banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Sau thoả hiệp về nguyên tử, Iran trấn an các đồng minh

Téhéran đề nghị một kế hoạch hoà bình cho Syrie

 
Nhữ Đình Hùng  

Thoả-hiệp ký kết ngày 12 tháng bảy giữa các nước tây-phương và Iran về sự giảm-thiểu một số các khả-năng về nguyên-tử của nước này để đổi lấy việc giải-toả dần các trừng phạt, đã tạo ra, ngoài sự phẫn-nộ của chế-độ si-ô-nít, những nghi-vấn giữa các đồng-minh của Cộng-hoà Hồi-giáo.

Thế nên, thủ-lãnh của Hezbollah chiite Liban, Hassan Nasrallah, đã phải ngỏ lời trước những người theo ông trong một bài diễn văn truyền đi trên màn ảnh lớn ở Beyrouth.

«  Có phải Iran đã bán đứng các đồng-minh của nó trong cuộc thương-thuyết về nguyên-tử?  (...) Không, không có những mặc cả. Giáo-trưởng  Ali Khamenei đã lập lại vị-thế của Iran liên-hệ đến các phong-trào kháng-chiến và những đồng-minh của nó và Hezbollah giữ một vị-trí đặc-biệt giữa họ . Hoa-kỳ vẫn sẽ là đại Satan trước và sau thoả-hiệp về nguyên-tử. Iran duy-trì với các đồng-minh những liên-hệ ý-thức-hệ vượt trên những lợi-ích chánh-trị. Chúng tôi nói điều này rõ và mạnh: chúng tôi nhận hỗ-trợ vật-chất và tài-chánh của Cộng-hoà hồi-giáo và chúng tôi hãnh-diện về việc này! »

Về phần Damas, họ đã gởi bộ-trưởng ngoại-giao, Walid Mouallem, đến Téhéran  ở đây ông ta đã gặp, ngoài các viên-chức của Iran, thứ-trưởng ngoại-giao Nga Mikhail Bogdanov đại diện đặc biệt cạnh Kremlin về Cận Đông. Từ các cuộc trao đổi này đã nảy sinh một kế-hoạch hoà-bình mới cho Syrie, theo như loan-báo của thứ-trưởng ngoại-giao Iran, Hossein Amir-Abdollahian:  

« Iran sẽ đệ trình một dự-án về hoà-bình ở Syrie đến tổng-thư-ký LHQ sau khi tham-khảo giữa Téhéran và Damas. Đây là một trong những dự-án rất hữu-hiệu  và nghiêm-chỉnh chưa từng được đệ-trình ở LHQ và cho các tác nhân quốc-tế. »

 Văn bản này gồm 4 điểm dự-trù:  «một  cuộc ngưng bắn tức-khắc ở Syrie, thành-lập một chánh-phủ đoàn-kết quốc-gia, tu-chính Hiến-Pháp (...) nhằm bảo-đảm quyền của các thiểu-số sắc-tộc và tôn-giáo và việc tuyển-cử dưới sự giám-sát của các quan-sát-viên quốc-tế ».

Ông Amir-Abdollahian kết luận  «điều  hay là có một thay đổi chiến-lược  trong thái-độ của những tác-nhân vùng đối với những gì liên-hệ tới Syrie, nếu như bốn năm trước nhiều tác-nhân ngoại quốc coi việc dùng chiến-tranh như một giải-pháp, ngày nay nhiều người coi là tập-trung vào một giải-pháp chánh-trị là phương-thiện thích-đáng để giải-quyết cuộc khủng-hoảng Syrie ».

Cần ghi nhận là về phiá mình, Nga đã làm việc cho việc tiến sát lại giữa Damas và chế-độ Ryad: tướng Ali Mamlouk, trách-nhiệm mật-vụ Syrie và người thừa-kế phụ của Saoudite, hoàng-thân Mohamed ben Salman, đã gặp nhau trong tháng bảy,sau khi giới hữu trách ả-rập chấp-nhận trên nguyên-tắc một cuộc gặp gỡ như thế (được ông Poutine đề nghị khi hoàng thân đến Kremlin ngày 19 tháng sáu vừa qua.).

Tất cả những sáng-kiến này được đưa ra vào lúc mà Do-Thái can-thiệp mạnh mẽ vào các định-chế của Hoa Kỳ, như là Benjamin Netanyahu đã phát-biểu qua cuộc họp  'visioconférence' với nhiều liên-đoàn Do-Thái ở Bắc Mỹ, nhấn mạnh:     

« Thoả-hiệp nguyên-tử với Iran không chặn đường làm bom ở Iran. Trên thực tế, nó mở con đường làm bom ở Iran (...) Bằng cách này hay cách khác, thoả-hiệp cho Iran một con đường tự do đến chế tạo bom, một con đường khó khăn để có được một hay hai quả bom ngày nay và một con đường dễ dàng hơn để có hằng trăm bom ngày mai.Chúng ta đang đối đầu với Iran,, mà chế-độ đã nhiéêu lần kêu gọi tiêu diệt Nhà Nước Do-thái. Chúng ta đối đầu với Iran mà những tên mật-vụ khủng-bố tìm cách giết dân Do Thái mỗi ngày. Chúng ta biết rằng Iran không chỉ là Nhà Nước chánh đỡ đầu cho chủ-nghĩa khủng-bố, nó còn là Nhà Nước chánh bảo-trợ cho chủ-nghiã chống Do-Thái?»
Và đưa đến kết luận rằng người Do-Thái của Mỹ phải chống lại  «thoả hiệp nguy-hiểm» này.

* Bài viết trên E&R cho thấy Iran, sau thoả-hiệp về chương-trình nguyên-tử của Iran, đang có những vận-động tích-cực trong vùng nhằm để giải-quyết cuộc khủng-hoảng ở Syrie. Nhưng, người ta có thể nghĩ sau lưng Iran còn có những yểm-trợ không kém phần tích-cực của Nga. Trong khi nhóm nhóm '5+1' đang họp với Iran tại Áo, ông Poutine đã có sáng-kiến gọi điện-thoại cho tổng-thống Mỹ Obama thảo-luận về việc cần có một thoả-hiệp vững chắc về Iran và phải giải-quyết vấn-đề khủng-hoảng ở Syrie. Ngày 15.07, một ngày sau khi thoả-hiệp về nguyên-tử của Iran đã đạt được, tổng-thống Mỹ đã lên tiếng thừa nhận vai-trò tích-cực của Nga và nếu như không có những nỗ lực này, thoả-hiệp đã không thể đạt được.Tình hình bang-giao giữa Nga-Mỹ xem chừng bề ngoài vẫn còn căng thẳng, nhưng vài dấu hiệu cho thấy có sự cải-thiện. Tổng thống Nga Poutine ngày 04.08 đã gởi điện văn chúc mừng sinh-nhật tổng thống Mỹ. Và như có một phép lạ: cuộc khủng-hoảng Pháp-Nga về việc giao 2 tàu chiến loại Mistral cho Nga đã nhanh chóng ra khỏi sự bế-tắc, một thoả-thuận giữa Nga và Pháp đã đạt được, Pháp bồi hoàn tiền mua tàu cho Nga và được toàn quyền sở hữu về hai tàu này (được toàn quyền xử dụng hay bán lại hai tàu này mà không cần sự đồng ý của Nga, dù trên tàu có trang bị các kỹ-thuật của Nga và có các sửa đổi cho phù-hợp với điều kiện riêng của Nga (sàn đáp thích hợp cho trực thăng Nga, tàu được thực-hiện để xử dụng trong khu-vực  'cực đớĩ..). Việc thoả-thuận này là một thắng-lợi của Nga vì từ đây Pháp không còn áp lực về việc phải giải-quyết tranh-chấp ở Ukraine, ngược lại, là một thiệt hại nặng cho Pháp vì phải bồi hoàn cho Nga gần 1tỉ 2 euros để hủy hợp đồng, trả phí khoản đậu bến, phí khoản bảo trì và nếu có khách mua thì còn tốn kém để sửa lại các bố-trí trên tàu theo yêu cầu của khách hàng. (Hai nước có thể nhận mua lại tàu Mistral đóng cho Nga hiện nay là Ấn Độ và Trung-Hoa nhưng Pháp khó có thể bán cho Trung-Hoa do vấn-đề khủng-hoảng biển đông). Ước tính tổn hại của Pháp trong vụ không bán tàu chiến Mistral cho Nga lên tới trên dưới 2 tỉ euros, trường hợp không có khách mua!

