SÀI GÒN ĐẦU HÀNG
DÂN NAM DI TẢN
Châu Tiến Khương
Sài gòn đã bước sang 30- 4 -75 những hai giờ rồi nhưng bóng khuya của màn đen đêm 29 vẫn còn phủ giăng trên vòm trời cao trong vằt không mây.
Trên bãi cỏ khuôn viên toà đại sứ Mỹ đèn hãy còn rực ánh soi sáng cho đám đông cả trăm người Việt bình tĩnh ngóng chờ trực thăng Mỹ từng chuyến liên tục thay nhau đến bốc người di tản thoát khung lưới sắt vô cảm của tập đoàn Cộng Sản đang đợi giờ "hành sự" tung khép toàn dân miền Nam trong ngục tù chuyên chính. Họ đã đứng suốt đêm vững tin sẽ thoát thân. Ban an ninh trật tự Mỹ đã dùng loa loan báo Đại sứ Martins chỉ ra đi với người Việt cuối cùng đã may mắn lọt vào công viên Sứ quán. Họ nghĩ họ đang ở nơi an toàn và sẽ ra đi an toàn qua xứ tự do!
Ho không nghĩ đến "tối hậu thư'" mà thủ tướng chánh phủ Vũ văn Mẫu nhơn danh Đại tướng Dương văn Minh tân Tổng thóng Viêt nam Cộng hòa tống đạt cho đại sứ Mỹ yêu cầu ông cùng quân binh cán bộ Mỹ phải rời khỏi Sài gon trong hạn 24 giờ.
Tuy chánh phủ "mới" chưa công khai ra mắt giới thiệu danh sách bộ trưởng với quần chúng nhân dân nhưng tướng Dương văn Minh đã được Lưỡng Viện (Hạ và Thượng Viện) chánh thức giao quyền lãnh đạo. Ông Trần văn Hương đã trao lại cho ông Minh chức vụ quyền hành Tổng thống của Đệ nhị Cộng Hoà Việt nam mà ông Hương đương chấp chánh từ sau khi Tổng thống dân cử Nguyễn văn Thiệu từ chức ra đi.
Việc đầu tiên của Chánh phủ Dương văn Minh là yêu cầu Đại sứ Martins thi hành tối hậu thư. Thời hạn 24 giờ sẽ chấm dứt vào sáng 30 tháng 4 năm 1975...
Nhưng cả trăm người Việt vẫn đứng chờ tin rằng mình rồi sẽ được "bốc" đi .
Bên trong sứ quán đã vậy bên ngoài Sứ quán cũng thế thôi. Góc đường Thống Nhứt Mạc đỉnh Chi trước cổng sắt Sứ quán khép kín cẩn mật, binh lính Mỹ bình thản canh giữ hàng trăm người náo nức đứng chờ vì cửa cổng thỉnh thoảng lại hé mở để vài ba người "lọt" vào công viên Sứ quán.
Cảnh trực thăng liên tục "bốc" người khlến họ tin Mỹ sẽ không bỏ rơi họ những kẻ chỉ mong chạy thoát ách Cộng sàn. Họ bấu víu hy vọng sẽ thoát khỏi bàn tay vô cảm lạnh lùng đang chờ "giờ hành sự" khép kín siết chặt nhơn dân miền Nam trong mành lưới sắt khổng lồ để thanh lọc sắp xếp họ theo từng loại ,thành phần giai cấp, chức vụ nghề nghiệp, đúng theo tiêu chuẩn cách mạng vô sản ...
Tuy cố giữ bình tĩnh nhưng hồi hộp hiện qua nét lo âu chờ đợi vì nhip trực thăng bốc người đã chậm lại. Phải chăng phi hành đoàn mất đi hăng hái trước đó hay những địa điểm nhận người đã quá tải khiến trực thăng phải tới lui từ các vùng xa hơn... hay nhơn viên phụ trách trực thăng vận cần nghỉ mệt lâu hơn, trực thăng cần giờ nghĩ dài hơn để máy dịu căng nóng? Hay có lý do nào khác? Mỹ có ngưng bốc họ không?
Đang lo sợ bị "bỏ rơi" bổng nghe tíếng trực thăng trờ đến đáp ngay trên sân thượng đại sứ quán?
Toán quân Mỹ lập tức tập hợp hàng ngang chấn giữa người Việt và lối vào sảnh đường Sứ quán. Thái độ hoà nhã đổi ra trang nghiêm đôi mắt niềm nở đổi ra lạnh lùng lộ hẳn khí thế. Toán sẳn sàng xông trận chống lại người Việt mà trước đó họ đã thanh lọc cho vào.
Giữa lính Mỹ và dân Việt có khoảng cách và cứ thế họ lui dần... lui dần... đến ngưỡng cửa vào sảnh....thì tung một loạt lựu đạn "khói" tạo thành bức tường mù dầy đặc cay nồng; đoàn người Việt có kẻ nhắm mắt tránh khói cay, có người ho sặc sụa. Khi khói mù tan thì cừa sắt đã khoá chặt ,trong sảnh đường không còn bóng một quân nhân nào. Thế là toàn bộ quân cán chính Mỹ cùng ông Đại sứ lên sân thượng rút đi .Toán người Việt ngơ ngác nhìn theo trực thăng đang vút lên cao bay khuất dạng sau chòm cây trong lúc trời vừa hừng sáng.
Đang tiu nghỉu, bàng hoàng, bổng đâu đây vang lên một tràng tiếng Mỹ... Một ông Mỹ trang phục dân sự chỉnh tề trông qua biết ngay là một cán bộ văn phòng. Không biết vọt ra từ hốc kẹt nào nhưng thái độ quýnh quáng thất thần mặt ngước nhìn trời miệng la hét không giấu đươc nỗi sợ khủng khiếp phải rơi vào tay địch. Nhưng ít lâu sau có tiếng máy vang lên một trưc thăng quân sự đáp khẩn trên bải cỏ mở cửa để một toán lính nhảy xuống kẻ nâng người kéo ông Mỹ leo vào cabine... rồi bung lên bay đi.
Thế là Mỹ "tư bản" bỏ rơi Việt nam "dân chủ" giao cả xứ Viêt nam cho Cộng hoà Nhân dân Trung quốc sau cuộc vận động của Kissinger mà hậu ý biến Tàu Cộng thành bạn liên minh chận bước tiến của Liên sô, tranh quyền lãnh đạo khối "Xã Hôi Chủ Nghĩa". Để toại nguyện tất Tàu Cộng phải hiện đại hóa kinh tế bằng cách mở rộng thị trường cho "Thế lực Tài phiệt Siêu cường" Mỹ mà trong thế lực nầy nhóm Do thái lại có ảnh hưởng áp đảo. Người Do thái "Vô Tổ Quốc" hoạt động vì lợi ích, vì "Tiền" rồi dùng Tiền lũng đoạn chánh trị chi phối hoạt động các cường quốc (nhứt là Mỹ) bằng quyền lực "Tài chánh - Tiền Tệ".
Vừa hừng sáng dinh Đại Sứ Mỹ nguy nga trở thành nơi hoang tàn. Trên sân cỏ ngổn ngang hành lý bỏ lại của người may mắn được bốc đi, nhiều bao ứ đầy bạc giấy Việt nam. Cổng vào Sứ quán bị phá vỡ mở bung, đàn người bị bỏ lại ngao ngán không còn tỉm thấy xe hơi họ đậu vệ đường: bọn lưu manh đã đánh cắp cả rồi. Dân nghèo trong xóm quanh toà Đại sứ theo chân côn đồ chui vào Sứ quán "hôi của", người khiêng máy móc, kẻ bê bàn ghế trong tình trạng đưòng xá không còn cảnh sát cảnh binh. Khắp nơi nơi đường phố người người hớt ha hớt hải chạy loạn không ai để ý tới ai. Dù có chạm mặt bạn thân cũng không kịp chào hỏi. Thần trí bấn loạn họ phản ứng theo bản năng sanh tồn ngở mình như sắp làm mồi cho hùm beo ác quỉ chỉ chậm một phút một giây là khổ là chết. Họ tất tưởi vào bến tàu, chạy dọc bờ sông hy vọng tìm phương cách thoát thân vọt ra biển...
Cảnh nhơn viên sứ quán Mỹ tháo chạy trối chết đáp ứng vào ước vọng của Hồ chí Minh thuở sanh tiền đã khích động Cộng quân đánh cho:" MỸ CÚT..."
***
Tại dinh Độc Lập, Công Hoà Việt Nam đang ở trong tình trạng ngơ ngác phập phồng.
Ngày 26-4-75 Lưỡng viện Quốc hội được triệu họp khẩn cấp bởi Trần văn Lắm chủ tịch Thượng Viện để nghe và thảo luận lựa chọn một trong hai giải pháp được ông Hương đưa ra với tư cách Tổng thống kế nhiệm ông Thiệu lúc ông nầy từ chức ra đi:
- Hoặc giao cho Tổng thống Hương toàn quyền chọn Thủ tướng.
- Hoăc giao cho tướng Minh chức Tổng thống thay thế ông Hương.
Hôm sau tức 27-4-1975 vào 8 giờ 20 sáng Đại hội đồng Lưỡng viện bỏ phiếu. Với 136 thuận và 2 trắng Quốc hội trao cho tướng Minh chức vụ Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà. Tướng Dương văn Minh sẽ trở thành Tổng thống chiều 28-4-1975 sau lể nhận chức tại dinh Độc lập.
Chiều 28-4-75 lễ bàn giao chức vụ Tổng thống diễn ra tại dinh Độc Lập. Tổng thống Hương lên bục diễn đàn chào mừng tướng Minh và hy vọng Tân Tổng thống có giải pháp hợp với tình thế hiểm nguy đất nước. Ông kết luận :
“…Làm thế nào cho dân được sống yên… làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của Đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng…"
Ông Hương dứt lời cả hội trường yên lặng chờ đợi . Tướng Minh ngồi im trên ghế. Một quân nhơn đi thẳng vào hội trường nhổ hai cột cờ V.N.C.H vác đem đi,sau đó một quân nhơn khác vào gở quốc huy "Đôi Rồng Lượn" gắn thay vào quốc huy mới với hình "đóa hoa mai năm cánh"... Chừng đó tướng Minh mới trang nghiêm đứng dậy bước lên bục ngay khi bên ngoài trời trở sắc u ám. Ông đọc diễn văn trong lúc ngoài dinh Độc Lập mưa gió bão bùng chớp loé sấm vang rồi kết thúc bằng cam kết "sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết và hòa giải với Mặt trận Giải phóng miền Nam".
