banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Những cái giá phải trả

Địch thủ thường núp những nơi chúng ta không thể ngờ được
Le pire ennemi se cache où l’on l’attend le moins (Jules Ceasar, -75 TTC)

Chúng ta không tránh đươc chiến tranh, chần chờ chỉ làm lợi cho địch thủ
On n’évite pas la guerre et la reporter profite à l’ennemi (Machiavel,1502)

Phan Văn Song

1. Cái giá phải trả của Âu Mỹ để giữ mức sống ngày nay
Suốt các tuần qua, Tổng Thống Donald Trump lay hoay vướng víu, kẹt chuyện Charlotteville, chỉ lo chuyện nội bộ, chuyện nước Mỹ, hơn lo hơn chuyện quốc tế, và ngày hôm nay khi chúng tôi đang viết những hàng nầy lại phải lo cứu trợ những nạn nhơn của con bão Harvey đans hoành hành tại các tiểu bang của Vịnh Mêhicô, Texas, Louisana... Hy vọng lần nầy nước Mỹ nạn nhơn của bão lụt sẽ không có kỳ thị Trắng, Đen, Vàng, Đỏ nữa… bọn Mỹ trắng của KKK cũng biết trôi, biết lạnh, biết chết, biết lũ, biết lụt, như người da đen, da vàng, hispanic hay asian… vậy ! Nạn nhơn bằng nhau, trước cái đau, trước cái chết, không còn màu da nữa… Hy vọng! Ông Trời cũng rất công bằng, những thằng cà chớn lâu lâu cũng được Ổng cho một bài học… Lưới Trời, Luật Trời… Vì vậy, lại một lần nữa Trump lại phải «bán cái» chuyện Đông Nam Á cho Tàu Cộng và Xi Xù Xì.
Các quốc gia Liên Âu, cũng vậy, loay hoay sửa soạn những ngày vào Thu đầy khó khăn, nào làm sao chấp nhận một nước Anh ra đi, Brexit, mà không làm xáo trộn thị trường. Pháp, tuy với một Emmanuel Macron đầy nghị lực, nhưng vẫn phải bất lực vì cả xứ Tây là một xứ bất trị, muôn năm bất mãn, «Cái xứ mà thằng dân được ở thiên đàng, nhưng suốt ngày vẫn than vãn, được voi còn đòi tiên »! Cái xứ mà cái ở, tiền nhà được giúp; cái đau, tiền thuốc được cho; sanh con, có tiền trợ cấp; nuôi con, cũng đầy trợ cấp, nào tiền sữa, nào tiền cho con bú, nào trợ cấp ở nhà nuôi con; con đi học miễn phí, còn có tiền giúp nhập học; thất nghiệp ăn lương, ở không lãnh tiền… có quyền từ chối việc làm… vì công việc làm quá xa, vì công việc làm quá nhọc… Và lúc nào cũng than! Tổng thống Macron là người đầu tiên muốn thay đổi một não trạng, ông vừa muốn thay đổi tình hình chánh trị trong nước, vừa muốn một quốc sách bảo vệ, tân trang đất nước với một suy nghĩ «mới», với một hướng chánh trị «không trái, không phải» cổ hủ về đất nước, về dân tình, dân tộc… Muốn được thế, ông mong đợi mọi từng lớp giai cấp hy sanh mỗi người một tý đóng góp… Thế nhưng!… Ông mong, ông muốn được một nước Pháp có một vai trò quốc tế, ông muốn hạ bớt ngân quỹ nhà nước, hạ bớt tỷ lệ nợ nhà nước trở về con số 3%… ngay năm nay nếu được. Với hai lý do: một, tạo uy tín cho nước Pháp, vì với 3% công nợ, nước Pháp sẽ nhập lại vào hàng ngũ một quốc gia đàng hoàng, không để nợ nần quá nhiều; hai để lấy lại uy tín với bà Angela Merkel, và các quốc gia có trách nhiệm lớn ở Âu châu như Hòa Lan, như các nước Bắc Âu, và như thế, nếu được, mới có vai trò sánh vai cùng với Đức cải tổ lại Âu Châu. Thí dụ, chuyện nhức đầu ngày nay là cái quy chế các công nhơn biệt phái, xuất ngoại lao động đi làm xứ khác! Tổng thống Macron yêu cầu các công nhơn biệt phái nhập cảnh phải được trả lương như những công nhơn tại chổ. Nếu trả lương rẻ hơn, các công nhơn gốc Đông Âu nhập cảnh vào Pháp (thí dụ Pháp) - khi chấp nhận đi làm với số lương rẻ hơn một công nhơn Pháp - tạo một thị trường công nhơn mất thăng bằng. Đó cũng là một nguyên nhơn của nạn thất nghiệp ở Pháp. Người công nhơn ở Pháp giá thành quá cao! Thế nhưng…!
Cái giá phải trả ngày nay của Âu Mỹ là như vậy. Dân chúng Mỹ và Liên Âu phải chấp nhận, một vài khó khăn cho mức sanh hoạt, cho mẫu sanh hoạt hằng ngày khác hơn xưa một tý. Mỗi người hy sanh một tý, đóng góp một tý, thắt lưng buộc bụng một tý. Mùa đông hạ nhiệt độ sưởi trong nhà xuống, mặc thêm một cáo áo len… Mùa hè, đóng cửa gỗ cho ánh sáng bớt vào nhà, hạ cái nóng xuống, bớt dùng máy lạnh đi! Đi chợ gần nhà, nên đi bộ… vân vân. Nhưng người tây, người mỹ ta thích khi ra đường, xa gần không cần biết, đi xe máy lạnh. Nhưng về nhà, lại (để vận động) đi bộ trên… máy đi bộ (dùng điện) trong phòng tập có máy lạnh (điện), nhưng lại tắm nước nóng (điện)… Xài điện thả dàn…vì điện ngày nay còn quá rẻ… vì giá được nhà nước hỗ trợ. Quên rằng tiền ấy là tiền thuế của người dân, và như mọi người dân, đều mong nhà nước hạ thuế.

