banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Tưởng nhớ Giáo sư Đàm Trung Pháp

 Giáo sư Đàm Trung Pháp sinh ngày 01 tháng 01 năm 1941 và tạ thế ngày 02 tháng 12 năm 2021, tại California - USA. 
Thánh lễ an táng đã được cử hành ngày 11 tháng 12.2021 tại: Saint Nicolas Church,  CA 92637- USA.

 
 
Vòng hoa viếng Thầy của nhóm sinh viên ĐHSPSG, ban Anh Văn, 1972-1975
 

Thánh lễ an táng Thầy đã được cử hành tại nhà thờ Saint Nicholas Church, Laguna Hills, California, USA ngày thứ bảy 11/12/2021

Tôn trọng di nguyện của Thầy, tang lễ đã đựơc cử hành thật đơn giản trong phạm vi gia đình.  Và cũng vì tình trạng Covid hiện nay, số người đến tham dự thánh lễ đã hạn chế tối đa.  Đại diện cho muôn vàn học trò của Thầy suốt trong 5 thập niên qua tại Việt nam cũng như Hoa kỳ, Kim Dzung của lớp Anh văn khoá 71-74 ĐHSPSG đã đến tiễn đưa Thầy lần cuối.

Nhìn cỗ áo quan trong nhà thờ thương Thầy quá!
Cùng giờ cử hành tang lễ bên Cali, Hậu đi Nhà Thờ Holy Rosary ở downtown Houston để hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Thầy.
Thuỷ và Mai, ngoài việc hiệp tâm cầu nguyện cho Thầy, còn xin lễ cầu cho linh hồn Thầy tại nhà thờ công giáo Saint Elizabeth tại Milpitas và nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam vùng Montreal.
Việt và Tùng, vì không phải là người Catholic, đã cầu nguyện cho Thầy theo phương cách của Phật giáo.  
Ngoài nhóm học trò cũ của Thầy ở hai lớp Anh văn 71-74 và 72-75 đã xin lễ, hiệp lòng cầu nguyện đưa tiễn Thầy, còn có một cụ già 97 tuổi, phụ huynh học sinh của Thầy ngày xưa, đã nguyện tụng bộ kinh Điạ Tạng mỗi ngày, cầu nguyện cho Thầy đúng 49 ngày.

Hình ảnh và phụ chú: Lê Như Mai - ĐHSPSG, ban Anh Văn 1971-1974


 

Tản mạn Chiều Cuối Năm Buồn Rầu  

Ngô Đức Hậu
(ĐHSPSG, ban Anh Văn 1971-1974)

Kết thúc 2021 buồn quá! Mọi cái goals set up từ đầu năm đều overperformed, trọn năm sống healthy, active, optimistic and productive -  đùng một cái Omicron chiếu cố hai vợ chồng, phá tan kế hoạch Christmas của gia đình !!!
*
Không gặp cháu buồn quá, chở nhau đi chơi, ôn cảnh cũ chuyện xưa, ký ức buồn vui. Người thân ra đi nhiều quá! Thời gian push mình vào tuổi già mà mình không muốn nhận!
*
Đây căn nhà đường Stuart. Lâu lắm, chẳng nhớ rõ (1984 ??) làm việc ở đây. Mới sang làm ở chương trình xã hội chung với các Cụ lớn Saigon cũ. Một chiều cuối năm điện thoại reo vang. Tôi nhấc phone, đầu dây bên kia xưng danh Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ muốn nói chuyện với Gs. Nguyễn Ngọc Linh. Tôi chuyển đường dây. Họ nói khá lâu. Ít bữa sau các Cụ bàn tán. Người ít nói mặc veston màu vàng nhạt: Cụ N.V. Lộc nguyên Thủ Tướng nội các Nguyễn Cao Kỳ. Cụ đến Bidong trước tôi vài tháng. Mỹ bốc đi ngay không ở lâu trại tỵ nạn.
Bỗng một cụ nói: “rảnh tui về Dallas tham khảo lại với Đàm Trung Pháp“…
Vừa nghe ba chữ Đàm Trung Pháp mắt tôi sáng lên: đây rồi!
*
Bữa sau tôi hỏi chuyện, ông Tr. trỏ mailing list nói thày Pháp ở trỏng. Gs Linh nói mày muốn dạy học thì liên lạc ông Pháp, xếp ESL Dallas. Cụ Phồn nhăn mặt, chờ ông Linh đi khuất, cau mày nói: “ông Linh kỳ quá, gọi thày Hậu là Mày!” Tôi phì cười: “Chưa đi học lại, chưa có certification gọi là Mày phải rồi!”. Mọi người cười vui vẻ.
Cơ duyên ấy giúp tôi gặp lại thày Đàm Trung Pháp để học trở về nghề gõ đầu trẻ đến ngày về hưu. Bàng hoàng nhìn lại tất cả những Cụ trong giai đoạn đó giờ đã chết cả rồi. Tháng 12 thày Đàm Trung Pháp của tôi cũng ra đi - đọc thơ thày Nguyễn văn Sâm kính viếng thày Đàm Trung Pháp thật xúc động:
“Quân tử tương giao
Giúp kẻ lơ ngơ tới nước tạm dung
Đưa xe mới tậu hôm qua để bạn lấy bằng Cử Nhân Tài Xế
Mách chỉ để bạn có được chỗ dạy học – đúng nghề
Thoả ước mơ đi theo bảng đen phấn trắng…”
*
Thày tôi đã ân cần như vậy cho nhiều đồng nghiệp, sinh viên cũ, cho bản thân tôi, và cả bạn đồng liêu năm xưa ở Viện đại học SG. Muốn sống to tát được như Thày không phải là dễ.



