banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Tương lai mơ hồ của

Hợp chủng quốc Hoa kỳ

Đại-Dương

Biden đọc diễn văn kêu gọi đoàn kết nhưng ngay khi đặt chân vào Toà Bạch Ốc, tân Tổng thống Joe Biden liền ký 17 Sắc lệnh Hành pháp nhằm huỷ bỏ mọi di sản do Tổng thống Donald Trump lưu lại sau 4 năm cầm quyền. Một số sắc lệnh quan trọng như Đại dịch coronavirus, Khí hậu, Di dân.
Hơn 328 triệu người Mỹ sẽ được và mất những gì?

Coronavirus Trung Quốc (SARS-CoV-2)
Đại dịch coronavirus (không ghi rõ xuất xứ): Tổng thống Biden ký sắc lệnh chỉ thị “các nhân viên Liên bang đang làm nhiệm vụ hoặc tại chỗ, các nhà thầu Liên bang tại chỗ và các cá nhân khác trong các tòa nhà của Liên bang và trên các khu vực thuộc Liên bang quản lý đều phải đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách và tuân thủ đối với các biện pháp y tế công cộng khác được cung cấp trong hướng dẫn của CDC.” Tuyệt đối phải đeo khẩu trang ở trong công sở suốt 100 ngày trăng mật.
Sau đó, bản thân Biden đã không đeo khẩu trang khi ngồi vào bàn làm việc. Tối 20/01 cả gia đình Biden không đeo khẩu trang, giản cách khi tham dự một sự kiện ở khu Đài tưởng niệm Lincoln.
Các viên chức cao cấp của Biden, kể cả Tham vụ Báo chí Toà Bạch Ốc trong cuộc họp báo cũng chẳng đeo khẩu trang!
Trả lời lại câu hỏi của phóng viên, Tham vụ Báo chí Toà Bạch Ốc, Jen Psaki nói rằng “Chúng ta có những vấn đề lớn phải lo lắng” hơn là liệu Tổng thống Biden và các thành viên trong gia đình ông có tuân thủ việc đeo khẩu trang hay không.
Vậy: (1) Chế ngự Virus Vũ Hán có phải là ưu tiên quan trọng và khẩn cấp của Chính quyền Biden hay không? (2) Sắc lệnh để tất cả mọi người thi hành, hay có ngoại lệ được quy định trong đoạn nào?
Đầu óc độc tài của Tập đoàn Biden không cần che đậy trong ngày đầu tiên nhậm chức mặc dù mồm vẫn không ngớt tự xưng là ngọn hải đăng dân chủ!
Tổng thống Biden bổ nhiệm Bác sĩ Anthony Fauci, Viện trưởng Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) đại diện thảo luận việc tái hội nhập với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Fauci và Biden từng chống đối quyết định của Tổng thống Donald Trump cấm hành khách từ Trung Quốc nhập vào nước Mỹ khi Coronavirus Vũ Hán có dấu hiệu lây từ người sang người. Khi đó, Fauci cho rằng đeo khẩu trang vô ích. Phe Dân Chủ và Fauci cũng chỉ trích gay gắt quyết định của TT Trump cấm hành khách từ 26 quốc gia trong Liên Hiệp Châu Âu vào Hoa Kỳ vì Virus Vũ Hán hoành hành dữ dội tại Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha. Nhưng, vài ngày sau, các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu, EU, cũng đóng cửa và cấm xuất cảng các phương tiện chống đại dịch bất chấp sự kêu cứu từ Ý Đại Lợi và Tây Ban Nha!
Trong hai năm 2018 và 2019, Hoa Kỳ đã góp 893 triệu USD, chiếm 15% ngân sách WHO. TT Trump quyết định rút khỏi WHO vì tổ chức này hợp tác với Trung Quốc đưa ra các tin tức sai lệnh về Virus Vũ Hán (SARS-CoV-2) làm cho toàn thể nhân loại rơi vào nạn dịch khủng khiếp nhất.
Ngay khi Bác sĩ Nhãn khoa Lý Văn Lượng báo động SARS-CoV-2 có thể lây từ người sang người, Bắc Kinh lập tức bịt miệng, Tổng giám đốc Tedros của WHO cũng đồng điệu với Tập Cận Bình. Bắc Kinh từ chối yêu cầu từ Hoa Kỳ cử chuyên gia đến Vũ Hán tìm hiểu sự thật.
Cuối tháng 12-2020 Bắc Kinh cho phép WHO tổ chức một nhóm 10 chuyên gia từ các quốc gia khác nhau được Bắc Kinh phê chuẩn vào Hoa Lục nghiên cứu từ đầu năm 2021! Dấu tích xoá sạch, chuyên viên lúc dịch bắt đầu cũng được thay thế hoặc chuẩn bị kịch bản soạn sẵn. Ai tin, phái đoàn của WHO sẽ được tự do hành động tại Trung Quốc? Hãy chờ một bản báo cáo có lợi nhất cho Bắc Kinh!

Thoả ước Khí hậu Paris (PCA)
Biden ký Sắc lệnh tái gia nhập PCA trong vòng 30 ngày. Sau khi Tổng thống Barack Obama ký tên vào PCA thì Quốc hội không phê chuẩn với lý do; (1) Nó không có điều kiện ràng buộc pháp lý để chế tài vi phạm. (2) Năm 2019, Trung Quốc chiếm 26% khí thải toàn cầu so với 14% của Mỹ, 9% Châu Âu, 7% Ấn Độ. Hoa Kỳ và Châu Âu giảm khí thải trong khi Trung Quốc tăng 2.6%, Ấn Độ 1.8% vì các quốc gia đang phát triển và chậm tiến được quyền sử dụng than đá tới năm 2030. Than đá tạo ra nhiều khí thải nhất trong các loại năng luợng. (3) Cuộc họp thường niên của PCA đầu năm 2020 không có chút tiến triển nào vì các quốc gia chỉ “vẽ kế hoạch hoành tráng” để làm cảnh. Tổng thống Biden tái nhập chắc chắn sẽ làm cho Hoa Kỳ mất toi thêm nhiều tỉ USD mà khí thải sẽ tăng khi nền kinh tế thế giới bắt đầu hồi phục.
Chương trình năng lượng do Chính quyền Trump thực hiện gồm có: (1) Huỷ bỏ các quy định cản trở việc khai thác năng lượng hoá thạch. (2) Cho phép khai thác dầu đá phiến và các mỏ dầu trên biển.
Kết quả mang lại: (1) Giá dầu hoả thế giới từ 120 USD/thùng giảm xuống 40 USD/thùng chấm dứt thế độc quyền của Tổ chức các Quốc gia Xuất cảng Dầu hoả (OPEC). (2) Hoa Kỳ từ nhập cảng tới xuất cảng dầu hoả và khí đốt thiên nhiên lớn nhất thế giới. (3) Giá hàng hoá hạ xuống theo giá nhiên liệu. (4) Giúp đồng minh Gia Nã Đại xuất cảng dầu hoả thông qua đường ống dẫn dầu và khí Keystone XL đi ngang lãnh thổ Mỹ. (5) Ngày 9 tháng 12 năm 2020, Liên Hiệp Quốc đã công bố “Báo cáo Khoảng cách Phát thải 2020”, cho thấy Hoa Kỳ chiếm 13% lượng khí thải toàn cầu, nhưng, đã giảm 0.4% mỗi năm, nhanh hơn bất cứ “nước ô nhiễm nhiều” nào.