2. Cái giá đang trả của Tàu Cộng để làm bá chủ thế giới
Vì các lãnh đạo Âu Mỹ quá bận bịu với dân tình thế thái của mình, thêm nạn khủng bố Hồi giáo càng ngày càng bành trướng, và do cái não trạng cà chớn của dân âu mỹ, nên giao cả «kinh bang tế thế của thế giới cho anh Tàu Cộng». Tàu Cộng, được thế, tung hoành bốn phương :
Một, với láng giềng, bành trướng ngoại giao kẻ cả: vừa ký thỏa thuận «hiệp ước» năm trước, năm sau, đơn phương xé rào «bội ước» xâm lấn ngay. Vài thí dụ:
Ấn Độ: Năm 2005, Trung Cộng và Ấn Độ - tuy là một nước lớn! - ký thỏa thuận mang tên «Thông số chánh trị và các nguyên tắc chỉ đao việc giải quyết vấn đề biên giới Ấn-Trung». Điều IX của thỏa thuận này quy định hai bên tôn trọng đường ranh hiện hữu và cùng duy trì ổn định vùng biên giới. Năm 2006, đại sứ Trung Cộng tại Ấn Đô, Sun Yuxi, trở mặt tuyên bố ngang xương là «cả bang Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và nơi tranh chấp, vùng Tawang, thuộc bang Arunachal. Đó là quan điểm của chúng tôi» Sau tuyên bố này, quân đội Tàu thâm nhập vào khu vực, tìm cách dựng căn cứ tại đây. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng cũng cho in bản đồ Arunachal Pradesh trên thông hành Tàu.
Cũng như những vùng tranh chấp ở Biển Đông, coi như thuộc về Trung Cộng.
Biển Đông: Sơ đồ Tàu cộng sử dụng ở các nơi tranh chấp chủ quyền y hệt như nhau: Dựa vào nền tảng lịch sử xa xưa (dỏm), đưa quân thâm nhập, xây đường xá, bất chấp thỏa thuận đã ký kết là bảo đảm duy trì nguyên trạng và giải quyết tranh chấp qua đàm phán hòa bình.
Trường hợp Biển Đông cũng vậy. Trung Cộng cũng đồng ý với ASEAN (gồm toàn nước nhỏ) về một khung ứng xử (COC) vào tháng 5 vừa qua. Theo bản dự thảo (COC), các bên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, tránh lắp đặt vũ khí tấn công trên các đảo. Nhưng qua năm 2002, mặc dù trong Bản Tuyên Bố Ứng Xử - DOC mà Tàu Cộng và ASEAN đã thông qua, có cả phần ghi rõ «các bên tự kềm chế trong hoạt động có thể làm tranh chấp phức tạp hay leo thang, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, trong đó có việc cư ngụ trên các đảo, đá, vốn không người ở hay những thực thể địa lý khác...». Nhưng Trung cộng đã sử dụng sự hiện diện của họ và những yếu tố khác tại hiện trường để đưa ra yêu sách chủ quyền, mặc dù đã ký kết bản tuyên bố 2002, và đã lập ra những vùng cấm, những vùng quân sự ở Biển Đông.
Tháng Giêng 2014, Trung Quốc cho tàu và công binh ồ ạt xây cất công sự tạo đảo nhơn tạo trên các rạn san hô ở 7 «đảo ở Trường Sa»: Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Vành Khăn (Mischief Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Xu Bi (Subi Reef), Gạc Ma (South Johnson Reef), và Tư Nghĩa (Hughes Reef). Các đảo nhơn tạo hoàn tất xong, tiếp theo là các công trình xây dựng cơ sở, bến cảng, phi đạo, đài rađa, nơi đóng quân, cuối cùng, xác định chủ quyền và kiểm soát lãnh thổ. 7 đảo ấy nay là «đất Tàu»! Và chủ quyền lãnh hải bắt đầu!
Chiến lược của Trung Cộng là luôn đi ngược lại với những gì chính họ ký kết. Bước một, một Hiệp Ước, để ru ngủ, bước hai Bội Ước, xâm nhập. Tàu tiếp tục đưa quân, xâm nhập xây các đảo nhơn tạo ở Biển Đông trong lúc «cái miệng» vẫn cổ vũ duy trì nguyên trạng.
Hai, dùng ngoại giao tài chánh tạo ảnh hưởng trên khắp thế giới: Sự bành trướng trên khắp thế giới của Trung Quốc dựa trên những khoản vay lớn mà nước này cung cấp cho những quốc gia mà họ quan tâm về mặt chiến lược. Nhơn quyền, bảo vệ môi trường, tham nhũng – không phải là mối bận tâm của Trung Quốc. Trung Quốc cung cấp các khoản vay mà không đòi hỏi bất kỳ điều kiện nào. Trung Quốc cũng không quan tâm đến khả năng thanh toán của các nước nhận được “viện trợ”. Trên thực tế, Trung Quốc chỉ quan tâm tới việc mở rộng thị trường của mình, tiếp cận với nguồn nguyên liệu thô và ảnh hưởng chánh trị.
