banner

Sau 15 năm hoạt động (2008-2023), website Ái hữu Đại học Sư Phạm Sài gòn ngưng việc đăng thêm bài vở và tin tức.

Độc giả muốn lưu giữ bài viết và hình ảnh để làm tư liệu, xin vui lòng truy cập vào các tiết mục đã đăng trên trang web để download.

Xin chân thành cảm tạ sự hợp tác của tất cả các tác giả và độc giả đã dành cho trang web.

20.07.2023
Admin Website Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn

Tài liệu lịch sử nầy được đăng lên trang web ĐHSPSG với hoài bão các thế hệ Hải Quân Việt Nam hiện tại và tương lai sẽ tiếp nối truyền thống hào hùng của các bậc đàn anh: giữ vững lãnh hải quê nhà để giang sơn Việt Nam muôn đời là của dân Việt.


 CHƯƠNG III

SƠ LƯỢC SỰ TỔ CHỨC CỦA HẢI QUÂN VNCH

BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN

Khi mới được Pháp chuyển giao, căn cứ của Bộ Tham Mưu Hải-Quân Việt-Nam đóng tại Trại Cữu-Long, Thị-Nghè. Sau khi Pháp giao lại bản doanh Hải-Quân Caserne Francis Garnier ở bờ sông Saigon, Bộ Tham Mưu Hải-Quân Việt-Nam được chính thức trở thành Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân và đặt tại trại Bạch-Đằng, cho đến tháng 4 năm 1975. (1)

Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân gồm có Tư Lệnh, Tư Lệnh Phó và Tham Mưu Trưởng; được chia thành các khối như sau:

- Khối Hành Quân
- Khối Quân Huấn
- Khối Nhân Viên – Phân Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân.
- Khối Tiếp Vận
- Sở An Ninh
- Quân Y
- Khối Chiến Tranh Chính Trị
- Tổng Thanh Tra

Mỗi Khối được một Tham Mưu Phó chỉ huy và điều động. Mỗi khối được chia ra nhiều phòng.

Các quân trường Hải Quân Việt Nam:

- Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang

- Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Cam-Ranh

- Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Saigon

- Trung Tâm Huấn Luyện Tuần Giang, tại Cái Lái

Những quân trường ngoại quốc mà Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam theo học

- Trường Sĩ Quan Hải-Quân Pháp tại Brest

- Trường O.C.S. (U.S Naval Officer Candidate School)

- Trường Hậu Đại Học Hoa-Kỳ (U.S. Naval Postgraduate School)

- Trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa-Kỳ (U.S. Naval War College)

Hai Lực-Lượng Chiến Đấu chính yếu được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân là Hành Quân Lưu-Động-Sông và Hành Quân Lưu-Động-Biển.

Bộ Chỉ Huy Hành Quân Lưu-Động-Sông gồm có:

- Hải-Quân Biệt Khu Thủ-Đô

- Đặc Khu Rừng-Sát

- Vùng III Sông Ngòi

- Vùng IV Sông Ngòi

- Lực Lượng Tuần-Thám

- Lực Lượng Thủy-Bộ

- Lực Lượng Trung-Ương

- Giang Đoàn Xung-Phong

- Liên Đoàn Tuần-Giang

- Liên Đoàn Người-Nhái

- Lưc Lượng 99

Bộ Chỉ Huy Hành Quân Lưu-Động-Biển gồm có:

- Hạm-Đội

- Vùng I Duyên-Hải

- Vùng II Duyên-Hải

- Vùng III Duyên-Hải

- Vùng IV Duyên-Hải

- Vùng V Duyên-Hải

- Lực Lượng Hải-Thuyền

- Lực Lượng Hải-Tuần

- Biệt-Hải

hai quan ra khoi-chuong 3

KHỐI QUÂN HUẤN

Song song với chương trình huấn luyện, năm 1972, dù với ngân khoảng eo hẹp và phương tiện quá thiếu thốn, Phòng Binh Thư thuộc Khối Quân Huấn cũng đã ấn hành một số sách giáo khoa đáng kể, đồng thời phòng Trợ Huấn cũng không ngừng trong việc xúc tiến thiết lập các mô hình và dụng cụ huấn luyệnđể yểm trợ tối đa cho các quân trường Hải-Quân. (2)

KHỐI NHÂN VIÊN NỮ QUÂN NHÂN

Nữ Quân Nhân Quân Lực V.N.C.H. nguyên thủy là Nữ Trợ Tá – còn được gọi là Nữ Phụ Tá (Personnel Auxiliaire Féminin) viết tắt là P.A.P. – được chính thức thành lập năm 1952.

Thời gian mới thành lập, Nữ Quân Nhân thường phục vụ trong ngành Quân-Y và Xã Hội. Khi Quân Đội Việt-Nam phát triễn và lớn mạnh, Nữ Quân Nhân cũng phục vụ trong nhiều ngành khác thuộc tất cả quân binh chủng và trên khắp bốn vùng chiến thuật.

Dù không phục vụ tại các đơn vị tác chiến, Nữ Quân Nhân vẫn là thành phần quan trọng trong guồng máy chung của Quân Đội miền Nam Việt-Nam.

Muốn trở thành Nữ Quân Nhân, ứng viên phải:

- Có lý lịch an ninh rõ ràng

- Đầy đủ sức khỏe

- Có bằng Trung Học Đệ Nhất cấp hoặc chứng chỉ học lực Trung Học Đệ Nhị cấp hoặc Tú Tài I để được trở thành Sĩ Quan. Thời gian thụ huấn quân sự là 4 tháng.

- Trình độ Tiểu Học để được trở thành Hạ Sĩ Quan. Thời gian thụ huấn quân sự là 3 tháng.

Sau khi hội đủ điều kiện về sức khỏe và học vấn, ứng viên Nữ Quân Nhân được huấn luyện căn bản quân sự như Nam Quân Nhân; nhưng không chú trọng nhiều vế tác chiến mà đặt trọng tâm về vấn đề huấn nhục, rèn luyện cơ thể và quân phong quân kỹ.

Trường Nữ Quân Nhân tọa lạc trên đường Nguyễn Văn Thoại, giữa Trường Đua Phú Thọ và chợ Tân Bình.

Vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên và cũng là cuối cùng của Trường Nữ Quân Nhân là Trung Tá Hồ Thị Vẽ.

Sau khi tốt nghiệp, Nữ Quân Nhân thường phải theo học những ngành chuyên môn, như: Quân Y, Xã Hội, Truyền Tin, Thông Dịch, v.v… Trong những ngành chuyên môn, Nữ Quân Nhân phải học chung với Nam Quân Nhân. Khi hoàn tất chuyên ngành, tùy theo thứ hạng, Nữ Quân Nhân được ưu tiên chọn quân, binh chủng hoặc đơn vị để phục vụ.

Quân Lực V.N.C.H. có một quân trường chuyên đào tạo Nữ Quân Nhân Xã Hội, từ Hạ Sĩ Quan cho đến Sĩ Quan. Đó là Trường Xã Hội Quân Đội thuộc Cục Xã Hội (Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị), tọa lạc trong trại Lê Văn Duyệt, nơi đặt bản doanh của Bộ-Tư-Lệnh Biệt Khu Thủ-Đô, trên đường Lê Văn Duyệt.

Ngành Xã Hội Quân Đội do phu nhân Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh – Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia – đề nghị thành lập, vào khoảng năm 1952.

Vị Chỉ Huy Trưởng Trường Xã Hội Quân Đội những năm sau cùng là Thiếu Tá Trần Thị Bích Nga.

Ngành Nữ Quân Nhân được gọi là Đoàn Nữ Quân Nhân Quân Lực V.N.C.H., trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Đoàn Nữ Quân Nhân là Đại Tá Trần Cẩm Hương – xuất thân từ Nữ Trợ Tá Xã Hội và tốt nghiệp Cán Sự Xã Hội trường Thévénet.

Vị Chỉ Huy Trưởng kế nhiệm, sau khi Đại Tá Trần Cẩm Hương giải ngũ vì đáo hạn tuổi, là Trung Tá Lưu Thị Huỳnh Mai.

Văn phòng Đoàn Nữ Quân Nhân được đặt tại Bộ Tổng Tham Mưu. Văn phòng chịu trách nhiệm điều động bốn Phân Đoàn Nữ Quân Nhân cho bốn Vùng Chiến Thuật cùng Phân Đoàn Nữ Quân Nhân Không-Quân và Phân Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân.

PHÂN ĐOÀN NỮ QUÂN NHÂN HẢI-QUÂN

Phân Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân trực thuộc Khối Nhân Viên Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân.

Vị Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Phân Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân là Thiếu Tá Nguyễn Thị Điện.

Vị Chỉ Huy Trưởng cuối cùng của Phân Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân là Đại Úy Trần Thị Tươi. Phụ tá Phân Đoàn Trưởng Hải-Quân là Trung Úy Nguyễn Kim Nương.

Phân Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân có nhiệm vụ quản trị quân số Nữ Quân Nhân Hải-Quân tại Saigon và những vùng trách nhiệm của Hải-Quân. Phân Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân cũng đảm nhiệm vấn đề tiếp liệu, phục vụ Phòng Xã Hội Hải-Quân và xây dựng Chi Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân.

Văn phòng của Chi Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân được đặt tại Cư Xá Gia Binh Hải-Quân, gần Hải-Quân Công Xưởng.

Chi Đoàn Nữ Quân Nhân Hải-Quân có nhiệm vụ thu xếp nơi cư trú cho Nữ Quân Nhân Hải-Quân độc thân đang phục vụ tại Bộ-Tư-Lệnh, Trung Tâm Tiếp Liệu, Bệnh Xá Hải-Quân, Trung Tâm Vi Phim và Phòng An Ninh của Hải-Quân Công Xưởng.

Chi Đoàn Trưởng Nữ Quân Nhân Hải-Quân là Thiếu Úy Lê Quang Lệ Lan – con gái của Tư Lệnh Hải-Quân đầu tiên Lê Quang Mỹ. Thiếu Úy Lệ Lan tử nạn tại Phú-Quốc trong khi thi hành công vụ giữa Dương Vận Hạm Cam-Ranh, HQ 500 và Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng IV Duyên Hải, vào hạ tuần tháng 4-1975! (*)

(*) Điệp-Mỹ-Linh tổng hợp từ bài viết của Trần Văn/Nguyễn Khắp Nơi trên Internet và tư liệu của Cựu Trung Úy Nguyễn Kim Nương

KHỐI TIẾP VẬN - HỆ THỐNG TIẾP VẬN

Các Đơn Vị Yểm Trợ Tiếp Vận Trung Ương:

- Hải-Quân Công Xưởng

- Trung Tâm Tiếp Liệu

- Ty Công Thự Tiện Ích

- Trung Tâm Sửa Chữa Điện Tử

- Trung Tâm Hành Chánh

- Quân Y Hải-Quân

Bảy Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận địa phương:

- Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Đà-Nẵng

- Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Cam-Ranh

- Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Nhà-Bè

- Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Đồng-Tâm

- Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Bình-Thủy

- Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Cát-Lở

- Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận An-Thới

Bảy Tiền-Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận:

- Tiền-Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Qui-Nhơn

- Tiền-Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Cát-Lái

- Tiền-Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Rạch-Sỏi

- Tiền-Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Năm-Căn

- Tiền-Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Bến-Lức

- Tiền-Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Thuận-An

- Tiền-Doanh Yểm Trợ Tiếp Vận Đồng-Tâm

- Hai tàu chuyển vận và tiếp tế

Với chiều hướng phát triển tự túc để yểm trợ các đơn vị, ngành Tiếp Vận Hải-Quân cải tiến không ngừng và thâu đạt được nhiếu thành tích khích lệ.

Dù ngân khoản eo hẹp, ngành Tiếp Vận Hải-Quân cũng đã đóng được 87 Duyên Kích Đỉnh xi-măng. Đồng thời, trong nổ lực cải tiến kỹ thuật hầu gia tăng khả năng hoạt động cho chiến hạm và chiến đĩnh, Tiếp Vận Hải-Quân đã hoàn tất thiết trí nhiều loại đại bác phòng không trên các khu trục hạm và tuần dương hạm, tăng cường hỏa lực cho nhiều giang đĩnh, biến cải hệ thống đẩy tàu và chân vịt cho một số giang pháo hạm và trợ chiến hạm.

Song song với việc tiếp vận nặng nề có tính cách quân sự nêu trên, ngành Tiếp Vận Hải-Quân cũng xây cất nhiều trại gia binh tại những nơi đơn vị Hải-Quân trú đóng.

Với sự yểm trợ của Tổng Cục Tiếp Vận và Hoa-Kỳ, Hải-Quân đã xây cất được 50 căn nhà tại Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Cát-Lở và 120 căn nhà tại Duyên-Đoàn 43, Duyên-Đoàn 44 cùng một số đơn vị tại Bình-Thủy. (3)

HOẠT ĐỘNG AN NINH

Hoạt động an ninh Hải-Quân chính yếu là phối hợp, kiểm soát, phong tỏa Duyên-Hải và duy trì ưu thế trên sông, biển hầu bảo vệ an ninh quốc phòng và quyền lợi kinh tế Quốc-Gia.

Hoạt động an ninh Hải-Quân cũng nhằm chận đứng mọi mưu mô của Cộng-Sản Bắc Việt trong vấn đề lấn đất giành dân và những vi phạm Hiệp Định ngưng bắn.

Hải-Quân V.N.C.H. đã khai diễn 1.028 cuộc hoạt động an ninh biệt lập; chận xét 375.250 ghe thuyền và 1.053.604 người; bắt giữ 140 ghe và 276 người.

Về phương diện kiểm soát lãnh hải và bảo vệ kinh tế Quốc-Gia, Hải-Quân Việt-Nam đã đạt được nhiều thành tích đặc biệt như bắt giữ nhiều ghe thuyền và ngư phủ Thái-Lan vi phạm lãnh hải, đánh cá trong vùng kiểm soát của Hải-Quân Việt-Nam.

Ngày 26-06-1974 Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ 4, chận bắt chiếc tàu Luang Lapsri mang số 093393 tại 48 hải lý phía Nam đảo Côn-Sơn và tịch thu được 2.005 ký lô thuốc phiện đựng trong 55 bao lớn và 2 bao nhỏ.

Ngoài ra, công tác yểm trợ các công ty khai thác mỏ dầu hỏa tại thềm lục địa V.N.C.H. đã nói lên được tính cách đặc thù và sự hữu hiệu của quân chủng Hải-Quân. Mặt khác, Hải-Quân cũng hộ tống nhiều chuyến “convoy” trên những thủy trình huyết mạch để vận chuyển quân bạn, đạn dược và quân dụng.

Nhưng, vượt trên tất cả mọi công tác, Hải-Quân V.N.C.H. đã viết nên trang sử hào hùng của dân tộc Việt bất khuất trong trận Hải Chiến Hoàng-Sa với Trung-Cộng, ngày 19 tháng 1 năm 1974.(4)

QUÂN-Y HẢI-QUÂN

Cuối năm 1950, khi Quân Đội Việt-Nam mới bắt đầu thành lập, ngành Quân-Y do một Sĩ Quan Quân-Y người Pháp – Đại Tá Quân-Y Pagès, xuất thân Trường Quân-Y Bordeaux – đảm trách. Đại Tá Pagès là nhân vật đầu tiên được biệt phái giúp thành lập Quân-Y Việt-Nam.

Thời điểm này chính phủ Pháp chấp thuận và trợ giúp học bổng để 5 sinh viên thuộc Đại Học Saigon và 5 sinh viên thuộc Đại Học Hà-Nội sang Pháp, theo học ngành Quân-Y tại Bordeaux.

Ở Pháp có hai trường Quân-Y, một là Trường Quân-Y Lyon để đào tạo Quân Y Sĩ cho quân đội đóng ở Pháp (Métropole) và trường thứ hai là Trường Bordeaux, gọi là Trường Quân-Y Hải-Quân và các Thuộc Địa (École de Santé Navale et Coloniale). Sở dĩ có sự phân chia đó vì Trường Lyon chuyên về chuẩn bị cho chiến trường Âu Châu và Trường Bordeaux chuyên về Y -Khoa nhiệt đới. Đây là lần đầu tiên Trường Quân-Y Bordeaux nhận sinh viên ngoại quốc. Hai năm đầu sinh viên được xem như thi hành quân dịch, cấp bậc là Thủy Thủ không chuyên nghiệp (Matelot de seconde classe, sans specialité). Mỗi tháng sinh viên được cấp 180 quan, 15 gói thuốc lá và 10 con tem để gửi thư. Sau hai năm sinh viên mang cấp bậc Chuẩn Úy và lảnh lương Sĩ Quan.

Cũng vào giai đoạn tiên khởi này, Nha Quân-Y Việt-Nam bổ nhiệm Y-sĩ Thiếu Tá Phạm Tấn Tước vào chức vụ Y-Sĩ-Trưởng Hải-Quân kiêm Y-Sĩ phụ trách phần Quân-Y cho Thủy-Quân Lục-Chiến.

Cơ sở Quân-Y Hải-Quân đầu tiên do Y-Sĩ Thiếu tá Phạm Tấn Tước trách nhiệm được đặt tên là Bệnh Xá Bạch-Đằng. Tên gọi cũ của Pháp là Infirmerie Francis Garnier, gồm cơ sở hai tầng lầu về phía Đông của Trại Bạch-Đằng, nhìn ra Công Trường Mê-Linh, sau này được đổi tên là Công Trường Trần Hưng Đạo.

Bệnh Xá Bạch-Đằng là một bệnh xá có tầm vóc, có phòng Quang Tuyến, phòng Nha Khoa, phòng Dược, phòng Thí Nghiệm, v. v...Tầng hai là trại bệnh và tầng ba dành cho Y-Sĩ trực và Y-Tá. Bệnh xá Bạch-Đằng có xe cứu thương hiệu Peugeot sơn màu trắng. Y-Sĩ Thiếu Tá Phạm Tấn Tước bổ nhiệm Y-Sĩ Đại Úy Nguyễn Gia Quýnh vào chức vụ điều hành Quân-Y cho bệnh xá thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang.

