Lạc giữa tâm bão dịch...
Những ngày qua, giữa những thông tin các tỉnh đua nhau xây tượng đài, khu tưởng niệm, trung ương xin tiền để mua Vaccine nhưng lại.. gửi ngân hàng, làm cho những ai theo dõi tình hình xã hội Việt Nam đi từ choáng váng này đến choáng váng khác.
Dịch bệnh ngày càng gia tăng, phức tạp, số ca ngày một tăng lên, nhiều tỉnh nâng cao mức độ chống dịch là chỉ dấu cho thấy dịch bệnh đã mất kiểm soát.
Giữa ma trận thông tin ấy, ta chợt bắt gặp một tấm hình, đã giữ chặt đôi mắt nhìn vào mà không thoát ra được. Một tấm hình xáo động cả tâm hồn, cả lòng mình.
Ảnh: Đan Nam
Không biết, hai anh em hướng đôi mắt xa xăm ấy đang nhìn gì? Tìm thứ gì ở phía trước ấy, hay tìm tương lai của chính mình? Đôi tay hao gầy, mắt nhìn khắp nơi để hi vọng có ai vô tình liếc qua các em thấy sẽ chào mời, nhưng, vẫn còn nguyên tập vé số, dịch này làm gì có ai dám mua?
Ánh mắt như đợi chờ, hai người nhìn hai hướng như lột tả thực trạng trên đất nước Việt Nam ta.
Giữa cái cảnh nhân dân cùng cực, phải van xin từng hộp cơm thiện nguyện và bên cạnh những ngôi biệt thự xa hoa với những quan chức đang sống hưởng lạc, mà lại ra những quyết định thật trớ trêu như cấm phát cơm phát quà ở Phường 14 Gò Vấp.
Hai ánh mắt ấy, như lột tả 2 hướng đi trên đất nước Việt Nam một bên là những quan chức đảng viên luôn tìm cách vinh thân phì gia, đục khoét vơ vét ngân sách, bóc lột vùi dập nhân dân xuống Vũng bùn khốn khổ và một bên mong mỏi ngày Tự do và ấm no thật sự.
Dân và đảng cầm quyền chưa bao giờ chung một lối đi, họ quá khác biệt vì đảng cầm quyền luôn xem nhân dân là tài nguyên để khai thác để bám vào mà sống.
Hình ảnh 2 em bé bán vé số giữa phố Saigon đã làm cho tôi thật sự hoang mang. Đây là tương lai, là mầm non của đất nước đây ư?
Tại sao một đất nước mệnh danh là thiên đường lại đẩy những đứa bé ngây thơ như vậy ra đường mưu sinh kiếm sống? Những người lãnh đạo đất nước ở đâu rồi? Có bao giờ thấy những cảnh này chưa?
Rừng rừng lớp lớp tượng đài, nhà hát cổng chào để làm gì? Xây lên rồi có thật sự giúp được những mảnh đời bất hạnh này không?
Những ánh mắt đăm chiêu của các em đã làm tôi thấy nhói lòng quá. Vì lẽ, tương lai các em cũng là tương lai của đất nước Việt Nam nó u ám, mờ mịt và đen tối vô cùng.
Giữa tâm bão dịch ta mới biết lạc mất một tương lai... đã từ lâu!
Fb Phạm Minh Vũ
Quân bất lương!
Nguyễn Thế Dũng, phó bí thư đảng ủy Chủ tịch phường 14-Gò Vấp- Thành hồ.
Ngày hôm qua 23/06 Dũng ký một thông báo rằng: nghiêm cấm các hoạt động thiện nguyện, phát cơm, phát quà và tiền cho những người nghèo, người vô gia cư , khó khăn ngoài đường hay tại nhà.
Dũng lên cót rằng: nếu ai muốn phát tiền phát cơm thì hãy tới xin hướng dẫn từ Mặt trận tổ quốc.
Và chốt lại thông báo Dũng đe dọa nếu ai vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật (phạt tiền hay ở tù).
Nguyễn Thế Dũng, một đảng viên cộng sản, một tay có bằng cao cấp lý luận chính trị, một chủ tịch phường ra một quyết định thật bất lương và vô nhân đạo. Và tất nhiên là trái luật, vì Dũng không đủ thẩm quyền.
Dũng có biết rằng, gần 1 tháng qua, ở ngay Gò Vấp có hàng vạn người sống nhờ bằng những phần quà, những hộp cơm ăn vội của MTQ, các nhà hảo tâm cứu trợ cho người nghèo không?
Dũng có biết rằng, đã có hàng ngàn người kể cả thanh niên phụ nữ gần một tháng qua liên tục đăng trên các group facebook, zalo để xin cơm, xin sữa cho bé sơ sinh vì dịch bệnh họ gần như đã kiệt quệ, tiền trọ không có mà đóng, không có cơm mà ăn phải đi xin vậy mà Dũng lại chặn đường sống của những người đó, lương tâm ở đâu?
Dũng có bao giờ lượn một vòng quanh phố, có bắt gặp Bà cụ phải bái lạy người đã cho Bà hộp cơm, tay cụ không còn sức để mở hộp cơm mà ăn, miệng ríu rít cám ơn và xin thêm hộp nữa vì mấy ngày chưa có gì ăn chưa?
Dũng có chứng kiến cảnh những người vô gia cư, co ro vì lạnh và đói khi cơn mưa bất chợt ùa về, họ phải nép tạm vào mái hiên của cửa hàng tạp hóa, phải tựng lưng vào nhau vì chật, đã mấy hôm họ đi nhặt ve chai mà không đủ 10.000 để bán vì ve chai cũng ‘’ế’’ quá chừng, Dũng có từng thấy?
Anh là một chủ tịch phường anh ra một quyết định, mà không hề nghĩ tới những thân phận lây lất đang chới với, cuộc sống đang dần tàn quanh phường của anh sao nhẫn tâm đến thế? Anh có biệt thự để ở, có xe oto để đi, có cơm ngon để ăn chẳng lo lắng gì.
Anh nhân danh chống dịch, nhưng anh có biết để dịch bùng phát lần này nghiêm trọng như thế là do sự quản lý yếu kém của đảng các anh không? Các anh xúi dân đi làm CCCD, đi tụ tập chơi bời ngày 30/04, các anh ép dân đi bầu cử, để rồi dịch bệnh lây lan, phong tỏa, và dân chết kệ dân, như thế là quá tàn ác.
Cho tới bây giờ, tôi chưa từng thấy phường các anh vung tiền ra lo cho những người nghèo, người bán vé số, nhặt ve chai dù một hộp cơm, hay một ổ bánh mì. Bao nhiêu năm qua, thu ngân sách bao nhiêu mà sao lại làm ngơ với dân một cách bất nhẫn đến thế?
Các ông không giúp được gì cho người nghèo thì thôi, sao lại hất đổ hộp cơm của họ để nuôi sống họ qua ngày?
Dù là nhân danh gì đi chăng nữa, mà không giúp cho họ được gì trong lúc này cũng đã là tội ác, lại còn cấm người dân giúp nhau thì không khác nào bắn dân rồi thêm một phát ân huệ.
Mà đưa tiền cho Mặt dày tổ quốc làm gì? Để các ông đem gửi ngân hàng lấy lãi chứ gì? Dân đang chới với giữa đại dịch, mà các ông lại đòi dây máu ăn phần thì thật đúng là QUÂN BẤT LƯƠNG.
Fb Phạm Minh Vũ
Dân muôn vạn trùng khổ
Nhìn đâu cũng thấy ... tượng đài!
Cách đây 2 hôm, tỉnh ủy Bình Phước khánh thành khu di tích tượng đài ghi dấu ấn Hunsen (thủ tướng Cam-bốt) trong hành trình tìm đường cứu nước. Dự án khởi công ngày 04/05/2021, thi công chỉ 40 ngày hoàn thành, tốn 298 tỷ đồng tiền ngân sách.
Trong sáng hôm qua ngày 21/06, tỉnh Thanh Hoá họp để chọn bản thiết kế tượng đài di tích lịch sử, tốn gần 300 tỷ. Và nhiều tỉnh cũng đang triển khai thi công nhà hát, cổng chào, công viên lịch sử... tiền tính phải lên hàng tỷ tỷ.
Ngay giữa lúc Nhân dân cả nước đang còn lắm cảnh khó khăn vì xã hội Việt Nam luôn bị bóp nghẹt và bóc lột. Bình thường Nhân dân VN không thể có cuộc sống đảm bảo mà dư giả mặc dù làm quần quật từ sáng tới tối, từ khuya tới ngày hôm sau vẫn không đủ chi phí mọi vật giá leo thang và cao hơn nhiều nước trong khu vực. Thì một trận dịch gần 2 năm qua, đã làm hàng triệu cuộc sống nhân dân rơi vào hoàn cảnh vô cùng bi đát, ngặt nghèo. Khổ quá nhiều người đã tìm tới tự vẫn để giải thoát.
Những ngày qua khắp nơi ở VN người nghèo đã nổi bật lên với màu sắc u tối bao vây cuộc đời họ. Cậu thiếu niên 17 tuổi xuống Bắc Giang làm cửu vạn 19 ngày ăn mì tôm, 3 ngày phải nhịn đói trong trạng thái vô hồn. Cụ bà giữa trung tâm Saigon 2 ngày không có gì ăn van xin khẩn cầu những hộp cơm nhân ái của người dân với nhau... và khắp nơi như thế, doanh nghiệp nối đuôi nhau đóng cửa, công nhân cứ thế mà thất nghiệp tràn lan. Tạo nên bức tranh xã hội không có tương lai.
Đặt bên cạnh cuộc sống của những người cùng khổ mà tương lai nhân dân VN vô định ấy, ta thấy bức tranh của nhà các quan lộ lên cuộc sống xa hoa, tạo hai thái cực một bên cá quan sống như thiên đường. Các đồng chí khi đem đi cách ly lịch trình toàn ăn nhà hàng 5 sao, chơi Golf (thẻ 3 tỷ), ngủ khách sạn 5 sao và nhà đất thì tới hàng chục căn. Tài sản quan chức có tỉ lệ thuận với sự khốn cùng của tầng lớp dân đen VN đang sống.
Ngay lúc nhân dân khốn cùng, ngặt nghèo như thế đã không có một hỗ trợ như tất cả các quốc gia khác làm thì thôi, các ông lại ngửa tay xin tiền dân đen. Xin từ em bé 5 tuổi tới cụ ông ngưỡng gần đất xa trời, xin trong nước ra tới hải ngoại, xin xong lại đem gửi ngân hàng dưới áo khoác quỹ Vaccine đã gom hơn 8000 tỷ.
Trong khi tiền mua vaccine phải đi xin từng đồng, bỏ rơi nhân dân giữa cơn dịch bệnh, mặc kệ doanh nghiệp chới với khi chẳng còn đường lui, thì cuối tháng 6 này, các ông lại đem 4000 tỷ quăng cho con nghiện hãng hàng không VNA chỉ ăn và phá, mà lại đòi lắm đặc quyền đặc lợi. Để hàng trăm ngàn doanh nghiệp tạo ra giá trị thặng dư cho ngân sách, giải quyết việc làm cho công nhân thì chết đứng không mảy may, lại cứu con nghiện VNA số tiền vô cùng lớn.
Rồi liên tiếp xây hàng loạt tượng đài trăm tỷ tới ngàn tỷ, cổng chào nhà hát đua nhau như tổng tấn công vào ngân sách, đánh cho nhân dân lụi tàn. Một mặt các ông đi vay hàng triệu tỷ, mặt khác tăng thuế má đẩy nhân dân xuống bùn khốn khổ.
Ngay lúc khốn cùng như lúc này, mà các ông vẫn nghĩ tới chuyện vơ vét thì thật bất nhẫn, vô tâm.
Có nước nào mà có cả rừng tượng đài như ở VN không?
Có nước nào mà chính phủ lại xin dân tiền cắc mà lại đổ tiền hàng trăm tỷ xây cái tượng vô nghĩa như thế không?
Các ông hô hào chống Mỹ, nhắc nhở con cháu về tội ác Đế quốc mà ai cũng gửi con đi Mỹ ai cũng mua nhà bên Mỹ là sao?
Giữa rừng tượng đài tôi thấy nhân dân muôn trùng khổ...!
Giữa lúc cả nước đang chống dịch căng thẳng, Saigon thì đang có những biện pháp cực đoan chống dịch. Chính phủ thì kêu gọi xin tiền ngửa tay lấy từ bé 5 tuổi tới cụ già 97 tuổi để mua Vaccine, Vaccine không thấy toàn thấy bỏ bank lấy lãi.
Cuộc sống nhân dân vô cùng khó khăn, người nghèo phải xin từng hộp cơm, có cụ 3 ngày chưa có gì ăn vì đi bới rác, thùng rác cũng không còn gì.
Nhà nước tận thu test Covid công nhân tận 400k, thu tiền cách ly làm cho một gia đình công nhân phải bán cả gia tài để lo liệu chi phí cách ly.
Thế mà bọn Vương quốc Thanh Hoá sáng nay ngồi họp bàn với nhau, chọn bản thiết kế để xây công trình tượng đài cách mạng tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn có quy mô đầu tư với diện tích khoảng 13.109 m2. Công trình có tổng mức đầu tư dự kiến 300 tỷ.
Học sinh không có 500k để nộp quỹ thì giam học bạ không thể chuyển trường, không có tiền đóng học phí thì phải ở nhà, dân chưa kịp đóng viện phí thì bệnh viện để cho bệnh nhân nằm chờ, sống chết mặc kệ. Thế mà một lũ ngồi phòng lạnh, nghiễm nhiên lại vẽ dự án tượng đài tới 300 tỷ lấy chỗ cho bò ăn cỏ, hỏi người cộng sản có còn nhân tính không?
Fb Phạm Minh Vũ
Vô đạo đức đến thế là cùng...!
