binh ta bị họ bắt được thì chỉ có 8 người. Những người này sau được trả lại khi vua Quang Trung trao đổi tù binh, ngọai trừ Nguyễn Viễn Du chết vì bị bệnh trong khi bị giam (tấu thư của Tôn Sĩ Nghị trong Thanh Cao Tông hòang đế thực lục quyển 1312, tr 25).
(5) Tôn Sĩ Nghĩ vì muốn tâng công với Thanh triều nên tìm đủ cách để tàn sát người Việt, cắt tai báo thưởng. Trần Nguyên Nhiếp, đô ti trong quân Tôn Sĩ Nghị ghi lại:
“…Ngày 25 tháng một, đại binh chiếm lại kinh đô nhà Lê. Sắp xếp triều đình an dân. Vì nghịch Nguyễn (nhà Tây Sơn) đã chạy đi ẩn náu ở nước Thanh Hoa rồi nên ta đóng quân ngay tại Lê thành, (…) tính kế chiêu phục Nguyễn nghịch xong sẽ lập tức rút về Nam Quan. Ngờ đâu Nguyễn nghịch quỷ quyệt nên đã sắp đặt gian tế khắp nơi, lẻn vào đại doanh thám thính hư thực. Các doanh tra xét bên ngoài, hỏi dò bên trong, bắt được những kẻ vào buôn bán, cắt tóc hay bán thuốc hút đều đem ra chém (…). Quân ta ở nơi yên chướng mưa gió xứ man, ngày đêm tuần tra qua lại liên tục như mắc cửi. Có điều vào sâu trọng địa, đại công đã xong, ngày ngày chỉ có việc duyệt binh còn việc rút quân chưa nghe gì cả…”….

Học theo người ngọai sử tổng kết tổn thất cả hai bên trong trận Kỷ Dậu, mụ sử tôi cũng tổng kết trận đánh từ Lạng Sơn tới Thăng Long. Quân Thanh ở trận sông Thị Cầu hết du kích tới tổng binh đến thủ bị…bị thương. Trong khi quân Tây Sơn chỉ có 8 tù binh bị bắt nên mụ sử tôi cân, đo, đong, đếm 3.000 quân Tây Sơn do cụ vua ta để lại Bắc Hà gân như còn nguyên vẹn. Nên Ngô Văn Sở mới ra lệnh trấn thủ Sơn Nam chuẩn bị thuyền bè để rút quân về Tam Điệp. Vì ngay như Tôn Sĩ Nghị tính đưa quân vào Quảng Nam cũng phải cần 40 chiến thuyền mới đủ sức chở 2.000 quân.

Lễ Bát tuần khánh thọ - 1
Theo sử nhà Thanh, để sửa soạn đón tiếp vua Quang Trung, vua Cao Tông ra lệnh trên đường phái đoàn nước Nam tiến kinh các quan phải đối đãi vua ta là một quốc khách. Ngày 21 tháng giêng, Phúc Khang An được thông báo rằng phái đoàn nước ta đến Du Đăng Tiết vào tháng 3 sẽ tiến quan, nên lập tức cho chuẩn bị tiếp đón, lại tìm hiểu phái đoàn gồm những ai đi theo để cung ứng mọi thứ cho đủ số. Phúc Khang An lại ra lệnh cho quan binh suốt một giải từ Ngô Tầm Nam Thái đến Trấn Nam Quan từ tháng 2 trở đi đều phải chờ đợi đón tiếp, gặp mặt liền đi theo để hộ tống lên kinh
Để tăng gia sự quan trọng của việc nhận lời mời sang tham dự đại lễ, nước ta đã “cố tình” vượt qua khỏi sự quy định chặt chẽ của nhà Thanh nên thay vì 60 người, phái đòan An Nam tăng lên trên 150 người, gấp ba quy định chính thức. Cũng không phải vô tình, ngòai quốc vương còn có vương tử Nguyễn Quang Thùy, đại tư mã Ngô Văn Sở, các đại thần văn võ và hai quốc thân Đặng Văn Chân, Phạm Công Trị.
Chắc chắn đây là một sự cố ý tạo nên một phong cách đặ biệt tự đặt mình là quốc khách. Vừa ngầm cho biết đây không phải là một phái đòan phiên vương sang chầu.
Về lễ vật, theo liệt kê trong Bát tuần vạn thọ thịnh điển và ghi nhận của phái đòan Tiều Tiên (1) thì nước ta mang qua nhiều món quà quý giá có ý nghĩa có ý nghĩa, chứ không phải theo cống phẩm nhà Thanh đòi hỏi. Vì đặc biệt nhất là 2 con voi. Trước đây khi vua Quang Trung cầu phong, nhà Thanh đòi cống voi nhưng nước ta đã bác. Lần này triều đình Tây Sơn lại tự ý đưa sang như món quà tượng trưng cho sự to lớn, uy nghi, lại sống lâu như lời chúc thọ khéo.
(1) Sứ bộ Triều Tiên ghi trong Yên hành ký, tr 77 về cống phẩm đặc biệt của ta:
 “…Một đôi hạc bằng vàng, một đôi kỳ lân bằng vàng, năm cặp sừng tê giác, mười
 cặp ngà voi…, hai con voi đực. Còn kỳ ngọan khác không sao kể xiết…”
Trên đường đi, Nguyễn Quang Thuỳ có lẽ vì nhỏ tuổi nên bị bệnh, vua Quang Trung liền phái Đặng Văn Chân và cháu gọi Nguyễn Huệ bằng cậu là Phạm Công Trị cùng hơn 30 tùy tòng đưa trở về Thăng Long. Trước đó khi nghe tin vua Quang Trung đem con trai theo, vua Cao Tông tưởng là con cả nên phong Nguyễn Quang Thuỳ làm thế tử, lại ban cho ngọc như ý và nhiều quà tặng khác. Tuy nhiên, vì Nguyễn Quang Thuỳ chỉ là con thứ, con trưởng là Nguyễn Quang Toản(2) còn ở trong nước nên đến ngày mồng 2 tháng 6 năm đó, vua Càn Long lại cải sắc, phong Nguyễn Quang Toản làm thế tử.
(2) Khi đó con trưởng Nguyễn Huệ là Nguyễn Quang Toản còn quá nhỏ (chưa đầy 10 tuổi). Tuy nhiên Nguyễn Huệ cũng còn một người con khác là Nguyễn Quang Thùy (đóng vai trò quan trọng bang giao Hoa-Việt) mà nhiều người cho rằng chính là con cả nhưng bị mất ngôi chỉ vì mẹ Thùy ở Qui Nhơn bị Nguyễn Nhạc bức dâm.
Trước đây các sứ thần sau khi qua khỏi Nam Quan đều phải đi đường bộ từ biên giới lên Bắc Kinh. Riêng lần phái đòan vua quan ta sang chúc thọ thì Phúc Khang An sắp xếp để phái đòan từ Ninh Ming đến Nam Xương bằng thuyền bè, tính ra đến hơn một tháng rưỡi nhưng ngắn thời gian hơn nhiều. Ấy vậy mậy mà phái đòan vua Quang Trung đi, vê cũng mất 9 tháng, không kể một tháng dự lễ lạc và yến tiệc ở Bắc Kinh
Tối hôm đó, phái đoàn nước Nam nghỉ lại nhà khách của phủ đường cách Trấn Nam Quan 25 dặm để ăn uống, nghỉ ngơi, hôm sau 15 tháng 5 năm 1790, vua Quang Trung và tùy tòng mới chính thức lên đường đi Yên Kinh.
Đích thân tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An đi theo hộ tống. Đến ngày mồng 6 tháng 6, thuyền đến Nam Xương, sang ngày mồng 8 thì đoàn người lên thuyền đi bộ, qua Cửu Giang, Hoàng Mai, - Ngày 17 tháng 6, sứ bộ đến Võ Xương. - Ngày 21 tháng 6, đến châu Tín Dương, tỉnh Hà Nam, ngày 24 thì đến Hứa Châu - Ngày mồng một tháng 7, vua Quang Trung đến Từ Châu, tỉnh Trực Lệ. Khi phái bộ nước Nam đến đây thì có chỉ dụ của vua Cao Tông bắt phải làm sao sắp xếp cho vua nước Nam được gặp hoàng đế càng sớm càng tốt . Vì thế, các quan lại nhà Thanh phải chia phái đoàn thành hai nhóm, một nhóm đồ đạc cồng kềnh đi lên kinh sư, còn vua Quang Trung cầm đầu một nhóm đi thẳng tới Nhiệt Hà sơn trang triều kiến vua Càn Long.

Lễ Bát tuần khánh thọ - 2
Mỗi hàng sứ thần được tiếp đón một nơi khác nhau và triều nghi điển lệ cũng mỗi nước một khác, phân chia thứ bậc rõ rệt. Các sứ thần Tây phương được tiếp đón ở vườn Viên Minh (Summer Palace), một biệt điện của nhà vua xây theo kiểu Pháp và Ý do các nhà truyền giáo theo lệnh vua Càn Long họa kiểu và đốc công năm 1747. Khu vườn này nằm ở 5 dặm phía tây bắc Bắc Kinh do giáo sĩ Michel Benoist kiến tạo một suối phun và một số cung điện kiểu Ý do họa gia G. Castiglione thiết kế.
Nhiệt Hà tới cuối đời Càn Long đã trở thành một danh thắng, là nơi nhà vua và tông thất về nghỉ mát ở một khu vực có tên là Tị Thử Sơn Trang mà người Tây phương dịch là Mountain Resort. Hàng năm các vua nhà Thanh đều đến Nhiệt Hà để tránh cái nóng ở miền nam, đồng thời tổ chức những buổi đi săn cho khỏi quên nguồn gốc du mục. Những khách được đón ở đây mang ý nghĩa thượng võ, trong khung cảnh hùng tráng của miền mạc bắc chứ không phải kiểu cách phiền toái theo lối Hán tộc ở Yên Kinh.
Nhiệt Hà khi đó là một khu vực đặc biệt với 72 danh thắng (scenic spots), vẫn được coi là một vùng đất tổ của nhà Thanh (Mãn Châu quốc). Nơi Càn Long tiếp đón vua Quang Trung bao gồm 4 cung điện, chính cung, đông cung, Vạn Hác Tùng Phong và Tùng Hạc Trai chung quanh có tường xây. Tất cả các đại lễ đều được tổ chức ở chính điện. Từ ngoài vào trong gồm có Ngọ Môn biển trên đề bốn chữ Tị Thử Sơn Trang.

Tranh tên: “An Nam quốc vương chí Thị Thử sơn trang  
Vua Quang Trung và hai đại thần Phan Huy Ích và Ngô Văn Sở (áo đỏ) quỳ chầu vua Thanh.
Sáu nhạc công An Nam và nhạc khí ngồi phía sau.

Tị Thử Sơn Trang là là thủ bút của vua Khang Hi, bên trong là Đạm Bạc Kính Thành Điện là nơi tiếp khách ngoại quốc và cũng để làm lễ khánh thọ. Điện làm bằng gỗ để trần (không sơn phết) gợi cho khách nhớ đến thời mà tổ tiên của dân tộc Nữ Chân còn ngồi trên yên ngựa. Hai chữ đạm bạc là từ hai câu răn mình của Gia Cát Lượng đời Tam Quốc. Qua khỏi điện là đến Tứ Tri Thư Ốc là nơi vua Càn Long đãi tiệc, lấy ý từ kinh Dịch người quân tử có bốn điều nên biết, biết tới chỗ sâu kín trong tâm, biết hiển lộ cái đức sáng, biết khi nào nên ôn tồn phủ dụ, biết khi nào phải dùng đến sức mạnh. Bên trong Tứ Tri Thư Ốc là Yên Ba Trí Sảng Điện một nơi mát mẻ, chung quanh bài trí các loại kỳ hoa dị thảo, cùng các ngọn giả sơn là tẩm cung của hoàng đế.