Vấn nạn di dân và du lịch
Di dân tùy theo nhu cầu dân số và tài nguyên quốc gia cũng như nền an ninh của Hoa Kỳ. Năm 2017, chủ nghĩa khủng bố quốc tế bành trướng khắp thế giới buộc nhà cầm quyền phải thận trọng đối với du khách, di dân đến từ các quốc gia Hồi giáo chưa được siêu tra chính xác. Do xem nhẹ vấn đề an ninh hơn di dân thời Tổng thống Bill Clinton và năm đầu của Tổng thống George W. Bush mà vụ khủng bố 11/09/2001 đã đẩy hai vị thổng thống W. Bush và Obama sa vào cuộc chiến không lối thoát đầy tốn kém và kéo dài tại Trung Đông và A Phú Hãn. Chỉ trong vòng 4 năm, TT Trump đã giải quyết nhanh và gọn các chiến trường đã thừa hưởng từ người tiền nhiệm. TT Trump không gây ra một cuộc chiến nào ở nước ngoài, khác với các vị tiền nhiệm.
Hàng triệu, triệu di dân qua biên giới mở, du lịch, lao động ùn ùn vào nước Mỹ hết đợt này tới đợt khác thì ngân sách nào cáng đáng nổi. Hơn 11 triệu di dân bất-hợp-pháp sẽ ủng hộ cho lớp di dân bất-hợp-pháp khác. Ông thánh nào có thể bảo đảm an ninh, an toàn cho những công dân từng đổ mồ hôi, trí tuệ, xương máu để xây dựng qua nhiều thế kỷ thành một siêu cường duy nhất từ năm 1991?
Chỉ 8 năm cầm quyền cặp Barack Obama-Joe Biden đã làm cho Hoa Kỳ nợ như chúa chổm (nợ công thời gian 2008-2016 bằng tổng số nợ công của 43 vị tiền nhiệm gộp lại). Dân Mỹ yêu nước có chấp nhận nguy cơ đất nước thân yêu bị lụn bại hay không?

Bức tường biên giới với Mễ Tây Cơ
Ma tuý không những làm tiêu tốn nhiều tiền bạc của dân Mỹ mà còn gây ra lắm tệ đoan xã hội. Đường dây buôn lậu ma tuý xuyên qua biên giới với Mỹ Tây Cơ nhiều nhất. Đóng cửa biên giới không được nên phải xây bức tường ngăn di dân lậu và các loại tệ nạn xã hội. Nhiều dân tộc trên thế giới muốn trở thành công dân siêu cường Hoa Kỳ mà không chờ các thủ tục hợp pháp. Biên giới Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ là con đường xâm nhập bất-hợp-pháp của các dân tộc Nam Mỹ và một số các quốc gia khác nên các vị Tổng thống Mỹ phải dựng hàng rào ngăn cản.
Vì hàng rào ộp ẹp có tính cách tượng trưng nên di dân lậu ở Hoa Kỳ đã trên 11 triệu người, bất chấp những đợt trục xuất từ các vị Tổng thống. Trong hai nhiệm kỳ 1981-1989, Tổng thống Ronald Reagan đã hợp-thức-hoá một lần, nhưng, sau đó số di dân bất-hợp-pháp dần dần lên trên 11 triệu mà chưa có biện pháp giải quyết thích đáng.
Hàng rào biên giới phía Nam được các vị tiền nhiệm xây dựng với sự chấp thuận của Quốc hội. Tổng thống Trump chỉ hữu-hiệu-hoá và tiếp nối công việc chưa xong. Nhưng, Hạ viện do Đảng Dân Chủ kiểm soát nhất quyết không cấp ngân khoảng buộc TT Trump phải du di tiền thừa của Quân đội, tiền dư từ chương trình chống buôn lậu ma tuý và tiền tang vật tịch thu của Bộ Tài chính. Tối cao Pháp viện đã đồng ý với biện pháp này.
Chuyện thật nực cười đến phi lý: Tư gia của các chính trị gia cao cấp của Đảng Dân Chủ đều tường cao kín mít cộng thêm hàng rào điện tử để được an ninh mà lại chống đối quyết liệt bức tường biên giới quốc gia dùng bảo vệ cho mọi công dân. Ngày nay, các tư gia cũng đã làm hàng rào nhiều hơn trước.
Đảng Dân Chủ cần tiền chi cho phúc lợi xã hội và công-dân-hoá 11 triệu người cư trú bất-hợp-pháp nên mở cửa biên giới để đón thêm di dân làm cử tri nòng cốt? Nếu Quốc hội Mỹ chấm dứt việc xây tường biên giới thì phải trả một số tiền lớn do huỷ hợp đồng.
Hai phụ nữ đồng sáng lập Black Lives Matter công khai thừa nhận đã được huấn luyện theo Chủ nghĩa Marx. Có quốc gia nào áp dụng chủ nghĩa Marx mà mang lại dân chủ, tự do, nhân quyền cho dân chúng hay không?
Họ đã chính thức đòi Tổng thống Biden phải nhớ ơn họ đã sử dụng bạo lực man rợ ép dân chúng trốn trong nhà mà bỏ phiếu bằng thư. Điều này đã vi phạm Hiến pháp Hoa Kỳ.
Antifa cùng với BLM và các tổ chức phi-chính-phủ từng được Đảng Dân Chủ coi như đồng minh trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Giới lãnh đạo Đảng Dân Chủ dung dưỡng mọi hành động phá hoại của chúng nhằm buộc tội TT Trump chống lại các hoạt động đòi chủ. Giờ đây, cảnh sát lại thẳng tay đàn áp Antifa và các tổ chức phi-chính phủ.
Tội nghiệp chữ “dân chủ” chỉ có trên văn bản mà không phải “của dân”. Thực tế, “dân chủ” chỉ dành riêng cho nhóm chóp bu Đảng Dân Chủ mà thôi.
Đại-Dương
23/1/2021