Ông thông báo với Quốc Hôi đã chọn nghị sĩ Nguyễn văn Huyền đảm đương chức vụ Phó Tổng thống và nghị sĩ Vũ văn Mẫu chức vụ Thủ tướng để thành lập Chánh Phủ. Tướng Minh đâu ngờ ngay ngày 28 tháng 4 nầy trong lúc ông nhận chức Tổng Thống thì ngoài Bắc, Bộ Chánh Trị Ban Chấp hành Trung Ương đảng thay đổi lập trường. Họ gạt bỏ chủ trương thương thuyết, hạ quyết tâm chiếm Sài gòn bằng võ lực đánh thẳng vào dinh Độc lập buộc V.N.C.H. đầu hàng vô điều kiện nâng chiến thắng lên "đỉnh cao" quảng bá khắp thế giới chiến công "hiển hách" "long trời lở đất"(?) của họ.
Tướng Minh quá tin nên lọt vào mưu kế thâm độc đưa ông vào thế kẹt nên khi họ trở cờ to tiếng vu cáo ông là tay sai của Mỹ, mưu toan cản trở tiến trình "quang vinh" mà họ đang cố tạo cho tổ quốc dân tộc. Để tô điểm mưu đồ, tướng Võ nguyên Giáp đại diện Bộ Chính Trị và Quân Ủy Trung Ương gửi điện văn đến cán bộ chiến sĩ, đảng viên đoàn viên tại miền Nam lời chào quyết thắng thúc giục họ tiến lên giành toàn thắng vinh danh cho chiến dịch Hồ chí Minh.
Lọt vào cạm bẩy mưu thâm chước độc của đảng Cộng sản Tổng thống Minh cạn suy nên không có biện pháp dự phòng. Ông đâu phải là nhà chiến lược như Cố vấn Ngô đình Nhu, cũng không linh hoạt đa nghi như Tổng thống Nguyễn văn Thiệu nên không trù liệu biện pháp đối phó. Với bản chất chân thật, ông tin những thông báo "mật" từ Hà nội gửi qua em gái Dương thu Vân hay con trai Dương minh Đức cả hai cùng ở Paris thường xuyên tiếp nhận qua em trai của tướng Minh tức Dương văn Nhựt tự Mười Ty, sĩ quan cấp tá quân đội Cộng sản được Đảng giao công tác động viên tướng Minh trong nhiều năm qua đã khuyến cáo ông Minh lặng im chờ cơ hội. Chính vì vậy tướng Minh tin quyết ông có vị thế hoà giải hoà hợp dân tộc đem lại an ninh hòa bình cho nhân dân Sài gòn đang phân vân giữa ở hay đi : "ở" thì sợ giam thân trong tù hãm, "đi" lại lo phải phiêu bạt nơi tứ cố vô thân.
Tướng Minh tuyệt không nghĩ đến sự tráo trở và mưu toan sâu độc của người Cộng sản nên sau khi nhận chức chỉ quan tâm chấn chỉnh guồng máy chánh quyền nội bộ hơn là giao tiếp các giới ngoại giao thạo tin và có thế lực. Ông nghĩ đến hai chức vụ quan trọng và tìm nhơn vật nằm vùng có liên hệ với Mặt trận Giài Phóng để giao phó như :
- Triệu quốc Mạnh, thẩm phán sẽ là Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An.
- Tướng Nguyễn Hữu Hanh sẽ là Tông tư lệnh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Ông thảo luận với Thủ tướng Mẫu giao chức Tổng trưởng Quốc Phòng cho ông Bùi tường Huân Khoa trưởng Đại học Luật khoa Huế, chức vụ Tổng trưởng Thông Tin cho nhà báo Lý quý Chung... ủy cho Thủ tướng Mẩu nhiệm vụ tống đạt "tối hậu thư" cho Đại sứ Mỹ Martins yêu câù ông Đại sứ cùng quân binh cán chính các cấp Mỹ phải rời khỏi Sài gon trong 24 giờ. Sau đó ông Minh ông Mẫu với nhóm thân hữu sắp xếp mọi việc, chuẩn bị đàm phán với phái đoàn Mặt trận, cả tin vào lời nói của Thượng Tọa Thích Trí Quang:
"Tổng Thống và các ông phải bình tĩnh vì mọi việc tôi đã sắp xếp đâu vào đấy rồị Phía bên kia người ta đã gặp tôi và đã bàn lập một phái đoàn gặp các ông bàn luận về việc hòa giải lập chính phủ liên hiệp trong vài ngày tới thôi, chậm nhất là vào ngày 29/4."
Nhưng "ngày chậm nhứt" đó đã qua, mà vẫn không được thấy hay được thông báo gì về phái đoàn "Mặt trận". Bực bội Trung tướng Nguyễn hữu Có (luôn ở bên cạnh tướng Minh từ mấy ngày nay) lên tiếng:
– Tổng Thống phải làm thế nào chứ? Mình có thể gặp thẳng bên kia, chứ qua “thầy” mãi thì sự thể ngày chỉ trầm trọng thôi.
Ông Mẫu trả lời ngay thay ông Minh:
- Trung Tướng cứ nôn nóng mãi. Chính trị chứ đâu phải quân sự mà cứ đánh ào ào tới là được.
Cuối cùng vào khoảng 4 giờ sáng ngày 30 tháng 4 Tổng thống Minh đành điện thoại hỏi tin và sau nhiều tiêng "reng" mới được Thượng Tọa Thích Trí Quang bắt giây khẳng định:
- Tổng Thống đó hả. Kính chào Tổng Thống. Mãi tới giờ này tôi vẫn chưa thấy gì cả, phía bên kia vẫn không đưa người tới và với tình hình quân sự hiện tại họ đã vào đô thành rồị. Theo tôi giờ này giải pháp chính trị không thích hợp nữa và có lẽ vai trò của tôi không thể giúp ích gì cho Tổng Thống trong lúc nàỵ. Bây giờ Tổng Thống còn là vị Đại Tuớng giỏi về quân sự thì Tổng Thống nên dùng cái lợi thế của Tổng Thống trong cách kết thúc đi. Xin kính chào tạm biệt Tổng Thống.
Tổng thống Minh buông máy thở ra chán nản, hai tay ôm lấy đầu, ngồi thin thít không nói một lờị. Cả phòng im phăng phắc ngơ ngác. Ngoài đường người người xôn xao náo loạn. Năm giờ sáng tưóng Minh cất tiếng bảo ai về nhà nấy lối 8 giờ sáng đến họp tiếp.
Tướng Nguyễn hữu Có cũng ra về nhưng không trở lại dinh Độc lập. Sau này ông có thổ lộ với nhà báo (Saigon Nhỏ 26/8/1994) rằng theo ông nghĩ mọi việc chính trị lúc bấy giờ đều sắp xếp giữa ông Minh, ông Mẫu nhất là Thượng Tọa Thích Trí Quang. Trong khoảng thời gian này chính Thương tọa Trí Quang thủ vai Tổng Thống, tướng Dương văn Minh chỉ trợ tá thôi.
Ngày 30 tháng 4 vào lúc 3 giờ 30 phút (giờ Sài gòn) theo lệnh từ Bạch Cung của Tổng thống Mỹ Ford, những chuyến trực thăng cứu người tỵ nạn phải chấm dứt . Nhưng Đai sứ Martins cố diên trì để cứu thêm người. Sau cùng lúc 5 giờ sáng các vệ sĩ do lệnh của Kissinger cưỡng bức Martins rời Việt nam và chuyến chót của trực thăng Mỹ đã rời Việt nam vào 7 giờ sáng. Mỹ đã rút khỏi Sài gòn.
Vào 8 giờ sáng ngày 30 đài phát thanh Sài gòn loan truyền thông điệp của tân Tổng thông Minh gởi cho sĩ quan binh linh đôi bên với nội dung như sau:
"Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc để cứu vãn sinh mệnh đồng bào. Chúng tôi tin tưởng sâu-xa vào sự hòa giải của người VN với nhau, để phải khỏi phí phạm xương máu của người VN chúng ta. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả các anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Lâm thời miền Nam VN hãy ngưng nổ súng. Chúng tôi đang ở đây chờ gặp Ðại diện Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam VN, để cùng nhau thảo luận, về việc bàn giao chính quyền, trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào”.
Căn cứ vào thông điệp thì binh sĩ Việt Nam Cộng Hoà chẳng những không được nổ súng mà còn phải ở yên trong cơ sở không đươc di động trong khi đó thông điệp chỉ ỵêu cầu bên Cộng Sản đừng nổ súng thôi. Phải chăng với lời lẽ như trên phài hiểu rằng Việt Cộng có quyền vào Sài gon chiếm lấy thủ đô miễn đừng đánh nhau là được. Có phải qua thông điệp chánh quyền "mời "họ vào Sài gòn không?
Nhà báo Liên bang Đức (Tây Đức ) Börries Gallasch lúc đó đang ở khách sạn Caravelle. Với bản tính hiếu kỳ ông muốn đến dinh Đõc lập chứng kiến cảnh gặp gở giữa đại diện hai miền Nam Bắc sau ba mươi năm nội chiến tương tàn. Nhưng vừa tới Dinh ông cảm thấy "sợ run cả hai chân". Phải chăng ông sợ cái hung bạo của lính Bắc Việt khi lâm trận hay cái bướng bỉnh ngang tàng cùa quân Nam khi bị khiêu khích? Ông sẽ ra sao khi hai đạo quân thù nghịch ấy đánh nhau? Nhưng vì hiếu kỳ ông ta vẫn muốn nhìn cảnh hai anh em từng nhìều năm thù nghịch giờ gặp lại nhau sẽ có thái độ như thế nào?
10 giờ sáng dưới nắng chói chang ông tới cổng sắt của Dinh Độc Lập và ngạc nhiên khi thấy cửa cổng ra vào đã mở sẳn, bên trong trên sân cỏ vắng quân binh nhưng lại ngổn ngang võ khí bỏ mặc chẳng ai canh giữ. Ông vịn cửa bước vào băng qua sân cỏ, bước từng bực lên thềm định vào sảnh đường thì một chiếc xe hơi trờ đến. Người ngổi sau nhìn ông vừa cười vừa nói bằng tiếng Pháp "Nhà báo đến chứng kiến hội họp à". Ông vừa nhận ra đó là luật sư nghị sĩ Nguyễn văn Huyền thì chiếc xe từ từ lướt qua quẹo vào hướng cổng sau dinh Độc Lập .