Sáng trưa chiều tối, gần một năm nay, nhất là dịch bệnh Vũ Hán lần thứ tư xảy đến, bếp ăn từ thiện có tên là Gieo Duyên ở Tân Bình- Saigon do gia đình chị Thái Hoà thực hiện đã giúp rất nhiều người có hoàn cảnh ngặt nghèo, khó khăn, cụ bán vé số, em bé nhặt ve chai. Nhất là Saigon phong tỏa lần 2 liên tiếp trong lần thứ 4 này, và nâng mức độ gắt hơn, thì cần lắm những bếp ấm áp tình người như vậy. Vì một lẽ, chính phủ, nhà nước bỏ rơi người nghèo bên lề xã hội, nhà nước không hề đoái hoài đến họ.
Bao hoàn cảnh cơ nhỡ, không nơi nương tựa cứ thế mà được ấm lòng nhờ bếp ăn này ra đời. Bếp hoạt động hoàn toàn miễn phí, bởi nhiều tấm lòng hảo tâm gửi gắm tình cảm qua đây để chia sẻ tới những người yếu thế trong xã hội. Không chỉ nấu cơm miễn phí, mà bếp còn mở cửa hàng rau 0 đồng để hỗ trợ người bị ảnh hưởng do dịch.
Bếp ra đời có hành động ý nghĩa là thế, vậy mà chị Thái Hoà ngày hôm qua đã thông báo bếp phải dừng lại do “chính quyền đã lên tiếng và cưỡng chế, yêu cầu dừng hoạt động bếp vì hành vi tụ tập đông người”.
Sao lại vô đạo đức và bất nhẫn đến thế?
Bếp chỉ hoạt động gia đình, có được mấy mống người mà lại cấm? Trong khi đó chợ và siêu thị, các cửa hàng cơm bán vẫn đầy người đứng mua vậy sao không cấm?
Sao các ông vô đạo đức thế? Có phải vì các quán cơm hay chợ hoặc siêu thị vẫn hoạt động là do họ đóng tiền bảo kê cho các ông nên các ông không cấm. Còn bếp cơm gia đình là tự phát, các ông không chấm mút được gì nên bắt đóng phải không? Chắc là thế rồi.
Hàng ngày, chứng kiến những gì đang diễn ra trên đất nước hôm nay, không ai có thể mà cầm lòng được khi xã hội phân hoá thành nhiều cực rõ rệt. Xã hội phân chia giai cấp rất sâu sắc, một xã hội vô cùng bất công. Không ai thấy mà lại im lặng được.
Sao các ông vô đạo đức thế?
Trong khi Âu Châu người dân thoải mái tụ tập xem bóng đá cúp, thì Việt Nam lại phong tỏa, dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn, trong khi Châu Âu người dân được chính phủ hỗ trợ giúp đỡ bằng mọi cách thì ở Việt Nam các ông quyết để cho dân sống chết mặc kệ, hơn thế nữa là tìm mọi cách để kiếm ăn, bóc lột tới tận cùng.
Xứ người ta được như thế là do chính phủ họ có trách nhiệm với nhân dân của họ. Còn tại VN, dịch bệnh bùng phát lần này chắc chắn không phải do lỗi người dân VN, bằng chứng hơn 1 năm qua, trải qua 3 lần dịch các ông đã rút ra nhiều kinh nghiệm chống dịch và làm sao để khống chế dịch. Vì vậy, để xảy ra dịch lần này nghiêm trọng là lỗi thuộc về các ông:
Thứ nhất không ngăn chặn sớm hơn, biết dịch nghiêm trọng vẫn để dân ăn chơi ngày “giải phóng”. Thứ 2 là bắt dân đi làm căn cước công dân, thứ 3 là ép dân tụ tập đi bầu cử và sau đó là bung.
Điều quan trọng nhất, người dân Châu Âu tụ tập trong sân bóng đá không đeo khẩu trang gì hết là do họ đã tiêm vaccine. Nhờ chính phủ họ vì dân, nên không kỳ kèo lập Quỹ quyên góp, không bắt em bé 5 tuổi đập heo nộp 100 triệu, càng không cần bắt cụ già 97 tuổi đưa tiền đám ma cho chính phủ họ. Họ đã dự liệu xong cả rồi và giờ được như thế.
Hơn một năm qua các ông đủ mọi ngành chém gió rất ghê gớm, nào dịch ra đi nắng hè rực rỡ, nào cam kết 10 ngày là hết dịch, giờ thì sao? Bung và toang cả rồi. Tất cả là sự yếu kém cả một hệ thống chính trị bất tài, thích nổ mà lại cầu may tới đâu hay tới đó.
Dịch bệnh do các ông yếu kém mới ra như thế. Đã không giúp dân, lại còn trơ trẽn xin đểu dân, lại đểu cáng hơn lại bắt dân mua vaccine, và điều lưu manh nhất là bỏ rơi Người nghèo trong trân dịch đang càn quét những người yếu thế này.
Để dân tự lo cho nhau tưởng là ổn, ai ngờ các ông vô đạo đức tới nổi cắt luôn mạch máu của người nghèo, người yếu thế trong xã hội thì mai họ ra sao?