Nước Mỹ trên đường rơi vào tay

chủ nghĩa độc tài toàn trị

Petr Svab

Theo lời một số chuyên gia nghiên cứu về các hệ tư tưởng toàn trị hiện đại, những viên gạch cuối cùng trong quá trình xây dựng một nhà nước độc tài ở Mỹ đã được đặt vào vị trí. Các vai diễn quyền lực nhất trong cả khu vực công và tư gồm những công ty công nghệ lớn, các tập đoàn truyền thông lớn và chính phủ lớn đang cùng nhau tung hứng, mưu đồ trù dập mọi bất đồng chính kiến.
Mặc dù người ta đã báo động về sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít lẫn chủ nghĩa xã hội ngay trên ‘vùng đất của xứ sở tự do’ này nhưng các manh mối vẫn rất mơ hồ và rời rạc, phần lớn chỉ tập trung vào những nhân vật hoặc sự kiện riêng lẻ. Tuy nhiên theo giáo sư Michael Rectenwald, cựu giảng viên Đại học New York, những vụ việc gần đây cho thấy rằng các mảnh ghép lẻ tẻ về mối nguy cơ của một chủ nghĩa toàn trị độc tài, bằng cách nào đó, lại đang kết nối với nhau, cùng dựng lên một hệ thống hoàn chỉnh.
Thế nhưng nhiều người Mỹ, có vẻ như đã mất cảnh giác hoặc thậm chí còn không nhận thức được mầm mống của một chế độ mới đang hình thành. Chẳng hạn như ý tưởng về các quan chức bầu cử, quan chức chính phủ, các tập đoàn lớn, các học viện cốt cán, các tổ chức tư vấn và tổ chức phi lợi nhuận, các kênh truyền thông gạo cội, và ngay cả các phòng trào khởi xướng tự phát, dường như tất cả đều đang ngấm ngầm phối hợp cùng nhau, hướng tới một mục đích xấu xa phi lý nào đó. Phải chăng phần lớn đất nước này đã rơi vào một cái bẫy?
Giáo sư Rectenwald lập luận rằng, thực tế giờ đây cũng không cần đến một âm mưu to lớn nào — chỉ cần một mối liên kết về ý thức hệ và vài bước phối hợp không chính thức là đủ.
Trả lời The Epoch Times, giáo sư cho biết mặc dù chưa xác lập một thể chế bao trùm chính thức, nhưng chủ nghĩa xã hội Mỹ thực sự rất độc tài, vì bản chất sinh tồn của hệ tư tưởng này chính là dựa trên các thủ đoạn chính trị cưỡng chế. Quyền lực của chế độ toàn trị chưa phải là tuyệt đối nhưng nó đang vận hành ngày càng hiệu quả trong việc ăn mòn các giá trị và nỗ lực nhằm chống lại chế độ chuyên chế bạo quyền đã được lưu giữ từ thời Hoa Kỳ lập quốc và được thiết lập dựa trên các quan niệm truyền thống.
Và đây là lúc toàn xã hội đang chứng kiến những hệ lụy. Người Mỹ, bất kể thu nhập của họ bao nhiêu, thuộc đối tượng nhân khẩu học nào hay vị thế xã hội ra sao, chỉ cần họ nêu lên quan điểm chính trị đối lập hoặc thuộc về một tầng lớp chính trị bị nhắm tới, đều đang bị sa thải khỏi công việc, bị tước quyền tiếp cận các dịch vụ cơ bản như ngân hàng và mạng xã hội hoặc doanh nghiệp của họ sẽ bị ‘phá’ cho lụn bại. Việc tiếp cận các nguồn thông tin không được chế độ này thừa nhận đang ngày càng trở nên khó khăn. Các nhân vật quyền lực và có tầm ảnh hưởng đang phát thảo những bước tiếp theo, bằng cách gắn nhãn một bộ phận lớn công dân trong xã hội là ‘những kẻ cực đoan’ và những kẻ khủng bố tiềm ẩn cần được ‘cải tạo’.
Nhìn vào hình thế xã hội sẽ thấy sự khởi đầu của chế độ này dường như gắn liền với các sự kiện trong những năm gần đây – nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, đại dịch virus Trung Cộng (virus Đảng Cộng sản Trung Quốc), vụ xâm nhập Điện Capitol ngày 6/1… sự thật là chúng đã bén rễ từ hàng thập kỷ.
Nhưng đó đã thực sự là chủ nghĩa độc tài toàn trị?

Theo các tài liệu về chủ nghĩa toàn trị, chế độ chuyên chính thường được định nghĩa là chính phủ do một nhà độc tài đứng đầu, điều khiển nền kinh tế, kiểm duyệt phương tiện truyền thông và dập tắt mọi bất đồng chính kiến bằng bạo lực. Tuy nhiên chủ nghĩa toàn trị ở Mỹ lại không vận hành theo cách ấy, thậm chí nếu dựa vào những định nghĩa truyền thống, chúng ta sẽ không nhìn thấu được sự ngụy trang của nó.
Để chiếm được lòng tin, ban đầu chế độ này sẽ không vội kiểm soát mọi khía cạnh của xã hội thông qua chính phủ.
Adolf Hitler, lãnh đạo Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa của Đức Quốc xã đã vận dụng nhiều thủ đoạn khác nhau để thao túng nền kinh tế, bao gồm cả việc kêu gọi sự phục tùng của những người đứng đầu các ngành nghề một cách tự nguyện, nếu không thì đe dọa bạo lực, hoặc thay thế các giám đốc điều hành bằng những người trung thành với đảng.
Chế độ độc tài đang dần xuất đầu lộ diện ở Mỹ cũng sử dụng chiến thuật tương tự. Nó dựa vào các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nguyện ý giúp nó đạt được mục tiêu, nhưng vẫn đồng thời thị oai thông qua báo chí và đội ngũ hoạt động trực tuyến, những kẻ chủ động khơi mào các chiến dịch nhằm thúc đẩy cấu trúc xã hội ưa thích của họ.
Ngoài ra, ban đầu Hitler cũng không thông qua các chính sách kiểm duyệt của chính phủ để kiểm soát việc thông tin bị phát tán, mà sử dụng ‘đội quân lưu manh đường phố’ của ông ta, những ‘người Đức Quốc xã’, những kẻ sẵn sàng đe dọa và ngăn cản nếu đối thủ của mình lên tiếng một cách công khai.
Chiến thuật này đi song song với những nỗ lực hiệu quả nhằm ‘bãi bỏ’ và ‘bịt miệng’ những người phát ngôn của công chúng thông qua các nhóm hoạt động và phần tử bạo lực, chẳng hạn như Antifa.
Các phương tiện truyền thống có tư tưởng đối lập ở Mỹ vẫn chưa bị chính phủ trực tiếp ‘bịt miệng’ nhưng họ lại bị cản trở theo những cách khác.
Trong thời đại số, các kênh thông tấn chủ yếu dựa vào phương tiện truyền thông xã hội và công cụ tìm kiếm để tiếp cận và tăng lượng độc giả của họ. Những nền tảng này vốn được thống trị bởi Google và Facebook, trong khi cả 2 tập đoàn đều có các cơ chế trấn áp những kênh truyền thông bất đồng chính kiến.
Google ưu tiên những nguồn mà nó cho là ‘có căn cứ’ trong bảng hiển thị kết quả tìm kiếm của mình. Các phương tiện truyền thông càng gần gũi về mặt ý thức hệ với nó thì càng được công nhận là ‘có căn cứ’. Những trang như vậy sau đó sẽ tạo ra những ‘cú hích’ với các đối thủ cạnh tranh của họ, trao cho Google cái cớ để bắt bớ những thông tin đối lập.
Facebook thì thuê những nền tảng fact-check (nền tảng xác minh thông tin thực tế) của bên thứ ba, họ có quyền quyết định gắn nhãn nội dung nào là ‘giả’, và do đó sẽ làm giảm lượng người xem thông tin đó trên nền tảng của mình. Hầu như tất cả những công ty fact-check chịu trách nhiệm nội dung về Hoa Kỳ đều đồng thuận với Facebook về mặt tư tưởng.
Nỗ lực xây dựng các mạng truyền thông xã hội thay thế còn vấp phải những trở ngại kinh điển hơn, như trường hợp của Parler, trang mạng đã bị loại bỏ khỏi kho ứng dụng của Google và Apple và bị Amazon từ chối cung cấp dịch vụ.
Cho dù chế độ toàn trị yêu cầu một thể chế nhà nước cảnh sát độc đoán thì cũng không có luật nào ở Mỹ nhắm vào những người bất đồng chính kiến một cách rõ ràng. Tuy nhiên đã có những dấu hiệu về việc thực thi pháp luật theo hướng có chọn lọc và có động cơ chính trị. Ví dụ như việc Sở Thuế vụ Hoa Kỳ nhắm mục tiêu vào phong trào chính trị bảo thủ về mặt tài chính của nhóm Tea Party hay sự phân biệt trong cách mà họ đối xử với ông Trump. Hay trường hợp của Tướng Michael Flynn và cựu Phó Giám đốc FBI Andrew McCabe, cả 2 đều bị cáo buộc đã nói dối các nhà điều tra nhưng chỉ 1 người bị truy tố.
Tình hình còn trở nên tồi tệ hơn khi các lệnh hạn chế liên quan đến virus Trung Cộng đã khiến nhiều hành vi thông thường của con người lại bị coi là ‘bất hợp pháp’, điều này mở toang cánh cửa cho việc nhắm mục tiêu chính trị một cách tùy ý.
Giáo sư Rectenwald chia sẻ: “Tôi nghĩ rằng phương tiện mà nhà nước cảnh sát này đang sử dụng cho việc thiết lập đế chế của mình là thanh trừng những người ủng hộ ông Trump và có khả năng sẽ dùng các thước đo y tế để xác định mức tín nhiệm xã hội tương đương [của người dân].”
Các tài liệu về chủ đề này chỉ ra rằng, mặc dù lòng trung thành với chính phủ và một đảng chính trị cụ thể đóng vai trò quan trọng, nhưng chính sự nô lệ từ trong gốc rễ tư tưởng đối với chủ nghĩa độc tài toàn trị mới mang lại cho nó những ‘tay sai’ đắc lực.