Bảo kiên thỉnh an - 1
Vua nước ta được tiếp ở Nhiệt Hà cũng có nhiều ý nghĩa, thêm vẻ tự nhiên, gần gũi không bị choáng lộn vì sự xa hoa, hùng vĩ của cung điện ở kinh đô vừa cho thấy vị khách quí là một trong những phiên vương hùng tài đại lược, thi hành đại lễ “bão kiến thỉnh an” ngụ ý nhà Thanh đã hàng phục được con mãnh sư của phương Nam.
Trong lễ nghi nhà Thanh chưa từng thấy nghi lễ gọi là “ôm gối” mà những sử gia Việt Nam thường “tán” là “như tình cha con”. Riêng Đại Việt quốc thư lại dịch thành “lễ ôm con vào thăm nhà vua” khiến chúng ta có cảm tưởng vua Quang Trung bế con vào thăm cha già mẹ yếu. Bản Đại Nam liệt truyện chép là bảo tất (đúng ra phải là bão tất), dường như có vẻ dịch theo nguyên văn của Hoàng Lê nhất thống chí.
Không biết vì lý do gì trước đây các sử gia Việt Nam lại hiểu nghi lễ nhà Thanh tiếp vua Quang Trung ở Nhiệt Hà là bão tất (ôm gối), trong khi sách vở Trung Hoa chép là “bão kiến thỉnh an”. Hoa Bằng viết: “Để tỏ ý ưu đãi khác thường, vua Càn Long, khi tiếp “giả vương” ở hành cung Nhiệt Hà, cho làm lễ “bão kiến, thỉnh an” trong một bầu không khí cực êm đềm thân mật. Lễ đó, theo như lời dụ của vua Thanh, chỉ những ai trong bọn đại thần có nhiều huân lớn, công to mới được dùng”.
Một chi tiết trong sử nước ta cũng cần đưa ra để tham chiếu
Dưới triều Minh Mạng đã đặt ra một đại lễ gọi là “bão tất” (ôm gối) để các sử gia dùng để gọi đó là buổi tiếp đón nồng hậu mà vua Càn Long dành cho vua Quang Trung.  Một sự cố ý hạ thấp với ý định để người sau nhận ra một vua Quang Trung giả thi hành đại lễ được miêu tả là: “đi bằng đầu gối tiến lên, vua ruỗi chân ra (kẻ kia) chìa hai tay ôm lấy ngẩng lên khấu đầu một cái”. Sử triền Nguyễn đã ghi lại gặp gỡ giữa vua Can Long và vua Quang Trug là lễ “ôm gối” thay cho “bão kiến thỉnh an”.  
       
Bảo kiên thỉnh an - 2
Ngày 11 tháng 7, vua Quang Trung (1) cùng các bồi thần gặp bọn tuyên úy ti Mộc Bình (Kim Xuyên) là Giáp Lặc Tham Nạp hơn 30 người, em của Hàng Hòa Trác là Trác Lặc Tề một bọn 5 người tất cả ba phái đoàn cùng nhập cận (vào triều kiến vua, tiếng khiêm cung đời xưa). Khi vào triều kiến hoàng đế, bất cứ ai cũng phải quỳ ba lần và rập đầu chín lần (tam quỵ, cửu khấu đầu). Chỉ riêng lễ bão kiến thỉnh an, nhà vua bước xuống khỏi ngai vàng đi ra khỏi cung (hay lều) ôm lấy người khách (bão kiến) để chứng tỏ sự ưu ái và quan thiết đồng thời thăm hỏi (thỉnh an).
(1) Theo Từ Hạo Tu (sứ thần Triều Tiên) trong Yên kinh hành kỷ, tập V:
“…Quang Bình cốt cách khá thanh tú, hình dáng bệ vệ ra vẻ hào kiệt đất Giao Nam. Hôm đứng vào tế ban ở Tịch nguyệt đàn nơi điện Thái Hòa mới thấy họ (tức sứ đòan nước ta) mặc y phục bản quốc. Vua của họ đầu bịt khăn lưới, đội mão vàng bảy ngấn, mình mặc gấm bào bằng gấm màu, đeo đai bằng ngọc trắng. Tòng thần cũng quấn khăn, đội mão đen, thân mặc áo bào hoặc màu xanh, hoặc màu tía, đeo đai vàng, hình trên áo bác tạp, lạ lùng trông như tuồng hát khác xa cổ chế nước An Nam…”
Tục lệ này vốn dĩ là của người Mông Cổ khi Đại Hãn đón các tướng thắng trận trở về và cũng thông dụng trong các giống dân du mục quan ngoại Trung Hoa. Nghi thức này được cải biến để thành một trọng lễ dành riêng cho khách quý trong trường hợp đặc biệt. Hiện nay một số lãnh tụ gặp nhau cũng ôm hôn tương tự như kiểu này, có lẽ cũng bắt nguồn từ dân du mục miền Tây Bá Lợi Á.
Sau lần gặp gỡ, ngày 20 tháng 7 nhà Thanh tổ chức tiếp đãi các phái đoàn phiên thuộc trong đó có cả phái đoàn nước ta tại một đồng cỏ rộng lớn có tên là Vạn Thụ Viên. được tổ chức và sắp xếp theo lối du mục cổ truyền của các dân tộc Mông, Mãn.
Ngày 24 tháng 7 vua hồi loan, các sứ thần trong đó có cả sứ đoàn Đại Việt cũng đi theo. Ngày mồng 1 tháng 8, tại vườn Viên Minh nhà vua lại đãi tiệc ở Đồng Lạc Viên sau đó được xem hát bội, buổi tối lại có bắn pháo bông (hoa). Đây là những buổi tiếp tiền sinh nhật dành cho thành phần khách vinh dự nhất của nhà vua trước khi đại lễ chính thức ở Yên Kinh. Đặc biệt nhất, trong các bữa tiệc, vua Quang Trung (2) được xếp gần ngay bên vua Càn Long, có thể nói rất vinh sủng, so với đời Minh thì hậu đãi hơn nhiều. Từ ngày mồng 2 đến 11 tháng 8, lần lượt từng phái đoàn tới chúc thọ vua Càn Long. Ngày 12 tháng 8, trước ngày đại lễ sinh nhật một ngày, vua Càn Long từ Viên Minh Viên trở về Yên Kinh.     
(2) Nhà Thanh coi những viên mục các phiên thuộc như người thân thích. Trong các hàng tông thất, họ hàng, cao nhất là thân vương (con cái và anh em ruột của hoàng đế), kế đến là quận vương, sau nữa là bối lặc, thấp nhất là bối tử. Người không phải trong tông thất chỉ được lên đến tước công (ngoại trừ trường hợp duy nhất trong suốt 267 năm nhà Thanh, một người được ban tước bối tử, đó là Phúc Khang An).
Vua Quang Trung được ban tước thân vương là tước vị cao quí nhất, chỉ sau hoàng đế, xếp vào những phiên thuộc hàng đầu của nhà Thanh.
Người ta sẽ ngạc nhiên hơn khi Thanh triều dành những biệt lệ chưa từng có với nhà Tây Sơn nói chung và Quang Trung nói riêng. Những miêu tả của Đòan Nguyễn Tuấn: “Tòng lai ngô quốc sứ Hoa vị hữu như thử chi kỳ thả vinh giả (từ trước đến giờ sử nước ta sang Trung Hoa chưa bao giờ được vinh dự như thê). Hay của Phan Huy Ích: “Phi tiên báo quốc nhân, hòang hoa đệ nhất bộ (trong các phái đòan các nước thì phái đòan ta đứng đầu).

Bảo kiên thỉnh an – 3
Trở lại việc quan ngự quyển của vua Cao Tông là A Thắng Cảnh mời vào, vua Quang Trung cùng vua Càn Long làm lễ “bão kiến thỉnh an”, sau đó vua Thanh lại thưởng cho vua ta rất nhiều món khí ngoạn bằng vàng ngọc, mũ miện, đai đeo, áo bào và ngựa (1). Theo tờ biểu tạ ân, vua Quang Trung được ban “kim hoàng thính đái” (đai thắt lưng màu kim hoàng), mũ “bảo thạch đính tam nhãn hồng tước hoa linh lương” và “bảo đới hoàng mã quải” (áo cánh ngắn màu vàng. Ngoài ra nhà vua cũng được ân thưởng “bảo thạch đính tam nhãn khổng tước linh vĩ mạo”  và “tứ đoạn long bổ phục kim hoàng mãng bào san hô triều châu” .
(1) Nói gì thì nói, trong những phẩm vật Càn Long ban cho cụ vua ta, mụ chữ tôi vẫn nhân sinh quý thích chí nhất là…con ngựa. Chuyện là khi cụ vua ta qua dự lễ bát tuần đại khánh, Càn long ban cho vua ta một con ngựa nhưng con ngựa đã chết vì không hợp thủy thổ. Ba năm sau, nhân cụ vua ta dâng biểu đòi đất, đòi…lấy con  gái vua, cụ vua ta còn kèm thêm tờ biểu Khất mã biểu để đòi…con ngựa khác. Và mụ chữ cứ ngu ngơ là có phải con ngựa trắng mà Càn Long cưỡi trong tranh truyền thần vẽ không đây?
Đời Thanh áo bào của hoàng đế và các đại thần đều thêu rồng, chia ra hai loại: long bào thêu rồng 5 móng (dành cho vua), mãng bào thêu rồng 4 móng (dành cho quan). Theo điển lệ thì quan lại nhà Thanh tùy theo cấp bậc mà áo thêu rồng. Tuy nhiên về sau rồng đều có thể năm móng, bất kể loại nào, chỉ khác nhau theo màu sắc.
Vua Quang Trung trước đây đã được ban cho mãng bào (2) có thể thêu rồng năm móng nhưng áo màu xanh. Vì là tước thân vương ông được ban cho đai màu kim hoàng. Đến khi vào làm lễ xong, vua Càn Long đặc biệt ân thưởng “kim hoàng mãng bào”. Về màu sắc thì chỉ vua mới được mặc áo màu vàng sáng (minh hoàng), hoàng thái tử mặc giống như nhà vua nhưng màu vàng nhạt (hạnh hoàng), các hoàng tử mặc áo màu vàng kim (kim hoàng), nếu họ xa thì chỉ được mặc màu xanh hay xanh thẫm (trừ trường hợp đặc biệt được vua cho phép mặc áo màu kim hoàng). Theo sử thì tới cuối triều Càn Long, số thân vương được mặc áo màu kim hoàng rất hiếm
(2) Theo các tài liệu còn ghi lại: vua Quang Trung mặc mãng bào tước vương theo   triều phục nhà Thanh, mang đai vàng, khoác áo ngắn màu vàng (hoàng mã quải). Ngô Văn Sở mặc triều phục nhị phẩm, một số người khác mặc triều phục tam phẩm. Những áo mũ này nhà Thanh đã may sẵn và ban cho sứ bộ nước ta mấy ngày trước, nay đem ra mặc. Các quan khác của ta bận triều phục nước Nam.
Lịch sử tuy vẫn có một số quy luật nhất định nhưng không phải không có những bất ngờ. Với nhiều chi tiết tuy nhỏ nhặt nhưng lại mang ý nghĩa đặc dị, khác như “bảo kiến thỉnh an” dành cho vua ta, ban thưởng y phục, ngọc như ý, ngựa chiến, vẽ chân dung, v.v… Sau đó các phái đoàn được thết yến ở Đạm Bạc Kính Thành Điện.

***
       
Phụ lục
Chả phải thừa giấy vẽ voi nhưng bấu vào mắt mụ chữ tôi vài hàng trong Việt Nam sử lược của cụ Sử thần Trần Trọng Kim: “Ngòai những phẩm vật phải đem cống, vua Quang Trung lại đem cống thêm đôi tượng đưc. Làm cho cung trạm dọc đường bên Tàu phải phục dịch đưa đón voi thật vất vả”. Thêm trong rừng chữ của người ngọai sử: “Miền bắc nước ta ít voi nên không dùng làm cống phẩm, vua Quang Trung muốn chứng tỏ cho nhà Thanh bây giờ địa giới của mình đã mở rộng đến tận Đàng Trong”.
Thôi thì cũng đành như bò nhai lại với cụ Ngô Thì Nhậm đi sứ ba lần trong một năm nên bạc trắng cả đầu tóc: Vì con voi đi bộ từ Nghệ An, qua Thăng Long lên Nam Quan tới Bắc Kinh leo đèo lội suối cả mấy tháng trời.
Chuyện voi đi đứng mụ sử tôi vay mượn ông Bùi Thiết trong Đối thoại với sử học…
“…Người ta dùng thuyền thúng vừa cho voi qua sông. Khổ quá, con voi nó to làm sao nó bước xuống thuyền thúng được! Những thuyền gỗ ở bên sông chỉ chở 20 người đã chìm rồi mà con voi nó nặng hơn 50 người! Rõ ràng tất cả những cái đó phi lý…”.
Mà khổ quá thật! Bởi nhẽ Tàu không có thuyền thúng. Lại nữa trong một rừng chữ của người ngọai sử, mụ chữ tôi gom góp được thì:
“…Voi không chịu được đói, dễ bị kiệt sức nếu đi bộ mỗi ngày phải có ít nhất vài giờ thong dong để tìm thức ăn. Voi phải được ăn uống đầy đủ, một con voi cần khoảng 120-150 kg mỗi ngày cỏ, lá (mía?). Voi phải sống gần nơi có nước và vì da có lỗ chân lông và tuyến mồ hôi nên uống rất nhiều nước và voi phải tắm hằng ngày vào buổi sáng. Chân voi không có móng như trâu bò nên rất sợ dẵm phải gai rừng, da voi tuy dày, nhưng lại rất sợ ruồi muỗi và…kiến…”.
(về kiến và voi, xin xem khúc cuối)
Bằng ấy nhiễu nhương nên khi cụ vua Quang Trung cống hai voi trong lễ chúc thọ Càn Long làm quan chức nhà Thanh vất vả và khốn khổ quá lắm. Để giải sử, mụ sử tôi khủng khẳng cọ đít nồi ba mớ chữ đồng bái quê mùa thể này đây:
Cụ vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân tới Nghệ An nghỉ ngơi ấy vậy mà túm tó được tới những…100 con voi. Chuyện 100 con thủng thẳng như ông Từ vào đền đi bộ với những nhiêu khê trên chỉ tiêu pha thì giờ…20 ngày là tới bến, là chuyện của lịch sử.
Mụ chữ tôi thấy chuyện làm chơi ăn thật nhúm được những 100 con voi nghe không xong, bèn hình tượng ngày ấy Nghệ An…địa linh nhân kiệt ra sao?.

Đời nhà Hán:”Nghệ An” là quận Cửu Chân. Đời Lý (Lý Thái Tông) tên Nghệ An ra đời gọi là “châu” Nghệ An. Đời Tây Sơn đổi là “trấn” Nghĩa An. Đời Gia Long đổi lại là “tỉnh” Nghệ An. Nghệ An hẻo lánh như thế nào thì trở về thuở hoang sơ của cụ tổ dòng họ Hồ di dân lập cư ở Nghệ An, những di dân lập ra Hòang xá, Ngô xá, Đào xá mà “xá” chi có 4, 5 nóc gia. Theo Ngô Thì Sĩ thì Nghệ An có “giáp”, sau biến thành làng, từ “giáp” này rất ít được dùng ngoại trừ ở Thanh Hoá và nhất là ở Nghệ An. Theo Nghệ An địa dư chỉ lục “trại” chỉ các làng lúc đầu gồm lều thô sơ để ở tạm như xóm Trại. Ở miền núi Nghệ An (có voi), bản làng xưa kia của người miền núi ít người được gọi là sách hay động. Ngoài ra có nhiều từ khác như lũng,, mỏ, bến  để chỉ xã thôn.
Riêng ở Nghệ An, ta còn gặp một từ khác nữa là : nậu (làng do một nhóm lái buôn đi ngang qua rồi ở lại lập ra). Sau này từ nậu thành “nẫu” chỉ người Nghệ An. Đến đờI Nguyễn, trong văn học sử Nghệ An được biết đến qua “ông đồ Nghệ”, hay “cá gỗ”…
Lạng Sơn trước kia là thị trấn nhỏ bé, thời Tây Sơn từ lúc bắt đầu bang giao đến khi sứ bộ cụ vua Quang sang Tàu chúc thọ có ít nhất 9 sứ bộ qua lại. Vì Lạng Sơn là trạm dịch (cho cả Tàu nữa) nên trở lên sầm uất, đông đúc nhưng vẫn là nơi chốn hẻo lánh. Thăng Long thời Lê-Trịnh, sông Hồng bao quanh Thăng Long đê bị vỡ, cả kinh thành lụt lội ngập dưới nước. Thêm chúa Trịnh đánh nhau với nhà Mạc, tiếp đến vua Lê đốt phủ chúa Trịnh nên Thăng Long khói lửa ngập trời. Vì chiến tranh, hỏa tai, lụt lội người dân phải rời đi nơi khác nên dân cư Kẻ Chợ từ 40.000 còn 20.000 người.
Đến đời Gia Long, Minh Mạng, Hà Nội 36 phố phường mới trở lại với dân số 40.000. Năm 1920, dân số Hà Nội khỏang 100.000 (và không hơn vì Hà Nội là làng trong phố, những làng nho nhỏ nằm xen kẽ trong phố như làng Nghĩa Đô, làng Láng… ). Thế nên mụ chữ tôi vắt óc nghĩ không ra Nghệ An chỉ loe ngoe giáp, trại…với mươi nóc gia sao có “dị sử” trong 10 ngày cụ vua ta thu vén được…10.000 quân. (1)
(1) Với 10.000 quân, vấn nạn là phải lo vũ khí, lương thực cho họ không phải ngon ăn như bánh đa Bình Định nhúng nước của ông Võ Phiến nên mụ sử tôi để…“tồn nghi”.
Mụ chữ tôi rỗi hơi nên hình tượng thêm nay đất chật người đông, nếu như quan chức Hà Nội hôm nay bắt dân Nghệ An “cống” 100 con voi cho cuộc “diễu hành” trong ngày lễ hai bà Trưng thì voi có đông như ruồi đâu để đào đâu ra 100 con voi. Từ “đào” đến “voi sợ kiến”, với “hiện thực giả, hư cấu thật” thành chuyện…thật:
“Chị kiến cái sau tiếng sét ái tình lấy ngay anh voi đực. Trong đêm động phòng chả biết anh voi làm ăn thế quái nào lăn quay ra ngỏm củ tỉ. Chị kiến than thở chỉ một phút lỡ lầm lấy anh voi mà mất cả đời đào lỗ chôn anh voi”.
Từ chuyện hư cấu chị kiến cả đời phải đào mồ cho anh voi, mụ chữ tôi chắc như gạch nung thiên hạ sự chỉ thích chuyện hư cấu vua Quang giả trong Hòang Lê nhất thống chí chứ không thích chuyện vua Quang Trung thật đi Tàu là chuyện có thật.

Vua Quang Trung giả hay thật - 1
Một trong những thắc mắc của người viết trong những năm qua là: Nếu việc phong vương cho vua Quang Trung bị người nước ta (Hòang Lê nhất thống chí và sử nhà Nguyễn) coi như việc đùa bỡn và người đứng đầu phái đòan Đại Việt sang Bắc Kinh chỉ là ông vua giả thì hà cớ gì nhừng thư từ qua lại, văn thư của các sứ thần và nhất là những quốc thư được cất kỹ lưỡng để lưu truyền đến ngày nay? Chỉ một việc đó cũng khiến cho chúng ta đặt nghi vấn là nhừng người lưu trữ các tài kiệu này ắt hẳn biết đây là một sự kiện quan trọng (Thanh thực lục không thấy ghi bản sắc phong vương cho chúa Nguyễn nhưng đã cẩn thận lưu lại hai bản sắc phong cho cha con Nguyễn Huệ).
Một điều hết sứ nổi bật là chúng ta chưa bao giờ đặt ra vấn đề phản ưng sĩ phu Bắc Hà đối với chuyến đi của vua Quang Trung như thế nào? Chắc chắn việc đồn đãi vua Quang Trung “giả” hay “thât” từ các thần tử nhà Lê đang lưu vong ở Bắc Kinh (Chúng ta cũng không thể bỏ qua những vu cáo từ phía triều Nguyễn vì muốn hạ thấp Quang Trung Nguyễn Huệ và biến ông là kẻ trí trá, lật lọng với nhà Thanh). Cũng theo Khâm định An Nam sử lược, vấn đề mỉa mai của sĩ phu Bắc Hà đối với việc ông qua Bắc Kinh  là mất quốc thể được vua Quang Trung nhắc đên sau khi đi về trong lá thư tạ ơn:
“Người trong nước thấy thần lên đường vào triều kiến, so với các đời Lý, Lê, Trần trước kia chưa từng có bao giờ mới ước đóan sai lầm, buông những lời không căn cứ”
(Khâm định An Nam sử lược, quyển XXX, tr 29-21)