Thế là ông lại đứng một mình trong sảnh dường yên lặng chỉ có đội cận vệ canh chừng. Họ cũng lặng thinh trong bối cảnh vắng vẻ của Dinh. Ông đang nhin ra đường, tư lự chợt nghe tiếng..."xịt" của thang máy vừa ngừng. Ông quay lại thấy từ thang máy bước ra một người to con cao lớn và người lùn thấp nhỏ bé. Ông biết ngay họ từ "hầm an toàn" bước lên. Ông Mẫu lẹ làng đi ngay vào phòng hợp trong khi ông Minh đứng im lặng rồi từng bước đi qua đi lại, nửa như chờ đợi, nửa như lo lắng suy tư.
Bổng nhiên từ bên ngoài nhiều tràng súng liên tục nổ lên dữ dội như có đụng độ từ cổng ngoài sân. Tiếng nổ vang lên từng tràng liên thinh không dứt tưởng chừng như đang có chiến trận mở đưởng tấn công. Ông nhà báo Đức nhoài mình trên sàn nhà nép thân sau cột to trong sảnh dinh... Một lúc sau khi súng ngưng nổ ông ta trỗi dậy vẩn thấy tướng Minh bình thản tới lui đếm bước. Những tràng súng nổ chỉ bắn chỉ thiên.
Bổng dưng có tiếng xôn xao của đội cận vệ trong dinh khiến ông bước ra bao lơn và nhìn thấy ba chiếc thiết giáp từ đường ngoài sấn vào dinh ủi sập cánh cữa sắt cổng dinh Độc lập, chiếc đi đầu kẹt cổng tắt máy ngừng lai .Từ trên xe nhảy xuống hai quân nhơn một người ôm trên tay lá cờ Mặt Trận cả hai cùng hấp tấp chay thẳng vào dinh (sau này biết được đó là thiếu úy Bùi quang Thận). Thiếu úy Thận bảo cận vệ hướng dẫn ông ta lên lầu 2 ra bao lơn phất cờ "Giải phóng". Sau đó cận vệ lại phải hướng ông lên tận cột cờ hạ cờ Công hoà Việt Nam xuống, trương cao lên cờ "Măt Trận Giải Phóng Miền Nam". Lúc ấy độ 11 giờ 30 hơn. Một thoáng sau một toán nhà báo của quân đội Bắc Việt do Thượng tá Bùi Tín dẫn đầu cũng vào Dinh chiếm phòng nhỏ yên tịnh cùng bàn thảo viết bài tường thuật.
Quang cảnh thiết giáp tiến vào dinh Độc Lập ( Ành do nhà báo Đức Gallasch ghi nhận )
Cũng ngay khoảng thoáng ấy chiếc thiết giáp kẹt cửa cổng được tạm sửa lết vào nằm trên sân cỏ mở lối cho hai thiết giáp bên ngoài xông vào mỗi xe đi một ngả theo đường vòng bọc quanh sân cỏ đến đậu trước cửa sảnh dinh Độc Lập. Có lẽ có sự phân nhiệm theo kế hoạch sắp đặt từ trước, chiếc đầu vừa đậu thì một sĩ quan cấp úy (đại úy Phạm xuân Thệ) xuống xe cùng một toán quân khí thế dũng mảnh làm như lâm trận xông ngay vào phòng hơp và một sĩ quan cấp tá (trung tá Bùi văn Tùng chánh trị viên trung đoàn) nhảy xuống từ thiết giáp 2 cũng với một toán lính đi thẵng vào nơi các nhà báo đang làm việc để gặp thượng tá Bùi Tín kết hơp lập thành một ban do Bùi Tín cầm đầu cùng nhau qua phòng hợp đúng lúc để dự ngay vào cuộc lúc Phạm xuân Thệ đang buộc Dương văn Minh đầu hàng.
Có hay không việc Phạm Xuân Thệ lớn tiếng hỏi:
- Ai là Dương văn Minh?
Tướng Minh nhỏ nhẹ mở lời :
- Chúng tôi chờ các anh đến để bàn chuyện giao quyền.
Tướng Minh đâu biết lời của ông lại là "gáo nước lạnh" làm hỏng "cuốn phim hùng tráng" mà Cộng quân đang cần đóng vai anh hùng trên trận địa lăm le xung phong tìm bắt tướng đich tận hang cùng chớ đâu phải đến tiếp thu những kẻ đã báo trước sẵn sàng đầu hàng. Có phải vì thế Phạm xuân Thệ "ngượng người" gắt lên:
“Các ông đã bị bắt làm tù binh. Các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chứ không có gì để bàn giao”.
Chính ngay lúc ấy Thượng tá Bùi Tín và Trung tá Bùi văn Tùng bước vào phòng hợp được một sĩ quan báo tin bằng cách hô lớn "Tất cả đứng lên có phái đoàn đại diện đến tiếp thu đầu hàng". Bùi Tín cũng lên tiếng khẳng định đại ý là quyền đã sang tay, "Mặt Trận" đã chiến thắng, không có việc giao quyền khi mà quân đội Giải Phóng đã đánh và chiếm Sài gòn bằng quân lực võ trang, đoạt quyền bằng chiến thắng nhưng ông ta "vã lã" rằng hôm nay là ngày vui của toàn dân trên toàn xứ, nên quên tất cả để cùng nhau chung vui.
Có hay không việc Nguyễn văn Hảo cố làm dịu thêm không khí ngại ngùng của thân phận "hàng thần" bằng cách hân hoan đưa ra tin mà ông nghĩ Cộng quân sẽ hồ hởi đón mừng:
- Các anh biết không tôi cố giữ lại 16 tấn vàng làm quà trao tặng Cách mạng.
Phạm xuân Thệ nhanh miệng chỉnh ngay như "nhát búa": đó chỉ là chiến lợi phẩm; mọi tài vật trong tay địch giờ thuộc về quân chiến thắng. Đâu còn phải của mấy người mà gọi là quà tặng, mấy người phải trả những đồ vật giờ là chiến lợi phẩm của quân binh chúng tôi.
Ông Thệ đề nghị đưa hai ông Minh, Mẫu lên Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng nhưng tướng Minh nghĩ cần thu băng trước lời tuyên bố ngay tại dinh Độc lập sau đó mới sang Đài phát thanh đọc. Trong khi nhơn viên tìm kiếm máy thu thanh thì Trung tá Tùng với tư cách chính trị viên lo soạn thảo văn bản. Nhà báo Gallasch để ý thấy chính ủy Tùng thảo rất lâu suy nghĩ rất nhiều khi ghi một chử và lắm khi xóa đi viết lại từng chữ một. Ông ngạc nhiên rồi nghĩ lại rằng rất khó cô đọng trong đôi hàng cái phức tạp của cuộc chiến vừa chấm dứt. Tôi có ý khác. Người Công sạn thích tìm chữ viết sao cho kiêu kỳ để phổ biến và lưu lại bằng lời tô điểm lịch sử theo ý họ. Trong các buồi họp trọng thể ngay cả Tổng bí Thư cũng phải chúi mũi đọc diễn văn soạn sẳn của Ban bí thư đâu được tự ý thêm bớt. Ông Tùng ông Tuệ khi được ùy nhiệm đi nhận đầu hàng tất phải học và nhớ nằm lòng những hàng chữ phải có để ghi lại trong lời tuyên bố. Vì vậy khi thấy ông Tùng "rặn" chữ "chính là lúc ông cố nhớ chữ đã học chớ đâu phải tự ông tìm lấy chữ sao cho thích hợp cho chính ông.
Do vậy ngày 30/4/1975, ngay trên Đài phát thanh Sài Gòn, Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng :
“Tôi, Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn, từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam".
Thế là con cháu Hô chí Minh đã thực hiện ao ước của ông thuở sanh tiền là đánh cho "NGỤY NHÀO".
***
Lịnh đầu hàng tạo nhìều phẩn uất trong quân đội VNCH nhứt là các tướng lãnh vùng 4 chiến thuật nơi tương đôí an bình nên thuở ông Thiệu còn là Tổng thống đã có lúc nghỉ sẽ dùng vùng IV để kháng cự nếu Cộng sản đánh và chiếm Sài gòn.
Nhưng khi biết tin tướng Minh đầu hàng và biết các tướng lãnh trách nhiệm vùng IV đều là những tướng trẻ thăng cấp do chiến công chớ không phải vịn vào thâm niên hay ảnh hưỏng của giới chánh trị, nhân dân (vc) vùng IV liền vận động các bô lão đến găp các tướng chỉ huy cầu xin họ noi theo tướng Minh lấy nhân dân làm trọng đừng gây khổ thêm cho dân đã từng trải qua nhiều tủi nhục trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Thế là các tướng tuy không bàn bạc với nhau nhưng lại có quyết định giống nhau. Họ không theo gương Dương văn Minh. Họ hành động noi gương anh hùng liệt sĩ. Lê văn Hưng, Nguyễn khoa Nam, Trân văn Hai, chọn tuẩn tiết sau khi giải tán quân đội. Tưóng Lê nguyên Vỹ tại Bình Dương, tướng Phạm văn Phú tại Sài gòn, Trung tá Cảnh sát Luận trước Quốc Hội dưới tượng Thủy quân Lục chiến tự chọn cái chết chớ không đầu hàng... Một số sĩ quan chiến đấu đến cùng để chết trận hay bị bắt đem xử bắn như Hồ ngọc Cẩn... Nói chung đại bộ phận quân lực VNCH tự giải thể chớ không đầu hàng.
Dân Saigòn phản ứng ra sao?
Hai tháng trước ngày 30 tháng 4 ngay vào ngày 9-3-1975 Cộng quân đánh và chiếm Ban mê Thuột Một số người Sài gòn nhạy với thời cuộc nhờ theo dõi tình hình chánh sự trong và ngoài xứ nên dự phòng phương cách di tản...do đó họ nhanh chân đào thoát trước khi bẩy lưới sắt "chuyên chính vô sản" Bắc Việt sập xuống nhốt trọn dân miền Nam vào rọ.