Hiện nay, đang có những tham khảo giữa ngoại trưởng Nga, ngoại trưởng Mỹ, ngoại trưởng Iran và Syrie. Đề nghị của Iran về một giải pháp hoà bình cho Syrie có thể được  các bên chấp nhận vì có điều khoản giữ thể diện cho tây phương, đó là việc thiết lập một chánh quyền đoàn kết dân tộc, được hiểu là giữa chánh quyền Damas và phe nổi dậy ôn hoà thân tây phương. Về phiá Syrie, tổng thống Assad cũng đã tạo điều kiện thuận lợi bằng lệnh đại xá cho những quân nhân đào ngũ theo quân nổi dậy - phần lớn những quân nhân đào ngũ này theo lực lượng nổi dậy ôn hoà nhưng lực lượng này  rất yếu, họ không thể vừa chống lại EI, vừa chống lại Front al Nosra và chống lại lực lượng Damas. Hiện chánh quyền các nước tây phương còn gây khó dễ cho Syrie bằng cách mở cuộc điều tra về việc quân chánh phủ Damas oanh-tạc bằng bom Chlore và bom săng làm bằng thùng phuy. Chánh quyền Damas bác bỏ các cáo buộc này, trong khi đó, cũng có các tin tức khác về việc EI xử dụng vũ khí hoá học; Sau việc giải quyết vấn đề nguyên tử của Iran, có lẽ vấn đề Syrie cũng sẽ được giải quyết Với sự tương nhượng của Arabie Saoudite và có thể cả Qatar, vấn đề Cận Đông sẽ là tranh chấp tay ba Do-Thái, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran. Iran muốn tái lập vùng ảnh hưởng thời đế quốc Ba-Tư, Thổ Nhĩ Kỳ muốn có ảnh hưởng trong vùng đế-quốc Ottoman trước đây và Do-Thái vì sự an nguy của chính đất nước họ.

Nhữ Đình Hùng/09.08.2015

Nguồn:
*égalité et réconciliation, sputnik news ...
*Bài trên Égalité et réconciliation, ngày thứ tư 05.08.2014 http://www.egaliteetreconciliation.fr/Apres-l-accord-sur-le-nucleaire-Teheran-rassure-ses-allies-et-propose-un-plan-de-paix-pour-la-Syrie-34364.html


 Cựu chánh văn phòng trung ương Đảng CS Trung Quốc trốn sang Mỹ

Sau khi trốn sang Mỹ, em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang khiến quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng và “có thể trở thành một trong những kẻ đào tẩu nguy hiểm nhất lịch sử Trung Quốc”, tờ The New York Times (Mỹ) cho biết ngày 4.8.15
Trung Quốc ‘mất ăn mất ngủ’ vì Mỹ nắm được em trai Lệnh Kế Hoạch - ảnh 1
Lệnh Hoàn Thành, em trai của Lệnh Kế Hoạch, cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình Business Insider
 