Vua Quang Trung giả hay thật - 2
Thành phần tham gia không phải chỉ là một nhóm nhỏ, trong vai trò quốc vương, theo điển chế, đoàn tùy tùng của vua Quang Trung dự trù 60 người. Sau phái đoàn Đại Việt lên đến 150 người, vượt trội các phái đoàn khác (nhắm vào Triều Tiên). Rất đông những danh sĩ đi trong phái bộ ghi chép lại bằng văn chương, thơ phú về những lời lẽ tán dương, hãnh diện về vai trò của mình. Quan trọng hơn hết, chỉ 10 năm sau chuyến viếng thăm lịch sử khi triều đại Tây Sơn cáo chung và hầu như tòan bộ những người đóng vai trò cốt yếu trong sứ đòan còn sống:
Chúng ta không nghe nói vua Gia Long truy cứu về việc này để làm bằng chứng lập công với triều Thanh. Đời Tây Son, nghi lễ bang giao với nhà Thanh do Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích sắp đặt. Vì cận thần của vua Gia Long không có ai quen thuộc với nghi lễ nhà Thanh, hai ông này được lưu giữ để giúp nhà Nguyễn, Phan Huy Ích (vua Gia Long dùng lại Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm (1) trong công tác ngọai giao để xin nhà Thanh phong vương, theo Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích) vẫn trực tiếp trông coi các nghi lễ, không phải chỉ trong đời Gia Long mà tới tận đầu Minh Mạng trước khi qua đời.
 (1) Trong Hàn các anh hoa chép bài Chiếu lên ngôi của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm soạn, trong đó có đoạn như sau:
“…Trẫm ứng mệnh trời, thuận lòng người, (…) lấy ngày 22 tháng 1 [19-12-1788] năm nay lên ngôi thiên tử, niên hiệu là Quang Trung nguyên niên …”
Tiếp đến là bài Hàng binh chiếu của Quang Trung do Ngô Thì Nhậm sọan, là tài liệu được công bố ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu. Bài chiếu có đoạn viết:
“Việc Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị (…) không biết tự lượng, đem hai mươi chín vạn quân sang cửa quan, vượt suối trèo non, vô cớ xông vào chỗ hiểm nguy để gây binh hấn (,,,). Đó là tội của Tổng đốc nhà các ngươi…”
Tóm lại những di cảo văn xuôi viết về sau này hay di bút trong gia phả của Ngô Thì Nhậm không hề nhắc gì đến vua Quang Trung giả hay thật. Gần như có thể nói Ngô Thì Nhậm là người gần gũi với vua Quang Trung nhất, ông là người đầu tiên có mặt trong vai trò ngọai giao khi được cử lên Lạng Sơn đàm phán với quan nhà Thanh. Và trước khi vua Quang Trung mất, ông đã viết biểu văn với việc đòi đất 7 Châu Hưng Hóa.
Vai trò của Phan Huy Ích đã giúp cho gia đình ông bảo tồn được (2) gần như đầy đủ các văn kiện liên quan đến bang giao thời Quang Trung (3), Cảnh Thịnh và cả sau này thời vua Gia Long. Tuy con ông là Phan Huy Chú không đề cập đến đời Tây Sơn nhưng chắc chắn những tài liệu viết về đời Lê cũng tham bác từ chinh thân phụ ông là Phan Huy Ích là người đảm nhiệm triều đại này.  
(2) Gần đây nhất, chúng tôi (Nguyễn Duy Chính) đã nhờ một số chuyên viên Hán-Nôm tại Hà Nội xem lại gia phả họ Phan ở Sơn Tây là họ của Phan Huy Ích để hiểu thêm có đọan nào Phan Huy Ích đề cập đến việc “giả vương” sang Trung Hoa hay không thì không thấy đề cập đên. Duyệt lại di cảo, di văn của những người đi sứ cùng trong thời gian này như Phan Huy ích, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Đề, Đòan Nguyễn
(3) Đối chiếu với tài liệu của nước ta còn giữ được thì một số văn bài do Phan Huy Ích làm hiện còn ghi lại trong Dụ Am văn tập. Lời lẽ họ Phan ngạo nghễ, trút tội lên đầu Tôn Sĩ Nghị và cũng có thêm một số chi tiết đính chính cho sử nhà Thanh. (Hoa Bằng, Quốc văn đời Tây Sơn, sđd tr. 211-8 xuất bản năm 1950)

***
Ngọai truyện:    
Tuy cùng là ngọai phiên của Tàu, dường như Đại Việt và Triều Tiên ít có liên hệ ngọai giao, họa hoằn vài lần các sứ thần gặp gỡ tại triều đình Bắc Kinh, trao đổi một số văn thơ, xướng họa. Như chuyện sứ thần Phùng Khắc Khoan trong kỳ lễ Vạn thọ vua Minh Thần Tông năm Vạn Lịch 25 (Đinh Dậu 597). Ba mươi bài thơ mừng vua Minh của trạng Bùng đã được châu phê “Hà địa bất sinh tài” (đất nào chẳng có người tài giỏi). Những bài thơ của trạng Bùng được sứ thần Triều Tiên Lý Túy Quang ghi chép trong Chi Phong tiên sinh thi tập (Chi Phong là bút hiệu của  Lý Túy Quang)
Hơ! Đến nước nôi này cái bệnh “Thố ti hoa” là…cây tầm gửi lại ám quẻ, bởi mụ chữ tôi muốn gửi gấm truyện mình phóng bút cách đây khươm mươi niên trước:
“…Qua thượng gia hạ kiều ở huyện Thách Thất, Sơn Tây, mụ chữ tôi leo heo ở phủ Quốc Oai có hai cầu mái ngói do Phùng Khắc Khoan dựng năm 1602, cái này là cầu ông Cống, cái kia là cầu ông Nghè ở chùa Thầy. Ngắm ruộng vườn, chả thấy “mía re” đâu chỉ thấy “rạch ngô” (ruộng ngô). Được thể mụ chữ tôi gà gưỡng làng Mía, tên nôm của làng Đường Lâm (Kẻ Mía) là đất hai vua: Phùng Hưng (761-802) và Ngô Quyền (898-944). Từ rạch ngô,.mụ chữ tôi bắt qua giai thoại trạng Phùng Khắc Khoan ở Phùng Xá, tục gọi là làng Bùng, huyện Thạch Thất. Cụ trạng đi sứ qua đất nhà Ngô thời Tam Quốc. Cụ nhét hạt gì đó vào…”cốc đạo” mang về, ta gọi là ngô cho…ra ngô ra khoai…”.
Giời ạ! Lầm rầm đến khúc cụ trạng Bùng đi sứ thời nhà Minh, mụ sử tôi mới chững người ra chả phải cụ trạng đi sứ qua đất nhà Ngô thời Tam Quốc vì thời Tam Quốc có nhà Ngô đánh bà Triệu Ẩu. Chả như Nietzsche nói: Không viết lên được gì nếu không vay mượn trích dẫn từ người khác (như chuyên cụ trạng Bùng đi sứ thời…Tam Quốc), thế nên mặc dù là Bắc kỳ` đặc, mụ chữ tôi cứ nói tọac móng “heo” (sao không là móng lợn) theo chữ nghĩa của mụ chữ tôi sáng tạo ra với “hiện thực giả, hư cấu thật” bởi nhẽ có hiện thực giả mới có hư cấu thật là…Là viết sưu khảo cho ra ngô ra khoai thì mụ chữ tôi đào sâu chôn chặt và chắc như bắp luộc: Bởi chưng cụ trạng nhet hạt ngô vào…“cốc đạo” nên trong mâm ngũ quả các cụ ta xưa không bao giờ cúng….ngô trên bàn thờ.
Mụ chữ tôi đồ là chả có chuyện sai hay đúng, giả hay thật chuyện…cúng ngô trên bàn thờ. Bởi cứ theo thiền quán hay thiền tính gì đấy thì cái sai (hoặc giả) của hôm nay là cái đúng (hay thật) của 100 năm sau thì sao!? Như vua Quang Trung “giả” cách đây 250 năm được người ngọai sử “trả lại một sự thật cho lịch sử” là: Quang Trung “thật”.
Thôi thì chuyện “thật” hay “giả” là chuyện sau (ngay dưới đây), lúc này hãy quang gánh kẽo cọt với chuyện sứ thần sứ thần Triều tiên cái đã…
Trong phiên thuộc, sứ thần Triều Tiên luôn luôn được trọng vọng, vị trí, thứ bậc bao giờ cũng cao cấp hơn sứ thần nước ta. Theo điều lệ nhà Thanh, hòang đế ngồi ở phương bắc (mặt hướng về nam), phía sau là các đại thần, phía đông là thân vương. Ngồi ở phía tây, hàng đầu là chư hầu Mông Cổ, Hồi Bộ, Tây Tạng…Phía sau là các sứ thần phiên thuộc theo thứ tự: Triều Tiên, An Nam, Nam Chưởng, Miên Điện. Tuy hai triều Minh-Thanh có khác nhau đôi chút nhưng chưa bao giờ sứ thần Đại Việt ngồi cao hơn sứ thần Triều Tiên. Thứ bậc đó gần như bất biến trong nhiều triều đại nhưng vị thế đột nhiên thay đổi hẳn trong vài năm dưới thời vua Quang Trung.
Trong khi yến tiệc, giữa quan lại Trung Hoa và các sứ thần có những trao đổi “thông tin”. Việc đàm luận đó không trực tiếp bằng ngôn ngữ (vì không có thông sự)  thì người nọ viết vào lòng bàn tay người kia (chỉ chưởng đàm). Viêc ghi nhận người nước ta liến thoắng khi ta nói chuyện với nhau, không phải trao đổi với ho vì lẽ sứ thần An Nam không biết tiếng Tiều Tiên. Chúng ta đã từng nghe người Trung Hoa bảo rằng tiếng nói ta như chim ríu rít, ngược lại ta bảo tiếng Tàu nói….uệch ọac nhừ ếch kêu.
Trong những cuộc tọa đàm như vậy, Phan Huy Ích và Vũ Huy Tấn nhắc đến những lần gặp gở tự thuở xa xưa, từ` Phùng Khắc Khoan với Lý Túy Quang đến Lý Quý Đôn, và Mạc Đĩnh Chi không phải chỉ giao tình, văn tài mà còn những chuyện vặt vãnh khác. Có lẽ vì bị lép vế, sứ thần Triều Tiên ghi chép nhiều chi tiết “ngọai sử” từ một số vong thần nhà Lê đang bị an thấp ở Bắc Kinh.
Trong lần gặp gỡ này, gần hai thế kỷ sau đó, phái đòan Triều Tiên ghi lại khá tỉ mỉ diễn tiến hơn một tháng đại lễ giúp chúng ta một số chi tiết về nhà Tây Sơn.
(trích Thanh-Việt nghị hòa)
Mụ chữ tôi nhắm khi với chữ nghĩa lạc nẻo đường trần, cỏ hoa lạc lối cũng có đấy, nhưng học theo nhà văn Mai Thảo có câu (1) đừng bao giờ nghịch ngợm với chữ nghĩa. Thế nên mụ sử tôi chả dám đùa nghịch với sử tre, sử gỗ nhưng vì cái bệnh giời bò nên ngứa ngáy, mụ chữ tôi ngứa miệng muốn dẩu mồm hỏi người ngọai sử rằng trong bữa yến sao không quại bừa: “Sứ thần Triều Tiên giúp sử ta một chi tiết về nhà Tây Sơn đo là:  Quang trung thật”. Bởi nhẽ…ai biết đó là đâu? Vả lại nào… ai biết ma ăn cỗ?
(1) Nguyên câu của Mai Thảo: “Không dụng chữ cho mục đích phi văn chương”.