Buồn quá lại chở nhau lang thang về chốn cũ Deer Park, nơi Kiềng mở tiệm sinh nhai cho đến ngày về hưu. Cảnh cũ thay đổi tưởng như lạc bước sang kiếp khác. Bạn quen cũ chết hết cả, từ Bldg owner, Apt. Manager, bạn hàng shops kế cận, cả thằng maintenance cũng chết sạch. Số chết không nhiều bằng số ly dị. Người Mỹ không ở với nhau trọn đời. Giở chừng đổi món! Trong số những người quen ly dị, hai bà này buồn cười nhất :
Một là bà Kelly, bank manager ở góc Center / Pasadena. Bà đã hỏi Kiềng tao có nên cho con này tạm trú không, nó là bạn con gái tao. Cha mẹ divorced không có chỗ ở, xin ở tạm 6 tháng rồi vô dorm College. Kiềng nói không. Bà cứ cho ở, được 3 tháng nó cặp ngay chồng bà. Thế là ly dị. Bà nói với Kiềng tao không nghe lời mày nên mất chồng về tay đứa ranh con!
Hai là bà Grace, có hai con một trai một gái. Chúng lập gia đình sinh được hai cháu nội, hai cháu ngoại. Cứ đem hình con cháu ra khoe mãi. Ai dè một ngày, thằng Con Rể dắt ngay đứa Con Dâu đi xây tổ ấm, bỏ lại con trai con gái và bốn đứa cháu cho Bà, đúng là Quái Chiêu!

Đó là cuối năm tản mạn thiên hạ sự. Buồn hiu hắt khi chiều tối con trai con dâu chở hai đứa cháu đến thăm ông bà. Chúng xinh xắn ngồi trong xe, cứ nhảy nhổm lên đòi mở cửa xông ra chơi với ông bà. Nó đâu có biết phải cách ly vì ông bà chưa retest. Chán đời thiệt! Biết tính sao?


Có vẻ như khuyên mình, chị Như Mai Lê gởi cái Quote of the Day với cô gái trẻ trung vui tươi đạp xe :
What’s done is done
What’s gone is gone
One of life’s lesson is always moving on.
It’s OK to look back and think of fond memories but keep moving forward.
Bèn cảm hứng dịch sang Việt ngữ
Việc đã xong là xong,
Chuyện đã qua cho qua,
An nhiên bước tới mặc phong ba
Hoài cảm đôi lúc buồn vui cũ
Rồi lại cất bước một mình ta !

John Ngo
chiều 31 tháng 12, 2021

 

Đăng ngày 03 tháng 01.2022