Học giả, Thiền sư đáng kính?

Huỳnh Hậu

Ông Thích Nhất Hạnh vừa qua đời và khá nhiều bài viết bày tỏ niềm tiếc thương, ca ngợi công đức của ông lúc sinh thời. Người thì cho rằng PGVN vừa mất đi một thiền sư trí tuệ kiệt xuất, kẻ thì cho rằng nhờ ông TNH mà tin rằng trên đời còn có sự bất tử. Đại khái toàn là những lời có cánh, nếu hương hồn ông TNH mà nghe được chắc cũng khoái!
Người Việt mình ưa chủ trương NGHĨA TỬ NGHĨA TẬN! Dù cho lúc sinh thời, một cá nhân có làm điều tầm bậy, thì khi qua đời rồi, người ta cũng xí xóa, không nhắc tới nữa! Điều đó cũng tốt, nêu lên được cái tâm rộng lượng mà con người nên có.
KHÔNG NHẮC TỚI NỮA thì được, nhưng CA NGỢI MỘT TÊN TỘI PHẠM BẰNG NHỮNG LỜI CÓ CÁNH thì chỉ có những thằng trí não có vấn đề hoặc bị tâm thần phân liệt mới xử sự như thế!

Cá nhân tôi mãi mãi không quên được những gì mà ông TNH đã làm, khi quân dân MNVN đang gồng mình chiến đấu chống lại dã tâm xâm lược thô bạo của tập đoàn CS Hà Nội.
Những ai từng trưởng thành trong thời chiến tranh VN đều biết rằng Giáo Hội PGVNTN, mà cụ thể là KHỐI ẤN QUANG, là những thành phần NỐI GIÁO CHO GIẶC. Ba ông THÍCH nổi bật vào lúc đó là THÍCH TRÍ QUANG, THÍCH NHẤT HẠNH và THÍCH ĐÔN HẬU.
Trong ba ông Thích này, theo cái nhìn của tôi, Thích Nhất Hạnh là một kẻ NGUY HIỂM BẬC NHẤT đối với nỗ lực chống cộng của quân dân MNVN.
Thích Trí Quang quậy cho nền trị an của VNCH nát bét bằng cách xách động thanh niên Phật tử, sinh viên, học sinh xuống đường chống chính quyền trong cái gọi là BẢO VỆ ĐẠO PHÁP. Nhưng nói cho cùng, dù sao lực lượng an ninh của VNCH vẫn kiểm soát được hoạt động của Thích Trí Quang trong tầm tay.
Thích Đôn Hậu nối giáo cho giặc, khi trực tiếp tham gia vào lực lượng CS xâm chiếm Thành Phố Huế vào đầu xuân Mậu Thân 1968, mà kết quả thê thảm là hơn 5000 người dân Huế vô tội bị lũ CS, và tay sai như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v. sát hại một cách dã man bằng những phương tiện còn tệ hơn thời Trung Cổ.
Thích Trí Quang và Thích Đôn Hậu là những con bài ngửa, địch ta rõ ràng, dễ đối phó hơn nhiều nếu so với Thích Nhất Hạnh!

Bằng văn tài và bằng khả năng ảnh hưởng giới trẻ, TNH đưa quan niệm thiên tả vào trong những bài thuyết giảng, hay trong tác phẩm văn học một cách khéo léo. TNH núp lùm, ăn hạt gạo của MNVN nhưng lòng dạ thì hướng về bên kia vĩ tuyến 17 và tự nguyện làm cán bộ tuyên truyền ngoại vận cho Hà Nội.
Năm 1966 Thích Nhất Hạnh ra ngoại quốc trong chuyến đi gọi là VẬN ĐỘNG HÒA BÌNH CHO VIỆT NAM. Tại Mỹ, TNH rất nổi tiếng là một tiếng nói PHẢN CHIẾN và quen thân với Martin Luther King, John Kerry, Jane Fonda v.v. Toàn là những nhân vật mà VÕ NGUYÊN GIÁP tuyên bố rằng "KHÔNG CÓ NHỮNG NGƯỜI NHƯ JOHN KERRY, THÍCH NHẤT HẠNH, JANE FONDA THÌ MIỀN BẮC KHÔNG THỂ CHIẾN THẮNG MIỀN NAM"