Vua Quang Trung giả hay thật - 3
Phái đòan An Nam đi dự lễ Bát tuần khánh thọ trên 150 người (…). Cũng không phải vô tình, ngòai các đại thần văn võ như Đại tư mã Ngô Văn Sở (được Càn Long ban mũ áo nhị phẩm), Tình xuyên hầu Ngô Thì Nhậm, Thuỵ nham hầu Phan Huy Ích (được Càn Long ban mũ áo tam phẩm), v.v… Còn rất đông những danh sĩ đi trong phái bộ ghi chép lại bằng văn chương, thơ phú về chuyến đi của mình…
Sau khi đánh thắng quân Thanh, vua Quang Trung đã kêu gọi giới khoa bảng ra cộng tác. Những danh sĩ triều Lê được giao cho việc giảng hoà và tái tục bang giao với phương bắc. Tuy kẻ trước người sau nhưng đáng kể nhất ta thấy có Ngô Thì Nhậm Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Nguyễn Đề đều thuộc danh gia vọng tộc nên ít nhiều am hiểu những khúc mắc và tế nhị giữa hai nước. (1)
(1)    Việc giao cho đúng người đúng việc này đã có kết quả mỹ mãn nên chỉ vài tháng
sau, Nguyễn Quang Bình được chấp thuận làm vua nước Nam. Một phái đoàn do Nguyễn Quang Hiển cầm đầu sang Yên Kinh nhận sắc ấn đồng thời sứ thần nhà Thanh là Thành Lâm cũng sang Thăng Long phong vương cho vua Quang Trung.
Tác phẩm của Ngô Thì Nhậm để lại là Bang giao hảo thọai (văn), hay Bang giao thi tập (văn) là tập hợp văn thư giao thiệp thời Quang Trung và (…) ông còn viết sử ký và địa lý như năm16 tuổi, ông đã soạn quyển Nhị thập thất sử toát yếu. Năm 1771, ông hoàn thành quyển Hải Đông chí lược (hay Hải Dương chí lược, nghiên cứu mọi mặt về lịch sử và đời sống của vùng Hải Dương.
Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích, chuyến đi năm Canh Tuất (1790) là lần ông tháp tùng vua Quang Trung đi Bắc Kinh, trong quyển I ông viết về Tôn Sĩ Nghị rất gay gắt. Vậy mà ông không đả động đến “giả vương” nếu như chuyện thật.
Tỉnh sà kỷ hành cũng của Phan Huy Ích, những tài liệu trong Tỉnh sà kỷ hành được ông hiệu đính năm Ất Hợi (1815) dưới triều Gia Long, vậy mà ông không “mở bát” chuyện Quang Trung giả nếu như là chuyện có thật.để “đái công chuộc tội với Gia Long.
Quan trọng nhất vẫn là: Gia Long không “hỏi han” gì Quang Trung “giả” với hai ông Phan Huy Ích và Ngô Thì Nhậm. Nếu vậy chuyện Quang Trung qua Tàu là chuyện thật.
Ngoài sự nghiệp làm quan, ông còn để lại một số lượng văn liệu đáng kể. Theo Thơ Văn Phan Huy Ích: Dụ Am Ngâm Lục [sách I: Dật Thi Lược Toản] (Hà Nội: KHXH,1978) trang 9, ông có những tập thơ: Nam Trình Tạp Vịnh, Cẩm Trình Kỷ Hứng, Thang Chầu Lữu Hứng, Vân Sơn Khiển Hứng, Tinh Sà [Tra] Kỷ Hành, Cúc Thu Bách Vịnh, Nam Trình Tục Tập, Vân Du Tùy Bút… tổng cộng đến hàng nghìn bài cả Hán lẫn Nôm.
Hoa nguyên tùy bộ tập ghi lại một số văn thơ của Vũ Huy Tấn, phó sứ tuế cống của Nguyễn Hữu Trù sau khi nhà Thanh công nhận vua Gia Long là An Nam quốc vương.
Sau ông lại được đi trong sứ bộ của vua Quang Trung năm Canh Tuất, với lối tường thuật cuộc hành trình khá rõ ràng nhưng ông không “tường trình” gì về vua Quang Trung: Vì ấy là Quang Trung…“thật” nên chẳng có gì để ông viết lưu lại cho đời sau.
Hải Yên thi tập của Đòan Nguyễn Tuấn, ông là hàn lâm đãi chế, tính theo thứ bậc chỉ dưới Phan Huy Ích và Vũ Huy Tấn. Hải Yên thi tập là tập thơ gồm có ba tập ông thù tạc với sứ thần Triều Tiên. Riêng tập đầu có liên quan đến chuyện đi sứ nhà Thanh: Không thấy ông “vờn mây cưỡi gió” chuyện “giả vương” hay “vua thật”.

Vua Quang Trung giả hay thật - 4
Trong các tài liệu về đời Quang Trung, nhân vật được coi là đóng thay cho vua Quang Trung có năm, sáu tên khác nhau. Tuy nhiên, khi kiểm chứng lại, chúng ta thấy rằng chỉ có hai người nhưng vì nhầm lẫn mà biến hóa ra.
Người đóng thay vua Quang Trung rơi vào một trong hai trường hợp:
1 - Một võ tướng thân cận với vua Quang Trung.
2 - Cháu gọi vua Quang Trung bằng cậu.
Võ tướng thân cận với vua Quang Trung không ngòai Ngô Văn Sở đã cùng đi với vua Quang Trung tham dự lễ Bát tuần khánh thọ.
Theo sử triều Nguyễn, người đóng vai Quang Trung là Phạm Công Trị, cháu gọi ông bằng cậu (họ Phạm). Tuy nhiên theo văn thư thời Tây Sơn, chính Phạm Công Trị cũng có mặt trong phái đòan chúc thọ. Nhưng giữa đường phải cùng với Đặng Văn Chân hộ tống Nguyễn Quang Thùy (bị sốt) quay về Thăng Long.
Với nhà Thanh
Tuy nhà Thanh không bao giờ tiết lộ cho nhà Tây Sơn biết Lê Quýnh(1) cận thần của Lê Chiêu Thống mật báo rằng Nguyễn Quang Hiền là người đóng giả cháu vua Quang Trung (Phạm Công Trị). Tuy nhiên qua những tấu thư của Phúc Khang An, ông ta bề ngòai tỏ ra thân tình nhưng bề trong nhận mặt vua Quang Trung một cách kín đáo:
(1) Sau này theo lời kể Lê Quýnh (1759-1805) trong Bắc thành tùng ký viết lại truyện lưu vong ở bên Tàu không có chuyện giả vương Quang Trung
- Trong số những người Việt lưu vong theo Lê Chiêu Thống đang có mặt ở Bắc Kinh có nhiều người biết mặt Nguyễn Huệ. Trước đây khi phái đòan Nguyễn Quang Hiển sang Trung Hoa, Phúc Khang An đã sắp đặt cho nhà Tây Sơn gặp “triều đình lưu vong” như cảnh báo. Và Nguyễn Huệ không thể không tính tới chuyện nhà Thanh cho ông gặp Lê Chiêu Thống hoặc cận thần nhà Lê ít ra bí mật dùng họ để nhận diện.
- Vua Càn Long đã sai Thành Lâm sang phong vương cho vua Quang Trung ở Thăng Long. Thành Lâm đã gặp và trao đổi nhiều lần với vua Quang Trung và cũng có viết một số tấu thư về việc nhận diện vua Quang Trung.
Với dật sử, dã sử hoang đường không đáng tin, nói theo Voltaire:
“What is history? The lie that everyone agrees on..”. Dịch thóat: Lịch sử là gì? Là chuyện giả tưởng, là chuyện kể không có thật nhưng mọi người đều thích nghe... Vì vậy với thầy đồ chữ nghĩa như chấu trát học chữ Nho bên đường với đại mộc lưu giang, bất đắc hồi cố, là chuyện Quang Trung giả như khúc gỗ to trôi trên dòng sông, cứ xuôi theo con nước, không thể trôi  ngược lại được nữa.

Ngô Văn Sở (1764-1795)
Ăn cơm có canh, tu hành có vãi, mụ chữ tôi vơ vãi sử gia Hà Nội đơm chuyện đô đốc Tuyết, đô đốc Long với tên tuổi xuất hiện trong trận Kỷ Dậu chỉ một lần rồi biến mất. Ngay cả đô đốc Đặng Tiến Đông trở thành đô đốc Đặng Tiến Giản không ai hay nay đã có nhiều người nhắc tới. Vậy mà Đại tư mã Ngô Văn Sở vẫn đứng bên lề lịch sử.
Nói vãi thì lại nói vơ mụ sử tôi chả hay biết lý sự gì Ngô Văn Sở được Càn Long ban mũ áo nhị phẩm (1). Mà chỉ biết Ngô Văn Sở đưa các vệ sĩ và chuẩn bị long đình lên đón Nguyễn Quang Hiển và sắc phong ấn chỉ ở Nam Quan. Trong dịp này, Ngô Văn Sở nhờ quan nhà Thanh tâu lên Càn Long để ông được cùng với vua Quang Trung tới kinh đô Yên Kinh vào năm sau dự lễ thượng thọ của Càn Long.
(1) Ngòai áo hàng nhị phẩm, Càn Long còn ban cho ông mũ chóp bằng san hô. (*)
Sau lần gặp gỡ, ngày 20-7 nhà Thanh tổ chức tiếp đãi các phái đoàn phiên thuộc trong đó có cả phái đoàn nước ta (có Ngô Văn Sở) tại một đồng cỏ rộng lớn có tên là Vạn Thụ Viên. được tổ chức và sắp xếp theo lối du mục cổ truyền của các dân tộc Mông, Mãn. Cánh đồng cỏ này nằm trong đất Mãn Châu cua người Mãn.


(trang vẽ đây có thể là Ngô Văn Sở)

(*) Theo điển lệ nhà Thanh, nhất phẩm trên mũ gắn hồng bảo thạch, nhị phẩm gắn san hô, tam phẩm gắn lam bảo thạch (Phan Huy Ích), tứ phẩm gắn thanh kim thạch, ngũ phẩm gắn thủy tinh, lục phẩm gắn xà cừ, thất phẩm gắn chóp vàng, bát phẩm thêu hoa vàng (âm văn), cửu phẩm thêu hoa vàng (dương văn). Dương Kim Đỉnh (chủ biên): Trung Quốc Văn hóa Sử Đại Từ Điển (Đài Bắc: Viễn Lưu xb, 1987) tr. 125
Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống) khi lưu vong bên Tàu chỉ được hàm tam phẩm
Ngô Văn Sở khi ấy chỉ huy quân binh ở Thăng Long (còn có tên là Ngô Hồng Chấn nhưng bị lầm ra thành Nguyễn Hữu Chấn hay chỉ nhắc đến chức vụ là Tư Mã Chấn). Ngô Văn Sở đã cùng đi với Nguyễn Quang Bình sang Trung Hoa. Vì vai trò quan trọng và chức vụ của Ngô Văn Sở, ông được ban mũ áo nhị phẩm của Thanh triều là một phẩm trật rất cao tương đương tổng binh là quan võ đứng đầu một tỉnh. (2)
(2) Tổng binh với chức ngạch binh bị bây giờ tương đương với trung tướng, như tổng binhTrương Triều Long, tổng binh Thượng Duy Thăng bị tử trận năm Kỷ Dậu