Bệnh xá thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Nha-Trang là một bệnh viện tư của một Y-Sĩ Pháp thành lập và được Hải-Quân Pháp mua lại khi xây cất Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân; vì vậy bệnh xá này rất đầy đủ tiện nghi.

Nha Sĩ Hải-Quân đầu tiên là Nha Sĩ Đại Úy Nguyễn Văn Hiền, tốt nghiệp ở Pháp. Dược Sĩ phụ trách Trung Tâm Tiếp Liêu Y Dược là Dược Sĩ Đại úy Thái Hữu Đức, tốt nghiệp Đại học Toulouse, Pháp.

Quân-Y-Sĩ Hải-Quân vào lúc khởi đầu gồm toàn Y-Sĩ trừ bị, được động viên và do Nha Quân-Y thời bấy giờ phân phối cho quân chủng Hải-Quân.

Khoảng cuối năm 1956 sinh viên Quân-Y Việt-Nam bắt đầu trình luận án tốt nghiệp tại Trường Y Khoa Bordeaux. Những bác sĩ này là Sĩ Quan Quân-Y hiện dịch.

Sĩ Quan Quân-Y hiện dịch lần lược trở về nước và được Y-Sĩ Thiếu Tá Phạm Tấn Tước bổ nhiệm vào phục vụ ở bệnh xá Bạch-Đằng, bệnh xá Hải-Quân Công Xưởng, Căn-Cứ Cát-Lái, bệnh xá Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang. Riêng bác sĩ Nguyển Phúc Quế được chỉ định làm Y-Sĩ- Trưởng Thủy-Quân Lục-Chiến và cùng với Đại Úy Lê Nguyên Khang tiếp nhận Căn-Cứ Cam-Ranh. Bệnh xá đầu tiên của Thủy-Quân Lục-Chiến được Bác Sĩ Nguyễn Phúc Quế thành lập tại Bình-Ba, Cam-Ranh.

Y-Tá được huấn luyện riêng tại Nha-Trang theo chương trình của Hải-Quân Pháp. Nha Quân-Y không chấp thuận và bắt buộc khóa sinh Y-Tá phải theo học chương trình Y-Tá quân đội CC1, CC2...

Y-Sĩ Thiếu Tá Phạm Tấn Tước được giải ngủ.

Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu đảm nhận chức vụ Y-Sĩ-Trưởng Hải-Quân kiêm Sĩ Quan hộ tịch cho Thủy-Quân Lục-Chiến cho đến ngày xảy ra trận chiến Bình-Giả.

Từ thời điểm này Y-Sĩ Thiếu Tá Nguyễn Phúc Quế không còn trực thuộc Quân-Y Hải-Quân nữa. Những Y-Sĩ Thủy-Quân Lục-Chiến đã gầy dựng một ngành Quân-Y riêng biệt với nhiều thành công rực rỡ.

Nhận thấy bệnh xá Bạch-Đằng có thể làm trở ngại việc phòng thủ Trại Bạch-Đằng – mặc dầu cửa vào bệnh xá lối Công Trường Mê-Linh đã được khóa lại và bệnh nhân phải ra vào bằng cổng chánh của Trại – sau nhiều lần trình bày, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân chấp thuận bệnh xá Bạch-Đằng được dời về Trung Tâm Hành Chánh Hải-Quân tọa lạc tại đường Cường-Để, trước Hải-Quân Công Xưởng.

Địa điểm mới của bệnh xá Bạch-Đằng là một cơ sở biệt lập, thích hợp với cơ quan Quân-Y và có khả năng phát triển. Hải-Quân Hoa-Kỳ tại Việt-Nam giúp khuyếch trương bệnh xá, lo việc xây cất phòng ốc và xây thêm một nhà bảo sanh cho gia đình Binh Sĩ Hải-Quân.

Ngoài công tác yểm trợ Quân-Y cho các chiến hạm, Giang-Đoàn, Duyên-Đoàn, Y-Sĩ Hải-Quân cũng tham gia công tác Dân Sự Vụ tại các đảo và các miền Duyên-Hải. Để có khả năng giúp đỡ hữu hiệu, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân chấp thuận thành lập một tàu bệnh viện. Quân-Y Hải-Quân đã phối hợp với Hải-Quân Công Xưởng để thiết lập sơ đồ biến cải Hải Vận Hạm Hát-Giang, HQ 400, thành một bệnh viện lưu động với đầy đủ trang bị dụng cụ Y Khoa. Vào lúc này, một thành phần thuộc Quân-Y Hải-Quân Hoa-Kỳ được biệt phái làm cố vấn cho ngành Quân-Y Hải-Quân. Y-Sĩ Thiếu Tá Pye là vị cố vấn đầu tiên.

Khi nhận viện trợ chiến hạm của Hải-Quân Hoa-Kỳ, Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa phải chấp nhận điều kiện không được biến cải tính cách của chiến hạm. Các chiến hạm được xem như Hoa-Kỳ cho Hải-Quân Việt-Nam mượn xử dụng trong thời chiến. Vì lý do nêu trên, Thiếu Tá Pye xử dụng quân xa chở hàng cỡ lớn của quân đội Mỹ với tiện nghi máy lạnh để trang bị thành những phòng khám bịnh, phòng giải phẫu, phòng thí nghiệm, phòng quang tuyến, v. v...Những xe chở hàng này được ràng buộc trong lòng chiến hạm Hát-Giang. Hai Y-Sĩ Hoa-Kỳ về nội thương và giải phẫu cùng toán Y-Tá thí nghiệm, phòng mổ cũng được biệt phái cho chiến hạm Hát-Giang để phục vụ cạnh Y-Sĩ và Y-Tá Hải-Quân Việt-Nam.

Công tác Dân Sự Vụ của HQ 400 đã đem đến cho dân chúng các đảo và các miền Duyên-Hải sự trợ giúp y tế hữu hiệu. Một tàu bệnh viện thứ hai, Hải Vận Hạm Hàn-Giang, HQ 401, cũng được thành lập tiếp theo sau thành quả tốt đẹp của bệnh viện hạm HQ 400.

Việc di chuyển thương bệnh binh trên chiến hạm qua các cầu thang dựng đứng và chật hẹp hay từ chiến hạm này qua chiến hạm khác, không thể dùng các loại cáng thường mà phải cần buộc thương bệnh binh trong cáng thúng (basket litter). Việc đào thoát và sống còn trên biển cả cần phải có những phương thức huấn luyện riêng. Kho Y-Dược Hải-Quân phải có kế hoạch yểm trợ đặc biệt cho các chiến hạm như các bệnh xá biệt lập, không thể chỉ có được cấp số như một đại đội Lục-Quân...

Y-Tá Việt-Nam được sang Hoa-Kỳ tu nghiệp.

Sự hiện diện của phái bộ cố vấn Quân-Y Hoa-Kỳ bên cạnh Quân-Y Hải-Quân Việt-Nam đã giúp rất nhiều về sinh hoạt và huấn luyện cho nghành Quân-Y. Đó là những sự việc mà tất cả Y-Sĩ Hải-Quân phải trực diện trong lúc phôi thai, để chuẩn bị cho sự gia nhập đông đảo về sau của các Quân-Y-Sĩ tốt nghiệp tại Việt-Nam.

Giờ đây chiến cuộc đã tàn phai. Nhiều anh em Y-Sĩ Hải-Quân đã trở về trong lòng đất lạnh. Hồi tưởng lại buổi thiếu thời, sau khi đã nếm mùi biển động của Đại Tây Dương vùng Brest hay biển êm ả Địa Trung Hải ở vịnh Toulon (Pháp), lần đầu tiên được trở về phục vụ Hải-Quân Việt-Nam, nhìn nước biển một màu xanh biếc ở Cầu-Đá Nha-Trang, tâm hồn người Y-Sĩ trẻ cảm thấy phấn khởi và hãnh diện vô biên .

CHIẾN TRANH CHÍNH TRỊ

Chiến Tranh Chính Trị nhắm vào 3 đối tượng Dân, Binh, Địch và bao gồm 4 lãnh vực:

- Tâm Lý Chiến

- Chính Huấn

- Xã Hội

- Tuyên Úy

Chiến Tranh Chính Trị càng ngày càng trở nên cần thiết trong nhiệm vụ nâng cao tin thần quân sĩ Hải-Quân đế chống Cộng cứu quốc đồng thời giữ lập trường Quốc Gia vững chắc.

Trong nỗ lực thực thi các chiến dịch, chương trình, kế hoạch thuộc lãnh vực Tâm Lý Chiến, ngành Chiến Tranh Chính Trị Hải-Quân đã gặt hái được nhiều thành tích khả quan. (5)

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI-QUÂN VIỆT-NAM CỘNG-HÒA

Hải-Quân Việt-Nam có ba Trung Tâm Huấn Luyện:

  • Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang có khả năng huấn luyện từ 1.200 đến 1.500 khóa sinh; gồm có các trường đào tạo Sĩ Quan Hải-Quân, trường Cao Đẳng Chuyên Nghiệp, trường Trung-Đẳng và trường Sơ Đẳng Chuyên Nghiệp.
  • Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Cam-Ranh có khả năng huấn luyện từ 1.500 đến 1800 khóa sinh; gồm trường Huấn Luyện Chiến Hạm, trường Phòng Tai, trường Sơ Đẳng Chuyên Nghiệp và trường Tân Binh Hải-Quân. (6)
  • Trung Tâm Huấn Luyện Bổ-Túc Saigon được tổ chức theo yêu cầu của Ban Cố Vấn Hải-Quân Hoa-Kỳ. Tất cả Ban Tham Mưu và huấn luyện viên đều tốt nghiệp từ các trường Hải-Quân Hoa-Kỳ. Riêng Chỉ Huy Trưởng thì Ban Cố Vấn Hoa-Kỳ đề nghị phải là một sĩ quan tốt nghệp từ U.S. Naval Postgraduate School. Tham mưu và huấn luyện viên gồm có khoảng 25 nhân viên Việt-Nam và 10 nhân viên Hoa-Kỳ. (7)

Hai vị Sĩ Quan sau đây đã từng là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Bổ Túc Saigon:

- Hải-Quân Đại Úy Vũ Xuân An

- Hải-Quân Đại Úy Hồ Văn Kỳ Thoại

Trung Tâm Huấn Luyện Bổ-Túc có khả năng huấn luyện 200 khóa sinh; gồm trường Chỉ Huy Tham Mưu Hải-Quân, trường Chuẩn Úy Đoàn Viên, trường Trung Đẳng Chuyên Nghệp và các khóa huấn luyện bổ túc ngắn hạn.

  • Và Trung Tâm Huấn Luyện Tuần-Giang tại Cát-Lái.

Khóa Tuần-Giang đầu tiên do Hải-Quân huấn luyện. Sau đó Trung Tâm Huấn Luyện Tuần-Giang được thành lập tại Cát-Lái. (8

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI-QUÂN NHA-TRANG

hai quan ra khoi-chuong 3Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang tọa lạc trên đường Duy-Tân nối dài, qua khỏi phi trường quân sự Nha-Trang và trước khi đến Chutt.

Công tác xây cất Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang được khởi sự vào tháng 11 năm 1951 và được khánh thành ngày 12 tháng 7 năm 1952.

Tháng 7 năm 1955 Hải-Quân Pháp chuyển giao Trung Tâm Huấn Luyện cho Hải-Quân Việt-Nam.

Từ khi Hải-Quân Việt-Nam chính thức điều hành cho đến tháng 4 năm 1975, Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang đã được những Sĩ Quan sau đây chỉ huy:

  • Hải-Quân Thiếu Tá Chung Tấn Cang 7/11/1955 – 29/3/1958
  • Hải-Quân Thiếu Tá Đặng Cao Thăng. 29/3/1958 – 10/2/1960
  • Hải-Quân Thiếu Tá Vương Hữu Thiều 10/2/1960 – 19/1/1963
  • Hải-Quân Thiếu Tá Dư Trí Hùng 19/1/1963 – 23/12/1963
  • Hải-Quân Trung Tá Nguyễn Đức Vân 23/12/1963 – 26/2/1966
  • Hải-Quân Thiếu Tá Bùi Hữu Thư 26/2/1966 – 13/7/1966
  • Hải-Quân Đại Tá Đinh Mạnh Hùng 13/7/1966 – 1/3/1969
  • Hải-Quân Đại Tá Khương Hữu Bá 1/3/1969 – 6/8/1971
  • Hải-Quân Đại Tá Nguyễn Trọng Hiệp 6/8/1971 – 6/1/1973
  • Phó Đề Đốc Nguyễn Thanh Châu 6//1/1973 – 3/1975 (*)

(*) Trích từ Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi do Điệp-Mỹ-Linh biên soạn

Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang tọa lạc trên đường Duy-Tân nối dài về hướng Chụtt, mặt tiền hướng ra biển Nha-Trang, bên cạnh rào trái mặt Bắc là nhà máy điện. Cạnh rào phải mặt Nam là trường trung học Kỹ Thuật Nha-Trang. Mặt sau là khu gia binh của Lực Lượng Đặc-Biệt.

Giai đoạn đầu, khuôn viên quân trường gần như là một hình vuông, mỗi cạnh khoảng 400 mét.

Năm 1965, trong chương trình viện trợ và hiện đại hóa Lực Lượng Hải-Quân Việt-Nam, Hoa-Kỳ đã cho tu bổ, nới rộng cơ sở huấn luyện nhằm đáp ứng nhu cầu. Hãng thầu xây cất Hoa-Kỳ RMK trúng thầu thực thi công tác tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang và Trunh Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Cam-Ranh.

Quân trường Hải-Quân Nha-Trang được nới rộng ra cả hai phía. Phía Bắc được xây thêm 4 dãy nhà song song có khả năng làm chỗ ở cho trên 300 Hạ Sĩ Quan khoá sinh, Ðoàn Viên Chuyên Nghiệp. Phía Nam được xây thêm 4 dãy nhà mới và một phạn xá có khả năng làm nơi ăn ở cho trên 400 sinh viên. Ngoài ra các dãy nhà cũ đều được tân trang, giảng đường, lớp học được thiết trí rộng rãi và tiện nghi hơn. Ðường sá trong Trung Tâm và Thao Diễn Trường được tráng nhựa mới. Toàn thể Trung Tâm có 4 câu lạc bộ dành cho Sĩ Quan, Sinh Viên Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Ðoàn-Viên khoá sinh Chuyên Nghiệp và một thư viện lớn.

Tiêu chuẩn được chọn để theo học các khoá Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên phải qua một cuộc thi tuyển. Thời gian thụ huấn tùy theo nhu cầu. Đối với các khóa Sĩ Quan thì chương trình huấn luyện từ 6 tháng đến 2 năm.

hai quan ra khoi-chuong 3

Cuối năm 1962 vì nhu cầu khẩn thiết để tiếp nhận nhiều chiến hạm, chương trình huấn luyện được rút ngắn 6 tháng; do đó từ khóa 11 cho đến khoá 18 áp dụng chương trình huấn luyện 18 tháng. Số lượng sinh viên Sĩ Quan được thu nhận cũng thay đổi. Từ năm 1957 đến 1960 mỗi khóa không quá 60 sinh viên. Năm 1961 thu nhận 82 sinh viên. Từ khóa 12 đến khoá 18 thu nhận trên 100 sinh viên.

Ðầu năm 1969 do nhu cầu Hoa-Kỳ chuẩn bị chuyển giao trách nhiệm chiến trường Sông Biển cho Hải-Quân Việt-Nam đảm trách, số lượng sinh viên mỗi khoá tăng lên khoảng trên 200.

Tại quân trường Nha-Trang kể từ khoá 19 đến khóa 23 thời gian huấn luyện là 1 năm. Về văn hoá vẫn dạy theo chương trình đại học như các khóa đàn anh. Về quân sự được tổ chức và điều hành theo hệ thống tự chỉ huy. Sau khi thụ huấn một năm, sinh viên tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn Uý. Sinh viên được thực tập một năm theo chương trình OJT ( On Job Training ). Sau khi hoàn tất chương trình thực tập, mang cấp bậc Thiếu Úy trừ bị.

Từ khóa 24 về sau việc huấn luyện trở lại áp dụng chương trình 2 năm và tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Uý trừ bị.

Năm 1956, để huấn luyện Hải Nghiệp cho sinh viên khóa 7 và các khóa kế tiếp, tại vịnh Cầu-Ðá thường xuyên có 3 Trục Lôi Hạm:

- Hàm Tử, HQ 111

- Chương Dương, HQ 112

- Bạch Đằng, HQ 113

Tình trạng ba chiến hạm này quá cũ nên không còn xử dụng cho việc rà mìn. Tất cả Hạm Trưởng đều là Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam.

Từ năm 1961 cho đến năm 1963 các Trục Lôi Hạm HQ 111, HQ 112 và HQ 113 lần lượt được phế thải. Các Trục Lôi Hạm sau đâ được thay thế:

- Hàm Tử II, HQ 114

- Chương Dương II, HQ 115

- Bạch Đằng II, HQ 116

Ngoài việc huấn luyện ba chiến hạm kể trên còn tham gia tuần phòng lãnh hải. Hàng năm có chương trình khử từ tại Subic Bay Phi-Luật-Tân. Mỗi chuyến khử từ được sắp xếp cho sinh viên thực tập hải hành viễn dương. Các tân Sĩ Quan cũng được Hải-Quân Hoa-Kỳ phối hợp cho thực tập OJT trên chiến hạm Mỹ.

Giữa năm 1962 toàn thể sinh viên khóa 10 Hải-Quân Nha-Trang được đi thực tập trên các chiến hạm một tháng. Khởi đầu từ Cầu-Ðá Nha-Trang nhập hạm, hải hành xuyên đại dương qua Subic Bay, Phi-Luật-Tân và trở về lại Cầu-Ðá Nha-Trang.