Biết bao người khác cũng có điều kiện thoát thân nhưng đã:
- chần chừ luyến tiếc cơ ngơi cha ông mấy đời tạo dựng tuyệt không muốn sống phiêu linh tỵ nạn xứ người.
- quá tin vào Hiệp dịnh Paris với việc thành lập Chánh phủ ba thành phần tại miền Nam, mà ngay cả cán bộ công tác trong Măt Trận cũng nghĩ vấn đề thống nhứt đất nước chỉ đặt ra 5 hay 10 năm sau.
- quá tin vào Mỹ và thế giới Tự do, nghĩ rằng các nước cùng ký Hiệp định Paris sẽ không "bỏ mặc" miền Nam cho Việt Cộng.
- quá tin lời tuyên truyền rĩ tai "Cụ Hồ (cha già của Cộng sản Việt nam) trước khi chết đã qua hơi thở cuối cùng... nấc lên lời "miền Nam trong trái tim tôi" tuy cách trối "bài bản sân khấu cải lương" khiến người nghe nghĩ ngay đây chỉ là sáng tạo do bộ hạ tay chân "Cụ"(? ) nhằm nâng "Cụ"(?) lên ngôi thần tượng luôn nhớ đến miền Nam ruột thịt để loan truyền Cụ rất thương dân Nam...vì ảnh hưởng đó họ nghĩ đảng viên Cộng sản là con cháu cụ tất phải nghe lời trối của "Cụ"...
Nghĩ vậy nên một số không ít ngưởi Việt hân hoan khi biết tướng Minh được chọn thay thế Tổng thống Hương. Họ ngở ông Minh là nhơn vật mà Cộng sản coi như vừa ý để thương thuyết. Huống chi ông Minh lại được sự công tác của những người như:
- Nguyễn văn Huyền luật sư thâm niên có nhiều uy tín lại là "Công giáo thuần thành chưa hề có tai tiếng trong hoạt động chánh tri.
- Vũ văn Mẩu giáo sư Luật danh tiếng từng là Bộ trưởng Ngoai giao suốt 9 năm liền trong Chánh Phủ thời Tõng thóng Ngô đình Diệm. Là Phật tử ông đã cạo đấu từ chức để phản đối ông Diệm vì nghĩ rằng ông Diệm kỳ thị Phật Giáo.
- Thượng tọa Thích trí Quang nhà sư được tướng Minh coi như lãnh đạo tinh thần nên mặc nhiên giao phó mọi liên lạc với Măt trận Giải phóng trong thương thuyết thành lâp Chánh Phủ Liện Hiệp ba thành phần theo Hiệp đinh Paris...
Nhưng đến khi phải chứng kiến thảm cảnh nhân viên hành chánh sĩ quan các cấp mọi ngành cả trăm ngàn người thuộc chế độ VNCH bị gạt đến trình diện và bị đưa đi "học tập cải tạo" trong các trại "TÙ" tại nơi núi rừng hoang vu, hằng triệu người từng sinh hoạt trong các ngành nghề khác nhau quyết bỏ tất cả cơ ngơi nhà cửa ruộng đất, cơ sở doanh thương... khi mắt thấy tai nghe những chiến dịch đánh tư sản mại bản, đánh tư sản dân tộc, cải tạo tiều thương, hơp tác hoá sản xuất, cải hoán kinh tế thị trường thành kinh tế xã hội chủ nghĩa,cộng đồng hóa sản xuất, xã hội hóa tiêu thụ theo tiêu chuẩn đẳng cấp, thành lập các vùng kinh tế mới nói là để nâng cao sản xuất... mà thực tế là đày người để đoạt nhà cướp đất đoạt tài vật xua dân Nam vào nghèo đói, ưu đãi cán bộ nhơn viên bưng biền về thành liên hệ với bọn gian manh quỷ quyệt hợp thành bè đảng dùng quyền chức áp đảo thị trường tiến lần đến sự hình thành một giai cấp mới, giai cấp tư bản đỏ làm giàu không phải do tài năng quán xuyến mà nhờ cậy thế cậy quyền công khai tham nhũng...
Không thể sống trong chế độ mà luật pháp chỉ được sử dụng như phương tiện đàn áp người dân khiến hàng trăm hàng ngàn hàng triệu người bất chấp mọi hiểm nguy, chui nhủi vượt biển băng rừng bỏ xứ ra đi, thà chết chớ không thể giam thân trong chuyên chính tham nhũng tàn ác hung bạo...
Hàng trăm ngàn thây trôi trên biển cả, hũ nát trong xó rừng vì không thể sống trong kỷ luật vô cảm, tù hảm thân phận trong "chế độ tiền phong kiến" uốn mình theo kỷ luật sắt thép của những"đỉnh cao trí tuệ"có ba đời "bần cố nông" nhưng chỉ cần một thời gian ngắn luyện thân trong lò "Bát quái "Mác Lê là trở thành những người "kiệt xuất" bách chiến bách thắng trong những trận đánh "long trời lở đất" "quỷ khiếp thần kinh" vượt lên tận "đỉnh cao của trí tuệ loài người...nên- hàng triệu người phải vượt biên giao sinh mạng cho trời cao biển rộng hay lê lết trong rừng sâu hoang rậm tàng lá tối trời chỉ biết cầu xin Ơn Trên phù hộ được đến đất tự do gởi thân tỵ nạn dù lòng vẫn ngậm ngùi biết rằng từ nay vĩnh biệt quê hương với nổi đau thấm thía bởi quá tin những gì Cộng sản khi chưa nắm quyền đã từng ngọt ngào tuyên truyền và những gì Cộng sản hống hách thực thi khi cưỡng chiếm miền Nam bằng bạo lực, xây dựng vô sản chuyên chính theo quy trình và trong khuôn khổ "Mạc xít Lê nin nít" bởi những anh hùng kiệt xuất hoang sơn thảo dã.
Những ai được ƠN TRÊN phù hộ đến được xứ tự do có đời sống thoái mái trong pháp chế dân lập, người còn năng lực còn tự ái tự trọng không muốn ăn nhờ ở đậu cố quên quá khứ, lăn vào bất cứ sinh hoạt lương thiện nào để làm lại cuộc đời trong luật pháp trong chế độ tự do. Cực lực làm việc họ lần hồi tái tạo cơ ngơi đôi khi còn khang trang hơn sự nghiệp đã bỏ lại cho Cộng sản.
Đa số khi nghỉ "hưu" đều có phương tiện sống đời ấm no khỏi xin trợ cấp. Tuy nhiên đã về hưu, sống nhàn nhã, họ nhìn môi sinh cám ơn xứ đón tiếp đối xử họ bằng tình người. Họ không quên nguồn gốc, luôn ưu tư luyến nhớ nơi sinh thành. Họ không quên những mái nhà lá vách đất ẩn nép sau rào tre xanh hay trơ vơ thơ mộng bên bờ rạch bến sông...nhớ thương nông dân cày bừa dưới ruộng lúa sình lầy hay buông câu bên ao đầm bàu vũng. Họ nhớ quá khứ, nhớ những biến cố đã dồn dập tiếp diễn trên đất nước trên dân tộc Việt nam trải qua bao cơn mê, giờ phải uất ức nghẹn ngào lo âu oán than thân phận, lắm khi lòng tự hỏi lòng nhơn đâu và vì sao quê mình lại lâm vào cuộc chiến kéo dài non nửa thế kỷ, quân lính bốn biển năm châu lần lượt kéo đến lãnh thổ mình đánh nhau dữ dội bắn phá tứ tung?
Ngay trong hiện tại nhìn về viễn ảnh tương lai tại rất nhiều xứ trên thế giới rồi đây sẽ có bao người Mỹ, Úc, Đức, Canada, Pháp, Nga, Tàu... gốc Việt dù "lai "hay "không lai", nhưng tính chất Việt đã lịm dần tan đi để họ hòa đồng trong cách sống văn minh với các sắc tộc của các xứ đã mở rộng vòng tay thân ái trợ giúp cha ông họ tỵ nạn.
Vi vậy nếu có người Việt "buổn hiu "trên xứ lạ quê người thì hiện nay và sau này sẽ có biết bao người tứ xứ "lai hay không" sẽ không biết hay không còn muốn biết gốc gác Việt nam vì đã hòa đồng, hợp thông tại xứ người; cha ông họ phải bỏ nhà cửa mồ mã tổ tiên ra đi chỉ vì một thiểu số người Việt xun xoe xây dựng trên đất tổ quê cha thể chế "chuyên chính xã hội chũ nghĩa" do Hồ Chí Minh quyết tâm thiết lập và qui tụ đồng đảng đánh đoạt nước Việt nam tạo lập cơ đồ cho chính họ.
Ông cha ta "chạy trối chết" mới sang được xứ tự do, sống đời tỵ nạn tợ như dân Nga, dân Hoa, người Mông Cổ, người Tây tạng, người Đông Âu nói chung... Cũng buồn cười là do sự tranh đấu quyền lực nội bộ của chính họ khiến kẻ có phương tiện phòng xa đưa con cháu sang Mỹ hay Tây Âu du học, mưu toan chuyển gia sản sang các xứ Âu Mỹ...phòng thân trong khi ngoài mặt họ vẫn ra rả chưởi Đế quốc, Tư bàn. Không nghe nói trong hiện trạng có cán bộ cho con sang học ở Tàu ở Liên Xô để tạo cơ hội ký gởi tiền bạc qua hai xứ bạn đồng chí nầy dù họ từng luôn miệng ca tụng hai xứ bạn khổng lồ ấy là "Thiên đường trần thế".
Rồi đây đất nước Việt nam sẽ đi về đâu? Liệu có giữ được tính "Độc Lập" không?
Tồng Bí thư Nguyên phú Trọng đã minh định thà mất nước chớ không để mất Đảng vỉ còn Đảng là còn mình. Ta nghĩ sao? "cứu cánh cuối cùng là "Mình" mà Mình là ai đây?
Đàng Cộng Sàn? Không hằn thế! Ban Chấp hành Trung ương? Không phài đâu! Bộ Chánh Trị? Đâu hẳn vậy? Vậy là ai đây cà? Chẳng lẽ là cá nhơn và cánh thế lực của Tổng bí thư sao?
Ls Châu Tiến Khương
___________
TƯ QUI
trường giang bi dĩ trệ
vạn lý niệm tương qui
huống phục cao phong vân
sơn sơn hoàng diệp phi.
