bến mê

 

tạ quang khôi

Tạ Quang Khôi sinh năm 1929 ở Nam Ðịnh (Bắc Việt). Cuối năm 1947 đi kháng chiến đến năm 1952 về Hà Nội học Chu Văn An. Năm 1954, di cư vào Saigon, viết văn, viết báo để sinh sống. Năm 1958, thi vào Ðại Học Sư Phạm Sàigòn, ban Việt Hán. Năm 1961, ra trường, bắt đầu đi dạy học. Có một thời làm Giám học, rồi Hiệu trưởng trường trung học Nguyễn Trãi. Cuối cùng làm Thanh tra trung học bộ Giáo Dục.
Hiện nay ông định cư ở phía Bắc tiểu bang Virginia, Hoa kỳ.

Ái hữu Đại học Sư phạm Sàigòn hân hạnh giới thiệu truyện dài liên quan đến nghề dạy học "Bến mê" của Tạ Quang Khôi. Truyện này đã được đăng tải trên báo Chính Luận ở Saigon năm 1971 và đã được in thành sách ở hải ngoại cách đây 8 năm.

 

 

Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26

 

Ý kiến độc giả:

Sáng nay chủ nhật (10/10/2010), hơi rảnh, mở website ĐHSPSG, thấy có tập truyện Bến Mê của Tạ Quang Khôi, bèn đọc thử chương 1.
Ông Khôi, như vậy, là tốt nghiệp khóa 1 ĐHSPSG. Thời ông LQK ra trường mà về dạy ở các tỉnh thì rất được trọng vọng vì lúc ấy, rất thiếu giáo sư trung học đệ nhị cấp. Trong chuyện Bến Mê, nhân vật chính tên là Chuyên, dạy Anh Văn, tôi mới đọc một phần chương 1 nên không rõ tác giả đặt câu chuyện đó vào thời gian nào nhưng khi ông Khôi viết chuyện đó thì có lẽ vào những năm 60, vì vậy, nhân vật Chuyên trong chuyện, khi về một trường công lập ở một tỉnh nhỏ,trình sự vụ lệnh nhận việc thì suy ra cũng không thể muộn hơn thời gian trên.
Vào thời gian đó, ở các học đường miền Nam, nhất là ở các tỉnh, giới giáo sư hầu hết rất nghiêm túc,rất tự trọng về nghề nghiệp, các học sinh và phụ huynh học sinh rất thuần phác và rất quý thầy. Nhưng tôi đọc qua chương 1 của Bến Mê thì thấy Tạ Quang Khôi giới thiệu một xã hội học đường với hiệu trưởng, giám học, giáo sư khá sa đọa về nhân cách. Nếu viết về một trường tư cá biệt nào đấy thì may ra còn có thể chấp nhận được chứ lấy bối cảnh là một trường công lập ở một tỉnh nhỏ thì quả là không ổn chút nào. Không hiểu tại sao ông Khôi viết như vậy?
Tất nhiên, chuyện không cần phải giống sự thực ngoài đời nhưng dù thế nào nó cũng phản ánh đời thực. Độc giả nhỏ tuổi sau này đọc chuyện, tất nhiên sẽ nghĩ: "thế giới trường học ở miền Nam thời gian đó là như thế". Nếu nghĩ như vậy thì quả rất đáng tiếc. Chỉ có một lý do để tác giả viết như vậy, đó là: phải cho vào câu chuyện thật nhiều muối, thật nhiều ớt để câu chuyện có một sắc thái nào đó...

Nguyễn Trần Trác

(Cựu SV&GS ĐHSPSG, ban Vật Lý)