banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

"Tai nạn" tại công trường Tiananmen ngày 28/10/2013


Nhữ Đình Hùng

Vào xế trưa ngày thứ hai 28.10.2013, một chiếc xe hơi đã lao như điên cuồng trên đại-lộ Chang'an ở Pékin, đụng nhiều người đi đường trước khi tông vào chân tượng đài Mao Trạch Đông ở công-trường Tiananmen và bốc cháy.
 



Những tin tức lúc đầu đưa ra là một 'tai nạn', dần dần trở thành 'một cuộc tấn-công tự sát' rồi cuối cùng được coi là 'hành-vi khủng-bố'. 'Tai nạn' xảy ra giữa nơi được coi là 'nhạy cảm' đối với trung tâm quyền lực Pékin đã lập tức trở thành một biến cố,một lực lượng cảnh-sát quan-trọng đã được lập tức huy động để phong toả khu-vực, các du khách trong khu vực được di tản, các tin tức trên báo chí và trên internet về việc này đều bị kiểm duyệt.



Theo tin tức chính thức của văn-phòng công-an thành-phố Pékin "tài xế và hai người trên xe đều chết, nhiều du khách và cảnh sát bảo vệ đã bị thương..."  Những tin tức sau đó cho biết có 5 người chết và 38 người bị thương.
 
Đương nhiên là giới truyền thông quốc-tế lập lại các tin tức được chính quyền Trung Hoa loan báo. Nhưng, giới truyền thông quốc tế cũng đưa ra những bình luận, những nhận định và một số các bình luận và nhận định này đã không được nhà cầm quyền Bắc Kinh vừa ý.Trong ngày thứ hai 04.11, bộ ngoại giao Pékin đã chỉ trích giới truyền thông ngoại quốc  đã cho rằng biến cố tại công trường Tiananmen vừa qua đã có động lực sắc tộc hay xã hội. Đối với  Pékin, đây chỉ là một cuộc khủng bố của nhóm ouighours ly khai. Theo Pékin, hành vi được coi là 'kamikazés' này đã do một tổ chức khủng bố đặt căn cứ ở ngoại quốc hỗ trợ!

Nhà cầm quyền coi cuộc khủng bố này đã được hoạch định một các kỹ lưỡng và do nhóm ouighours ly khai 'phong trào hồi giáo đông Turkestan' (MITO ). Các  chuyên gia về Trung Hoa ngờ vực việc này là do MITO thực hiện, các nhà lãnh đạo lưu vong của phong trào này (thuộc về sắc tộc nói tiếng Thổ) đã thường xuyên cáo giác việc nhà cầm quyền Trung Hoa giới hạn họ trong các lãnh vực tôn-giáo, văn hoá và ngôn ngữ. Bộ ngoại giao Trung Hoa đã không đồng ý về lý luận này. Phát ngôn viên Hông Lei của bộ ngoại giao trong một cuộc họp báo đã nói 'một số người đã nối kết hành vi khủng bố bạo động này vào chánh sách sắc tộc và tôn giáo của Trung Hoa...Đây là sự a tòng với quân khủng bố.Chúng tôi bày tỏ sự bác bỏ mạnh mẽ...Trung Hoa yêu cầu giới truyền thông có một vị thế khách quan và đúng đắn..Mọi người có lương tri đều phải lên án biến cố này'.  Người ta nghĩ rằng những phát biểu của Hong Lei nhắm vào CNN, bởi vì trên diễn đàn của CNN có đăng một bài trong đó tác giả đặt vấn đề là biến cố này, thay vì được chuẩn bị chu đáo, chỉ là một tiếng kêu tuyệt vọng thực hiện một cách vội vã của những người sống bên lề của guồng máy phát triển cực kỳ khủng khiếp của nhà nước Trung Hoa'
Phát ngôn Viên Hong Lei
Từ cuộc họp báo của Hong Lei, vấn đề Ouighours đã được đề ra. Phải chăng đây là khởi điểm để có những đàn áp mạnh mẽ?
Bài đăng trên diễn đàn của CNN đã coi biên cố như một tiếng kêu tuyệt vọng. Có quả thực là dân Ouighours đã tuyệt vọng?

Theo Ilham Tohti, Giáo Sư của viện đại học sắc tộc của Pékin, trong một cuộc phỏng vấn dành cho RFI vào ngày 09.10 vừa qua thì 'cứ đàn áp một dân tộc, người ta có cơ nguy đẩy họ đến chỗ điên cuồng'. Vị Giáo Sư này cũng cho biết là những người gốc Hán (Trung Hoa) được hưởng một phụ cấp khi sinh đứa con thứ hai ở Xinjiang. Mọi người đều biết Trung Hoa khuyến khích việc gia đình có một con. Tại sao lại có việc có phụ cấp cho đứa con thứ hai nếu sinh ở Xinjiang?