Giai thọai (3): Ngô Văn Sở - 1
“…Trong trận chiến sông Thương, Ngô Văn Sở hội các tướng đánh hay giữ Bắc Thành. Ngô Thì Nhậm đề nghị thóai binh giữ núi Tam Điệp để cố thủ. Ngô Văn Sở mật truyền các trấn Kinh Bắc, Lạng Sơn phao tin xây lũy đất ở sông Cầu rồi ngầm thu quân về Bắc Thành . Đồng thời thông tư các quan trấn thủ Sơn Tây, Hải Dương nội ngày phải rút về Bắc Thành, trấn thủ Sơn Nam phải chuẩn bị thuyền bè cùng đi Tam Điệp…”
(3):Mụ sử tôi bấm búi ấy là giai thọai vì có nguồn gọ gạy sau chiến thắng Kỷ Dậu, cụ vua Quang Trung mới mời Ngô Thì Nhậm (xem trang 216) tham gia chính sự lo việc giao hảo với Tàu. Nếu vậy phải chăng kế họach cuộc điều binh về Tam Điệp do một mình Ngô Văn Sở thảo ra?
Rất thật, mụ chữ tôi lờ đờ như đom đóm đực mắc chứng gì Càn Long ban Đại tư mã Ngô Văn Sở phẩm trật tương đương với quan võ đứng đầu một tỉnh như Quảng Đông, Quảng Tây? Bên lò dò như cò bắt tép  vào mạng lưới:
“…Ông sinh trưởng tại  huyện Tây Sơn, Bình Định. Tổ tiên ông là người Hà Tĩnh di cư vào huyện Tây Sơn lúc nào chưa rõ. Thuở trai trẻ ông học võ với Đô thống Ngô Mạnh, bạn đồng môn với Bùi Thị Xuân. Năm 1771, ba anh em Tây Sơn khởi binh, Ngô Văn Sở đến đầu quân ngay từ buổi đầu.
Năm 1787 Ngô Văn Sở cùng Vũ Văn Nhậm ra bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, đánh chiếm Thăng Long. Khi Vũ Văn Nhậm sinh lòng phản trắc bị Nguyễn Huệ giết, Ngô Văn Sở được cử làm Đại tư mã, giao trọng trách trông coi Bắc Hà. Trong buổi trao quyền, Nguyễn Huệ tuyên bố: “Sở (Ngô Văn) và Lân (Phan Văn) đều là nanh vuốt của ta”. Điều này cho thấy tài năng của ông và sự tin cậy của Nguyễn Huệ.
Trong trận Kỷ Dậu, vua Quang Trung chia binh lực ra làm 5 đạo. Đạo trung quân do Quang Trung thân hành chỉ huy, có Đại tư mã Ngô Văn Sở, Nội hài Phan Văn Lân làm tướng tiên phong đánh vào Hà Hồi, Ngọc Hồi. Đây là hướng tấn công chính quyết định toàn bộ trận Kỷ Dậu. Ngô Văn Sở có sáng kiến cho làm những cái “mông xung” (4), trong đựng cỏ rơm, mang đi che đằng trước chống tên đạn. Trong trận công thành tháng Giêng năm Kỷ Dậu lịch sử đó, những cái “mông xung” mộc rơm ấy đã trở nên nổi tiếng không kém gì voi trận và hỏa hổ làm khiếp đảm quân Thanh.
(4) Thêm một lần mụ chữ tôi ngẫn ngẫn như rắn ngày vì không hay biết Ngô Văn Sở “ngẫu hứng” ra…cái mông xung. Ngẫu hứng đây theo Hòang Lê nhất thống chí:
“Vua Quang Trung cho lấy 60 tấm ván, ghép ba tấm thành một bức lớn, bện rơm bên ngoai”. Với Cao Tông thực lục, tr. 144: “Quang Trung không dùng ván, mà dùng rơm rạ bó thành bó tròn lớn làm mộc, lăn tròn chạy trước”.
Càn Long (Cao Tông) biết rõ Ngô Văn Sở là đại thần trụ cột của Tây Sơn, lại trực tiếp coi giữ Bắc Hà và Bắc Thành. Đương nhiên Càn Long hiểu rằng nhân vật chủ chốt nhất, có quyền lực nhất nằm trong đoàn sứ bộ là Ngô Văn Sở, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn... khởi hành từ Bắc Thành đi Yên Kinh. Do đó ông được Càn Long trọng vọng, ưu đãi khác thường.  Khi về nước ông được Càn Long phong Thuỷ sư Đô đốc…”.
Ông mất năm 1795, tuy nhiên cái chết của ông là nghi án trong sử học. Chuyện là có nhiều người vun chuyên chính Ngô Văn Sở là người đóng vai “giả vương” (nguồn khác cho là Phạm Công Trị hay Nguyễn Quang Hiền).
John Barrow cũng chép (có lẽ theo tin đồn loan truyền trong giới thương gia ngọai quốc ở Đàng Trong) rằng tất cả phái đòan đều bị giết để bịt miệng. Điều này hòan tòan không đúng vì Ngô Văn Sở chỉ bị thanh trừng dưới triều Cảnh Thịnh giữa hai phe Thăng Long và Phú Xuân (Đàng Ngòai, Đàng Trong).
Cái chết của ông tạo ra nhiều nghi vấn và đươc giải thích bằng “âm mưu” nào đó nên sự việc được sử nhà Nguyễn hay Hòang Lê nhất thống chí bẻ qua một hướng khác để ông bỗng dưng trở thành người đóng vai…”giả vương”.

Giai thọai Ngô Văn Sở - 2
Năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi (tức Cảnh Thịnh), Ngô Văn Sở được thăng chức Đại đổng lý, tước Quận công, và vẫn ở giữ Bắc Hà. Vì vua còn nhỏ, quyền hành rơi vào tay người cậu vua là Thái sư Bùi Đắc Tuyên. Kể từ đó, triều đình Tây Sơn sinh lục đục. Trong một cuộc đấu tranh nội bộ nơi vương triều, Đại đô đốc Võ Văn Dũng đã sai quân bắt cha con Bùi Đắc Tuyên hạ ngục. Cho rằng Ngô Văn Sở là người cùng phe cánh với Bùi Đắc Tuyên, Võ Văn Dũng đã làm giả chiếu vua triệu ông về Phú Xuân.
Theo tài liệu của các giáo sĩ phương Tây có mặt tại Phú Xuân lúc bấy giờ cho biết: Bùi Đắc Tuyên muốn đánh đổ vua Cảnh Thịnh, thanh trừng các công thần Tây Sơn để đưa con mình là Bùi Đắc Trụ lên làm vua, lập Ngô Văn Sở lên làm chúa. Theo danh sĩ Nguyễn Trọng Trì (1854-1922) thì Ngô Văn Sở không phải là người có nhiều tham vọng. Ông bị viên thái sư này gán ép (để tạo thanh thế), hoặc bị tướng Võ Văn Dũng vu oan (nhằm loại trừ một thế lực), cần phải tìm hiểu thêm.
Ngô Văn Sở và hai cha con Bùi Đắc Tuyên bị nhốt vào cũi sắt, đem xuống sông Hương dìm chết. Đó là năm 1795.

Giai thọai Ngô Văn Sở - 3
Sau khi nhà Nguyễn thành lập, các vụ trả thù những người có cảm tình với triều Tây Sơn diễn ra khốc liệt và kéo dài nhiều năm. Ấy vậy mà một danh tướng Tây Sơn lại trở thành bố vợ một vị vua nhà Nguyễn thì thật là lạ kỳ.
Vị vua đó là Minh Mạng, hoàng đế thứ 2 của triều Nguyễn và ông bố vợ của vua, lại chính là tướng Ngô Văn Sở. Theo một số tư liệu thì Ngô Văn Sở bị giết năm Ất Mão (1795) trong cuộc tranh chấp nội bộ giữa các quan tướng Tây Sơn thời vua Cảnh Thịnh.
Nhưng có nguồn tư liệu cho hay thực ra Ngô Văn Sở không chết, ông thấy triều chính Tây Sơn ngả nghiêng nên bí mật bỏ trốn theo Nguyễn Ánh và mang một tên khác.
Khi vua Gia Long (Nguyễn Ánh) tiến hành hàng loạt vụ trả thù nhà Tây Sơn đã phát hiện ra Ngô Văn Sở chính là viên tướng nổi danh một thời của Tây Sơn. Sách Liệt truyện cho biết Gia Long không giết Ngô Văn Sở mà chỉ cách chức Quản đạo trấn Thanh Hoa của ông vì “Sở làm việc lâu ở đó lại giỏi nên được tha tội chết”.
Lý do nữa là Ngô Văn Sở là cha của bà Ngô Thị Chính, vợ hoàng tử Phúc Đảm (sau này lên ngôi lấy hiệu là Minh Mạng). Trong số hàng trăm phi tần, vua Minh Mạng chỉ sủng ái bà Hiền phi Ngô Thị Chính và và Lệ tân Nguyễn Gia Thị. Bà Ngô Thị Chính đã sinh cho vua 5 hoàng tử và 4 công chúa. Sự sủng ái của vua đối với bà còn thể hiện qua việc Minh Mạng phục chức cho nhạc phụ của mình là Ngô Văn Sở và phong cho em trai bà Hiền phi là Ngô Văn Thắng chức Cai đội.

Ngô Thì Nhậm (1746-1803)
Ngô Thì Nhậm là con trai của Ngô Thì Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Ông đỗ tiến sĩ năm Ất Mùi đời Cảnh Hưng thứ 36 (1775). Sau khi vua Quang Trung mất, ông nghiên cứu Phật giáo, hoàn thành một tác phẩm rất có giá trị là Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh (1796). Vì Ngô Thì Nhậm trùng với tên húy vua Tự Đức (Hồng Nhậm, Nguyễn Phúc Thì) nên nên sử nhà Nguyễn viết thành Ngô Thời Nhiệm.
Ông được Trịnh Sâm vời vào dạy thế tử Trịnh Khải, sau ông được bổ nhiệm làm đốc đồng xứ Kinh Bắc. Sau vụ án năm Canh Tý mà ông có liên quan, ông được thăng lên thị lang bộ Công nhưng khi Trịnh Khải lấy lại được nghiệp chúa, ông phải trốn về quê vợ ở Sơn Nam, thay tên đổi họ ở đó trong 6 năm, mãi đến khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, xuống lệnh tìm quan lại nhà Lê cũ để làm việc, ông được Nguyễn Huệ phong cho làm tả thị lang bộ Lại. Nhờ có văn tài, Ngô Thì Nhậm được Nguyễn Huệ tin dùng trong việc bang giao giữa nhà Tây Sơn và Thanh triều.
Giai thoại làng nho về ông:
“... Năm mới 5 tuổi, nhân ngày mồng một tết, Ngô Thì Sĩ lấy giấy mực ra viết mấy dòng khai bút: “Hoàng triều Cảnh Hưng vạn vạn niên chi thập nhất, tuế thứ canh ngọ, chính nguyệt, nguyên đán, cát thời thí bút, Tả Thanh Oai, Ngọ Phong Ngô Thì Sĩ. Nghĩa la năm Cảnh hưng thứ 11 trong muôn vạn năm, canh ngọ tháng giêng mồng một giờ tốt thử bút. Tả-thanh-oai, Ngọ Phong Ngô-thì-Sĩ.
Viết xong, ông gọi con bảo:
- Ra đây thày đặt tên cho để khai bút nhân thể.
Cậu con vẻ mặt láu lỉnh, hỏi:
- Thế tên thày là gì đã?
Ngọ Phong chỉ vào chữ “Sĩ”,
Con liền cầm bút phẩy lên trên chữ này một nét, thành chữ 任 “Nhậm”.
Ông bèn đặt tên cho con là Nhậm, và rất mừng con mẫn mới lên năm đã biết tự đặt lấy tên. Nhưng ông không lấy làm hài lòng, vì chiết tự thì chữ “nhậm” là 壬人 “nhâm nhân” là: người khéo theo thời. Giữa cái tên và con người lắm khi cũng có sự ràng buộc.
Ông luôn luôn biết đâu là phía mạnh và đâu là phe đã thất thế. Ông đứng về phe Quận Huy và Đặng thị Huệ nên biết chuyện Trịnh Sâm phế trưởng lập ấu. Trịnh Sâm liên kết với Nguyễn Khán, Nguyễn Phương Đình, Nguyễn Khác Tuân truất bỏ ngôi của con trưởng là Trịnh Khải, lập Trịnh Cán con của Đặng thị Huệ để gây ra vụ đại án năm Canh Tý (1780). Ông sắp phát giác chuyện của Trịnh Sâm nên đem việc ấy bàn với cha… Ngô Thì Sĩ cố sức can ngăn, phải đem cái chết để thề bồi với con, nhưng ông vẫn không theo. Kịp khi nghe tin ông đã phát giác việc ấy, cha ông buồn bực, bèn uống thuốc độc tự tử (1).
(1) Ngô Thì Sĩ uống thuốc độc tự tử là ngọai sử. Vì gia phả dòng họ Ngô chép: Năm 1777, ông được bổ làm Đốc trấn Lạng Sơn.  Năm 1780, ông có việc đi tới Nam Quan. Khi về nhà ông cảm thấy người mệt và sau đó từ trần.
Về phần ông, vì có công phát giác, được thăng hữu thị lang bộ Công. Lúc ấy dân gian có câu: “Sát tứ phụ nhi thị lang” nghĩa là giết 4 người cha để mà làm thị lang. (tứ phụ là Ngô Thì Sĩ và ba người bạn vong niên của cha là Nguyễn Khán, Nguyễn Phương Đình, Nguyễn Khác Tuân bị Trịnh Khải triệt hạ).
Ông bị Trịnh Khải truy nã vội chạy đến Trần Văn Kỷ là người thân tín của Nguyễn Huệ để nhờ che chở. Trần Văn Kỷ đưa ông vào yết kiến, được Nguyễn Huệ phong cho làm Lại bộ tả thị lang, Tình phái hầu. Chỉ chưa đầy một tháng phục vụ chủ mới, thị lang Ngô Thì Nhậm đã tập hợp được một số cựu thần nhà Lê và soạn ngay một tờ biểu để xin Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.