Mỹ Latin khu vực ưu tiên chiến lược: Năm 2015, Tàu đã cho các nước Mỹ Latin vay 30 tỷ $US - nhiều hơn cả Ngân hàng Thế giới cộng với Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ. Năm 2015, mời các vị tổng thống của tất cả các nước châu Mỹ Latin đã tới thăm Trung Cộng. Xi Jinping đã hứa trong mười năm tới sẽ đầu tư vào khu vực này 250 tỷ $US. Brazil, là đối tác chiến lược của Tàu trong khối BRICS (Brazil, Russia, India, China, South Africa). Chile, Peru, Bolivia và Venezuela đã trở thành thành viên của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB), do Trung Quốc đứng đầu. Tàu đã thay thế Mỹ ở Mỹ Latin.
Với chương trình Nhứt Đái Nhứt Lộ - Một Vành đai Một con đường, Trung Cộng sẽ đầu tư 5 ngàn tỷ $US. Bằng cho vay không giới hạn và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các quốc gia liên hệ. Đó là giấc mơ khôi phục “Đế chế Trung Hoa” của Xi Jinping!
Phi Châu: Ngày nay, Trung Cộng đã chiếm Phi Châu. Không đầy 15 năm, từ 2003 đến 2015, đầu tư Tàu vào Phi Châu đã từ 74,8 triệu vươn lên 33 tỷ $US, chiếm 5,8% của tổng số các đầu tư ngoại quốc ở Phi Châu. Ngày nay, các đại công ty Tàu đã chiếm 40% các công trình kiến thiết các hạ tầng. Và sẽ còn tiếp. Bảng dự kiến các dự án Tàu vừa được ký với Hiệp hội Phi châu-Union africaine - mà văn phòng chánh đặt tại Addis-Abeba, thủ đô Ethiopie, là do Tàu xây và tặng cho – Tàu sẽ xây dựng những công trình khổng lồ để nối liền tất cả các thủ đô châu Phi. Zhang Ming, Thứ trưởng Ngoại giao Tàu, dám tuyên bố «đây là giao kèo của thế kỷ». Ngày nay, trên 2000 công ty xây dựng Tàu đang có mặt ở 50 quốc gia, với 1000 công trình, gồm 2200 cây số đường sắt và 3300 cây số đường lộ. Trên 1 triệu công nhơn Tàu, 300 ngàn riêng ở tại Nam Phi. Và con ấy chỉ có 3,1% của tổng số đầu tư Tàu ở ngoại quốc.
Djibouti, tiền đồn Tàu ở Phi Châu: Với 400 quân nhơn, Tàu đang mở tiền đồn ở Phi Châu và đầu tháng 7, 2017, phóng viên Sébastien Le Belzic của tuần báo Le Monde Afrique báo động. Theo nguyên tắc, căn cứ nầy nằm cạnh hải cảng Doraleh và khu miễn thuế Dijibouti - cả hai do Tàu xây cất - chỉ có 400 nhơn viên thôi! Nhưng theo nhiều nguồn tin khác nhau, căn cứ ấy trang bị để chứa 10000 quân nhơn.
Chánh sách «Ngoại giao cứng» nầy, do lời của một nhà ngoại giao Âu châu định nghĩa, được song hành với một chánh sách «ngoại giao mềm» là đi kèm với một tập chi phiếu! Beijing đã chi 14 tỷ $US vào hạ tầng cơ sở của Djibouti - chẳng những đường sắt, hải cảng, đường xá mà còn trường học, nhà thương, cơ sở hành chánh, và… Viện Khổng tử. Tất cả để chiêu dụ Tổng thống Ismaïl Omar Gueller, kể cả số tiền thuê mảnh đất nơi đặt căn cứ: 100 triệu $US! Chỉ riêng với Djibouti thôi, ngân hàng xuất nhập cảng Tàu đã chịu chi vào 8 dự án lớn: một ống dẫn nước đến Ethiopie -322 triệu $US; một đường xe lửa nối Addis-Abeba-Djibouti-490 triệu $US; phi trường mới Bicidley-450 triệu $US; và hải cảng Doraleh 590 triệu $US. Và dĩ nhiên tất cả những dự án nầy đều do các nhà thầu và các công ty Tàu thực hiện. Tiền Tàu, công ty Tàu, công nhơn Tàu. Và tự nhiên, phải cần sự có mặt của quân đội Tàu!
Thực dân Tàu? Trong một cuộc phỏng vấn do nhựt báo Đức «Die Welt», chủ tịch Quốc hội Âu châu Antonio Tajani, bày tỏ ưu tư của ông rằng Phi Châu có thể biến thành một thuộc địa của Tàu? «Phi Châu, ông mạnh dạn bày tỏ ý kiến với những từ ngữ rõ ràng, ngày nay, có nguy cơ biến thành một thuộc địa Tàu. Người Tàu chỉ thèm có các nguyên liệu thôi, những vấn đề khác đều là phụ thuộc».