Năm 1963 được dự trù các tân Sĩ Quan đến thực-tập OJT tại San Diego Hoa-Kỳ, nhưng sau đó thực tập trên các chiến hạm thuộc Ðệ 7 Hạm-Ðội đang hoạt động tại các nước như Nhật-Bản, Phi-Luật-Tân, Ðài-Loan, HongKong, Singapore v. v… Từ khi Ðệ 7 Hạm-Ðội tham gia Market Time của CTF 115 tại Cam-Ranh thì các tân Sĩ Quan nhập hạm ngay tại vùng biển Việt-Nam và nghỉ bến tại các bến cảng ngoại quốc. Trên mỗi chiến hạm có 2 tân Sĩ Quan Việt-Nam thực tập.

Cuối năm 1971, sau khi khóa 22 ra trường thì Trung-Tâm chuẩn bị tiếp nhận thêm các Sĩ Quan khóa sinh, được gọi là khóa Sĩ Quan Ðặc-Biệt. Ðó là những Sĩ Quan có cấp bậc từ Chuẩn Úy đến Thiếu Tá đã tốt nghiệp tại các quân trường Bộ-Binh và đang làm việc tại các đơn vị bờ của Hải-Quân, kể cả các Sĩ Quan ngành Cảnh-Sát thuộc các Lực-Lượng Giang-Cảnh.Thời gian thụ huấn là 6 tháng lý-thuyết, chương trình thuần túy về hải nghiệp, khi tốt nghiệp thì vẫn mang cấp bậc cũ nhưng danh xưng bây giờ là Hải Quân.

Tháng 9 năm 1974 khóa 25 sinh viên Hải-Quân Nha-Trang mãn khóa. Quân trường Nha-Trang chỉ còn lại khóa 26 là khóa cuối cùng.

Từ ngày thành lập cho đến 30-04-1975 Trung-Tâm đã đào tạo được trên 3000 Sĩ Quan chung cho ngành Chỉ Huy và Cơ Khí. Riêng về trường Sơ-Ðẳng Chuyên Nghiệp thì đã đào tạo được 15.050 Hạ Sĩ Quan và Ðoàn Viên.

SỰ TỔ CHỨC của TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN HẢI-QUÂN NHA-TRANG

Khối Quân Sự Vụ và Văn Hoá Vụ liện hệ mật thiết đến việc huấn luyện cho khóa-sinh.

1. Khối Quân Sự Vụ có 2 Liên Ðoàn:

- Liên Ðoàn sinh viên Sĩ Quan gồm 2 khoá; một khóa đàn anh và một khóa đàn em.

- Liên Ðoàn Chuyên Nghiệp gồm các khoá sinh tân tuyển cũng như các khoá sinh học Chuyên Nghiệp, các Hạ Sĩ Quan học Chuyên Nghiệp.
Trách nhiệm về sinh hoạt, quân phong quân kỷ, hệ thống tự chỉ huy, các cuộc thanh tra, tổ chức các cuộc lễ diễn hành và lễ mãn khóa.

Phòng Thể Thao và đảm trách việc huấn luyện thể dục, thể thao và võ thuật.

2. Khối Văn Hoá Vụ: Có 2 trường:

- Trường Sĩ Quan Hải-Quân, có một Hiệu Trưởng.
- Trường Sơ Ðẳng Chuyên Nghiệp Hải-Quân, có một Hiệu Trưởng.
Trách nhiệm về các chương trình huấn luyện, tổ chức thi định kỳ, thi trắc nghiệm và thi mãn khóa.

Quản lý thư viện và phòng Trợ Huấn Cụ.

TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG SĨ QUAN HẢI-QUÂN

LIÊN ĐOÀN SINH VIÊN SĨ QUAN HẢI-QUÂN

Theo truyền thống Hải-Quân, khi nhập khóa, tân sinh viên được đặt dưới sự hướng dẫn và điều hành của khóa đàn anh. Sinh viên mỗi khi di chuyển từ 2 người trở lên phải bước đều. Di chuyển tập thể phải có người chỉ huy đếm và hát theo nhịp.

Khoảng từ 1 tuần đến 30 ngày sau, Chỉ Huy Trưởng cho phép Khối Quân Sự Vụ để khóa đàn anh huấn nhục khoá đàn em. Thời gian huấn nhục kéo dài theo truyền thống qui định là một tháng. Giờ huấn nhục nằm ngoài giờ học tập.

Chương trình huấn nhục phải được thông báo trước cho Sĩ Quan Trực quân trường. Trọng tâm chương trình huấn nhục nhằm cho khóa đàn em biết tuân thủ mệnh lệnh của cấp trên. Sau khi chấp nhận đời quân ngũ và sẽ trở thành cấp Chỉ Huy thì thi hành trước báo cáo sau. Bất cứ một sự thi hành chậm trễ hay không đúng yêu cầu, khóa đàn anh áp dụng kỹ luật đối với cá nhân hay tập thể sai phạm bằng các hình phạt như hít đất, chạy vòng quanh sân hay ngồi xổm tay chống ngang hông đi chân vịt, v.v... Mùa huấn nhục là thời gian mà khóa đàn anh tự tạo ra những trò chơi vừa có tính ra lệnh vừa có tính bất ngờ. Ðối với khóa đàn em thì đó là một thời kỳ căng thẳng về kỹ luật, hệ thống quân giai và quân phong quân kỹ nhập môn.

Khi giai đoạn huấn nhục chấm dứt, toàn thể khóa đàn anh làm lễ tiếp nhận khóa đàn em đã trải qua thời kỳ gian khổ và kết tình "Bố Con". Khi đã nhìn nhận "Bố Con" thì khóa đàn anh giúp đỡ và tạo điều kiện cũng như hướng dẫn cho đàn em khi cần đến.

Trong lịch sử huấn nhục tại trường Hải-Quân Nha-Trang từ trước đến nay theo một truyền thống có tính cách quốc tế rất tốt đẹp. Sau khi hết giai đoạn khổ nhục, khóa đàn anh và đàn em sống với nhau rất thuận hòa, chấp hành tốt các kỹ luật và hệ thống quân giai trong hệ thống tự chỉ huy.

Chương Trình Huấn Luyện

Ngành Chỉ Huy: Dù thời gian học tại quân trường là 2 năm, 18 tháng hay một năm thì các môn học chính vẫn như nhau, chỉ rút ngắn cho thích hợp với thời gian.

Giai đoạn 1: Sinh viên Sĩ Quan từ cầu vai đen đến Chuẩn Uý, phải hoàn tất các môn học như:

- Toán: Toán học đại cương

- Lượng giác hình học phẳng và lượng giác không gian (lượng giác cầu).

- Vận Chuyển: Thực tập và lý thuyết nhập môn.

- Ðiện từ trường

- Ðiện kỹ nghệ cấp 1

- Anh Văn và các môn phụ

- Căn bản quân sự, tháo ráp vũ khí nhẹ và thực hành tác xạ.

Giai-Ðoạn 2: Sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp Thiếu Uý gồm có các môn chính trong Hải Nghiệp như:

- Vận Chuyển lý thuyết

- Hàng Hải Thiên Văn

- Sức bền Vật Liệu

- Lý thuyết thuyền bè tầu nổi và tầu ngầm

- Cơ khí: Ðộng cơ nổ 2 thì và 4 thì

- Ðiện kỹ nghệ cấp 2

- Vận Chuyển Chiến Thuật

- Anh Văn và các môn phụ.

Ngành Cơ Khí: Các môn chính như sau:

- Ðộng cơ nổ 2 thì và 4 thì

- Ðộng cơ Diesel

- Ðiện kỹ nghệ

- Phòng Tai

- Sức bền vật liệu

- Lý thuyết thuyền bè áp dụng cho tầu nổi và tầu ngầm. Chú trọng nhiều về nguyên tắc và thực hành các loại động cơ.

- Các môn phụ như ngành Chỉ Huy, kể cả căn bản quân sự, tháo ráp vũ khí nhẹ và thực-hành tác-xạ.

Các Khóa Ngắn Hạn 6 tháng và 3 tháng

Các khóa Sĩ Quan Ðặc Biệt thì thời gian học 6 tháng nên chỉ học các môn chính của giai đoạn 2 trong Hải Nghiệp như Hàng Hải lý thuyết, Vận Chuyển lý thuyết, Khí Tượng, Vận Chuyển Chiến Thuật, một số môn phụ do Khối Văn Hóa Vụ chọn lựa và soạn thảo cho thích hợp với nhu cầu.

Các khóa 3 tháng của sinh viên Trường Võ-Bị Ðà-Lạt thì chú trọng các môn Hải Nghiệp như Vận Chuyển, Hành Hải lý thuyết và thực hành.

Chương Trình Thực Tập

Tùy theo thời gian học tại quân trường mà việc thực tập áp dụng khác nhau. Những khóa từ 18 tháng đến 2 năm thì thực tập hải hành trên chiến hạm nằm trong chương trình huấn luyện tại quân trường. Các khóa 1 năm thì sau khi mãn khóa được đi thực-tập OJT trên chiến hạm một năm.

Thi Mãn Khóa Và Chọn Thủ-Khoa

a- Hội Ðồng Chấm Thi: Trước khi một khóa sinh viên Sĩ Quan sắp đến giai đoạn mãn khóa, Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm thông báo cho Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân, Khối Quân Huấn tối thiểu trước 1 tháng để Bộ-Tư-Lệnh chỉ định hội đồng Giám Khảo. Hội Ðồng thi không thuộc thành phần cơ hữu của Trung Tâm như Chỉ Huy Trưởng, các Trưởng Khối Văn Hóa Vụ , Quân Sự Vụ và Giáo Sư các môn chính. Thành phần chủ động cuộc thi do Tư-Lệnh Hải-Quân chỉ định gồm một vị Chánh Chủ Khảo và các vị Giám Khảo từ Saigon ra để chấm thi các môn chính: Vận Chuyển, Hàng Hải, Cơ Khí, Ðiện Khí, Truyền Tin, Khí Tượng.

Bài thi do Giáo Sư đương nhiệm của trường đề nghị mỗi môn 3 đề tài. Tất cả đề thi giao nạp cho Khối Văn Hoá Vụ. Khối Văn Hoá Vụ có nhiệm vụ đánh máy và bỏ vào bì niêm phong. Trước giờ thi môn nào, vị Chánh Chủ Khảo chọn một trong 3 phong bì đó và trao cho các vị Giám Khảo khui, phát cho sinh viên. Cuộc thi gồm cả lý thuyết, vấn đáp và thực hành.

b- Tính Ðiểm và Chọn Thủ Khoa: Ðiểm thi mãn khóa được tính chung là 100 hệ số.

Ngành Chỉ Huy:

- Vận Chuyển lý thuyết hệ số 25

- Hàng-Hải lý thuyết hệ-số 25.

Ngành Cơ Khí:

Có phương thức tính riêng cho ngành Kỹ Thuật cũng có 100 hệ-số.

- Các môn phụ và các điểm thi trong giai đoạn cũng như thực tập tính trung bình có 30 hệ-số.
- Ðiểm Chỉ Huy Trưởng sẽ cho sau cùng có 20 hệ-số.

c- Chọn Thủ khoa: Theo truyền thống, thủ khoa là một sinh viên cao điểm nhất của ngành Chỉ Huy. Sau khi có kết quả điểm thi mãn khóa các môn xong, ban Giám Khảo trao cho khối Văn Hóa Vụ để đúc kết và trình lên Hội Ðồng tuyển chọn sinh viên cao điểm nhất. Hội Ðồng gồm có Chỉ Huy Trưởng, Chánh Chủ Khảo, Trưởng Khối Quân Sự Vụ và Trưởng Khối Văn Hóa Vụ. Chỉ Huy Trưởng dựa vào hồ sơ quân kỹ, chấp hành nội qui, vóc dáng, tác phong, quân phục cũng như cách xưng hô khi trình diện. Sau đó theo nghi thức, Liên Ðoàn Sinh Viên cho những người cao điểm nhất trình diện Chỉ Huy Trưởng bằng quân phục đại lễ. Ðiểm của Chỉ Huy Trưởng sẽ quyết định là người sinh viên nào Thủ Khoa.

Các Khóa Sĩ Quan Hải-Quân

Hải-Quân Pháp trực tiếp Chỉ Huy và huấn luyện tại Việt-Nam từ khóa 1 đến khóa 6 Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam:

Khóa 1

Tổng số có 9 sinh viên<br</> *Ngành Chỉ Huy:
- Chung Tấn Cang
- Trần Văn Chơn
- Lê Quang Mỹ
- Trần Văn Phấn
- Hồ Tấn Quyền
- Lâm Ngươn Tánh
*Ngành Cơ Khí:
- Ðoàn Ngọc Bích
- Nguyễn Văn Lịch
- Lương Thanh Tùng.
Khóa 1 đầu năm 1952 được tuyển chọn từ Hàng Hải Thương Thuyền; ngoại trừ Lê Quang Mỹ là một Thiếu Úy Bộ-Binh. Khóa 1 gia nhập Hải-Quân Pháp, được thực tập Hải Nghiệp và phục vụ trên Hàng Không Mẫu Hạm ARROMANCHES tạm trú và huấn luyện, Khóa 1 mãn khóa ngày 1 tháng 10 năm 1952, cấp bậc Thiếu Úy; riêng sinh viên Lê Quang Mỹ được gắn cấp bậc Trung Úy.
Thủ khoa: Trần Văn Chơn.
Tất cả Sĩ Quan xuất thân khóa 1 đều giữ những chức vụ then chốt trong quân chủng Hải-Quân.

  • Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh cuối cùng của Hải-Quân
  • Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải-Quân hai nhiệm kỳ, bị Cộng Sản Việt-Nam cầm tù.
  • Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh, Tư Lệnh Hải-Quân.

Khóa 2

Tổng số 16 sinh viên, gồm 12 sinh viên ngành Chỉ Huy và 4 sinh viên ngành Cơ Khí, hầu hết được thi tuyển chọn từ Hàng Hải Thương Thuyền.Khóa sinh nhập trường ngày 1 tháng 11 năm 1952, thời gian thụ huấn 6 tháng. Chú trọng huấn luyện về căn bản quân sự, vũ khí, tác xạ, hải pháo và ôn tập Hải Nghiệp.

Khóa 2 mãn khóa tháng 5 năm 1953, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ Khoa: Ðinh Mạnh Hùng.

*Ngành Chỉ Huy:
- Ðặng Cần Chánh
- Ðỗ Quý Hợp
- Đinh Mạnh Hùng
- Ngô Khắc Luân
- Trương Ngọc Lực
- Nghiêm Văn Phú
- Phùng Nhật Tân
- Nguyễn Văn Thu
- Nguyễn Văn Trụ
*Ngành Cơ Khí:
- Võ Văn Chơn

- Nguyễn Văn Kính
- Nguyễn Hữu Tiễn
Khóa 2 có hai vị được vinh thăng Phó Đề Đốc:

  • Phó Đề Đốc Đinh Mạnh Hùng, Phụ Tá Tư-Lệnh Hải-Quân Hành Quân Hành Quân Lưu-Động-Sông.
  • Phó Đề Đốc Nghiêm Văn Phú, Tư-Lệnh cuối cùng của Lực Lượng Đặc Nhiệm Tuần-Thám.

Khóa 3

Tổng số 23 sinh viên gồm 19 ngành Chỉ Huy và 4 sinh viên ngành Cơ Khí, hầu hết được thi tuyển chọn từ Hàng Hải Thương Thuyền.Khóa sinh nhập trường tháng 7 năm 1953, thời gian thụ huấn 6 tháng, chú trọng huấn luyện về căn bản quân sự, vũ khí, tác xạ, hải pháo và ôn tập hải nghiệp.

Khóa 3 mãn khóa tháng 1 năm 1954, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ khoa ngành chỉ huy: Nguyễn Văn Thông.

Thủ khoa ngành Cơ Khí: Trần Phước Dũ.

Khóa 3 có 4 vị được vinh thăng Phó Đề Đốc:

  • Phó Đề Đốc Diệp Quang Thủy, Tham Mưu Trưởng cuối cùng của Hải-Quân
  • Phó Đề Đốc Nguyễn Hữu Chí, Tư Lệnh cuối cùng của Lực Lượng Đặc Nhiệm Duyên Phòng 213.
  • Phó Đề Đốc Vũ Đình Đào, Tư Lệnh cuối cùng của Vùng III Duyên- Hải
  • Phó Đề Đốc Nguyễn Thanh Châu, Chỉ Huy Trưởng cuối cùng của Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang.

Khóa 4

Tổng số 15 sinh viên gồm 12 sinh viên ngành Chỉ Huy và 3 sinh viên ngành Cơ Khí, hầu hết được thi tuyển từ Hàng Hải Thương Thuyền.Khóa sinh nhập trường tháng 2 năm 1954, thời gian thụ huấn 10 tháng, chú trọng huấn luyện về căn bản quân sự, vũ khí, tác xạ, hải pháo và ôn tập hải nghiệp.

Khóa 4 mãn khóa tháng 12 năm 1954, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ Khoa ngành Chỉ Huy: Nguyễn Văn Ánh

Thủ Khoa ngành Cơ Khí: Lê Kim Sa

Khóa 4 có một vị được vinh thăng Phó Ðề Ðốc:

  • Phó Ðề Ðốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Tư Lệnh cuối cùng của Vùng 1 Duyên-Hải kiêm Liên-Ðoàn Ðặc-Nhiệm 213.1. Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cũng là vị Sĩ Quan trực tiếp chỉ huy trận Hải Chiến Hoàng-Sa ngày 19-1-1974.