Chống chiến tranh là điều tốt vì chiến tranh mang lại đau thương, mất mát, chia lìa cho người dân cả nước!
Có thể nói không sợ lầm rằng chỉ có thằng LÁI SÚNG mới khoái chiến tranh chứ người bình thường ai cũng mong được sống trong cảnh thanh bình êm ả.
Nhưng ông THÍCH NHẤT HẠNH chống chiến tranh VN theo kiểu rất bất lương của ông!
Ông ta qua Mỹ và tới diễn đàn LHQ, ra sức ca ngợi Hà Nội là lực lượng yêu chuộng hòa bình và đầy thiện chí, còn VNCH là lực lượng hiếu chiến, gây bao tội ác bất nhân! Trong khi thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
Dân Mỹ nhiều người đâu có biết nước Việt Nam nằm ở chỗ nào trên bản đồ thế giới! Họ chỉ biết chính phủ họ viện trợ cho VNCH chống cộng và con cháu họ từng ngày hy sinh ở đó. Thế mà họ nghe Thích Nhất Hạnh tuyên bố chính thể VNCH toàn là hiếu chiến, tham nhũng, sợ chết v.v. Thử hỏi người dân Mỹ sẽ nghĩ thế nào?
VNCH hoàn toàn dựa vào viện trợ của Mỹ để chống cộng, thế mà Thích Nhất Hạnh đâm một nhát lút cán như thế, khiến cho quần chúng Mỹ nổi lên chống chính phủ, đòi rút quân GIs Mỹ ra khỏi VN, chấm dứt chiến tranh. Hay nói khác đi, TNH đã giúp trói tay VNCH cho thằng CS Hà Nội khốn kiếp tha hồ dẫm đạp, giết hại.

Sau năm 1975, TNH tưởng bở sẽ được CSVN trả công nô tài bội hậu, nhưng đối với thằng CS, Thích Nhất Hạnh chỉ là miếng chanh hết nước, chỉ chờ ngày yên vị trong thùng rác! Sự thật đã chứng minh đúng như thế!
Thích Nhất Hạnh là thiền sư minh triết ư? Là học giả ư?

Xin lỗi bạn nhé, lời thật mất lòng! Trong con mắt của tôi, ông ta chỉ là một tên giả hình với đầu óc cực kỳ tham si, đầy dục vọng. Chẳng những thế, ông ta còn là một tên nói láo có hạng. Năm 1968, khoảng 5000 người dân Huế vô tội bị CSVN sát hại, ông TNH không hề tố cáo lũ sát nhân CS một tiếng, vậy mà năm 2001, ông đăng đàn tại New York, tố cáo một cách bịp bợm rằng vào năm 1968 - 1969, máy bay khu trục Mỹ đã bắn rockets xuống Thành Phố Bến Tre, giết chết 300000 người dân vô tội ở đó? Toàn là bố láo.
Đó, học giả, thiền sư đáng kính của bạn đó! Thật là ngán ngẩm!
Huỳnh Hậu
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=710246526624591&id=100029177490079



Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong mắt tôi

Về đời sống của Thiền sư TNH: ông xuất tu khỏi GHPGVNTN, ông lập môn phái riêng của ông, ông có gia đình, có vợ con. Ông chỉ nhận là Thiền sư chứ không nhận là người tu hành, là thượng tọa hay hòa thượng. Về mặt này, ông là người thẳng thắn!

Về sách vở của Thiền sư TNH: xét trên quan điểm tâm linh tôn giáo, cụ thể là phương diện triết học và Phật học, tôi không thấy có tư tưởng gì cao sâu, độc đáo.
Về cách tu tập: các trung tâm Làng Mai đã bắt chước theo cách tổ chức của Taizé và các đan viện Kitô giáo, tất nhiên có cải biên và thích nghi, nhưng mang nặng yếu tố tình cảm và tâm lý hơn là dựa trên một nền tảng triết học và Phật học uyên thâm.  
Giới trí thức thiên tả nửa nạc nửa mỡ ăn chơi sa đọa ở Tây Phương, chẳng còn biết gì đến đức tin là gì, muốn chứng tỏ mình cũng là con người nhân bản và quan tâm đến tôn giáo thì thích sách ông và cách tu của ông như một cái mode thời thượng. Một vài ngày hay một vài tuần vào Làng Mai giống như một kiểu đi vào resort hạng sang khác lạ vậy thôi.
Giới trí thức Phật giáo và những nhà tu Phật giáo uyên thâm, những người dấn thân thật trong lãnh vực tâm linh thấy tư tưởng, những bậc thầy về thiền ở Tầu, ở Nhật, ở Hàn thấy tư tưởng của ông nhạt như nước ốc, cách tu tập của ông như trò trẻ con. Ở những nơi ấy sách vở và cách tu của ông không có đất sống. Các  bạn có thấy có Trung tâm Làng Mai nào ở Nhật không? Không! Cả ở Hàn Quốc, Đài Loan cũng không!

Về đời sống dấn thân của Thiền sư: trước sau ông chỉ lợi dụng nỗi đau của đồng loại để làm lợi cho ông và môn phái của ông. Ông dường như không quan tâm đến vận mệnh dân tộc và đất nước. Trước 1975, ông chống VNCH, ông "phản chiến" cuộc chiến bảo vệ tự do và độc lập của Miền Nam. Ông không phản đối cuộc xâm lược của cộng sản Bắc Việt. Ông thân cộng và làm lợi cho cộng sản. Chính quyền VNCH nhân đạo nên chỉ trục xuất ông.
Ông đi đêm với CS bao nhiêu lần. Trước sau 1975 CS lợi dụng ông và ông lợi dụng CS được bao nhiêu lần. Năm 2005 CS thấy cần sớm được Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách các nước cần quan tâm về tự do tôn giáo (CPC), họ tổ chức cho ông một cuộc hồi hương như là "quốc sư" từ Bắc chí Nam  với cả một bộ máy tuyên truyền của CS vào cuộc tung hô. Tưởng đã đến lúc thể hiện được vị thế của mình, sau đó ông đề nghị nọ kia dạy khôn CSVN, nhưng bị CSVN dạy cho ông một bài học.
Năm 2006, trước khi đến Việt Nam dự Hội nghị APEC, Tổng thống Bush đã  đưa VN ra khỏi danh sách CPC. Thế là đến năm 2008, Thiền viện Làng Mai của ông ở Bảo Lộc, Lâm Đồng bị cộng sản thôn tính. Đến lúc ông bệnh gần chết, ông muốn được hồi hương, biết ông chẳng làm gì ở VN được nữa và CS cũng còn lợi dụng được chút tên tuổi của ông nên cho ông về...