Vương Bột
Phỏng dịch:
CHIỀU THU NHỚ QUÊ
sông dài sóng cuộn buồn vương
thân nơi vạn dậm! nhớ thương xóm làng
mây chiều theo gió lang thang
đồi thu trùng điệp... lá vàng lượn bay.
Trọng Khang - Lan Châu
Bài đã đăng trong Đặc san Xuân Mậu Tuất 2018 của Hội AH Petrus Ký Pháp
Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu trả lời
phỏng vấn của báo Spiegel 1979
Dưới đây là bài phỏng-vấn cố Tổng-Thống Nguyễn Văn Thiệu của tuần báo Đức Der Spiegel (Tấm Gương, Tấm Kiếng), số 50 năm 1979, do nhà văn Phạm Thị Hoài ở Đức dịch sang tiếng Việt. Bản chánh, tiếng Đức, đọc được ở link: http://www.spiegel.de/spiegel/ print/d-39685817.html
Tuần báo Der Spiegel là tờ báo có uy tín và có số độc giả lớn nhất ở Đức, mỗi tuần phát hành trên một triệu ấn bản.
Dịch giả: Phạm Thị Hoài
Spiegel: Thưa ông Thiệu, từ 1968 đến 1973 Hoa Kỳ đã nỗ lực thương lượng hòa bình cho Việt Nam… Trong cuốn hồi ký của ông Henry Kissinger, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ, đã dùng nhiều trang để miêu tả việc ông, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, đã chống lại những nỗ lực nhằm đem lại hòa bình cho một cuộc chiến đã kéo dài nhiều năm, với hàng triệu nạn nhân và dường như là một cuộc chiến để “bóp nát trái tim Hoa Kỳ”. Vì sao ông lại cản trở như vậy?
Nguyễn Văn Thiệu: Nói thế là tuyệt đối vô nghĩa. Nếu tôi cản trở thì đã không có Hiệp định Hòa bình năm 1973 – mặc dù, như ai cũng biết, đó không phải là một nền hòa bình tốt đẹp; hậu quả của nó ở Việt Nam là chứng tích rõ ràng nhất. Kissinger đại diện cho chính sách và lợi ích của chính phủ Mỹ. Là Tổng thống Nam Việt Nam, bổn phận của tôi là bảo vệ những lợi ích sống còn của đất nước tôi.
Tôi đã nhiều lần chỉ ra cho Tổng thống Nixon và TS Kissinger rằng, đối với một cường quốc như Hoa Kỳ thì việc từ bỏ một số vị trí không mấy quan trọng ở một quốc gia bé nhỏ như Nam Việt Nam , không có gì đáng kể. Nhưng với chúng tôi, đó là vấn đề sinh tử của cả một dân tộc.
Spiegel: Kissinger không phủ nhận rằng cuối cùng ông cũng đồng ý. Nhưng ông ấy cũng nói rằng phải đàm phán lâu như vậy vì ông cản trở nhiều, rằng ông đồng ý với các đề xuất của Mỹ chỉ vì ông chắc mẩm rằng đằng nào thì Hà Nội cũng sẽ bác bỏ.
Nguyễn Văn Thiệu: Không đúng như vậy. Để chấm dứt một cuộc chiến tranh đã kéo dài gần 30 năm, người ta cần nhiều thời gian hơn là hai, ba ngày hay hai, ba tháng. Tôi hiểu rõ rằng đối với người Mỹ đã đến giúp chúng tôi, đây là cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của họ. Có lẽ vì thế mà họ vội vã như vậy. Nhưng điều chúng tôi cần là một nền hòa bình lâu dài.
Spiegel: Kissinger có ý cho rằng ông không thực sự muốn ký kết một thỏa thuận về hòa bình, đúng ra ông ngầm mong phía miền Bắc cũng sẽ cứng đầu như ông. Kissinger viết rằng, ông đồng ý với nhiều đề xuất từ phía Mỹ – trong tinh thần sẵn sàng không tuân thủ, chỉ vì trong thâm tâm ông không tin rằng hòa bình sẽ được ký kết. Có phải là trong khi đàm phán, ông đã lừa, với hy vọng là sẽ không bao giờ phải lật ngửa bài lên?
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Sao lại có thể nói là một dân tộc đã chịu đựng bao nhiêu đau khổ suốt 30 năm lại muốn kéo dài cuộc chiến? Kissinger muốn xúc tiến thật nhanh mọi việc để Mỹ có thể rút quân và tù binh Mỹ được thả. Mà có lẽ mục đích của chính phủ Mỹ cũng là cao chạy xa bay. Họ thì có thể bỏ chạy. Nhưng chúng tôi thì phải ở lại Nam Việt Nam.
Chúng tôi có quyền chính đáng để đòi hỏi một hiệp định hòa bình toàn diện. Không phải là vài ba năm hòa bình, rồi sau đó lại 30 năm chiến tranh.
Spiegel: Vậy tại sao ông lại đi trước cả người Mỹ và tự đề nghị Hoa Kỳ rút quân trong cuộc họp tại đảo Midway ở Thái Bình Dương tháng Sáu 1969, theo tường thuật của Kissinger?
Nguyễn Văn Thiệu: Trước khi họp ở Midway, việc chính phủ Mỹ dự định rút quân đã không còn là điều bí mật. Cho phép tôi nhắc để các ông nhớ lại, tin tức về việc Mỹ sẽ rút một số quân đã loan khắp thế giới, trước cuộc họp ở Midway. Vì sao? Theo tôi, chính phủ Mỹ muốn thả bóng thăm dò, tiết lộ tin tức trước cho báo chí và đẩy chúng tôi vào sự đã rồi.
Spiegel: Tức là ông đã nắm được tình hình?
Nguyễn Văn Thiệu: Đúng thế. Cuộc họp ở Midway nhằm hai mục đích. Thứ nhất, cho hai vị tân tổng thống cơ hội làm quen và bàn về đề tài Việt Nam. Điểm thứ hai đã vạch rất rõ là bàn về việc rút những toán quân Mỹ đầu tiên. Tôi đã không hình dung sai điều gì và đã làm chủ tình thế. Không có gì phải lo lắng, và tôi đã rất vững tâm.
Spiegel: Khi đề xuất Mỹ rút quân, ông có thật sự tin rằng Nam Việt Nam có thể chiến đấu một mình và cuối cùng sẽ chiến thắng trong một cuộc chiến mà hơn 540.000 lính Mỹ cùng toàn bộ guồng máy quân sự khổng lồ của Hoa Kỳ không thắng nổi không? Chuyện đó khó tin lắm.
Nguyễn Văn Thiệu: Không, đề xuất đó không phải của tôi. Tôi chỉ chấp thuận. Tôi chấp thuận đợt rút quân đầu tiên của Mỹ, vì Tổng thống Nixon bảo tôi là ông ấy gặp khó khăn trong đối nội và việc rút quân chỉ mang tính tượng trưng. Ông ấy cần sự ủng hộ của dư luận và của Quốc hội. Nhưng tôi cũng bảo ông ấy rằng: Ông phải chắc chắn rằng Hà Nội không coi việc bắt đầu rút quân đó là dấu hiệu suy yếu của Hoa Kỳ.
Spiegel: Và ông không nghĩ đó là khởi đầu của việc rút quân toàn bộ?
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi đã hình dung được rằng, đó là bước đầu tiên để cắt giảm quân số. Nhưng không bao giờ tôi có thể nghĩ Mỹ sẽ rút hẳn và bỏ rơi Nam Việt Nam. Tôi đã trình bày với Tổng thống Nixon rằng việc cắt giảm quân số sẽ phải tiến hành từng bước, như khả năng chiến đấu và việc tiếp tục củng cố Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho phép – tương ứng với những viện trợ quân sự và kinh tế có thể giúp Nam Việt Nam tự đứng trên đôi chân của mình.
Quan trọng hơn, tôi đã bảo ông ấy phải yêu cầu Hà Nội có một hành động tương ứng đáp lại. Phía Mỹ đồng ý với tôi ở mọi điểm về một sự rút quân từng bước và của cả hai phía…
Spiegel: … và mang tính tượng trưng?
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi hiểu rõ rằng cuộc chiến ở Việt Nam cũng là một vấn đề đối nội của Hoa Kỳ. Và Tổng thống Nixon giải thích rằng ông ấy cần một cử chỉ tượng trưng để giải quyết vấn đề đó. Trước đó một tuần tôi đến Seoul và Đài Loan, tôi đã nói với Tổng thống Park Chung Hee và Tổng thống Tưởng Giới Thạch rằng, tôi hy vọng việc rút quân sắp bàn với Tổng thống Nixon ở Midway chỉ là một sự cắt giảm quân số mang tính tượng trưng. Song tôi cũng lưu ý rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút hẳn thì chúng tôi cũng không thể ngăn cản. Vậy thì đề nghị họ rút quân từng bước, đồng thời viện trợ để củng cố một quân đội Nam Việt Nam hùng mạnh và hiện đại, có thể thay thế người Mỹ, sẽ là hợp lý hơn. Không bao giờ tôi đặt giả thiết là lính Mỹ sẽ ở lại Việt Nam vĩnh viễn.
Spiegel: Mỹ vẫn đóng quân ở Hàn Quốc và Tây Đức mà.
Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng chúng tôi là một dân tộc rất kiêu hãnh. Chúng tôi bảo họ rằng, chúng tôi cần vũ khí và viện trợ, nhưng nhiệt huyết và tính mạng thì chúng tôi không thiếu.
Spiegel: Ông đánh giá thế nào về tình thế của ông khi ấy? Vài tháng trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Melvin Laird vừa đưa ra một khái niệm mới: “Việt Nam hóa chiến tranh”. Trước đây người Mỹ chỉ nói đến việc “phi Mỹ hóa” cuộc chiến. Cái khái niệm mới ấy đã thể hiện rõ dự định rút khá nhanh của người Mỹ rồi, đúng không?
Nguyễn Văn Thiệu: Khi đến Sài Gòn vào tháng Bảy 1969, ông Nixon đã nhắc lại rằng ông ấy cần được sự hậu thuẫn của dư luận trong nước Mỹ. Tôi hiểu ông ấy. Nhưng ông ấy không hề tuyên bố rằng việc rút quân là một lịch trình mang tính hệ thống do sáng kiến của Mỹ. Ông ấy chỉ nói với tôi về những khó khăn trong nước, ở Mỹ, và đề nghị tôi giúp. Ông ấy bảo: “Hãy giúp chúng tôi giúp ông.” Tôi đáp: “Tôi giúp ông giúp chúng tôi.” Trong lần họp mặt đó, chúng tôi lại tiếp tục bàn về việc rút quân từng bước.