Đâu mới là hệ tư tưởng toàn trị thật sự?
Trong cuốn sách “Chủ nghĩa hiện đại và Chủ nghĩa toàn trị: Ngẫm lại về Nguồn gốc Tư duy của Chủ nghĩa Đức Quốc xã và Chủ nghĩa Stalin từ năm 1945 đến nay”, tác giả Richard Shorten đã giải thích rằng những yếu tố kết hợp các chủ nghĩa toàn trị lại với nhau như một tổ hợp tư duy nhằm nuôi dưỡng tham vọng về nền tảng của một xã hội hư cấu – “ý định tạo ra một ‘Con người mới'”.
Nhiều ý thức hệ khác nhau định hình nên những tham vọng khác nhau, dựa trên những gì mà họ cho là chìa khóa của sự chuyển đổi.
Karl Marx, đồng tác giả của Tuyên ngôn Cộng sản, cho rằng việc kiểm soát nền kinh tế là trọng yếu. Trong cuốn sách Das Kapital của mình, Karl Marx mô tả về chủ nghĩa xã hội là những “con người xã hội hóa, những người cùng hợp tác sản xuất, điều tiết một cách hợp lý mối liên hệ giữa họ với Tự nhiên, đặt nó dưới sự kiểm soát chung của họ, thay vì bị Tự nhiên cai trị như những kẻ mù lòa.”
Adolf Hitler, lãnh đạo Đảng Công nhân Xã hội Quốc gia ở Đức Quốc xã lại coi chủng tộc là yếu tố then chốt. Ông ta tuyên bố, bằng cách loại bỏ người Do Thái và các chủng tộc được cho là “thấp cấp” hơn khỏi xã hội, loài người sẽ trở nên “xã hội hóa”, đó là một quá trình chuyển đổi và hoàn thiện.
Trong số các hệ tư tưởng hiện tại, cái chiếm ưu thế nhất khởi nguồn từ “lý thuyết phê bình”, nơi “công bằng” được lấy làm thước đo cho một xã hội hoàn thiện, nghĩa là tất cả sự khác biệt về thành quả giữa những người thuộc các nhóm nhân khẩu học khác nhau đều bị gạt ra ngoài lề lịch sử, mục tiêu là phải loại bỏ cho bằng được “quyền lực tối cao của người da trắng“.
Trong khi những hệ tư tưởng như vậy thường hô hào chủ nghĩa tập thể, kêu gọi đoàn kết thống nhất ở cấp độ quốc gia hoặc thậm chí là quốc tế đằng sau các chương trình nghị sự của họ, nhưng trên thực tế, họ lại ‘ẩn mình’ dưới cái mác của chủ nghĩa tinh hoa và chủ nghĩa độc tài vì họ nhận thấy nhân loại chưa bao giờ đủ “tỉnh táo” để phục tùng đường lối của họ một cách tự nguyện.
Trong số những lời tiên tri của Marx, cách mạng được cho là bùng nổ một cách tự phát. Tuy nhiên, điều đó đã không bao giờ xảy ra, Vladimir Lenin, người đứng đầu Liên bang Xô viết đầu tiên trên thế giới đã kết luận rằng cách mạng cần phải có sự lãnh đạo.
Tác giả người Mỹ James Lindsay từng viết: “Về lý tưởng là bạn phải có một đảng giác ngộ nào đó… người thấu hiểu vấn đề của giai cấp vô sản hơn cả chính giai cấp đó và sẽ ‘chăn dắt’ họ thông qua cuộc cách mạng mà họ cần phải thực hiện vì những lợi ích lớn hơn.”
Các nhân tố hình thành nên lối tư duy này có thể được tìm thấy trong ý thức hệ của các đảng phái chính trị hiện nay, từ những người theo chủ nghĩa tân Đức Quốc xã cho đến chủ nghĩa cộng sản phi chính phủ, chủ nghĩa cấp tiến và ở một mức độ nào đó, thậm chí còn có cả những người theo chủ nghĩa tân tự do và tân bảo thủ.
Ông Linsay cho biết: “Đây là lý do tại sao ngày nay bạn sẽ thấy rất nhiều người nói rằng câu trả lời khả thi duy nhất là quay trở lại hoàn toàn với chủ nghĩa tự do cổ điển hoặc hoặc từ chối hẳn chủ nghĩa tự do hiện đại đang làm tiền đề cho chủ nghĩa cấp tiến, chủ nghĩa tân tự do, v.v.”.
Điều đó không chỉ nói lên rằng những hệ tư tưởng này đang công khai ủng hộ chủ nghĩa toàn trị mà chắc chắn chúng sẽ dẫn đến hình thái xã hội ấy.
Lộ trình có thể được tóm tắt ngắn gọn như sau:
Dường như có một điều sai lầm cơ bản gì đó và không thể chấp nhận được trong thực tế xã hội.
Một kế hoạch có thể khắc phục vấn đề này và đòi hỏi cả xã hội cùng tham gia.
Những ai không đồng tình với kế hoạch cần được cải tạo về nhận thức cho tới khi họ chấp nhận nó.
Những người chống đối lý luận này cần được giáo dục lại, cho dù họ có muốn hay không.
Những người không chấp nhận kế hoạch, bất kể họ là ai, đều cần phải bị loại bỏ khỏi xã hội.
Ông Lindsay tiếp tục: “Tôi nghĩ rằng đó là một sự cưỡng chế tập thể. Chúng ta có thể biến thế giới thành thứ mà chúng ta muốn nếu như tất cả đều ở trên một con thuyền. Thành thật mà nói, đó là một thảm họa.”
Bước thứ 4 và 5 trong lộ trình trên dường như đang được hiện thực hóa.
Cựu giám đốc an ninh của Facebook, ông Alex Stamos gần đây đã dán nhãn việc đặt nghi vấn rộng rãi về kết quả bầu cử năm 2020 là “chủ nghĩa cực đoan bạo lực” mà cách mạng truyền thông xã hội nên phản đối chúng giống như cách họ đã làm đối với các nội dung tuyển dụng trực tuyến của nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan ISIS.
Theo ông Stamos: “Vấn đề cốt lõi là chúng tôi đã phung phí rất nhiều thời gian, cả trên các nền tảng truyền thống và mạng xã hội đối với các bên có những quan điểm chính trị phóng túng” và điều này đã dẫn đến sự nổi dậy của việc “ngày càng có nhiều phương tiện thay thế cực đoan hơn như OAN và Newsmax.”
Ông Stamos sau đó đã ngẫm nghĩ cách làm sao để cải tạo tư tưởng của những người Mỹ bị ‘đắm chìm‘ vào các nguồn tin bất đồng chính kiến.
Ông phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với CNN: “Làm thế nào có thế đưa được những người ấy về lại với các xu hướng đưa tin dựa trên sự thật và cố gắng khiến tất cả chúng ta nhìn nhận cùng một thực tế đồng nhất?”
Người dẫn chương trình CNN Brian Stelter tiếp lời: “Và ông có thể chứ? Điều đó có thể không?”
Logic mà họ lập luận như sau:
Ông Trump tuyên bố cuộc bầu cử đã bị đánh cắp bằng gian lận và các hành vi bất hợp pháp khác.
Điều này đã không được thừa nhận tại tòa án và do đó là sai.
Những người tấn công Điện Capitol ngày 6/1 đã cố gắng đột nhập vào bên trong và làm gián đoạn việc kiểm phiếu Đại cử tri. Họ làm như vậy vì họ tin rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp.
Từ đó suy ra, bất kỳ ai đặt nghi vấn về kết quả cuộc bầu cử đều là những kẻ cực đoạn và có khả năng gây ra khủng bố (như những kẻ tấn công Điện Capitol).
Với hàng chục nghìn binh sĩ được huy động để bảo vệ lễ nhậm chức của ông Joe Biden, Hạ nghị sĩ Steve Cohen gần đây đã nói với CNN rằng, tất cả các thành viên trong hàng ngũ bảo vệ mà đã bỏ phiếu cho ông Trump đều thuộc “diện tình nghi” mà “có khả năng sẽ thực hiện điều gì đó“, ông này đang ám chỉ đến việc các nhà lãnh đạo trong quá khứ của những quốc gia khác đã bị ám sát “bởi chính người dân của họ.”
Cựu Giám đốc FBI James Comey gần đây đã nói rằng đảng Cộng hòa cần phải bị “thiêu rụi hoặc cải tổ”.
Nhà làm phim bảo thủ Dinesh D’Souza đã nhận xét trong một podcast: “Họ muốn một nhà nước độc đảng.” Tuy nhiên, “điều đó không có nghĩa là họ không muốn có đối thủ. Điều họ cần là một phe đối lập bù nhìn. Họ muốn các đảng viên Cộng hòa ở yên tại vị trí, nơi mà họ có thể phán quyết một đảng viên nên như thế nào là ổn.”
Cũng giống như việc Marx đổ lỗi cho các nhà tư bản và Hitler đổ lỗi cho người Do Thái về các tệ nạn của thế giới, chế độ hiện tại cũng có xu hướng quy tội cho cái họ gọi là “quyền lực tối cao của người da trắng”.
Dân biểu Cori Bush trong một Twitter gần đây đã viết: “Hãy trục xuất các thành viên Đảng Cộng hòa đã kích động cuộc đảo chính của phe thượng tôn da trắng.”. Tweet này thu được khoảng 300.000 lượt thích.
Bà Bush đang đề cập đến các nhà lập pháp Cộng hòa đã phản đối kết quả bầu cử của Arizona và Pennsylvania vào ngày 6/1. Lời phản đối của họ đã bị bác bỏ.
Nhà báo Jeff Stein của tờ Daily Beast gần đây đã đặt ra câu hỏi: “Liệu các Cơ quan Gián điệp của Hoa Kỳ có thể ngăn chặn chủ nghĩa Khủng bố Da trắng không?” và kết luận rằng việc kêu gọi những “cảnh sát mật” truy lùng những người Mỹ “cực đoan” cũng có thể thu hút làn sóng chú ý mới.
Dưới chế độ này, các cáo buộc gian lận bầu cử – trên thực tế là sự nghi ngờ về tính hợp pháp của nhà lãnh đạo – đã trở thành hành vi kích động khủng bố. YouTube (thuộc sở hữu của Google), Facebook và Twitter đã cấm các nội dung tuyên bố rằng cuộc bầu cử bị gian lận hoặc gắn cho chúng các nhãn cảnh báo. Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey gần đây đã nói rằng việc cấm tài khoản của Tổng thống Trump chỉ là bước khởi đầu.
Cách tiếp cận này rất thân quen với đường lối của chế độ Cộng sản Trung Quốc, vốn thường nhắm vào những người bất đồng chính kiến, quy cho họ tội danh “chống phá nhà nước” hoặc “lan truyền tin đồn”.