Đây hiển nhiên là việc muốn gia tăng dân số gốc Hán ở Xinjiang, khuyến khích người dân gốc Hán di dân lên Xinjiang vì có quyền có hai con, một cách 'thực dân hoá' vùng đất này qua hình thức 'diễn tiến hoà bình' bằng dân số ( Mở một dấu ngoặc ở đây để nói về Việt Nam. Theo Lê Diễn Đức, 10 tỉnh đầu nguồn ở Việt Nam đã cho Trung Hoa thuê trong 50 năm. Không có gì ngăn cản việc tái gia hạn. Riêng trong 50 năm, đã có thể có hai đến ba thế hệ người Trung Hoa sinh ở Việt Nam, tuổi từ 16 trở lên. Vẫn theo Lê Diễn Đức, dân Việt Nam bị cấm lai vãng đến những nơi có người Trung Hoa đến ở và khai thác. Đây cũng là một hình thức thực dân kiểu mới, thực hiện qua đường lối diễn tiến hoà bình bằng dân số: khi những cư dân ở đây toàn người Hoa và tuyên bố là đất của họ, chánh quyền cộng sản Việt Nam sẽ làm được gì? Đã đến lúc người Việt Nam trong nước phải có những hành động tuyệt vọng như người Ouigours hay không?).
Dilshat Rexit
Theo phát ngôn nhân Dilshat Rexit của hội nghị ouighours toàn cầu tại Đức, có những ngờ vực là biến cố 28.10 tại Tiananmen sẽ được dùng để đàn áp mạnh hơn tại Xinjiang!  Điều ngờ vực này không phải là không căn cứ vì trong chuyến viếng thăm Tachkent ngày thứ năm 31.10, bộ trưởng công an Meng Jianzhu đã coi biến cố ngày 28.10 ở Tiananmen là một cuộc tấn công đã được sắp đặt từ trước và được phong trào hồi giáo đông Turkestan dẫn dắt. Phong trào này đòi hỏi việc thành lập một nhà nước tự trị trong vùng tỉnh Xinjiang, nơi có hơn 9 triệu người Ouigours cư ngụ, chiến gần một nửa dân chúng ở nơi đây! Nhà cầm quyền Pékin đã nhiều lần cáo buộc phong trào hồi giáo đông Turkestan (MITO) về việc chủ trương ly khai. MITO đã bị LHQ xếp vào danh sách tổ chức khủng bố theo Al Qaïda. Pékin cho biết MITO đã từng được huấn luyện trước đây ở Afghanistan và gần đây trong những vùng do quân phiến loạn Syrie kiểm soát!

Trong biến cố 28.10 tại Tiananmen, các tin tức cho biết các quân khủng bố ( ba người trên xe và  đồng loã)  đã xử dụng một xe 4x4 Mercedès để làm cuộc tấn công tự sát với 400 lít xăng.Các hung phạm có trang bị dao kiểu tây tạng (có tin khác nói là đao hay kiếm). Ba người tử nạn trên xe có tên gốc ouighours,gồm Udmen Hasan,vợ và mẹ vợ ông ta. Xe đã đâm vào một trụ bằng cẩm thạch ở công trường Tiananmen, trước di ảnh của Maotsétung. Các điều tra viên tìm thấy trên xe các khẩu hiệu tôn giáo cực đoan và ở những nơi tạm trú của các hung phạm các kỳ hiệu kêu gọi thánh chiến.Từ lâu nay, chánh quyền Pékin vẫn coi các cuộc  tán công của người Ouighours tại Xinjiang là các cuộc khủng bố. Việc nổi dậy vũ trang của người Ouighours là điều khó thể xảy ra vì các thủ lãnh của MITO đều bị giết: năm 2003, thủ lãnh MITO là Hasan Mahsun đã bị quân đội Pakistan giết, người thay thế ông ta là Abdul Haq al-Turkistan cũng bị một phi cơ tự hành (drone) của Mỹ giết chết ở Waziristan năm 2010. MITO không có ảnh hưởng trong nội địa Trung Hoa, phong trào không có khả năng nổi dậy vũ trang trừ phi có sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Chánh quyền Pékin nói rằng trước đây MITO được al Qaïda huấn luyện ở Afghanistan và gần đây là do các quân nổi dậy ở Syrie. Nếu cuộc khủng hoảng ở Syrie được giải quyết, quân khủng bố có thể tập trung lực lượng vào một nơi khác, có thể là ở  vùng giáp giới Nga và Trung Hoa.

Nhữ Đình Hùng/tin tổng hợp/05.11.2013
 
  • Tham khảo: