Bắc-kinh trên sông Seine
Nguyễn thị Cỏ May
Có người nói "Có Tàu là có tất cả". Những cái "có" made in china do Tàu đem tới theo lớp di dân Tàu, ngày nay, các nước Âu châu đã bắt đầu thấy ngại, muốn bài trừ. Dân các nước Phi châu, đã qua giai đoạn hồ hởi lúc đầu, nay cũng đã thật sự thấy ê càng. Nhưng chánh phủ các nước thì có cái nhìn khác, cái nhìn có lợi cho quốc gia về mặt kinh tế. Chánh phủ các nước kém mở mang và độc tài tù trưởng thì vẫn bám theo Tàu để có tiền và tồn tại.
Mùa xuân vừa qua, chuẩn bị cho mùa du lịch mới, Tổng trưởng Ngoại giao Pháp, Ông Laurent Fabius, đã thân chinh ra tận phi trường Charles de Gaulle đón chào đoàn du khách Tàu đầu tiên trong mùa. Do đó, những cái của Tàu do Tàu đem tới thường dễ quên.
Triết lý ngoại giao của Tàu
Đầu thập niên 80, khu Paris 13 ở cực Đông-Nam Paris bắt đầu mở mang thành khu chợ Á châu theo làn sóng tỵ nạn cộng sản của dân Đông dương tới nhập cư. Nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó, người ta thấy người Đông dương thì ít mà người Tàu thì đông hơn. Mà người Tàu tỵ nạn lại không biết nói một thứ tiếng nào của ba quốc gia cựu đông dương. Mà vẫn từ các đảo ở Đông Nam Á tới với giấy tỵ nạn cộng sản việt-miên-lèo đầy đủ!
Người Tàu có câu nói như lời kinh thánh «Khi túi áo của con người, mìệng túi còn mở ra phía trên thì không có gì phải lo sợ. Mọi việc đều giải quyết được như ý. Chỉ khi nào miệng túi áo trút xuống thì mới sợ».
Tàu đủ loại, đủ địa phương, từ bên Tàu từ từ tới Paris, rồi ở lại. Họ lo làm việc vô cùng vất vả, sống suốt ngày ở dưới hầm để trốn cảnh sát. Họ cũng bị người Tàu bóc lột tận xuơng. Số người ở lậu ở Paris thường xuyên không dưới 3000. Thỉnh thoảng họ xuất hiện tham gia những cuộc biểu tình của dân đen Phi châu và rệp để đòi quyền cư trú. Lúc đó là dịp dân Paris trông thấy Ba Tàu đang ở xứ mình.
Sau biểu tình, họ biến mất ngay.
Tới thập niên 90, người Pháp lấy làm lạ không thấy có người Tàu chết. Thông thường, một cộng đồng sắc dân nào, cũng phải có 10% tử vong. Khi tin đó loan, có người đùa bảo «Hay họ làm bánh bao, xíu mại hết rồi chăng?».
Hìện tượng này ngày nay lại thấy ở cộng đồng người Việt nam ở vài nước cộng sản cũ. Có lần báo Ba-lan lên tiếng.
Và người ta chỉ thấy số dân tới sanh sống ở Pháp và Âu châu ngày càng đông chớ ít khi thấy đám ma Tàu như ở Chợ lớn ngày xưa.
Có Tàu là có...
Ngày nay, chánh quyền Pháp đang điên đầu vì nạn mại dâm trá hình của gái Tàu ở Paris dưới hình thức những tiệm mát-xa. Trong vòng không tới mười năm, số tìệm mát-xa tăng lên mau chóng, từ 60 tiệm bốc lên 600 tiệm. Chánh quyền không dẹp được. Luật pháp chỉ phạt người dẫn mối, không phạt người bán dâm và mua dâm. Mà bắt người dẫn mối không phải là dễ.
Ngành kinh doanh này dễ kiếm lời mà chi phí cơ sở rất nhẹ. Có thể chỉ cần 2 người đủ sức quản lý một cửa tiệm. Mức thu lợi không dưới 12000 euros/tháng bằng cách chia với gái mát-xa.
Nguồn cung cấp là số gái Tàu du lịch từ lục địa. Một cách thật thà lắm là họ ở 3 tháng làm việc. Hết 3 tháng, họ trở về xứ. Rồi sau 3 tháng, lại xin trở qua Pháp tiếp tục làm việc.
Trong số những gái mại dâm Tàu, cũng có nhìều trường hợp, biết qua dễ làm rơi nước mắt. Phụ nữ Tàu làm mại dâm ở Paris, phần lớn trên dưới 40 tuổi. Có gia đình ở Tàu. Họ cắn răng lấy quyết định một mình qua Paris làm kiếm tiền gởi về nuôi gia đình, nhứt là thực hiện giấc mơ cho con đi học trường tư có học tiếng ngoại quốc.
Từ bên Tàu, họ vay mượn từ 10000 đô-la tới 14000 đô-la trả cho mối lái để được đưa qua Paris, giới thiệu chổ ở và vìệc làm, với lời thuyết phục là chỉ trong vòng nửa năm là đủ trả hết nợ. Cách đưa người đi của Tàu không khác cách « xuất khẩu lao động » của đảng cộng sản ở Việt nam để cho ra ngoại quốc lấy tiền. Cũng cùng một giá biểu nữa.
Khi tới Paris, làm nghề may quần áo, lương quá rẻ, chỉ vừa đủ ăn ở. Ráng lắm, còn được chút ít cuối tháng gởi về gia đình. Nợ không thể trả được, mà giấc mơ cho con đi học trường tư sẽ không bao giờ thực hiện được. Người còn chút ít nhan sắc đành nghe theo lời giới thiệu của bà con cùng người Tàu với nhau là đi khách lậu.
Nghề không lấy gì làm đẹp nhưng ở đây, có ai biết ai đâu mà ngại tai tiếng, nhưng chắc chắn mỗi tháng kiếm được trên dưới 2000 euros. Trả tiền chổ ở 180 euros chung với nhiều người khác chỉ cần chổ ngả lưng. Ăn xài cho bản thân 300 euros. Trả nợ 700 euros. Số còn lại gởi về gia đình đủ sống đàng hoàng. Những người phụ nữ này hài lòng vì sự hy sinh của mình có ý nghĩa đẹp và cụ thể.
Có nhiều cô trẻ nuôi giấc mơ sẽ gặp được một người chồng bản xứ để thật sự đổi đời.
Cả 3000 người Tàu ở lậu, làm ăn lậu, nhưng họ không ồn ào như các sắc dân khác, họ chỉ lo lượm bạc cắc, nên ít làm người Pháp và chánh quyền chú ý và quan ngại lắm.
Trong lúc đó, những người Tàu có tiền, qua Pháp và Âu châu du lịch, ăn chơi, lại làm cho cả chánh quyền địa phương phải lo nhiều biện pháp đối phó với cách ứng xử của họ thiếu giáo dục một cách trầm trọng. Có nhiều thành phố không muốn nhận du khách Tàu nhưng tiền của họ tiêu xài tại chổ không có hình Mao-xính-xáng và lại không nặng mùi xì dầu !
Du khách Trung quốc bắt đầu chê Paris
Hàng năm có hàng triệu du khách Tàu tới Paris và số tiền họ ăn xài ở đây lên tới hơn tỷ euros. Pháp hết mực o bế du khách Tàu và cả nhà cầm quyền Bắc-kinh. Trong 2 cửa hàng lớn ở Paris, La Fayette và Printemps, có cả khu vực dành cho khách tàu, với nhơn viên bán hàng hoặc các cô xẩm, hoặc nhơn viên biết nói tiếng tàu và làm thủ tục trừ thuế ngay tại chỗ.
Tuy vậy, vẫn có ít du khách Tàu không hài lòng. Họ chê Paris, đường phố đầy cứt chó, người Paris không lịch sự, không hiếu khách. Khác hơn ở bên Tàu, ít khi thấy cứt chó trên đường phố. Nghe bị du khách Tàu phê bình, người Pháp phì cười «Paris có cứt chó vì Paris còn chó. Ở bên Tàu không thấy cứt chó vì chó bị người Tàu nấu canh củ cải hết cả rồi».
Đừng quên trên đời này, cho tới ngày nay, vẫn còn biết bao người mong một lần đến được thủ đô nước Pháp. Nhiều người Việt nam ta vẫn thường mơ về thành phố Paris tráng lệ và đầy lãng mạn. Hảy nghe thơ Nguyên Sa “Paris có gì lạ không em?”, để thấy tại sao, trước khi chết, phải ráng tới thành phố nầy một lần cho được? Vì Paris sao mà kiêu sa, thơ mộng?