3. Cái giá phải trả của Việt Nam để tìm Độc lập
Dựa vào Âu Mỹ? Như người Việt tỵ nạn Cộng sản hải ngoại chúng ta đang thấy và vì đang sống cùng với họ vì chúng ta cũng cùng gốc công dân: Âu Mỹ ngày nay sống co rút trở về ẩn núp sau những bức «vạn lý trường thành biên giới» (Mễ/Mỹ - Phi châu/Âu châu…), quá ích kỷ, quá lo lắng cá nhơn. Tuy miệng nói là để «giữ hồn dân tộc», nhưng thật sự để bảo vệ cách sống, kiếp «ăn sang mặc bảnh - Đông vui, Hè khoái»… chỉ biết thủ kỹ gia tài; sử dụng những mỹ ngôn đầy xảo quyệt như nhơn quyền, tự do… rêu rao như những khẩu hiệu…để khóa cửa, bế môn, suốt ngày hết lo chăm sóc… từ các giải thể thao, nọ đá banh, lúc xe đạp, đến các màn ca nhạc… Lo lắng trọng tâm của ngày nay là giữ, là thêm sức khỏe, ăn chay, ngồi thiền… Hè tắm biển, đi Cruse… Đông trượt tuyết, du lịch tìm nắng… Chơi với nhau giữa ta với ta! Quên hẳn thế giới gồm các lục địa khác, và đa số là nhiều dân nghèo, thiếu ăn thiếu mặc, thiếu sức khỏe…
Dựa vào các bạn ASEAN? Tất cả đều đồng láng giềng với Tàu. Dễ mua chuộc, và tất cả đều có những cộng đồng hải ngoại gốc Tàu sẳn sàng «cướp đất người đem về cố quốc».
Chỉ còn trông cậy, dựa vào Nhựt và Đại Hàn để chống bá quyền Trung Cộng. Thế nhưng, mẫu quan niệm sống, mẫu suy nghĩ kinh tế chánh trị của Nhựt và Hàn là cùng mẫu của Việt Nam Cộng Hòa xưa của chúng ta, hoàn toàn KHÁC với Việt Cộng ngày nay!
Mẫu quan niệm sống và thể chế chánh trị của Việt Nam Cộng Sản ngày nay không thể đi cùng với thể chế chánh trị Đại Hàn và của Nhựt Bổn được.
*Việt Nam Cộng Sản là một nước Cộng Sản, độc đảng, độc tài, và chư hầu với Tàu Cộng sản. Vì vậy, không thể là đồng minh với Nhựt và Đại Hàn được, vì không cùng quyền lợi quốc tế.
*Muốn được đồng minh với Nhựt bổn và Đại Hàn, muốn cùng Nhựt và Đại Hàn cùng nhau bảo vệ những quyền lợi quốc tế tại khu vực như Biển Đông, như Đông Nam hay Bắc Á, phải có cùng một quan niệm sống, và phải bảo vệ một quan niệm sống ấy. Phải cùng một thể chế chánh trị. Quan niệm sống là tôn trọng mọi quyền tự do, như những tự do nhơn quyền, phát biểu, hội họp, lập đảng, tự do báo chí, tự do đi lại… Cùng một thể chế chánh trị đa đảng, đa nguyên, bầu cử tự do…
* Không cùng mẫu đạo đức, không cùng mẫu phát triển đức hạnh con người, không cùng mẫu nhơn sanh quan, không cùng mẫu nhơn phẩm. Làm sao người Nhựt và người Hàn có thể đứng đồng minh cùng với người Việt để chống Tàu Cộng ?
* Cái giá phải trả của Việt Nam là phải thay đổi thể chế, dẹp bỏ chế độ Cộng Sản. Tái lập mọi tự do con người. Tái lập các quyền dân chủ, tôn trọng nhơn quyền, hiến định: tam quyền phân lập độc lập lẫn nhau, tự do bầu cử, đa đảng, đa nguyên… Trả quyền về cho người dân. Thể chế cộng hòa, thể chế quốc gia: Do dân, Của dân, Vì dân!
Phải trở về mẫu thời Việt Nam Cộng Hòa xưa kia của chúng ta, Việt Nam mới có thể đứng cạnh Nhựt bổn và Đại Hàn để chống Tàu Cộng bành trướng bá quyền!

Kết luận: Cái giá phải trả của dân Việt Nam để cứu nước
Một cuộc Đại cách mạng văn hóa và dân tộc. Đi tìm lại tự hào Dân tộc: Định nghĩa rõ ràng những giá trị nhơn bản việt tộc, định nghĩa rõ ràng những gì thuộc gia tài Đại Việt. Phải DÁM vùng lên, chấp nhận đụng độ, chấp nhận vào tù – DÁM sắp hàng vào tù - để DẸP Đảng Việt Cộng.
Đuổi Tàu, không chơi với Tàu, không phục vụ Tàu du lịch. Tẩy chay hàng Tàu, đập phá hàng Tàu, nhà Tàu, phố Tàu… Dám làm! Xưa Việt Minh buộc dân Việt tiêu thổ kháng chiến chống Pháp Thực! Nay dân Đại Việt ta tiêu thổ kháng chiến chống Hán họa!
Chống Tàu, Diệt Việt Cộng để dân Việt Sống Còn. Tất cả Do Dân, Của Dân, Vì Dân. Chúng ta phải tự làm, không trông cậy không nhờ vã ai. Khi ta mạnh, ta có Độc Lập, chúng ta tức khắc có đồng minh.
Dẹp Việt Cộng, là hết nợ Tàu Cộng, hết công hàm Phạm Văn Đồng, hết 16 chữ vàng, là đuổi được thằng Tàu đi! Tự quản, tự lao động, tự sản xuất …Có một Việt Nam Độc lập, ta đòi lại biển đảo dễ dàng hơn!
Chớ bày đặt «ù ơ dí dầu làm bộ» công nhận thực thể của Việt Nam Cộng Hòa. Trễ rồi! Alea jacta est – The die is cast – les dés sont jetés – Bài đã chia xong!
Việt cộng cút đi! Để chổ cho một chánh quyền Của Dân, Do Dân, Vì Dân!