Hôm nay hàng ngàn người sống lây lất chờ vào bếp cơm từ thiện như thế, các ông yêu cầu dừng rồi người nghèo họ sẽ sống sao. Đến ngay bới rác cũng ế thì họ sống sao đây?
Các ông ra một quyết định thiếu tình người, duy ý chí, chỉ vì sợ trách nhiệm mà không định lượng sự việc sẽ ảnh hưởng như thế nào.
Các ông có bếp thay thế để giúp người nghèo đang sống dựa vào bếp cơm như thế không?
Một chính quyền vô đạo đức.
Fb Phạm Minh Vũ
Chính phủ ăn mày!
Trong khi các quốc gia như Seychelles, Bhutan, Israel, Anh, UAE, Mỹ... đã được chính phủ tài trợ và tiêm vaccine rốt ráo, có quốc gia đã tiêm tới 70% số dân. Như ở Mỹ thì cũng hơn 40%. Đó là trách nhiệm mà mỗi chính phủ phải làm.
Ngoài có trách nhiệm rốt ráo ngăn chặn dịch bệnh lây lan như tiêm vaccine, thì họ còn bật hết công suất bộ máy thể hiện năng lực chuyên nghiệp trong cách điều hành chính phủ khi tạo ra một hệ thống an sinh xã hội vô cùng tốt. Trong đó hỗ trợ mọi cách để đảm bảo doanh nghiệp được duy trì, và lo cho nhân dân ổn định cuộc sống như hỗ trợ tiền, giảm giá thành các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu điện, nước và nhu yếu phẩm.
Người ta là thế, nói đâu xa Lào và Cam mới đây cũng đã yêu cầu hỗ trợ người dân tối đa như giảm giá điện cho dân.
Đã không hỗ trợ nhân dân trong 4 đợt dịch vừa qua. Hầu như không có gói hỗ trợ bung ra nào mà về đúng tay người cần, toàn chảy vào nhà quan. Hơn 51.000 Doanh nghiệp đóng cửa từ khi dịch bệnh bùng phát, nhân dân thất nghiệp tràn lan.
Vậy mà mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đăng đàn kêu gọi “huy động mọi nguồn lực và đóng góp của nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước” để giúp chính phủ tiền mua Vaccine. Từ huy động ở đây có thể hiểu là ăn xin một cách trơ trẽn và vô cùng đốn mạt.
Ở bình diện quốc tế, hành động ngửa tay xin tiền nhân dân còn lo chạy bữa ăn là một hành động bỉ ổi của một chính phủ.
Theo ước tính Việt Nam sẽ phải chi khoảng 25.2 nghìn tỷ đồng để mua 150 triệu liều vaccine cho 75 triệu người. Bộ Tài chính cho biết Chính phủ đã dành 16.000 tỷ đồng cho việc mua vaccine và dự kiến sẽ có thêm 9.200 tỷ đồng từ các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, người dân.
9.200 tỷ mà không lo nổi lại đi xin tiền nhân dân, hỏi vậy là chính phủ gì?
Trong khi đó, Uỷ ban nhân dân các cấp, đảng ủy các cấp đã lên kế hoạch đi du hí tiêu tốn hàng tỷ đồng mỗi cơ quan, rồi xin xây sân bay hàng chục ngàn tỷ, tượng đài, nhà hát, rồi dự án chống ngập hơn 101.000 tỷ. Nói đâu xa, đại hội đảng và bầu cử quốc hội mới đây chỉ là trò hề lặp lại sau mỗi khoá để quan đầu náo chia ghế, tốn hơn 1 tỷ đô la.Tiêu tiền ăn chơi sử dụng không đúng mục đích thì chẳng hề tính toán. Vậy mà, lúc dân gặp nạn cần chính phủ thì chính phủ xin ngược lại. Quả là một chính phủ đốn mạt, bỉ ổi vô cùng.
Lo cho dân không nổi, toàn hứa lèo mà tự hào cái gì ở đây?
Chính phủ gì mà suốt ngày toàn đi ăn mày, ăn mày từ cụ già không mảnh vải tới em bé cơm không đủ ăn, ăn mày ra tận quốc tế, như thế mà suốt ngày đòi hoá rồng hoá hổ?
Một đám thần kinh đến thế là cùng!
———-
[Việt Nam tính tới bây giờ chỉ mới 1% người dân tiếp cận Vaccine]
Fb Phạm Minh Vũ
Một người quen
Ðỗ Duy Ngọc
Tui biết anh ta khi tham gia vào chiến dịch X1, chiến dịch đánh tư sản đầu tiên của chính quyền Cộng Sản tại miền Nam sau 1975. Tui hồi đó thất nghiệp dài cồ, chẳng làm chi ra tiền, đói nhăn răng, cơm chẳng có mà ăn, bán hết áo quần, giày dép rồi tới sách báo, đến lúc chẳng còn gì để bán, nên khi được gợi ý tham gia có cơm ăn là ghi tên ngay.
Bọn tui bị tập trung vào tối 9.9.1975, xe đưa đến trường Pétrus Ký. Ngồi chờ dài cổ mà không biết tập trung để làm gì? Đến nửa đêm thì được chia thành từng nhóm nhỏ, có xe chở đi.
Nhóm của tui có tui với Lượng là gốc sinh viên Đại học Vạn Hạnh, bổ sung thêm một tên ở Đại Học Khoa Học tên Trung, thêm hai người nữa đến giờ chẳng nhớ tên. Tổ trưởng của toán là anh ta, một sĩ quan quân đội Bắc Việt. Anh ta nói tiếng Bắc giọng nhà quê, tụi tui nghe tiếng được tiếng mất. Lại thêm có nhiều từ nghe hơi lạ tai như khắc phục, tranh thủ, phấn đấu...nên nhiều khi tụi tui đoán ra yêu cầu của anh ta mà thực hiện.
Tổ của tụi tui đóng quân ở trên lầu của một khách sạn của người Hoa ở đường Đồng Khánh, nhiệm vụ giữ một điện đài liên lạc, nhưng cũng ít khi thấy có ai gọi hoặc nhắn nhủ chi.
Công việc chẳng có gì, chỉ quanh quẩn trong phòng, rồi chia nhau đi lang thang mấy căn phố đìu hiu, những hàng quán chắc hẳn ngày xưa rất nhộn nhịp. Anh bộ đội chỉ huy của tụi tui thấy cái gì cũng lạ, nhìn cái gì cũng thắc mắc.
Nhiều hôm anh đứng ở balcon, mắt cứ ngước nhìn những toà nhà cao tầng và bảo với tụi tui, sao họ có thể xây được những cái nhà cao và to thế. Có lần tui đi ra phố Lê Lợi, mua về mấy ổ bánh mì thịt với paté, mời anh ta ăn, anh ăn mà miệng cứ xuýt xoa họ làm bằng thứ gì sao nó ngon quá vậy!
Thật ra bánh mì lúc đó chẳng còn ngon như bánh hồi trước 75 vì thực phẩm đã bắt đầu khan hiếm rồi, dù bộ đội mới chiếm Sài Gòn hơn bốn tháng. Nói tóm lại là anh ta hoàn toàn xa lạ với những sản phẩm và cuộc sống văn minh của Sài Gòn.
Anh bảo từ bé đến ngày đi bộ đội vào Nam, anh chỉ ở quê, mò cua bắt ốc, nhiều khi không đủ gạo mà ăn, độn khoai sắn, có lúc độn rau, sống rất thiếu thốn. Thịt bò, thịt heo là những món ăn mơ ước chỉ có ngày Tết hay ngày kỵ giỗ mới có một miếng trơn mồm.
Anh chỉ mong đủ lớn để được vào bộ đội, có cơm ăn. Chiều chiều anh hay rủ tui đi ngắm hàng hóa, anh nhìn những món hàng với ánh mắt khát khao, thèm thuồng. Anh nói với tui là anh mê nhất đồng hồ không người lái có hai cừa sổ và cái đài có band hát nhạc.
Anh thổ lộ là muốn mua quà gởi về cho bố mẹ và các em ngoài ấy mà chẳng có tiền. Anh ta thật thà, không có bệnh nổ như những anh bộ đội miền Bắc khác, nên tụi tui cũng có chút cảm tình. Tình cảm này xuất phát từ lòng thương hại nhiều hơn, dù anh đang là kẻ chiến thắng và đang là người chỉ huy tụi tui.
Một hôm phòng chúng tôi xuất hiện một tù nhân. Ông ta người Hoa, dáng to lớn, bị trói thúc ké vào một chiếc ghế. Nghe thoang thoáng ông ta là một tay tư sản giàu lắm ở Chợ Lớn, khai báo tài sản chưa đầy đủ nên bị bắt tạm giam để điều tra tiếp.
Thế là tụi tui trở thành những tên lính canh, thay phiên nhau canh gác với khẩu súng carbine của nhân dân tự vệ. Đêm đó, tui được phân công gác từ 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng, tui ngồi canh mà mắt cứ díu lại, chập chờn.
Bỗng có tiếng gọi khẽ: Nị à, nị à.... Tui choàng ngay dậy, ông Tàu gật gật đầu, có vẻ muốn nói gì với tui. Tui ngần ngừ đi lại, ông ta nói nhỏ: "Nị cởi trói cho ngộ, rồi mở cửa sổ. Ngộ thoát được sẽ gởi cho nị 5 lượng vàng, bảo đảm sẽ có người đưa tận tay nị."