Hoàng Lê Nhất Thống Chí viết:
Bấy giờ, vua Quang Trung tuy đã dẹp yên Bắc Hà, nhưng ở miền nam, vẫn có cái lo bên trong, nên muốn gấp rút về, bèn họp các tướng sĩ lại mà bảo: “Việc binh ở Bắc Hà, ta giao cho Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân. Việc giao thiệp với nhà Thah ta giao cho Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích. Mọi việc đều cho phép các ngươi tuỳ tiện xử trí. Ta về nam, nếu việc gì không quan hệ lắm thì bất tất phải qua lại bẩm báo cho thêm phiền phức.”.
Việc nghiên cứu về thời Tây Sơn bị nhiều hạn chế, về tài liệu cũng như về quan điểm. Sự đóng khung trong một số định đề đã khiến cho nhiều người không thể đi ra khỏi khuôn mẫu sáo mòn, ái ốc cập ô. Tiếc thay một số nhà nghiêu cứu đã không vượt được hai “bức tường rêu” là chính sử triều Nguyễn và cuốn tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí, biến bang giao của nhà Tây Sơn thành những tiểu xảo vụn vặt thiếu nghiêm chỉnh. Chính sách bang giao của nhà Tây Sơn với Hoàng Lê nhất thống chí chỉ còn một mình Ngô Thì Nhậm, với những tiểu xảo “Trạng Quỳnh chọi trâu”, v…v...
Trong Hoàng Lê nhất thống chí, và hầu như toàn bộ chi tiết những tiến trình đàm phán đều do Ngô Thì Nhậm tưởng tượng ra nên không đúng sự thực. Hoa Bằng trong Quang Trung Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc 1788-1792 cũng viết dựa theo Thanh thực lục, pha trộn với Hoàng Lê nhất thống chí nên cũng rất nhiều điểm sai lầm về lễ tất cũng như về trình tự. Theo sử sách, vai trò ngoại giao của Ngô Thì Nhậm chỉ được biết tới khi ông được cử lên Lạng Sơn đàm phán với quan nhà Thanh bên ta đề nghị trả lại những tù binh đã bị bắt và bằng lòng nạp cống theo các lệ cũ của tiền triều, như vậy nhà Thanh phải chính thức công nhận Nguyễn Huệ là An Nam quốc vương. Ba năm sau lễ chúc thọ Can Long, vua ta sai sứ bộ do Vũ Vĩnh Thành và Trần Ngọc Thị đem làm lễ vật sang nhà Thanh để cầu hôn công chúa nhà Thanh. Trong đó có biểu văn của Ngô Thì Nhậm sọan với việc đòi đất 7 Châu Hưng Hóa. Thế nhưng chuyện không thành vì vua Quang Trung đột ngột qua đời ngày 29-9-1792 tại Nghệ An.
Ông mất năm 1803, cái chết của ông là nghi vấn văn học với giai thọai ở Văn Miếu.

***
Những nghi vấn về Ngô Thì Nhậm…
Theo chính sử ghi chép sau khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai mới gặp Ngô Thì Nhậm, và để ông ở lại giúp Ngô Văn Sở lo chuyện Bắc Hà. Nhưng có thuyết đưa ra nghi vấn Quang Trung chỉ gặp Ngô Thì Nhậm hai tháng sau khi thắng trận Đống Đa. Ngòai ra theo nguồn này, ông chỉ đóng vao trò hàng thứ yếu dưới triều Tây Sơn.
Mãi đến tháng hai (sau trận Kỷ Dậu), sau khi tình hình đã lắng xuống thì:
“… Các tiến sĩ triều Lê như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch và bọn cống sĩ văn chức Vũ Huy Tấn, Ðoàn Nguyễn Tuấn, lần lượt về hàng. Nguyễn Quang Bình trao quan chức cho từng người, cho tham gia vào việc thảo từ lệnh bang giao…”
Lịch triều tạp kỷ, (1995) tr. 591.
Trong những chiếu biểu giao thiệp với nhà Thanh, khi liệt kê danh sách các bồi thần, tên Ngô Thì Nhậm luôn luôn được nhắc đến sau cùng theo thứ tự (hàng võ) Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Danh, Ðặng Văn Chân, Nguyễn Văn Dụng, (hàng văn) Loan Hồi Ðại [có lẽ là thư ký tiếng Mãn] Lê Xuân Tài, Ngô Thời Nhiệm nên khó có thể tin rằng ông đóng một vai trò quan trọng trong triều đình Tây Sơn như Hòang Lê nhất thống chí miêu tả. Nếu quả là một nhân vật cao cấp như thế, ông chắc bị những hình phạt nặng nề hơn khi vua Gia Long thống nhất đất nước. Xem Ðại Việt quốc thư (1973) các tr. 93, 97, 124, 127, 131, 134 … hay Lịch triều tạp kỷ (1995) các tr. 629, 641, 644 …
Tuy nhiên qua những gì mụ sử tôi góp nhặt được ở trên…
Gần như có thể nói Ngô Thì Nhậm là người gần gũi với vua Quang Trung nhất, ông là người đầi tiên có mặt trong vai trò ngọai giao khi được cử lên Lạng Sơn đàm phán với quan nhà Thanh trong việc tuế cống và tù binh. Trước khi vua Quang Trung mất, ông đã viết biểu văn với việc đòi đất 7 Châu Hưng Hóa.
Ngòai ra ông là người duy nhất dưới thời Tây Sơn trong một năm đi sứ ba lần.
Ông để lai câu thơ: nhất niên tam độ đáo Nam Quan, mai tuyết xâm nhân mấn dĩ ban, giản thạch mãn trang du tử thá… là một năm ba lần trở lại Nam Quan, tuyết bám người tóc đốm bạc, đá suối đầy túi lãng tử.
Trong một lần đi sứ, ông ghé thăm miếu bà Trưng Trắc ở trên núi Ngũ Lĩnh tại Động Đình hồ, Hồ Nam. Nhưng ấy (giai thọai) là chuyện sau.

Phan Huy Ích (1751-1822)
Lịch sử nước ta có những thời kỳ bị coi như “khuyết sử”. Sở dĩ gọi là khuyết sử vì sử sách không tường thuật lại những gì đã xảy ra mà nhiều chi tiết bị che dấu có chủ đích. Che khuất đã đành, lại có những chi tiết không phải là “tín sử” được phổ biến với những chi tiết về tiểu sử sai lạc như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích…
Ông họ Phan, tên húý là Huy Ích, hiệu Dụ Am, khi mất có tên thuỵ là Văn Hiến Phủ Quân, Theo Phan Gia Công Phả trang 30b, thoạt đầu ông tên là Duệ, sau đổi thành Huệ, đến khi đỗ giải nguyên thì tránh tên huý trong cung đồng âm nên đổi thành Huy Ích (1). Ông sinh ngày 12 tháng 12 năm Canh Ngọ, tức ngày 09-01-1751.
Năm Tân Mão [1771] khi mới 22 tuổi ông qua được kỳ thi hạch hàng huyện và tỉnh, đỗ luôn giải nguyên (đứng đầu kỳ thi Hương) ở đạo Nghệ An.
Năm Ất Mùi [1775] ông thi Hội, đỗ đầu, thi đình trúng cách tiến sĩ hạng thứ bảy.
(1).Ông là thân phụ của Phan Huy Chú. Ông Phan Huy Chú là tác giả nhiều tác phẩm đi vào văn học sử, trong đó có Lịch triều hiến chương lọai chi về điền lệ thời Nguyễn. Bang giao chi về phương thức và điều lệ bang giao với các nước lân bang. Nhất là với Tàu, gồm các việc: phong sách, cống hạ, thông sứ, biên cương.

Xuất chính Triều Lê
Tháng tám năm Bính Thân [1776], ông kiêm thêm chức sai tri ở phiên Hình, ông được lệnh vào Phú Xuân để đôn đốc quân vụ. Tuy trong gia phả chép đơn giản như thế nhưng thực ra Phan Huy Ích được sai vào Phú Xuân có một nhiệm vụ khác.
Chúa Trịnh sai Hoàng Ngũ Phúc đem binh đánh Phú Xuân, đến ngày mồng 3 tháng Giêng năm Ất Mùi [1775] thì lấy được kinh thành của chúa Nguyễn.
Tháng tư năm đó, quân Trịnh vào đánh Quảng Nam, Nguyễn Nhạc đem quân đón đánh ở Cẩm Lệ bị thua phải chạy vào Điện Bàn. Nguyễn Nhạc xin tiến voi, ngựa, vàng bạc và ba phủ Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Phú Yên, xin làm chức tiền khu cho triều đình.
Phan Huy Ích được sai đem ấn kiếm của triều đình Lê-Trịh vào Phú Xuân để hợp thức hoá sự công nhận và phong cho Nguyễn Nhạc làm Cung Quận Công.
Cũng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích nghiêng về cánh của Đặng thị Huệ và Hoàng Đình Bảo, ủng hộ việc lập Trịnh Cán làm thế tử. Đây cũng là phe Ngô Thì Nhậm [anh vợ Phan Huy Ích] tôn phò nên ông cũng đi theo chiều hướng đó và ông được chúa Trịnh Sâm tin cậy nên mới sai đem ấn kiếm vào Đàng Trong cho Nguyễn Nhạc.
Cuối năm đó, ở kinh đô quân tam phủ lập Trịnh Tông [tức Trịnh Khải] lên làm chúa, phế Trịnh Cán xuống làm Cung Quốc  Năm Quí Mão (1783), ông được cử làm khâm sai trông nom việc thi cử ở Sơn Nam. Trong mấy năm liền, dường như ông bị thất sủng, được giao những chức vụ hữu danh vô thực, Hoàng Xuân Hãn cho rằng ông bị hiềm nghi vì anh vợ là Ngô Thì Nhậm (2) có dính líu đến vụ án năm Canh Tí [1780] nên khi chúa Trịnh Khải lên nối nghiệp, một số người thuộc phe Trịnh Cán bị trù dập.
(2) Phan Huy Ích được Ngô Thì Nhậm tiến cử với vua Quang Trung và được giao công việc “từ lệnh” để giao thiệp với nhà Mãn Thanh.