(01/09/2017)
Hồi Nhơn Sơn, cuối hè
Phan Văn Song


Luận về tháng chín và mùa thu

Ngày 2 tháng 9 vô duyên đã làm mất đi những ngày đầu thu đầy quyến rũ!

Phan Văn Song

1. Tháng chín của mùa thu, tháng chín của Tựu trường
Tháng chín về, bài ca September Song lại một lần nữa trổi lên trong lòng tôi. Tháng chín ở Âu châu là tháng bước vào «mùa Thu của thời tiết - l’Automne météorologique» khác với tiết Lập Thu của «mùa Thu vũ trụ - l’Automne astronomique» năm nay, phải chờ tới ngày 22 của tháng chín nầy lận.
Tháng chín đến, trời buổi sáng bổng se lạnh, từ nay, tật ra vườn sáng sớm uống caphê, phải trang bị thêm, khoác thêm một chiếc áo choàng bằng len, đội chiếc bérêt basque cho ấm đầu, đi giầy, đi vớ đàng hoàng cho ấm chơn. Chỉ mới độ mấy ngày qua thôi, mà trời đất, đã thêm một tý lạnh, thêm một tý sương mờ mờ ảo ảo, phảng phất ươn ướt, mới đó, mà không khí đã lắm đổi thay, đổi ngày đổi tháng, thay đổi áo quần, mũ nón, dáng dấp. Rồi đây phải trang điểm lại cảnh vườn tược, làm vườn lại, vườn hè đầy hoa lá phải nhường chổ cho vườn mùa đông ủ rủ! Đóng lại các cửa kiếng, phủ lại các tấm bạt che cây, di tản các chậu bông vào nhà kiếng, tỵ nạn trốn lạnh!
Tháng chín, thu về, hơi lạnh nhe nhẹ làm tôi lại nhớ đến Đa lạt của thời trung học. Nhớ mãi những ngày của tuổi mới lớn, ở khung trường Thiếu Sanh Quân-École des Enfants de Troupe de Dalat, cạnh sân Cù, bên cité des Pics, với chiếc mũ bérêt mầu kaki vàng và hai tua vàng đỏ, biểu hiệu quốc kỳ rung rung sau gáy, với chiếc áo blouson bẳng nỉ mầu cứt ngựa, chiếc quần short vàng, đôi vớ cao vàng, đôi giầy săn đá, brodequin đánh xi bóng láng… tập họp, sáng sớm, trời còn mờ hơi sương, trên bãi cỏ sân trường còn đầy hơi nước, sắp hàng, chào cờ – salut les couleurs; thuở ấy, 1954, còn chào hai lá cờ: cờ Tam tài ba mầu Xanh Trắng Đỏ Pháp và cờ Vàng ba sọc Đỏ thân yêu của Quốc Gia Việt Nam. Nhớ mãi những buổi sáng của những năm «mồ côi địa dư-orphelin géographique» ấy (7 năm!), nội trú ở Trung học Lycée Yersin, sắp hàng trước phòng họp-étude để đi đến nhà ăn-réfectoire, ăn sáng, đứa nào đứa nấy, ngái ngủ nên im lặng không cần các Thầy Xu (surveillants) phải ra lệnh «Im tiếng trong hàng-Silence dans les rangs».
Riêng cá nhơn chúng tôi, rất yêu tháng chín vì ngày đầu (mồng một - le 1er) là sanh nhựt bà xã. Nhưng tội nghiệp, ngày ấy, nếu không được là một trong những ngày cuối tuần – như năm nay chẳng hạn – thường là ngày Tựu Trường. Trong gia đình, chúng tôi các con thường bảo, Sanh Nhựt Ba vui hơn Sanh Nhựt Mẹ, vì Sanh Nhựt Ba 7 tháng 7 bắt đầu nghỉ hè – les vacances; Sanh Nhựt Mẹ – Tựu Trường-la Rentrée.
Gia đình chúng tôi, vốn giáo chức, nhứt là bà xã, vì là cô giáo làng, vì hiệu trưởng trường làng nhỏ, với 4 lớp đôi cùng ba đồng nghiệp, học trò không bao giờ vượt trên 100 đứa, nên mái trường, nơi bà làm việc, như căn nhà riêng của bả, bả đóng đô thường trực. Đi làm sớm, về muộn, cả ba đứa con lúc ở tiểu học, đều học trò trường mẹ. Chúng nó rất ngoan vì mẹ là cô giáo-Maîtresse, vì mẹ là bà Giám đốc- Madame la Directrice! Lên trung học, chúng nó đều bán nội trú, đệ nhứt cấp-collège, hay nôi trú khi vào đệ nhị cấp-lycée, tuy nhà gần trường, vì chúng tôi muốn các con phải từ ăn uống đến cuộc sống đều sanh hoạt ngoài gia đình, không ăn kén, không ăn chọn, có gì ăn nấy, ai cho sao ăn vậy, sống với tình cảnh, hợp tình hợp cảnh, chỉ có cuối tuần về chung vui với gia đình.
Tựu trường! Vừa được đọc bài viết của nhà báo Huy Phương nhắc đến «những tựu trường không quên». Vốn cùng gốc? «dân học chương trình Pháp của thuở Sài gòn xa xưa đầy thương yêu ấy», làm sao quên được bài tả cảnh của cậu học trò Anatole France tý con, với chiếc cặp đeo lưng-la gibecière, với đôi tay thọc vào túi (vì lạnh?) tung tăng, đi vượt qua vườn Luxembourg! Xin được trích câu văn trong bài viết «Thương nhớ buổi tựu trường» của nhà báo Huy Phương đăng những ngày qua: «Anatole France, nhà văn Pháp với hình ảnh cậu học trò chân sáo, tung tăng đi qua khu vườn Luxembourg, lúc lá vàng rơi từng chiếc trên bờ vai của những pho tượng trắng. Đoạn văn bắt đầu bằng dòng chữ “Je vais vous dire ce que me rappellent tous les ans…” mà chúng tôi phải học thuộc lòng để “trả bài” cho thầy giáo. Cậu bé trong câu chuyện chính là cái bóng của chính Anatole France cách ngày ông nhớ lại đã hai mươi lăm năm, còn chúng ta, ngày tựu trường xa xôi ấy, dễ chừng đã hơn nửa thế kỷ» - «Je vais vous dire ce que me rappellent, tous les ans, le ciel agité de l'automne, les premiers dîners à la lampe, et les feuilles qui jaunissent dans les arbres qui frissonnent; je vais vous dire ce que je vois quand je traverse le Luxembourg dans les premiers jours d'octobre, alors qu'il est un peu triste et plus beau que jamais; car c'est le temps où les feuilles tombent une à une sur les blanches épaules des statues. Ce que je vois alors dans ce jardin, c'est un petit bonhomme qui, les mains dans les poches et sa gibecière au dos, s'en va au collège en sautillant comme un moineau. Ma pensée seule le voit, car ce petit bonhomme est une ombre; c'est l'ombre du moi que j'étais il y a vingt-cinq ans...» Anatole France (1844-1924) – Le livre de mon ami (1885).
Tôi xin phép không dịch ra Việt ngữ để giữ cái hồn của văn phong rất «mùa thu tựu trường» của tác giả và nỗi nhớ của đám học trò xưa của chúng tôi! Vì «dịch là phản bội» -Traduttore, traditore, thành ngữ Ý, được hiểu theo tiếng Pháp «Traducteur, traître» - và được chuyển dịch thành: «Traduire, c'est trahir» - «Dịch là phản bội».
Nay hồi nhớ thời du học 1961-1971, lúc mới đến Paris, thuở còn bở ngỡ, thuở mới đặt chơn đến đất Pháp, hồi nhờ những tháng chín của những năm 1962, 1963, của những năm đầu nửa tỉnh nửa quê, nửa tây nửa ta, đầy thơ mộng ngây thơ, tôi thường ghé vào ngồi các banc-ghế đá vườn Lục Xâm để... được hồi lại những hình ảnh tưởng tượng của tuổi thiếu niên học trường tây? hay ngồi ghế đá, chờ em tóc nâu, tóc vàng sợi nhỏ... như bài thơ thuở ấy của Cung Trầm Tưởng? Các bạn cùng lứa chắc còn nhớ tiệm Mahieu -phe Việt ta đặt tên lại là Má Hiệu- nơi tụ họp của dân Việt ta vào buổi trưa để uống cảphê, lắc tilt-billard điện…? Tiệm nằm cuối đường Saint Michel, trước cổng vườn Luxembourg. Ngày nay là một tiệm Mac Donald vô duyên chểm chệ chiếm cả góc đường! O tempo, o morès! Thật là: «Tạo hóa gây chi cuộc hý trường»... (Bà Huyện Thanh Quan)
Và nhắc lại cùng ai, bài thơ Mùa Thu Paris của Cung Trầm Tưởng được Phạm Duy phổ nhạc, một thuở được Thái Thanh hát trên làn sóng Đài Phát thanh Sài gòn:
«Mùa Thu Paris, Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ, Hẹn em quán nhỏ
Rượu rưng rưng ly đỏ, tràn trề
…...
Mùa Thu âm thầm, Bên vườn Lục Xâm
Ngồi quen ghế đá, Ngồi quen ghế đá,
Không em, ôi buốt giá, từ tâm