Doanh nhân giàu có Lệnh Hoàn Thành là em trai của Lệnh Kế Hoạch, người từng là cố vấn hàng đầu của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
The New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ ông Lệnh Hoàn Thành đã trốn sang Mỹ. Ông này được cho là sở hữu một căn nhà trị giá lên đến 2,5 triệu USD ở California và có lẽ sẽ xin tị nạn ở Mỹ, theo nguồn tin khuyết danh của The New York Times.
Ông Christopher Johnson, cựu chuyên gia phân tích thông tin tình báo về Trung Quốc của CIA, nhận định với tờ báo Mỹ rằng Lệnh Hoàn Thành có khả năng nắm giữ các thông tin có thể gây tổn hại cho chính phủ Trung Quốc và có thể sẽ trở thành nhân vật hữu dụng cho tình báo Mỹ. Chuyên gia tình báo Mỹ này nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ “rất muốn bắt lại ông này”.
Theo The New York Times, Lệnh Hoàn Thành “nhiều khả năng đang nắm các thông tin có thể làm xấu mặt các quan chức, cả đương nhiệm lẫn nghỉ hưu, trung thành với Chủ tịch Tập Cận Bình”.
Bắc Kinh đang điều tra tham nhũng đối với gia đình họ Lệnh. Một số thương vụ làm ăn của Lệnh Hoàn Thành đang bị cơ quan điều tra làm rõ. Trước đó, ông Lệnh Kế Hoạch đã bị bắt với các cáo buộc vi phạm pháp luật và kỷ luật, trong đó có việc tiếp cận trái phép một lượng lớn “thông tin mật” của đảng và nhà nước.
Hồi năm 2012, con trai Lệnh Kế Hoạch thiệt mạng trong một vụ tai nạn khi đang lái một chiếc siêu xe Ferrari màu đen. Cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó đã tìm cách che giấu vụ việc, theo The New York Times.
Tuy nhiên, ông này sau đó đã bị giáng chức và chính phủ bắt đầu cho điều tra tham nhũng vào năm 2014, tờ báo Mỹ cho hay.
Lệnh Hoàn Thành cũng bắt đầu bị nghi ngờ, nhưng trong khi ông Lệnh Kế Hoạch bị theo dõi sát, người em trai vẫn được tự do sinh hoạt.
 
 
Hiện Trung Quốc muốn Mỹ cho dẫn độ Lệnh Hoàn Thành về nước, nhưng Washington đã khước từ, lấy lý do là cần Bắc Kinh đưa ra bằng chứng về những tội ông này phạm phải, theo The New York Times.
Tờ báo Mỹ bình luận Lệnh Hoàn Thành là một nhân vật thú vị. Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) từng đăng tải thông tin cá nhân của ông này hồi cuối năm ngoái, đồng thời thuật lại chi tiết ông này đã bị điều tra tham nhũng như thế nào.
Lệnh Hoàn Thành từng là một nhà báo trước khi trở thành doanh nhân. Ông thường dùng nhiều tên giả để che giấu danh tính và gốc gác gia đình, South China Morning Postcho biết.
Theo The New York Times, hiện không rõ Lệnh Hoàn Thành đang trú ẩn ở đâu trên đất Mỹ. Hàng xóm cạnh nhà ông này ở California cho biết họ đã không thấy chủ nhà từ hồi tháng 10.2014, cũng là thời điểm South China Morning Post đưa tin ông bị bắt giữ. Tờ báo có trụ sở ở Hồng Kông cũng từng đưa tin Lệnh Hoàn Thành có sang Mỹ, nhưng sau đó có quay về nước.
Trang tin Business Insider (Úc) bình luận vụ việc này sẽ khiến mối quan hệ Mỹ - Trung đã căng thẳng sẽ càng xấu thêm và không rõ Washington có chiều theo yêu cầu dẫn độ của Bắc Kinh hay không.
Được biết, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Mỹ vào tháng 9 tới.

Mỹ từ chối dẫn độ em trai Lệnh Kế Hoạch

The New York Times ngày 4.8 cùng đưa tin Lệnh Hoàn Thành, em trai ông Lệnh Kế Hoạch - cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chạy trốn sang Mỹ.