Khóa 5

Sĩ số 23 sinh viên ngành Chỉ Huy, đa số xuất thân từ Hàng Hải Thương Thuyền và một số được chọn qua cuộc thi tuyển ngoài dân sự.Khóa 5 nhập trường ngày 27 tháng 7 năm 1954, thời gian thụ huấn 10 tháng, chú trọng huấn luyện về căn bản quân sự, vũ khí, tác xạ, hải pháo thực hành, hang hải cận duyên, viễn duyên, vận chuyển và ôn tập hải nghiệp.

Khóa 5 mãn khóa tháng 5 năm 1955, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ-Khoa: Nguyễn Viết Tân.

Khóa 5 có một vị được vinh thăng Phó Ðề Ðốc:

  • Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh, Tư-Lệnh Hải-Quân cuối cùng của Vùng 2 Duyên Hải kiêm Liên Ðoàn Ðặc-Nhiệm 213.2, kiêm Tổng Trấn Qui-Nhơn.

Khóa 6

Sĩ số 21 sinh viên gồm 16 sinh viên ngành Chỉ Huy và 5 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa 6 nhập trường ngày 21 tháng 4 năm 1955, thời gian thụ huấn là 11 tháng, chú trọng huấn luyện về căn bản quân sự, vũ khí, tác xạ, hải pháo thực hành, hàng hải cận duyên, viễn duyên, vận chuyển và ôn tập hải nghiệp.

Khóa 6 mãn khóa ngày 8 tháng 3 năm 1956, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ Khoa ngành chỉ huy: Bùi Huy Phong.

Thủ khoa ngành Cơ Khí: Nguyễn Văn Tần.

Tên Các Chòm Sao

Sau khi Hải-Quân Pháp chuyển giao Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân cho Hải-Quân Việt-Nam, ngoài số thứ tự còn có tên riêng của mỗi khóa. Mỗi tên tượng trưng cho một chòm sao.
Thời đại văn minh tiến bộ như hiện nay dù có vệ tinh theo dõi, nhưng căn bản của việc định vị trí trên biển bằng các tinh tú, Sĩ Quan Hải-Quân vẫn phải học, vẫn phải biết. Ðó cũng là một niềm vui mà cũng là một nghệ thuật vừa áp dụng toán học cũng như kinh nghiệm trong ngành hàng hải.

Trong vũ trụ, ngoài Thái Dương Hệ, chúng ta quan sát thấy có những chòm sao kết hợp với nhau thành những hình dạng gần như không thay đổi, xuất hiện trên bầu trời tùy theo ngày, giờ và vị trí của người nhìn. Ðó cũng là những mục tiêu của chúng ta dùng để xác định vị trí con tầu.

Theo toán học không gian, trái đất tạm xem như là trung tâm điểm của Vũ Trụ hình cầu. Mặt Trời di chuyển giáp vòng trên Hoàng Ðạo (Ecliptic) trong thời gian là 365 ngày 1/4 (một năm), đi qua 12 chòm sao nằm dọc theo vòng cung lớn. Các chòm sao này tạo thành 12 con giáp (Zodiac) của khoa chiêm tinh học Tây Phương như sau:

- Bảo-Bình (Verseau hay Aquarius: từ 21 tháng 1 đến 19 tháng 2)

- Song-Ngư (Poissons hay Pisces: từ 20 tháng 2 đến 20 tháng 3)

- Dương-Cưu (Bélier hay Aries: từ 21 tháng 3 đến 20 tháng 4)

- Kim-Ngưu (Taureau hay Taurus: từ 21 tháng 4 đến 20 tháng 5)

- Song-Nam (Gémeaux hay Gemini: từ 21 tháng 5 đến 21 tháng 6)

- Bắc-Giải (Cancer: từ 22 tháng 06 đến 22 tháng 07)

- Hải-Sư (Lion hay Leo: từ 23 tháng 07 đến 23 tháng 08)

- Xử-Nữ (Vierge hay Vergo: từ 24 tháng 08 đến 22 tháng 09)

-Thiên-Xứng (Balance hay Libra: từ 23 tháng 09 đến 23 tháng 10)

- Hổ-Cáp (Scorpion hay Scorpius: từ 24 tháng 10 đến 22 tháng 11)

- Nhân-Mã (Sagittaire hay Sagittarius: từ 23 tháng 11 đến 21 tháng 12)

- Nam-Dương (Capricorne hay Capricornus:Từ 22 tháng 12 đến 20 tháng 1)

Các chòm sao được xếp thứ tự ngày tháng theo khoa Tử Vi Tây Phương. Ðầu tiên là Bảo Bình và cuối cùng là Nam Dương. Tuy nhiên trong Hàng Hải Thiên Văn, Hoàng Ðạo và Xích Ðạo hợp với nhau một góc nghiêng là 23 độ 27 phút. Hai vòng tròn đó cắt nhau tại 2 điểm "Gamma" và "Gamma" ta gọi là Xuân Phân và Thu Phân. Vòng khởi điểm được tính lúc mặt trời đi từ "Gamma" và trở về lại là một năm.

Ngày 21 tháng 3 Dương Lịch hằng năm là lúc mặt trời đi qua điểm xuất phát, cũng là vùng có chòm sao Dương Cưu nên được coi như số 1 và mặt trời mỗi tháng chiếm một cung. Khi mặt trời đi giáp vòng thì đến chòm sao Song Ngư là số 12. Căn cứ vào số thứ tự các chòm sao ở trên để đặt tên cho mỗi khóa.

Khóa 7 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang, lúc này vị Tư-Lệnh Hải-Quân Việt-Nam đầu tiên là Hải-Quân Thiếu Tá Lê Quang Mỹ. Chỉ Huy Trưởng đầu tiên của Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân là Hải-Quân Ðại Uý Chung Tấn Cang. Giám Ðốc Trường Sinh Viên Sĩ Quan là Hải-Quân là Ðại Uý Nguyễn Ðức Vân.

Dù Pháp đã chuyển giao cho Hải-Quân Việt-Nam nhưng Giáo Sư và Huấn Luyện Viên vẫn là người Pháp. Ngoại trừ căn bản quân sự và vũ khí nhẹ thì do Huấn Luyện Viên Việt-Nam phụ trách.

Ðến tháng 5 năm 1957 tất cả Sĩ Quan và Huấn Luyện Viên Pháp cuối cùng rời quân Trường. Khóa 7 được đặt tên Ðệ Nhất Thiên-Xứng, đó là chòm sao số 7. Các khóa kế tiếp cứ thế mà tính theo thứ tự 12 con giáp.

Khóa 7: Ðệ Nhất Thiên-Xứng

Tổng số 46 sinh viên gồm 29 sinh viên ngành Chỉ Huy và 17 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa sinh nhập trường tháng 1 năm 1956, thời gian thụ huấn 20 tháng.

Khóa 7 mãn khóa tháng 7 năm 1957, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Nguyễn Văn Thiện.

Thủ khoa ngành Cơ Khí: Thiếu Úy Ðoàn Văn Tiếng.

Khóa 8: Ðệ Nhất Hổ-Cáp

Sĩ số 50 sinh viên gồm 40 sinh viên ngành Chỉ Huy và 10 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa sinh nhập trường ngày 6 tháng 1 năm 1958, thời gian thụ huấn 2 năm.

Khóa 8 mãn khóa ngày 1 tháng 4 năm 1960, cấp bậc Thiếu Uý.

Khóa 8 là khóa đầu tiên do Giáo Sư và Huấn Luyện Viên người Việt-Nam hoàn toàn đảm trách.

Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Trịnh Tiến Hùng.

Thủ khoa Cơ Khí: Nguyễn Văn Niệm.

Khóa 9: Ðệ Nhất Nhân-Mã

Tổng số 38 sinh viên gồm 29 sinh viên ngành Chỉ Huy và 9 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa 9 nhập trường tháng 3 năm 1959, thời gian thụ huấn 2 năm.

Khóa 9 mãn khóa tháng 5 năm 1961, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Hà Ngọc Lương.

Thủ khoa ngành Cơ Khí: Mai Văn Hoa.

Khóa 10: Ðệ Nhất Nam-Dương

Tổng số 55 sinh viên ngành Chỉ Huy. Khóa sinh nhập trường tháng 7 năm 1960, thời gian huấn luyện 2 năm.

Khóa 10 ra trường ngày 14 tháng 7 năm 1962, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ Khoa: Lê Bá Thông.

  • Hải-Quân Trung Tá Lê Văn Thự, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt, HQ 16, trực tiếp tham chiến trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, xuất thân từ khóa này.

Khóa 11: Ðệ Nhất Bảo-Bình

Tổng số 82 sinh viên ngành Chỉ Huy.Khóa sinh nhập trường 1- 9-1961, thời gian thụ huấn 18 tháng.

Khóa 11 ra trường ngày 14- 4-1963, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ Khoa: Trần Quang Thiệu.

  • Hải-Quân Trung Tá Vũ Hữu San, Hạm Trưởng Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư, HQ 4, trực tiếp tham dự trận Hải Chiến Hoàng-Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, xuất thân từ khóa này.
  • Hải-Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng, HQ 5, trực tiếp tham dự trận hải chiến Hoàng-Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974, xuất thân từ khóa này.

Khóa 12: Ðệ Nhất Song-Ngư

Tổng số 103 sinh viên ngành Chỉ Huy.Khóa 12 nhập trường ngày 13 tháng 8 năm 1962, thời gia thụ huấn 18 tháng.

Khóa 12 ra trường tháng 3 năm 1964, cấp Thiếu Uý.

Thủ Khoa: Trần Trọng Ngà.

  • Hải-Quân Thiếu Tá Ngụy Văn Thà, Hạm Trưởng Hộ Tống Hạm Nhật Tảo, HQ 10, hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng 1 năm 1974 – được truy thăng Trung Tá – xuất thân từ khóa này.
  • Hải-Quân Thiếu Tá Đặng Hữu Thân – sau ngày 30-4-1975 đã thành lập Mặt Trận Dân Quân Cứu Quốc, chống lại bạo quyền Cộng Sản. Ông bị Cộng Sản Việt-Nam bắt và xử bắn, năm 1980 – xuất thân từ khóa này.
  • Hải-Quân Thiếu Tá Nguyễn Thìn tức nhạc sĩ Trường Sa, xuất thân từ khóa này.

Khóa 13: Ðệ Nhị Dương-Cưu

Tổng số 115 sinh viên ngành Chỉ Huy. Khóa sinh nhập trường tháng 5 năm 1963, thời gian thụ huấn 18 tháng.

Khóa 13 ra trường tháng 12 năm 1964, cấp bậc Thiếu Uý.

Đặc biệt khóa 13, ngoài số Sinh Viên tân tuyển còn có 7 Sĩ Quan đã tốt nghiệp khóa 16 trường Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt ngày 22 tháng 12 năm 1962. Khi khóa 13 ra trường thì 7 Sĩ Quan khóa 16 Đà-Lạt cũng đến ngày thăng cấp Hải-Quân Trung Úy hiện dịch và đầu năm 1965 thì Nghị Ðịnh được ban hành.

Khoá 14: Ðệ Nhị Kim-Ngưu

Tổng số 100 sinh viên gồm 80 sinh viên ngành Chỉ Huy và 20 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa sinh nhập trường tháng 4 năm 1964. Thời gian thụ huấn 18 tháng.

Khóa 14 mãn khóa tháng 12 năm 1965, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Trương Minh Hoàng.

Thủ khoa ngành Cơ Khí: Thiếu Úy Trịnh Long Hải.

  • Hải-Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn, Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 43 Ngăn-Chặn thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 214, tuẩn tiết trên một chiến đĩnh tại Kinh Thủ-Thừa tỉnh Long-An, khuya 30 tháng Tư rạng ngày 1 tháng 5 năm 1975, xuất thân từ khóa này.(Muốn biết thêm chi tiết, xin đọc Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh)

Khóa 15: Ðệ Nhị Song-Nam

Tổng số 108 sinh viên gồm 88 sinh viên ngành Chỉ Huy và 20 sinh viên ngành Cơ Khí. Khóa sinh nhập trường tháng 11 năm 1964. Thời gian thụ huấn 18 tháng.

Khóa 15 mãn khóa tháng 7 năm 1966, cấp bậc Thiếu Uý trừ.

Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Nguyễn Thành Lộc.

Thủ khoa ngành Cơ Khí: Trần Chí Hoạt.

  • Hải-Quân Ðại Úy Ngô Minh Dương, Hạm Trưởng Tuần Duyên Hạm Minh Hoa, HQ 602 – vào thời gian sôi động của sáng 30-4-1975, đã bị Thiếu Úy xử lý thưởng vu Hạm Phó cùng nhóm người quá giang từ Singapore sát hại rồi đem chiến hạm về giao cho Việt-Cộng – xuất thân từ khóa này. (Muốn biết thêm chi tiết, mời đọc Hải-Quân Việt-Nam Cộng-Hòa Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh)

Tổng số 134 sinh viên gồm 104 sinh viên ngành Chỉ Huy và 30 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa sinh nhập trường tháng 1 năm 1966. Thời gian thụ huấn 18 tháng.

Khóa 16 mãn khóa tháng 7 năm 1967, cấp bậc ThiếuUý.

Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Lý Ngoc Ẩn.

Thủ khoa ngành Cơ Khí: Thiếu Úy Phạm Huy Hy.

Khóa 17: Ðệ Nhị Hải-Sưhai quan ra khoi-chuong 3

Tổng số 136 sinh viên gồm 103 sinh viên ngành Chỉ Huy và 33 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa sinh nhập trường tháng 8 năm 1966. Thời gian thụ huấn 18 tháng.

Khóa 17 mãn khóa tháng 8 năm 1968, cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ khoa ngàng Chỉ Huy: Trần Ngọc Ðiển.

p>Thủ khoa ngành Cơ Khí: Trần Vĩnh Tuấn.

Khóa 17 năm thứ hai gặp lúc biến cố Tết Mậu Thân cho nên thời gian học bị kéo dài thành ra 2 năm.

Khóa 18: Ðệ Nhị Xử-Nữ hai quan ra khoi-chuong 3

Tổng số 95 sinh viên gồm 75 sinh viên ngành Chỉ Huy và 20 sinh viên ngành Cơ Khí.

Khóa sinh nhập trường tháng 9 năm 1967. Thời gian thụ huấn 22 tháng.

Khóa 18 mãn khóa ngày 14 tháng 7 năm 1969, cấp bậc Thiếu Úy.

Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Trần Anh Tuấn.

Thủ Khoa ngành Cơ Khí: Bùi Ngọc Anh.

Khóa 18 năm đầu gặp lúc biến cố tết Mậu Thân cho nên thời gian học cũng bị kéo dài thành ra 22 tháng.

Khóa 19: Ðệ Nhị Thiên-Xứng hai quan ra khoi-chuong 3

Tổng số 272 sinh viên gồm 192 sinh viên ngành Chỉ Huy và 80 sinh viên ngành Cơ Khí.

Sinh viên nhập trường từ tháng 10 năm 1968 nhưng mãi đến ngày 19 tháng 2 năm 1969 mới chính thức khai giảng khóa học. Thời gian thụ huấn 1 năm. Ðây là khóa đầu tiên trong chương trình ACTOV. (Accelerated Turn Over to Vietnam)

Khóa 19 mãn khóa vào ngày 21 tháng 2 năm 1970, cấp bậc Chuẩn Uý. Sau một năm thực tập OJT sẽ mang cấp bậc Thiếu Uý.

Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Lê Văn Từ.

Thủ Khoa Cơ Khí: Ðỗ Khắc Mạnh.

Khóa 20: Ðệ Nhị Hổ-Cáp hai quan ra khoi-chuong 3

Tổng số 270 sinh viên gồm 200 sinh viên ngành Chỉ Huy và 70 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa sinh nhập trường ngày 17 tháng 8 năm 1969. Thời gian thụ huấn 1 năm.
Khóa 20 mãn khóa ngày 17 tháng 8 năm 1970, cấp bậc Chuẩn Uý. Sau một năm thực tập OJT sẽ mang cấp bậc Thiếu Uý.
Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Lưu Ðức Huyến.
Thủ khoa ngành Cơ Khí: Lê Vĩnh Hiệp.

Khóa 21: Ðệ Nhị Nhân-Mã hai quan ra khoi-chuong 3

Tổng số 269 sinh viên gồm 135 sinh viên ngành Chỉ Huy và 134 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa sinh nhập trường ngày 4 tháng 3 năm 1970. Thời gian thụ huấn 1 năm.
Khóa 21 mãn khóa ngày 20 tháng 3 năm 1971, cấp bậc Chuẩn Uý. Sau một năm thực tập OJT sẽ mang cấp bậc Thiếu Uý.
Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Phạm Ðức Lai.
Thủ khoa Cơ Khí: Lê Tất Chánh.

Khóa 22: Ðệ Nhị Nam Dương

Tổng số 248 sinh viên gồm 124 sinh viên ngành Chỉ Huy và 124 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa sinh nhập trường tháng 9 năm 1970. Thời gian thụ huấn 1 năm.
Khóa 22 mãn khóa ngày 11 tháng 9 năm 1971, cấp bậc Chuẩn Uý.
Sau một năm thực tập OJT sẽ mang cấp bậc Thiếu Uý.
Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Nguyễn Tấn Khải.
Thủ khoa ngành Cơ Khí:Nguyễn Thanh.

Khóa 23: Ðệ Nhị Bảo-Bình hai quan ra khoi-chuong 3

Tổng số 282 sinh viên gồm 140 sinh viên ngành Chỉ Huy và 140 sinh viên ngành Cơ Khí.Khóa sinh nhập trường ngày 14 tháng 4 năm 1971. Thời gian thụ huấn 1 năm. Ðây là khóa cuối trong chương trình ACTOV.
Khóa 23 mãn khóa ngày 15 tháng 4 năm 1972, cấp bậc Chuẩn Uý. Sau một năm thực tập OJT sẽ mang cấp bậc Thiếu Uý.
Thủ khoa ngành Chỉ Huy: Nguyễn Công Minh.
Thủ khoa ngành Cơ Khí: Nguyễn Thế Hùng.