Đâu là sự cứu rỗi?
Nếu những lời kêu gọi tái tổ chức thế giới một cách triệt để thực chất là chủ nghĩa độc tài toàn trị thì nhân loại làm sao tránh được chúng? Câu trả lời dường như đã nằm trong chính bản thân câu hỏi.
Vì chủ nghĩa toàn trị yêu cầu lòng trung thành đối với ý thức hệ của nó nên chủ nghĩa này sẽ không thể tồn tại nếu xã hội không đáp ứng ‘lòng trung thành’ này.
Hơp chủng quốc Hoa Kỳ được thành lập dựa trên lý tưởng rằng, quyền cá nhân con người là do Chúa ban cho và không thể chuyển nhượng. Lý tưởng này xuất phát từ niềm tin truyền thống rằng đạo đức của nhân loại bắt nguồn từ Thần, là bức tường thành kiên cố chống lại bất kỳ nỗ lực nào nhằm xâm phạm quyền con người, ngay cả khi chúng mang danh là vì lợi ích của chính họ.
Giáo sư Rectenwald kết luận: “Nếu bạn không phải là người thực sự tin Chúa, thì bạn vẫn có thể đặt mình trong lý tưởng về Chúa để suy nghĩ vấn đề này… Chúng ta cần phải dựa vào một Thẩm phán công tâm, Người vượt lên trên tất cả những quan niệm và thành kiến của chính con người chúng ta để bảo vệ quyền lợi cho con người… Bởi vì nếu không thì bạn sẽ rất dễ bị ‘nhào nặn’ dưới hoàn cảnh vô cùng xảo diệu này, nơi những người nắm giữ quyền lực và sức mạnh cưỡng chế sẽ hợp lý hóa việc loại bỏ quyền con người một cách hoàn toàn.”
24/01/2021
https://trithucvn.org/the-gioi/nuoc-my-tren-duong-roi-vao-tay-chu-nghia-doc-tai-toan-tri.html


Tại sao cánh tả phải

ngăn chận tự do ngôn luận?

Tác giả:  Dennis Prager
Điền Phong biên dịch

Chúng ta hãy bắt đầu với sự thật này: Cánh tả luôn ngăn cản tự do ngôn luận. Kể từ khi Vladimir Lenin và cuộc Cách mạng Bolshevik ở Nga năm 1917, không có tấm gương nào về việc cánh tả nắm quyền kiểm soát mà lại không đè bẹp những người bất đồng chính kiến.
Đó là một trong những điểm khác biệt quan trọng giữa phe tự do và phe cánh tả: Chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa tự do tin vào tự do ngôn luận. (Mối đe dọa hiện nay của phe cánh tả đối với tự do ở Mỹ, mối đe dọa lớn nhất đối với tự do trong lịch sử Hoa Kỳ, có thể xảy ra bởi vì những người theo chủ nghĩa tự do nghĩ rằng họ phải sợ những người bảo thủ hơn là từ cánh tả. Những người theo chủ nghĩa tự do không hiểu rằng cánh tả coi những người tự do là những kẻ ngu ngốc hữu ích của họ .)
Cánh tả kiểm soát các trường đại học. Có rất ít hoặc không có nhà truòng nào của họ cho phép bất đồng chính kiến.
Cánh tả kiểm soát gần như mọi phương tiện "tin tức". Có rất ít hoặc không có bất đồng chính kiến trên các phương tiện truyền thông chính thống – cũng không có bất đồng trong các phần “tin tức” và trong các phần quan điểm.
Cánh tả kiểm soát Hollywood. Không có bất đồng quan điểm nào được phép ở Hollywood.
Đó là lý do tại sao chúng ta có phong trào “hủy bỏ văn hóa” (cancel culture) - có việc im lặng và sa thải bất kỳ ai công khai bất đồng chính kiến với cánh tả, và thậm chí chữ “công khai” không còn cần thiết xử dụng nữa vì mọi trù dập đều được thực hiện trong phạm vi cá nhân âm thầm. Hiệp hội môi giới bất động sản quốc gia vừa thông báo rằng nếu bạn bày tỏ quan điểm bất đồng một cách riêng tư (đặc biệt là về chủng tộc, màu da) bạn có thể bị phạt và mất tư cách thành viên trong tổ chức - điều này có thể kết thúc sự nghiệp môi giới của bạn.
Vì vậy, chúng ta quay trở lại câu hỏi mở đầu: Tại sao cánh tả cần dẹp tan mọi bất đồng chính kiến ? Đây là một câu hỏi khiến tất cả trở nên gay gắt hơn bởi vì không có sự song hành nào  giữa cánh tả với cánh hữu: Ở cánh hữu, người bảo thủ không dập tắt các bất đồng quan điểm hoặc tranh luận.
Câu trả lời là, dù cánh tả không chịu thừa nhận tâm trạng này, cánh tả đang sợ hãi sự bất đồng chính kiến. Và họ làm như vậy vì có lý do chính đáng của riêng họ. Chủ nghĩa cánh tả về bản chất là một quả khinh khí cầu khổng lồ không chứa gì ngoài khí nóng. Do đó, bất kể quả bóng lớn đến đâu – như Đảng Dân chủ, báo New York Times, Đại học Yale - tất cả chỉ cần một chiếc đinh ghim là làm nó nổ tung.
Chủ nghĩa cánh tả được giới trí thức tôn sùng. Nhưng có rất ít chất trí tuệ nơi chủ nghĩa cánh tả. Nó là sự kết hợp giữa giáo điều và cảm xúc. Bằng chứng ư ? Những người có chiều sâu trí tuệ không bóp nghẹt bất đồng quan điểm; họ hoan nghênh nó.
Đó là lý do tại sao các trường đại học rất phản đối những người bảo thủ đến phát biểu trong khuôn viên trường. Một người bảo thủ khéo miệng có thể làm tiêu tan nhiều năm truyền đạt tư tưởng của cánh tả trong một bài nói chuyện kéo dài một giờ hoặc bằng cách Hỏi và Đáp. Tôi biết điều này từ kinh nghiệm cá nhân ở các trường. Bạn cũng có thể thử để biêt. Xem các bài phát biểu của bất kỳ đảng viên bảo thủ nào được phép phát biểu trong khuôn viên trường - nhiều bài phát biểu trong số này vẫn còn trên YouTube - và bạn sẽ thấy các hội trường lớn chật kín sinh viên khao khát được nghe điều gì đó khác ngoài những tuyên truyền nhạt nhẻo của cánh tả. Nhìn vào khuôn mặt của họ, tràn đầy sự chú ý đến những ý tưởng mà họ chưa từng nghe, thấy rõ ràng là lời phát biểu của giới bảo thủ đang có tác động. Các trường đại học hoàn toàn có quyền sợ hãi việc chúng ta đến đó để phát biểu. Chúng tôi đến chỉ với chiếc ghim nhỏ mà có thể làm nổ quả bóng 50.000 đô la một năm của họ.
Đó cũng là lý do tại sao rất khó để buộc bất kỳ ai trong số họ tranh luận với bất kỳ ai trong chúng ta. Trong 35 năm làm đài, tôi chưa bao giờ ngược đãi hay trù dập một vị khách nào. Tôi vô cùng lịch sự với một biểu tượng của cánh tả là ông Howard Zinn, một người ghét nước Mỹ và là tác giả của cuốn sách “Lịch sử dân tộc của Hoa Kỳ”. Tôi thậm chí còn mời một giáo sư khoa học chính trị của UCLA và là nghệ sĩ vĩ cầm, một trong bảy thành viên của Dàn nhạc Giao hưởng Santa Monica, người đã từ chối chơi đàn khi tôi chỉ huy dàn nhạc trong bản giao hưởng Joseph Haydn trong Phòng hòa nhạc Disney - chỉ vì tôi là người bảo thủ.
Bất chấp bức thư công khai của ông ấy, trong đó ông ấy buộc tội tôi đang nắm giữ "những vị trí cố chấp khủng khiếp" và viết "Xin hãy kêu gọi bạn bè của các bạn đừng tham dự buổi hòa nhạc này, vì điều này sẽ giúp sự cố chấp được bình thường hóa trong cộng đồng của chúng ta," tôi vẫn mời ông ấy trong chương trình phát thanh quốc gia của mình. Ông ấy đã đồng ý. Tôi đã để ông ấy ở phòng thu cả tiếng đồng hồ và đối xử với ông ấy và vợ ông ấy với sự tôn trọng tuyệt vời, mặc dù tôi khinh thường những lời buộc tội sai trái của ông ấy và chủ trương bênh vực cho chủ trương "hủy bỏ văn hóa". Mọi người Mỹ nên nghe chương trình phát thanh dài 1 tiếng đó.
Thật không may cho sức khỏe tinh thần và trí tuệ của xã hội chúng ta, ông Zinn ấy, và một số người khác là những kẻ dị thường. Trong số hơn 100 tác giả, giáo sư và nhà báo cánh tả được mời xuất hiện trong chương trình của tôi, hầu như không ai phản hồi bằng lời khẳng định chịu đến dự. Họ thích đài NPR hơn, nơi họ không bao giờ bị thách thức.
Tuy nhiên, điều ngược lại là không đúng: Mọi trí thức bảo thủ mà tôi biết đều nói THUẬN với mọi lời mời từ cánh tả mà chúng tôi nhận được (rất ít). Tất nhiên, chúng tôi hầu như không bao giờ được mời. Chúng tôi thường xuyên mời những người cánh tả. Những người cánh tả hầu như không bao giờ mời chúng tôi. Họ cho rằng đó là vì chúng tôi không đạt trình độ dân trí của họ và họ không muốn lãng phí thời gian của mình. Người ta sẽ nghĩ rằng cơ hội để công khai trình bày cho duư luận thấy những người bảo thủ như chúng ta thực sự hư hỏng như thế nào sẽ là dịp quá tốt cho họ để có thể bỏ qua.
Những người cánh tả không tranh luận về chúng tôi hoặc xuất hiện với tư cách khách mời trong các chương trình của chúng tôi, họ ngăn chúng tôi phát biểu bất cứ khi nào có thể, bởi vì họ (chính xác) sợ những người bảo thủ.
Những kẻ khích động về màu da như Ibram X. Kendi hoặc Ta-Nehisi Coates hoặc tác giả sách “White Fragility” (sự mỏng manh của dân da trắng) Robin DiAngelo sẽ không bao giờ dám tranh luận với ai cả, chẳng hạn với ông Larry Elder. Tại sao lại không? Bởi vì họ sẽ được nhận diện là những kẻ mang lại sự căm ghét nông cạn về mặt trí tuệ. Trong sâu thẳm, họ biết điều đó. Ông Larry Elder là một trong nhiều trí thức da đen bảo thủ mà những người da đen (cũng như người da trắng) thuộc cánh tả từ chối tranh luận.
Bây giờ bạn biết lý do tại sao cánh tả ngăn chặn tự do ngôn luận rồi đó: Bởi vì họ buộc phải làm vậy để tự bảo tồn lấy họ. Vì nếu có tự do ngôn luận thì sinh ra bất đồng chính kiến. Và nếu có bất đồng quan điểm, thì cánh tả sẽ không còn tồn tại được nữa.
https://trithucvn.org/the-gioi/nuoc-my-tren-duong-roi-vao-tay-chu-nghia-doc-tai-toan-tri.html