Mỹ từ chối dẫn độ em trai Lệnh Kế Hoạch - ảnh 1
Ông Lệnh Kế Hoạch đã bị bắt với các cáo buộc vi phạm pháp luật và kỷ luật, trong đó có việc tiếp cận trái phép một lượng lớn “thông tin mật” của đảng và nhà nước - Ảnh: Reuters
 
Theo tờ The New York Times dẫn nguồn từ giới chức Mỹ, Bắc Kinh đang gia tăng áp lực buộc Mỹ dẫn độ ông Lệnh Hoàn Thành, song Washington đã bác bỏ yêu cầu trên. Hiện chưa rõ ông này đã nộp đơn xin tị nạn chính trị hay chưa.
Theo ông Christopher K. Johnson, từng là chuyên gia về Trung Quốc tại Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), việc doanh nhân Lệnh Hoàn Thành bỏ trốn có tiềm năng trở thành một trong những vụ đào tẩu gây thiệt hại nặng nề cho Bắc Kinh, bởi sự giàu có và vị thế gia đình giúp ông này nắm nhiều thông tin bí mật về những góc khuất chính trị ở Trung Quốc.
Trước đó, ông Lệnh Kế Hoạch đã bị bắt với các cáo buộc vi phạm pháp luật và kỷ luật, trong đó có việc tiếp cận trái phép một lượng lớn “thông tin mật” của đảng và nhà nước.
 

Dân Đài Loan biểu tình xé sách giáo khoa "thân Trung Quốc"

media
Sinh viên Đài Loan biểu tình phản đối sách giáo khoa mới vì cho là quá coi trọng Trung Quốc - AFP / Sam Yeh

Hôm nay, 02/08/2015, gần một ngàn người Đài Loan đã biểu tình trước trụ sở Bộ Giáo dục ở Đài Bắc và đòi Bộ trưởng Giáo dục phải từ chức vì bị tố cáo đưa vào chương trình giảng dạy các sách giáo khoa có nội dung thân Bắc Kinh.

Những người biểu tình đã xé các sách giáo khoa vừa được in, đồng thời giương cao các biểu ngữ như «Hãy ủng hộ sinh viên Đài Loan », «Bảo vệ nền dân chủ » và «Ngô Tư Hoa hãy từ chức ». Ông Ngô Tư Hoa (Wu Se Hwa) là Bộ trưởng Giáo dục Đài Loan.

Cuộc biểu tình bắt đầu từ ngày 24/07, khi 30 người, đa số là sinh viên Đài Loan đã kéo tới trụ sở Bộ Giáo dục để biểu tình phản đối các sách giáo khoa mới được đưa vào giảng dạy vì họ cho là quá coi trọng Trung Quốc. Những người này đã bị cảnh sát bắt giữ, sau đó được thả, nhưng một vài người bị khởi tố.

Hôm thứ Năm, 30/07, nhà hoạt động Lâm Quang Hoa (Lin Kuan Hua), người tham gia biểu tình trước đó, đã tự sát tại nhà riêng. Những người biểu tình hôm nay đã cài nhiều hoa vào hàng rào trụ sở Bộ Giáo dục để tưởng nhớ Lâm Quang Hoa.

Theo giới quan sát, dân chúng tại Đài Loan, đặc biệt là giới trẻ, lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên hòn đảo này, trong bối cảnh Bắc Kinh và Đài Bắc có nhiều động thái xích lại gần nhau hơn.

Năm ngoái, sinh viên Đài Loan đã phát động phong trào « Hoa Hướng Dương », biểu tình và chiếm giữ trụ sở Quốc hội trong suốt ba tuần lễ để phản đối việc ký kết một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc đại lục.

Một trong những điểm thay đổi trong sách giáo khoa mới liên quan đến cụm từ «Trung Quốc giành lại Đài Loan» thay vì «Đài Loan được giao cho Trung Quốc » sau khi chấm dứt sự chiếm đóng của Nhật vào năm 1945.

Giai đoạn 50 năm Nhật chiếm đóng thì được đổi lại thành giai đoạn «Nhật chiếm đóng» đảo Đài Loan, thay vì «Nhật cai trị ». Đảng đối lập Dân Tiến tố cáo Quốc Dân đảng cầm quyền tìm cách bôi nhọ phong trào đấu tranh của sinh viên và đòi phải hủy bỏ những sửa đổi trong sách giáo khoa.

 http://vi.rfi.fr/chau-a/20150802