Khóa 24: Ðệ Nhị Song-Ngư hai quan ra khoi-chuong 3

Tổng số 279 sinh viên ngành Chỉ Huy. Khóa sinh nhập trường ngày 28 tháng 9 năm 1971.
Khóa 24 mãn khóa ngày 1 tháng 9 năm 1973, cấp bậc Thiếu Uý.
Thủ khoa: Trần Văn Thuận.

Khóa 25: Ðệ Tam Dương-Cưu
Tổng số 186 sinh viên ngành Chỉ Huy. Khóa sinh nhập trường ngày 15 tháng 11 năm 1972. Thời gian thụ huấn 2 năm.
Khóa 25 mãn khóa ngày 3 tháng 9 năm 1974, cấp bậc Thiếu Uý.
Thủ khoa: Nguyễn Chí Thành.

Khóa 26: Ðệ Tam Kim-Ngưu hai quan ra khoi-chuong 3
Tổng số 182 sinh viên ngành Chỉ Huy.
Khóa 26 nhập trường tháng 8 năm 1973. Thời gian thụ huấn 2 năm.
Tháng 10 năm 1974 thi mãn giai đoạn 1 mang cấp bậc Chuẩn Uý. Dự tính sẽ thi mãn khóa vào tháng 8 năm 1975, nhưng không thành.

Nguyễn Tấn Ðơn
(Tài liệu trên Internet)

 

SĨ QUAN ĐẶC BIỆT HẢI-QUÂN NHA-TRANG

hai quan ra khoi-chuong 3

Phạm Viết Khiết
Thủ khoa khóa 1 Đặc Biệt đang nhận bằng tốt nghiệp

Đầu năm 1972 Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang khai giảng khóa I Đặc Biệt Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang và kết thúc ở khóa V Đặc Biệt.

Tên của 5 khóa Sĩ Quan Đặc Biệt:
- Khóa 1 Đặc Biệt: Thủy Tinh (Mercury)
- Khóa 2 Đặc Biệt: Kim Tinh (Venus)
- Khóa 3 Đặc Biệt: Hỏa Tinh (Mars)
- Khóa 4 Đặc Biệt: Mộc Tinh (Jupiter)
- Khóa 5 Đặc Biệt: Thổ Tinh (Saturn).

Các khoá Sĩ Quan Đặc Biệt này nhằm mục đích bổ túc Hải Nghiệp cho những Sĩ Quan Hải-Quân chưa thụ huấn qua một khóa Hải Nghiệp nào, trong hoặc ngoài nước. Những Sĩ Quan chưa học Hải Nghiệp được gọi là Sĩ Quan Hải-Quân Chiến Binh (Chiến Binh viết tắt CB). Các Khóa Sĩ Quan Đặc Biệt này gồm nhiều thành phần Sĩ Quan xuất thân khác nhau. Nhưng đa số khóa sinh là những cựu sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân đã tốt nghiệp căn bản Sĩ Quan Lục-Quân. Theo học các khóa Sĩ Quan Đặc Biệt này còn có một số Sĩ Quan khóa 22B, 23 và 24 Sĩ Quan hiện dịch của trường Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt tình nguyện sang Hải-Quân và các Sĩ Quan trừ bị Thủ-Đức được Bộ-Tư- Lệnh Hải-Quân tuyển mộ. Ngoài ra còn có một số ít khóa sinh từng là những Sĩ Quan Hải-Quân đã phục vụ lâu năm trong Hải-Quân.
Khóa 1 Đặc Biệt có 2 Sĩ Quan Biên tập viên cải ngạch sang Giang-Cảnh và khóa 2 Đặc Biệt có 2 Sĩ Quan cấp Úy (1 Đại Úy, 1 Thiếu Úy ) của Quân-Vận theo học

SĨ QUAN ĐẶC BIỆT HẢI-QUÂN NHA-TRANG XUẤT THÂN TỪ HẢI-QUÂN:

Sĩ Quan Hải-Quân Đặc Biệt gốc Hải-Quân chính là những cựu sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân tình nguyện vào Hải-Quân thuộc các khóa 20a, 21, 22 Hải-Quân Nha-Trang được Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân tuyển mộ năm 1969.

Năm 1969
• Sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 20 nhập khóa ở Quân Trường Hải- Quân Nha-Trang mà vẫn không còn đủ chổ trống cho nên một số sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 20 đang thực tập trên tàu biển phải đi học tại hai quân trường Bộ-Binh Đồng-Đế và Thủ-Đức.
• Sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 21 sau đổi tên lại là Tiểu Đoàn Trần Hưng Đạo được gởi học Anh ngữ đủ điểm đi Mỹ học tại trường O.C.S. một số nhỏ bị loại, đi học quân trường Bộ-Binh Thủ-Đức.
• Sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 22 được gởi đi học khóa 6/69 trường Bộ-Binh Thủ-Đức.
Trong năm 1969 Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đã giải quyết xong trên cả ngàn sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân, gởi họ đến các Quân Trường Bộ-Binh thụ huấn để trở thành Sĩ Quan Hải-Quân – nhưng chưa có Hải Nghiệp nên gọi là Sĩ Quan Chiến-Binh. Ra trường, những Sĩ Quan này mang tên khóa của trường đã đào tạo họ thành Sĩ Quan để phân biệt khóa trước, khóa sau như: 6/69 Thủ-Đức, 6/69 Đồng-Đế, 1/70 2/70 3/70 Thủ-Đức, v.v...Không còn ai thuộc sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 20, 21, 22 nữa.

Năm 1970: Sau 1 năm Quân Trường Hải-Quân Nha-Trang đã có chỗ trống (Khóa 19 ra trường, khóa 20 còn đang học) khóa kế tiếp để trám vào chổ trống sẽ là khóa 21 và Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đã dùng lại danh xưng sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 21 – lần thứ 2 – để tuyển mộ. Đây chính là giải thích chi tiết kỳ lạ tại sao sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 22 lại thâm niên hơn sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 21 lần thứ 2 này, nhưng không phải tất cả sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 21 này được nhận hết vào khóa 21 Hải-Quân Nha-Trang, mà đã chia ra 3 nhóm y như năm 1969, gởi đi thụ huấn ở các quân trường khác nhau như: Khóa 21 Hải-Quân Nha-Trang, khóa O.C.S. khóa 1/70 Thủ-Đức, 2/70....3/70 Thủ-Đức…

Từ khóa 22 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang trở về sau thì khi tình nguyện vào Hải-Quân sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân của khóa nào thì được ra Quân Trường Hải-Quân Nha-Trang học đúng khóa đó. Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân không còn gởi sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân đi học ở các Quân Trường Bộ- Binh nữa .Quân chủng Hải-Quân đã hoàn thành kế hoạch hóa chiến tranh Việt-Nam sớm nhất trong QL/VNCH].

Quá trình quân ngũ của Sĩ Quan gốc Hải-Quân đã trải qua 4 giai đoạn huấn luyện và phục vụ như sau:
- Giai đoạn 1: Dự tuyển vào Hải-Quân và được gởi thụ huấn Căn Bản Quân Sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang-Trung 3 tháng. Điều kiện được tuyển chọn cũng như tuyển chọn sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân của các khóa khác: có sức khỏe và trình độ văn hóa từ Tú Tài Toàn Phần (Tú Tài II) ban Toán ( Ban B) hay Tú Tài II Kỹ Thuật trở lên.
- Giai đoạn 2: Thụ huấn Kỹ Thuật Tác Chiến Bộ-Binh và Lãnh Đạo Chỉ Huy tại các trường huấn luyện Sĩ Quan Bộ-Binh như Thủ-Đức và Đồng-Đế, thời gian 6 tháng. Sau khi tốt nghiệp trở về Hải-Quân được mang cấp bậc Hải-Quân Chuẩn Úy CB (Chiến Binh).
- Giai đoạn 3: Sau khi tốt nghiệp giai đoạn 2, các tân Sĩ Quan được Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân bổ xung về các đơn vị bờ, các Trung Tâm Huấn Luyện, Căn Cứ, Duyên Đoàn, Giang Đoàn, và những đơn vị tác chiến, v.v... Thời gian phục vụ trên dưới 2 năm.
- Giai đoạn 4: Bổ túc Hải Nghiệp tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang trong thời hạn 6 tháng. Sau khi tốt nghiệp, Sĩ Quan Đặc Biệt trở thành Sĩ Quan Hải-Quân ngành Chỉ Huy. Một đặc điểm đáng nêu lên là tất cả Sĩ Quan Hải-Quân Đặc Biệt, sau khi tốt nghiệp đều được đưa đi phục vụ các đơn vị biển như Hạm-Đội và Hải-Đội Duyên-Phòng.

Như vậy một Sĩ Quan Đặc Biệt Hải-Quân Nha-Trang có 2 văn bằng tốt nghiệp do bộ Quốc Phòng cấp:
- Văn Bằng Tốt Nghiệp Sĩ Quan Bộ-Binh
- Văn Bằng Tốt Nghiệp Sĩ Quan Hải-Quân Ngành Chỉ Huy (Nghi định số 210/QP/NĐ của Bộ Quốc Phòng V.N.C.H.)

CHI TIẾT VỀ SINH VIÊN KHÓA 21 VÀ SINH VIÊN KHÓA 22

SĨ QUAN HẢI-QUÂN

Cuối năm 1969 Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đã gởi một số sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 22 đến quân trường Thủ-Đức và Đồng-Đế theo học khóa 6/69 Sĩ Quan trừ bị Bộ-Binh .

Cuối tháng 3 năm 1970 Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân tiếp tục gởi một số sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 21 đến quân trường Thủ-Đức theo học khóa 1/70 Sĩ Quan trừ bị Bộ-Binh. Những sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân được gởi học tại Quân Trường Thủ-Đức không phải đi chiến dịch nên sớm rời quân trường trở về Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân. Sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 22 ra trường khóa 6/69 Sĩ Quan Thủ-Đức

Sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 21 ra trường khóa 1/70 Sĩ Quan Thủ- Đức vào trung tuần tháng 7 năm 1970.

KẾ HOẠCH ACTOV( Accelerated Turn Over Vietnam)

Kể từ năm 1969 chính phủ Hoa-Kỳ bắt đầu thực thi kế hoạch ACTOV nhằm mục đích gia tăng quân số Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa để có đủ khả năng bảo vệ miền Nam Việt-Nam. Quân Đội V.N.C.H. sẽ từ từ thay thế quân đội đồng minh theo kế hoạch hóa chiến tranh. Do đó nhu cầu quân số cũng như huấn luyện từ cấp Sĩ Quan đến Binh Sĩ đã được cấp bách soạn thảo và thi hành. Kế hoạch Việt-Nam hóa áp dụng cho toàn Quân Binh Chủng Hải Lục Không Quân thuộc Q.L.V.N.C.H.

Riêng quân chủng Hải-Quân, quân đội Hoa-Kỳ bắt đầu bàn giao nhiều Tuần Duyên Đĩnh WPB (lực lượng Coast Guard của Hoa-Kỳ), Khinh Tốc Đĩnh (PCF) các Giang-Đoàn, Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận cùng lúc chuyển giao nhiều chiến hạm lớn như Khu Trục Hạm (DER) và Tuần Dương Hạm (WHEC). Bởi thế số lượng Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên Hải-Quân thiếu hụt trầm trọng vào thời điểm này.

Trước nhu cầu cấp bách về quân số, nhất là Sĩ Quan Chỉ Huy, trưởng toán, chuyên viên kỹ thuật, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân phải tuyển mộ ồ ạt sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân và đồng thời đào tạo cấp tốc một số sinh viên tân tuyển trở thành Sĩ Quan Hải-Quân Chiến Binh trong thời gian ngắn nhất – không cần kiến thức về hải hành – để kịp bổ xung đến các Căn Cứ, Bộ-Tư-Lệnh Vùng, Duyên-Đoàn, Giang-Đoàn tân lập là những đơn vị không đòi hỏi về chuyên môn Hải Nghiệp. Cùng lúc, cuộc chiến sông ngòi đang sôi động, nhu cầu Sĩ Quan Trưởng Toán giang đỉnh và Sĩ Quan kỹ thuật lại càng trở nên cấp bách hơn.

Cho đến cuối năm 1969 Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đã tuyển mộ được gần hàng nghìn sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân. Vào thời điểm này Trung Tâm Huấn Luyện Nha-Trang có 2 khóa đang thụ huấn: khóa 19 và khóa 20 Sĩ Quan Hải-Quân.

Tại Trung Tâm Tạm Trú Bạch Đằng II Saìgòn, tân khóa sinh càng ngày càng ứ động. Vì thế phải đưa một số khóa sinh xuống tạp dịch trên các chiến hạm. Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân tiếp tục khai triễn kế hoạch đào tạo cấp bách Sĩ Quan Hải-Quân kịp thời cho kế hoạch Việt-Nam hóa chiến tranh. Do đó, cuối năm 1969 lần lượt nhiều đợt khóa sinh được đưa lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang-Trung thụ huấn căn bản quân sự.

Khóa đầu tiên đến Trung Tâm Huấn Luyện Quang-Trung học căn bản quân sự là khóa 19 sĩ quan Hải-Quân. Tiếp đến là khóa 20 Sĩ Quan Hải-Quân. Sau khóa 20, vào cuối năm 1969, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân tiếp tục đưa lên Quang-Trung hàng trăm khóa sinh thuộc khóa 22 sinh viên Sĩ Quan.

Ngay sau khi mãn khóa tại Quang-Trung, số sinh viên khóa 22 Sĩ Quan Hải-Quân này được Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đưa thẳng lên trường Bộ-Binh Thủ- Đức và Đồng-Đế. Đây là khóa đầu tiên mà Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đưa sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân đến trường Bộ-Binh đào tạo Sĩ Quan với số lượng trên hằng trăm sinh viên.

Ngày 30/12/1969, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đưa tất cả sinh viên khóa 21 Sĩ Quan Hải-Quân, tổng số 530 sinh viên, lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang-Trung.

Song song với việc đưa sinh viên đến các quân trường Bộ-Binh để được huấn luyện Căn Bản Quân Sự và tác chiến Bộ-Binh, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân còn tuyển khóa sinh có trình độ Anh Ngữ khá từ các khóa 20, 21, 22 Sĩ Quan Hải-Quân sau khi họ đã học xong giai đoạn Căn Bản Quân Sự tại Quang-Trung để gởi thụ huấn Hải Nghiệp ngắn hạn – 6 tháng – tại các trường Hải-Quân của Hoa-Kỳ và Úc (Officer Candidate School) được gọi tắt là Sĩ Quan Hải-Quân O.C.S.

 

SINH VIÊN SĨ QUAN HẢI-QUÂN ĐỤƠC GỬI ĐẾN CÁC QUÂN TRƯỜNG BỘ-BINH

Đợt đầu tiên theo học khóa 6/69 Thủ Đức:

Có 202 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 22, trong số này có 13 sinh viên thuộc khóa 20 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân và 9 sinh viên còn đang theo tạp dịch trên các chiến hạm đang hoạt động ngoài vùng công tác không về kịp để nhập học khóa 20 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang.

Tại trường Bộ-Binh Thủ-Đức, trong lúc di hành ra bãi tập ngang qua cầu Bến Nọc có một Đại Đội sinh viên (Đại Đội 42) bị Việt Cộng gài claymore, phục kích, gây tử thương cho một sinh viên khóa 6/69 và 3 sinh viên khóa 6/69 bị thương.

Khóa 6/69 có 2 sinh viên Sĩ Quan không tốt nghiệp vì phạm kỹ luật, phải ra trường với cấp bậc Thượng Sĩ Chiến Binh. Sau đó 2 vị này trở về học khóa 23 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang.

Khóa 6/69 Đồng Đế có 50 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân theo học.

Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân cũng tuyển thêm 35 Sĩ Quan Bộ-Binh vừa tốt nghiệp khóa 6/69 Thủ-Đức sang Hải-Quân; hơn phân nửa số Sĩ Quan Bộ-Binh này được về Liên Đoàn Người Nhái.

Sĩ Quan Hải-Quân theo học khóa 6/69 Thủ-Đức và Đồng-Đế ra trường mang cấp bậc Hải-Quân Chuẩn Úy Chiến Binh, sau khóa 19 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang 2 tháng và trước khóa 20 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang 4 tháng.

Danh xưng "Hải-Quân Lưu Đày" (viết tắt HQLĐ) do những sinh viên Hải-Quân như: Phạm Thái Hoàng, Võ Văn Màng, Trần Hùng Cận – Trần Hùng Cận tử trận vào tháng 4 năm 1975 tại cửa Bồ Đề, Cà Mau, trên HQ 401 – khởi xướng. Tiếp theo danh xưng này được truyền khẩu qua các sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khác và sinh viên các khóa sau. Phần đông sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân được đưa đến quân trường Bộ-Binh đều chấp nhận danh xưng “Hải-Quân Lưu Đày” một cách dễ dàng bởi vì hầu hết sinh viên Hải-Quân lúc bấy giờ không ai hiểu được mục đích của Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đưa sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân đi học trường Bộ-Binh!