Những lời nói dối của ông Biden

khi làm tổng thống

Tờ Federalist đã tổng hợp một số cam kết của ông Biden trước khi nhậm chức và tuyên bố đối lập của ông sau khi bước chân vào Tòa Bạch Ốc.
Ông Biden thừa nhận đại dịch COVID-19 sẽ tồi tệ hơn sau khi cam kết ngăn chặn virus
Trong toàn bộ chiến dịch tranh cử của mình, ông Biden đã cam kết kế hoạch phòng dịch “xóa sổ virus” Corona trên toàn cầu. Tuy nhiên mới đây vào ngày 22/1, ông đã tuyên bố: “Nếu chúng ta không hành động, sẽ có một làn sóng trục xuất và tịch thu nhà (do không thể trả tiền thuê) trong những tháng tới khi đại dịch này hoành hành. Chúng ta không thể làm gì để thay đổi quỹ đạo của đại dịch trong vài tháng tới”.
Ông Biden tuyên bố chính phủ liên bang chưa bao giờ có hành động khẩn cấp để chống lại đại dịch
Ông Joe Biden tuyên bố chính phủ liên bang đã thất bại trong việc “hành động khẩn cấp” để chống lại đại dịch virus corona.
“Trong năm qua, người dân không thể dựa vào chính phủ liên bang đưa ra hành động khẩn trương, tập trung và phối hợp mà chúng ta cần, và chúng ta đã thấy cái giá thảm hại phải trả cho thất bại đó”, ông Biden nói.
Tuy nhiên, ông đã “quên” đề cập đến việc Chiến dịch Warp Speed của chính quyền TT Trump đã sản xuất thành công 2 loại vắc-xin COVID-19 cuối năm 2020. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Texas John Cornyn cũng chỉ ra rằng Quốc hội đã thông qua hàng nghìn tỷ USD kích thích, cung cấp ngân quỹ cho các nỗ lực chống đại dịch và phục hồi kinh tế.
Nhóm của ông Biden nói cựu TT Trump không đưa ra kế hoạch phân phối vắc-xin
Ngày 21/1, CNN đưa tin, nhóm của ông Biden nói với họ rằng cựu TT Trump không chuyển giao kế hoạch phân phối vắc xin cho họ.
Các nguồn tin trong chính quyền TT Biden nói với CNN rằng họ không được chuyển giao bất kỳ kế hoạch phân phối vắc-xin nào từ chính quyền trước. Tuy nhiên, dưới đây là biểu đồ kế hoạch phân bố vắc-xin do Chiến dịch Warp Speed để lại.
Tuyên bố của nhóm ông Biden cũng trái ngược với Giám đốc Viện Y tế Quốc gia, Tiến sĩ Anthony Fauci vào buổi chiều cùng ngày.
Ông Fauci nói với các phóng viên: “Chúng tôi chắc chắn sẽ không phải bắt đầu lại từ đầu, bởi vì hoạt động phân phối đang diễn ra”.
Phát ngôn viên Nhà Trắng của ông Biden biện minh cho việc ông không đeo khẩu trang
Phát ngôn viên Nhà Trắng của ông Biden Jen Psaki đã biện minh cho quyết định của ông cùng gia đình vì không đeo khẩu trang tại Đài tưởng niệm Lincoln sau khi ông kí một sắc lệnh bắt buộc đeo khẩu trang tại tất cả các khu vực liên bang.
Khi được hỏi vì sao ông ấy vi phạm luật của chính mình, cô Jen Psaki trả lời “Ông ấy đang kỷ niệm một ngày lịch sử ở đất nước chúng ta… Chúng ta phải lo lắng về những điều lớn hơn”.
Ông Biden đã tiêm vắc-xin COVID-19 hai lần nhưng Trung tâm hướng dẫn Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) quy định rằng người đã được tiêm phòng vẫn cần tiếp tục đeo khẩu trang, với lý do là chưa đủ nghiên cứu cho thấy những người này không lan truyền virus. Mặc dù ông Biden có thể không đeo khẩu trang vì ông ấy ở ngoài trời và đã đứng cách xa những người khác nhưng ông đã tự vi phạm sắc lệnh mà chính mình đặt bút ký.
Biden tuyên bố sai: Các kênh truyền thông không nói rằng kế hoạch vắc-xin của ông là “không thể”
Ông Joe Biden đã cam kết mục tiêu chính quyền của mình là tiêm vắc-xin cho 100 triệu người Mỹ trong 100 ngày đầu nắm quyền sau khi một phóng viên đặt câu hỏi liệu mục tiêu đó có quá khiêm tốn hay không.
“Khi tôi thông báo điều này, tất cả các anh đều nói điều đó là không thể. Thôi nào. Đừng nói như vậy, anh bạn,” ông Biden đáp.
Một số ít các bài báo trên các kênh lớn bày tỏ hoài nghi rằng ông có thể tiêm vắc-xin cho 100 triệu người trong 100 ngày. Điều này làm suy yếu tuyên bố của ông Biden rằng “tất cả” phương tiện truyền thông đều nói ông “không thể” phân phối vắc-xin nhanh như vậy.

Ông Biden tuyên bố thống nhất nhưng lại chỉ trích thượng nghị sĩ Cộng hòa là phát xít
Ông Biden khởi động nhiệm kỳ tổng thống của mình bằng cách tự gọi mình là tổng thống thống nhất nhưng ông lại thúc đẩy chương trình nghị sự cấp tiến mang tính đảng phái.
Ông đã so sánh ông Trump với Paul Joseph Goebbels, người giữ chức Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã. Ông cũng ám chỉ thượng nghị sĩ Ted Cruz và Josh Hawley là “phát-xít” sau khi họ bỏ phiếu để chống lại kết quả phiếu đại cử tri hôm 6/1. “Họ là một phần của lời nói dối lớn, lời nói dối lớn”, ông Biden nói.
Khi trở thành tổng thống, ông Biden nói với người dân Mỹ “Với tất cả những người đã không ủng hộ chúng tôi, hãy để tôi nói điều này: Hãy lắng nghe tôi khi chúng tôi tiến về phía trước. Hãy đánh giá tôi và trái tim tôi,”.
Tuy nhiên, chưa đầy hai tuần trước đó, tổng thống “đoàn kết” đã bôi nhọ người thuộc Đảng Cộng hòa.
Ở Mỹ, việc giới truyền thông độc lập tổng kết các lời kêu gọi không thành sự thật của các tổng thống là điều bình thường. Tuy nhiên vì rất nhiều kênh thông tấn lớn hiện đã chuyển thành “thiên tả”, đưa tin có lợi cho Đảng dân chủ vì vậy một số báo chí cánh hữu đã tổng hợp thông tin về những “cam kết không thành hiện thực” của ông Biden để cân bằng.