Trước sau ông vẫn là người chỉ tìm quyền lợi của ông và môn phái ông. Ông lợi dụng Mỹ và lợi dụng cộng sản để làm điều ấy. Ông đánh bóng tên tuổi qua nỗi đau của đồng bào, đồng loại. Nhưng đến năm 2001 thì ông bị "hors-jeux" vụ bị khủng bố 11 tháng 9, từ đó ông mất điểm trong con mắt của những người Tây Phương vốn thích ông.
Thích ông là quyền của các bạn. Tôn vinh ông là quyền của các bạn.  Phần tôi, tôi thích và tôi tôn vinh những người dám hy sinh vì dân vì nước bất kể họ là ai, cộng sản hay cộng hòa, Công giáo hay Phật giáo, người Việt hay người ngoại quốc.

Tuy nhiên, trong tư cách là linh mục Công giáo tôi lấy làm xấu hổ và đau đớn khi có người Công giáo chẳng biết gì cũng ăn theo "phong thánh" cho ông, cả một trang mạng Công giáo cấp giáo phận cũng có bài về ông. Phần tôi, tôi tin thờ Chúa và tôi đi theo giáo lý của Ngài. Tôi không theo thói đời a dua a tòng tôn thờ thần tượng nhảm nhí!  
Một người tu hành dấn thân thì lời nói và việc làm, tư tưởng và cuộc sống phải đi đôi với nhau và phải biết thương yêu và chia sẻ thân phận với đồng bào mình. Đức Đạt Lat Lạt Ma là người như vậy. Còn Thiền sư TNH tôi không thấy được như vậy và vì vậy ông cũng không có chỗ trong lòng người Việt quốc gia chân chính và hiểu biết. Ngay cả trong lòng các Phật tử quốc gia cũng không!
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
https://www.facebook.com/ttyy01/posts/3119806011600190


Khi Sư ông Thích Nhất Hạnh vu khống cho Mỹ ném bom giết 300,000 (ba trăm ngàn) dân thị xã Bến Tre năm Mậu Thân, tôi đã minh chứng rằng trong thời điểm đó (1968) thị xã Bến Tre chỉ có 70 ngàn dân, nếu bị Mỹ giết hết, cũng không đào đâu ra tới con số 300 ngàn. Sư ông Nhất Hạnh giữ thái độ im lặng từ ngày đó đến nay, không hề xin lỗi, không hề đính chính như bất cứ một người nào có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng. Sự im lặng của Sư ông khiến tôi đi từ thất vọng tới buồn bã và khinh bỉ. Phải chăng đó một trong những lý do đã khiến cho sư TTT đã lột áo nâu, trục xuất Thích Nhất Hạnh ra khỏi chùa Bảo Quốc ở Huế năm xưa, và thông tri cho tất cả các chùa "không nên chứa chấp" TNH?
Nay nhân đọc lại bài của Tôn Nữ Như Không, tôi xin chuyển tới quí vị để tường. Tôi không có lời bàn nào thêm. Lòng tôi lịm tắt u sầu! (nhn)

Nam Mô một bồ dao găm
Tôn Nữ Như Không

Một việc chúng tôi rất ngại và cố né là viết đụng tới các vị tu hành. Một phần là vì lý do thực tế. Ðó là viết đụng tới một vị nào đó thì tất sẽ có kẻ bênh người chống, mà những kẻ đã nhắm mắt bênh các vị tu hành thì khủng khiếp lắm, họ sẽ bênh theo kiểu "thánh chiến", chứ không nghe phân trần phải trái. Một phần là vì bản thân chúng tôi, cũng giống như quý vị, đều giữ lòng tôn kính và kỳ vọng đặc biệt vào các vị lãnh đạo tinh thần.
Nhưng trong đời, có lúc cũng đành phải làm một vài chuyện chẳng đặng đừng, đã có gan cầm bút thì mình không thể làm ngơ trước sự giả trá quá lộ liễu, và sự bất công có khả năng dẫn tới sự tàn phá quá lớn lao. Nhất là nếu sự giả trá bất công đó lại đến từ một vị tu hành có ảnh hưởng lớn như Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Nói tới Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ phần đông người Việt Nam đều nghe danh, và đối với phần đông người Việt Nam và người ngoại quốc, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã xuất hiện như một người đạo cao, đức trọng. Chính vì cái hình ảnh đạo cao, đức trọng này, cộng với tài tổ chức, tài thuyết pháp và tiền rừng, bạc biển, mà Thiền sư Thích Nhất Hạnh có khả năng góp phần gây ảnh hưởng tốt hay xấu trên dư luận thế giới về một vấn đề nào đó.
Nói cách khác, nếu cái tâm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đúng là tâm Phật thì thật phúc cho nhiều người, còn nếu cái tâm của Thiền sư chỉ là một bồ dao găm thì thật là họa cho chúng sinh!