Mùa Thu nơi đâu, Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ, Tóc vàng sợi nhỏ
Chờ mong em chín đỏ trái sầu...»

Ôi nhớ mãi! Da diết! Những vết nhớ của tuổi trẻ, một áng văn, một tác giả xưa, một ông tây, bám vào trí nhớ, tưởng tượng thêu dệt, biến thành ảo ảnh để tìm, để nhớ, ray rứt!

2. Kẹt mãi cái ngày 2 /9 thiệt là vô duyên nầy
Vốn sanh trưởng, học hành, lớn làm việc ở miền Nam dân chủ, tự do, hiền hòa, lương thiện, đầy nắng ấm, đầy tình người, cá nhơn chúng tôi không chấp nhận chế độ dỏm, xảo quyệt của nhóm tay sai của Đảng Cộng sản Quốc tế dựng lên và đang hoành hành ở Việt Nam quê hương chúng ta đã trên 40 năm nay. Ngày mà chúng nó gọi và buộc cả toàn dân chúng Việt Nam chúng ta phải chấp nhận là ngày lễ lập nước 2 tháng chín là một ngày láo. Từ ngay buổi ban đầu của lịch sử do đảng của chúng đã viết lên đều được dựa vào những láo khoét, lường gạt, mánh mun, cướp nước, cướp chánh quyền của một chánh quyền hợp lệ, hợp thức! Chánh phủ Trần Trọng Kim, một chánh phủ đã lấy lại chủ quyền, lấy từ tay của kẻ thắng Pháp – người chủ đương thời đang đô hộ Việt Nam không giữ được tài sản mình, để mất vào tay người thắng là Nhựt – và người thắng đã trả tài sản ấy cho người chủ thực sự, là dân tộc Việt Nam qua đại diện là Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng đế đương thời Triều Nguyễn của Hoàng triều Việt Nam, mặc dù bị kềm chế nhưng vẫn là người quản trị một vùng đất đai lớn, Trung Việt và Bắc Việt, và tất cả lòng thành kính của toàn thể nhơn dân Việt Nam. Do đó chánh phủ của Thủ Tướng Trần Trọng Kim là chánh thống vì đã được vị nguyên thủ chánh thống Hoàng Đế Bảo Đại, vị Vua đương thời của Nam Triều, tiếp tục sự nghiệp Vua cha, nay đã lấy lại chủ quyền đất nước trong tay của kẻ thắng giao cho, lúc bấy giờ là Nhựt đã đánh bại Pháp trao gươm ấn quyền hành đất nước Việt Nam cho triều Nguyễn. Vua Bảo Đại đã tuyên bố xóa bỏ tất cả những ký kết thần phục Pháp, xoá bỏ tất cả những quy chế bảo hộ hay đô hộ, gom ba phần của đất nước về một mối, thống nhứt đất nước.
Hồ Chí Minh và đồng bọn đã lợi dụng tranh tối tranh sáng, Nhựt vừa bị thua trận bởi hai quả bom nguyên tử, cướp vội chánh quyền, lật đổ chánh phủ hợp pháp Trần Trọng Kim, buộc Quốc trưởng Bảo Đại thoái vị, nói là để giải phóng dân ta khỏi ách đô hộ thực dân Tây.
Kỳ thiệt, vào mùa Thu năm ấy, vào tháng 9 năm 1945 chả có thằng Tây nào cầm quyền nước Việt ta cả, chỉ có Vua Bảo Đại là Quốc Trưởng với chánh phủ của Thủ tướng Trần Trọng Kim thôi! Nước Việt Nam đã lấy lại Độc Lập rồi! Lấy từ tháng 3 năm 1945! Và cũng không có khoảng trống chánh trị nào cả, mặc dù Nhựt đã đầu hàng và đồng minh chưa đến! Việt Nam vẫn tiếp tục có chánh quyền và quyền lực chánh trị. Đó là chánh phủ của Thủ Tướng Trần Trọng Kim! Còn dám gọi Hoàng đế Bảo Đại của nhà Nguyễn là bù nhìn? Thì bù nhìn của ai? Nhựt đã thất trận, Pháp đã thất trận. Chủ nhà thực sự là nhơn dân Việt Nam, thần dân của triều Nguyễn!
Ngày 2 tháng chín 1945, đúng là một ngày đầy lật lọng đầy phản bội, mà phản bội lớn nhứt là phản bội dân tộc! Cho nên ngày nay, đối với tôi ngày 2 tháng chín là ngày vô duyên, ngày mất cảm tình nhứt trong cuốn lịch.