Những “thành quả” đầu tiên của Joe Biden
Chưa có một hành động nào, sắc lệnh nào ích quốc lợi dân, chỉ có chủ trương trả thù, lợi ích cho phe nhóm, làm hại cho đất nước và dân chúng Hoa Kỳ.
Điển hình là làm mất công ăn việc làm của công nhân, và nay thả hết những tên di dân bất hợp pháp, đa số là tội phạm với tiền án… và mai đây với hàng chục ngàn di dân bất hợp pháp, đang chờ tràn qua biên giới.
Một viễn ảnh không tốt đẹp chút nào, nếu không muốn nói là tối tăm cho Hoa Kỳ.
Những sắc lệnh gây tranh cãi của Joe Biden
Trước ngày tuyên thệ Tổng Thống, 20/1/2021, những cổng sắt, hàng rào kẽm nhọn cao hơn đầu người đã được dựng lên khắp nơi, và một lực lượng 25 ngàn lính vệ binh quốc gia, cộng thêm 5 ngàn cảnh sát đã được điều động tới thủ đô Washington, DC.  Người dân Hoa Kỳ hồi hộp chờ đợi, chờ đợi từng ngày, từng giờ và từng phút. Hơn 74 triệu cử tri ủng hộ TT Trump vẫn tiếp tục chờ đợi, ngay cả sau khi ông đã đọc diễn văn từ biệt, họ vẫn tiếp tục nuôi hy vọng mong chờ một biến chuyển lớn sẽ xảy ra.  Thế rồi người ta đã phải ngậm ngùi chấp nhận một sự thật phũ phàng: lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống của ông Joe Biden cuối cùng đã được diễn ra theo đúng lịch trình.
Đây là một buổi lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống buồn tẻ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Những lá cờ nhỏ thường được cắm tại nghĩa trang quân đội, hôm nay, trong lễ tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống của ông Joe Biden, người ta đã thấy 200 ngàn lá cờ được cắm trước khán đài. Những người quan tâm tới thời cuộc không khỏi đau lòng nghĩ tới tương lai của đất nước này, rồi đây có lẽ sẽ u buồn ảm đạm như ngày nhậm chức của Tân Tổng Thống.
Tân Tổng Thống (TTT) làm mất công ăn việc làm của người dân    
Theo Breitbart News, chỉ mấy tiếng đồng hồ sau khi nhậm chức, TTT Joe Biden đã tạo kỷ lục thất nghiệp cho dân chúng.  Ông ta đã ký sắc lệnh cấm không cho đường ống dẫn dầu của Keystone XL được tiếp tục hoạt động.  Quyết định vội vã và đơn phương này chắc chắn sẽ tạo ra mối bất hòa với đồng minh Canada, và những tranh tụng đòi bồi hoàn thiệt hại hàng nhiều tỷ dollars cho công ty đầu tư.  Thêm vào đó, quyết định này đã tạo ra ngay nạn thất nghiệp cho hơn 10 ngàn người làm việc trong những công trường xây dựng đường ống, và hơn 60 ngàn công nhân thuộc những lãnh vực liên hệ.  
Chính quyền Joe Biden còn thông báo đã tạm ngưng giấy phép cho thuê và khai thác dầu khí trên lãnh thổ và lãnh hải của Hoa Kỳ trong thời gian thay đổi chính sách năng lượng hiện tại qua năng lượng xanh.  Hàng triệu người sẽ mất công ăn việc làm trong nhiều năm vì sự chuyển đổi này.  Kỹ nghệ năng lượng xanh dưới thời TT Obama bị thất bại sau khi đã chi tiêu nhiều ngàn tỷ dollars.  Năm 2012, đa số các cơ quan truyền thông báo chí, ngay cả những truyền thông thiên tả như CNN, ABC, Washington Post, . . .  đã đồng loạt xác nhận rằng chương trình Năng Lượng Xanh của TT Obama không giúp phát triển kinh tế, nạn thất nghiệp vẫn ở mức rất cao.  
Giờ đây TTT Joe Biden muốn lập lại chính sách sai lầm của TT Obama. Ông ta đã quên rằng chính sách ưu đãi năng lượng của TT Trump đã giúp cho kinh tế Hoa Kỳ được phát triển mạnh, và năm 2019 Hoa Kỳ đã đứng đầu thế giới trong việc sản xuất dầu thô. Tại sao TTT Joe Biden lại muốn đảo ngược chính sách năng lượng của TT Trump?
Chính sách di dân
Ngay trong ngày đầu tiên TTT Joe Biden đã ký nhiều sắc lệnh đảo ngược chính sách di dân của TT Trump, điển hình là:
- Ân xá cho người nhập cư bất hợp pháp: TTT Joe Biden muốn thay đổi luật di trú nhằm tạo cơ hội cho khoảng từ 11 triệu tới 22 triệu di dân bất hợp pháp được cấp thẻ xanh trong 3 năm và sau đó sẽ trở thành công dân Hoa Kỳ.  Di dân có quốc tịch và đủ tuổi đi bầu sẽ được tham dự bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử sau năm 2029.  
Trường hợp không có ân xá, mức nhập cư hợp pháp với tốc độ hiện tại sẽ tăng thêm 15 triệu cử tri sinh ra ở nước ngoài vào năm 2041.  Giáo Sư James Gimpel của đại học Maryland nói:  “đây là một sự thay đổi đáng kể vì nếu mức nhập cư hợp pháp như hiện tại với hơn một triệu người mỗi năm thì chắc chắn sẽ làm suy yếu triển vọng chính trị của đảng Cộng Hòa trong tương lai.”   Nhiều nhà nghiên cứu chính trị đã khẳng định rằng những tiểu bang đang chuyển hướng từ Cộng Hòa qua Dân Chủ như Texas, North Carolina, Florida, Arizona và Nevada, rồi đây sẽ vĩnh viễn trở thành những tiểu bang Dân Chủ.  
- Chính sách mở rộng biên giới: Từ năm 2017 – 2020, chính quyền TT Trump đã xây thêm 425 dặm tường bảo vệ biên giới, kế hoạch này đã giúp cho việc chống di dân tràn vào lãnh thổ Hoa Kỳ được thành công.  Tuy nhiên TTT Joe Biden cho rằng “giải pháp này không hợp lý, chỉ lãng phí tiền bạc,”  và ông ta đã ra lệnh chấm dứt xây dựng tất cả các tường bảo vệ biên giới Hoa Kỳ và Mexico.  Không rõ bức tường biên giới đã được xây có bị phá hủy hay không?
- Chấm dứt chương trình bắt buộc di dân ở lại Mexico: Bức tường bảo vệ biên giới và chính sách “Tạm ở lại Mexico” đã cắt giảm tình trạng vượt biên tràn vào Hoa Kỳ tới 50%. Hiện đang có nhiều đoàn lữ hành với hàng trăm ngàn người đang tiến tới biên giới Hoa Kỳ. Họ cố gắng tràn vào Hoa Kỳ trong vòng 100 ngày đầu của TTT Biden vì ông ta đã hứa trong thời gian này sẽ không trục xuất di dân nhập cư lậu.
“Release them all, immediately,” the ICE official wrote to staff in the memo.
Theo lệnh hành pháp ( Executive Order) của Joe Biden, ICE sẽ “thả chúng ra, ngay lập tức”.. chúng gồm 14,195 tên, trong số đó 71,45% là những tên tội phạm với những tiền án.
Nguồn: Internet


 Lịch sử tái diễn:

Juda và Lê Chiêu Thống ma-dê-in USA

 

 

 

Đăng ngày 28 tháng 01.2021