Spiegel: Nhưng không đưa ra một lịch trình cụ thể?
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Và ông Nixon lại hứa rằng việc rút quân của Mỹ sẽ phải đi đôi với những hành động tương ứng của Bắc Việt và phải phù hợp với khả năng phòng thủ của Nam Việt Nam cũng như phải phù hợp với việc Mỹ tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho Nam Việt Nam.
Spiegel: Ở thời điểm đó ông có nhận ra rằng nếu thấy cần thì Mỹ cũng sẽ sẵn sàng đơn phương rút quân không?
Nguyễn Văn Thiệu: Có, tôi đã ngờ. Nhưng lúc đó tôi vẫn rất vững tâm và tin tưởng vào đồng minh lớn của chúng tôi.
Spiegel: Có lẽ ông tin thế là phải. Cuốn hồi ký của Kissinger cho thấy khá rõ rằng chính phủ Nixon không thể dễ dàng “đình chỉ một dự án liên quan đến hai chính phủ, năm quốc gia đồng minh và đã khiến 31,000 người Mỹ phải bỏ mạng, như thể ta đơn giản chuyển sang một đài TV khác.”
Rõ ràng là người Mỹ muốn thoát khỏi Việt Nam bằng con đường đàm phán. Chỉ trong trường hợp cần thiết họ mới muốn đơn phương rút quân. Ông có đưa ra yêu sách nào liên quan đến những cuộc thương lượng giữa Washington và Hà Nội không?
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chán ngấy chiến tranh và quyết tâm chấm dứt nó qua đàm phán. Chúng tôi yêu cầu những kẻ xâm lăng đã tràn vào đất nước của chúng tôi phải rút đi. Tất cả chỉ có vậy.
Spiegel: Ông đã oán trách rằng sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975 chủ yếu là do sau Hiệp định Paris, miền Bắc vẫn được phép đóng quân tại miền Nam. Ông khẳng định rằng mình chỉ chấp nhận sự hiện diện đó của miền Bắc trong quá trình đàm phán, còn sau khi ký kết thì Hà Nội phải rút quân.
Nhưng Kissinger lại khẳng định trong hồi ký rằng ông thừa biết việc Hà Nội sẽ tiếp tục trụ lại ở miền Nam, và cho đến tận tháng Mười 1972 ông cũng không hề phản đối những đề xuất của phía Mỹ liên quan đến điểm này.
Nguyễn Văn Thiệu: Đó là một lời nói dối hết sức vô giáo dục của Kissinger, rằng tôi chấp thuận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam. Nếu ngay từ đầu tôi đã chấp thuận như Kissinger nói thì lúc ông ấy cho tôi xem bản dự thảo, trong đó không có điều khoản nào về việc rút quân của Bắc Việt, tôi đã chẳng phản đối quyết liệt như thế.
Điểm then chốt nhất mà tôi dốc sức bảo vệ, từ đầu cho đến khi kết thúc đàm phán, chính là yêu cầu Hà Nội phải rút quân. Tôi đã tuyên bố rõ với Kissinger là nếu không đạt được điều đó thì không có ký kết.
Sau nhiều ngày tranh luận gay gắt, cuối cùng ông ta bảo: “Thưa Tổng thống, điều đó là không thể được. Nếu được thì tôi đã làm rồi. Vấn đề này đã đặt ra ba năm trước, nhưng phía Liên Xô không chấp nhận.” Tôi hiểu ra rằng chính phủ Mỹ đã nhượng bộ trước yêu sách của Liên Xô, và đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi.
Spiegel: Có lẽ Liên Xô không thể làm khác, vì Hà Nội không chấp nhận coi Nam Việt Nam là một quốc gia khác, và một thời gian dài họ còn phủ nhận việc họ đã đưa quân đội chính quy vào miền Nam.
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi đã chiến đấu hơn 20 năm và học được rằng, đừng bao giờ tin lời Nga Xô và Hà Nội. Bắc Việt đóng quân ở cả Lào, Campuchia và Nam Việt Nam, tôi tin rằng một người mù cũng nhìn ra điều đó. Muốn chấm dứt chiến tranh thì chúng ta phải nhìn vào hiện thực chứ không thể chỉ nghe lời kẻ địch.
Spiegel: Ông có lập luận như thế với Kissinger không?
Nguyễn Văn Thiệu: Tất nhiên, và với cả Tướng Haig nữa. Tôi bảo ông ấy thế này: “Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?”
Spiegel: Ông ấy trả lời sao?
Nguyễn Văn Thiệu: Ông ấy không trả lời được. Mà trả lời thế nào cơ chứ, chuyện đó hoàn toàn vô lý. Còn gì mà nói nữa.
Spiegel: Nhưng Kissinger thì có câu trả lời trong hồi ký. Ông ấy viết rằng khó mà bắt Hà Nội rút quân, vì họ hoàn toàn không sẵn sàng từ bỏ trên bàn đàm phán những thứ mà họ không mất trên chiến trường. Nhưng ông ấy cũng nói rằng trong Hiệp định Paris có một điều khoản không cho phép xâm lấn.. Ông ấy đi đến kết luận rằng “lực lượng miền Bắc sẽ tự nhiên tiêu hao sinh lực và dần dần biến mất.”
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi thấy chính phủ Mỹ và đặc biệt là TS Kissinger không hề rút ra được bài học nào khi phải đàm phán với cộng sản, sau những kinh nghiệm đau thương năm 1954 giữa Pháp và cộng sản Việt Nam và từ Chiến tranh Triều Tiên. Họ cũng không học được gì từ những cuộc đàm phán về Lào và Campuchia và cũng không nắm bắt được là nên xử sự thế nào với cộng sản và cần phải hiểu chiến lược và chiến thuật của cộng sản ra sao.
Tức là ta lại phải trở về với vấn đề rằng, vì sao TS Kissinger, người đại diện cho một quốc gia lớn và tự cho mình là nhà thương thuyết giỏi giang nhất, lại có thể tin rằng quân Bắc Việt đóng tại miền Nam sẽ không xâm lấn. Sao ông ấy có thể tin như vậy cơ chứ?
Ông ấy đủ sức kiểm soát từng tấc đất trên biên giới của Campuchia, và của Lào, và của Nam Việt Nam à? Dù có cả triệu nhân viên quốc tế giám sát, chúng tôi cũng không bao giờ có thể khẳng định là đã có đủ bằng chứng rằng không có xâm lấn. Sao ông ấy lại có thể tin những gì Bắc Việt nói. Ông ấy có thể tin lời cộng sản, nhưng chúng tôi thì không… Vì thế mà tôi đã cương quyết đòi Bắc Việt phải rút quân. Nếu họ thực sự muốn hòa bình thì họ ở lại miền Nam làm gì?
Spiegel: Vậy Kissinger nói sao?
Nguyễn Văn Thiệu: Còn nói gì được nữa? Ông ấy và chính phủ Mỹ chỉ muốn chính xác có một điều: rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt và bảo đảm việc trao trả tù binh Mỹ.. Họ bảo chúng tôi là họ mong muốn một giải pháp trong danh dự, nhưng sự thực thì họ chỉ muốn bỏ của chạy lấy người. Nhưng họ lại không muốn bị người Việt và cả thế giới kết tội là đã bỏ rơi chúng tôi.. Đó là thế kẹt của họ.
Spiegel: Kissinger viết rằng, ngay sau Chiến dịch Xuân-Hè 1972 của Hà Nội, các bên dường như đã đổi vai... Hà Nội đột nhiên muốn đàm phán trở lại, còn Sài Gòn thì muốn đánh cho đến khi giành toàn thắng.
Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn vô nghĩa! Ông TS Kissinger hiểu thế nào là chiến thắng? Bắc Việt đã đem chiến tranh vào miền Nam. Chúng tôi yêu cầu họ phải rút quân. Thế là chiến thắng hay sao? Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt tự coi mình là tù binh của miền Nam. Tôi chưa bao giờ yêu cầu Bắc Việt bồi thường cho tổn thất chiến tranh. Tôi chưa bao giờ đòi hỏi Bắc Việt giao nộp lãnh thổ. Tôi chưa bao giờ đòi có chân trong chính phủ ở Hà Nội. Vậy ông Kissinger hiểu thế nào về chiến thắng và toàn thắng?
Spiegel: Về vấn đề rút quân của miền Bắc, 31 tháng Năm 1971 là một ngày quan trọng. Kissinger cho biết là khi đó, trong các cuộc họp kín, Mỹ đã đưa ra yêu cầu hai bên cùng rút quân. Trong hồi ký, ít nhất ba lần TS Kissinger viết rằng không những ông được thông báo trước, mà ông còn chấp thuận.
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không bao giờ chấp thuận việc rút quân đơn phương. Từ cuộc họp ở Midway, tôi luôn luôn yêu cầu rút quân từng bước và cả hai bên cùng rút. Hoa Kỳ đã thay đổi lập trường và tìm cách ép chúng tôi, với những chiến thuật mà họ thường sử dụng, bằng cách quơ thanh gươm Damocles trên đầu tôi, chẳng hạn họ đem công luận Mỹ ra đe tôi, họ bảo: “Hình ảnh của ông tại Hoa Kỳ hiện nay rất tồi tệ!” Hoặc: “Quốc hội muốn cắt giảm viện trợ.” Vân vân. Họ áp dụng đúng những chiến thuật đã biết, tiết lộ tin tức cho báo giới và đặt tôi trước sự đã rồi.
Nếu tôi từ chối, công luận sẽ quay ra chống tôi: “Ông ta đòi quá nhiều, ông ta sẽ không bao giờ cho Mỹ được rút, ông ta sẽ không bao giờ cho tù binh Mỹ được trở về.” Thế là tôi luôn phải chấp thuận. Không phải tự nguyện, mà miễn cưỡng. Tôi phản đối làm sao được, khi lần nào họ cũng bảo rằng: “Ông mà chống thì sẽ bị cắt viện trợ.”
Spiegel: Kissinger viết rằng trước bất kỳ một quyết định dù dưới hình thức nào, phía Mỹ cũng hỏi ý kiến ông trước.
Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, họ hỏi ý kiến tôi, nhưng chắc chắn không phải là để nghe tôi nói “Không”, nếu đó là những quyết định phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ. Họ ưa gây sức ép hơn, và đạt được gần như mọi thứ bằng cách đó.
Spiegel: Bây giờ Kissinger cay đắng chỉ trích về Chiến dịch Hạ Lào năm 1971. Ông ấy viết rằng, ông đã đồng ý rằng chiến dịch này nhất định phải thực hiện trong mùa khô. Vậy ý tưởng đó ban đầu là của ai?
Nguyễn Văn Thiệu: Của người Mỹ. Trước đó khá lâu, chúng tôi từng có ý định thực hiện, nhưng không đủ khả năng tiến hành một mình. Đến khi phía Mỹ đề xuất thì chúng tôi sẵn sàng đồng ý, để sớm chấm dứt chiến tranh. Chiến dịch đó do liên quân Việt-Mỹ thực hiện và được vạch ra rất rõ ràng: Chúng tôi tác chiến tại Lào, còn phía Mỹ thì hỗ trợ tiếp vận từ Việt Nam và từ biên giới.
Spiegel: Vì sao? Vì Quốc hội Mỹ có luật cấm quân đội Mỹ xâm nhập lãnh thổ Lào?
Nguyễn Văn Thiệu: Vâng, tôi tin là vậy. Nhưng cũng vì chúng tôi không có đủ phương tiện để tiếp tế cho binh lính, và nhất là để cứu thương binh ra ngoài. Việc đó chỉ có thề thực hiện bằng trực thăng, và chỉ phía Mỹ mới có đủ trực thăng. Không có họ thì không đời nào chúng tôi đồng ý thực hiện chiến dịch tại Lào…
Spiegel: Kissinger viết rằng quân của ông gặp khó khăn khi yêu cầu không quân hỗ trợ, vì gần như không có báo vụ viên nói được tiếng Anh.
Nguyễn Văn Thiệu: Hoàn toàn không có vấn đề gì với việc hỗ trợ của không quân. Đôi khi không có thì chúng tôi cũng không lo lắng; chúng tôi có thể dùng pháo binh. Vấn đề là: trong ba ngày mở đầu chiến dịch, phía Mỹ đã mất rất nhiều phi công trực thăng. Vì thế mà họ chần chừ, không bay đúng thời điểm và ở quy mô cần thiết. Điều đó thành ra một vấn đề lớn với quân lực Nam Việt Nam.
Spiegel: Tinh thần binh lính bị suy sụp?
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi không đem được binh lính tử trận và thương binh ra ngoài. Không phải chỉ tinh thần binh lính, mà cả độ tiến của chiến dịch cũng bị ảnh hưởng..
Spiegel: Kissinger nêu ra một lý do khác. Rằng ông đã lệnh cho các sĩ quan chỉ huy phải thận trọng khi tiến về hướng Tây và ngừng chiến dịch nếu quân số tổn thất lên tới 3000. Kissinger viết rằng nếu phía Mỹ biết trước điều đó thì không đời nào họ đồng ý tham gia chiến dịch này.
Nguyễn Văn Thiệu: Đối với một quân nhân, định trước một tổn thất về quân số là điều phi lý. Nếu TS Kissinger nói thế thì ông ấy thật giàu trí tưởng tượng. Chúng tôi chỉ có thể tiến về phía Tây trong giới hạn mà trực thăng cứu viện có thể bay đến. Kissinger bảo là chúng tôi đã rút quân mà không báo cho phía Mỹ. Làm sao chúng tôi có thể triệt thoái trên 10,000 quân mà họ không hay biết gì?
Spiegel: Tức là ông đã thông báo cho họ?
Nguyễn Văn Thiệu: Ồ, tất nhiên. Để tôi kể cho ông nghe một câu chuyện. Hồi đó tờ Time hay tờ Newsweek có đăng bức hình một người lính Nam Việt Nam đang bám vào càng một chiếc trực thăng cứu viện. Bên dưới đề: “Nhát như cáy”. Tôi chỉ cười. Tôi thấy nó tệ. Không thể ngăn một người lính lẻ loi hành động như vậy được. Nhưng báo chí lại kết tội lính Nam Việt Nam là hèn nhát và đồng thời giấu biến sự thật về tinh thần chiến đấu sút kém của phi công trực thăng Mỹ trong chiến dịch này.
Spiegel: Một điểm gây rất nhiều tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam là vấn đề ngưng bắn. Theo cuốn hồi ký của Kissinger thì ngay từ mùa Hè 1970 chính phủ Mỹ đã thống nhất về việc sẽ đề xuất một thỏa thuận ngưng bắn tại các chiến tuyến hiện có. Kissinger khẳng định rằng ông không chỉ chấp thuận mà còn ủng hộ đề xuất này.
Nguyễn Văn Thiệu: Đúng như vậy, tôi cũng cho rằng ngưng bắn phải là bước đầu tiên để đáp ứng một hiệp định hòa bình. Nhưng ngưng bắn ngay lập tức – và tôi xin nhắc lại: ngay lập tức – thì tôi không bao giờ đồng ý với Kissinger. Tôi bảo, chúng ta phải cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc này. Không thể thực hiện ngưng bắn trước khi tính kỹ việc ai sẽ giám sát việc ngưng bắn, nếu ai vi phạm thì hậu quả sẽ thế nào, hai bên sẽ đóng quân ở đâu, vân vân.
Spiegel: Kissinger viết: “Khi đó chúng tôi vẫn tưởng rằng chúng tôi và Thiệu cùng đồng hành hợp tác.” Phía Mỹ đã không hiểu rằng ông đem những “chiến thuật né tránh” mà “người Việt thường áp dụng với người ngoại quốc” ra dùng.
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi là một nước nhỏ, gần như mọi thứ đều nhờ ở một đồng minh lớn và vẫn tiếp tục phải xin viện trợ dài hạn của đồng minh đó, không bao giờ chúng tôi lại cho phép mình dùng những thủ đoạn nào đó.
Spiegel: Khi Mỹ đã rút, còn Hà Nội thì được phép tiếp tục đóng quân ở miền Nam, chắc ông phải thấy là ông đã thua trong cuộc chiến này?
Nguyễn Văn Thiệu: Không hẳn, nếu chúng tôi tiếp tục được sự trợ giúp cần thiết từ phía Mỹ, như chính phủ Mỹ đã hứa khi chúng tôi đặt bút ký hiệp định. Ngay cả khi ký, tôi đã coi đó là một nền hòa bình tráo trở. Nhưng chúng tôi vẫn tin rằng có thể chống lại bất kỳ sự xâm lăng nào của Bắc Việt. Vì hai lý do: Chúng tôi có lời hứa chắc chắn bằng văn bản của Tổng thống Nixon rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.
Spiegel: Mặc dù ông ấy không hề cho biết sẽ phản ứng bằng cách nào?
Nguyễn Văn Thiệu: Thứ hai, chúng tôi được bảo đảm là sẽ có đủ viện trợ quân sự và kinh tế cần thiết để chống Bắc Việt xâm lược. Nếu chính phủ Mỹ thực lòng giữ lời hứa thì chiến tranh có thể kéo dài, nhưng miền Nam sẽ không bị Bắc Việt thôn tính.
Spiegel: Về điều này thì ông và Kissinger ít nhiều đồng quan điểm. Ông ấy viết rằng chiến lược toàn cục có thể sẽ thành công, nếu Mỹ đủ khả năng hành động trước bất kỳ một vi phạm nào của Hà Nội và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam. Nhưng chuyện gì đã xảy ra? Kissinger quy lỗi cho vụ Watergate, vì sau đó Tổng thống Mỹ không còn đủ uy tín. Ông có nghĩ rằng vụ Watergate thực sự chịu trách nhiệm, khiến tất cả sụp đổ không?
Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không phải là người Mỹ. Tôi không muốn quét rác trước cửa nhà người Mỹ. Nhưng nếu người Mỹ giữ lời hứa thì đó là sự cảnh báo tốt nhất, khiến Bắc Việt không tiếp tục xâm lăng, và chiến tranh có thể sẽ dần chấm dứt.
Spiegel: Nếu Hoa Kỳ giữ lời thì theo ông, hiệp định hoàn toàn có thể thành công?
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi cho là như vậy.
Spiegel: Như vậy về tổng thể, Hiệp định Paris không đến nỗi tồi?
Nguyễn Văn Thiệu: Đó chắc chắn không phải là một hiệp định có lợi cho chúng tôi. Nó tráo trở. Nhưng đó là lối thoát cuối cùng. Ông phải hiểu rằng chúng tôi đã ký kết, vì chúng tôi không chỉ có lời hứa của chính phủ Mỹ như tôi đã nói, mà hiệp định đó còn được mười hai quốc gia và Liên Hiệp Quốc bảo đảm.
Spiegel: Trong cuốn hồi ký, TS Kissinger có những bình luận rát mặt về khá nhiều chính khách đầu đàn. Nhưng riêng ông thì bị ông ấy dành cho những lời hạ nhục nhất. Tuy đánh giá cao “trí tuệ”, “sự can đảm”, “nền tảng văn hóa” của ông, nhưng ông ấy vẫn chú tâm vào “thái độ vô liêm sỉ”, “xấc xược”, “tính vị kỷ chà đạp” và “chiến thuật khủng khiếp, gần như bị ám ảnh điên cuồng” trong cách ứng xử với người Mỹ của ông. Vì thế, cuối cùng Kissinger nhận ra “sự phẫn nộ bất lực mà người Việt thường dùng để hành hạ những đối thủ mạnh hơn về thể lực”. Ý kiến của ông về những khắc họa đó thế nào?
Nguyễn Văn Thiệu: Tôi không muốn đáp lại ông ấy.. Tôi không muốn nhận xét gì về ông ấy. Ông ấy có thể đánh giá tôi, tốt hay xấu, thế nào cũng được. Tôi muốn nói về những điều đã xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nam Việt Nam hơn.
Spiegel: Hay ông đã làm gì khiến ông ấy có cái cớ để viết về ông với giọng coi thường như thế?
Nguyễn Văn Thiệu: Có thể ông ấy đã ngạc nhiên vì gặp những người quá thông minh và mẫn cán. Có thể cũng do cái phức cảm tự tôn của một người đàn ông hết sức huênh hoang. Có thể ông ấy không tin nổi là người Việt đối thoại với ông ta lại địch được một người tự coi mình là vô cùng quan trọng.