3. Chuyện thời sự: ngày 2 tháng chín năm nay tại Đức và Berlin
Năm nay, một điều khá lạ đã xảy ra ở Đức, rõ ràng nhứt là ở Berlin, thủ đô của Cộng Hòa Liên Bang Đức:
Năm nay, Tòa Đại sứ Việt Nam cộng sản (Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) tại Berlin không ồn ào, tấp nập trình diễn tổ chức ngày lễ gọi là Quốc Khánh nước Việt Cộng của chúng.
Chẳng những im re, mà chúng cũng ra lệnh cho tất cả những công dân Việt Cộng tạm trú làm ăn ở Đức cũng im re. Chợ Đồng Xuân, một chợ do công dân Việt Cộng tạm trú làm ăn, buôn bán sầm uất, hằng năm làm lễ 2 tháng Chín cờ xí, tiệc tùng linh đình, năm nay im re.
Làm như ở Đức, hầu như không còn một người dân Việt Cộng nào? Tất cả người Việt đều là dân tỵ nạn (Cộng sản Bắc Việt cả?) Cựu công dân Việt Nam Cộng Hòa, người Quốc gia tỵ nạn cộng sản tại cựu Tây Đức thì dễ hiểu. Cả dân cựu du sanh Việt Cộng Hà nội thuở xưa, trốn chế độ ở lại không về, đến di dân kinh tế, di cư lao động công dân chế độ Cộng sản Hà nội cũng một lòng tạm thời bỏ nước, bỏ đảng, không dự niềm vui với Bác Đảng nữa! Còn đâu «Vui với Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…» lời ca của bài hát năm xưa?
Mà cả cán bộ Cộng Sản Hà nội trong các toà đại sứ, lãnh sự... cũng biết tội nín khe, low profil, cúi đầu chịu tội du côn, du thủ du thực… tránh né, núp trong nhà không dám ló mặt ra đường. Chúng hắn cũng biết mắc cở chăng?
Không làm lễ Quốc Khánh Việt Cộng là lời thú tội lớn nước của một quốc gia biết lỗi: Ta đây làm bậy. Biết làm bậy. Im cái miệng tại Đức. Nhưng sao ở nhà vẫn cứ tồ tồ cái miệng... hết miệt thị dân, đến đàn áp lên lớp dân, giao nước cho Tàu.

Để kết luận:
Hơn bao giờ hết đây là một trong những dịp may chúng ta người dân Việt Nam Hải Ngoại như Trong Nước Toàn dân phải đồng một lòng nổi dậy lấy lại nước!
Chống Tàu Diệt Việt Cộng.
Chổ yếu đầy rẫy. Ở Âu châu, Việt Cộng mất điểm với Liên bang Đức, một quốc gia hàng đầu Liên Âu. Ở Pháp, Việt Cộng thua vụ kiện Trịnh Vĩnh Bình, chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia không thể tin cậy làm ăn được vì đã mất chữ tín. Mất cả chữ Tín với Hòa Lan, vì ông Trịnh Vĩnh Bình là một công dân Hòa Lan. Đó là đối ngoại!
Ở trong nước, người Hoa đang chiếm toàn bộ các cơ sở thương mãi. Chỗ yếu của Tàu là chỗ ấy. Tàu không dùng người Việt để làm công nhơn, dễ dàng cho chúng ta phá hoại cơ sở Tàu. Người Hoa đi du lịch? Ta đánh phá người du lịch Tàu. Người Hoa đi làm ăn tại Việt Nam, ta đánh phá cơ sở làm ăn!
Tạo điều kiện bất ổn cho người Tàu phải bỏ Việt Nam, không ở, không làm ăn, không buôn bán, không du lịch, chơi bời ở Việt Nam được.
Chống được Tàu là dẹp được Việt Cộng. Và cũng bỏ dẹp cái Ngày 2 tháng 9 vô duyên, cà chớn nầy! Ngày mai Nguyễn Phú Trọng và đồng bọn sẽ chui ống đồng về núp bóng tỵ nạn tại Beijing! Mong lắm.
Và chớ quên, cảnh giác, cẩn thận theo dõi diễn biến cuộc bầu cử Giám đốc UNESCO, một cơ quan gọi là Văn Hóa Quốc tế nhưng thực sự toàn văn hóa dỏm…
Tiếp tục, không ngưng nghỉ, chiến dịch Chống Tàu, Diệt Việt Cộng! Mãi mãi đến ngày toàn dân Đại Việt lấy lại Chủ quyền!
Mong lắm!

(08/09/2017)
Hồi nhơn Sơn, tuần đầu vào Thu
Phan Văn Song

 

Đăng ngày 08 tháng 09.2017