Tại sao hôm nay chúng tôi lại buồn lòng phải thưa chuyện với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, với Phật tử và với mọi người Việt Nam một cách thẳng thắn? Xin thưa: vì Thiền sư Thích Nhất Hạnh lại vừa làm thêm một chuyện động trời.
Sau khi nước Mỹ bị bọn khủng bố tấn công tàn bạo, và trong khi nước Mỹ gạt nước mắt để cương quyết đứng lên cùng cả thế giới ngăn chặn những đợt khủng bố kế tiếp, đồng thời truy lùng bọn khủng bố có tổ chức quy mô và có khả năng tiêu diệt nền văn minh nhân loại bằng những thứ vũ khí độc hại nhất, thì Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã cấp tốc tổ chức một buổi thuyết pháp tại một nhà thờ ở New York và đã chi một số tiền kếch sù để đăng quảng cáo buổi thuyết pháp này trên một tờ báo có ảnh hưởng rất lớn ở nước Mỹ là tờ The New York Times.
Nếu đây chỉ là một bài thuyết pháp kêu gọi hòa bình, hay dạy dỗ người Mỹ biết cách kềm giữ để sự giận dữ không biến thành một cuộc trả thù bừa bãi, thì chúng tôi vẫn sẵn lòng lắng nghe, cũng như chúng tôi đã lắng nghe nhiều vị giáo chủ thuộc mọi tôn giáo đã lên tiếng cầu nguyện cho thế giới được hòa bình, đồng thời kêu gọi chính phủ Mỹ hãy sáng suốt và tự chế trong công tác truy lùng những thủ phạm gây tội ác, nhất là khuyến khích thăng tiến sự đối thoại, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau để làm căn bản chung.
Bài thuyết pháp được mở đầu bằng tám câu thơ, xin tạm dịch:
Tôi bụm mặt trong hai bàn tay
Không, tôi không khóc
Tôi bụm mặt trong hai bàn tay
Để sưởi ấm nỗi cô đơn
Trong bàn tay bảo vệ
Trong bàn tay nuôi nấng
Trong bàn tay ngăn cản
Hồn tôi đừng bỏ tôi một mình trong cơn giận dữ.
Bài thơ thật tuyệt vời, nhưng là sự tuyệt vời khởi đầu cho một âm mưu gian dối!
Bởi vì ngay sau đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói với cử tọa Mỹ rằng bài thơ đã được làm trong cuộc chiến tranh Việt Nam, khi Thiền sư nghe tin thị xã Bến Tre với 300 ngàn dân đã bị máy bay Mỹ bỏ bom phá hủy, chỉ vì có 7 quân du kích đã bắn vài loạt đạn súng phòng không lên trời rồi bỏ chạy. Vụ phá hủy thị xã Bến Tre ấy đã làm Thiền sư đau đớn vô cùng.
Bịa. Bịa trắng trợn và ác ý!
Gian. Gian trơ trẽn và ác độc!
Viết tới đây, tôi phải bụm mặt tôi vào hai bàn tay, để sưởi ấm nỗi cô đơn thất vọng của tôi, và để ngăn cản hồn tôi đừng bỏ tôi một mình trong cơn giận dữ.
Bởi vì chuyện bịa không ngượng mồm và gian dối không ngượng mặt này đã không đến từ một người tầm thường, mà đến từ một Thiền sư được nhiều người tán tụng. Ðây cũng không phải là lần bịa chuyện gian dối đầu tiên của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Hồi còn chiến tranh Việt Nam, để kích thích phong trào phản chiến, Thiền sư đã bịa chuyện nhìn thấy trực thăng Mỹ sà xuống đồng ruộng bắt gái quê đem đi hiếp. Sau đó có người hỏi rằng chuyện ấy đã xảy ra ở tỉnh nào? xã nào? Thiền sư đã không trả lời. Những chuyện gian dối này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ bịa với người ngoại quốc, mặt khác Thiền sư thừa biết rằng nếu bịa trước cử tọa Việt Nam thì Thiền sư sẽ bị lật mặt nạ ngay. Muốn phân tích chuyện bịa trắng trợn mở đầu cho bài thuyết pháp hôm 25 tháng 9 vừa qua, thiết tưởng nên chép lại đây nguyên văn lời Thiền sư Thích Nhất Hạnh thuyết pháp bằng tiếng Mỹ: I wrote this poem during the Vietnam war after I heard about the bombing of Ben Tre city. The city of 300000 was destroyed because seven guerrillas shot several rounds of unsuccessful anti-aircraft gunfire and then left. My pain was profound.