Đợt thứ hai theo học khóa 1/70 Thủ-Đức:

Ngày 30 tháng 12 năm 1969 Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đưa 530 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân khóa 21 lên Trung Tâm Huấn Luyện Quang-Trung – gồm 3 Đại Đội: 18C, 19D, và 20E của Tiểu Đoàn Trưong Tấn Bữu, liên đoàn B. Sau khi mãn khóa tại Quang-Trung, sinh viên khóa 21 Sĩ Quan Hải-Quân có 86 sinh viên trở về Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân học bổ túc Anh Ngữ, chuẩn bị du học trường Sĩ Quan O.C.S. tại Hoa-Kỳ; 286 sinh viên được đưa ra Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang để thụ huấn khóa 21 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang – khóa đệ nhị Nhân Mã; còn lại 176 Sinh Viên Sĩ Quan Hải-Quân được gởi theo học khóa 1/70 Sĩ Quan Bộ-Binh Thủ-Đức

Mặc dù đã tuyển mộ sinh viên Sĩ quan Hải-Quân ồ ạt và lấy thêm sĩ quan vừa tốt nghiệp từ Thủ-Đức và Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt sang, nhưng nhu cầu Sĩ Quan Hải-Quân vẫn chưa được đáp ứng. Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân phải gởi tiếp một số tân khóa sinh còn đang tạm trú tại Trung Tâm Tạm Trú Bạch-Đằng II lần lượt đến các khóa 2/70 ,3/70 và 4/70 Thủ-Đức nhưng với quân số ít hơn khóa 6/69 và 1/70.

SĨ QUAN HẢI-QUÂN CHIẾN BINH

Sĩ Quan Hải-Quân sau khi tốt nghiệp từ các quân trường Bộ-Binh trở về Hải-Quân mang cấp bậc Hải-Quân Chuẩn Úy Chiến Binh và được điều động về các đơn vị không cần kiến thức Hải Nghiêp như: Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng, Căn-Cứ, Duyên-Đoàn, Hải-Quân Công Xưởng, các đơn vị Yểm Trợ Tiếp Vận như Căn-Cứ Yểm Trợ Tiếp Vận Sửa Chữa, Tiền Doanh hay Tiền Phương Yểm Trợ và đông nhất là các đơn vị tác chiến sông ngòi.

Riêng sinh viên khóa 22 Sĩ Quan Hải-Quân học khóa 6/69 Thủ-Đúc có đến 96 Sĩ Quan Hải-Quân xuất thân từ các trường Kỹ Thuật Cao-Thắng Saigon, Vĩnh-Long, Đà-Nẳng, Qui-Nhơn v.v... cho nên những tân Sĩ Quan này được trực tiếp thuyên chuyển về các đơn vị Yểm Trợ Tiếp Vận sửa chữa.

Vào đầu thập niên 70, những đơn vị khác như: Giang-Đoàn Thủy-Bộ, Tuần-Thám, Ngăn-Chận, Trục-Lôi, Xung-Phong, Hộ-Tống, Tác Chiến Điện Tử, Xung-Kích Hải-Quân, Duyên-Đoàn và Liên Đội Người Nhái, v.v…có Sĩ Quan Hải-Quân Chiến Binh tân đáo đông đảo nhất.

Đặc biệt, rất nhiều vị thuộc các khóa Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh tốt nghiệp Cử Nhân hoặc sắp xong Đại Học Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa cho nên sau khi tốt nghiệp Sĩ Quan Bộ-Binh nhiều vị được bổ nhiệm về Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Saigon, Nha-Trang, Cam-Ranh làm Sĩ Quan Cán Bộ, như: Nguyễn Kim Sa, Giang Hữu Tuyên, Nguyễn Hữu Lễ, Bùi Thọ Xung, Phạm Viêt Khiết, Đổ ngọc Thành v.v...

Nhiều Sĩ Quan Đặc Biệt được đi học các ngành chuyên môn như: An Ninh, Tình Báo, Không Ảnh,Chiến Tranh Chính Trị, Tiếp Liệu, Truyền Tin v.v... Đồng thời cũng có nhiều Sĩ Quan Hải-Quân Chiến Binh trở về Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân tái dự tuyển Anh ngữ để đi học khóa Sĩ Quan Hải-Quân O.C.S. và Sĩ Quan Người Nhái tại Hoa-Kỳ.

Sĩ Quan Hải Quân Chiến Binh xuất thân từ Thủ-Đức, Đồng-Đế, Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt chẳng những là một lực lượng quan trọng cho quân chủng Hải-Quân vào giai đoạn bành trướng mà những Sĩ Quan này còn là thành phần cần thiết để đáp ứng nhu cầu chiến trường trong sông rạch và duyên hải.

Với khả năng lãnh đạo chỉ huy và kiến thức quân sự được đào tạo tại các quân trường Bộ-Binh cùng với vốn liếng văn hóa cũng như chuyên môn kỹ thuật sẵn có, Sĩ Quan Hải-Quân Chiến Binh đã ứng dụng rất có hiệu quả qua những công tác điều hành tiếp vận, sửa chửa, cũng cố, tái tạo những công sự chiến đấu, phòng thủ, hành quân hổn hợp với các đơn vị Bộ-Binh, Trưởng Toán các giang đĩnh chỉ huy ngăn chận, tấn công, xung kích, hải kích, thám sát, truy lùng, đột kích địch quân trong nhiều trận chiến trên sông và dọc bờ biển Việt-Nam.

Ngay sau khi mãn khóa, Sĩ Quan Hải-Quân Chiến Binh đã đóng góp không nhỏ trong trọng trách trấn đảo giữ sông vào giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến. Nhiều Sĩ Quan Hải-Quân Chiến Binh đã gục ngã trên những dòng sông oan nghiệt hay hải đảo xa xôi như:
- Hải-Quân Trung Úy Người Nhái Nguyễn văn Toàn (trận Đồng Tâm)
- Hải-Quân Chuẩn Úy Kha Tư Quốc (Duyên Đoàn 16)
- Hải-Quân Trung Úy Chiến Binh Lê Thanh Xuân (trận Mộc Hoá)
- Hải-Quân Chuẩn Úy Chiến Binh Huỳnh Hữu Phước (Giang Đoàn 72 Thủy Bộ)
- Hải-Quân Trung Úy Hải Kích Lê Văn Đương (tại đảo Hoàng Sa trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng năm 1974)
- và nhiều Sĩ Quan Hải-Quân Chiến Binh đã hy sinh một phần cơ thể cho Quê Hương Miền Nam.

PHẠM QUỐC NAM

Tài liệu trên Internet

ĐÀO LUYỆN SĨ QUAN ĐOÀN VIÊN trong HẢI-QUÂN VIỆT-NAM


Ngành Sĩ quan Đoàn Viên gồm những Sĩ Quan xuất thân từ Hạ Sĩ Quan. Ngành này được tổ chức phỏng theo Hải-Quân Pháp, với tên Officiers des Équipages. Hải-Quân Mỹ cũng có ngành tương đương, với tên Warrant Officers. Ngay từ khi thành lập, Hải-quân V.N.C.H. đã có các Sĩ Quan Đoàn Viên, trong đó phải kể Trung tá Phạm Văn Bảo là vị Sĩ Quan có công lớn trong công tác tuyển mộ của Hải Quân trong thời kỳ thành lập.


Sĩ Quan Đoàn Viên thường được tiếp tục phục vụ trong chuyên nghiệp mà họ đã phục vụ ở cấp Hạ Sĩ Quan. Chẳng hạn như một Thượng Sĩ Trọng Pháo khi thăng cấp Sĩ Quan Đoàn Viên sẽ tiếp tục phục vụ trong ngành Trọng Pháo. Với kiến thức và kinh nghiệm dồi dào về chuyên nghiệp, các vị này thường là những huấn luyện viên xuất sắc trong ngành và được coi như những “cố vấn chuyên môn” về chuyên nghiệp cho cấp chỉ huy. Trong một đơn vị, Sĩ Quan Đoàn Viên thường là gạch nối rất thích hợp giữa cấp chỉ

huy và các Đoàn Viên.

Sĩ Quan Đoàn Viên thường được chọn lựa để được thăng cấp trong số những Thượng Sĩ nhất hoặc Thượng Sĩ có khả năng chuyên nghiệp và trình độ văn hóa cao, hạnh kiểm tốt. Việc thăng cấp này không đòi hỏi một khóa huấn luyện đặc biệt nào. Tuy nhiên, trong khoảng đầu thập niên 1960, Bộ Tổng Tham Mưu ấn định lại qui chế thăng cấp cho toàn thể quân nhân Quân Lực V.N.C.H, và quyết định rằng muốn mang cấp bậc Sĩ Quan nhân viên phải qua một khóa đào tạo Sĩ Quan. Do đó việc thăng cấp Sĩ Quan Đoàn Viên của Hải-Quân không được chấp thuận nữa. Điều này đã làm nản lòng nhiều Hạ Sĩ Quan ưu tú và có óc cầu tiến của Hải-Quân. Trước tình trạng “không có lối thoát” này, một số có đủ điều kiện đã xin nhập học các khóa Sĩ Quan đặc biệt tại Trường Bộ-Binh Thủ-Đức. Sau khi mãn khóa với cấp bậc Chuẩn Uý, họ sẽ phục vụ trong Lục Quân.

Vì thấy đây là một thất thoát nhân lực đáng kể, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đã trình Bộ Tổng Tham Mưu và được chấp thuận cho Hải-Quân tổ chức các khóa Sĩ Quan Đoàn Viên. Mục đích của các khóa này là huấn luyện để học viên có đủ khả năng căn bản của một Sĩ Quan Hải-Quân, kể cả việc đương phiên hải hành trên các chiến hạm.

Bốn khóa đã được đào luyện trong khoảng từ năm 1968 đến 1972, với các chi tiết sau đây:

-Thời gian huấn luyện mỗi khóa: 6 tháng,
- Địa điểm huấn luyện: Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân, Saigon,
- Điều kiện nhập học: Cấp bậc từ Trung Sĩ Nhất trở lên, có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, riêng các Thượng Sĩ Nhất nếu có bằng Cao Đẳng Chuyên Nghiệp có thể được miễn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp.
- Sĩ số mỗi khóa: 60 khóa sinh.
- Các môn học chính: Lãnh đạo chỉ huy, tổ chức Hải-Quân, hàng hải, vận chuyển, truyền tin, trọng pháo, cơ khí, điện khí, phòng tai.

Sau khi tốt nghiệp, học viên được mang cấp bậc Chuẩn Uý Đoàn Viên kèm với tên của chuyên nghiệp. Thí dụ: Chuẩn Uý Đoàn Viên Cơ Khí. Vì tiêu chuẩn chọn lựa để nhập học khá cao, về khả năng cũng như về hạnh kiểm, nên tỷ số tốt nghiệp được coi là rất cao. Chỉ có một vài học viên bỏ dở khóa học vì lý do sức khỏe hay vì lý do nào khác.


Trên nguyên tắc, trong Hải-Quân Việt-Nam cấp bậc của Sĩ Quan Đoàn Viên không có giới hạn. Trong Hải-Quân Pháp, ngành Sĩ Quan này được giới hạn ở cấp Trung Tá. Trong Hải-Quân Mỹ, cấp bậc cao nhất của Sĩ Quan Đoàn Viên là Thiếu Tá (Chief Warrant Officer, tương đương với Thiếu Tá).

Sĩ Quan Đoàn Viên tốt nghiệp thường được bổ nhiệm đến các đơn vị tùy theo nhu cầu chuyên nghiệp của các đơn vị. Thí dụ Sĩ Quan Đoàn Viên ngành cơ khí hoặc điện khí thường được thuyên chuyển đến các thuỷ xưởng hoặc Hải-Quân Công Xưởng. Rất nhiều Sĩ Quan Đoàn Viên được bổ nhiệm làm huấn luyện viên tại các Trung Tâm Huân Luyện để cung ứng nhu cầu huấn luyện rất cao của Hải-Quân lúc đó.


Tính tới tháng 4 – 1975, cấp bậc cao nhất của Sĩ Quan Đoàn Viên là Đại úy. Các khóa đào luyện Sĩ Quan Đoàn Viên tỏ ra rất hữu ích cho Hải-Quân vì ít nhất đã đáp ứng được các nhu cầu quan trọng sau đây:

1. Bảo toàn nhân lực cho Hải-Quân nhờ giữ được nhân viên có khả năng cao, giầu kinh nghiệm và hạnh kiểm tốt.
2. Thỏa mãn được nhu cầu tiến thân của các nhân viên tốt, nhờ đó nâng cao tinh thần của toàn thể nhân viên.

Ngoài phương thức đào luyện trên đây, tưởng cũng cần thêm rằng đã có một số Đoàn Viên có trình độ văn hóa cao hơn (từ Tú Tài I trở lên) đã được nhập học Trường Sĩ Quan Hải-Quân tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha- Trang. Với phương thức này, Hải-Quân cũng bảo toàn được nhân lực và lại đào luyện được Sĩ Quan ngành Chỉ Huy và Cơ Khí có thêm kinh nghiệm về chuyên nghiệp.

Nguyễn Ngọc Quỳnh

Trích từ Hải Sử Tuyển Tập

HẠ SĨ QUAN CHUYÊN NGHIỆP HẢI-QUÂN

Hải-Quân chỉ mở 2 khóa Hạ Sĩ Quan Hải-Quân; mỗi khóa có khoảng trên 200 người. Đa số ứng viên là thanh niên, học sinh, số còn lại là Đoàn Viên. Tất cả được nhập học tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang. Điều kiện để theo học:

  • Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp và đầy đủ sức khỏe.
  • Học 3 tháng cơ bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang.
  • Ra trường đi tập sự với cấp bậc Thủy Thủ Tập Sự.
  • Sau 3 tháng, trở lại Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang học Sơ Đẳng Chuyên Nghiệp theo ngành nghề ứng viên chọn.
  • Sau 3 đến 6 tháng học chuyên nghiệp, ứng viên được cử đi tập sự tại các đơn vị Hải-Quân trong 4 tháng.
  • Trở lại Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân để thụ huấn Trung Đẳng Chuyên nghiệp, thời gian từ 3 đến 6 tháng, tùy theo ngành, nghề. Sau giai đoạn huấn luyện này ứng viên mới chính thức trở thành Hạ Sĩ Quan Hải-Quân.

Tổng cộng thời gian thụ huấn tại quân trường là 11 tháng.

Đa số Hạ Sĩ Quan Chuyên Nghiệp Hải-Quân đều trở về học các khóa Sĩ Quan Đoàn Viên tại Trung Tâm Huấn Luyện Bổ Túc.

Cũng trong 2 khóa Hạ Sĩ Quan này, vào năm 1963-1964, những khóa sinh có bằng Tú Tài I được gọi đi học tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ-Đức. Sau khi tốt nghiệp, đa số tân Sĩ Quan chọn những quân, binh chủng khác; chỉ một số nhỏ trở lại phục vụ Hải-Quân. Do đó Hải-Quân Việt-Nam đã mất đi một số cán bộ ưu tú về chuyên môn.

Người có cấp bậc cao nhất trong 2 khóa này lên đến Thiếu Tá, chỉ huy trưởng một đơn vị.

THỦY THỦ

So với các quân binh chủng thuộc Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa, Hải-Quân tuyển chọn Thủy Thủ với tiêu chuẩn văn hóa khá cao:

  • Bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp
  • An ninh lý lịch rõ rang
  • Sức khỏe tốt

Sau khi trúng tuyển, khóa sinh phải qua 2 giai đoạn huấn luyện sau đây:

  • Ba tháng căn bản quân sự, ra trường với cấp bậc Thủy Thủ Tập Sự
  • Trở về Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân học Sơ Đẳng Chuyên Nghiệp từ 3 đến 6 tháng, tùy theo ngành nghề.

Sau đây là những ngành nghề chính của Hạ Sĩ Quan và Đoàn Viên Hải-Quân:

- Kế toán: Quản trị hành chánh, quân lương

- Tiếp vụ: Đảm trách ẩm thực
- Trọng pháo; Xử dụng và bảo trì vũ khí, đạn dược
- Vô tuyến: Khai thác truyền tin, nhận và chuyển công điện
- Giám lộ: Truyền tin bằng cờ hiệu, đèn hiệu, định vị trí chiến hạm, tu bổ, bảo trì dung cụ hải hành, cờ hiệu…
- Vận chuyển: Lái tàu, bảo trì vỏ tàu, xuồng, neo, xích neo và dây cột tàu
- Điện khí: Xử dụng bảo trì và sửa chữa máy điện và hệ thống giây điện trên chiến hạm
- Điện tử: Bảo trì và sửa chữa dụng cụ điện tử
- Thám xuất: kiểm soát radar và sonar, theo dõi các hoạt động trên không, trên và dưới mặt biển
- Quản kho: Phụ trách về quân trang, quân dụng và tiếp liệu
- Y tá: Đảm trách về Quân-Y
- Bí thư: Đảm trách dịch vụ hành chánh và văn thư
- Cơ khí: Sửa chữa, bảo trì máy chánh, các loại động cơ nổ, máy lọc nước…
- Phòng tai: Cứu hỏa và cứu thủy
- Điện pháo: Xử dụng và bảo trì hệ thống điện của vũ khí, đạn dược.

Sau khi được huấn luyện chuyên môn, khóa sinh mãn khóa được đeo phù

hiệu chuyên nghiệp và cấp bậc bên tay áo trái. Khi trở thành Sĩ Quan Đoàn Viên thì không còn đeo phù hiệu chuyên nghiệp nữa.

Qua thời gian từ 2 đến 3 năm công vụ, khóa sinh được gửi về học các lớp Hạ Sĩ Quan. Thời gian thu huấn là 4 tháng, tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải- Quân Nha-Trang hoặc Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Cát-Lái.

Khoảng 1 hoặc 2 năm sau, khóa sinh được gọi về học các lớp Trung Đẳng Chuyên Nghiệp tại Trung Tâm Huấn Luyện Hải-Quân Nha-Trang.

Muốn trở thành Sĩ Quan Đoàn Viên, khóa sinh tốt nghiệp Trung Đẳng phải qua một lớp Cao Đẳng Chuyên Nghiệp rồi ghi danh theo học khóa Sĩ Quan Đoàn Viên.

Năm 1969, 50 tân binh Hải-Quân đang học tại Trung Tâm Huấn Luyện Cam-Ranh, được Phái Bộ Viện Trợ Quân Sự Hoa-Kỳ tuyển chọn nửa khóa sang thụ huấn căn bản quân sự tại Hoa-Kỳ, do Đại Úy Bùi Nhật Ích hướng dẫn.

Sau khi tốt nghiệp, trở về Việt-Nam, những khóa sinh này đã trình diễn lối diễn hành đặc biệt của Hải-Quân Hoa-Kỳ, trông rất tân kỳ và đẹp mắt; nhưng sau này lối diễn hành đó không được áp dụng cho Hải-Quân Việt- Nam.

Vào những năm 1968-1969, để theo kịp đà chuyển giao tàu bè và chiến cụ tối tân với kỹ thuật cao, nhiều Đoàn Viên – sau khi học Anh ngữ 6 tháng tại Trung Tâm Sinh Ngữ Quân Đội – được gửi đi tu nghiệp tại Hoa-Kỳ, tùy theo ngành nghề. Thời gian tu nghiệp từ 6 tháng đến một năm.

Đa số khóa sinh tu nghiệp thuộc các chuyên nghiệp Cơ Khí, Điện Khí, Vô Tuyến, Điện Tử và Phòng Tai.

Biến cố 30-4-1975 khiến một số Sĩ Quan và Đoàn Viên Hải-Quân bị kẹt lại Hoa-Kỳ. (*)

(*) Nguyên bản: Nguyễn Hữu Hiền. Hạ Tầng Cơ Sở Hải-Quân: Các Đoàn Viên, 2002. Tài liệu riêng, không xuất bản. Trích từ Lược Sử Hải Quân V.N.C.H. của Vũ Hữu San

NHỮNG TRƯỜNG SĨ QUAN HẢI-QUÂN NGOẠI QUỐC mà SĨ QUAN HẢI-QUÂN VIỆT-NAM THEO HỌC

TRƯỜNG SĨ QUAN HẢI-QUÂN PHÁP tại BREST

Thành phố Brest nằm trên thềm lục địa Âu Châu. Lịch sử của Brest là lịch sử của những lâu đài. Đức-Hồng-Y-Thủ-Tướng đã biến đổi Brest thành một quân cảng lớn thứ nhì, sau Toulon.

Vào thế chiến thứ II, Brest bị oanh tạc nặng nề. Sau thế chiến thứ II, trung tâm thành phố Brest được xây cất lại.

Ngày nay Brest là một thành phố quan trọng với trung tâm nghiên cứu về Hải Học, trường đại học và nhiều trường chuyên nghiệp như Télécom Bretagne, École Navale, v.v…

Chính tại ngôi trường École Naval này, giữa thế kỷ 20, nhiều sinh viên miền Nam Việt-Nam đã được gửi sang thụ huấn để trở thành những Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam đầu tiên do Pháp đào tạo.

Từ năm 1952 cho đến năm 1955, mỗi năm, một số sinh viên được tuyển chọn qua các kỳ thi để gửi sang Pháp thụ huấn tại Trường Sĩ Quan Hải-Quân ở Brest.

Mỗi khóa có khoảng 100 sinh viên. Thời gian thụ huấn: 2 năm. Chương trình huấn luyện gồm có:

Mỗi khóa có khoảng 100 sinh viên. Thời gian thụ huấn: 2 năm. Chương trình huấn luyện gồm có:

- Vận chuyển
- Thiên văn
- Khí tượng
- Hàng hải
- Kiến trúc chiến hạm
- Hải pháo
- Điện lý thuyết và kỹ nghệ
- Các loại động cơ
- Các loại máy dùng điện tuyến đề quan sát không gian.
- Các loại máy dùng âm thanh để theo dõi dưới nước
- Lượng giác không gian
- Toán học đại cương
- Một số giờ quan trọng học về hàng không
- Ngoài lý thuyết về kiến trúc phi cơ, sinh viên cũng thực tập phi hành trên các loại phi cơ Junker của Đức. sinh viên chỉ được thực tập phi hành trên trời thôi; khi cất cánh cũng như khi đáp, huấn luyện viên đảm trách)
- Căn bản quân sự, v. v
- Hằng tháng sinh viên phải thực tập đi biển trên phân đội Trục Lôi Hạm Đại Dương.

Sau khi tốt nghiệp tại trường Brest, Sĩ Quan được cấp bằng Ingénieur de l’École Navale.

Muốn được theo học Trường Sĩ Quan Hải-Quân tại Brest sinh viên phải được tuyển chọn qua một cuộc thi.

Sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam theo học Trường Sĩ Quan Hải-Quân tại Brest chỉ có 4 khóa.

Khóa I Brest

Khóa I Brest được khai giảng vào tháng 10 năm 1952.

Ngành chỉ huy gồm có:

- Đặng Cao Thăng
- Nguyễn Vân
- Nguyễn Đức Vân
- Vương Hữu Thiều

Ngàng cơ khí:

- Nguyễn Gia Định

Khóa I Brest mãn khóa vào mùa Hè năm 1954.

  • Khóa I Brest có một vị được vinh thăng Phó Đề Đốc: Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng, Tư-Lệnh Hải-Quân cuối cùng của Vùng IV Sông Ngòi kiêm Tư-Lệnh Hạm-Đội Đặc Nhiệm 21.

Khóa II Brest

Khóa II Brest khai giảng tháng 9 năm 1953; gồm các ông:

- Dư Trí Hùng
- Hồ Ngọc Ngà
- Nguyễn Ngọc Quỳnh
- Vũ Xuân An
- Trịnh Xuân Phong
- Bùi Văn Lễ
- Bùi Tiến Rũng
- Ủ Văn Đức

Khóa II Brest ra trường đầu năm 1956.

Khóa III Brest

Khóa III Brest khai giảng tháng 9 năm 1954;gồm các ông:

- Đặng Đình Hiệp
- Phạm Văn Sanh
- Bùi Hữu Thư
- Lê Phụng
- Nguyễn Quang Dật
- Đỗ Kiểm
- Trịnh Quang Xuân
- Phạm Cừ
- Vũ Nhân
- Đỗ Ngọc Oánh, v.v…

Khóa III Brest mãn khóa vào cuối năm 1956.

Khóa IV Brest

 

Khóa IV Brest khai giảng cuối tháng 9 năm 1955;gồm các ông:

Ngành Chỉ Huy

- Lê Triệu Đẩu
- Võ Duy Ninh
- Nguyễn Địch Hùng
- Nguyễn Tiến Ích, v. v…

Ngành Cơ Khí:

- Trần Văn Sơn

Khóa IV Brest mãn khóa vào mùa Hạ 1957. (*)

(*) Điệp-Mỹ-Linh phỏng theo Wikipedia và tóm lược bài “Những Năm tại Trường Hải-Quân Pháp” của Cố Phó Đề Đốc Đặng Cao Thăng từ tài liệu lịch sử Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh và tư liệu từ những cựu Sĩ Quan xuất thân từ Trường Sĩ Quan Hải-Quân tại Brest.

 

KHÓA SĨ QUAN HẢI-QUÂN TRẦN HƯNG ĐẠO

Sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam được gửi du học khóa Sĩ Quan Hải- Quân mang tên vị Thánh Tổ Hải Quân Việt Nam – Trần Hưng Đạo – tại Trường Sĩ Quan Hải Quân trừ bị Hoa Kỳ, The United States Naval Officer Candidate School (O.C.S.). Thời gian thụ huấn chương trình O.C.S. dài khoảng 24 tuần lễ, tại Newport và sau đó học thêm khoảng 3 tuần về Hành Quân Sông Ngòi tại Treasure Islanf, California

NHẬP HỌC KHÓA O.C.S.

Sinh viên được Bộ Tư Lệnh Hải-Quân chấp thuận cho theo học khóa O.C.S. phải hội đủ những điều kiện sau đây:

- Tối thiểu phải có Tú Tài II, ban Toán.
- Hoàn tất 3 tháng huấn luyện căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang-Trung.
- Hoặc tốt nghiệp Trường Sĩ Quan trừ bị Thủ Đức
- Hoặc tốt nghiệp Trường Võ-Bị Quốc-Gia Đa-Lạt
- Điểm thi trắc nghiệm Anh ngữ phải từ 70% trở lên.

Sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân O.C.S. trình diện nhập ngũ liền được đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Quang-Trung để học 3 tháng căn bản quân sự. Mãn khóa, sinh viên Sĩ Quan nào có điểm thi trắc nghiệm Anh ngữ trên 70% sẽ được chuyển về Trại Bạch-Đằng làm thủ tục nhập học chương trình O.C.S.

Trong thời gian chờ đợi thủ tục tiến hành, sinh viên Sĩ Quan O.C.S. được tạm trú trên hai Tạm Trú Hạm APL, tại cầu C, cạnh Câu Lạc Bộ Nổi Hải- Quân, để trao dồi thêm Anh ngữ.

Điều hành mọi hoạt động sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân O.C.S. tại Tạm Trú Hạm APL là Đại Úy Chiến Binh Đặng Kim Lê. Phụ tá cho Đại Úy Lê gồm có: Hải-Quân Trung Úy Phạm Trọng Thu, Hải-Quân Thiếu Úy Trần Chấn Hải, Trần Đức Thành, Đào Dân.

SINH HOẠT TẠI TRƯỜNG HẢI-QUÂN O.C.S.

Trường Hải-Quân O.C.S. tọa lạc trên một đảo lớn nằm ngay giữa vịnh Narragansette, phía Nam thành phố Newport, tiểu bang Rhode Island.

Ngoài Trường Hải-Quân O.C.S., Newport còn là nơi tọa lạc của Trường Đại Học Hải Chiến Hoa-Kỳ (U.S. Naval War College); gần Newport là Căn-Cứ Hải-Quân của Đệ Lục Hải-Quân Hoa-Kỳ.

Khuôn viên Trường Hải-Quân O.C.S. rộng lớn hơn Trung Tâm Huấn Luyện Nha-Trang, có đủ phòng ốc, cung cấp tiện nghi nơi ăn ở, học hành cho trên 1.300 khóa sinh thu huấn cùng một lúc.

Giám Đốc chương trình Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam tại Trường O.C.S. là Hải-Quân Thiếu Tá J.F. Keith. Sĩ Quan cao cấp trách nhiệm toàn diện về chương trình O.C.S. là Hải-Quân Thiếu Tá Nguyễn Hải, xuất thân khóa 10 Sĩ Quan Hải-Quân Nha-Trang. Phụ tá điều hành chương trình O.C.S. gồm một số Sĩ Quan Hải-Quân cấp Úy.

Trường O.C.S. có 2 nơi dành cho khóa sinh trú ngụ, đó là King Hall và Nimitz Hall. Tiểu đoàn sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam trú ngụ tại Nimitz Hall; và được chia thành 3 đại đội: Tango, Victor và Uniform Company. Mỗi đại đội gồm 3 trung đội: 1st, 2nd và 3rd Platoon.

Ban giảng huấn của chương trình Sĩ Quan Hải-Quân O.C.S. Việt-Nam gồm 38 Sĩ Quan và Hạ Sĩ Quan Hoa-Kỳ.

Học trình được chia thành 2 phần Academic và Military:

- Academic gồm 500 giờ, học về Hàng Hải, Thiên Văn, Luật Hàng Hải Quốc Tế, Vận Chuyển, Phòng Tai, Chiến Thuật, Hải Pháo, Kiến Trúc Chiến Hạm, v.v…

Giám Đốc Academic Division là Hải-Quân Thiếu Tá H.D. Hopkins.

- Military gồm khoảng 150 giờ, học về lãnh đạo chỉ huy, diễn hành, cấp cứu và thể dục

Giám đốc Military Division là Hải-Quân Thiếu Tá R.F. Mc Cullough.

Trong suốt thời gian học tại trường Hải-Quân O.C.S., Tiểu Đoàn sinh viên Sĩ Quan Việt-Nam luôn luôn gồm có 4 khóa, tổng cộng 250 sinh viên Sĩ Quan thụ huấn cùng một lúc. Mỗi tháng, khi một khóa sĩ quan O.C.S. hoàn tất chương trình học tại trường O.C.S., rời Trường để sang California theo học về Hành Quân Sông Ngòi thì một khóa mới nhập học.

Sau khi hoàn tất chương trình học tại trường O.C.S., sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân được gắn cấp bậc Hải-Quân Chuẩn Úy.

Đặc biệt, từ khóa 10 đến khóa 12 sĩ quan Hải-Quân O.C.S. còn có một số sĩ quan Bộ-Binh mang cấp bậc Thiếu Úy hoặc Trung Úy theo học. Sau chương trình học Hải Nghiệp, những Sĩ Quan Bộ-Binh này trở thành Sĩ Quan Hải- Quân thực thụ.

Sau khi hoàn tất chương trình thụ huấn tại trường O.C.S., tất cả tân Chuẩn Úy được đưa vế California học khóa Hành Quân Sông Ngòi tại Riverine Inshore Operation Training Center, ở Treasure Island, San Francisco, khoảng 3 tuần lễ.

Thời gian thụ huấn về Hành Quân Sông Ngòi, sinh viên được thực tập trên các giang đỉnh như Command Monitor, Tango, PBR và PCF.

Trước khi chấm dứt chương trình về Hành Quân Sông Ngòi, khóa sinh có 3 ngày đêm tập trận hành quân Thủy Bộ tại Mare Island, CA., mà địa hình và dàn cảnh giống như tại chiến trường Việt-Nam. Trong những cuộc thực tập y như thật, lính Mỹ đóng vai Việt-Cộng ban đêm bò vào tấn công Căn-Cứ. Khóa sinh phải áp dụng tất cả những điều đã học hỏi về chiến thuật, xử dụng vũ khí, vận chuyển tàu bè, v.v…để phòng thủ doanh trại cũng như mở cuộc hành quân truy lung và diệt “địch”.

Chương trình Sĩ Quan Hải-Quân Trần Hưng Đạo đào tạo 12 khóa O.C.S. Mỗi khóa cách nhau khoảng 6 tuần lễ và có khoảng 60 sinh viên.

Khóa 1 Sĩ Quan O.C.S. khai giảng vào tháng Hai năm 1970.

Khóa 12 Sĩ Quan O.C.S. mãn khóa vào tháng Chín năm 1971.

Trong gần 2 năm trường Sĩ Quan Hải-Quân O.C.S. đã đào tạo tổng cộng 750 Sĩ Quan Hải-Quân Việt Nam.

Sau khóa Sĩ Quan O.C.S. cuối cùng – khóa 12 – Trường sĩ quan Hải-Quân O.C.S. cũng nhận huấn luyện khóa International Officer Candidate (I.O.C.S.). Trong số 197 sinh viên khóa International Officer Candidate có 22 sinh viên Sĩ Quan Hải-Quân Việt-Nam.

Hải-Quân Úc-Đại-Lợi cũng giúp huấn luyện hai khóa O.C.S. với hơn 10 Sĩ Quan Hải-Quân Việt Nam tốt nghiệp. (*)

(*) Điệp-Mỹ-Linh tóm lược từ bài “Khóa Sĩ Quan Hải-Quân Trần Hưng Đạo” của tác giả:

Tổng Hợp do S.Q.H.Q./O.C.S.

Hải Sử Tuyển Tập

 

TRƯỜNG HẬU ĐẠI HỌC HẢI-QUÂN HOA-KỲ

(U.S. NAVAL POSTGRADUATE SCHOOL)

hai quan ra khoi-chuong 3

Naval Postgraduate School (NPS) là trường đại học cao cấp nhất được trực tiếp quản trị bởi Bộ-Hải-Quân Hoa-Kỳ. Trường NPS nằm trong thành phố Monterey, thuộc tiểu bang California, một thành phố du lịch nằm ven biển với khí hậu mát mẻ gần như quanh năm, cách San Jose độ hơn một giờ lái xe. Nói đến NPS là nói đến một trường đại học có rất nhiều sĩ quan thuộc các quốc gia đồng minh của Hoa-Kỳ theo học, dĩ nhiên trong đó có các sĩ quan Quân-Lực V.N.C.H., đa số xuất thân từ Trường sĩ quan Hải-Quân Nha-Trang và Trường Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt.

Sơ Lược về Sự Tổ Chức

của

Naval Postgraduate School

Trường Hậu Đại-Học Hải-Quân (NPS) Hoa-Kỳ gồm có ba khối: General Lines School, Engineering School và Management School.

Management School (Tạm dịch là Trường Quản-Trị). Trường này có lớp riêng cho sĩ quan Hải-Quân Hoa-Kỳ và lớp riêng, ngắn và dài hạn dành cho sĩ quan đồng minh. (International Defense Management Course).

Trường NPS không chỉ dành riêng cho sĩ quan Hải-Quân, mà thời đó, chính phủ V.N.C.H. gửi cả sĩ quan Lục-Quân, Không-Quân và luôn cả công chức cao cấp quốc phòng sang tu nghiệp. Về sau, Hoa-Kỳ mở ngay tại Việt-Nam lớp quản trị cho Quân-Lực V.N.C.H.

Engineering School (Tạm dịch là Trường Kỹ Thuật và Cơ khí). Trường này dạy cho sĩ-quan Hải-Quân Hoa-Kỳ xuất thân từ Annapolis và General Lines School và cũng dạy cho sĩ-quan Hải-Quân Đồng-Minh.

Những sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam theo học trường này được chia ra hai nhóm:

  • Sĩ quan cơ khí học các ngành như: Mechanical, Electronic…
  • Sĩ quan chỉ huy học các ngành: Communications, Operations Research, Aerology…

General Lines School (Tạm dịch là trường dạy ngành chỉ huy). Đa số sĩ quan Hải-Quân Hoa-Kỳ theo học tại NPS đều xuất thân Annapolis Naval Academy. Sĩ quan nào xuất thân từ OCS hoặc Naval Aviation School, v. v… đều phải ra đơn vị phục vụ một thời gian tối thiểu là hai năm rồi mới được xin về NPS học tiếp để lấy bằng Cao Học (Master’s Degree), hoặc tiến sĩ (Ph.D.); do đó NPS được gọi là trường hậu đại học.

Những sĩ quan đồng minh, nhất là sĩ quan Hải-Quân Việt-Nam, theo học trường này đều phải là sĩ quan ngành chỉ huy.

Những Tiêu Chuẩn Được Tuyển Chọn

Để Theo Học Trường NPS

Qua chương trình MAP (Military Assistance Program) của chính phủ Hoa-Kỳ, sĩ quan Hải-Quân muốn theo học Trường NPS phải hội đủ những điều kiện sau đây:

- Có văn bằng hoặc chứng chỉ của phân khoa Đại Học Khoa-Học.
- Điểm Anh ngữ tối thiểu 80.
- Hồ sơ quân bạ phải không có “củ” (bị phạt).

Ban Du Học thuộc Phòng Quân-Huấn, Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân có nhiệm vụ xét đơn các ứng cử viên xem có đủ điều kiện hay không sau đó hồ sơ hợp lệ của sĩ quan ghi danh sẽ được chuyển về Trường NPS để duyệt xét, tuyển chọn và quyết định.

Vì phương pháp tuyển chọn do chính Trường NPS quyết định chứ không phải do Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân cho nên rất công bình. Sau khi nộp hồ sơ, các sĩ quan phải chờ để được gọi về thi Anh ngữ tại trường Sinh-Ngữ Quân-Đội. Nhiều sĩ quan bị loại vì không về kịp để thi Anh ngữ. Trường hợp của tôi khá may mắn, hai lần trước về không kịp vì tàu đang công tác; lần thứ ba – cũng là lần chót – bảy giờ sáng tàu vừa cặp bến chưa cột hết giây, tôi đã xin phép Hạm-Trưởng “phóng” xuống bờ, lấy Honda chạy một mạch đến Trường Sinh-Ngữ Quân-Đội, vừa kịp giờ vào phòng thi.

Được Chấp Thuận và Lên Đường Du Học

Trong đợt tôi đi, danh sách có năm sĩ quan. Bốn người, kể cả tôi, cùng khóa và một người khóa đàn em. Trong bốn người cùng khóa, có một anh nổi tiếng từ quân trường và có biệt danh là “Gà Tồ”. Anh này phải ở lại đi sau vì không đủ điểm Anh ngữ; lý do vì mê chơi cờ tướng nên thường bỏ học Anh ngữ và phải kể cộng thêm cái “gà tồ” của anh nữa. Những sĩ quan được chính thức lên đường phải qua một số thủ tục cần thiết như: xin Thông Hành Quân-Vụ, Sự Vụ Lệnh, chiếu khán nhập cảnh, may quân phục, đổi tiền, v. v…

Chúng tôi đi bằng phi cơ từ phi trường Tân-Sơn-Nhất, dừng tại Hawaii độ hai giờ rồi bay thẳng sang Lackland Air Force Base, San Antonio, Texas, để học thêm ba tháng Anh ngữ. Sau thời gian học Anh ngữ, bốn người chúng tôi đáp máy bay sang Travis Air Force Base, California; từ đây, chúng tôi lấy bus đến Trường NPS.

Trong thời gian di chuyển từ Việt-Nam sang Mỹ, mặc dù Anh văn đã học “một bụng” nhưng mà nói thì múa máy tay chân hơi nhiều. Nhờ đi chung bốn đứa cho nên cũng đỡ, trật đứa này còn đứa khác. Trường hợp anh “Gà Tồ” thì bi đát hơn, vì anh đi trễ nên chỉ có một mình. Anh kể rằng khi ghé tạm nghỉ ở Hawaii, anh đi tìm rest room – danh từ duy nhất anh học tại trường Sinh ngữ Quân-Đội – đi mấy vòng mà không thấy rest room đâu cả, chỉ thấy mấy nơi đề Gentlemen, anh ngẩm nghĩ, không biết mình có được xem như là một Gentleman hay không, vì quần áo xốc xếch quá. Cuối cùng anh đành nhịn, không dám mở cửa bước vào!

Chương Trình và Các Môn Học

Mặc dù được Bộ-Hải-Quân quản trị, nhưng thật ra không có gì là quân đội cả, chương trình học không khác gì các trường Đại Học dân sự, ngoại trừ phải lấy nhiều môn học cho mỗi quarter, gần như gấp đôi so với các đại học ngoài. Vì vậy mà ghế trong thư viện của NPS được các sĩ quan “đánh bóng” rất kỹ vào những ngày cuối tuần; đặc biệt là sĩ quan thuộc các quốc gia đồng minh. Những môn học thường được sĩ quan Việt-Nam theo học gồm:

  • Electronic Engineering
  • Mechanical Engineering
  • Communications
  • Operations Management
  • Operations Research.

Ban giảng huấn đa số là giáo sư dân chính. Nếu tôi không lầm thì có tất cả ba khóa học dài hạn được Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân gửi sĩ quan theo học qua chương trình MAP. Ngoài ra, tại NPS có hai khóa huấn luyện ngắn hạn đặc biệt về Quản-Trị Quốc-Phòng (Defense Management) mỗi năm một lần dành riêng cho sĩ quan cấp Tướng; khóa ba tháng dành cho sĩ quan cấp Đại-Tá. Mỗi năm đều có nhiều sĩ quan cao cấp Việt-Nam theo học hai khóa này. Một người rất đặc biệt trông coi về hành chánh và giao tế cho hai khóa Quản-Trị Quốc-Phòng tại NPS mà tất cả sĩ quan đều kính trọng vì sự phóng khoáng và giúp đỡ tận tình của Bà. Đó là bà Betty Field. Có thể nói, không một sĩ quan nào theo học tại NPS, khóa ngắn hạn cũng như dài hạn, mà không nhận được sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Bà. Sau tháng 4-1975, vì sự tận tình tranh đấu và giúp đỡ những sĩ quan Việt-Nam còn đang theo học tại Trường đang gặp khó khăn, Bà đã được sự kính mến và xem như là “Mẹ Tinh Thần” của các sĩ quan tị nạn. Tôi cũng như nhiều sĩ quan khác bọi Bà bằng Mom. Các con của tôi gọi Bà bằng Grandma. Hiện giờ Bà vẫn còn trông coi các khóa Quản-Trị Quốc-Phòng tại NPS.

Trợ Cấp Tài Chánh Học Hành và Ăn Ở

Với số tiền trợ cấp 600 Mỹ kim một tháng - không thuế - được coi là dư giả đối với vật gía vào năm 1972, xăng 32 xu một ga-lông và đi chợ 20 Mỹ kim thì đầy xe. Sĩ quan có thể thuê nhà ở ngoài, mua xe hoặc mặt thường phục đi học.

Chương trình học cũng giống như các đại học dân sự, không như mọi người lầm tưởng là sẽ nặng về quân sự. Có một anh bạn thuộc Trường Võ-Bị Quốc-Gia Đà-Lạt, cụ bị đem theo đồ trận và giày trận, vì nghĩ rằng chắc phải lăn lộn dữ dội ngoài thao trường; khi biết chương trình chỉ toàn học chữ, anh cảm thấy lỡ bộ, bèn dấu biệt đôi giày trận, không bao giờ dám nhắc tới nữa. Đa số sĩ quan bị trở ngại khoảng ba tháng đầu.

Sĩ quan Việt-Nam theo học tại NPS có năm đông nhất lên khoảng 21 người. Những khóa học Electronic, Mechanical và Communications kéo dài ba năm; khóa Operations Research khoảng hai năm rưỡi; khóa Operations Management khoảng 18 tháng. Sĩ quan Bộ-Binh thường theo học khóa Operations Research. NPS là trường đại học về văn hóa cao cấp nhất của quân đội Mỹ, được công nhận bởi hệ thống đại học Miền Tây Hoa-Kỳ và có quyền cấp phát văn bằng tiến sĩ.

Một sĩ quan nổi tiếng trong Hải-Quân Việt-Nam là ông Nguyễn Tiến Ích. Ông xong cao học ở NPS và sau đó theo học ở MIT và đỗ bằng tiến sĩ. Trường hợp đặc biệt có hai sĩ quan đã hai lần theo học NPS, đó là Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Vân và Hải-Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương. Ông Lương về nước và tự tử chết khi xảy ra cuộc rút quân tại Nha-Trang vào đầu tháng 4 năm 1975. Anh Dzĩnh, một sĩ quan Bộ-Binh, nhỏ con nhưng bù lại anh có một khối óc thật vĩ đại, thuộc loại thiên tài. Anh Dzĩnh theo học khóa Operations Research, được tất cả giáo sư kính nể. Một giáo sư đã nói rằng: “Anh Dzĩnh có cả một thư viện trong đầu.” Anh về nước khoảng cuối năm 1974. Nhà trường sẵn sàng can thiệp để anh ở lại tiếp tục học lấy bằng tiến sĩ, nhưng anh từ chối.

Những Sinh Hoạt Trong Trường và Ngoài Trường

Hằng năm nhà Trường thường tổ chức nhiều buổi văn nghệ và triển lãm quốc tế, đặc biệt là ngày International Day. Vào ngày này, những sĩ quan và gia đình thuộc các quốc gia Đồng-Minh thường làm những món ăn “quốc hồn quốc túy” để giới thiệu món ăn truyền thống của quê hương mình. Riêng về phía Việt-Nam, chỉ toàn sĩ quan “độc thân tại chỗ”, cho nên chỉ biết mượn vài bộ lư hương và đồ gốm để trưng bày.

Sở dĩ sĩ quan Việt-Nam không được phép đem gia đình theo là vì, trong những năm trước, có một sĩ quan – có lẽ bất mãn với Bộ-Tư-Lệnh Hải-Quân đã không cho phép ông gia hạn học thêm – đã cùng vợ trốn sang Canada, không chịu trở về nước. (Theo quy chế cũ, sĩ quan được phép đem vợ theo nếu khóa học hơn một năm). Từ đó, Bộ-Tổng-Tham-Mưu cấm tuyệt đối, không cho sĩ quan du học đem vợ con theo.

Tất cả sĩ quan đều thuê phòng trọ cách trường vài blocks để có thể đi bộ đến Trường. Đa số đều có xe, thỉnh thoảng rủ nhau đi San Francisco ghé phố Tầu ăn mì và mua thực phẩm Á-Đông. Những sĩ quan trẻ thỉnh thoảng cũng làm một chuyến đi xa tận Nevada thăm Mustang Ranch.

Sĩ quan thâm niện hiện diện lúc đó là Hải-Quân Đại-Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh. Thỉnh thoảng Ông mời các sĩ quan họp để, thứ nhất, nhắc nhở các sĩ quan vài điều cần thiết; thứ hai, để thưởng thức món phở đặc biệt và tiếng cười “bất hủ” của Hải-Quân Trung-Tá Đoàn Doanh Tài.

Vùng Monterey và Pacific Grove có khoảng năm gia đình Việt-Nam kỳ cựu và rất hiếu khách. Các sĩ quan trẻ thường đến chơi vào dịp cuối tuần. Đặc biệt phải kể đến gia đình ông bà Thiệp và gia đình Cụ Diệp. Có lẽ tất cả sĩ quan theo học tại NPS đều biết, ngoài đức tính hào phóng và hiếu khách, hai gia đình này còn có mấy cô con gái rất đẹp và dễ thương. Mấy chàng sĩ quan trẻ đôi khi bị “C” cũng vì mấy cô dễ thương này.

Có một trường cũng rất đặc biệt thuộc thành phố Pacific Grove là Trường Sinh Ngữ Quân-Đội (Defense Language Institute). Vào những năm Hoa-Kỳ đổ quân tối đa vào Việt-Nam, Trường đã có hơn 200 giáo chức người Việt dạy tiếng Việt cho những quân nhân chuẩn bị sang Việt-Nam.

Biến Cố Tháng 4 Năm 1975

Mấy tháng trước biến cố tháng 4-1975, những sĩ quan đang theo học tại NPS đều thấy rõ người Mỹ đang chuẩn bị bỏ miền Nam Việt-Nam. Gần như trong suốt thời gian này tất cả sĩ quan không ai còn tinh thần để học nữa. Trong giảng đường thì như người mất hồn, chỉ chờ chiều về để cùng nhau đón xem tin tức từ các đài ABC, NBC và CBS.

Sau tháng 4 năm 1975, Trường NPS chấm dứt việc huấn luyện sĩ quan Việt-Nam, vì chính phủ V.N.C.H. không còn nữa! Tất cả được chuyển qua quy chế tị nạn. Anh em thỉnh cầu nhà Trường gia hạn cho những sĩ quan chỉ còn một hoặc hai quarter nữa là mãn khóa được tiếp tục học cho xong. Nhà Trường chấp thuận, nhờ đó một số sĩ quan đã kịp thời hoàn tất chương trình học. Tôi thuộc vào số sĩ quan may mắn này. Tôi đã hoàn tất văn bằng cao học vào tháng 6 năm 1975.

Tiếc rằng tôi đã không được dịp đem vốn kiến thức hấp thụ tại xứ người để về phục vụ quê hương Việt-Nam và quân chủng Hải-Quân V.N.C.H.!

Trần Trúc Việt

Trích từ Hải Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG HẢI CHIẾN HOA KỲ U.S. NAVAL WAR COLLEGE

Trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa-Kỳ (U.S. Naval War College) là một tổ chức giáo dục và nghiên cứu của Hải-Quân Hoa-Kỳ, đặc biệt phát huy ý tưởng về hải chiến và truyền bá những ý tưởng này đến Sĩ Quan Hải-Quân.

Trường được thành lập ngày 6 tháng 10 năm 1884, tại Căn-Cứ Hải-Quân Newport, thuộc thành phố Newport, tiểu bang Rhode Island.

Từ năm 1887 Trường đã có những liên hệ khác nhau và trở thành nơi thử nghiệm về những đồ án chiến tranh. Có thể nói, hầu hết những cuộc hành quân quy mô của Hải-Quân Hoa-Kỳ trong thế kỷ 20 đều được nghiên cứu và hoặch định tại Trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa-Kỳ.

Trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa-Kỳ có hai ngành dành cho Sĩ Quan Hải-Quân đồng minh:

- Ngành chỉ huy Hải-Quân (Naval Command College)

- Ngành tham mưu Hải-Quân (Naval Staff College)

Sĩ Quan đồng minh, dù tốt nghiệp cả hai ngành tại Trường Cao Đẳng Hải Chiến Hoa-Kỳ, cũng vẫn không được cấp bằng cao học. Lý do Trường nêu ra là: Nhiều Sĩ Quan thuộc các quốc gia khác không có trình độ đại học.(*)

(*) Điệp-Mỹ-Linh phỏng theo Wikipedia

 

DANH SÁCH SĨ QUAN HẢI-QUÂN V.N.C.H. ĐÃ TU NGHIỆP

TẠI U.S. NAVAL WAR COLLEGE

- Hải Quân Trung Tá Trần Văn Chơn 1959-1960
- Hải Quân Trung Tá Chung Tấn Cang 1960-1961
- Hải Quân Trung Tá Đặng Cao Thăng 1961-1962
- Hải Quân Trung Tá Nguyễn Đức Vân 1962-1963
- Hải Quân Trung Tá Trần Văn Phấn 1963-1964
- Hải Quân Trung Tá Lâm Ngươn Tánh 1964-1965
- Hải Quân Trung Tá Đinh Mạnh Hùng 1965-1966
- Hải Quân Trung Tá Khương Hữu Bá 1966-1967
- Hải Quân Trung Tá Vũ Đình Đào 1967-1968
- Hải Quân Trung Tá Nguyễn Hữu Chí 1968-1969
- Hải Quân Trung Tá Nguyễn Xuân Sơn 1969-1970
- Hải Quân Trung Tá Trịnh Xuân Phong 1970-1971
- Hải Quân Đại Tá Ngô Khắc Luân 1971-1972
- Hải Quân Đại Tá Bùi Cửu Viên 1972-1973
- Hải Quân Đại Tá Phan Văn Cổn 1973-1974
- Hải Quân Đại Tá Dư Trí Hùng 1974-1975 (11)

 

HẢI-QUÂN CÔNG XƯỞNG

Hải-Quân Công-Xưởng được xây cất trên một khu đất rộng lớn, bên bờ sông Saigon từ thế kỷ 19. Là một thủy xưởng lớn nhất Á-Châu, Hải-Quân Công-Xưởng gồm 87 tòa nhà; mỗi tòa nhà được xử dụng như một cơ xưởng.

Những cơ xưởng ấy là:

- Xưởng đóng tàu.
- Xưởng sửa tàu.
- Xưởng mộc.
- Xưởng điện.
- Xưởng tiện.
- Xưởng điện tử.
- Máy dầu cặn,
- Ty dụng cụ.
- Nhà kho.
- Văn phòng, v.v…

Ngoài ra còn có 2 ụ chìm, một ụ rộng 520 feet, ụ kia rộng 119 feet; một ụ nổi có khả năng sửa tàu nặng 1.000 tấn; 4 đường rầy; 7 cần trục lưu động; một lò nấu chảy. Tất cả những cơ sở đó đều tọa lạc trên 53 mẫu đất.* (12)

--------------------------------------------------------------------------------------------

*Theo MSGS, CP030625Z Dec. 1961; CPF

Chú thích:

(1) Trích trừ Quân-Y Hải-Quân của Bác Sĩ Trần Ngươn Phiêu.
(2)(3)(4)(5)(6) Trích từ Lược Sử Hải-Quân V.N.C.H. của Vũ-Hữu San
(7) Trích từ Can Trường Trong Chiến Bại của Cựu Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại
(8)(9)(10(12) Trích từ tài liệu lịch sử Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp-Mỹ-Linh
(11)Trích từ U.S. Naval War College của Cựu Đề Đốc Lâm Ngươn Tánh/Hải-Quân V.N.C.H. Ra Khơi, 1975 của Điệp- mỹ- linh