« Mai anh về trên bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em ?... »
Vậy mà Paris đã phụ lòng những du khách đến từ lưu vực sông Hoàng Hà. Một phụ nữ Tàu nói với người hướng dẫn du lịch :
“Đối với người Trung quốc, Pháp luôn luôn lãng mạn, bí ẩn và hấp dẫn. Chúng tôi được bảo rằng “Thượng Đế sống ở Paris. Một khi tôi nhận ra người Paris thật lạnh lùng, tôi đã quyết định tận hưởng chuyến đi này, nhưng không bao giờ quay trở lại Paris nữa”.
Và Âu châu cũng ngán du khách Trung quốc
Muốn không nhận du khách Trung quốc vào xứ nhưng chánh quyền các nơi thấy khó từ chối những đồng đô-la hay euros của du khách đem tới. Họ phải suy nghĩ tìm biện pháp thích ứng.
Hôm đầu tháng 9/2015, chánh quyền Thụy sĩ đã nghĩ ra một cách giải quyết vấn đề rất ổn. Họ đã tổ chức một chiếc xe lửa dành riêng cho du khách Trung quốc ở khu nghỉ mát trên núi Rigi thuộc dãy Alpes để như vậy người dân Thụy sĩ sẽ không phàn nàn khi phải đi chung xe với người Trung quốc luôn luôn quá ồn ào đúng như « chệt về Tàu » và những ứng xử hoàn toàn thiếu văn minh.
Thật vậy, cách ứng xử truyền thống lâu đời của người Trung quốc như khạc nhổ tứ tung, nói lớn như la làng, tới chỗ đông người như khi chờ lên xe lên tàu, không bao giờ biết xếp hàng cho có trật tự… đã làm cho dân Thụy sĩ bình thường vô cùng bất mãn nên tờ báo Blick của Thụy sĩ đã phải lên tiếng cảnh báo.
Ngoài ra còn có các báo cáo về sự thô lỗ của họ trong các toa xe, và một số người thậm chí còn nói rằng họ đã nhìn thấy khách du lịch Trung Quốc khạc nhổ trên sàn xe, trong khách sạn, tiệm ăn…
Ông Peter Pfenniger, Giám đốc công ty hỏa xa địa phương ở Rigi Bahnen than phiền công khai số lượng lớn du khách đến từ Châu Á đã gây ra những khó khăn cho công ty trong việc giám sát vì "sự đông đúc của họ là một thách thức".
Thực trạng du khách Trung Quốc cư xử thật sự thiếu giáo dục cũng được Thời báo Hoàn cầu phản ánh. Hồi đầu năm nay, Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc thừa nhận “những hành vi thiếu văn minh” của du khách Trung Quốc đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của Trung Quốc với thế giới.
Khi vào tháng 9-2015, công ty dự kiến sẽ cải thiện tình hình và tránh cho du khách của các nước khác trên thế giới không cảm thấy khó chịu trước người Trung quốc, họ sẽ cho dọn vệ sinh thường xuyên hơn. Bảng chỉ dẫn chi tiết về cách thức sử dụng toilet cũng được dán nhiều hơn bằng tiếng Tàu. Lập tức, thông tin này nhận ngay sự phản ứng khá tiêu cực từ phía Trung Quốc.
Du khách Việt nam mình
Du khách Việt nam bị Singapour kiểm soát khó khăn trước khi cho nhập cảnh cũng do sự ứng xử phức tạp của du khách Việt nam trong thời gian ở Singapour.
Khi đi du lịch, người hướng dẫn luôn luôn nhắc nhở tôn trọng những nghi thức thông thường khi ở khách sạn, nhà hàng… như đừng làm ồn, đừng làm mất trật tự, mà phải xếp hàng giữ trật tự. Nhứt là khi ăn, đừng dành lấy nhiều thức ăn, ăn không hết rồi bỏ mứa. Ngoài ra, còn ăn cắp vặt đồ vật ở khách sạn, hoặc ở siêu thị làm cho ban tổ chức du lịch nhiều lần phải trả tiền phạt cho những vi phạm này.
Nhớ một hôm, đứng đợi xe ở Paris với Cụ Luật sư TTH, người Hà nội di cư, thấy một phụ nữ Phi châu đen nói chuyện và cười lớn vang dội với bạn, Cỏ May bất chợt hỏi Cụ “Các bà Mít nhà mình có nói lớn tiếng chỗ công cộng bằng bà đen này không?”.
Cụ trả lời: "Các bà nhà mình nói còn to hơn nhiều".
Vậy chẳng lẽ về mặt ứng xử tìêu cực trong quan hệ xã hội, người Việt nam mình vẫn không thể thua người Trung quốc, và cả người Phi châu.
Nguyễn thị Cỏ May
Đăng ngày 12 tháng 09.2015