Người Việt Nam mình đọc đoạn thuyết pháp này thì chỉ cười khẩy, vì hiểu là chuyện bịa trắng trợn. Ai cũng biết rằng chẳng có một toán chỉ 7 quân du kích nào mà có súng phòng không. Mà giả sử có anh du kích nào gặp hên lượm được khẩu súng phòng không do ai đó đánh rơi ở dọc đường mà bắn lên trời đi nữa, thì máy bay Mỹ cũng chẳng đủ bom và đủ tàn ác để phá sạch (destroy) thị xã Bến Tre với 300000 dân. Chứng minh rõ ràng nhất là thị xã Bến Tre vẫn còn đó, người Bến Tre vẫn còn đây, trong và ngoài nước, để làm chứng cho sự bịa đặt gian dối ác ý này.
Bây giờ, nếu có ai lại đặt câu hỏi rằng chuyện Mỹ bỏ bom phá sạch thị xã Bến Tre với 300000 dân ấy xẩy ra ngày nào? tháng nào? năm nào? thì lại một lần nữa Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng chỉ - lầm lì - nhắm mắt - ngồi thiền - im lặng! Nhưng như đã nói ở trên, đối tượng tuyên truyền của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong bài thuyết pháp đắt tiền vừa qua là người Mỹ. Mà người Mỹ, khi nghe lời thuyết pháp từ một Thiền sư với dáng dấp khoan thai, giọng nói từ bi như vậy, thì họ tin lắm. Họ chẳng biết Bến Tre ở đâu. Lẫn trong giọng thuyết pháp từ bi đều đều là hình ảnh của một thành phố với 300000 người đàn bà, đàn ông, người già, trẻ thơ vô tội bị giết sạch. Cái câu cố ý lấp lửng. All the city of 300,000 was destroyed có hậu ý và tác dụng gây mặc cảm phạm tội vô cùng khủng khiếp. Ðể phá hủy cả một thành phố như vậy, máy bay Mỹ phải lồng lộn như bầy qụa, máu tóe, thịt văng, khói lửa ngút trời. Người Mỹ rùng mình vì sự tàn ác. Của ai? Của máy bay Mỹ? Của chính phủ Mỹ! Phút chốc, cái hình ảnh hai chiếc máy bay bị quân khủng bố cho lao vào tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới ở New York biến mất trong đầu người nghe. Bởi vì sự tàn ác của bọn không tặc nào có thấm gì so với sự tàn ác của Mỹ? Một tòa nhà bị phá hủy làm sao so sánh được với cả thành phố? Vài ngàn người chết làm sao so sánh được với con số 300000 người? Cử tọa Mỹ nghe thuyết pháp trực tiếp và người đọc báo Mỹ rũ xuống với mặc cảm phạm tội. Một màn phù thủy tài tình! Đối tượng của sự kinh tởm và oán ghét được chuyển từ quân khủng bố sang quân đội Mỹ và chính phu? Mỹ. Mục đích của bài thuyết pháp đã thành công! Sự bịa chuyện gian dối đã được đền bù!
Cái hậu ý ác độc được che dấu bằng nụ cười tươi nở búp sen. Cái Tâm Dao Găm được khép kín trong hai con mắt nhắm ngồi thiền. Bài thơ có lẽ vừa mới được làm chưa ráo mực, được nói dối là đã làm hồi chiến tranh Việt Nam để làm tiền đề cho một lời nói dối khác có tính cách vu vạ ác độc, nhằm mục đích phá hủy chính nghĩa và lòng tự tin của những nạn nhân vừa bị tai họa khủng bố giáng xuống. Ác thật ác! Ðộc thật độc!
Tại Hà Nội, T.N. Hạnh được tiếp đón linh đình, rùm beng (!) nặng phần trình diễn, trong chuyến về VN sau nhiều chục năm đi công tác ở nước ngoài.
Ác ấy, độc ấy vừa được phun ra từ cửa miệng của một Thiền sư, được phóng ra từ tâm của một Thiền sư!

Người Việt Nam nói chung và người Phật tử Việt Nam nói riêng không thể giữ im lặng đồng lõa với cái ác độc bội phản này. Với cái tâm dao găm phảng phất mùi thiền, trong quá khứ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đâm những nhát chí tử vào ý chí chiến đấu tự vệ của người miền Nam Việt Nam. Nay cũng với cái tâm dao găm phảng phất mùi thiền ấy, cộng với danh tiếng và thế lực tiền tài lớn hơn xưa. Thiền sư Thích Nhất Hạnh bằng sự biạ đặt gian dối ác ý, đang âm mưu hạ gục ý chí chiến đấu của người Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố gian nan khốc liệt này. Ác! Ác quá! Người Việt Nam chúng ta thuộc mọi tôn giáo không thể đồng lõa vì nếu chúng ta im lặng thì cái tâm dao găm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đâm một nhát thấu được qua hai con tim: con tim người Mỹ với mặc cảm phạm tội ác chiến tranh và con tim của người Việt chúng ta với mặc cảm đồng lõa với sự bịa đặt gian dối ác độc. Chúng ta cần hiệp lực chữa cái ác độc do một Thiền sư Việt Nam gây ra.
Xin đề nghị ba việc:

Thứ nhất, xin kính bạch Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 26 năm, kẻ gây chiến là đảng Cộng Sản Việt Nam đã thắng, nạn nhân là cả dân tộc Việt Nam đã thua, thế mà tới bây giờ Thiền sư vẫn còn trường kỳ mai phục để tiếp tục bịa những chuyện động trời một cách ác ý và có tính toán như vầy, thế thì xin hỏi: Thiền sư là ai? Thiền sư là ai mà cứ mỗi lần nước Mỹ đang lâm chiến hay sắp sửa lâm chiến thì Thiền sư lại mượn mùi thiền để bịa chuyện nhằm gây mặc cảm phạm tội chiến tranh trong dân chúng Mỹ, với mục đích thúc đẩy hoặc vực dậy phong trào phản chiến trói tay chính phủ Mỹ hành động? Trong quảng cáo trên báo The New York Times, Thiền sư tự giới thiệu là một a peace maker. Tạm dịch là người xây dựng hòa bình. Kính bạch Thiền sư, hòa bình không thể xây dựng bằng cái tâm gian dối - ác độc - và phản bội! Cái tâm dao găm cũng không phải là cái tâm của một Thiền sư. Phản chiến có hai mặt tích cực và tiêu cực. Rất tiếc, qua hành động, Thiền sư đã và đang hiện hình là một người phản chiến với cái nghĩa tiêu cực. Thiền sư đã và đang khoác áo thiền, mượn danh yêu hòa bình, để giả đò can gián bằng cách ôm cứng nạn nhân cho thủ phạm hung hăng đánh gục. Với thủ đọan gây mặc cảm phạm tội ác chiến tranh trong lòng những nạn nhân vừa bị khủng bố, Thiền sư cũng đã đích thực là một thành phần khủng bố! Nguy hiểm hơn cả những tên khủng bố lái máy bay đâm vào tòa nhà Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, vì sự khủng bố của Thiền sư nhằm đánh gục tinh thần và ý chí chiến đấu chống khủng bố của những người nghe Thiền sư thuyết pháp và đọc quảng cáo của Thiền sư trên báo.
Thứ hai, chúng tôi xin thưa chuyện với người Việt Nam, đặc biệt là người Bến Tre. Chúng ta biết đây là một bịa đặt ác ý bởi một vị lãnh đạo tinh thần Việt Nam. Chúng ta xấu hổ. Nhưng xấu hổ không đủ, chúng ta cần góp phần giải độc cái bịa đặt ác ý này. Đối tượng rải độc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người Mỹ, nên đối tượng giải độc của chúng ta cũng phải là người Mỹ. Chúng ta cần thông báo cho chính phủ Mỹ và các cơ quan truyền thông Mỹ về sự kiện gian dối và hậu ý ác động này.
Thứ ba, chúng tôi xin các hội đoàn và đặc biệt là các vị Luật sư cùng nghiên cứu, để một mặt đặt vấn đề với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, một mặt đặt vấn đề với báo The New York Times. Chúng ta là những người sống có lý và có tình. Chúng ta không thể im lặng đồng lõa với sự gian dối lọc lừa và âm mưu phản bội. Ðây là vấn đề lương tâm và cũng là liên quan tới cái sống cái chết của chúng ta, không hề nhuốm một tí màu sắc tôn giáo nào.
Xin trân trọng kính chào,
TÔN NỮ NHƯ KHÔNG
Wednesday, July 30, 2003
https://www.facebook.com/nguyen.loc.142



Thế nào là một bậc chân tu?

Đặng Chí Hùng

Tôi là một Phật tử, và tôi không phải là một phật tử ngoan ngoãn, cách tôi tu tâm là vạch trần tội ác, chống lại cuội và chống lại cái xấu. Tôi không phải là một mẫu người tu tập kiểu nhu mì...
Tôi từng nghe một câu chuyện trong điển tích về Đức Phật khi ngài ngồi dưới gốc Bồ Đề tu tập thì có một con hươu bị trúng tên chạy qua, lúc sau thì có một anh chàng thợ săn chạy đến và hỏi xem Đức Phật có thấy hươu chạy hướng nào không. Đức Phật đã im lặng không trả lời. Vì nếu Đức Phật trả lời chỉ đúng hướng hươu chạy, thì Phật mắc tội sát sinh. Nếu Phật chỉ sai đường cho anh thợ săn thì Đức Phật lại mắc tội nói dối. Đức Phật đã chọn im lặng. Cho nên trong cuộc sống, xã hội hay chính trị thì nếu là người chân tu, họ nếu không thể đứng về bên nào đó, hãy im lặng để tu tập.

Nhưng…
Ngày 11 tháng 9 năm 2001, khi Hoa Kỳ và cả thế giới đang đau khổ vì bị khủng bố Al Queda phá hoại Trung Tâm Thương Mại tại New York, giết hại nhiều ngàn người. Tổng Thống G.Bush và cả thế giới quyết tâm tấn công bọn này tại Afghanistan, thì ngày 25-9-2001, thiền sư Nhất Hạnh từ Pháp đến New York bỏ ra 45.000 USD, để đăng bài viết nhiều kỳ trên tờ New York Times (nguyên trang A5 và A22) bịa chuyện vu cáo cho quân đội Hoa Kỳ và bào chữa cho hành động khủng bố của bọn Al Queda là vào dịp Tết Mậu Thân - 1968, Không quân Hoa Kỳ đã tàn ác ném bom xuống thị xã Bến Tre phá hủy 300.000 người, phá hủy nhà cửa. Vì sao là một người tu hành mà thiền sư Nhất Hạnh lại làm một chuyện vọng ngữ là một trong những trọng tội của người tu hành như thế? Chưa hết, trong lúc Hoa Kỳ và liên quân đang tấn công Taliban để vây bắt tên trùm khủng bố Bin Laden thì thiền sư Nhất Hạnh lại cùng với Nhà nước Việt Cộng cùng lúc la làng phản đối.

Rõ ràng, ông Nhất Hạnh đã mắc tội nói dối. Với người thường, nói dối đã không tốt thì một thiền sư càng không thể như thế. Tội thứ hai đó là ông Nhất Hạnh lại liên tục chống lại VNCH, ủng hộ chế độ cộng sản. Một thiền sư mà ủng hộ chế độ vô thần khát máu, xâm lăng giết hại người dân thường thì rõ ràng nó không đúng với tư thế của một vị chân tu.
Với nhiều người, Nhất Hạnh là bậc chân tu. Với tôi, ông chỉ là một con cờ hết đát của Việt Cộng mà thôi!
Chiếc áo không thể làm nên thầy tu!
Đặng Chí Hùng
21/01/2022


Thích Nhất Hạnh
Sư cũng cần có gia đình...

Sau năm 75 hoàn thành sứ mạng lật đổ VNCH .Ông Thượng tọa TNH lên tóc , lột áo cà sa và trở thành Thiền sư Thích Nhất Hạnh và sống chung với cô thư ký sinh viên Cao ngọc Phượng cũng là 1 phật tử quy y cửa Phật do ông làm phép quy y đầu hàng với bà 1959 .Họ có với 1 đứa con trai , nhưng không chính thức nuôi mà gởi đứa con trai cho ông Cao Thái là anh ruột của bà Ngọc Phượng nuôi dưỡng . Vì họ đang kinh doanh tổ chức các buổi tu tập Thiền .( Tôi có kèm hình ông Thích Nhất Hạnh mặc đồ Savin đứng sau con ngựa bên cạnh bà Ngọc Phượng để tóc dài ,bên cạnh bà Cao Ngọc Phượng có một người tây đứng cạnh bên tươi cười khi họ đi dạo ở một bìa rừng . Bà Ngọc Phượng chính là cô sinh viên thời VNCH là thư ký riêng của ông TNH ,Ông Thích Nhất Hạnh báo lãnh bà sang pháp với ông vào khoảng năm 1964 gọi là đi du học khi ông hoạt động ở Pháp .Pháp danh của bà Cao Ngọc Phượng chính là Thích nữ Chân Không , Còn gọi là ni sư Chân Không Thiền sư Chân Không hiện đang quản lý khu Làng Mai ở Pháp.
Vân Nguyễn
Ông ta có gia đình chắc không ai phản đối. Nhưng có điều đáng "phỉ nhổ" là ông ta không bao giờ công bố hay thú nhận việc ông ta có vợ và có 2 con với cô Cao Ngọc Phượng, em của ca sĩ Cao Thái cả! Đo mới là điều đáng nói. Bò qua phần chánh trị lưu manh như nói Mỹ tiêu diệt 300.000 ở tĩnh Bến Tre(?), tôi khinh ông ta chỉ sống trong giả dối. Tôi chưa bao giờ nói nặng một vị tu sĩ nào, nhưng ông Nhất Hạnh không phải là một nhà tu. Rất tiếc vẫn có nhiều người vẫn cúi đầu, quỳ lạy ông! Không hiểu gì cả? Xin cúi đầu sám hối trước Phật đài với lời lẽ trên làm cho tâm giao động.
Mai Thanh Truyết Envirovn
https://www.facebook.com/101936654639151/posts/175096790656470/


Trích đoạn phỏng vấn nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái

do Lê thị Huệ, chủ biên gio-o.com thực hiện (phần 5, cuối)