Thấy tui có vẻ không tin, ông ta nói tiếp, giọng cầu khẩn: "Tin ngộ đi, ở Chợ Lớn này ai cũng biết tên ngộ, ngộ không nói láo đâu, mở trói cho ngộ, ngày mai sẽ có người mang vàng trao tận tay nị"
Thời điểm đó, đối với tui, vàng chẳng có giá trị gì, mà thật ra tui cũng chẳng biết trị giá của nó thì đúng hơn. Hơn nữa, tui vốn nhát gan, nên sợ nếu tên này trốn, chắc tui phải lãnh đủ.
Nghe nói mấy ông cộng sản này kỉ luật nghiêm lắm, nên tui càng sợ. Tui lắc đầu, đưa tay ngang cổ, ra dấu cắt đầu, sợ lắm. Ông nhìn tui, thất vọng...
Người gác kế tui là anh ta, anh sĩ quan Việt cộng. Tui về giường nằm mà cứ nghĩ về ông Tàu, tự hỏi từ lầu ba này mà ông ta nhảy xuống thì không chết cũng què, sao ông ta tính chuyện gan trời vậy. Lan man nghĩ thế thôi, tui đi vào giấc ngủ lúc nào chẳng biết.
Đang say ngủ thì bỗng tui nghe một tiếng rầm như vật gì bị rớt, hốt hoảng choàng dậy, tui thấy cửa sổ mở toang, ông Tàu biến đâu mất, anh ta thì đang loay hoay với cây súng, lên đạn lốp cốp rồi mới hô lớn: Đứng lại, đứng lại không tao bắn...
Thế rồi anh chìa súng ra cửa sổ, chĩa súng lên trời bắn một tràng, rồi mới chạy xuống cầu thang. Tụi tui tỉnh ngủ hẳn, lật đật chạy theo anh. Xuống đến sân, thấy một chiếc xe hơi rồ máy chạy như bay ra đường....
Tui không biết anh ta có bị cấp trên kỉ luật gì không, hôm sau vẫn thấy anh ta sinh hoạt bình thường, cũng chẳng nhắc gì tới vụ ông Tàu trốn thoát. Thế nhưng trong lòng tôi vẫn dấy lên một nỗi nghi ngờ, tui tin chính anh là kẻ cởi trói và mở cửa cho tù nhân trốn thoát. Nghi vậy thôi, nhưng tui chẳng kể với ai.
Mấy bữa sau, vào buổi chiều, anh ta ôm về một cái máy radio cassette, tay đeo một chiếc đồng hồ Seiko. Nhìn những vật này, tui càng tin chắc anh ta chính là người giúp ông Tàu trốn chạy.
Suốt ngày anh ra cứ loay hoay với chiếc máy và cái đồng hồ. Mấy thằng tui hướng dẫn cách sử dụng máy cassette, dạy anh ta cách lấy giờ, cách chuyển lịch cho đồng hồ. Bày đủ cách mà anh ta chẳng nhở gì, chỉ có nút tắt mở, bấm play, bấm chuyển band qua lại, từng đó thôi mà anh ta cứ mãi quên, không nhớ.
Cứ mỗi lần mở máy là một lần hỏi. Bực mình quá, tụi tui bảo trong đầu anh chứa gì mà sao anh ngu thế. Anh ta chỉ cười, phô hết hàm răng hô rồi bẽn lẽn: "Thì tại tớ vốn nhà quê mà..." Thấy tội nghiệp, tụi tui lại bày cho anh.
Hơn tháng sau thì tổ chúng tôi giải tán, ai về nhà nấy. Ở chung nhau gần hai tháng, nhưng thật sự chẳng gắn bó gì với nhau lắm, vì trong mỗi người đều mang mỗi tâm trạng khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, toan tính khác nhau, nên cũng chẳng có tiễn đưa, tan hàng trong lặng lẽ.
***
Năm 1998, công ty tui mở thêm một nhà máy in và một xưởng chế bản điện tử, xin giấy phép khó khăn, phải ra tận Hà Nội. Tui là giám đốc nên lãnh trách nhiệm ra ngoài đó để vận động kiếm cho được tờ giấy phép.
Người phụ trách ký giấy cho tui là một cán bộ cấp cục trưởng của Bộ Văn Hoá. Tay này rất quan cách, ăn nói, đi đứng rất bệ vệ, ra dáng lãnh đạo lắm. Dù đã có thư gởi gắm, có ngay phong bì lần gặp đầu tiên nhưng y cứ chần chừ, chưa chịu ký. Mời đi ăn mấy lần mà ông quan này vẫn chưa nhận lời, sau phải nhờ qua một quan lớn khác, y mới chịu đi.
Vào tiệc, y gọi món rất sành sỏi, gọi rượu toàn thứ cao cấp, chứng tỏ y là dân chơi thứ thiệt. Khi ăn, y còn dạy cho cả bàn là ăn bào ngư phải ăn như thế này, rùa vàng, vi cá phải ăn như thế kia, ăn món nào với rượu nào, y biểu diễn khui rượu, rót rượu rất nhuần nhuyễn, cả bàn há mỏ ra nghe, tui chỉ cười nhạt.