Triều Tây Sơn
Ở kinh đô, Vũ Văn Nhậm lập một triều đình tạm thời dùng Lê Duy Cẩn làm giám quốc, thay mặt vua Lê trông nom tế tự. Khi vua Lê chạy dường như Phan Huy Ích không chạy theo [có lẽ ông về quê ẩn mình] sau ra cộng tác với Tây Sơn [trên danh nghĩa làm quan trong triều đình Lê Duy Cẩn] do lời kêu gọi của Ngô Thì Nhậm .
Khi trấn thủ miền bắc, Vũ Văn Nhậm (cháu rể vua Quang Trung) áp dụng chính sách hà khắc, bắt dân xây thành, lại có thái độ tiếm quyền bị Ngô Văn Sở tố giác nên khoảng tháng tư năm đó, Nguyễn Huệ từ Phú Xuân đi ra bắt Nhậm giết đi. Tháng năm, năm Mậu Thân [1788], Nguyễn Huệ kéo quân về nam giao cho Lê Duy Cận giám quốc [vì vua Chiêu Thống vẫn thất tung] nhưng thực quyền trong tay đại tư mã Ngô Văn Sở.
Trước khi đi, Nguyễn Huệ triệu các quan văn võ của cựu triều vào yết kiến. Sau đó, Nguyễn Huệ chọn Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đưa về Phú Xuân mà lưu bọn Ninh Tốn, Nguyễn Gia Phan (trước tên là Thế Uý), Nguyễn Du, Nguyễn Bá Lan ở lại giúp Ngô Văn Sở. Tháng tám năm đó, Nguyễn Huệ cho Ngô Thì Nhậm làm Tả thị lang bộ Lại, tước Tình xuyên hầu, Phan Huy Ích làm Tả thị lang bộ Hình, tước Thuỵ nham hầu và đưa về Bắc lo việc giấy tờ cho Ngô Văn Sở.
Phan Huy Ích cũng ở trong những nhà nho Bắc Hà vận động để vua Quang Trung quay trở lại dùng Thăng Long làm kinh đô nhưng chưa đạt được kết quả cụ thể thì Nguyễn Huệ đã qua đời.

Triều Nguyễn
Sau khi thắng trận vua Gia Long lập tức xin nhà Thanh công nhận ngôi vị An Nam quốc vương. Việc giao thiệp để hợp thức hoá này một lần nữa trao vào tay Phan Huy Ích, trong vai trò cố vấn và cũng là người đề nghị những thủ tục thích hợp.
Tuy nhiên, lần này nhà Thanh công nhận một tân vương không dễ dàng như triều đại Quang Trung (thủ tục kéo dài chỉ 4 tháng). Sau khi qua lại nhiều lần, hai năm sau (1804) vua Gia Long được chính thức công nhận, từ khi cầu phong đến khi được chính thức ban danh hiệu kéo dài khá lâu so với triều đại Quang Trung nên vai trò của ông đối với triều Nguyễn không mấy nổi bật. Khi vua Gia Long qua đời, Phan Huy Ích tuy già yếu nhưng vẫn được coi như cố vấn hàng đầu trong việc cầu phong cho vua Minh Mạng. Tuy nhiên vì ông từng làm quan cho nhà Tây Sơn nên nhà Nguyễn (3) hầu như không nhắc đến công lao, xem như mọi việc đều hoàn toàn theo thủ tục.
(3) Phan Huy Ích (và Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thế Lịch) bị căng nọc đánh ở Văn Miếu rồi ông đươc tha về. Từ đó ông sống đời thanh bạch của một cựu thần nhà Tây Sơn..Qua nghi vấn trong văn học: Ông là dịch giả Chinh phụ ngâm khúc (theo nguồn Hòang Xuân Hãn) của Đặng Trần Côn thay vì bà Đòan thị Điểm.
 Vì vậy có thuyết cho rằng Chinh phụ ngâm do ông diễn Nôm để diễn tả tâm sự u uẩn của mình. (Hòang Xuân Hãn)
Ông mất vào giờ Tuất [khoảng 19 đến 21 giờ] ngày 20 tháng 3 năm Nhâm Ngọ [1822], thọ 73 tuổi, phần mộ tại xứ Ổ Rồng, xã Thuỵ Khuê

***
Ngọai truyện
Ngòai tài kiệu liên quan trực tiếp đến nhừng chuyến đi sứ, một số nhiều tài liệu đầu tay khác (primary/firsthand sources) giúp chúng ta hình dung được một số chi tiết cho cả một chuyến đi sứ. Điển hình là thơ văn của Nguyễn Đề, anh ruột Nguyễn Du, là người hai lần đi sứ thời Tây Sơn và thời nhà Nguyễn.
Thời Tây Sơn trong sứ bộ Nguyễn Hòanh Khuông (Kỷ Dậu 1789) sang Bắc Kinh tạ ơn viêc vua Quang Trung được phong vương. Thời nhà Nguyễn trong phái đòan Nguyễn Quang Dụ sang mừng vua Gia Khánh lên ngôi.
Sau khi vua Càn Long mất, vua Gia Khánh không ưa gì thời Tây Sơn. Phái đòan Triều Tiên cũng vậy, trước là sứ bộ có nhiều “bổng lộc” với nhà Thanh, sau lép vế dưới thời Tây Sơn nên thế nào Nguyễn Đề, anh ruột Nguyễn Du (1) chẳng “hóng
hớt” được chuyên “giả vương” trong lúc trà dư tửu hậu! Thế nhưng không?!
Năm 1801, Trịnh Hoài Đức và Lê Văn Duyệt giải vây thành Bình Định giải thóat cho Võ Tánh, Ngô Tùng Châu… năm 1802 Trịnh Hoài Đức (người Minh Hương) đi sứ nhà Thanh để xin phong vương cho Nguyễn Ánh. Thế nào ông chẳng nghe phong
phanh chuyện “gỉa vương” để “dệt chuyện” trong Đi sứ cảm tác  .
Thêm nữa, chỉ chính sử nhà Nguyễn “dựng lên” giả vương, còn văn quan võ tướng triều Nguyễn (có người bị nạn với nhà Tây Sơn trong cuộc chiến). Họ và con cháu họ không để lại “huyễn thọai” gì về một Quang Trung giả. Tuyệt nhiên không?!
(1) Một số thi văn của Nguyễ Đề trong chuyến đi này để lẫn trong Thanh Hiền thi
tập của Nguyễn Du nên có một tác giả (xem ở dưới) nhầm lẫn Nguyễn Du đã từng đi sứ qua Tàu trong năm Kỷ Dậu (2). Và “huyễn tưởng” thành một chuyến đi “lãng mạn” kéo dài cả một hai năm. Dưới đời Thanh, việc xuất nhập biên giới là trọng tội, đi lại trên đất Tàu, mặc dù là người trong sứ bộ, phải trình tấu để được chấp thuận và phải được quan địa phương “kèm” đi theo chứ không thảnh thơi đi đây đi đó như… đi chợ.
(2) Theo văn hoc sử, Nguyễn Du chỉ đi sứ một lần  thời Gia Long. (xem trang 230)
Năm Quí Dậu 1813, Nguyễn Du được thăng Cần chánh đại học sĩ, đồng thời được cử làm chánh sứ sang Tàu và trở về năm Giáp Tuất (1814).
Năm 1820, Gia Long băng hà, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du được cử sang Tàu lần thứ hai, nhưng chưa kịp đi thì bị bệnh mất vào ngày 16 tháng 9 năm 1820.
Ha! Năm ngày bảy tật, cái tật của mụ chữ tôi là…nói leo. Chuyện là có tác giả nào đấy đưa cụ Nguyễn Du sang Tàu đi tư phương tám hướng thì…Thì ngẫu sự này ngộ chữ tôi đã chẻ câu vót chữ cho nhọn hoắt trong bài sưu khảo tên Ải Quan:
“…Khâm mươi niên trước, nhớ lại ngày náo cáo lão về hưu, khi trưa phơi sách khi chiều tưới cây cùng ngày trời tháng Bụt…Thiên cổ chi mê tôi đánh vật với chữ nghĩa kêu ộp oạp như ếch nhái kêu mưa về hai hòn núi có một bức tường, có ải Nam Quan.
Cho đến một ngày trời quang mây tạnh, đường mưa ướt đất có một nhà làm văn học ở bên Tây bê cả danh vị tiến sĩ vào bài viết chả ăn nhập gì đến chuyện cụ Nguyễn Du đi Tàu và đi đây đi đó, đi lung tung lang tang như chỗ không người…
Ông ngồi ở Paris tả sứ đoàn Nguyễn Du làm chánh sứ có 27 người đi giữa hai ngọn núi đối nhau tới bức tường bằng đá có một cai cổng. Viên quan mở cửa. Khi mở, đầu tiên nổ ba phát súng, rồi viên quan coi cửa cầm cờ vàng, cờ đỏ phất phất cho lệnh mở khóa cổng (in hịt như trong “Chửi mất gà “…bốn thằng cầm cờ xanh đứng đầu ngõ, ba thằng cờ đỏ đứng đầu làng” của các cụ ta xưa). Trong cửa bọn lính kỵ mã giao gươm vào nhau (như trường võ bị Saint-Cyr) để sứ bộ tiến qua, cuối cùng ải quan ra lệnh cho viên quan coi cửa đóng cửa….”.
Và khi tác giả dẫn dắt cụ Nguyễn Du vào vào đất Tàu mới kỳ bí…
“…Nguyễn Du (từ năm 1787 đã trở thành nhà sư), đi từ Giang Bắc Giang Nam với cái túi không. Hành trang bên mình là bản Kinh Kim Cương chú giải của Lê Quý Đôn, nên đọc tụng ngàn lượt tức ba năm, va đội mũ vàng nhà sư: Muôn dậm mũ vàng chiều nắng xế, đi 5000 km từ Vân Nam, lên Trường An và qua Hàng Châu, đến điểm hẹn Miếu Nhạc Phi (viết 5 bài thơ) và ngụ tại chùa Hổ Pháo nơi Từ Hải từng tu hành trước khi thành cướp biển…Nơi đây Nguyễn Du có được Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân lấy từ Pháp danh Chí Thiện, Thiền sư rất nổi danh thời Vua Càn Long, chưởng môn phái Thiếu Lâm Tự…”.

***
Trong bài biên khảo Các chuyến đi sứ sang Trung Hoa thời Nguyễn của Trần Đức Anh Sơn in trong Huế-Triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2004. Tác giả cho hay Nguyễn Du đi sứ năm 1813, Quốc triều chính biên toát yếu không thấy nêu trong khi Đại Nam thực lục và Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ đều có đầy đủ dữ liệu.
Bài biên khảo Các chuyến đi sứ sang Trung Hoa thời Nguyễn của Trần Đức Anh Sơn ở ngay dưới đây trong tiết mục Bang giao với Tàu từ nhà Đinh tới nhà Nguyễn.

(còn tiếp)

Trích "Chuyện người ngoại sử" - Tác giả: Ngộ Không Phí Ngọc Hùng

 

Đăng ngày 09 tháng 10.2020