43. Lê Thị Huệ:
Nói về Nhất Hạnh, hình như ông có thời gian rất thân với Thích Nhất Hạnh ?
Võ Văn Ái:
Vâng, chúng tôi ăn chung mâm, ở chung nhà, cùng chung hoạt động trên thế giới cho hòa bình Việt Nam – nền hòa bình dân tộc không cộng sản – từ năm 1966 đến 1970.
Nhưng chúng tôi biết và quen nhau từ đầu thập niên 50 ở Đà Lạt. Thời ấy tôi dạy tại trường Trung học tư thục Tuệ Quang ở Cây số 4 do thầy Thiện Tấn, là anh trai của ông, làm hiệu trưởng.
Bi kịch của Nhất Hạnh là suốt đời ông đi tìm đệ tử, nhưng không tìm con người tự do. Ông là người hiền lành, tình cảm, nhiều thi tính, tuy độc tài ngầm, bị tham vọng và thanh danh làm hỏng.
Phải chăng đời không nương chìu khi còn bé nên biến ông thành con người không giải thoát, nếu không nói là con người hằn thù (l’homme de ressentiment). Tôi đoán thế do nhận xét hai sự kiện.
Một là ông rất thương mẹ, nhưng lại chủ tâm biến mẹ thành thánh mẫu trong giới tay chân thân cận.
Chắc có gì bí ẩn trong gia đình thuở thiếu thời chăng ?
Việc thứ hai xẩy ra vào cuối thập niên 40, thời ông là học tăng tại chùa Bảo quốc, Huế. Chẳng biết phạm lỗi gì rất nặng, nên bị đuổi ra khỏi chùa.
Cố Hoà thượng T.T. gửi thư đến các chùa từ miền Trung vào tới Nam ra lệnh cấm không được chứa chấp ông.
Thế nhưng ông vẫn giữ bộ áo tăng sĩ, không ra đời.
Tôi nghĩ những hành động đi riêng sau này của ông đối với Phật giáo Việt, phải chăng là một cách “trả thù” sự ép chế trước kia ?
Giữa lúc chiến tranh ngút ngàn năm 1966, ông rũ tôi lập một “Giáo hội Trẻ” chống lại “các ông già” trong nước.
Tôi khuyên ông không nên, phải lo giải quyết chuyện chiến tranh trước đã.
Kéo dây động rừng sẽ làm tan nát Phật giáo vào lúc Cộng sản Bắc Việt uy hiếp miền Nam. Nên chuyện bỏ qua.

44. Lê Thị Huệ:
Who is Nhất Hạnh ? Xin lỗi tôi phải dùng tiếng Anh ở đây để phản ảnh vai trò bệ vệ quốc tế của Thích Nhất Hạnh
Võ Văn Ái:
Ông là một nhà thơ, một nhà văn.
Nghệ sĩ tính của ông mạnh hơn tính đạo sĩ.
Đạo sĩ chỉ là khía cạnh trình diễn cải lương của ông ấy.

45. Lê Thị Huệ:
Vụ xung đột giữa ông và ông Nhất Hạnh, ông có nghĩ là đời sống đã không công bằng với ông và với ông Nhất Hạnh ?
Võ Văn Ái:
Có những lúc chúng tôi thấy cùng nhau đồng hành về một hướng trên quan điểm Phật giáo và dân tộc.
Rồi đến lúc, cũng từ quan điểm Phật giáo và dân tộc, tôi không thể đồng hành với ông ấy nữa. Giản dị thế thôi.
Tôi chia tay ông đầu năm 1970, sau 6 năm chia sẻ ngọt bùi. Không có xung đột.
Đường ai nấy đi, tôi sòng phẳng và nói thẳng lý do với ông khi chia tay. Ông ấy biết rõ hơn ai về sự trao đổi lần cuối này vào một đêm tháng giêng năm 1970.
Bài thơ đánh dấu sự chia tay ấy là bài “Nhật ký băng sa mạc Bắc Mỹ Châu” (đại khái thế, không chắc tôi nhớ đúng các chữ trong đề bài) đăng trên Tạp chí Văn ở Saigon năm ấy.
Đọc lên chẳng ai biết chuyện riêng giữa chúng tôi đâu.
Mặt khác tôi chưa hề công khai hóa việc này, ngoại trừ bức thư xin từ chức tôi gửi về Viện Hoá Đạo trong nước.
Vì vậy tôi nói không có xung đột. Tuy nội tâm tôi khủng hoảng dữ dội.
Trên phạm vi tư tưởng, tôi bị khủng hoảng hai lần.
Năm 1955, tôi phát hiện người Cộng sản phục vụ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh chứ không tranh đấu cho dân tộc.
Lần này, 1970, niềm tin của tôi vào giới Tăng lữ bị khủng hoảng mà Nhất Hạnh là đại biểu.
Cuộc chia tay giữa bằng hữu, bỏ đạo này theo đạo khác, chọn ý thức hệ này bỏ ý thức hệ kia là hành trình tự giác hay chọn lựa từng đời người. Chuyện bình thường. Vợ chồng khắn khít còn ly dị kia mà.
Gần đây, nhân chuyến ông về Việt Nam, hai chúng tôi có lúc trở nên như to chuyện là vì các đệ tử cuồng tín của ông ấy do không hiểu nguồn cơn nên vọng động.
Họ không hiểu rằng, từ năm 1970, Nhất Hạnh là đám mây đen đã bay mất trong đời tôi.
...............
https://tamkyrt.vn/thich-nhat-hanh-co-vo/

 

Đăng ngày 25 tháng 01.2022