Để tôi kể thêm một câu chuyện nữa: Ở đảo Midway tôi thấy buồn cười, vì thật chẳng bao giờ tôi có thể hình dung là những người như vậy lại tệ đến thế. Chúng tôi, gồm ông Nixon, ông Kissinger, phụ tá của tôi và tôi, gặp nhau ở nhà một sĩ quan chỉ huy hải quân ở Midway. Ở đó có ba chiếc ghế thấp và một chiếc ghế cao. Ông Nixon ngồi trên chiếc ghế cao.
Spiegel: Như trong phim Nhà độc tài vĩ đại của Chaplin? Hitler cũng ngồi trên một chiếc ghế cao để có thể nhìn xuống Mussolini, ngồi trên một chiếc ghế thấp hơn.
Nguyễn Văn Thiệu: Nhưng tôi vào góc phòng lấy một chiếc ghế cao khác, nên tôi ngồi ngang tầm với Nixon. Sau buổi gặp đó ở Midway, tôi nghe bạn bè người Mỹ kể lại rằng Kissinger đã rất bất ngờ vì Tổng thống Thiệu là một người như vốn dĩ vẫn vậy.
Spiegel: Trong hồi ký, Kissinger phàn nàn là đã bị cá nhân ông đối xử rất tệ; ông bỏ hẹn để đi chơi trượt nước. Nixon còn quá lời hơn. Theo Kissinger thì Nixon đã gọi ông là “đồ chó đẻ” (son of a bitch) mà Nixon sẽ dạy cho biết “thế nào là tàn bạo”.
Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không thể cho phép mình đáp lại những lời khiếm nhã, thô tục đó của Nixon, vì tôi xuất thân từ một gia đình có nề nếp.
Nếu tôi không tiếp TS Kissinger và Đại sứ Bunker thì đơn giản chỉ vì chúng tôi chưa chuẩn bị xong để tiếp tục đàm thoại. Họ đã cần đến 4 năm, vậy vì sao lại bắt tôi trả lời ngay lập tức trong vòng một tiếng đồng hồ? Có lẽ họ sẽ hài lòng, nếu chúng tôi chỉ biết vâng dạ. Nhưng tôi không phải là một người chỉ biết vâng dạ, và nhân dân Nam Việt Nam không phải là một dân tộc chỉ biết vâng dạ, và Quốc hội của chúng tôi không phải là một Quốc hội chỉ biết vâng dạ. Mà tôi phải hỏi ý kiến Quốc hội.
Spiegel: TS Kissinger viết rằng thái độ của ông với ông ấy chủ yếu xuất phát từ “lòng oán hận độc địa”.
Nguyễn Văn Thiệu: Không. Tôi chỉ bảo vệ lợi ích của đất nước tôi. Dĩ nhiên là đã có những cuộc tranh luận nảy lửa, nhưng thái độ của tôi xuất phát từ tinh thần yêu nước của tôi.
Spiegel: Kissinger viết rằng ông ấy hoàn toàn “thông cảm với hoàn cảnh bất khả kháng” của ông. Ông có thấy dấu hiệu nào của sự thông cảm đó không?
Nguyễn Văn Thiệu: Không, tôi không thấy. Tôi chỉ thấy duy nhất một điều, đó là áp lực từ phía chính phủ Mỹ.
Spiegel: Kissinger viết rằng ông không bao giờ tham gia vào các buổi thảo luận về chủ trương chung. Ông ấy bảo rằng ông chiến đấu “theo kiểu Việt Nam: gián tiếp, đi đường vòng và dùng những phương pháp khiến người ta mệt mỏi hơn là làm sáng tỏ vấn đề”, rằng ông “chê bai mọi thứ, nhưng không bao giờ nói đúng vào trọng tâm câu chuyện”.
Nguyễn Văn Thiệu: Hãy thử đặt mình vào tình thế của tôi: Ngay từ đầu tôi đã chấp nhận để chính phủ Mỹ họp kín với Hà Nội. Kissinger bảo là đã thường xuyên thông báo cho tôi. Vâng, tôi được thông báo thật – nhưng chỉ về những gì mà ông ấy muốn thông báo. Nhưng tôi đã tin tưởng rằng đồng minh của mình sẽ không bao giờ lừa mình, không bao giờ qua mặt tôi để đàm phán và bí mật bán đứng đất nước tôi. Các ông có hình dung được không: vỏn vẹn bốn ngày trước khi lên đường đến Hà Nội vào tháng Mười 1972, ông ấy mới trao cho tôi bản dự thảo mà sau này sẽ được chuyển thành văn bản hiệp định ở Paris, bằng tiếng Anh? Chúng tôi phải làm việc với bản dự thảo tiếng Anh này, từng điểm một.
Và bản dự thảo đó không phải do Nam Việt Nam cùng Hoa Kỳ soạn ra, mà do Hà Nội cùng Hoa Kỳ soạn ra. Các ông có thể tưởng tượng được điều đó không? Lẽ ra, trước hết phía Mỹ nên cùng chúng tôi thống nhất quan điểm về những điều kiện đặt ra cho hiệp định, và sau đó, nếu Bắc Việt có đề nghị gì khác thì Kissinger phải trở lại hội ý với chúng tôi. Nhưng ông ấy không hề làm như vậy.
Thay vào đó, ông ấy cùng Bắc Việt soạn ra các thỏa thuận rồi trình ra cho tôi bằng tiếng Anh. Các ông có thể hiểu cảm giác của tôi khi cầm văn bản của hiệp định hòa bình sẽ quyết định số phận của dân tộc tôi mà thậm chí không buồn được viết bằng ngôn ngữ của chúng tôi không?
Spiegel: Nhưng cuối cùng ông cũng có bản tiếng Việt?
Nguyễn Văn Thiệu: Chúng tôi cương quyết đòi bản tiếng Việt, đòi bằng được. Mãi đến phút cuối cùng ông ấy mới miễn cưỡng chấp nhận. Sau đó chúng tôi phát hiện ra rất nhiều cái bẫy. Tôi hỏi Đại sứ Bunker và Kissinger, ai đã soạn bản tiếng Việt. Họ bảo: một người Mỹ rất có năng lực thuộc International Linguistics College tại Hoa Kỳ cùng với phía Hà Nội. Nhưng làm sao một người Mỹ có thể hiểu và viết tiếng Việt thành thạo hơn người Việt. Và làm sao một người Mỹ có thể ứng đối bằng tiếng Việt với cộng sản Bắc Việt giỏi hơn chính chúng tôi? Đồng minh mà như thế thì có chân thành và trung thực không?
Spiegel: Một số giới chức cao cấp ở Hoa Kỳ từng nhận định rằng thực ra Kissinger chỉ cố gắng đạt được một khoảng thời gian khả dĩ giữa việc Mỹ rút quân và sự sụp đổ tất yếu của Nam Việt Nam. Trong cuốn sách của mình, Kissinger bác bỏ quan niệm đó. Ý kiến của ông thì thế nào?
Nguyễn Văn Thiệu: Bất kể người Mỹ nói gì, tôi tin rằng mục đích cuối cùng của chính phủ Mỹ là một chính phủ liên hiệp tại Nam Việt Nam.
Spiegel: Nhưng Kissinger đưa ra cả một loạt điểm để chứng minh rằng không phải như vậy.
Nguyễn Văn Thiệu: Chính phủ Mỹ tìm cách ép chúng tôi phải đồng ý. Để họ có thể hãnh diện là đã thoát ra được bằng một “thỏa thuận danh dự”. Để họ có thể tuyên bố ở Hoa Kỳ rằng: “Chúng ta rút quân về nước, chúng ta bảo đảm việc phóng thích tù binh Mỹ...” Và ở ngoài nước Mỹ thì họ nói rằng: “Chúng tôi đã đạt được hòa bình cho Nam Việt Nam. Bây giờ mọi chuyện do người dân Nam Việt Nam định đoạt. Nếu chính phủ liên hiệp biến thành một chính phủ do cộng sản chi phối thì đó là vấn đề của họ. Chúng tôi đã đạt được một giải pháp danh dự.”
Spiegel: Kissinger viết như sau: “Nguyên tắc mà chúng tôi tuân thủ trong các cuộc đàm phán là: Hoa Kỳ không phản bội đồng minh.”
Nguyễn Văn Thiệu: Ông cứ nhìn miền Nam Việt Nam, Campuchia và toàn bộ Đông Dương hiện nay thì biết. Khi tranh luận với các đại diện chính phủ Mỹ về hiệp định hòa bình, chúng tôi thường có ấn tượng rằng họ không chỉ đóng vai, mà thực tế là đã biện hộ cho ác quỷ.
Spiegel: Có bao giờ ông thấy một chút gì như là biết ơn đối với những điều mà người Mỹ đã làm để giúp nước ông không? Trong cuốn sách của mình, Kissinger viết rằng: “Biết công nhận những cống hiến của người khác không phải là đặc tính của người Việt.”
Nguyễn Văn Thiệu (cười): Về những điều mà Kissinger viết trong cuốn sách của ông ấy thì tôi cho rằng chỉ một người có đầu óc lộn bậy, chỉ một người có tính khí tởm lợm mới nghĩ ra được những thứ như vậy. Trong cuốn sách đó ông ấy còn tỏ ý sợ người Việt sẽ đem những người Mỹ còn sót lại ra trả thù, sau khi Washington bỏ rơi chúng tôi. Không bao giờ chúng tôi làm những điều như thế, không bây giờ và không bao giờ.
Spiegel: Cá nhân ông có cảm thấy một chút hàm ơn nào với họ không?
Nguyễn Văn Thiệu: Hết sức thực lòng: Nếu chính phủ Mỹ không phản bội, không đâm dao sau lưng chúng tôi thì nhân dân Việt Nam mãi mãi biết ơn họ. Có lần, sau khi chúng tôi tranh luận rất kịch liệt về một văn bản trong hiệp định, một số thành viên trong chính phủ của tôi bảo rằng, nếu Kissinger lập công với miền Nam như ông ta đã lập công với miền Bắc thì may mắn biết bao. Tôi bảo họ: nếu ông ấy thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là hòa bình của nấm mồ.
Spiegel: Xin cảm ơn ông Thiệu đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Hết.
Đăng ngày 27 tháng 04.2018