Y nói nhiều, nhưng chẳng ăn gì, mời mãi cũng chỉ động đũa đôi ba miếng gọi là, y bảo nhà hàng này làm món ăn chưa đúng điệu, mặc dù bữa tiệc đó tui phải thanh toán cả đống tiền.
Vì tờ giấy phép đó, tui phải bám ở Hà Nội suốt gần ba tuần lễ. Và ngày nào cũng nhậu nhẹt, ăn chơi. Càng tiếp cận ông quan này, tui cứ ngờ ngợ, thấy có nét hao hao một người nào đó mà mình đã gặp trong đời. Nghĩ mãi mà chẳng nhớ ra. Cuối cùng thì tôi cũng nhận được tờ giấy phép, đổi lại, tui cũng hao khá bộn.
Ngày cuối trước khi về lại Sài Gòn, tui được y chiếu cố mời về nhà nhậu như để trả lễ, vì theo y, không đâu nhậu ngon bằng ở nhà y, có đầu bếp riêng, thức ăn nhập khẩu tươi ngon, có rượu xịn, và hơn hết, theo lời y khoe, ở Hà Nội này, không có nhà hàng nào có dàn máy nghe nhạc so sánh được với dàn máy của y.
Nhà y không lớn lắm, nhưng nằm trên con đường đẹp với những hàng cây. Nhà nhỏ, nhưng trang trí toàn những vật đắt tiền. Sập gụ, tủ chè, tượng đứng, tượng ngồi, đồ sứ, ngà voi, ngọc xanh, ngọc đỏ lủ khủ. Tui choáng với tủ đồng hồ đeo tay của y, toàn thứ dữ: Patek Philippe, Omega Constellation, Jaeger Lecoultre, Constantin, Piguet, Longines...nhưng đúng như y nói, dàn máy nghe nhạc của y mới sợ, to đùng, sáng lóa, chắc phải vài trăm ngàn đô.
Làm quan giàu thật. Dàn máy khủng đặt trên chiếc tủ bằng gỗ quý, chạm trổ tinh vi, đánh verni màu nâu nhạt trông rất đẹp. Trên chiếc loa lớn đen tuyền có một khung ảnh bằng vàng cũng chạm trổ khá cầu kỳ. Trong ảnh là hình của một anh bộ đội, đàng sau lưng là chợ Bến Thành, tấm hình đã úa màu thời gian, nhìn không hợp lắm với cái khung.
Thoáng nhìn hình, tôi nhận ra ngay khuôn mặt của người sĩ quan chỉ huy tụi tui hồi đi chiến dịch X1. Hàm răng hô, khuôn mặt hiền hiền, ngu ngu. Tui buột miệng: Hình ai đây anh? Y cười rổn rảng: "Tớ đấy, chụp hồi mới giải phóng Sài Gòn, nhìn khác quá, phải không? Hồi đấy chẳng còn giữ được tấm hình nào, chỉ còn duy nhất tấm này. Kỷ niệm đấy, quý lắm đấy!"
Tui suýt kêu lên, nhận người quen cũ, nhưng kịp dừng lại. Thời gian đã đổi thay, cuộc đời đã đổi thay, vị trí cũng đổi thay, liệu y còn nhớ thời kỳ đó không? Hay y cố tình quên đi rồi, nhắc lại thật tình là không có lợi.
Nhưng tui cứ băn khoăn mãi là y làm cách nào mà có được sự thay đổi lạ lùng quá xá vậy. Tui hình dung lại khuôn mặt của anh ta, nhớ lại ánh mắt thèm thuồng của anh ta trước những hàng hoá của Sài Gòn, sự nhẫn nhịn của anh ta khi tụi tui bảo anh ngu vì dạy mãi mà vẫn không sử dụng được cái máy cassette.
Cuộc đời chuyển biến kinh thật, đúng là đổi đời. Thấy tui đứng ngẩn ngơ trước dàn máy, anh nói lớn:" Sao? Dàn máy ngon chứ? Âm thanh tuyệt hảo. Mở ra nghe đi rồi sẽ thấy. Ông nhấn nút đi, nút trắng đấy".
Tui nhìn hàng nút, thấy nút nào cũng lấp lánh, nút nào cũng một màu nên lưỡng lự chưa biết phải nhấn nút nào thì lại nghe y với một giọng đầy quyền lực pha chút chế giễu: "Thôi vào ngồi nhậu đi ông nội, sao mà nhà quê thế, đến cái nút mà cũng không biết bấm"
Tui tự nhủ, hoá ra cuộc đời là một vòng tròn, luân chuyển thế vai nhau.
DODUYNGOC
Đăng ngày 06 tháng 07.2021